Cũng viết về xuân
xưa, những mùa xuân khi đất nước còn vương khói lửa chiến tranh nhưng “Mùa
xuân trên đỉnh bình yên” là một bức tranh với sắc màu hoàn toàn khác mà trong
đó chúng ta như bước vào một thế giới thoát tục để tâm hồn thật sự tĩnh lặng mà
đón một mùa Xuân bình an. Hòa trong không khí Xuân Bính Thân 2016, DongNhacXua.com xin
trân trọng giới thiệu sáng tác đặc sắc này của nhạc sỹ Từ Công Phụng.
TÂM TÌNH VỚI NHẠC SỸ TỪ CÔNG PHỤNG
(Nguồn: tác giả Nguyễn Phước Nguyên trò chuyện cùa Từ Công Phụng)
(Nguồn: tác giả Nguyễn Phước Nguyên trò chuyện cùa Từ Công Phụng)
Nguyễn Phước Nguyên: Trong bài
“”Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên”” có đoạn: “Xin đỉnh yên bình, một mùa
xuân ôm kín chân trời của tuổi thơ thôi rã, thôi rời. Xin đừng làm bão
tuổi đôi mươi, một vòng tay khắc khoải buông xuôi. Từng niềm vui bay
theo biển gió. Hãy ôm trọn, ôm trọn tuổi Xuân…”
Nhạc của Từ Công Phụng chuyên chở rất nhiều những tiếc nuối, những xót xa vời vợi như thế. Từ những nỗi buồn xa xưa của “Bây Giờ Tháng Mấy” cho đến trong CD mới nhất – “Mưa Trên Ngày Tháng Đó”, xin cho biết Từ Công Phụng nhìn và nói về nỗi buồn của mình trong âm nhạc ngày xưa và ngày nay ra sao? Giống nhau chỗ nào, khác nhau chỗ nào?.
Từ Công Phụng: Ở cái tuổi quá 50 của tôi hiện nay,
không còn là cái tuổi mộng mơ của thuở hồng hoang, mà cũng chưa phải là
cái tuổi nhìn thấy bóng hoàng hôn dưới chân đồi. Chúng tôi lớn lên và
sống trong hoàn cảnh của đất nước đã trải qua quá nhiều biến động vì
chiến tranh. Không phải đợi đến lúc xế chiều chúng tôi mới nhận thức
được những mất mát lớn lao của tuổi trẻ trong thời ấy, mà ngay từ lúc
bấy giờ chúng tôi đã nhìn thấy những mong manh, những ngơ ngác, những
mất mát đớn đau theo dòng đời mà chúng tôi đã bị cuốn hút vào trong ấỵ.
Từ đó tôi mới có một niềm mơ ước thật nhỏ nhoi dành riêng cho những đôi
tình nhân trong thời tao loạn thể hiện qua bản “Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình
Yên”. Tôi mơ ước có một nơi chốn thật bình yên cho đôi tình nhân dung
thân, không còn những muộn phiền vây quanh, ở đó họ sẽ tận hưởng một mùa
Xuân thật nồng ấm để tiếp nối dòng đời tự ngàn xưa. Và qua bài này tôi
cũng có ý nhắn nhủ những đôi tình nhân hãy nâng niu cái hạnh phúc của
tuổi trẻ, vì cuộc đời không là bao mà hạnh phúc thật mong manh như một
giọt nắng tan. Dường như những người bạn cùng viết nhạc một thời với tôi
đều có man mác một nỗi buồn như nhau, vì chúng tôi cùng sống trong cùng
một bối cảnh quê hương mang nhiều vết hằn chiến tranh. Cho nên bài hát
nào trong thời ấy cũng len lén những nỗi buồn mà nhịp độ tùy theo ấn
tượng của mỗi người. Trong khoảng hơn 30 năm chiều dài sáng tác, dĩ
nhiên những nỗi buồn trong các ca khúc của tôi có những sự khác biệt. Ở
thập niên 60, là những giòng nhạc lãng mạn thời mới lớn, mới chớm biết
yêu, hàm chứa những nỗi buồn man mác nhẹ nhàng như Bây Giờ Tháng Mấy,
như Mùa Thu Mây Ngàn, như Bài Cho Em, như Tuổi Xa Người, Đêm Độc Thoại,
Lời Cuối, Trời Về Đêm Mưa hay Còn Một Buổi Chiều… “.
Nhạc của Từ Công Phụng chuyên chở rất nhiều những tiếc nuối, những xót xa vời vợi như thế. Từ những nỗi buồn xa xưa của “Bây Giờ Tháng Mấy” cho đến trong CD mới nhất – “Mưa Trên Ngày Tháng Đó”, xin cho biết Từ Công Phụng nhìn và nói về nỗi buồn của mình trong âm nhạc ngày xưa và ngày nay ra sao? Giống nhau chỗ nào, khác nhau chỗ nào?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét