Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Các loại hình âm nhạc

Các loại hình âm nhạc
1. Âm nhạc Giao hưởng
Ý nghĩa của ngôn từ "giao hưởng" (symphonie) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ "giao hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây (viôlông viôlôngxen viôla côngtrơbas) dàn kèn trong đó có kèn gỗ (fluýt oboa claninet fagốt) kèn đồng (trompét trombôn cor tube) và bộ gõ. Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập từ đó giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.
Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc. Đầu tiên giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonate gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - ý. Dần dần qua quá trình phát triển trong thành phần của tác phẩm giao hưởng bắt đầu có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và menuett (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương. Sau đó giao hưởng 4 chương được hình thành trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonate hoặc rondo - sonate. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã hình thành nên nhiều tác phẩm giao hưởng ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème). Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphonie). Ngoài ra thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn giao hưởng balê giao hưởng thanh xướng kịch v.v... Điều quan trọng nhất trong giao hưởng đó là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logich kết hợp với sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.
Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Aáo Hayđơn chính vì vậy ông được gọi là "cha đẻ của giao hưởng". Có thể nói nghệ thuật giao hưởng đã tìm thấy đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Hayđơn Mozart Betthoven). Các bản giao hưởng Es-dur (số 39) g-moll (số 40) C - dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông" "Sức mạnh quỷ thần" "... vượt lên trên khả năng của con người". Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3 "Định mệnh" - số 5 "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9 Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Schubert Traicovsky Berlioz List Debbussy Maler Prokofiev và Soxtakovic v.v...

Trong dòng nhạc hàn lâm của nước ta nghệ thuật giao hưởng tuy còn non trẻ nhưng đã cống hiến cho nền âm nhạc của đất nước những tác phẩm đặc sắc như các giao hưởng "Quê hương Việt Nam" (Hoàng Việt) "Đồng Khởi" (Nguyễn Văn Thương) "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương) "Rapdodie Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v... mong rằng nghệ thuật giao hưởng của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp âm nhạc và văn hóa của dân tộc.
2. Âm nhạc Thính phòng
Ý nghĩa của ngôn từ "âm nhạc thính phòng" (ÂNTP) có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh (camera) - có nghĩa là nhạc để biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ (như phòng hòa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng nhạc sân khấu (thí dụ opera oratoria cantata) dành cho các gian hòa nhạc lớn. Thuật ngữ này được hình thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó. Trước kia ÂNTP theo nguyên tắc được trình diễn ở các buổi hòa nhạc trong phạm vi gia đình chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc công của loại hình nghệ thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phòng. Khi sáng tác cho ÂNTP các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể. Đặc tính của ÂNTP biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính bè đệm) và tính chất cô đọng tinh tế trong từng ngữ điệu giai điệu nhịp điệu và phương thức biểu cảm. Vai trò vô cùng quan trọng ở đây là sự phát triển của các "chủ đề âm nhạc" mang giàu hình tượng nghệ thuật ÂNTP có ưu thế đặc biệt biệt về khả năng biểu hiện những cảm xúc trữ tình với tất cả các mặt nhạy cảm và tinh tế nhất của tâm hồn con người.
Giữa thế kỷ XVI hình thành rõ sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại nhạc dành cho giọng hát. Một trong những tác phẩm đầu tiên tiêu biểu nhất của ÂNTP phải kể đến "L antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vitrentino (1555). Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII ÂNTP bắt đầu phát triển mạnh ở các loại hình âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc. Ơở những giai đoạn đầu tiên này giữa nhạc cho giọng hát và khí nhạc hầu như không phân biệt về phong các nghệ thuật. Cho đến giữa thế kỷ XVIII sự phân biệt giữa chúng mới được thể hiện rõ nét đúng như lời nhận định của nhà âm nhạc học trứ danh Kvanz "ÂNTP đòi hỏi sự sống động và tự do trong ý tưởng âm nhạc hơn âm nhạc nhà thờ". Thể loại cao nhất của ÂNTP dành cho khí nhạc thời kỳ này là tổ khúc sonate (sonata da camera) có nguồn gốc từ tổ khúc vũ điệu. Nửa sau thế kỷ XVIII cùng với tên tuổi các thiên tài Hayđơn Mozart Betthoven đã hình thành các thể loại ÂNTP cổ điển - độc tấu song tấu tam tấu tứ tấu ngũ tấu..v...v.. trong đó ý nghĩa đặc biệt quan trọng là các nhóm dành cho các đàn dây (violông viola viôlôngxen). Chính bởi vì ở các thể loại này hội tủ mọi điều kiện để có thể diễn tả cảm xúc hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên chúng đã thu hút nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển cho đến hiện đại ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Bramhs Dvozak Smetana Grieg Frank Borodin Rachmaninov (thế kỷ XIX) Debussy Ravel Reger Bartok Prokofive Soxtakovich.v.v.v (thế kỷ XX).
Quá trình phát triển của phong cách ÂNTP đã trải qua nhiều biến đổi trong đó đặc biệt phải kể đến mối liên quan tương tác giữa ÂNTP và âm nhạc giao hưởng. Từ đó đã nảy sinh ra các tác phẩm ÂNTP mang ảnh hưởng của nhạc giao hưởng (như sonate dành cho violông - "Kreisler" của Betthoven sonate dành cho violông của Frank) và ngược lại - âm nhạc giao hưởng của ÂNTP (như giao hưởng số 14 của Soxtakovich). Chính vì vậy đã xuất hiện khái niệm âm nhạc mới - "Dàn nhạc thính phòng" và "Giao hưởng thính phòng" để chỉ những tác phẩm giao hưởng dành cho các dàn nhạc nhỏ với số lượng nhạc cụ hạn chế. Vai trò vô cùng quan trọng trong ÂNTP phải kể đến các tiểu phẩm dành cho các loại nhạc cụ trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm dành cho dàn pianô bao gồm nhiều thể loại khác nhau: valse nocturne prelude.v.v.. của Schubert Schuman Sopanh Skryabin Rachmaninov Prokofie.v.v.. Tuy dòng nhạc hàn lâm du nhạc vào nước ta chưa được lâu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc thính phòng ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp chống Mỹ trong đó nổi bật phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Việt Đỗ Nhuận Nguyễn Đình Tấn..v..v... góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
3. Rap & hip-hop - Nguồn cảm hứng thể hiện bản thân
Rap một hiện tượng âm nhạc đã được thổi bùng lên trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 đã thu hút và lôi cuốn giới trẻ cả thế giới theo một phong cách mới phóng túng và mang đầy chất cá tính. Giới trẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài lực hấp dẫn này cũng đã từng gật đầu lắc vai theo những nhịp hát vần sôi động của rap cũng có những điệu nhảy rap và break dance sôi động và đã trở thành một phong trào một thứ mốt trong giới học sinh và sinh viên. Tuy nhiên nhạc rap là gì cũng như nguồn gốc ra đời của nó thì không phải ai cũng biết.
Ngày nay nếu bạn hỏi bất kể ai về định nghĩa của "rap" có lẽ họ sẽ đều mô tả rằng đó là một thể loại nhạc mà người hát đọc thuộc lòng những câu được gieo vần nối tiếp nhau theo một giai điệu. Đó là một dạng biểu cảm bằng lời nói có xuất xứ sâu xa từ trong văn hoá châu Phi cổ và tập tục truyền miệng. Trong lịch sử của rap nó chỉ xuất hiện ở Mỹ nhưng luôn là một số cách thức tập luyện hoặc giao đấu với nhau bằng lời nói theo kiểu đối đáp có vần trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi (còn gọi là người Mỹ da đen). Một số tên vần điệu và cách diễn đạt trong cộng đồng người da đen đã được rất nhiều dạng rap khác nhau thể hiện chẳng hạn như Signifying testifying Shining of the Titanic the Dozens school yard rhymes prison jail house rhymes và double Dutch jump rope rhymes.
Từ sự phối ghép thể loại
Nhạc rap hiện đại có nguồn gốc trực tiếp trong cách nói vần được lồng các giai điệu trong thể loại nhạc nhảy mạnh reggae có xuất xứ từ Jamaica. Vào đầu thập kỷ 70 một DJ (Disk Jockey - người giới thiệu nhạc trên đài phát thanh phối âm tại phòng thu hoặc làm hoạt náo viên trong tiệc dancing) người Jamaica tên là Kool Herc đã chuyển từ Kingston đến vùng West Bronx của New York (Mỹ). Tại đây anh đã thử kết hợp thể loại DJ Jamaica của mình (vốn gồm các giai điệu lời nói theo kiểu ứng khẩu) với phiên bản lồng tiếng của các đĩa nhạc nhảy reggae mà anh phối âm. Không may người New York lúc đó chưa biết đến nhạc nhảy reggae. Do đó Kool Herc đã phải thích nghi thể loại của mình bằng lối hát nói đều đều trên các tiết tấu nhạc gõ hay nhạc cụ mạnh giống như trống bass có trong các bài hát rap phổ biến hiện nay. Do các tiết tấu biến đổi này tương đối ngắn nên anh ta đã tìm cách kéo dài chúng vô hạn bằng cách sử dụng một bộ phối âm (audio mixer) và hai đĩa hát giống y nhau mà anh ta đã ghi lại liên tục các tiết tấu mong muốn sử dụng.
Một phong cách mới
Trong những ngày đầu tiên những thanh niên trẻ dự tiệc đã bắt đầu thuộc lòng và nói theo các tiết tấu nhạc nói phổ biến và sử dụng những từ lóng của thời đó. Chẳng hạn một DJ sẽ là rất đúng mốt khi thu hút được những người tham gia vào bữa tiệc dancing. Những bản nhạc rap tiền thân này có những đoạn nói của một người nào đó chẳng hạn Herc đã hô lên những câu giới thiệu có vần vào đoạn nhạc nghỉ tiết tấu; Yo this is Kool Herc in the joint-ski saying my mellow-ski Marky D is in the house . Điều này thường lợi lên một sự hưởng ứng từ đám đông và họ cũng bắt đầu hô lên những khẩu hiệu tương ứng của mình.
Khi hiện tượng này phát triển mạnh các kiểu hò hét trong bữa tiệc trở nên công phu và trau chuốt hơn do các DJ muốn tạo ra sự khác biệt của mình và bắt đầu kết hợp một chút lời nói vần - Davey D is in the house/An he ll turn it out without a doubt. Không lâu sau mọi người đã bắt đầu rút ra những giai điệu nói vần từ các vần "bộ tá" (dozens) và vần sân trường (schoolyard) trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Nhiều người đã thay đổi một chút và tuỳ chỉnh các vần để phù hợp hơn với không khí tiệc dancing.
Cho đến lúc đó rap vẫn chưa thực sự được biết đến là rap mà được gọi là emceeing (sự dẫn dắt mọi người tham gia trong các tiệc dancing). Đối với Kool Herc cuối cùng bằng sự cải tiến của mình anh ta đã chuyển sang chú tâm vào những hình thức trau chuốt phức tạp của công việc DJ tại các buổi tiệc và cho hai người bạn Coke La Rock và Clark Kent đảm trách các công việc với chiếc micro. Đó chính là nhóm chủ trì nhạc rap đầu tiên cho các buổi tiệc. Họ đã trở nên nổi tiếng với cái tên Kool Herc & the Herculoids.
Cơ hội thể hiện bản thân
Rap được giới trẻ đón nhận vì nó mang lại cho những thanh niên trẻ trong các khu ngoại ô ổ chuột của New York một cơ hội thể hiện bản thân mình một cách tự do. Về cơ bản đó cũng là lý do vì sao bất kỳ một trò chơi gieo vần/ứng đối được đề cập ở trên đều chứng tỏ được sự hấp dẫn của nó trong quá khứ. Quan trọng hơn đó là một dạng nghệ thuật có thể gần gũi với bất kỳ ai. Một người không cần nhiều tiền hay những tài sản sang trọng để hát theo kiểu nói vần. Họ cũng không cần phải đầu tư vào các khoá học hay cái gì đó tương tự. Hát rap đã trở thành một kỹ năng của lời nói có thể được luyện tập và nâng cao đến độ hoàn thiện ở hầu như mọi lúc và mọi nơi.
Rap cũng trở nên phổ biến vì nó mang lại những cơ hội thử thách không có giới hạn. Nó không có một bộ nguyên tắc thực sự nào ngoại trừ tính nguyên bản và những lời nói vần trùng theo nhịp điệu nhạc. Bất cứ thứ gì cũng có thể đưa vào rap. Một người có thể sáng tạo ra một bài rap về người đàn ông trên mặt trăng hay phong cách DJ của anh ta hay như thế nào. Mục đích cuối cùng là để nhận được sự đánh giá (là hay) của người nghe. Thực tế sự tán dương và đánh giá khen ngợi mà một người chơi rap nhận được cũng đáng tự hào không kém với bất kỳ một người hùng nào khác trong thành phố (ngôi sao thể thao diễn viên hài.. v.v..).
Sau cùng rap do tính chất bao gồm tất cả của nó đã cho phép đưa cá tính vào âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn uể oải bạn có thể rap ở nhịp điệu chậm. Nếu bạn cảm thấy hoạt bát bạn có thể rap ở nhịp nhanh. Không có người nào rap giống nhau thậm chí kể cả khi đọc theo cùng một vần điệu. Có rất nhiều người đã thử và bắt chước phong cách rap của một ai khác nhưng thậm chí như vậy phong cách của họ vẫn biểu thị một cá tính rất riêng.
Rap tiếp tục được phổ biến trong giới trẻ thành thị hiện đại cũng với cùng các lý do đã mang đến sự dấp dẫn của nó từ những ngày đầu: đó vẫn là một dạng tự biểu cảm dễ gần gũi và cảm nhận có thể khiến người nghe đánh giá một cách tích cực. Do rap đã được phát triển thành một chủ đề lớn nó được truyền tải rất nhiều ảo vọng hư cấu về một sự giải thoát nhanh chóng khỏi sự nghiệt ngã của cuộc sống thành thị. Có nhiều đứa trẻ trong giai đoạn này đã tin rằng tất cả những gì chúng cần làm chỉ là viết ra một vài vần điệu tươi trẻ (fresh - từ lóng của dân đường phố chỉ nội dung hay) là có thể đổi đời.
Hip-hop chiếc nôi của rap
Đến lúc này tất cả những tiến triển nói trên đã có thể được hiểu như sự hình thành của thể loại hip-hop. Trong suốt lịch sử các thể loại âm nhạc bắt nguồn từ những cộng đồng người da đen tại Mỹ luôn đồng hành với một sắc thái văn hoá nhóm (subculture) phản ánh các hoàn cảnh kinh tế chính trị và xã hội của thời điểm mà nó hình thành. Rap cũng không phải là ngoại lệ của quy luật này.
Hip-hop chính là văn hoá mà từ đó rap được hình thành. Ban đầu nó bao gồm bốn thành phần chính; nghệ thuật vẽ lên tường (graffiti art) chủ yếu là dùng sơn xịt nhảy break dance (kiểu nhảy kết hợp các động tác thể dục tự do uốn dẻo các động tác của kịch câm và của người máy) âm thanh DJ (ngắt âm và các tiếng động chủ yếu là âm thanh chà mạnh đĩa hát vào đầu đọc hay động tác di đĩa) và hát vần điệu rap (emceeing). Hip-hop là một phong cách sống với một bộ ngôn ngữ kiểu ăn mặc nhạc điệu tư tưởng của riêng nó và luôn phát triển không ngừng. Ngày nay nhảy break dance và vẽ tường không còn nổi bật trong nhạc rap cũng như các từ rap và hip-hop đã có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tất cả các khía cạnh của văn hoá hip-hop vẫn tồn tại. Chúng chỉ phát triển lên thành những cấp độ mới.
Đài phát thanh da đen cơn gió thổi bùng ngọn lửa rap
Hip-hop tiếp tục trở thành một phản ứng trực diện của tuổi trẻ với một thế hệ già hơn khi họ phủ nhận những giá trị và nhu cầu của giới trẻ. Ban đầu tất cả các thể chính của hip-hop đều là những dạng biểu cảm bản thân. Động lực thúc đẩy đằng sau tất cả các hành động này chính là nhu cầu muốn được người khác lắng nghe và nhìn nhận của con người. Hip-hop xuất hiện nhờ vào một số thay đổi sắc thái chính đã diễn ra trong loại hình nhạc radio phát thanh của người da đen vào đầu những năm 70.
Trước khi hip-hop xuất hiện các đài phát thanh của người da đen đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi trở thành nơi lưu giữ quá trình phát triển của âm nhạc và văn hoá hay còn gọi là griot (từ châu Phi chỉ người kể chuyện) của cộng đồng người Mỹ da đen. Nó phản ánh những thị hiếu và các giá trị của thời đó trong từng cộng đồng đặc thù. Nó đặt ra sắc thái tạo ra môi trường cho cách con người chi phối cuộc sống của họ như thể đó là một nguồn thông tin và cảm hứng nguyên bản nhất. Điều này đặc biệt đúng đối với thế hệ trẻ. Sự quan trọng của đài radio da đen và vai trò phát triển âm nhạc cũng như văn hoá trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã trở thành chủ đề trong vô số các bài luận của những nhà nghiên cứu nổi tiếng.
Chẳng hạn trong tháng 8 năm 1967 Martin Luther King Jr đã tới Hiệp hội các nhà phát thanh và truyền hình (Association of Television and Radio Broadcasters). Tại đây ông phát biểu một bài diễn văn hùng biện cho thấy rằng các DJ trên đài phát thanh da đen đã đóng góp một vai trò "phức tạp và quan trọng" trong việc giúp duy trì Phong trào Quyền dân chủ (Civil Rights Movement). Ông chỉ ra rằng mặc dù tivi và các tờ báo có sự phổ biến và tuyên truyền đạt hiệu quả hơn nhiều lần các phương tiện truyền thông này hiếm khi tự tìm ra một tiếng nói chung để người da đen có thể hoà đồng và nghe theo. Về cơ bản ông cho biết người da đen luôn theo dõi radio như là nguồn thông tin chính yếu nhất.
Vào tháng 8 năm1980 một ông bộ trưởng của Mỹ đã nhắc lại các quan điểm này khi đề cập đến một nhóm các DJ và người lập chương trình của đài radio da đen tại Hội nghị Jack The Rapper. Ông đã cảnh báo họ nên cẩn trọng với những gì họ đưa lên sóng phát thanh vì ảnh hưởng của chúng rất lớn. Ông đề cập đến việc các đài phát thanh đang trở thành những phương tiện kiểm soát tinh thần cũng như cách các công ty lớn đang rời bỏ con đường đúng của họ khi thuê những DJ không có nhân cách thô tục và bẩn thỉu những kẻ không còn là những người mang lại thông tin tốt đẹp cho cộng đồng. Để diễn giải ông chỉ ra rằng một DJ đứng đắn cũng đã có sự e ngại khi lên sóng phát thanh để truyền bá phẩm cách tốt đẹp đó của mình đến người nghe. Do đó vai trò của radio da đen đã bắt đầu thay đổi... Các DJ đài radio da đen đang dần rời bỏ khỏi vai trò trở thành những griot (người kể chuyện). Radio da đen không còn tự tạo ra ngôn ngữ mang bản sắc riêng để cả thế hệ trẻ và già hơn có thể tìm thấy và nghe chính bản thân mình được phản ánh qua loại phương tiện truyền thanh này.
Phát triển phong cách theo thị hiếu khán giả
Trong những ngày đầu những người hát nhạc rap thường "xổ" liên tục vào micro trong hàng giờ mỗi lần trình diễn. Hầu hết các vần điệu được viết trước nhưng khi bế tắc họ có thể đọc cả một trang báo theo vần. Những người hát nhạc đầu tiên bắt đầu đưa những tiếng hò hét vào cùng các nhịp hát đều và sau đó kết hợp thêm các đoạn lời vần ngắn mang tính hài hước (limerick) tương tự như hát vè. Tiếp sau các đoạn vần điệu này được chuẩn bị công phu và trau chuốt hơn với các đoạn hợp xướng giai điệu kiểu như Yes Yes Y all hay One Two Y all To The Beat Y all được sử dụng bất cứ khi nào một MC (emcee) dẫn nhạc cần lấy hơi hoặc nghĩ các giai điệu mới.
Hầu hết các MC thời đó đều lấy vần theo một nhịp 4 trái ngược hẳn với những kiểu vần phức tạp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên những ca sĩ rap ban đầu này đã có những nỗ lực lớn để hoàn thiện nghệ thuật biểu cảm bản thân. Thời đó chưa có những hành động theo kiểu "vồ chộp" giá đỡ micro và nhảy quanh sân khấu. Ca sĩ rap tiên phong Mele-Mel trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã chỉ ra cách ông và những người khác diễn đến kiệt sức trong hàng giờ bằng cách lặp lại các giai điệu hát vần và những điệu nhảy của mình. Lúc đó tên của loại hình biểu diễn này được gọi là "get props for rockin the house" (thu hút sự hưởng ứng để khuấy động sàn diễn). Nó được coi như một loại hình giải trí. Nhìn lại giai đoạn cuối thập kỷ 70 và đầu 80 các ca sĩ rap cũng đã không chỉ hát 1 hoặc 2 bài rồi rời sàn diễn mà họ cầm mic suốt đêm diễn cùng với đám đông khán giả đứng xem vây quanh.
Trước khi những bài hát rap đầu tiên được thu âm (King Tem III của Fat Back Band và Rapper Delight của Sugar Hill Gang) văn hoá hip-hop đã trải qua một số giai đoạn. Khoảng cuối thập kỷ 70 dường như nhiều thể loại của hip-hop đều mang tính biểu hiện bản thân. Nhạc rap khi được phổ biến đại chúng đã mất đi tính chất này. Đối với những nhóm nhạc được đánh giá thành công trong thể loại Afrika Bambaataa Chief Rocker Busy Bee Grandmaster Flash and the Furious Four Grand Wizard Theodore cũng như Fantastic Romantic Five Funky Four Plus One More Crash Crew và Master Don Committee là một số tên tuổi đã đạt được đỉnh cao và hướng đến một tầm vóc mới.
Nhiều nhóm trong số này đã chuyển từ sân khấu hai đĩa hát và một micro truyền thống trong sự nghiệp của mình sang hình thức trình diễn thông thường mà chúng ta quen thuộc ngày nay. Chẳng hạn tất cả các nhóm nói trên đã có những kiểu trình diễn và nhảy phụ hoạ riêng biệt mà họ tổ hợp cùng nhau. Ban đầu đám đông khán giả đã hát theo giai điệu của một số bài hát phổ biến. Khi tiêu chí các giai điệu nổi bật trong tháng được ra đời các nhóm nhạc này bắt đầu phát triển thêm nhiều kiểu trình diễn và giai điệu vần công phu hơn nữa nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Đáng chú ý nhất trong số này là phong cách và vần điệu trong bài Flash Is to The Beat Box của GM Flash. Tất cả các phong cách trình diễn harmonizing/hip-hop (hip-hop tổ hợp) tiếp sau như Bel Biv DeVoe được duy trì ít nhất cả chục năm sau đó.
Việc giới thiệu các băng đĩa rap vào đầu những năm 80 đã đem lại một ý nghĩa mới cho thể loại nhạc hip-hop. Nó cũng mang lại cho những người tham gia hát nhạc rap sự ủng hộ và khích lệ từ những khán giả luôn bận rộn không thể đi xem các buổi diễn. Các đĩa nhạc rap đã truyền cảm hứng để những người yêu hip-hop đưa nó lên một tầm cao mới vì giờ đây họ đã có cơ hội kể cho cả thế giới nghe những câu chuyện bằng vần điệu của mình. Nó giúp những ca sĩ rap thoát ra khỏi cuộc sống nghèo nàn ở các khu phố của người da đen. Chính nhờ những động lực này rap đã trở thành một hiện tượng âm nhạc bùng phát trên toàn cầu trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 như chúng ta đã biết.
4. Nhạc Jazz
Nhạc jazz được khởi nguồn từ đâu? Nhạc sỹ nào xã hội nào nền văn hoá nào đã tạo nên jazz?
Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt nên jazz nhưng chính văn hoá Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng cũng chẳng phải là của người da đen mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục di sản và cả triết học.
Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ chế độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của phương Tây cùng lúc đó âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc Phi châu.
Nền văn hoá sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt ép làm nô lệ ở Mỹ.
Hơn nữa một số những người Mỹ da đen mới cũng thể hiện mình thông qua nét âm nhạc truyền thống của họ. Vì cách xa quê hương nên âm nhạc truyền thống một phần cũng không thể thể hiện chính xác được vì rất nhiều lý do ví dụ như không được sử dụng các nhạc cụ châu Phi truyền thống. Chúng ta có thể hiểu như một ban nhạc rock của các nghệ sỹ châu Phi khi biểu diễn ở Mỹ không được sử dụng bất cứ một cây guitar điện một dàn trống... Tuy vậy ban nhạc này vẫn đủ nội lực để có thể sử dụng các nhạc cụ có sẵn tạo ra âm nhạc của mình và điều này là chính xác đối với các nô lệ da đen ở Mỹ.
Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới các nhạc sỹ châu Phi cũng đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ giai điệu nhịp điệu và cả văn hoá Tây phương không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên các nhạc sỹ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời gian trôi qua và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.
Ngày nay ở đâu đấy chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét nhạc cổ xưa của Phi châu trong Rock và Jazz. Ví dụ chúng ta có thể thấy phương pháp "gọi và trả lời" được biến tấu khi ca sỹ hát chính hát một đoạn nhạc và sau đó cả nhóm đồng ca hát phụ hoạ lại (giống như những câu hỏi và trả lời).
Một ví dụ khác là "pitch-bending". Trong suốt những năm ra đời của Jazz các nhạc sỹ đã uốn cong cao độ trong bài hát của mình tuỳ theo những yêu cầu khác nhau. Hiệu ứng này tạo ra một sự ngạc nhiên cho tai của chúng ta vì không biết thực sự nốt nhạc kết thúc ở đâu. Một số ít các nhạc sỹ Rock và Jazz hiện nay vẫn sử dụng phương pháp này hãy lắng nghe một đoạn guitar solo trong một bản Rock mà xem. Hầu hết các nhạc cụ tổng hợp(ví dụ Organ) đều có các thiết bị pitch-bend tích hợp bên trong.
Khi nhạc Jazz phát triển có rất nhiều các loại nhạc khác đã ra đời dựa trên jazz Rhythm & Blue Soul Funk Rap và Rock ‘n Roll đều đã thừa hưởng rất nhiều từ Jazz.
Có thể phân loại kỹ thuật nhạc Jazz thành 3 loại chính là :
1 - Jazz giai điệu :
- Kỹ thuật kéo dài giai điệu ca khúc
- Thêm lời ( Vào đầu Giữa hoặc cuối ca khúc.)
- Thay đổi Giai điệu
- Thêm những nốt luyến láy
2 - Jazz hoà âm.
- Thay đổi hoà âm của một số nhạc cụ.
- Thay đổi hoà âm của cả dàn nhạc.
- Thay đổi hợp âm Trưởng thành thứ
- Thay đổi hợp âm Thứ thành Trưởng.
3 - Jazz kiểu phát triển hoặc sáng tác mới.
- ReCover những bài nhạc cũ.
- Dịch giọng các bài nhạc cũ.
- Đảo phách.
- Thêm nốt nhạc (cao hoạc thấp)
5. Nhạc techno
Nhạc techno hay electronica hay nhạc điện tử cũng chỉ là những cái tên khác nhau của cùng một khái niệm. Đấy là loại nhạc sinh ra từ đời sống công nghiệp và được sử dụng như một liều thuốc giảm đau cho chính những kẻ sinh ra nó.
Năm 1916 những nghệ sĩ tự xưng là "vô chính phủ" như Hugo Balle Tristan Tzara Marcel Janco tụ hội ở tửu quán Voltaire (Zurich) và quyết định dấy lên phong trào Dada. Không đề ra những nguyên tắc nghệ thuật cụ thể Dada chỉ khẳng định tự do biểu hiện ý tưởng phá vỡ những rào chắn chủng tộc và xã hội. Một trong những phương thức khẳng định tự do ấy là sử dụng tiếng động thay lời nói trong việc diễn đạt nội dung. Trước đó vào năm 1912 một nhạc sĩ kiêm nhà phát minh người Ý là Luigi Russolo từng sáng chế một công cụ tạo tiếng động đặt tên là Intonarumori máy có khả năng mô phỏng những âm thanh tự nhiên như gió bão nước chảy mưa rơi.
Và rồi Kurt Schwitters tín đồ Dada đã dùng tiếng động công nghiệp để hình thành hai tác phẩm "Anna Blume" (1919) và "Ursonate" (1923) của mình - đấy là những tác phẩm âm nhạc trừu tượng được xem như phát pháo hiệu mở màn kỷ nguyên techno.
Năm 1920 thiên tài điện tử người Nga Leon Theremin sáng chế máy tổng hợp âm thanh (synthesizer) thứ mà ngày nay ta quen gọi là "đàn organ điện tử". Sự ra đời của thứ máy lai ghép giữa nhạc cụ và thiết bị điện tử này đã khẳng định hướng phát triển cho nhạc techno với nguyên tắc căn bản là tạo ra những âm thanh lạ tai không có thật. Tuy đã có nền móng từ đó song phải sau Thế chiến 2 nhạc điện tử (electronica) - tên gọi chung của tất cả những loại nhạc xây dựng trên cơ sở synthesizer - mới có một hệ thống lý thuyết tương đối vững chắc do Karlheinz Stockhausen xây dựng.
Piano điện được phát minh năm 1958 đàn synthesizer được cải tiến hoàn thiện năm 1965 bởi Robert Moog (giờ đây có một âm sắc điện tử khá phổ thông mang tên ông). Và những tên tuổi như Steve Reich Phillip Glass (Mỹ) thì được ghi công như những người đầu tiên nghĩ ra cấu trúc "giai điệu và tiết tấu lặp đi lặp lại" mà ngày nay ta quen gọi là loop.
Có thể tóm lược những thành tố cơ bản của nhạc techno như sau:
loop + âm sắc điện tử (nhân tạo) + tiếng động mô phỏng tự nhiên.
Dẫu cho techno có phân nhánh ngày càng phức tạp thì những thành tố chính trên vẫn được giữ lại có chăng là ở những nồng độ đậm nhạt khác nhau.
Lê Trung Ngân
Theo http://bacsingan.vnweblogs.com/




1 nhận xét:

NSND Lê Huy Quang: Phải biết thua người khác

NSND Lê Huy Quang: Phải biết thua người khác! Thiết kế mỹ thuật sân khấu có vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công của một vở diễn...