Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Cuộc phối ngẫu Hoa Việt và thành phố đầu tiên

Cuộc phối ngẫu Hoa Việt và thành phố đầu tiên 
Vùng đất này chính thức sát nhập vào nước Đại Việt ta từ năm Kỷ Mùi (1679). Khi ấy dưới đời chúa Hiền Nguyễn Phước Tần Trần Thượng Xuyên dẫn ba ngàn quân tướng nhà Minh chạy về phương Nam lánh nhà Thanh được chúa Nguyễn cho phép khai phá phương Nam đến vùng sông nước mênh mông cây cối xanh tốt nai ăn cỏ từng đàn trên bờ cá bơi lềnh mặt nước đất lành chim đậu Trần Thượng Xuyên cho dừng quân tại ngã ba sông này và lập ra xã Thanh Hà có nghĩa là sông nước trong.
Cuộc di dân với quy mô lớn của cộng đồng người Hoa đã để lại cho mảnh đất Cù Lao Phố nhiều di sản quý báu một trong di sản ấy còn tồn tại đến ngày nay  là chùa Ông. Chùa Ông nguyên thuỷ là miếu Quan Đế thờ Quan Công và các vị tổ của các nghề cổ như: nghề mộc nghề nông nghề đá. Ngày nay chùa Ông còn có tên chữ là Thất Phủ Cổ Miếu. Đây là ngôi chùa  được ông nội của Trịnh Hoài Đức xây dựng trước nhất ở miền Nam vào khoảng năm 1684.
Chùa Ông được xây dựng theo kiến trúc hình chữ khẩu. Bên ngoài chùa là cả một công trình độc đáo các tượng gốm men xanh về các đề tài như hát bội hát tuồng múa hát cung đình tượng ông Nhật bà Nguyệt... Thêm vào đó các bức tượng bằng đá ở mặt tiền chùa do thợ đá Bửu Long tạc đã tạo nên kiểu dáng và hình thức đặc trưng cho kiến trúc Minh Hương trên vùng đất Biên Hòa.
Trong vòng vài mươi năm nhờ tài tháo vát Trần Thượng Xuyên cùng đồng bào Hoa - Việt mở mang đường sá xây nhiều phố phường lập thương cảng sầm uất. Cảnh phồn thịnh của Cù Lao Phố lúc bấy giờ được sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại: "Nhà ngói vách vôi lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông liền lạc năm dặm và phân hoạch làm ba nhai lộ: Nhai lớn giữa phố lót đá trắng nhai ngang lót đá ong nhai nhỏ lót đá xanh...
Trong đoàn người theo Đức ông Trần Thượng Xuyên ngày ấy có một số người nước Sùng một nước chư hầu thời cổ đại ở phía bắc Trung Quốc bị đày xuống Quảng Đông. Khi nhà Thanh cai trị họ chạy theo Trần Thượng Xuyên vào Đồng Nai. Người Việt gọi họ là người Hẹ. Những cư dân này có nghề làm đá họ là những người đục đá lát đường cho Cù Lao Phố. Nghề đá truyền dần cho người Việt. Làng đá Bửu Long là làng nghề thủ công truyền thống lâu nhất ở Đồng Nai nó tồn tại hơn 300 năm nay. Thời gian sau những người Việt vùng Ngũ Quảng theo chân Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu cảnh vào khai phá vùng đất này. Một số người gia nhập vào đội quân của người Hẹ. Ngày nay còn những người miệt mài thổi linh hồn vào tảng đá vô tri để lưu giữ chút dấu tích của người xưa.
Chúng tôi tìm về nơi người xưa đã lấy đá tạo nên thành phố đầu tiên này đó là một hồ nước xanh ngắt. Theo lời người dân Cù Lao Phố thì hồ nước này ngày xưa vốn là núi đá do quá trình lấy đá lâu ngày mà núi biến thành hồ như ngày nay.
Cuộc di dân của những người Hoa đến Cù Lao không chỉ tạo ra vùng Nông Nại đại phố sầm uất mà cuộc phối ngẫu đẹp đẽ ấy còn để lại cho đất nước những con người xuất sắc. Và một trong những con người được sinh ra bởi cuộc "hôn nhân Hoa Việt" ấy chính là Trịnh Hoài Đức người đã để lại tác phẩm bất hủ Gia Định thành thông chí.
Trịnh Hoài Đức sinh năm Ất Dậu - 1765 tại Bình Trước (Biên Hòa) tự Chỉ Sơn hiệu Cấn Trai. Năm 1775 cha ông qua đời khi ông mới 10 tuổi mẹ ông đem con về trấn Phiên An (tức Gia Định) sinh sống. Đến năm 1782 bà cho con đến thọ giáo nhà giáo dục nổi tiếng thời bấy giờ là Võ Trường Toản. Khi quân Tây Sơn vào đánh đất Gia Định ông lánh nạn sang Chân Lạp (tức Campuchia ngày nay). Năm 1788 ông thi đỗ và được nhà Nguyễn bổ chức Hàn lâm viện chế cáo ngày càng được vua Gia Long trọng dụng. Ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn và thẳng tiến trên hoạn lộ: tri huyện phủ Tân Bình Đông cung thị giảng lo việc giảng dạy cho hoàng tử. Rồi được phong Hiệp bộ thượng thư Thượng thư bộ hộ Thượng thư bộ lại Tổng trấn Gia Định... Có thời Trịnh Hoài Đức được cử làm thượng thư của cả hai bộ: bộ Lại và bộ Binh. Nhiều lần ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
Ông mất năm Ất Dậu (1825) hưởng thọ tròn 60 tuổi. Đương thời vua Minh Mạng vô cùng thương tiếc truyền bãi chầu 3 ngày truy phong Thiếu phó cần chánh diện Đại học sĩ. Thi hài ông được rước từ kinh đô Huế vào Biên Hòa do hoàng thân Miên Hoàng trực tiếp đứng ra tổ chức rồi đưa về tận quê hương Bình Trước an táng.
Ghi nhớ công lao to lớn và tấm gương thanh khiết của Trịnh Hoài Đức trải bao đời người dân vẫn tỏ một lòng tôn kính và biết ơn ông.
Sinh thời tuy làm quan to nhưng Trịnh Hoài Đức nổi tiếng thanh liêm suốt đời sống thanh bạch mang cốt cách của một nhà nho nhà nghệ sỹ lớn. Cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh Trịnh Hoài Đức lập ra nhóm Bình Dương thi xã được người đời xưng tụng là Gia Định tam gia. Ông để lại hai tập thơ: Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi tập làm trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Khi ông mất theo ước nguyện của ông di hài được an táng tại quê mẹ. Tương truyền người bạn của Trịnh Hoài Đức là Ngô Nhơn Tịnh vốn là nhà địa lý giỏi đã chọn thế đất đẹp có dòng suối bao quanh xanh mát chảy ra hồ nước trong vắt quanh năm để làm nơi yên nghỉ cho Trịnh Hoài Đức. Ngày nay con suối đã biến mất thay vào đó là cảnh phố xá nhưng bờ hồ nơi ông nằm nhìn ra vẫn còn dù chẳng thể đẹp như ngày xưa.
Nguyễn Một
Theo http://nguyenmot.vnweblogs.com/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cổ tích mới thời thế giới phẳng

   Cổ tích mới thời thế giới phẳng Truyện ngắn hiện đại đang trên con đường khám phá, vén mở thi pháp mới. Mỗi nhà văn đều tìm kiếm, khai ...