Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Tám mươi ngày vòng quanh thế giới

Tám mươi ngày vòng quanh thế giới
Chương 1
Vụ đánh cuộc
Năm 1872, ngôi nhà mang biển số 7 đường Saville là nơi cư ngụ của Phileas Fogg, một trong những hội viên lập dị và lỗi lạc nhất thuộc câu lạc bộ Cải cách của thành phố Luân Đôn. Người ta không biết nhiều về nhân vật kín đáo và lặng lẽ này. Ông gia nhập câu lạc bộ Cải cách theo sự giới thiệu của Ngân hàng Anh em Baring, nơi ông có một tài khoản tín dụng công khai. Có tiếng là một người rất mực hào hoa phong nhã, ông Phileas Fogg lại thật giàu có. Nhưng làm sao ông làm nên cơ nghiệp thì những người thông thạo tình hình nhất cũng không biết được.
Ông có đi đây đi đó không? Có thể lắm bởi thỉnh thoảng, chỉ bằng vài lời, ông vẫn nêu lên rất đúng lúc những tin tức lan truyền trong câu lạc bộ về chuyện những khách du lịch mất tích hoặc lạc đường, nhưng điều chắc chắn là từ nhiều năm nay ông không rời Luân Đôn. Trò tiêu khiển độc nhất của ông là đọc báo và chơi bài uýt.
Phileas Fogg sống một mình trong ngôi nhà ở đường Saville, với một người giúp việc. Ông dùng bữa tại Câu lạc bộ vào giờ giấc xác định nghiêm ngặt, luôn luôn tại đúng cái bàn ăn đó, và rất trịnh trọng. Tại nhà, ông đòi hỏi người giúp việc phải tuyệt đối đúng giờ. Hôm đó, ngày 2 tháng mười, Phileas Fogg đã đuổi cổ người giúp việc vì anh ta phạm phải lỗi lầm là mang cho ông nước cạo râu ở nhiệt độ tám mươi bốn thay vì tám mươi sáu, do đó ông đang đợi người thay thế. Anh ta phải trình diện ông giữa mười một giờ và mười một giờ rưỡi.
Con người hào hoa phong nhã đó đang ngồi trong một chiếc ghế bành đợi người ta gõ cửa.
Một người đàn ông tuổi trạc ba mươi bước vào và cúi chào.
- Anh là người Pháp và anh tên John phải không? - Phileas Fogg hỏi.
- Jean, nếu ông vui lòng thưa ông, - người mới tới đáp. - Jean Passepartout, một biệt danh được chứng thật bằng khả năng xoay sở của tôi ở mọi nơi và mọi lúc. Tôi nghĩ mình là một con người trung thực, thưa ông, nhưng nói gì thì nói,.tôi đã qua nhiều nghề. Đặc biệt tôi đã từng là người hát rong, người biểu diễn ngựa trong gánh xiếc, nhưng từ năm năm nay, tôi làm bồi phòng tại Anh. Nhưng giờ đây không có việc làm và được biết rằng ông là con người tĩnh tại nhất của Vương quốc Anh, tôi đến đây với hi vọng được sống một cuộc sống yên bình và quên đi cả cái tên Passepartout kia.
- Passepartout nghe hợp với tôi lắm. - Ông Fogg trả lời. - Tôi có nhiều thông tin tốt về anh.
Đồng hồ anh mấy giờ rồi?
- Dạ, mười một giờ hai mươi hai phút, -Passepartout vừa nói vừa rút từ cái túi con ở lưng quần của mình một chiếc đồng hồ quả quít to tướng bằng bạc.
- Anh trễ bốn phút đấy. - Con người hào hoa phong nhã nói.- Kể từ ngày thứ tư này, 2 tháng mười 1872, anh phục vụ tôi theo những điều kiện mà anh đã biết.
Nói xong, Phileas Fogg đứng dậy, lấy mũ và đi ra. Passepartout ở lại một mình trong ngôi nhà. Suốt cuộc nói chuyện, chàng trai đã cẩn thận dò xét người chủ mới của mình. Ông hẳn phải ở độ tuổi bốn mươi, với một khuôn mặt sang và đẹp, ông có mái tóc h vàng và râu mép. Trầm lặng và điềm tĩnh, đó là mẫu đàn ông không chê vào đâu được, không bao giờ gấp gáp và luôn luôn đúng mực, không tự cho phép mình có một cử chỉ thừa nào.
Passepartout có một diện mạo đáng mến với một cái đầu tròn trịa, tốt lành mà người ta vẫn thích được nhìn ngắm trên đôi vai một người bạn. Anh cũng có một hệ thống cơ bắp chắc khỏe và một mái tóc nâu không theo nếp.
Còn lại một mình, chàng trai bắt đầu xem xét ngôi nhà mà anh thấy sạch sẽ, ngăn nắp, không hoa mỹ, được soi sáng và sưởi ấm bằng khí đốt. Anh thích gian phòng dành cho anh, ở tầng hai. Phía trên chiếc đồng hồ quả lắc, trên lò sưởi, một bản chỉ dẫn ghi rõ chi tiết chương trình phục dịch của anh: trà và bánh mì nướng vào tám giờ hai mươi ba phút, nước cho việc cạo râu vào chín giờ ba mươi bảy phút, sửa sang đầu tóc vào mười giờ kém hai mươi, v.v...
Còn quần áo của ông chủ thì được sắp đặt rất tươm tất. Từng cái quần, cái áo choàng, cái áo gi lê đều mang một số thứ tự ghi lại trong một cuốn sổ chỉ rõ ngày nào mặc quần áo nào.
Tóm lại, ngôi nhà cho thấy một sự sung túc vượt trội..- Ngôi nhà này là phần việc của mình đây, Passepartout nhủ thầm. - Ông Fogg là một con người thích quanh quẩn trong nhà, một cái máy đúng nghĩa, và mình phục vụ không chút khó chịu.
Khi Phileas Fogg tới Câu lạc bộ Cải cách, ông đi ngay vào phòng ăn. Tại đấy, ông ngồi vào chiếc bàn quen thuộc nơi bộ đồ ăn của ông đang đợi ông. Bữa ăn trưa của ông gồm một món khai vị, một món cá hảo hạng, một món bò nướng tô điểm bằng nấm, một chiếc bánh ngọt nhân mứt đại hoàng và một miếng phôma, kèm theo mấy tách trà hảo hạng, được chọn riêng cho Câu lạc bộ.
Mười hai giờ bốn mươi bảy phút, con người hào hoa phong nhã đứng dậy và đi về phía phòng khách lớn nơi một người giúp việc trao cho ông tờ Thời báo, chưa rọc. Ông đọc tờ báo ngày này tới ba giờ bốn mươi lăm, và tiếp đến, đọc tờ Lá Cờ tới giờ ăn tối. Bữa ăn tối diễn ra trong những điều kiện như bữa ăn trưa, thêm "món nước xốt Hoàng gia Anh". Sau đó ông đọc tờ Thời sự buổi sáng, và ít phút sau, nhiều hội viên Câu lạc bộ Cải cách bước vào phòng khách. Đó là những người bạn chơi bài quen thuộc của ông Fogg, say mê bài uýt như ông: Kỹ sư Andrew Stuart, các ông giám đốc ngân hàng John Sullivan và Samuel Fallentin, nhà sản xuất rượu bia Thomas Flarra-gan và Gauthier Ralph, một trong các ủy viên điều hành Ngân hàng Anh quốc, tất cả các nhân vật này đều giàu có và được mọi người kính trọng. Ngay lúc ấy, các ông bắt đầu bàn về vụ trộm một số tiền là năm mươi lăm ngàn bảng, vừa mới xảy ra tại Ngân hàng Anh quốc.
- Tôi hy vọng chúng ta sẽ tóm được tác giả vụ trộm thôi. - John Sullivan nói.
- Nhiều thanh tra cảnh sát đã được điều tới khắp các cảng chính. - Gaultier Ralph đáp.
- Người ta có đặc điểm nhận dạng của tên trộm không? - Một người nào đó hỏi.
- Tờ Thời sự buổi sáng đoán chắc rằng đó là một con người hào hoa phong nhã. - Phileas Fogg đáp, đầu nhô lên khỏi mớ báo chất đống quanh ông.
Tưởng cũng nên lưu ý ở đây là ngân hàng dường như cực kỳ quan tâm tới thái độ nghiêm túc của công chúng. Vàng, tiền và giấy bạc đã được bày ra một cách thoải mái như vậy trên bàn của các thủ quỹ... Dầu sao, ngày hôm đó, một bó bạc đã biến mất vào lúc đóng cửa các phòng làm việc.
Nhưng trong ngày 19 tháng chín, một con người hào hoa phong nhã ăn mặc lịch sự, dáng vẻ thanh tú đã được để ý, đang đi đi lại lại trong phòng chi trả. Đặc điểm nhận dạng của ông ta được gởi ngay tới tất cả cảnh sát và thám tử của nước anh. Như người ta nghĩ, sự kiện vặt này làm say mê cả Luân Đôn, người ta bàn tán về nó khắp nơi, và đương nhiên cả ở Câu lạc bộ Cải Cách. Trong lúc chơi bài, người chơi ai nấy không nói gì, nhưng giữa những ván bài, câu chuyện lại tiếp tục càng sôi nổi hơn.
- Tôi quả quyết, - Andrew Stuart nói - rằng tên trộm có nhiều cơ may thoát được.
- Coi nào, - Ralph đáp, - hắn không thể lánh nạn tại một đất nước nào cả.
- Trái đất rộng lớn chán.
- Xưa kia quả nó như vậy... - Phileas Fogg nói khe khẽ.
- Sao? Trái đất tự nhiên mà nhỏ đi à? - Anđrew Stuart tiếp lời.
- Tất nhiên rồi, - Gauthier Ralph đáp, bởi người ta đi khắp trái đất nhanh hơn mười lần cách đây một trăm năm.
- Chỉ trong tám mươi ngày. - Phileas Fogg nói.
- Quả nhiên rồi, các ông à, - John Sullivan xen vào. - Đây là tính toán do tờ Thời sự buổi sáng lập ra.
Từ Douvres tới Suez ngang qua Mont - Cenis và Brindisi, tàu hỏa và tàu thủy... 7 ngày Từ Suez tới Bombay, tàu thủy... 13 ngày Từ Bombay tới Calcutta, tàu hỏa... 3 ngày Từ Calcutta tới Hong Kong, tàu thủy... 13 ngày Từ Hong Kong tới Yokohama, tàu thủy...
6 ngày Từ Yokohama tới San Francisco, tàu thủy...
22 ngày Từ San Francisco tới New York, tàu hỏa...
7 ngày Từ New York tới Douvres, tàu hỏa... 9 ngày Tổng cộng 80 ngày - Đúng, tám mươi ngày, - Andrew Stuart đồng tình, - nhưng không tính tới thời tiết xấu, những vụ đắm tàu, v.v... - Tính hết mọi thứ, - Phileas Fogg vừa đáp vừa tiếp tục chơi.
- Về mặt lý thuyết, ông có lý, ông Fogg à, nhưng trong thực hành... tôi muốn thấy ông ở đây cơ.

- Tùy ông thôi. Chúng ta cùng lên đường vậy.
- Lạy trời tránh cho tôi chuyện này. - Stuart kêu lên. - Nhưng tôi sẵn sàng đánh cuộc bốn ngàn bảng rằng chuyện đó không thể được.
- Rất có thể là trái lại. - Ông Fogg đáp.
- Tôi đánh cuộc bốn ngàn bảng. - Andrew Stuart lập lại.
- Xong rồi. - Ông Fogg nói. - Tôi liều hai mươi ngàn bảng vậy.
- Hai mươi ngàn bảng! - John Sullivan kêu lên. - Ông nói đùa!
- Một người Anh chân chính không nói đùa bao giờ. Tôi đánh cuộc hai mươi ngàn bảng rằng tôi sẽ đi vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày hoặc ít hơn, tức là một ngàn chín trăm hai mươi phút. Các ông có chấp nhận không?
- Chúng tôi chấp nhận, - mọi người đồng thanh đáp.
- Được lắm, - Ông Fogg nói. - Chuyến xe lửa từ Douvres khởi hành vào lúc tám giờ bốn mươi lăm. Tôi sẽ đáp chuyến đó.
- Ngay tối nay à?
- Ngay tối naỵ - Phileas Fogg đáp. - Vậy thì, - Ông vừa trả lời vừa tham khảo một cuốn lịch bỏ túi, - tôi sẽ phải trở về Luân Đôn trong phòng khách Câu lạc bộ Cải cách vào ngày thứ bảy 21 tháng chạp, lúc tám giờ bốn mươi lăm phút tối, nếu không hai mươi ngàn bảng gởi anh em nhà Baring đương nhiên thuộc về các ông, thưa các ông. Đây là tấm ngân phiếu ghi số tiền đó.
Một biên bản đánh cuộc được viết và ký ngay tức khắc bởi sáu đương sự. Bấy giờ đồng hồ điểm bảy giờ. Người ta đề nghị Phileas Fogg ngừng chơi bài uýt để ông có thể chuẩn bị công việc của mình.
- Tôi luôn sẵn sàng! - Con người hào hoa phong nhã không bao giờ chịu thoái lui đó dõng dạc đáp.
Bảy giờ hai mươi lăm, Phileas Fogg chào tạm biệt các bạn đồng sự và về nhà..- Passepartout! - Ông gọi. - Trong mười phút nữa chúng ta sẽ lên đường tới Douvres. Chúng ta sẽ đi vòng quanh thế giới.
- Vòng quanh thế giới? - Chàng trai thì thầm trong sự sững sờ.
- Trong tám mươi ngày. - Ông Fogg đáp. -Chúng ta không được phí phút nào.
- Nhưng còn rương?
- Không cần rương... Chỉ cần một túi xách.
Trong đó có hai cái áo sơ mi len, ba đôi vớ. Anh cũng vậy. Anh nên có đôi giày cho tốt. Hãy lo chuẩn bị đi.
Passepartout rời khỏi phòng.
- Ái chà, cái vụ này mệt rồi đây. Vậy mà mình chỉ muốn yên thân!
Có phải anh đang dây vào một lão điên đấy không? Chuyến đi vòng quanh thế giới! Tuy nhiên như cái máy, anh vẫn lo chuẩn bị để lên đường.
Dầu sao, anh cũng thích thú lại được thấy nước Pháp. Tám giờ, chuẩn bị xong cái túi xách khiêm tốn chứa các thứ cần thiết cho ông chủ và chính mình, Passepartout trở lại chỗ ông Fogg lúc này đã sẵn sàng. Ông kẹp trong tay cuốn sách Hướng dẫn của hãng Bradshaw. Ông đón cái túi xách từ tay Passepartout, nhét vào đó một bó giấy bạc dày cộm và trao lại cho anh.
- Hãy cẩn thận đấy, có hai mươi ngàn bảng trong ấy. - Ông nói.
Cái túi xách suýt rời khỏi tay chàng trai như thể hai mươi ngàn bảng được làm bằng vàng và rất nặng.
Vậy là chủ tớ bước xuống và cánh cửa ngôi nhà được khóa hai vòng. Một chiếc xe độc mã đưa họ ra nhà ga Charing - Cross nơi họ phải có mặt vào lúc tám giờ hai mươi.
Ông Fogg và Passepartout bước vào phòng khách nhà gạ Năm người ở Câu lạc bộ Cải cách đã có mặt ở đó để chúc họ thượng lộ bình an.
Tại đây Phileas Fogg sai Passepartout lấy hai vé hạng nhất đi Paris. Tám giờ bốn mươi, hai hành khách đã ngồi vào ngăn của họ và năm phút sau đoàn tàu lên đường.
Đêm đen kịt, mưa lất phất. Đoàn xe lửa chưa qua khỏi Sydenham thì Passepartout đã kêu lên tuyệt vọng.
- Chuyện gì vậy? - Ông Fogg hỏi.
- Vì hấp tấp, tôi đã quên tắt ngọn đèn khí trong phòng tôi..- Vậy thì, chàng trai ạ, - Ông Fogg lạnh lùng đáp, - nó sẽ cháy bằng tiền lương của anh đấy.
Rời Luân Đôn, Phileas Fogg không ngờ đến tiếng vang ầm ĩ mà chuyến đi của ông sẽ gây ra.
Tin tức về vụ đánh cuộc lan khắp nước Anh. Nói chung người ta cho Phileas Fogg là kẻ gàn dở hoặc điên khùng. Một bài báo xuất hiện trong Tập san hội Địa lý chứng minh một cách rõ ràng tính điên rồ của việc làm. Muốn thành công trong dự định đó, người ta phải chấp nhận một sự khớp nhau thần diệu của giờ đi và đến. Trên những con tàu khách, người ta đã không phó mặc cho sóng gió và sương mù là gì? Vậy mà chỉ cần một sự chậm trễ cũng đủ cho chuỗi giao thông bị gãy đổ không sao chữa được. Bài báo gây tiếng vang ầm ĩ và cổ phiếu của Phileas Fogg xuống thấp thảm hại. Người ta biến ông Fogg thành một trị giá chứng khoán đã được định giá tức thì trong giới doanh thương thành phố Luân Đôn. Nhưng năm ngày sau ngày lên đường của ông, tiếp theo bài báo đó, thị giá chứng khoán của ông tuột giảm.
Chương 2
Theo dấu vết tên trộm
Bảy ngày sau ngày lên đường của ông Fogg, viên giám đốc Sở cảnh sát nhận được bức điện tín sau đây, đánh đi từ Suez:
"Đang theo dõi tên trộm ngân hàng, Phileas Fogg. Hãy gởi ngay lệnh bắt tới Bombaỵ" Fix, Thám tử.
Bức điện tín có tác dụng ngay tức khắc. ảnh của ông Fogg đang lưu giữ tại Câu lạc bộ Cải cách giữa đám ảnh các đồng sự của ông được xem xét. Nó tương ứng với dấu hiệu nhận dạng do cuộc điều tra cung cấp. Người ta gợi lại những gì gọi là bí ẩn trong cuộc sống của con người đó và điều có vẻ hiển nhiên là chuyến đi này không ngoài mục đích đánh lạc hướng sự chú ý của các nhân viên Sở Cảnh sát Anh.
Đây là một trong những tình huống đã xảy ra khi bức điện tín đó được đánh đi. Ngày 9 tháng mười, tại Suez người ta đang chờ tàu khách.Mongolia, chuyến tàu nối liền Brindisi với Bom-bay qua kinh Suez cập bến. Hai người đàn ông dạo bước trên bến tàu giữa đám đông người bản xứ và người nước ngoài. Một người là viên chức tòa lãnh sự của nước Anh, người kia nhỏ thó, gầy gò, vẻ bồn chồn, con mắt lanh lợi lúc nào cũng nhấp nhổm không yên. Đó là Fix, một trong những viên thám tử mà Sở cảnh sát đã điều tới nhiều thành phố cảng sau vụ trộm tại Ngân hàng Anh quốc. Tay Fix này có nhiệm vụ theo dõi tất cả những hành khách quá cảnh qua Suez, và nếu thấy có người nào khả nghi thì bám sát trong khi chờ lệnh bắt giam.
- Tôi thật sự không biết, với những dấu hiệu nhận dạng ông đã nhận được, làm sao ông có thể nhận ra con người đó, - Ông lãnh sự nói. -Tên trộm giống như một người rất mực hào hoa phong nhã.
- Thưa ông lãnh sự, - Fix đáp, - những tên trộm siêu đẳng luôn giống người lương thiện.
Trong đời tôi đã bắt không ít tên như vậy rồi.
Miễn là tên trộm của tôi có mặt trên tàu, tôi xin trả lời với ông rằng nó sẽ không thoát khỏi tay tôi.
Sau lời nói đó, ông lãnh sự trở về nhiệm sở.
Người ta thấy Fix không thiếu sự tự tin. Tuy nhiên bến tàu dần dần trở nên nhộn nhịp. Thủy thủ, người môi giới, người khuân vác và nông dân bản xứ đổ dồn về đây. Trong khi bước theo dòng người, theo thói quen nghề nghiệp, Fix nhìn chăm chăm vào người đi đường bằng một cái nhìn lướt nhanh.
Chà, Fix tự nhủ sau phút im lặng, nếu người chúng ta truy tìm theo đường này và trên chiếc tàu này, hắn ta phải lên bờ tại cảng Suez để tới những nước châu Á thuộc địa của Hà Lan hoặc Pháp bằng một con đường khác.
Fix không phải nghĩ ngợi lâu. Ngay sau đó người ta trông thấy cái vỏ khổng lồ của tàu Mon-golia giữa hai bờ Kinh và đồng hồ điểm mười một giờ khi tàu buông neo tại bến.
Hành khách khá đông. Vài người còn nán lại trên boong để ngắm nhìn toàn cảnh ngoạn mục của thành phố, nhưng hầu hết đều lên bờ.
Trong khi Fix đang xem xét kỹ tất cả những người đặt chân lên đất liền, một người trong số đó đến bên ông, lễ phép hỏi ông có thể chỉ giùm anh ta văn phòng Tòa Lãnh sự Anh ở đâu hay không. Cùng lúc, người hành khách chìa ra một.tờ hộ chiếu trên đó dĩ nhiên anh muốn nhờ đóng dấu thị thực của Anh.

Theo bản năng, Fix chộp lấy nó và mở ra.
Nhưng nó suýt rơi khỏi tay ông: dấu hiệu nhận dạng ghi trên tờ hộ chiếu tương ứng với dấu hiệu nhận dạng được cảnh sát thông báo.
- Tờ hộ chiếu này không phải của anh chứ?
- Ông hỏi.
- Dạ không, - người này trả lời. - Đây là hộ chiếu của ông chủ tôi hãy còn ở trên tàu.
- Nhưng điều cần thiết là đích thân ông ấy phải đến trình diện với ông lãnh sự, ở chỗ kia, góc quảng trường.
- Vậy thì tôi sẽ đi tìm ông chủ của tôi.
Fix đi nhanh về phía Tòa Lãnh sự và yêu cầu được tiếp kiến.
- Thưa ông lãnh sự, - Ông nói không cần mào đầu, - tôi có những suy đoán vững chắc để tin rằng mình đã nhận ra kẻ chúng ta đang tìm kiếm.
- Hay đấy, ông Fix. - Ông lãnh sự đáp. -Tôi sẽ không hối tiếc khi trông thấy bản mặt tên vô lại đó.
- Tôi nghĩ có thể khẳng định được rằng hộ chiếu của hắn sẽ hợp lệ, nhưng tôi mong sao ông đừng cấp thị thực...
- Tại sao vậy? Tôi không có quyền từ chối.
- Nhưng tôi phải giữ người đó tại đây cho tới khi nào tôi nhận được lệnh bắt giữ từ Luân Đôn.
- À! Đó là việc của ông, ông Fix à, không phải việc của tôi...
Ông lãnh sự không thể kết thúc câu nói. Quả nhiên người ta gõ cửa văn phòng ông, và một người giúp việc đưa vào hai người lạ. Đúng đó là ông chủ và người làm. Phileas Fogg xuất trình hộ chiếu nói ngắn gọn yêu cầu ông lãnh sự vui lòng đóng dấu thị thực vào đó.
Ông Lãnh sự cầm tờ hộ chiếu và chăm chú đọc.
- Ông là Phileas Fogg? - Ông Lãnh sự hỏi.
- Dạ đúng, thưa ông. - Con người hào hoa phong nhã đáp.
- Còn người này?
- Đây là gia nhân của tôi. Một người Pháp tên là Passepartout.
- Ông từ Luân Đôn tới?.- Dạ.
- Và ông đi đâu?
- Bombay.
- Được rồi, thưa ông. Tuy nhiên ông biết rằng thủ tục thị thực này đã trở nên vô ích...
- Tôi biết điều đó, thưa ông. - Phileas Fogg đáp. - Nhưng tôi muốn được chứng nhận bằng con dấu thị thực của ông rằng tôi đã đi qua Suez.
Ông Lãnh sự đóng dấu vào tờ hộ chiếu sau khi đã ký tên và đề ngày lên đó. Ông Fogg nộp lệ phí thị thực, và sau một cái chào lạnh lùng, ông bước ra với người giúp việc theo sau.
- Này, - Ông Lãnh sự kêu lên, - Ông ta có vẻ một con người phong nhã tuyệt vời đó chứ!
- Nhưng ông có đồng ý là con người hào hoa phong nhã điềm tĩnh đó giống hệt tên trộm mà tôi nhận được qua dấu hiệu nhận dạng không.
- Viên thám tử đáp lại.
- Tôi nhìn nhận điều đó, nhưng mà...
- Tôi sẽ biết chính xác ngay thôi. Tôi thấy anh người làm có vẻ ít bí hiểm hơn ông chủ, tôi sẽ cạy họng anh ta.
Dứt lời, Fix bước ra và bắt đầu đi tìm Passepartout.
Khi rời tòa Lãnh sự, ông Fogg sai bảo người làm mấy việc và trở lại tàu Mongolia. Về buồng mình, ông lấy ra quyển sổ ghi chép trong đó ghi:
"Rời Luân Đôn, thứ tư, 2 tháng mười, 8g 45 chiều.
Tới Paris, thứ năm, 7g sáng.
Rời Paris, thứ năm 8g 40 sáng.
Tới Turin qua ngả Mont - Cenis, thứ 6, 4 tháng mười, 6g 45 sáng.
Rời Turin, thứ sáu, 7g 20 sáng.
Tới Brindisi, thứ bảy, 5 tháng mười, 4g chiều." ông Fogg đã ghi những ngày tháng đó trên một bảng hành trình sắp xếp thành nhiều cột chỉ rõ - từ ngày 2 tháng mười tới ngày 21 tháng chạp - ngày và tháng của tất cả những giai đoạn đã tính trước, đến nỗi ông luôn biết mình tới sớm hơn hoặc chậm trễ.
Vậy là ngày hôm đó, ông ghi giờ tới Suez khớp với giờ đến theo quy định, không chậm cũng không sớm.
- Này, anh bạn, - Fix vừa nói vừa đuổi theo Passepartout trên bến tàu, - anh ngắm cảnh đấy à?.- Đúng, nhưng chúng tôi đi nhanh đến nỗi tôi cứ tưởng mình đang du lịch trong mợ Chúng tôi đang có mặt tại Suez, ở châu Phị Châu Phi, - Passepartout lập lại. - Tôi không thể nào tin được.
- Vậy anh đi gấp lắm à?
- Tôi thì không, nhưng ông chủ của tôi thì gấp. Nhân dây, tôi phải mua vớ và áo sơ mi.
Chúng tôi lên đường không có hòm rương gì cả.
- Tôi sẽ đưa anh tới một cửa hàng bách hóa nơi anh sẽ tìm ra tất cả những gì anh cần.
- Ông tử tế quá. - Passepartout nói, và anh lấy ra chiếc đồng hồ quả quít. - Cần nhất tôi phải tránh lỡ tàu. - Anh tiếp lời.
- Anh có đủ thì giờ mà. - Fix bảo. - Chỉ mới trưa thôi.
Passepartout cau mày.
- Vậy chúng ta hãy đi đi nào. Đã chín giờ năm mươi hai phút rồi.
- Đồng hồ anh chạy chậm.
- Đồng hồ tôi chạy chậm à? Một chiếc đồng hồ gia truyền từ đời ông cố tôi đấy. Nó không xê dịch tới năm phút mỗi năm.
- Tôi biết chuyện gì rồi. Anh đã giữ giờ Luân Đôn, vốn chậm hơn giờ Suez khoảng hai tiếng.
Anh phải lo chỉnh đồng hồ anh vào buổi trưa ở từng nước đi qua.
- Tôi, động chạm vào chiếc đồng hồ của mình à, - Passepartout kêu lên. - Không đời nào!
Chập sau, Fix lại gợi chuyện và nói:
- Vậy là anh và ông chủ của anh đã vội vã rời Luân Đôn phải không?
- Đúng vậy! Ngày thứ tư vừa qua, vào lúc tám giờ tối, trái với mọi thói quen của mình, ông Fogg từ Câu lạc bộ trở về, và bốn mươi lăm phút sau, chúng tôi lên đường.
- Nhưng ông chủ của anh đi đâu?
- Ông ấy đi vòng quanh thế giới.
- Vòng quanh thế giới à?
- Đúng, trong tám mươi ngày! Một trò cá cược.
- Đây là một con người độc đáo, đương nhiên rồi. Ông ấy giàu có chứ?
- Tất nhiên. Ông ấy mang theo một món tiền lớn bằng giấy bạc mới cáu cạnh. Và ông không hề tiết kiệm tiền ở dọc đường. Này, ông ấy đã hứa một món tiền thưởng cho anh thợ máy.của tàu Mongolia nếu chúng tôi tới Bombay trước giờ đấy.
- Và anh biết ông ấy từ lâu rồi chớ, ông chủ của anh ấy?
- Tôi, - Passepartout đáp, - tôi vào làm cho ông ấy ngay ngày chúng tôi lên đường.

Người ta dễ dàng tưởng tượng ra những câu trả lời đó đã gây ra hiệu quả gì trong đầu óc viên thanh tra cảnh sát. Tất cả làm cho ông vững tin hơn trong những suy đoán của mình.
Giữa lúc đó, hai người đã tới cửa hàng bách hóa. Fix để cho anh bạn lo mua hàng tại đây và hối hả trở lại tòa Lãnh sự.
- Thưa ông, - Ông nói với ông Lãnh sự, - điều tôi tin chắc quả không sai, tôi phải bắt tên tội phạm này. Hắn làm ra vẻ một con người kỳ quặc muốn đi vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày.
- Ông không lầm đó chứ? Tại sao tên trộm đó cố tình cho người ta thấy, bằng một con dấu thị thực, việc hắn đi ngang qua Suez?
- Tôi không biết. - Fix đáp. - Đó cũng là một chi tiết. Tôi sẽ đánh điện về Luân Đôn yêu cầu gởi một lệnh bắt tới Bombay, rồi đáp tàu Mongolia, và tại đó, trên đất ấn Độ, tôi sẽ đến bắt chuyện với hắn một cách lễ độ với lệnh bắt trong tay.
Dứt lời, viên thám tử chào từ biệt và tới bàn điện thoại. Một khắc đồng hồ sau đó, tay xách một túi hành lý gọn nhẹ, ông bước lên tàu Mon-golia và sau đó con tàu xả hết tốc lực trên sóng nước biển Đỏ.
Trên tàu Mongolia ai nấy đều thoải mái.
Vào bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa ăn tối và bữa ăn đêm, những chiếc bàn nặng trĩu xuống bởi những món ăn ngon lành nhất. Người ta chơi nhạc, người ta còn khiêu vũ nữa.
Trong thời gian đó, Phileas làm gì? Người ta ít khi thấy ông xuất hiện trên boong. Ông không lo ngại gì về biển Đỏ và những bờ bãi của nó cho lắm.
Về phần Passepartout thì chuyến đi này làm anh bực mình nhất. Được ăn uống phả phê, ở nơi sang trọng, anh ngắm cảnh lạ và tin chắc rằng tất cả sự ngông cuồng này rồi sẽ phải kết thúc tại Bombay thôi.
Anh không khỏi vui mừng khi gặp Fix trên boong vào hôm sau ngày rời Suez.
- Rất vui gặp lại ông, thưa ông. Ông đi Bom-bay đó chứ? - Anh hỏi..- Thì cũng như anh thôi. Tôi là nhân viên của công ty Bán đảo.
- Xứ Ấn Độ này lạ thật, ông không thấy sao?
- Lạ lắm chứ. Ở đây có nhiều nhà thờ Hồi giáo, miếu mạo, thầy tu khổ hạnh, cọp beo...
Mong anh có thì giờ tham quan đất nước này.
- Tôi cũng mong vậy, ông Fix à.
- Còn ông Fogg, ông ấy khỏe chứ? Fix hỏi bằng một giọng rất tự nhiên.
- Rất khỏe, thưa ông. Tôi cũng vậy. Tôi ăn uống như chằn tinh. Nhờ không khí ở biển đấy.
- Còn ông chủ của anh, tôi không bao giờ thấy ông ấy...
- Không đời nào. Ông ấy không có tính tò mò.
- Anh biết không, anh Passepartout, chuyến đi giả định là vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày rất có thể che giấu một điều bí mật nào đó.
- Quả thật tôi chẳng biết gì cả và tôi xin thú thật với ông là tôi chẳng thèm phí tới nửa đồng curon để biết điều ấy.
Kể từ lần gặp gỡ đó, viên Thanh tra cảnh sát thường mời chàng trai một ly uýt ki hoặc một ly bia và chàng trai trung hậu luôn mời đáp lại để khỏi mang nợ. Anh chàng thấy kể ra ông Fix này cũng là một tay hào hoa phong nhã rất đứng đắn.
Trong khi đó, con tàu vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Ngày 14, sớm hơn mười lăm tiếng đồng hồ, tàu Mongolia ghé cảng Aden để lấy thêm nhiên liệu.
Sáu giờ, chân vịt tàu Mongolia bắt đầu quay.
Biển Ấn Độ rất thuận lợi. Gió từ hướng tây bắc thổi tới và buồm giương lên để tiếp sức cho hơi nước.
Ngày chủ nhật, 20 tháng mười, vào khoảng trưa, người ta đã thấy bờ biển ấn Độ. Hai tiếng đồng hồ sau, người hoa tiêu lên tàu Mongolia và sau đó con tàu chạy vào vũng tàu hình thành từ năm hòn đảo. Lúc bốn giờ rưỡi tàu cặp vào cảng Bombay.
Lẽ ra tàu Mongolia phải tới Bombay vào ngày 22 tháng mười, nhưng nó đã tới vào ngày 20.
Như vậy là Phileas Fogg đã có thể ghi một cách có phương pháp vào phần cột có lợi là hai ngày..
Chương 3
Lễ hiến sinh
Hành khách tàu Mongolia lên bờ tại Bom-bay vào khoảng bốn giờ rưỡi chiều, và chuyến xe lửa đi Calcutta khởi hành vào đúng tám giờ.
Ông Fogg từ biệt những người bạn chơi bài, rời tàu, dặn kỹ người giúp việc về các món cần mua, rồi ông đi về phía văn phòng thị thực hộ chiếu.
Ông không màng tới việc đi thăm bất kỳ một kỳ quan nào của thành phố Bombay, cả Tòa Thị chính, Thư viện lẫn giáo đường. Không. Không nơi nào cả. Bước ra khỏi văn phòng, ông tới nhà ga và gọi bữa ăn tối.
Trong số các món ăn, người đầu bếp giới thiệu với ông món đặc sản ragu thỏ nấu rượu chát và Phileas Fogg đồng ý; Tuy nhiên mặc dầu có thêm nước sốt gia vị, ông vẫn thấy món ăn tồi quá.
Về phần Fix, ông ta chạy tới sở cảnh sát Bombaỵ Không hiểu người ta đã nhận được lệnh bắt từ Luân Đôn gởi tới chưa? Người ta không nhận được gì. Viên thám tử rất đỗi bối rối. Tin rằng Phileas Fogg đang lưu lại thành phố, ông quyết không để sẩy tên vô lại bí hiểm này.
Mua xong mấy chiếc sơ mi và vớ ngắn, Passepartout dạo bước trên các con đường của thành phố Bombaỵ Đúng vào ngày hôm đó, người ta cử hành lễ hội cacnavan theo truyền thống tôn giáo với những đám rước và những trò tiêu khiển trong đó xuất hiện các vũ nữ ấn Độ mặc vải the dệt hoa vàng và bạc, múa theo tiếng đàn violes.
Sau khi ngắm cảnh tượng đó, Passepartout thả bộ về phía nhà ga, khi đi qua ngôi đền Male-bar - Hill tôn nghiêm, anh nảy ý định vào thăm.
Tuy nhiên anh không biết hai điều: thứ nhất một số ngôi đền thuộc đạo Hindu cấm người theo đạo Cơ đốc không được vào, và tiếp theo là chính tín đồ cũng không được vào đó nếu không bỏ giày dép ngoài cửa.
Bây giờ chàng trai đã vào đó, hoàn toàn ngu ngơ, và khi đang mải chiêm ngưỡng những đường nét trang trí rực rỡ của ngôi đền, bất ngờ anh bị.quật ngã nhào trên những tấm đá lát linh thiêng.
Ba nhà sư, ánh mắt đầy giận dữ, đang xông vào anh, lột phăng giày và vớ ngắn của anh, vừa đánh anh túi bụi vừa gào la ầm ĩ.
Chàng trai Pháp, vốn khỏe mạnh, vùng vẫy kịch liệt để thoát thân và chạy ào ra khỏi ngôi đền. Đến tám giờ kém năm, vài phút trước giờ xe lửa chạy, Passepartout tới nhà ga, đầu trần, chân trần, cái gói đựng các thứ vừa mua cũng mất tiêu trong cuộc ẩu đả.
Fix đang đứng đó, trên sân gạ Đi theo lão Fogg tới nhà ga, ông biết tên trộm của mình sắp rời Bombaỵ Tức thì ông quyết định đi theo hắn, nhưng giờ ông đang nghe Passepartout kể lại chuyến phiêu lưu của mình.
- Tôi mong điều đó sẽ không xảy ra với anh nữa. - Phileas Fogg chỉ nói có vậy và tìm chỗ ngồi trong toa. Chàng trai đáng thương, chân không, tiu nghỉu bước theo, không nói tiếng nào.
Còn Fix, ông đã đổi ý.
Mình ở lại, ông nhủ thầm. Đây là một vụ phạm pháp trên lãnh thổ Ấn Độ...
Mình tóm được hắn rồi đây.
Đầu máy thét lên một hồi còi inh ỏi và đoàn xe lửa biến mất trong đêm tối.
Passepartout ngồi chung ngăn với ông chủ mình. Một nhân vật thứ ba ngồi ở góc đối diện.
Đó là thiếu tướng lữ đoàn trưởng, ngài Francis Cromarty, một trong những người bạn chơi bài của ông Fogg trong chuyến vượt biển từ Suez tới Bombay, ông đang trở về với đoàn quân của mình đóng gần Bénarès. Phileas Fogg không giấu ngài Cromarty về kế hoạch du lịch vòng quanh thế giới của mình. Ngài Cromarty chỉ thấy trong vụ đánh cuộc này một sự ngông cuồng sẽ chẳng đi tới đâu.

Một giờ sau khi rời Bombay, qua khỏi những cây cầu cạn, xe lửa băng qua đảo Salcette, chạy trên lục địa và chui vào những dãy núi bazan với những đỉnh cao phủ đầy tuyết.
Vào buổi trưa, xe lửa dừng tại Burhampour, Passepartout mua được một đôi giày hàm ếch có gắn hột trai với giá đắt và anh lấy làm hãnh diện khi mang chúng.
Giờ đây khi xe lửa xả hết tốc lực chạy xuyên qua ấn Độ, trong đầu chàng trai đã có sự thay đổi hoàn toàn. Bản tính phiêu lưu của những năm tháng trẻ tuổi nhanh chóng trở về, và anh bắt đầu tin rằng vụ đánh cuộc của ông chủ anh là thật. Cho nên anh lo lắng với những sự chậm trễ.có thể xảy ra và tính đi tính lại những ngày đã trôi qua đồng thời qui lỗi cho chiếc xe lửa chạy chậm rì. Vào buổi chiều, xe lửa chạy vào các đường đèo trên dãy núi Sutpour.
Tám giờ sáng ngày hôm sau, 22 tháng mười, xe lửa bất thần dừng lại giữa một cánh rừng thưa, ven rừng có vài căn nhà gỗ rộng hiên và những túp lều lụp xụp.
- Đề nghị tất cả hành khách xuống xe! -Người cầm lái hét to.
Phileas Fogg nhìn ngài Francis tỏ vẻ ngỡ ngàng không hiểu tại sao xe lửa bỗng dừng lại.
Sau khi nắm được tình hình, Passepartout nói:
- Thưa ngài, đường sắt tới đây là hết rồi. Xe lửa không tiếp tục chạy được nữa.
- Sao?
- Đường chưa làm xong. Nó sẽ tiếp tục khoảng năm mươi dặm nữa.
- Nhưng báo chí đã loan tin là con đường đã được mở hoàn toàn rồi cơ mà. - Thiếu tướng lữ đoàn trưởng nói.
- Các ông bán vé từ Bombay tới Calcutta à?
- Ông Fogg hỏi người cầm lái.
- Đương nhiên rồi. - Ông này đáp lại. -Nhưng mọi hành khách đều biết rằng họ phải tự lo liệu để được chuyển từ đây tới Allahabad.
Ngài Francis Cromarty nổi giận. Passepartout thì sẵn sàng nện chết người cầm lái bất lực. Anh không dám nhìn ông chủ.
- Ngài Francis, - Ông Fogg bình tĩnh nói, -nếu ngài đồng ý, chúng ta sẽ tìm ra một cách nào đó để tới Allahabad.
- Ông Fogg, sự chậm trễ này có hại cho quyền lợi của ông...
- Ồ, tôi biết một trở ngại nào đó sớm hay muộn gì cũng nảy sinh trên đường đi của tôi.
Vậy mà không có gì tổn hại cả. Tôi dư được hai ngày. Có một chiếc tàu rời Calcutta để đi Hong - Kong vào trưa ngày 25. Chúng ta sẽ tới Calcutta kịp thôi.
Không có gì phải bàn với một câu trả lời có một sự tin chắc như vậy. Hầu hết hành khách đều biết đoạn đường đứt quãng này, họ chiếm lấy những phương tiện chuyên chở mà địa phương sẵn có: xe bò, cáng, ngựa giống nhỏ v.v..
Passepartout khám phá ra một điều.
- Thưa ông, - anh nói, - tôi nghĩ mình đã tìm ra một phương tiện chuyên chở. - Phương tiện gì?
- Một con voi. Nó thuộc về một người ấn Độ Ở cách đây một trăm bước.
- Chúng ta hãy đến xem nó đi. - Ông Fogg đáp.
Năm phút sau, ba người hành khách của chúng ta tới một căn lều nằm sát bên một vuông đất vây kín bằng những hàng rào cao, trong đó có một con voi. Kiouni, tên con vật, có thể đi nhanh trong suốt một thời gian dài, và Phileas Fogg quyết định sử dụng nó, nhưng người chủ ấn Độ dứt khoát từ chối.
Fogg cố nài và đề nghị một giá tiền thuê khổng lồ, mười đồng bảng mỗi giờ. Từ chối. Hai chục đồng bảng? Vẫn từ chối. Giá cứ tiếp tục tăng nhưng người đàn ông không dễ bị cám dỗ bởi tại ấn Độ voi rất hiếm.
Bấy giờ Phileas Fogg đề nghị với người chủ là ông sẽ mua con vật của hắn với một món tiền lớn. Chỉ cần tới giá hai ngàn bảng, người ấn Độ đã xiêu lòng.
Vụ việc kết thúc, vấn đề là tìm ra một người dẫn đường. Một người Pac-xi trẻ tuổi, mặt mày có vẻ thông minh, tới xin việc. Ông Fogg hứa với anh một món tiền thù lao hậu hĩ, có thể làm tăng trí thông minh của anh gấp bội. Con voi được trang bị không chút chậm trễ. Anh chàng Pac-xi biết rõ nghề quản tượng của mình. Anh phủ một tấm vải lên lưng voi và bố trí hai chiếc ghế yên không mấy tiện nghi ở hai bên cạnh sườn.
Ngài Francis ngồi trong một chiếc, và Phileas Fogg trong chiếc kia. Passepartout ngồi trên tấm vải phủ bỏ thõng hai chân hai bên, còn anh chàng Pac-xi ngồi ngất nghểu trên cổ con voi. Lương thực chất trong một cái túi lớn. Vào lúc chín giờ, đoàn người và vật tiến sâu vào rừng cọ dày đặc.
Anh chàng người Pac-xi, vốn rất quen với vùng này, cho rằng sẽ được lợi hai chục ngàn dặm khi đi đường tắt qua rừng, và mọi người phó thác vào anh.
Phileas Fogg và ngài Francis ngồi khuất tới cổ trong chiếc ghế yên của họ, họ bị lắc mạnh bởi bước chân voi đi mau, nhưng họ chấp nhận với vẻ phớt tỉnh †ng lê không ai bì kịp. Còn Passepartout, khi thì anh phóng tới trước khi thì anh ngả người ra sau trên mông voi, anh lướt tới lướt lui như một anh hề trên tấm ván nhún.
Tám giờ tối, hành khách dừng lại dưới triền dốc phía bắc của dãy Vindhias trong một ngôi.nhà gỗ đã đổ nát. Họ đã đi được nửa đoạn đường.
Đêm lạnh giá. Anh chàng người Pac-xi nhóm một đống lửa và hành khách ăn tối với những thức ăn trữ sẵn, rồi tất cả lặng im.
Khi mọi người ngủ, chỉ có người dẫn đường thức bên con voi.
Hôm sau người ta lại lên đường vào sáng sớm. Kiouni đã tìm lại được dáng đi nhanh nhẹn.
Vào khoảng trưa, người ta dừng lại dưới bóng một cây chuối và khen trái của nó hết lời. Người dẫn đường tránh những thôn xóm và khi chuyến đi chừng như sắp hoàn tất, tốt đẹp thì bỗng đâu con voi tỏ vài dấu hiệu lo ngại và bất thần đứng lại.
Anh chàng người Pac-xi cột voi lại, đi sâu vào rừng cây phát.
Khi xuất hiện trở lại, anh nói:
- Một đám rước của người Bà-la-môn đang đi về phía này. Nếu được, chúng ta hãy tránh đừng để ai trông thấy.
Anh dẫn con voi vào khuất sau các lùm cây và dặn dò khách đừng đặt chân xuống đất. Cành lá đan dày sẽ giấu kín họ. Những điệu hát đơn điệu hòa lẫn với tiếng trống và tiếng chũm chọe vọng tới gần. Sau đó, phần đầu đám rước xuất hiện cách chừng năm mươi bước.
Ở hàng đầu, các giáo sĩ đang bước tới, họ đội mũ lễ và áo thụng lòe loẹt. Họ được vây quanh bởi đàn ông, đàn bà và trẻ con đang ê a đọc một bài kinh ảo não. Sau họ, trên một chiếc xe tang người ta thấy một pho tượng gớm ghiếc được hai cặp bò u phủ kín kéo đi. Pho tượng có bốn cánh tay, thân hình màu đỏ sẫm, lưỡi lè dài.
Cổ đeo một cái vòng kết bằng những chiếc đầu lâu, thắt lưng đeo một dây nịt kết bằng những bàn tay bị chặt đứt. Nó đứng trên một người khổng lồ bị quật ngã, không có đầu.
- Nữ thần Kalị - Ngài Francis Cromarty thì thầm.
Quanh pho tượng một nhóm thầy tu khổ hạnh đang cựa quậy rối rít người họ đầy những vết rạch há miệng. Sau chiếc xe tang, nhiều người Bà-la-môn đang lôi theo một người phụ nữ da trắng trẻ tuổi. Nàng mặc một chiếc áo muxơlin dài dệt kim tuyến, người nàng phủ đầy những món nữ trang lộng lẫy. Bước theo sau người phụ nữ trẻ tuổi đó là những vệ sĩ, võ trang bằng kiếm trần và súng ngắn nòng dài, đang khiêng một cái.cáng trên đó có thi thể một ông già ăn mặc sang trọng.
Nhạc công và một toán hậu tập gồm những kẻ cuồng tín khép lại sau đoàn người.
- Một lễ xu ti! - Ngài Francis nói.
- Lễ xu ti là gì? - Phileas Fogg hỏi khi đám rước đã đi qua.
- Lễ xu ti, thưa ông Fogg, là một lễ tế bằng người. - Thiếu tướng lữ đoàn trưởng nói. - Người phụ nữ mà ông vừa trông thấy sẽ bị thiêu sống vào sáng sớm ngày mai.

- Còn thi thể kia - Ông Fogg hỏi.
- Đó là thi thể của ông hoàng thân, chồng nàng, một vương hầu, - người hướng dẫn đáp.
- Nhưng người ta đưa nàng tới đâu?
- Tới đền Pillaji, cách đây hai dặm. Tại đó nàng sẽ qua đêm trong khi đợi giờ hiến sinh.
Khi sắp sửa lên đường, ông Fogg chợt kéo người dẫn đường lại và nói với ngài Francis Cromarty:
- Giá như chúng ta cứu được người phụ nữ đó. Tôi hãy còn được lợi mười hai tiếng cơ mà.
- Này, ông quả là một con người từ tâm!
- Đôi khi thôi. - Phileas Fogg đáp. - Khi tôi có thì giờ.
Ý đồ táo tạo, đầy khó khăn, nhưng ông Fogg không ngần ngại. Vả chăng ông tìm thấy ở thiếu tướng lữ đoàn trưởng một phụ tá quyết đoán. Về phần Passepartout, ý tưởng của ông chủ làm anh hứng khởi. Anh bắt đầu yêu thích Phileas Fogg.
Còn lại người dẫn đường.
- Tôi là người Pac-xi, - anh nói, - và người đàn bà đó cũng là người Pac-xị Xin hãy tùy nghi sai bảo tôi. Các ông cũng nên biết là chúng ta đang liều hi sinh tính mạng của chúng ta đó.
- Chúng tôi biết điều đó. - Ông Fogg đáp.
- Chúng ta hãy đợi đêm về rồi hẵng hành động.
Bấy giờ chàng trai trung hậu người ấn Độ cho biết vài chi tiết về nạn nhân. Đó là một người phụ nữ ấn Độ đẹp nổi tiếng, con gái của đôi vợ chồng thương gia giàu có, đã nhận được một nền giáo dục hoàn toàn của người Anh.
Nàng tên là Aoudạ Thân côi cút, nàng đã phải miễn cưỡng kết hôn với lão vương hầu đó. Khi trở nên góa bụa, nàng đã toan thoát thân, nhưng gia đình của lão vương hầu đã bắt nàng lại và đẩy nàng tới chỗ chết..Ngay khi trời nhá nhem, họ cất bước tiến về phía ngôi đền Pillajị Bỏ lại con voi trong đám cây, bốn người đàn ông bò về phía giàn thiêu bằng cây đàn hương thơm ngát. Thi thể của lão vương hầu đặt trên cùng. Trên mặt đất, từng nhóm người nằm ngủ la liệt, uể oải, vì say thuốc phiện. Ở vị trí sau của ngôi đền sừng sững, mọi cửa nẻo đều được canh chừng cẩn mật. Phá cửa vào là điều không thể.
Họ thỏa thuận chờ. Vào lúc nửa đêm, tình hình vẫn không thay đổi. Bấy giờ người dẫn đường đề nghị đi đường vòng để tới ngôi đền bằng một tiền sảnh gian giữa của nó. Phía đó không có sự canh chừng nào, hơn nữa những bức tường ở phía đó lại làm bằng một hỗn hợp gạch và gỗ khoét thủng không khó lắm.
Họ bắt đầu công việc bằng những con dao bỏ túi. Chẳng may, một tiếng kêu thét vang lên từ bên trong ngôi đền và vài giây sau, đám vệ sĩ xuất hiện nơi tiền sảnh của gian giữa ngôi đền và ở lại đó.
Những người bạn của chúng ta kịp thời ngồi thu mình dưới lùm cây.
Giờ khắc cứ trôi qua và chẳng bao lâu đã báo hiệu bình minh. Có một sự chuyển động trong đám đông đang thiu thiu ngủ. Tiếng trống vang dậy, tiếng hát và tiếng thét lại vỡ ra. Những cánh cửa ngôi đền mở toang, ông Fogg và ngài Francis Cromary có thể trông thấy nạn nhân đang bị hai ông thầy tu lôi ra ngoài.
Nắm tay Phileas Fogg, ngài Francis Cromarty cảm thấy bàn tay đó đang cầm một con dao đã mở sẵn.
Bấy giờ đoàn người đi theo đám rước rầm rập tiến bước. Những người bạn của chúng ta trà trộn vào những hàng cuối của đám đông, và bước theo.
Trong bóng tối lờ mờ, họ thấy nạn nhân nằm dài bất động bên cạnh xác chồng. Rồi một bó đuốc được đưa tới gần, gỗ tẩm dầu bốc cháy ngaỵ Vừa lúc Phileas muốn xông lên thì cảnh tượng bất ngờ thay đổi.
Một tiếng thét kinh hoàng vang lên. Thất kinh hồn vía, đám đông nhào xuống đất. Chẳng lẽ lão vương hầu chưa chết hay sao? Người ta thấy lão đứng thẳng dậy, nâng người phụ nữ trên đôi tay và bước xuống khỏi giàn hỏa giữa những luồng khói xoáy lên cuồn cuộn. Đám đông, mặt úp xuống đất, không dám ngước mắt lên trước.điều kỳ diệu đó, ông Fogg và ngài Francis Cromarty đã đứng dậy, sững sờ.
- Chúng ta hãy chuồn nhanh thôi. - Một giọng nói hối hả kêu lên.
Chính Passepartout là người đã lướt vào giàn hỏa và lợi dụng lúc bóng tối còn dày đặc, anh đã cướp người thiếu phụ khỏi tay thần chết.
Chập sau, cả bốn người biến mất vào rừng và con voi ráng sức đưa họ đi thật nhanh. Nhưng tiếng gào thét của đám đông, khi đã khám phá ra mưu mẹo, vẫn đuổi theo họ.
Quả nhiên trên giàn hỏa đang bốc cháy nổi bật lên thi thể của lão vương hầu. Đám đông lao vào rừng, nhưng chẳng mấy chốc những kẻ bắt cóc đã ở ngoài tầm của lằn tên mũi đạn.
Ngài Francis Cromarty siết chặt tay anh chàng Passepartout táo tợn. Ông chủ của anh đã nói với anh: "Được lắm", điều đó được nói ra từ con người hào hoa phong nhã này tương đương với một lời khen đáng giá. Chàng trai gan dạ cười và lấy làm hạnh phúc với sự thành công của mình. Còn người phụ nữ ấn Độ trẻ tuổi, nàng không biết gì về mọi việc xảy ra. Trùm kín trong những lớp chăn, nàng vẫn còn đang mệt lả.
Vào khoảng mười giờ sáng, cuối cùng khách cũng tới Allahabad. Passepartout được giao trách nhiệm đi mua mấy món trang sức linh tinh cho người phụ nữ trẻ tuổi, một chiếc áo dài, một chiếc áo khoác, điều không phải dễ tìm trong một thị trấn nhỏ như thế này.
Bà Aouda bắt đầu tỉnh lại và đôi mắt của bà đã lấy lại sức sống. Xe lửa sắp sửa rời ga xép.
Ông Fogg thanh toán tiền công cho anh chàng người Pac-xị Vấn đề còn lại là Kiounị Làm gì đây với một con voi mua quá đắt?
- Pac-xi, - Ông Fogg nói với người dẫn đường, - cậu rất ân cần và tận tụy. Cậu có ưng con voi này không? Nó thuộc về cậu đấy.
Đôi mắt người dẫn đường sáng lên.
- Ngài cho tôi cả một tài sản. - Anh nói.
- Cậu cứ nhận đi, chính tôi vẫn là người chịu ơn cậu mà.
- Hay quá! - Passepartout kêu lên. - Anh hãy nhận đi!
Hết sức mãn nguyện, anh chàng người Pac-xi rời bước cùng với con vật.
Chẳng bao lâu sau đó Phileas Fogg, ngài Francis Cromarty và Passepartout đã ngồi trong.một toa xe lửa đầy tiện nghi nơi bà Aouda được dành cho chỗ tốt nhất, và họ biến nhanh về hướng Bénarès.
Bà Aouda hết lời cám ơn những vị cứu tinh bằng một thứ tiếng Anh tuyệt vời, và khi nhớ lại những cảnh tượng của lễ xu ti bà không khỏi rùng mình kinh hãi.
Để bà được yên tâm, ông Fogg đề nghị đưa bà tới Hong Kong. Ở đó bà sẽ được yên ổn hoàn toàn. Thiếu phụ trẻ chấp nhận với lòng biết ơn.
Bà cũng có một người bà con đang ngụ tại Hong Kong, một trong những thương gia thành đạt nhất của thành phố này.
Mười hai giờ rưỡi trưa, xe lửa dừng tại nhà ga Bénarès.
Họ tới Calcutta vào bảy giờ sáng. Tàu khách đi Hong Kong chỉ nhổ neo vào buổi trưa. Phileas Fogg phải tới thủ đô ấn Độ vào ngày 25 tháng mười, và ông đã tới đó đúng vào ngày ấn định. Không trễ cũng không sớm hơn. Hai ngày được lợi giữa Luân Đôn và Bom-bay đã mất, hẳn chúng ta đã biết vì sao rồi, nhưng dường như con người hào hoa phong nhã đó chẳng chút tiếc rẻ điều đó.
Ông Fogg giúp người bạn gái cùng đi với mình bước xuống sân gạ Ông định đi thẳng tới con tàu khách để đưa bà Aouda lên đó cho thật thoải mái và an toàn, nhưng lúc bước ra khỏi nhà ga, một viên cảnh sát tới bên ông và hỏi:
- Ông là Phileas Fogg?
- Phải, tôi đây.
- Người này giúp việc cho ông à? - Viên cảnh sát tiếp lời và chỉ Passepartout.
- Đúng.
- Cả hai ông hãy theo tôi.
- Người phụ nữ trẻ này có thể cùng đi với chúng tôi không? - Người Anh giản dị hỏi.
- Có thể. - Viên cảnh sát đáp.
Anh ta đưa ông Fogg, bà Aouda và Passepar-tout tới một cỗ xe được đóng vào hai con ngựa và mọi người lên đường.
"Tù nhân" được đưa tới trước một ngôi nhà có những cửa sổ lắp lưới sắt, rồi người ta nhốt họ vào một gian phòng.
Tới tám giờ rưỡi, cửa mở và viên cảnh sát đưa tù nhân vào phòng xử án nơi quần chúng đông đảo đã ngồi kín. Quan tòa, một người đàn ông mập mạp, tròn trịa, tên là Obadiah, bước.vào gần như ngay sau đó, theo chân ông là viên lục sự. Ông chụp một bộ tóc giả móc ở một cây đinh và đội ngay lên đầu.
- Vụ kiện thứ nhất... - Quan tòa nói.
- Phileas Fogg đâu? - Viên lục sự lên tiếng hỏi.
- Tôi đây. - Ông Fogg đáp.
- Passepartout?
- Có mặt! - Chàng trai đáp.
- Tốt. - Quan tòa Obadiah nói. - Các bị cáo, vậy là đã hai ngày nay, người ta rình rập các người trên tất cả các chuyến xe lửa.
"Hãy cho bên nguyên vào." - Ông ra lệnh.
Ba ông thầy tu ấn Độ được một viên thừa phát lại đưa vào.
Viên lục sự đọc to một đơn khiếu nại về tội phạm thánh chống lại ông Fogg và người giúp việc của ông, bị cáo bị buộc tội đã xâm phạm một nơi chốn thiêng liêng.
- Anh đã nghe rồi chứ? - Quan tòa hỏi Phileas Fogg.
- Đã, thưa ông. - Người Anh đáp. - Tôi xin nhận tội.
- Còn anh, anh có nhận tội không?
- Tôi xin nhận tội và tôi đợi tới lượt ba ông thầy tu kia cũng nhận tội về tất cả những gì họ muốn làm tại đền Pillajị Trước đền họ đã sắp sửa thiêu sống nạn nhân của họ. - Passepartout kêu lên.
Ba thầy tu nhìn nhau sững sờ. Vị quan tòa không giấu vẻ kinh ngạc.
- Nạn nhân nào? - Ông hỏi. - Đó là ngôi đền Malebar - Hill mà.
- Đây là đôi giày, tang vật của kẻ báng bổ thánh thần. - Viên lục sự tiếp lời và trưng ra một đôi giày.
- Đôi giày của tôi! - Passepartout kêu lên.
Người ta nhận ra sự lầm lẫn. Ông Fogg và người giúp việc của ông đã quên mất chuyện rắc rối tại đền ở Bombay.
Nhưng, quan tòa chấp nhận tội của Passepar-tout trong khi anh chàng sẵn sàng mất tất cả những gì mình đang có để rút lại những lời khinh suất của mình.
- Xét theo luật pháp nước Anh muốn bảo vệ tất cả mọi tôn giáo của ấn Độ, - quan tòa công bố, - tội trạng đã được nhận, bị can Passepartout bị kết án mười lăm ngày tù và phải nộp một món tiền phạt ba trăm bảng..- Ba trăm bảng? - Chàng trai kêu lên.
- Im lặng! - Viên lục sự nói.
- Và, - quan tòa nói thêm, - xét rằng người chủ phải chịu trách nhiệm về việc làm và cử chỉ của người làm mướn, tôi giữ ông Phileas Fogg lại và kết án ông tám ngày tù và phải nộp năm mươi bảng tiền phạt. Lục sự đâu, hãy gọi vụ khác.
Phileas Fogg thậm chí không cau mày. Ông đứng dậy và nói:
- Tôi xin đóng tiền bảo lãnh.
- Đó là quyền của ông, - quan tòa đáp và quyết định số tiền bảo lãnh của mỗi bị can là một ngàn bảng.
Con người hào hoa phong nhã đó đã trả món tiền mà không nói tiếng nào.
- Số tiền này sẽ được hoàn lại cho ông. Trong khi chờ đợi, ông được bảo đảm tại ngoại. - Quan tòa nói.
- Nhưng ít ra họ cũng phải trả lại đôi giày cho tôi chớ. - Passepartout tức giận kêu lên.
Bộ dạng thảm hại, Passepartout lê bước theo ông Fogg đang đưa tay đỡ người phụ nữ trẻ. Cả ba bước lên một chiếc xe. Fix vẫn bám sát theo sau. Ông ta vẫn nuôi hi vọng tên trộm của mình sẽ không bao giờ chịu buông ra món tiền lớn nhưng đã phải thất vọng ghê gớm. Ông ta thấy ông Fogg bước xuống một chiếc xuồng. Bấy giờ đã mười một giờ.
- Tên vô lại! - Viên thám tử kêu lên, - Hoang phí như một tên trộm! A, mình sẽ bám gót nó tới cùng trời cuối đất nếu cần, nhưng cứ theo cái đà này món tiền lấy trộm cũng bay hết thôi..
Chương 4
Điều thú nhận
Tàu Rangoon về tốc độ không thua tàu Mongolia nhưng thua về mặt tiện nghị Nhưng dầu sao đây chỉ là một chuyến vượt biển mười hai ngày, và bà Aouda không tỏ ra là một hành khách khó tính.
Phileas Fogg dành cho bà một sự lịch thiệp đúng mức nhất với vẻ ngoài lạnh lùng. Passepar-tout đã giải thích phần nào cho người phụ nữ trẻ về tính cách kỳ quặc của ông chủ anh. Anh cho bà biết về vụ đánh cuộc đã lôi kéo ông vào chuyến đi vòng quanh thế giới. Bà Aouda đã cười bằng ánh mắt.
Tàu Rangoon lướt nhanh về phía eo biển Malacca.
Thanh tra Fix làm gì trong chuyến vượt biển đó? ông đã xuống tàu và Passepartout đã không thấy ông, nhưng nhiều tình huống đã đưa ông tới việc nối lại mối quan hệ với chàng trai trung hậu.
Ra khỏi cabin của mình, ông bước lên boong và xông tới phía mũi tàu nơi chàng trai đang dạo bước.
- Đúng là anh trên tàu Rangoon!
- Ông Fix, đúng là ở trên tàu! - Passepartout đáp lại và hết sức ngạc nhiên. - Sao, vậy là ông cũng đi vòng quanh thế giới à?
- Không, không. - Ông Fix đáp. Tôi định ghé lại Hong Kong, chỉ trong vài ngày thôi.
- A! - Passepartout kinh ngạc. - Sao tôi không thấy ông trên tàu kể từ lúc khởi hành?
- Say sóng. Tôi phải nằm lì trong cabin. Còn ông chủ của anh?
- Rất khỏe. Chúng tôi có một bà trẻ tuổi cùng đi với chúng tôi.
- Một bà trẻ tuổi à? - Viên thanh tra đáp lại.
Sau đó Passepartout cho ông biết câu chuyện.
- Rốt cuộc, ông chủ anh có ý định đưa bà ấy tới châu Âu không?.- Không đâu, thưa ông, chúng tôi sẽ gởi bà ấy lại cho một người bà con của bà tại Hong Kong chăm lo.
Từ hôm đó, Passepartout và viên thám tử thường xuyên gặp nhau. Chàng trai thật sự lấy làm lạ về sự tình cờ khác thường một lần nữa đặt Fix trên đường đi của ông chủ anh.
Ngày 31 tháng mười, tàu Rangoon cặp bến Singapour để thay mới số than đá dự trữ. Con tàu đã tới cảng sớm hơn nửa ngày theo qui định.
Phileas Fogg ghi việc tới sớm này vào cột của thời gian được lợi, và lần này, ông rời khỏi tàu cùng với bà Aouda, bà ngỏ ý muốn được đi dạo vài tiếng đồng hồ. Fix bám theo sau và không để ai trông thấy mình.
Singapour là một hòn đảo xinh đẹp, giống như một công viên với những thứ hoa quả ngon nhất đời. Bà Aouda và người bạn đồng hành đã đi khắp miền quê bằng xe hai ngựa rồi trở về tàu. Passepartout đang đợi họ Ở đó với một rổ xoài thơm ngon. Lúc mười một giờ, sau khi đã chất đầy than đá, tàu Rangoon thả dây buộc.
Thời tiết thay đổi với vầng trăng hạ huyền. Biển động. Gió thổi thật thuận lợi từ hướng tây nam, điều này giúp ích nhiều cho hành trình của con tàu khi bắt đầu giương buồm chạy.
Nhưng những con tàu thuộc Công ty Bán đảo hoạt động trên biển Trung Quốc không được đóng chắc chắn nên chỉ có sức đề kháng yếu ớt trước biển. Do thời tiết xấu, thỉnh thoảng người ta buộc phải cho tàu chạy chậm lại. Việc giảm tốc độ này khiến cho Passepartout nổi giận.
- Vậy là anh cần tới Hong Kong gấp phải không? - Một hôm viên thám tử hỏi anh.
- Rất gấp. - Chàng trai đáp.
- Anh tin vào chuyến đi vòng quanh thế giới này à?

- Tuyệt đối. Ông thì sao, ông Fix?
- Tôi à? Tôi không tin!
Còn ông Fogg trong lòng lâng lâng dù bề ngoài vẫn cố dửng dưng, thậm chí không tỏ ra bối rối chút nào vì vẻ quyến rũ của bà Aouda.
Trong những ngày cuối cùng của chuyến vượt biển. Thời tiết càng xấu đi. Cố định hướng tây bắc, gió ngăn trở sự vận hành của con tàu.
Tất cả những cánh buồm đều đã xếp lại và người ta đoán chừng con tàu sẽ bị chậm trễ..Phileas Fogg vẫn nhìn cảnh tượng biển đang cuồng nộ với vẻ thản nhiên quen thuộc của mình.
Fix thì mong bão tố vì ông không tin rằng bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng sẽ buộc lão Fogg ở lại Hong Kong vài ngày. Với Passepar-tout, sự thử thách chỉ khiến anh phẫn nộ. Anh bồn chồn lo lắng. Anh sẵn sàng đánh đòn cái biển không vâng lời.
Trong suốt thời gian xảy ra cơn bão, Passepartout vẫn ở trên boong tàu Rangoon. Anh leo vào bộ cột buồm, và gây kinh ngạc cho đoàn thủy thủ khi giúp đỡ họ với sự khéo léo của một con khỉ. Hàng trăm lần anh hỏi chuyện viên thuyền trưởng và các sĩ quan, họ chỉ biết đưa anh tới xem cái phong vũ biểu.
Cuối cùng cơn bão cũng nguôi đi và chàng trai có thể dịu lại. Thủy thủ lại giương buồm vuông lẫn buồm thấp, nhưng người ta không thể gỡ lại tất cả thời gian đã mất, và đất liền chỉ hiện ra vào lúc năm giờ sáng ngày mùng 6.
Hành trình của ông Fogg dự kiến tới vào ngày 5, như vậy là trễ mất hai mươi bốn giờ.
Lúc sáu giờ, viên hoa tiêu lên boong để hướng dẫn con tàu qua những lạch cạn tới Hong Kong. Passepartout rất muốn hỏi chuyện người đàn ông đó nhưng không dám, anh muốn giữ lại một chút hi vọng tới phút chót. Ngược lại, Phileas Fogg hỏi với vẻ thản nhiên nhất của mình, liệu anh ta có biết bao giờ tàu đi Yokohama khởi hành.
- Vào sáng mai, lúc thủy triều lên. - Viên hoa tiêu đáp.
Passepartout sẵn sàng ôm hôn viên hoa tiêu trong khi Fix chỉ muốn vặn cổ anh chàng.
Quả nhiên việc khởi hành của tàu Carnatic, dự kiến vào ngày hôm sau, đã phải đổi lại do những phiền toái về máy móc.
Lúc một giờ, tàu Rangoon cập bến.
Nhưng chính những tình huống đó đã tình cờ giúp ích cho Phileas Fogg. Nếu không cần thiết phải sửa chữa những cái nồi súp de thì tàu Carnatic đã rời cảng, và hành khách đi Nhật Bản hẳn phải đợi một tuần mới có chuyến tàu tiếp theo. Mặc dù bị trễ hai mươi bốn tiếng đồng hồ nhưng cũng dễ dàng gỡ gạc lại khoảng thời gian này trong chuyến vượt Thái Bình Dương.
Người đàn ông hào hoa phong nhã đó đã có sẵn mười tám tiếng đồng hồ để giải quyết công việc, những việc liên quan tới bà Aoudạ Lúc lên bờ, ông đưa tay đỡ người phụ nữ trẻ và đưa bà.đi về phía một bến cảng. Ông nhờ đám người khuân vác chỉ cho ông một khách sạn, và họ chỉ cho ông khách sạn Câu lạc bộ.
Tại đây, Phileas Fogg đặt một phòng cho người phụ nữ trẻ, sắp xếp cho Passepartout ở lại với bà để bà đỡ thấy trơ trọi, ròi bắt đầu đi tìm ngay người bà con của bà.
Người đàn ông hào hoa phong nhã bắt xe tới Sở giao dịch chứng khoán. Tại đây ông được thông báo rằng nhân vật đó là một trong những thương gia giàu có nhất của thành phố.
Quả nhiên người môi giới mà ông Fogg tìm hỏi biết rõ tay lái buôn người Pac-xị Nhưng từ hai năm nay, ông không còn ở đây nữa. Nghe đâu khi đã tạo nên cơ nghiệp, ông đến lập nghiệp ở châu Âu, tại Hòa Lan.
Phileas Fogg trở về khách sạn Câu lạc bộ và báo cho bà Aouda biết kết quả cuộc tìm kiếm của mình. Ban đầu người phụ nữ trẻ không đáp lại lời nào. Rồi bà khẽ hỏi bằng một giọng dịu dàng:
- Tôi phải làm gì đây, thưa ông Fogg?
- Thật đơn giản, - người đàn ông hào hoa phong nhã nói, - bà sẽ tới châu Âu.
- Tôi không thể lạm dụng...
- Bà không lạm dụng, và sự hiện diện của bà không gây phiền hà gì cho chương trình của tôi đâu.
Phileas Fogg gọi Passepartout và yêu cầu anh đi đặt ba cabin trên tàu Carnatic.
Chàng trai ra bến tàu, tại đây anh thấy Fix đang đi đi lại lại, và anh không lấy làm ngạc nhiên với điều này. Nhưng viên thanh tra cảnh sát lại để lộ trên mặt mình những dấu hiệu của một nỗi thất vọng to lớn.
Anh đến bắt chuyện với ông ta bằng một nụ cười vui vẻ.
Viên cảnh sát có những lý do chính đáng để càu nhàu về điều không may của mình. Không có lệnh bắt! Điều đương nhiên là lệnh này phải đuổi theo ông và chỉ có thể tới tay ông nếu ông lưu lại vài ngày trong thành phố.
Vậy mà Hong Kong đã là thuộc địa Anh cuối cùng trong chuyến đi và lão Fogg sẽ thật sự thoát khỏi ông nếu ông không giữ được chân lão ta ở đó.
- Sao, ông Fix, ông có quyết định đi với chúng tôi tới châu Mỹ không đó? - Passepartout hỏi.
- Có. - Fix nghiến răng nói..Cả hai bước vào phòng vận tải đường biển để đặt chỗ. Nhân viên trên tàu thông báo với họ là công việc sửa chữa đã xong và tàu khách sẽ khởi hành ngay vào buổi chiều.
- Tốt lắm. - Passepartout đáp, - Tôi sẽ báo cho ông chủ tôi biết.
Bấy giờ Fix quyết định nói tất cả với người bạn đồng hành và ông mời anh uống một ly trong quán rượu. Họ bước vào quán đầu tiên trông thấy.
Lúc này trong quán đã có khoảng ba mươi khách đang ngồi bên những chiếc bàn con bằng mây bện. Trước mặt họ là những vại bia hoặc những ly rượu gin hoặc branđdi, hầu hết đều ngậm những ống tẩu dài bằng đất nung nhồi những viên thuốc bé tí. Fix và Passepartout biết họ đã vào một nơi sặc mùi khói thuốc lá nơi những người ghiền á phiện khốn khổ hay lui tới.
Fix gọi rượu nho potô là thức uống khoái khẩu của anh chàng người Pháp.
- Tôi cần nói với anh những điều nghiêm túc, - cuối cùng một người lên tiếng trước. - Anh đã đoán biết tôi là ai rồi chứ?
- Đương nhiên rồi. - Người kia vừa nói vừa mỉm cười.
- Vậy tôi sẽ thú thật tất cả với anh...
- Khi mà tôi đã biết hết rồi à? Thôi được, ông cứ tiếp tục đi, nhưng trước hết hãy để cho tôi nói với ông rằng những kiểu người hào hoa phong nhã đó không chi tiêu rộng rãi một cách vô ích đâu!
- Anh thật viển vông! Tôi thấy rõ là anh không biết tầm quan trọng của món tiền...
- Hai mươi ngàn bảng!
- Năm mươi lăm ngàn. - Fix sửa lại.
- Sao? - Passepartout kêu lên. - Ông Fogg lẽ nào lại dám... Nào, thêm lý do để khỏi mất thêm một phút nào, - anh vừa nói vừa đứng bật dậy.
- Năm mươi lăm ngàn bảng. - Fix lặp lại và ép chàng trai ngồi lại và gọi rượu branđi. - Nếu tôi thành công, tôi sẽ lãnh một món tiền thưởng hai ngàn bảng. Anh có muốn năm trăm bảng trong số đó với điều kiện là giúp tôi không?
- Giúp ông à? - Passepartout hỏi lại.
- Đúng, giữ chân lão Fogg trong vài ngày tại Hong Kong.
- Sao, - chàng trai ngạc nhiên, - Ông nói gì vậy? Nhưng đấy đúng là một cái bẫy! Những con.người hào hoa phong nhã, những người bạn đồng sự trong Câu lạc bộ Cải cách là như thế đấy!
Fix không còn hiểu chuyện gì nữa.
- Thưa ông, ông nên biết rằng ông chủ tôi là một người chính trực và khi ông ấy đánh cuộc, đó là vì ông ấy muốn thắng cuộc một cách trung thực.
- Nhưng anh nghĩ tôi là ai vậy?
- Chắc chắn ông là một nhân viên của Câu lạc bộ Cải cách có nhiệm vụ kiểm tra cuộc hành trình của ông chủ tôi, đó là điều đặc biệt khó chịu. Tôi đã hết sức tránh không tiết lộ lai lịch của ông cho ông chủ tôi đấy.
Viên thanh tra cảnh sát đưa tay lên trán. Rõ ràng chàng trai này đầy thiện ý và không hề tiếp tay với chủ.

- Anh hãy nghe đây, - Fix nhấn giọng, - anh hãy nghe kỹ lời tôi. Tôi không phải như anh tưởng đâu. Tôi là Thanh tra cảnh sát đang đảm nhận một nhiệm vụ.
Rồi ông rút từ trong ví ra một tờ giấy và chỉ cho người bạn đồng hành thấy sự ủy nhiệm do ông giám đốc cảnh sát trung ương ký.
Passepartout bàng hoàng không biết nói gì.
- Việc đánh cuộc của ông Fogg chỉ là một cái cớ để đánh lừa các anh, anh và những người bạn của ông ấy trong Câu lạc bộ, bởi ông ta, có lợi khi có sự tòng phạm của các anh.
- Nhưng thế là thế nào? - Anh chàng người Pháp kêu lên.
- Anh hãy nghe đây. Ngày 28 tháng chín vừa qua, có một vụ trộm năm mươi lăm ngàn bảng xảy ra tại Ngân hàng Anh quốc, tác giả là một cá nhân với những dấu hiệu nhận dạng tương ứng từng nét một với ông chủ của anh.
- Coi nào, - Passepartout kêu lên, - Ông chủ tôi là người lương thiện nhất trên đời.
- Anh thì biết gì? Anh đến giúp việc cho ông ấy đúng vào ngày các anh hối hả lên đường, không hòm rương, mang theo một số bạc khổng lồ. Vậy anh có muốn bị bắt với tư cách là tòng phạm của ông ta không?
Passepartout ôm đầu. Anh không thể nào tin được rằng ông chủ của mình có tội.
- Tóm lại, ông muốn gì ở tôi đây? - Anh hỏi viên thanh tra.
- Tôi nói ngay đây. Tôi đã theo dõi lão Fogg tới tận đây, nhưng tôi vẫn chưa nhận được lệnh.bắt. Vậy anh phải giúp tôi giữ chân lão tại Hong Kong...
- Tôi ấy à? Tôi...
- Và tôi sẽ chia cho anh số tiền thưởng hai ngàn bảng mà Ngân hàng Anh quốc đã hứa với tôi.
- Không đời nào. - Passepartout đáp. - Tôi phục vụ cho ông ấy, tôi thấy ông ấy nhân hậu và độ lượng... Phản bội lại ông ấy... Không đời nào... Không, cho thêm vàng cũng không.
- Anh từ chối à?
- Tôi từ chối.
- Vậy hãy coi như tôi đã không nói gì cả. -Fix đáp. - Chúng ta cạn ly đi.
Passepartout cảm thấy mình càng lúc càng saỵ Thấy cần phải giữ chân anh lại, Fix lấy một ống tẩu nhồi đầy á phiện trên bàn và đặt vào tay Passepartout. Anh cầm lấy ống tẩu, đưa lên môi, châm lửa, hít vài ngụm và lại ngã xuống, đầu nặng trĩu.
Khi chàng trai đã hoàn toàn rã rời, viên thanh tra thanh toán hết các khoản tiền và bước ra ngoài.
Chương 5
Tàu Tankadere
Vào giờ đi ngủ, không thấy người giúp việc xuất hiện lại. Ngày hôm sau, Passepartout cũng không trả lời tiếng nào khi nghe tiếng chuông gọi của ông Fogg. Không ai biết được con người danh giá, lịch lãm ấy nghĩ gì khi biết người giúp việc của mình không trở về khách sạn. Ông Fogg đành lấy túi xách, cho người báo bà Aouda và nhờ đi tìm một cái kiệu.
Ra đến bến cảng, ông Fogg hay tin rằng tàu Carnatic đã rời bến từ chiều hôm trước.
Lúc đó một người đang chăm chú quan sát ông tiến lại gần. Đó là thanh tra Fix. Ông chào Fogg và nói:
- Ông đúng là hành khách của tàu Rangoon như tôi đấy chứ?
- Đúng vậy, thưa ông. - Phileas Fogg lạnh lùng đáp. - Nhưng tôi không được hân hạnh... - Xin lỗi ông, tôi tưởng tìm thấy người giúp việc của ông tại đây. Còn chuyện liên quan tới tôi thì tôi rất lấy làm thất vọng. Tàu Carnatic đã rời Hong Kong mười hai tiếng đồng hồ trước đây mà không báo trước cho ai cả, bây giờ phải đợi tám ngày nữa mới có chuyến tới.
Nói ra mấy lời này, Fix thấy lòng mừng khấp khởi.
Nhưng ông ta tưởng như bị trời giáng khi nghe Phileas Fogg lạnh lùng đáp.
- Nhưng hình như tại Hong Kong ngoài tàu Carnatic còn nhiều tàu khác cơ mà.
Ông Fogg đưa tay cho bà Aouda rồi đi về phía bến cảng tìm một con tàu sắp rời bến.
Mặc dù vẫn còn choáng váng, Fix cũng bước theo ông. Vậy là vận may dường như đã thật sự bỏ rơi người nó đã phục vụ đắc lực cho tới bấy giờ.
Trong ba tiếng đồng hồ, Phileas Fogg đi ngang dọc khắp cảng, nhưng ông vẫn không thấy một chiếc tàu nào thích hợp. Một anh thủy thủ bỗng nhiên tới gợi chuyện với ông trên cảng ngoài. Tên anh ta là John Bunsby.
- Có phải ngài tìm một chiếc tàu không? -Anh thủy thủ hỏi.
- Anh có một chiếc à?
- Đúng, thưa ngài, một chiếc tàu hoa tiêu, loại tốt nhất.
- Anh nhận đưa tôi tới Yokohama chứ?
Nghe câu nói, anh thủy thủ mở to mắt kinh ngạc hỏi.
- Ngài muốn đùa sao?
- Không, tôi phải có mặt tại Yokohama trễ lắm là ngày 14 để đáp tàu đi San Francisco.
- Rất tiếc, không thể được.
- Tôi trả cho anh mỗi ngày một trăm bảng và một món tiền thưởng hai trăm bảng nếu tôi đến kịp giờ.
Anh thủy thủ nhìn ra biển, anh đang bị giằng co giữa ước muốn được lĩnh một số tiền lớn và nỗi sợ phải mạo hiểm ở một nơi xa lắc.
- Thưa ngài, - cuối cùng anh nói, - tôi không thể liều tính mạng của tôi và người của tôi lẫn chính ông trong một chuyến vượt biển dài như vậy trên một chiếc tàu trọng tải hai mươi tonnô...
Fix thở một hơi dài.
- Nhưng có thể dàn xếp cách khác.
Fix hầu như nín thở.
- Sao? - Phileas Fogg hỏi..- Bằng cách đi Nagasaki, cách một ngàn một trăm hải lý, hoặc chỉ tới Shangai thôi, cách tám trăm hải lý. Trong trường hợp sau, chúng ta không ra xa bờ biển Trung Quốc lắm, điều này là một thuận lợi lớn.
- Anh lái tàu à, tôi phải tới Yokohama để đáp tàu đi châu Mỹ cơ mà. - Phileas Fogg đáp lại.
- Nhưng tàu khách của San Francisco không đi từ Yokohamạ Nó ghé ở đó cũng như ở Na-gasaki, và cảng xuất phát của nó là Shangai, nó rời cảng này ngày II, lúc bảy giờ chiều. Vậy là chúng ta có bốn ngày trước mặt, thế cũng đủ, nếu biển lặng.
- Và anh có thể lên đường ngay?
- Trong một giờ nữa.
- Công việc đã thỏa thuận. Anh là chủ của chiếc Tankadère đấy chứ?
Phileas Fogg đưa trước cho anh hai trăm bảng và quay sang Fix:
- Nếu ông thấy thích nhân dịp này...
- Thưa ông, - Viên cảnh sát trả lời dứt khoát, - tôi muốn xin ông ân huệ này.
- Nhưng còn chàng trai đáng thương ấy thì sao? - Bà Aouda nói, lo lắng vì sự mất dạng của Passepartout.
- Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể, - người Anh đáp.
Phileas Fogg cung cấp dấu hiệu nhận dạng của người giúp việc cho Tòa lãnh sự Pháp cũng như văn phòng cảnh sát Hong Kong, và để lại một số tiền đủ để cho anh hồi hương.

Lúc ba giờ, tàu Tankadère đã sẵn sàng để chuẩn bị ra khơi.
Đó là một con tàu nho nhỏ buồm dọc, thon dài trong những đường ngấn nước của nó. Những lớp đồng sáng choang, boong tàu cọ sạch bóng cho thấy chủ nhân biết bảo quản nó trong tình trạng tốt nhất.
Đoàn thủy thủ gồm có John Bunsby và bốn người. Chính nhờ những chàng thủy thủ biết rành rẽ về biển này mà ông chủ tàu, một người đàn ông tuổi trạc bốn mươi lăm, mạnh khỏe, mắt sáng quắc, đã tạo được lòng tin với những con người nhút nhát nhất.
Khi Phileas Fogg và bà Aouda bước lên tàu, Fix đã có mặt ở đó... Cuối cùng buồm được kéo lên, cờ nước Anh bay phấp phới trên mũi con tàu. Hành khách ngồi trên boong trong khi John Bunsby bước ra xạ Đón gió dưới cánh buồm hình thang, buồm mũi và những buồm tam giác, tàu Tankdère cưỡi trên sóng lướt tới.
Biển Trung Quốc nhiều sóng gió. Vào thời kỳ đó trong năm, đi ngược tới Shangai bằng một con tàu buồm dọc quả là điều táo bạo nhưng John Bunsby luôn tin tưởng vào chiếc Tankadère vẫn vượt biển một cách dễ dàng.
Đêm đến. Tuần trăng thượng huyền mới bắt đầu. Người lái tàu đã bố trí đèn hiệu trong khi Fix đang mơ màng nơi mũi tàu. Ông không thích nói chuyện với Fogg, người đã giúp đỡ ông. Fix có vẻ tin chắc ông này sẽ đi San Francisco ngay tức khắc. Ông ta đã băng qua ba phần tư địa cầu tới châu Mỹ để được yên tâm một cách chắc chắn tiêu sài số tiền triệu của ngân hàng sau khi đã đánh lừa cảnh sát. Liệu ông Fix có nên chịu thua con người đó không? Không, một trăm lần không.
Ông sẽ không rời lão ta nửa bước cho tới khi ông nhận được lệnh dẫn độ. Dầu sao, một tình huống tốt đẹp đang xảy ra: Passepartout không còn ở bên ông chủ của anh ta nữa.
Vào nửa đêm, Phileas Fogg và bà Aouda bước xuống cabin. Fix đã vào đây trước họ và đang nằm dài nghỉ ngơi. Người lái tàu và các thủy thủ vẫn ở trên boong suốt đêm. Ngày hôm sau, mùng 8 tháng mười một, lúc mặt trời lên, con tàu đã đi được một trăm dặm, và trong suốt ngày hôm ấy nó đã ra xa hẳn bờ, nơi có các luồng hải lưu rất thuận lợi. Vào khoảng trưa, gió yếu đi phần nào. Người lái tàu cho giương buồm thượng hình tam giác, nhưng sau hai tiếng đồng hồ, người ta phải hạ chúng xuống, bởi gió đã mạnh lên trở lại.
Trong lúc đó tàu vẫn chạy nhanh. Trước món tiền thưởng hấp dẫn, tất cả đoàn thủy thủ đều hăng hái trong công việc. Rạng sáng, tàu Tankadère chạy vào eo biển Phước Kiến ngăn cách đảo Đài Loan với bờ biển Trung Quốc.
Biển ở vùng này rất nguy hiểm, đầy những xoáy nước hình thành từ các dòng đối lưu. Con tàu đã tốn sức quá nhiều. Phong vũ biểu báo sắp có một sự thay đổi không khí và mực thủy ngân dao động thất thường. Người ta cũng trông thấy biển dâng lên về phía đông nam thành những đợt sóng dài..Người lái tàu thì thầm trong kẽ răng những điều khó hiểu.
Rồi bất ngờ anh xuất hiện bên người hành khách của mình:
- Tôi có thể nói hết mọi điều với ngài không"? - Anh nói giọng nhỏ nhẹ.
- Vâng, xin mời, - Phileas Fogg đáp.
- Chúng ta sắp gặp một trận gió kinh hồn đây. Sắp có một cơn bão từ phía nam.
- Được thôi, cơn bão từ phía nam, nó sẽ đẩy chúng ta đi đúng hướng.
Linh cảm của John Bunsby không đánh lừa anh. Anh cho cuốn hết buồm và đưa các trục căng buồm lên boong. Người ta xếp lại sào căng buồm phụ và đóng chặt các cửa hầm tàu. Chỉ có một cánh buồm hình tam giác được kéo lên để giữ cho tàu xuôi theo gió. Vào khoảng tám giờ.
Một trận cuồng phong và mưa ập xuống con tàu.
Chỉ với một mảnh buồm nhỏ, tàu Tankadère bị hất tung như một chiếc lông. Cứ vậy mà suốt ngày nó chạy về phía bắc, cuốn theo những đợt sóng kinh hoàng. Hai mươi lần nó suýt bị chìm trong những đợt sóng cao như núi dựng lên từ phía sau, nhưng tay lái vững vàng khôn khéo của người cầm lái đã tránh được tai họa. Fix đương nhiên trở nên gắt gỏng, và bà Aouda gan dạ thì nhìn đăm đăm vào người bạn đồng hành mà bà cảm phục vì sự bình tĩnh. Bà tỏ ra xứng đáng với ông và bà bất chấp dông bão. Còn đối với Phileas Fogg thì dường như trận bão cũng nằm trong dự định của ông.
Trong đêm, bão tố càng tới tấp. Sau khi tham khảo thủy thủ đoàn, John Bunsby tới bên ông Fogg và nói:
- Thưa ngài, tôi nghĩ chúng ta nên tấp vào một hải cảng nào gần đây nhất.
- Tôi cũng nghĩ vậy, tôi chỉ biết có một hải cảng là Shangai thôi.
Người cầm lái lúc đầu không hiểu được câu trả lời này, không thấy hết sự bướng bỉnh và sự gan lì thể hiện trong đó. Rồi anh kêu lên:
- A, đúng rồi. Ngài có lý. Shangai!
Và con tàu điềm nhiên hướng về phía bắc.
Đêm thật sự khủng khiếp, nhưng con tàu bé nhỏ buồm dọc vẫn không đổ ụp.
Tới sáng hôm sau, bão tố vẫn nổi lên điên cuồng. Nhưng hướng đông nam, gió đã lặng.
Ngày hôm sau, John Bunsby có thể quả quyết rằng họ chỉ còn cách Shangai một trăm hải lý..Tàu căng đầy buồm. Người ta muốn tới nơi bằng mọi giá. Trừ Phileas Fogg, mọi người đều nôn nóng. Con tàu buồm dọc phải giữ tốc độ trung bình chín hải lý một giờ và gió đã dịu đi.
Đến sáu giờ, John Bunsby tính chỉ còn mười hải lý là tới sông Shangai, bởi chính thành phố ở phía trên cửa sông cách ít lắm cũng phải mười hai hải lý.
Đến bảy giờ, họ hãy còn cách ba hải lý.
Người lái tàu bật ra một lời nguyền rủa bởi món tiền thưởng hai trăm bảng dĩ nhiên là sắp vuột khỏi tay anh rồi. Anh nhìn ông Fogg. Ông vẫn thản nhiên như không, vậy mà lúc này đây trọn cơ nghiệp của ông như đang trong một trò đùa.
Đúng lúc đó, một vật gì hình thoi dài và đen, trên có một cuộn khói, xuất hiện sát mặt nước. Đó là chiếc tàu khách của Mỹ đang ra khơi vào giờ quy định.
- Tai họa! - John Bunsby kêu lên và đẩy cần bánh lái ra.
- Tín hiệu! - Phileas Fogg chỉ ra lệnh có vậy.
Một khẩu đại bác nhỏ bằng đồng được đặt ở mũi tàu Tankadèrẹ Nó đã được nạp đạn đầy ăm ắp, nhưng đúng vào lúc người cầm lái sắp sửa đặt vào đó một hòn than đỏ rực thì có tiếng hô:
- Cờ rủ! - Ông Fogg nói.
Lá cờ được kéo tới nửa cột cờ. Đó là một dấu hiệu nguy khốn.
- Bắn! - Phileas Fogg nói.
Tiếng nổ của khẩu đại bác nhỏ bằng đồng vang lên trong không khí..
Chương 6
Những anh hề của ngài Batulcar
Tàu Carnatic đã rời Hong Kong ngày 6 tháng mười một. Hai cabin ở đuôi tàu vẫn trống người, đó là hai cabin được giữ trước dành cho ông Phileas Fogg.
Sáng hôm sau, những người nơi mũi tàu có thể trông thấy một hành khách với đôi mắt đờ đẫn và dáng đi không vững đang loạng choạng bước ra khỏi khu vực của người đi vé hạng nhì.
Người hành khách đó là Passepartout. Sau đây là những gì đã xảy ra.
Một chập sau khi Fix rời phòng hút thuốc lá, hai chàng thanh niên đã đặt Passepartout nằm trên một chiếc giường dành cho những người nghiền thuốc phiện. Nhưng ba giờ sau, chàng trai thức giấc và ra sức chống lại tác dụng của thuốc ngủ đang làm cho anh tê mệ ý thức về bổn phận phải hoàn tất công việc tác động anh tới đờ đẫn.
Anh loạng choạng, té ngã rồi lại đứng lên. Anh bước ra ngoài và kêu vang như trong giấc mơ:
Tàu Carnatic!
Con tàu khách đang nằm đó, sẵn sàng rời cảng. Passepartout phóng lên chiếc cầu di động, vượt qua cửa tàu và ngã xuống ở mũi tàu, không hay biết gì nữa. Vốn đã quen với những cảnh tượng này, vài thủy thủ cho anh xuống cabin hạng nhì, và Passepartout chỉ thức giấc vào sáng ngày hôm sau, ở ngoài khơi nằm cách đất liền Trung Quốc năm mươi hải lý.

Đó là lý do tại sao sáng hôm ấy anh có mặt trên boong tàu Carnatic. Anh bắt đầu tập trung tư tưởng. "Mình đã say sưa đến tồi tệ. Ông Fogg sẽ nói sao đây? Dầu sao mình đã không lỡ chuyến tàu và đây là điều chính yếu." Rồi anh nghĩ tới Fix: "Với con người đó, hi vọng rằng đã tống khứ được ông ta rồi. Một thanh tra cảnh sát theo dõi ông chủ của mình bị cáo buộc về tội ăn trộm! ông Fogg mà là một tên trộm thì mình phải là một tên sát nhân!" Liệu mình có nên kể lại những chuyện này cho ông chủ không? Chờ ông ấy về tới Luân đôn để cùng cười với ông về chuyện này không tốt hơn sao? Điều quan trọng bây giờ là gặp ông.Fogg và xin lỗi ông ấy về thái độ quá đáng của mình.
Nghĩ thế, chàng trai đúng mực lần mò tới đuôi tàu. Anh bước xuống phòng khách: ông Fogg không có ở đây. Passepartout chỉ còn cách hỏi viên quản lý trên tàu rằng ông chủ của anh đang ở cabin nào. Viên quản lý đáp rằng ông ta không biết hành khách nào có tên đó.
Passepartout dò xem danh sách hành khách.
Tên của ông chủ anh không có trong đó.
Anh buông mình rơi phịch xuống một chiếc ghế bành. Rồi bỗng nhiên, anh nhớ lại rằng tàu Carnatic đã khởi hành sớm hơn giờ ấn định, rằng anh lẽ ra phải báo cho ông chủ anh biết và anh đã không làm được điều đó. Vậy thì đó là lỗi của anh, nếu ông Fogg và bà Aouda lỡ chuyến tàu.
Lỗi của anh thì đúng rồi nhưng còn thêm lỗi của con người hiểm độc muốn giữ chân ông chủ anh tại Hong Kong nên đã làm cho anh say sưa.
Bởi anh biết thủ đoạn của Fix. Và giờ đây ông Fogg chắc chắn đã bị bắt, đã bị bỏ tù, có thể...
Nghĩ tới đây, anh vò đầu bứt tóc bối rối.
Sau một hồi vật vã, Passepartout lấy lại bình tĩnh và xem xét hoàn cảnh không mấy vui vẻ của mình. Anh chàng người Pháp đang trên đường tới Nhật Bản, tiền nong cho chuyến đi và việc ăn uống đều đã được chi trả trước, nhưng rồi sau đó sẽ ra sao?
Túi anh trống rỗng. Không có tới một xu!
Ngày 13, vào buổi sáng lúc nước triều lên, tàu Carnatic cặp bến cảng Yokohamạ Nó đậu gần con đê chắn sóng giữa nhiều tàu bè thuộc mọi quốc gia.
Chẳng hứng thú gì, Passepartout đặt chân lên vùng đất kỳ lạ này của con cháu Thái dương Thần nữ.
Anh không biết làm gì hơn là đi lang thang trên các con đường của thành phố.
Sáng ngày hôm sau bụng đói meo anh tự nhủ bằng mọi giá phải tìm cái gì ăn. Với chàng trai trung hậu, bấy giờ là lúc thuận lợi nhất để sử dụng giọng ca chắc khỏe, nếu không nói là du dương, mà thiên nhiên đã phú cho anh. Anh biết vài ca khúc của Pháp và Anh mà chắc hẳn người Nhật phải tán thưởng nhưng có lẽ hãy còn quá sớm để tổ chức một buổi ca nhạc. Vậy là chàng trai quyết định chờ và trong khi bước chậm rãi, anh nghĩ ra rằng dường như anh ăn mặc quá tươm tất so với một nghệ sĩ lang thang, và anh nghĩ.tới việc đổi quần áo của mình lấy một bộ đồ thải phù hợp với hoàn cảnh của anh. Passepartout đến một tiệm buôn đồ cũ và sau đó anh bước ra trong một chiếc áo dài Nhật Bản cũ kỹ, đầu vấn khăn sọc. Bù lại anh còn được mấy đồng tiền lẻng xẻng trong túi.
Anh đi về phía cảng để xem những con tàu khách sắp rời bến đi châu Mỹ. Anh tính tìm việc trong vai trò người nấu ăn hoặc giúp việc, chỉ mong nhận được thù lao đủ trang trải cho chuyến đi và việc ăn uống, nhưng khi tới gần bến cảng, anh lại thấy dự định của mình càng lúc càng có vẻ thiếu thực tế. †n mặc kiểu này thì ai tin được anh? Anh có giấy tờ gì chứng minh đâu?
Trong lúc nghĩ ngợi, anh chợt nhìn vào một tấm áp phích mà một anh hề mang đi quảng cáo trên các đường phố.
"Đoàn xiếc nhào lộn Nhật Bản của ngài Wil-liam Batulcar.
Những buổi trình diễn cuối cùng trước khi lên đường đi Hiệp chủng quốc của những người Mũi dài.
Dưới sự bảo hộ trực tiếp của thần Tingoụ" - Công việc của mình đây rồi! - Passepartout kêu lên.
Anh theo chân người - áp phích, và mười lăm phút sau anh dừng bước trước một cái nhà bạt to, xung quanh cắm những lá cờ đuôi nheo.
Đó là nhà hát của ngài Batulcar, giám đốc của một đoàn nghệ sĩ xiếc, tung hứng, nhào lộn và pha trò.
Passepartout bước vào và xin gặp ông Batul-car.
Đích thân ông này hỏi:
- Anh cần gì?
- Ông có cần một người giúp việc không? -Passepartout hỏi.
- Một người giúp việc à? - Người đàn ông vừa kêu lên vừa vuốt chòm râu màu muối tiêu. - Tôi đã có hai người giúp việc, vâng lời, trung thành, nhưng chẳng nên tích sự gì cho tôi cả. Và họ đây, ông tiếp lời và chỉ cho Passepartout thấy hai cánh tay chắc khỏe chằng chịt những đường gân.
- Được đấy! Chuyện đó hợp với tôi lắm.
- À, vậy sao, - ngài Batulcar nói, - anh là người Nhật. Tại sao anh ăn mặc thế này?
- Tôi ăn mặc theo cách tôi có thể ăn mặc được.
- Thế anh là người Pháp hả?.- Đúng, một người Paris chính cống.
- Vậy anh phải biết nhăn mặt làm trò chứ?
- Biết, nhưng không hơn người Mỹ.
- Tôi có thể nhận anh trong vai hề. Anh biết không, anh bạn, tại Pháp người ta thích phô trương những anh hề nước ngoài và ở nước ngoài là những anh hề Pháp. Và anh có biết hát, đầu lộn trồng cây chuối xuống đất, với một con quay trên gan bàn chân trái và giữ thăng bằng một thanh kiếm trên gan bàn chân phải không?
- Đương nhiên! - Passepartout đáp và nhớ lại những bài tập đầu tiên thời niên thiếu của mình.
Hợp đồng được ký kết ngay tức thì. Cuối cùng Passepartout cũng tìm được một việc làm.
Việc này thật đáng mừng, nhưng trước tám ngày, hẳn anh phải lên đường đi San Francisco.
Trước ba giờ, khán giả đã vào kín cả nhà bạt tọ Toàn bộ dàn nhạc gồm chiêng, cồng, sáo, trống con và trống lớn đang chơi một cách cuồng nhiệt.
Những màn biểu diễn nhào lộn, thăng bằng nối tiếp nhau một cách thành công.
Nhưng sự lôi cuốn chủ yếu của buổi trình diễn là màn biểu diễn của những chàng Mũi Dài mà châu Âu vẫn chưa biết tới.
†n mặc như những vị anh hùng thời Trung cổ, họ mang một đôi cánh lộng lẫy nơi vai, nhưng điều đặc biệt là họ mang những cái mũi bằng tre, dài năm hoặc sáu piê, có cái thẳng, có cái cong.
Và ngay trên những cái mũi tre đó diễn ra những tiết mục của họ. Khoảng mươi mười hai người trong số những con người ngưỡng vọng thần Tin-gou và những người bạn của họ đến vui đùa nhảy nhót trên những cái mũi dựng đứng như cột thu lôi của họ và bay lượn trên đó với một sự nhanh nhẹn khó tin.
Để kết thúc người ta báo sẽ thực hiện màn tháp người trong đó khoảng năm mươi chàng Mũi Dài sẽ thể hiện chiếc "xe của Yagernant".
Nhưng một trong những người tạo nên nền tảng của chiếc xe đã rời đoàn, và bởi người ta chỉ cần một người khỏe mạnh và khéo léo, nên Passepar-tout đã được chọn để thay cho người đó
Hẳn chàng trai cảm thấy mình thật thảm hại khi khoác bộ trang phục đặc biệt của mình và một cái mũi dài sáu piê gắn chặt vào mặt. Nhưng cuối cùng, cái mũi đó chính là đồ nghề kiếm ăn của anh.
Passepartout bước ra sân khấu, nằm dài xuống sàn cùng với các đồng nghiệp của anh.
Một nhóm những người biểu diễn động tác thăng bằng khác đến nằm trên những phần phụ đó, một nhóm thứ ba ở trên, một nhóm thứ tư, và trên những cái mũi chỉ chạm tới bằng đầu nhọn của chúng, một tòa nhà bằng người sau đó cứ cao lên tới tận màn phong. Nhưng khi tiếng vỗ tay gia tăng, nhạc nổi lên vang lừng như tiếng sấm, bỗng sự thăng bằng bị phá vỡ, và cái tháp đổ nhào.

Đó là lỗi của Passepartout đã rời bỏ vị trí, nhảy qua hàng đèn chiếu và ngã quị dưới chân một khán giả đồng thời kêu lên:
- A, ông chủ, ông chủ.
- Anh đấy à?
- Dạ tôi đây.
- Nào, hãy ra tàu ngay, chàng trai!
Ông Fogg, bà Aouda theo sau ông, và Passepartout bước ra khỏi nhà bạt qua các hành lang. Nhưng tại đó, họ gặp ngài Batulcar đang giận dữ và đòi bồi thường thiệt hại và quyền lợi cho sự "đỗ vỡ". Phileas Fogg xoa dịu cơn thịnh nộ của ông ta bằng cách ném cho ông một nắm giấy bạc. Và vào sáu giờ rưỡi, đúng lúc phải lên đường, ông Fogg và bà Aouda đặt chân lên tàu khách Mỹ, theo sau có Passepartout vẫn với đôi cánh sau lưng và, trên mặt, cái mũi dài sáu piê kia.
Những gì xảy ra trên đường đến Shangai, chúng ta đã biết. Tàu khách Yokohama đã nhận ra tín hiệu của tàu Tankadèrẹ Trông thấy lá cờ rủ, viên thuyền trưởng đã cho tàu chạy về phía con tàu nhỏ buồm dọc. Về phần John Bunsby, ông Fogg đã tặng cho anh một món tiền kha khá lên tới năm trăm năm mươi bảng.
Vì sao ông Fogg đã tìm được Passepartout?
Sự việc là như thế này: Sáng ngày 14 tháng mười vào giờ quy định, Phileas Fogg đã đuổi kịp tàu Carnatic và tại đây ông được biết rằng anh chàng người Pháp Passepartout đã đến Yokohama vào hôm trước. Ông bắt đầu đi tìm người giúp việc của mình ngaỵ Sau khi hoài công đi khắp các con đường trong thành phố, một linh cảm đưa ông vào nhà bạt của ngài Batulcar. Chúng ta đã biết điều gì xảy rạ.Khi kể về những cuộc phiêu lưu của mình, chàng trai không nhắc gì tới Fix, anh chỉ nhận lỗi và xin ông Fogg tha thứ vì đã bị bắt quả tang khi đang say thuốc phiện.
Một giờ sau không còn gì nơi chàng trai trung thực khiến người ta nhớ tới môn đồ của thần Tingou.
Tàu khách mang tên Đại tướng Grant. Đó là một con tàu rộng lớn có bánh xe, trọng tải hai ngàn năm trăm tấn. Chạy mười hai hải lý một giờ vì thế tàu không cần tới hơn hai mươi mốt giờ để vượt Thái Bình Dương, và Phileas Fogg có cơ sở tin rằng mình sẽ tới San Francisco vào ngày 2 tháng chạp, có thể lợi được vài giờ trong cuộc hành trình của mình.
Hành khách đã lên tàu khá đông và chuyến vượt biển bắt đầu, không gặp rắc rối gì về hàng hải. Ông Fogg vẫn bình tĩnh như mọi khi và bà Aouda càng lúc càng thấy quyến luyến với cái bản tính trầm lặng mà hào hiệp đó. Thường khi bà nói chuyện với Passepartout, anh vẫn không hết lời ca ngợi ông chủ của mình và luôn trấn an bà về kết quả chuyến đi. Điều khó khăn nhất đã qua, một chuyến xe lửa từ San Francisco tới New York và một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương từ New York tới Luân Đôn cố nhiên đủ hoàn tất chuyến đi vòng quanh thế giới đúng theo thời hạn thỏa thuận.
Ngày 23 tháng mười một, Passepartout thấy lòng vui khấp khởi. Hẳn chúng ta còn nhớ rằng anh chàng bướng bỉnh đã khăng khăng giữ giờ Luân Đôn cho chiếc đồng hồ gia truyền trứ danh của mình và cho rằng giờ của các nước anh đi qua đều sai cả. Vậy mà ngày hôm đó, dầu anh không hề vặn nó chạy nhanh hay chậm lại, đồng hồ của anh vẫn khớp với các đồng hồ chính xác trên tàu.
Passepartout đã thắng.
Lúc đó thì Fix ở đâu? Trên tàu Đại tướng Grant, đúng vậy. Quả nhiên khi tới Yokohama, ông đã nhận được tại Lãnh sự quán lệnh bắt giữ Fogg đã đuổi theo ông từ lúc còn ở Bombay.
Chúng ta hãy tưởng tượng nhà thám tử thất vọng tới đâu: lệnh bắt giữ đã trở nên vô ích, lão Fogg đã rời các thuộc địa của Anh! Giờ đây phải có một định ước dẫn độ mới có thể bắt giữ lão ta được.
"Thôi được, Fix nhủ thầm sau phút nóng giận, lệnh bắt giữ sẽ đắc dụng tại Anh, tên vộlại có vẻ đang trở về đó, mình sẽ bám theo nó.
Còn tiền, lạy trời phù hộ cho nó vẫn còn!" Chiều hôm đó, Fix vô cùng kinh ngạc khi gặp Passepartout nơi mũi con tàu. Chàng trai nhảy tới túm cổ viên thám tử, và chẳng cần phân bua giải thích, anh đã nện ông ta một trận ra trò.
Khi Passepartout dừng tay, Fix lồm cồm đứng dậy trong tình trạng khá thảm hại và lạnh lùng nói với anh:
- Hãy đến đây nói chuyện với tôi. Vì quyền lợi của chủ anh.
Họ cùng ngồi xuống.
- Anh hãy nghe tôi nói, Fix nói: Từ trước tới nay tôi là địch thủ của ông Fogg, nhưng giờ đây tôi là người ủng hộ hoạt động của ông ấy.
Khi nào ông ấy ở trên các thuộc địa của Anh, việc của tôi là giữ chân ông ấy trong khi chờ đợi lệnh bắt giữ. Từ đây ván bài của tôi đã thay đổi bởi vì nhiệm vụ của tôi là như vậy. Tôi xin nói thêm là lợi ích của anh cũng giống như của tôi, bởi chỉ trên đất Anh anh mới biết anh đang phục vụ một tên tội phạm hay một con người lương thiện.
Passepartout chăm chú lắng nghe Fix nói.
- Chúng ta có phải là bạn của nhau không?
- Viên thám tử hỏi.
- Bạn thì không, - chàng trai đáp. - Nhưng đồng minh thì được, với điều kiện là phải coi lại, bởi chỉ cần một vẻ gì phản bội nhỏ nhặt nhất, tôi sẽ vặn cổ ông ngay.
- Đồng ý, - viên thám tử nói giọng bình thản.
Mười một ngày sau, ngày 3 tháng chạp vào buổi sáng, tàu Đại tướng Grant chạy vào vịnh San Franciscọ Ông Fogg không được lợi cũng không chậm một ngày nào.
Ngay khi vừa lên bờ, ông Fogg hỏi thăm giờ khởi hành của chuyến xe lửa đầu tiên đi New York. Đó là lúc sáu giờ chiều. Vậy là ông Fogg có trọn một ngày để tiêu pha tại thủ phủ bang California. Ông gọi một chiếc xe, tất cả bước lên chỗ ngồi, và xe chạy về hướng khách sạn Quốc tế.
Passepartout khá kinh ngạc với những điều anh trông thấy. Đó vẫn là thành phố nổi tiếng của năm 1849, thành phố của những tên cướp, những kẻ đốt nhà và bọn giết người, nơi người ta đánh bạc bằng vàng hột, một tay cầm súng và một tay cầm dao. Nhưng "Thời tươi đẹp" đó đã.qua rồi. San Francisco đang phô bày dáng vẻ của một Thành phố thương mại lớn.
Khi Passepartout tới khách sạn Quốc tế, anh có cảm tưởng mình chưa rời khỏi nước Anh.
Tầng trệt của khách sạn là một "quán rượu" mênh mông, một thứ quầy ăn uống không thu tiền, mời mọi người qua đường.
Sau bữa ăn trưa, Phileas Fogg cùng với bà Aouda rời khách sạn tới văn phòng Lãnh sự quán Anh xin thị thực hộ chiếu. Ông gặp người giúp việc của mình trên vỉa hè, anh hỏi ông trước khi đáp xe lửa của công ty Thái Bình Dương có nên thận trọng mua vài chục khẩu cacbin hay súng lục gì đó không. Passepartout đã nghe nói người Sioux và người Pawnies thường chặn các chuyến xe lửa như những tên cướp Tây Ban Nhạ Ông Fogg đáp lại rằng đó là một sự đề phòng vô ích, nhưng ông vẫn để anh tùy nghi hành động khi thấy cần. Rồi ông đi về phía văn phòng Lãnh sự quán.
Phileas Fogg đi chưa được hai trăm bước thì "do sự tình cờ lớn lao nhất trên đời", ông gặp Fix. Viên Thanh tra tỏ ra cực kỳ kinh ngạc. Có lạ không! ông Fogg và ông ta đã cùng đi trong chuyến vượt Thái Bình Dương, mà họ không gặp nhau trên tàu! Dầu sao, Fix cũng chỉ có thể lấy làm vinh hạnh được gặp lại con người hào hoa phong nhã mà ông ta đã nợ quá nhiều, và vì công việc gọi ông ta trở về châu Âu nên ông ta rất vui mừng được tiếp tục chuyến đi với Phileas Fogg.
Ông Fogg đáp lại rằng chính ông mới là người được vinh dự, và Fix quyết không để mất ông nên xin được phép cùng ông đi tham quan thành phố San Francisco lạ kỳ. Fogg đồng ý.
Vậy là bà Aouda, Phileas Fogg và Fix lững thững bước đi qua các phố phường. Lát sau, họ gặp lại nhau tại đường Montgommery nơi rất nhiều người đang kéo tới. Một đám khá đông đang tập hợp tại đây.
"Đây là một cuộc mít-tinh", Fix nói.
- Có thể. - Ông Fogg đáp gọn.
- Tôi thấy chúng ta nên rút lui là điều thận trọng, - Fix nói, ông ta không muốn người mình đang săn đuổi nhận phải một vố tệ hại hoặc bị lôi cuốn vào một vụ việc lôi thôi. - Nếu có vấn đề liên quan tới nước Anh trong tất cả chuyện này và người ta nhận ra chúng ta, chúng ta sẽ bị tổn hại nhiều trong cuộc ẩu đả.
Bỗng đâu những tiếng thét kinh hoàng vang lên. Người ta hét: "Hoan hô! Hoan hô! ủng hộ.Mandiboy!" Đó là một nhóm cử tri đến tiếp cứu bằng cách tiến công vào cạnh sườn nhóm người theo Kamerfield.
Ông Fogg, bà Aouda và Fix lọt vào giữa hai nhóm chống đối nhau. Một anh chàng to kềnh có râu cằm màu đỏ, nước da hồng hào dường như là thủ lãnh của cả bọn, giơ nắm tay khủng khiếp của anh ta về phía ông Fogg và chắc chắn đã gây tổn hại cho con người hào hoa phong nhã này nếu Fix đã không vì lòng tận tâm mà nhận cú đấm thay cho ông. Một cục u tức khắc sưng phồng dưới chiếc mũ lụa đã biến thành mũ không vành của viên Thanh tra.
- Đồ Mẽo! - Ông Fogg nói và quắc mắt nhìn đối phương vẻ miệt thị.
- Tên hồng mao! - Tên kia đáp.
- Chúng ta còn gặp lại nhau!
- Bao giờ cũng được. Tên ông là gì?
- Phileas Fogg, còn ông?
- Đại tá Stamp W. Proctor.
Rồi đám đông tràn quạ Fix bị ngã nhào và lồm cồm đứng dậy, quần áo rách bươm.
Rốt cuộc chỉ có bà Aouda tránh được chuyện lôi thôi, và chỉ có Fix là ê ẩm với cú đấm.
- Cám ơn, - Ông Fogg nói với viên Thanh tra ngay khi họ ra khỏi đám đông.
- Không có chi, - Fix đáp, - nhưng ông hãy đi với tôi.
- Đi đâu?
- Tới một cửa hàng quần áo may sẵn.
Cuộc viếng thăm đó rất đúng lúc. Bởi quần áo của Phileas Fogg và cả của Fix đều tơi tả.
Một tiếng đồng hồ sau, họ đã ăn mặc và mũ nón tươm tất trở về khách sạn Quốc tế.
Tại đây, Passepartout đang đợi ông chủ anh, võ trang bằng nửa tá súng lục gắn dao găm, có thể bắn sáu phát liền và bắt lửa ở trung tâm.
Trông thấy Fix theo sau ông Fogg, mặt anh sa sầm lại. Nhưng khi bà Aouda kể qua những gì đã xảy ra, Passepartout thấy yên tâm. Đương nhiên Fix không còn là kẻ thù mà là một đồng minh. Anh vẫn giữ lời.
Bữa ăn tối kết thúc, một chiếc xe ngựa tới đưa hành khách và hành lý ra nhà gạ Lúc bước lên xe, ông Fogg nói với Fix:
- Ông không gặp lại viên đại tá Proctor ấy à?
- Không. - Fix đáp.
- Tôi sẽ trở lại châu Mỹ để gặp lại anh ta.
- Phileas Fogg lạnh lùng nói..Viên Thám tử im lặng mỉm cười. Nhưng người ta thấy điều này, ông Fogg thuộc giống người Anh, nếu không chấp nhận một cuộc đấu tay đôi trên đất nước họ thì họ sẽ đấu ở nước ngoài khi phải bảo vệ danh dự của mình.
Lúc sáu giờ kém mười lăm, hành khách tới nhà ga và đoàn xe lửa đã sẵn sàng lên đường.
Lúc sắp sửa bước lên xe lửa, ông Fogg đến gặp một nhân viên:
- Này bạn, - Ông nói với anh ta, - hôm nay có chuyện gì lộn xộn tại San Francisco phải không?
- Thưa ông, đó là một cuộc mít-tinh, - anh ta đáp.
- Vậy mà tôi thấy đường phố náo động.
- Đó chỉ là một cuộc mít-tinh tổ chức để vận động bầu cử
- Tất nhiên là bầu một vị tổng tư lệnh chớ gì?
- Không đâu, thưa ông, bầu một thẩm phán hòa giải đấy!
Nghe xong câu trả lời, Phileas Fogg bước lên toa và đoàn xe lửa lên đường.
Chương 7
Đường xe lửa
"Từ Đại dương tới Đại dương", - như người Mỹ vẫn gọi. Nhưng trên thực tế công ty Đường sắt Thái Bình Dương chia làm hai tuyến riêng biệt: "Thái Bình Dương Trung tâm" giữa San Francisco và Ogden, "Thái Bình Dương hợp nhất" giữa Odgen và Omahạ Tại đây hội tụ năm tuyến đường khác nhau, giúp Omaha liên lạc thường xuyên với New York.
Giữa Omaha và Thái Bình Dương, đường sắt phải vượt qua một vùng vẫn còn thổ dân da đỏ và các loài ác thú hay lui tới. Đây là vùng đất rộng mênh mông mà người Mormons bắt đầu cho di dân đến vào khoảng 1845 sau khi họ bị đánh đuổi khỏi Illinois.
Xưa kia, trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất, người ta vẫn phải mất sáu tháng để đi từ New York đến San Franciscọ Giờ đây người ta chỉ mất bảy ngày..Hành khách đã lên đường từ ga Oakland vào lúc sáu giờ chiều. Đêm đã ập xuống. Xe lửa chạy với tốc độ không nhanh. Biết những chỗ phải dừng lại, nó chạy không quá hai mươi dặm một giờ, tốc độ dầu sao cũng cho phép nó băng qua Hiệp Chủng Quốc trong thời gian quy định.
Xe lửa khởi hành được một tiếng thì tuyết rơi.
Qua các khung cửa sổ người ta chỉ còn thấy một bức màn trắng mênh mông, trên đó cuồn cuộn thứ hơi nước màu xám nhạt tỏa ra từ đầu máy xe lửa.
Lúc tám giờ, một người quản lý bước vào toa và thông báo cho hành khách giờ ngủ đã đến.
Toa này là một toa có giường ngủ. Trong mấy phút toa đã biến thành phòng ngủ. Lưng ghế xếp lại, những chiếc giường nằm bọc cẩn thận được mở ra theo một hệ thống khéo léo và ngay sau đó mỗi hành khách được quyền sử dụng một chiếc giường tiện lợi với những bức màn dày ngăn cách những cái nhìn tò mò. Chỉ còn việc nằm xuống và ngủ trong lúc xe lửa xả hết tốc lực chạy xuyên qua California.
Ra khỏi Sacramento, xe lửa chạy vào dãy núi Nevadạ Đến bảy giờ sáng thì nó chạy qua ga Ciscọ Một giờ sau, phòng ngủ trở lại là một toa thường, và hành khách có thể qua cửa kính thấy thấp thoáng những phong cảnh đẹp như tranh của vùng đất đầy núi non này. Tuyến đường xe lửa uốn lượn theo địa thế thất thường của dãy núi, chỗ này bám vào sườn núi, chỗ kia treo trên vực thẳm, lẩn tránh những cái góc bất ngờ bằng cách men theo những đường cong táo bạo. Đầu máy xe lửa sáng rực như hòm đựng thánh tích với ngọn đèn hiệu to lớn phóng ra những tia sáng màu vàng hung, với cái chuông bạc và cái "gậy đuổi bò" vươn ra như một cây đinh thúc ngựa, hòa quyện tiếng rít của nó vào tiếng thác đổ và xoắn làn khói của nó vào vòm lá đen của những cây lãnh sam.
Sau bữa ăn, ông Fogg, bà Aouda và những người cùng đi trở lại chỗ của họ trong toa. Từ chỗ ngồi thoải mái, họ ngắm cảnh thay đổi đang lướt qua những đồng cỏ mênh mông, những ngọn núi in hình nơi chân trời, những dòng sông cuộn sóng, bọt trắng xóa. Thỉnh thoảng một đàn bò đông đảo tụ tập phía xa, chúng xuất hiện như một con đê di động cản đường xe lửa. Vào khoảng ba giờ, một đàn từ mười tới mười hai ngàn con bò kéo ra chận đường. Đầu máy sau khi giảm tốc độ đã thử thúc cây đinh thúc ngựa của nó vào cạnh sườn của đạo quân bao la, nhưng nó đã phải bất lực trước cái khối vững chắc không xuyên qua được đó. Người ta vẫn thấy những con vật nhai lại này hay những con trâu, như người Mỹ vẫn gọi không đúng - thường bước đi lặng lẽ, thỉnh thoảng cất lên những tiếng rống kinh hồn. Chúng có thân hình to lớn hơn bò mộng châu Âu, chân và đuôi ngắn, u vai nhô lên tạo thành một cái bướu thịt, cặp sừng vươn ra ở dưới, cổ và vai phủ một cái bờm lông dài. Người ta không nên nghĩ tới việc ngăn chặn sự di chuyển này. Bởi vì khi đàn bò tót đã chọn một hướng đi thì không gì có thể ngăn chặn hoặc thay đổi hành trình của chúng.
Hành khách tản ra trên những chiếc cầu nhỏ nhìn ngắm cảnh tượng lạ lùng đó. Nhưng người lẽ ra phải hối hả nhất, Phileas Fogg, thì vẫn ngồi yên tại chỗ và chờ đợi một cách hiền triết đàn trâu vui lòng nhường lối đi cho ông. Passepartout thì giận dữ với sự chậm trễ do sự tập trung đông đảo của đàn thú gây ra.
- Xứ sở gì lạ lùng! - Anh kêu lên. - Chỉ đàn bò cũng ngăn chặn được xe lửa. Kìa chúng đi như trong một đám rước, cũng chẳng cần vội vã gì, như thể chúng không gây cản trở giao thông!
Mẹ kiếp! Không biết ông Fogg có dự kiến điều bất trắc này trong chương trình của ông ấy hay không! Còn tên thợ máy kia cũng không dám lao đầu máy qua đàn thú quấy rầy này!
Cuộc diễu hành của đàn bò tót kéo dài suốt ba tiếng đồng hồ ròng rã và con đường chỉ thông trở lại vào lúc trời tối. Lúc bấy giờ những con cuối cùng của đàn thú băng qua đường sắt trong khi những con đầu tiên đã khuất dạng nơi đường chân trời phía nam.
Vậy là đồng hồ chỉ tám giờ khi xe lửa vượt qua những đường đèo của dãy Humboldt, và chín giờ rưỡi khi nó tiến vào lãnh thổ của bang Utah, xứ sở kỳ lạ của những người Mormons.
Trong đêm mồng 5 rạng ngày mồng 6 tháng chạp, xe lửa chạy theo hướng đông nam trên một khoảng độ năm mươi dặm, rồi quay ngược về phía đông bắc một khoảng cũng chừng ấy và tiến về Hồ Mặn lớn.

Vào khoảng chín giờ sáng, Passepartout đứng hóng gió trên những chiếc cầu nhỏ. Bầu trời xám và lạnh nhưng tuyết đã thôi rơi. Vầng dương to ra vì sương mù, xuất hiện như một đồng tiền vàng khổng lồ, và Passepartout đang lo tính giá trị của nó quy ra đồng bảng thì sự xuất hiện của một nhân vật khá lạ lùng khiến anh xao lãng..Bước lên xe lửa từ ga Elko, nhân vật này là một người đàn ông cao lớn, nước da nâu sẫm, ria mép đen, vớ đen, nón lụa đen, áo gilê đen, quần đen, ca vát trắng, găng tay bằng da chó.
Người ta bảo đó là một giáo sĩ. Ông đi từ đầu này xe lửa tới đầu kia và ở cửa mỗi toa ông đều dán một tờ chỉ dẫn viết tay bằng một thứ bánh.
Passepartout tới gần và đọc trên một tờ chỉ dẫn, rằng vị trưởng lão đáng kính William Hitch, giáo sĩ Mormon, nhân dịp ngài có mặt trên chuyến xe lửa số 48, sẽ diễn thuyết về đạo Mor-mon từ 11 giờ đến trưa trong toa số 117, ngài mời đến nghe tất cả những con người lịch sự vẫn quan tâm tìm hiểu về những điều bí ẩn thuộc tôn giáo "Các Thánh của những ngày cuối cùng".
Tin được truyền đi nhanh chóng trên chuyến xe lửa chở khoảng một trăm hành khách. Tới mười một giờ, chỉ có khoảng ba mươi người là cùng thấy đề tài cuộc diễn thuyết có vẻ hấp dẫn đã ngồi trên những chiếc ghế dài của toa số 117.
Passepartout có mặt ở hàng đầu của những tín đồ. Cả chủ anh lẫn Fix đều thấy không cần phải bận tâm tới chuyện đó.
Vào giờ đã định, William Hitch vị trưởng lão đứng dậy và bằng một giọng khá cáu kỉnh như thể ông đã bị ai phản bác trước khi nói, ông lớn tiếng:
- Tôi, tôi xin nói với các ngài rằng JÂ Smyth là một người tử vì đạo, rằng Hyram em của ông ấy cũng là một người tử vì đạo và những cuộc truy hại của chính phủ Liên bang đối với những nhà tiên tri cũng sắp biến Brigham Young thành một người tử vì đạo! Ai dám nói điều ngược lại không nào?
Không ai liều lĩnh nói trái ý ông giáo sĩ đang giận dữ trước sự kiện giáo phái Mormon đang phải chịu những thử thách cam gọ Quả thật chánh phủ Hiệp Chủng Quốc đang cố gắng, không phải là không khó khăn, thu hẹp số người cuồng tín độc lập đó.
Nhưng trong lúc ông giáo sĩ diễn thuyết thì xe lửa vùn vụt lao tới và vào khoảng mười hai giờ rưỡi trưa nó tới mũi tây bắc của Hồ Mặn lớn, còn gọi là Biển Chết và là nơi dòng sông Jourdain của châu Mỹ đổ vào. Hồ tuyệt đẹp viền quanh là những tảng đá hoang dại và nên thơ, với những lớp đá to phủ lớp muối trắng.
Hồ Mặn dài khoảng bảy mươi dặm, rộng ba mươi lăm dặm, ở độ cao ba ngàn một trăm piê so với mặt biển. Một phần tư trọng lượng chất.rắn hòa tan trong nước hồ. Vì vậy cá không sống được ở đây. Nhưng không phải tỉ trọng nước hồ cao đến nỗi một người không thể lặn xuống đó.
Quanh hồ đồng ruộng được trồng trọt kín mít, bởi tín đồ Mormon rành việc đồng áng:
những chuồng, trại gia súc, những cánh đồng trồng lúa mì, bắp, lúa miến, những đồng cỏ tốt tươi, khắp nơi đều có những hàng rào hoa hồng dại, những khóm keo và xương rồng, đó là bộ mặt của vùng này sáu tháng sau, chứ lúc này thì mặt đất vẫn lẩn khuất dưới một lớp tuyết mỏng như rắc bột.
Lúc hai giờ, hành khách xuống ga Ogden.
Phải đợi tới sáu giờ xe lửa mới lại lên đường.
Nhờ đó ông Fogg, bà Aouda và hai người cùng đi có thời giờ đi thăm thành phố Các Thánh.
Vậy là lúc ba giờ các du khách đã dạo bước trên các con đường của thành phố, được xây dựng giữa bờ sông Jourdain và những chỗ uốn lượn đầu tiên của dãy núi Wahsatch. Họ để ý thấy nơi đây có ít hoặc không có giáo đường, mà có nhiều đền đài, dinh thự, như ngôi nhà của đấng tiên tri, tòa án và xưởng đóng tàu. Tiếp đến, họ phát hiện ra những ngôi nhà gạch màu xanh nhạt có hiên và vườn tược chung quanh, được vây bọc bởi những cây keo, cọ và minh quyết. Một bức thành bằng đất sét và sỏi, xây dựng năm 1853, bao quanh thành phố.
Thành phố thưa thớt dân cư, những con đường hầu như vắng tanh, trừ khu vực Thánh đường.
Phụ nữ khá đông, điều này được giải thích bằng sự cấu tạo đặc biệt của những gia đình Mor-mon.
Tuy nhiên không nên nghĩ rằng mọi người Mormon đều theo chế độ đa thệ Người ta được tự do, nhưng nên lưu ý rằng chính những nữ công dân xứ Utah mới cần lấy chồng nhất, bởi theo tôn giáo ở đây, để đạt được hạnh phúc, hoàn toàn không chấp nhận những người nữ độc thân.
Passepartout, một chàng trai quyết sống độc thân, không khỏi kinh hoàng khi nhìn những người đàn bà Mormon đó chỉ có cùng bổn phận đem lại hạnh phúc cho độc một người đàn ông Mormon. Trong lương tâm anh, chính người chồng là người đáng phàn nàn nhất. Điều khủng khiếp đối với anh là phải dìu dắt cùng lúc bao nhiêu bà đó qua những nỗi thăng trầm của cuộc sống.
Rất may là việc anh lưu lại ở thành phố Các Thánh không phải kéo dài. Lúc bốn giờ hành.khách lại có mặt tại nhà ga và trở về chỗ trong toa.
Hồi còi vang lên, nhưng đúng vào lúc những cái bánh chuyển động của đầu máy bắt đầu truyền vào xe lửa một tốc độ nào đó, thì có những tiếng kêu vang dậy: "Dừng lại! Dừng lại!" Con người vừa thốt lên những tiếng kêu đó là một người Mormon tới muộn. Ông ta chạy muốn hụt hơi. May cho ông là nhà ga không có cửa cũng không có rào. Vậy là ông lao trên đường sắt, nhảy lên cái bậc của toa cuối cùng và hổn hển ngã ập xuống một chiếc ghế dài trong toa.
Sau khi đã hồi hộp theo dõi những sự kiện bất ngờ của trò thể dục đó, Passepartout ngắm người hành khách tới muộn và anh được biết người công dân xứ Utah đó đã phải chạy trốn như thế sau một chuyện bất hòa trong gia đình.
Khi người Mormon đã lấy lại hơi, Passepar-tout đánh liều hỏi ông ta một cách lễ độ rằng ông có bao nhiêu bà vợ.
- Chỉ có một bà thôi, thưa ông! - Người Mor-mon đáp và giơ hai tay lên trời, - một bà thôi, thế cũng đủ lắm rồi!
Rời Hồ Mặn lớn và ga Ogden, xe lửa chạy lên hướng bắc trong một tiếng đồng hồ, tới sông Weber sau khi đã vượt qua khoảng chín trăm dặm tính từ San Franciscọ Từ đó nó lại theo hướng đông chạy xuyên qua vùng đồi núi mấp mô của dãy núi Wahsatch. Chính tại vùng lãnh thổ này, nằm giữa dãy núi đó và dãy núi đá đúng nghĩa, các kỹ sư người Mỹ đã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng nhất.
Tại Hồ Mặn lớn tuyến đường sắt đã đạt tới độ cao nhất cho tới lúc đó. Từ điểm này nó vạch thành một đường cong dài ngoằng chạy xuống thung lũng vịnh Bitter để rồi đi ngược lên tới điểm phân chia của những con sông giữa Đại Tây dương và Thái Bình Dương. Có lắm sông rạch tại vùng núi này.
Càng tới gần đích, Passepartout càng trở nên nôn nóng, và đến lượt mình, Fix cũng sợ sẽ chậm trễ. Ông lo ngại gặp phải tai nạn và hối hả mong được đặt chân lên đất Anh và hơn cả Phileas Fogg!
Mười giờ tối, xe lửa dừng lại tại nhà ga Fort Bridger, rồi chuyển bánh ngay sau đó. Đi được hai mươi dặm, nó bắt đầu tiến vào bang Wyo-ming, xưa là Dakota, bằng cách chạy ngang qua thung lũng vịnh Bitter, nơi bắt đầu một phần của.những nguồn nước tạo thành hệ thống thủy văn của bang Colorado.
Ngày hôm sau, 7 tháng chạp, xe lửa dừng tại ga Green Green River trong mười lăm phút. Suốt đêm tuyết rơi nhiều, hòa trong mưa. Thời tiết xấu khiến Passepartout lo lắng, bởi các đống tuyết chắc chắn gây trở ngại cho chuyến đi.
"Nghĩ tới chuyện đi du lịch giữa mùa đông thì có lạ không chứ! Anh nhủ thầm. - Sao ông chủ của mình không đợi tới mùa xuân để có thể được nhiều may mắn hơn nhỉ?" Nhưng lúc chàng trai trung thực chỉ quan tâm tới tình trạng của bầu trời thì bà Aouda lại cảm thấy nhiều nỗi lo ngại khủng khiếp hơn đến từ một nguyên nhân khác hẳn.
Thật vậy, trên sân ga Green River vài hành khách đã bước ra khỏi toa và dạo bước trong khi chờ xe lửa lên đường. ấy vậy mà qua cửa kính người thiếu phụ trẻ nhận ra trong đám hành khách đó, đại tá Stamp W. Proctor, người Mỹ đã đối xử quá đỗi thô bạo với Phileas Fogg trong cuộc mít tinh tại San Francisco.
Tình huống đó gây xúc động mạnh cho bà.
Bà đã gắn bó với người đàn ông, mặc dầu với vẻ lạnh lùng bề ngoài, nhưng từng ngày vẫn bộc lộ những dấu hiệu của lòng tận tụy tuyệt đối nhất.
Cố nhiên bà không hiểu tất cả chiều sâu tình cảm mà vị cứu tinh của bà đã gợi ra cho bà.

Do vậy lòng bà se thắt khi bà nhận ra con người thô lỗ mà ông Fogg sớm muộn gì cũng đòi phải làm cho rõ thái độ đó. Đương nhiên đây chỉ là sự tình cờ khi đại tá Proctor có mặt trên chuyến xe lửa này và bằng mọi giá phải ngăn cản không để Phileas Fogg trông thấy đối thủ của mình.
Khi xe lửa lại tiếp tục lên đường, bà Aouda thừa lúc ông Fogg ngủ để báo cho Fix và Passepartout biết tình hình.
- Thằng cha Proctor đó đã có mặt trên xe lửa! - Fix kêu lên. - Nào, bà cứ yên tâm, thưa bà, trước khi có chuyện cần giải quyết với... Ông Fogg, ông ta phải giải quyết với tôi! Dường như trong chuyện này, chính tôi lại là người phải nhận những điều lăng nhục trầm trọng nhất!
- Ông Fix à, - bà Aouda tiếp lời, - Ông Fogg sẽ không để ai trả thù giùm ông ấy đâu. Ông ấy là người sẽ trở lại châu Mỹ để gặp kẻ lăng nhục ấy đấy. Vậy nếu ông ấy trông thấy đại tá Proctor, chúng ta sẽ không thể ngăn cản được một cuộc.đấu có thể đưa tới những kết quả thảm hại. Vậy chúng ta đừng để ông ấy thấy Proctor.
- Bà có lý, thưa bà, - Fix đáp, - một cuộc đấu có thể làm hỏng mọi việc. Thắng hay bại, ông Fogg đều sẽ bị chậm trễ.
- Và điều đó chỉ làm lợi cho những nhà quý tộc của câu lạc bộ Cải cách, - Passepartout nói thêm. - Trong bốn ngày nữa, chúng ta sẽ tới New York! Vậy nếu trong bốn ngày này ông chủ của tôi không rời bước khỏi toa, chúng ta có thể hi vọng rằng sự tình cờ đó sẽ không đưa ông ấy tới chỗ mặt đối mặt với lão người Mỹ đáng nguyền rủa đó. Chúng ta sẽ có cách ngăn cản...
Câu chuyện bị bỏ lửng. Ông Fogg đã thức giấc và đang ngắm nhìn cảnh đồng quê qua cửa kính nhòe tuyết. Nhưng sau đó, không để ông chủ của mình lẫn bà Aouda nghe, Passepartout nói với viên Thanh tra cảnh sát:
- Có đúng là ông sẽ đánh nhau vì ông chủ của tôi không?
- Tôi sẽ làm tất cả để đưa ông ấy còn sống trở về châu Âu! - Fix đơn giản đáp nhưng thể hiện một ý chí sắt đá.
Và giờ đây, liệu có cách nào giữ ông Fogg trong toa này để ngăn ngừa mọi cuộc đối đầu giữa viên đại tá và ông ấy? Điều đó không khó bởi bản tính của ông Fogg là con người hào hoa phong nhã vốn ít hiếu động và tò mò. Dầu sao, viên Thanh tra cảnh sát cũng nghĩ đã tìm ra phương cách gì đó, bởi chập sau ông nói với Phileas Fogg:
- Những giờ ngồi xe lửa như vậy thật dài dằng dặc và chậm rì, thưa ông.
- Đúng thế, - con người hào hoa phong nhã đáp, - nhưng rồi chúng cũng qua đi.
- Trên tàu, - viên Thanh tra tiếp lời, - Ông có thói quen chơi bài uýt chứ?
- Có, - Phileas Fogg đáp, - nhưng ở đây thì khó. Tôi không có bài cũng không có người cùng chơi.
- Ồ! Bài thì chúng ta mua dễ thôi. Trong các toa Mỹ, người ta bán đủ mọi thứ, còn bạn chơi bài thì may ra, bà đây...
- Chắc chắn rồi, thưa ông, - người thiếu phụ nồng nhiệt trả lời, - tôi biết chơi bài uýt. Cái đó thuộc nền giáo dục Anh mà.
- Còn tôi, - Fix tiếp lời, - tôi có chút tự hào là chơi bài này cũng khá. Vậy chúng ta chơi tay bạ.- Tùy ông, - Phileas Fogg đáp, vui mừng được trở lại với trò chơi yêu thích của mình ngay trên xe lửa.
Passepartout vội vã đi tìm người đầu bếp và anh trở lại ngay sau đó với hai bộ bài đầy đủ cùng những tấm phiếu, thẻ và một mặt bàn bằng đá bọc vải. Chẳng thiếu thứ gì. Ván bài bắt đầu.
Bà Aouda chơi hay tuyệt và thậm chí bà còn nhận được vài lời khen tặng của ông Phileas Fogg khó tính. Còn viên Thanh tra thì quả là một tay chơi bài hảo hạng.
"Giờ đây, Passepartout nhủ thầm, chúng ta đã giữ ông ấy lại được rồi, ông sẽ không dời bước đi đâu nữa!" Mười một giờ sáng, xe lửa tới điểm phân chia của những nguồn nước đổ ra hai đại dương.
Đó là Passe Bridger, một trong những điểm cao nhất trên đường xuyên qua dãy Núi Đá. Sau khoảng hai trăm dặm nữa, cuối cùng hành khách sẽ tới những vùng đồng bằng chạy dài tới Đại Tây Dương.
Trên triền núi của vùng liền với Đại Tây Dương, đã thấy những con sông nhỏ đầu tiên, chi lưu hoặc phụ chi lưu của sông Nort Platte.
Tất cả chân trời từ hướng bắc tới hướng đông, được bao bọc bởi một bức thành hình bán nguyệt tạo thành phần phía bắc của dãy Núi Đá. Giữa đường cong đó và đường sắt là vùng đồng bằng mênh mông trải dài, chằng chịt sông nước.
Tới mười hai giờ rưỡi trong khoảnh khắc hành khách thấy thấp thoáng đồn Halleck trấn giữ vùng này. Còn vài tiếng đồng hồ nữa chuyến đi qua dãy Núi Đá sẽ hoàn tất. Vậy là mọi người có thể hi vọng rằng không một tai nạn nào gây trở ngại cho chuyến đi của đoàn xe lửa vượt qua vùng đất khó khăn này. Tuyết đã ngừng rơi. Trời đã chuyển sang hanh.
Sau một bữa ăn trưa khá thịnh soạn được phục vụ ngay trong toa, ông Fogg và các bạn chơi bài vừa tiếp tục cuộc chơi bài uýt của họ thì bỗng những hồi còi thét vang. Đoàn xe lửa dừng lại.
Passepartout thò đầu ra cửa và không thấy điều gì có thể là nguyên nhân cho việc dừng lại này. Ở đây không thấy có nhà ga nào.
Trong giây phút, bà Aouda và Fix chỉ sợ Ông Fogg nghĩ tới chuyện bước ra khỏi xe lửa. Nhưng con người hào hoa phong nhã đó chỉ nói với người giúp việc của mình:
- Có chuyện gì vậy..Passepartout phóng ra khỏi toa. Khoảng bốn mươi hành khách đã rời chỗ của họ, và trong số đó có đại tá Stamp W. Proctor.
Xe lửa đã dừng lại trước một tín hiệu đèn đỏ ngăn đường. Người thợ máy và người cầm lái bước xuống và tranh cãi khá gay gắt với người gác đường.
Nhiều hành khách đi tới và cũng tham gia cuộc tranh cãi, trong số đó có đại tá Proctor đã nói ở trên, với giọng nói to và những cử chỉ hách dịch của ông ta.
Passepartout đã nhập vào nhóm người đó.
Anh nghe người gác đường nói:
- Không, không có cách nào qua được đâu!
Cầu Medicine Bow đã lung lay và sẽ không chịu nổi sức nặng của đoàn xe lửa.
Cây cầu được nói tới này là một cầu treo bắc qua một cái ghềnh, cách nơi đoàn xe lửa dừng một dặm. Theo lời người gác đường, nó sắp đổ, dây dợ của nó đã đứt nhiều và người ta không thể nào liều mạng đi qua đó được.
Passepartout không dám đi báo ông chủ của anh, anh lắng nghe, răng nghiến chặt, người cứng đờ như một pho tượng.
- Chà! - Đại tá Proctor kêu lên, - tôi nghĩ, không lẽ chúng ta sẽ ở mãi nơi này để mọc rễ trong tuyết sao!
- Thưa đại tá, - người cầm lái đáp, - người ta đã đánh điện về ga Omaha để xin một đoàn xe lửa, nhưng ít có khả năng nó tới Medicine Bow trước sáu giờ.
- Sáu giờ! - Passepartout kêu lên.
- Đúng thế, - người cầm lái đáp. - Vả lại cũng cần một thời gian đó để chúng ta đi bộ tới nhà ga.
- Đi bộ! - Hành khách đồng thanh kêu lên.
- Nhưng nhà ga đó cách bao xả - Một hành khách hỏi người cầm lái.
- Mười hai dặm, bên kia sông.
- Mười hai dặm trong tuyết! - Stamp W.
Proctor kêu lên.
Viên đại tá chửi rủa như tát nước một chập và Passepartout, giận điên người, cũng hùa theo ông. Ở đây có một trở ngại vật chất mà lần này tất cả những tờ giấy bạc của ông chủ anh cũng thất bại.
Tuy vậy, Passepartout vẫn thấy cần phải báo ông biết, và anh cúi đầu đi về phía toa, bỗng đâu người thợ máy, anh chàng tên là Foster, nói:.- Thưa các ông, có thể có cách qua cầu.
- Với đoàn xe lửa của chúng ta à? - Viên đại tá hỏi.
- Vâng, với đoàn xe lửa của chúng ta.
- Nhưng cầu sắp đổ kia mà! - Người lái tàu nhắc lại.
- Chẳng hề gì, - Foster đáp. - Tôi nghĩ bằng cách phóng đoàn xe lửa với tốc độ tối đa, chúng ta sẽ có cơ may qua được.
- Quái quỷ! - Passepartout nói.
Nhưng một số hành khách bị quyến rũ ngay bởi đề nghị đó. Viên đại tá đặc biệt thích nó.
Cái đầu nóng bỏng này thấy chuyện đó hoàn toàn có thể thực hiện được. Và rốt cuộc tất cả những người có liên quan đều đồng tình với ý kiến của người thợ máy.
Passepartout sững sờ, mặc dầu anh sẵn sàng thử mọi cách để vượt qua Medicine Creek, nhưng anh thấy cách đó phần nào có vẻ mạo hiểm quá.
Vả chăng, anh nghĩ, có một điều đơn giản hơn nhiều để làm mà những con người này thậm chí không nghĩ tới!...
- Thưa ông, - anh nói với một người trong đám hành khách, - tôi thấy cái cách qua cầu do anh thợ máy đề nghị có phần liều lĩnh, nhưng...
- Tám mươi phần trăm cơ may! - Người hành khách nói, ông ta đang quay lưng về phía anh.
- Tôi biết lắm, - Passepartout đáp và nói với một con người hào hao phong nhã khác, - nhưng một ý nghĩ nhỏ...
- Không cần ý nghĩ gì nữa, vô ích thôi! -Người Mỹ được anh hỏi tới lên tiếng đáp và nhún vai, - anh thợ máy đã đoán chắc là sẽ qua được cơ mà!
- Cố nhiên, - Passepartout tiếp lời, - chúng ta sẽ qua, nhưng có lẽ cần thận trọng hơn...
- Sao? Thận trọng à! - Đại tá Proctor kêu lên, ông ta giãy nẩy lên khi nghe cái từ đó. - Hết tốc lực, nói rồi! Anh có hiểu không? Hết tốc lực!
- Tôi biết... tôi hiểu... - Passepartout lập lại, tới giờ không ai chịu để anh nói hết câu, nhưng nếu không thận trọng hơn, bởi từ này làm cho ông khó chịu, ít ra có một điều tự nhiên hơn...
- Ai đó? Cái gì lôi thôi đó? Anh chàng này muốn gì với cái điều tự nhiên của anh ta đó?...
Đám đông kêu lên từ mọi phía.
Chàng trai đáng thương không còn biết nói cho ai nghe nữa.
- Bộ anh sợ hả? - Đại tá Proctor hỏi anh..- Tôi mà sợ à? - Passepartout kêu lên. - Nào, được rồi! Tôi sẽ cho những con người này thấy một người Pháp cũng có thể liều lĩnh như họ!
- Lên xe lửa! Lên xe lửa, - Passepartout lập lại. Ngay tức khắc! Nhưng người ta không thể ngăn cản tôi nghĩ rằng điều cần thiết hơn là cho hành khách chúng tôi trước hết đi bộ qua cái cầu đó, rồi sau mới tới đoàn xe lửa!...
Nhưng không ai nghe ý kiến khôn ngoan đó và không ai muốn thừa nhận nó đúng.
Passepartout trở về chỗ, không nói gì về những việc đã xảy ra. Những người chơi bài vẫn tập trung hoàn toàn vào ván bài uýt của họ.
Đầu máy xe lửa huýt còi vang dậy. Anh thợ máy dốc hơi cho đoàn xe lửa lùi về phía sau gần một dặm.
Rồi một hồi còi thứ hai, đoàn xe lửa bắt đầu tiến lên, nó gia tăng tốc độ, không lâu sau đó, tốc độ của nó trở nên khủng khiếp, người ta chỉ còn nghe thấy một tiếng rít vang dậy thoát ra từ đầu máy xe lửa, các pittông đập hai mươi phát một giây, các trục bánh xe bốc khói trong những hộp mỡ. Có thể nói người ta cảm thấy dường như toàn bộ chuyến xe đang chạy với tốc độ một trăm dặm một giờ không còn đè nặng lên đường ray nữa. Tốc độ đã ăn hết trọng lượng.
Và xe lửa băng qua! Như một tia chớp.
Người ta chẳng thấy cây cầu chút nào cả. Đoàn xe lửa nhảy từ bờ này sang bờ kia, có thể nói như vậy, người thợ máy chỉ dừng được cái guồng máy khùng điên của anh khi đã vượt khỏi ga Medicine Bow năm dặm.
Nhưng đoàn xe lửa vừa mới vượt qua sông thì cây cầu rệu rã đã đổ ầm xuống..
Chương 8
Cuộc tấn công của dân da đỏ
Vào buổi chiều, đoàn xe lửa vượt qua lạch Cheyenne và tới lạch Evans, điểm cao nhất của tuyến đường, tức là tám ngàn chín mươi mốt piê trên mặt biển.
Lúc tám giờ sáng, đồn Mac Pherson đã bỏ lại phía sau ba trăm năm mươi bảy dặm ngăn cách điểm này với Omahạ Trên tả ngạn, đường sắt chạy theo những con đường quanh co thất thường của nhánh nam sông Plattẹ Chín giờ, người ta tới thành phố quan trọng của vùng bắc Platte, được xây dựng giữa hai nhánh của con sông lớn ôm lấy nó và nhập lại thành một dòng duy nhất ở phía trên Omaha một chút. Nước của nhánh sông to lớn này hòa với nước sông Mis-souri.
Ông Fogg và những người bạn chơi bài lại tiếp tục canh bạc. Không người nào trong bọn họ than phiền chuyện đường dài. Lúc đầu, Fix thắng được vài đồng ghinê mà ông lại đang thua, nhưng ông tỏ ra say mê không kém ông Fogg.
Buổi sáng hôm nay vận may đặc biệt ưu đãi con người hào hoa phong nhã.
Bất ngờ, sau khi dự tính một nước bài táo bạo, ông chuẩn bị đánh quân bích thì sau chiếc ghế dài, một giọng nói thốt lên:
- Tôi thì đánh quân rô...
Ông Fogg, bà Aouda và Fix cùng ngẩng đầu lên. Đại tá Proctor đã ở bên họ.
Stamp W.Proctor và Phileas Fogg nhận ra ngay.
- À! thì ra ông, ông người Anh, - viên đại tá kêu lên, - chính ông muốn đánh quân bích!
- Tôi sẽ đánh quân bài đó, - Phileas Fogg lạnh lùng đáp và hạ xuống một quân bài mười bích.
- Nào, tôi thì thích đó là quân bài rô, - viên đại tá đáp và làm một cử chỉ để cầm lấy quân bài đã đánh, đồng thời tiếp lời: ông chẳng hiểu gì về trò chơi này cả.
- Có lẽ tôi rành trò chơi khác hơn, - Ông Phileas Fogg nói và đứng dậy..- Tùy ông thôi, nếu muốn thử một trò chơi khác, hỡi con nhà John Bull! - Con người thô lỗ đáp lại.
Bà Aouda tái mặt.
Bà nắm tay ông Fogg, ông nhẹ nhàng đẩy bà ra. Passepartout sẵn sàng xông vào ông người Mỹ, nhưng Fix đã đứng dậy, bước về phía đại tá Proc-tor và nói với ông ta:
- Ông quên rằng chính tôi mới là người mà ông cần phải gặp để giải quyết mọi chuyện cho ra lẽ, thưa ông, tôi là người không những ông đã lăng nhục mà còn đánh đập nữa.
- Ông Fix, - Ông Fogg nói, - tôi xin lỗi ông, nhưng chuyện này chỉ can hệ tới tôi thôi. Khi cho rằng tôi đánh nước bích là sai lầm, ông đại tá đã sỉ nhục tôi lần nữa và ông ấy phải giải thích điều này với tôi.
- Ông muốn lúc nào và ở đâu cũng được, -tay người Mỹ đáp, - và với vũ khí nào ông thích.
Viên Thanh tra hoài công lôi kéo cuộc tranh cãi về phần mình. Passepartout muốn ném viên đại tá ra khỏi cửa toa, nhưng một dấu hiệu của ông chủ đã ngăn anh lại. Phileas Fogg rời toa và tay người Mỹ bước theo ông trên chiếc cầu nhỏ.
- Thưa ông, - Ông Fogg nói với đối thủ của mình, - tôi đang rất vội để trở về châu âu và một sự chậm trễ nào đó cũng sẽ gây thiệt hại trầm trọng cho quyền lợi của tôi.
- Vậy thì sao! Chuyện đó liên quan gì tới tôi? - Đại tá Proctor đáp.
- Thưa ông, - Ông Fogg lễ độ tiếp lời, - sau cuộc gặp gỡ của chúng ta tại San Francisco, tôi đã có ý định tìm gặp lại ông tại châu Mỹ ngay khi kết thúc công việc đang cần đến tôi tại cựu lục địa. Ông có thể cho tôi cái hẹn trong sáu tháng không?
- Tại sao không mười năm?
- Tôi nói sáu tháng. - Ông Fogg đáp lại.
- Trò thoái thác! - Stamp W. Proctor kêu lên. - Ngay bây giờ hoặc không bao giờ. Ông biết Plum Creek không?
- Không! - Ông Fogg đáp.
- Đó là ga sắp tới. Trong một tiếng đồng hồ nữa xe lửa sẽ tới đó. - Nó sẽ dừng lại đó trong mười phút. Trong mười phút chúng ta có thể trao đổi vài phát súng lục.
- Được! - Ông Fogg đáp. - Tôi sẽ dừng tại Plum Creek..- Và tôi còn tin rằng ông sẽ ở lại đó luôn đấy! - Tay người Mỹ tiếp lời.
- Biết đâu đấy, thưa ông! - Ông Fogg đáp và trở về toa của mình, lạnh lùng như thường lệ.
Tại đây, con người hào hoa phong nhã ấy bắt đầu trấn an bà Aouda và nói với bà rằng những kẻ huênh hoang khoác lác không bao giờ đáng sợ cả. Rồi ông yêu cầu Fix làm chứng cho ông trong cuộc đấu súng sắp diễn ra. Fix không thể chối từ, và Phileas thản nhiên chơi tiếp ván bài bằng cách đánh quân bài bích với một vẻ bình thản hoàn toàn.
Mười một giờ, còi xe lửa báo hiệu sắp tới ga Plum Creek. Ông Fogg đứng dậy và bước ra chiếc cầu nhỏ, theo sau có Fix. Passepartout cũng đi với ông, mang theo hai khẩu súng lục. Bà Aouda ở lại trong toa, xanh xao như một xác chết.

Bấy giờ, cánh cửa toa kia mở và đại tá Proctor cũng xuất hiện trên chiếc cầu nhỏ, theo sau là người làm chứng của ông ta, một anh Mẽo cũng gân guốc như ông tạ Nhưng lúc hai đối thủ sắp sửa nhảy xuống đường thì người lái tàu chạy tới và hét to về phía họ:
- Đừng xuống, các ông
- Tại sao? - Viên đại tá hỏi?
- Chúng ta đã trễ hai mươi phút và xe lửa không dừng lại lâu.
- Nhưng tôi phải quyết đấu với ông này.
- Rất tiếc, - viên chức đáp, - nhưng chúng ta phải đi ngay.
Chuông reo và xe lửa lại lên đường.
- Tôi rất lấy làm tiếc, thưa các ông. - Bấy giờ người cầm lái nói. - Nhưng dầu sao chẳng ai ngăn cản các ông đấu súng trên đường nếu các ông có thời giờ đấu súng tại đây?
- Điều đó có thể không hợp với ông đâu! - đại tá Proctor nói vẻ nhạo báng.
- Điều đó hoàn toàn hợp với tôi, - Phileas Fogg đáp.
- Đúng là, chúng ta đang trên đất Mỹ có khác! - Passepartout nghĩ. Và người lái tàu là một con người hào hoa phong nhã của thế giới tốt đẹp nhất!
Và với ý nghĩ đó, anh bước theo ông chủ.
Theo bước chân người cầm lái, hai đối thủ và những người làm chứng của họ đi ra phía sau đoàn xe lửa bằng cách bước từ toa này sang toa khác. Toa cuối cùng chỉ có mươi, mười hai hành khách. Người lái tàu yêu cầu họ vui lòng, trong.vài phút nhường chỗ cho hai con người hào hoa phong nhã có một vấn đề danh dự cần giải quyết.
- Tất nhiên! - Đám hành khách tỏ ra rất sung sướng được nhường chỗ cho hai con người hào hoa phong nhã đó và họ rút lui trên những chiếc cầu nhỏ.
Toa tàu dài khoảng năm mươi piê, rất tiện lợi cho tình huống này. Hai đối thủ người này có thể đi về phía người kia giữa những chiếc ghế dài và bắn nhau thỏa thích. Ông Fogg và đại tá Proctor, mỗi người trang bị hai khẩu súng lục, bước vào toa. Khi đầu máy xe lửa huýt hồi còi đầu tiên, họ phải nổ súng... Rồi hai phút sau, người ta sẽ kéo từ toa ra những gì còn lại của hai con người hào hoa phong nhã đó.
Vậy là người ta đang đợi hồi còi như đã thỏa thuận, bỗng có những tiếng kêu thét man rợ vang lên, nhưng chúng không phát xuất từ toa dành riêng cho hai kẻ quyết đấu. Trái lại những tiếng kêu đó kéo dài tới tận đầu máy xe lửa và trên suốt chiều dài của đoàn xe. Những tiếng kêu hãi hùng vang lên bên trong các toa của đoàn xe lửa.
Đại tá Proctor và ông Fogg, súng lục trong tay, vội bước ra khỏi toa và xông về phía đầu máy.
Họ hiểu rằng đoàn xe lửa đã bị một nhóm người Sioux tấn công.
Đây không phải là cuộc thử sức đầu tiên với bọn da đỏ gan lì này, và đã hơn một lần chúng đã chặn các đoàn xe lửa, thậm chí không cần đoàn xe dừng lại.
Bọn người Sioux này trang bị bằng súng trường, và hành khách hầu hết được võ trang bằng những khẩu súng lục. Trước hết những tên da đỏ xông vào đầu máy. Người thợ máy và người đốt lò đã bị chúng nện dở sống dở chết bằng chùy. Một thủ lĩnh người Sioux muốn dừng đoàn xe lửa lại nhưng không biết sử dụng tay gạt của bộ điều hòa nên thay vì đóng anh ta lại mở cho hơi nước tràn vào, và cái đầu máy hung hăng chạy với một tốc độ khủng khiếp.
Cùng lúc, bọn người Sioux đã xâm chiếm các toa và chúng chạy rầm rập trên các nóc toa.
Chúng phá tung các cửa toa và vật lộn với hành khách. Lôi những kiện hàng ra khỏi toa hành lý quẳng xuống đường.
Tuy vậy, tất cả hành khách đều kháng cự mãnh liệt.
Ngay từ đầu cuộc tấn công, bà Aouda đã xoay trở một cách dũng cảm. Khẩu súng lục trong.tay, bà oanh liệt chống cự bằng cách bắn qua những cửa kính vỡ khi một tên man rợ nào đó xuất hiện trước mắt bà. Khoảng hai mươi tên Sioux bị bắn chết đã rơi ập xuống đường, một số từ trên các cầu lên xuống rơi xuống đường ray đã bị bánh xe các toa xe lửa nghiền nát như những con sâu.
Nhiều hành khách trúng đạn bị trọng thương nằm la liệt trên những chiếc ghế dài.
Dầu sao cũng phải chấm dứt chuyện này cho xong, bởi cuộc chiến đấu này chỉ có thể kết thúc có lợi cho bọn Sioux nếu đoàn xe lửa không dừng lại. Nhà ga của đồn Kearney còn cách không tới hai dặm. Tại đó có một đồn binh Mỹ, nhưng qua khỏi đồn binh đó bọn Sioux sẽ làm chủ đoàn xe lửa.
- Chúng ta sẽ ra ma nếu xe lửa không dừng lại trước năm phút!
- Nó sẽ dừng lại thôi! - Phileas Fogg nói và muốn phóng ra khỏi toa.
- Ông hãy ở lại, thưa ông, - Passepartout kêu lên. - Việc này là của tôi!
Phileas Fogg không có thời gian để ngăn cản chàng trai dũng cảm đã mở cửa toa mà không để bọn da đỏ trông thấy và bò dưới gầm toa.
Bấy giờ, sự lanh lẹn, dẻo dai của anh hề đã có tác dụng, anh luồn lách dưới các toa xe lửa, bò từ toa này sang toa khác với một sự khéo léo diệu kỳ, và cứ vậy mà tới đầu máy xe lửa.
Tại đây một tay anh bám lơ lửng giữa toa hành lý và toa than, tay kia anh tháo dây xích an toàn, nhưng nếu không có một chấn động khiến nó bật ra, thì dù anh có ra sức kéo vẫn không tài nào tháo được thanh sắt móc vào toa.
Đoàn xe lửa đã tách rời, còn lại phía sau, trong khi đầu máy phóng đi với một tốc độ khủng khiếp.
Đoàn xe lửa còn trớn lăn bánh thêm vài phút nữa, nhưng những cái thắng đã được vận hành bên trong các toa, và cuối cùng đoàn xe lửa dừng lại cách ga Kearney không tới một trăm bước.
Tại đây, những người lính trong đồn nghe tiếng súng nổ đã vội vàng chạy ra. Bọn Sioux không đợi họ đến, và trước khi đoàn xe lửa dừng lại hẳn, cả bọn đã rút lẹ.
Khi hành khách điểm danh trên sân ga, họ nhận ra còn thiếu nhiều người, và trong số đó có anh chàng người Pháp dũng cảm đã cứu họ.
Ba hành khách, kể cả Passepartout, đã biến mất. Phải chăng họ đã bị giết trong lúc chiến.đấu? Hay bọn Sioux đã bắt họ làm tù binh?
Người ta vẫn chưa có thể biết được điều này.
Người bị thương thì nhiều. Một trong những người bị thương nặng nhất là đại tá Proctor, ông đã dũng cảm chiến đấu và một viên đạn trúng nơi bẹn đã quật ông ngã xuống. Ông được đưa vào nhà ga cùng với những hành khách khác cần được chăm sóc ngay.
Bà Aouda không hề hấn gì. Phileas đã không tiếc thân mình nhưng không bị xây xát gì. Fix bị thương nơi cánh taỵ Nhưng Passepartout thì không thấy đâu. Và những giọt lệ lăn dài từ đôi mắt người phụ nữ trẻ. Tất cả hành khách đều đã rời đoàn xe lửa. Và người ta thấy tận ngoài xa trên bình nguyên trắng xóa những vệt dài màu đỏ.
Ông Fogg vẫn khoanh tay, bất động. Ông đang quyết định một điều hệ trọng. Cạnh ông, bà Aouda nhìn ông đăm đăm, không nói lời nào.
Ông hiểu cái nhìn đó. Nếu người giúp việc của ông bị cầm tù, chẳng phải ông cần phải liều hi sinh tất cả để cứu anh ta khỏi tay bọn da đỏ hay sao?
- Tôi sẽ đi tìm anh ta dù sống hay chết, -ạng nói giản dị với bà Aouda.
- Ái chà! ông... Ông Fogg! - Người phụ nữ trẻ kêu lên và nắm lấy hai bàn tay người bạn đồng hành.
Với quyết định đó, Phileas Fogg vừa nói lên sự phá sản của mình. Chỉ cần một ngày chậm trễ cũng đủ cho ông lỡ chuyến tàu khách tại New York. Nhưng trước ý nghĩ: "Đó là bổn phận của mình!", ông đã không ngập ngừng.
Viên đại úy chỉ huy đồn Kearney đang đứng đó. Binh lính của ông, khoảng một trăm người, đang trong thế phòng ngự phòng khi bọn Sioux mở một cuộc tấn công thẳng vào nhà ga.
- Thưa ông, - Ông Fogg nói với viên đại úy, - có ba hành khách đã biến mất.
- Chết à? - Viên đại úy hỏi.

- Có thể chết hoặc bị cầm tù, - Phileas Fogg đáp. - Ông có ý định truy đuổi bọn Sioux không?
- Chuyện đó trầm trọng đấy, thưa ông, - Viên đại úy nói. - Bọn da đỏ đó có thể chạy trốn tới tận bên kia sông Arkansas. Tôi không thể bỏ đồn binh thuộc trách nhiệm của tôi.
- Thưa ông, - Phileas tiếp lời, - đây là mạng sống của ba con người. - Cố nhiên rồi... nhưng liệu tôi có thể hi sinh mạng sống của năm mươi người để cứu ba người không?
- Tôi không biết ông có khả năng làm chuyện đó không, thưa ông, nhưng ông phải làm.
- Thưa ông, - viên đại úy đáp lại, - Ở đây không ai phải dạy bảo tôi đâu là bổn phận của tôi cả.
- Được thôi, - Phileas lạnh lùng nói. - Tôi sẽ đi một mình!
- Ông, thưa ông! - Fix kêu lên và bước tới gần.
- Vậy ông có muốn tôi để cho con người khốn khổ đó chết hay không? Tôi sẽ đi!
- Kìa, không, ông sẽ không phải đi một mình!
- Viên đại úy cảm động kêu lên. - Ba mươi người tình nguyện! - Ông nói thêm và quay về phía những người lính của ông.
Toàn thể đại đội nhất tề bước tới. Ba mươi người lính được chỉ định và một trung sĩ tiến lên phía trước.
- Cám ơn, đại úy! - Ông Fogg nói.
- Ông có cho phép tôi cùng đi với ông không? - Fix hỏi con người hào hoa phong nhã.
- Ông cứ đi nếu ông thấy thích, thưa ông, -Phileas Fogg đáp lại ông tạ - Nhưng nếu muốn giúp tôi, ông nên ở lại bên bà Aoudạ Trong trường hợp có điều không may xảy ra cho tôi...
Viên Thanh tra chợt tái mặt. Tách rời con người mà ông đã theo sát từng bước với bao sự kiên trì, để hắn mạo hiểm như vậy trong sa mạc kia à? Cuối cùng ông đành cúi xuống trước cái nhìn trầm tĩnh và thẳng thắn đó.
- Tôi sẽ ở lại. - Ông nói.
Lát sau, ông Fogg siết chặt tay người phụ nữ trẻ, trao cho bà cái túi xách du lịch quý báu, rồi lên đường với viên trung sĩ và toán quân.
Nhưng trước khi dời bước, ông nói với những người lính:
- Các bạn, có một ngàn bảng dành cho các bạn nếu các bạn cứu được tù binh.
Bấy giờ là quá trưa mấy phút.
Bà Aouda lui về một căn phòng của nhà ga.
Trong khi chờ đợi tại đây bà nghĩ tới Phileas Fogg đã hy sinh tài sản, và giờ đây liều cả mạng sống của mình, ông làm tất cả điều đó vì bổn phận không chút do dự. Dưới con mắt của bà, Phileas Fogg đúng là một người hùng..Còn Fix, ông cảm thấy một ước muốn bỏ cuộc không cưỡng lại được. Vậy mà cái cơ hội rời khỏi nhà ga Kearney và tiếp tục chuyến đi lắm trắc trở lại đến với ông.
Quả thật vào khoảng hai giờ chiều, trong lúc tuyết rơi thành những bông lớn, người ta nghe thấy những hồi còi dài từ hướng đông vọng tới.
Một bóng đen khổng lồ phóng ra một luồng ánh sáng màu vàng hung đang từ từ tiến tới.
Tuy nhiên, người ta không chờ đợi một đoàn xe lửa nào tới từ hướng đông. Đoàn xe lửa tiếp cứu, được yêu cầu bằng máy điện báo, không thể tới sớm hơn. Và xe lửa từ Omaha đi San Fran-cisco chỉ qua đây vào ngày mai.
Cái đầu máy kia sau khi tách khỏi đoàn xe lửa, đã tiếp tục chạy với một tốc độ kinh hồn, mang theo người đốt lò và người thợ máy đang bất tỉnh nhân sự.
Nó đã chạy trên đường ray trong nhiều dặm, rồi cuối cùng máy ngừng chạy ở một nơi cách ga Kearney hai mươi dặm.
Cả người thợ máy lẫn người thợ đốt lò đều không chết, và sau cơn ngất dài, họ đã tỉnh lại.
Bấy giờ máy đã ngừng chạy. Nhìn cái đầu máy xe lửa lẻ loi, không có toa phía sau, anh thợ máy hiểu chuyện gì đã xảy ra. Làm sao nó tách được khỏi đoàn xe lửa, anh không thể nào đoán ra được. Nhưng anh biết chắc rằng đoàn xe lửa, hãy còn ở phía sau, đang nguy khốn.
Người thợ máy không chần chờ khi biết mình phải làm gì. Tiếp tục con đường theo hướng Omaha là thận trọng, quay trở về phía đoàn xe lửa thì nguy hiểm. Nhưng có hề chi! Những xẻng than và củi được cho vào lò của nồi súp de, và vào khoảng hai giờ chiều, đầu máy xe lửa chạy trở về nhà ga Kearneỵ Chính nó đã huýt còi trong sương mù.
Hành khách rất đỗi hài lòng khi thấy đầu máy trước đoàn xe lửa. Họ sắp được tiếp tục chuyến đi bị đứt đoạn một cách không may đến vậy.
Khi đầu máy về tới nơi, bà Aouda đã rời nhà ga, đến hỏi người cầm lái:
- Ông sắp lên đường đấy chứ?
- Ngay bây giờ thôi, thưa bà.
- Còn những người bị bắt... Những người bạn đồng hành khốn khổ của chúng ta...
- Tôi không thể để công vụ đứt đoạn. -Người lái đáp..- Và khi nào xe lửa từ San Francisco chạy qua đây?
- Chiều mai, thưa bà.
- Chiều mai! Vậy thì trễ quá. Chúng ta phải chờ...
- Không thể được! - Người cầm lái đáp.
Fix đã nghe được toàn bộ cuộc trao đổi này.
Trước đây một lát ông đã quyết định rời Kearney, nhưng giờ đây khi đoàn xe lửa đang nằm đó, sẵn sàng lao đi, và ông chỉ còn việc tìm lại chỗ của mình trong toa thì một sức mạnh không cưỡng lại được giữ chân ông lại. Cơn giận dữ vì thất bại làm ông nghẹt thở. Ông muốn tranh đấu tới cùng Hành khách và những người bị thương đã về chỗ ngồi trong các toa. Ngay lúc đó, người thợ máy kéo còi, đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh và khuất dạng sau đó.
Thanh tra Fix đã ở lại.
Vài giờ trôi quạ thời tiết thật tệ hại, lạnh cắt da cắt thịt. Fix ngồi bất động trên một chiếc ghế dài của nhà gạ Còn bà Aouda thì chốc chốc lại ra khỏi phòng, hi vọng nhìn thấy ở bên ngoài, những dấu hiệu trở về của những người bạn không maỵ Nhưng không có gì. Bà trở vào, người đờ đẫn, để rồi lại trở ra vài phút sau đó, nhưng vẫn hoài công.
Cứ vậy suốt đêm trôi quạ Rạng sáng, vầng dương lờ mờ hiện ra phía chân trời mù sương.
Phileas Fogg và toán quân đã đi về hướng bắc...
Hướng bắc hoàn toàn hoang vắng. Bấy giờ là bảy giờ sáng.
Cực kỳ lo lắng, viên đại úy gọi một viên trung úy tới ra lệnh mở một cuộc trinh sát về hướng Bắc. Bỗng nhiều tiếng súng nổ vang. Binh lính lao ra khỏi đồn, và họ thoáng thấy một đoàn quân nho nhỏ đang trở về trong trật tự.
Ông Fogg đi đầu, và bên ông là Passepartout và hai người hành khách khác được cứu thoát khỏi tay bọn Sioux.
Một trận đánh đã xảy ra cách Kearney mười dặm về phía bắc. Trước khi phân đội tới, Passepartout và hai người cùng cảnh ngộ đã đánh lại bọn lính canh giữ họ, và anh chàng người Pháp đã hạ được ba tên Sioux bằng những quả đấm, đúng lúc đó ông chủ anh và binh lính xông vào giải cứu.
Mọi người được chào đón bằng những tiếng reo mừng, và Phileas Fogg phát cho binh lính.món tiền thưởng như đã hứa, trong khi Passepar-tout thì nhắc đi nhắc lại, không phải vô cớ.
- Phải công nhận rằng tôi rất đắt giá đối với ông chủ tôi!
Fix không nói lời nào mà chỉ chăm chú nhìn ông Fogg, và thật khó mà phân tích những tình cảm đang diễn ra trong ông lúc đó. Còn bà Aouda thì chỉ biết nắm tay con người hào hoa phong nhã đó và siết chặt trong đôi bàn tay của bà mà không nói nên lời!
Trong lúc đó, Passepartout ngay khi về tới đã tìm kiếm đoàn xe lửa trong nhà ga.
- Xe lửa! Xe lửa! - Anh kêu lên.
- Đi rồi, - Fix đáp.
- Còn chuyến tiếp theo, bao giờ nó qua đây?
- Phileas Fogg hỏi.
- Phải tới chiều.
- A! - Con người hào hoa phong nhã phớt tỉnh chỉ đáp có vậy.
Chương 9
Chặng cuối
Phileas Fogg bị trễ mất hai mươi tiếng.
Passepartout rất đỗi thất vọng. Rõ ràng anh đã làm cho ông chủ anh phá sản!
Bấy giờ viên thanh tra tới bên ông Fogg và nhìn thẳng vào mặt ông hỏi:
- Thưa ông, có đúng vì lợi ích của ông thì phải có mặt tại New York ngày 11, trước chín giờ tối, giờ khởi hành của tàu khách đi Liverpool không?
- Một lợi ích to lớn.
- Và nếu chuyến đi của ông không bị gián đoạn bởi cuộc giao chiến với bọn da đỏ kia, hẳn ông sẽ tới New York vào ngày 11, ngay buổi sáng chớ?
- Đúng, mười hai giờ trước khi tàu khách khởi hành..- Vậy là ông đã trễ mất hai mươi tiếng. Giữa hai mươi và mười hai, khoảng cách là tám. Tám tiếng để gỡ lại. Ông có muốn thử làm chuyện đó không?
- Đi bộ à? - Ông Fogg hỏi.
- Không, bằng xe trượt tuyết, - Fix đáp, -bằ ng xe trượt tuyết có buồm. Một người nọ đã đề nghị phương tiện vận chuyển này với tôi.
Phileas Fogg không trả lời Fix. Nhưng khi Fix chỉ cho ông thấy người đàn ông đã nói, đang đi dạo trước nhà ga, ông liền đi về phía hắn. Một lát sau Phileas Fogg và người Mỹ đó, tên là Mudge, bước vào một căn lều ở dưới chân đồi Kearney.
Tại đây, ông Fogg xem xét chiếc xe khá đặc biệt, một cái khung đặt trên hai cây xà dài hơi vểnh lên ở phía trước, như những cái càng của một chiếc xe trượt tuyết và năm hoặc sáu người có thể ngồi trên đó. Ở một phần ba khung phía trước dựng lên một cái cột thật cao trên đó căng một cánh buồm hình thang rộng mênh mông.
Cột buồm đó, được cột chặt bằng dây kim loại, kéo căng một dây néo bằng sắt dùng để giương một cánh buồm mũi cỡ lớn. Phía sau, một bánh lái kiểu mái chèo giúp điều khiển chiếc xe.
Vào mùa đông, trên đồng bằng đóng băng, khi các đoàn xe lửa phải dừng lại vì tuyết, những chiếc xe này vẫn chạy cực kỳ nhanh từ ga này tới ga khác.
Lát sau, một giao kèo được ký kết giữa ông Fogg và chủ nhân chiếc xuồng. Gió thuận lợi. Từ hướng Tây từng cơn gió mạnh thổi về. Tuyết đã đông cứng lại, và Mudge quả quyết sẽ đưa ông Fogg tới ga Omaha trong vài tiếng đồng hồ. Tại đây có nhiều đoàn xe lửa và tuyến đường tới Chicago và New York. Gỡ lại thời gian chậm trễ không phải là chuyện không thể được. Vậy còn chần chừ gì mà không thử mạo hiểm.
Bà Aouda không đồng ý rời xa ông Fogg khi ông đề nghị bà trở về châu Âu với Passepartout bằng một phương tiện chuyên chở dễ chịu hơn.
Passepartout rất đỗi hạnh phúc với quyết định này. Thật vậy, dầu có được vàng chăng nữa anh cũng không muốn rời xa ông chủ, bởi Fix vẫn còn bám sát theo ông.
Còn việc viên Thanh tra cảnh sát bấy giờ đang nghĩ gì trong đầu thì đó là điều khó nói.
Xác tín của ông có bị lung lay bởi sự trở về của Phileas Fogg không, hay ông xem ông ta như một tên vô lại cực kỳ lão luyện tin mình sẽ được tuyệt.đối an toàn tại Anh sau khi hoàn tất chuyến đi vòng quanh thế giới? Nhưng không vì vậy mà ông kém quả quyết trong việc thi hành nhiệm vụ của mình, và hơn ai hết, ông nóng lòng trở về Anh.
Tám giờ, xe trượt tuyết sẵn sàng lên đường.
Hành khách đã ngồi vào chỗ và hai cánh buồm rộng mênh mông đã được kéo lên, bấy giờ dưới sức đẩy của gió, chiếc xe lướt nhanh trên băng với tốc độ bốn mươi dặm một giờ.
Khoảng cách giữa đồn Kearney và Omaha theo đường thẳng nhiều lắm là hai trăm dặm.
Nếu gió vẫn thổi mạnh, có lẽ xe trượt tuyết sẽ tới Omaha vào một giờ trưa.
Chuyến đi mới lạ lùng làm sao! Hành khách ngồi ép vào nhau không nói được gì. Cái lạnh, càng gia tăng với tốc độ, đã cắt đứt lời họ. Xe trượt tuyết lướt trên đồng bằng nhẹ nhàng như một con thuyền trên mặt nước lặng sóng. Khi gió thổi xuống thấp, dường như chiếc xe bị nhấc khỏi mặt đất bởi những cánh buồm to, rộng của nó. Nơi bánh lái, Mudge vẫn giữ cho xe chạy thẳng đường, và bằng một động tác đẩy mái chèo, ông điều chỉnh chiếc xe khi muốn chạy lệch hướng. Buồm no gió. Cánh buồm mũi tung bay và không còn bị che khuất bởi cánh buồm hình thang nữa. Một cột buồm được dựng lên trên đài và một cánh buồm thượng hình tam giác căng trong gió, góp thêm sức đẩy cùng những cánh buồm khác.
- Nếu không có gì hỏng hóc, - Mudge nói, - chúng ta sẽ tới thôi.
Và Mudge sẽ được lợi khi tới đúng giờ quy định, bởi ông Fogg trung thành với phương thức của mình, đã hứa thưởng cho ông ta một món tiền lớn.
Đồng cỏ, mà chiếc xe trượt tuyết lướt qua bằng phẳng như biển lặng. Người ta nói nó như một cái hồ mênh mông đóng băng. Con đường đã hoàn toàn tránh được mọi chướng ngại, và Phileas Fogg chỉ sợ hai tình huống: xe bị hư hỏng, gió đổi chiều hoặc lặng gió.
Nhưng gió thổi đến cong cả cột buồm được giữ chặt bằng dây kim loại. Chiếc xe trượt tuyết phi như bay giữa một sự hòa điệu rì rầm, với một cường độ đặc biệt.
Bà Aouda trùm kín trong chiếc áo lông và chăn đi đường, để khỏi nhiễm lạnh.
Còn Passepartout thì mặt đỏ như gấc khi anh hít phải bầu không khí rét buốt. Với tâm hồn.luôn toát ra một lòng tin không lay chuyển được của mình, anh lại nuôi hi vọng. Nếu không thể tới New York vào buổi sáng, có thể người ta sẽ tới đó vào buổi chiều, nhưng vẫn còn hy vọng lúc đó tàu khách đi Liverpool chưa chạy.
Passepartout thậm chí còn cảm thấy mong muốn được siết chặt bàn tay người đồng minh Fix. Anh không quên rằng chính viên thanh tra đã kiếm ra chiếc xe trượt tuyết có buồm, phương tiện độc nhất để tới được Omaha trong thời gian quy định.
Một điều nữa mà Passepartout không bao giờ quên, đó là sự hi sinh không chút do dự của ông Fogg để cứu anh thoát khỏi tay bọn Sioux. Với việc đó, ông đã liều hi sinh cả cơ nghiệp và cuộc đời của ông... Không! người giúp việc của ông hẳn sẽ không bao giờ quên điều đó.
Trong lúc mỗi hành khách mải với những suy nghĩ khác nhau như vậy thì chiếc xe trượt tuyết vẫn bay trên tấm thảm tuyết mênh mông.
Đồng bằng hoàn toàn hoang vắng. Nằm giữa tuyến đường sắt liên hiệp Thái Bình Dương và nhánh đường sắt nối liền Kearney với Saint -Joseph, đồng bằng tạo thành một hòn đảo lớn không người ở, không một ngôi làng, không một nhà ga, thậm chí không có cả một đồn binh.
Chỉ đôi khi có những đàn chim vụt bay lên cùng lúc. Cũng có khi những đàn chó sói đồng cỏ, ốm, đói, bị thúc đẩy bởi một nhu cầu dữ tợn, chạy đua với chiếc xe trượt tuyết. Passepartout, tay cầm súng lục, sẵn sàng nhả đạn vào những con tới gần nhất. Bấy giờ nếu có tai nạn nào ngăn chặn chiếc xe trượt tuyết, hành khách sẽ bị những con thú ăn thịt dữ dằn đó tấn công ngay.
Nhưng xe trượt tuyết vẫn chạy tốt và bứt đi xa.
Vào buổi trưa, qua vài dấu hiệu, Mudge nhận ra rằng minh đang vượt qua dòng nước đóng băng của sông Plattẹ Ông không nói gì, nhưng ông tin chắc rằng chỉ còn hai mươi dặm nữa sẽ tới ga Omaha.
Và quả nhiên, chưa tới một giờ sau, người dẫn đường thành thạo đó rời tay bánh lái, lao tới mớ dây kéo buồm và kéo chúng xuống hàng loạt trong khi xe trượt tuyết theo đà vẫn bị cuốn đi không cưỡng lại được thêm nửa dặm nữa. Cuối cùng nó dừng lại, và Mudge chỉ một dãy mái nhà bị tuyết phủ trắng xóa và nói:
- Chúng ta đã tới..Phileas Fogg chi trả cho Mudge một cách hào phóng, Passepartout siết chặt tay ông ta như một người bạn, và mọi người vội vã đi về phía nhà ga Omaha.
Chính thành phố quan trọng này của bang Nebraska là nơi thật sự dừng lại của tuyến đường sắt Thái Bình Dương nối liền lưu vực sông Mis-sissippi với đại dương. Để đi từ Omaha tới Chicago, con dường sắt có tên là Đường sắt Đảo Đá chạy thẳng về hướng đông nối liền năm mươi ga.

Một chuyến xe lửa liên vận sẵn sàng lên đường. Phileas Fogg và các bạn đồng hành chỉ còn kịp lao lên một toa xe lửa. Họ chẳng thấy được gì ở Omaha.
Với một tốc độ cực nhanh, đoàn tàu chạy vào bang Iowạ Trong đêm nó băng qua sông Mississippi tại thành phố Davenport, và qua Đảo Đá tiến vào bang Illinois. Hôm sau, ngày mười, lúc bốn giờ chiều, nó tới Chicago trên bờ hồ Michigan xinh đẹp.
Thành phố Chicago cách New York chín trăm dặm. Ở Chicago không thiếu xe lửa. Ông Fogg chuyển ngay từ đoàn xe lửa này sang đoàn xe lửa khác. Cái đầu máy xe lửa nhanh nhẹn của tuyến đường sắt Pittsburg Fort Wayne Chicago chạy hết tốc lực, như thể nó cũng hiểu rằng con người hào hoa phong nhã khả kính không thể chậm trễ thời giờ. Nó lao như tia chớp qua các bang Indiana, Ohio, Pennsylvanie, New Jersey, qua các thành phố mang những cái tên cổ xưa, một vài thành phố trong số đó đã có đường và xe điện, nhưng chưa có nhà. Cuối cùng sông Hudson hiện ra, và ngày 11 tháng chạp, vào lúc mười một giờ mười lăm phút đêm, đoàn xe lửa dừng lại trong nhà ga ở hữu ngạn con sông, ngay trước bến của những con tàu thuộc tuyến đường Cuna.
Tàu China đi Liverpool đã rời bến từ bốn mươi lăm phút trước đó!
Tàu China ra đi dường như đã mang theo nó hi vọng cuối cùng của Phileas Fogg.
Quả thật, không có con tàu nào trong số tàu khách chạy thẳng từ châu Mỹ sang châu Âu có thể phục vụ cho những dự định của con người hào hoa phong nhã đó.
Tàu Pereire thuộc Công ty xuyên Đại Tây Dương của Pháp với những con tàu tuyệt vời ngang bằng về tốc độ nhưng vượt trội về tiện nghi so với những con tàu của tất cả các tuyến.đường khác - thì chỉ lên đường vào ngày 14 tháng chạp.
Còn các tàu khách Imman, trong đó có chiếc Thành phố Paris, lên đường vào ngày hôm sau thì thậm chí cũng không nên nghĩ tới chúng.
Những con tàu đặc biệt đó dùng để chở người di cư, máy móc yếu kém, và chúng chạy bằng hơi nước cũng giống như khi chạy bằng buồm. Trong chuyến đi từ New York tới nước Anh kia, chúng cần nhiều thời gian hơn số thời gian ông Fogg còn lại để thắng cuộc.
Con người hào hoa phong nhã hiểu rõ tất cả điều đó khi tra cứu quyển Bradshaw của mình, nó cung cấp cho ông những hoạt động từng ngày của ngành hàng hải xuyên đại dương.
Passepartout cảm thấy rụng rời. Trễ chuyến tàu khách tới bốn mươi lăm phút, điều đó đã giết anh. Đó là lỗi của anh, thay vì giúp ông chủ của mình, anh đã không ngừng gieo rắc chướng ngại trên đường đi của ông!
Tuy nhiên ông Fogg vẫn không hề trách cứ anh, và khi rời bến tàu khách xuyên đại dương, ông chỉ nói lời này:
- Mai hẵng tính. Đi thôi.
Ông Fogg, bà Aouda, Fix và Passepartout qua sông Hudson tại bến phà thành phố Jersey và bước lên một chiếc xe ngựa đưa họ về khách sạn Thánh Nicolas tại đường Broadwaỵ Họ nhận phòng và đêm trôi qua, ngắn ngủi đối với Phileas Fogg ngủ một giấc say sưa, nhưng dài dằng dặc đối với bà Aouda và người bạn đồng hành của bà không sao chợp mắt được.
Ngày hôm sau, 12 tháng Chạp, ông Fogg rời khách sạn một mình sau khi dặn người giúp việc đợi ông và báo cho bà Aouda biết lúc nào cũng phải sẵn sàng.
Hành khách tới bờ sông Hudson và trong số những con tàu cột ở bến hoặc thả neo trên sông, ông tìm kỹ những con tàu sắp sửa lên đường.
Nhiều tàu đã kéo cờ hiệu lên đường và chuẩn bị ra khơi theo nước triều buổi sáng, nhưng hầu hết là tàu buồm, và Phileas Fogg thấy chúng không hợp.
Lúc con người hào hoa phong nhã tưởng chừng phải thất bại trong mưu toan cuối cùng của mình thì ông trông thấy một tàu buôn có chân vịt đang thả neo trước giàn pháo, cách đó nhiều lắm là một tầm mình thon, ống khói đang buông từng cuộn khói lớn, cho thấy nó đang chuẩn bị ra khơi.
Phileas Fogg gọi một chiếc xuồng và bơi ra đó. Sau vài nhịp chèo, ông đã đến bên thang tàu Henrietta, một tàu khách có vỏ sắt, còn tất cả những phần trên đều bằng gỗ.
Thuyền trưởng tàu Henrietta đang ở trên tàu.
Phileas Fogg bước lên boong và yêu cầu được gặp thuyền trưởng. Ông này bước ra ngay.
Đó là một người độ năm mươi tuổi có vẻ là một thứ sói biển, một người hay càu nhàu. Mắt to, nước da màu đồng gỉ, tóc đỏ, có cái cổ chắc khỏe, - Ông ta không có vẻ gì là một con người lịch thiệp.
- Ông là thuyền trưởng? - Ông Fogg hỏi.
- Chính tôi.
- Tôi là Phileas Fogg, ở Luân Đôn tới.
- Còn tôi, Andrew Speady, ở Cardiff.
- Ông sắp lên đường?
- Một tiếng nữa.
- Ông chở hàng đi...
- Bordeaux.
- Còn hàng của ông?
- Chúng tôi chở sỏi trong bụng tàu. Không có hàng.
- Ông có hành khách không?
- Không có hành khách. Không bao giờ có hành khách.
- Tàu ông chạy tốt chứ?
- Từ mười một tới mười hai hải lý. Tàu Hen-rietta này ai cũng biết.
- Ông chở tôi tới Liverpool được chứ, tôi và ba người nữa.
- Tới Liverpool. Tại sao không tới Trung Quốc?
- Tôi nói Liverpool.
- Không. Tôi đi Bordeaux và tôi tới Borđeaux.
- Bằng mọi giá?
- Bằng mọi giá.
- Nhưng chủ tàu Henrietta... - Phileas Fogg lại nói.
- Chủ tàu chính là tôi, - viên thuyền trưởng đáp. - Con tàu thuộc về tôi.
- Tôi thuê tàu ông.
- Không!
- Tôi mua tàu ông..- Không!
Phileas Fogg vẫn không nhíu mày. Tuy nhiên tình hình căng thẳng lắm rồi. Cho tới tận lúc này, tiền bạc đã luôn luôn thắng mọi trở ngại.
Nhưng lần này tiền bạc đã thất bại.
Dù sao nhất định phải tìm cách vượt Đại Tây Dương bằng tàu, - nếu không, vượt bằng khinh khí cầu là điều quá mạo hiểm và vả chăng không thể thực hiện được.
Phileas Fogg nảy ra một ý tưởng và nói với viên thuyền trưởng:
- Vậy thì, ông đưa tôi tới Bordeaux được không?
- Không, cho dù ông trả tôi hai trăm đôla!
- Tôi trả ông hai ngàn mỗi người. Và các ông gồm bốn người?
- Bốn.
Thuyền trưởng Speedy bắt đầu gãi trán. Được tám ngàn đôla mà không thay đổi hành trình, điều này rất đáng cho ông gạt sang bên mối ác cảm ra mặt đối với mọi loại hành khách. Vả chăng hành khách với giá hai ngàn đôla, thì đó không phải là hành khách nữa mà là món hàng quý.
- Tôi lên đường lúc chín giờ. - Viên thuyền trưởng nói ngắn gọn.

- Chín giờ chúng tôi sẽ có mặt trên tàu! -ạng Fogg đáp cũng đơn giản không kém.
Bấy giờ là tám giờ rưỡi. Ông Fogg rời tàu Henrietta, bước lên một chiếc xe, tới khách sạn Thánh Nicolas để rước bà Aouda, Passepartout và cả Fix là người mà ông đã lịch sự mời tham gia chuyến đi. Con người hào hoa phong nhã đã làm tất cả những công việc đó với một sự điềm tĩnh không rời bỏ ông trong bất luận hoàn cảnh nào.
Tàu Henrietta chuẩn bị nhổ neo ra khơi, cả bốn người đều đã ở trên tàu.
Khi Passepartout biết được cái giá của chuyến vượt biển cuối cùng này, anh thốt lên một tiếng "ồ!" kéo dài.
Còn viên Thanh tra Fix thì nhủ thầm rằng chắc chắn Ngân hàng Anh quốc sẽ không vô sự thoát ra khỏi vụ này. Quả thật khi về tới Anh, và cứ cho rằng lão Fogg không vứt thêm vài nắm tiền xuống biển, thì túi xách đựng giấy bạc cũng đã thâm mất hơn bảy ngàn bảng rồi!
Một giờ sau, tàu khách Henrietta vượt qua ngọn đèn phao đánh dấu cửa sông Hudson, chạy.vòng qua mũi Sandy Hook và ra biển. Cả ngày nó chạy ven đảo Dài, cách xa ngọn đèn pha của đảo Lửa, và chạy nhanh về hướng đông.
Ngày hôm sau, 13 tháng chạp, chính Phileas Fogg là người leo lên đài chỉ huy để xem xét tình hình.
Còn thuyền trưởng Speedy thì thật sự bị nhốt trong buồng của ông ta và đang gào thét, giận dữ. Chuyện gì đã xảy ra?
Vụ việc thật đơn giản. Phileas Fogg muốn đi Liverpool nhưng viên thuyền trưởng không muốn đưa ông tới đó. Phileas Fogg đã chấp nhận đi Bordeaux và trong ba mươi tiếng đồng hồ ông đã khéo xoay sở đến nỗi toàn đội thủy thủ đã thuộc về ông. Đó là lý do tại sao Phileas Fogg nắm quyền chỉ huy thay thuyền trưởng Speedy và cuối cùng tại sao tàu Henrietta lại chạy về hướng Liverpool.
Về phần mình, bà Aouda không ngừng lo âu nhưng vẫn không để lộ điều gì. Fix thì choáng váng. Còn Passepartout thấy chuyện này thật thú vị.
"Giữa mười một và mười hai hải lý" thuyền trưởng Speedy đã nói, và quả thật tàu Henrietta vẫn giữ tốc độ trung bình này.
Vậy nếu biển không trở nên quá sóng gió, nếu gió không đổi sang hướng đông, tàu Hen-rietta có thể vượt qua ba ngàn hải lý ngăn cách New York với Liverpool trong khoảng thời gian mong muốn.
Những ngày đầu chuyến vượt biển được thực hiện trong những điều kiện tuyệt hảo. Biển không quá khắc nghiệt, gió có vẻ ổn định theo hướng đông bắc và buồm đã giương lên. Dưới những cánh buồm dọc, tàu Henrietta chạy như một con tàu xuyên đại dương chính cống.
Passepartout rất vui sướng. Chiến công cuối cùng của chủ anh đã làm anh phấn khởi. Chưa bao giờ thủy thủ đoàn trông thấy một chàng trai vui vẻ, nhanh nhẹn như thế. Anh hết sức vồn vã với họ và gây kinh ngạc cho họ bằng những trò leo dây của anh. Dưới mắt Passepartout thủy thủ đoàn thao diễn như những con người hào hoa phong nhã, và những người thợ đốt lò làm công việc của họ như những người anh hùng. Tính tình vui vẻ của anh đã lây sang tất cả mọi người.
Anh đã quên quá khứ, những nỗi ưu phiền, những cơn nguy khốn. Anh chỉ nghĩ tới mục tiêu kia đã rất gần trong tầm taỵ Chàng trai đúng mực này cũng thường xoay quanh Fix. Nhìn ông tạbằng con mắt "hàm ý sâu xa", nhưng anh không nói gì bởi không còn chút thân mật nào giữa hai người bạn cũ.
Vả chăng, cũng cần phải nói điều này, Fix không còn hiểu ra làm sao nữa. Việc chiếm tàu Henrietta, việc mua đội thủy thủ, lão Fogg điều khiển con tàu như một thủy thủ thành thạo, toàn bộ những điều đó làm ông choáng váng! Nhưng nói cho cùng, một tay hào hoa phong nhã đã bắt đầu bằng cách ăn trộm năm mươi lăm ngàn bảng thì cũng dễ kết thúc bằng cách ăn cướp một con tàu lắm! Và tự nhiên Fix phải tin rằng tàu Hen-rietta, do Fogg điều khiển, chẳng hề đi tới Liv-erpool, mà tới một điểm nào đó trên thế giới nơi tên trộm, đã trở thành tướng cướp, thản nhiên sống trong yên ổn! Phải công nhận rằng cái giả thuyết ấy hết sức thuyết phục và nhà thám tử bắt đầu thật sự hối tiếc đã dấn thân vào chuyện này.
Còn thuyền trưởng Speedy thì tiếp tục gào thét trong buồng.
Về phần ông Fogg, có vẻ như ông không còn nhớ trên tàu còn có một ông thuyền trưởng nữa!
Ngày 13, tàu chạy qua chót đuôi của bãi Đất Mới. Đây là vùng nhiều trắc trở. Nhất là về mùa đông thường có sương mù và những trận cuồng phong. Từ hôm trước, phong vũ biểu bất ngờ xuống thấp khiến người ta cảm thấy sắp có một sự thay đổi trong bầu khí quyển. Quả nhiên, ban đêm nhiệt độ thay đổi, cái lạnh trở nên dữ dội hơn và gió đổi sang hướng đông nam.
Đây là một điều bất trắc. Để khỏi đi lệch đường, ông Fogg phải hạ buồm và tăng hơi. Song, tàu vẫn cứ chạy chậm lại do những đợt sóng dài vỗ vào sống mũi con tàu. Nó bị lắc lư khủng khiếp. Gió dần dần chuyển thành bão và người ta đã dự kiến tới trường hợp tàu Henrietta sẽ không chống chọi nổi sóng biển.
Khuôn mặt Passepartout cũng sẫm lại cùng lúc với bầu trời, và trong hai ngày, chàng trai trung thực đã phải sống trong những nỗi lo sợ khủng khiếp. Nhưng Phileas Fogg là một thủy thủ gan lì, biết đương đầu với biển cả, và ông vẫn cứ thẳng đường tiến tới.
Tàu Henrietta nếu không thể lướt trên sóng biển thì nó đi xuyên qua, và boong tàu bị sóng quét, nhưng nó vẫn vượt qua.
Ngày 16 tháng chạp là ngày thứ bảy mươi lăm trôi qua kể từ lúc khởi hành ở Luân Đôn.
Tóm lại tàu Henrietta vẫn chưa cho thấy một sự chậm trễ nào đáng lo ngại. Nó đã đi được gần.nửa chặng đường và đã vượt qua những vùng trắc trở nhất.
Passepartout không có ý kiến gì. Thật ra anh vẫn hi vọng dầu không thuận gió, ít ra anh cũng tin vào hơi nước.
Vậy mà ngày hôm đó khi thấy anh thợ máy lên boong, gặp ông Fogg và trò chuyện khá sôi nổi. Không hiểu tại sao Passepartout lại cảm thấy một nỗi lo lắng mơ hồ.
Anh có thể nghe được vài lời của ông chủ trong câu chuyện trao đổi.
- Anh chắc chắn về những gì anh đã nói đấy chứ?
- Chắc chắn, thưa ông, - anh thợ máy đáp. -ạng đừng quên rằng từ lúc chúng ta khởi hành, chúng ta đã đốt tất cả các lò cháy lên, và nếu chúng ta đủ than để chạy với tốc độ chậm từ New York tới Bordeaux thì chúng ta lại không đủ để chạy hết tốc lực từ New York tới Liverpool!
- Để tôi nghĩ xem sao. - Ông Fogg đáp.
Passepartout đã hiểu. Anh cảm thấy lo điếng người.
Than sắp hết.
Và Phileas Fogg sẽ quyết định sao đây? Con người hào hoa phong nhã luôn phớt tỉnh đã có một quyết định, bởi ngay buổi chiều đó, ông cho gọi anh thợ máy tới nói:
- Hãy cho lửa cháy mạnh lên và chạy cho tới khi hết sạch chất đốt.
Vậy là con tàu tiếp tục chạy hết tốc lực, nhưng như anh thợ máy đã báo, hai ngày sau, ngày 18, anh cho biết than sẽ hết nội trong ngày.
- Đừng để lửa thấp, - Phileas Fogg ra lệnh -trái lại cứ nạp các nắp hơi.
Ngày hôm đó, vào khoảng trưa, sau khi tính toán vị trí con tàu, Phileas Fogg gọi Passepartout tới và ra lệnh cho anh đi mời viên thuyền trưởng.
Vài phút sau, giữa những tiếng hò hét chửi rủa, một trái bom xuất hiện trên khoang thượng đuôi tàu. Trái bom đó chính là thuyền trưởng Speedỵ Hiển nhiên là nó sắp nổ.
- Chúng ta đang ở đâu đây? - Đó là câu đầu tiên ông thốt lên trong cơn giận dữ đến tột độ.
- Các Liverpool bảy trăm dặm (300 hải lý).
- Ông Fogg đáp với một vẻ điềm nhiên không thể lay chuyển.
- Đồ hải tặc! - Andrew Speedy kêu lên.
- Tôi mời ông tới, thưa ông, để yêu cầu ông bán tàu cho tôi..- Không! Nhất định không!
- Tôi buộc lòng phải đốt nó đấy.
- Đốt tàu tôi!
- Đúng, ít ra là ở những phần trên của tàu, bởi chúng ta thiếu chất đốt.
- Đốt tàu tôi! - Thuyền trưởng Speedy kêu lên, ông thậm chí không phát âm được chuẩn các âm tiết. - Một con tàu trị giá năm mươi ngàn đôla!
- Đây là sáu mươi ngàn. - Phileas Fogg đáp và trao cho viên thuyền trưởng một xấp giấy bạc.
Điều này tạo nên một hiệu quả phi thường đối với Andrew Speedỵ Nếu thấy sáu mươi ngàn đôla mà không có một xúc động nào thì người ta không phải là người Mỹ. Trong giây lát, viên thuyền trưởng quên đi cơn giận dữ của mình.
Con tàu của ông ta đã hai mươi tuổi. Chuyện này có thể trở thành một vụ làm ăn béo bở đây!
- Và tôi sẽ còn cái vỏ tàu bằng sắt, - Ông nói, thật dịu giọng.
- Vỏ tàu bằng sắt và cả máy móc nữa, thưa ông. Đồng ý rồi chớ?
- Đồng ý.
Và Andrew Speedy chụp lấy bó giấy bạc, đếm và cho biến vào túi.
Trong suốt thời gian diễn ra cảnh đó, mặt Passepartout cứ trắng bệch ra. Còn Fix thì tưởng suýt bị một cơn xuất huyết não.
Andrew Speed đã bỏ tiền vào túi.
- Thưa ông, - Ông Fogg nói với ông ta, - xin ông đừng ngạc nhiên về tất cả chuyện này. Xin ông hiểu cho rằng tôi sẽ mất hai chục ngàn bảng nếu tôi không có mặt tại Luân Đôn ngày 21 tháng chạp, lúc tám giờ bốn mươi phút tối. Vậy mà tôi đã lỡ chuyến tàu khách ở New York, và bởi ông đã từ chối không đưa tôi tới Liverpool...
- Và tôi đã làm đúng, nói có thánh thần quỷ sứ, - Andrew Speed kêu lên, - bởi trong vụ này tôi được ít nhất là bốn mươi ngàn đô la.
Phileas Fogg nói:
- Bây giờ, con tàu thuộc về tôi rồi chứ?
- Đúng vậy, từ sống tàu tới đỉnh cột buồm.
Tất cả những gì bằng gỗ, cố nhiên rồi!
- Tốt. Hãy phá tất cả những vật dụng trang bị bên trong và đem đốt.
Hãy tưởng tượng người ta phải đốt bao nhiêu thứ gỗ khô này để giữ cho hơi nước đủ áp suất.
Ngày hôm đó, khoang thượng đuôi tàu, mui tàu, ca bin, phòng ở, sàn tàu, tất cả đều bị thiêu rụi. Ngày hôm sau, 19 tháng chạp, người ta đốt đến bộ cột buồm, sào căng buồm, trục buồm.
Người ta hạ các cột buồm, chẻ chúng ra bằng rìu.
Ngày hôm sau, 20, tàu Henrietta chỉ còn là một con tàu trụi lủi, trông như một cái ụ nổi.
Nhưng ngày hôm đó người ta đến được bờ biển Ai Len và ngọn đèn pha Fastenet.
Tuy nhiên, vào mười giờ đêm, tàu chỉ mới chạy ngang qua Queenstown. Phileas Fogg chỉ còn hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa để tới Luân Đôn! Vậy mà đó là thời gian tàu Henrietta cần để tới Liverpool, và phải chạy hết tốc lực. Và cuối cùng hơi nước cũng sắp không còn cho con người hào hoa phong nhã táo bạo!
- Thưa ông, - thuyền trưởng Speedy, cuối cùng cũng quan tâm tới dự định của Fogg, nói với ông, - tôi thật sự ái ngại cho ông. Tất cả đều chống lại ông! Chúng ta chỉ mới đang ở trước Queenstown.
- A! - Phileas Fogg nói, - đây là Queenstown, thành phố mà chúng ta trông thấy những ánh đèn kia, phải không?
- Đúng.
- Chúng ta có thể vào cảng được không?
- Phải ba giờ nữa. Và lúc nước triều lên.
- Chúng ta hãy cứ đợi! - Phileas Fogg thản nhiên đáp, không lộ vẻ gì trên mặt cho thấy ông sẽ thử chiến thắng vận rủi một lần nữa!
Quả nhiên, Queenstown là một hải cảng trên bờ biển Ai Len, nơi những con tàu xuyên đại dương từ Hiệp Chủng Quốc chạy qua và bỏ lại những bọc thư từ. Các bọc thư từ này được chở tới Dublin bằng những chuyến xe lửa tốc hành lúc nào cũng sẵn sàng lên đường. Từ Dublin chúng tới Liverpool bằng tàu biển cao tốc lúc mười hai giờ sớm hơn tất cả những con tàu nhanh nhất của các công ty hàng hải.
Mười hai giờ tàu đưa thư đi châu Mỹ, bằng cách đó, Phileas Fogg cũng có lợi. Thay vì tới Liverpool vào tối ngày hôm sau, ông sẽ tới vào buổi trưa, và do đó ông sẽ kịp có mặt tại Luân Đôn trước tám giờ bốn mươi lăm phút tối.
Vào khoảng một giờ sáng, tàu Henrietta vào cảng Queenstown theo nước triều lên, và Phileas Fogg sau khi nhận một cái bắt tay thật chặt của thuyền trưởng Speed đã để ông ta lại trên cái xác tàu trụi lủi của mình.
Tất cả hành khách lên bờ ngaỵ Lúc bấy giờ Fix cảm thấy một khát vọng mãnh liệt được bắt.giữ lão Fogg. Vậy mà ông không làm điều đó!
Tại sao thế? Phải chăng cuối cùng ông đã hiểu ra rằng mình lầm? Tuy vậy ông vẫn không buông ông Fogg.
Cùng bà Aouda, Fix và Passepartout, ông Fogg bước lên xe lửa ở Queenstown vào lúc một giờ rưỡi đêm. Tới Dublin vào lúc rạng sáng, họ xuống ngay một trong những con tàu, chúng không thèm chồm lên sóng biển mà luôn luôn vượt xuyên qua chúng.
Lúc mười hai giờ kém hai mươi trưa ngày 11 tháng chạp, Phileas Fogg cuối cùng đã bước lên bờ tại cảng Liverpool. Ông chỉ cần sáu tiếng nữa để có mặt tại Luân Đôn.
Bấy giờ Fix bước tới, đặt tay lên vai ông và nói:
- Nhân danh nữ hoàng, tôi bắt ông!
Chương 10
Những giây phút sau cùng
Phileas Fogg bị giam trong tù. Người ta nhốt ông trong đồn Customhouse thuộc Sở thuế quan Liverpool, nơi ông phải qua đêm trong khi đợi chuyển về Luân Đôn.
Lúc ông bị bắt, Passepartout đã muốn xông vào viên Thanh trạ Nhiều nhân viên cảnh sát phải giữ anh lại. Bà Aouda kinh hoàng vì tính cách tàn bạo của sự việc, bà không thể hiểu được gì về câu chuyện. Passepartout giải thích tình hình cho bà rõ.
Người phụ nữ trẻ phản đối một luận cứ như vậy. Lòng bà đầy căm phẫn và những giọt lệ lăn dài từ đôi mắt bà, khiến ta nhận ra rằng bà không thể làm được gì, toan tính được gì để cứu giúp vị cứu tinh của bà.
Còn Fix, ông đã bắt buộc phải giữ con người hào hoa phong nhã vì nhiệm vụ cho dầu ông này.có tội hay không. Công lý sẽ quyết định chuyện đó.
Nhưng bấy giờ một ý nghĩ đến với Passepar-tout, cái ý nghĩ khủng khiếp cho rằng rõ ràng anh là nguyên nhân của tất cả sự bất hạnh này.
Tại sao anh lại giấu ông Fogg sự việc đó? Khi Fix tiết lộ cả vai trò thanh tra cảnh sát của ông ta lẫn nhiệm vụ mà ông ta đảm nhận, tại sao anh quyết định không báo gì cho ông chủ anh biết?
Nếu được báo trước, hẳn ông chủ đã đưa ra cho Fix những bằng cớ về sự vô tội của mình.
Nghĩ tới những lỗi lầm, những điều khinh suất của mình, chàng trai đáng thương thấy ân hận không nguôi. Anh khóc, trông thật chạnh lòng.
Bất chấp cái lạnh, bà Aouda và Passepartout vẫn ngồi dưới mái hiên Sở thuế quan. Không người nào muốn rời chỗ đó và chỉ mong gặp được ông Fogg một lần nữa. Về phần mình, thì ông Fogg đã thật sự sụp đổ, vì điều này xảy ra đúng vào lúc ông sắp đạt được mục tiêu. Việc bắt giữ này khiến ông thua hẳn. Đến Liverpool lúc mười hai giờ kém hai mươi trưa ngày 21 tháng chạp, tới tám giờ bốn mươi lăm phút ông mới phải trình diện tại Câu lạc bộ Cải cách, tức là còn tới chín giờ mười lăm phút nữa, trong khi đó ông chỉ cần sáu tiếng đồng hồ để tới Luân Đôn.
Ông Fogg vẫn ngồi bất động trên một chiếc ghế gỗ dài, không tỏ ra cáu giận, vẫn điềm nhiên như không. Phải chăng ông còn giữ một niềm hi vọng nào đó? ông vẫn còn tin và sự thành công?
Dầu sao, ông Fogg đã cẩn thận đặt chiếc đồng hồ quả quýt của ông trên bàn và ông nhìn các cây kim đang nhích tới.
Bấy giờ ông có nghĩ tới việc thoát thân không? ông có nghĩ tới việc tìm xem trong đồn này có một lối nào thoát ra được không? ông có nghĩa tới việc bỏ trốn không? Người ta có thể tin điều đó, bởi có lúc ông đi quanh phòng.
Nhưng cửa ra vào đã được đóng chặt và cửa sổ thì có song sắt. Vậy là ông lại ngồi xuống và rút từ trong túi ra cuốn nhật ký đi đường. Trên đó có ghi những dòng chữ này:
"21 tháng chạp, thứ bảy, Liverpool", ông viết thêm:
"ngày thứ 80, 11 giờ 40 phút sáng, và ông ngồi đợi..Đồng hồ của đồn Customhouse điểm một giờ. Ông Fogg nhận ra đồng hồ quả quít của ông nhanh hơn đồng hồ đó hai phút.
Hai giờ! Cứ cho rằng lúc này ông bước lên được một chuyến xe lửa tốc hành, ông vẫn có thể tới Luân Đôn và tới Câu lạc bộ Cải cách trước tám giờ bốn mươi lăm phút tối. Trán ông hơi nhăn lại.
Vào hai giờ ba mươi ba phút, một tiếng động vang lên từ bên ngoài, nghe như tiếng cửa mở.
Ông nghe thấy giọng nói của Passepartout và của Fix.
Cửa đồn mở, ông Fogg thấy bà Aouda, Passepartout và Fix xông về phía ông.
Fix đang hụt hơi, tóc tai rối bù. Ông không nói nên lời!
- Thưa ông, - Ông ấp úng. - Thưa ông... xin lỗi... Ông được tự do!...
Phileas Fogg được tự do! ông đi về phía viên Thanh tra, nhìn thẳng vào mặt ông ta và, bằng một động tác thật nhanh mà ông chưa bao giờ làm và chưa bao giờ cần phải làm trong đời, ông đánh viên Thanh tra khốn khổ.
- Nện đích đáng! - Passepartout kêu lên.

Ông Fogg, bà Aouda và Passepartout rời khỏi Sở thuế quan ngaỵ Họ lao lên một chiếc xe và trong mấy phút họ đã tới ga Liverpool.
Phileas Fogg hỏi có một chuyến xe lửa tốc hành nào sẵn sàng đi Luân đôn không. Nhưng chuyến đó đã chạy từ ba mươi lăm phút trước.
Phileas Fogg liền thuê riêng một chuyến xe lửa đặc biệt.
Có nhiều đầu máy xe lửa chạy tốc độ cao nhưng vì yêu cầu phục vụ, đoàn xe lửa đặc biệt đó không thể rời nhà ga ngay được.
Lúc ba giờ, sau khi nói vài lời với anh thợ máy về món tiền thưởng anh sẽ nhận được, ông Fogg cùng người phụ nữ trẻ và người giúp việc trung thành của ông phóng nhanh về hướng Luân Đôn.
Họ phải vượt khoảng cách từ Liverpool tới Luân Đôn trong năm tiếng rưỡi, điều đó có thể làm được dễ dàng nếu đường sắt được rảnh rang trong suốt chuyến đi. Nhưng có nhiều sự chậm trễ bắt buộc và khi con người hào hoa phong nhã tới nhà ga thì tất cả các đồng hồ của thành phố Luân Đôn đều điểm chín giờ kém mười.
Sau khi hoàn tất chuyến đi vòng quanh thế giới kia, Phileas Fogg đã về trễ mất năm phút!.a.ng đã thua cuộc.
Con người hào hoa phong nhã đã đón nhận sự phiền muộn giáng xuống ông với sự thản nhiên thường lệ. Phá sản! Và do lỗi của viên Thanh tra cảnh sát gà mờ kia! Sau chuyến đi dài đó, sau khi đã vượt qua cả ngàn chướng ngại, thách thức cả ngàn mối hiểm nguy, ông đã thất bại tại hải cảng trước sự việc thô bạo và không dự đoán được, và để đối phó thì ông lại thúc thủ. Đòn thật khủng khiếp!
Tài sản ông chỉ còn hai mươi ngàn bảng gửi tại Ngân hàng Anh em Baring, và ông cũng nợ hai mươi ngàn bảng các bạn đồng sự Ở Câu lạc bộ Cải cách. Sau nhiều khoản tiêu pha, nếu được cuộc cố nhiên cũng không làm cho ông giàu lên, và có thể ông cũng chẳng tìm cách làm giàu, ông thuộc số những người đánh cuộc vì danh dự, nhưng lần thua cuộc này khiến ông hoàn toàn phá sản.
Một gian phòng của ngôi nhà ở đường Saville được dành cho bà Aoudạ Người phụ nữ trẻ đang trong tuyệt vọng. Qua vài câu ông Fogg thốt ra, bà biết ông đang ngẫm nghĩ về một ý đồ thảm hại nào đó.
Thật vậy, người ta biết người Anh đôi khi có những thái độ cực đoan tệ hại ra sao dưới áp lực của một ý tưởng nhất định. Do đó Passepar-tout tuy không tỏ vẻ gì nhưng vẫn canh chừng ông chủ anh.
Nhưng trước hết, chàng trai trung hậu đã bước lên phòng mình và tắt ngọn đèn khí vẫn cháy từ tám mươi ngày quạ Anh tìm thấy trong hộp thư một tờ hóa đơn của công ty khí đốt và anh nghĩ đã đến lúc phải chấm dứt những phí tổn thuộc phần trách nhiệm của anh.
Đêm đi quạ Ông Fogg đã đi nằm, nhưng ông có ngủ không? Bà Aouda thì không nghỉ ngơi được chút nào. Passepartout thức suốt đêm như một con chó nơi cửa phòng ông chủ.
Ngày hôm sau, ông Fogg cho gọi anh tới và dặn dò, bằng lời lẽ ngắn gọn, hãy lo bữa ăn trưa cho bà Aoudạ Về phần mình ông chỉ cần một tách cà phê và bánh mì nướng. Bà Aouda sẵn sàng miễn thứ cho sự vắng mặt của ông trong bữa ăn trưa và bữa ăn tối bởi tất cả thời gian ông dành để sắp xếp công việc. Buổi tối ông mới xin phép được trò chuyện với bà trong giây lát.
Passepartout đã lên chương trình trong ngày, chỉ việc làm theo. Anh buồn rầu, lương tâm anh.dằn vặt vì ân hận, bởi hơn bao giờ hết anh tự trách mình đã gây ra mối tai họa không cứu vãn được này cho ông chủ.
Passepartout không chịu nổi nữa liền lên tiếng:
- Thưa ông chủ! ông Fogg! - Anh kêu lên, - xin ông hãy nguyền rủa tôi. Chính vì tôi mà...
- Tôi không buộc tội ai cả. - Phileas Fogg nói giọng bình thản. - Anh cứ đi ra.
Passepartout rời khỏi gian phòng đi tìm bà Aouda và cho bà biết những ý định của ông chủ anh.
- Thưa bà, - Anh nói thêm, - tự tôi không làm gì được, không làm gì được cả! Tôi không có ảnh hưởng gì đến suy nghĩ của ông chủ tôi.
Còn bà, có thể...
- Liệu tôi có ảnh hưởng gì? - Bà Aouda đáp.
- Ông Fogg chẳng chịu một ảnh hưởng nào cả!
Ông có bao giờ biết rằng lòng biết ơn của tôi đối với ông ấy đã sẵn sàng tràn bờ đâu! ông ấy có bao giờ đọc trong trái tim tôi! Anh bạn, đừng bao giờ rời xa ông ấy dù chỉ một phút. Anh nói là ông ấy tỏ ý muốn nói chuyện với tôi chiều nay à?
- Đúng vậy, thưa bà. Chắc hẳn đây là chuyện bảo toàn tư thế của bà tại Anh.
- Để xem đã. - Người phụ nữ trẻ đáp, vẻ đăm chiêu.
Như vậy là trong suốt ngày chủ nhật hôm ấy, ngôi nhà ở đường Saville như không người ở, và lần đầu tiên từ khi ông vào ở trong ngôi nhà này, Phileas Fogg không đến Câu lạc bộ của mình khi đồng hồ trên tháp Nghị viện điểm mười một giờ rưỡi.
Và tại sao con người hào hoa phong nhã đó phải đến trình diện tại Câu lạc bộ Cải cách kia chứ. Các bạn đồng sự không còn đợi ông ở đó nữa, bởi tối hôm trước, vào cái ngày định mệnh đó, thứ bảy, 21 tháng chạp, lúc tám giờ bốn mươi lăm, Phileas Fogg đã không trở về tại phòng khách Câu lạc bộ Cải cách. Ông đã thua cuộc.
Vậy là ông Fogg không cần phải ra khỏi nhà, và ông đã không ra khỏi nhà. Ông ở lì trong phòng. Passepartout không ngừng lên, xuống cầu thang. Anh lắng tai nghe ngóng nơi cửa phòng của ông chủ anh và lúc nào cũng lo sợ một tai họa nào đó có thể xảy ra. Đôi khi anh nghĩ tới Fix, nhưng suy nghĩ của anh đã có sự thay đổi hoàn toàn. Anh không còn oán hờn viên Thanh.tra cảnh sát nữa. Fix đã lầm lẫn, như tất cả mọi người, về Phileas Fogg, và khi theo dõi ông, bắt giữ ông, Fix đã chỉ làm nhiệm vụ của mình, trong khi anh...
Khi Passepartout cảm thấy quá khổ sở vì phải thui thủi một mình, anh gõ cửa phòng bà Aouda, rồi bước vào và ngồi lì trong một xó, im hơi lặng tiếng, nhìn người phụ nữ trẻ lúc nào cũng đăm chiêu.
Vào khoảng bảy giờ rưỡi tối, ông Fogg cho người hỏi bà Aouda có thể tiếp chuyện ông không, và lát sau hai ông bà đã ở trong phòng.
Phileas Fogg lấy một chiếc ghế đến ngồi gần lò sưởi, đối diện bà Aoudạ Mặt ông không toát ra một xúc động đặc biệt nào.
Trước tiên ông Fogg ngồi im lặng năm phút.
Rồi ngước mắt nhìn bà Aouda:
- Thưa bà, - Ông nói, - bà có tha lỗi cho tôi đã đưa bà tới nước Anh không?
- Tôi ấy à, thưa ông Fogg! - Bà Aouda đáp.
- Xin bà cho phép tôi nói hết. - Ông Fogg tiếp lời. - Khi tôi có ý đưa bà lánh xa cái vùng đã trở nên nguy hiểm quá đỗi cho bà tôi đang giàu có và định dành một phần tài sản của tôi cho bà tùy nghi sử dụng. Cuộc sống của bà hẳn sẽ được hạnh phúc và tự dọ Nhưng từ đây, tôi đã bị phá sản.
- Tôi biết điều đó, thưa ông Fogg. - Người phụ nữ trẻ đáp. - Và đến lượt tôi xin hỏi ông:
ông có tha lỗi cho tôi đã theo ông, và biết đâu - có thể khi làm cho ông phải chậm trễ, đã góp phần vào sự phá sản của ông?
- Thưa bà, bà không thể ở lại ấn Độ và sự an toàn của bà chỉ đảm bảo khi bà rời xa nó.
- Như vậy, thưa ông Fogg, - Bà Aouda tiếp lời - có phải ông nghĩ rằng ông phải bảo đảm địa vị của tôi ở nước ngoài không?
- Đúng vậy! - Ông Fogg đáp. - Nhưng tình thế đã chống lại tôi. Tuy nhiên, với phần tài sản ít ỏi còn lại, tôi xin được phép để bà tùy nghi sử dụng.
- Còn ông, thưa ông Fogg, ông sẽ ra sao đây?
- Phần tôi, thưa bà, - Con người hào hoa phong nhã lạnh lùng nói. - tôi không cần gì cả.
- Nhưng, thưa ông, ông lo liệu thế nào cho số phận đang chờ ông đây?
- Theo cách nào đó cho phù hợp thì thôi. -ạng Fogg đáp..- Dầu sao, - Bà Aouda lại nói. - sự khốn cùng không đến với một người như ông được.
Còn bạn bè của ông, bà con của ông?
- Tôi không có người bạn nào và tôi cũng không còn bà con thân thích, thưa bà.
- Tôi lo ngại cho ông, ông Fogg à, bởi cô đơn là một điều buồn thảm. Ông nói sao? ông không có trái tim nào để trút vào đó những nỗi đau của ông? Vậy mà người ta nói rằng khi có hai người thì ngay sự khốn cùng cũng có thể chịu đựng được!
- Người ta vẫn nói vậy, thưa bà.
- Ông Fogg, - Bà Aouda nói, bây giờ bà đã đứng dậy và đưa bàn tay ra cho con người hào hoa phong nhã, - Ông có muốn có một người bà con đồng thời là một người bạn không? ông có muốn tôi làm vợ Ông không?
Nghe những lời nói đó, ông Fogg đứng bật dậy. Dường như trong đôi mắt ông có một phản ánh khác thường, và môi ông run run. Bà Aouda nhìn ông. Sự chân thành, thẳng thắn, sự kiên quyết trong cái nhìn xinh đẹp của một người phụ nữ cao quý dám làm tất cả để cứu con người mà mình mắc nợ, trước tiên khiến ông kinh ngạc, rồi ông xúc động. Ông nhắm mắt lại trong giây phút, như để tránh cho cái nhìn đó đừng thấm sâu hơn nữa... Rồi ông lại mở mắt ra:
- Tôi yêu bà! - Ông nói ngắn gọn.
- A!... - Bà Aouda kêu lên và đặt bàn tay lên trái tim.
Passepartout nghe chuông gọi mình. Anh tới ngaỵ Ông Fogg và bà Aouda vẫn còn tay trong taỵ Passepartout hiểu chuyện gì đã xảy ra và khuôn mặt to lớn của anh sáng rỡ như vầng dương.
Ông Fogg hỏi anh giờ này đi báo cho cha Samuel Wilson và nhà thờ Mary-le-Bone thì có chậm trễ lắm không.
Passepartout cười mỉm đẹp hơn bao giờ hết.
- Không bao giờ quá chậm trễ. - Anh nói. -Chỉ mới tám giờ năm.
- Thu xếp cho ngày mai, thứ hai!
- Ngày mai thứ hai à? - Ông Fogg hỏi và nhìn bà Aouda.
- Dạ, ngày mai, thứ hai! - Bà Aouda đáp.
Passepartout chạy ngay đi.
Đã tới lúc cần nói ra đây về sự quay ngoắt của dư luận trong Vương quốc Liên hiệp Anh, khi người ta hay tin đã bắt được tên trộm ngân.hàng, một tên James Strand nào đó, xảy ra vào ngày 17 tháng chạp, tại Edimbourg.
Ba ngày trước, Phileas Fogg là một tội nhân bị cảnh sát truy nã gắt gao. Giờ đây ông trở thành con người hào hoa phong nhã lương thiện nhất, đã hoàn tất một cách chính xác như toán học chuyến đi vòng quanh thế giới kỳ lạ của ông.
Dư luận xôn xao trên mặt báo có tác dụng mạnh mẽ làm sao. Những người đánh cá, đã quên mất chuyện này, lại nhao nhao lên như có ma lực. Tất cả những mối giao dịch lại có giá trị, những hợp đồng sống lại, và cũng phải nói điều này, những vụ đánh cá hoạt động lại với một sinh khí mới. Tên cả Phileas Fogg lại cao giá trên thị trường.
Tại Câu lạc bộ Cải cách, năm người đồng sự của con người hào hoa phong nhã đã sống ba ngày trong lo lắng. Ông Phileas Fogg mà họ đã quên đi ấy lại hiện lên trước mắt họ! Lúc này ông ta đang ở đâu? Ngày 17 tháng chạp, ngày tên James Strand bị bắt giữ, Phileas Fogg đã đi được bảy mươi sáu ngày, nhưng vẫn bặt tin. Ông đã chết rồi chăng? ông đã bỏ cuộc, hay vẫn tiếp tục chuyến đi theo hành trình đã định? Và ngày thứ bảy 21 tháng chạp, lúc tám giờ bốn mươi lăm phút tối, liệu ông có xuất hiện, như thần linh của sự chính xác, trên ngưỡng cửa phòng khách của Câu lạc bộ Cải cách hay không?
Vì vậy tối thứ bảy hôm đó, nhiều người kéo tới khu Pall Mall và các con đường gần Câu lạc bộ Cải cách. Giao thông bị ách tắc. Người ta bàn bạc, người ta tranh cãi, người ta rao thị giá "chứng khoán Phileas Fogg" như thị giá tiền tệ Anh. Nhân viên cảnh sát phải vất vả lắm mới giữ được đám đông, và càng gần tới giờ Phileas Fogg phải về tới, cơn xúc động càng đạt tới mức độ khó tin.

Tối hôm đó, năm người bạn đồng sự của con người hào hoa phong nhã đã tề tựu tại Câu lạc bộ Cải cách từ chín giờ. Hai ông chủ ngân hàng, John Sullivan và Samuel Fallentin, kỹ sư Andrew Stuart, nhà buôn rượu bia Thomas Flanagan, tất cả đều chờ đợi trong lo lắng.
Lúc đồng hồ phòng khách lớn chỉ tám giờ hai mươi lăm, Andrew Stuart đứng dậy nói:
- Thưa các ông, hai mươi phút nữa thời hạn ấn định giữa ông Phileas Fogg và chúng ta sẽ hết.
- Chuyến xe lửa cuối cùng từ Liverpool đã tới hồi mấy giờ? - Thomas Flanagan hỏi..- Khoảng bảy giờ hai mươi bạ - Gauthier Ralph đáp. - Và chuyến tiếp theo chỉ tới vào lúc mười hai giờ mười phút đêm.
- Nào, các ông, - Andrew Stuart tiếp lời. -nếu Phileas Fogg về chuyến bảy giờ hai mươi ba phút thì ông ấy đã có mặt ở đây rồi. Vậy là chúng ta có thể xem như đã thắng cuộc.
- Chờ đã, chúng ta hãy khoan có ý kiến. -Samuel Fallentin đáp. - Các ông thừa biết rằng ông bạn đồng sự của chúng ta là một con người kỳ quặc bậc nhất. Sự chính xác của ông ta trong mọi việc thì ai cũng biết. Ông không bao giờ đến quá muộn hoặc quá sớm, và nếu ông ta xuất hiện tại đây vào phút chót thì tôi chẳng mấy ngạc nhiên.
- Còn tôi, - Andrew Stuart nói, vẫn nóng nảy như mọi khị - để xem, tôi không tin có chuyện đó.
- Thật vậy, - Thomas Flanagan tiếp lời. - Kế hoạch của Phileas Fogg thật điên rồ. Dầu ông ta có chính xác tới đâu, ông cũng không ngăn cản được những chậm trễ xảy ra, và chỉ cần chậm hai hoặc ba ngày thôi cũng có thể gây tổn hại cho chuyến đi của ông ta.
- Ông ấy đã thua cuộc rồi, các ông à. - Anđrew Stuart tiếp lời. - Ông ấy đã trăm lần thua cuộc! Vả chăng, các ông biết rằng tàu China -con tàu khách độc nhất từ New York mà ông ta có thể đáp để tới Liverpool đúng thời gian - đã tới ngày hôm quạ Đây là danh sách những hành khách đăng trên tờ Nhật báo Hàng hải, Phileas Fogg không có tên trong đó. Cứ cho là gặp được những cơ may thuận lợi nhất đi thì ông bạn đồng sự của chúng ta cũng chỉ mới tới châu Mỹ thôi!
Tôi ước tính ông ta sẽ bị chậm trễ ít ra là hai mươi ngày so với ngày đã định.
- Hiển nhiên rồi! - Gauthier Ralph đáp. - Và ngày mai chúng ta chỉ còn việc đi trình tấm ngân phiếu của ông Fogg tại ngân hàng Anh em Baring thôi.
Lúc đó đồng hồ phòng khách điểm tám giờ bốn mươi.
- Còn năm phút nữa. - Andrew Stuart nói.
Năm người bạn đồng sự nhìn nhau. Người ta có thể tin rằng nhịp tim của họ đã nhanh thêm một chút, bởi ngay cả với những tay chơi hạng nhất, ván bài này cũng là quá lớn! Nhưng họ không để lộ vẻ gì. Theo đề nghị của Samuel Fal-lantin, họ ngồi vào bàn chơi bài.
Bấy giờ kim đồng hồ chỉ tám giờ bốn mươi hai phút..Những người chơi đã cầm lên những lá bài, nhưng từng lúc họ lại đưa mắt nhìn lên đồng hồ.
- Tám giờ bốn mươi bạ - Thomas Fanagan nói và cắt con bài mà Gauthier Ralph đánh ra cho ông.
Rồi một khoảng im lặng. Phòng khách rộng lớn của Câu lạc bộ im phăng phắc. Nhưng bên ngoài người ta nghe có tiếng ồn ào của đám đông, thỉnh thoảng bị át đi bởi những tiếng kêu chát chúa. Quả lắc đồng hồ điểm giây theo một nhịp đều đặn cực chính xác.
- Tám giờ bốn mươi bốn! - John Sullivan nói giọng tỏ ra xúc động.
Còn hơn một phút nữa là thắng cuộc. André Stuart và các bạn đồng sự của ông không chơi nữa.
Tới giây thứ bốn mươi, không có gì. Giây thứ năm mươi, vẫn không có gì!
Giây thứ năm mươi lăm, người ta nghe có những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô và một tiếng sấm rền vang bên ngoài.
Những người chơi bài đứng dậy.
Giây thứ năm mươi bảy, cánh cửa phòng khách mở ra, và quả lắc đồng hồ chưa điểm giây thứ sáu mươi thì Phileas Fogg hiện ra, theo sau là một đám đông cuồng nhiệt.
- Tôi đây, thưa các ông. - Ông Fogg nói giọng bình thản.
Phải, đích thật đó là Phileas Fogg.
Người ta còn nhớ lúc tám giờ năm tối, - hai mươi lăm giờ sau khi các hành khách đã về tới Luân Đôn, Passepartout được ông chủ anh giao nhiệm vụ đi báo cho cha Samuel Wilson về một cuộc hôn lễ sẽ tổ chức ngay ngày hôm sau.
Vậy là Passepartout ra đi, lòng mừng khấp khởi. Anh nhanh chân tới nhà cha Samuel Wil-son, nhưng cha đi vắng . Đương nhiên Passepar-tout đợi, và anh đợi tới hai mươi phút.
Tóm lại khi anh rời khỏi nhà ông linh mục thì đã tám giờ ba mươi lăm. Nhưng trong tình trạng thảm hại: Tóc rối bù, không mũ, chạy muốn hụt hơi.
Trong ba phút anh đã về tới ngôi nhà ở đường Saville, và anh hổn hển quỵ xuống trong phòng ông Fogg.
Anh không nói được nên lời.
- Có chuyện gì vậy? - Ông Fogg hỏi.
- Thưa ông chủ... - Passepartout ấp úng... - lễ cưới... Không thể được... ngày mai..- Tại sao?
- Bởi ngày mai là chủ nhật!
- Thứ hai. - Ông Fogg đáp.
- Dạ không... hôm nay... thứ bảy.
- Thứ bảy à? Không thể được
- Được, được, được, được! - Passepartout kêu lên. - Ông đã lầm mất một ngày! Chúng ta đã về sớm hai mươi bốn tiếng đồng hồ... Nhưng chỉ còn mười phút thôi!
Passepartout nắm cổ tay ông chủ anh, và anh lôi ông đi với một sức mạnh không cưỡng nổi.
Bị bốc đi như vậy, không kịp nghĩ suy, Phileas Fogg rời khỏi phòng, ra khỏi nhà, nhảy lên một chiếc xe ngựa, hứa trả cho người đánh xe hai trăm bảng, và sau khi đã cán bẹp hai con chó, va vào năm chiếc xe khác, ông tới Câu lạc bộ Cải cách.
Đồng hồ chỉ tám giờ bốn mươi lăm khi ông xuất hiện trong phòng khách lớn...
Phileas Fogg đã hoàn tất chuyến đi vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày và ông đã thắng cuộc, được hai mươi ngàn bảng.
Nhưng làm sao một con người chính xác đến vậy, tỉ mỉ đến vậy lại có thể tính lầm ngày được?
Đây là lý do, rất giản dị thôi.
Phileas Fogg đã "không ngờ" được một ngày trong cuộc hành trình của ông, và điều đó chỉ vì ông đã đi vòng quanh thế giới bằng cách theo hướng đông. Trái lại ông sẽ mất đi một ngày nếu ông đi theo hướng ngược lại, tức là hướng tây.
Thật vậy, khi đi về hướng đông, Phileas Fogg đi đối diện với mặt trời, và do đó ngày giảm đi bốn phút mỗi lần ông vượt qua một độ theo hướng đó. Vậy mà ba trăm sáu mươi độ nhân với bốn phút cho đúng hai mươi bốn giờ, tức là cái ngày được lợi mà không hay biết đó. Đó là lý do tại sao ngày hôm ấy chính là một ngày thứ bảy chớ không phải là ngày chủ nhật, như ông Fogg vẫn tưởng.
Và đó là điều mà cái đồng hồ trứ danh của Passepartout - vẫn luôn giữ giờ Luân Đôn - đã chỉ ra cùng lúc với giờ và phút, nó chỉ luôn ngày!
Vậy là Phileas Fogg được cuộc hai mươi ngàn bảng. Nhưng bởi ông đã tiêu pha dọc đường khoảng mười chín ngàn bảng, nên thành quả về tiền bạc rất kém.
Một ngàn bảng còn lại, ông chia chúng cho anh chàng Passepartout trung thực và ông Fix khốn khổ, người mà ông không thể oán hận được.
Ngay tối hôm đó, vẫn bình thản và phớt tỉnh, ông Fogg nói với bà Aoudạ.- Thưa bà, cuộc hôn nhân này có còn hợp với bà không?
- Thưa ông Fogg, - Bà Aouda đáp. - Chính tôi mới là người hỏi ông câu đó. Ông đã bị phá sản, giờ đây ông giàu có...
- Xin bà tha lỗi. Thưa bà, tài sản này thuộc về bà. Nếu bà không có ý định về cuộc hôn lễ đó, người giúp việc của tôi hẳn đã không tới nhà cha Samuel Wilson, và tôi đã không được báo cho biết về sự sai lầm tai hại của mình.
Bốn mươi tám giờ sau, hôn lễ đã cử hành và Passepartout, oai vệ, rạng rỡ, xuất hiện ở đó trong tư cách người làm chứng của người phụ nữ trẻ.
Anh đã không cứu bà ấy đó sao và cái vinh dự này quả là xứng đáng với anh.
Nhưng ngày hôm sau, ngay lúc bình minh, Passepartout đã đập dồn dập cửa phòng ông chủ anh.
Cửa mở và con người hào hoa phong nhã bình thản xuất hiện.
- Có chuyện gì, Passepartout?
- Thưa ông, tôi vừa mới biết được là chúng ta có thể đi vòng quanh thế giới chỉ trong bảy mươi tám ngày thôi.
- Cố nhiên rồi, - Ông Fogg đáp. - nếu không đi qua ấn Độ. Nhưng nếu tôi không đi qua ấn Độ, hẳn tôi đã không cứu bà Aouda, thì bà đã không là vợ tôi, và...
Và ông Fogg nhẹ nhàng đóng cửa.
Vậy là ông Fogg đã được cuộc. Ông đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày! Để làm được việc đó, ông đã sử dụng tất cả các phương tiện chuyên chở: tàu khách, xe lửa, xe ngựa, du thuyền, tàu buôn, xe trượt tuyết, voi. Con người hào hoa phong nhã kỳ quặc trong việc này đã tỏ rõ những phẩm chất kỳ diệu của mình là sự bình tĩnh và sự chính xác. Nhưng sau đó? ông đã được gì với chuyến du lịch này?
Chẳng được gì cả, người ta sẽ bảo vậy? Chẳng được gì cả ngoại trừ một người đàn bà xinh đẹp đã biến ông thành người đàn ông hạnh phúc nhất trên đời!
Hẳn là, dầu chỉ được có vậy thôi, không đáng cho người ta bỏ công đi vòng quanh thế giới hay sao?.
Jules Verne
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hương tràm thơm buốt Vàm Cỏ Đông

Hương tràm thơm buốt Vàm Cỏ Đông Nào mấy ai biết cuộc đời làm quan của Hoài Vũ cũng đã sớm hanh thông với các trọng trách từ thời bưng biề...