Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Vài dòng... của 100 ca khúc

Vài dòng...của 100 ca khúc

    Nào có ai ngờ,với thời gian ngắn ngủi 66 ngày của hơn 2 tháng, tôi đã cố gắng hết sức ngày đêm để hoàn tất được 100 ca khúc kể từ đầu tháng 4/2013 với 20 ca khúc của tập “ Những bông hoa đầu mùa“ đầu tiên. Rồi đến tập thứ 2, thứ 3 “ Hành trình tìm kiếm tiết điệu ” phần 1, phần 2 và tập 4, tập 5 ” Con đường tìm giai điệu ”.
      Rồi đến nay 6/6/2013 thì đã đủ 100 ca khúc với 5 tập hẵn hòi, mỗi tập 20 ca khúc.Thật là, một sự cố gắng vượt bực, một nỗ lực không ngừng nghỉ. Đôi khi nghĩ lại cũng tự thích thú chính mình. Và có nói “ Người viết ca khúc thầm lặng ” không oan vậy. Thật tốn biết bao công sức, thời gian và giấy, mực!.
      Tôi cố gắng hồi tưởng lại những gì đã học ở nhà trường phổ thông khi xưa, những câu văn thơ thích nhất mà đến nay vẫn không thể nào quên được: Từ một Phan Khôi với bài Tình già nổi tiếng của phong trào thơ mới: “ Hai mươi bốn năm sau- Tình cờ đất khách gặp nhau- Đôi cái đầu đều bạc- Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được....” (tập 4). Rồi Lưu Trọng Lư “ Em không nghe mùa thu ....Em không nghe rừng thu. Lá thu kêu xào xạc.....Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô...”(Tiếng thu), “ Mắt em là một dòng sông...
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em...(Trăng lên). Đến nhà thơ Thâm Tâm với bài Tống biệt hành  nổi tiếng một thời “ Đưa người ta không đưa sang sông – Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng- Bóng chiều không thẳm không vàng vọt- Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ....Mẹ! Thà coi như chiếc lá bay- Chị! Thà coi như là hạt bụi- Em! Thà coi như hơi rượu cay ....” ( tập 4 ). Kể đến nhà thơ Xuân Diệu- một thời thanh niên nam nữ mê say những bài ca tụng tình yêu, rồi quên sao được  Lời kỹ nữ  trên dòng sông Hương- núi Ngự năm nào “ Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa.... Chớ để riêng em gặp phải lòng em... Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi... Du khách đi du khách đã đi rồi...”. Bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu ” Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang...Với áo mơ phai dệt lá vàng ...Và với bài Tương tư chiềuBữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm...Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi... Rồi thi sĩ Huy Cận với bài Trình bàyNgười biết đấy lòng tôi trong trắng lắm...Khi thanh xuân tôi mãi chạy theo tình ...Quên, quên, quên đã mang trái tim người ..”. Bài Đi giữa đường thơm của Huy Cận “ Đường trong làng hoa dại với mùi rơm...Một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao. Có cu gáy , có bướm vàng nữa chứ. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự. “ Thôi đã tan rồi vạn gót hương- Của người đẹp tới tự trăm phương- Tan rồi những bước không hò hẹn- Đã bước trùng nhau một ngả đường....Của những bàn chân rỗ dấu đời....(Dấu chân trên đường). Rồi thi sĩ họ Hàn:Hàn Mặc Tử với bài Đây thôn Vĩ dạSao anh không về chơi thôn Vĩ .. Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay...Mơ khách đường xa khách đường xa- Áo em trắng quá nhìn không ra...” Ai biết tình ai có đậm đà....Rồi bài “Bẽn lẽn” nữa” Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu...Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...Em sợ lang quân em biết được. Nghi ngờ đến cái tiết trinh em...”.Còn nữa 3 bài thơ Thu bất hủ của Nguyễn Khuyến nói về mùa thu ở thôn quê xưa: Mùa Thu đi câu cá:” Ao thu lạnh lẽo nước trong veo- Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo....
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được- Cá đâu đớp động dưới chân bèo..”.(Thu điếu). Rồi mùa Thu uống rượu:” Năm gian nhà nhỏ thấp le te....Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy- Độ năm ba chén đã say nhè...”(Thu ẩm); hoặc mùa Thu làm thơ vịnh:” Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao...” (Thu vịnh). Lưu Trọng Lư với bài Tiếng Thu, còn Huy Cận thì Thu rừng có đoạn ” Nai cao gót lẫn trong mù- Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về...Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng- sầu thu lên vút song song- Với cây hiu quạnh với lòng quạnh hiu...”. Mấy câu rất hay của thi sĩ Đoàn Phú Tứ trong bài Màu thời gianMàu thời gian không xanh- Màu thời gian tím ngát – Hương thời gian không nồng- Hương thời gian thanh thanh ...Duyên trăm năm đứt đoạn, tình muôn thuở còn hương...”. Với Bích Khê- thi sĩ của “ Những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam “ 
( Hoài Thanh ) “. Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm- Nàng là hương hay nhan sắc lên hương....(Tranh lõa thể), hay “ Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng- Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông (Tỳ bà)...”
     Thật là những câu rất hay, rất đẹp vậy. Ngoài ra các thi sĩ khá quen thuộc:Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Thế Lữ, Hồ Dzếnh...mà tôi đã chọn viết các tập trước.
      Tất cả đều do lòng đam mê, thích thú và cố gắng hoàn thành được.
 100 ca khúc này, cũng là việc đánh dấu ban đầu:“ Vạn sự khởi đầu nan “ cho bước tiếp theo chắc hẳn bớt khó khăn, vất vả hơn.
  Đại văn hào Lỗ Tấn bên Trung quốc có một câu nổi tiếng: “ Tự kỷ văn chương, tha nhân thê ”, có nghĩa là “Văn mình, vợ người “. Thế nên, cho dù hay hoặc dở thì cũng là của mình vậy.
      Vì vậy, tôi hăng hái trân trọng và giới thiệu cùng các bạn, những người yêu thích âm nhạc để cùng tôi hát vui những ngày, giờ thích hát như khi người ta rãnh rỗi ngâm nga vài câu truyện Kiều hay hát nhạc Trịnh vậy .
Thành phố HCM 6/6/2013
Triều Châu
Mục lục
( 20 ca khúc xếp theo A,B,C...)
1) Bên dòng sông – Triều Châu
2) Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử
3) Dấu châu trên đường – Huy Cận
4) Đây mùa thu tới – Xuân Diệu
5) Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử
6) Đi giữa đường thơm – Huy Cận
7) Giữ gìn – Hồ Dzếnh
8) Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ
9) Thu ẩm – Nguyễn Khuyến
10) Thu điếu – Nguyễn Khuyến
11) Thu rừng – Huy Cận
12) Thu vịnh – Nguyễn Khuyến
13) Tiếng chim hót – Triều Châu
14) Tiếng thu – Lưu Trọng Lư
15) Tình lãng – Phạm Thiên Thư
16) Tỏ tình – Phạm Thiên Thư
17) Trăng lên – Huy Cận
18) Tranh lõa thể – Bích Khê
19) Tỳ bà – Bích Khê
20) Vết chim bay – Phạm Thiên Thư

Ca khúc

Con đường
Tìm
Giai điệu
Tập 5

Triều Châu

Căn bản của âm nhạc là giai điệu
Thành phố HCM 6/6/2013


1 nhận xét:

  Những mất mát lớn của văn chương thế giới 28 Tháng Chín, 2022 Chỉ trong hai tuần vừa qua, văn chương thế giới chứng kiến những sự mất ...