Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Thi ca bình dân Việt Nam quyển 3 - Vũ trụ quan 3

Thi ca bình dân Việt Nam quyển 3
Vũ trụ quan 3

4) Phần tuyển tập ca dao tiêu biểu

1. Ai về, tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
2. Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
Mùa đông trời rét căm căm,
Đi cấy được ba mươi sáu đồng kẽm về, nó lại nằm nó ăn.
3. Anh này số phận ra trò,
Về nhà, cả cạo, cả mò trong niêu.
4. Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,
Bác mẹ gả ép cho anh học trò.
5. Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn, Nghiêu.
Mừng nay có chủ Thuấn, Nghiêu,
Mưa Nhân, gió Huệ thảy đều muôn dân.
Sông Lô một giải trong ngần,
Thảnh thơi, ta rũ bụi trần cũng nên.
6. Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi.
7. Bốn con ngồi bốn chân giường,
Mẹ ơi! Mẹ hỡi! Mẹ thương con nào?
- Mẹ thương con bé mẹ thay!
Thương thì thương vậy, chẳng tày trưởng nam.
Trưởng nam nào có gì đâu,
Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam.
8. Bông bống bồng bồng,
Trai ơn vua, chầu chực sân rồng.
Gái ơn chồng, ngồi võng ru con.
Ơn vua xem nặng bằng non,
Ơn chồng đội đức tổ tông dõi truyền.
Làm trai lấy được vợ hiền,
Như cầm đồng tiền mua được của ngon.
Phận gái lấy được chồng khôn,
Xem bằng cá vượt Vũ-môn hóa rồng.
Bông bống bồng bồng,
Bông bống bồng bồng.
9. Cái vòng danh lợi cong cong,
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
Sự đời nghĩ cũng nực cười,
Một con cá lội, mấy người buôn câu.
10. Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền.
Một đồng mua trống, mua kèn,
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau rong,
Đem về thái nhỏ, thờ vong con cò.
11. Cái bống mặc sống ngang chân,
Lấy chồng Kẻ Chợ cho gần xem Vôi.
Trèo lên trái núi mà coi,
Thấy ông quản tượng coi voi đánh cồng.
Túi vóc cho lẫn quần hồng,
Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi.
Mai sau chồng đỗ vinh qui,
Võng anh đi trước, em thì võng sau.
Tàn, quạt, hương án theo hầu,
Rước vinh qui về nhà tế tổ.
Ngã trâu bò làm lễ tế vua,
Họ hàng ăn uống say sưa,
Hàng Tổng, hàng Xã, mừng cho ông Nghè.
12. Canh một dọn cửa, dọn nhà,
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.
Canh tư bước sang canh năm,
Trình anh dậy học, chớ nằm làm chi.
Nữa mai Chúa mở khoa thi,
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh.
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.
13. Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
14. Cây cao thì gió càng lay,
Càng cao danh vọng càng dày gian truân.
15. Có phúc thợ mộc, thợ nề,
Vô phúc thầy đề, thầy thông.
16. Con cóc là cậu ông Trời,
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho.
Con cóc là cậu thầy Nho,
Hễ ai đánh chết Trời cho quan tiền.
17. Con vua lấy thằng bán than,
Nó đem lên ngàn, cũng phải đi theo.
Con quan Đô-đốc, Đô-đài,
Lấy thằng thuyền chài, cũng phải lụy mui.
18. Con quốc kêu khắc khoải mùa hè,
Làm thân con gái phải nghe lời chồng.
Sách có chữ rằng : « phu xướng, phụ tòng »,
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia.
Lấy em về thờ mẹ, kính cha,
Thờ cha, kính mẹ ấy là người ngoan.
19. Con ơi muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.
20. Cô kia khăn trắng tang ai,
Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng.
Tang chồng thì vất khăn đi,
Tang cha, tang mẹ, ta thì tang chung.
21. Công danh hai chữ tờ mờ,
Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
22. Cùng nhau một bọn đi thi,
Người thi đỗ trạng, kẻ thì về không.
Cùng nhau một bạn má hồng,
Kẻ đã có chồng, người vẫn nằm trơ.
23. Cứ trong nghĩa lý luân thường,
Làm người phải giữ kỷ cương mới mầu.
Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu,
Trời kia còn ở trên đầu, còn kinh.
24. Chàng trẩy đi kể đã mấy đông,
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa.
Tấm gan vàng, dạ sắt thiếp tôi ngẩn ngơ,
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng ?
Nghĩa vợ chồng đồng tịch, đồng sàng,
Đồng sinh, đồng tử, cưu mang đồng lần.
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân,
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên.
Nữa mai bóng quế giãi thềm,
Bóng trăng thấp thoáng, ngọn đèn mờ xanh,
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh,
Chân đi thất thểu, lời anh dặn dò.
25. Chẳng tham vựa lúa anh đầy,
Tham năm ba chữ cho tày thế gian.
26. Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
27. Chi bằng cần trúc, áo tơi,
Danh cương, lợi tỏa, mặc đời ganh đua.
28. Chị giàu, chị lấy ông Nghè,
Chúng em tôi khó, trở về lấy vua.
29. Chim khôn đậu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng.
Xưa nay những bạn má hồng,
Thà hầu quân tử hơn chồng đần ngu.
30. Chồng cô, vợ cậu, chồng dì,
Trong ba người ấy chết thì không tang.
31. Chớ nghe quân tử nói òn,
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
32. Chữ « Trinh » đáng giá nghìn vàng,
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng dấu thầm,
Họp chợ trên bụng đến trăm con người.
33. Dạy con từ thuở tiểu sinh…
Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi.
Học cho cách vật trí tri,
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
34. Dù ai nói ngược nói xuôi,
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
35.Đã sinh ra kiếp ở đời,
Trai thời Trung, Hiếu đôi vai cho tròn.
Gái thời Trinh, Tĩnh lòng son,
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
Trai lành, gái tốt ra người,
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.
36.Đàn ông chớ kể Phan Trần,
Đàn bà chớ kể Thúy-Vân, Thúy-Kiều.
37. Đào liễu em ơi một mình,
Đôi vai tình tang gánh chữ chung tình xa là đường xa.
Tấm áo nâu sồng xếp nếp em để trong nhà,
Ba vuông khăn tím phất phơ em đội đầu.
Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu,
Răng đen rưng rức, mái tóc đầu em hãy còn xanh.
Ấy thế mà sao em ở vậy cho nó đành.
Sao em chẳng kiếm chúng chồng lành kẻo thế mỉa mai.
Sách có chữ rằng : « Xuất bất tái lai ».
38. Đêm qua chớp bể mưa nguồn,
Hỏi người quân tử có buồn hay không ?
39. Đèn tối từ thuở Toại-nhân,
Dùi cây lấy lửa để muôn dân phanh ẩm thục thực.
Từ thuở ấy hỏa sinh bất tức,
Sinh có đèn sáng nức bốn phương.
Trai văn phòng cố tập văn chương,
Cũng phải đèn xôi kinh, nấu sử,
Gái thục nữ giữ bề cung cấm,
Cũng lấy đèn dệt gấm, thêu hoa.
Dầu đến nhà quê cũng nhờ bóng sáng,
Sách có chữ rằng : « Hoả chi công đại hĩ tai ».
40. Đi ra gặp bạn giữa đường,
Cũng bằng Tiến-sĩ trong trường mới ra.
41. Đi đâu chẳng lấy học trò,
Thấy người ta đổ thập thò mà nom.
42. Em thời canh cửi trong nhà,
Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng.
Trước là vinh hiển tổ đường,
Bõ công đèn sách, lưu phương đời đời.
43. Em là con gái Phụng-thiên,
Bán rau, mua bút, mua nghiên cho chồng.
Nữa mai chồng chiếm bảng rồng,
Bõ công tắm tưới vun trồng cho rau.
44. Gặp đời hải yến, hà thanh,
Bốn dân trăm họ gặp vành ấm no.
Nay mừng điền hội cầu Nho,
Văn nhân sĩ tử phải lo học hành.
Làm sao cho được công danh,
Bỏ công bác mẹ sinh thành ra thân.
Lại bàn đến việc nông dân,
Cày mây, cuốc gió, chuyên cần công phu.
Đêm thời cổ phúc nhi du,
Ngày thời kính ngưỡng khang cù vô ngu.
45. Gió nồm là gió nồm nam,
Trách chàng quân tử tham ăn không chào.
46. Gió nồm là gió nồm nôm,
Trách chàng quân tử có mồm không ăn.
47. Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử,
Ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi.
48. Hoạ hổ, hoạ bì, nan hoạ cốt,
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm.
49. Học hành thì ích vào thân,
Chức cao quyền trọng dần dần theo sau.
50. Học trò đi học đã về,
Cơm canh chưa nấu lại trề môi ra.
51. Học trò đèn sách hôm mai,
Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào.
Làm nên quan thấp quan cao,
Làm nên lọng tía, võng đào nghênh ngang.
52. Hữu bằng tự viễn phương lai,
Lạc hồ quân tử lấy ai bạn cùng.
Chữ Hiếu, chữ Trung là thầy với mẹ,
Chữ Nhân, chữ Nghĩa là ái với ân.
Yêu nhau bao quản xa gần.
53. Kìa ai học sách Thánh Hiền,
Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
54. Kinh đô cũng có người rồ,
Man di cũng có Sinh-đồ, Trạng-nguyên.
55. Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ,
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.
56. Khuyên chàng nhóm lửa thui trâu,
Xôi kinh, nấu sử, dao bầu thớt lim.
57. Làm người phải biết cương thường,
Xem trong ngũ đẳng, quân vương ở đầu.
Thờ cha, kính mẹ trước sau,
Anh em hòa thuận mới hầu làm nên.
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền,
Bạn bè cho thực, dưới trên đứng thường.
58. Làm trai quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên trời giúp công cho,
Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào.
Trời sinh, trời chẳng phụ nào,
Công danh gặp hội anh hào ra tay.
Trí khôn rắp để dạ này,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
59. Làm trai nết đủ trăm đường,
Trước tiên điều Hiếu, đạo thường xưa nay.
Công cha, đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành, con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya, dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng, ấp lạnh giữ phần đạo con.
60. Làng ta mở hội vui mừng,
Chuông kêu, trống gióng vang lừng đôi bên.
Long ngai thánh ngự ở trên,
Tả văn, hữu vũ bốn bên rồng chầu.
Sinh ra nam tử công hầu,
Sinh ra con gái vào chầu thánh quân.
61. Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,
Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cành trúc ngã quì,
Ba năm trực tiết còn gì là xuân?
62. Lúng túng em ở trong phòng,
Chăn bông lơn, đệm quế dốc lòng chờ đợi ai?
Má hồng còn có cơn phai,
Răng đen, da trắng, mái tóc dài anh yêu.
Em nghĩ mình em doan thế mỹ miều,
Chồng con chẳng lấy, quyết liều xuân ru.
Sống ngảnh lại trông xuân,
Xuân bây giờ đã xế tày ngang vai.
Sách có chữ rằng : « Xuân bất tái lai »,
Đêm hôm khuya khoắt lấy ai bạn cùng.
Song cửa sổ chạm rồng,
Chồng con chẳng lấy, không chồng chẳng có tươi.
Song thiệt lắm em ơi !
63. Mai rằng : Mai chiếm bảng mai,
Trúc khoe quân tử trúc ở trên đồi là đứng trượng phu.
Thôi thời giàu khó chớ lo,
Nữa một mai ông Thiên Địa lại cho xoay vần.
Ta yêu nhau xa cũng nên gần,
Tham bên phú quí, phụ bần khó coi.
Chớ ta yêu nhau duyên phận mà thôi,
Của thì như nước hồ vơi lại đầy.
64. Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm lấy áo, ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành :
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.
65. Một đêm quân tử nằm kề,
Còn hơn thằng nhắng vỗ về quanh năm.
66. Một năm chưa dễ mấy xuân,
Gái kia chưa dễ mấy lần đưa dâu.
Chẳng tham ruộng cả, ao sâu,
Tham về anh Tú lắm râu mà hiền.
Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.
67. Một năm được mấy mùa xuân,
Một ngày được mấy giờ dần sớm mai.
Em đừng cậy sắc, khoe tài,
Khéo thay nồi thủng cũng tay thợ hàn.
Trời kia Khôn cũng thờ Càn,
Nước kia Tấn cũng hợp Tần mới xong.
Ngồi trong cửa sổ chạm rồng,
Chăn loan, gối phượng, không chồng ra chi.
Thơ đào nghĩ chữ vu qui,
Hôn nhân lễ đạt, gặp thì đào yêu.
Trăm sông díu dít thư cưu,
Thục nữ, quân tử hảo cầu dẹp duyên.
Tục rằng : Tiên lại tìm Tiên,
Phú lại tìm quý, bạn hiền tìm nhau.
68. Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
69. Mừng nay đức chính cao minh,
Bốn phương hoà thuận thái bình muôn dân.
Làm trai quyết chí lập thân,
Cương thường giữ lấy có phần hiển vinh.
Gái thời giữ lấy chữ Trinh,
Siêng năng chín chắn trời dành phúc cho.
Giàu nghèo tại số đừng lo,
Mà đường công nợ có lo chi mà.
70. Mừng nay mưa nắng thuận trời,
Trị đời Ngu, Hạ, dân đời Thương, Chu.
Nơi nơi khích nhưỡng ca cù,
Khắp trong vũ điện Thang Chu thuận hoà.
Đâu đâu già trẻ gần xa,
Người người kính chúc thiên gia vững vàng.
Ai ai trung hiếu lưỡng tuyền,
Năm năm mừng được phong niên thái bình.
71. Mừng nay nho sĩ có tài,
Bút nghiên dóng đã dùi mài nghiệp Nho.
Rõ ràng nên đứng học trò,
Công danh hai chữ trời cho dần dần.
Tình cờ chiếm được bản xuân,
Ấy là phú quý đầy xuân quế hoè.
Một mai chân bước Cống, Nghè,
Vinh quy bái tổ ngựa xe đưa mình.
Bốn phương nức tiếng vang lừng,
Ngao du Bè Thánh, vẫy vùng Rừng Nho.
Quyền cao chức trọng Trời cho,
Bõ công học tập bốn mùa chúc minh.
Vui đâu bằng Hội để danh,
Nghề đâu là nghiệp học hành là hơn.
Công cha như núi Thái-sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy xuôi.
Phu nhân thời có công nuôi,
Toàn gia hưởng Phúc, Lộc trời ban cho.
Mùi thế vị khi nồng, khi nhạt,
Chén yên hà kẻ tỉnh, người say.
Nghiêng bầu phong nguyệt cho đầy cuộc vui.
Mừng nay thái vũ xuân hồi,
Miệng dâng câu hát, hoan bồi một khi.
72. Nay mừng tứ hải đồng xuân,
Tam dương khai thái muôn dân hoà bình.
Sĩ thời chăm việc học hành,
Một mai khoa bảng để dành công danh.
Công thời phượng các long đình,
Đủ nghề sư khoáng, rứt nghề công thâu.
Nông thời cuốc bẫm cày sâu,
Thu hoà, hạ mạch phong thu có ngày.
Thương thời buôn bán liền tay,
Rứt tài Tử-Cống ai tày cho đang.
73. Nghìn muôn chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
- Hay nằm thời có võng đào,
Dài lưng thì có áo bào nhà vua.
Hay ăn thời có thóc kho,
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm.
74. Người đời hữu tử, hữu sanh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.
75. Nhất thì bộ Lại, bộ Binh,
Nhì thì bộ Hộ, bộ Hình cũng xong.
Thứ ba thì đến bộ Công,
Nhược bằng bộ Lễ, lạy ông xin về.
76. Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có biết tình chăng ai ?
Khi về nhắn Liễu Chương-đài,
Cành xuân đã bẻ cho ai một cành.
Có yêu anh thì bẻ quách cho anh.
77. Ở đây gần bạn gần thầy,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
78. Ở đời Kiệt, Trụ sướng sao,
Có rừng nem béo, có ao rượu đầy.
Ở đời Nghiêu, Thuấn khổ thay,
Giếng đào mà uống, ruộng cày mà ăn.
79. Rắp toan cỡi ngựa ra về,
Chàng đề câu đối, thiếp đề câu thơ.
Mải vui ngồi chốn đám cờ,
Tưởng nhân duyên ấy bao giờ cho quên.
Chàng về giữ việc bút nghiên,
Đừng tham nhan sắc mà quên học hành.
Một mai chiếm được khoa danh,
Trước là rạng nghiệp, sau mình vinh thân.
80. Riêng than đất chín, trời mười,
Cây khô há dễ mọc chồi đâm bông.
Một cây khô mộc đợi trông,
Hai cây khô mộc đợi trông.
Gió đánh trắt tra, trắt tréo, trặt trà, trặt trẹo,
Trên ngọn cành tùng trơ vơ.
Sách có chữ rằng :
« Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn,
Nữ đáo nam phòng, nữ tắc dâm ».
Sinh tử, mạc sinh tâm,
Sinh con ai nỡ sinh lòng,
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con.
Mạc đạo xà vô giác,
Thành long giã vị tri.
81. Sá bao cá chậu chim lồng,
Hễ người quân tử cố cùng mới nên.
82. Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.
83. Sống thời con chẳng cho ăn,
Chết thời xôi thịt, làm văn tế ruồi.
84. Sống thời chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ mâm cao, cỗ đầy.
85. Tôi là con gái đồng trinh,
Tôi đi bán rượu qua dinh ông Nghè.
Ông Nghè sai lính ra ve,
- Bẩm lạy ông Nghè, tôi đã có con.
- Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho tròn theo võng cho mau.
86. Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.
87. Thầy dốt mà đọc canh khôn,
Đến khi đọc dồn ý ả ỳ a.
88. Thi thiên, phú bách,
Văn sách năm mươi, ngồi cười ra chữ.
89. Thiều quang đăng rật,
Thục khí nhân huân,
Ngũ lao ban đồng kiên lão.
Tam đa chúc hiệp hoa phong.
Tam đạt tôn chữ Sĩ làm đầu,
Ai ai cũng mừng ông Trùm tuổi thọ.
Sách có chữ rằng :
« Tuế hữu tứ thời Xuân tại thủ,
Nhân kiêm ngũ phúc thọ vi tiên ».
Mừng ông Trùm đây Phúc Lộc kiêm tuyền,
Lại gồm chữ « Hương trung thượng thọ ».
Tước lộc thế mà danh lợi thế,
Dẫu nghìn năm còn tiếng thơm dai.
Thảnh thơi thọ vực xuân đài,
Đâu đâu cũng hoan hài ca vũ.
90. Thiệt hại thay cho thằng bé lên ba,
Nó lăn, nó khóc giữa nhà năm gian.
Khóc lóc giữa chốn linh sàng,
Ba vuông nhiễu trắng, dõi hàng chữ vôi.
Chớ thiệt hại thay, người khác thì đã yên rồi,
Để cho người sống ở đời trơ vơ.
Ba bốn năm nhang khói thiếp tôi phụng thờ,
Đầu đội chữ Hiếu, tay xơ chữ Tình.
Chữ Hiếu Trung thiếp tôi gánh vác một mình,
Chẳng hay chàng có thấu tình thiếp chăng ?
Đường đi khuất nẻo khói chùng.
91. Thứ nhất thì đỗ thủ khoa,
Thứ hai vợ đẹp, thứ ba ỉa đồng.
92. Trách người quân tử vô danh,
Chơi hoa, xong lại bẻ cành bán rao.
93. Trách người quân tử bạc tình,
Có gương mà để cạnh mình chẳng soi.
94. Trách người quân tử vụng suy,
Vườn hoa thiên lý chẳng che mành mành.
95. Trai làm nên năm thê bảy thiếp,
Gái làm nên thủ tiết chờ chồng.
96. Trăm năm như cõi trời chung,
Trăm nghề cũng phải có công mới thành.
Cứ trông gia nghiệp nhà mình,
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn.
Chữ rằng : « Tiểu phú do cần »,
Còn như « đại phú » là phần « do thiên ».
Đừng trễ nãi, chớ ghét ghen,
Còn như lộc nước có phen dồi dào.
97. Trâu đâu buộc ngõ ông Cai !
Hoãn đâu mà lại đeo tai bà Nghè !
Ngựa đâu buộc ngõ ông Nghè !
Gà đâu gáy ở đầu hè ông Cai !
98. Trên trời có ông sao dâu,
Hạ giới cô đầu, có cái lưỡi gà con.
Nhà nho có cái đục cùn.
99. Trên trường thi, dưới cũng trường thi.
Đường này quan cấm, em thì cậy ai ?
- Trên trường thi, dưới cũng trường thi,
Đường này quan cấm, em thì cậy anh.
100. Trên trời có cái cầu vồng,
Kẻ chợ cầu Muống, cửa đông cầu Rền.
Vua trên đền, cầu vàng, cầu bạc,
Các lái buôn cầu nước, cầu non.
Đôi ta cầu của, cầu con,
Con đẹp giống mẹ, con giòn giống cha.
Con gái dệt cửi trong nhà,
Con trai đi học đỗ ba khoa liền.
Con lớn thì đỗ Trạng-nguyên,
Hai con Tiến-sĩ đỗ liền cả ba.
Vinh qui bái tổ về nhà,
Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.
101. Triều đình còn chuộng thi thư,
Khuyên anh đèn sách sớm trưa học hành.
May nhờ phận, có công danh,
Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang.
Khuyên đừng trai gái loang toàng,
Khuyên đừng chè rượu nữa mang tiếng cười.
Cũng đừng cờ bạc đua chơi,
Sao cho sự nghiệp ra người trượng phu.
Làm sao nên tiếng danh nho,
Thần trung, tử hiếu để cho khen cùng.
102. Trời cho cày cấy đầy đồng,
Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.
Một mai gặt lúa đem về,
Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
103. Trời cao bể rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải là may ta.
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn tuyền.
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên.
104. Trời cao, đất rộng thênh thênh,
Cái đường phú quý còn dành cho ta.
Có công mài sắt những là,
Khi nhờ lộc nước rồi ra dồi dào.
Công của nỡ có là bao,
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong.
105. Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.
Khi ăn thời phải lựa mùi,
Khi nói thì phải lựa lời chớ sai.
Cả vui chớ có vội cười,
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì.
106. Trời thu vừa gặp tiết lành,
Muôn dân yên khỏe thái bình âu ca.
Muốn cho yên nước, yên nhà,
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung.
Trong bốn nghiệp ra công gắng sức,
Đường nghĩa phương ta phải khuyên con.
107. Ước gì cho bắc hợp đông,
Cho chim loan phượng, ngô đồng sánh đôi.
Ước gì cho quế sánh hồi,
Ước gì ta sánh được người văn nhân.
108. Văn hay chẳng luận đọc dài,
Vừa mở đầu bài đã biết văn hay.
109. Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần l… ám ảnh cũng mê mẩn người.
110. Văn thì cửu phẩm đã sang,
Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu.
111. Vợ chồng là nghĩa tào khang,
Chồng hòa, vợ thuận nhà thường yên vui.
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.
112. Vua chúa cấm đoán làm chi,
Để đôi con dì chẳng lấy được nhau.
113. Xin người hiếu tử gắn khuyên,
Kíp thời nuôi nấng cho tuyền đạo con.
114. Xin chàng kinh sử học hành,
Để em cày cấy, cửi canh kịp người.
Mai sau xiêm áo thảnh thơi.
Ơn trời lộc nước đời đời hiển vinh.
115. Xuân hề xuân bất tái lai,
Thầy rằng thầy chẳng ăn khoai bao giờ.
Từ xưa, trên đất nước Việt-nam, Phật-học được xem là một tôn giáo. Vì ảnh hưởng Phật-học khá sâu rộng và trải nhiều thời gian, nên Phật-học được đặt ngang hàng với giá trị của Khổng-học và Lão-học. Trong mục này, chúng tôi luận về ảnh hưởng và chống Phật-giáo, mà không đề cập các tôn giáo khác cũng chỉ vì tính chất đặc biệt ấy.
Vậy Phật-học đã ảnh hưởng vào dân tộc Việt-nam như thế nào ?
Dù là một tôn giáo có khuynh hướng về triết học Đông-phương, nhưng màu sắc Phật-học không mang tính chất chính trị, mà chỉ thiên về ý thức giải thoát con người trong lẽ sống hiện hữu. Vì vậy, sự trưởng thành của Phật-học là kết quả của trạng thái mâu thuẫn và bất công của xã hội.
Nếu xã hội loài người không có những mâu thuẫn, bất công thì ý thức giải thoát con người trong Phật-giáo cũng chẳng còn tồn tại nữa.
Dân tộc Việt-nam trải mấy ngàn năm đô hộ dưới mọi chế độ phong kiến, thực dân, những thảm trạng trong lẽ sống chính là mảnh đất thích nghi nhất để du nhập triết lý nhà Phật, một triết lý có tính chất giải thoát con người đối với lẽ sống đương thời.
Khi một kẻ khổ đau cần đến nguồn an ủi thì nguồn an ủi sẽ được tiếp nhận một cách nhiệt thành.
Nguồn an ủi đầu tiên đối với xã hội Việt-nam là Phật-giáo. Nguồn an ủi ấy cũng lại từ Trung-hoa tràn sang Việt-nam, đi đôi với chế độ thống trị của nước Tàu.
Mặc dù dân tộc Việt-nam tiếp nhận nguồn an ủi ấy một cách hoan hỉ, nhưng xã hội loài người lại là một trạng thái phức tạp. Người ta có thể lợi dụng những nguồn an ủi trước khổ đau để mưu đồ cho quyền lợi cá nhân, và lòng ích kỷ của mình. Chính vì vậy mà tâm tư của từng lớp người trong xã hội bị phân hóa, và tinh thần sùng bái Phật-học nhiều lúc pha trộn với ý thức chống đối mà chúng ta đã thấy phản ánh rất nhiều trong thi ca bình dân.
Để thấy rõ tầm ảnh hưởng Phật-giáo trong tính chất dân tộc Việt-nam, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào Phật-học lại thích hợp với tư tưởng Á-đông nói chung, và tư tưởng Việt-nam nói riêng.
Dĩ nhiên, trong một quyển sách với chủ đề nghiên cứu về thi ca bình dân, chúng ta không làm cái việc đem một triết thuyết ra để phê phán. Ở đây chúng ta chỉ nêu lên vài nét căn bản về chủ trương của Phật-học, cũng như trước đây chúng ta đã lược dẫn qua chủ trương của Lão-giáo và Khổng-giáo để nhận xét sự tương quan giữa tư tưởng Phật-học và tư tưởng người bình dân mà thôi.
Muốn làm việc này, chúng tôi xin mượn một đoạn khảo sát của ông Phùng-hữu-Lan trong quyển Đại cương triết học sử Trung-quốc để nói lên nguồn gốc và quan điểm triết học của Phật-giáo.
Nghiên cứu về sự du nhập và phát triển của Phật-học tại Trung-hoa, ông Phùng-hữu-Lan viết:
Thời đại chính xác về sự du nhập Phật-học tại Trung-hoa là một vấn đề còn đang bàn cãi, các sử gia chưa hề định chắc được. Tuy nhiên, ta có thể đặt thời đại ấy vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ nhất sau T.L. Theo truyền thống thì Phật-học đã được đưa vào triều Minh-đế (58-75) nhưng điều rõ ràng hiện nay là người ta đã nghe nói về Phật-học tại Trung-hoa trước đây khá lâu. Sự phát triển về sau là do một cuộc tiến hóa chậm và tiệm tiến. Theo những nguồn tài liệu Trung-hoa thì chúng ta biết rằng, trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau T.L. Phật-học được coi như một tông giáo thuộc về thuật số, không khác gì thuật số của âm-dương-gia và của tiên gia.
Sang thế kỷ thứ II và thứ IV, người ta dịch càng nhiều sách Phật có tính chất siêu hình hơn, khiến cho Phật-học được hiểu rõ hơn. Trong thời đó, người ta xem Phật-học giống nhiều với triết học đạo gia, nhất là triết học Trang-tử, hơn là Đạo-giáo. Sách Phật thường được giải thích bằng những ý lấy trong triết học đạo gia. Phương pháp ấy gọi là phương pháp « cách nghĩa » tức là giải thích bằng loại suy.
Tự nhiên, phương pháp ấy không khỏi mang lại những sai lầm và biến thể, cho nên sang thế kỷ thứ V, khi số dịch phẩm tăng nhanh, thì cách dùng lối loại suy cũng bỏ hẳn. Nhưng các đại tác gia Phật-học của thế kỷ thứ V, kể cả như sư Ấn-độ Cưu-ma-la-thập, cũng vẫn còn dùng từ ngữ Đạo-gia như hữu vi, vô vi để nói về Phật-pháp…
Theo sự nhận xét của ông Phùng-hữu-Lan trên đây, chúng ta thấy Phật-học du nhập vào nước Trung-hoa với một thời điểm rất mơ hồ. Và từ Trung-hoa Phật-học du nhập sang Việt-nam dĩ nhiên cũng không thể nào xác định được thời điểm.
Điều này chúng ta không lấy gì làm lạ, bởi vì Phật-học không phải là một triết thuyết dựa trên ý thức chính trị, mà hình thành bằng chiều sâu trong tâm giới con người, khi con người cần đến một nguồn an ủi trong cuộc sống. Cho nên, sự hiện diện của Phật-học là sự hiện diện của tâm tư, và trạng thái tâm tư con người không phải nhất loạt đổi thay trong chốc lát, nếu chúng ta xác định thời điểm du nhập của Phật-học vào một địa phương như một phong trào cách mạng thì đó là việc làm sai lạc.
Trong phần Ý niệm tổng quát về Phật-học, ông Phùng-hữu-Lan viết :
*
Tiếp theo sự du nhập Phật pháp vào Trung-quốc, là những cố gắng lớn để dịch Phật-kinh ra Hoa văn. Kinh điển tiểu thặng lẫn đại thặng đều được dịch, nhưng riêng kinh điển đại thặng có ảnh hưởng lâu dài trên Phật-học Trung-quốc.
Xét theo toàn thể thì phương diện của Phật-học đại thặng có ảnh hưởng nhiều đối với người Trung-hoa là ý niệm về Phật-tính và nhất là điều mà ta có thể gọi là phương pháp siêu hình tiêu cực. Trước khi bàn luận, ta cần xét vài ý niệm tổng quát về Phật-học.
Dẫu có nhiều tông phái Phật-học, ngoài vài điểm dị biệt, nói chung các tông đều tin vào thuyết Kharma (Hoa văn gọi là Nghiệp). Người Tây-phương thường dịch « nghiệp » là hành vi hay hành động. Tuy nhiên ý nghĩa thật của « nghiệp » có phần rộng hơn nhiều, vì những gì mà nghiệp chi phối không phải là chỉ giới hạn trong hành động rõ ràng mà còn bao gồm cả những gì con người có tri giác nói tới, suy nghĩ tới. Theo Phật gia, thì mọi hiện tượng của thế giới, hay nói đúng hơn của thế giới một cá vật có tri giác đều là sự biểu hiện của tâm. Khi một người làm, nói, ngay cả suy nghĩ thì tâm người ấy đã làm điều gì, và điều ấy phải tạo ra một kết quả trong vị lai, chẳng biết vào lúc nào. Kết quả ấy là một báo ứng của nghiệp. Nghiệp là nhân, báo ứng là quả. Thực tại của một người là gồm bởi một dây nhân quả.
Đời sống hiện tại của chúng sinh chỉ là một phương diện trong toàn thể quá trình kia. Chết không phải là sự chấm dứt của hữu thể, mà chỉ là một phương diện khác của quá trình. Kiếp này của một người như thế nào, là kết quả những gì người ấy đã làm trong quá khứ. Những gì người ấy làm bây giờ định đoạt người ấy sẽ là thế nào trong mai sau. Vậy những gì người ấy làm trong kiếp này sẽ có kết quả trong kiếp sau, điều gì người ấy làm trong kiếp sau lại sẽ có kết quả trong kiếp sau nữa, như vậy không dứt. Dây nhân quả ấy được gọi là samsara, vòng sinh tử luân hồi. Đó là nguồn chính những khổ não xảy đến cho chúng sinh.
Theo Phật gia, thì những khổ não ấy là do sự mê muội căn bản của chúng sinh về bản tính mọi vật. Chư pháp trong cõi thế gian là biểu hiện của tâm, do đó là hư ảo và vô thường. Chúng sinh vì mê muội mà đem lòng thương luyến. Sự mê muội ấy gọi là avidya, được dịch là « vô minh ». Do vô minh mà có lòng tham luyến sự sống, nó buộc chặt con người vào vòng sinh tử không bao giờ thoát ra được.
Chỉ có một hy vọng thoát khỏi : thay thế « vô minh » bằng « giác ngộ ». Mỗi giáo lý và cách tu hành của các tông phái Phật-học là những cố gắng đem lại vài quan điểm nói về ý niệm « bồ đề ». Theo các tông phái Phật gia, thì con người, trong nhiều kiếp tái sinh có thể tạo được cái nghiệp không phải là quả của lòng tham luyến mọi vật, mà là có thể tránh lòng tham luyến ấy. Người có nghiệp ấy là người được giải thoát khỏi vòng sinh tử. Sự giải thoát ấy gọi là « Niết bàn ».
Ý nghĩa thật của trạng thái «niết bàn» là gì? Có thể nói rằng đó là sự hợp nhất của cá nhân với cảnh giới tối cao hay với Phật-tính. Đó là sự thể hiện theo ý thức của thực thể bản lai của cá nhân và của Phật-tính. Niết bàn là Phật-tính…
Với sự giãi bày ngắn ngủi trên đây, ông Phùng-hữu-Lan đã cho chúng ta thấy ý niệm tổng quát về Phật học.
Cũng như Lão-giáo và Khổng-giáo, Phật-giáo vẫn chủ trương đưa loài người ra ngoài vòng xâu xé do dục vọng cá nhân chi phối xã hội loài người. Nếu Khổng-giáo đem Nhân-nghĩa làm căn bản cho lẽ sống, Lão-giáo lấy Từ làm nền tảng cho ý thức vô vi, thì Phật-giáo lại dùng Bác-ái làm phương châm giác ngộ chúng sinh. Sự gặp gỡ ấy chính là Đạo, và những lập thuyết xây dựng trên căn bản dùng lý trí chống lại bản năng đều thuộc về ý thức đạo học cả. Ý thức ấy đã đem lại lịch sử văn minh, trải mấy nghìn năm, lập thành nền văn minh Á-đông.
Tuy nhiên, cùng một ý hướng về Đạo-học, chúng ta lại không thể phủ nhận những chỗ khác biệt nhau về căn bản tư tưởng, mặc dù tất cả cùng chung một hướng. Cho nên Lão-học không giống với Khổng-học, Khổng-học không giống với Phật-học.
Đối với Phật-học, ý niệm tổng quát dựa trên hai yếu tố căn bản về vũ trụ là: Luân hồi  nhân quả, để giải quyết hiện tượng nhân sinh.
1) Về Luân hồi
Phật học quan niệm định luật sinh thành trong vũ trụ đối với vạn hữu đều nằm trong cái vòng luân hồi. Sự biến thể của mọi vật chất không mất, mà chỉ có nghĩa là thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác. Những kiếp ấy cứ nối tiếp nhau mãi không dứt. Như vậy, vũ trụ quan của Phật-học xem vạn hữu là môt trạng thái biến động vô thường. Quan niệm này cũng giống với quan niệm Lão-học, còn đối với người bình dân, sự biến động của vạn hữu trong vũ trụ tương đồng. Ca dao bình dân đưa ra những ý niệm ấy :
Không ai giàu ba họ,
Không ai khó ba đời.
Hoặc : Đời người chỉ được gang tay,
Kẻ hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.
Hay : Đời người như bóng phù du,
Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.
Với những ý niệm trên, chứng tỏ người bình dân vẫn quan niệm vũ trụ là một trạng thái biến động tất yếu không thể tránh được.
Sự biến động ấy, Phật học cho là dòng khổ ải, cõi vô thường. Bởi vì vạn hữu khi đã mắc vào vòng sinh thành tất nhiên phải chịu qui luật biến động ấy. Cho nên cái còn, mất, đau, khổ, vui, buồn của con người chỉ là hiện tượng biến động của vũ trụ.
Bởi vậy, Phật-học chủ trương thoát ra khỏi kiếp luân hồi ấy, tức là giải thoát con người.
Quan niệm này cũng thích hợp với tình cảm người bình dân, bởi vì người bình dân là lớp người khổ đau nhiều nhất. Họ mong mỏi bất kỳ một lối giải thoát nào, miễn đời sống thực tại của họ đỡ đau khổ.
Ý thức sùng đạo của người bình dân đối với Phật-giáo chính là niềm ước vọng của họ trong lẽ sống hơn là tinh thần tín ngưỡng. Vì vậy, Phật học gieo sâu vào tâm tư người bình dân rất dễ dàng. Chúng ta thường nghe họ nói như :
Lênh đênh qua cửa Thần-phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Hoặc : Con là nợ, vợ là oan gia.
Cửa nhà ở tạm.
Thì rõ ràng người bình dân cũng thừa nhận đời người là khổ ải, và ý thức Phật học đã ảnh hưởng vào quan niệm người bình dân bằng đường giải thoát cho lẽ sống.
Nhưng giải thoát bằng cách nào?
Theo Phật học thì ngoài cái vòng luân hồi, vũ trụ còn có một vùng nghỉ ngơi, đó là vùng bất sinh, bất diệt, vùng chứa đựng tâm linh. Phật học chủ trương đưa con người vào vùng ấy để tránh sự luân hồi khổ ải. Mà muốn tránh sự luân hồi tất phải tu hành.
Đến đây, thuộc vào lĩnh vực tín ngưỡng, chúng ta sẽ bàn ở mục sau. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cũng cần nêu vài quan điểm khác biệt đối với Phật học qua một ít chủ trương của các tông phái.
Sự nghỉ ngơi của «tâm linh», các Phật-gia gọi là Phật-tính hay «Niết bàn» được cắt nghĩa bằng siêu hình. Bởi vì, khi đứng vào quan điểm siêu hình, Phật học gọi thế giới hữu hình là thế giới vô thường, và phủ nhận cái «có» giả tạo của nó.
Do ý thức phân định giữa cái Có và cái Không, cái Chân và cái Giả, nhiều tông phái Phật-học đã lập thành những hệ thống suy tư khác nhau.
Ông Phùng-hữu-Lan trong quyển Đại cương triết học sử Trung-quốc đã nêu lên hai lập trường của Tăng-Triệu và Đạo-Sinh như sau:
«Triết học của Tăng-Triệu»
Một trong những đại sư của phái này tại Trung-quốc, vào thế kỷ thứ V là Cưu-ma-la-thập, người Ấn-độ, sinh tại một nước của miền Tân-cương Trung-hoa ngày nay. Đến Tràng-an (tức Tây-an trong tỉnh Thiểm-tây bây giờ) vào năm 401 và sống tại đấy cho đến chết vào năm 413. Trong 13 năm ấy, ông dịch nhiều Kinh phật sang Hoa văn và dạy nhiều môn đồ. Đệ tử nhiều người nổi tiếng và có uy tín.
Tăng-Triệu (384-414) gốc miền phụ cận ở Tràng-an, thoạt đầu chỉ nghiên cứu về Lão-Trang, nhưng sau trở thành đệ tử của Cưu-ma-  Khổng-học chỉ đứng trên một khía cạnh tình cảm nhân sinh mà không hòa hợp với thực chất của lẽ sống con người. Vì thế trong ý thức tương đồng lại có chỗ bất tương đồng, cho nên chúng ta không thể bảo ý thức tương quan tình cảm của người bình dân là do ảnh hưởng của quan niệm Khổng-giáo được.
Để thấy rõ tính chất tương đồng và bất tương đồng ấy, chúng ta thử chia lễ, nhạc ra làm hai phần để tiện khảo sát.
Về lễ : Khổng-học quan niệm mọi giao thiệp giữa xã hội có liên quan đến tình cảm con người, và chính tình cảm con người tạo ra phong tục, tập quán, do đó, lễ là một phương pháp tạo ra phong tục, hay sửa đổi phong tục. Khi phong tục điều hòa, tình cảm con người cũng trở nên điều hòa. Vấn đề trị dân cốt làm cho tình cảm con người điều hòa. Bởi vậy, mọi biến loạn xã hội, Khổng-tử chỉ dùng một câu : « Dĩ lễ chế chi » (Dũng lễ sửa đổi).
Đối với ý thức giáo dục xã hội, người bình dân Việt-nam vẫn không trái với Khổng-học. Họ quan niệm rằng :
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Hoặc : Nuôi con chẳng dạy, chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn, ăn lòng ban mai.
Ý thức giáo dục là ý thức đả thông những biến động về tư tưởng, làm cho cảm nghĩ con người không phát xuất một chiều. Nếu trong lãnh vực văn học, chúng ta rèn luyện lý trí con người mọi hiểu biết để nhờ vào hiểu biết ấy con người có thể quán thông được lẽ sống, thì chính trong lãnh vực lễ nghi, chúng ta lại rèn luyện tình cảm con người trở thành những thói quen trong mọi liên hệ xã hội.
Tuy nhiên, thói quen thế nào là tốt, thế nào là xấu thì vẫn còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi thời. Văn hóa của mỗi dân tộc không đứng yên trong một thời điểm nào, mà thay đổi theo thời gian, không gian, thì mọi tập tục, lễ nghi không thể nào đứng yên để cố định một trạng thái tâm tư được. Do đó, ý thức lễ nghi ở Đông-phương khác, Tây-phương khác, hoặc cùng một địa-phương mà ngày xưa khác, ngày nay khác.
Căn cứ vào trạng thái biến động của thời gian, không gian thay đổi tâm tư và nếp sống con người thì quan niệm về Lễ của Khổng-học chỉ là quan niệm dựa trên nguyên tắc ảnh hưởng một chiều đối với khả năng giáo dục xã hội mà không dựa trên nguyên tắc ảnh hưởng chiều ngược đối với biến động của thời gian, không gian.
Người bình dân Việt-nam không chối bỏ ảnh hưởng giáo dục xã hội, nhưng lại trái với quan niệm cố định của Khổng-học. Vấn đề lễ nghi họ không đặt trên quy tắc, mà đặt trên cơ sở tình cảm. Bởi vì quy tắc là uốn nắn theo một chiều. Nói cách khác, quy tắc, cũng như một vật cứng, khi đã hình thành thì không thể xóa bỏ hình dáng đi được. Còn tình cảm là vật mềm, bất kỳ đặt trong khuôn khổ nào, nó vẫn uyển chuyển theo mà không mất tính chất.
Ví dụ trong quan niệm tế tự, Khổng-học đưa ra một hình thức, bắt buộc mọi người phải dùng nghi lễ theo đúng hình thức ấy mới gọi là kính trọng. Như vậy, nghi lễ của Khổng-học chú trọng ở hình thức hơn là tình cảm.
Đối với người bình dân, hình thức chưa hẳn đã diễn đạt được tình cảm con người. Họ bảo :
Trâu heo khi chết tế ruồi,
Chằng bằng khi sống ngọt bùi còn hơn.
Hình thức nhiều khi trở thành lừa dối phỉnh gạt, người ta dùng nó làm bức màn để che đậy những cảm nghĩ trái ngược bên trong.
Một người dân vào luồn ra cúi trước một viên quan, chưa hẳn đã thực sự kính mến viên quan ấy. Sự luồn cúi chỉ là một hình thức lễ nghi mà họ lợi dụng để thỏa mãn một mưu đồ nào khác.
Chính vì Khổng-tử đặt vấn đề hình thức tương quan với nội tâm một cách cố định, tách rời trạng thái thời gian, không gian, nên đã trách vua Lỗ bất kính đối với mình, trong trường hợp vua Lỗ không chú trọng đến phần thịt biếu sau cuộc tế lễ.
Thời gian, không gian đối với tình cảm con người không cho phép chúng ta giữ mãi một khuôn khổ cứng đờ trong lãnh vực trao đổi tâm tư.
Một cái chấp tay, cúi đầu biểu lộ lòng tôn kính của người Á-đông trong chế độ vua quan, thì một cái siết tay, một nụ cười nở trên đôi môi cũng có thể chứa đựng những gì tôn kính, quí mến đối với người Tây-phương. Cho nên, tình cảm con người không nhất thiết phải biểu lộ đối bằng một hình thức cố định nào đó mới diễn đạt được tâm tư. Vấn đề ở chỗ là hình thức diễn đạt ấy có che đậy hoặc đi ngược lại nội tâm hay không.
Vì quan niệm trạng thái biểu lộ đối với tình cảm con người biến động như vậy nên người bình dân không cố chấp trong hình thức lễ nghi. Đó là tính chất bất tương đồng của người bình dân trong quan niệm Khổng-học.
Không cố chấp hình thức lễ nghi không phải là thiếu lễ nghi, nếu ta quan niệm lễ nghi chỉ là phương tiện diễn đạt tình cảm con người đối với kẻ khác. Mọi hình thức đều là phương tiện, mà phương tiện không bao giờ cố định.
Cho nên, khi cố định về hình thức, Khổng-học đã ràng buộc tình cảm con người trong khuôn khổ hạn hẹp. Tình cảm con người bao la như mặt trùng dương, dẫu có bờ bến nhưng con người không thể nào đo lường nó được. Vì đem hình thức lễ nghi hạn hẹp sự biểu lộ tình cảm con người, nên lễ nghi của Khổng-học dần dần bị phá vỡ. Còn lễ nghi của người bình dân đặt trong thực chất của tình cảm, nên tình cảm càng dồi dào, lễ nghi càng biến thái theo dung lượng thời gian.
Nên, nếu Khổng-học cho việc gặp bạn bè là phải dùng hình thức nghi lễ tiếp đón mới gọi là tương kính. Ví dụ, phải ăn mặc chỉnh tề, chấp tay thủ lễ. Khách về phải đưa ra tận cửa và xá dài để tiễn biệt, như vậy mới tỏ được lòng kính mến. Hoặc khi trai gái gặp nhau, người con gái không được nhìn vào mắt người con trai, và phải tỏ ra e thẹn, như thế mới biểu lộ được nết na của người con gái ; thì người bình dân không xem hình thức biểu lộ như vậy là trạng thái diễn đạt tình cảm một cách trung thành. Đối với họ hình thức bên ngoài càng uyển chuyển, lễ nghi càng rộng rãi trong phạm vi giao thiệp. Sự tương kính của người bình dân phát xuất ở thực chất tình cảm hơn là gói ghém trong hình thức giả tạo. Rượu ngon không phải nhờ vào cái vỏ đẹp. Họ bảo :
Rượu ngon bất luận be sành,
Anh thương em không vì bởi tấm áo lành của mẹ cha.
Một gói trà không ngon, nhưng được gói ghém trong chiếc vỏ trang trọng, kẻ chuộng hình thức nhìn cái vỏ bên ngoài mà không để ý đến thực chất bên trong. Lễ nghi của Khổng-học cũng thế, từ chỗ đem nguyên tắc cân đo tình cảm đến chỗ tình cảm không còn chứa đựng trong nguyên tắc, mà tách rời khỏi lớp vỏ bên ngoài, biến lớp vỏ thành vật dùng để che đậy cái xấu xa bên trong.
Cho nên, đối với người bình dân, một cô gái gặp trai e thẹn không nhìn tận mặt chưa chắc đã là cô gái nết na, đoan chính. Một người tiếp bạn ân cần, chưa hẳn đã vì cảm mến.
Hai chị em Thúy-Kiều đi chơi hội Đạp-thanh, lúc gặp Kim-Trọng vội vã lánh mặt: «Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa».
Rõ ràng là tư cách của con nhà lễ nghi đài các, đúng với quan niệm Khổng-học: «Nam nữ thọ thọ bất thân». Tuy nhiên hình thức lễ nghi ấy không ngăn cản nổi cử chỉ tư tình giữa đôi trai gái Kim-Trọng và Thúy-Kiều.
Người bình dân chối bỏ hình thức lễ nghi giả tạo ấy. Lễ nghi của họ là lễ nghi thực chất của tình cảm. Cho nên, khi trai gái gặp nhau :
Gặp nhau ăn một miếng trầu,
Gọi là nghĩa cũ ngày sau mà nhìn.
Hoặc : Sáng ngày em đi hái dâu,
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.
Hai anh đứng dậy hỏi han,
Hỏi rằng : « Cô ấy vội vàng đi đâu ? »
Thưa rằng : « Tôi đi hái dâu ».
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
Thưa rằng : « Bác mẹ tôi răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người ».
Ai bảo người con gái phải khép nép trước người con trai là đúng với lễ nghi? Cái đúng và cái sai đối với phong tục, tập quán không một ai phân định nổi.
Người bình dân không đặt hình thức làm yếu tố diễn đạt sự mến trọng giữa con người cho nên mọi liên hệ của họ có vẻ thực tình, không khách sáo. Tình cảm họ bộc lộ rào rạt qua mọi khía cạnh giao thiệp, mặc dù chúng ta cho là quê mùa.
Ngôn từ « quê mùa » xưa nay chúng ta dùng diễn tả lối xã giao của người bình dân chỉ là ngôn từ cưỡng dụng. Quê mùa vì họ không có những cử chỉ giao thiệp của lớp người quí phái, hay nói cách khác, họ không tiêm nhiễm hình thức lễ nghi của Nho-học. Thực ra quê mùa không có nghĩa là thiếu lễ độ, mà chỉ là sự khác biệt trong quan niệm lễ nghi của Khổng-học mà thôi.
Chẳng những khác biệt về hình thức xã giao, mà ý thức người bình dân còn khác biệt cả về lập trường tư tưởng nữa. Khổng-học dùng hình thức lễ nghi đi vào tâm tư. Ví dụ những lối ăn mặc và hình thức triều nghi chính là phương pháp bắt ép tâm tư con người phải kính trọng nhà vua. Từ sự kính trọng bề ngoài, Khổng-học làm cho tâm tư con người ăn sâu vào bằng sự cung kính ấy, cho đến khi một kẻ tôi thần không dám có một ý nghĩ nào trái lại cử chỉ cung kính thường ngày của mình nữa. Một ý nghĩ khác với cử chỉ của mình, kẻ tôi thần tự xem như một đại tội đối với người trên. Cho nên, có nhiều nhà phê bình đã cho lễ giáo của Nho-học là hình thức nô-lệ-hóa dân chúng trong chế độ vua quan.
Người bình dân vì đứng ra ngoài hình thức lễ giáo ấy, nên tâm tư họ được tự do, không ràng buộc trong tinh thần Nho-học. Họ có thể nói : « Ông vua cũng thua thằng cùng ».
Đem thằng cùng sánh với một ông vua, quan niệm lễ giáo Khổng-học không cho phép các môn đồ có ý nghĩ bất kính như vậy. Nhưng, đối với người bình dân thì đó không phải là thiếu lễ độ. Bởi vì, theo họ, lễ độ chỉ là hình thức phát biểu sự liên hệ giữa con người, không phải công cụ phục vụ cho chế độ phong kiến như quan niệm của Khổng-học. Nói cách khác, quan niệm lễ nghi của người bình dân đặt ra ngoài ý thức giai cấp. Họ bình đẳng trong cởi mở, chỉ chú trọng tình cảm mà không xem hình thức là quan trọng.
Mặt khác, quan niệm lễ giáo của Khổng-học tách rời tính chất cá biệt của vạn hữu trong vũ trụ, khi chủ trương giáo dục là đường lối duy nhất để cải tiến con người, cải tiến sinh hoạt xã hội. Quan niệm như vậy cũng có nghĩa là xem lý tính con người là chủ động lực, có thể cải tạo được thời gian, không gian, hay cả cơ cấu vũ trụ nữa. Đó là một điều trái với quan niệm người bình dân Việt Nam.
Người bình dân Việt Nam một mặt thừa nhận ảnh hưởng ngoại năng đối với nội tại, nhưng một mặt lại chủ trương tính chất cá biệt của vạn hữu. Như vậy có nghĩa là mọi ảnh hưởng ngoại năng đối với nội tại chỉ có tác dụng tương đối mà thôi. Họ bảo:
Con khôn cha mẹ nào răn,
Gẫm trông trái bưởi ai lăn nó tròn.
Hoặc : Rau nào sâu nấy.
Hay : Cái nết đánh chết cái đẹp.
Khi đã thừa nhận tính chất cá biệt của vạn hữu, tức là người bình dân không tương đồng quan niệm với Khổng-giáo, cho ảnh hưởng giáo dục là yếu tố duy nhất biến cải xã hội, biến cải tâm tư con người.
Thực ra Khổng-giáo cũng có quan niệm tính chất cá biệt nhưng tính chất cá biệt của Khổng-giáo là tính chất cá biệt giai cấp xã hội, chứ không phải tính chất cá biệt của sự vật. Thuyết « quân tử và tiểu nhân » của Khổng-giáo nêu sự khác biệt giữa hai lớp người, chính là sự khác biệt giữa hai giai cấp.
Cho nên, nếu đem quan niệm lễ nghi, áp dụng vào sự cải tạo xã hội loài người, Khổng-giáo chủ trương ảnh hưởng một chiều, còn người bình dân thì lại quan niệm mọi vật đều tương ứng, tương phản, nghĩa là trong phần ảnh hưởng có phần biệt lập của mỗi cá thể. Chính phần biệt lập ấy là nguồn gốc duy trì địa phương tính, dân tộc tính.
Ngoài ra, quan niệm về lễ nghi của Khổng-giáo còn tách rời yếu tố sinh hoạt xã hội nữa, hay nói cách khác, nó biệt lập với kinh tế xã hội. Làm thế nào bắt mọi người phải phục vụ trong một hình thức lễ nghi nhất định, mà hoàn cảnh sinh sống của mỗi người không giống nhau. Mặc dù, Khổng-học có ý chia hình thức lễ nghi theo giai cấp xã hội như lễ nghi của vua chúa khác với lễ nghi của các bậc phong lưu trưởng giả, và lễ nghi của các bậc phong lưu trưởng giả với lễ nghi của thứ dân, tuy nhiên, dù phân chia cách nào, hình thức vẫn là một khuôn khổ ràng buộc mà trong mỗi giai cấp vẫn còn có những chênh lệch nhau trong hoàn cảnh sinh sống, nên không thể nhất loạt uốn nắn theo một hình thức nhất định.
Cho nên, với yếu tố này, quan niệm Khổng-học vẫn bất tương đồng với quan niệm người bình dân.
Người bình dân xem xét yếu tố sinh hoạt vật chất có liên quan và chi phối mạnh mẽ đối với ý thức con người. Hiếu thảo với mẹ cha là một nghĩa vụ, đồng thời cũng là ý thức lễ nghi. Tuy nhiên, nếu ý thức ấy phải đặt vào một khuôn khổ cố định thì người bình dân cho là không thể thực hiện được. Họ bảo :
Khó khăn mất thảo mất ngay,
Ơn cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên.
Bỏ ơn, bỏ nghĩa không phải vì họ thiếu tinh thần hiếu đạo và lễ nghi, chính hình thức lễ nghi đã làm cho họ có cảm giác như vậy, nhưng hình thức lễ nghi lại cũng không giúp họ vượt qua những cái nghèo, cái khó để thực hiện ý thức hiếu đạo trong khuôn khổ lễ nghĩa. Như vậy, rõ ràng người bình dân quan niệm sinh hoạt xã hội có năng lực tác động vào ý thức con người, mà ý thức con người không thể nào đứng riêng rẽ, độc lập như quan niệm của Khổng-học được.
Nói chung, quan niệm về lễ nghi của Khổng-học chỉ là một hình thức đưa tình cảm con người vào một xã hội giai cấp của chế độ phong kiến, chủ định là bắt giai cấp thống trị tạo ra một tấm gương để cho dân chúng noi theo.
Dĩ nhiên không phải hoàn toàn đúng, nhưng cũng không phải hoàn toàn sai. Không hoàn toàn đúng ở chỗ Khổng-học không dựa trên căn bản quần chúng đông đảo của người bình dân đặt lễ nghi trên tình cảm sinh hoạt, mà chỉ dựa vào giai cấp thượng lưu quý phái đặt lễ nghi trên hình thức phiền toái. Do sự bất tương đồng này mà hình thức lễ nghi của Khổng-học không thể thay đổi được phong tục, tập quán trong sinh hoạt dân chúng. Dù vậy, đối với xã hội phong kiến Việt-nam, trải qua bao nhiêu thế kỷ lệ thuộc vào nền phong kiến nước Tàu, Khổng-học cũng ảnh hưởng phần nào về đạo lý, mà những ảnh hưởng ấy hầu hết đều nằm trong quan niệm phù hợp với lẽ sống con người, lẽ sống không trái với ý thức bình dân.
Về nhạc : Nhạc cũng như lễ, Khổng-học vẫn đặt mục đích cảm hóa con người. Nếu lễ là hình thức ràng buộc tâm hồn, thì nhạc lại là năng lực tinh thần, định giới hạn cho tình cảm con người phải vâng theo, không được vượt qua giới hạn ấy. Cho nên, luật ảnh hưởng giữa ngoại năng và nội tại khi áp dụng về lễ nhạc, Khổng-học vẫn đặt một quan hệ tương đương.
Nói cách khác, Khổng-học đã dùng nhạc để kềm hãm tự do trong tâm tư con người, biến cảm tình con người phục vụ cho trật tự xã hội phong kiến.
Làm những việc để phục vụ giai cấp, nghe những tình cảm có lợi cho chế độ phong kiến, Khổng-học đã đưa lẽ sống con người đến một cảm giới có hạn chế và quy củ.
Trái với Khổng-học, tình cảm của người bình dân vốn là thứ tình cảm thiên nhiên, phát xuất do bản tính con người, phù hợp với sinh hoạt xã hội, do đó cảm giới của họ không phục vụ cho một chế độ nào, mà chỉ đòi hỏi do nhu cầu sinh lý.
Nghiên cứu tính chất nhạc của Khổng-học, chúng ta có thể chia làm hai loại, một loại dùng trong việc tế tự, một loại dùng trong dân gian để giãi bày tình cảm con người. Tuy chia làm hai loại, tựu trung vẫn một mục đích. Nếu Khổng-học dùng loại nhạc tế tự để tăng cường hình thức lễ nghi, bắt tình cảm con người phải trang nghiêm trước mọi tổ chức tế lễ, thì loại nhạc dân gian, Khổng-học cũng buộc tình cảm con người hướng về một trạng thái tình cảm không ra ngoài chủ trương trung, hiếu, tiết, nghĩa của Khổng-học. Như vậy, nhạc theo Khổng-học là một phương pháp giáo dục chứ không phải phương tiện giãi bày tình cảm con người.
Người bình dân, trái lại, không xem nhạc là phương pháp giáo dục, mà là một phương tiện để cởi mở tình cảm con người trong hoàn cảnh sinh sống của họ.
Không cần phải có một nhạc cụ, không cần phải đốt lò hương so phiếm ; trên mặt đê, bên dòng suối, dưới đêm trăng, đâu đâu người bình dân cũng có thể phô diễn tâm hồn họ qua câu hát, điệu hò. Họ không là một Bá-Nha phải cần có Tử-Kỳ mới hiểu nổi tâm hồn họ. Tiếng hát của họ không cần ai hiểu mà ai cũng hiểu, tình cảm của họ không giới hạn trong lĩnh vực nào, mung lung trong mây ngàn cỏ nội, thế mà ai cũng cảm thông được. Nhìn qua trạng thái ấy, chúng ta thấy rõ quan niệm về nhạc của Khổng-học thật cách biệt với quan niệm về nhạc của người bình dân.
Chúng tôi xin trích ra đây đoạn mở đầu trong quyển Phong tục miền Nam của ông Đào-văn-Hội qua cảm nghĩ về nhạc điệu bình dân :
Những buổi chiều tà, rỗi rảnh công việc, tránh tiết oi ải Sài-thành, chúng ta về nơi ruộng rẫy, ngắm cảnh thiên nhiên và thưởng thức ngọn gió đồng. Khói lam quyện trên mái xám, đàn cò vô tư đậu rải rác đó đây. Thoạt nhiên, trong nhà vọng ra tiếng hát lảnh lót của đứa trẻ ru em :
Chim bay về núi tối rồi,
Em không lo liệu lấy nồi nấu cơm.
Đứa bé nhắc khéo chúng nên trở về thành thị ? Nhưng không, chúng ta đừng về vội, vì đêm càng xuống mau, gió càng mát mẻ. Thái âm tinh quân lố dạng cõi trời Đông, đồng ruộng tràn ngập ánh sáng vàng, nhưng kìa, ai bảo :
Trăng tròn thì mặc trăng tròn,
Bậu xinh mặc bậu, bậu xằng anh chê.
Hay thay, anh nông phu chất phác cũng biết sánh với chị Hằng, người con gái mà trắc nết, lẳng lơ, chẳng trọn niềm chung thủy, vì chị Hằng kia mặc dù kiều diễm, song thuộc tất cả mọi người. Khách thong thả bước dọc ngôi vườn rộng, tàu tiêu lạch xạch đánh vào nhau, bỗng nghe một thiếu phụ mượn cảnh mà trút nỗi u hoài, trách ai tham đó bỏ đăng :
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.
Trong đám khách nhàn du có đôi bạn Trung, Bắc, có cảm giác hay hay khi nghe hát lên những câu ca dao miền Nam quê kịch…
Tuy đoạn mở đầu quyển Phong tục miền Nam trên đây, ông Đào Văn Hội không dụng ý bàn về nhạc điệu bình dân, song ông đã ghi lại tâm hồn ông trước luồng cảm xúc mạnh mẽ về nhạc điệu ấy.
Và sau đây, ông Trần Thanh Việt, một nhà văn phóng sự, cũng có ghi nhận những vết tích tâm tư của ông qua một đêm trăng nơi đồng nội:
Đêm ấy trăng tròn, đỉnh núi như mạ vàng. Trong cảnh thanh vắng mơ hồ của miền rừng núi cơ hồ như gieo vào lòng người những cô đơn chồng chất lên nhau. Tôi ngồi trước hiên nhà một người bạn, đưa mắt nhìn qua bề dày của không gian, cố phân biệt sự lẫn lộn giữa màu vàng và màu đen thăm thẳm kia. Thời gian như ngừng lại, đọng vào hồn tôi, cảm giới của tôi như không còn là thực tại. Bỗng tiếng xe bò kéo gỗ bên chân đồi rít lên, tiếng bánh xe kẽo kẹt, rồi giọng hò của một thiếu nữ như một luồng sinh khí cất cao, trộn vào màu vàng, đen mà tôi đang mơ mộng :
Hò ơ…
Chợ Sài-gòn cẩn đá,
Chợ Rạch-giá cẩn xi-moong,
Giã em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở, không còn ra vô…
Tôi đã từng mềm môi trước những cuộc rượu với tiếng đờn hát quay cuồng, nhưng đối với đêm ấy, tiếng hát ấy, có lẽ suốt đời tôi không thể quên được…»
Sở dĩ cảm giới mọi người dễ thông cảm với nhạc điệu bình dân, chỉ vì nhạc điệu bình dân phóng khoáng, tự do, bộc lộ được tình cảm tự nhiên của mình, không gò ép vào một khuôn khổ nào.
Nhưng, cái tự do của người bình dân cũng như cuộc sống của họ, không phải tự do khai thác dục vọng cá nhân, bắt âm nhạc phục vụ cho cảm giác mình, để đưa cảm giác đến chỗ hoan lạc tuyệt đỉnh trong thế giới lãng mạn, mà tự do đây chỉ là tự do của lẽ sống con người trong bản chất tự nhiên.
Cho nên, nếu quan niệm về nhạc của Khổng-học là phương thức giáo dục, ràng buộc cảm giác con người, còn nhạc của thế giới ngày nay là phương thức để kích thích dục tính, thì nhạc của người bình dân thời xưa là một thứ nhạc điều hòa tình cảm giữa con người và con người, giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và lẽ sống.
Tóm lại, Khổng-học cũng như Lão-học, đối với người bình dân đều có chỗ tương đồng và bất tương đồng. Những tương đồng trong Khổng-học là hạn chế tham vọng cá nhân của lớp người thống trị, những chỗ bất tương đồng là Khổng-học đặt thành khuôn khổ ràng buộc con người phục vụ cho nền thống trị phong kiến.
4) Phần tuyển tập ca dao tiêu biểu
1. Ai về, tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
2. Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
Mùa đông trời rét căm căm,
Đi cấy được ba mươi sáu đồng kẽm về, nó lại nằm nó ăn.
3. Anh này số phận ra trò,
Về nhà, cả cạo, cả mò trong niêu.
4. Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,
Bác mẹ gả ép cho anh học trò.
5. Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn, Nghiêu.
Mừng nay có chủ Thuấn, Nghiêu,
Mưa Nhân, gió Huệ thảy đều muôn dân.
Sông Lô một giải trong ngần,
Thảnh thơi, ta rũ bụi trần cũng nên.
6. Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi.
7. Bốn con ngồi bốn chân giường,
Mẹ ơi ! Mẹ hỡi ! Mẹ thương con nào ?
- Mẹ thương con bé mẹ thay !
Thương thì thương vậy, chẳng tày trưởng nam.
Trưởng nam nào có gì đâu,
Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam.
8. Bông bống bồng bồng,
Trai ơn vua, chầu chực sân rồng.
Gái ơn chồng, ngồi võng ru con.
Ơn vua xem nặng bằng non,
Ơn chồng đội đức tổ tông dõi truyền.
Làm trai lấy được vợ hiền,
Như cầm đồng tiền mua được của ngon.
Phận gái lấy được chồng khôn,
Xem bằng cá vượt Vũ-môn hóa rồng.
Bông bống bồng bồng,
Bông bống bồng bồng.
9. Cái vòng danh lợi cong cong,
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
Sự đời nghĩ cũng nực cười,
Một con cá lội, mấy người buôn câu.
10. Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền.
Một đồng mua trống, mua kèn,
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau rong,
Đem về thái nhỏ, thờ vong con cò.
11. Cái bống mặc sống ngang chân,
Lấy chồng Kẻ Chợ cho gần xem Vôi.
Trèo lên trái núi mà coi,
Thấy ông quản tượng coi voi đánh cồng.
Túi vóc cho lẫn quần hồng,
Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi.
Mai sau chồng đỗ vinh qui,
Võng anh đi trước, em thì võng sau.
Tàn, quạt, hương án theo hầu,
Rước vinh qui về nhà tế tổ.
Ngã trâu bò làm lễ tế vua,
Họ hàng ăn uống say sưa,
Hàng Tổng, hàng Xã, mừng cho ông Nghè.
12. Canh một dọn cửa, dọn nhà,
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.
Canh tư bước sang canh năm,
Trình anh dậy học, chớ nằm làm chi.
Nữa mai Chúa mở khoa thi,
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh.
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.
13. Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
14. Cây cao thì gió càng lay,
Càng cao danh vọng càng dày gian truân.
15. Có phúc thợ mộc, thợ nề,
Vô phúc thầy đề, thầy thông.
16. Con cóc là cậu ông Trời,
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho.
Con cóc là cậu thầy Nho,
Hễ ai đánh chết Trời cho quan tiền.
17. Con vua lấy thằng bán than,
Nó đem lên ngàn, cũng phải đi theo.
Con quan Đô-đốc, Đô-đài,
Lấy thằng thuyền chài, cũng phải lụy mui.
18. Con quốc kêu khắc khoải mùa hè,
Làm thân con gái phải nghe lời chồng.
Sách có chữ rằng : « phu xướng, phụ tòng »,
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia.
Lấy em về thờ mẹ, kính cha,
Thờ cha, kính mẹ ấy là người ngoan.
19. Con ơi muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.
20. Cô kia khăn trắng tang ai,
Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng.
Tang chồng thì vất khăn đi,
Tang cha, tang mẹ, ta thì tang chung.
21. Công danh hai chữ tờ mờ,
Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
22. Cùng nhau một bọn đi thi,
Người thi đỗ trạng, kẻ thì về không.
Cùng nhau một bạn má hồng,
Kẻ đã có chồng, người vẫn nằm trơ.
23. Cứ trong nghĩa lý luân thường,
Làm người phải giữ kỷ cương mới mầu.
Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu,
Trời kia còn ở trên đầu, còn kinh.
24. Chàng trẩy đi kể đã mấy đông,
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa.
Tấm gan vàng, dạ sắt thiếp tôi ngẩn ngơ,
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng ?
Nghĩa vợ chồng đồng tịch, đồng sàng,
Đồng sinh, đồng tử, cưu mang đồng lần.
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân,
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên.
Nữa mai bóng quế giãi thềm,
Bóng trăng thấp thoáng, ngọn đèn mờ xanh,
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh,
Chân đi thất thểu, lời anh dặn dò.
25. Chẳng tham vựa lúa anh đầy,
Tham năm ba chữ cho tày thế gian.
26. Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
27. Chi bằng cần trúc, áo tơi,
Danh cương, lợi tỏa, mặc đời ganh đua.
28. Chị giàu, chị lấy ông Nghè,
Chúng em tôi khó, trở về lấy vua.
29. Chim khôn đậu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng.
Xưa nay những bạn má hồng,
Thà hầu quân tử hơn chồng đần ngu.
30. Chồng cô, vợ cậu, chồng dì,
Trong ba người ấy chết thì không tang.
31. Chớ nghe quân tử nói òn,
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
32. Chữ « Trinh » đáng giá nghìn vàng,
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng dấu thầm,
Họp chợ trên bụng đến trăm con người.
33. Dạy con từ thuở tiểu sinh…
Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi.
Học cho cách vật trí tri,
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
34. Dù ai nói ngược nói xuôi,
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
35.Đã sinh ra kiếp ở đời,
Trai thời Trung, Hiếu đôi vai cho tròn.
Gái thời Trinh, Tĩnh lòng son,
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
Trai lành, gái tốt ra người,
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.
36.Đàn ông chớ kể Phan Trần,
Đàn bà chớ kể Thúy-Vân, Thúy-Kiều.
37. Đào liễu em ơi một mình,
Đôi vai tình tang gánh chữ chung tình xa là đường xa.
Tấm áo nâu sồng xếp nếp em để trong nhà,
Ba vuông khăn tím phất phơ em đội đầu.
Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu,
Răng đen rưng rức, mái tóc đầu em hãy còn xanh.
Ấy thế mà sao em ở vậy cho nó đành.
Sao em chẳng kiếm chúng chồng lành kẻo thế mỉa mai.
Sách có chữ rằng : « Xuất bất tái lai ».
38. Đêm qua chớp bể mưa nguồn,
Hỏi người quân tử có buồn hay không ?
39. Đèn tối từ thuở Toại-nhân,
Dùi cây lấy lửa để muôn dân phanh ẩm thục thực.
Từ thuở ấy hỏa sinh bất tức,
Sinh có đèn sáng nức bốn phương.
Trai văn phòng cố tập văn chương,
Cũng phải đèn xôi kinh, nấu sử,
Gái thục nữ giữ bề cung cấm,
Cũng lấy đèn dệt gấm, thêu hoa.
Dầu đến nhà quê cũng nhờ bóng sáng,
Sách có chữ rằng : « Hoả chi công đại hĩ tai ».
40. Đi ra gặp bạn giữa đường,
Cũng bằng Tiến-sĩ trong trường mới ra.
41. Đi đâu chẳng lấy học trò,
Thấy người ta đổ thập thò mà nom.
42. Em thời canh cửi trong nhà,
Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng.
Trước là vinh hiển tổ đường,
Bõ công đèn sách, lưu phương đời đời.
43. Em là con gái Phụng-thiên,
Bán rau, mua bút, mua nghiên cho chồng.
Nữa mai chồng chiếm bảng rồng,
Bõ công tắm tưới vun trồng cho rau.
44. Gặp đời hải yến, hà thanh,
Bốn dân trăm họ gặp vành ấm no.
Nay mừng điền hội cầu Nho,
Văn nhân sĩ tử phải lo học hành.
Làm sao cho được công danh,
Bỏ công bác mẹ sinh thành ra thân.
Lại bàn đến việc nông dân,
Cày mây, cuốc gió, chuyên cần công phu.
Đêm thời cổ phúc nhi du,
Ngày thời kính ngưỡng khang cù vô ngu.
45. Gió nồm là gió nồm nam,
Trách chàng quân tử tham ăn không chào.
46. Gió nồm là gió nồm nôm,
Trách chàng quân tử có mồm không ăn.
47. Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử,
Ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi.
48. Hoạ hổ, hoạ bì, nan hoạ cốt,
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm.
49. Học hành thì ích vào thân,
Chức cao quyền trọng dần dần theo sau.
50. Học trò đi học đã về,
Cơm canh chưa nấu lại trề môi ra.
51. Học trò đèn sách hôm mai,
Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào.
Làm nên quan thấp quan cao,
Làm nên lọng tía, võng đào nghênh ngang.
52. Hữu bằng tự viễn phương lai,
Lạc hồ quân tử lấy ai bạn cùng.
Chữ Hiếu, chữ Trung là thầy với mẹ,
Chữ Nhân, chữ Nghĩa là ái với ân.
Yêu nhau bao quản xa gần.
53. Kìa ai học sách Thánh Hiền,
Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
54. Kinh đô cũng có người rồ,
Man di cũng có Sinh-đồ, Trạng-nguyên.
55. Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ,
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.
56. Khuyên chàng nhóm lửa thui trâu,
Xôi kinh, nấu sử, dao bầu thớt lim.
57. Làm người phải biết cương thường,
Xem trong ngũ đẳng, quân vương ở đầu.
Thờ cha, kính mẹ trước sau,
Anh em hoà thuận mới hầu làm nên.
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền,
Bạn bè cho thực, dưới trên đứng thường.
58. Làm trai quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên trời giúp công cho,
Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào.
Trời sinh, trời chẳng phụ nào,
Công danh gặp hội anh hào ra tay.
Trí khôn rắp để dạ này,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
59. Làm trai nết đủ trăm đường,
Trước tiên điều Hiếu, đạo thường xưa nay.
Công cha, đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành, con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya, dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng, ấp lạnh giữ phần đạo con.
60. Làng ta mở hội vui mừng,
Chuông kêu, trống gióng vang lừng đôi bên.
Long ngai thánh ngự ở trên,
Tả văn, hữu vũ bốn bên rồng chầu.
Sinh ra nam tử công hầu,
Sinh ra con gái vào chầu thánh quân.
61. Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,
Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cành trúc ngã quì,
Ba năm trực tiết còn gì là xuân ?
62. Lúng túng em ở trong phòng,
Chăn bông lơn, đệm quế dốc lòng chờ đợi ai ?
Má hồng còn có cơn phai,
Răng đen, da trắng, mái tóc dài anh yêu.
Em nghĩ mình em doan thế mỹ miều,
Chồng con chẳng lấy, quyết liều xuân ru.
Sống ngảnh lại trông xuân,
Xuân bây giờ đã xế tày ngang vai.
Sách có chữ rằng : « Xuân bất tái lai »,
Đêm hôm khuya khoắt lấy ai bạn cùng.
Song cửa sổ chạm rồng,
Chồng con chẳng lấy, không chồng chẳng có tươi.
Song thiệt lắm em ơi !
63. Mai rằng : Mai chiếm bảng mai,
Trúc khoe quân tử trúc ở trên đồi là đứng trượng phu.
Thôi thời giàu khó chớ lo,
Nữa một mai ông Thiên Địa lại cho xoay vần.
Ta yêu nhau xa cũng nên gần,
Tham bên phú quí, phụ bần khó coi.
Chớ ta yêu nhau duyên phận mà thôi,
Của thì như nước hồ vơi lại đầy.
64. Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm lấy áo, ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành :
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.
65. Một đêm quân tử nằm kề,
Còn hơn thằng nhắng vỗ về quanh năm.
66. Một năm chưa dễ mấy xuân,
Gái kia chưa dễ mấy lần đưa dâu.
Chẳng tham ruộng cả, ao sâu,
Tham về anh Tú lắm râu mà hiền.
Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.
67. Một năm được mấy mùa xuân,
Một ngày được mấy giờ dần sớm mai.
Em đừng cậy sắc, khoe tài,
Khéo thay nồi thủng cũng tay thợ hàn.
Trời kia Khôn cũng thờ Càn,
Nước kia Tấn cũng hợp Tần mới xong.
Ngồi trong cửa sổ chạm rồng,
Chăn loan, gối phượng, không chồng ra chi.
Thơ đào nghĩ chữ vu qui,
Hôn nhân lễ đạt, gặp thì đào yêu.
Trăm sông díu dít thư cưu,
Thục nữ, quân tử hảo cầu dẹp duyên.
Tục rằng : Tiên lại tìm Tiên,
Phú lại tìm quý, bạn hiền tìm nhau.
68. Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
69. Mừng nay đức chính cao minh,
Bốn phương hoà thuận thái bình muôn dân.
Làm trai quyết chí lập thân,
Cương thường giữ lấy có phần hiển vinh.
Gái thời giữ lấy chữ Trinh,
Siêng năng chín chắn trời dành phúc cho.
Giàu nghèo tại số đừng lo,
Mà đường công nợ có lo chi mà.
70. Mừng nay mưa nắng thuận trời,
Trị đời Ngu, Hạ, dân đời Thương, Chu.
Nơi nơi khích nhưỡng ca cù,
Khắp trong vũ điện Thang Chu thuận hoà.
Đâu đâu già trẻ gần xa,
Người người kính chúc thiên gia vững vàng.
Ai ai trung hiếu lưỡng tuyền,
Năm năm mừng được phong niên thái bình.
71. Mừng nay nho sĩ có tài,
Bút nghiên dóng đã dùi mài nghiệp Nho.
Rõ ràng nên đứng học trò,
Công danh hai chữ trời cho dần dần.
Tình cờ chiếm được bản xuân,
Ấy là phú quý đầy xuân quế hoè.
Một mai chân bước Cống, Nghè,
Vinh quy bái tổ ngựa xe đưa mình.
Bốn phương nức tiếng vang lừng,
Ngao du Bè Thánh, vẫy vùng Rừng Nho.
Quyền cao chức trọng Trời cho,
Bõ công học tập bốn mùa chúc minh.
Vui đâu bằng Hội để danh,
Nghề đâu là nghiệp học hành là hơn.
Công cha như núi Thái-sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy xuôi.
Phu nhân thời có công nuôi,
Toàn gia hưởng Phúc, Lộc trời ban cho.
Mùi thế vị khi nồng, khi nhạt,
Chén yên hà kẻ tỉnh, người say.
Nghiêng bầu phong nguyệt cho đầy cuộc vui.
Mừng nay thái vũ xuân hồi,
Miệng dâng câu hát, hoan bồi một khi.
72. Nay mừng tứ hải đồng xuân,
Tam dương khai thái muôn dân hoà bình.
Sĩ thời chăm việc học hành,
Một mai khoa bảng để dành công danh.
Công thời phượng các long đình,
Đủ nghề sư khoáng, rứt nghề công thâu.
Nông thời cuốc bẫm cày sâu,
Thu hoà, hạ mạch phong thu có ngày.
Thương thời buôn bán liền tay,
Rứt tài Tử-Cống ai tày cho đang.
73. Nghìn muôn chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
- Hay nằm thời có võng đào,
Dài lưng thì có áo bào nhà vua.
Hay ăn thời có thóc kho,
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm.
74. Người đời hữu tử, hữu sanh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.
75. Nhất thì bộ Lại, bộ Binh,
Nhì thì bộ Hộ, bộ Hình cũng xong.
Thứ ba thì đến bộ Công,
Nhược bằng bộ Lễ, lạy ông xin về.
76. Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có biết tình chăng ai ?
Khi về nhắn Liễu Chương-đài,
Cành xuân đã bẻ cho ai một cành.
Có yêu anh thì bẻ quách cho anh.
77. Ở đây gần bạn gần thầy,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
78. Ở đời Kiệt, Trụ sướng sao,
Có rừng nem béo, có ao rượu đầy.
Ở đời Nghiêu, Thuấn khổ thay,
Giếng đào mà uống, ruộng cày mà ăn.
79. Rắp toan cỡi ngựa ra về,
Chàng đề câu đối, thiếp đề câu thơ.
Mải vui ngồi chốn đám cờ,
Tưởng nhân duyên ấy bao giờ cho quên.
Chàng về giữ việc bút nghiên,
Đừng tham nhan sắc mà quên học hành.
Một mai chiếm được khoa danh,
Trước là rạng nghiệp, sau mình vinh thân.
80. Riêng than đất chín, trời mười,
Cây khô há dễ mọc chồi đâm bông.
Một cây khô mộc đợi trông,
Hai cây khô mộc đợi trông.
Gió đánh trắt tra, trắt tréo, trặt trà, trặt trẹo,
Trên ngọn cành tùng trơ vơ.
Sách có chữ rằng :
« Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn,
Nữ đáo nam phòng, nữ tắc dâm ».
Sinh tử, mạc sinh tâm,
Sinh con ai nỡ sinh lòng,
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con.
Mạc đạo xà vô giác,
Thành long giã vị tri.
81. Sá bao cá chậu chim lồng,
Hễ người quân tử cố cùng mới nên.
82. Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.
83. Sống thời con chẳng cho ăn,
Chết thời xôi thịt, làm văn tế ruồi.
84. Sống thời chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ mâm cao, cỗ đầy.
85. Tôi là con gái đồng trinh,
Tôi đi bán rượu qua dinh ông Nghè.
Ông Nghè sai lính ra ve,
- Bẩm lạy ông Nghè, tôi đã có con.
- Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho tròn theo võng cho mau.
86. Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.
87. Thầy dốt mà đọc canh khôn,
Đến khi đọc dồn ý ả ỳ a.
88. Thi thiên, phú bách,
Văn sách năm mươi, ngồi cười ra chữ.
89. Thiều quang đăng rật,
Thục khí nhân huân,
Ngũ lao ban đồng kiên lão.
Tam đa chúc hiệp hoa phong.
Tam đạt tôn chữ Sĩ làm đầu,
Ai ai cũng mừng ông Trùm tuổi thọ.
Sách có chữ rằng :
« Tuế hữu tứ thời Xuân tại thủ,
Nhân kiêm ngũ phúc thọ vi tiên ».
Mừng ông Trùm đây Phúc Lộc kiêm tuyền,
Lại gồm chữ « Hương trung thượng thọ ».
Tước lộc thế mà danh lợi thế,
Dẫu nghìn năm còn tiếng thơm dai.
Thảnh thơi thọ vực xuân đài,
Đâu đâu cũng hoan hài ca vũ.
90. Thiệt hại thay cho thằng bé lên ba,
Nó lăn, nó khóc giữa nhà năm gian.
Khóc lóc giữa chốn linh sàng,
Ba vuông nhiễu trắng, dõi hàng chữ vôi.
Chớ thiệt hại thay, người khác thì đã yên rồi,
Để cho người sống ở đời trơ vơ.
Ba bốn năm nhang khói thiếp tôi phụng thờ,
Đầu đội chữ Hiếu, tay xơ chữ Tình.
Chữ Hiếu Trung thiếp tôi gánh vác một mình,
Chẳng hay chàng có thấu tình thiếp chăng ?
Đường đi khuất nẻo khói chùng.
91. Thứ nhất thì đỗ thủ khoa,
Thứ hai vợ đẹp, thứ ba ỉa đồng.
92. Trách người quân tử vô danh,
Chơi hoa, xong lại bẻ cành bán rao.
93. Trách người quân tử bạc tình,
Có gương mà để cạnh mình chẳng soi.
94. Trách người quân tử vụng suy,
Vườn hoa thiên lý chẳng che mành mành.
95. Trai làm nên năm thê bảy thiếp,
Gái làm nên thủ tiết chờ chồng.
96. Trăm năm như cõi trời chung,
Trăm nghề cũng phải có công mới thành.
Cứ trông gia nghiệp nhà mình,
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn.
Chữ rằng : « Tiểu phú do cần »,
Còn như « đại phú » là phần « do thiên ».
Đừng trễ nãi, chớ ghét ghen,
Còn như lộc nước có phen dồi dào.
97. Trâu đâu buộc ngõ ông Cai !
Hoãn đâu mà lại đeo tai bà Nghè !
Ngựa đâu buộc ngõ ông Nghè !
Gà đâu gáy ở đầu hè ông Cai !
98. Trên trời có ông sao dâu,
Hạ giới cô đầu, có cái lưỡi gà con.
Nhà nho có cái đục cùn.
99. Trên trường thi, dưới cũng trường thi.
Đường này quan cấm, em thì cậy ai ?
- Trên trường thi, dưới cũng trường thi,
Đường này quan cấm, em thì cậy anh.

100. Trên trời có cái cầu vồng,
Kẻ chợ cầu Muống, cửa đông cầu Rền.
Vua trên đền, cầu vàng, cầu bạc,
Các lái buôn cầu nước, cầu non.
Đôi ta cầu của, cầu con,
Con đẹp giống mẹ, con giòn giống cha.
Con gái dệt cửi trong nhà,
Con trai đi học đỗ ba khoa liền.
Con lớn thì đỗ Trạng-nguyên,
Hai con Tiến-sĩ đỗ liền cả ba.
Vinh qui bái tổ về nhà,
Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.
101. Triều đình còn chuộng thi thư,
Khuyên anh đèn sách sớm trưa học hành.
May nhờ phận, có công danh,
Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang.
Khuyên đừng trai gái loang toàng,
Khuyên đừng chè rượu nữa mang tiếng cười.
Cũng đừng cờ bạc đua chơi,
Sao cho sự nghiệp ra người trượng phu.
Làm sao nên tiếng danh nho,
Thần trung, tử hiếu để cho khen cùng.
102. Trời cho cày cấy đầy đồng,
Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.
Một mai gặt lúa đem về,
Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
103. Trời cao bể rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải là may ta.
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn tuyền.
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên.
104. Trời cao, đất rộng thênh thênh,
Cái đường phú quý còn dành cho ta.
Có công mài sắt những là,
Khi nhờ lộc nước rồi ra dồi dào.
Công của nỡ có là bao,
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong.
105. Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.
Khi ăn thời phải lựa mùi,
Khi nói thì phải lựa lời chớ sai.
Cả vui chớ có vội cười,
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì.
106. Trời thu vừa gặp tiết lành,
Muôn dân yên khỏe thái bình âu ca.
Muốn cho yên nước, yên nhà,
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung.
Trong bốn nghiệp ra công gắng sức,
Đường nghĩa phương ta phải khuyên con.
107. Ước gì cho bắc hợp đông,
Cho chim loan phượng, ngô đồng sánh đôi.
Ước gì cho quế sánh hồi,
Ước gì ta sánh được người văn nhân.
108. Văn hay chẳng luận đọc dài,
Vừa mở đầu bài đã biết văn hay.
109. Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần l… ám ảnh cũng mê mẩn người.
110. Văn thì cửu phẩm đã sang,
Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu.
111. Vợ chồng là nghĩa tào khang,
Chồng hòa, vợ thuận nhà thường yên vui.
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.
112. Vua chúa cấm đoán làm chi,
Để đôi con dì chẳng lấy được nhau.
113. Xin người hiếu tử gắn khuyên,
Kíp thời nuôi nấng cho tuyền đạo con.
114. Xin chàng kinh sử học hành,
Để em cày cấy, cửi canh kịp người.
Mai sau xiêm áo thảnh thơi.
Ơn trời lộc nước đời đời hiển vinh.
115. Xuân hề xuân bất tái lai,
Thầy rằng thầy chẳng ăn khoai bao giờ.
Từ xưa, trên đất nước Việt-nam, Phật-học được xem là một tôn giáo. Vì ảnh hưởng Phật-học khá sâu rộng và trải nhiều thời gian, nên Phật-học được đặt ngang hàng với giá trị của Khổng-học và Lão-học. Trong mục này, chúng tôi luận về ảnh hưởng và chống Phật-giáo, mà không đề cập các tôn giáo khác cũng chỉ vì tính chất đặc biệt ấy.
Vậy Phật-học đã ảnh hưởng vào dân tộc Việt-nam như thế nào?
Dù là một tôn giáo có khuynh hướng về triết học Đông-phương, nhưng màu sắc Phật-học không mang tính chất chính trị, mà chỉ thiên về ý thức giải thoát con người trong lẽ sống hiện hữu. Vì vậy, sự trưởng thành của Phật-học là kết quả của trạng thái mâu thuẫn và bất công của xã hội.
Nếu xã hội loài người không có những mâu thuẫn, bất công thì ý thức giải thoát con người trong Phật-giáo cũng chẳng còn tồn tại nữa.
Dân tộc Việt-nam trải mấy ngàn năm đô hộ dưới mọi chế độ phong kiến, thực dân, những thảm trạng trong lẽ sống chính là mảnh đất thích nghi nhất để du nhập triết lý nhà Phật, một triết lý có tính chất giải thoát con người đối với lẽ sống đương thời.
Khi một kẻ khổ đau cần đến nguồn an ủi thì nguồn an ủi sẽ được tiếp nhận một cách nhiệt thành.
Nguồn an ủi đầu tiên đối với xã hội Việt-nam là Phật-giáo. Nguồn an ủi ấy cũng lại từ Trung-hoa tràn sang Việt-nam, đi đôi với chế độ thống trị của nước Tàu.
Mặc dù dân tộc Việt-nam tiếp nhận nguồn an ủi ấy một cách hoan hỉ, nhưng xã hội loài người lại là một trạng thái phức tạp. Người ta có thể lợi dụng những nguồn an ủi trước khổ đau để mưu đồ cho quyền lợi cá nhân, và lòng ích kỷ của mình. Chính vì vậy mà tâm tư của từng lớp người trong xã hội bị phân hóa, và tinh thần sùng bái Phật-học nhiều lúc pha trộn với ý thức chống đối mà chúng ta đã thấy phản ánh rất nhiều trong thi ca bình dân.
Để thấy rõ tầm ảnh hưởng Phật-giáo trong tính chất dân tộc Việt-nam, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào Phật-học lại thích hợp với tư tưởng Á-đông nói chung, và tư tưởng Việt-nam nói riêng.
Dĩ nhiên, trong một quyển sách với chủ đề nghiên cứu về thi ca bình dân, chúng ta không làm cái việc đem một triết thuyết ra để phê phán. Ở đây chúng ta chỉ nêu lên vài nét căn bản về chủ trương của Phật-học, cũng như trước đây chúng ta đã lược dẫn qua chủ trương của Lão-giáo và Khổng-giáo để nhận xét sự tương quan giữa tư tưởng Phật-học và tư tưởng người bình dân mà thôi.
Muốn làm việc này, chúng tôi xin mượn một đoạn khảo sát của ông Phùng-hữu-Lan trong quyển Đại cương triết học sử Trung-quốc để nói lên nguồn gốc và quan điểm triết học của Phật-giáo.
Nghiên cứu về sự du nhập và phát triển của Phật-học tại Trung-hoa, ông Phùng-hữu-Lan viết:
Thời đại chính xác về sự du nhập Phật-học tại Trung-hoa là một vấn đề còn đang bàn cãi, các sử gia chưa hề định chắc được. Tuy nhiên, ta có thể đặt thời đại ấy vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ nhất sau T.L. Theo truyền thống thì Phật-học đã được đưa vào triều Minh-đế (58-75) nhưng điều rõ ràng hiện nay là người ta đã nghe nói về Phật-học tại Trung-hoa trước đây khá lâu. Sự phát triển về sau là do một cuộc tiến hóa chậm và tiệm tiến. Theo những nguồn tài liệu Trung-hoa thì chúng ta biết rằng, trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau T.L. Phật-học được coi như một tông giáo thuộc về thuật số, không khác gì thuật số của âm-dương-gia và của tiên gia.
Sang thế kỷ thứ II và thứ IV, người ta dịch càng nhiều sách Phật có tính chất siêu hình hơn, khiến cho Phật-học được hiểu rõ hơn. Trong thời đó, người ta xem Phật-học giống nhiều với triết học đạo gia, nhất là triết học Trang-tử, hơn là Đạo-giáo. Sách Phật thường được giải thích bằng những ý lấy trong triết học đạo gia. Phương pháp ấy gọi là phương pháp « cách nghĩa » tức là giải thích bằng loại suy.
Tự nhiên, phương pháp ấy không khỏi mang lại những sai lầm và biến thể, cho nên sang thế kỷ thứ V, khi số dịch phẩm tăng nhanh, thì cách dùng lối loại suy cũng bỏ hẳn. Nhưng các đại tác gia Phật-học của thế kỷ thứ V, kể cả như sư Ấn-độ Cưu-ma-la-thập, cũng vẫn còn dùng từ ngữ Đạo-gia như hữu vi, vô vi để nói về Phật-pháp…
Theo sự nhận xét của ông Phùng-hữu-Lan trên đây, chúng ta thấy Phật-học du nhập vào nước Trung-hoa với một thời điểm rất mơ hồ. Và từ Trung-hoa Phật-học du nhập sang Việt-nam dĩ nhiên cũng không thể nào xác định được thời điểm.
Điều này chúng ta không lấy gì làm lạ, bởi vì Phật-học không phải là một triết thuyết dựa trên ý thức chính trị, mà hình thành bằng chiều sâu trong tâm giới con người, khi con người cần đến một nguồn an ủi trong cuộc sống. Cho nên, sự hiện diện của Phật-học là sự hiện diện của tâm tư, và trạng thái tâm tư con người không phải nhất loạt đổi thay trong chốc lát, nếu chúng ta xác định thời điểm du nhập của Phật-học vào một địa phương như một phong trào cách mạng thì đó là việc làm sai lạc.
Trong phần Ý niệm tổng quát về Phật-học, ông Phùng-hữu-Lan viết:
Tiếp theo sự du nhập Phật pháp vào Trung-quốc, là những cố gắng lớn để dịch Phật-kinh ra Hoa văn. Kinh điển tiểu thặng lẫn đại thặng đều được dịch, nhưng riêng kinh điển đại thặng có ảnh hưởng lâu dài trên Phật-học Trung-quốc.
Xét theo toàn thể thì phương diện của Phật-học đại thặng có ảnh hưởng nhiều đối với người Trung-hoa là ý niệm về Phật-tính và nhất là điều mà ta có thể gọi là phương pháp siêu hình tiêu cực. Trước khi bàn luận, ta cần xét vài ý niệm tổng quát về Phật-học.
Dẫu có nhiều tông phái Phật-học, ngoài vài điểm dị biệt, nói chung các tông đều tin vào thuyết Kharma (Hoa văn gọi là Nghiệp). Người Tây-phương thường dịch « nghiệp » là hành vi hay hành động. Tuy nhiên ý nghĩa thật của « nghiệp » có phần rộng hơn nhiều, vì những gì mà nghiệp chi phối không phải là chỉ giới hạn trong hành động rõ ràng mà còn bao gồm cả những gì con người có tri giác nói tới, suy nghĩ tới. Theo Phật gia, thì mọi hiện tượng của thế giới, hay nói đúng hơn của thế giới một cá vật có tri giác đều là sự biểu hiện của tâm. Khi một người làm, nói, ngay cả suy nghĩ thì tâm người ấy đã làm điều gì, và điều ấy phải tạo ra một kết quả trong vị lai, chẳng biết vào lúc nào. Kết quả ấy là một báo ứng của nghiệp. Nghiệp là nhân, báo ứng là quả. Thực tại của một người là gồm bởi một dây nhân quả.
Đời sống hiện tại của chúng sinh chỉ là một phương diện trong toàn thể quá trình kia. Chết không phải là sự chấm dứt của hữu thể, mà chỉ là một phương diện khác của quá trình. Kiếp này của một người như thế nào, là kết quả những gì người ấy đã làm trong quá khứ. Những gì người ấy làm bây giờ định đoạt người ấy sẽ là thế nào trong mai sau. Vậy những gì người ấy làm trong kiếp này sẽ có kết quả trong kiếp sau, điều gì người ấy làm trong kiếp sau lại sẽ có kết quả trong kiếp sau nữa, như vậy không dứt. Dây nhân quả ấy được gọi là samsara, vòng sinh tử luân hồi. Đó là nguồn chính những khổ não xảy đến cho chúng sinh.
Theo Phật gia, thì những khổ não ấy là do sự mê muội căn bản của chúng sinh về bản tính mọi vật. Chư pháp trong cõi thế gian là biểu hiện của tâm, do đó là hư ảo và vô thường. Chúng sinh vì mê muội mà đem lòng thương luyến. Sự mê muội ấy gọi là avidya, được dịch là « vô minh ». Do vô minh mà có lòng tham luyến sự sống, nó buộc chặt con người vào vòng sinh tử không bao giờ thoát ra được.
Chỉ có một hy vọng thoát khỏi : thay thế « vô minh » bằng « giác ngộ ». Mỗi giáo lý và cách tu hành của các tông phái Phật-học là những cố gắng đem lại vài quan điểm nói về ý niệm « bồ đề ». Theo các tông phái Phật gia, thì con người, trong nhiều kiếp tái sinh có thể tạo được cái nghiệp không phải là quả của lòng tham luyến mọi vật, mà là có thể tránh lòng tham luyến ấy. Người có nghiệp ấy là người được giải thoát khỏi vòng sinh tử. Sự giải thoát ấy gọi là « Niết bàn ».
Ý nghĩa thật của trạng thái « niết bàn » là gì ? Có thể nói rằng đó là sự hợp nhất của cá nhân với cảnh giới tối cao hay với Phật-tính. Đó là sự thể hiện theo ý thức của thực thể bản lai của cá nhân và của Phật-tính. Niết bàn là Phật-tính…
Với sự giãi bày ngắn ngủi trên đây, ông Phùng-hữu-Lan đã cho chúng ta thấy ý niệm tổng quát về Phật học.
Cũng như Lão-giáo và Khổng-giáo, Phật-giáo vẫn chủ trương đưa loài người ra ngoài vòng xâu xé do dục vọng cá nhân chi phối xã hội loài người. Nếu Khổng-giáo đem Nhân-nghĩa làm căn bản cho lẽ sống, Lão-giáo lấy Từ làm nền tảng cho ý thức vô vi, thì Phật-giáo lại dùng Bác-ái làm phương châm giác ngộ chúng sinh. Sự gặp gỡ ấy chính là Đạo, và những lập thuyết xây dựng trên căn bản dùng lý trí chống lại bản năng đều thuộc về ý thức đạo học cả. Ý thức ấy đã đem lại lịch sử văn minh, trải mấy nghìn năm, lập thành nền văn minh Á-đông.
Tuy nhiên, cùng một ý hướng về Đạo-học, chúng ta lại không thể phủ nhận những chỗ khác biệt nhau về căn bản tư tưởng, mặc dù tất cả cùng chung một hướng. Cho nên Lão-học không giống với Khổng-học, Khổng-học không giống với Phật-học.
Đối với Phật-học, ý niệm tổng quát dựa trên hai yếu tố căn bản về vũ trụ là : Luân hồi  nhân quả, để giải quyết hiện tượng nhân sinh.
1) Về Luân hồi
Phật học quan niệm định luật sinh thành trong vũ trụ đối với vạn hữu đều nằm trong cái vòng luân hồi. Sự biến thể của mọi vật chất không mất, mà chỉ có nghĩa là thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác. Những kiếp ấy cứ nối tiếp nhau mãi không dứt. Như vậy, vũ trụ quan của Phật-học xem vạn hữu là một trạng thái biến động vô thường. Quan niệm này cũng giống với quan niệm Lão-học, còn đối với người bình dân, sự biến động của vạn hữu trong vũ trụ tương đồng. Ca dao bình dân đưa ra những ý niệm ấy:
Không ai giàu ba họ,
Không ai khó ba đời.
Hoặc : Đời người chỉ được gang tay,
Kẻ hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.
Hay : Đời người như bóng phù du,
Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.
Với những ý niệm trên, chứng tỏ người bình dân vẫn quan niệm vũ trụ là một trạng thái biến động tất yếu không thể tránh được.
Sự biến động ấy, Phật học cho là dòng khổ ải, cõi vô thường. Bởi vì vạn hữu khi đã mắc vào vòng sinh thành tất nhiên phải chịu qui luật biến động ấy. Cho nên cái còn, mất, đau, khổ, vui, buồn của con người chỉ là hiện tượng biến động của vũ trụ.
Bởi vậy, Phật-học chủ trương thoát ra khỏi kiếp luân hồi ấy, tức là giải thoát con người.
Quan niệm này cũng thích hợp với tình cảm người bình dân, bởi vì người bình dân là lớp người khổ đau nhiều nhất. Họ mong mỏi bất kỳ một lối giải thoát nào, miễn đời sống thực tại của họ đỡ đau khổ.
Ý thức sùng đạo của người bình dân đối với Phật-giáo chính là niềm ước vọng của họ trong lẽ sống hơn là tinh thần tín ngưỡng. Vì vậy, Phật học gieo sâu vào tâm tư người bình dân rất dễ dàng. Chúng ta thường nghe họ nói như :
Lênh đênh qua cửa Thần-phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Hoặc: Con là nợ, vợ là oan gia.
Cửa nhà ở tạm.
Thì rõ ràng người bình dân cũng thừa nhận đời người là khổ ải, và ý thức Phật học đã ảnh hưởng vào quan niệm người bình dân bằng đường giải thoát cho lẽ sống.
Nhưng giải thoát bằng cách nào?
Theo Phật học thì ngoài cái vòng luân hồi, vũ trụ còn có một vùng nghỉ ngơi, đó là vùng bất sinh, bất diệt, vùng chứa đựng tâm linh. Phật học chủ trương đưa con người vào vùng ấy để tránh sự luân hồi khổ ải. Mà muốn tránh sự luân hồi tất phải tu hành.
Đến đây, thuộc vào lĩnh vực tín ngưỡng, chúng ta sẽ bàn ở mục sau. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cũng cần nêu vài quan điểm khác biệt đối với Phật học qua một ít chủ trương của các tông phái.
Sự nghỉ ngơi của « tâm linh », các Phật-gia gọi là Phật-tính hay « Niết bàn » được cắt nghĩa bằng siêu hình. Bởi vì, khi đứng vào quan điểm siêu hình, Phật học gọi thế giới hữu hình là thế giới vô thường, và phủ nhận cái «có» giả tạo của nó.
Do ý thức phân định giữa cái Có và cái Không, cái Chân và cái Giả, nhiều tông phái Phật-học đã lập thành những hệ thống suy tư khác nhau.
Ông Phùng-hữu-Lan trong quyển Đại cương triết học sử Trung-quốc đã nêu lên hai lập trường của Tăng-Triệu và Đạo-Sinh như sau:
«Triết học của Tăng Triệu»
Một trong những đại sư của phái này tại Trung-quốc, vào thế kỷ thứ V là Cưu-ma-la-thập, người Ấn-độ, sinh tại một nước của miền Tân-cương Trung-hoa ngày nay. Đến Tràng-an (tức Tây-an trong tỉnh Thiểm-tây bây giờ) vào năm 401 và sống tại đấy cho đến chết vào năm 413. Trong 13 năm ấy, ông dịch nhiều Kinh phật sang Hoa văn và dạy nhiều môn đồ. Đệ tử nhiều người nổi tiếng và có uy tín.
Tăng-Triệu (384-414) gốc miền phụ cận ở Tràng-an, thoạt đầu chỉ nghiên cứu về Lão-Trang, nhưng sau trở thành đệ tử của Cưu-ma-la-thập. Ông viết khá nhiều thiên khảo luận, tập hợp trong sách « Triệu-luận ». Trong một thiên nhan đề « Bất chân không luận » ông viết : « Đã hẳn muôn vật có cái sở dĩ bất hữu, thì có cái sở dĩ bất vô. Có cái sở dĩ bất hữu, nên tuy hữu mà không phải hữu. Có cái sở dĩ bất vô, nên tuy vô mà không phải vô… Nếu hữu là chân hữu, thì hữu tự thường hữu, há đợi căn duyên sau mới là hữu đâu. (Theo Phật gia thì sự vật nào sinh ra cũng phải do những căn duyên nào). Nếu vô là chân vô, thì vô tử thường vô, há đợi căn duyên sau mới là vô đâu. Nếu hữu không tự hữu, đợi căn duyên sau mới là hữu, thì biết rằng hữu không phải là chân hữu… Muôn vật đều là vô, thì không thể khỏi sinh, khỏi thì không phải là vô… Muốn nói hữu của muôn pháp, thì hữu không là chân sinh. Muốn nói vô, thì sự vật có tượng, có hình. Tượng, hình không là vô, thì cái hữu phi chân, phi thực. Đã thế thì nghĩa của bất chân không thật rõ lắm vậy. (Triệu luận chương 2).
Trong thiên khác nhan đề « Vật bất thiên luận », Tăng Triệu nói : « Người ta gọi là động, là cho rằng vật xưa không đến nay, cho nên gọi là động chớ không phải là tĩnh. Cái mà gọi là tĩnh cũng là vật xưa không tới nay, cho nên gọi là tĩnh chứ không phải động. Là động chứ không phải tĩnh, vì vật chẳng lại nay ; là tĩnh chứ không phải động vì vật chẳng đi mất (tức là vật dẫu không tồn tại hôm nay, đã tồn tại trong quá khứ)… Nếu tìm vật trước trong thời trước, thì vật chưa từng là vô trong thời trước ; tìm vật trước trong thời nay, thì vật chưa từng là hữu trong thời nay… Chưa từng là hữu trong thời nay, mới rõ vật chẳng lại từ thời trước, chưa từng là vô trong thời trước, nên biết vật không đi mất thời nay… Quả chẳng là nhân vì nhân mà có quả nên thời xưa nhân không mất vì quả chẳng là nhân, nên thời nay nhân không lại. Không mất, không lại, thì nghĩa bất thiên là rõ lắm vậy ». (Triệu luận ch. I)
Theo tư tưởng diễn tả ở đây, thì vạn vật luôn luôn biến hóa. Một sự vật tồn tại vào một lúc nào, thật ra là một sự vật mới trong lúc đó, không còn là sự vật đã tồn tại lúc trước nữa.
Trong cùng thiên ấy, Tăng-Triệu nói : « Xưa có một người tên Phạn-Chí xuất gia, đầu bạc mới về. Người làng xóm trông thấy nói : « Người xưa vẫn còn đó ư » ? Phạn-Chí nói : « Tôi giống người xưa, nhưng không phải người xưa ». Lúc nào cũng có một Phạn-Chí, Phạn-chí của lúc này không phải là Phạn-Chí đã đến trong quá khứ, và Phạn-Chí trong quá khứ không phải là Phạn-Chí trong hiện tại được. Do sự kiện, sự vật luôn luôn biến hóa, ta kết luận rằng có biến hóa chứ không có thường tại. Do sự kiện, trong một lúc, sự vật vẫn còn trong lúc đó ta nói rằng có thường tại, chứ không có biến hóa ».
Đó là thuyết Tăng-Triệu minh định về quan niệm thường và biến, hữu và vô đối với một hệ phái trong Phật-giáo.
« Triết thuyết của Đạo-Sinh »
Đạo-Sinh (chết năm 434), theo học Cưu-ma-la-thập cùng thời với Tăng-Triệu, sinh ở Bành-thành, tại vùng đông bắc tỉnh Giang-tô hiện nay.
Là một nhà sư uyên bác, thông minh, có tài hùng biện. Người ta bảo rằng khi ông thuyết pháp thì ngay cả đá bên cạnh cũng gật đầu tán thưởng. Khi về già, ông dạy Phật-pháp tại Lư-sơn trong tỉnh Giang-tây bây giờ. Lư-sơn là trung tâm nghiên cứu Phật-học hồi bấy giờ. Những cao tăng như Đạo-An (chết năm 385) và Huệ Viễn (chết 416) đều có đến thuyết pháp tại đây. Đạo-Sinh nêu ra nhiều thuyết hết sức mới và có tính chất canh cải, đến nỗi ngày kia bị các nhà sư bảo thủ đuổi ra khỏi Nam-kinh.
Ngoài những thuyết khác, Đạo-Sinh dạy thuyết « thiên bất thụ bảo » : Thiên luận thuyết của ông về đề tài ấy nay đã mất, nhưng trong sách « Hoằng minh tập » do Tăng-Hựu (chết năm 518) biên soạn, có một thiên của Huệ-Viễn, nhan đề « Minh báo ứng luận ». Trong vài phương diện, thiên ấy có thể đại biểu cho tư tưởng của Đạo-Sinh, nhưng ta cũng không chắc. Ý chính trong ấy là áp dụng tư tưởng vô vi và vô tâm của đạo gia vào siêu hình học. Như ta đã thấy « vô vi » có nghĩa đen là không hành động, nhưng tự hành động ấy không thật có nghĩa là không làm gì ; đúng hơn nó là một hành động không do cố gắng. Khi ta hành động một cách hồn nhiên, không phân biệt gì, không có sự lựa chọn hay cố gắng gì, tức là thực hành vô vi. « Vô tâm » cũng có nghĩa là « không trí tuệ ». Theo cách diễn tả trên, thì khi ta thực hành vô vi tức cũng thực hành vô tâm ; khi đó ta không có lòng tham luyến mọi vật, dầu ta vẫn theo đuổi nhiều hoạt động khác nhau. Bởi vì « quả » hay báo ứng của « nghiệp » là do lòng tham luyến, thì trong những trường hợp ấy, cái nghiệp của ta không mang lại báo ứng (quyển 5). Thuyết ấy của Huệ-Viễn có giống hay không với tư tưởng bản lai của Đạo-Sinh, là sự góp phần đáng chú ý vào siêu hình học Phật gia, vốn tư lý thuyết Đạo gia chỉ có nghĩa xã hội và luân lý. Xem vậy, thuyết Huệ-Viễn thật đã gây được sự phát triển trọng yếu trong Phật học Trung-quốc, sự phát triển mà sau này Thiền tông mạnh thêm.
Theo một thuyết khác của Đạo-Sinh thì thành Phật là do đốn ngộ. Luận văn của ông về điểm này cũng đã mất, nhưng thuyết ấy được giữ lại trong thiên « Biện tông luận » của Tạ-linh-Vận (chết năm 433). Thuyết ấy được khai triển đối lập với thuyết khác là thuyết tiệm tu, theo đó, thì thành Phật chỉ do tiệm tu tích học. Đạo-sinh và Tạ-linh-Vận không phản đối sự trọng yếu của tiệm tu tích học, nhưng chủ trương rằng sự tu học ấy dẫu lớn lao đến đâu cũng chỉ là công việc dự bị, tự nó không đủ để thành Phật. Chỉ có hành vi tức thì, giống như nhảy qua vực thẳm, mới là thành Phật. Hoặc là nhảy qua được, thì tới bên kia bờ, và thành Phật, thành trong chớp nhoáng, hoặc là nhảy không tới bên kia bờ, thì ta vẫn là ta. Không có giai đoạn trung gian.
Người ta biện minh cho thuyết ấy, bảo rằng Phật tức là đồng thể với «vô», hay có thể nói, với Phật tính. Vì là siêu hình tượng, nên Vô không phải là vật tự nó, do đó cũng không phải là vật có thể chia làm nhiều phần. cho nên ta không thể « đồng vô » ngày nay một phần, ngày mai một phần. Đồng vô tức là đồng vô toàn thể. Chỉ thiếu một chút cũng không thể gọi là đồng vô.
Thiên « Biện tông luận » thuật lại nhiều cuộc biện luận về vấn đề này giữa Tạ-linh-Vận và các người khác. Một nhà sư tên là Tăng-Duy cho rằng nếu kẻ học là hợp với Vô, thì bất tất nói tới Vô ; nhưng nếu còn phải học về Vô để dứt bỏ hữu, thì sự học ấy là tiệm ngộ có giai cấp. Tạ-linh-Vận đáp rằng nếu kẻ học đang còn ở trong cảnh giới của hữu, thì những gì người ấy làm và học, chứ không phải là ngộ. Ngộ tự nó là ở ngoài hữu, mặc dù kẻ học trước hết phải học để được ngộ.
Tăng-Duy còn hỏi: «Nếu kẻ học hy vọng do học mà đồng thể với Vô thì có tiến chăng? Nếu không tiến tại sao lại học? Nếu tiến phải chăng là tiệm ngộ?»
Tạ-linh-Vận đáp: «Công phu theo học có thể tạo thành kết quả thiết thực làm giảm tổn những yếu tố không tinh khiết trong tâm. Dẫu sự giảm tổn có giống như sự hủy diệt (của tâm) thật ra tâm cũng không phải là vô lụy. Chỉ có đốn ngộ thì vạn trệ mới cùng ».
Tăng-Duy còn hỏi: «Nếu kẻ học chuyên học thì có thể tạm hợp với Vô chăng? Nếu có thì tạm hợp còn hơn là chẳng hợp, ấy phải chăng là tiệm ngộ? »
Tạ-linh-Vận đáp: «Tạm hợp như vậy chỉ là ảo tưởng. Hợp chân tính là thường tại. Tạm hợp chỉ giống chân hợp, cho nên tạm hợp chỉ là hợp trong ý nghĩa sự diệt vạn lụy chỉ là giả».
Một luận thuyết khác của Đạo-Sinh cho rằng người có tình là có Phật tính. Luận thuyết của ông về đề tài này cũng đã mất, nhưng ta có thể tái lập tư tưởng ông căn cứ vào lời chú của ông trong nhiều kinh Phật.
Theo những lời ấy, thì người có tình là có Phật tính, nhưng lại không biết là mình có. Sự vô minh ấy là điều làm cho người vướng vào vòng sinh tử luân hồi. Vậy trước hết, con người phải ý thức rằng mình vốn có Phật tính tại mình, rồi sau đó phải « thấy » do sự học tập. Phật tính của chính mình. Cái « thấy » đó chợt đến như sự đốn ngộ, bởi vì Phật tính không thể phân chia được. Vì lý do ấy, cho nên hoặc là người ta thấy toàn thể Phật tính, hoặc là chẳng thấy gì. Thấy như vậy cũng có nghĩa là hợp nhất với Phật tính, bởi vì Phật tính không phải là vật thấy được từ ngoài…
Theo một thuyết khác của Đạo-Sinh, thì nhất xiển đề (tức là người chống Phật gia) cũng có thể thành Phật. Đó là lời kết luận hợp lý của lời quả quyết người có tình thì có Phật tính. Nhưng thuyết này lại mâu thuẫn trực tiếp với « Niết bàn kinh » như được biết trong thời bấy giờ. Chính vì đề xướng thuyết ấy mà Đạo-Sinh bị trục xuất khỏi Nam-kinh trong một thời gian. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, khi toàn văn bộ Niết-bàn-kinh được dịch ra, thì có đoạn xác nhận thuyết của Đạo-Sinh. Người viết tiểu truyện Đạo-Sinh là Huệ-Kiểu (chết năm 554) viết rằng : « Vì lời giải thích của Đạo-Sinh về « nhất xiển đề » vừa được kinh điển xác nhận rõ ràng, nên các nghĩa đốn ngộ thành Phật, thiện bất thụ báo đều được chư tăng lúc bấy giờ rất hoan nghênh»(Cao tăng truyện, quyển 7)
Trên đây chúng tôi chỉ lược dẫn vài ý niệm về Phật học qua những suy tư khác biệt trong một vài tông phái.
Nói chung thì các tông phái của Phật-gia đều thừa nhận ý niệm luân hồi trong cơ năng vũ trụ. Sự khác biệt chỉ có trong việc suy diễn cái vòng luân hồi ấy là « hữu » hay là « vô ».
Mặt khác, tính chất « niết bàn » cũng có một vài khác biệt trong lối suy diễn. Có tông phái cho rằng « niết bàn » ở ngoài vùng hiện tượng giới, có tông phái cho rằng « niết bàn » không phải là vật ở ngoài vòng luân hồi sinh tử. Cũng như thực tại của Phật tính không phải ở ngoài hiện tượng giới…
Chính vì khác biệt ấy mà thường thường các tôn giáo chia làm nhiều hệ phái, tranh luận nhau.
Nhưng ở đây chúng ta không bàn đến triết lý Phật học, mà chỉ bàn đến ý thức người bình dân qua ảnh hưởng của Phật học.
Đối với quan niệm luân hồi, trong ca dao bình dân chúng ta vẫn thấy phảng phất những ý tưởng như :
Đời cha ăn mặn,
Đời con khát nước.
Hoặc: Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Hay: Ai ơi hãy ở cho lành,
Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau.
Tại sao quan niệm luân hồi lại thích hợp với người bình dân ?
Nếu xét về phương diện triết học, chúng ta phải thừa nhận người bình dân là kẻ dốt nát, mù chữ, dĩ nhiên không thể dùng sách vở hoặc kinh kệ để tìm hiểu sâu xa một hệ thống tư tưởng. Nhưng nếu xét về phương diện tâm lý thì chúng ta lại thấy rằng đã là con người, dù từng lớp nào, với bản tính tranh đấu tự tồn của vạn hữu, bao giờ con người cũng không muốn mình bị hủy diệt. Không muốn bị hủy diệt trước một năng lực biến thiên của vũ trụ, tâm hồn con người cảm thấy sợ hãi. Sự sợ hãi ấy đem đến cho con người một suy tư là tìm một nơi nương tựa, chống lại biến thiên của vũ trụ, tức là chống lại hủy diệt. Triết lý luân hồi của nhà Phật chính đã đem đến cho con người sự an lòng trong mối lo âu ấy. An lòng để mà sống, tranh đấu, chịu đựng với những đau khổ trong xã hội loài người.
Riêng người bình dân thì thuyết luân hồi nhà Phật còn có một tác dụng khác hơn. Những mầm sống bao giờ cũng muốn vươn lên, dù đã đến lúc bị hủy diệt. Người bình dân suốt đời bị đàn áp, khổ cực, sự tủi nhục trong kiếp sống làm người của họ mong cho đến ngày đổi mới, mà hoàn cảnh vật chất đã không tạo cho họ được sự đổi mới ấy, thì chỉ còn hy vọng ở tinh thần. Đó là sự thoát kiếp. Chỉ có hy vọng thoát kiếp mới đem lại cho họ một an ủi về tinh thần để chịu đựng cuộc sống phũ phàng do chế độ phong kiến đem đến cho họ.
Như vậy, thuyết luân hồi của Phật-học dù không được lớp người bình dân nghiên cứu, tin tưởng, song trên phương diện tâm lý, triết thuyết này mặc nhiên tương đồng với người bình dân về một khía cạnh nào đó, khiến tinh thần Phật-học gieo vào ý thức bình dân dễ dàng hơn là Khổng-học và Lão-học.
2) Về nhân quả
Nếu Phật-học quan niệm cơ năng vũ trụ là một bánh xe quay tít trong vòng luân hồi, thì nhân quả là động lực đẩy chiếc bánh xe ấy. Tất cả mọi biến động trong vũ trụ đều phát xuất do một nguyên nhân, và nguyên nhân ấy đưa đến một kết quả, và kết quả trở thành nguyên nhân… cứ tiếp tục mãi chẳng bao giờ dứt. Cho nên Phật-học hình dung đời người chỉ là một chuỗi nhân quả nối dài, chuỗi nhân quả ấy quay theo bánh xe luân hồi từ kiếp này đến kiếp khác.
Với quan niệm ấy, Phật-học chủ trương tạo cho con người những nguyên nhân tốt, để đạt lấy kết quả tốt. Đó là đường lối tu hành.
Nhưng thế nào là nguyên nhân tốt ?
Thực ra Phật-học cũng không khác gì Lão-học và Khổng-học trên phương diện đạo học. Nếu Khổng-học thấy con người cần đạt đến chỗ hoàn thiện, Lão-học thấy con người cần tách bỏ tham vọng cá nhân ra ngoài lẽ sống, thì Phật-học lại chủ trương từ bi, bác ái. Vậy nguyên nhân tốt là tiêu trừ dục vọng cá nhân. Bởi vì, theo Phật-gia và Đạo-gia, sở dĩ cuộc sống loài người đưa đến hỗn loạn, tranh chấp nhau là do ý thức con người không giác ngộ, tham vọng cá nhân làm mù quáng lẽ sống con người. Cho nên, con người cần phải tu hành. Tu hành có nghĩa là tranh đấu với bản thân, loại bỏ dục vọng. Khi dục vọng đã tách rời khỏi con người thì con người sẽ hành động theo Phật-tính, tức là vị tha, nhân từ, bác ái.
Vị tha, nhân từ, bác ái là kết quả gần nhất để tạo cho xã hội loài người một cuộc sống tươi đẹp, khỏi khổ đau do mâu thuẫn giữa con người và con người. Nói cách khác, nguyên nhân tốt cũng có nghĩa là làm cho xã hội loài người bớt những ý thức đấu tranh vì dục vọng cá nhân.
Ở đây chúng ta thấy luật nhân quả của Phật-học rất gần với quan niệm triết học Đông-phương.
Theo triết học Đông-phương thì « không, thời nhất phiến » nghĩa là không gian, thời gian là một. Khi thời gian biến đổi thì không gian thay đổi.
Thời gian chũng tôi muốn nói ở đây là thời gian của tâm tư.
Để thấy thế nào là thời gian của tâm tư, chúng tôi xin tóm tắt một đoạn luận thuyết sau đây:
Nói đến thời gian, xưa nay người ta chia ra làm ba quan niệm: Thời gian khoa học, Thời gian sinh lý, Thời gian tâm tư.
Thời gian khoa học: là thời gian thường nghiệm khách quan, được phân chia đồng đều theo đồng hồ, ngày đêm, trăng sao… độc lập với mọi hoạt động sự vật. Không một năng lực nào đẩy thời gian đi mau hơn, cũng không một năng lực nào kéo thời gian ngừng lại. Đông cũng như Hạ, Xuân cũng như Thu, mặc chim hót trên cành, mặc hoa tàn hoa nở… Cô gái phòng khuê sắp mất tuổi xuân thì, ngày tháng vẫn phũ phàng trôi. Người tù nhân ép mình trong khám lạnh, mỗi ngày đêm cũng phải trải qua hai-mươi bốn tiếng đồng hồ, mỗi tháng phải đếm đủ ba mươi tờ lịch rơi xuống, không thể thiếu. Cặp nhân tình son trẻ tìm được dịp thanh vắng tư tình, nự cười chưa tắt trên môi mà trăng khuya đã lên quá đỉnh đầu… Thời gian không đợi, không chờ, không thiên, không vị. Thời gian khoa học đặt ngoài tác động của sự vật, chạy đều như tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ, và không bao giờ trở lại.
Thời gian sinh lý : quan niệm bắt nguồn từ chỗ cảm thấy những tiếng tích tắc đồng hồ, bóng dáng của những tờ lịch lần lượt rơi xuống rất có ảnh hưởng đến thân phận con người và vạn vật. Một tờ lịch rơi đánh dấu sự sinh biến, và giữa cái khoảng sinh biến ấy chồng chất biết bao nhiêu biến cố, đổi thay, qua cảm giác con người về cuộc sống. Tuổi trẻ gần với sự sống hơn tuổi già. Tế bào con người đi từ chỗ phát triển đến ngưng đọng, tiêu giảm và hủy diệt. Nếu đặt thời gian sinh lý ra ngoài cảm giác con người, thì khách quan, thời gian vẫn liên hệ đến sinh tồn của vạn vật. Như vậy, tiếng tích tắc đồng hồ, bóng dáng một từ lịch rơi không thể tách rời mọi biến chuyển vũ trụ. Nó chính là biểu thị cho trạng thái biến động thời gian, tạo thành sự biến động vạn hữu. Tuy nhiên, ở quan niệm sinh lý, con người chỉ mới bắt đầu đưa cảm giác vào thời gian để đúc kết sự liên hệ giữa vũ trụ, chứ chưa đi sâu vào tâm tư để tìm thấy bản chất thời gian đích thực xoay chuyển trên mọi hiện tượng của vạn hữu.
Thời gian tâm tư: chính là thời gian của triết lý. Nơi đây mới có tác động nội khởi của con người vào mọi biến động vũ trụ. Nếu ở quan niệm sinh lý, con người mới chỉ cảm thấy thụ động đối với thời gian, nghĩa là chỉ mới tiếp thu mọi ảnh hưởng bên ngoài, tác động vào cơ thể, thì ở phần tâm tư, con người trở thành chủ động, có thể tạo ra thời gian cho từng cá thể, và mỗi cá thể có một thời gian riêng, tùy khả năng biến động của tâm tư. Cùng trong một ngày, những tâm tư của một tù nhân trong khám thấy dài hơn: «Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại». Cùng trong một đêm, nhưng trong tâm tư của đôi tình nhân đang ân ái thấy ngắn hơn: «Ô temps suspend ton vol».
Như vậy, trong địa hạt tâm tư thời gian không còn là những khoảng cách đồng đều đối với mọi người nữa.
Mặt khác, trên con đường tiến hóa của thời gian, người trẻ ý nghĩ không giống với người già. Sự dị biệt ấy chứng minh người già đã tiếp nhận nhiều thời gian hơn, và thời gian đã để lại trong người họ nhiều biến cố, đau buồn, tàn tạ hay vui thích. Đến như giữa hai người cùng một lứa tuổi, cảm nghĩ họ cũng không giống nhau, chỉ vì họ tiếp nhận màu sắc và dung lượng thời gian tâm tư không đồng nhau, mặc dù cả hai cùng trải qua một khoảnh tháng năm đồng đều.
Đó là chỉ mới nói đến sự tiếp nhận thời gian một chiều. Riêng một chiều thời gian đối với cá thể đã bất đồng, huống chi tâm tư trong mỗi người lại không đồng nhất. Sự phản ứng của tâm tư gây nên một tác động nội thức đối với biên cố ngoại tại, khiến cho thời gian trong mỗi người càng cách biệt hơn.
Nói cách khác, thời gian tâm tư là sự chất chứa những ý tưởng, nhận thức, cảm xúc, ước muốn, bao hàm biến chuyển và nối lại. Không có biến chuyển khách quan, không có tác động nội thức để nối kết lại những sự việc kế tiếp, nối lại những não trạng dị biệt do những biến cố gây nên thì không có thời gian tâm tư.
Khi nội thức đã biến động trên nhịp độ thời gian tâm tư, tất nhiên sẽ tác động vào ngoại giới, sẽ nối kết, chung đúc giữa vật và tâm, giữa khách quan và chủ quan, tức là «hợp nội ngoại chi đạo».
Cho nên, nếu chúng ta thừa nhận vũ trụ chỉ gồm có thời gian, không gian, và mọi biến động của vũ trụ chỉ là sự biến động của thời gian, không gian thì chúng ta sẽ thấy bánh xe luân hồi của Phật gia chỉ là cái vòng không gian, thời gian, và tác động của nó là sự biến chuyển trong quy luật nhân quả.
Sở dĩ vòng luân hồi tác động mạnh, quay tít chỉ vì con người chạy theo dục vọng cá nhân, tranh đấu, đàn áp giữa con người và con người, gây thành mâu thuẫn và đẩy vòng luân hồi quay nhanh hơn.
Cho nên, khi mỗi người từ bỏ dục vọng cá nhân của mình, không tranh đấu để tự mãn dục vọng cá nhân thì mâu thuẫn giữa con người và con người tự nhiên tiêu giảm. Mâu thuẫn tiêu giảm thì vòng luân hồi quay chậm lại, tức là thời gian, không gian chỉ vận chuyển với tốc độ cần thiết trong qui luật sinh hóa của nó mà thôi. Cái khổ não của con người trong lẽ sống là sự tranh đấu tước đoạt giữa con người và con người gây thành mâu thuẫn. Cho nên vòng luân hồi càng quay nhanh bao nhiêu thì xã hội càng loạn lạc, khổ ải bấy nhiêu. Tu tức là làm cho cái vòng luân hồi quay chậm lại, bởi vì tu là giảm mức mâu thuẫn đấu tranh trong xã hội loài người.
Tuy nhiên, chủ trương của Phật-học còn đi xa hơn nữa. Theo Phật-học, ngoài cái vòng luân hồi (hiện tượng giới) còn có một nơi bất động, bất biến, đó là Niết-bàn (siêu hình giới). Nếu con người có thể làm cho bánh xe luân hồi chạy chậm lại thì cũng có thể làm cho bánh xe luân hồi tiến tới chỗ bất động. Hay nói cách khác, con người có thể làm cho thời gian chạy chậm lại, không gian bớt biến động, thì con người cũng có thể làm cho thời gian, không gian bất động, bất biến. Bất động, bất biến tức là bất sinh, bất diệt. Tức là đưa hiện tượng giới trở về siêu hình giới.
Tóm lại, cái nhân tốt của Phật gia là ý thức từ bỏ dục vọng cá nhân để hủy diệt mâu thuẫn xã hội, và cái quả tốt của Phật gia là làm cho vòng luân hồi quay chậm lại, rồi tiến dần đến chỗ bất động, bất biến.
Luật nhân quả của nhà Phật ảnh hưởng vào quần chúng bình dân khá sâu rộng. Trong ca dao chúng ta thấy những câu như:
Không có lửa làm gì có khói,
Chó sao chó sủa lỗ không,
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông đi đường.
Có gió thì mõ mới rung,
Có cây thì dây mới leo,
Có cột có kèo mới thả đòn tay.
Trách ai ăn ở bất nhơn,
Cho nên chỉ no xa đờn tri âm.
Cây oằn vì bởi trái sai,
Anh xa em vì bởi ông mai ít lời.
Những tâm tư trên đây bàng bạc trong cuộc sống dân gian, chứng tỏ quan niệm nhân quả đã tác động mạnh mẽ trong ý thức con người.
Nếu quan niệm luân hồi của nhà Phật được hình dung qua tính chất siêu hình thì quan niệm nhân quả lại được chứng minh trong thực tiễn. Ý thức con người càng tiến bộ thì qui luật nhân quả càng được áp dụng và khai thác triệt để.
Người ta đem kết quả để tìm nguyên nhân, hoặc căn cứ một nguyên nhân để suy đoán một kết quả.
Một chàng trai si tình cố đem suy tư tìm hiểu nguyên nhân nào cô gái kia lãnh đạm với lòng âu yếm của mình. Một hiền phụ bị chồng bạc đãi cố tìm hiểu nguyên nhân tại sao chồng có cử chỉ ấy. Một nhà cai trị khi ban bố mệnh lệnh bị dân chúng phản đối cũng cố tìm hiểu do nguyên nhân nào phát sinh tình trạng ấy. Một nhà xử kiện gặp một can nhân phạm tội cũng phải tìm hiểu do nguyên nhân nào đã đưa can nhân vào đường tội lỗi.
Ngược lại, những triết gia, khoa học gia, thường tổng hợp những nguyên nhân để suy diễn một kết quả.
Như vậy, luật nhân quả đã trở thành một biện chứng pháp trong cõi sống loài người, mà nhân loại dù với quan niệm nào cũng không chối bỏ được. Chỉ khác biệt ở những lập trường tư tưởng là « cái dụng » của luật nhân quả ấy.
Ví dụ, các đạo gia dùng luật nhân quả để tiêu trừ dục vọng cá nhân, hủy diệt mâu thuẫn xã hội, Phật gia dùng luật nhân quả để biến cải cái vòng luân hồi vào «siêu hình giới», đi đến chỗ bất động bất biến. Còn nhà khoa học, chính trị học, thì dùng luật nhân quả để thu đoạt những quyền lợi vật chất trong lẽ sống con người.
Đối với người bình dân, luật nhân quả chi phối họ bằng hai mặt : vật chất và tinh thần.
Về vật chất, cũng như quan niệm các khoa học gia và chính trị gia, họ vẫn xem luật nhân quả có tác dụng trực tiếp vào lẽ sống. Ví dụ họ bảo :
Trách ai đem miệng nói dèm,
Cho nên heo kia trở máng chê hèm không ăn.
Khi quan niệm nguyên nhân và kết quả với một tác dụng khách quan và thực tiễn như vậy, người bình dân đã biết đặt yếu tố tất yếu của vũ trụ ra ngoài tư tưởng giới. Và từ chỗ nhân quả là quy luật tất yếu, họ đã áp dụng vào cuộc sống bằng cách gây nhân để đạt quả.
Một chàng trai sớm tối lui tới nhà một cô gái mong cô gái lưu ý đến mình, đó không phải là hành động gieo nhân để hái quả sao? Nhưng hành động như vậy là hành động theo vật chất, tức là theo dục vọng cá thể.
Ngược lại, quan niệm theo đạo học thì ý thức về nhân quả tự nhiên đổi chiều. Cái nhân của đạo học không dùng để đạt đến mục đích tham vọng. Cho nên, ở lãnh vực này người bình dân vẫn mang nặng ảnh hưởng. Người bình dân vốn là kẻ ít tham vọng khi mọi chế độ chính trị buộc họ phải đem sức mình để phụng sự kẻ khác. Trạng thái ấy đưa tâm tư người bình dân đến chỗ đau khổ. Luật nhân quả của Phật học tỏa chiết tham vọng tức là hợp với mong muốn của người bình dân. Nếu xã hội phong kiến, thực dân không có kẻ tham vọng thì làm gì có giai cấp bình dân chịu những bất công xã hội.
Mặt khác, nếu các chế độ chính trị dùng pháp luật để răn người, làm cho mọi người sợ hãi mà tuân theo, thì luật nhân quả của nhà Phật chính là pháp luật tinh thần, làm cho mọi người vì sợ hãi mà tự chế lấy mình.
«Ở hiền gặp lành, ở dữ gặp dữ» chính là một quả báo nằm trong luật nhân quả. Thực ra, con người ai cũng mong cho mình sung sướng, nhưng sung sướng ngày nay họ lại sợ khổ cực ở ngày mai. Bởi vậy, khi tin tưởng vào luật nhân quả, mọi hành vi hiện tại trở thành những ám ảnh trong tâm hồn, do đó, tham vọng cá nhân được hạn chế.
Cho nên, nếu về mặt chính trị, người bình dân là kẻ dễ bị pháp luật đe dọa, thì về mặt đạo lý và tôn giáo, đối với luật nhân quả, giai cấp thống trị và giai cấp dễ bị ám ảnh nhất.
Sự đe dọa về tinh thần trong luật nhân quả đã làm cho một số người biến tính chất Phật-học từ chỗ từ bi, bác ái, vị tha trở thành tham vọng, vị kỷ. Đó là những lầm lẫn của kẻ tu hành.
Thật vậy, có biết bao người vì muốn Phật độ mà ăn chay, niệm Phật, xem Phật như vị cứu tinh, họ có thể mua chuộc bằng những hành vi ngoài ý thức của họ.
Họ quan niệm chỉ cần gieo cái nhân bằng hành động sẽ tạo cái quả bằng tinh thần.
Thực ra, căn bản của những triết thuyết về đạo học xuất phát từ tinh thần, không thể thực hiện bằng hành động thiếu ý thức.
Sự sai lạc trong quan niệm tu hành đã đưa một số ít người đi đến chỗ « tu hành vì ích kỷ » mà chúng ta thấy người bình dân vừa phản dối, vừa châm biếm, để lại những chứng tích trong lịch sử văn học của họ.
Trước hết, chúng ta thấy họ châm biếm những người làm ra vẻ sùng đạo, nhưng chỉ có cử chỉ sùng bái bên ngoài, mà trong ý thức không giữ đúng theo quan niệm Phật-học. Ví dụ :
Tay bưng quả nếp vô chùa,
Tháp nhang lạy Phật xin bùa em đeo.
Hoặc: Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.
Sư về sư ốm tương tư,
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Ai làm cho dạ sư sầu,
Cho ruột sư héo như bầu đứt dây.
Hay: Lên chùa thấy tiểu mười ba,
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm.
Ước gì một tháng đôi rằm,
Trước là lễ Phật, sau thăm vãi già.
Và: Lỗ miệng thì nói Nam-mô,
Trong lòng thì chứa một bồ dao găm.
Nam-mô một bồ lấy bốn,
Người ta đã khốn lại còn Nam-mô.
Ý thức châm biếm của người bình dân chứng tỏ họ cũng đã thông suốt phần nào về giáo lý nhà Phật. Những kẻ làm sai ý nghĩa tu hành của Phật giáo chúng ta có thể chia làm bốn lớp người. Một lớp người vì thấy hành động của mình trong xã hội không thích hợp với luật nhân quả, bị lương tâm cắn rứt, nên họ cố dùng hình thức tu hành để xóa đi những vết tích trong tâm tư. Nói cách khác, họ trấn an tâm hồn bằng sự vay mượn vá víu ấy. Thứ hai là lớp người lợi dụng, đội lớp từ bi nhà Phật để lừa gạt kẻ khác. Thứ ba là lớp người bị xã hội cấu xé không đủ sức phấn đấu với đời, chán ngán cuộc sống, đem thân vào đường tu hành. Thứ tư là lớp người có ý thức Phật-học, song lý tính không thắng nổi dục tính. Tất cả những lớp người trên đây đều là những nạn nhân trước những cặp mắt xoi mói, châm chọc của giai cấp bình dân. Sau đây là những câu ca dao chế nhạo những kẻ tu hành nửa mùa ấy:
Con chim ăn quả bồ nu,
Ai làm nên nỗi thầy tu đeo xiềng?
Thầy tu ăn nói cà riềng,
Em thưa quan cả đóng xiềng thầy tu.
Ba mươi súc miệng ăn chay,
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc dài.
Lâm râm khấn vái Phật, Trời,
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng.
Ai ơi! hãy hoãn lấy chồng,
Để cho trai gái dốc lòng đi tu.
Chùa này chẳng có Bụt ru!
Mà đem chuông khánh treo Chùa Hồ-sen.
Thấy cô yếm đỏ răng đen,
Nam-mô Di-Phật lại quên mất chùa.
Ai mua tiu cảnh thì mua,
Thanh la, não bạt, thầy chùa bán cho.
Hộ-pháp thì một quan ba,
Long-thần chín rưỡi, Thích-Ca ba tiền.
Còn hai Mụ Thiện hai bên,
Ai mua bán nốt, lấy tiền nộp cheo.
Lệ làng thiếu thốn bao nhiêu,
Đẵn cây tre cộc cắm nêu sân chùa.
Châm biếm đệ tử nhà Phật không phải họ bài xích Phật học. Ý thức châm biếm của người bình dân là ý thức bài trừ những hành động giả dối trong cuộc sống.
Tuy nhiên, mặt khác, ý thức bất kính ấy cũng cho chúng ta thấy quan niệm người bình dân còn có những khía cạnh bất tương đồng về căn bản.
Cũng như những quan niệm thuần túy về đạo học, Phật-giáo vẫn chủ trương dùng năng lực tinh thần khống chế dục vọng vật chất. Như thế có nghĩa là đạo học và Phật-học xem nhẹ tầm ảnh hưởng của vật chất trong lẽ sống con người. Do đó, người bình dân khó thực hiện được. Từ ý thức bất tương đồng căn bản ấy, họ đi đến chỗ bất kính, mặc dù họ coi vấn đề tu hành là một phương tiện tốt để cải tiến xã hội loài người. Cho nên, khi nhà tu hành có hành động sai lạc, họ mỉa mai ngay :
Ai lên Hương-tích chùa Tiên,
Gặp cô sư bác anh khuyên đôi lời.
Đem thân làm gái kiếp đời,
Tu sao cho trọn nước đời mà tu.
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ mới là đi tu.
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tiểu tôi tiểu kính tiểu hiền,
Bao nhiêu chùa chiền tiểu đốt tiểu đi.
Thịt chó tiểu đánh tì tì,
Bao nhiêu chỗ lội tiểu thì cắm chông.
Nam-vô xứ Bắc xứ Đông,
Con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi.
Vào chùa xem tượng mới tô,
Xem chuông mới đúc, xem cô lộn chồng.
Cô lộn chồng cô tu đã vậy,
Cha mẹ già trông cậy vào đâu?
Xin cô giữ lấy cảnh mầu.
Từ thực trạng xã hội đem đến người bình dân một ý niệm là không thể dùng năng lực tinh thần cải hóa xã hội mà không nhờ vào những biến cải vật chất xã hội. Và cũng từ ý thức bất kính những kẻ tu hành sai lạc, trong tâm tư người bình dân phảng phất ít nhiều sự mất tin tưởng. Ví dụ:
Sáng trăng vằng vặc
Vác c… đi chơi
Gặp đàn vịt trời
Giương cung anh bắn
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Thò tay bóp vú…
Khoan khoan tay chú
Đổ thúng gạo tôi
Hôm nay ba mươi
Mai là mùng một
Đội gạo lên chùa cúng Bụt
Bụt ngảnh mặt đi
Ông Thích-Ca mỉm miệng cười khì
Của tam bảo để làm gì chẳng bóp.
Kết luận, Lão-giáo, Nho-giáo và Phật-giáo đối với người bình dân Việt-nam đều có chỗ tương đồng và bất tương đồng :
Lão-giáo chủ trương thuyết vô vi, đưa con người trở về với trạng thái thiên nhiên, đó là điều phù hợp với tính chất người bình dân. Tuy nhiên, Lão-giáo khi chủ trương như vậy lại tách rời thực trạng xã hội, chối bỏ mọi biến động của thời gian, không gian, đặt tham vọng cá nhân ra ngoài lẽ sống, phủ nhận sự hiểu biết của con người mà không dựa trên căn bản nào để thực hiện. Đó là điều xa rời thực tế, trái với đà tiến triển của xã hội loài người mỗi ngày một biến động và chồng chất thêm mãi lên. Vì vậy mà tâm tư người bình dân Việt-nam, ở điểm sau, không thể tương đồng được.
Khổng-giáo chủ trương thuyết hữu vi, xem tình cảm con người là một đối tượng có thể dùng phương pháp giáo dục để cảm hóa được. Do đó, Khổng-giáo chủ trương dùng chính trị để xây đời, đem khuôn mẫu ràng buộc con người vào nhân nghĩa, đem lễ nhạc loại bỏ dục vọng cá nhân, bảo vệ trật tự xã hội. Điểm tương đồng của Khổng-giáo đối với người bình dân là tiết chế lòng tham của giai cấp thống trị, nhưng lại bất tương đồng ở chỗ Khổng-học phụng sự cho chế độ phong kiến, ràng buộc con người trong kiếp sống hẹp hòi, mà tự do con người bị mất mát không phải ít.
Phật-giáo chủ trương thuyết luân hồi và nhân quả, với ý thức tôn giáo, Phật-giáo đứng trước xã hội loài người không phân biệt giai cấp, lấy từ bi, bác ái, vị tha làm nền tảng cho nhân sinh, như thế tức là loại bỏ tham vọng cá nhân, thăng bằng sinh hoạt xã hội. Ý thức ấy đã gieo vào tâm tư người bình dân bằng chiều hướng cởi mở, an ủi. Tuy nhiên, Phật giáo cũng như đạo giáo đều đặt nặng chủ trương giải thoát con người bằng khả năng tinh thần mà thực tại, thế giới vật chất mỗi ngày mỗi chi phối vào lẽ sống, làm cho tinh thần không còn đủ khả năng để kềm hãm nổi dục vọng cá nhân nữa. Đó là điều mà người bình dân Việt-nam đã nghi ngờ sự thành công của Phật-học. Sự nghi ngờ ấy đã thể hiện rất nhiều trong ca dao mà chúng tôi vừa bàn đến.
3) Phần tuyển tập ca dao tiêu biểu
1. Ai ơi! Hãy ở cho lành,
Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau.
2. Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành Tiên,
Đi chùa, đi chiền, bán thân bất toại.
3. Bậu muốn tu thân,
Cho qua ở gần coi thử,
Đừng làm bất tử,
Mà hại chúng sinh.
Thầy chùa, qua đã thấy nhiều anh,
Miệng nọ tuy không sắc, lòng đành sắc không.
4. Cái trống sắc đỏ, cãi mõ sơn son,
Ông sư bà vãi có con rõ ràng.
5. Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông mà sánh bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
6. Có tiền thì hậu mới hay,
Có trồng cây đức mới dầy nên nhân.
7. Có vả mà phụ lòng sung,
Có chùa bên Bắc, bỏ miếu bên Đông tồi tàn.
8. Có phúc đẻ con biết lội,
Có tội đẻ con hay trèo.
9. Có phúc thì mới có lông,
Người nào vô phúc sạch không làu làu.
10. Có người rủ thiếp đi tu,
Thiếp rằng thiếp sợ lũ sư nó tồi.
11. Con ai đem bỏ chùa này,
Nam-mô đức Phật, con thầy thầy nuôi.
12. Của Bụt mất một đền mười,
Bụt hãy còn cười Bụt chửa lấy cho.
13. Cứu vật, vật trả ơn,
Cứu nhơn, nhơn trả oán.
14. Chàng ơi ! trầy sớm kẻo trưa,
Cửa nhà cậy mẹ, nắng mưa nhờ trời.
Em đi cầu khẩn Phật, Trời,
Biết than cùng Trời, biết thở cùng ai.
15. Chớ khinh chùa Tích không thờ,
Mà đem xôi oản cúng thờ gốc cây.
16. Chuyến này ta quyết đi tu,
Ăn chay nằm mộng ở Chùa Hồ Sen.
17. Chuông khánh còn chẳng ăn ai,
Huống là mảnh chĩnh ném ngoài bụi tre.
Chuông khánh còn chửa ăn chè,
Huống chi mảnh chĩnh rò rè ăn xôi.
18. Đầu trọc lông lốc bình vôi,
Mẹ ngồi mẹ ỉa, mẹ bôi lên đầu.
19. Đầu trọc lông lốc bình đào,
Nhà ai có cỗ thì vào gậm xương.
20. Đất bụt mà ném chim trời,
Chim thời bay mất, đất rơi xuống đầu.
21. Đến đây thấy cảnh thấy trời,
Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng người.
22. Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cầy phải kiêng.
23. Đi với Phật mặc áo cà sa,
Đi với ma thì mặc áo giấy.
24. Đi trước thời sước cỏ gà,
Về nhà đọc kinh, ra đình chết chém.
25. Đời xưa trả báo còn lâu,
Đời nay trả báo bất câu giờ nào.
26. Đời xưa trả báo còn chầy,
Đời nay trả báo một giây nhãn tiền.
27. Em là con gái Phủ-từ,
Lộn chồng trả của theo sư chùa Viềng.
Đói ăn thịt chó nấu riềng,
Bán rao mảnh bát lấy tiền nộp cheo.
28. Em như cây quế trong rừng,
Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay.
 một khía cạnh tình cảm nhân sinh mà không hòa hợp với thực chất của lẽ sống con người. Vì thế trong ý thức tương đồng lại có chỗ bất tương đồng, cho nên chúng ta không thể bảo ý thức tương quan tình cảm của người bình dân là do ảnh hưởng của quan niệm Khổng-giáo được.
Để thấy rõ tính chất tương đồng và bất tương đồng ấy, chúng ta thử chia lễ, nhạc ra làm hai phần để tiện khảo sát.
Về lễ: Khổng-học quan niệm mọi giao thiệp giữa xã hội có liên quan đến tình cảm con người, và chính tình cảm con người tạo ra phong tục, tập quán, do đó, lễ là một phương pháp tạo ra phong tục, hay sửa đổi phong tục. Khi phong tục điều hòa, tình cảm con người cũng trở nên điều hòa. Vấn đề trị dân cốt làm cho tình cảm con người điều hòa. Bởi vậy, mọi biến loạn xã hội, Khổng-tử chỉ dùng một câu: «Dĩ lễ chế chi» (Dũng lễ sửa đổi).
Đối với ý thức giáo dục xã hội, người bình dân Việt-nam vẫn không trái với Khổng-học. Họ quan niệm rằng:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Hoặc: Nuôi con chẳng dạy, chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn, ăn lòng ban mai.
Ý thức giáo dục là ý thức đả thông những biến động về tư tưởng, làm cho cảm nghĩ con người không phát xuất một chiều. Nếu trong lãnh vực văn học, chúng ta rèn luyện lý trí con người mọi hiểu biết để nhờ vào hiểu biết ấy con người có thể quán thông được lẽ sống, thì chính trong lãnh vực lễ nghi, chúng ta lại rèn luyện tình cảm con người trở thành những thói quen trong mọi liên hệ xã hội.
Tuy nhiên, thói quen thế nào là tốt, thế nào là xấu thì vẫn còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi thời. Văn hóa của mỗi dân tộc không đứng yên trong một thời điểm nào, mà thay đổi theo thời gian, không gian, thì mọi tập tục, lễ nghi không thể nào đứng yên để cố định một trạng thái tâm tư được. Do đó, ý thức lễ nghi ở Đông-phương khác, Tây-phương khác, hoặc cùng một địa-phương mà ngày xưa khác, ngày nay khác.
Căn cứ vào trạng thái biến động của thời gian, không gian thay đổi tâm tư và nếp sống con người thì quan niệm về Lễ của Khổng-học chỉ là quan niệm dựa trên nguyên tắc ảnh hưởng một chiều đối với khả năng giáo dục xã hội mà không dựa trên nguyên tắc ảnh hưởng chiều ngược đối với biến động của thời gian, không gian.
Người bình dân Việt-nam không chối bỏ ảnh hưởng giáo dục xã hội, nhưng lại trái với quan niệm cố định của Khổng-học. Vấn đề lễ nghi họ không đặt trên qui tắc, mà đặt trên cơ sở tình cảm. Bởi vì qui tắc là uốn nắn theo một chiều. Nói cách khác, qui tắc, cũng như một vật cứng, khi đã hình thành thì không thể xóa bỏ hình dáng đi được. Còn tình cảm là vật mềm, bất kỳ đặt trong khuôn khổ nào, nó vẫn uyển chuyển theo mà không mất tính chất.
Ví dụ trong quan niệm tế tự, Khổng-học đưa ra một hình thức, bắt buộc mọi người phải dùng nghi lễ theo đúng hình thức ấy mới gọi là kính trọng. Như vậy, nghi lễ của Khổng-học chú trọng ở hình thức hơn là tình cảm.
Đối với người bình dân, hình thức chưa hẳn đã diễn đạt được tình cảm con người. Họ bảo :
Trâu heo khi chết tế ruồi,
Chằng bằng khi sống ngọt bùi còn hơn.
Hình thức nhiều khi trở thành lừa dối phỉnh gạt, người ta dùng nó làm bức màn để che đậy những cảm nghĩ trái ngược bên trong.
Một người dân vào luồn ra cúi trước một viên quan, chưa hẳn đã thực sự kính mến viên quan ấy. Sự luồn cúi chỉ là một hình thức lễ nghi mà họ lợi dụng để thỏa mãn một mưu đồ nào khác.
Chính vì Khổng-tử đặt vấn đề hình thức tương quan với nội tâm một cách cố định, tách rời trạng thái thời gian, không gian, nên đã trách vua Lỗ bất kính đối với mình, trong trường hợp vua Lỗ không chú trọng đến phần thịt biếu sau cuộc tế lễ.
Thời gian, không gian đối với tình cảm con người không cho phép chúng ta giữ mãi một khuôn khổ cứng đờ trong lãnh vực trao đổi tâm tư.
Một cái chấp tay, cúi đầu biểu lộ lòng tôn kính của người Á-đông trong chế độ vua quan, thì một cái siết tay, một nụ cười nở trên đôi môi cũng có thể chứa đựng những gì tôn kính, quí mến đối với người Tây-phương. Cho nên, tình cảm con người không nhất thiết phải biểu lộ đối bằng một hình thức cố định nào đó mới diễn đạt được tâm tư. Vấn đề ở chỗ là hình thức diễn đạt ấy có che đậy hoặc đi ngược lại nội tâm hay không.
Vì quan niệm trạng thái biểu lộ đối với tình cảm con người biến động như vậy nên người bình dân không cố chấp trong hình thức lễ nghi. Đó là tính chất bất tương đồng của người bình dân trong quan niệm Khổng-học.
Không cố chấp hình thức lễ nghi không phải là thiếu lễ nghi, nếu ta quan niệm lễ nghi chỉ là phương tiện diễn đạt tình cảm con người đối với kẻ khác. Mọi hình thức đều là phương tiện, mà phương tiện không bao giờ cố định.
Cho nên, khi cố định về hình thức, Khổng-học đã ràng buộc tình cảm con người trong khuôn khổ hạn hẹp. Tình cảm con người bao la như mặt trùng dương, dẫu có bờ bến nhưng con người không thể nào đo lường nó được. Vì đem hình thức lễ nghi hạn hẹp sự biểu lộ tình cảm con người, nên lễ nghi của Khổng-học dần dần bị phá vỡ. Còn lễ nghi của người bình dân đặt trong thực chất của tình cảm, nên tình cảm càng dồi dào, lễ nghi càng biến thái theo dung lượng thời gian.
Nên, nếu Khổng-học cho việc gặp bạn bè là phải dùng hình thức nghi lễ tiếp đón mới gọi là tương kính. Ví dụ, phải ăn mặc chỉnh tề, chấp tay thủ lễ. Khách về phải đưa ra tận cửa và xá dài để tiễn biệt, như vậy mới tỏ được lòng kính mến. Hoặc khi trai gái gặp nhau, người con gái không được nhìn vào mắt người con trai, và phải tỏ ra e thẹn, như thế mới biểu lộ được nết na của người con gái ; thì người bình dân không xem hình thức biểu lộ như vậy là trạng thái diễn đạt tình cảm một cách trung thành. Đối với họ hình thức bên ngoài càng uyển chuyển, lễ nghi càng rộng rãi trong phạm vi giao thiệp. Sự tương kính của người bình dân phát xuất ở thực chất tình cảm hơn là gói ghém trong hình thức giả tạo. Rượu ngon không phải nhờ vào cái vỏ đẹp. Họ bảo :
Rượu ngon bất luận be sành,
Anh thương em không vì bởi tấm áo lành của mẹ cha.
Một gói trà không ngon, nhưng được gói ghém trong chiếc vỏ trang trọng, kẻ chuộng hình thức nhìn cái vỏ bên ngoài mà không để ý đến thực chất bên trong. Lễ nghi của Khổng-học cũng thế, từ chỗ đem nguyên tắc cân đo tình cảm đến chỗ tình cảm không còn chứa đựng trong nguyên tắc, mà tách rời khỏi lớp vỏ bên ngoài, biến lớp vỏ thành vật dùng để che đậy cái xấu xa bên trong.
Cho nên, đối với người bình dân, một cô gái gặp trai e thẹn không nhìn tận mặt chưa chắc đã là cô gái nết na, đoan chính. Một người tiếp bạn ân cần, chưa hẳn đã vì cảm mến.
Hai chị em Thúy-Kiều đi chơi hội Đạp-thanh, lúc gặp Kim-Trọng vội vã lánh mặt : « Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa ».
Rõ ràng là tư cách của con nhà lễ nghi đài các, đúng với quan niệm Khổng-học : « Nam nữ thọ thọ bất thân ». Tuy nhiên hình thức lễ nghi ấy không ngăn cản nổi cử chỉ tư tình giữa đôi trai gái Kim-Trọng và Thúy-Kiều.
Người bình dân chối bỏ hình thức lễ nghi giả tạo ấy. Lễ nghi của họ là lễ nghi thực chất của tình cảm. Cho nên, khi trai gái gặp nhau:
Gặp nhau ăn một miếng trầu,
Gọi là nghĩa cũ ngày sau mà nhìn.
Hoặc: Sáng ngày em đi hái dâu,
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.
Hai anh đứng dậy hỏi han,
Hỏi rằng: «Cô ấy vội vàng đi đâu?»
Thưa rằng: «Tôi đi hái dâu».
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
Thưa rằng: «Bác mẹ tôi răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người».
Ai bảo người con gái phải khép nép trước người con trai là đúng với lễ nghi? Cái đúng và cái sai đối với phong tục, tập quán không một ai phân định nổi.
Người bình dân không đặt hình thức làm yếu tố diễn đạt sự mến trọng giữa con người cho nên mọi liên hệ của họ có vẻ thực tình, không khách sáo. Tình cảm họ bộc lộ rào rạt qua mọi khía cạnh giao thiệp, mặc dù chúng ta cho là quê mùa.
Ngôn từ «quê mùa» xưa nay chúng ta dùng diễn tả lối xã giao của người bình dân chỉ là ngôn từ cưỡng dụng. Quê mùa vì họ không có những cử chỉ giao thiệp của lớp người quí phái, hay nói cách khác, họ không tiêm nhiễm hình thức lễ nghi của Nho-học. Thực ra quê mùa không có nghĩa là thiếu lễ độ, mà chỉ là sự khác biệt trong quan niệm lễ nghi của Khổng-học mà thôi.
Chẳng những khác biệt về hình thức xã giao, mà ý thức người bình dân còn khác biệt cả về lập trường tư tưởng nữa. Khổng-học dùng hình thức lễ nghi đi vào tâm tư. Ví dụ những lối ăn mặc và hình thức triều nghi chính là phương pháp bắt ép tâm tư con người phải kính trọng nhà vua. Từ sự kính trọng bề ngoài, Khổng-học làm cho tâm tư con người ăn sâu vào bằng sự cung kính ấy, cho đến khi một kẻ tôi thần không dám có một ý nghĩ nào trái lại cử chỉ cung kính thường ngày của mình nữa. Một ý nghĩ khác với cử chỉ của mình, kẻ tôi thần tự xem như một đại tội đối với người trên. Cho nên, có nhiều nhà phê bình đã cho lễ giáo của Nho-học là hình thức nô-lệ-hóa dân chúng trong chế độ vua quan.
Người bình dân vì đứng ra ngoài hình thức lễ giáo ấy, nên tâm tư họ được tự do, không ràng buộc trong tinh thần Nho-học. Họ có thể nói : « Ông vua cũng thua thằng cùng ».
Đem thằng cùng sánh với một ông vua, quan niệm lễ giáo Khổng-học không cho phép các môn đồ có ý nghĩ bất kính như vậy. Nhưng, đối với người bình dân thì đó không phải là thiếu lễ độ. Bởi vì, theo họ, lễ độ chỉ là hình thức phát biểu sự liên hệ giữa con người, không phải công cụ phục vụ cho chế độ phong kiến như quan niệm của Khổng-học. Nói cách khác, quan niệm lễ nghi của người bình dân đặt ra ngoài ý thức giai cấp. Họ bình đẳng trong cởi mở, chỉ chú trọng tình cảm mà không xem hình thức là quan trọng.
Mặt khác, quan niệm lễ giáo của Khổng-học tách rời tính chất cá biệt của vạn hữu trong vũ trụ, khi chủ trương giáo dục là đường lối duy nhất để cải tiến con người, cải tiến sinh hoạt xã hội. Quan niệm như vậy cũng có nghĩa là xem lý tính con người là chủ động lực, có thể cải tạo được thời gian, không gian, hay cả cơ cấu vũ trụ nữa. Đó là một điều trái với quan niệm người bình dân Việt-nam.
Người bình dân Việt-nam một mặt thừa nhận ảnh hưởng ngoại năng đối với nội tại, nhưng một mặt lại chủ trương tính chất cá biệt của vạn hữu. Như vậy có nghĩa là mọi ảnh hưởng ngoại năng đối với nội tại chỉ có tác dụng tương đối mà thôi. Họ bảo :
Con khôn cha mẹ nào răn,
Gẫm trông trái bưởi ai lăn nó tròn.
Hoặc: Rau nào sâu nấy.
Hay: Cái nết đánh chết cái đẹp.
Khi đã thừa nhận tính chất cá biệt của vạn hữu, tức là người bình dân không tương đồng quan niệm với Khổng-giáo, cho ảnh hưởng giáo dục là yếu tố duy nhất biến cải xã hội, biến cải tâm tư con người.
Thực ra Khổng-giáo cũng có quan niệm tính chất cá biệt nhưng tính chất cá biệt của Khổng-giáo là tính chất cá biệt giai cấp xã hội, chứ không phải tính chất cá biệt của sự vật. Thuyết « quân tử và tiểu nhân » của Khổng-giáo nêu sự khác biệt giữa hai lớp người, chính là sự khác biệt giữa hai giai cấp.
Cho nên, nếu đem quan niệm lễ nghi, áp dụng vào sự cải tạo xã hội loài người, Khổng-giáo chủ trương ảnh hưởng một chiều, còn người bình dân thì lại quan niệm mọi vật đều tương ứng, tương phản, nghĩa là trong phần ảnh hưởng có phần biệt lập của mỗi cá thể. Chính phần biệt lập ấy là nguồn gốc duy trì địa phương tính, dân tộc tính.
Ngoài ra, quan niệm về lễ nghi của Khổng-giáo còn tách rời yếu tố sinh hoạt xã hội nữa, hay nói cách khác, nó biệt lập với kinh tế xã hội. Làm thế nào bắt mọi người phải phục vụ trong một hình thức lễ nghi nhất định, mà hoàn cảnh sinh sống của mỗi người không giống nhau. Mặc dù, Khổng-học có ý chia hình thức lễ nghi theo giai cấp xã hội như lễ nghi của vua chúa khác với lễ nghi của các bậc phong lưu trưởng giả, và lễ nghi của các bậc phong lưu trưởng giả với lễ nghi của thứ dân, tuy nhiên, dù phân chia cách nào, hình thức vẫn là một khuôn khổ ràng buộc mà trong mỗi giai cấp vẫn còn có những chênh lệch nhau trong hoàn cảnh sinh sống, nên không thể nhất loạt uốn nắn theo một hình thức nhất định.
Cho nên, với yếu tố này, quan niệm Khổng-học vẫn bất tương đồng với quan niệm người bình dân.
Người bình dân xem xét yếu tố sinh hoạt vật chất có liên quan và chi phối mạnh mẽ đối với ý thức con người. Hiếu thảo với mẹ cha là một nghĩa vụ, đồng thời cũng là ý thức lễ nghi. Tuy nhiên, nếu ý thức ấy phải đặt vào một khuôn khổ cố định thì người bình dân cho là không thể thực hiện được. Họ bảo :
Khó khăn mất thảo mất ngay,
Ơn cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên.
Bỏ ơn, bỏ nghĩa không phải vì họ thiếu tinh thần hiếu đạo và lễ nghi, chính hình thức lễ nghi đã làm cho họ có cảm giác như vậy, nhưng hình thức lễ nghi lại cũng không giúp họ vượt qua những cái nghèo, cái khó để thực hiện ý thức hiếu đạo trong khuôn khổ lễ nghĩa. Như vậy, rõ ràng người bình dân quan niệm sinh hoạt xã hội có năng lực tác động vào ý thức con người, mà ý thức con người không thể nào đứng riêng rẽ, độc lập như quan niệm của Khổng-học được.
Nói chung, quan niệm về lễ nghi của Khổng-học chỉ là một hình thức đưa tình cảm con người vào một xã hội giai cấp của chế độ phong kiến, chủ định là bắt giai cấp thống trị tạo ra một tấm gương để cho dân chúng noi theo.
Dĩ nhiên không phải hoàn toàn đúng, nhưng cũng không phải hoàn toàn sai. Không hoàn toàn đúng ở chỗ Khổng-học không dựa trên căn bản quần chúng đông đảo của người bình dân đặt lễ nghi trên tình cảm sinh hoạt, mà chỉ dựa vào giai cấp thượng lưu quí phái đặt lễ nghi trên hình thức phiền toái. Do sự bất tương đồng này mà hình thức lễ nghi của Khổng-học không thể thay đổi được phong tục, tập quán trong sinh hoạt dân chúng. Dù vậy, đối với xã hội phong kiến Việt-nam, trải qua bao nhiêu thế kỷ lệ thuộc vào nền phong kiến nước Tàu, Khổng-học cũng ảnh hưởng phần nào về đạo lý, mà những ảnh hưởng ấy hầu hết đều nằm trong quan niệm phù hợp với lẽ sống con người, lẽ sống không trái với ý thức bình dân.
Về nhạc: Nhạc cũng như lễ, Khổng-học vẫn đặt mục đích cảm hóa con người. Nếu lễ là hình thức ràng buộc tâm hồn, thì nhạc lại là năng lực tinh thần, định giới hạn cho tình cảm con người phải vâng theo, không được vượt qua giới hạn ấy. Cho nên, luật ảnh hưởng giữa ngoại năng và nội tại khi áp dụng về lễ nhạc, Khổng-học vẫn đặt một quan hệ tương đương.
Nói cách khác, Khổng-học đã dùng nhạc để kềm hãm tự do trong tâm tư con người, biến cảm tình con người phục vụ cho trật tự xã hội phong kiến.
Làm những việc để phục vụ giai cấp, nghe những tình cảm có lợi cho chế độ phong kiến, Khổng-học đã đưa lẽ sống con người đến một cảm giới có hạn chế và qui củ.
Trái với Khổng-học, tình cảm của người bình dân vốn là thứ tình cảm thiên nhiên, phát xuất do bản tính con người, phù hợp với sinh hoạt xã hội, do đó cảm giới của họ không phục vụ cho một chế độ nào, mà chỉ đòi hỏi do nhu cầu sinh lý.
Nghiên cứu tính chất nhạc của Khổng-học, chúng ta có thể chia làm hai loại, một loại dùng trong việc tế tự, một loại dùng trong dân gian để giãi bày tình cảm con người. Tuy chia làm hai loại, tựu trung vẫn một mục đích. Nếu Khổng-học dùng loại nhạc tế tự để tăng cường hình thức lễ nghi, bắt tình cảm con người phải trang nghiêm trước mọi tổ chức tế lễ, thì loại nhạc dân gian, Khổng-học cũng buộc tình cảm con người hướng về một trạng thái tình cảm không ra ngoài chủ trương trung, hiếu, tiết, nghĩa của Khổng-học. Như vậy, nhạc theo Khổng-học là một phương pháp giáo dục chứ không phải phương tiện giãi bày tình cảm con người.
Người bình dân, trái lại, không xem nhạc là phương pháp giáo dục, mà là một phương tiện để cởi mở tình cảm con người trong hoàn cảnh sinh sống của họ.
Không cần phải có một nhạc cụ, không cần phải đốt lò hương so phiếm ; trên mặt đê, bên dòng suối, dưới đêm trăng, đâu đâu người bình dân cũng có thể phô diễn tâm hồn họ qua câu hát, điệu hò. Họ không là một Bá-Nha phải cần có Tử-Kỳ mới hiểu nổi tâm hồn họ. Tiếng hát của họ không cần ai hiểu mà ai cũng hiểu, tình cảm của họ không giới hạn trong lĩnh vực nào, mung lung trong mây ngàn cỏ nội, thế mà ai cũng cảm thông được. Nhìn qua trạng thái ấy, chúng ta thấy rõ quan niệm về nhạc của Khổng-học thật cách biệt với quan niệm về nhạc của người bình dân.
Chúng tôi xin trích ra đây đoạn mở đầu trong quyển Phong tục miền Nam của ông Đào-văn-Hội qua cảm nghĩ về nhạc điệu bình dân :
Những buổi chiều tà, rỗi rảnh công việc, tránh tiết oi ải Sài-thành, chúng ta về nơi ruộng rẫy, ngắm cảnh thiên nhiên và thưởng thức ngọn gió đồng. Khói lam quyện trên mái xám, đàn cò vô tư đậu rải rác đó đây. Thoạt nhiên, trong nhà vọng ra tiếng hát lảnh lót của đứa trẻ ru em:
Chim bay về núi tối rồi,
Em không lo liệu lấy nồi nấu cơm.
Đứa bé nhắc khéo chúng nên trở về thành thị? Nhưng không, chúng ta đừng về vội, vì đêm càng xuống mau, gió càng mát mẻ. Thái âm tinh quân lố dạng cõi trời Đông, đồng ruộng tràn ngập ánh sáng vàng, nhưng kìa, ai bảo :
Trăng tròn thì mặc trăng tròn,
Bậu xinh mặc bậu, bậu xằng anh chê.
Hay thay, anh nông phu chất phác cũng biết sánh với chị Hằng, người con gái mà trắc nết, lẳng lơ, chẳng trọn niềm chung thủy, vì chị Hằng kia mặc dù kiều diễm, song thuộc tất cả mọi người. Khách thong thả bước dọc ngôi vườn rộng, tàu tiêu lạch xạch đánh vào nhau, bỗng nghe một thiếu phụ mượn cảnh mà trút nỗi u hoài, trách ai tham đó bỏ đăng:
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.
Trong đám khách nhàn du có đôi bạn Trung, Bắc, có cảm giác hay hay khi nghe hát lên những câu ca dao miền Nam quê kịch…
Tuy đoạn mở đầu quyển Phong tục miền Nam trên đây, ông Đào-văn-Hội không dụng ý bàn về nhạc điệu bình dân, song ông đã ghi lại tâm hồn ông trước luồng cảm xúc mạnh mẽ về nhạc điệu ấy.
Và sau đây, ông Trần-thanh-Việt, một nhà văn phóng sự, cũng có ghi nhận những vết tích tâm tư của ông qua một đêm trăng nơi đồng nội:
Đêm ấy trăng tròn, đỉnh núi như mạ vàng. Trong cảnh thanh vắng mơ hồ của miền rừng núi cơ hồ như gieo vào lòng người những cô đơn chồng chất lên nhau. Tôi ngồi trước hiên nhà một người bạn, đưa mắt nhìn qua bề dày của không gian, cố phân biệt sự lẫn lộn giữa màu vàng và màu đen thăm thẳm kia. Thời gian như ngừng lại, đọng vào hồn tôi, cảm giới của tôi như không còn là thực tại. Bỗng tiếng xe bò kéo gỗ bên chân đồi rít lên, tiếng bánh xe kẽo kẹt, rồi giọng hò của một thiếu nữ như một luồng sinh khí cất cao, trộn vào màu vàng, đen mà tôi đang mơ mộng :
Hò ơ…
Chợ Sài-gòn cẩn đá,
Chợ Rạch-giá cẩn xi-moong,
Giã em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở, không còn ra vô…
Tôi đã từng mềm môi trước những cuộc rượu với tiếng đờn hát quay cuồng, nhưng đối với đêm ấy, tiếng hát ấy, có lẽ suốt đời tôi không thể quên được… »
Sở dĩ cảm giới mọi người dễ thông cảm với nhạc điệu bình dân, chỉ vì nhạc điệu bình dân phóng khoáng, tự do, bộc lộ được tình cảm tự nhiên của mình, không gò ép vào một khuôn khổ nào.
Nhưng, cái tự do của người bình dân cũng như cuộc sống của họ, không phải tự do khai thác dục vọng cá nhân, bắt âm nhạc phục vụ cho cảm giác mình, để đưa cảm giác đến chỗ hoan lạc tuyệt đỉnh trong thế giới lãng mạn, mà tự do đây chỉ là tự do của lẽ sống con người trong bản chất tự nhiên.
Cho nên, nếu quan niệm về nhạc của Khổng-học là phương thức giáo dục, ràng buộc cảm giác con người, còn nhạc của thế giới ngày nay là phương thức để kích thích dục tính, thì nhạc của người bình dân thời xưa là một thứ nhạc điều hòa tình cảm giữa con người và con người, giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và lẽ sống.
Tóm lại, Khổng-học cũng như Lão-học, đối với người bình dân đều có chỗ tương đồng và bất tương đồng. Những tương đồng trong Khổng-học là hạn chế tham vọng cá nhân của lớp người thống trị, những chỗ bất tương đồng là Khổng-học đặt thành khuôn khổ ràng buộc con người phục vụ cho nền thống trị phong kiến.
4) Phần tuyển tập ca dao tiêu biểu
1. Ai về, tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
2. Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
Mùa đông trời rét căm căm,
Đi cấy được ba mươi sáu đồng kẽm về, nó lại nằm nó ăn.
3. Anh này số phận ra trò,
Về nhà, cả cạo, cả mò trong niêu.
4. Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,
Bác mẹ gả ép cho anh học trò.
5. Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn, Nghiêu.
Mừng nay có chủ Thuấn, Nghiêu,
Mưa Nhân, gió Huệ thảy đều muôn dân.
Sông Lô một giải trong ngần,
Thảnh thơi, ta rũ bụi trần cũng nên.
6. Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi.
7. Bốn con ngồi bốn chân giường,
Mẹ ơi! Mẹ hỡi! Mẹ thương con nào?
- Mẹ thương con bé mẹ thay!
Thương thì thương vậy, chẳng tày trưởng nam.
Trưởng nam nào có gì đâu,
Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam.
8. Bông bống bồng bồng,
Trai ơn vua, chầu chực sân rồng.
Gái ơn chồng, ngồi võng ru con.
Ơn vua xem nặng bằng non,
Ơn chồng đội đức tổ tông dõi truyền.
Làm trai lấy được vợ hiền,
Như cầm đồng tiền mua được của ngon.
Phận gái lấy được chồng khôn,
Xem bằng cá vượt Vũ-môn hóa rồng.
Bông bống bồng bồng,
Bông bống bồng bồng.
9. Cái vòng danh lợi cong cong,
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
Sự đời nghĩ cũng nực cười,
Một con cá lội, mấy người buôn câu.
10. Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền.
Một đồng mua trống, mua kèn,
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau rong,
Đem về thái nhỏ, thờ vong con cò.
11. Cái bống mặc sống ngang chân,
Lấy chồng Kẻ Chợ cho gần xem Vôi.
Trèo lên trái núi mà coi,
Thấy ông quản tượng coi voi đánh cồng.
Túi vóc cho lẫn quần hồng,
Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi.
Mai sau chồng đỗ vinh qui,
Võng anh đi trước, em thì võng sau.
Tàn, quạt, hương án theo hầu,
Rước vinh qui về nhà tế tổ.
Ngã trâu bò làm lễ tế vua,
Họ hàng ăn uống say sưa,
Hàng Tổng, hàng Xã, mừng cho ông Nghè.
12. Canh một dọn cửa, dọn nhà,
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.
Canh tư bước sang canh năm,
Trình anh dậy học, chớ nằm làm chi.
Nữa mai Chúa mở khoa thi,
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh.
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.
13. Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
14. Cây cao thì gió càng lay,
Càng cao danh vọng càng dày gian truân.
15. Có phúc thợ mộc, thợ nề,
Vô phúc thầy đề, thầy thông.
16. Con cóc là cậu ông Trời,
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho.
Con cóc là cậu thầy Nho,
Hễ ai đánh chết Trời cho quan tiền.
17. Con vua lấy thằng bán than,
Nó đem lên ngàn, cũng phải đi theo.
Con quan Đô-đốc, Đô-đài,
Lấy thằng thuyền chài, cũng phải lụy mui.
18. Con quốc kêu khắc khoải mùa hè,
Làm thân con gái phải nghe lời chồng.
Sách có chữ rằng : « phu xướng, phụ tòng »,
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia.
Lấy em về thờ mẹ, kính cha,
Thờ cha, kính mẹ ấy là người ngoan.
19. Con ơi muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.
20. Cô kia khăn trắng tang ai,
Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng.
Tang chồng thì vất khăn đi,
Tang cha, tang mẹ, ta thì tang chung.
21. Công danh hai chữ tờ mờ,
Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
22. Cùng nhau một bọn đi thi,
Người thi đỗ trạng, kẻ thì về không.
Cùng nhau một bạn má hồng,
Kẻ đã có chồng, người vẫn nằm trơ.
23. Cứ trong nghĩa lý luân thường,
Làm người phải giữ kỷ cương mới mầu.
Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu,
Trời kia còn ở trên đầu, còn kinh.
24. Chàng trẩy đi kể đã mấy đông,
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa.
Tấm gan vàng, dạ sắt thiếp tôi ngẩn ngơ,
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng ?
Nghĩa vợ chồng đồng tịch, đồng sàng,
Đồng sinh, đồng tử, cưu mang đồng lần.
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân,
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên.
Nữa mai bóng quế giãi thềm,
Bóng trăng thấp thoáng, ngọn đèn mờ xanh,
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh,
Chân đi thất thểu, lời anh dặn dò.
25. Chẳng tham vựa lúa anh đầy,
Tham năm ba chữ cho tày thế gian.
26. Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
27. Chi bằng cần trúc, áo tơi,
Danh cương, lợi tỏa, mặc đời ganh đua.
28. Chị giàu, chị lấy ông Nghè,
Chúng em tôi khó, trở về lấy vua.
29. Chim khôn đậu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng.
Xưa nay những bạn má hồng,
Thà hầu quân tử hơn chồng đần ngu.
30. Chồng cô, vợ cậu, chồng dì,
Trong ba người ấy chết thì không tang.
31. Chớ nghe quân tử nói òn,
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
32. Chữ « Trinh » đáng giá nghìn vàng,
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng dấu thầm,
Họp chợ trên bụng đến trăm con người.
33. Dạy con từ thuở tiểu sinh…
Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi.
Học cho cách vật trí tri,
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
34. Dù ai nói ngược nói xuôi,
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
35.Đã sinh ra kiếp ở đời,
Trai thời Trung, Hiếu đôi vai cho tròn.
Gái thời Trinh, Tĩnh lòng son,
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
Trai lành, gái tốt ra người,
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.
36.Đàn ông chớ kể Phan Trần,
Đàn bà chớ kể Thúy-Vân, Thúy-Kiều.
37. Đào liễu em ơi một mình,
Đôi vai tình tang gánh chữ chung tình xa là đường xa.
Tấm áo nâu sồng xếp nếp em để trong nhà,
Ba vuông khăn tím phất phơ em đội đầu.
Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu,
Răng đen rưng rức, mái tóc đầu em hãy còn xanh.
Ấy thế mà sao em ở vậy cho nó đành.
Sao em chẳng kiếm chúng chồng lành kẻo thế mỉa mai.
Sách có chữ rằng : « Xuất bất tái lai ».
38. Đêm qua chớp bể mưa nguồn,
Hỏi người quân tử có buồn hay không ?
39. Đèn tối từ thuở Toại-nhân,
Dùi cây lấy lửa để muôn dân phanh ẩm thục thực.
Từ thuở ấy hỏa sinh bất tức,
Sinh có đèn sáng nức bốn phương.
Trai văn phòng cố tập văn chương,
Cũng phải đèn xôi kinh, nấu sử,
Gái thục nữ giữ bề cung cấm,
Cũng lấy đèn dệt gấm, thêu hoa.
Dầu đến nhà quê cũng nhờ bóng sáng,
Sách có chữ rằng : « Hoả chi công đại hĩ tai ».
40. Đi ra gặp bạn giữa đường,
Cũng bằng Tiến-sĩ trong trường mới ra.
41. Đi đâu chẳng lấy học trò,
Thấy người ta đổ thập thò mà nom.
42. Em thời canh cửi trong nhà,
Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng.
Trước là vinh hiển tổ đường,
Bõ công đèn sách, lưu phương đời đời.
43. Em là con gái Phụng-thiên,
Bán rau, mua bút, mua nghiên cho chồng.
Nữa mai chồng chiếm bảng rồng,
Bõ công tắm tưới vun trồng cho rau.
44. Gặp đời hải yến, hà thanh,
Bốn dân trăm họ gặp vành ấm no.
Nay mừng điền hội cầu Nho,
Văn nhân sĩ tử phải lo học hành.
Làm sao cho được công danh,
Bỏ công bác mẹ sinh thành ra thân.
Lại bàn đến việc nông dân,
Cày mây, cuốc gió, chuyên cần công phu.
Đêm thời cổ phúc nhi du,
Ngày thời kính ngưỡng khang cù vô ngu.
45. Gió nồm là gió nồm nam,
Trách chàng quân tử tham ăn không chào.
46. Gió nồm là gió nồm nôm,
Trách chàng quân tử có mồm không ăn.
47. Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử,
Ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi.
48. Hoạ hổ, hoạ bì, nan hoạ cốt,
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm.
49. Học hành thì ích vào thân,
Chức cao quyền trọng dần dần theo sau.
50. Học trò đi học đã về,
Cơm canh chưa nấu lại trề môi ra.
51. Học trò đèn sách hôm mai,
Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào.
Làm nên quan thấp quan cao,
Làm nên lọng tía, võng đào nghênh ngang.
52. Hữu bằng tự viễn phương lai,
Lạc hồ quân tử lấy ai bạn cùng.
Chữ Hiếu, chữ Trung là thầy với mẹ,
Chữ Nhân, chữ Nghĩa là ái với ân.
Yêu nhau bao quản xa gần.
53. Kìa ai học sách Thánh Hiền,
Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
54. Kinh đô cũng có người rồ,
Man di cũng có Sinh-đồ, Trạng-nguyên.
55. Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ,
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.
56. Khuyên chàng nhóm lửa thui trâu,
Xôi kinh, nấu sử, dao bầu thớt lim.
57. Làm người phải biết cương thường,
Xem trong ngũ đẳng, quân vương ở đầu.
Thờ cha, kính mẹ trước sau,
Anh em hoà thuận mới hầu làm nên.
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền,
Bạn bè cho thực, dưới trên đứng thường.
58. Làm trai quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên trời giúp công cho,
Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào.
Trời sinh, trời chẳng phụ nào,
Công danh gặp hội anh hào ra tay.
Trí khôn rắp để dạ này,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
59. Làm trai nết đủ trăm đường,
Trước tiên điều Hiếu, đạo thường xưa nay.
Công cha, đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành, con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya, dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng, ấp lạnh giữ phần đạo con.
60. Làng ta mở hội vui mừng,
Chuông kêu, trống gióng vang lừng đôi bên.
Long ngai thánh ngự ở trên,
Tả văn, hữu vũ bốn bên rồng chầu.
Sinh ra nam tử công hầu,
Sinh ra con gái vào chầu thánh quân.
61. Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,
Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cành trúc ngã quỳ,
Ba năm trực tiết còn gì là xuân?
62. Lúng túng em ở trong phòng,
Chăn bông lơn, đệm quế dốc lòng chờ đợi ai ?
Má hồng còn có cơn phai,
Răng đen, da trắng, mái tóc dài anh yêu.
Em nghĩ mình em doan thế mỹ miều,
Chồng con chẳng lấy, quyết liều xuân ru.
Sống ngảnh lại trông xuân,
Xuân bây giờ đã xế tày ngang vai.
Sách có chữ rằng: «Xuân bất tái lai»,
Đêm hôm khuya khoắt lấy ai bạn cùng.
Song cửa sổ chạm rồng,
Chồng con chẳng lấy, không chồng chẳng có tươi.
Song thiệt lắm em ơi !
63. Mai rằng : Mai chiếm bảng mai,
Trúc khoe quân tử trúc ở trên đồi là đứng trượng phu.
Thôi thời giàu khó chớ lo,
Nữa một mai ông Thiên Địa lại cho xoay vần.
Ta yêu nhau xa cũng nên gần,
Tham bên phú quí, phụ bần khó coi.
Chớ ta yêu nhau duyên phận mà thôi,
Của thì như nước hồ vơi lại đầy.
64. Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm lấy áo, ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành :
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.
65. Một đêm quân tử nằm kề,
Còn hơn thằng nhắng vỗ về quanh năm.
66. Một năm chưa dễ mấy xuân,
Gái kia chưa dễ mấy lần đưa dâu.
Chẳng tham ruộng cả, ao sâu,
Tham về anh Tú lắm râu mà hiền.
Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.
67. Một năm được mấy mùa xuân,
Một ngày được mấy giờ dần sớm mai.
Em đừng cậy sắc, khoe tài,
Khéo thay nồi thủng cũng tay thợ hàn.
Trời kia Khôn cũng thờ Càn,
Nước kia Tấn cũng hợp Tần mới xong.
Ngồi trong cửa sổ chạm rồng,
Chăn loan, gối phượng, không chồng ra chi.
Thơ đào nghĩ chữ vu qui,
Hôn nhân lễ đạt, gặp thì đào yêu.
Trăm sông díu dít thư cưu,
Thục nữ, quân tử hảo cầu dẹp duyên.
Tục rằng: Tiên lại tìm Tiên,
Phú lại tìm quý, bạn hiền tìm nhau.
68. Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
69. Mừng nay đức chính cao minh,
Bốn phương hoà thuận thái bình muôn dân.
Làm trai quyết chí lập thân,
Cương thường giữ lấy có phần hiển vinh.
Gái thời giữ lấy chữ Trinh,
Siêng năng chín chắn trời dành phúc cho.
Giàu nghèo tại số đừng lo,
Mà đường công nợ có lo chi mà.
70. Mừng nay mưa nắng thuận trời,
Trị đời Ngu, Hạ, dân đời Thương, Chu.
Nơi nơi khích nhưỡng ca cù,
Khắp trong vũ điện Thang Chu thuận hoà.
Đâu đâu già trẻ gần xa,
Người người kính chúc thiên gia vững vàng.
Ai ai trung hiếu lưỡng tuyền,
Năm năm mừng được phong niên thái bình.
71. Mừng nay nho sĩ có tài,
Bút nghiên dóng đã dùi mài nghiệp Nho.
Rõ ràng nên đứng học trò,
Công danh hai chữ trời cho dần dần.
Tình cờ chiếm được bản xuân,
Ấy là phú quý đầy xuân quế hoè.
Một mai chân bước Cống, Nghè,
Vinh quy bái tổ ngựa xe đưa mình.
Bốn phương nức tiếng vang lừng,
Ngao du Bè Thánh, vẫy vùng Rừng Nho.
Quyền cao chức trọng Trời cho,
Bõ công học tập bốn mùa chúc minh.
Vui đâu bằng Hội để danh,
Nghề đâu là nghiệp học hành là hơn.
Công cha như núi Thái-sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy xuôi.
Phu nhân thời có công nuôi,
Toàn gia hưởng Phúc, Lộc trời ban cho.
Mùi thế vị khi nồng, khi nhạt,
Chén yên hà kẻ tỉnh, người say.
Nghiêng bầu phong nguyệt cho đầy cuộc vui.
Mừng nay thái vũ xuân hồi,
Miệng dâng câu hát, hoan bồi một khi.
72. Nay mừng tứ hải đồng xuân,
Tam dương khai thái muôn dân hoà bình.
Sĩ thời chăm việc học hành,
Một mai khoa bảng để dành công danh.
Công thời phượng các long đình,
Đủ nghề sư khoáng, rứt nghề công thâu.
Nông thời cuốc bẫm cày sâu,
Thu hoà, hạ mạch phong thu có ngày.
Thương thời buôn bán liền tay,
Rứt tài Tử-Cống ai tày cho đang.
73. Nghìn muôn chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
- Hay nằm thời có võng đào,
Dài lưng thì có áo bào nhà vua.
Hay ăn thời có thóc kho,
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm.
74. Người đời hữu tử, hữu sanh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.
75. Nhất thì bộ Lại, bộ Binh,
Nhì thì bộ Hộ, bộ Hình cũng xong.
Thứ ba thì đến bộ Công,
Nhược bằng bộ Lễ, lạy ông xin về.
76. Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có biết tình chăng ai ?
Khi về nhắn Liễu Chương-đài,
Cành xuân đã bẻ cho ai một cành.
Có yêu anh thì bẻ quách cho anh.
77. Ở đây gần bạn gần thầy,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
78. Ở đời Kiệt, Trụ sướng sao,
Có rừng nem béo, có ao rượu đầy.
Ở đời Nghiêu, Thuấn khổ thay,
Giếng đào mà uống, ruộng cày mà ăn.
79. Rắp toan cỡi ngựa ra về,
Chàng đề câu đối, thiếp đề câu thơ.
Mải vui ngồi chốn đám cờ,
Tưởng nhân duyên ấy bao giờ cho quên.
Chàng về giữ việc bút nghiên,
Đừng tham nhan sắc mà quên học hành.
Một mai chiếm được khoa danh,
Trước là rạng nghiệp, sau mình vinh thân.
80. Riêng than đất chín, trời mười,
Cây khô há dễ mọc chồi đâm bông.
Một cây khô mộc đợi trông,
Hai cây khô mộc đợi trông.
Gió đánh trắt tra, trắt tréo, trặt trà, trặt trẹo,
Trên ngọn cành tùng trơ vơ.
Sách có chữ rằng :
« Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn,
Nữ đáo nam phòng, nữ tắc dâm ».
Sinh tử, mạc sinh tâm,
Sinh con ai nỡ sinh lòng,
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con.
Mạc đạo xà vô giác,
Thành long giã vị tri.
81. Sá bao cá chậu chim lồng,
Hễ người quân tử cố cùng mới nên.
82. Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.
83. Sống thời con chẳng cho ăn,
Chết thời xôi thịt, làm văn tế ruồi.
84. Sống thời chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ mâm cao, cỗ đầy.
85. Tôi là con gái đồng trinh,
Tôi đi bán rượu qua dinh ông Nghè.
Ông Nghè sai lính ra ve,
- Bẩm lạy ông Nghè, tôi đã có con.
- Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho tròn theo võng cho mau.
86. Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.
87. Thầy dốt mà đọc canh khôn,
Đến khi đọc dồn ý ả ỳ a.
88. Thi thiên, phú bách,
Văn sách năm mươi, ngồi cười ra chữ.
89. Thiều quang đăng rật,
Thục khí nhân huân,
Ngũ lao ban đồng kiên lão.
Tam đa chúc hiệp hoa phong.
Tam đạt tôn chữ Sĩ làm đầu,
Ai ai cũng mừng ông Trùm tuổi thọ.
Sách có chữ rằng :
« Tuế hữu tứ thời Xuân tại thủ,
Nhân kiêm ngũ phúc thọ vi tiên ».
Mừng ông Trùm đây Phúc Lộc kiêm tuyền,
Lại gồm chữ « Hương trung thượng thọ ».
Tước lộc thế mà danh lợi thế,
Dẫu nghìn năm còn tiếng thơm dai.
Thảnh thơi thọ vực xuân đài,
Đâu đâu cũng hoan hài ca vũ.
90. Thiệt hại thay cho thằng bé lên ba,
Nó lăn, nó khóc giữa nhà năm gian.
Khóc lóc giữa chốn linh sàng,
Ba vuông nhiễu trắng, dõi hàng chữ vôi.
Chớ thiệt hại thay, người khác thì đã yên rồi,
Để cho người sống ở đời trơ vơ.
Ba bốn năm nhang khói thiếp tôi phụng thờ,
Đầu đội chữ Hiếu, tay xơ chữ Tình.
Chữ Hiếu Trung thiếp tôi gánh vác một mình,
Chẳng hay chàng có thấu tình thiếp chăng ?
Đường đi khuất nẻo khói chùng.
91. Thứ nhất thì đỗ thủ khoa,
Thứ hai vợ đẹp, thứ ba ỉa đồng.
92. Trách người quân tử vô danh,
Chơi hoa, xong lại bẻ cành bán rao.
93. Trách người quân tử bạc tình,
Có gương mà để cạnh mình chẳng soi.
94. Trách người quân tử vụng suy,
Vườn hoa thiên lý chẳng che mành mành.
95. Trai làm nên năm thê bảy thiếp,
Gái làm nên thủ tiết chờ chồng.
96. Trăm năm như cõi trời chung,
Trăm nghề cũng phải có công mới thành.
Cứ trông gia nghiệp nhà mình,
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn.
Chữ rằng: «Tiểu phú do cần»,
Còn như «đại phú» là phần «do thiên».
Đừng trễ nãi, chớ ghét ghen,
Còn như lộc nước có phen dồi dào.
97. Trâu đâu buộc ngõ ông Cai!
Hoãn đâu mà lại đeo tai bà Nghè!
Ngựa đâu buộc ngõ ông Nghè!
Gà đâu gáy ở đầu hè ông Cai!
98. Trên trời có ông sao dâu,
Hạ giới cô đầu, có cái lưỡi gà con.
Nhà nho có cái đục cùn.
99. Trên trường thi, dưới cũng trường thi.
Đường này quan cấm, em thì cậy ai ?
- Trên trường thi, dưới cũng trường thi,
Đường này quan cấm, em thì cậy anh.
100. Trên trời có cái cầu vồng,
Kẻ chợ cầu Muống, cửa đông cầu Rền.
Vua trên đền, cầu vàng, cầu bạc,
Các lái buôn cầu nước, cầu non.
Đôi ta cầu của, cầu con,
Con đẹp giống mẹ, con giòn giống cha.
Con gái dệt cửi trong nhà,
Con trai đi học đỗ ba khoa liền.
Con lớn thì đỗ Trạng-nguyên,
Hai con Tiến-sĩ đỗ liền cả ba.
Vinh qui bái tổ về nhà,
Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.
101. Triều đình còn chuộng thi thư,
Khuyên anh đèn sách sớm trưa học hành.
May nhờ phận, có công danh,
Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang.
Khuyên đừng trai gái loang toàng,
Khuyên đừng chè rượu nữa mang tiếng cười.
Cũng đừng cờ bạc đua chơi,
Sao cho sự nghiệp ra người trượng phu.
Làm sao nên tiếng danh nho,
Thần trung, tử hiếu để cho khen cùng.
102. Trời cho cày cấy đầy đồng,
Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.
Một mai gặt lúa đem về,
Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
103. Trời cao bể rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải là may ta.
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn tuyền.
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên.
104. Trời cao, đất rộng thênh thênh,
Cái đường phú quý còn dành cho ta.
Có công mài sắt những là,
Khi nhờ lộc nước rồi ra dồi dào.
Công của nỡ có là bao,
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong.
105. Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.
Khi ăn thời phải lựa mùi,
Khi nói thì phải lựa lời chớ sai.
Cả vui chớ có vội cười,
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì.
106. Trời thu vừa gặp tiết lành,
Muôn dân yên khỏe thái bình âu ca.
Muốn cho yên nước, yên nhà,
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung.
Trong bốn nghiệp ra công gắng sức,
Đường nghĩa phương ta phải khuyên con.
107. Ước gì cho bắc hợp đông,
Cho chim loan phượng, ngô đồng sánh đôi.
Ước gì cho quế sánh hồi,
Ước gì ta sánh được người văn nhân.
108. Văn hay chẳng luận đọc dài,
Vừa mở đầu bài đã biết văn hay.
109. Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần l… ám ảnh cũng mê mẩn người.
110. Văn thì cửu phẩm đã sang,
Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu.
111. Vợ chồng là nghĩa tào khang,
Chồng hòa, vợ thuận nhà thường yên vui.
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.
112. Vua chúa cấm đoán làm chi,
Để đôi con dì chẳng lấy được nhau.
113. Xin người hiếu tử gắn khuyên,
Kíp thời nuôi nấng cho tuyền đạo con.
114. Xin chàng kinh sử học hành,
Để em cày cấy, cửi canh kịp người.
Mai sau xiêm áo thảnh thơi.
Ơn trời lộc nước đời đời hiển vinh.
115. Xuân hề xuân bất tái lai,
Thầy rằng thầy chẳng ăn khoai bao giờ.
Từ xưa, trên đất nước Việt-nam, Phật-học được xem là một tôn giáo. Vì ảnh hưởng Phật-học khá sâu rộng và trải nhiều thời gian, nên Phật-học được đặt ngang hàng với giá trị của Khổng-học và Lão-học. Trong mục này, chúng tôi luận về ảnh hưởng và chống Phật-giáo, mà không đề cập các tôn giáo khác cũng chỉ vì tính chất đặc biệt ấy.
Vậy Phật-học đã ảnh hưởng vào dân tộc Việt-nam như thế nào?
Dù là một tôn giáo có khuynh hướng về triết học Đông-phương, nhưng màu sắc Phật-học không mang tính chất chính trị, mà chỉ thiên về ý thức giải thoát con người trong lẽ sống hiện hữu. Vì vậy, sự trưởng thành của Phật-học là kết quả của trạng thái mâu thuẫn và bất công của xã hội.
Nếu xã hội loài người không có những mâu thuẫn, bất công thì ý thức giải thoát con người trong Phật-giáo cũng chẳng còn tồn tại nữa.
Dân tộc Việt-nam trải mấy ngàn năm đô hộ dưới mọi chế độ phong kiến, thực dân, những thảm trạng trong lẽ sống chính là mảnh đất thích nghi nhất để du nhập triết lý nhà Phật, một triết lý có tính chất giải thoát con người đối với lẽ sống đương thời.
Khi một kẻ khổ đau cần đến nguồn an ủi thì nguồn an ủi sẽ được tiếp nhận một cách nhiệt thành.
Nguồn an ủi đầu tiên đối với xã hội Việt-nam là Phật-giáo. Nguồn an ủi ấy cũng lại từ Trung-hoa tràn sang Việt-nam, đi đôi với chế độ thống trị của nước Tàu.
Mặc dù dân tộc Việt-nam tiếp nhận nguồn an ủi ấy một cách hoan hỉ, nhưng xã hội loài người lại là một trạng thái phức tạp. Người ta có thể lợi dụng những nguồn an ủi trước khổ đau để mưu đồ cho quyền lợi cá nhân, và lòng ích kỷ của mình. Chính vì vậy mà tâm tư của từng lớp người trong xã hội bị phân hóa, và tinh thần sùng bái Phật-học nhiều lúc pha trộn với ý thức chống đối mà chúng ta đã thấy phản ánh rất nhiều trong thi ca bình dân.
Để thấy rõ tầm ảnh hưởng Phật-giáo trong tính chất dân tộc Việt-nam, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào Phật-học lại thích hợp với tư tưởng Á-đông nói chung, và tư tưởng Việt-nam nói riêng.
Dĩ nhiên, trong một quyển sách với chủ đề nghiên cứu về thi ca bình dân, chúng ta không làm cái việc đem một triết thuyết ra để phê phán. Ở đây chúng ta chỉ nêu lên vài nét căn bản về chủ trương của Phật-học, cũng như trước đây chúng ta đã lược dẫn qua chủ trương của Lão-giáo và Khổng-giáo để nhận xét sự tương quan giữa tư tưởng Phật-học và tư tưởng người bình dân mà thôi.
Muốn làm việc này, chúng tôi xin mượn một đoạn khảo sát của ông Phùng-hữu-Lan trong quyển Đại cương triết học sử Trung-quốc để nói lên nguồn gốc và quan điểm triết học của Phật-giáo.
Nghiên cứu về sự du nhập và phát triển của Phật-học tại Trung-hoa, ông Phùng-hữu-Lan viết:
Thời đại chính xác về sự du nhập Phật-học tại Trung-hoa là một vấn đề còn đang bàn cãi, các sử gia chưa hề định chắc được. Tuy nhiên, ta có thể đặt thời đại ấy vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ nhất sau T.L. Theo truyền thống thì Phật-học đã được đưa vào triều Minh-đế (58-75) nhưng điều rõ ràng hiện nay là người ta đã nghe nói về Phật-học tại Trung-hoa trước đây khá lâu. Sự phát triển về sau là do một cuộc tiến hóa chậm và tiệm tiến. Theo những nguồn tài liệu Trung-hoa thì chúng ta biết rằng, trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau T.L. Phật-học được coi như một tông giáo thuộc về thuật số, không khác gì thuật số của âm-dương-gia và của tiên gia.
Sang thế kỷ thứ II và thứ IV, người ta dịch càng nhiều sách Phật có tính chất siêu hình hơn, khiến cho Phật-học được hiểu rõ hơn. Trong thời đó, người ta xem Phật-học giống nhiều với triết học đạo gia, nhất là triết học Trang-tử, hơn là Đạo-giáo. Sách Phật thường được giải thích bằng những ý lấy trong triết học đạo gia. Phương pháp ấy gọi là phương pháp « cách nghĩa » tức là giải thích bằng loại suy.
Tự nhiên, phương pháp ấy không khỏi mang lại những sai lầm và biến thể, cho nên sang thế kỷ thứ V, khi số dịch phẩm tăng nhanh, thì cách dùng lối loại suy cũng bỏ hẳn. Nhưng các đại tác gia Phật-học của thế kỷ thứ V, kể cả như sư Ấn-độ Cưu-ma-la-thập, cũng vẫn còn dùng từ ngữ Đạo-gia như hữu vi, vô vi để nói về Phật-pháp…
Theo sự nhận xét của ông Phùng-hữu-Lan trên đây, chúng ta thấy Phật-học du nhập vào nước Trung-hoa với một thời điểm rất mơ hồ. Và từ Trung-hoa Phật-học du nhập sang Việt-nam dĩ nhiên cũng không thể nào xác định được thời điểm.
Điều này chúng ta không lấy gì làm lạ, bởi vì Phật-học không phải là một triết thuyết dựa trên ý thức chính trị, mà hình thành bằng chiều sâu trong tâm giới con người, khi con người cần đến một nguồn an ủi trong cuộc sống. Cho nên, sự hiện diện của Phật-học là sự hiện diện của tâm tư, và trạng thái tâm tư con người không phải nhất loạt đổi thay trong chốc lát, nếu chúng ta xác định thời điểm du nhập của Phật-học vào một địa phương như một phong trào cách mạng thì đó là việc làm sai lạc.
Trong phần Ý niệm tổng quát về Phật-học, ông Phùng-hữu-Lan viết :
Tiếp theo sự du nhập Phật pháp vào Trung-quốc, là những cố gắng lớn để dịch Phật-kinh ra Hoa văn. Kinh điển tiểu thặng lẫn đại thặng đều được dịch, nhưng riêng kinh điển đại thặng có ảnh hưởng lâu dài trên Phật-học Trung-quốc.
Xét theo toàn thể thì phương diện của Phật-học đại thặng có ảnh hưởng nhiều đối với người Trung-hoa là ý niệm về Phật-tính và nhất là điều mà ta có thể gọi là phương pháp siêu hình tiêu cực. Trước khi bàn luận, ta cần xét vài ý niệm tổng quát về Phật-học.
Dẫu có nhiều tông phái Phật-học, ngoài vài điểm dị biệt, nói chung các tông đều tin vào thuyết Kharma (Hoa văn gọi là Nghiệp). Người Tây-phương thường dịch « nghiệp » là hành vi hay hành động. Tuy nhiên ý nghĩa thật của « nghiệp » có phần rộng hơn nhiều, vì những gì mà nghiệp chi phối không phải là chỉ giới hạn trong hành động rõ ràng mà còn bao gồm cả những gì con người có tri giác nói tới, suy nghĩ tới. Theo Phật gia, thì mọi hiện tượng của thế giới, hay nói đúng hơn của thế giới một cá vật có tri giác đều là sự biểu hiện của tâm. Khi một người làm, nói, ngay cả suy nghĩ thì tâm người ấy đã làm điều gì, và điều ấy phải tạo ra một kết quả trong vị lai, chẳng biết vào lúc nào. Kết quả ấy là một báo ứng của nghiệp. Nghiệp là nhân, báo ứng là quả. Thực tại của một người là gồm bởi một dây nhân quả.
Đời sống hiện tại của chúng sinh chỉ là một phương diện trong toàn thể quá trình kia. Chết không phải là sự chấm dứt của hữu thể, mà chỉ là một phương diện khác của quá trình. Kiếp này của một người như thế nào, là kết quả những gì người ấy đã làm trong quá khứ. Những gì người ấy làm bây giờ định đoạt người ấy sẽ là thế nào trong mai sau. Vậy những gì người ấy làm trong kiếp này sẽ có kết quả trong kiếp sau, điều gì người ấy làm trong kiếp sau lại sẽ có kết quả trong kiếp sau nữa, như vậy không dứt. Dây nhân quả ấy được gọi là samsara, vòng sinh tử luân hồi. Đó là nguồn chính những khổ não xảy đến cho chúng sinh.
Theo Phật gia, thì những khổ não ấy là do sự mê muội căn bản của chúng sinh về bản tính mọi vật. Chư pháp trong cõi thế gian là biểu hiện của tâm, do đó là hư ảo và vô thường. Chúng sinh vì mê muội mà đem lòng thương luyến. Sự mê muội ấy gọi là avidya, được dịch là « vô minh ». Do vô minh mà có lòng tham luyến sự sống, nó buộc chặt con người vào vòng sinh tử không bao giờ thoát ra được.
Chỉ có một hy vọng thoát khỏi : thay thế « vô minh » bằng « giác ngộ ». Mỗi giáo lý và cách tu hành của các tông phái Phật-học là những cố gắng đem lại vài quan điểm nói về ý niệm « bồ đề ». Theo các tông phái Phật gia, thì con người, trong nhiều kiếp tái sinh có thể tạo được cái nghiệp không phải là quả của lòng tham luyến mọi vật, mà là có thể tránh lòng tham luyến ấy. Người có nghiệp ấy là người được giải thoát khỏi vòng sinh tử. Sự giải thoát ấy gọi là « Niết bàn ».
Ý nghĩa thật của trạng thái « niết bàn » là gì ? Có thể nói rằng đó là sự hợp nhất của cá nhân với cảnh giới tối cao hay với Phật-tính. Đó là sự thể hiện theo ý thức của thực thể bản lai của cá nhân và của Phật-tính. Niết bàn là Phật-tính…
Với sự giãi bày ngắn ngủi trên đây, ông Phùng-hữu-Lan đã cho chúng ta thấy ý niệm tổng quát về Phật học.
Cũng như Lão-giáo và Khổng-giáo, Phật-giáo vẫn chủ trương đưa loài người ra ngoài vòng xâu xé do dục vọng cá nhân chi phối xã hội loài người. Nếu Khổng-giáo đem Nhân-nghĩa làm căn bản cho lẽ sống, Lão-giáo lấy Từ làm nền tảng cho ý thức vô vi, thì Phật-giáo lại dùng Bác-ái làm phương châm giác ngộ chúng sinh. Sự gặp gỡ ấy chính là Đạo, và những lập thuyết xây dựng trên căn bản dùng lý trí chống lại bản năng đều thuộc về ý thức đạo học cả. Ý thức ấy đã đem lại lịch sử văn minh, trải mấy nghìn năm, lập thành nền văn minh Á-đông.
Tuy nhiên, cùng một ý hướng về Đạo-học, chúng ta lại không thể phủ nhận những chỗ khác biệt nhau về căn bản tư tưởng, mặc dù tất cả cùng chung một hướng. Cho nên Lão-học không giống với Khổng-học, Khổng-học không giống với Phật-học.
Đối với Phật-học, ý niệm tổng quát dựa trên hai yếu tố căn bản về vũ trụ là : Luân hồi  nhân quả, để giải quyết hiện tượng nhân sinh.
1) Về Luân hồi
Phật học quan niệm định luật sinh thành trong vũ trụ đối với vạn hữu đều nằm trong cái vòng luân hồi. Sự biến thể của mọi vật chất không mất, mà chỉ có nghĩa là thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác. Những kiếp ấy cứ nối tiếp nhau mãi không dứt. Như vậy, vũ trụ quan của Phật-học xem vạn hữu là môt trạng thái biến động vô thường. Quan niệm này cũng giống với quan niệm Lão-học, còn đối với người bình dân, sự biến động của vạn hữu trong vũ trụ tương đồng. Ca dao bình dân đưa ra những ý niệm ấy :
Không ai giàu ba họ,
Không ai khó ba đời.
Hoặc: Đời người chỉ được gang tay,
Kẻ hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.
Hay: Đời người như bóng phù du,
Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.
Với những ý niệm trên, chứng tỏ người bình dân vẫn quan niệm vũ trụ là một trạng thái biến động tất yếu không thể tránh được.
Sự biến động ấy, Phật học cho là dòng khổ ải, cõi vô thường. Bởi vì vạn hữu khi đã mắc vào vòng sinh thành tất nhiên phải chịu qui luật biến động ấy. Cho nên cái còn, mất, đau, khổ, vui, buồn của con người chỉ là hiện tượng biến động của vũ trụ.
Bởi vậy, Phật-học chủ trương thoát ra khỏi kiếp luân hồi ấy, tức là giải thoát con người.
Quan niệm này cũng thích hợp với tình cảm người bình dân, bởi vì người bình dân là lớp người khổ đau nhiều nhất. Họ mong mỏi bất kỳ một lối giải thoát nào, miễn đời sống thực tại của họ đỡ đau khổ.
Ý thức sùng đạo của người bình dân đối với Phật-giáo chính là niềm ước vọng của họ trong lẽ sống hơn là tinh thần tín ngưỡng. Vì vậy, Phật học gieo sâu vào tâm tư người bình dân rất dễ dàng. Chúng ta thường nghe họ nói như:
Lênh đênh qua cửa Thần-phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Hoặc: Con là nợ, vợ là oan gia.
Cửa nhà ở tạm.
Thì rõ ràng người bình dân cũng thừa nhận đời người là khổ ải, và ý thức Phật học đã ảnh hưởng vào quan niệm người bình dân bằng đường giải thoát cho lẽ sống.
Nhưng giải thoát bằng cách nào?.
Sài Gòn, 1/11/1970
Nguyễn Tấn Long - Phan Canh
Nguồn: tusachtiengviet.com
Theo https://www.dtv-ebook.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...