Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Ca dao trong hát ru ở Tây Hòa - Phú Yên

Ca dao trong hát ru ở Tây Hòa - Phú Yên
Lời giới thiệu
Ở các vùng nông thôn Tuy Hòa - Phú Yên, mỗi khi có dịp đi qua, ta chỉ để ý một chút, thế nào cũng lắng nghe được một vài giọng ru em văng vẳng êm tai.
Lời ru với âm thể dịu dàng, giọng ru nghe như tất cả những gì thân quý nâng niu vỗ về, như dắt dẫn ta vào cuộc sống.
Hát ru – một loại hình văn hóa văn nghệ phi vật thể, nó được truyền dạy một cách tự nhiên trong rộng rãi quần chúng qua từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nó không mất đi, nhưng qua theo dõi nó còn phát triển biến tấu ngữ âm, ngữ điệu từng địa phương. Vì sao ở Bắc Việt Nam thì “ầu ơ” , từ Quảng Nam trở ra thì “hà ơi rồi “ả ơi” ở Phú Yên trở vào phổ biến là “ơ… hời…”, không còn ầu ơi, hà ơi hay à ơi. Hiểu theo truyền thuyết vùng đất phía Bắc “ầu ơi xuất phát nguồn gốc dân tộc (1) Đông Hòa và Tây Hòa sống từ nông nghiệp. Cha mẹ nhìn giàn bầu và dây bí ra trái trên giàn nên ru:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn“
và ‘bầu ơi” lặp đi lặp lại.. 
Dần dần nhiều thế hệ sau người Việt bỏ chữ bầu ơi mà là “ầu ơi”. Rồi dần dần người Việt di cư vào phía Nam phải bám vào những dòng sông, con suối ở dọc theo triền sông mà phát triển sản xuất cho nên “hà ơi”
Nước ơi! Thơ Tố Hữu:
– “Hà ơi” tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường“
Và biến thể dần còn à ơi:
“À ơi con ngủ đi con
Cha con trả nợ nước non chưa về”
Bởi là một văn hóa phi vật thể, làn điệu không ký âm và vật thể hóa được nên mỗi vùng hát ru có khác nhau. Song tiếng ru luôn vẫn có âm điệu nhẹ nhàng êm ái làm cho trẻ dễ ngủ ngon, và cho dù có biến tấu biến thể ngữ âm ngữ điệu thế nào đều dựa ngữ điệu êm ái cốt ru cho bé ngủ. .. 
Trẻ 9-10 tuổi ru em thì chúng ru theo kiểu của chúng, vừa đưa võng vừa hát, tiếng hát với tiết tấu nhanh hơn:
– “Ơi hời – hơi hời
Một mai hơ, con cá hớ, hóa rồng hờ
Đền ơn mà cha mẹ hờ là kẻo công, thành sanh thành, hời “ơ hời”. Người lớn thì hát ru với tiết tấu chậm hơn, ngữ điệu êm ái hơn, cũng:
– “Hời – ơ – hời
Một mai hơ, con cá hớ, hoá rồng hờ
Này đền ơn mà cha mẹ hờ là kẻo công, thành sanh thành hời – ơ – hời” Cũng câu hát đó nhưng ngữ điệu lại có chỗ luyến láy khác:
“Ơ hời, một mai “hơ hơ” con cá hóa rồng…
Đền ơn mà cha mẹ hờ à à à kẻo công ờ sanh thành”.
Có nhiều người đàn ông đưa con bằng cả điệu bả theo bài
“Hận vì bọn quân thù tàn bạo
Đại Cồ Việt Sơn hà đảo điên
Hận nghì thu chứa đầy tâm huyết
Ngó về Bắc nghiến răng chung thề
Đội trời chung chẳng dung quân giặc".
Theo điệu bá lịnh, bài hát này cứ hát đi hát lại cho đến khi trẻ ngủ, và cho đến nay tân nhạc phát triển khắp chốn thì một số cô khi hát đưa con cũng hát cả những bài hát tân nhạc, lựa những bài có chất liệu dân ca. Thực ra trẻ em Việt Nam không phải chỉ được nuôi lớn bằng bầu sữa mẹ, mà trẻ con còn được nuôi lớn bằng những lời ru của mẹ, của bà, của anh, của chị.
Khoa học đã chứng minh rằng: “Trẻ em còn biết lắng nghe lời ru từ khi còn nằm trong bụng mẹ”. Và lời ru ấy vẫn luôn bay bổng theo suốt cuộc đời của con người, rằng:
– “Một mai con cá hóa rồng
Đền ơn cha mẹ kẻo công sinh thành“ 
Là lời mong mỏi của mẹ cha từ con cá sẽ thành rồng để báo hiếu công sanh thành dưỡng dục. 
Hoặc:
– “Dù con đi hết cuộc đời
Vẫn chưa đi hết những lời mẹ ru … “
Từ thuở sơ sinh, em bé nghe lời ru dịu dàng cho dễ ngủ, nhưng càng lớn lên, suy ngẫm lại những lời ru và âm điệu ru, ta mới thấy trong đó bao hàm nhiều ý nghĩa.
Ngô Sao Kim
Theo https://ngosaokim.wordpress.com/


1 nhận xét:

  Nhà thơ Nguyễn Trác: Thiếu nhi – độc giả đáng yêu nhất, nhưng cũng khó tính nhất 11 Tháng Năm, 2023 Nhà thơ Nguyễn Trác viết thành côn...