Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Nắng đưa em về 1

Nắng đưa em về 1

Chương 1

Chuyến tàu đưa Cát Thơ ra giàn khoan dầu khí Vũng Tàu đang lênh đênh trên biển cả.

Giám đốc Xê - khốp đã nhận, cô mừng không thể tả. Nhưng nghe đâu ngoài giàn khoan đã có giám đốc mới, Cát Thơ hơi lo lo.

Không ai nghĩ là cô tiểu thư vốn yếu đuối về thể chất lẫn tinh thần lại tình nguyện ra giàn khoan làm việc. Chỉ có Cát Thơ biết nguyên cớ mà thôi.

Nhưng Cát Thơ đang lao đao say sóng chẳng thiết nghĩ gì cả, cô rã rời buồn nôn. Cuối cùng chỉ có ói ... và ói ... xanh xao, rũ rượi.

Ra đến nơi, Cát Thơ choáng váng nằm mẹp một chỗ. Cát Thơ chẳng dám trình diện với giám đốc mới của công ty dầu khí mà phải trình điện bác sĩ Đăng Dương vì ngã bệnh.

Đăng Dương - bác sĩ của khu giàn khoan đầu khí - mỉm cười động viên Cát Thơ:

- Cô bé không quen đi tàu nên choáng váng chứ không có bệnh gì đâu.

Mặt bơ phờ ủ dột nhưng Cát Thơ vẫn cố gắng hỏi:

- Thế hả bác sĩ? Em không có sao chứ?

Đăng Dương ân cần khám cho Cát Thơ, giọng vẫn nhẹ nhàng cất lên:

- Cô bé bị say sóng, hãy nghỉ ngơi và uống thuốc thì sẽ khỏe lại thôi.

Cát Thơ cất giọng ai oán:

- Ra làm việc mà nằm một chỗ thế này, thật là kỳ không thể tưởng.

Nhìn Cát Thơ với ánh mắt dịu dàng, Đăng Dương nở nụ cười hòa nhã, cảm thông:

- Em bị sự cố say sóng chứ có muốn bệnh thế này đâu. Yên tâm đi! Giám đốc mới tên Mi- kha- nốp không nỡ trách em đâu.

Cát Thơ cố giấu nụ cười:

- Làm như anh là giám đốc vậy.

Đăng Dương giải thích nhẹ tênh:

- Anh không là giám đốc nhưng biết tính giám đốc.

Cát Thơ tò mò hỏi:

- Tính giám đốc thế nào hả anh?

Đăng Dương đáp với một chút pha trò:

- Tính mỗi người mỗi khác.

Cát Thơ trề môi:

- Thế mà tưởng anh biết ...

Đăng Dương nói với giọng hóm hỉnh:

- Anh chỉ biết làm bác sĩ thôi.

Và anh lấy thuốc đưa cho Cát Thơ ân cần bảo:

- Em hãy cố uống thuốc thì sẽ chóng khỏi thôi mà.

Cảm giác chếnh choáng, buồn nôn vẫn còn lan khắp người Cát Thơ. Cô gắng gượng đón lấy ly nước và viên thuốc từ tay Đăng Dương uống cái ực và nói:

- Em sợ bị ói nữa quá?

Đăng Dương trấn an:

- Em hết đi tàu rồi, không ói nữa đâu.

- Em thấy chiếc giường lắc lư như con tàu.

Đăng Dương phì cười:

- Em có cảm giác thế thôi. Chiếc giường không có lắc lư đâu.

Anh trả lời và nhìn Cát Thơ chằm chặp. Một cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, đi tàu say sóng, đi xe say xe, chẳng lẽ Cát Thơ ra đây làm việc thật?

Thoáng nghi ngờ, Đăng Dương hỏi Cát Thơ:

- Em ra đây làm việc thật à?

Cát Thơ trả lời bằng câu hỏi ngược:

- Anh không tin em ra đây làm việc sao?

- Em làm gì?

- Kỹ sư hóa.

- Oai quá nhỉ? Em sẽ làm gì, có biết không?

Cát Thơ thật lòng đáp:

- Em cũng chưa biết nữa.

Đăng Dương ân cần nhắc nhở Cát Thơ:

- Lần sau có đi tàu, em nhớ uống thuốc trước nhé. Uống thuốc sẽ tránh được cảm giác buồn nôn.

Cát Thơ nhìn Đăng Dương cảm động. Hoàn toàn xa lạ mà anh ân cần chăm sóc cô rất chu đáo. Không phải chỉ ở cương vị một bác sĩ lo cho bệnh nhân, Cát Thơ thấy Đăng Dương đối với cô như một người thân, một người anh.

Đăng Dương pha sữa cho Cát Thơ uống và bảo:

- Để anh nhờ chị phụ bếp nấu cháo cho em.

Cát Thơ lắc nhẹ:

- Cám ơn anh. Em không ăn được đâu. Em sợ ói lắm.

- Ăn cho cho chóng khỏe. Anh bảo đảm em sẽ không ói nữa đâu.

Nhờ sự chăm sóc của Đăng Dương, Cát Thơ đã bình phục.

Chuẩn bị một bộ mặt tươi tỉnh, Cát Thơ trình diện glám đốc mới tên Mikha- nốp.

Mi- kha- nốp - giám đốc người Nga còn khá trẻ, ngồi nơi bàn làm việc chưa ngẩng đầu lên. Cát Thơ có thời gian quan sát sếp.

Tuy Mi- kha- nốp ngồi nhưng Cát Thơ biết anh có vóc dáng cao to. Người Nga thuộc châu Âu mà. Tất nhiên cao lớn hơn người Việt rồi.

Gương mặt Mi- kha- nốp khá ấn tượng. Đôi mắt to xanh biếc ẩn dưới đôi mày rậm, chiếc mũi cao thon gợi cảm, đôi môi mím lại khi làm việc.

Bỗng Mi- kha- nốp ngước lên. Ánh mắt xanh lam chiếu cho Cát Thơ một luồng điện sáng quắc.

Cát Thơ chợt nhớ ra và thật sự bối rối. Chẳng biết đối thoại với Mi- kha- nốp bằng ngoại ngữ gì đây? Nếu là tiếng Nga thì chết! Liệu Mi- kha- nốp có nói được tiếng Việt không? Nếu được thì tốt biết bao. Cát Thơ rất sợ phải dùng ngôn ngữ bằng tay. Cô khó có thể dùng tay để diễn tả ý mình được.

Đáp lại Mi- kha- nốp bằng tia nhìn thẳng thắn, Cát Thơ ngồi yên, tay để trên đùi thăm dò, chờ đợi ...

Một câu hỏi ngắn gọn cất lên:

- Cô cần gì?

Ồ! Mi- kha- nốp nói được tiếng Việt. May quá!

Mừng rỡ, tự tin, Cát Thơ nhẹ nhàng trả lời:

- Thưa giám đốc, em ... em ...

Trời ạ! Cát Thơ lại lúng túng không điều khiển được lời nói. Có lẽ tại ánh mắt xanh cứ chiếu vào Cát Thơ nửa như nhạo báng, nửa như khó chịu.

Cát Thơ cố trấn tĩnh. Mình xin việc mà, được hay không thì thôi, có gì phải sợ. Giám đốc cũng là con người dù là người Nga.

- Thưa giám đốc, em xin việc ạ.

Vẫn nhìn thẳng vào Cát Thơ, Mi- kha- nốp hỏi:

- Cô gái đi tàu buồn nôn đó à?

Chẳng biết điều này có ảnh hưởng gì không? Nó có làm cho giám đốc phật ý không chịu nhận Cát Thơ không?

Biết sao? Phải đành nhận vì mình là kẻ đi tàu xe dở nhất. Nghĩ đến là phát sợ, chỉ muốn ở luôn đây, chẳng phải di chuyển đâu nữa. Muốn thế thì phải được làm việc.

Cát Thơ cố nở nụ cười lấy lòng sếp:

- Được ạ, tại em không quen đi tàu xe.

Giám đốc Mi- kha- nốp ra vẻ cảm thông:

- Không sao, miễn làm việc tốt là được.

Ôi! Giám đốc Mi- kha- nốp nói tiếng Việt, giọng lơ lớ nhưng Cát Thơ nghe thật ngọt ngào như lời của ông Bụt đáng kính. Giám đốc quan trọng công việc chứ không quan tâm việc say tàu xe của Cát Thơ.

Tự tin, Cát Thơ mỉm cười đáp:

- Em ra đây xin được làm việc ạ.

Hất hàm, Mi- kha- nốp bật hỏi:

- Cô làm được việc gì? Phụ nữ mà muốn làm ở giàn khoan dầu khí ư?

Câu nói gai góc chẳng khác nào kim đâm vào Cát Thơ. Giám đốc Mi- khanốp đâu phải là người đàn ông cổ lỗ sĩ của chế độ phong kiến mà khinh thường phụ nữ đến thế.

Cát Thơ đâm cụt hứng, không muốn nói chuyện với Mi- kha- nốp. Nhưng cô tự nhủ phải giữ bản lĩnh để có được việc làm.

Bằng giọng nhỏ nhẹ, lễ pbép, Cát Thơ bày tỏ:

- Giám đốc có thể phân công cho em công việc ở giàn khoan này. Em sẽ làm hết khả năng mình.

Và để chứng mình cho câu nói, Cát Thơ mở ví lấy hồ sơ giấy tờ cho Mikha- nốp xem. Bằng kỹ sư hóa, bằng vi tính, Anh văn, Pháp văn, sơ yếu lý lịch ...

Mi- kha- nốp xem lướt qua các giấy tờ của Cát Thơ rồi trả lại cho cô.

- Cô muốn làm việc lắm sao?

Không chú ý dến giọng nói khô khan thiếu thiện cảm của Mi- kha- nốp, Cát Thơ hồ hởi:

- Vâng, em rất muốn được làm việc.

Giọng Mi- kha- nốp chậm rãi:

- Công ty rất cần những người thật tâm làm việc, còn cô thì vì động cơ gì?

Chẳng khác nào Mi- kha- nốp tạt một gáo nước lạnh vào mặt Cát Thơ.

Chẳng khác nào anh chàng giám đốc người Nga đã biết rõ động cơ mà Cát Thơ đến đây làm việc.

Dù động cơ gì thì Cát Thơ cũng có một tấm lòng nhiệt tình đến đây làm việc.

Nhận hay không hả ông giám đốc? Đừng khắt khe để mọi người còn thở chứ.

Dù Cát Thơ có động cơ gì thì Cát Thơ cũng muốn làm việc. Ông giám đốc có biết không?

Lời trầm trồ của bạn bè vẫn văng vẳng bên tai Cát Thơ:

- Mi với Lam Khánh tiểu đăng khoa rồi đại đăng khoa cùng một lúc. Không ai hơn đâu Cát Thơ.

- Hai người là kỹ sư hóa cùng tốt nghiệp ra trường. Tuyệt quá nhỉ!

- Hạnh phúc trong tay, tha hồ mà hưởng nhé Cát Thơ:

Tuyệt quát! Không ai hơn.

Hạnh phúc trong tay ...

Thế mà Cát Thơ có được hưởng hạnh phúc đâu.

Lam Khánh đã đột ngột chia tay Cát Thơ.

Cay đắng, phũ phàng, tàn nhẫn ...

Dù Cát Thơ xinh đẹp quý phái, ai mới gặp lần đầu cũng đều có thiện cảm bởi gương mặt khả ái với ánh mắt trong veo biết cười. Nhưng Cát Thơ vẫn không bằng cô Việt kiều Nini Hằng Trang rất mực sang giàu.

Và Lam Khánh đã đánh đổi Cát Thơ.

Anh chàng kỹ sư con nhà giàu bị choáng ngợp bởi cái mác của Nini Hằng Trang. Anh còn choáng ngợp bởi cha của Nini là tổng giám đốc tập đoàn đầu khí rất giàu có và thế lực.

Một đám cưới vội vàng, Lam Khánh cùng vợ sang châu Âu sống cuộc đời vàng sơn tột đỉnh.

Bị phụ rẫy, Cát Thơ ngỡ ngàng cay đắng. Mối tình đầu lãng mạn đẹp như thơ, thời sinh viên bỗng chốc vỡ tan như mây khói phiêu điêu.

Tình yêu đã vỗ cánh bay xa. Bay cùng Lam Khánh về bên kia đại dương nghìn trùng.

Tình yêu đã xa tầm tay Cát Thơ rồi.

Buồn chông chênh.

Cát Thơ không có khả năng níu giữ được gã con trai đam mê tiền tài danh vọng.

Thế đấy? Tình yêu nóng bỏng nhất có kết cục lạnh giá nhất.

Nỗi đau chưa nguôi, Cát Thơ choáng váng khi nghe bà nội bảo:

- Ngày mai, con chuẩn bị chu đáo, bên nhà trai sang coi mắt con đó.

Cát Thơ trố mắt nhìn bà nội.

Bà Cả Thăng là một người cực kỳ phong kiến. Tính bà độc đoán, khó bậc nhất trong thiên hạ. Cát Thơ thầm nhủ bà là đàn em còn sót lại của mấy bà Án, bà Phán ngày xưa.

Thời buổi hiện đại mà bà còn cho người ta đến nhà coi mắt, vấn danh cháu, nội.

Cát Thơ phản ứng ngay:

- Coi mắt làm gì hả nội?

Bà Cả Thăng cau mày, mắt ánh lên sáng quắc:

- Coi cho biết mặt con để nội gả.

Mặt Cát Thơ bí xị:

- Con không thích chuyện này.

Bà Cả Thăng mím môi gằn lên:

- Con gái lớn phải lấy chồng. Nội nói không được cãi.

Cát Thơ từ tốn dùng kế hoãn binh:

- Chừng nào thích, con sẽ lấy.

Bà Cả Thăng vừa nhai trầu, vừa nhìn đứa cháu nội lom lom:

- Ngay bây giờ chứ còn gì nữa?

Cát Thơ giãy nảy:

- Không được đâu nội ơi.

Bà Cả Thăng nhăn trán:

- Sao không được? Con đã học hành đỗ đạt xong rồi.

Cát Thơ mím môi đáp giọng thản nhiên:

- Con muốn đi làm.

Bà Cả Thăng cũng thản nhiên không kém:

- Đi làm thì tốt. Bằng không thì chồng nuôi. Nội gả con cho đám này, con nhà giàu, con khỏi lo gì cả.

Gã công tử con nhà giàu mà bà Cả Thăng định gả Cát Thơ là một kẻ kiêu ngạo, học hành dở dang mà tự phụ, coi trời bằng vung. Cảnh Tân ăn chơi trác táng, đang tập tành ma túy.

Sau ngày Cảnh Tân coi mắt Cát Thơ, cô đã điều tra và biết được lý lịch của hắn. Cát Thơ không thích ''nâng khăn sửa túí' cho hạng người đó như bà nội mong muốn.

Không làm sao giải thích với bà nội, Cát Thơ có nguy cơ bị bà ép gả cho gã công tử phóng túng trụy lạc đó.

Không giải thích với bà nội bảo thủ độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng, Cát Thơ cũng không cầu cứu được cha mẹ.

Ông Phan Long, bà Cát Đằng luôn bất hòa. Hai người chỉ lo làm ăn và cãi vã nhau, chẳng ai quan tâm hay can thiệp gì cho Cát Thơ.

Hầu như hai người phó thác Cát Thơ cho bà nội. Một mình cô độc, hoang mang chẳng biết chia sẻ cùng ai, Cát Thơ như đang đứng bên bờ vực thẳm.

Không thể để bà nội quyết định số phận mình, Cát Thơ đã chọn một con đường đi riêng.

Quyết định đó là ''đơn thương độc mã'' đi đến giàn khoan dầu khí Vũng Tàu để xin việc làm. Và giờ đây Cát Thơ đang đối diện với giám đốc Mi- kha- nốp nghiêm khắc để nghe anh phán.

Cát Thơ hoang mang lo lắng. Chẳng biết ông giám đốc có chịu nhận cô nếu như ông biết rõ động cơ mà cô đến đây xin việc làm.

Xét cho cùng, động cơ đó chẳng ảnh hưởng gì đến công việc cả.

Thở hắt ra, Cát Thơ im lặng chờ đợi ...

Mất phút trước, cô thấy Mi- kha- nốp như ông Bụt nhân từ, bây giờ Cát Thơ trông anh chàng rất giống con ngáo ộp đang đe dọa cô, mặc dù Cát Thơ chẳng biết con ngáo ộp ra làm sao.

Bất chợt, Mi- kha- nốp hỏi:

- Cô muốn làm việc gì?

- Ôi! Ông bụt đã hiện trở lại. Cát Thơ mừng rơn, đáp nhanh mà không cần suy nghĩ:

- Việc gì của công ty, em cũng làm được miễn phù hợp với khả năng.

Việc gì cũng làm được. Mi- kha- nốp nhìn xoáy vào Cát Thơ. Anh chúa ghét những cô gái ba hoa, huênh hoang kiêu hãnh.

Cát Thơ mà làm được gì với công việc nặng nhọc của công ty dầu khí. Nhìn dáng điệu, anh biết ngay đây là tiểu thư con nhà giàu, dù có bằng kỹ sư nhưng con gái đài các có biết làm gì ngoài việc ăn diện và mộng mơ.

Tuy nhiên, Mi- kha- nốp vẫn tỏ vẻ thông cảm và dễ dãi với người tình nguyện làm việc cho công ty dầu khí tận ngoài bãi biển Vũng Tàu. Giọng anh vang lên rành rọt:

- Cô sẽ làm việc ở nhà bếp với chức danh bếp trưởng.

Ánh mắt trong veo mở to hết cỡ. Cát Thơ há hốc mồm nhìn Mi- kha- nốp.

Cô tưởng mình nghe nhầm, lắp bắp hỏi lại:

- Em ... làm bếp trưởng?

Giọng Mi- kha- nốp khẳng định chắc như đinh đóng cột:

- Đúng như vậy. Cô sẽ trông coi về việc nấu ăn cho nhân viên của công ty.

Cát Thơ sợ hãi rên rỉ:

- Giám đốc phân công không đúng chuyên môn rồi. Em tốt nghiệp đại học có bằng kỹ sư mà.

Giám đốc Mi- kha- nốp nhếch môi như chế nhạo Cát Thơ:

- Tôi biết điều đó. Và tôi cũng biết người phụ nữ Việt Nam rất coi trọng việc làm bếp, nấu ăn. Tôi phân cô làm bếp trưởng có gì không ổn đâu.

Quỷ tha ma bắt ông đi, ngài giám đốc ạ. Ông phân công như thế mà ổn à?

Suốt bốn năm đại học cực khổ vất vả, Cát Thơ mới có được mảnh bằng kỷ sư đem đến cho ông để ông bắt làm bếp.

Điếc không thèm sợ súng, Cát Thơ phải từ chối thôi:

- Giám đốc phân công như vậy là không hợp lý rồi.

Mi- kha- nốp nghiêm giọng hỏi:

- Sao không hợp lý?

- Em học đại học cực khổ vất vả để xin việc làm phù hợp với chuyên môn.

Em đâu thể làm bếp trưởng nấu ăn.

Chiếu cho Cát Thơ một tia nhìn giễu cợt, giám đốc Mi- kha- nốp ngăn chặn:

- Đừng nói với tôi là cô không biết làm bếp trưởng nha.

Cát Thơ gật đầu đáp ngay:

- Vâng. Tôi không biết làm bếp trưởng.

Mi- kha- nốp vặn lại:

- Học đại học vất vả mà cô còn học được để lấy bằng kỹ sư thì việc làm bếp trưởng nấu ăn cũng không có gì khó đâu.

Cát Thơ cố biện minh:

- Nhưng thưa giám đốc, hai việc đó khác nhau.

Như con cáo già sành sỏi, Mi- kha- nốp quật lại Cát Thơ:

- Nhưng cũng cùng là công việc. Cô có trình độ đại học, đừng bảo việc này làm được, việc kia không.

Sao mà Cát Thơ ghét Mi- kha- nốp đến thế. Tưởng mình là giám đốc có chức vụ rồi phân công thế nào cũng được ư? Mi- kha- nốp phân công Cát Thơ không đúng chuyên môn mà còn lên giọng với Cát Thơ.

Cát Thơ tức không thể tả. Nhưng cô nhã nhặn nói thẳng:

- Em không biết làm bếp trưởng, cũng chẳng biết nấu ăn.

Mi- kha- nốp buột miệng chế giễu:

- Là phụ nữ mà không biết nấu ăn sao?

Cát Thơ ậm ừ, cựa quậy trên ghế. Chẳng lẽ chịu thua Mi- kha- nốo? Nhưng cô biết chống chế thế nào đây?

Mi- kha- nốp tiếp tục bồi thêm:

- Cô đã bảo là phân công việc gì, cô cũng làm được.

Cát Thơ phụng phịu như trẻ con:

- Nhưng giám đốc phải phân công đúng chuyên môn chứ.

Vẻ mặt rất thản nhiên mà giọng Mi- kha- nốp thì khô khan:

- Tôi phân công đúng chuyên môn của phụ nữ đấy.

Phong kiến đến thế là cùng. Gặp bà nội phong kiến, Cát Thơ đã sợ hãi, tránh xa rồi, giờ gặp ''lãó' sếp nữa ư?

Nhướng mắt nhìn Mi- kha- nốp, Cát Thơ làu bàu:

- Giám đốc làm như phụ nữ chỉ có mỗi việc nấu bếp.

Đôi mắt xanh ánh lên nét khó chịu, Mi- khãnốp buông giọng rắn rỏi:

- Tùy cô chịu thì làm, không thì thôi. Tôi không ép buộc, Cô tình nguyện ra đây mà.

Thấy người ta tình nguyện rồi muốn phân công như thế nào thì phân công sao.

Cát Thơ đâu có bảo là phân cho cô bất cứ công việc nào. Cát Thơ là kỹ sư hóa thì giám đốc cứ phân đúng việc đi. Giao cho cô làm bếp trưởng, cô thấy còn khó hơn việc bà Nữ Oa đội đá vá trời nữa.

Cát Thơ len lén nhìn Mi- kha- nốp. Gương mặt giám đốc ngạo nghễ đắc thắng. Cát Thơ sẽ từ chối cho hắn biết.

Dường như Mi- kha- nốp muốn làm khó Cát Thơ. Anh chàng giám đốc không muốn Cát Thơ làm việc cho công ty. Giám đốc bất cần Cát Thơ thì Cát Thơ cũng bất cần công ty.

Từ chối không làm, Cát Thơ sẽ bỏ cuộc, trở về Sài Gòn. Làm sao mà yên thân với bà nội. Cát Thơ đã lặn lội ra đến đây rồi, dù có khó khăn, cô cũng không bỏ cuộc.

Cát Thơ mà từ chối công việc thì giám đốc Mi- kha- nốp sẽ đắc thắng, tự hào, anh ta sẽ cười vào mũi cô.

Thấy Cát Thơ im lặng, Mi- kha- nốp lên tiếng như muốn kết thúc câu chuyện.

- Thế nào, cô có làm không?

Cát Thơ hỏi với một chút hy vọng mong manh:

- Giám đốc có thể phân công cho em việc khác.

Mi- kha- nốp đáp chắc nịch:

- Tôi chỉ phân công cho cô làm bếp trưởng. Nếu cô không đồng ý thì thôi.

Không còn hy vọng lay chuyển con người sắt đá, Cát Thơ mím môi quyết định. Hơn nữa, trong đầu, trong tim Cát Thơ cũng vang lên tiếng nói yêu cầu cô nhận lời.

Làm bếp trưởng thì làm chứ sợ gì?

- Được rồi. Em đồng ý!

Giọng Cát Thơ vang lên từng tiếng khiến cô cũng giật mình.

Ánh mất xanh biếc của Mi- kha- nốp thoáng vẻ ngạc nhiên. Cát Thơ giấu nụ cười thích thú. Đừng tưởng hạ gục Cát Thơ, ông giám đốc ạ.

- Mong là cô làm được.

Mi- kha- nốp phán một câu khiến Cát Thơ thấy lửa bốc lên đầu. Tất nhiên Cát Thơ sẽ làm được cho ông thấy.

Đứng lên với vẻ dứt khoát, Cát Thơ hỏi nhanh:

- Chừng nào em nhận việc hả, giám đốc?

Quen tác phong công nghiệp nhanh nhạy, Mi- kha- nốp phán:

- Cô đã say tàu bị bệnh bao ngày rồi, nếu nhận việc thì cứ làm ngay.

Cát Thơ chào Mi- kha- nốp, anh dặn thêm:

- Cô nhớ gặp cô phụ bếp Cha- nô- va. Cô ấy sẽ giúp cô.

Lại một người Nga nữa à. Cát Thơ hoang mang, chẳng biết phụ bếp tên Chanô- va có giống ngài giám đốc Mi- kha- nốp không? Chị mà như sếp thì làm sao Cát Thơ chịu cho thấu.

Cát Thơ bước vào phòng y tế của công ty dầu khí - nơi đầu tiên đã đón tiếp cô ra đâu.

Vừa trông thấy Cát Thơ, bác sĩ Đăng Dương cất giọng thân thiện pha trò:

- Em vẫn còn buồn nôn và thấy chiếc giường lắc lư sao cô bé?

Cát Thơ mỉm cười:

- Em hết rồi. Nhờ thuốc của anh đó, bác sĩ.

Bác sĩ Đăng Dương ân cần khuyên nhủ:

- Em hãy thường xuyên đi tàu xe thì không buồn nôn nữa.

Cát Thơ lắc đầu:

- Em sợ lắm! Càng đi nhiều thì càng bị ....

Đăng Dương nhìn cô với ánh mắt tinh quái:

- Vậy, em hãy ở luôn đây, đừng đi nữa, khỏi về nữa.

Cát Thơ đáp, giọng tỉnh bơ:

- Em đã quyết định ở luôn đây rồi mà.

Đăng Dương nhìn Cát Thơ. Không hiểu sao anh thấy mến cô bé có đôi mắt to đen lay láy, còn rất trẻ con này. Mới quen mà anh tưởng chừng thân thiện với Cát Thơ đã lâu.

Đăng Dương quan tâm hỏi:

- Thế em đã gặp giám đốc và được giao công việc chưa?

Cát Thơ ỉu xìu:

- Rồi anh ạ.

Đăng Dương tinh ý nhận ra vẻ bí xị của Cát Thơ:

- Rồi mà sao em không vui?

Có người để tâm sự. Cát Thơ ai oán kể:

- Giám đốc phân công không đúng chuyên môn. Công việc mà em không thể làm được.

Đăng Dương tròn mắt:

- Ồ? Thế thì em từ chối chứ. Công việc không đúng chuyên môn, sao làm.

Hai tay chống cằm, Cát Thơ rầu rĩ:

- Giám đốc khắt khe quá! Lời phán như đinh đóng cột, em xin đổi công việc mà không được.

- Em có quyền không nhận công việc này mà. Nghe nói, em đã tình nguyện ra đây.

Cát Thơ ngước nhìn Đăng Dương, đôi mắt trong veo ánh nét kiêu hãnh dù rất trẻ con:

- Chính vì tình nguyện ra đây nên em sẵn sàng làm việc mà giám đốc phân công.

Đăng Dương reo lên tán đương Cát Thơ:

- Rất tốt. Chứng tỏ em là người có tinh thần trách nhiệm.

Cát Thơ nói thêm như lời giải thích:

- Em mà không làm, giám đốc sẽ cho rằng em không biết làm công việc của phụ nữ.

Nhưng sự giải thích của Cát Thơ lại càng làm cho Đăng Dương không hiểu:

- Em nói gì? Tại sao giám đốc cho là em không biết làm công việc của phụ nữ?

Câu trả lời của Cát Thơ lại càng khó hiểu:

- Giám đốc bảo là phân cho em công việc đúng chức năng của phụ nữ.

Chợt nhớ, Đăng Dương vội hỏi:

- Giám đốc Mi- kha- nốp nói chuyện với em bằng tiếng Việt hay tiếng Nga?

- Tiếng Việt.

Cát Thơ trả lời Đăng Dương và hỏi lại:

- Bộ anh tưởng em không hiểu rõ lời giám đốc sao? Ông ấy nói tlếng Việt rất sỏi.

Đến bây giờ Đăng Dương mới chợt nhớ một điều quan trọng mà anh chưa hỏi Cát Thơ:

- Thế giám đốc phân cho em việc gì?

Ánh mắt trong veo mở lớn, Cát Thơ hồn nhiên hỏi:

- Ủa? Em chưa nói cho anh biết à?

- Em có nói đâu.

Cát Thơ đáp với vẻ mặt ảm đạm:

- Giám đốc phân cho em làm bếp trưởng.

- Hả!!!

Miệng Đăng Dương há ra thật to, ngạc nhiên chưa từng thấy.

- Trời ạ! Giám đốc phân cho em làm bếp trưởng?

- Vâng. Em sẽ làm bếp trưởng phụ trách nấu ăn cho nhân viên của công ty.

Giọng Đăng Dương đầy thắc mắc:

- Phân công cho cô kỹ sư hóa làm bếp trưởng nấu ăn, không biết ông ấy có nhầm không nhỉ?

Cát Thơ đáp tỉnh bơ:

- Sếp bảo đúng chức năng của phụ nữ.

- Em thích sao?

Mặt rầu rĩ nhưng Cát Thơ đáp với vẻ kiêu hãnh:

- Em sẽ làm cho sếp thấy.

Đăng Dương cười, hỏi:

- Được không đó?

Cát Thơ cầu cứu Đăng Dương:

- Em không biết gì hết. Có gì, em hỏi anh nha.

- Trời đất? Anh chỉ biết khám bệnh, chẳng biết nấu ăn đâu.

Cát Thơ mỉm cười:

- Đùa thôi. Em sẽ hỏi chị phụ bếp Cha- nô- va. Chị ấy thế nào hả anh?

- Chị ấy vui vẻ và tốt bụng lắm.

- Em sẽ nhờ chị ấy giúp đỡ.

Đăng Dương nói thêm:

- Chị Cha- nô- va rất thích ăn chuối. Em cứ "lo lót", thì chị ấy sẽ chỉ cho em cách làm bếp trưởng.

Cát Thơ hí hửng:

- Em cám ơn anh nha. Em sẽ đi gặp chị Cha- nô- va đây.

Nói xong, Cát Thơ vụt chạy đi Đăng Dương gọi cô lại mà không được. Anh chỉ đùa thôi mà Cát Thơ ngây thơ lại tưởng thật.

Chẳng biết gặp Cha- nố- va, cô bé sẽ nói gì?

Mà đúng là Cha- nô- va thích ăn chuối thật. Tất cả các loại chuối của Việt Nam.

Cát Thơ hối hả lao nhanh đi như gió khiến cô suýt đâm vào một cô gái xinh đẹp vừa đi tới.

Và Cát Thơ cũng kịp dừng lại thể hiện thái độ lịch sự:

- Xin lỗi chị.

Cũng may Khuê Tú là cô gái không hẹp hòi, khó chịu. Cô khẽ khàng đáp:

- Không có chi.

Và cũng vội vã đi nhanh.

Hai cô gái đi hai hướng khác nhau. Trong đầu mỗi người vương vất nghĩ suy.

Khuê Tú nghĩ đến Cát Thơ, nhưng Cát Thơ thì nghĩ đến Cha- nô- va.

Lòng đầy thắc mắc, vừa bước vào phòng y tế, Khuê Tú đã hỏi Đăng Dương:

- Cô gái nào vừa mới chạy hối vậy anh?

Nheo nheo mắt, Đăng Dương hỏi:

- Cô ấy có đâm vào em không?

- Suýt đâm.

- Chưa sao phải không?

Khuê Tú lém lỉnh:

- Em còn nguyên đây nè.

Vẫn thắc mắc Khuê Tú hỏi lại:

- Cô gái nào lạ hoắc vậy anh?

Đăng Dương trịnh trọng giới thiệu:

- Cô kỹ sư hóa mới về công ty dầu khí.

Khuê Tú đùa đùa giọng:

- Anh làm gì mà cô ta chạy trối chết ra ngoài vậy?

Đăng Dương giải thích:

- Anh chỉ nói chị Cha- nô- va thích ăn chuối là cô ấy chạy đi tìm đó chứ.

Khuê Tú tinh nghịch:

- Chạy đi tìm chuối hay đi tìm chị Cha- nô- va?

- Sao em không hỏi cô ấy?

- Cô ấy chạy không kịp thở, có dừng đâu mà hỏi. Hỏi anh cho chắc.

Đăng Dương cười cười đáp:

- Cát Thơ đi tìm chị Cha- nô- va chứ không đi tìm chuối đâu.

Mắt Khuê Tú thoáng nét nghi ngờ:

- Anh biết tên cô ấy nữa?

- Cát Thơ mới ở Sài Gòn ra làm việc, ai mà không biết tên.

Đăng Dương trả lời rồi kể thêm:

- Hôm mới ra, Cát Thơ say tàu buồn nôn, ngã bệnh mấy ngày.

Khuê Tú nghiêng đầu hỏi:

- Và được anh chăm sóc, phải không?

- Anh làm bác sĩ mà em.

Đầu óc Khuê Tú vẫn không rời khỏi Cát Thơ:

- Cát Thơ là kỹ sư hóa à? Hay quá nhỉ! Sao không làm ở các công ty mà ra đây nhỉ?

Đăng Dương tỉnh bơ:

- Đây cũng là công ty vậy.

Khuê Tú nhận định:

- Công ty dầu khí đâu có thích hợp với nữ.

Đăng Dương cười, hỏi:

- Không thích hợp sao em cũng làm ở đây?

- Em làm ở bộ phận khác à nha.

Nheo mắt với Khuê Tú, Đăng Dương ranh mãnh:

- Nói thẳng ra là tại vì ở đây có anh nên em đến làm, em theo anh mà.

Khuê Tú trề môi, rồi đưa tay dứ dứ:

- Hứ! Ham lắm! Ai theo anh chứ?

Đăng Dương nắm ngón tay Khuê Tú đưa lên môi hôn:

- Thôi thì anh theo em cũng được.

Rồi anh lại chữa:

- Nhưng như vậy nghịch lý lắm, em ạ.

Khuê Tú đùa giọng:

- Không nghịch lý đâu anh.

Hai người là đôi uyên ương hạnh phúc. Họ cùng ra đây làm việc để có nhau.

Tin tưởng vào tình yêu của Đăng Dương, nhưng sao Khuê Tú vẫn thấy e ngại cô kỹ sư Cát Thơ vừa mới đến.

Khuê Tú thả một câu thăm dò Đăng Dương:

- Cát Thơ đẹp quá phải không anh?

Đăng Dương đáp tỉnh:

- Với anh, em là người đẹp nhất.

Sung sướng, Khuê Tú nguýt yêu Đăng Dương:

- Nói vậy mà biết phải vậy không nữa. Khó tin quá?

Đặt bàn tay Khuê Tú lên ngực mình, Đăng Dương nghiêm túc:

- Anh nói bằng con tim. Hãy tin anh đi!

Khuê Tú cười nhẹ tênh:

- Tạm tin anh vậy.

Đăng Dương nằn nì:

- Tin thật đi mà.

Khuê Tú nũng nịu:

- Tin mà ép sao được anh. Để em tự giác tin hà.

- Cũng được. Em tự giác tin anh chứ?

Khuê Tú lắc đầu một cách khôn ngoan:

- Ông tướng này kỳ ghê. Cứ ép người ta tin. Muốn phân bua tức là dấu hiệu của sự có gì gì đó.

- Anh có gì đâu.

- Không có thật hén? Em điều tra mà có gì thì anh biết tay em.

Đăng Dương rên lên:

- Ối! Chưa gì mà anh biết tay em rồi. Em véo đau quá chừng.

Cho anh nhớ. Không được ... có gì gì đó.

Đăng Dương phàn nàn:

- Làm như anh là kẻ ưa có gì lắm vậy.

Khuê Tú ngoẹo đầu cười rúc rích:

- Chưa thì anh ráng mà nhớ. Không được hó hé à nha.

Đăng Dương méo mặt hăm he:

- Anh mà làm bộ trưởng bộ văn hóa, anh sẽ cấm phụ nữ để móng tay nhọn.

Ai vi phạm sẽ bị phạt.

- Chẳng biết kiếp sau anh có làm bộ trưởng không, chứ kiếp này nằm mơ cũng chẳng có.

Nói xong, Khuê Tú cười giòn tan. Đăng Dương cũng cười theo cô.

Chương 2

Chị Cha- nô- va có thân hình khá cao lớn, tròn trịa. Cát Thơ thanh mảnh đứng bên chị thật tương phản.

- Chào chị! Em muốn gặp chị.

Chị Cha- nô- va đang ăn chuối, tròn miệng lắp bắp:

- Gặp tôi?

Cát Thơ vẫn chủ động trò chuyện trước:

- Chị là phụ bếp, em muốn hỏi chị về cách nấu ăn.

Cha- nô- va lại tròn mắt ngạc nhiên. Vốn tiếng Việt của chị rất ít, chị nói không sỏi bằng giám đốc Mi- kha- nốp.

Cát Thơ tiếc là cô không biết nói tiếng Nga để đàm đạo cùng chị.

Giá như biết trước là sẽ đi làm ở công ty dầu khí và làm việc với người Nga, Cát Thơ sẽ học thêm tiếng Nga rồi.

Bây giờ nói chuyện với Cha- nô- va phải kết hợp thêm ngôn ngữ ... của bàn tay.

Cũng được thôi, miễn sao hai người hiểu nhau.

Có lẽ Cha- nô- va ở đây có tiếp xúc với nhiều công nhân người Việt nên chị nghe và hiểu. Cũng may cho Cát Thơ, chị Cha- nô- va hiểu những gì Cát Thơ hỏi. Chị chỉ bảo ân cần, nhưng tiếng Việt thì có từ biết từ không, rồi thì chị cũng ra dấu.

Cát Thơ chẳng biết, cũng chẳng nhớ đến các món ăn của người Nga. Cô chỉ biết món ăn của người Việt và nấu cho các công nhân ăn.

Nhưng cô chế biến rất vụng về. Quên hẳn giám đốc Mi- kha- nốp cũng là người Nga, cô dọn cho anh ăn thức ăn của người Việt.

Đối với Cát Thơ, việc chế biến cái món ăn rất là khó khăn, phức tạp. Khâu chuẩn bị nguyên liệu và cả khâu xào nấu đều rắc rối.

Bà nội cô thỉnh thoảng có bắt Cát Thơ làm thức ăn, nhưng cô luôn viện cớ bận học nên chỉ biết sơ việc nấu canh và kho mặn.

Bà nội thì luôn tự hào khoe bà là người phụ nữ tam tòng tứ đức. Khâu nữ công gia chánh của bà có thể xếp ngang hàng với các cô hướng dẫn nấu ăn trên tivi.

Những lúc bà nội khoe thành tích thì Cát Thơ thường nghịch ngợm bảo:

- Bà nội quá tài giỏi thì con phải dở, chứ giỏi nữa thì có sự bất công ở đời.

Bà thường mắng Cát Thơ:

- Cha mày!

Bỗng dưng đang nấu thức ăn gặp khó khăn, Cát Thơ lại nhớ đến nội. Một phút chạnh lòng ...

Quá căng thẳng, cuối cùng Cát Thơ cũng thở phào nhẹ nhõm vì đã hoàn tất các món ăn. Món canh, món kho.

Giám đốc Mi- kha- nốp chỉ quen thức ăn của người Nga. Anh không hợp khẩu vị và cách chế biến các món ăn do Cát Thơ nấu.

Sau bữa ăn đó, Mi- kha- nốp cho gọi Cát Thơ lên hoạnh họe:

- Cô không học cách chế biến các món ăn của người Nga sao?

Biết giám đốc đã chỉ trích chê bai các món ăn mình nấu, Cát Thơ cau mặt nói thẳng:

Thức ăn của người Việt, tôi còn nấu chưa rành, làm sao mà học món của người Nga.

Mặt Mi- kha- nốp lầm lì:

- Cô phải cố gắng học hỏi chứ.

Cát Thơ thanh minh:

- Em cũng cố gắng lắm chứ, nhưng thức ăn khó quá, em không sao học được.

Đúng là tiểu thư đài các, thấy khó đã than. Mi- kha- nốp bực dọc:

- Khó, cô cũng phải học hỏi chứ. Món ăn đơn giản, cô chế biến cũng không xong, làm sao tôi ăn được.

Cát Thơ tức muốn khóc:

- Tại giám đốc phân công em không đúng việc.

Mi- kha- nốp nghiêm nghị như một quan tòa:

- Cô trách tôi à? Khó thì cũng phải làm. Làm mãi thì sẽ thành thạo.

- Nói thì dễ chứ làm đâu có dễ.

Không ngờ Cát Thơ đã thốt ra thành tiếng.

Mi- kha- nốp nghiêm khắc bồi thêm như người dạy dỗ:

- ''Trăm hay không bằng tay quen''. Kiên nhẫn là thành công. Tôi nhớ người Việt của cô có nhiều câu danh ngôn hay lắm mà.

Trời ạ! Giám đốc đã biến thành thầy giáo. Ừ nhỉ? Sao Mi- kha- nốp không làm thầy giáo nhỉ? Anh chàng rất có tác phong sư phạm, còn trẻ mà rất đạo mạ.

Cát Thơ muốn bật cười nhưng kềm lại được. Anh chàng giám đốc đang lên lớn cô. Tức muốn nhói tim đây này.

Cát Thơ bặm môi phản kháng:

- Nấu ăn ngon là cả một nghệ thuật. Không phải ai cũng làm được.

Mi- kha- nóp nhín xoáy vào Cát Thơ lên lớp tiếp:

- Cô đừng ngụy biện cho khuyết điểm của mình. Phụ nữ mà không biết nấu ăn là tệ lắm.

Cát Thơ thanh minh:

- Không phải em không biết nấu mà tại nấu không ngon.

- Có khác gì đâu?

- Khác chứ.

Mi- kha- nốp phê bình:

- Cô đừng học thói mấy cô con gái nhà giàu, quý phái chẳng biết làm gì.

Muốn làm tiểu thư à? Không được đâu.

Hai tay đặt lên đùi, Cát Thơ ấm ức nhìn Mi- kha- nốp:

- Tôi không làm tiểu thư mà do giám đốc quá bất công.

Mi- kha- nốp vặn lại:

- Tôi bất công thế nào?

Lại còn hỏi nữa. Chẳng lẽ giám đốc vô tư đến nỗi không thấy mình bất công?

Cát Thơ thấy cần phải lý giải:

- Giám đốc phân công không đúng chuyên môn là bất công chứ còn gì.

Mi- kha- nốp nhếch môi:

- Thế à?

Cát Thơ vẫn còn ấm ức:

- Ông ỷ là giám đốc rồi phân công thế nào thì phân sao?

Mi- kha- nốp điềm nhiên lý giải:

- Tôi nghĩ cô là phụ nữ thì phải biết nấu ăn.

Rồi Mi- kha- nốp lại trách móc:

- Vậy mà cô làm cũng không xong.

Nhưng Cát Thơ thì nghĩ khác:

- Ông chỉ muốn làm khó dễ nhân viên.

Mi- kha- nốp nhìn xoáy vào Cát Thơ. Muốn phê phán cô ngay, làm bếp trưởng phụ trách nấu ăn mà cô diện lắm. Chiếc váy tím than, áo sơ mi trắng sang trọng, cứ như là cô đi chơi hơn là làm bếp.

Không phê phán mà Mi- kha- nốp nghiêm giọng:

- Tôi không làm khó dễ, chỉ muốn tốt cho cô thôi.

Quên nỗi ấm ức, Cát Thơ reo lên như đứa trẻ:

- Muốn tốt cho em thì giám đốc hãy phân công em làm đúng chức năng của một kỹ sư.

Quen nề nếp tác phong công nghiệp, Mi- kha- nốp đĩnh đạc:

- Tôi là giám đốc, tôi phân công sao thì cô làm vậy.

Giám đốc quan liêu cửa quyền. Cát Thơ muốn nổi loạn, nhưng phải ngồi im re và chống đối yếu ớt:

- Công việc trái chuyên môn, quá khó khăn với em, em không làm được.

Mi- kha- nốp lên lớp:

- Khó khăn rồi nản sao? Cô phải làm, mới thể hiện bản lĩnh chứ.

Mặt ỉu xìu, Cát Thơ lắc đầu:

- Em không có bản lĩnh.

Ánh mắt xanh lơ nhìn xoáy vào Cát Thơ như nhìn một hiện tượng lạ. Mikha- nốp giễu cợt:

- Chưa có ai như cô, thấy khó thì buông xuôi, bỏ cuộc.

Cát Thơ làu bàu:

- Em ra công ty dầu khí này đâu phải để làm việc nấu ăn Mi- kha- nốp nói như khích tướng Cát Thơ:

- Vẫn có những người được phân không đúng chuyên môn, nhưng vẫn làm việc tốt.

Cát Thơ bình thản đáp trả:

- Em không giống như những người đó.

Mi- kha- nốp gật gù:

- Cô không giống họ .... tôi biết.

Cát Thơ vội yêu cầu ngay:

- Vậy giám đốt hãy phân công cho em lại đi.

Đôi mày rậm cau lại vì khó chịu. Mi- kha- nốp là chỉ huy, không bao giờ làm theo yêu cầu của người khác. Anh phải trị cho cô gái bướng bỉnh này mới được.

- Tôi phân sao, cô cứ thực hiện. Đừng quen thói được cha mẹ cưng chiều ở nhà rồi muốn gì cũng được.

Nào Cát Thơ có quen thói được cưng chiều. Mà nếu được cha mẹ cưng chiều thì chắc Cát Thơ không lênh đênh trôi dạt ra đâu.

Không lay chuyển được con người sắt đá này, Cát Thơ ấm ức nói trong miệng:

- Em chỉ muốn giám đốc giao công việc đúng chuyên môn.

- Tôi không thể làm gì khác hơn. Cô hãy phấn đấu.

Giao việc không đúng chuyên môn mà bảo phấn đấu. Cát Thơ có phấn đấu gấp một ngàn lần cũng không biết nấu món ăn của Nga.

Giận dỗi, Cát Thơ phồng má lên, môi phụng phịu ... Phản ứng như thế chứ cô còn biết sao hơn.

- Giám đốc có ép buộc thế nào, em cũng không thể phấn đấu nấu ăn tốt hơn được.

Mi- kha- nốp chế nhạo:

- Nếu cô không phấn đấu được thì ...

- Thì nghỉ việc.

Cát Thơ ngắt lời Mi- kha- nốp và phàn nàn:

- Em biết giám đốc muốn em nghỉ việc nên mới phân công tréo ngoe như thế.

Mi- kha- nốp nghiêm giọng:

- Tùy cô!

Và Mi- kha- nốp chấp dứt câu chuyện. Cát Thơ chán nản ra khỏi phòng với tâm tự trĩu nặng.

Trở về phòng riêng, Cát Thơ nằm vật ra giường, lòng ngổn ngang với bao ý nghĩ.

Nghỉ việc hay tiếp tục ở lại làm bếp trưởng. Tức không thể tả khi bị Mi- khanốp xem thường. Anh chàng khinh, khi một mình Cát Thơ hay khinh mọi người phụ nữ?

Ở lại đây làm bếp trưởng không xong mà phải đối diện với Mi- kha- nốp mỗi ngày làm sao Cát Thơ chịu nổi.

Gương mặt lầm lì, giọng diệu nhạo báng của Mi- kha- nốp sẽ làm cho Cát Thơ căng thẳng thần kinh mất.

Thật sự thì Cát Thơ đang căng thẳng rối bời, Mi- kha- nốp khinh khi cô là phụ nữ mà không biết nấu ăn, làm sao cô chịu được.

Thật ra, những người phụ nữ nấu ăn giỏi đều phải học hỏi, có ai tự nhiên mà biết đâu. Điều này Cát Thơ quên nói với Mi- kha- nốp. Phải cho giám đốc biết, anh không được quyền ức hiếp và chế nhạo Cát Thơ.

Phải chi Mi- kha- nốp phân công đúng chuyên môn mà Cát Thơ làm không tròn thì anh chỉ trích. Đằng này ...

Cát Thơ cố gắng hết sức học tập chế biến các món ăn, nhưng thức ăn mà cô nấu vẫn không hợp khẩu vị Mi- kha- nốp và anh nuốt không trôi.

Ấm ức, chán nản, Cát Thơ không biết làm sao hơn. Và cô phản đối tiêu cực như trẻ con:

bỏ ăn cho giám đốc Mi- kha- nốp biết ...

Chị Cha- nô- va là người phát hiện ra Cát Thơ đã bỏ ăn.

Không thấy Cát Thơ xuống phòng ăn, chị vội vã chạy lên phòng tìm và thấy Cát Thơ nằm mẹp.

Đặt tấm thân ục ịch tròn trịa lên giường Cát Thơ, giọng Cha- nô- va vang lên oang oang:

- Sao em không đi ăn, em bệnh à?

Cát Thơ lắc đầu và ra dấu với Cha- nô- va là cô không có gì cả.

Cha- nô- va vẫn thắc mắc:

- Sao em không đi ăn? Có việc gì à?

Cát Thơ muốn khóc trước sự ân cần của Cha- nô- va. Cô đang cô độc ở công ty dầu khí, cố gắng làm việc không đúng chuyên môn, nhưng vẫn không làm vừa ý giám đốc Mi- kha- nốp.

Buồn nẫu người, Cát Thơ không thiết gì ăn uống.

Chị Cha- nô- va ái ngại nhìn Cát Thơ. Cô nằm đó nhỏ bé, yếu đuối như đứa trẻ con. Không, như là con mèo thì đúng hơn. Một con mèo ngoan ngoãn.

Thiếu nữ Việt Nam bé nhỏ dễ thương đến thế. Chả bằng vói Cha- nô- va. Chị khổ sở vì thân mình to béo phục phịch của mình. Sợ béo phì, chị cũng cố gắng tập thể dục, ăn kiêng dữ lắm, nhưng sao chị vẫn lên cân vùn vụt Chẳng lẽ tại mấy quả chuối?

Sờ trán và người Cát Thơ, chị Cha- nô- va ân cần:

- Cát Thơ không ăn, coi chừng bị bệnh đấy.

Cát Thơ mỉm cười chị Cha- nô- va yên lòng:

- Em không sao đâu. Chị yên tâm đi?

- Trông em tiều tụy thế kia mà không sao à?

Quả thật Cát Thơ trông có vẻ tiều tụy bơ phờ. Chị Cha- nô- va nhiệt tình nói thêm:

- Em ốm yếu nhỏ bé thế này, cần phải ăn uống nhiều vào.

Cát Thơ cười, chọc Cha- nô- va:

- Để tròn trịa như chị vậy hén.

Cha- nô- va phân bua:

- Chị tập lắc vòng và ăn kiêng dữ lắm mà vẫn tròn quay, chẳng như em.

- Chắc tại mấy quả chuối của Việt Nam.

- Mấy quả chuối không làm mập đâu em.

Cát Thơ đưa ra lời lý giải cho Cha- nô- va:

- Tại người Nga to lớn hơn người Việt.

Chị Cha- nô- va mơ ước:

- Chị muốn có thân hình nhỏ bé, dễ thương giống như em vậy.

Cát Thơ phì cười:

- Vậy chị hãy làm thiếu nữ Việt Nam nhé!

Cha- nô- va cười tít mắt:

- Các cô thiếu nữ Việt Nam dễ thương, thân hình thon gọn, đẹp ghê!

- Đẹp nữa hả chị?

- Đẹp như Cát Thơ vậy đó.

- Đẹp và tròn như chị mới phục hậu.

Cha- nô- va không hiểu, ngơ ngác hỏi:

- Phúc hậu là sao hả Cát Thơ?

Cát Thơ cố giải thích, nhưng cũng không sao nói cho Cha- nô- va hiểu được từ ''phúc hậú'.

Đang bức xúc khó chịu mà nói chuyện với chị Cha- nô- va, Cát Thơ cũng thấy vui.

Dường như vẫn nhớ việc mình đến đây, Cha- nô- va nhắc lại:

- Hôm qua nay, chị thấy em không ăn gì cả. Có chuyện gì buồn, em nói đi.

- Em tức giám đốc.

Bỗng dưng Cát Thơ buột miệng buông gọn. Cha- nô- va an ủi.

- Tức sếp làm chi. Hãy ăn để giữ gìn sức khỏe. Nếu không, em sẽ bệnh đó.

- Chị nói giống bác sĩ quá.

- Phải đó, để chị báo cho bác sĩ Đăng Dương biết.

Cát Thơ yếu ớt ngăn lại:

- Đừng báo! Em có làm sao đâu.

Cha- nô- va vẫn quan tâm:

- Chị lấy chút gì cho em ăn nha.

- Em không ăn đâu.

Nhưng Cha- nô- va lại lạch bạch chạy ra ngoài.

Chị đến phòng làm việc của giám đốc Mi- kha- nốp, gõ cửa.

Giọng Mi- kha- nốp lịch sự vang lên:

- Ai đó? Mời vào?

Chị Cha- nô- va ào vào.

Mi- kha- nốp ngước lên, cất tiếng trước:

- Có chuyện gì hả cô Cha- nô- va?

Và anh chợt liên tưởng đến cô bếp trưởng Cát Thơ khi cô phụ bếp ào ào đến đây.

- Cô Cát Thơ làm phiền gì chị hả?

Chị Cha- nô- va lắc đầu:

- Không có đâu.

Hai người trao đổi bằng tiếng Nga.

- Hai hôm nay không thấy cô Cát Thơ ăn gì cả. Tôi sợ cô ấy bị bệnh quá.

Giám đốc Mi- kha- nốp cau mày:

- Làm việc mà không ăn uống gì à?

Rồi anh chép miệng phê phán:

- Cái kiểu bỏ ăn của mấy cô gái được nuông chiều đây mà.

Chị Cha- nô- va phân trần cho Cát Thơ:

- Chắc không phải vậy đâu. Dường như cô ấy có chuyện gì đó.

Giám đốc Mi- kha- nốp phán:

- Cô hãy gọi cô Cát Thơ đến đây gặp tôi.

- Cô ấy bị bệnh đang nằm mẹp trong phòng.

Mi- kha- nốp cau mày:

- Lại thế à? Cô gái này thật là rắc rối.

Chị Cha- nô- va thắc mắc hỏi:

- Bộ cô ấy làm gì phiền há, anh Mi- kha- nốp?

Hình như giận lây cả Cha- nô- va, Mi- kha- nốp buông giọng khô khan:

- Cô đừng có hỏi tôi nữa.

Bỗng dưng chị Cha- nô- va nói:

- Tôi thấy cô ấy làm bếp trưởng phụ trách nấu ăn chẳng thích hợp chút nào.

Mi- kha- nốp nhướng mắt nhìn Cha- no- va:

- Cô ta than phiền với cô hả?

- Cô ấy không thiết ăn, nằm mẹp rồi, có than phiền gì với tôi đâu.

Mi- kha- nốp bảo:

- Cô hãy đưa Cát Thơ đến phòng y tế để bác sĩ Đăng Dương khám bệnh.

Chị Cha- nô- va sốt sắng:

- Vâng, tôi sẽ đi ngay.

Và chị lại lạch bạch bước trở ra, cũng hấp tấp như khi đến.

Vào phòng Cát Thơ, chị Cha- nô- va quýnh quáng lên khi thấy Cát Thơ nóng hổi, nằm đắp chăn mà hai tay thì run rẩy.

- Cát Thơ! Em có làm sao không? Để chị đưa em lên phòng y tế.

Mắt nhắm nghiền, Cát Thơ nói:

- Em không sao. Em đi không nổi.

Và cô chỉ muốn ngủ thiếp đi.

Chị Cha- nô- va chỉ còn biết chạy đi báo tin cho bác sĩ Đăng Dương.

Đăng Dương xách túi đồ nghề đến phòng khám bệnh cho Cát Thơ.

Để cho cô bé vui vẻ, Đăng Dương lại cất giọng pha trò:

- Em lại say tàu nữa sao cô bé?

Chị Cha- nô- va chen vô:

- Cát Thơ đâu có đi tàu. Cô ấy bệnh, không ăn gì cả.

- Thế à?

Đăng Dương khám bệnh cho Cát Thơ rất cẩn thận, rồi thắc mắc hỏi:

- Tại sao em không ăn uống? Cơ thể bị suy nhược vì sắp kiệt sức đây này.

Cát Thơ không trả lời mà tủi thân chỉ muốn khóc.

Đăng Dương soạn thuốc cho cô uống, giọng vô về ngọt ngào:

- Em hãy ráng uống thuốc thì sẽ khỏi ngay.

Chợt nhớ, anh bảo:

- Mà không được, chưa ăn gì, uống thuốc vào, cồn cào dạ dày, chịu sao thấu.

Chị Cha- nô- va lên tiếng:

- Để tôi pha cho Cát Thơ ly sữa.

Đăng Dương tán thành:

- Phải đó. Nhờ chị pha nhanh cho Cát Thơ ly sữa và chị đem cho em chiếc khăn lạnh nữa nhé!

Chị Cha- nô- va lật đật bước đi.

Đăng Dương nhìn Cát Thơ hỏi như trách móc:

- Tại sao em không chịu ăn uống? Muốn hành xác hả?

Cát Thơ đáp khẽ:

- Em tức.

Đăng Dương bồi thêm:

- Bộ ở nhà, mỗi lần giận tức ai là em bỏ ăn vậy hả?

Câu hỏi như một giọt nước tràn ly, Cát Thơ tủi thân khóc òa. Ở nhà, Cát Thơ có giận ai mà bỏ ăn, chắc cũng chẳng ai hay.

Những giọt nước mắt trong veo hờn tủi cứ thi nhau chảy trên đôi má mịn màng.

Đăng Dương bối rối nhìn Cát Thơ. Anh có nói điều gì đụng chạm mà cô tức tưởi đến thế?

Vị bác sĩ mềm lòng dỗ dành:

- Nín đi Cát Thơ! Anh nói điều không phải à?

Cát Thơ lại ấm ức khóc nữa ...

Đăng Dương vụng về lấy khăn đưa cho Cát Thơ và chờ cho cô nín khóc.

Chị Cha- nô- va mang sữa và khăn lạnh tới. Giọng ân cần:

- Uống sữa đi Cát Thơ? Lúc nãy chị đã bảo phải ăn chút gì mà em lại không nghe.

Đăng Dương đỡ ly sữa trên tay Cha- nô- va và cho Cát Thơ uống từng ngụm.

Rồi anh lấy khăn lạnh chườm lên trán Cát Thơ.

Cát Thơ bây giờ đã tỉnh hẳn.

- Giám đốc Mi- kha- nốp phân công không đúng người đúng việc rồi lại chỉ trích chê bai em thấy khó đã than, không biết phấn đấu. Làm sao em chịu nổi sự miệt khinh này chứ.

Đăng Dương đã hiểu nguyên cớ, vội an ủi:

- Được rồi. Để anh nói giám đốc phân công lại cho em. Kỹ sư mà lại đi giao làm phụ bếp.

Cát Thơ ấm ức:

- Giám đốc sắt đá quyết liệt đó không chịu phân công lại đây.

Chị Cha- nô- va xen vào:

- Chị cũng có nói với anh Mi- kha- nốp sao lại phân cho một cô gái nhỏ nhắn như em làm phụ bếp.

Đăng Dương nhận xét:

- Chắc tại giám đốc muốn thử sức em đó thôi.

Cát Thơ ai oán:

- Thử thần kinh em thì có. Em sẽ không làm nữa đâu.

- Đừng nói thế Cát Thơ!

Cát Thơ chun mũi phật ý:

- Phải chi giám đốc phân em làm không đúng chuyên môn thì phê phán.

Đằng này giao em làm bếp trưởng nấu ăn, em có biết gì đâu. Cố gắng cách mấy cũng nấu ăn không ra hồn.

Đăng Dương thầm tiếc. Giá như những lời than phiền này giám đốc Mi- khanốp nghe nhỉ? Tại sao giám đốc lại phân việc tréo ngoe như thế. Đến anh cũng còn bất mãn huống gì Cát Thơ. Cô bé đã cố gắng làm mà không xong. Đúng là đã quá sức chịu đựng của Cát Thơ.

Đăng Dương nhìn Cát Thơ kèm thêm nụ cười cảm thông.

- Bây giờ anh đã biết em bỏ ăn để ''biểu tình''. Ôi? Đừng có dại dột như thế.

Sức khỏe là quan trọng.

Cát Thơ giận dỗi kiểu trẻ con:

- Em mặc kệ sức khỏe của em.

- Ồ! Sao em lại nói thế?

Cát Thơ ấm ức:

Giám đốc phân công có nghĩ gì đến nỗi khổ của em đâu.

Đăng Dương nhắc khẽ:

- Em có thể khiếu nại hay trình bày nguyện vọng mà.

Cát Thơ phụng phịu:

- Anh tưởng em nói được à? Giám đốc Mi- kha- nốp là người nghiêm khắc, độc đoán, đầy nguyên tắc công nghiệp. Ông đâu bao giờ chịu nghe nguyện vọng của em.

Đăng Dương vội hỏi:

- Mà em có nói không?

- Em có nói nhưng không lay chuyển được giám đốc cứng nhắc.

Chị Cha- nô- va chen vào nhận định:

- Chị biết giám đốc Mi - kha- nốp rất nguyên tắc.

Cát Thơ bất bình phản đối:

- Nhưng giám đốc phân công em thế này có đúng nguyên tắc không?

Cha- nô- va tiếp lời:

- Chị có nói với anh Mi- kha- nốp phân công em như vậy là không hợp lý.

Cát Thơ không mấy tin tưởng:

- Rồi giám đốc nói sao? Chắc lời của chị cũng chẳng tác dụng gì.

Chị Cha- nô- va cười hồn nghiền:

- Anh ấy cũng phải suy nghĩ đến chứ.

Đăng Dương kết luận:

- Mong là như vậy.

- Rồi anh nhắc nhở Cát Thơ:

- Em đang yếu sức, đừng nghĩ ngợi gì nhiều thêm mệt.

Cát Thơ nói thật ngây thơ:

- Em tức mà sao không nghĩ hả anh?

- Hãy nuốt cục tức vào lòng đi.

- Nuốt cũng đâu có no.

Đăng Dương cười phá lên:

- A! Bây giờ đói bụng rồi, phải không? Ăn nhé!

Cát Thơ hất đâu một cách trẻ con:

- Ai thèm ăn.

Đăng Dương dỗ ngọt:

- Em uống thuốc hạ sốt, thuốc khỏe, phải ăn cho lại sức.

Chị Cha- nô- va nhanh miệng:

- Chị nói rồi, em phải ăn cho có sức.

Cát Thơ buông giọng con nít hờn dỗi:

- Em hổng thèm ăn.

Đăng Dương cười phân tích:

- Đừng như thế! Tuyệt thực chỉ có hại cho em thôi.

Cát Thơ bướng bỉnh đáp:

- Hại em không sao, miễn đừng hại người khác.

Chị Cha- nô- va nắm lấy tay Cát Thơ:

- Em nhỏ bé ốm yếu quá! Giá như chị san được cho em mấy kỳ lô thì hay biết mấy.

Cả Đăng Dương và Cát Thơ đều bật cười thành tiếng.

Cát Thơ ấm lòng trước tình cảm dịu dàng của Cha- nô- va, trước sự chăm sóc ân cần của Đăng Dương dành cho cô. Phải chi giám đốc Mi- kha- nốp cũng có chút tình cảm với Cát Thơ thì tốt biết bao nhiêu.

Cát Thơ thấy rõ một điều là Mi- kha- nốp rất ghét cô. Tại sao? Cô có lỗi gì?

Cái lỗi là người phụ nữ mà không biết nấu ăn ngon chứ gì? Hỏi khắp thiên hạ xem, vẫn có phụ nữ không biết nấu ăn chứ đâu riêng gì Cát Thơ.

Chị Cha- nô- va mang xúp trứng đến cho Cát Thơ, buộc cô phải ăn cho hết.

Đăng Dương đưa thuốc cho Cát Thơ uống trước khi ăn.

Cát Thơ uống thuốc theo lời Đăng Dương rồi thở dài chán chường:

- Em không biết phải làm thế nào đây. Lúc nào sếp cũng muốn hành em cho bõ ghét.

Đăng Dương động viên:

- Không phải thế đâu. Em đã cố gắng thì sếp cũng thấy ý chí của em chứ.

- Thấy cũng chẳng làm gì, em ngán nhìn thấy gương mặt khó đăm đăm của giám đốc lắm rồi.

- Em định buông xuôi bỏ cuộc à?

- Em không buông xuôi bỏ cuộc mới ra tận giàn khoan dầu khí này.

Cát Thơ buông một câu đầy ý nghĩa và chỉ có cô mới hiểu mình nói gì.

Đăng Dương vẫn tiếp tục động viên:

- Em hãy ráng an cho phục hồi sức khỏe, mọi việc tính sau.

Cát Thơ thở ra:

- Em chẳng muốn tính gì cả.

Giám đốc Mi- kha- nốp đứng ở bên ngoài đã khá lâu. Anh nghe rõ tất cả cuộc nói chuyện của ba người ở bên trong. Cả ba đều tỏ vẻ bất nhẫn anh.

Mi- kha- nốp phân vân. Không biết mình có sai lầm trong việc phân công Cát Thơ không? Không ai đồng tình với anh cả. Tại sao?

Lưỡng lự một chút, Mi- kha- nốp lẳng lặng trở về phòng.

Chị Cha- nô- va thông báo:

- Anh Mi- kha- nốp gọi em lên phòng làm việc.

Cát Thơ tần ngần, Giám đốc gọi cô điềm lành hay điềm dữ đây?

Mấy hôm trước, Đăng Dương có dặn Cát Thơ:

- Khi nào em khỏi bệnh hãy đến gặp giám đốc trình bày nguyện vọng.

Cát Thơ mím môi một cách quả quyết.

- Em sẽ không gặp giám đốc đâu. Mặc kệ anh ta. Em chẳng thích nói gì cả.

- Hãy nói khó khăn mà em gánh chịu.

Cát Thơ lắc đầu nguầy nguậy:

- Nói để sếp bảo là em ngại khó, than khó à?

Đăng Dương sốt sắng:

- Hay để anh nói cho. Bảo đảm thành công. Anh với Mi- kha- nốp rất thân.

Cát Thơ hốt hoảng:

- Anh không được nói! Em cấm anh đó.

Nhớ lại Cát Thơ thấy sao thái độ mình quá dữ với Đăng Dương. Trong khi Đăng Dương rất tất và luôn lo lắng cho cô.

Cát Thơ sẽ xin lỗi Đăng Dương. Trước mắt là phải đi gặp Mi- kha- nốp. Có nên gặp sếp không? Ôi! Giám đốc gọi có phớt lờ được không?

Tức khí bỏ ăn rồi bị bệnh chứ không giải quyết được gì, Cát Thơ ấm ức và điềm nhiên trở lại cương vị bếp trương, chẳng than chẳng nói một lời nào.

Chẳng lẽ giám đốc Mi- kha- nốp gợi Cát Thơ lên để khiển trách món ăn không hợp khẩu vị à.

Lúc này Cát Thơ chị phụ tá cho chị Cha- nô- va để chị trực tiếp chế biến món ăn người Nga cho anh chàng giám đốc cay nghiệt.

Băn khoăn, Cát Thơ hỏi chị Cha- nô- va:

- Chị biết giám đốc gọi em có chuyện gì không?

Chị Cha- nô- va cười tít mắt, thân hình cũng lắc lư theo:

- Không có gì quan trọng đâu. Chắc là khen em.

Cát Thơ cong môi, điệu bộ không tin:

- Hừ! Giám đốc mà khen em. Trời sập đấy!

Chị Cha- nô- va ngẩn người ra:

- Trời sập là sao hả Cát Thơ?

Cát Thơ cười hồn nhiên:

- Nghĩa là chuyện không bao giờ xảy ra như trời không thể sập được.

Chị Cha- nô- va không chịu:

- Khen em thì vẫn có thể xảy ra chứ.

Cát Thơ nheo mắt với chị Cha- nô- va:

- Chị khen thì có thế.

Chị Cha- nô- va tiếp lời:

- Còn giám đốc thì không hả? Thôi, đi đi thì sẽ biết.

Cát Thơ dành phải đi gặp giám đốc với bộ mặt ảm đạm.

Gõ cửa phòng mà Cát Thơ hy vọng không có Mi- kha- nốp ở trong để khỏi gặp.

Nhưng tránh sao được. Văn phòng của giám đốc thì giám đốc phải ở đó chứ.

Và một điều nữa là chắc chắn giám đốc đang ngồi đợi Cát Thơ.

- Cứ gặp!

Cát Thơ có lỗi gì mà sợ.

Dù trước mặt là con voi, con hổ ... gì gì, Cát Thơ cũng không sợ.

Mi- kha- nốp đón Cát Thơ vối gương mặt ''pho tượng'' cũng như bao lần trước.

- Cô ngồi xuống đi!

Ái chà! Lịch sự. Dấu hiệu của điều gì nhỉ?

Văn minh? Hòa bình?

Chắc không rồi. Với giám đốc lạnh băng, khinh thường phụ nữ, Cát Thơ đâu có gập sự bình yên.

Cát Thơ khoan thai ngồi xuống, để tay lên đùi, ánh mắt dè dặt, nhìn Mi - kha- nốp:

- Chào giám đốc! Giám đốc cần gặp em.

Tác phong công nghiệp, không vòng vo, Mi- kha- nốp nói nhanh:

- Tôi có việc cần trao đổi với cô.

''Trao đổí'! Lịch sự nhỉ! Sao không nói thẳng là ông sắp phê phán, chê bai Cát Thơ.

Vẻ lịch sự của giám đốc làm cho tim Cát Thơ nghẹt cứng muốn đóng băng.

Thà bị nghe chỉ trích còn đỡ hơn chịu cực hình này.

Có lẽ biết điều đó nên giám đốc Mi- kha- nốp không để Cát Thơ chịu lâu, anh nói nhanh:

- Tôi đã sắp xếp lại rồi. Tôi chuyển cho cô sang công tác mới. Cô sẽ dạy tiếng Việt cho bọn trẻ con ở làng người Nga.

Có cái gì đó òa vỡ trong Cát Thơ.

Vui mừng? Lo lắng?

Dạy tiếng Việt cho trẻ người Nga.

- Ôi! Cát Thơ sẽ làm cô giáo. Cô giáo bất đắc dĩ.

Quỷ tha ma bắt ông đi, Mi- kha- nốp. Anh chàng vẫn không chịu phân cho Cát Thơ làm đúng chuyên môn.

Gã giám đốc đáng ghét! Cớ sao cứ trên ngươi Cát Thơ hoài vậy? Anh ghét Cát Thơ từ kiếp nào mà không chịu để cô làm kỹ sư?

Cát Thơ thở hắt ra, cố giấu ngọn lừa đang muốn bừng lên.

- Chắc cô không từ chối?

Mi- kha- nốp điềm nhiên hỏi, nhưng Cát Thơ tưởng chừng như anh đang châm dầu vào lửa.

Tất nhiên Cát Thơ sẽ không từ chối. Làm cô giáo dạy tiếng Việt cho trẻ con người Nga thoải mái hơn là chế biến món ăn người Nga cho giám đốc dùng.

Phân thì nhận, có gì phải sợ. Cát Thơ bây giờ ''điếc không sợ súng''. Dù Cát Thơ chưa thể hình dung công việc dạy tiếng Việt cho trẻ con người Nga như thế nào, nhưng cô vẫn. đáp lời Mi- kha- nốp một cách ung dung, tự tin:

- Vâng. Giám đốc phân công thì em nhận.

Ánh mắt xanh lơ nhìn Cát Thơ có vẻ thoải mái hơn, giọng điệu cũng bớt khô khan hơn:

- Tôi tin là công việc này sẽ thích hợp với cô hơn.

Làm như Cát Thơ thích làm cô giáo lắm vậy? Sao anh biết là thích hợp hả giám đốc?

Không chừng Cát Thơ nhận chức cô giáo sẽ tiếp tục bị giám đốc chê bai nữa.

Không, nhất định cô không để cho Mi- kha- nốp chỉ trích, phàn nàn nữa.

Cát Thơ đáp một cách quả quyết:

- Vâng, thích hợp. Em sẽ làm được.

Mi- kha- nốp hỏi gằn:

- Cô chắc chắn làm được chứ?

Môi Cát Thơ trễ ra vẻ bất mãn.

Hứ! Đã phân công giao việc cho người ta mà không tin. Gã giám đốc đáng ghét. Chắc anh chỉ tin vào tài năng của mình anh thôi.

Cố giữ vẻ điềm nhiên, Cát Thơ đáp với giọng tự tin:

- Em sẽ làm được. Em tin là làm cô giáo không có khó.

- Mong là khi làm cô giáo, có khó khăn, trở ngại, cô không tức tối bỏ ăn.

Dường như Mi- kha- nốp cố giấu nụ cười tinh quái ẩn sau câu nói.

Đồ chết bầm! Cát Thơ rủa thầm. Nhưng làm gì giám đốc nghe được? Thế là đôi môi hồng dễ thương phụng phịu một cách trẻ con phản đối.

- Cô lớn rồi, sao còn học cách giận dỗi bỏ ăn của mấy đứa con nít vậy?

Chưa hả hê sao mà Mi- kha- nốp còn buông một câu nhạo báng nữa?

Cát Thơ đỏ bừng mặt mũi rồi nghi túc bảo:

- Bỏ ăn để phản đối, đó là bản năng của mỗi người, em không cần học ở mấy đứa con nít đâu.

Mi- kha- nốp lại nhắc nhở:

- Hy vọng làm cô giáo của bọn trẻ, cô không có gì phản đối.

Cát Thơ nhấn mạnh:

- Nếu giám đốc phân công đúng người đúng việc thì em phản đối làm gì? Em chỉ phản đối khi bị ức hiếp thôi.

Cô gái bướng bỉnh mà cũng thật mạnh mẽ. - Mi- kha- nốp thầm nhủ.

Như đã giải quyết xong việc, Mi- kha- nốp ân cần dặn dò Cát Thơ:

- Tài liệu sách vở, cô sang gặp ban tổ chức lớp học.

Lại bắt Cát Thơ đơn phương một mình sang lớp học nhận việc. Đáng ghé!

Sang bên làng Nga càng tốt cho Cát Thơ. Cô tránh được gương mặt lạnh lùng lầm lì của Mi- kha- nốp.

- Có gặp khó khăn gì, cô hãy báo cho tôi biết.

Chà! Lại một câu lịch sự nữa. Báo để bị mắng cho là thấy khó khăn đã than, không chịu tìm cách giải quyết hay khắc phục. Cát Thơ không ngu ngốc nữa đâu.

Nở cụ cười thật hiền, Cát Thơ nhẹ nhàng trả lời Mi- kha- nốp:

- Có khó khăn, em sẽ tự xoay xở, không làm phiền giám đốc.

Mi- kha- nốp tròn mắt nhìn Cát Thơ. Cô tự tin đến thế kia à? Mới hôm nào cứ đem giọng tiểu thư đài các ra phản đối anh, giờ tỏ vẻ ngoan ngoãn phục tùng nhưng cũng đầy bản lãnh tự tin.

Mi- kha- nốp không biết trong cái đầu kia có ẩn sự phản đối ngầm không?

Tuy nhiên, Mi- kha- nốp cảm thấy nhẹ nhõm vì sự phân công lần này thoải mái hơn lúc giao chức vụ bếp trưởng cho Cát Thơ.

- Tôi yên tâm là lần này cô đã vui vẻ nhận công việc được giao.

Vui vẻ? Giám đốc có biết là em ấm ức tức ngài mà vui vẻ nhận việc?

Cát Thơ sẽ làm cô giáo cho Mi- kha- nốp thấy mà đừng khinh thường phụ nữ nữa.

Chương 3

- Bác si Đăng Dương ơi! Em được giám đốc phân công dạy tiếng Việt cho bọn trẻ người Nga ...

Đang hí hửng reo lên, Cát Thơ chợt khựng lại. Đăng Dương đang ngồi bên một cô gái đẹp rạng rỡ. Gương mặt cô gái quen quen, nhưng Cát Thơ không có thời gian nghĩ đến.

Cát Thơ bối rối ngượng ngùng vì sự xuất hiện không đúng lúc của mình. Có lẽ Cát Thơ đã phá vỡ cuộc tâm tình của hai người. Cô bẽn lẽn muốn rút lui.

Nhưng Đăng Dương đã nghe và trông thấy cô.

- Kìa? Cát Thơ vào đây.

Cát Thơ bước vào nhìn hai người chờ đợi giới thiệu. Đăng Dương hiểu ý, tươi cười giới thiệu:

- Đây là Khuê Tú, bên bộ phận kế toán của công ty. Còn đây là Cát Thơ, kỹ sư hóa.

Cát Thơ vui vẻ kêu lên:

- A, em nhớ ra rồi! Hôm nọ em gặp chị.

Khuê Tú liến thoắng tiếp lời:

- Cát Thơ đã suýt đâm sầm vào tôi.

Cát Thơ cười tinh nghịch:

- Đâm rồi chứ còn suýt gì nữa? Cũng may chị là người rộng lượng.

Đăng Dương pha trò:

- Không rộng lượng thì Khuê Tú làm gì em nào?

Cát Thơ không trả lời mà khen ngợi:

- Chị Khuê Tú là người rất rộng lượng đó anh Đăng Dương. Anh thật là tốt số.

Đăng Dương vờ bảo:

- Thấy Khuê Tú từ bi hỉ xả rồi khen hoài sao?

Cát Thơ phụng phịu:

- Em khen mà anh cũng không cho nữa sao?

Khuê Tú lên tiếng hỏi:

- Hôm đó. Cát Thơ làm gì mà chạy dữ vậy?

Cát Thơ đùa:

- Chị tưởng ma đuổi em hả?

Khuê Tú đáp tỉnh bơ:

- Chị tưởng anh Đăng Dương bắt nạt em chứ.

Đăng Dương thanh minh:

- Không có à nha.

Rồi anh cưởi chỉnh Cát Thơ:

- Chạy kiểu như em, có ngày đâm sầm vào giám đốc thì nguy to.

Cát Thơ thản nhiên:

- Thì em xin lỗi sếp.

- Sếp không từ bi hỉ xả như Khuê Tú đâu nhé.

- Vậy em sẽ tránh sếp.

Bỗng Cát Thơ reo lên như đứa trẻ con được quà:

- À? Từ nay, em sẽ tránh sếp được rồi, anh Đăng Dương.

Đăng Dương không hiểu.

- Em nói cái gì?

- Hồi nãy, em đã nói với anh là giám đốc Mi- kha- nốp phân công cho em chức vụ mới nữa rồi.

Đăng Dương thắc mắc:

- Phân công em làm gì?

Cát Thơ chậm rãi từng tiếng:

- Phân công em dạy tiếng Việt cho bọn trẻ con người Nga.

- Trời đất!

Đăng Dương kêu lên, không hiểu nổi ông giám đốc. Còn Khuê Tú thì thắc mắc ngạc nhiên:

- Cát Thơ là kỹ sư hóa mà?

Vẻ mặt ủ dột, Cát Thơ kể khổ với Khuê Tú:

- Kỹ sư hóa mà giám đốc Mi- kha- nốp phân công em làm bếp trưởng nấu ăn. Em đã đánh vật với nồi niêu xoong chảo mà vẫn không sao làm được món ăn hợp khẩu vị anh ta.

Khuê Tú cười khanh khách:

- Thế Cát Thơ có để nhầm hóa chất khi chế biến thức ăn?

- Em đâu có méo mó nghề nghiệp đâu chị.

Đăng Dương bông đùa:

- Cát Thơ chỉ để cơn tức giận vào thôi.

Cát Thơ kể tiếp:

- Nấu ăn không được. Bây giờ em bị điều sang làm công tác dạy tiếng Việt cho trẻ con.

Khuê Tú khẽ cười:

- Làm cô giáo cũng không đúng chuyên môn. Tại sao giám đốc phân công kỳ thế nhỉ?

Cát Thơ bảo:

- Chị hỏi giám đốc xem sao?

Rồi cô quay sang Đăng Dương:

- Anh nhắm em làm cô giáo dạy tiếng Việt được không?

Đăng Dương lại bảo:

- Nếu thấy không được, sao em không phản đối khiếu nại.

Cát Thơ cười rầu:

- Đừng hòng lay chuyển ông thần sắt đá đó.

- Vậy là em chấp nhận?

- Em sẽ làm cô giáo cho Mi- kha- nốp thấy.

Khuê Tú động viên:

- Làm cô giáo cũng không khó lắm đâu Cát Thơ ạ.

Cát Thơ dự tính:

- Em sẽ dạy bọn trẻ tiếng Việt, rồi học lại tiếng Nga của chúng.

Khuê Tú tán thành:

- Ý kiến hay đấy Cát Thơ! Một công đôi việc.

Đăng Dương đang lo không biết Cát Thơ có làm cô giáo dạy tiếng Việt cho bọn trẻ được không? Hay đây là thử thách mới của Mi- kha- nốp đành cho Cát Thơ nữa đây?

Đăng Dương thật lòng khuyến khích Cát Thơ:

- Nếu em chấp nhận thì cứ làm.

Cát Thơ vẫn băn khoăn:

- Anh nhắm em làm cô giáo được chứ?

Đăng Dương đáp:

- Em quyết tâm thì chắc chắn sẽ làm được.

Khuê Tú hỏi một câu thực tế hơn:

- Thời sinh viên, em có làm gia sư không?

Cát Thơ lắc đầu. Cô chưa nếm trải cảnh làm gia sư. Gia đình Cát Thơ cũng khá giả. Ba mẹ chỉ có mình Cát Thơ nên lo cho cô đầy đủ.

- Em chỉ đi học thôi, chẳng biết làm gia sư Chị có kinh nghiệm không? Chỉ em với.

Khuê Tú cười hiền hậu:

- Chị cũng chẳng biết làm gia sư.

Đăng Dương chọc:

- Hai cô chắc phải có người làm gia sư.

Khuê Tú cười khoe hàm răng trắng ngời:

- Em học giỏi, chẳng cần gia sư đâu.

- Phải không đó?

- Không tin anh hỏi đi.

- Hỏi ai?

- Hỏi ba mẹ em.

- Hừ! Ba mẹ bận làm ăn, phải mướn gia sư mà trị em.

Khuê Tú đưa tay dứ trán Đăng Dương:

- Nhờ thế mà anh mới cớ cơ hội đó nghe.

Đăng Dương châm chọc:

- Cơ hội gì?

- Cơ hội gì thì anh tự biết.

- Ôi! Hai người nói cái gì lạ vậy?

Cát Thơ ngơ ngác, hết nhìn Khuê Tú rồi lại nhìn Đăng Dương.

Phải rồi. Bây giờ Cát Thơ mới khám phá ra, Khuê Tú và Đăng Dương không phải như cô và Đăng Dương. Họ thân mật, họ âu yếm nhau.

Cát Thơ nhoi nhói lòng. Cô chỉ là đứa con nít trước mặt Đăng Dương và Khuê Tú.

Một chút hờn, một chút tủi dâng lên. Cát Thơ cảm giác bị bỏ rơi.

Ở Sài Gòn lặn lội ra đây, tự nguyện và cũng là trốn chạy, bị giám đốc Mikha- nốp ghét bỏ đối xử bất công, Cát Thơ chỉ có Đăng Dương là chỗ dựa. Anh như vị cứu tinh, ông bụt của cô.

Mỗi lần bệnh đau, được Đăng Dương ân cần chăm sóc, Cát Thơ thấy được an ủi rất nhiều.

Đăng Dương yêu thương lo lắng cho Cát Thơ thật sự hay là chỉ làm tròn vai trò bác sĩ? Trong khi Cát Thơ xem anh như một người anh, một người bạn lớn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ.

Cát Thơ tần ngần, cảm giác bị mất mát một cái gì đó khiến cô buồn héo hắt.

Khuê Tú và Đăng Dương tưởng cô đang nghĩ đến việc làm cô giáo và hoang mang.

Khuê Tú vỗ vai Cát Thơ:

- Bộ sợ rồi sao? Làm cô giáo dạy bọn trẻ học, chắc cũng không khó lắm đâu.

Hai tay chống cằm, Cát Thơ nói luôn:

- Em không thể hình dung, em dạy bọn trẻ học thế nào.

Nháy mắt với Cát Thơ, Khuê Tú đùa giọng:

- Bí quyết gõ đầu trẻ, anh Dăng Dương có thừa. Cứ hỏi anh.

Cát Thơ hỏi như cái máy:

- Anh có bí quyết phải không? Chỉ em đi anh Đăng Dương.

Đăng Dương phân bua:

- Anh chỉ dạy toán, lý, hóa, có biết gì về tiếng Việt đâu.

Khuê Tú vờ phê bình:

- Người Việt mà không biết tiếng Việt là xấu hổ lắm nghe.

- Anh chỉ nói là không biết dạy.

- Dạy thì có mà không biết.

- Thì em cứ dạy đi.

Khuê Tú lắc lắc đầu:

- Nhiệm vụ của Cát Thơ, giám đốc đã phân công, em không có giành.

Cảm giác mình là người thừa, Cát Thơ lặng lẽ rút lui.

Những em bé người Nga và lai Nga thật xinh. Chúng có mái tóc hoe hoe, đôi mắt xanh lơ tròn xoe.

Bọn trẻ có ba mẹ làm việc ở công ty dầu khí. Chúng thuộc lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở. Chúng được học chương trình phổ thông của Nga hẳn hoi và cũng được học tiếng Việt. Có em nói tiếng Việt bập bẹ, có em cũng chưa biết.

Các em bé người Nga bỡ ngỡ, nhìn Cát Thơ khi cô đến làm quen.

Dần dần, thái độ rụt rè, lạ lẫm biến mất, các em người Nga xoay quanh Cát Thơ.

Ở đây, thường ngày tiếp xúc với người Việt nên các em cũng nghe và hiểu.

Trẻ em như tờ giấy trắng, chắc dạy tiếng Việt cũng không khó.

Những ngày đầu, Cát Thơ chưa dạy chữ mà cũng vui chơi ca hát với các em.

Cát Thơ hát cho bọn trẻ nghe bài ''vườn cây của bá'. Những chiếc miệng há tròn như uống từng lời hát của cô.

"Má trồng toàn những cây dễ thương Nào là hoa là rau, là lúa Còn ba trồng toàn cây dễ sợ Cây xù xì cây lại có gai.

Cái gai bưới đụng nhầm chảy máu Trái sầu riêng rớt trúng đầu u Nhựa hột điều dính vào rách áo Cây dừa cao, eo ôi là cao ...".

Bọn trẻ thích thú lắng nghe Cô bé Lê- na bạo dạn đòi Cát Thơ dạy cho cả bọn hát.

Cát Thơ hứa hẹn:

- Khi nào các con đọc và viết rành tiếng Việt, cô sẽ dạy cho hát.

Cát Thơ còn kể chuyện cổ tích ''Cây tre trăm đốt'' và ''Em bé thông minh'' cho bọn trẻ nghe.

Lũ con nít thích mê tơi và cứ đòi Cát Thơ kể mãi.

Cát Thơ không ngờ những câu chuyện cổ tích được bà nội kể cho nghe lúc nhỏ lại giúp ích cho cô thế này.

Mấy hôm sau, Cát Thơ bắt đầu tập tành làm cô giáo lớp một dạy bọn trẻ học a, ă, â, i, tờ ...

Những chiếc miệng xinh xinh há ra đọc theo Cát Thơ khiến lòng cô rất vui.

Bọn trẻ lúc học rất ngoan, nhưng cũng nghịch phá ghê lắm. Cát Thơ đưa chúng vào nề nếp cũng thật vất vả.

Học trò đọc theo Cát Thơ, viết theo sự hướng dẫn của cô. Có em hoàn toàn chưa biết gì, Cát Thơ cầm tay tập cho em nắn nót từng chữ.

Trong đời, chưa bao giờ Cát Thơ hình dung cô sẽ làm cô giáo lớp một. Thế mà sự thật lại xảy ra.

Cô kỹ sư hóa lặn lội ra công ty dầu khí để làm cô giáo. Buồn cười nhỉ!

Dù thế nào, Cát Thơ cũng phải làm tròn nhiệm vụ được giao, cho Mi- khanốp biết mặt (biết tài chứ). Không làm kỹ sư thì Cát Thơ làm cô giáo cũng sư vậy.

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người Nga, Cát Thơ cũng được lợi. Cô trò chuyện trao đổi với bọn trẻ, rồi tự học tiếng Nga cùng các em. Lúc rảnh, Cát Thơ còn nhờ chị Cha- nô- va dạy viết Cát Thơ hy vọng, từ từ cô sẽ biết thứ ngoại ngữ học lỏm này.

Buổi chiều tự thưởng cho công trạng của mình, Cát Thơ dạo chơi ngoài bãi biển.

Trời trong veo, biển mơ màng biếc xanh.

Bãi cát mịn màng. Bước chân Cát Thơ xôn xao trong gió.

Cát Thơ muốn ào xuống biển vùng vẫy với cơn sóng bạc đầu cho thỏa thích, nhưng cô không mang đồ tắm theo.

Vả lại giờ này biển vắng, đi dạo một mình thú vị hơn.

Mặt trời đỏ ối như mâm xôi gấc đang trôi trên mặt biển, mang theo những cụm mây trắng nõn nà.

- Cô Cát Thơ ... ơi ... ơi ...

Giọng trẻ con vang lên. Cát Thơ quay lại, bé Lê- na đang tung tăng chạy đến.

Khuôn mặt Lê- na đỏ hồng, màu mắt xanh tuyệt đẹp.

Cát Thơ đang rộng vòng tay đón Lê- na, cô bé sà vào lòng cô.

- Em tìm cô Cát Thơ.

Cát Thơ vuốt mái tóc vàng hoe của Lê- na.

- Con tìm cô Cát Thơ có gì không?

Giọng tiếng Việt của Lê- na chưa rành lắm.

- Cô Cha- nô- va nói cô ra biển ... con chạy ra đây. Con hỏi cô cái này ... này ...

Lê- na là học trò trong lớp học của Cát Thơ. Cô bé rất thân với Cát Thơ, hay chuyện trò líu lo cùng cô và hay đòi kể chuyện.

Cát Thơ cũng rất mến Lê- na. Cô bé rất ngoan, dễ thương và xinh như một thiên thần.

Cát Thơ sốt sắng hỏi Lê- na:

- Con muốn hỏi cỏ Cát Thơ chuyện gì nào?

Lê- na nhanh nhảu:

- Chuyện ông Gióng đó cô.

Cát Thơ chưa trả lời mà hỏi thêm:

- À! Lê- na ra đây có nói với ba mẹ không?

Lê- na nhìn ra xa nói nhanh:

- Ba con còn ở ngoài giàn khoan.

- Còn mẹ con?

Ánh mắt xanh biếc chợt đăm chiêu:

- Mẹ con hả? Con không biết!

Chẳng lẽ mẹ Lê- na không theo cha cô bé sang đây? Cát Thơ tò mò muốn biết, nhưng thấy không tiện hỏi chuyện Lê- na chuyện của người lớn.

Lê- na hồn nhiên bảo:

- Bạn con ở làng người Nga đều có mẹ, còn con thì không.

- Mẹ Lê- na không sang đây à?

- Mẹ không còn. Ba bảo mẹ chết máy bay.

Cát Thơ lặng người nhìn Lê- na. Con bé mới mười tuổi đã mồ côi mẹ. Cô ôm đầu Lê- na vỗ vỗ:

- Tội nghiệp Lê- na quá! Chắc mẹ mất lúc Lê- na còn bé lắm.

Lê- na kể:

- Con không biết mặt mẹ, chỉ thấy ảnh. Mẹ con trong ảnh đẹp lắm.

Cát Thơ gật đầu:

- Hẳn nhiên rồi. Mẹ Lê- na xinh đẹp mới sinh ra Lê- na đẹp như thiên thần thế này.

- Phải mẹ còn, mẹ sang đây sống chung với con và ba, vui lắm hén cô?

Giọng ngây thơ của Lê- na vang lên khiến Cát Thơ nhoi nhói đau giùm cô bé.

Cát Thơ gật đầu:

- Phải rồi. Nếu mẹ Lê- na còn thì sẽ sống với Lê- na ở là người Nga này.

Lê- na lại nói như than:

- Không có mẹ trò chuyện, nhiều lúc con nhớ mẹ ghê vậy đó.

Giọng trẻ con nhưng thật ngậm ngùi đau xót.

Cát Thơ bỗng hỏi:

- Sao Lê- na không ở bên nước với ông bà mà theo cha sang đây?

- Con thích theo ba hơn.

Lê- na trả lời với Cát Thơ rồi lại giải thích với giọng người lớn già dặn:

- Ông bà còn có cô chú, còn ba con qua đây làm việc chỉ có một mình. Con phải sống với ba.

Cát Thơ không ngờ đó là câu nói của đứa trẻ mới hơn mười tuổi. Cát Thơ thấy thương Lê- na chi lạ. Lê- na mến Cát Thơ và cô cũng thấy gắn bó với nó.

Cát Thơ đang tự hỏi để một đứa trẻ mồ côi mẹ theo cha đi làm việc, sống xa nhà xa quê như vậy, có ổn không nhỉ? Tâm lý nó có phát triển bình thường không nhỉ?

Đưa mắt nhìn vào đôi mắt xanh lơ của, Cát Thơ ôn hòa hỏi:

- Sống xa quê xa ông bà con có nhớ không?

Con bé mỉm cười với Cát Thơ:

- Có nhớ và ông bà cũng nhớ con nữa.

- Ông bà có sang đây thăm con không?

- Dạ có.

- Nghỉ phép, ba có đưa con về thăm ông bà.

- Dạ có, nhưng chỉ mấy ngày rồi đi nữa.

Cát Thơ mỉm cười giải thích:

- Tại ba Lê- na đi làm việc nên đâu thể ở nhà lâu được.

Lê- na nói luôn:

- Ba đi đâu cũng đưa con đi theo.

Tất nhiên, nếu không đưa con đi theo, thì bỏ cho ai. Nhưng Cát Thơ không nói điều đó mà lại hỏi Lê- na:

- Sống ở đây, con có thấy vui không?

Lê- na hồn nhiên:

- Vui ít thôi. Ba bảo con đi theo là phải biết sống tự lập.

Ông bố nào mà nghiêm khắc quá thế? Con bé mới ngần ấy tuổi đầu mà bảo phải sống tự lập. Bằng tuổi Lê- na, những đứa trẻ khác luôn được ba mẹ quan tâm chăm sóc. Còn Lê- na thấy mà tội.

Cát Thơ hỏi Lê - na cho con bé vui:

- Thế con có tự lập được không.

Lê- na cười hồn nhiên:

Con tự học một mình, rồi tự lo cho con được đó cô.

Cát Thơ vỗ đầu Lê- na khen ngợi:

- Lê- na giỏi quá!

Lê- na chợt nhở:

- Lúc nãy, con định hỏi cô ...

Mải trò chuyện, bây giờ Cát Thơ mới nhớ là Lê- na gọi cô rối rít để hỏi gì.

- Con hỏi cô điều gì? Có chữ nào đọc không được à?

Lê- na nói nhanh:

- Con muốn biết là cây tre của ông Thánh Gióng đánh giặc, có giống cây tre trăm đốt của anh Khoai không cô?

Thì ra con bé nhớ mấy câu chuyện mà Lê- na kể. Cô mỉm cười, đáp:

- Cũng cùng là loại tre đó mà. Ở bên Nga có cây tre không?

- Con không biết, để hỏi ba xem.

Hai cô trò nói chuyện thật lâu ngoài bãi biển.

Buổi chiều. Trời đã tắt nắng. Cát Thơ định bảo Lê- na đi về, con bé bỗng đề nghị:

- Cô Cát Thơ dạy con hát đi.

Quên mất bài ''Vườn cây của bá', bất chợt bài ''Đồng dao thời thớ' ùa về và Cát Thơ cất tiếng ngâm nga:

''Mẹ em đi chợ đằng trong Mua một cây mía vừa cong vừa dài Mẹ em đi chợ đằng ngoài Mua một cây mía vừa dài vừa cong".

Lê- na thích thú vỗ tay reo:

- Mẹ mua cây mía hả cô? Hay quá!

Nhưng rồi con bé xụ mặt ỉu xìu:

- Mẹ em không còn. Ba mua được không cô.

Cát Thơ thấy sống mắt cay cay. Cô thật vô tình. Trẻ con như Lê- na rất nhạy cảm. Sợ con bé buồn, Cát Thơ gật đầu sửa sai:

- Ba cũng được.

"Ba em đi đằng trong Mua một cây mía vừa cong vừa dà".

Lê- na vui vẻ trở lại, con bé bắt Cát Thơ đọc lại nhiều lần và đọc theo.

Lê- na hí hửng, mắt sáng lên.

- Ngày mai vào lớp, con hát cho các bạn nghe nhé cô. Cho các bạn biết tài của con.

Cát Thơ vui lây với niềm vui trẻ con của Lê- na.

Chợt nhớ Lê- na đã ra đây trò chuyện khá lâu, Cát Thơ vội bảo:

- Chiều rồi, về thôi Lê- na. Kẻo ba con đi tìm đấy.

Lê- na buông câu nói vô tư:

- Ba đâu có biết con ở đây mà tìm.

Cát Thơ mỉm cười:

- Không biết ở đây mới chạy đi tìm khắp nơi đó.

Rồi Cát Thơ đưa một ngón tay lên như hăm dọa.

- Không chừng con sẽ bị ba đánh đòn về tội chạy đi lung tung đó.

Lê- na phụng phịu phân trần:

- Con đi kiếm cô chứ đâu có chạy lung tung.

Cát Thơ mỉm cười đắt tay Lê- na bước đi.

Vừa lúc đó có bóng dáng một người đàn ông cao to đi đến. Lê- na reo lên:

- A! Ba đến tìm con kìa.

Và cô bé rời tay Cát Thơ, chạy ào đến bên người đàn ông.

Cát Thơ trố mắt. Giám đốc Mi- kha- nốp đang đối diện cùng Cát Thơ.

Mi- kha- nốp là cha của Lê- na. Ôi, điều đơn giản ấy mà sao Cát Thơ không nghĩ ra. Cô cứ nghĩ Lê- na là con của một kỹ sư Nga nào đó.

Từ ngày qua nhận công tác giảng dạy tiếng Việt cho bọn trẻ, Cát Thơ ít gặp Mi- kha- nốp. Ít tiếp xúc với Mi- kha- nốp càng tốt. Cát Thơ sợ phải đối diện với gương mặt lầm lì, giọng kẻ cả, nhạo báng của Mi- kha- nốp.

Bỗng dưng bây giờ Mi- kha- nốp lù lù xuất hiện trước mặt Cát Thơ.

Lùi lại trong thế thủ, Cát Thơ chờ đợi một cơn sấm sét nổ ra. Chắc chắn Mikha- nốp sẽ gay gắt trách cứ Cát Thơ tại sao dám dắt con gái anh đi chơi ngoài bãi biển thế này? Tại sao đi mà không xin phép? Hay cái gì đại loại như thế.

Giám đốc ơi! Nếu có lên án hỏi tội thì xin ngài cũng nhớ cho rằng, chính Lêna đã tìm Cát Thơ chứ không phải cô rủ rê Lê- na đâu.

Vẫn tỏ ra là người cấp dưới giữ lễ, Cát Thơ lên tiếng trước.

- Chào giám đốc?

Ánh mắt xanh lơ nhìn nhanh Cát Thơ và vẫn giọng lạnh lùng muôn thuở.

- Chào cô!

Và bắt đầu hay gắt đi. Chỉ trích Cát Thơ dám đưa con gái anh ra đây. Cát Thơ thản nhiên chờ đợi. Nhưng sao chảng nghe Mi- kha- nốp nói gì.

Nét mặt cô như phủ một lớp căng thẳng. Bản án treo mới nặng nề khó chịu hơn nhiều.

Cát Thơ cũng không buồn phân bua. Với Mi- kha- nốp thì sự phân bua chỉ làm cô mất giá trị thêm mà thôi. Lời Cát Thơ nói ra, anh chẳng tin bao giờ. Mikha- nốp chỉ làm việc và giải quyết mọi việc theo cá nhân mình.

Sự yên lặng không biết kéo dài bao lâu thì Lê- na bỗng lên tiếng:

- Ba! Con ra đây chơi, nói chuyện với cô Cát Thơ, vui lắm.

Mi- kha- nốp vui vẻ với con gái:

- Thế à! Nói chuyện gì mà vui lắm hả con?

- Đủ thứ chuyện đó ba.

Lê- na trả lời cha. Rồi hai cha con nói chuyện bằng tiếng Nga. Cát Thơ nghe chẳng hiểu gì nhiều.

Đột nhiên, Mi- kha- nốp nói câu tiếng Việt rành rọt với con gái:

- Lần sau, con có đi đâu phải nói cho ba biết nghe chưa. Con có biết là đi tìm con ba lo lắng lắm không?

Rõ ràng Mi- kha- nốp cố ý nói cho Cát Thơ nghe. Cứ như là tại cô tất cả.

Không ngờ Lê- na trả lời anh:

- Con đi tìm cô Cát Thơ trò chuyện chứ có đi đâu bậy đâu ba.

Mi- kha- nốp nhẹ giọng với con gái:

- Thì ba dặn như vậy đấy.

Lê- na lý giải bằng giọng hồn nhiên:

- Ba cứ ở ngoài giàn khoan với mấy chú, con có gặp âu mà nói.

Không biết Mi- kha- nốp có nhận ra sự nghịch lý đó không mà trách con gái?

Không biết Mi- kha- nốp có biết là con gái anh rất nhạy cảm và cô độc?

Ngoài giờ học, trẻ con luôn cần có người bên cạnh để trò chuyện.

Lê- na đã có cuộc sống khá thường hơn những đứa trẻ khác cùng trang lứa.

Mi- kha- nốp cười, nói với con gái:

- Ba bận làm việc mà con.

Lê- na nói với một sự hiển nhiên:

- Ba bận nên con tìm cô Cát Thơ hỏi chuyện.

Mi- kha- nốp tò mò:

- Con hỏi gì?

- Con thắc mắc chuyện cô kể đó mà.

Lê- na trả lời rồi thòng thêm.

- Ba ơi! Cô Cát Thơ mới dạy con bài hát hay lắm.

Con bé nói xong cất tiếng hát thật vô tư:

"Ba con đi chợ đằng trong Mua một cây mía ...".

Cát Thơ thấy Mi- kha- nốp hơi nhăn mặt.

Hai cha con trò chuyện với nhau. Dường như anh đã quên hẳn sự có mặt của Cát Thơ. Đến khi nghe con gái nói thế, anh vội bảo:

- Chào cô đi con!

Lê- na vòng tay chào Cát Thơ:

- Con chào cô!

Thơ biết là đến lúc chia tay con bé. Nói xong Lê- na chạy tung tăng trên bãi cát.

- Đố ba, đố cô Cát Thơ đuổi theo con.

Mi- ka- nốp chạy đuổi theo con như tham gia một trò chơi đuổi bắt với con gái.

Cát Thơ chỉ đứng nhìn theo. Cô không thể tham gia trò chơi này của hai cha con Lê- na.

Nhìn hai cha con Mi- kha- nốp một lúc, Cát Thơ lại quay ra biển.

Cát Thơ không sao hiểu nổi giám đốc Mi- kha- nốp. Người gì khô như ngói, lạnh như băng, chẳng biết quan tâm đến ai. Chính Mi- kha- nốp đã phân công Cát Thơ dạy tiếng Việt cho bọn trẻ, công việc chẳng đúng chuyên môn của cô.

Thế mà anh chẳng thèm hỏi han cô một lời.

Giám đốc sợ Cát Thơ than vãn chứ gì. Không bao giờ. Cát Thơ đã có kinh nghiệm rồi. Mi- kha- nốp phân công chẳng đúng chuyên môn, cô cứ làm khiếu nại làm chi. Con người nguyên tắc đó có thay đổi ý kiến đâu!

Cát Thơ chỉ thắc mắc một điều tại sao Mi- kha- nốp không hỏi xem cô có dạy tiếng Việt cho bọn trẻ được không? Là cô giáo dạy trẻ em người Nga có khó không? Bọn trẻ đối với cô thế nào?

Cát Thơ thèm nghe một lời hỏi han, một sự động viên của giám đốc. Nhưng anh là kẻ tiết kiệm lời nói.

Tại sao Mi- kha- nốp khô lạnh đáng ghét mà lại có đứa con đáng yêu đến thế?

Chị Cha- nô- va bẻ đưa cho Cất Thơ trái chuối già vàng ươm:

- Cát Thơ ăn chuối!

Cát Thơ lắc đầu:

- Em ít ăn chuối lắm.

- Em ăn, đâu có lắc vòng mà sợ.

Cát Thơ mỉm cười nhìn chị Cha- nô - va. Ngày nào chị cũng lắc vòng tập thể dục mà thân thể chị vẫn tròn trịa. Có lẽ tại thể trạng chị to lớn.

Chị Cha- nô- va lại than:

- Khổ ghê! Chị lắc vòng mà vẫn lên cân.

Cát Thơ chọc ghẹo:

- Tại chị ăn chuối đó.

Chị Cha- nô- va cười tít mắt:

- Chuối Việt Nam mà bảo chị đừng ăn.

Cát Thơ nghiêng đầu ngắm nhía chị Cha- nô- va. Chị mập mạp nhưng nhìn rất dễ mến.

- Vậy chị ở Việt Nam luôn để được ăn chuối mãi mãi.

Chị Cha- nô- va buột miệng:

- Chẳng biết có ở luôn đây không? Để hỏi giám đốc Mi- kha- nốp xem sao?

Cát Thơ, vội kể:

- Chị Cha- nô- va này? Em dạy con bé Lê- na mà đâu có biết nó là con gái giám đốc Mi- kha- nốp.

- Chị tưởng em biết rồi chứ. À! Hôm qua nó đi tìm em, chị bảo ra bãi biển, có gặp em không?

- Có. Em với Lê- na nói chuyện thật lâu ngoài ấy.

Chị Cha- nô- va tặc lưỡi:

- Tội nghiệp Lê- na! Con bé mất mẹ lúc nhỏ chẳng biết gì.

Cát Thơ tò mò hỏi:

- Mẹ Lê- na sao mà mất hả chị?

Chị Cha- nô- va ngậm ngùi kể:

- Lê- nốp- va bị tai nạn máy bay thảm khốc khi bay ra biển thăm anh Mikha- nốp ở giàn khoan. Lúc đó là sinh nhật thứ nhất của Lê- na.

Cát Thơ tròn mắt:

- Giàn khoan ở đây hả chị?

- Ở bên Nga. Đã mười năm rồi còn gì?

- Tội nghiệp, Lê- na mới một tuổi đã mất mẹ.

Cha- nô- va nhận định:

- Vì thế anh. Mi- kha- nốp đã dành hết tình thương yêu và chăm lo cho Lêna.

- Nhưng cha chăm sóc đâu chu đáo bằng mẹ.

Vừa nói xong, Cát Thơ vội đưa tay bụm miệng lại. Mi- kha- nốp mà nghe lời nhận xét thiếu tế nhị này, chắc anh sẽ nổi trận lôi đình.

Thật ra, Cát Thơ chỉ nói theo quan niệm của người Việt:

''Mồ côi cha ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ lót lá mà nằm'' Nhưng chị Cha- nô- va đã tán thành:

- Đúng là như vậy! Anh Mi- kha- nốp bận làm việc suốt cả ngày.

Rồi chị lại phát biểu thêm:

- Chị mà có con, chị sẽ chăm sóc nó vô cùng chu đáo.

- Ủa! Chị chưa có con à?

Cát Thơ vô tư hỏi nhưng cũng thấy mình vô duyên.

Chị Cha- nô- va cười hiền:

- Con đâu mà có.

Cát Thơ cũng cười theo chị. Bỗng chị hỏi Cát Thơ:

- Em dạy học cho bọn trẻ có vui không? Chúng có thích học tiếng Việt không?

Cát Thơ hớn hở:

- Vui lắm chị ạ! Chúng rất thích học vì tiếng việt dễ học mà.

- Còn tiếng Nga khó hả?

Cát Thơ gật đầu:

- Tiếng Nga khó học ghê! Em đánh vật với nó muốn hụt hơi.

- Biết rồi em sẽ thấy rất dễ.

- À! Chị dạy cho em nhé.

- Rồi em dạy thêm tiếng Việt cho chị nha?

- Em thấy chị nói quá rành.

- Nhưng chị viết chưa rành.

Thế là lúc rảnh rỗi, hai người cùng học tập, trao đới ngôn ngữ với nhau nhật thú vị.

Và Cát Thơ đã khoe điều đó với Đăng Dương.

- Em biết tiếng Nga rồi đó nghe anh Đăng Dương.

Đăng Dương chọc ghẹo:

- Học lóm mấy đứa con nít đó hả?

Cát Thơ nghiêng đầu nhìn Đăng Dương thanh minh:

- Em học có bài bản hẳn hòi nha.

- Vậy thì cho anh học ké với nhé.

- Anh làm bộ hoài. Tiếng gì anh chẳng biết.

- Anh chỉ biết tiếng Việt thôi.

Cát Thơ đốp lại ngay:

- Chỉ biết tiếng Việt, anh không làm bác sĩ được đâu.

- Thế anh phải làm gì?

- Làm ... mà thôi, anh đã làm bác sĩ rồi mà.

Đăng Dương bỗng hỏi:

- Em làm cô giáo dạy tiếng Việt có trở ngại gì không?

- Không anh à.

Cát Thơ trả lời rồi bảo:

- Giá như giám đốc Mi - kha- nốp cũng quan tâm em như anh vậy. Anh ta bắt em dạy học rồi bỏ mặc, chẳng cần xem em dạy được hay không.

Đăng Dương cười trêu:

- Anh Mi- kha- nốp biết em có tài xoay xở.

Cát Thơ ậm ừ:

- Em sẽ xoay mấy đứa trẻ Nga cho anh ta biết.

Đăng Dương cười, dặn:

- Nhớ đừng xoay con gái anh Mi- kha- nốp nghe.

- Xoay luôn.

Đăng Dương pha trò:

- Không sợ bị sếp rầy sao?

- Có gì mà sợ.

- Làm cô giáo, chắc vui hơn làm bếp trưởng há Cát Thơ.

- Vui hơn! Em không sợ bị Mi- kha- nốp rầy la nữa.

Đăng Dương nhìn Cát Thơ trêu chọc:

- Bắt làm bếp trưởng nấu ăn, rồi dạy học, không biết Mi- kha- nốp còn giao cho Cát Thơ làm gì nữa đây.

Cát Thơ ngẩng lên:

- Giao gì em cũng làm, trừ nghề bác sĩ của anh là em chẳng biết.

- Làm là biết ngay mà.

- Thôi đi, em mà làm là anh thất nghiệp đó.

- Thất nghiệp thì càng khỏe.

- Anh thích ở không lắm hả?

- Đùa thôi, chứ sống mà không làm việc, chịu sao nổi hả Cát Thơ?

- Vậy mà vẫn có người ở không nhà hạ đó anh.

- Em có thích thế không?

Cát Thơ bày tỏ:

- Nếu thích thế thì em đâu có ra đây.

Đăng Dương cất tiếng kêu như than giùm Cát Thơ:

- Vậy mà giám đốc phân công chẳng như ý.

- Em ghét ghê mà chẳng biết nói sao.

- Để anh nói cho nghe.

- Anh đừng tài khôn. Em dạy học đã yên thân rồi.

- Vậy đừng than phiền.

- Ai thèm than.

Cát Thơ bỗng hỏi:

- À! Anh làm bác sĩ, sao chị Khuê Tú không cùng nghề với anh?

Đăng Dương cười khà:

- Mỗi người một nghề cho cuộc sống phong phú chứ em.

Cát Thơ đùa đùa giọng:

- Còn em, một mình làm nhiều nghề.

- Em thì đa tài.

- Nhờ giám đốc Mi- kha- nốp đấy.

- Vậy em sẽ nói cho giám đốc biết để tuyên dương em.

- Nói nè ... nói nè ...

Vừa nói Cát Thơ vừa đấm đấm vào lưng Đăng Dương một cách tự nhiên.

Khuê Tú đi vào mà Cát Thơ vẫn không hay. Đôi mày thanh mảnh cau lại ngạc nhiên trước sự thân mật của Cát Thơ và Đăng Dương.

- Anh mà nói thì Mi- kha- nốp giao cho em một việc khác nữa đó.

- Việc gì hở Cát Thơ?

Khuê Tú mím môi hỏi, Cát Thơ giật mình quay lại, bẽn lẽn hỏi:

- Chị Khuê Tú mới đến hả?

Không trả lời mà Khuê Tú nói vu vơ:

- Hai người vui quá nhỉ?

Thấy vẻ giận dỗi của Khuê Tú, Cát Thơ rụt rè đính chính:

- Tại anh Đăng Dương hăm he em.

Khuê Tú quay sang Đăng Dương:

- Anh hăm he gì Cát Thơ?

Cát Thơ đỡ lời:

- Anh ấy hăm sẽ méc giám đốc Mi- kha- nốp.

- Việc gì?

Đăng Dương nhe răng cười:

- Có méc gì đâu. Anh bảo giám đốc khen Cát Thơ, một mình mà làm được nhiều nghề.

Khuê Tú hỏi với vẻ giễu cợt:

- Thế bây giờ Cát Thơ làm nghề gì?

Cát Thơ liến thoắng trả lời:

- Em không may mắn được giám đốc phân công đúng nghề kế toán như chị.

Khuê Tú buột miệng:

- Có lẽ giám đốc không muốn Cát Thơ giữ chức kỹ sư hóa của nam giới.

Cát Thơ bật hỏi:

- Chẳng lẽ giám đốc là tàn dư của chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ còn sót lại.

Đăng Dương kết luận:

- Tại giám đốc thấy em liễu yếu nên giao công việc nhẹ nhàng, em nên cám ơn anh ấy.

Cát Thơ cong môi lên:

- Chừng nào phân làm kỹ sư hóa, em mới cám ơn.

Khuê Tú vẫn thắc mắc:

- Hiện giờ Cát Thơ làm gì?

- Em dạy tiếng Việt cho bọn trẻ người Nga.

- Làm cô giáo, tuyệt quá còn gì.

- Cô giáo bất đắc dĩ chị ơi.

Nhìn xoáy vào Cát Thơ, Khuê Tú nói tỉnh bơ:

- Làm cô giáo của bọn trẻ rất nhàn hạ, lại thảnh thơi dễ chịu nữa.

Chẳng biết Khuê Tú nói với ý gì, nhưng Cát Thơ ngượng ngùng. Và cảm thấy sự có mặt của mình ở đây không phải chút nào. Cô tự động rút lui.

Chương 4

- Khói mịt mù trong căn nhà nhỏ của giám đốc Mi- kha- nốp. Giờ này chắc Mi- kha- nốp còn ở ngoài giàn khoan chưa về. Buổi chiều, Cát Thơ với Lêna mới đạo chơi ngoài bãi biển.

- Ôi Lê- na! Trời ơi ...

Cát Thơ hoảng hốt chạy đến.

Thấy lửa cháy, Cát Thơ kinh hoàng la toáng lên. Cô vừa kêu gào gọi mọi người vừa nhào vào trong tìm Lê- na.

Cát Thơ đã bế thốc Lê- na ra khỏi đám lửa. Lê- na không hề hấn gì, còn Cát Thơ bị phỏng ở chân.

Đám cháy xảy ra chớp nhoáng. Mọi người thở phào khi dập tắt được ngọn lửa.

Mẹ của cô bé học trò Ta- chi- na đã đưa Cát Thơ và Lê- na đến bệnh viện.

Lê- na vẫn chưa hoàn hồn. Con bé cứ lắp bắp.

- Lửa cháy ... Lửa cháy ...

Bác sĩ Đăng Dương lo rửa vết bỏng và bôi thuốc trên bàn chân Cát Thơ.

- May quá! Bị nhẹ không nguy hiểm lắm.

Một giọng thân thiết cất lên.

Rồi nhiều câu tiếng Nga, tiếng Việt vang lên. Cát Thơ hơi nhắm mắt vì bị bỏng rát.

Đăng Dương động viên:

- Em ráng chịu đau nghe rồi sẽ khỏi ngay thôi.

Mặt Cát Thơ ỉu xìu:

- Sao em cứ làm bệnh nhân của anh mãi nhỉ?

Đăng Dương cười nhắc lại lời của Cất Thơ.

- Bệnh nhân bất đắc dĩ.

Cát Thơ vẫn rên rỉ:

- Số em đã gắn bó với trạm xá này ngay từ ngày đâu mới ra.

Đăng Dương đùa để cho Cát Thơ vui:

- Em nên hãnh diện mỗi lần đến đây.

- Hãnh diện vì bệnh à?

- Lần này, em đâu có bệnh.

- Cũng vẫn là bệnh nhân của anh.

- Khác chứ. Em bị phỏng vì cứu bé Lê- na, không phải bệnh nhân đâu.

Giám đốc Mi- kha- nốp vừa được tin đã vội chạy đến. Mọi người tránh ra cho anh vào.

Mi- kha- nốp hấp tấp hỏi nhanh:

- Cô Cát Thơ có sao không? Con tôi thế nào rồi?

Đăng Dương đáp thật nhanh:

- Hai người đều bình yên. Anh hãy an lòng.

Mi- kha- nốp nhìn Cát Thơ với ánh mắt cảm kích.

- Cám ơn cô đã cứu con tôi.

Ánh mắt xanh biếc khiến Cát Thơ nao nao lòng. Vì Cát Thơ cứu Lê- na, Mikha- nốp mới dành cho cô lời cảm kích này.

Lúc bình thường, Cát Thơ thèm nghe một câu nói ân cần của anh biết bao.

Nhưng làm gì có, Mi- kha- nốp chỉ dành cho cô lời chê bai nặng nề.

Thật lạ! Mi- kha- nốp là người châu Âu mà lại có đầu óc khinh thường phụ nữ, phong kiến quá đi thôi. Hay là anh chỉ khinh thường một mình Cát Thơ.

Tại sao thế? Cát Thơ có làm gì nên tội. Chắc tội của Cát Thơ là sinh ra làm thân phụ nữ?

Thấy Cát Thơ lặng thinh, Mi- kha- nốp nói tiếp với giọng lắng sâu:

- Nghe mọi người kể mà tôi kinh hoàng. Nếu không có cô đến cứu, chẳng biết con tôi thế nào. Tôi chẳng biết nói gì để cảm ơn cô.

Cát Thơ đáp với giọng nhẹ tênh:

- Không có chi đâu giám đốc. Ai ở hoàn cảnh của em cũng làm thế thôi.

Nhưng nếu Cát Thơ không đến kịp ... Mi- kha- nốp rùng mình nhớ đến Lênốp- va - người vợ thân yêu đã qua đời vì tai nạn. Mi- kha- nốp sợ tai nạn lắm, và anh không dám nghĩ tiếp nữa.

Nhìn Đăng Dương đang bôi thuốc cho Cát Thơ, Mi- kha- nốp hỏi:

- Vết thương thế nào?

Đăng Dương đỡ lời:

- Cũng nhẹ, không có sao đâu anh.

Mi- kha- nốp dịu dàng hỏi Cát Thơ:

- Cô có đau lắm không?

- Đau.

Cát Thơ muốn bụm miệng mà không kịp. Cô tự trách mình sao mà thốt lên câu trẻ con đến thế. Có đau cũng cắn răng mà chịu chứ. Và Cát Thơ lại vụng về đính chính.

- Chỉ hơi rát thôi ạ. Anh Đăng Dương bôi thuốc là sẽ khỏi.

Rồi cô nhắc:

- Giám đốc hãy xem Lê- na thế nào. Tội nghiệp, con bé sợ hãi quá.

Đăng Dương cũng trấn an Mi- kha- nốp:

- Lê- na không sao. Cô bé đang ngủ.

Nhưng Lê- na đã thức khi nghe tiếng cha. Cô bé gọi:

- Ba ơi!

Mi- kha- nốp cúi xuống bên con gái:

- Ba đây! Con đừng sợ!

Giọng con bé vẫn còn lo sợ:

- Ba ơi! Con sợ cháy lắm.

Mi- kha- nốp vỗ về con gái trấn an:

- Không có cháy đâu con. Hết rồi.

Lê- na hỏi nhỏ:

- Cô Cát Thơ đưa con ra hả ba?

- Ừ. Cô đưa con ra. Cô bị phỏng chân.

Hai cha con đang nói tiếng Nga, đến đây Mi- kha- nốp bỗng đổi sang tiếng Việt. Có lẽ anh cũng muốn nói cho Cát Thơ nghe.

Lê- na lo lắng bảo:

- Con không có muốn cháy đâu, con không có muốn cô Cát Thơ bị phỏng đâu.

- Ba biết, con không muốn vậy.

Con bé vẫn phân bua:

- Không phải tại con. Con không có làm cháy.

Mi- kha- nốp gật đầu liên tục:

- Con có biết tại sao có lửa cháy ở nhà mình không?

Lê- na ấp úng kể:

- Con đốt nến ... con ngủ quên. Có lẽ cây nến ngã trên bàn học.

Sự việc đúng như Lê- na kể. Cô bé ngủ quên, cây nến ngã cháy loang ra.

Cũng may là Cát Thơ phát hiện khi đi ngang qua. Như là có phép nhiệm mầu tình cờ mà Cát Thơ cứu được Lê- na.

Tội nghiệp Lê- na! Cô bé vừa hãi hùng khi thấy hỏa hoạn, lại sợ người lớn cho là mình gây ra.

Mi- kha- nốp biết con gái đang bị sốc, anh ôm con vào lòng vỗ về.

Không phải tại con. Ba đưa con về nhà ngủ nhé.

Đăng Dương ân cần bảo:

- Anh để cháu ngủ ở đây cũng được. Anh về xem tình hình nhà cửa thế nào.

Mi- kha- nốp rầu rĩ đáp:

- Mọi người bảo đã chữa kịp thời, chỉ tổn thất nhẹ. Cũng may cho cha con tôi.

- Anh về bên ấy chưa?

- Tôi nghe tin là chạy đến đây ngay. Tôi rất sợ tai nạn xảy ra.

Mi- kha- nốp trả lời Đăng Dương rồi bảo Lê- na:

- Con hãy cám ơn cô Cát Thơ đi.

Cát Thơ xua tay:

- Anh đừng bận lòng. Lê- na đang bị sốc vì sợ, hãy để cô bé nghỉ ngơi.

Mi- kha- nốp cất giọng ôn hòa:

- Hãy để Lê- na nói lời cám ơn cô.

Lê- na rất thông minh. Nghe Mi- kha- nốp và Cát Thơ đối đáp, Lê- na đến bên Cát Thơ:

- Con cám ơn cô Cát Thơ!

Cát Thơ chặn lại:

- Có gì đâu mà cám ơn cô.

Đăng Dương xen vô hỏi:

- Ngày mai, Lê- na và cô Cát Thơ đi dạo ngoài biển không?

Mắt Lê- na sáng lên:

- Đi chứ chú Đăng Dương.

- Nhưng chân cô Cát Thơ còn đau.

Lê- na chữa lại:

- Vậy con ở đây với cô Cát Thơ!

Mọi người nhìn nhau mỉm cười. Lê- na lại hỏi:

- Chân cô Cát Thơ có đau không? Ngày mai cô có dạy tụi con không?

Mi- kha- nốp nhắc nhở:

- Chân cô Cát Thơ đau, để cô Cát Thơ nghỉ ngơi đã con.

Lê- na hồn nhiên:

- Hết đau rồi, cô Cát Thơ đi dạy hở ba?

Mi- kha- nốp khẽ gật và nghiêm khắc nhắc nhở con gái:

- Thôi, con đừng quấy rầy cô Cát Thơ nữa.

Lê- na ngây thơ hỏi:

- Quấy rầy là làm phiền hả ba? Con đâu có làm phiền cô Cát Thơ.

Cát Thơ muốn phì cười. Nhưng lại thấy Mi- kha- nốp nghiêm nghị, Cát Thơ mang gương mặt nghiêm nghị theo.

Mi- kha- nốp là kẻ dễ gây ức chế đối với người đối diện.

Không yên tâm khi nín thinh vì cô bé Lê- na nhạy cảm, Cát Thơ trìu mến bảo:

- Con không có làm phiền cô đâu.

Mặt Lê- na rạng rỡ hẳn lên:

- Không có há cô? Con mong con hết đau chân, ngày mai cô dạy con học, dạy con hát nữa.

Cát Thơ hứa hẹn:

- Hôm nào, cô sẽ dạy con hát nữa.

Đăng Dương bỗng hỏi:

- Thế cô Cát Thơ dạy Lê- na hát bài gì nào?

Lê- na hớn hở khoe với Đăng Dương:

- Con hát chú nghe nhé!

Nói xong cô bé cất giọng thánh thót:

"Cha em đi chợ đằng trong Mua một cây mía vừa cong vừa dài ... " Mọi người cười xòa nhìn Lê- na âu yếm.

Đăng Dương còn hỏi:

- Lê- na có biết hát bài ''Cháu lên ba cháu đi mẫu giáó' không?

Lê- na nghẹo đầu nhìn Đăng Dương:

- Con lớn rồi, đâu còn đi mẫu giáo nữa. Con học trung học rồi.

Mi- kha- nốp nhắc nhở:

- Con học trung học rồi thì con phải ngoan đó.

Lê- na hướng ánh mắt xanh lơ sang Cát Thơ:

- Con ngoan mà! Ba hỏi cô Cát Thơ xem.

Mi- kha- nốp gật đầu:

- Ừ, con ngoan. Thôi con hãy ở đây với chú Đăng Dương. Ba về xem nhà cửa thế nào?

Đăng Dương bảo:

- Anh cứ đi đi, để Lê- na lại đây, tôi trông nom cho.

Mi- kha- nốp đi về phòng.

Lê- na thiu thiu ngủ. Một lúc sau, Cát Thơ cũng trở về phòng riêng.

Chân hết phồng đau, Cát Thơ đi dạy học trở lại.

Bọn trẻ vây quanh lấy cô tíu tít như đàn chim non bên chim mẹ.

Hết giờ học, Cát Thơ kể chuyện và dạy bọn trẻ hát.

Đúng là cô có khiếu thu hút đám trẻ con người Nga. Chúng mê những câu chuyện cổ tích thần kỳ qua giọng kể của Cát Thơ và mê những bài hát thiếu nhi của cô dạy.

Lê- na hân hoan lên hát cho cả bọn nghe bài đồng dao:

"Cha em đi chợ đằng trong Mua một cây mía vừa cong vừa dài".

Cát Thơ ân cần bảo bọn trẻ:

- Các con hát ''mẹ em đi chợ'' mới đúng.

Bọn trẻ đồng thanh hát theo thật hào hứng. Lớp học trở nên vui tươi lạ thường.

Lê- na ngày càng quyến luyến Cát Thơ. Lúc nào cô bé cũng nhắc đến Cát Thơ.

Ngày nghỉ, Mi- kha- nốp dắt con gái đi dạo chơi. Hiếm hoi lắm, anh mới có những giây phút thảnh thơi bên con gái.

Hai cha con đi ra bãi biển. Mi- kha- nốp chỉ những cánh buồm ngoài khơi xa hỏi Lê- na.

- Đố con, những cánh buồm kia đi về đâu?

Lê- na nhanh nhảu:

- Cánh buồm đi xa lắm há ba?

- Ừ! Đi xa lắm!

- Có về nhà mình bên Nga không ba?

- Có, về nhà mình.

Lê- na bỗng hỏi:

- Hồi đó, ba đưa con sang đây có đi bằng những cánh buồm đó không?

Mi- kha- nốp vẫn hướng mắt ra ngoài khơi xa:

- Đi bằng tàu hàng hải lớn.

- Không có máy bay sao ba?

Mi- kha- nốp thoáng rùng mình. Hình ảnh Lê- nốp- va hiện ra ... Vì đi thăm chồng mà Lê- nốp- va bị tử nạn.

Mi- kha- nốp trầm tư đáp lời con:

- Chúng ta đi tàu hàng hải của công ty dầu khí, con ạ.

Lê- na thôi không hỏi nữa. Cô bé chạy tung tăng trên bãi biển.

Mi- kha- nốp đăm chiêu nhìn ra biển.

"Buổi chiều trời nhạt nắng Mặt biền loang loáng hồng Mi- kha- nốp cồn cào nỗi nhớ Anh đốt điếu thuốc gắn lên môi Khói thuốc bàng bạc trong chiều tím".

Mi- kha- nốp trầm giọng cất tiếng hát mượt mà bài ''Ka- chiu- xá' quen thuộc mà thời sinh viên anh thường hát với Lê- nốp- va, có lúc hát cho một mình Lê- nốp- va nghe.

"Dòng sông xưa rừng táo trắng hoa nở đôi bờ, lặng lờ mặt nước đã loang sương mờ.

Kìa thấp thoáng bóng ai đó, chính Ka- chiu- xa giữa trời mây, bên sông lộng gió chan hòa.

Gửi về ai lời hát thiết tha từ xóm làng, từ bờ sông gởi tới cánh chim đại bàng. Người chiến sĩ mến thương có hay chăng tấm lòng chốn làng quê có ai ngày đêm nhớ mong".

Lê- na đã rón rén đến sau lưng Mi- kha- nốp nghe bài hát.

Hết bài hát, Mi- kha- nốp ngừng. Con bé hân hoan đề nghị, quên cả việc đang nghe lén.

- Hay quá! Ba hát nữa đi ba.

Mi- kha- nốp quay lại:

- Con nghe hát à? Con không biết bài Ka- chiu- xa này đâu?

- Ba hát lại cho con nghe đi!

- Con còn nhỏ mà nghe gì?

Lê- na vòi vĩnh:

- Con biết nghe bài hát Ka- chiu- xa mà. Ba hát tiếng Việt đi ba, Mỉm cười chiều con gái, Mi- kha- nốp hát bằng tiếng Việt. Giọng anh rất trầm ấm thiết tha.

Cát Thơ tình cờ đi ngang qua xúc động dạt dào trước hình ảnh hai cha con bên nhau. Mi- kha- nốp hát thật ngọt ngào truyền cảm. Con gái Lê- na nghẹo cổ lắng nghe.

Lời bài hát rất lạ, Cát Thơ chăm chú lắng nghe. Cô như uống từng lời hát dịu êm của Mi- kha- nốp.

Chỉ một giây xao động rồi Cát Thơ bừng tỉnh. Mi- kha- nốp đâu có hát cho Cát Thơ nghe. Có cái gì đó òa vỡ trong lòng Cát Thơ.

Sự dịu dàng tinh tế Mi- kha- nốp không dành cho Cát Thơ đâu. Ngay cả đến việc Cát Thơ đã dạy cho Lê- na và bọn trẻ biết tiếng Việt, Mi- kha- nốp cũng chẳng quan tâm. Anh là kẻ tiết kiệm lời khen.

Một chút tủi hờn dâng lên, Cát Thơ âm thầm bước đi. Cô không muốn phá tan giây phút êm đềm của hai cha con Mi- kha- nốp. Cô không muốn Mi- khanốp phát hiện ra sự có mặt của cô.

Cát Thơ trở về phòng. Nhớ đến bài hát Ka- chiu- xa, Cát Thơ chạy đi tìm chị Cha- nô- va bảo chị dạy hát.

- Chị Cha- nô- va có biết bài hát Ka- chiu- xa không.

Chị Cha- nô- va cười rạng rỡ:

- Biết chứ. Bài Ka- chiu- xa rất nổi tiếng. Hay lắm! Thời trẻ, chị thuộc làu.

Cát Thơ giục:

- Chị hát cho em nghe nhá.

Chị Cha- nô- va cất tiếng hát bằng tiếng Nga nhưng chỉ hát vài câu rồi cười như có lỗi.

- Lâu quá, chị quên hết rồi.

Cát Thơ chép miệng tiếc rẻ:

- Em định bảo chị dạy em hát đây Chị Cha- nô- va xua tay chối từ:

- Thôi đi, chị không dám dạy cô giáo Cát Thơ hát đâu.

- Tại sao?

- Giọng chị khàn như ngỗng, chị lại đâu biết hát tiếng Việt:

Rồi chị lại đề nghị:

- Bảo anh Mi- kha- nốp dạy cho. Anh ấy hát hay lắm.

Cát Thơ rụt cổ lắc đầu. Không bao giờ cô như ông thần khó đó dạy hát đâu.

- Chị không nhớ thì thôi. Em đi đây.

Nói xong Cát Thơ hối hả phóng nhanh. Chị Cha- nô- va gọi với theo.

- Cát Thơ, khoan đã!

Nhưng Cát Thơ không nghe vì vội đến gặp Đăng Dương. Cô tin là anh chàng bác sĩ biết và sẽ dạy cô hát.

Ném cho Đăng Dương một tia nhìn đầy nghi ngờ, Khuê Tú bực dọc hỏi.

- Việc gì mà Cát Thơ kiếm anh hoài vậy?

- Cát Thơ nhờ anh ...

Đăng Dương trả lời chưa dứt câu thì Khuê Tú chặn ngang:

- Cô ta đâu phải là bệnh nhân mà kiếm mỗi ngày nhờ chăm sóc.

Đăng Dương khẽ cười:

- Bộ đợi là bệnh nhân mới cần gặp anh sao?

Khuê Tú nhíu mày kết luận:

- Không phải bệnh nhân mà cứ gặp hoài. Gặp riêng tức là có vấn đề.

- Có vấn đề gì đâu em.

- Không có à? Anh tưởng em không biết sao?

Khuê Tú kêu lên rồi tức tối giải thích:

- Cô ta cứ kiếm cớ làm bệnh nhân để được anh chăm sóc.

Đăng Dương nghiêm giọng:

- Bệnh tật có ai muốn đâu em.

Khuê Tú cong môi lên nhận xét:

- Em thấy Cát Thơ muốn đó. Hết bệnh rồi mà cô ta cứ đến đây cà kê mãi.

- Cát Thơ đến có việc em à.

Khuê Tú hất hàm:

- Việc gì? Lần nào em qua đều gặp cô ta ở đây với anh đủ mười lần.

Đăng Dương giải thích nhanh:

- Cát Thơ nhờ anh dạy cô ấy hát bài Ka- chiu- xa.

Mặt lộ vẻ bất bình, Khuê Tú nhìn Đăng Dương đăm đăm. Hình dung Đăng Dương và Cát Thơ ngồi ca hát bên nhau trong phòng vắng cô phẫn nộ tột cùng.

- Ái cha? Hai người cùng hát bên nhau, tình tứ nhỉ!

- Em nói mới lại. Anh dạy Cát Thơ hát có gì đâu.

- Bỗng dưng cô ta đòi anh dạy hát bài xưa lắc của Nga. Kiếm chuyện thì có.

Đăng Dương giải thích thật đơn giản:

- Cát Thơ đang làm việc, tiếp xúc với người Nga, muốn hát bài Ka- chiu- xa là lẽ đương nhiên.

Khuê Tú cong cớn:

- Hứ! Đương nhiên là muốn gần anh thì có.

Mặt Đăng Dương nhăn nhó ảm đạm:

- Em đừng nghi ngờ sự trong sáng của anh với Cát Thơ.

Khuê Tú đãi giọng:

- Không nghi ngờ sao được? Hai người làm cho cả thế giới này đều nghĩ như vậy.

- Em có biết nghi ngờ là tai hại lắm không?

- Anh đàng hoàng thì ai mà nghi ngờ.

Đăng Dương vặn lại:

- Anh có gì không đàng hoàng đâu?

- Có gì thì anh biết.

Đăng Dương nhấn mạnh:

- Anh chẳng có gì.

- Chẳng có gì mà hát tình ca Ka- chiu- xa và tình tự bên nhau.

Đăng Dương phật ý, nghiêm giọng bảo:

- Nếu em cứ nghi ngờ thì sẽ giết chết tình yêu của chúng ta đó.

Khuê Tú nhướng mắt nhìn Đăng Dương:

- Anh nói thế à?

- Chứ còn gì nữa, em cứ đa nghi.

Khuê Tú dõng dạc đọc lời của một chuyên viên tình yêu:

"Trong tình yêu, người ta không nghi ngờ một điều gì hoặc nghi ngờ tất cả".

- Nghi ngờ không đúng, em sẽ làm mất tình yêu đó.

Khuê Tú đáp bằng giọng tự tin:

- Em nói đúng chứ không nghi ngờ đâu.

Đăng Dương cũng ứng đối bằng một câu danh ngôn:

"Tình yêu là lửa, nhưng không thể tiên đoán ngọn lửa đó sưởi ấm trái tim bạn hay nó thiêu rụi căn nhà của bạn".

- Chính anh đã thiêu rụi.

- Em đừng có đổ thừa.

- Anh và Cát Thơ đã làm cho em thấy rõ điều đó.

Đăng Dương đưa một ngón tay lên chặn môi Khuê Tú lại:

- Em đừng nhắc đến Cát Thơ nữa có được không?

Khuê Tú ấm ức:

- Cô ta cứ xuất hiện ở đây với anh, làm sao mà em không nhắc.

Đăng Dương nhẹ giọng:

- Anh đã bảo Cát Thơ có lý do.

Khuê Tú buông gọn:

- Lý do là cô ta thích anh và muốn gần anh.

Đăng Dương khuyên nhủ:

- Em nên nhìn sự việc nhẹ nhàng đơn giản đi. Có như thế em mới thấy thoải mái.

Khuê Tú hừ mũi:

- Làm sao mà em thoải mái khi cô ta ở đây với anh?

- Em cứ nghĩ ngợi lung tung làm chi. Sao không thân thiện với Cát Thơ?

- Em không thể thân thiện được. Cô ta giả vờ ngây thơ nhưng lòng dạ đen tối.

- Cát Thơ không như em nói đâu.

- Em biết anh bênh nó mà.

Đăng Dương nghiêm giọng triết lý:

- Anh chỉ nghĩ là nên sống tốt với nhau.

Khuê Tú nhăn mày hỏi vặn:

- Anh muốn thân ái với Cát Thơ hay với tất cả mọi người?

- Em thật là quá quắt đó Khuê Tú.

- Em nói đúng mà anh không chấp nhận à?

- Nếu em không tin anh thì thôi.

- Em không muốn thấy Cát Thơ đến đây nữa. Anh hãy chứng minh sự trong sáng của anh đi.

Trước thái độ ngang bướng của Khuê Tú, Đăng Dương tức tối bảo:

- Anh không chứng minh gì cả.

Khuê Tú vặn vẹo:

- Như vậy là anh thừa nhận?

- Anh chẳng thừa nhận gì cả.

- Anh thừa nhận anh có gì Cát Thơ.

Đăng Dương nhún vai:

- Đó là do em tưởng tượng.

Rồi anh nhấn mạnh:

- Anh không chịu trách nhiệm về những lời suy diễn của em đâu.

Khuê Tú ấm ức trong lòng mà không giải tỏa được.

Tại sao Cát Thơ và Đăng Dường thân thiết nhau? Xưa nay, sự thân thiện của cô gái và chàng trai là điều không bình thường tình cảm đó vượt qua giới hạn.

Khuê Tú không thể xem mối quan hệ này là bình thường.

Cô thở ra nhìn Đăng Dương im lặng.

Đăng Dương nắm tay cô bảo:

- Chúng ta hãy đi dạo biển nhé Khuê Tú! Ra biển, em sẽ thoải mái hơn.

Chẳng biết cô có thoải mái không hay mãi dằn vặt về hình ảnh của Cát Thơ cứ lởn vởn bên Đăng Dương.

Giọng Khuê Tú vang lên như than phiền:

- Em tưởng ở ngoài Vũng Tàu này chỉ có em với anh, không ngờ Cát Thơ xuất hiện.

Đăng Dương vặn lại:

- Cát Thơ xuất hiện thì có ảnh hưởng gì đâu?

- Cô ta cứ bám lấy anh mà bảo không ảnh hưởng.

- Em đừng nói thế, Cát Thơ nghe được kỳ lắm.

Khuê Tú mím môi:

- Anh lại bênh cô ta, rõ ràng hai người có gì rồi.

- Khổ quá! Nói mãi mà em không chịu hiểu.

Đăng Dương bực dọc bỏ ra khỏi phòng. Anh thở dài ngao ngán. Chẳng biết đến bao giờ, Khuê Tú mới thôi nghi kỵ.

Đăng Dương buông câu hăm dọa:

- Em cứ nghi kỵ, không nghe lời anh là đẩy anh đi đó.

Khuê Tú chạy ra đấm vai anh phụng phịu:

- Đẩy anh đi đâu?

Đăng Dương xoay lưng lại:

- Đẩy anh đi luôn đó.

Khuê Tú bước theo Đăng Dương:

- Em phải giữ anh không để anh bị đẩy đi đâu cả.

Và Khuê Tú cương quyết phải thực hiện điều đó.

Khuê Tú ghé vào phòng Cát Thơ hỏi một câu tỉnh tỉnh:

- Bộ Cát Thơ tính đi diễn văn nghệ ở đâu sao mà nhờ anh Đăng Dương dạy hát bài Ka- chiu- xa?

Cát Thơ hơi ngạc nhiên nhìn Khuê Tú:

- Thấy bài hát hay quá, em muốn hát cho biết chứ có diễn văn nghệ gì đâu.

Khuê Tú cất giọng mỉa mai:

- Sao không nhờ ai mà phải chính anh Đăng Dương dạy mới được?

Có thế mà Khuê Tú phật ý sao? Cát Thơ không biết phân bua thế nào. Cô chỉ nói nhẹ nhàng theo suy nghĩ.

- Em nghĩ là anh Đăng Dương biết hát bài Ka- chiu- xa nên nhờ thế thôi.

- Có khối người muốn hát bài này đấy chứ.

- Nhưng em chỉ biết anh Đăng Dương.

- Cát Thơ có thể hỏi người khác.

Cát Thơ im lặng. Khuê Tú bồi thêm.

- Chẳng qua tại Cát Thơ thích được anh Đăng Dương dạy hát, phải không?

Cát Thơ ấp úng:

- Em có nhờ chị Cha- nô- va nhưng chị ấy không thuộc.

Mặt Khuê Tú rầu rĩ như chính Cát Thơ đã nhờ cô vậy.

- Cát Thơ có biết nhờ anh Đăng Dương như vậy là phiền lắm không?

Cát Thơ ngây thơ hỏi:

- Sao phiền ạ? Em thấy anh Đăng Dương hát rất hay bài Ka- chiu- xa. Anh ấy chỉ dạy em thì có gì đâu.

Khuê Tú lên giọng như một người mẹ:

- Hai người cùng hát với nhau trong phòng vắng, Cát Thơ không sợ người ta dị nghị à? Cát Thơ không nghĩ gì sao?

Cát Thơ vẫn vô tư:

- Em nghĩ mình có làm gì sai đâu.

Chẳng lẽ Cát Thơ cố tình không muốn biết những lời Khuê Tú? Ngây thơ hay giả vờ?

Bực dọc, Khuê Tú nói thẳng thừng:

- Hai người cứ gần gũi nhau mãi, lâu ngày Cát Thơ không sợ gì sao?

Cát Thơ nín thinh. Cô không biết phải sợ gì. Trước những lời nói của Khuê Tú, cô không nghĩ ra.

Khuê Tú tiếp tục, giọng như nhắc nhở:

- Cát Thơ nên nhớ là anh Đăng Dương đã có người ...

Cát Thơ cắt ngang lời Khuê Tú:

- Em biết chị là người yêu của anh ấy.

- Có nhiều người biết người ta có người rồi, vậy mà vẫn nhào vô đấy.

Cát Thơ trả lời Khuê Tú:

- Chị cứ yên tâm đi.

Khuê Tú nói nhanh với vẻ ngăn chặn:

- Tôi mong là Cát Thơ đừng quá quan hệ mật thiết với anh Đăng Dương. Cát Thơ hãy giữ nhân cách của người con gái.

Cứ làm Cát Thơ đã làm điều gì sai trái. Cát Thơ ậm ừ bảo.

- Chị cứ yên tâm đi!

Khuê Tú căn dặn thêm:

- Nhớ là đừng nhờ anh Dăng Dương làm gì cả. Tại anh ấy không nỡ từ chối Cát Thơ, chứ anh ấy phiền lắm.

Nói xong điều lo lắng, Khuê Tú như trừ được tại họa vậy.

Cát Thơ nghiêm mặt lặp lại:

- Chị cứ yên tâm!

Khuê Tú vẫn nhắc:

- Cát Thơ đừng đến quấy rầy anh Đăng Dương nữa. Anh ấy còn phải làm việc.

Cát Thơ phân trần:

- Tôi chỉ nghĩ đơn giản là nhờ anh ấy giúp đỡ. Đâu ngờ là quấy rầy anh ấy.

Khuê Tú nhấn mạnh:

- Anh Đăng Dương rất khó chịu. Tại anh ấy lịch sự không muốn nói ra thôi.

Cát Thơ gật nhẹ:

- Em hiểu ý chị.

- Hiểu được thì tốt. Tôi không muốn mình bị đánh cắp.

Cát Thơ nhanh miệng:

- Em không đánh cắp gì của chị đâu.

Khuê Tú hếch mũi lên:

- Có hay không, Cát Thơ tự biết. Nhớ không được quấy rầy anh Đăng Dương nữa đó.

Nói xong, Khuê Tú quày quả bước ra ngoài.

Khuê Tú sợ mối quan hệ mật thiết giữa Cát Thơ với Đăng Dương sao? Cát Thơ không nghĩ gì. Cô hồn nhiên xem Đăng Dương như người anh người thân.

Cần gì là Cát Thơ nhờ Đăng Dương giúp đỡ. Không mảy may nghĩ ngợi sẽ quấy rầy làm phiền anh.

Nghe Khuê Tú nói, cô thêm ái ngại. Thì ra Cát Thơ làm phiền Đăng Dương, làm phiền cả Khuê Tú.

Khuê Tú đã có lời cảnh báo nhẹ nhàng với Cát Thơ. Cát Thơ vô tư nhưng người ta không nghĩ như cô.

Buồn hiu một mình trong phòng, Cát Thơ không biết làm gì vội cất tiếng hát bài Ka- chiu- xa.

''Dòng sông xưa, rừng táo trắng hoa nở đôi bờ lặng lờ mặt nước đã loang sương mờ ... '' Ở Vũng Tàu không có dòng sông, chỉ có biển xanh lộng gió.

Phải rồi, giờ này biển vắng Cát Thơ sẽ đi tắm biển. Cô thay đồ tắm chạy ào ra biển.

Sống ở thành phố biển, gần biển mà không tắm biển thì phí biết bao.

Cát Thơ vùng vẫy trong biển trườn qua những cơn sóng bạc đầu nhấp nhô.

Gió vi vu, sóng rì rào ca hát. Cát Thơ cũng hát theo bài Ka- chiu- xa rồi bài ''Gió đông''.

Cát Thơ tắm biển chỉ một mình. Cô quên rủ Lê- na. Có Lê- na chắc là hai cô trò vui lắm. Nhưng cô lại ngại Mi- kha- nốp. Rủ con bé mà gặp anh ta chắc Cát Thơ chùn bước. Có anh ta, cô sẽ cụt hứng. Thôi hãy để Lê- na ở bên cha. Cát Thơ chỉ làm tròn vai trò cô giáo dạy tiếng việt với con bé mà thôi.

Chiều nào Cát Thơ cũng tắm biển một mình. Cô quyết chỉ tập bơi. Muốn nhờ Đăng Dương nhưng không dám, Cát Thơ không vô tư như trước nữa.

Đăng Dương không phải là con bé Lê- na. Đăng Dương là của Khuê Tú.

Nhờ vã Đăng Dương, Khuê Tú cho là Cát Thơ rủ rê muốn chiếm Đăng Dương.

Cát Thơ tự hỏi có bao giờ cô nghĩ đến Đăng Dương, nhớ đến anh với niềm bỏng cháy trong lòng?

Cát Thơ vừa tập bơi vừa nghĩ ngợi lung tung. Cô thả chiếc phao ra xa.

Bỗng dưng gió thổi nhiều. Mặt biển xao động mạnh. Sóng như gào lên. Gió càng lúc càng tăng. Trời rải mây đen nặng nề. Trời mưa ...

Cát Thơ ngạc nhiên trước thời tiết đột ngột thay đổi. Cô không để ý đến điều này.

Giông gió nổi lên dữ dội, Cát Thơ chới với bị sóng cuốn ra xa. Cô cố sức vùng vẫy mà vẫn không sao vào bờ được.

Cát Thơ kinh hãi nghĩ đến bão biển. Nhưng bão biển như thế nào, Cát Thơ chưa hình dung nổi.

Chỉ một mình nơi bãi vắng, Cát Thơ không thể nào kêu la. Cô kinh hoảng, chắc chắn những cơn sóng khủng khiếp kia sẽ nhấn chìm Cát Thơ xuống đáy biển sâu.

Chiếc phao bị sóng biển đánh mất hút Cát Thơ đành buông xuôi, phó mặc cuộc đời cho đất trời cho biển cả.

Ảo giác hay trong cơn mơ huyền hoặc, Cát Thơ thoáng thấy bóng chiếc một chiếc tàu lướt tới.

Một chiếc tàu ... có phải là sự thật không? Cát Thơ mơ màng hoảng loạn chẳng còn biết gì. Cô đang bềnh bỗng vì bị sóng hất tung và từ từ chìm dần dưới đáy đại dương.

Trên con tàu của công ty dầu khí trở về, thấy Cát Thơ bị sóng cuốn trôi, Mikha- nốp nhanh nhẹn nhảy xuống cứu cô.

Hành động của Mi- kha- nốp nhanh như tia chớp, khiến mọi người trên tàu không kịp cản ngăn.

Cơn bão bất chợt ập đến. Ai nấy đều lo sợ cho sự liều lĩnh của Mi- kha- nốp.

Mi- kha- nốp đã dũng cảm cứu Cát Thơ thoát chết. Cát Thơ được đưa lên tàu.

Đến lượt Mi- kha- nốp, mọi người kinh hoàng khi nhìn thấy mặt anh tái xanh, chân không cử động.

Nhiều giọng lo lắng vang lên:

- Chân giám đốc làm sao rồi?

- Chân anh ấy có vấn đề.

- Chân anh ấy bị giập rồi. Trời ơi ...

Mi- kha- nốp được đưa lên tàu, hai chân anh bị dập do miếng ván thuyền mục trôi cuốn vào lườn tàu.

Thế là Mi- kha- nốp được đưa về trạm xá cấp cứu ngay.

Trời mưa, bão liên tiếp, Mi- kha- nốp không được đưa về thành phố điều trị được mà chỉ cấp cứu cầm cự. Điều kiện phẫu thuật không có khiến Mi- khanốp bị liệt hai chân.

Chương 5

Tai họa ập xuống quá bất ngờ cho Mi- kha- nốp khiến Cát Thơ vô cùng áy náy. Lẽ ra Cát Thơ bị chìm xuống đáy biển chứ đâu phải Mi- kha- nốp bi dập chân thế này.

Bỗng dưng Mi- kha- nốp nhận phần rủi ro bất hạnh vì Cát Thơ, cô ray rứt mãi.

Chính Cát Thơ đã hại Mi- kha- nốp. Nếu không tập bơi, không ra biển vào lúc cơn bão ập đến thì Mi- kha- nốp không gặp tai họa này. Cát Thơ đau khổ tự trách mình mãi không nguôi.

Tuy nhiên Cát Thơ có bị giày vò đến thế nào thì việc cũng đã xảy ra rồi. Mikha- nốp đã bị nạn, cô không làm sao cứu vãn tình thế.

Thà mình bị chứ để ai bị nạn vì mình, Cát Thơ thấy có lỗi vô cùng. Suốt ngày, Cát Thơ thẫn thờ như kẻ mất hồn. Cô vừa trải qua một cú sốc nặng, đến lớp mà tâm tư bất ổn trong lúc bọn trẻ vẫn như chim non tíu tít hồn nhiên.

Chỉ có Lê- na. Cô bé lo sợ khóc ròng, khi thấy Mi- kha- nốp nằm bất động.

- Cô Cát Thơ ơi! Ba con làm sao vậy? Ba con có chết như mẹ không?

Cát Thơ quặn lòng vẫn cố trấn an Lê- na:

- Không có sao đâu. Ba con bị thương rồi sẽ khỏi thôi.

Lê- na lại thắc mắc:

- Sao bá con cứ nằm hoài mà không dậy đi?

- Ba con bị thương ở chân, chừng nào khỏi sẽ đi được.

- Ba con cứ nằm hoài, con sợ lắm.

Lê- na cứ thỏ thẻ và hỏi bao nhiêu chuyện về Mi- kha- nốp, Cát Thơ luôn trả lời để con bé yên lòng.

Những lúc Mi- kila- nốp thức giấc, Lê- na thường ngồi trò chuyện với anh.

Nhưng Cát Thơ và Đăng Dương không cho con bé ở lâu, sợ nó quấy rầy làm anh mệt.

Mi- kha- nốp bị nạn nằm một chỗ, Cát Thơ thay anh nuôi dưỡng, chăm sóc Lê- na, trông nom việc học hành của con bé thật chu đáo. Buổi tối, cô đưa nó về phòng mình ngủ.

Có hôm Lê- na khiếu nại:

- Cô phải sang phòng ngủ với con nữa mới công bằng.

Cát Thơ mỉm cười:

- Không được. Cô ngủ ở phòng để coi chừng luôn.

Lê- na lý sự:

- Con cũng coi chừng phòng nữa chứ.

- Phòng của con ở gần các cô chú, họ sẽ trông chừng cho.

Lê- na tạm chấp nhận khi nghe sự giải thích của Cát Thơ. Và ra điều kiện:

- Cô Cát Thơ phải kể chuyện cổ tích cho con nghe đó.

Cát Thơ mỉm cười gật đầu:

- Nhưng con phải học bài và làm bài tập đầy đủ.

Lê- na nhanh nhảu hứa hẹn đầy đủ:

- Con sẽ học bài và làm bài tất cả rồi cô kể chuyện con nghe hén?

- Được. Cô sẽ kể thật nhiều chuyện cho Lê- na nghe nhé.

Lê- na rất háo hức trước những câu chuyện kể của Cát Thơ.

Hai cô trò ngày càng gần gũi gắn bó với nhau.

Lê- na cảm giác như Cát Thơ là một người mẹ thứ hai, ân cần quan tâm lo lắng cho nó.

Cát Thơ vẫn tiếp tục chăm sóc Mi- kha- nốp. Cô mong cho anh mau chóng bình phục để trở về với con gái thân yêu, với công việc.

Thế nhưng tình trạng của Mi- kha- nốp khá nặng. Anh được các bác sĩ thống nhất đưa về Nga chữa trị. Và Lê- na cũng được theo về cùng cha.

Không thể yên tâm và Cát Thơ thấy mình còn phải có trách nhiệm với Mikha- nốp. Cô phải theo anh cùng về Nga.

Mi- kha- nốp đã dũng cảm cứu mạng Cát Thơ thì cô phải chăm sóc anh. Và để được kề cận chăm sóc Mi- kha- nốp, Cát Thơ đã nhờ cô bạn thân tên Xê- lina giúp cô cùng về quê Xê- li- na du lịch rồi xin gia hạn Visa sau.

Cát Thơ xuất cảnh sang Nga hợp pháp, tự nguyện đến bệnh viện săn sóc cho Mi- kha- nốp.

Xứ Nga xa lạ.

Mùa đông tuyết rơi lạnh giá.

Cát Thơ phải sống thật cơ cực vất vả với vốn tiếng Nga ít ỏi. Cát Thơ gặp rất nhiều khó khăn nhưng cô đã tự vươn lên làm đủ mọi nghề.

Không ai có thể nghĩ rằng, cô kỹ sư hóa đã phải đi bán bánh mì, nhặt khoai tây, cào tuyết, quét lá. để mưu sinh và có điều kiện lo cho ân nhân Mi- kha- nốp.

Vừa làm những công việc linh tinh, Cát Thơ còn phấn đấu học để lấy thêm bằng chuyên viên phân tích dầu khí và bằng quản trị kinh doanh.

Không người thân, chỉ có hai cha con Mi- kha- nốp là quen, Cát Thơ hoàn toàn xa lạ giữa đất nước Nga.

Nhưng cô đã quyết tâm làm mọi việc. Niềm mong mỏi thiết tha của cô là nhìn thấy Mi- kha- nốp bình phục. Hai chân Mi- kha- nốp sẽ lành lặn như xưa.

Anh sẽ trở lại cương vị giám đốc công ty. Mi- kha- nốp phải bình phục.

Cát Thơ đem ước mong vào lời khấn nguyện. Cô sẽ làm tất cả để Mi- khanốp bình phục.

Công việc choán hết thời gian. Nhưng có những lúc đêm về một mình thao thức, Cát Thơ chạnh nhớ nhà, nhớ Vũng Tàu với bao buồn vui lẫn lộn, nhớ Sài Gòn với bao hờn giận.

Nếu Cát Thơ không ra Vũng T'àu, không tập bơi, nếu không có cơn bão biển ập đến ... thì giờ cô đâu có ở đất nước Nga xa xôi.

Mùa đông ở Nga có tuyết rơi, lạnh buốt, Cát Thơ tưởng chừng như không chịu nổi.

Vũng Tàu và Sài Gòn của Cát Thơ là thành phố không có mùa đông.

Bỗng dưng bài hát ''Thành phố không có mùa đông'' về trong tâm trí Cát Thơ:

''Thành phố không có mùa đông Nắng hồng hồng bên khung cửa Nhà cao nguy nga lộng gió Hoa nở ngát thơm dịu dàng Thành phố không có mùa đông Mây xanh như mắt em xanh Quanh năm, mưa nắng hai mùa Gọi mầm non tiếp nối trổ bông Thành phố không có mùa đông Gối đầu trên chín dòng sông Nhà Rồng xôn xao bóng nước Sáng lung linh viên ngọc viễn đông Từ nơi băng giá phương xa Bạn bè xứ tuyết thiết tha Mơ về nắng ấm quê ta Một thành phố chỉ có lời ca Một thành phố không có mùa đông".

Mùa đông ở nước Nga, Cát Thơ đang phiêu lưu và đang phấn đấu làm hết sức mình.

Vừa chăm sóc cho Mi- kha- nốp, Cát Thơ vừa cầu nguyện.

Sự bình phục của Mi- kha- nốp có được hay không là do y học và tài năng của các bác sĩ, chứ Cát Thơ không có khả năng. Nhưng cô luôn nhẹ nhàng an ủi Mi- kha- nốp.

Mi- kha- nốp được các bác sĩ tận tình cứu chữa.

Hai chân anh được phẫu thuật nhiều lần.

Cát Thơ hồi hộp căng thẳng. Tưởng như chính mình đang phẫu thuật. Cô vừa hy vọng vừa sợ hãi.

Sự sợ hãi khiến Cát Thơ muốn nghẹt thở. Cô phải vùi đầu vào công việc để lo âu căng thẳng.

Những ngày Mi- kha- nốp được đưa vào phòng phẫu thuật, Cát Thơ và cô bé Lê- na thơ thẩn ở bên ngoài chờ đợi.

Không ai được đến phòng phẫu thuật, các bác sị miệt mài làm việc ở bên trong. Thời gian chậm chạp trôi, chẳng ai bước ra. Kết quả thế nào chẳng ai biết được. Hai cái chân của Mi- kha- nốp còn đòi hỏi, thời gian mới trả lời được.

Lê- na nắm chặt tay Cát Thơ:

- Hai chân của ba con thế nào hở cô?

Cát Thơ đáp không cần nghĩ ngợi:

- Sẽ khỏi, Lê- na ạ.

Lê- na phụng phịu.

- Cô nói khỏi mà sao ba con cứ nằm hoài vậy?

- Mai mốt, ba con sẽ dậy và chạy đi chơi với con.

- Hồi ở Vũng Tàu, cô cũng nói thế. Giờ về bệnh viện lớn ờ dây mà chân ba con cũng không nhích được.

Cát Thơ ngắc ngứ khi bị Lê- na phàn nàn. Giống cô nói dối Lê- na quá. Thật ra Cát Thơ không nói dối. Cô chỉ nói lên niềm mong ước. Nếu Mi- kha- nốp không chữa khỏi cô biết làm sao đây?

Trả lời Lê- na mà Cát Thơ cũng như động viên chính mình:

- Con hãy tin vào y học, các bác sĩ đang phẫu thuật để chạy chữa cho ba con.

Lê - na hồn nhiên hỏi:

- Phẫu thuật sẽ khỏi, phải không cô?

Cát Thơ khẽ gật đầu rồi kéo tay Lê- na ra ngoài khuôn viên bệnh viện. Lảng vảng ở phòng phẫu thuật, cô không thể nào chịu nổi nữa.

Không khí bên ngoài khu bệnh viện khiến hai cô trờ thấy dễ chịu hơn. Lê- na không ủ dột nữa mà chạy nhảy tung tăng.

Cô bé nhìn những cây dương cành lá xanh rì rủ bóng:

- Đố cô, trên cây xanh kia có tổ chim không?

- Có chứ!

- Có sao không nghe chim hót hả cô?

Cát Thơ nhoẻn miệng cười:

- Chưa đến lúc chim hót.

Lê- na ngây thơ hỏi:

- Chim cũng hót có giờ sao cô?

- Chim non cũng giống như con vậy. Giờ nào con thích con mới hát phải không?

Lê- na lí lắc trả lời Cát Thơ:

- Giờ nào con cũng thích hát cả.

Như phụ họa cho câu nói của Lê- na, tiếng chim lanh lảnh cất lên trên cành cây.

Lê- na thích thú vỗ tay:

- Chim hót rồi kìa. Hay quá! Cô có nghe không?

Cát Thơ gật đầu:

- Chim hót hay quá!

Và cô cao hứng đọc câu thơ của nhà thơ Thanh Hải:

"Ôi, con chim chuyền chiện ...

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ... '' Ánh mắt xanh biếc tròn xoe nhìn Cát Thơ, Lê- na cất tiếng hỏi:

- Con chim trên cành là chim chiền chiện hả cô?

- Cô cũng không biết nữa.

- Sao cô đọc bài có con chim chiền chiện hay quá?

Cát Thơ mỉm cười đáp:

- Nghe chim hót, cô nhớ tới con chim chiền chiện đó mà.

Trong phút chốc, Lê- na như quên người cha đang được phẫu thuật ở phòng trong. Lê- na nghiêng đầu lắng nghe chim hót, Rồi lại bảo Cát Thơ dạy bài con chim chiền chiện cho cô bé. Cát Thơ đọc lại chỉ một loáng là Lê- na thuộc ngay.

- Chừng nào ba khỏe, con sẽ đọc cho ba nghe bài cô dạy.

Cát Thơ gật đầu như chính cô là Mi- kha- nốp.

- Ba sẽ rất vui khi nghe con đọc.

- Con biết ba cũng sẽ thích con chim chiền chiện nữa đó.

Cát Thơ nhắc nhở:

- Bây giờ, cô với con vào xem tình hình ba con thế nào nghe.

Lê- na níu tay Cát Thơ:

- Nhanh đi cô. Xin bác sĩ cho mình vào phòng gặp ba nhé.

Hai cô trò hăm hở bước vào trong với hai tâm trạng khác nhau.

Sau khi phẫu thuật, hai chân của Mi- kha- nốp dần dần bình phục. Ở bệnh viện, các bác sĩ tiếp tục chữa trị cho anh bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Cát Thơ cũng được hướng dẫn chu đáo để tập luyện cho Mi- kha- nốp.

Các bác sĩ cho Mi- kha- nốp xuất viện khi anh đã từ từ tập đi được.

Cát Thơ vui mừng tột đỉnh.

Thấy Cát Thơ lo lắng chăm sóc cho mình Mi- kha- nốp trầm giọng:

- Cô làm cho tôi áy náy quá. Cô sang đây là cả một vấn đề.

Cát Thơ nhìn Mi- kha- nốp bày tỏ thật lòng.

- Em đã nói với anh ngay từ đầu rồi. Vì cứu em mà anh bị dập hai chân phải nằm viện thì em phải chăm sóc cho anh chứ. Vả lại, em cùng nhỏ bạn thân xin sang đây du lịch dài hạn kia mà.

- Cô đi như thế này, gia đình cô ...

Cát Thơ chặn lời Mi- kha- nốp:

- Gia đình em sẽ không trở ngại gì cho em cả. Anh yên tâm đi.

Trước mặt Cát Thơ giờ đây không phải làm giám đốc Mi- kha- nốp nghiêm khắc mà cô từng khó chịu, mà trước mặt cô bây giờ là một người đàn ông yếu đuối, hai chân vừa mới bình phục, còn đời hỏi sự kiên trì luyện tập.

Cát Thơ phải ở bên Mi- kha- nốp lúc khó khăn này để giúp anh luyện tập. Cô tin là anh có thừa nghị lực để rèn luyện đôi chân. Nhưng cô không thể bỏ anh luyện tập một mình.

Cát Thơ đã tự nhiên gắn bó với Mi- kha- nốp rồi, dù anh không hay biết.

Cát Thơ thu xếp cho Mi- kha- nốp xuất viện:

- Chân anh đã bình phục và có dấu hiệu tiến triển tốt đẹp, em mừng ghê lắm.

Mi- kha- nốp ân cần:

- Tôi mong mau chống được xuất viện về nhà. Ở bệnh viện hoài, buồn chán vô cùng.

Lê- na nắm tay Mi- kha- nốp:

- Ba không buồn chán đâu. Ba có cô Cát Thơ và có con bên cạnh.

Mi- kha- nốp vỗ vào má con gái.

- Có con bên cạnh, con làm gì cho ba nào?

Giọng Lê- na láu lỉnh nhưng ra vẻ như người khác:

- Con không làm phiền như cô Cát Thơ, nhưng con giúp ba tập đi nha.

Mi- kha- nốp phì cười:

- Con giúp ba tập đi bằng cách nào?

Lê- na đáp nhanh như đã tính trước:

- Ba sẽ dựa vào con, ba vịn vào con để tập đi.

Mi- kha- nốp xúc động nhìn con gái:

- Con nhỏ quá, làm sao ba vịn con để tập đi?

Lê- na đứng nghiêm trang ưỡn người lên:

- Ba xem đây này. Con lớn rồi mà ba.

Rồi cô bé hướng ánh mắt xanh lam sang Cát Thơ tìm đồng minh:

- Cô Cát Thơ thấy con có lớn không?

Đưa tay xoa đầu Lê- na, Cát Thơ mỉm cười tỏ sự đồng tình:

Lê- na thật sự lớn rồi. Có thể giúp ba con tập đi.

Đắc ý, Lê- na nhìn Mi- kha- nốp:

- Ba nghe cô Cát Thơ nói chưa? Con lớn rồi, con tập đi cho ba được đó.

Mắt Mi- kha- nốp ánh lên niềm vui sướng. Anh vỗ đầu con gái:

- Phải, con đã lớn rồi và con đang cùng phe với cô Cát Thơ, phải không?

Lê- na buông gọn:

- Cùng phe với ba luôn chứ.

Mi- kha- nốp và Cát Thơ bật cười xòa, Lê - na nói với Cát Thơ:

- Con tập cho ba đi. Chắc chắn ba sẽ đi nhanh, phải không cô?

Mi- kha- nốp lên tiếng:

- Chắc chắn ba sẽ đi nhanh và chạy nữa.

Lê- na cười khanh khách:

- Bây giờ, ba chạy ra đường với con nghe.

Mi- kha- nốp pha trò:

- Con chưa tập cho ba mà!

- Về nhà, con sẽ tập cho ba ngay.

Cát Thơ nhắc nhở:

- Lê- na chỉ giúp ba tập đi lúc con rỗi rảnh, còn bận thì thôi.

Lê- na nói một cách rành rẽ:

- Con giúp ba tập đi lúc cô bận rộn, con biết cô còn làm rất nhiều công việc khác.

Mi- kha- nốp thắc mắc hỏi:

- Cô Cát Thơ làm gì hả con?

- Cô làm đủ thứ ba à.

Không muốn cho Lê- na nhắc đến, Cát Thơ giục:

- Con hãy xách đồ đạc, để cô giúp đưa ba ra xe về nhà.

Về nhà!

Mi- kha- nốp nôn nao. Căn nhà xưa nơi anh cùng sống vợ Lê- nốp- va, rồi bé Lê- na chào đời.

Lê- nốp- va xa ngôi nhà thân yêu đã bao lâu rồi nhỉ?

Ra đi rồi sẽ trở về.

Căn nhà vẫn như xưa.

Nhưng cuộc đời Mi- kha- nốp đã có nhiều thay đổi.

Vợ mất. Mi- kha- nốp sang Việt Nam công tác, rồi bị nạn hai chân nằm viện.

Lẽ ra anh không bị nạn. Nhưng tai họa ập xuống bất ngờ.

Mi- kha- nốp không lường trước tai nạn, chỉ nghĩ đến cứu người. Cứu Cát Thơ hay cứu người nào cũng vậy.

Cát Thơ đã thoát chết dù anh có bị tai nạn cũng không sao.

Mi- kha- nốp nghĩ thế. Nhưng khi hai chân bị liệt, anh hoang mang vô cùng.

Những ngày nằm viện, anh đau xót khôn nguôi, hoàn toàn tuyệt vọng.

Cát Thơ đã xuất viện. Cô ở bên cạnh an ủi động viên anh vượt qua nỗi tuyệt vọng chán chường.

Mi- kha- nốp đâu phải là thần thánh mà phớt lờ hai cái chân và chấp nhận nó dễ dàng.

Những lời xoa dịu chân thành của Cát Thơ cùng sách báo và những tấm gương vượt qua trở ngại, khắc phục ý chí bản thân. Mi- kha- nốp dần dần nguôi ngoai, lấy lại thế quân bình.

Anh cứ luôn miệng hỏi Cát Thơ:

''Tại sao cô đến đây?''.

Biết là câu hỏi khiếm nhã, có thể làm cho Cát Thơ đùng đùng tự ái, nhưng sao anh vẫn cứ hỏi.

Đâu nhất thiết Cát Thơ phải vì anh, lo cho anh như thế.

Rời bỏ Việt Nam, Cát Thơ sang đây chịu nhiều vất vả, Mi- kha- nốp không biết nói sao truớc sự nhẫn nhục hy sinh của Cát Thơ. Cô cứ áy náy mãi việc Mikha - nốp bị nạn.

Đâu phải cô gây ra tai họa cho anh. Mi- kha- nốp đã bao lần giải thích rồi mà cô vẫn không yên lòng.

Không biết nói gì hơn, Mi- kha- nốp đành chấp nhận để Cát Thơ chăm sóc anh. Trong thâm tâm, anh xem như là đã nợ cô.

Về nhà cũ, nhưng Mi- kha- nốp lại sống cuộc sống mới.

Cuộc sống êm đềm với người vợ cũ Lê- nốp- va ngày nay không còn nữa.

Ngôi nhà vẫn như xưa, nhưng Mi- kha- nốp có nhiều xáo trộn. Là một người đàn ông nhưng hai người phụ nữ phải lo cho mình. Dù thế nào anh vẫn chưa hoàn toàn bình phục hẳn. Hai cái chân vẫn còn phải luyện tập nhiều.

Đôi lúc, Mi- kha- nốp xấu hổ với chính mình. Anh phải tập đi như một đứa trẻ.

Là đàn ông mà anh không lo được cho bản thân và con gái. Mọi việc trong gia đình anh đều do Cát Thơ gánh vác.

Nhiều lúc Mi- kha- nốp tự hỏi cớ gì mà cô gái Việt Nam nhỏ bé này lại phải vất vả vì cha con anh?

Bàn tay quán xuyến toàn bộ chuyện nhà, vén khéo như một người phụ nữ đảm đang.

Ân nghĩa sâu đậm, Mi- kha- nốp không biết nói sao trước tấm chân tình mà Cát Thơ đã dành cho cha con anh.

Cô âm thầm cần mẫn chăm chút cho cha con anh, khiến anh đã phải thốt lên:

- Em tốt với cha con anh quá. Anh chẳng biết nói sao ...

Môi Cát Thơ nớ nụ cười thật hiền:

- Thì anh đừng nói gì cả?

Ánh mắt xanh biếc nhìn Cát Thơ lấp lánh:

- Em làm cho anh khó xử quá!

Cát Thơ trấn an anh:

- Anh đừng nghĩ ngợi gì cả. Hãy lo luyện tập cho hai chân bình phục như xưa là em vui lắm.

Mi- kha- nốp nói với giọng ray rứt:

- Anh lo luyện tập để em gánh vác mọi chuyện nhà thật là không phải.

Cát Thơ cười nhẹ tênh. Cô rất mừng vì thấy Mi- kha- nốp bây giờ không phải là Mi- kha- nốp giám đốc nghiêm khắc khó đăm đăm như trước nữa.

- Anh đang luyện tập thì phải vậy thôi.

- Nhưng để em gánh vác chuyện nhà anh, thật sự anh không đành lòng.

- Chỉ trừ khi là anh không cho em gánh vác.

- Anh thấy em cực khổ, vất vả quá?

- Em không sao đâu.

Mi- kha- nốp nhìn Cát Thơ thật sâu lắng:

- Em quán xuyến mọi việc trong nhà, lại chăm sóc cha con anh từng chút rất là cực nhọc, anh biết chứ.

Mi- kha- nốp có trái tim nhạy cảm chứ đâu phải là gỗ đá vô tri.

Anh biết Cát Thơ đã nhẫn nại, chịu nhẫn nại như thế nào để lo cho anh và Lê- na.

Nhưng Cát Thơ nói thật nhẹ nhàng:

- Bé Lê- na cũng phụ với em chăm sóc anh đó chứ.

Mi- kha- nốp phì cười:

- Lê- na mà làm được gì? Con bé quấy rầy em thêm thì có.

Cát Thơ nhận định:

- Anh có đứa con gái rất thông minh. Con bé hồn nhiên nhưng cũng nhạy cảm sâu sắc.

Mi- kha- nốp vui vẻ bảo:

- Nghe em khen, con bé sẽ nhảy tưng lên cho mà xem.

Cát Thơ lắc đầu:

- Em không khen trước mặt Lê- na đâu.

Mi- kha- nốp trầm giọng:

- Con bé rất mến em. Lúc nào cũng nhắc cô Cát Thơ.

Cát Thơ đáp bằng giọng tinh nghịch:

- Tại em có tài dụ con nít.

Mi- kha- nốp pha trò với nụ cười:

- Có tài dụ người lớn không?

Lần đầu tiên nhìn thấy nụ cười dịu dàng của Mi- kha- nốp, Cát Thơ nao nao lòng. Cô luôn mong nhận nơi anh sự trìu mến thân thương chứ không phải những lời chế giễu của vị giám đốc.

Cát Thơ âm thầm sống bên cạnh cha con Mi- kha- nốp. Cô như một người vợ hiền hết dạ vì anh, luôn luôn làm tròn bổn phận.

Có một niềm vui thanh thản khi Cát Thơ ngày ngày chăm sóc cho Mi- khanốp và Lê- na.

Cát Thơ đã học nấu món ăn Nga từ chị Cha- nô- va và từ lúc sang đây, cô đã quen biết với nhiều phụ nữ Nga học hỏi được. Các món ăn mà Cát Thơ chế biến cho Mi- kha- nốp không bị anh chê bai nữa. Cô rất vui.

Lắc đầu, Cát Thơ trả lời Mi- kha- nốp:

- Em không dám dụ người lớn đâu.

- Tại sao? Có phải tại người lớn khó dụ hơn con nít?

Cát Thơ giải thích một cách hồn nhiên:

- Con nít vô tư như trang giấy trắng, dụ bọn chúng để thương yêu chứ dụ người lớn để làm gì.

Mi- kha- nốp nói mà không cần nghĩ ngợi:

- Cũng có người thích dụ người lớn đấy.

Ánh mắt đen láy mở lớn nhìn Mi- kha- nốp. Cát Thơ không biết anh nói với ý gì. Anh có ám chỉ cô?

Cát Thơ lặng thinh, không muốn phân bua với anh điều gì.

Phát hiện ra sự vô ý của mình, Mi- kha- nốp vội giải thích:

- Tất nhiên đó là những kẻ chẳng ra gì, còn người có tấm lòng chân thật, ai cũng biết cả.

Cát Thơ cúi mặt, giọng chùng thấp:

- Không biết em ở đây có làm phiền gì anh không? Em ...

Mi- kha- nốp lắc đầu:

- Không ... không ...

Cát Thơ nói thêm:

- Em chỉ muốn được chăm sóc cho anh lành lặn hai chân. Anh mà bảo em về Việt Nam chắc em không thể nào chịu nổi đâu.

Mi- kha- nốp rất cảm kích tấm chân tình của Cát Thơ, nhưng anh không thể ngỏ lời với cô. Từ đáy tâm hồn Mi- kha- nốp vẫn còn yêu Lê- nốp- va. Anh không muốn phản bội Lê- nốp- va. Anh đã luôn tạo cho mình lnột sự ngăn cách với những người phụ nữ khác.

Nhiều lúc Mi- kha- nốp thấy mình quá bất công với Cát Thơ. Bất công cả với lúc cô làm việc ở công ty dầu khí Vũng Tàu.

Mi- kha- nốp ray rứt và anh cũng không thể nào sửa sai về những hành vi khó chịu của mình đã qua.

Giờ đây, anh được hưởng sự chăm chút của Cát Thơ mà không khỏi hổ thẹn với lương tâm.

Đón nhận sự chăm chút bằng tất cả tấm chân tình yêu thương trìu mến của Cát Thơ, Mi- kha- nốp vô cùng xúc cảm.

Anh nói khẽ khàng với Cát Thơ:

- Em đã lặn lội sang đây bằng tất cả tấm lòng thành thì em cứ làm những gì em cho là đúng.

Câu nói của Mi- kha- nốp như một lời cổ vũ tinh thần Cát Thơ.

Anh không miễn cưỡng mà chấp nhận sự có mặt của Cát Thơ trong ngôi nhà này.

Trong ngôi nhà này chẳng biết Cát Thơ đóng vai trò gì? Không có một sự thừa nhận nào cả, nhưng Cát Thơ rất phấn khởi.

Âm thầm lo cho cha con Mi- kha- nốp, nhưng cô thấy thích thú, vui tươi vì cô đã làm đúng.

Mi- kha- nốp và cô sống chung dưới một mái nhà nhưng hai người ở hai phòng khác nhau. Bé Lê- na ở riêng một phòng nhỏ. Có hôm, co bé vòi vĩnh mang gối qua phòng chung và đòi cô kể chuyện cổ tích.

Cát Thơ rất chiều con bé. Có Lê- na, ngôi nhà này ấm cúng hẳn lên.

Mọi việc diễn ra đều đặn dưới mái nhà ấm cúng. Mi- kha- nốp đã kiên trì luyện tập, vượt qua bao đau đớn khó khăn, cuối cùng anh đã đứng vững trên đôi chân và bước đi vững vàng.

Đây là niềm vui và hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời Mi- kha- nốp. Cả nhà cũng vui theo anh.

Lê- na thì hét toáng lên khi thấy Mi- kha- nốp bước đi vững vàng, đàng hoàng.

- A! Ba biết đi rồi, cô Cát Thơ ơi.

Mi- kha- nốp vỗ nhẹ đầu con gái:

- Ba biết đi từ hồi một tuổi cơ mà.

Lê- na chữa lại:

- Con nói là chân ba bình phục, ba đi nhanh nhẹn như trước.

Cát Thơ bước đến cảm động nhìn hai cha con Mi- kha- nốp.

- Ba con đi vững vàng được như xưa là nhờ con phụ luyện tập cho ba đấy.

Lê- na lắc đầu phủ nhận:

- Con có làm gì được đâu. Nhờ cô Cát Thơ cả.

Rồi cô bé nhìn sang Mi- kha- nốp cầu viện:

- Phải không ba? Cô Cát Thơ làm tất cả mọi việc cho ba.

Mi- kha- nốp gật đầu tán thành:

- Lê- na nói đúng quá! Cô Cát Thơ vất vả lo cho cha con mình.

Lê- na kể một hơi:

- Cô Cát Thơ đi chợ nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo rồi dạy con học ... Cô còn đi làm nữa. Cô vất vả quá!

Mi- kha- nốp nắm lấy bàn tay mịn màng của Cát Thơ, cất giọng chân thành:

- Anh rất cảm ơn em đã tận tụy chăm sóc và động viên anh, giúp anh tập luyện, anh mới có ngày bình phục thế này.

Cát Thơ xúc động dạt dào.

Cô nhìn Mi- kha- nốp đăm đắm chẳng đọc được gì trong đôi mắt xanh lam kia ngoài tia nhìn ấm áp yêu thương. Chẳng đọc được điều gì trong cái đầu bí ẩn của anh cả.

Bao tháng ngày qua, cận kề chăm sóc Mi- kha- nốp, Cát Thơ cũng chẳng nghe được nơi anh những lời gì khác ngoài lời cảm ơn chân thành.

Cát Thơ trông mong nơi anh những lời khác hơn những lời cảm ơn sáo rỗng.

Nhưng có lẽ anh không nói điều gì khác hơn.

Mi- kha- nốp đã bình phục hẳn. Chân anh đi đứng như xưa. Con tim Cát Thơ muốn mở bụng reo hò, nhưng nó chợt se sắt lại. Mi- kha- nốp hoàn toàn bình phục. Anh đâu cần đến Cát Thơ nữa.

Cát Thơ đâu có vai trò gì trong căn nhà của anh, cô chỉ là người thừa.

Chỉ có hai cha con Mi- kha- nốp, tưởng chừng căn nhà hiu quạnh. Nhưng không lúc nào cũng tràn ngập hình bóng của người vợ cũ của anh:

Lê- nốp- va.

Lúc nào anh cũng nhắc đến Lê- nốp- va.

Cát Thơ đâu còn lý đo gì để ở lại đây. Nghĩ đến việc trở về Việt Nam thì Cát Thơ lại nhói lòng.

Về Việt Nam, cô phải đi đâu? Về đâu? Sài Gòn hay Vũng Tàu? Thành phố không có mùa đông những Cát Thơ có nhiều kỷ niệm.

Giờ đây, Cát Thơ lại có những kỷ niệm với xứ sở Nga đầy tuyết trắng này.

Mi- kha- nốp rất vui vẻ và vô tư. Vô tư nên anh không hiểu tâm trạng của Cát Thơ. Cô đang buồn vui lẫn lộn.

Thấy mình yên lặng khá lâu, Cát Thơ lên tiếng để không làm giảm bầu không khí tràn ngập niềm vui.

- Có gì mà anh cảm ơn em?

Mi- kha- nốp buột miệng:

- Không có em, anh chẳng biết mình như thế nào nữa.

Câu nói chân tình của Mi- kha- nốp khiến Cát Thơ ấm lòng.

Bé Lê- na chạy đến níu lấy tay Mi- kha- nốp:

- Ngày mai, ba với con chạy đua nha.

Vuốt mái tóc hoe vàng của con gái, Mi- kha- nốp cười tươi:

- Chạy ngay bây giờ cũng được nữa con.

Cát Thơ ngăn lại:

- Không ai bắt hai cha con chạy thi đâu.

Lê- na vẫn vòi vĩnh:

- Vậy ba bế con chạy một vòng đi.

Cát Thơ đưa tay làm cử chỉ cản ngăn thật sự:

- Bế con nặng lắm Lê- na. Để cho ba nghỉ ngơi!

Nhưng Mi- kha- nốp đã cúi xuống bế Lê- na lên. Con bé sung sướng cười khanh khách trong vòng tay cha.

Rồi nó tuột xuớng ngay, đứng giữa Mi- kha- nốp và Cát Thơ, hai bàn tay nắm lấy tay hai người.

- Con muốn đi chơi chung với ba và cô Cát Thơ. Đi như thế này nè.

Mi- kha- nốp không nói gì, còn Cát Thơ ngượng nghịu, đôi má ửng hồng như quả táo chín trên cây.

Để chữa thẹn, Cát Thơ bảo:

- Thôi, để cô đi chợ.

Và cô dự tính sẽ làm một bữa tiệc nho nhỏ mừng ngày Mi- kha- nốp bình phục.

Lê- na nằn nì:

- Cho con đi với!

Cát Thơ phân công:

- Con ở nhà dọn dẹp nhà cửa, rồi cô về phụ làm thức ăn.

Mi- kha- nốp tán thành:

- Phải đấy! Cha con mình cùng dọn dẹp nhà cửa đi, Lê- na.

Nói xong, Mi- kha- nốp cao hứng huýt sáo một bản nhạc vui.

Cát Thơ bước ra ngoài, lại nghe anh cất tiếng bát bài ''Ka- chiu- xá' quen thuộc:

"Dòng sông xưa rừng táo trắng, hoa nở đôi bờ, lặng lờ trôi, mặt nước đã loang sương mờ ...".

Cát Thơ muốn quay trở lại nghe hết bài hát, nhưng cô chạnh lòng bước đi luôn.

Bài hát không dành cho Cát Thơ. Mi- kha- nốp hát cho người đã khuất. Cát Thơ rất trân trọng tình cảm của anh đối với người vợ cũ.

Mãi mãi, Cát Thơ không là gì của Mi- kha- nốp. Cô chỉ hiện ra để chăm sóc anh sau cơn tai nạn vì cô và cô sẽ biến mất khi anh bình phục.

Trong lúc Cát Thơ đi chợ thì ở nhà, Mi- kha- nốp có người khách bất ngờ đến thăm.

- Ồ! Ai- ma- tốp.

- Mi- kha- nốp! Cậu khỏe hẳn rồi phải không?

Hai người ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Ai- ma- tốp lắc lắc vai Mi- kha- nốp:

- Bình phục rồi, mừng quá! Thật là nhiệm mầu, phải không?

Mi- kha- nốp nhìn bạn cười thật tươi:

- Mình đã cố gắng luyện tập mỗi ngày.

Ai- ma- tốp gật gù ngắm nghía Mi- kha- nốp:

- Mình biết. Để xem cậu thế nào? À! Vẫn phong độ, rắn rỏi như xưa.

Rất vô tình, Mi- kha- nốp thốt lên:

- Cũng nhờ Cát Thơ chăm sóc tận tình.

Ai- ma- tốp đưa mắt nhìn quanh:

- Cát Thơ đâu rồi?

- Cô ấy vừa đi chợ.

Ai- ma- tốp cười tủm tỉm:

- Cậu thật là tốt số đó nha.

Mi- kha- nốp ngạc nhiên:

- Tốt số điều gì?

Ai- ma- tốp nháy mắt với Mi- kha- nốp:

- Trong cơn hoạn nạn có được cô vợ dịu dàng tận tụy chăm sóc để được bình phục thế này, thật là tuyệt!

Mi- kha- nốp ngơ ngác:

- Cậu nói cái gì? Cô vợ nào đâu? Lê- nốp- va đã ra đi mãi mãi rồi.

Ai- ma- tốp lắc vai bạn:

- Khéo giả vờ. Cô vợ Việt Nam xinh xắn của cậu chứ còn ai nữa. Cô ấy lo cho cậu từng ly từng tí.

Mi- kha- nốp kên lêu phân trần:

- Cát Thơ đó hả? Đừng hiểu lầm cậu ơi. Cát Thơ săn sóc mình vì cảm thấy ái ngại thôi.

- Ái ngại việc gì?

- Cô ấy cho là vì cứu cô ấy thoát chết khi tập bơi ngoài biển, mình mới bị nạn.

Ai- ma- tốp gật gù:

- Đồng ý đó là lý do để Cát Thơ trả ơn cậu. Nhưng cô ấy từ Việt Nam lặn lội sang đây chịu bao vất vả để chăm sóc cậu, không đơn giản như thế.

Mi- kha- nốp nhíu trán:

- Cậu nói gì, mình không hiểu?

Ai- ma- tốp đập vai bạn:

- Có cô vợ Việt Nam rồi, còn làm bộ nói không hiểu. Cái tội cậu không báo tin cho bạn bè để đó, hôm nào xử lý.

Mi- kha- nốp không làm sao mà đính chính với Ai- ma- tốp. Có lẽ thấy Cát Thơ nhiệt tình chăm sóc Mi- kha- nốp mà Ai- ma- tốp và mọi người hiểu lầm.

Ai- ma- tốp là chuyên gia phân tích dầu khí cùng làm việc ở Việt Nam với Mi- kha- nốp.

Chính anh đã đưa Mi- kha- nốp về Nga chữa trị rồi trở sang Vlệt Nam ngay.

Ai- ma- tốp nói tiếp:

- Mình vẫn thường xuyên liên lạc với các bác sĩ của bệnh viện, nên biết được tình hình sức khỏe của cậu. Biết được cậu bình phục về nhà, nhưng không gọi điện được mình áy náy quá.

Mi- kha- nốp đi tới đi lại cho bạn thấy:

- Mình đã đi đứng bình thường như xưa rồi.

Ai- ma- tốp bắt tay bạn:

- Chúc mừng! Chúc mừng! Ở bệnh viện, ai cũng trầm trồ cậu có vợ Việt Nam tuyệt vời. Cô ấy chăm lo cho cậu từng li từng tí.

Mặt Mi- kha- nốp nhăn nhó thật tức cười.

- Khổ quá! Dù Cát Thơ chăm sóc tận tụy cho mình, nhưng cô ấy đâu phải là vợ mình.

Ai- ma- tốp đăm đăm nhìn bạn:

- Cậu ngại gì mà phủ nhận chứ? Ai cũng biết tình yêu chung thủy của cậu dành cho Lê- nốp- va, nhưng cô ấy đã ra đi mười năm nay rồi. Cậu và Lê- na cần phải có một người phụ nữ chăm sóc. Ai cũng ủng hộ cậu mà.

Mi- kha- nốp vẫn cải chính:

- Không phải đâu.

Nhưng tiếng kêu của anh rơi vào thinh không.

Ai- ma- tốp không chịu nghe lời thanh minh của Mi - kha- nốp.

- Đăng ký kết hôn rồi mà vẫn chưa chịu tuyên bố. Bạn bè đang chờ đợi cậu đấy.

Mi- kha- nốp tròn mắt:

- Cái gì đăng ký kết hôn? Cậu khéo bịa chuyện?

Ai- ma- tốp bật cười:

- Cậu cứ làm như người ngoài hành tinh mới vào vậy. Chuyện của cậu mà bảo người ta bịa chuyện. Ai mà bịa làm gì?

Mi- kha- nốp lạ lùng nhìn Ai- ma- tốp. Anh không sao hiểu nổi những lời của Ai- ma- tốp. Anh có bao giờ đăng ký kết hôn đâu. Anh bị nạn và được đưa về Nga điều trị. Suốt thời gian qua, anh chỉ có nỗi hoang mang, lo âu chán nản ...

Ai- ma- tốp càng làm cho anh thêm bối rối.

Một lần nữa, Mi- kha- nốp đính chính với bạn:

- Mình bị nạn về đây lo chữa trị chứ chẳng nghĩ gì cả. Cát Thơ đã tự nguyện sang đây chăm sóc mình. Mình vô cùng biết ơn cô ấy.

Ai- ma- tốp nheo mắt hỏi vặn:

- Đừng nói là cậu không có gì với Cát Thơ.

Mi- kha- nốp cười một cách vô tư:

- Không có gì thật mà.

Ai- ma- tốp cười ha ha:

- Thôi đi cậu. Ngại người ta nói là có vợ Việt Nam hả? Tình yêu không biên giới nghe chưa? Ở Việt Nam, bạn bè chúc mừng cậu đang tìm được hạnh phúc mới đó.

Mi- kha- nốp lắc đầu hết biết. Chúc mừng anh bình phục hai chân thì quả còn được, chứ anh có hạnh phúc nào đâu mà chúc.

Mi- kha- nốp làm mặt nghiêm:

- Có hạnh phúc mới đâu. Mình trả lời chúc mừng cho bạn bè đó.

Ai- ma- tốp buông một câu đầy ý nghĩa:

- Chưa tổ chức cưới nên chưa nhận lời chúc hả? Được rồi, mọi người sẽ chờ cậu.

Mi- kha- nốp lặng thinh. Khi không lại có sự hiểu lầm. Anh càng phân bua thì Ai- ma- tốp càng tấn công.

Bất chợt Ai- ma- tốp ''phỏng vấn'' Mi- kha- nốp:

- Nghe nói ở Việt Nam, Cát Thơ làm việc trong công ty, cậu ém tài cô ấy hả?

- Tôi có ém tài gì đâu?

- Người ta là kỹ sư hóa mà cậu giao cho làm bếp trưởng phụ trách nấu ăn, rồi dạy tiếng Việt cho bọn trẻ. Không ém tài thì là gì?

Mi- kha- nốp cười hỏi lại:

- Có người nói với cậu hả?

- Cha- nô- va nói, nhưng không thành vấn đề - Ai- ma- tốp trả lời và hỏi - Nhưng có không?

Mi- kha- nốp tránh câu trả lời mà nêu nhận xét:

- Cát Thơ dạy tiếng Việt cho bọn trẻ rất tốt. Bọn chúng thích lắm.

- Trong số đó có Lê- na nhà cậu phải không?

Mi- kha- nốp mỉm cười thú nhận:

- Lê- na rất mê Cát Thơ kể chuyện và dạy ca hát.

Ai- ma- tốp buông câu bình luận:

- Vậy là ổn cả rồi. Lê- na mà chịu Cát Thơ thì cậu không gặp trở ngại gì.

Rồi anh thản thiên hỏi:

- Chừng nào cưới đây?

Mi- kha- nốp tắc lưỡi:

- Khổ quá. Mình đã nói chẳng có gì cả.

Ai- ma- tốp nghiêm giọng:

- Người ta đã lo lắng chăm sóc cho cậu và sống ở đây rồi mà bảo là không có gì?

Mi- kha- nốp vội vàng khai báo:

- Sống ở đây, dù chung một mái nhà nhưng mình và cô ấy mỗi người một phòng, có ranh giới rõ ràng mà.

Ai - ma- tốp cười phá lên:

- Tốt! Cậu còn phải tổ chức cưới đàng hoàng. Thôi, tranh thủ đi, cho Lê- na có mẹ.

Lê- na nghe rõ cuộc đối thoại của ba và bác Ai- ma- tốp nói về cô Cát Thơ, giờ mới lao ra:

- Ba! Ba cưới cô Cát Thơ đi ba!

Mi- kha- nốp la con gái:

- Ối! Sao con không chào bác Ai- ma- tốp mà nói gì đâu đâu.

Lê- na vòng tay lễ phép:

- Con chào bác Ai- ma- tốp!

Ai- ma- tốp xoa đầu con bé:

- Ngoan quá! Con bảo ba cưới cô Cát Thơ cho con có mẹ đi.

Lê- na lại lắc tay Mi Ma Tốp nhắc lại:

- Ba cưới cô Cát Thơ đi ba.

Ai- ma- tốp hỏi Lê - na:

- Cháu có thích cô Cát Thơ không? Cháu có chịu gọi cô ấy bằng mẹ không?

Lê- na gật đầu lia:

- Con chịu.

Ai- ma- tốp cười hỏi Mi- kha- nốp:

- Cậu nghe chưa? Sao cứ chần chừ mãi vậy?

Ai- ma- tốp thắc mắc. Có gì Mi- kha- nốp còn chần chờ mãi vậy, trong khi anh cứ ngỡ hai người đã thành vợ chồng rồi?

Ai- ma- tốp lại hỏi Lê- na:

- Cô Cát Thơ có yêu con không?

Lê- na hớn hở khoe:

- Cô Cát Thơ rất yêu con. Hôm ba bị nạn, cô ấy chăm sóc con đưa con về phòng cô ấy ngủ. Hồi ở Việt nam đó, sang đây cũng vậy. Cô ấy đưa con về nhà, vừa đi làm vừa vào bệnh viện nuôi ba. Cô ấy cực lắm.

- Thế à? Con có thương cô ấy không?

- Thương chứ ba.

- Thương bằng gì?

- Thương như thương ba vậy đó.

Ai- ma- tốp hướng sang Mi- kha- nốp:

- Thế cậu còn chờ đợi gì mà không chịu cưới Cát Thơ nhỉ?

Mi- kha- nốp nhíu trán:

Cậu đừng thắc mắc chuyện của mình!

- Sao không thắc mắc? Cậu làm cho mình không thể nào hiểu nổi. Cát Thơ tuyệt vời như thế. Nghe nói cô ấy đã ghi danh học ngành phân tích dầu khí nữa đó.

- Cậu có vẻ am hiểu nhiều về cô ta.

Ai- ma- tốp đáp tỉnh rụi:

- Những gì liên quan đến cậu, mình phải nắm bắt thông tin.

Ai- ma- tốp không hiểu Mi- kha- nốp thì Mi- kha- nốp cũng không sao hiểu nổi Cát Thơ. Tại sao cô lại sang Nga để gánh chịu bao nỗi cơ cực như thế.
Ai- ma- tốp hướng sang Lê- na cười bảo:
- Con nhớ nhắc ba cưới cô Cát Thơ nhé.
- Dạ.
Mi- kha- nốp nhắc Lê- na:
- Con vào lấy nước mời bác Ai- ma- tốp uống.
Ai- ma- tốp khôi hài:
- Lâu ngày mới gặp, lấy rượu Vodka để bác và ba cháu nâng ly chúc mừng.
Mặt Lê- na ánh nét rạng rỡ:
- Chúc mừng ba há bác? Cô Cát Thơ đi chợ mua thức ăn về làm tiệc mừng ba bình phục đó.
- Ồ! Thế là bác được tham gia rồi.
Lê- na khôn ngoan đáp:
- Nhất định là cả nhà cháu sẽ mời bác.
Rồi con bé quay sang Mi- kha- nốp:
- Ba ơi. Rượu Vodka ở nhà còn không?
Mi- kha- nốp lắc đầu:
- Lâu quá, ba cũng không biết nữa! Con xem đi.
- Dạ.
Vừa lúc đớ Cát Thơ đi chợ về đến, khệ nệ mang một giỏ thức ăn.
Ba người đang nói chuyện bằng tiếng Nga bắt đầu chuyển sang tiếng Việt.
Ai- ma- tốp lên tiếng trước:
Chào cô Cát Thơ!
Cát Thơ nhìn sững người khách, ngờ ngợ. Ai- ma- tốp tươi cười:
- Cô quên tôi rồi sao?
Cát Thơ chợt nhớ và reo lên:
- Anh ... Ai- ma- tốp! Anh mới sang hả?
- Tôi vừa về phép, vội ghé xem tình hình sức khỏe Mi- kha- nốp thế nào?
- Anh Mi- kha- nốp bình phục hẳn rồi.
Ai- ma- tốp cất giọng ân cần:
- Mi- kha- nốp bảo là nhờ cô chăm sóc tận tình.
Cát Thơ lắc đầu phủ nhận:
- Nhờ anh Mi- kha- nốp kiên trì luyện tập thì có.
Ai- ma- tốp buông một câu đầy ý nghĩa:
- Nhờ cả hai người chung lòng chung sức vậy.
Lê- na ở trong chạy ra, thấy Cát Thơ về, vội hỏi nhanh:
- Cô ơi! Cô có mua rượu Vodka không? Ở nhà hết rồi.
Cát Thơ lấy chai rượu trong giỏ ra.
- Có đây!
Ai- ma- tốp ngạc nhiên:
- Cô biết có khách đến à?
Cát Thơ hồn nhiên để chai rượu lên bàn:
- Em cứ nghĩ là phải mua rượu Vodka để chúc mừng anh Mi- kha- nốp theo truyền thống của người Nga. Có anh là khách thì tuyệt quá.
Không ngờ Ai- ma- tốp cũng biết nói thành ngữ Việt Nam.
- ''Khách không mời mà đến'' hả?
- Anh là khách quý đấy chứ.
Cát Thơ mỉm cười nói tiếp:
- Hai anh ngồi chơi, chờ em làm thức ăn nhé.
Mi- kha- nốp đăm chiêu, mãi thả hồn tận đâu đâu. Nghe Cát Thơ nhắc, anh giật mình:
- À ... à ...
Ai- ma- tốp sốt sắng:
- Cát Thơ làm gì đấy? Chúng tôi phụ cho.
Cát Thơ cười nhẹ nhàng:
- Em nấu mấy món ăn Nga, nhưng mua thức ăn làm sẵn để chế biến cho nhanh. Hai anh khỏi phụ.
Rồi cô đùa giọng:
- Mong là khi thưởng thức, anh đừng chê là được.
Ai- ma- tốp vui vẻ:
- Được mời dự tiệc, tôi đâu dám chê.
Cát Thơ tinh nghịch nhắc lại:
- Em nấu món ăn dở lắm, bị anh Mi- kha- nốp chê là không hợp khẩu vị ấy.
Nói xong, cô xách giỏ cùng Lê- na đi nhanh vào trong.
Ai- ma- tốp nháy mắt với Mi- kha- nốp:
- Bộ cậu chê cô ấy nấu ăn không hợp khẩu vị hả?
Rồi anh phê phán bạn:
- Cậu là tên đàn ông dở nhất trên đời.
Mi- kha- nốp gãi đầu:
- Lúc cô ấy còn làm bếp trưởng.
- Phân công không đúng chuyên môn mà còn chê người ta. Gặp tôi, tôi sẽ bỏ hóa chất vào cho vừa khẩu vị cậu đó.
Hai người đàn ông cùng cười vang. 
Yến Quỳnh
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hương tràm thơm buốt Vàm Cỏ Đông

Hương tràm thơm buốt Vàm Cỏ Đông Nào mấy ai biết cuộc đời làm quan của Hoài Vũ cũng đã sớm hanh thông với các trọng trách từ thời bưng biề...