Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Hàm nghĩa văn hóa của Nam, Bắc trong ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam

Hàm nghĩa văn hóa của Nam, Bắc 
trong ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam 
1. Về nguồn gốc của chữ Nam và Bắc  trong Hán ngữ
1. 1. Nguồn gốc chữ Nam  trong tiếng Hán
Trong Giáp cốt văn 甲骨文 có chữ Nam , nghĩa gốc là một loại chuông. Có người cho rằng đó là một loại nhạc khí làm bằng đất nung. Chữ Nam  trong hệ thống phương vị từ của cổ văn là một chữ Giả tá 假借.
Khảo sát từ góc độ ngữ nguyên, trong Hán ngữ Từ hội dữ Hoa hạ văn hóa         , Dương Lâm   cho rằng: Chữ Nam có mối quan hệ với chữ Nhâm / (có nghĩa là nuôi dưỡng vạn vật), và có thể khẳng định rằng chữ Nam  là từ chữ Nhâm mà ra [01;76]. Với nét nghĩa đó, chúng ta có thể khẳng định Nam , Nam  và Nhâm  là một. Người Trung Quốc cổ đại gọi chín phương trời là cửu dã 九 野 hay cửu thiên 九天 bao gồm trung ương và tám phương hướng – tức là tứ chính 四 正 (Đông, Tây, Nam, Bắc) và tứ ngung 四 隅 (Bốn góc: Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc).
Vì phương Nam đón ánh mặt trời nên thuộc dương . Khi xét về nguồn gốc của chữ Nam, Hán thư   có viết: Thái dương giả, nam phương, nam, nhiệm dã, dương khí nhiệm dưỡng vật, ư thời vi hạ   ,  , ,  ,     ,    ) (Thái dương ở hướng nam, hướng nam là trách nhiệm, khí dương có trách nhiệm nuôi nấng vạn vật, thời của nó là mùa hạ) [5; 176]. Chữ Nhậm  là chữ cổ của chữ Nhâm . Thiên Ngũ hành , trong sách Bạch Hổ Thông    có chép rằng: “Nam Phương giả, nhậm dưỡng chi phương, vạn vật hoài nhậm dã   ,    ,     ” (Phương Nam là hướng nuôi dưỡng, vạn vật được nuôi dưỡng), vì thế trong cổ thư lại có câu “Nam phương chủ trưởng dưỡng     ” (Hướng Nam là chủ về việc nuôi dưỡng lớn).
Trong sinh hoạt thường nhật của con người và theo kinh nghiệm thực tế cho thấy, sườn núi phía Nam là nơi đón nhận nhiều ánh sáng nhất nên cây cối của phía này luôn tươi tốt, xum xuê, trái lại ở sườn núi phía Bắc vì thời gian mặt trời chiếu ít, ngắn nên băng giá đóng thường kỳ, cỏ cây thưa thớt, cảnh vật đìu hiu, không khí hoang lạnh, thê lương. Đỗ Phủ   trong bài Vọng Nhạc   rằng: “Âm dương cát hôn hiểu     ” (Âm dương chia ra sớm và tối) là để ám chỉ hiện tượng này. Có lẽ vì thế mà cổ nhân thường gọi sườn phía Nam của núi là Dương , sườn núi phía Bắc là Âm , cây cối mà hướng về phía Nam thì sinh trưởng tươi tốt, còn mọc ở mạn phí Bắc thì què quặt, không tốt tươi.
Từ cơ sở hướng Nam là nơi ấm áp, đón lấy được nhiều ánh sáng mặt trời khiến cho vạn vật sinh trưởng tươi tốt, cuộc sống con người được phồn thịnh mà trong quá trình phát triển của nền văn hóa văn học đã phái sinh ra nhiều nghĩa phái sinh. Chính từ những nét văn hóa mới này của chữ Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc chuyển tải và xây dựng các giá trị thuộc về nội dung và hình thức của ngôn ngữ văn học cổ điển.
1.2. Nguồn gốc chữ Bắc  trong ngôn ngữ - văn tự Hán
Trong Giáp cốt văn chữ Bắc  được viết gần giống như hình dáng hai người quay lưng lại với nhau, đó là chữ ban đầu của chữ Bối , có thể nói chữ Bắc là từ chữ Bối mà ra. Khổng An quốc truyện     có chép: “Bắc, do bối dã ,   ” (Bắc giống như Bối) [01; 102]. Trong Tề sách lục    ở Chiến Quốc Sách   cũng có chép: “Sĩ vô phản bắc chi tâm      ” (Kẻ sĩ không có lòng phản bội). Trong đó, hai chữ Phản Bắc  mang nghĩa là Phản bội反背. Bởi lẽ chữ  có hai âm đọc cơ bản là Bối (cái lưng) và Bội (quay lưng lại). Ban Cố   trong Hán Thư   phần Cao đế kỷ    cũng chép rằng: “Hạng Vũ truy bắc    ” (Hạng Vũ bị đuổi về phía Bắc). Nhan Sư Cổ đã chú thích rằng: “Bắc, u âm chi xứ, cố vị thoái bại bôn tẩu giả vi Bắc     .   退     ” (Bắc là nơi u tối, vì thế gọi kẻ bị thua cuộc, bại trận bỏ chạy là bắc)
Hướng Bắc là nơi u tối, cách xa và thiếu ánh sáng mặt trời nên trong cuốn  Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋 đã gọi tên hướng Bắc theo quan niệm trời đất chia thành chín phương, gọi là Cửu dã 九 野. Người Trung Quốc cổ xưa khi định danh các phương vị từ đã gọi phương Bắc là Huyền Thiên 玄天 (Huyền: màu đen huyền), tức là Bắc gắn với nơi tối tăm, nên gắn với màu đen, thuộc âm.
Trong Sử ký 史 記 có viết: “Bắc phương thủy, thái âm chi tích, chủ đông nhật nhâm quý 北 方 水, 太 陰 之 績, 主 冬 日 壬 癸” (Phương Bắc thuộc Thủy là chỗ chứa Thái âm, chủ về ngày mùa đông nhâm quý) [5; 168].
Phía Bắc là nơi u tối, lạnh lẽo vì ít nhận được ánh sáng mặt trời, trong Tập truyện 集 傳 có đoạn: “Sóc phương, Bắc hoang chi địa... Nhật hành chí thị, tắc luân vu địa trung, vạn tượng u ám, cố viết U đô 朔 方, 北 荒 之 地...日 行 至 是, 則 淪 于 地 中, 万 象 幽 暗, 故 曰 幽 都” (Phương Sóc là nơi hoang vu phía Bắc...mặt trời đi đến đó thì chìm vào trong đất. Cảnh tượng u tối, nên gọi là U đô). Chính vì thế, mục Thuyết nhật , quyển Luận hành 論 衡 của Vương Sung 王充 có ghi: “Bắc phương âm dã 北 方 陰 也” (phương Bắc là âm) [01; 104].
Mọi vật ở phía Bắc đều có đặc điểm là đen tối, cho nên trong quá trình phát triển những từ ngữ liên quan đến hướng Bắc đều mang nghĩa u tối, không tốt lành. Có thể thấy, từ ngữ có hàm nghĩa văn hóa ngoài việc định danh ra còn gợi lên một sự liên tưởng nhất định nào đó và phụ thuộc vào nét riêng văn hóa từng nơi. Có nắm được nguồn gốc ra đời cũng như những đặc điểm mà những từ ngữ văn hóa hàm chứa độc giả mới có thể hiểu thấu đáo những thông điệp văn hoá đã được gửi gắm trong những từ ngữ này.
2. Hàm nghĩa văn hoá của hai chữ Nam , Bắc 
Từ ngữ văn hóa nói riêng và ngôn ngữ văn hóa nói chung có giá trị như một loại mã hóa trong ngôn ngữ văn học trung đại. Những sắc thái văn hóa ấy cùng những lớp nghĩa văn hóa của dân tộc được thể hiện trong tác phẩm dưới dạng tiềm ẩn sau lớp vỏ ngôn ngữ. Khi đã giải mã được lớp vỏ ngôn ngữ này, chúng ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang lại và lí giải được ý nghĩa văn hoá của thời đại.
Chữ Nam và chữ Bắc ngay từ khi ra đời đã được gắn với những ý nghĩa nhất định và dần dần cùng với sự phát triển của xã hội các từ này đã khoác lên mình những lớp nghĩa văn hóa phong phú, sâu sắc. Những từ ngữ văn hóa này mang tính hệ thống và được phân bố thành những hệ nhỏ với chức năng và phạm vi hoạt động đa diện. Dưới đây là những tìm hiểu và đánh giá bước đầu về việc vận dụng những hàm nghĩa văn hóa của chữ Nam và chữ Bắc trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
2.1. Một số nét nghĩa văn hóa cơ bản của chữ Nam
Người Trung Hoa cổ xưa, khi quan sát sự chuyển dịch của vạn vật trong vũ trụ đã đã định ra bốn phương Đông – Tây – Nam - Bắc trong trời đất, góp phần thuận lợi cho việc định vị vạn vật, trong đó hướng Đông  được xem là nơi xuất phát của mặt trời, đem lại sức sống cho tràn trề cho vạn vật, từ đó mà suy ra các hướng còn lại là Tây 西, Nam , Bắc . Trong Hán ngữ Từ hội dữ Hoa hạ văn hóa, cùng với việc nhận định hướng Đông là nơi xuất phát của mặt trời, là nơi cho chúng ta ánh sáng và sự ấm áp thì khi nói về hướng Nam, Dương Lâm cũng cho rằng khi quan sát sinh hoạt hằng ngày chúng ta nhận thấy rằng bên sườn núi phía Nam vì thời gian mặt trời chiếu rọi dài cho nên cây cối tươi tốt, um tùm.
Vì hướng Nam đón được nhiều ánh mặt trời đem lại sự ấm áp, tươi tốt, người xưa cũng đã nhận thấy rằng: ở phía Nam cả buổi sáng lẫn buổi chiều đều không bị nắng chiếu, vừa tránh được cái nóng từ phía tây, cái bão từ phía đông và gió lạnh từ phương Bắc (gió bấc) nhưng vẫn tận dụng được gió mát từ phương nam. Cổ nhân có câu: Một trăm người hầu không bằng ở đầu ngọn gió, nhất là ngọn gió đó lại là gió nam thì nhất, vì "gió Nam chưa nằm đã ngáy" nên từ xưa mọi người đều chọn được hướng Nam để làm nhà.
Như vậy có thể nói nét nghĩa văn hóa đầu tiên của chữ Nam là tươi tốt, sinh dưỡng, do hướng Nam là chủ về sinh. Trong Thi Kinh  có câu:
“Nam phong chi huân hề                               南 風 之 熏 兮
Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề”                      吾民 之慍兮
Nam phong   là gió nam, tức là gió từ phương Nam thổi đến, gió Nam thổi mát mẻ, sảng khoái. Nam phong còn gọi là Huân phong   nghĩa là gió mát, vui hòa, đem lại sức sống cho con người và vạn vật.
Người xưa thường dùng Nam chi   - cành nam để ví nơi ấm áp. Ngoài ra, cành phía nam của cây mai nở rất sớm nên Nam chi còn được dùng để ám chỉ hoa mai.
Về nguồn gốc chữ Nam, như đã trình bày, chữ Nam và chữ Nhâm  đều xuất phát từ cùng một gốc mà ra. Kẻ thống trị tự cho mình là người nuôi dưỡng nhân dân và xếp mình ở vào vị trí của người nuôi dưỡng - Nam diện  . Hướng Nam chủ về sinh nên trong một số trường hợp nói đến công việc nhà nông cũng xuất hiện chữ Nam: Nam mẫu   - mẫu ruộng phía nam, Nam trì   - ruộng phía nam, Nam mạch  - bờ phía nam, Nam viên - khu vườn phía nam... Những từ này đều chỉ những nơi có đất đai tốt, cây cỏ xum xuê. Có sinh trưởng mới sum suê, tươi tốt. Vinh hoa, phú quý của con người cũng giống như sự sum suê tươi tốt của cây cỏ, cho nên bên cạnh nét nghĩa về sinh dưỡng, chữ Nam còn tượng trưng cho phú quý. Trong Nam Kha thái thú truyện     , Lý Công Tá    đời Đường  có dùng từ Nam Kha   - tức là cành cây hướng về phương Nam (kha  là cành cây lớn thẳng) kể về câu chuyện Thuần Vu Phần    nằm ngủ dưới gốc cây hòe mé Nam nhà, mơ được lấy công chúa Hòe An quốc    và làm thái thú Nam Kha sống trong giàu sang, vinh hoa, khi tỉnh dậy mới biết là giấc mộng mà thôi. Từ Nam Kha   có dụng ý chỉ giấc mộng vinh hoa, phú quý, sự giàu sang.
Trong các nét nghĩa hư chỉ, Nam đi cùng phú quý, Bạch Cư Dị có câu: “Nam hạng hữu quý nhân     ” (Ngõ Nam có quý nhân)
Nam còn mang nghĩa là tốt đẹp, Nam giản   là khe suối phía Nam mang nghĩa chỉ nàng dâu thảo. Trong Thi kinh có câu: “Nam giản chi tần    ” (Hái rau tần ở phía Nam để dâng ông bà bên chồng)
Nam tượng trưng cho sinh mệnh, gắn với sự trường thọ, trong văn học hay dùng từ Nam sơn  , Nam nhạc   để chỉ sự trường thọ, sống lâu, ngoài ra còn có từ Nam cực   cũng mang ý nghĩa trường thọ, vì thế trong truyện thần tiên Trung Quốc, hình tượng Nam Cực tiên ông    luôn được thể hiện qua hình ảnh ông lão râu tóc bạc phơ, tay bưng quả đào trường thọ.
Đào Uyên Minh    đời Tấn đã phát triển nét nghĩa hư chỉ của Nam từ trường thọ của chữ Nam tương thông với nghĩa là ẩn dật, ẩn cư: Diên mục thức Nam lĩnh        (Đưa tầm mắt nhìn biết Nam lĩnh). Thức Nam lĩnh   tức là tự mình đã rõ chân tướng của ẩn cư. Từ nghĩa trường thọ, Nam sơn   còn có nghĩa là kiên cố, không dao động. Thơ Đào Tiềm 陶潛 cũng có câu:
Thái cúc đông ly hạ                   
Du nhiên kiến Nam Sơn                       
(Hái cúc ở giậu đông/ Thản nhiên nhìn núi Nam)
Cây cối ở phía Nam phát triển tươi tốt, nhà cửa quay mặt về Nam đón được không khí ấm áp, an lành nên hướng Nam thuộc dương, sáng rõ gọi là Nam dương  . Vì Nam là dương nên liên quan đến nam giới, phía Nam vì thế thường là vị trí gắn với người con trai, như Nam giao . Để chỉ đàn ông có dung mạo tuấn tú, người ta dùng Nam phong  hoặc có thể thay bằng Nam sắc 男 色, Nam sủng 男 寵, Nam phong 男風 [01; 104].
Trong lĩnh vực chính trị, chữ Nam, phương Nam ở vào địa vị thấp, Nam là dưới, nên gọi là Nam hạ  . Quan lại bị biếm trích lưu đày cũng bị đưa xuống phía Nam, cách trung tâm đất nước nên Nam thiên   nghĩa là quan lại bị biếm trích và từ Nam thán   thể hiện sự bất mãn khi bị biếm trích ở phương Nam.
Nam chủ về sinh, nên có nghĩa là sống vì thế mới có từ Nam tào , Nam tinh  để nói về những vị thần nắm giữ sự sống của con người. Trong Tả truyện  , Tấn hầu   đi thăm quân tử gặp Chung Nghi   người nước Sở  bị bắt ở tù. Tấn hầu bảo đánh đàn, Chung Nghi ôm đàn gảy những bài đàn phương Nam (khúc Nam âm  ) của nước Sở, tỏ ý nhớ về Tổ quốc nên Nam âm  mang nghĩa là thương nhớ Tổ quốc, lòng sắt son, trung thành với Tổ quốc.
Từ nghĩa ban đầu là chủ về sinh, chỉ sự nuôi dưỡng, ấm áp, tươi tốt, chữ Nam đã phái sinh ra nhiều hàm nghĩa văn hóa khác nhau. Bên cạnh những ngữ liệu mang chữ Nam đều mang nghĩa tích cực thì trong ngôn ngữ văn học cũng xuất hiện một số ngữ liệu mang tính tiêu cực, phản ánh tâm trạng buồn chán của con người.
2.2. Một số nét nghĩa văn hóa cơ bản của chữ Bắc 
Như trên đã trình bày, người Trung Hoa xưa kia đã căn cứ vào sự chuyển hóa, sinh trưởng của trời đất, vạn vật mà định ra bốn phương. Nếu như hướng Đông  là nơi mặt trời mọc, hướng Nam  là hướng đón lấy ánh sáng mặt trời. Hướng Tây 西 là nơi mặt trời lặn và hướng Bắc  theo quan điểm nghiên cứu của Dương Lâm và một số nhà nghiên cứu cổ văn cho rằng, sườn núi phía bắc vì thời gian mặt trời chiếu rọi ngắn nên băng đóng trường kì, cây cỏ thưa thớt, không mọc được nên cảnh sắc ở đây hoang lạnh, tiêu điều. Như vậy, trái ngược hoàn toàn với hướng Nam là sáng lạn, tươi tốt thì bắc lại gắn với u tối, chết chóc. Bắc gọi là U  và Nam gọi là Minh . Nếu Nam thường mang những hàm nghĩa tốt đẹp thì Bắc lại mang nghĩa tiêu cực, không tốt lành.
Là phương hướng ít được sự chiếu rọi của ánh sáng mặt trời, Bắc thường mang nghĩa u tối, đất phương Bắc thường là vùng u tối. Từ Bắc sơn   hay Vũ sơn   là để chỉ nơi u tối. Có lúc người ta dùng U Châu   hoặc U Đô   để chỉ những nơi u tối nói chung và âm phủ nói riêng. Vì Bắc gắn liền với u tối, lạnh lẽo nên mang nghĩa không tốt đẹp, tượng trưng cho sự bần hàn, hèn kém: “Bắc lý hữu hàn sĩ     ” (Ở hẻm phía Bắc có kẻ hàn sĩ). Ngữ liệu Bắc lý   vừa mang nghĩa thực chỉ đề cập đến nơi cụ thể của kẻ hàn sĩ là phía Bắc, vừa mang ý nghĩa hư chỉ, ám chỉ sự nghèo khó của hàn sĩ. Do gắn với sự nghèo nên một số trường hợp xuất hiện từ Bắc là điềm báo không may, không tốt. Chẳng hạn, mơ thấy Bắc thủ   là nói đến điềm mất, có nghĩa tương phản hoàn toàn với ngữ liệu Nam Kha   là ý muốn được giàu sang, phú quý.
Nam thuộc dương gắn với nam giới, Bắc là u tối, thuộc âm, có mối liên quan đến nữ giới. Bắc đường   là nơi phụ nữ cư trú, sinh hoạt và còn có nghĩa trực tiếp là chỉ người mẹ. Ngoài ra để nói về mẹ, người ta cũng có thể  dùng Bắc đường huyên   .
Thời xưa, các kĩ viện cũng được gọi là Bắc lý  , chỉ nơi xấu xa, gắn với phụ nữ, thường đặt ở phía Bắc thành   [1; 105]. Cho nên, cụm từ Vũ nhạcBắc lý     được dùng để ám chỉ loại nhạc dâm dật. Nếu Nam còn mang hàm nghĩa chỉ sự sống, chủ về sinh trưởng, Bắc chủ về tử, hướng Bắc là hướng tử vong, là nơi thu gom cất giấu muôn vật. Trong dân gian, để chỉ nơi chết chóc người ta thường nói đến Bắc Mang   hoặc Bắc Mang  , vốn trước có nghĩa là một vùng đất chuyên chôn cất người chết. Trong tập quán tang tế của người phương Đông nói chung, người Đông Á nói riêng, hướng Bắc luôn gắn với nơi an nghỉ của người chết, hai ý nghĩa này không thể tách rời, vì thế người chết thường được mai táng ở phía Bắc, đầu quay về hướng Bắc, gọi là Bắc thủ  .
Trong các nét nghĩa văn hóa cơ bản của chữ Bắc, nét nghĩa gắn với sự chết chóc thường được người ta sử dụng, chẳng hạn từ Bắc quân   là thần phương Bắc, thần chủ về tử vong. Theo quan niệm dân gian, trên trời luôn có hai vị thần giữ sổ sinh tử, quyết định vận mệnh con người, đó chính là Nam tào  giữ sổ sinh và Bắc đẩu  quản sổ tử. Trong Vu thuật cổ đại, người có thể gọi hồn người chết, nói chuyện với người chết gọi là Bắc hải thuật   . Từ địa danh núi Bắc Mang, nơi chôn cất của những bậc vương hầu công khanh, người ta còn mượn từ Bắc Mang   để chỉ cuộc đời phù sinh, tỏ nỗi lòng u hoài. Hình ảnh Bắc thủ  mô tả trạng thái con người chết quay đầu về Bắc còn có nét nghĩa ám chỉ sự phản bội, đầu hàng, thuần phục.
Như vậy, xét trong tư thế tương quan đối lập giữa hai chữ Nam và Bắc, hệ thống nét nghĩa văn hóa của chữ Bắc luôn thể hiện ý nghĩa tiêu cực, chết chóc, u ám. Vì vậy, trong các tác phẩm văn học hoặc cách phương thức diễn đạt trong ngôn ngữ sinh hoạt, nếu xuất hiện những ngữ liệu mang từ tố Bắc thường thiên về sắc thái âm tính.
3. Sự thể hiện của các nét nghĩa văn của Nam, Bắc trong văn học trung đại Việt Nam
3.1. Hàm nghĩa văn hóa của chữ Nam trong văn học trung đại VNam
3.1.1. Chữ Nam với nét nghĩa đầu tiên là chỉ về phương Nam, hướng Nam trong tương quan với 3 phương hướng Đông, Tây, Bắc còn lại đã  xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học cổ điển:
Tự tùng biệt hậu đông nam kiếu                       
Đông nam tri quân chiến hà đạo                         
Chinh phụ ngâm
(Chàng từ sang đông nam khơi nẻo/Biết nay chàng tiến thảo nơi nao)
Hay:
Đòi cơn gió táp mưa sa
Huyện thành đạp đổ năm tòa cửa Nam
Truyện Kiều
3.1.2. Hướng Nam là hướng đón ánh nắng mặt trời, là nơi nuôi lớn của trời đất, muôn vật được nuôi dưỡng, đem lại sức sống cho vạn vật nên người xưa luôn quan niệm gió Nam (Nam phong  ) mang đến sự tốt lành, yên bình. Trong bài Hiểu quá Hương giang    của Cao Bá Quát    cũng có câu:
Kiều đầu xa mã phi ngô sự                      
Phả ái Nam phong giác chẩm biền         
(Đầu cầu xe ngựa ta nào tưởng Tưởng trận Nam phong quạt giấc nồng)
Nam thường mang ý nghĩa tốt đẹp. Trong Lục Vân Tiên   , khi Vân Tiên cùng Hỷ Đồng đến nhà Võ Công ra mắt, Võ Công liếc coi tướng mạo chàng thấy “mày tằm, mắt phụng, môi son”, mang cốt cách của bậc tài hoa, đấng quân tử nên đã cất lời khen ngợi Vân Tiên xứng đáng là con rể quý để kết duyên cùng Võ Thể Loan xinh đẹp, ngoan hiền, đúng mực là nàng dâu thảo:
Nhắm đà đẹp đẽ hòa hai
Kìa dâu Nam giản, nọ trai Đông sàng
Lục Vân Tiên
Nguyễn Đình Chiểu đã dùng tích Nam giản   trong Kinh thi để chỉ nàng dâu hiền thảo. Trong Sơ liêm đạm nguyệt mai hoa       của Miên Thẩm 綿  cũng có câu:
Nam chi khai biến                     
Xuân lai bất giác                                   
(Cành nam nở hết, Xuân sang chẳng biết)
Hướng Nam chủ về sinh, Nam gắn với sự sống, trong văn học thường dùng hình ảnh Nam tào , Nam tinh  vốn là tên chòm sao để chỉ vị thần giữ sổ sinh tử của người trần:
Phải chi hỏi đặng Nam Tào
Đêm nay cho đến đêm nào gặp nhau...
Lục Vân Tiên
Hay trong Sơ kính tân trang 梳鏡新妝, sau khi phong trào Cần vương thất bại, vợ chồng Phạm Công lần lượt qua đời (đỉnh dĩ- chỉ mẹ, ngàn thông- chỉ cha), Phạm Kim bày tỏ nỗi buồn đau trước cảnh mất mát người thân, “Nam tinh”- là ngôi sao chỉ sự sống, quản sự sống nay đã bị mây lồng cũng giống như sao Bắc cực đã chìm mất:
Sương đỉnh dĩ, tuyết ngàn thông
Sao chìm Bắc cực, mây lồng Nam tinh
Sơ kính tân trang
3.1.3. Hàm nghĩa văn hóa của chữ Nam gắn liền với phú quý. Trong Cung oán ngâm khúc 宮怨吟曲, người cung nữ sau những ngày đầu được quân vương yêu chiều, say đắm, nay đã bị đấng cửu trùng lãng quên, nàng cảm nhận được rằng hạnh phúc chỉ như một giấc mộng hão, đêm khuya lạnh ngắt giữa chốn tiêu phòng nàng giật mình thổn thức cho số phận của mình:
Giấc Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không
Cung oán ngâm khúc
Hay Nguyễn Đình Chiểu trong Dương Từ Hà Mậu 楊徐何茂 cũng viết:
Bên hang có tấm đá hoa
Chạm vào bốn chữ Nam Kha mộng sàng
3.1.4. Nam mang ý nghĩa là trường thọ, ẩn dật. Đây là một trong những nét nghĩa thường thấy trong các điển cố văn học cổ điển Việt Nam. Chẳng hạn, Nguyễn Công Trứ trong bài Vịnh Nhàn đã viết:
Dưới giậu thu thấp thoáng bóng Nam San
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn xem cũng nhỏ
Từ Nam San   được lấy ý từ trong thơ Đào Tiềm  :
Thái cúc đông ly hạ       
Du nhiên kiến Nam Sơn            
(Hái cúc dưới giậu đông, Thản nhiên nhìn núi Nam)
Qua câu thơ trên, dường như Tồn Chất tiên sinh muốn nói lên tâm sự muốn được sống ẩn dật, an nhàn của bản thân, ông muốn được tránh xa chốn quan trường xô bồ, bon chen.
Hoặc như Cao Bá Quát đã từng tâm sự:
Quần sơn Nam vọng độc chi di                         之夷
Dao tưởng tiên sinh vị lão thùy                          
Họa Uy Viễn thất thập tự thọ       
(Đứng ngắm núi Nam chỉ một mình, Nhớ ngày trai trẻ của tiên sinh)
Cùng nỗi niềm u uất ấy, thi sĩ Tố Như 素如 cũng đã hạ bút:
Tha nhật Nam qui tương hội phỏng              他日南    
Lục Đầu giang thượng hữu tiều ngư       
Lưu biệt cựu khế Hoàng     
(Về Nam mai mốt lân la, Lục Đầu bến nước hỏi tra ngư tiều)
Hàm nghĩa văn hóa của chữ Nam gắn liền với ý niệm về sự trường thọ, trong bài Thơ họa mừng tiệc sinh nhật Thanh Xuyên hầu, Phạm Thái đã viết rằng:
Nam đài vâng nghĩ dâng thơ thọ
Phận mọn, ơn sâu, nghĩ vắn dài…
Nhà thơ dùng từ Nam đài   vốn xuất hiện trong Kinh Thi (Nam Sơn hữu đài    ) để ngỏ ý khen ngợi người hiền lại được sống lâu. Với thi liệu này, Phạm Đan Phượng vừa ngầm khen Thanh Xuyên Hầu là bậc hiền nhân, vừa ngầm chúc ông được sống lâu trăm tuổi.
3.1.5. Vì Nam chủ về sinh nên Nam thuộc dương và có mối liên hệ  với con trai, cho nên phương mà người con trai ở thường gắn với Nam, hoạt động cũng gắn với Nam. Trong văn học cổ trung đại Việt Nam, ý nghĩa này cũng được các văn nhân sử dụng khá nhiều. Trong Chinh phụ ngâm, người chinh phụ sau nhiều năm xa chồng, nỗi nhớ thương ngày càng chồng chất, choáng ngợp tâm hồn nàng. Vì thế nàng ngồi hướng vọng theo phương chồng đi chinh chiến:
Nam lai tỉnh ấp bán binh trần                  
Lạc nhật bình sa lộ nhất quần                  
(Trông bến nam bãi chia mặt nước, Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh)
Đôi khi chữ Nam còn được sử dụng để thể hiện chí khí của người quân tử, chẳng hạn Cao Chu Thần đã từng mô tả như sau:
Bờ Nam Đức Giang, đỉnh núi Nguyệt Hằng
Trên có cây tùng, cây bách đang chết dở
Giữa trời đông rét mướt mà vẫn đứng hiên ngang?
Ba cái roi song
Và có lúc, chữ Nam còn dùng để hư chỉ chiến công của người con trai, trong Truyện Phan Trần, sau những tai biến và lưu lạc, chàng Phan Sinh cùng nàng Kiều Liên đã được đoàn tụ, Phan Sinh đi thi, lập nên công danh và được vua cử đi dẹp giặc, chàng trở về trong chiến thắng vinh quang:
Đông Nam chỉ ngọn cờ mao
Non xanh sấm dậy, ba đào gió rơi
Cũng giống như chữ Đông, Nam cũng gắn với con trai, Nam lâu   tức lầu ở phía Nam, đây ám chỉ về nam giới hoặc nơi ở của con trai:
Cửa trình thoắt đã gần gần
Nam lâu dưỡng tính, tây tân kén tài
Sơ kính tân trang
Xiết bao kể nỗi thảm sầu
Khắc canh đã gục Nam lâu mấy hồi
Truyện Kiều
Chữ Nam, từ nghĩa ban đầu là chỉ về một trong bốn phương của trời đất trong quá trình phát triển cùng với nền văn hóa của nhân loại nói chung và của văn hóa phương Đông nói riêng đã phái sinh thêm nhiều nghĩa mới. Một điều dễ nhận thấy là những hàm nghĩa văn hóa mới này đều mang ý nghĩa tốt đẹp, tích cực. Trong những tác phẩm khi có chữ Nam xuất hiện dường như đều mang lại những niềm vui, sự hạnh phúc.
3.2. Hàm nghĩa văn hóa chữ Bắc trong văn học trung đại Việt Nam
3.2.1. Chữ Bắc là một phương vị từ trong tứ phương của trời đất, là một trong những phương vị cơ bản của hệ thống định vị tứ phương của con người, Bắc cũng đã đi vào trong tác phẩm văn thơ cổ như một ngữ liệu quan trọng giúp thi nhân có thể phản ánh không gian nghệ thuật của thi phẩm:
Bấy lâu Nam Bắc Đông Tây
Bước chân xa cách, tấc lòng quặn đau
Nhị độ mai
Thi hào Nguyễn Du 阮攸trong Phản chiêu hồn 反招魂 cũng sử dụng từ này để miêu tả không gian của sự cô đơn, lạc lõng của nhà thơ Khuất Nguyên 屈原 trong buổi loạn ly, phải chăng đó cũng là tâm sự của một kẻ du ca đang đi tìm một phương trời để nương tựa:
Hồn hề! Hồn hề! Hồ bất qui?             !  !   ?
Đông Tây Nam Bắc vô sở y  西     
(Hồn ơi, hồn ơi, sao chẳng về,  Đông tây nam bắc không tựa kề)
Để phác họa không khí chia xa, cách trở đôi đường trong một khung cánh chia li, Đồ Chiểu cũng sử dụng hai phương vị từ Nam – Bắc:
Hai hàng lụy nhỏ ngọc sa
Trời Nam đất Bắc xót xa đoạn tràng...
Lục Vân Tiên
3.2.2. Bắc gắn với u tối, lạnh lẽo, vì thế những câu thơ xuất hiện chữ Bắc thường tạo nên một âm hưởng hoang vắng, tàn tạ, nhạt nhòa. Trong tâm trạng nhớ nhung người chồng nơi chiến trận, người chinh phụ đã dõi mắt theo hướng Bắc ngóng trông bóng dáng chinh phu, thế nhưng nàng chỉ thấy ở phương đó chỉ toàn là những cảnh hoang vắng, lẻ tẻ vài chòm quán khách, giữa muôn trùng núi non, nghe tiếng địch trên lầu cao tê tái nỉ non:
Bắc lai hòa thử bán hoang thành             
Vi vũ giang lâu địch nhất thanh               
Chinh phụ ngâm
(Trông đường Bắc đôi chòm quán khách
Rườm rà cây xanh ngắt núi non
Lúa thành thoi thóp bên cồn
Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu)
Hàm nghĩa văn hóa của phương vị Bắc luôn gắn với u tối nên gợi ra tâm trạng buồn bã. Cao Bá Quát khi làm quan ở kinh thành Huế, một hôm gặp được người ở quê vào kinh đô chơi, sau những lời trò chuyện tâm tình trong lòng ông thổn thức nỗi nhớ cố hương, nhớ gia đình nên viết:
Trường đình Bắc cố vân thiên viễn         
Xuân tận thùy chiêu vị tử hồn?                            ?
(Đoái trông nẻo Bắc trời mây thẳm, Chưa chết xuân đi ai gọi hồn)
Nam trung tạp ngâm     là tập thơ chất chứa tiếng thở dài, một tâm trạng u uất, bế tắc, một trái tim luôn tha thiết với nhân dân, với quê hương của Tố Như Tử, trong Tân thu ngẫu hứng    , ông đã viết:
Giang Thành nhất ngọa duyệt tam chu                            
Bắc vọng gia hương thiên tận đầu                       
(Giang Thành nằm mãi ba năm rồi, Ngóng Bắc quê nhà cuối tận trời)
Ngữ liệu Bắc vọng   trong hai câu thơ trên chính là sự mong ngóng nhớ nhung về quê nhà trong nỗi cô đơn, u hoài. Đó cũng là tâm sự của những ngày làm quan ở Huế nhưng lòng luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương.
3.2.3. Ngoài những nét nghĩa trên, hàm nghĩa văn hóa của chữ Bắc còn gắn liền với cõi âm, thiên về nét nghĩa chỉ sự chết chóc, thê lương. Trong Nhị Độ Mai, nàng Hạnh Nguyên từ biệt Mai Sinh khi bị cống cho quân Sa Đà đã trao tặng chàng cành thoa để hẹn ước duyên về sau:
Rồi đây kẻ Bắc người Nam
Cành thoa xin tặng để làm duyên sau
Cụm từ kẻ Bắc người Nam vừa chỉ hiện thực rồi đây hai người đôi ngả- nàng về phương Bắc làm Yên Chi, chàng ở lại phương Nam, câu thơ như có sự dự báo về cái chết của nàng, bỏi lẽ trong cụm từ trên, chữ Bắc vừa thực chỉ phương hướng nhưng cũng vừa hư chỉ sự chia ly, tang tóc. Quả thật, ở đoạn sau của thiên truyện, nàng đã trầm mình xuống đầm tự tử nhưng đã may mắn được Chiêu Quân cứu thoát. Còn Mai Sinh (Mai Lương Ngọc) khi đến nhà họ Châu vì làm mất thoa nên mang bệnh nặng, thuốc thang không chữa được, mới có lời rằng khi chết hãy chôn mình theo hướng Bắc để hàng ngày được dõi theo bóng Hạnh Nguyên – người con gái mà chàng ngày đêm ngóng trong đang bị cống cho giặc Hồ ở phương Bắc, đồng thời đó cũng chính là hướng của người chết:
Dù khi giải kết bao giờ
Phong phần chính Bắc xin nhờ nhớ cho
Hướng Bắc là nơi tối tăm, lạnh lẽo, mang ý nghĩa tử vong không tốt lành, và đây là nơi trú ngụ của linh hồn người chết cho nên trong Phan Trần đã dùng hình ảnh Bắc cực để nói về cái chết :
Sương đỉnh Dĩ, tuyết ngàn thông
Sao chìm Bắc cực, mây lồng Nam tinh...
3.2.4. Cũng giống như Đông - Tây, Nam thuộc dương, gắn liền với nam giới, Bắc thuộc về âm, chỉ về nữ giới, thường nơi ở của nữ giới nằm ở hướng Bắc:
Cửa Bắc cây chen màu “thảo dĩ   ”
Lầu Nam nguyệt rạng vẻ “trường cung  
Lầu vàng đúc vành gương báu
Vành vạch châu trao chiếc lược hồng...
Sơ kính tân trang
Bốn câu thơ nhắc lại ước cũ hai nhà Trương - Phạm xưa kia: họ Phạm trao cho nhà họ Trương chiếc lược (Sơ ) ngọc mà ở cửa Bắc Quỳnh Nương đang giữ: “thảo dĩ” tức là chỉ vật đính ước của nhà họ Phạm: Thảo+ Dĩ  = Phạm . Còn họ Trương giao cho họ Phạm gương vàng (kim ), và ở phía lầu Nam, Phạm Kim luôn đeo vật đính ước của nhà họ Trương bên mình, chữ Trường cung nghĩa là: Trường  + Cung  = Trương .
Như trên đã trình bày, nếu Nam  thiên về nghĩa sinh sôi, tốt đẹp thì Bắc lại hàm chứa sự u buồn, lạnh lẽo và chết chóc. Đối với những tác phẩm, những câu thơ chứa đựng từ Bắc luôn gợi cho người đọc không khí u hoài, buồn bã, chia cách. Việc sử dụng chữ Bắc và các hàm nghĩa văn hóa trong văn chương đã giúp cho sự diễn đạt sinh động hẳn lên, làm cho các hình tượng văn học lấp lánh những ánh sáng mới đồng thời khiến cho các câu văn, đoạn thơ trở nên gọn gàng, ý vị đầy sức thuyết phục.
Nhìn chung, xét từ góc độ trường văn hoá, ý nghĩa phái sinh của Nam và Bắc được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam đã thể hiện sự phù hợp với kiểu tư duy và thi pháp mang tính quy phạm của thời trung đại. Nó phù hợp với đặc tính giàu biểu cảm, thâm thúy, chuộng bộc lộ cái thần, cái cốt lõi, nói ít hiểu nhiều của ngôn ngữ văn chương cổ điển Việt Nam. Sự xuất hiện các từ ngữ văn hóa trong ngôn ngữ tác phẩm cổ điển đã giúp cho nghệ thuật phô diễn trở nên súc tích, linh hoạt, thần tình và đa dạng hơn, góp phần tạo nên một nét đặc trưng tiêu biểu cho tư duy biểu tượng của các tác gia văn học trung đại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo chính
1. Dương Lâm (1996), Hán ngữ Từ hội dữ Hoa hạ văn hóa         , Nxb Ngữ văn Trung Quốc (bản Trung văn)
2. Võ Minh Hải (2008), Hàm nghĩa văn hóa của hai chữ Đông và Tây trong văn học trung đại Việt Nam, TC Ngôn ngữ và Đời sống (Số 1 và 2).
3. Nhiều tác giả (2000), Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 5, 6), Nxb KHXH, H.
Quy Nhơn, 8/11/2011
Võ Minh Hải
Theo http://www.hcmup.edu.vn/


1 nhận xét:

  Ernest Hemingway và chiều kích thứ năm Việc nghiên cứu phong cách văn xuôi của Hemingway phần lớn đã hoàn thành từ lâu. Phong cách nầy q...