Thu không của riêng ai, nhưng tại sao thu
trong thi ca lại đa sắc, đa dạng, lại vui, buồn, sầu đến vậy. Những ca từ, tiếng
hát cất lên từ trái tim người nghệ sĩ lại khiến người nghe hoang hoải đến lạ.
Có chút gì đó dấm dứt, không quá nóng bỏng như hè nhưng cũng chả băng giá như
đông, chút gì đó khó diễn tả…
Tại sao lại mùa thu?
Có lẽ đã từng có nhiều nghệ sĩ mượn cảm hứng
sáng tác từ mùa thu nhưng thi ca vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Thi ca về mùa xuân,
mùa hè, mùa đông rất nhiều nhưng mùa thu là nhiều hơn cả, và chất chứa nhiều
tâm trạng.
Thu có gì cuốn hút đến vậy mà nhiều nhà thơ nổi
tiếng phải ngả bút tự trào thành các thi phẩm? Trong không gian thu, cái gì
cũng đẹp, đến lung linh huyền ảo, thu bắt đầu từ khi chiếc lá bàng đang xanh rì
giật mình uốn cong chuyển vàng rồi sang sắc đỏ. Ai bảo chỉ có lá phong ở phương
trời Tây mới có sắc thu vàng đỏ mà sắc đỏ vàng cũng đã rơi vào các tác phẩm nghệ
thuật của các nghệ sĩ Đông phương như một nét độc đáo báo hiệu đất trời con người
đang thu!
Mùa thu bước ra từ những trang sách, khi lần
đầu tiên cắp cặp tới trường trong tiết trời thu mát mẻ mà nhà thơ Quang
Huy đã tinh tế khi đưa mùa thu tới cho tâm hồn học trò với đa dạng màu sắc,
hình ảnh độc đáo của thu Hà Nội vàng hoa cúc, xanh cốm mới hương sen quẩn
quanh, với trời xanh thẳm trong đêm rằm trung thu có chị Hằng xinh đẹp đến
từ cung trăng (Mùa thu của em), dường như tạo cảm hứng cho một năm học mới. Rồi
nhiều bài thơ mang cảm hứng mùa thu của các nhà thơ khác cũng lần lượt được giới
thiệu trong chương trình học phổ thông mà không khỏi khiến những cô cậu học trò
thả hồn mơ mộng, như ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh,
Thu điếu, Thu ẩm; Đây mùa thutới của Xuân Diệu, Tiếng thu của
Lưu Trọng Lư, Hai sắc hoa ti gôn của T.T.KH…
Có lẽ trong bốn mùa, thu là mùa gần với tâm hồn
người nghệ sĩ hơn cả, nó tác động mạnh tới xúc cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Mỗi
cơn gió lành lạnh của mùa thu hoang hoải thổi khiến con người ta gần nhau hơn,
dễ cảm nhau hơn, quyến luyến nhau hơn…
Thu cũng là mùa khiến tình yêu mong manh hơn, bởi cảnh sinh tình, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ nên thơ thu thường mang một nỗi buồn mênh mang: Thu héo nấc thành những tiếng khô/ Một vì sao lạ mọc phương mô?/ Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?/ Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? (Cuối thu- Hàn Mặc Tử). Hay có chăng chút vui tươi cũng chỉ như những đốm nắng vàng ruộm cuối thu lao xao bên thềm trong cơn gió lạnh đầu đông chực ùa đến. Để thi sĩ chợt thốt lên: Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?/ Thu trước vừa qua mới độ nào!/ Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ/ Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao/…/ Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?/ Chừ đây, buồn giận biết bao ngăn?/ Tìm cho những cánh hoa đang rụng/ Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!… (Thu của Chế Lan Viên)
Mùa thu lang thang phố phường Hà Nội, chợt nhận ra lá vàng rải đầy gót chân, để bất chợt nhớ một người ra đi đầu không ngoảnh lại/ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Thu cũng là mùa khiến tình yêu mong manh hơn, bởi cảnh sinh tình, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ nên thơ thu thường mang một nỗi buồn mênh mang: Thu héo nấc thành những tiếng khô/ Một vì sao lạ mọc phương mô?/ Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?/ Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? (Cuối thu- Hàn Mặc Tử). Hay có chăng chút vui tươi cũng chỉ như những đốm nắng vàng ruộm cuối thu lao xao bên thềm trong cơn gió lạnh đầu đông chực ùa đến. Để thi sĩ chợt thốt lên: Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?/ Thu trước vừa qua mới độ nào!/ Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ/ Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao/…/ Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?/ Chừ đây, buồn giận biết bao ngăn?/ Tìm cho những cánh hoa đang rụng/ Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!… (Thu của Chế Lan Viên)
Mùa thu lang thang phố phường Hà Nội, chợt nhận ra lá vàng rải đầy gót chân, để bất chợt nhớ một người ra đi đầu không ngoảnh lại/ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Phải chăng vì lẽ đó mà người nghệ sĩ tài năng
trong nền văn học nghệ thuật nước nhà mà chúng ta vừa kỷ niệm 90 năm ngày sinh,
nhạc sĩ Văn Cao- một tượng đài của âm nhạc cách mạng Việt Nam, cái chất thu phần
nào ảnh hưởng tới cuộc đời của ông chăng mà khiến tâm hồn ông bao la rộng lớn,
có nhiều cảm hứng để rồi sáng tác được nhiều khúc ca mà người đời sau không ngừng
ngân nga.
Say đất trời thu để rồi ca từ trong các ca
khúc nổi tiếng về thu cũng đầy chất thơ. Đó là một Ngô Thụy Miên không chỉ để
mình đắm chìm trong không gian thu, ông còn mang cả Mùa thu cho Em, muốn
người yêu tìm đến khoảng đồng điệu trong tâm hồn. Rồi một Trịnh Công Sơn vẽ nên
khung cảnh thu Hà Nội để khiến hình ảnh ai đó bỗng trở nên thân quen, nhớ
đến một người/ để nhớ mọi người…
Đâu phải bởi mùa thu
Mượn tên bài hát do Phú Quang phổ nhạc từ thơ
Giáng Hương để nói một điều rằng mùa thu chẳng có tội tình gì, chỉ bởi con người
ta sầu muộn mà sinh tình, sinh ý, sinh ra những tuyệt phẩm để đời đấy thôi. Người
nghệ sĩ bỗng thành nhà thơ khi si mê, bị ám ảnh bởi mùa thu. Có lẽ vì thế người
ta cho rằng thu là mùa của các thi nhân.
Mùa thu huyền ảo nên các tác giả cứ vô tình
đưa bút tới những nẻo thu. Không thể bỏ qua những bài thơ thu của các nhà thơ nổi
tiếng như Nguyễn Bính với Bắt gặp mùa thu, Thu rơi từng cánh; Vũ Hoàng
Chương với Mùa thu đã về; Quách Tấn với Thương thu; Đoàn Văn Cừ với Thu và Cuối
thu: Cuối trời biếc, lúa vàng bông/ Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng…; Anh Thơ
với Sang thu, Chiều thu, Đêm thu; Huy Cận với Thu, Thu rừng: Sầu thu
lên vút, song song/ Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu…
Nghệ thuật làm được gì cho con người - qua
các tác phẩm nghệ thuật con người tới gần nhau hơn, nếu thi ca còn bị cách trở
bởi ngôn ngữ, thì hội họa, âm nhạc lại "thoát" khỏi rào cản này khi
chỉ cần mở Bản giao hưởng bốn mùa của nhà soạn nhạc Ý A.Vivaldi là ta
đã rùng mình với hơi thu lành lạnh của nước Ý hay đắm chìm trong Mùa thu
vàng của Levital. Thu bảng lảng sương khói, dù ở bất kỳ đâu những nét thu
cũng quen thuộc.
Tôi có một người bạn là họa sĩ, ông từng tâm
sự với tôi khi tâm hồn đang phiêu du cùng tình yêu vĩ đại của mình rằng ông sẽ
ra đi trong một chiều thu đầy nắng vàng ruộm. Có lẽ vậy chăng khi nhìn lại những
bức tranh ông vẽ thấy nổi bật sắc vàng đỏ, những đường nét của thu hiển hiện để
chợt nhận ra rằng tranh ông vẽ lúc trời thu là đẹp nhất. Rằng với người nghệ sĩ
nghệ thuật là tình yêu hay tình yêu của người nghệ sĩ cũng chính là nghệ thuật.
Một khi họ đã gắn bó với nghệ thuật thì khi ra đi, ước nguyện lớn nhất của họ
chính là mang theo hình ảnh người yêu lúc đẹp nhất…
Hà Nội đang vào đông, từng chiếc lá đang gồng
mình cố bám chặt vào cuống để rồi bung ra tung lên không trung trong từng cơn
gió lạnh ùa đến, thì lòng người Hà Nội vẫn ấm áp ngập tràn những hình ảnh một
mùa thu gần gũi thân thuộc. Nhưng cho dù có thân quen đến chừng nào chăng nữa
thì thu vẫn là một đề đề tài không bao giờ cạn của những người trót
"dính" nghiệp thơ phú, trót yêu người con gái tên Nàng Thơ.
Đức Anh
Nguồn Văn học quê nhà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét