Chưa xác nhận bài này đăng ở đâu, nhưng qua một
anh bạn, tôi post lại dưới đây để đọc và nhớ một thời. Tôi không có ý kiến gì về
vụ HTLinh, nhưng chỉ chia sẻ với tác giả hoài niệm bài "Em đến thăm anh một
chiều mưa".
NVT
Em đến thăm anh một chiều mưa
Trần Củng Sơn, Nov 3/2007.
Tối hôm qua lái xe trên đường, mở đài nghe có một tiếng hát nữ vang lên: "Em đến thăm anh một chiều mưa..., em đến thăm, quên niềm cay đắng và quên đường về." Lời ca trong bản Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ bỗng làm lòng bồi hồi những kỷ niệm thời tình yêu son trẻ. Chất giọng của Thùy Dương với cách đọc lời của cô có nét đặc biệt, đánh trúng một huyệt nhớ trong người tôi đêm nay. Cô ca sĩ có vẻ đẹp u buồn này đã lâu không thấy xuất hiện.
Bài hát có thể xếp vào thể lọai "tân nhạc cổ điển" của Việt Nam. Tân nhạc là nói đến âm nhạc Tây phương với hệ thống bảy nốt nhạc du nhập hơn trăm năm để phân biệt với lọai nhạc ngũ cung dân gian, và chữ cổ điển là nói đến cái thuở ban đầu mấy chục năm trước mà thế hệ các nhạc sĩ tiền bối đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên cho nền tân nhạc Việt.
Âm điệu dịu dàng cùng lời ca bóng bẩy là một đặc tính của dòng nhạc thời đó. Có người gọi là nhạc tiền chiến nghĩa là trước chiến tranh là năm 1945, điều này dễ gây nhầm lẫn khi xếp lọai các bài hát dựa theo thời điểm bài hát ra đời. Vì đã có bản viết năm 1946, 1947 mà âm hưởng và lời ca từa tựa và sau này có nhiều MC khi giới thiệu trên sân khấu cứ gọi những bài hát xưa là nhạc tiền chiến cho gọn và khán giả cũng chẳng thắc mắc.
Và điều muốn nói trong bài viết này là cách diễn tả tình yêu trai gái thời đó. Em đến thăm anh một chiều mưa, tại sao không có bản anh đến thăm em chiều mưa? Có lẽ đây là tâm trạng của chàng nhạc sĩ, nữ nhạc sĩ rất hiếm cho nên chưa có ca khúc kể nỗi lòng của người con gái khi có người yêu đến thăm.
Tưởng tượng ra hòan cảnh xã hội lúc đó, người con gái đâu có mướn phòng ở một mình, thường là chung sống với gia đình, người thân, bạn bè. Người yêu có tới thăm cũng ngại ngùng vì không có chỗ riêng tư để trò chuyện, thân mật. Và hàng xóm cũng để ý và dị nghị rằng con gái mà sao không đàng hòang cứ thấy con trai tới hoài.
Trong khi đó thì con trai có thể ở một mình như là một chàng sinh viên mướn căn gác trọ học và người con gái tới thăm thì hàng xóm chỉ biết là chàng có bồ nhưng cũng không biết gốc tích cô gái kia chợt đến rồi đi. Và quả thật trong mối tình trai gái thời cũ, con gái chủ động tới thăm con trai nhiều hơn. Điều này hình như đi ngược lại sự ví von rằng trâu đi tìm cột chứ tại sao cột lại đi tìm trâu.
Cứ nghe bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn nổi tiếng: “Chiều nay còn mưa sao em không lại, nhỡ mai trong cơn đau vùi, làm sao có nhau , hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau", bản Mưa Hồng: "Em đi về cầu mưa ướt áo, đường phượng bay mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau".
Trong bản Huyền Thọai Một Chiều Mưa của Nguyên Vũ có câu: "lạy trời mưa mãi cho em đừng về". Bản Đường Xa Ướt Mưa của Đức Huy: "Sao em không ở lại đây đêm nay, vì đường xa ướt mưa, đừng bắt anh đưa em về" Vũ Thành An có bản Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi: "Anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em", cũng nói lên tình trạng nàỵ Rõ ràng hòan cảnh của nhiều nhạc sĩ có giống nhau, có người yêu tới thăm.
(Riêng Trần Chí Phúc có bản Em Chờ, ca sĩ Thanh Thu và Giao Linh ca: "Nghe gió mưa về rét mướt nhớ nhau, phòng vắng mình em ấp ôm kỷ niệm, ngỡ bước ai ngoài hiên náo nức, người yêu ơi anh đâu, hãy đến đây em chờ", nói dùm nỗi lòng của người con gái).
Trở lại với nhu cầu gần gũi của đôi lứa thế hệ thanh niên thời xưa thì em đến thăm nơi anh ở một mình để có cơ hội thân mật như các bài hát đã kể, thơ mộng hơn thì hẹn nhau ra khung cảnh thiên nhiên như bờ suối: "Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối. Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu" (Trăng Mờ Bên Suối - Lê Mộng Nguyên), "Suối ơi, ôi nguồn yêu mến, còn ghi khi bóng ai tìm đến" (Suối Mơ - Văn Cao).
Trúc Phương với bản Bông Cỏ Mây: "Những ngày chưa nhập ngũ, anh hay dắt em về vùng ngọai ô có cỏ bông may, ở đây im vắng thưa người, còn ta với trời," Phạm Duy với Cỏ Hồng: "Rước em lên đồi, cỏ hoang ngập lối, rước em lên đồi, níu em yêu ngồi trên bãi cỏ non, giương đôi tay ôm thân tròn ơn mưa móc."
Thời trước, dân số còn ít, các thành phố chưa đông đúc như bây giờ, như Sài Gòn còn có vườn Tao Đàn và một số công viên để các đôi lứa tình tư..
Bây giờ nghĩ xem, những đôi tình nhân tìm chỗ nào để thân mật gần gũị Cho nên mới đây báo chí đăng hình trai gái ôm nhau xà nẹo ngay tại Hồ Gươm Hà Nội giữa ban ngày đông người và những cảnh ân ái ban đêm ở các con đường vắng ở Sài Gòn.
Và cảm thấy tội nghiệp cho những đôi trai gái không có phương tiện để gần nhau vì chàng nghèo không đủ tiền để mướn nguyên một căn gác trọ lâu lâu nàng tới thăm, hay một góc công viên vắng vẻ thơ mộng như nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong bài Dạ Khúc mà Phạm Đình Chương đã phổ nhạc: "Đi, đi, chúng ta đến công viên, nơi anh sẽ hôn em đắm đuối", có câu đặc sắc: "Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới ..."
Những rạp xi nê như lầu ba Eden, Vĩnh Lợi năm nào đã không còn, nhưng vẫn đẹp trong lòng của nhiều người khi nhớ lại thuở yêu đương. Có lẽ vì thế những nhạc sĩ hiện tại trong nước đã không có nhiều cảm hứng để ghi lại những nét thơ mộng trong cuộc tình hẹn hò để đưa vào ca khúc.
Mới đây một xì căng đan về cô gái 19 tuổi Thùy Linh đang là diễn viên nổi tiếng trong một sô truyền hình trong nước và bạn trai đã dẫn cô về ân ái tại nhà và đã quay phim cảnh nóng để rồi bị phát tán trên các mạng thông tin tòan cầụ
Đọc tin này, những đôi lứa tình nhân của một thời mà bây giờ mái đầu đã điểm sương lắc đầu ngao ngán cho sự thay đổi quá nhanh và xuống cấp của cả một xã hội VN đã bị lung lay tận gốc rễ của một nền đạo đức truyền thống của một dân tộc mấy ngàn năm văn hiến.
Những máy móc tối tân của nhân lọai đổ về một đất nước lạc hậu, dân trí kém tuy có bề ngòai phồn thịnh phát triển và dẫn đến những hậu quả tai hạị
Vì không có nội lực văn hóa và kém hiểu biết cho nên giới trẻ đang bị ảnh hưởng ngọai lai rất nặng nề và dần mất đi bản chất của con người gọi là VN. Chẳng hạn phong tục Halloween của Mỹ đã có từ lâu nhưng thời trước đâu có thấy ai nhắc tới, mà mấy ngày trước lan tràn tại các thành phố lớn với những cảnh ăn chơi của con nhà giàu.
Chỉ xin nhắc người trong nước, đang bắt chước Hoa Kỳ nhiều thứ nhưng phải nhớ là ngòai khoa học kỹ thuật và tự do phóng khóang của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, vẫn có sự bảo thủ cẩn mật trong đó.
Em đến thăm anh một chiều mưa, hình ảnh lãng mạn tình yêu của một thờị Không biết là có còn nữa hay không trên một quê nhà đã xa và bước chân đi tới của một dân tộc vẫn còn loạng choạng.
NVT
Em đến thăm anh một chiều mưa
Trần Củng Sơn, Nov 3/2007.
Tối hôm qua lái xe trên đường, mở đài nghe có một tiếng hát nữ vang lên: "Em đến thăm anh một chiều mưa..., em đến thăm, quên niềm cay đắng và quên đường về." Lời ca trong bản Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ bỗng làm lòng bồi hồi những kỷ niệm thời tình yêu son trẻ. Chất giọng của Thùy Dương với cách đọc lời của cô có nét đặc biệt, đánh trúng một huyệt nhớ trong người tôi đêm nay. Cô ca sĩ có vẻ đẹp u buồn này đã lâu không thấy xuất hiện.
Bài hát có thể xếp vào thể lọai "tân nhạc cổ điển" của Việt Nam. Tân nhạc là nói đến âm nhạc Tây phương với hệ thống bảy nốt nhạc du nhập hơn trăm năm để phân biệt với lọai nhạc ngũ cung dân gian, và chữ cổ điển là nói đến cái thuở ban đầu mấy chục năm trước mà thế hệ các nhạc sĩ tiền bối đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên cho nền tân nhạc Việt.
Âm điệu dịu dàng cùng lời ca bóng bẩy là một đặc tính của dòng nhạc thời đó. Có người gọi là nhạc tiền chiến nghĩa là trước chiến tranh là năm 1945, điều này dễ gây nhầm lẫn khi xếp lọai các bài hát dựa theo thời điểm bài hát ra đời. Vì đã có bản viết năm 1946, 1947 mà âm hưởng và lời ca từa tựa và sau này có nhiều MC khi giới thiệu trên sân khấu cứ gọi những bài hát xưa là nhạc tiền chiến cho gọn và khán giả cũng chẳng thắc mắc.
Và điều muốn nói trong bài viết này là cách diễn tả tình yêu trai gái thời đó. Em đến thăm anh một chiều mưa, tại sao không có bản anh đến thăm em chiều mưa? Có lẽ đây là tâm trạng của chàng nhạc sĩ, nữ nhạc sĩ rất hiếm cho nên chưa có ca khúc kể nỗi lòng của người con gái khi có người yêu đến thăm.
Tưởng tượng ra hòan cảnh xã hội lúc đó, người con gái đâu có mướn phòng ở một mình, thường là chung sống với gia đình, người thân, bạn bè. Người yêu có tới thăm cũng ngại ngùng vì không có chỗ riêng tư để trò chuyện, thân mật. Và hàng xóm cũng để ý và dị nghị rằng con gái mà sao không đàng hòang cứ thấy con trai tới hoài.
Trong khi đó thì con trai có thể ở một mình như là một chàng sinh viên mướn căn gác trọ học và người con gái tới thăm thì hàng xóm chỉ biết là chàng có bồ nhưng cũng không biết gốc tích cô gái kia chợt đến rồi đi. Và quả thật trong mối tình trai gái thời cũ, con gái chủ động tới thăm con trai nhiều hơn. Điều này hình như đi ngược lại sự ví von rằng trâu đi tìm cột chứ tại sao cột lại đi tìm trâu.
Cứ nghe bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn nổi tiếng: “Chiều nay còn mưa sao em không lại, nhỡ mai trong cơn đau vùi, làm sao có nhau , hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau", bản Mưa Hồng: "Em đi về cầu mưa ướt áo, đường phượng bay mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau".
Trong bản Huyền Thọai Một Chiều Mưa của Nguyên Vũ có câu: "lạy trời mưa mãi cho em đừng về". Bản Đường Xa Ướt Mưa của Đức Huy: "Sao em không ở lại đây đêm nay, vì đường xa ướt mưa, đừng bắt anh đưa em về" Vũ Thành An có bản Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi: "Anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em", cũng nói lên tình trạng nàỵ Rõ ràng hòan cảnh của nhiều nhạc sĩ có giống nhau, có người yêu tới thăm.
(Riêng Trần Chí Phúc có bản Em Chờ, ca sĩ Thanh Thu và Giao Linh ca: "Nghe gió mưa về rét mướt nhớ nhau, phòng vắng mình em ấp ôm kỷ niệm, ngỡ bước ai ngoài hiên náo nức, người yêu ơi anh đâu, hãy đến đây em chờ", nói dùm nỗi lòng của người con gái).
Trở lại với nhu cầu gần gũi của đôi lứa thế hệ thanh niên thời xưa thì em đến thăm nơi anh ở một mình để có cơ hội thân mật như các bài hát đã kể, thơ mộng hơn thì hẹn nhau ra khung cảnh thiên nhiên như bờ suối: "Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối. Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu" (Trăng Mờ Bên Suối - Lê Mộng Nguyên), "Suối ơi, ôi nguồn yêu mến, còn ghi khi bóng ai tìm đến" (Suối Mơ - Văn Cao).
Trúc Phương với bản Bông Cỏ Mây: "Những ngày chưa nhập ngũ, anh hay dắt em về vùng ngọai ô có cỏ bông may, ở đây im vắng thưa người, còn ta với trời," Phạm Duy với Cỏ Hồng: "Rước em lên đồi, cỏ hoang ngập lối, rước em lên đồi, níu em yêu ngồi trên bãi cỏ non, giương đôi tay ôm thân tròn ơn mưa móc."
Thời trước, dân số còn ít, các thành phố chưa đông đúc như bây giờ, như Sài Gòn còn có vườn Tao Đàn và một số công viên để các đôi lứa tình tư..
Bây giờ nghĩ xem, những đôi tình nhân tìm chỗ nào để thân mật gần gũị Cho nên mới đây báo chí đăng hình trai gái ôm nhau xà nẹo ngay tại Hồ Gươm Hà Nội giữa ban ngày đông người và những cảnh ân ái ban đêm ở các con đường vắng ở Sài Gòn.
Và cảm thấy tội nghiệp cho những đôi trai gái không có phương tiện để gần nhau vì chàng nghèo không đủ tiền để mướn nguyên một căn gác trọ lâu lâu nàng tới thăm, hay một góc công viên vắng vẻ thơ mộng như nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong bài Dạ Khúc mà Phạm Đình Chương đã phổ nhạc: "Đi, đi, chúng ta đến công viên, nơi anh sẽ hôn em đắm đuối", có câu đặc sắc: "Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới ..."
Những rạp xi nê như lầu ba Eden, Vĩnh Lợi năm nào đã không còn, nhưng vẫn đẹp trong lòng của nhiều người khi nhớ lại thuở yêu đương. Có lẽ vì thế những nhạc sĩ hiện tại trong nước đã không có nhiều cảm hứng để ghi lại những nét thơ mộng trong cuộc tình hẹn hò để đưa vào ca khúc.
Mới đây một xì căng đan về cô gái 19 tuổi Thùy Linh đang là diễn viên nổi tiếng trong một sô truyền hình trong nước và bạn trai đã dẫn cô về ân ái tại nhà và đã quay phim cảnh nóng để rồi bị phát tán trên các mạng thông tin tòan cầụ
Đọc tin này, những đôi lứa tình nhân của một thời mà bây giờ mái đầu đã điểm sương lắc đầu ngao ngán cho sự thay đổi quá nhanh và xuống cấp của cả một xã hội VN đã bị lung lay tận gốc rễ của một nền đạo đức truyền thống của một dân tộc mấy ngàn năm văn hiến.
Những máy móc tối tân của nhân lọai đổ về một đất nước lạc hậu, dân trí kém tuy có bề ngòai phồn thịnh phát triển và dẫn đến những hậu quả tai hạị
Vì không có nội lực văn hóa và kém hiểu biết cho nên giới trẻ đang bị ảnh hưởng ngọai lai rất nặng nề và dần mất đi bản chất của con người gọi là VN. Chẳng hạn phong tục Halloween của Mỹ đã có từ lâu nhưng thời trước đâu có thấy ai nhắc tới, mà mấy ngày trước lan tràn tại các thành phố lớn với những cảnh ăn chơi của con nhà giàu.
Chỉ xin nhắc người trong nước, đang bắt chước Hoa Kỳ nhiều thứ nhưng phải nhớ là ngòai khoa học kỹ thuật và tự do phóng khóang của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, vẫn có sự bảo thủ cẩn mật trong đó.
Em đến thăm anh một chiều mưa, hình ảnh lãng mạn tình yêu của một thờị Không biết là có còn nữa hay không trên một quê nhà đã xa và bước chân đi tới của một dân tộc vẫn còn loạng choạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét