Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Nói đến Lưu Trọng Lư ai cũng nghĩ ngay đến Tiếng thu, nó đã trở thành đại diện cho tài thơ Lưu Trọng
Lư. Đi quá nữa thế kỉ, bài thơ vẫn là nỗi niềm thổn thức, một ấn tượng khó phai
mờ trong lòng các thế hệ bạn đọc!
Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 9
câu thơ mà trong đó đến 3 câu hỏi. Nỗi niềm thổn thức dưới ánh trăng mờ mùa
thu, càng làm xao động, rơi vào nơi trắc ẩn của lòng người, gợi bao xao xuyến cảm
thương!
Em không
nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Câu hỏi tu từ đầu tiên gợi
ra một nỗi buồn mơ hồ tiêu tao. Nói như Hoài Thanh khi nhận xét về Lưu Trọng Lư: "Thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác... Cảnh mộng có khi cũng có màu sắc
như con nai vàng ngơ ngác trong rừng thu" ...
Bài thơ không tác động
nhiều vào lí trí con người, nhưng nó lại có sức hút ghê gớm để lay động cảm
giác, gợi nỗi niềm "thổn thức" cho lòng người cô phụ? Qua câu hỏi
tu từ thứ hai trong bài thơ, thì dường như nó đang làm chính người đọc thấy
"rạo rực" làm sao! "Thổn thức" làm sao!
Bài thơ như một điệp
khúc, đứng đầu ở 3 khổ thơ là cụm từ "Em không nghe" để gợi ra một
tâm trạng nhớ nhung, một âm hưởng, một giai điệu bắt vào tâm hồn thổn thức, xao
động của con người. Cũng là thơ mùa thu và khi thu sang thường gợi nhiều tâm trạng,
tình cảm. Nhưng trong "Thu sang" của Hữu Thỉnh là sự cảm nhận tinh tế
trong cái chuyển giao từ hạ sang thu. Còn trong thơ Lưu Trọng Lư, ý thơ như một
dư ba tạo một sự lan tỏa mở rộng trong không gian cảnh sắc mùa thu, trong tâm hồn,
sự rung động của con người.
Nhan đề bài thơ là
"Tiếng thu" và từ "nghe" cũng được nhắc đeens 3 lần,
nhưng phải đến khổ thơ cuois, ta mới thực sự thấy âm hưởng qua tiếng "xào
xạc" của lá :
Em không nghe rừng
thu
Lá thu kêu xào xạc
Âm thanh không làm ồn ào
hay xáo động rừng thu, mà đó là sự lắng nghe tinh tế của con người. Đó phải
chăng là tư thế cảm xúc đang lan tỏa, thấm dần trong hồn thơ Lưu Trọng Lư? Một
thái độ trân trọng và tài hoa trong cảm thụ, khám phá thế giới bí ẩn của thiên
nhiên. Để rồi Lưu Trọng Lư lại cho chúng ta thấy được cái "ngơ ngác" của con nai vàng:
Con nai
vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Hình như không chỉ tác giả
mà ngay chính con nai cũng cảm nhận được một điều gì đó thật mới mẻ, khác lạ của
mùa thu ! nó ngỡ ngàng hay e ngại?.
Chính cái "ngơ ngác" của con nai, Lưu Trọng Lư đã thổi hồn vào bài thơ, hương vị mùa
thu nhuốm một chút gì u ẩn, gợi cảm! Thật không dễ dàng nhận ra điều đó! Phải
lắng nghe bằng cả tâm hồn, bằng mọi giác quan, ta mới thấy được tiếng "thổn
thức" của đêm trăng mờ đêm thu. Lại phải lắng hơn nữa mới nghe được tiếng
"rạo rực" trong lonmgf người cô phụ. Và cuối cùng cái tinh vi trong
cảm xúc của thi sĩ được lắng đọng qua tiếng "xào xạc" đến "ngơ ngác" của chú nai vàng rừng thu!
Mỗi khi mùa thu đến,
tôi nhớ nhiều đến thơ Nguyễn Khuyến, Hữu Thỉnh hay Xuân Diệu, Huy Cận. Nhưng
sao "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư như cứ muốn níu kéo tâm hồn tôi để
muốn tôi phải cất lên trong âm điệu của cái "thổn thức", "rạo
rực" và tự mình "ngơ ngác" cùng "nai vàng" đêm
thu!.
Hà Nam
31/3/2011
Đỗ Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét