Cảm nhận một bài thơ tình hay của
Phạm Ngọc Thái
ANH VẪN Ở BÊN HỒ
TÂY
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan.
Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…
Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?
Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...
2012 - trích tập
"Hồ Xuân Hương tái lai
Phạm Ngọc Thái
"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là bản tình ca
viết về mối tình của nhà thơ với một cô nữ sinh sư phạm, dù mối tình đó đã trở
thành dĩ vãng:
Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
Người ta
thường nói tình yêu có giác quan thứ sáu, bởi vậy nhìn thấy hình bóng người yêu
từ xa đã nhận đã nhận ra ngay, cũng là điều dễ hiểu. Thế mà:
Giờ ở đâu, người
con gái xa xôi?
Anh thổn thức vọng gọi em xưa trong nỗi vắng, cô đơn! Tôi đã đọc nhiều thơ Phạm Ngọc Thái, không ít bài anh đã nhắc đến hình ảnh người nữ sinh này, bài nào cũng da diết, nhớ thương. Liệu đây có phải cũng chính là cô sinh nữ trường Sư phạm Ngoại ngữ trong bài thơ Em Về Biển của tập "Rung động trái tim"?... mà ở tựa đề của bài anh có ghi:
- Kỉ niệm K.A. người sinh nữ trường SPNN năm xưa, quê hương thành phố biển.
Em Về Biển cũng là một bài thơ tình sâu sắc và khá hay. Ở bài đó có một đoạn tác giả cũng nhắc đến việc đón người yêu bên cổng trường:
Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
Nhưng Em Về Biển anh đã viết từ năm 1993, khi mái tóc mới bạc nửa phần (như lời thơ) - Còn bài "Anh vẫn ở bên hồ Tây" này thì tác giả lại vừa sáng tác trong năm 2012, khi đã qua cái tuổi lục tuần. Sau gần 20 năm, chắc nay tóc nhà thơ đã phải bạc gần hết rồi? Thế mới biết tâm hồn thi nhân trẻ mãi không già.
Hồ Tây chẳng phải chỉ là nơi nhà thơ sinh sống, ở đó còn ghi nhận bao nhiêu kỉ niệm tình yêu của đời anh. Mỗi khi qua lại bên hồ, không tránh khỏi những giây phút tác giả chạnh nhớ về tình cũ, lòng xa xót. Bởi vậy vừa mới vào thơ anh đã thốt lên:
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gia
Và hình ảnh người con gái lại hiện về làm xao động trái tim anh:
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan
Hình ảnh "hoá khói sương tan" đó chính là một biểu tượng về cát bụi cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng vậy, hình ảnh cô sinh nữ cũng hiền dịu và anh tha thiết đến thế, vậy mà giờ đây tất cả chỉ còn là sương khói. Ngôn ngữ thi ca của Phạm Ngọc Thái sử dụng thuộc loại ngôn ngữ hình tượng hội hoạ, tuy bình dị nhưng vẫn thanh thoát và hàm súc.
Anh thổn thức vọng gọi em xưa trong nỗi vắng, cô đơn! Tôi đã đọc nhiều thơ Phạm Ngọc Thái, không ít bài anh đã nhắc đến hình ảnh người nữ sinh này, bài nào cũng da diết, nhớ thương. Liệu đây có phải cũng chính là cô sinh nữ trường Sư phạm Ngoại ngữ trong bài thơ Em Về Biển của tập "Rung động trái tim"?... mà ở tựa đề của bài anh có ghi:
- Kỉ niệm K.A. người sinh nữ trường SPNN năm xưa, quê hương thành phố biển.
Em Về Biển cũng là một bài thơ tình sâu sắc và khá hay. Ở bài đó có một đoạn tác giả cũng nhắc đến việc đón người yêu bên cổng trường:
Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
Nhưng Em Về Biển anh đã viết từ năm 1993, khi mái tóc mới bạc nửa phần (như lời thơ) - Còn bài "Anh vẫn ở bên hồ Tây" này thì tác giả lại vừa sáng tác trong năm 2012, khi đã qua cái tuổi lục tuần. Sau gần 20 năm, chắc nay tóc nhà thơ đã phải bạc gần hết rồi? Thế mới biết tâm hồn thi nhân trẻ mãi không già.
Hồ Tây chẳng phải chỉ là nơi nhà thơ sinh sống, ở đó còn ghi nhận bao nhiêu kỉ niệm tình yêu của đời anh. Mỗi khi qua lại bên hồ, không tránh khỏi những giây phút tác giả chạnh nhớ về tình cũ, lòng xa xót. Bởi vậy vừa mới vào thơ anh đã thốt lên:
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gia
Và hình ảnh người con gái lại hiện về làm xao động trái tim anh:
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan
Hình ảnh "hoá khói sương tan" đó chính là một biểu tượng về cát bụi cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng vậy, hình ảnh cô sinh nữ cũng hiền dịu và anh tha thiết đến thế, vậy mà giờ đây tất cả chỉ còn là sương khói. Ngôn ngữ thi ca của Phạm Ngọc Thái sử dụng thuộc loại ngôn ngữ hình tượng hội hoạ, tuy bình dị nhưng vẫn thanh thoát và hàm súc.
"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình cảm động. Vết thương tình
dẫu chỉ là vô hình, nhưng nó lại có thể khoét sâu vào trái tim, tâm hồn làm cho
nhà thơ đau đớn như không bao giờ lành lại được. Lòng anh lưu luyến cả một thời
tuổi trẻ đã qua đi. Sang đoạn thứ hai, tình thơ càng được khắc sâu hơn về tình
yêu:
Ta cũng già
rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…
Tôi nghĩ, người con gái kia khi nghe được những lời thơ này của anh chắc phải xúc động lắm! Nhà thơ đã trải nghiệm qua gần trọn một đời mình nên cái "nông nỗi đời người" - ở đây ý muốn nói về những mất mát trong tình yêu cũng như cuộc sống con người, càng thấy quí những hạnh phúc đã trôi đi. Cô gái ấy giờ đây đâu còn trẻ? nhưng trong kí ức nhà thơ, em vẫn trong trắng tươi mát như thuở nữ sinh - Câu thơ "Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây" là vậy. Trong tình yêu có biết bao sự ly tan chẳng ra đâu vào đâu, có khi cả hai người cùng yêu tha thiết với nhau suốt đời, ấy vậy mà cũng tan vỡ. Chính thế nên vào đoạn thơ thứ hai này lòng tác giả mới thổn thức: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt/- Nghĩa là những năm tháng yêu em là thời gian hạnh phúc của đời anh. Đó là sự luyến tiếc cuộc sống và tình yêu tuổi trẻ, ngỡ đã vụt trôi như một cánh chim bay...
Sau đó tác giả có nhắc lại về những buổi đón em bên cổng trường như đã nói ở trên, để cuối cùng anh kết:
Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.
Hình ảnh gió hồ Tây thổi cùng những làn mây trôi... là biểu tượng những tháng năm tiếp nối và cuộc sống heo hút của nhà thơ. Đó là hai câu thơ hay nhất bài, lời thơ sinh động đầy hàm ý. Nhờ hai câu kết này mà bài thơ được viên mãn và tầm vóc hay lên, để nói tình yêu cuộc đời vừa cát bụi vừa mãi mãi...
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…
Tôi nghĩ, người con gái kia khi nghe được những lời thơ này của anh chắc phải xúc động lắm! Nhà thơ đã trải nghiệm qua gần trọn một đời mình nên cái "nông nỗi đời người" - ở đây ý muốn nói về những mất mát trong tình yêu cũng như cuộc sống con người, càng thấy quí những hạnh phúc đã trôi đi. Cô gái ấy giờ đây đâu còn trẻ? nhưng trong kí ức nhà thơ, em vẫn trong trắng tươi mát như thuở nữ sinh - Câu thơ "Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây" là vậy. Trong tình yêu có biết bao sự ly tan chẳng ra đâu vào đâu, có khi cả hai người cùng yêu tha thiết với nhau suốt đời, ấy vậy mà cũng tan vỡ. Chính thế nên vào đoạn thơ thứ hai này lòng tác giả mới thổn thức: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt/- Nghĩa là những năm tháng yêu em là thời gian hạnh phúc của đời anh. Đó là sự luyến tiếc cuộc sống và tình yêu tuổi trẻ, ngỡ đã vụt trôi như một cánh chim bay...
Sau đó tác giả có nhắc lại về những buổi đón em bên cổng trường như đã nói ở trên, để cuối cùng anh kết:
Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.
Hình ảnh gió hồ Tây thổi cùng những làn mây trôi... là biểu tượng những tháng năm tiếp nối và cuộc sống heo hút của nhà thơ. Đó là hai câu thơ hay nhất bài, lời thơ sinh động đầy hàm ý. Nhờ hai câu kết này mà bài thơ được viên mãn và tầm vóc hay lên, để nói tình yêu cuộc đời vừa cát bụi vừa mãi mãi...
Như lời Nguyễn Đình Chúc trong một bài bình luận về chân dung thơ Phạm Ngọc
Thái, khi nói về tình thơ này đã có nhận xét:
"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình hay của tập Hồ Xuân Hương Tái Lai, hình ảnh thơ rất chân thực nhưng vẫn cô đúc, dường như trên mỗi dòng thơ đều có máu tim của nhà thơ đang rỏ xuống..."
Rồi nhà bình luận khái quát:
- Bài thơ chỉ có 16 câu với 4 khổ thơ, được viết vào lúc cuộc đời tác giả đã về chiều khi nhớ lại mối tình với một người sinh nữ.
Đứng bên bờ hồ Tây gió thổi, mây bay... tác giả bồi hồi nghe tiếng của lòng mình đang trỗi dậy thưở còn tình yêu tuổi trẻ. Hình tượng thơ khắc họa trong câu cuối cùng: Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.../- ý nói, những làn mây trôi kia không chỉ là cảnh vật thiên nhiên hoang vu mà nó còn biểu thị cho cả khoảng thời gian trôi. Như câu: Hạnh phúc qua như một cánh chim bay/- Nói lên niềm vui ngắn ngủi, thoảng chốc đã không còn. Hoặc khi tả về hình bóng người con gái xa xưa nay chỉ còn trong ký ức, anh viết:
Người con gái anh yêu nay hoá khói sương tan
Để biểu thị cho sự chìm lấp của thời gian đã trôi vào quá khứ"- Đó chính là thứ ngôn ngữ thi ca rất hàm súc và giàu tính biểu tượng.
Theo cảm nhận của tôi: "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình vô giá của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Chẳng những bài thơ cảm hoá được lòng người, đồng thời còn có khả năng tồn tại với đời. Rất có thể thi phẩm sẽ trở thành một viên ngọc thi ca của văn đàn hôm nay và mai sau!
"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình hay của tập Hồ Xuân Hương Tái Lai, hình ảnh thơ rất chân thực nhưng vẫn cô đúc, dường như trên mỗi dòng thơ đều có máu tim của nhà thơ đang rỏ xuống..."
Rồi nhà bình luận khái quát:
- Bài thơ chỉ có 16 câu với 4 khổ thơ, được viết vào lúc cuộc đời tác giả đã về chiều khi nhớ lại mối tình với một người sinh nữ.
Đứng bên bờ hồ Tây gió thổi, mây bay... tác giả bồi hồi nghe tiếng của lòng mình đang trỗi dậy thưở còn tình yêu tuổi trẻ. Hình tượng thơ khắc họa trong câu cuối cùng: Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.../- ý nói, những làn mây trôi kia không chỉ là cảnh vật thiên nhiên hoang vu mà nó còn biểu thị cho cả khoảng thời gian trôi. Như câu: Hạnh phúc qua như một cánh chim bay/- Nói lên niềm vui ngắn ngủi, thoảng chốc đã không còn. Hoặc khi tả về hình bóng người con gái xa xưa nay chỉ còn trong ký ức, anh viết:
Người con gái anh yêu nay hoá khói sương tan
Để biểu thị cho sự chìm lấp của thời gian đã trôi vào quá khứ"- Đó chính là thứ ngôn ngữ thi ca rất hàm súc và giàu tính biểu tượng.
Theo cảm nhận của tôi: "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình vô giá của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Chẳng những bài thơ cảm hoá được lòng người, đồng thời còn có khả năng tồn tại với đời. Rất có thể thi phẩm sẽ trở thành một viên ngọc thi ca của văn đàn hôm nay và mai sau!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét