Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Sự ra đời các dòng nhạc Việt- tác phẩm âm nhạc đã làm rung động biết bao trái tim con người Việt.

Sự ra đời các dòng nhạc Việt- tác phẩm âm nhạc đã làm rung động biết bao trái tim con người Việt.

Nhạc cách mạng và dân ca là những bài hát, những tác phẩm âm nhạc đã làm rung động, xốn xang bao nhiêu trái tim con người Việt Nam đang sinh sống trên khắp mọi miền đất nước và cả những người con Việt đang sống trên đất khách quê người.
  Đôi điều về Dòng Nhạc Cách mạng và Dân Ca 
    Nhạc cách mạng và dân ca là những bài hát, những tác phẩm âm nhạc đã làm rung động, xốn xang bao nhiêu trái tim con người Việt Nam đang sinh sống trên khắp mọi miền đất nước và cả những người con Việt đang sống trên đất khách quê người. Nó được cha ông chúng ta đã hát trên đường hành quân ra trận qua mấy cuộc trường chinh để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc, nó được chúng ta đang hát trong lao động hàn gắn vết thương chiến tranh để xây dựng lại đất nước tươi đẹp, giàu mạnh hơn. Và đương nhiên nó còn được con cháu chúng ta sẽ hát khi Tổ quốc Việt Nam đã trở thành một quốc gia lớn mạnh trên thế giới. Vì đó là những bài hát mang đậm truyền thống yêu nước và đậm nét dân ca người Việt, đã được các nhạc sĩ thấu hiểu, cảm nhận, tận tuỵ viết nên những tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh có sức sống trường tồn theo thời gian cùng với dân tộc Việt Nam… 
   Những bài hát có khi chỉ là những địa danh mà mỗi khi nhắc đến ta không khỏi xúc động nghẹn ngào: Vầng trăng Ba Đình, Ninh Bình quê mẹ, Tháng giêng về Quan Họ, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Huế tình yêu của tôi, Thăm bến Nhà Rồng, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Thanh Hóa anh hùng, Tiếng hát sông Lam, …
    Những bài hát có khi là những cấu trúc thơ rất quen thuộc và đặc trưng của dân tộc Việt Nam: Thơ lục bát: Hành quân ta lại hành quân, núi sông nâng bước đôi chân lên đường – “Ta ra trận hôm nay”; Thơ song thất lục bát: Lúa tháng năm kén tằm vàng óng, hạt khô ròn đem đóng thuế nông – “Đóng nhanh lúa tốt”; Thơ song thất lục bát: Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông – “Vàm cỏ Đông”; Thơ 3,4,5 chữ: Rút sợi thương, chằm mái lợp, rút sợi nhớ, đan vòm xanh, nghiêng sườn Đông, che mưa anh, nghiêng sườn Tây, xoè bóng mát – “Sợi nhớ sợi thương”; Như đầy thuyền trăng ngân, rằm xưa sông Đáy hát, dưới trăng thuyền Việt Bắc, Bác bận bàn việc quân, gió hang tre dào dạt, trăng ngân như đầy thuyền – “Vầng trăng Ba Đình”; …
    Những bài hát có khi được phát triển bởi những làn điệu dân ca cụ thể: Các điệu Hò: Hò sông Mã ( Sông Mã anh hùng), Hò Huế (Huế thương, Huế tình yêu của tôi), Hò Đồng Tháp (Thăm bến Nhà Rồng); Các điệu Lý: Lý giận thương ( Bài ca bên cánh võng, Ca dao em và tôi, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví giặm), Lý thương nhau (Đi tìm người hát lý thương nhau); Bình bán: (Xuân chiến khu); Các điệu Ru: Ru con Nam Bộ ( Dáng đứng Bến Tre), Ru con Bắc Bộ ( Mẹ yêu con), … 

    Những bài hát có khi chỉ rút ra một nét đặc trưng nào đó của một loại dân ca:Những phách nội, phách ngoại của Chèo cổ ( Về quê, đóng nhanh lúa tốt); Những đảo phách, nghịch phách lẳng lơ của Ả Đào (Đất nước lời ru, Hạt mưa mùa xuân, Một thoáng Hồ Tây); Những nhịp trường nhịp đoản của ca Cải lương ( Tình đất đỏ Miền Đông, Chiếc áo bà ba, tình thắm duyên quê), …
   Những bài hát có khi lại nhấn mạnh vào ngữ điệu của từng địa phương: Ca dao em và tôi, Đưa anh đi hái măng rừng, Dáng đứng Bến Tre, Lời người ra đi, Duyên quê, …
   Phát triển các điệu thức 5 âm dân tộc: Điệu thức 5 âm loại V (Vũ): Si vũ ( Về quê), Đô vũ (Chị tôi), Rê vũ (Chuyến đò quê hương), Mi vũ (Lời người ra đi), … Điệu thức 5 âm loại I (Cung): Đô cung (Đóng nhanh lúa tốt), Rê cung (Làng quan họ quê tôi), Son cung (Xuân chiến khu); Điệu thức 5 âm loại IV (Chủy): Son chủy (Say trăng), Đô chủy (Huế thương), …
   Có những tác giả còn khai thác những cung bậc đặc biệt của giọng điệu người Việt: Thăng giáng bất thường hoà trộn giữa hai điệu thức I và V ( Cung và Vũ): “Lắng tai nghe …’ - Tiếng đàn bầu, “Tiếng còi tầu ôi da diết làm sao, tưởng con tàu rời xa bến năm nào …’ – Thăm bến Nhà Rồng; Những cung bậc đặc biệt chỉ ¼ cung hợc ¾ cung: “ Ru con mẹ ru con, tiếng ru cả cuộc đời …” - Đất nước lời ru, …
   Và bao trùm hết là những hình ảnh, những phong cảnh, những phong tục, những tục ngữ, ca dao đặc biệt của làng quê, của nông thôn Việt Nam: Quê ta bánh đa bánh đúc, thảo thơm đồng xanh trái ngọt, … (Về quê), Hoa cau rụng trắng sân nhà em, hượng cau ngan ngát quanh vườn trầu, … ( Hoa cau vườn trầu), Có tiếng gió cây đa, nắng ao bèo dịu mát, đọng xanh vào mỗi hạt, thành hương cốm thơm lành, … (Hương cốm), Nước dưới sông khi đầy khi cạn, trăng trên trời khi tỏ khi mờ, …
(Gửi em chiếc nón bài thơ), Bìm bịp kêu con nước lớn ròng, bài ca dao hát ru đầu lòng, … (Giấc ngủ đầu nôi), Gặp lại tiếng thoi mẹ ngồi dệt vải, gặp lại giọng trầm đêm trăng cha đọc thơ, gặp lại tuổi xuân, đi nghe hát câu đò đưa, … (Người về thăm quê)
   Tất cả, tất cả đã làm nên một giai điệu Việt Nam, một tiếng nói Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam trong những ca khúc Việt Nam mà ta không thể lầm lẫn với bất cứ một ca khúc của nước nào khác. Đây chính là giá trị của chính mình để hội nhập với thế giới Hoà nhập nhưng không hoà tan trong thời kì mở cửa hiện nay.

           Sự ra đời của nhạc tiền chiến Nhạc tiền chiến
    Nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930.
   Các bài hát tiền chiến thường có giai điệu trữ tình và lời ca giàu chất văn học. Ban đầu khái niệm nhạc tiền chiến dùng để chỉ dòng nhạc mới tiếng Việt theo âm luật Tây phương trước khi nổ ra chiến tranh Việt - Pháp, sau khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (19461954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn, như Dư âm của Nguyễn Văn TýSơn nữ ca của Trần Hoàn, "Trăng Mờ Bên Suối" của [(Lê Mộng Nguyên)]... và cả sau 1954 đối với một số nhạc sĩ miền Nam như Phạm Đình ChươngCung Tiến...
    Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến: Đặng Thế PhongVăn CaoLê ThươngDương Thiệu TướcPhạm Duy,... Các ca khúc như Giọt mưa thuCon thuyền không bếnThiên ThaiTrương ChiĐêm tàn bến NgựHòn vọng phu
    Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, xuất hiện sau phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạn vài năm.

  Sau Thế chiến thứ nhất, ở Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp tư sảnChủ nghĩa tư bản của người Pháp cùng với nền văn hóa phương Tây vào Việt Nam gây nên những xáo trộn lớn. Nhiều giá trị tư tưởng bền vững mấy ngàn năm trước đó lại bị giới trẻ có tây học xem thường, thậm chí trở thành đối tượng để mỉa mai của nhiều người. Một tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị hình thành.
   Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp) đã có một lối sinh hoạt thành thị mới với nhiều tiện nghị theo văn minh Tây phương . Họ ở nhà lầu, đi ô tô, dùng quạt điện, đi nghe hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên, mốt quần áo thay đổi mỗi năm. Những đổi thay về sinh hoạt cũng đồng thời với sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn hóa lãng mạn Pháp.
    Nếu như những nhà văn lãng mạn, thi sĩ của phong trào thơ mới chịu ảnh hưởng bởi văn học lãng mạn Pháp thì những nhạc sĩ tiền chiến cũng chịu ảnh hưởng bởi âm nhạc phương Tây.



1 nhận xét:

  Thơ có cần thiết cho đời sống? 10 Tháng Ba, 2023 Trong kỷ nguyên nghe nhìn, thơ đang có khoảng cách với đời sống. Độc giả thèm khát nh...