Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Ngạt thở với 'Sóng về đâu' của Đinh Hoài Xuân

Ngạt thở với 'Sóng về đâu' của Đinh Hoài Xuân

(Showbiz Việt) - Người làm dậy sóng bài hát kinh điển của Trịnh Công Sơn ngưỡng mộ thay lại là một nghệ sỹ trẻ.
Nhạc Trịnh từ lâu đã là thử thách lớn đối với các ngôi sao tên tuổi. Vì tính sâu sắc và sự chiêm nghiệm trong ngữ nghĩa, nhạc Trịnh rất “khó khăn” trong việc truyền tải xúc cảm lẫn sự thể hiện của người biểu diễn.
Một trở ngại lớn nữa đối với âm nhạc Trịnh Công Sơn đó là việc "đóng đinh" bởi giọng hát của các ngôi sao tên tuổi đã khiến lớp nghệ sỹ mới e dè và chưa thể thoát ra cái bóng của những tên tuổi gạo cội.
Vậy mà không cần cất lên lời hát nào, cùng với tiếng dương cầm réo rắt của Vũ Ngọc Linh, Cellist (nghệ sỹ trình diễn violoncelle) Đinh Hoài Xuân lại khiến những ngày cuối năm giá lạnh trở nên thi vị và sang trọng hơn bao giờ với Sóng về đâu- Trịnh Công Sơn trên nền nhạc bán cổ điển.

Nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân
Nằm trong album độc tấu nhạc Trịnh Khúc phiêu du một đời ra mắt cách đây không lâu của Đinh Hoài Xuân, Sóng về đâu được chọn làm MV và ngay lập tức gây được tiếng vang bởi tư duy âm nhạc và cách làm khác biệt.
Điều đáng nói trước tiên chính là âm nhạc Trịnh Công Sơn được thể hiện lại theo một phong cách mới mẻ. Nếu lâu nay thứ âm nhạc được đánh giá là sang trọng này bị “làm quá” lên theo những lối hát phá cách trưng trổ hoặc trình diễn theo cách thể loại khác nhau thì với Đinh Hoài Xuân, nhạc Trịnh lại tự nhiên và rất hợp xu hướng đến kì lạ.


Những góc quay đậm chất điện ảnh và đẹp đến ngỡ ngàng
Nhạc Trịnh có thể cũ, nhưng tinh thần chưa bao giờ cũ, vì thế, người thể hiện Trịnh (và nhất là những người sau) lại vô tình chịu phải áp lực đó. May thay, Đinh Hoài Xuân cùng ê kíp đã không đi vào lối mòn và áp lực làm mới đó để thăng hoa một cách tuyệt đối trong âm nhạc lẫn hình ảnh.
Cello kết hợp cùng piano không là điều mới mẻ, thế nhưng khi Đinh Hoài Xuân nền nã trong thứ nhạc cụ rất kén người nghe cùng những cảnh quay đẹp đến nao lòng, người ta mới hiểu ra bên cạnh chiêu trò nhăng nhố của showbiz, Vpop luôn tồn tại những sản phẩm có giá trị và chờ ngày bùng nổ.



Bản phối mới mẻ nhưng sang trọng của Lưu Hà An khiến nhiều khán giả nhạc nhiên và thích thú. Sự chỉn chu trong từng nốt nhạc của Sóng về đâu làm người ta nhớ đến hình ảnh của Piano Guys với Jon Schmidt và Steven Sharp Nelson từng làm nao lòng đông đảo khán giả quốc tế.
Đinh Hoài Xuân cũng như pianist Vũ Ngọc Linh dường như ý thức rất rõ sự tiết chế và chừng mực trong một bài hát được quá nhiều thế hệ yêu mến như Sóng về đâu. Nó không vút cao hay vang rền như cách saxophone hay guitar từng làm, nó là những nốt trầm đẹp một cách hiếm thấy trong Vpop vốn đang yêu chuộng sự phù phiếm.

Lâu lắm rồi MV Vpop mới có những góc quay đẹp thế này
Tuy vậy, điều khiến người ta choáng ngợp khi thưởng thức Sóng về đâu chính là những khuôn hình đẹp như tranh vẽ. Cách phối màu tự nhiên nhưng dạt dào ý niệm và rất cổ điển đạt đến trình độ tinh tế đáng ngưỡng mộ. Kỹ thuật tối tân của Flying Camera khiến người ta không chỉ đắm chìm trong thứ âm nhạc thực thụ mà còn là sự tỉ mẩn, chi tiết trong từng hình ảnh và góc quay.
Bối cảnh thực hiện tại Tam Đảo dường như trở nên lạ lẫm và đẹp đến mê hồn, góc quay đậm chất điện ảnh, có chiều sâu và nâng tầm vóc người nghệ sỹ. Ở đó, những tâm hồn đồng điệu như Đinh Hoài Xuân, Vũ Ngọc Linh, Lưu Hà An, Lê Hà Nguyễn… mới thực sự được bộc lộ và tìm ra điểm chung.


Người ta ngạc nhiên vì cả đạo diễn và nghệ sỹ biểu diễn đều là những người còn rất trẻ tuổi nhưng lại đạt đến độ chín viên mãn cần thiết để thăng hoa cùng nhạc Trịnh Công Sơn. Đam mê cùng tư duy âm nhạc tiến bộ đã giúp Vpop những ngày đầu năm 2014 trở nên đẹp đẽ và đáng kỳ vọng như chính sự ấn tượng của MV Sóng về đâu.
Khuôn hình không đi vào lối mòn của sóng biển vốn nhan nhản trong làng nhạc nhưng khán giả vẫn thấy được sự mênh mang và lan tỏa của âm nhạc và nghệ thuật đích thực. Vpop đang thực sự rất cần những điều như thế.
MV Sóng về đâu của Đinh Hoài Xuân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Nghiên cứu và giảng dạy văn học Nhật Bản ở Việt Nam trong hai mươi năm đầu thế kỷ XXI Trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, văn học Nhật Bản vẫn ...