Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng ý nghĩa nhất theo từng vùng miền

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng 
ý nghĩa nhất theo từng vùng miền
Mỗi vùng có một cách bày trí mâm ngũ quả trong ngày Tết khác nhau, sau đây hãy cùng tìm hiểu cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng ý nghĩa nhất.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng ý nghĩa nhất theo từng vùng miền 
Mỗi dịp Tết đến, không thể thiếu mâm ngũ quả để cúng tổ tiên, những người đã khuất. Mâm ngũ quả ngày Tết - thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ.
Theo tương quan màu sắc, mâm ngũ quả sẽ được đại diện bới 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Điều đó thể hiện sự chi ân đối với những người đã mất cũng như cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình.
Người ta thường đặt ngũ quả lên trên một chiếc mâm bằng gỗ, hoặc cũng có thể bày trên một chiếc đĩa lớn.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc.
Người miền Bắc thường đặt lên bàn thờ nhà mình 5 loại quả ứng với 5 màu sắc cũng như mong muốn về ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Các loại quả thường được lựa trọn là: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi,…. Đều là những thứ quả đặc trưng với khí hậu của miền Bắc.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung.
Do chịu thời tiết khắc nghiệt, lại phải hứng chịu nhiều thiên tai, bão lũ, gió Lào, hạn hán, lại thêm đất đai vốn cằn cỗi gây nhiều khó khăn cho trồng trọt sản xuất hơn nữa thời gian Tết thường rơi vào mùa Đông khắc nghiệt nên cây trái đặc sản nơi đây rất hiếm.
Người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu sẽ cúng những gì mình có, thành tâm dâng kính tổ tiên. Hơn nữa, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam.
Trái với người miền Bắc, mâm ngũ quả của người dân miền Nam không bố trí theo ngũ hành và đặc biệt không bày chuối. Bởi họ quan niệm từ chuối phát âm khá giống với "chúi" sẽ không mang lại may mắn nếu bày vào dịp năm mới.
Trên mâm ngũ quả của người miền Nam chuộng dừa, mãng cầu, bưởi, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng.
Điều đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
 PV 
Theo http://www.sohuutritue.net.vn/

1 nhận xét:

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI – Những tìm tòi và thử nghiệm

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI Những tìm tòi và thử nghiệm Đặt vấn đề thơ trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn nhắc đến đội ngũ n...