Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Tiểu luận của Viktor Marakhovsky: Nghĩ suy về ngày mai

Tiểu luận của Viktor Marakhovsky:
Nghĩ suy về ngày mai…

Nằm giữa hai luồng giao lưu địa – chính trị Âu Á, trong mấy chục năm vừa qua nước Nga nói chung và nền văn hóa Nga nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng cùng sự xáo trộn dữ dội, đặc biệt từ sau những chính biến xảy ra vào đầu những năm 1990. Ở giữa những luồng bão gió luôn đổi chiều đó, hãy thử xem những người viết trẻ nước Nga hiện nay đang suy nghĩ gì. Vanvn.vn xin giới thiệu với bạn đọc bài viết sâu sắc của nhà văn trẻ Viktor Marakhovsky đăng trên Báo Văn Hóa – Nga gần đây do nhà văn – dịch giả Tô Hoàng chuyển ngữ.
Trong kho lưu trữ của ngôn ngữ học tâm lý, có hàng loạt những quan sát thú vị liên quan đến những người biết nhiều thứ tiếng ở các vùng quê thuộc Đông Âu vào cuối thế kỷ XIX. Những người này thường hoàn toàn mù chữ nhưng họ lại nói một cách hoàn hảo một số ngôn ngữ và họ thường coi tất cả là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Tuy nhiên, nếu họ được yêu cầu dịch một số cụm từ, chẳng hạn như từ tiếng Đức sang tiếng Rumania, hoặc từ tiếng Slovak sang tiếng Hungary, họ thật sự ngu ngơ, không hiểu làm thế nào để có thể “dịch” một thứ gì đó nói chung trên thế gian này. Lý do là mỗi một câu trong bất cứ một ngôn ngữ trong thế giới của họ đều đã được gắn với ngữ cảnh. Ngay cả khi yêu cầu họ dịch tiếng “muối” sang tiếng Đức hay tiếng Rumania, đối với họ cũng có nghĩa là hai yêu cầu khác nhau, bởi vì từ đầu tiên đối với họ là một thương gia trong thành phố, còn từ thứ là một người hàng xóm vượt qua cái rãnh nước.
Những người yêu thích văn hóa Nhật Bản hiện đại cũng có vấn đề ấy với người Nhật. Những ai sau khi nghe tiếng Nhật của những người tập tọng nói tiếng Nhật đã khúc khích cười, giải thích rằng học từ theo truyền khẩu không phải là ý tưởng tốt nhất, bởi vì trong truyền khẩu, mỗi người nói một phương ngữ tự tạo, với tương ứng trang trí phù hợp giới tính, độ tuổi và các thông số xã hội của người đó. Trong cuộc sống bình thường của đúng là người Nhật, ngự trị một ngôn ngữ trung lập – lịch sự mà bạn sẽ không thể nghe thấy trong khẩu ngữ hay phim hoạt hình.
Do đó,khả năng “dịch” một điều gì đó – như vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một lãnh thổ trung lập (hoặc trừu tượng) đã biết, ở đó muối không còn là tiếng Rumania hoặc tiếng Đức, mà chỉ đơn giản là muối.
Đôi khi điều này là có thể, nhưng một không gian trung lập như vậy luôn khá hạn chế. Ví như, từ “đầm lầy” trong tiếng Hungary chỉ đơn giản có nghĩa là một loại địa phương, còn ở tiếng Nga có chút gì ma quái và mối đe dọa lãng quên mơ hồ bắt đầu xuất hiện trong đó;còn trong tiếng Phần Lan “đầm lầy” có các đặc điểm cảm xúc gần giống như chúng ta có “pho mát đất”.
Tất cả những điều này đưa chúng ta đến vấn đề về cái gọi là “đối thoại của các nền văn hóa” liệu có thể thực thi được đến mức nào. Vì những lý do rõ ràng, có cơ sở để tin rằng cuộc đối thoại này – trên thực tế, luôn là sự tái cấu trúc lẫn nhau của các nền văn hóa và mức độ hiểu biết lẫn nhau đặc biệt phụ thuộc vào “mức độ xung đột của một Trung Quốc mà tôi vẫn hình dung với một Trung Quốc mà người Trung Quốc hình dung ra”.
Nhiều người trong số những người đồng hương của chúng tôi chắc chắn đã quen thuộc với một số tác phẩm kinh điển của Trung Quốc (ví dụ, họ đã cố gắng nghiên cứu một trong những tiểu thuyết kinh điển). Tuy nhiên để nói rằng việc làm quen với các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, thậm chí ngay cả trong các bản dịch hay nhất, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới quan của người Trung Quốc, điều này nên hết sức thận trọng. Chúng ta quá khác biệt, và khi chúng ta đọc tất cả những điều này bằng tiếng Nga, chúng ta chỉ đọc một nửa phần dịch giả và những phép loại suy mà dịch giả ấy đã cố gắng thay thế bản chất có thật của cuộc sống Trung Quốc.
Để các nền văn hóa bắt đầu hiểu nhau như thế nào đó, các nền văn hóa ấy không chỉ cần sống cạnh nhau hoặc bên nhau trong một thời gian rất dài – những nền văn hóa ấy còn cần đồng bộ hóa cuộc sống hàng ngày của mình, và thường không chỉ là cuộc sống hàng ngày, mà còn là cả các vị thần thánh. Không có sự đồng bộ như vậy, không thể có sự hiểu biết lẫn nhau thực sự. Người Do Thái đã sống ở Venice trong nhiều thế kỷ – và cũng trong nhiều thế kỷ, họ đã tranh luận với người Ý về những điều linh thiêng liêng; tuy nhiên, chính thời gian kéo dài của các cuộc tranh cãi đã nói lên sự vô bổ của họ. Cả hai bên đều có cái riêng, những xúc cảm không thể “dịch” được về thần thánh, bắt nguồn phần lớn từ kinh nghiệm thực nghiệm cá nhân, không thể thay thế được.
Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết lẫn nhau ở cấp độ cao nhất này đã không cản trở sự đồng bộ hơn ở các cấp độ hàng ngày: những âm mưu, lời bài hát, tiền bạc và tình dục tự do thâm nhập vào các bức tường của khu ổ chuột theo cả hai hướng. Dần dần, các khu ổ chuột tự nó được thấm nhuần với văn hóa của môi trường. Kết quả là, bảy trăm năm đã trôi qua, và ngay cả chủ nghĩa phát xít của Mussolini cũng không nhìn thấy bất cứ điều gì đặc biệt xa lạ ở người Do Thái Ý của nó, và người Do Thái, về phần họ, đã trở nên Ý hóa đến mức vị giáo sĩ trưởng của Rome, người đã trốn khỏi bọn Đức cùng với giáo dân bạn hữu của ông ta, sau chiến tranh đã gây ra một vụ tai tiếng lớn khi cùng gia đình chuyển sang Cơ đốc giáo.
Điều này nói với chúng ta rằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa vẫn có thể xảy ra – ở mức độ mà cấu trúc cuộc sống hàng ngày của chúng có thể hội tụ.
Bí quyết là ở chỗ sự gần gũi đó không đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau.
Ví dụ, con người hoàn toàn không cần phải trở thành ong để lo lắng về các mối đe dọa gây ra cho ong do sử dụng thuốc trừ sâu. Chỉ cần hạn chế sử dụng các hóa chất có nguy cơ tuyệt chủng đối với những sinh vật không thể thay thế này của hệ sinh thái.
Nhà văn – dịch giả Tô Hoàng
Và để học hỏi điều gì đó, ví như từ Trung Quốc chẳng hạn, không nhất thiết phải trở thành Trung Quốc. Nếu kinh nghiệm “Trung Quốc”, được các thế hệ triết gia và các nhà Đông phương học, viết lại và suy nghĩ lại theo cách Nga, hóa ra lại phù hợp để sử dụng ở Nga, trên thực tế chúng sẽ có hại gì, nhưng không giống với bản gốc.
Tôi xin nói thêm: đó là trường hợp nguyên bản gốc được giữ lại đối lập với trải nghiệm đã được thông qua. Bởi kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ phù hợp với Trung Quốc – và nếu Trung Quốc quyết định xây dựng ”chủ nghĩa xã hội với đặc điểm của Trung Quốc” không quá giống với chủ nghĩ xã hội thời Xô Viết thì càng đúng hơn nếu ở Nga xây dựng “ Nho giáo với đặc điểm Nga” thì cũng không giống với những gì đang diễn ra trên đất Trung Quốc.
Trong một thế kỷ qua, Nga là sự kết hợp độc đáo giữa cuộc sống hàng ngày có chủ quyền và “nền văn hóa cao” được du nhập, và đã nhiều lần đối mặt chỉ với cùng một vấn đề: Nga nhiều lần phát hiện ra rằng họ coi châu Âu là ruột già, nhưng lại bị người bà con này coi họ là những người ngoài hành tinh, cần phải bị hủy diệt.
Tôi mạo hiểm gợi ý rằng nguyên nhân của sự không có đi có lại bi thảm này không phải là Nga “không hiểu đúng về châu Âu”, mà ngược lại, họ hiểu nó quá chính xác, nhưng không để ý tới sự khác biệt. Những người theo chủ nghĩa nhân đạo Nga trong nhiều thế kỷ đã tự coi mình là người châu Âu (đó rõ ràng là sự ngu ngốc), còn người châu Âu chỉ luôn luôn chỉ nghĩ đến họ, vì họ (đó cũng là sự ngu ngốc hiển nhiên).
Nhưng giờ đây, có vẻ như, ba thế kỷ mà thú chơi này kéo dài dần dần đi đến hồi kết.
Ngày nay, chúng ta đang trải qua tình cảnh hoàn toàn kịch tính – hóa ra mối đe dọa nhiều thế kỷ kia vẫn còn nguyên, khi đến lượt chúng ta tin chắc rằng  người họ hàng tưởng tượng của chúng ta không thực sự nhận ra mối quan hệ họ hàng của mình và có ước mong tiêu diệt chúng ta. Và chúng ta với tư cách là cả một quốc gia quay lưng lại (về cả kinh tế và ý thức chính trị) với đám họ hàng tưởng tượng ấy.
Rồi như một điều tự nhiên, cái nhìn của chúng ta đổ dồn cả về phía Đông.
Dưới ánh sang của điều này, có thể sẽ là hợp lý khi chúng ta phải hình dung ra những sắc thái của sự hiểu biết lẫn nhau mà chúng ta đang phải xây dựng.
Nhưng điều chính phải suy nghĩ là ở chỗ giọng điệu hiểu được nhau trong quan hệ hiện nay sẽ còn lâu nữa mới trở thành ngôn ngữ để hiểu nhau (chung cả với phương Đông) giữa chúng ta với các đối tác và đối đầu lịch sử, nếu nếu không muốn nói là kẻ thù.
Tuy nhiên,ở đây, liệu có cần tính tới tấn thảm kịch bùng phát không. Xưa kia, người Đức, từng thành công trong việc chống lại Đế chế La Mã và kết quả đã vô hiệu hóa phần phía tây của Đế chế này, nhưng đã phải đối mặt với thực tế là một phần đất của họ, chuyển thành lãnh thổ của Pháp hiện nay, đã chuyển sang người nói tiếng địa phương, trong khi phần thứ hai vẫn đúng là với nguồn gốc Đức.
Kết quả là, hoạt động ngoại giao giữa những người ủng hộ Pháp và ủng hộ Đức đã được tiến hành bằng tiếng Latin, ngôn ngữ của tôn giáo chung.
Ngày nay, với Nga và phía kia là Trung Quốc may mắn sao, không đặt ra nhiệm vụ phải yêu thương nhau bằng cả trái tim hoặc hiểu nhau thật sâu sắc.
Nhiệm vụ của chúng ta dễ dàng hơn. Chúng ta không cần phải cầu nguyện chung một vị thần, nói cùng một ngôn ngữ. Các nhiệm vụ hiện tại và chiến lược tầm trung của chúng ta đơn giản hơn nhiều: không để mình trở thành vật thí mạng cho thế giới tiến bộ và khoan dung- một thế giới vốn đã coi chúng ta và phương Đông là kẻ thù và đã buộc chúng ta phải lựa chọn giữa cái gọi là tuân thủ về chiến lược, tức một sự tự tử dần dần, hoặc một cái chết nhanh chóng.
May mắn của thời điểm lịch sử này cho cả hai bên (chúng ta và phương Đông huyền bí) là cả hai không có lý do và cơ hội để gây hấn lẫn nhau. Trong chương trình nghị sự hàng ngày là những gì thực chất hơn nhiều, được mô tả đầy đủ bằng ngôn ngữ tiếng Anh chính thức của giao tiếp quốc tế. Đó là, tấn-km, chất bán dẫn, lúa mì, dầu, khí đốt, hàng tiêu dùng, kim loại đất hiếm và các cuộc tập trận quân sự chung.
Còn đối với “cái bên trong của phương Đông”, tức là phần thông thái được du nhập từ nơi đó, lại đã được biên soạn bằng tiếng Nga, thì có vẻ như điều tốt nhất mà chúng ta có thể và nên áp dụng là khả năng tuyệt vời: không để mất lòng người.
Và gắng làm trong hôm nay, ngày mai và ngày kia để “đạt được một số kết quả khả quan vào thế kỷ sau”.
8/9/2022
Viktor Marakhovsky
Tô Hoàng dịch
Theo https://vanhocsaigon.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Những bí ẩn vẫn chưa có lời giải của văn học Anh 31 Tháng Tám, 2022 Nhà văn nào cũng lấy tư liệu từ chính cuộc sống của mình. Chính vì...