Thơ là chưng cất văn hóa và tài hoa
Hiện nay thơ đang trong thời bất ổn. Người
làm thơ thì nhiều. Song lại ít thi nhân. Lắm tập thơ in ra. Song bài hay, câu
tài hoa hơi bị vắng mặt. Nhiều bài “na ná như thơ” nên thái độ của bạn đọc chưa
trân trọng thi ca đích thực. Con sâu làm rầu nồi canh. Hàng dỏm nhiều khi mẫu
mã bao bì còn oách hơn hàng thứ thiệt. Nhưng qua sàng lọc thời gian, thơ ca vẫn
hiển nhiên “sống khoẻ, sống đẹp, sống hữu ích” với người đời. Chẳng gì vẽ mặt
bôi mày đánh tráo được nó! Bởi thi ca muôn đời là sự chưng cất của Văn Hóa tâm
linh và tài hoa!
Dân Trung Hoa và dân Việt Nam đều mang truyền
thống văn hoá lâu đời, thiêng liêng đến kỳ diệu. Và đều là hai dân tộc yêu thi
ca. Con người hai dân tộc này đều rất nghệ sĩ. Tâm hồn mỗi người dân lao động
thấm đẫm thi ca. Cho dù nghèo đói thất học, không có cơ hội để thể hiện thành
bài thơ hoàn chỉnh. Nhưng bản chất nguyên sơ của họ đã là thơ rồi! Mấy năm qua,
tôi thâm nhập trong cuộc sống bình dị của người thôn quê đã phát hiện nhiều điều
kỳ thú. Đọc “Di cảo” của cố thi sĩ Chế Lan Viên tâm đắc khi ông viết đại ý: Muốn
tìm thơ hay, thơ thứ thiệt hãy về với gốc quê, về miền nông thôn! Ông còn trăn
trở: Thế kỷ vừa qua quá ít thơ mà nhiều bom đạn và máu chảy đầu rơi…Nếu Chế sống
thọ đến giờ thì chắc ông buồn lắm? Thơ in vài trăm cuốn bán không xong. Tặng bạn
bè đem về…cất!
Thực ra là ta quá bận rộn. Tại sao ngồi nhậu lai rai mấy giờ được mà không dành vài giờ đọc thơ? Xin hãy nhớ điều này: Thời gian cho thơ là thời gian tâm linh, thời gian thiêng liêng, lắng kết trong lành trăm phần trăm! Không phải cái thời gian vật chất hiển thị trên mặt kim đồng hồ. Không phải cái thời gian đo đếm bằng ngày giờ.
Tôi về quê gặp ông dượng trên 80 có hơn 400 bài thơ. Ông đọc cho nghe chứ nhất định không cho chép in ấn. Ông bảo: “Sau khi tao mất, mấy đứa tính sao thì tính. Còn giờ thì không”. Gặp đứa em sĩ quan biên phòng làm thơ rất hay. Gặp anh tên Mão, vợ mất vì ung thư máu, con đi nước ngoài hết. Sống cô đơn trong biệt thự giữa thành phố Vinh. Anh ấy làm thơ có bài đọc cứ trào nước mắt! Thế nhưng xin chép đăng lên thì đều bị từ chối?Thơ là tâm linh thánh thiện của riêng họ không ai được quấy rầy. Không buôn bán đổi chác. Cực đoan hay không bạn bè cứ xét. Tôi cam đoan sự thật trong đời sống như vậy. Số thơ xuất hiện trên sách báo chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Những bài thơ hướng ngoại vô hại. Những bài thơ gai góc hướng nội có vấn đề khó lên sách báo. Mà tác giả cũng không muốn ai săm soi buồng tim lá gan của họ.
Tôi không dám bàn về thơ ca. Chỉ xin nói cảm nhận cá nhân. Thơ là sự chưng cất văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh xuất phát từ người nhân từ đa cảm. Từ những người sống nội tâm, sống thầm lặng, hướng vào quá khứ, vào cõi âm! Họ được trời phú hệ thần kinh cực nhạy. Họ là người tài hoa!
Văn hóa tỉ lệ thuận với trình độ học vấn. Nhưng học vấn cao chưa chắc đã có văn hóa! Người học ít nhưng vốn văn hóa phong phú thì “rượu” - thơ vẫn hay vẫn tiềm tàng. Học kỹ thuật không học được tâm linh nhân hậu. Còn tài hoa thì chỉ ông trời mới cho ta. Tài hoa không thể dùng cần cù bù khả năng được! Đã không có năng khiếu sáng tạo thì đừng cố sức. Càng cố càng thất bại. Làm thơ đọc chơi vui cũng được. Nó như dạng dưỡng sinh giảm căng thẳng vậy. Mà người tài hoa nói hộ mình là được rồi. Ở trên đã nói là dân Việt ai cũng có máu nghệ sĩ, ai cũng mang mẫu số chung văn hóa. Nhưng thi nhân thì phải có những yếu tố cần và đủ.
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là thi sĩ tài hoa bậc nhất, ngông bậc nhất. Ông là nguời đầu tiên tự nhận thi sĩ, tự đày đọa mình bằng nghề thơ “làm ăn” kinh doanh bằng thơ! Trong bài “Hầu trời” , Tản Đà cho rằng thi nhân là “trích tiên”- Tiên bị đày xuống trần gian để làm thơ. Làm thơ để giữ Thiên Lương nhân loại! Muốn là thi nhân phải chịu kiếp lao đao cơ hàn. Có thế thơ mới hay. Sung sướng đầy đủ quá thơ sẽ chết, thi nhân chết. Chết vì no đủ sung sướng?
Trong cơ chế hội nhập hiện nay, tất cả lao nhanh phía trước kiếm thật nhiều tiền. Khoảng không gian xanh tươi yên lắng cho thi nhân, cho thưởng thức cảm nhận thi ca đang hẹp dần. Vài chục năm nữa thi ca lại tìm được chỗ trang trọng vốn có của mình! Tôi tin vậy! Tâm linh văn hóa thi ca đâu phải tiền đô hay vàng mà lo mất giá? Có điều nhà thơ cần được trân trọng như nguyên khí quốc gia. Phần trần tục của nghệ sĩ rất khổ rất bi đát. Họ chỉ vinh danh sau khi chết. Nguyễn Du từng đói cơm, bệnh không thuốc. Vậy mà tài sản tinh thần để lại nuôi sống bao người? Hàn Mặc Tử từng làm thơ trên bao thuốc lá đổi cơm nguội ở trại phong Tuy Hoà. Bây giờ thơ ông đang nuôi sống bao người? Vì vậy nên có chế độ đặc biệt cho thi nhân tài hoa ngay khi họ đang sống!.
Thực ra là ta quá bận rộn. Tại sao ngồi nhậu lai rai mấy giờ được mà không dành vài giờ đọc thơ? Xin hãy nhớ điều này: Thời gian cho thơ là thời gian tâm linh, thời gian thiêng liêng, lắng kết trong lành trăm phần trăm! Không phải cái thời gian vật chất hiển thị trên mặt kim đồng hồ. Không phải cái thời gian đo đếm bằng ngày giờ.
Tôi về quê gặp ông dượng trên 80 có hơn 400 bài thơ. Ông đọc cho nghe chứ nhất định không cho chép in ấn. Ông bảo: “Sau khi tao mất, mấy đứa tính sao thì tính. Còn giờ thì không”. Gặp đứa em sĩ quan biên phòng làm thơ rất hay. Gặp anh tên Mão, vợ mất vì ung thư máu, con đi nước ngoài hết. Sống cô đơn trong biệt thự giữa thành phố Vinh. Anh ấy làm thơ có bài đọc cứ trào nước mắt! Thế nhưng xin chép đăng lên thì đều bị từ chối?Thơ là tâm linh thánh thiện của riêng họ không ai được quấy rầy. Không buôn bán đổi chác. Cực đoan hay không bạn bè cứ xét. Tôi cam đoan sự thật trong đời sống như vậy. Số thơ xuất hiện trên sách báo chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Những bài thơ hướng ngoại vô hại. Những bài thơ gai góc hướng nội có vấn đề khó lên sách báo. Mà tác giả cũng không muốn ai săm soi buồng tim lá gan của họ.
Tôi không dám bàn về thơ ca. Chỉ xin nói cảm nhận cá nhân. Thơ là sự chưng cất văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh xuất phát từ người nhân từ đa cảm. Từ những người sống nội tâm, sống thầm lặng, hướng vào quá khứ, vào cõi âm! Họ được trời phú hệ thần kinh cực nhạy. Họ là người tài hoa!
Văn hóa tỉ lệ thuận với trình độ học vấn. Nhưng học vấn cao chưa chắc đã có văn hóa! Người học ít nhưng vốn văn hóa phong phú thì “rượu” - thơ vẫn hay vẫn tiềm tàng. Học kỹ thuật không học được tâm linh nhân hậu. Còn tài hoa thì chỉ ông trời mới cho ta. Tài hoa không thể dùng cần cù bù khả năng được! Đã không có năng khiếu sáng tạo thì đừng cố sức. Càng cố càng thất bại. Làm thơ đọc chơi vui cũng được. Nó như dạng dưỡng sinh giảm căng thẳng vậy. Mà người tài hoa nói hộ mình là được rồi. Ở trên đã nói là dân Việt ai cũng có máu nghệ sĩ, ai cũng mang mẫu số chung văn hóa. Nhưng thi nhân thì phải có những yếu tố cần và đủ.
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là thi sĩ tài hoa bậc nhất, ngông bậc nhất. Ông là nguời đầu tiên tự nhận thi sĩ, tự đày đọa mình bằng nghề thơ “làm ăn” kinh doanh bằng thơ! Trong bài “Hầu trời” , Tản Đà cho rằng thi nhân là “trích tiên”- Tiên bị đày xuống trần gian để làm thơ. Làm thơ để giữ Thiên Lương nhân loại! Muốn là thi nhân phải chịu kiếp lao đao cơ hàn. Có thế thơ mới hay. Sung sướng đầy đủ quá thơ sẽ chết, thi nhân chết. Chết vì no đủ sung sướng?
Trong cơ chế hội nhập hiện nay, tất cả lao nhanh phía trước kiếm thật nhiều tiền. Khoảng không gian xanh tươi yên lắng cho thi nhân, cho thưởng thức cảm nhận thi ca đang hẹp dần. Vài chục năm nữa thi ca lại tìm được chỗ trang trọng vốn có của mình! Tôi tin vậy! Tâm linh văn hóa thi ca đâu phải tiền đô hay vàng mà lo mất giá? Có điều nhà thơ cần được trân trọng như nguyên khí quốc gia. Phần trần tục của nghệ sĩ rất khổ rất bi đát. Họ chỉ vinh danh sau khi chết. Nguyễn Du từng đói cơm, bệnh không thuốc. Vậy mà tài sản tinh thần để lại nuôi sống bao người? Hàn Mặc Tử từng làm thơ trên bao thuốc lá đổi cơm nguội ở trại phong Tuy Hoà. Bây giờ thơ ông đang nuôi sống bao người? Vì vậy nên có chế độ đặc biệt cho thi nhân tài hoa ngay khi họ đang sống!.
Nguyễn Ngự Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét