Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Người lính già và bức họa nhạc sĩ Văn Cao

Người lính già và bức họa nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ Mai Sao tên thật là Trần Khổng Dung, sinh năm 1926. Tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ một diễn viên hát kiêm nhạc công trong Đoàn ca nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát làm trưởng đoàn năm 1949.
Năm 1953, ông về đoàn văn công Quân khu Tây Bắc, cùng với ông Bàng Thúc Hiệp sưu tầm - chỉnh lý nhạc Sạp (dân tộc Thái) và là một trong những người đưa điệu múa Sạp lần đầu tiên lên sân khấu tại Đại hội Văn công toàn quân (1954), sau này trở thành điệu múa chính trong chương trình của Đoàn ca múa Tổng cục chính trị.
Ông được kết nạp Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1960 và giữ vị trí Trợ lý chỉ huy nhà hát Opera - Ballet trong 15 năm. Vì những đóng góp trong suốt những năm tháng của cả hai cuộc kháng chiến, ông đã được nhà nước tặng thưởng 3 huân chương chống Pháp, chống Mỹ, 2 huy chương vì sự nghiệp văn hóa, âm nhạc, v.v.. Về nghỉ hưu ông vẫn đi sáng tác và tổ chức những lớp dạy nhạc cho học sinh, sinh viên. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc như: “Rẽ sóng ra khơi”, “Gửi em cô gái trồng cam”, “Sẽ về”.... Ông cũng đã xuất bản tuyển tập 10 ca khúc Mai Sao và Album audio.
Giai điệu ca khúc “Người uống rượu một mình chợt hát...” đã vang lên ngay khi nhạc sĩ Mai Sao đọc được bài thơ của tác giả Hoàng Anh đăng trên Tạp chí Âm nhạc. Những hình ảnh và những cảm xúc ùa đến, ngập tràn, khi chợt nhớ về thân phận người nhạc sĩ tài hoa Văn Cao, người mà tác giả cũng vô cùng  trân trọng và yêu quý.
Bài thơ đã lột tả đến tận cùng nỗi đau của thân phận con người tài danh bậc nhất trong giới nhạc Việt Nam trong những tháng ngày u tối của một thời quá khứ.  Rượu đã “vò nát” khuôn mặt người nhạc sĩ trong cơn đau buồn về nhân tình thế thái, về thân phận con người. Dường như ông muốn quên sầu bằng  men say quên đời...! Nhưng có lẽ tận sâu thẳm bên trong con người nghệ sĩ tài hoa ấy, niềm hy vọng, yêu đời, yêu người vẫn âm ỉ cháy sáng. "Người uống rượu một mình chợt hát" đã thể hiện được những điều đó qua âm nhạc của Mai Sao - một nhạc sĩ, một người lính già -  người đang ở cuối "vạt nắng hoàng hôn cuộc đời" như lời tác giả.

Trần Kim Lan 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Thơ có cần thiết cho đời sống? 10 Tháng Ba, 2023 Trong kỷ nguyên nghe nhìn, thơ đang có khoảng cách với đời sống. Độc giả thèm khát nh...