Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Bức tranh quê qua tiểu thuyết "Chiều không tắt nắng" của Xuân Thu

Bức tranh quê qua tiểu thuyết 
"Chiều không tắt nắng" của Xuân Thu
"Chiều không tắt nắng" là tiểu thuyết thứ hai của Xuân Thu do NXB Quân đội Nhân dân vừa mới ấn hành - (Tháng 5/2008). Cuốn sách gần 300 trang phác họa một bức tranh làng quê miền trung du Bắc Bộ vào thời kỳ "suy tàn" của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp sau mấy thập kỷ mải miết chạy theo lối làm ăn lớn tập trung cao độ nhưng không mang lại hiệu quả đẩy cuộc sống của người nông dân vào con đường nghèo khổ. Đã đến lúc phải chuyển đổi cơ chế trả lại quyền làm chủ thực sự đối với tư liệu sản xuất như đất đai nông cụ gia súc cho nông dân để họ tự giác làm ra sản phẩm. Trong quá trình "bung ra" đó không chỉ cung cách làm ăn luôm nhuôm cũ mới mà cả những thủ đoạn mánh khóe của một số cán bộ hợp tác xã thoái hóa biến chất cũng bộc lộ hiện nguyên hình là những kẻ cơ hội những con sâu mọt luôn tìm cách đục khoét tài sản của tập thể. Điển hình là phó chủ nhiệm Dụ.
Từ một anh bán hàng rau không đủ nuôi vợ con Dụ xoay ra dắt lợn cà đi phối giống ở thôn La Hương cuối cùng bằng những thủ đoạn khôn khéo mua chuộc anh ta đã chui được vào Ban quản trị hợp tác xã (HTX) phụ trách chăn nuôi. Cái trại chăn nuôi của HTX Hợp Nhất toàn xã ấy cho đến lúc này khi mà câu chuyện xẩy ra nó "vắng như chùa Bà Đanh". Nhà cửa dột nát tan hoang vì lợn không còn nuôi tập trung nữa. Đất đai khu trại cũng sắp chuyển sang cho cá thể. Ông Tu người có thâm niên coi giữ Trại chăn nuôi cùng con chó mực lóc cóc lặng lẽ dời bỏ cái nơi họ từng gắn bó để về làng... Đó là hình ảnh hoàng hôn của lối làm ăn tập thể cha chung không ai khóc từng tồn tại dai dẳng một thời.
Chăn nuôi tập thể phá sản nhưng vẫn còn đấy "cái toà thiên nhiên tuyệt mỹ" - theo con mắt háo sắc của Phó Chủ nhiệm Dụ. Đó là tấm thân nõn nà đầy quyến rũ của Huê cô Trại trưởng chăn nuôi người tình của anh ta. Họ kỳ ngộ gặp nhau sau lần phối giống lợn ngay bên cây rơm cạnh nhà khu trại chăn nuôi. Huê là một phụ nữ khá xinh đẹp vào làm ở trại từ năm 20 tuổi đến nay đã sắp vào "tuổi băm" nhưng Huê vẫn chưa thuộc hẳn về một người đàn ông nào. Xuân Thu đã đánh bóng cho nữ nhân vật này với dụng ý làm tăng sự hào nhoáng cho HTX Hợp Nhất vào cái thời kỳ mà mọi người quen sống bằng thành tích lấy thành tích làm cứu cánh. Huê trở thành một bông hoa cuối mùa trên tay lãnh đạo HTX dùng để ve vãn cấp trên mong có thêm thành tích. Cứ có đoàn khách nào về thăm HTX là được đưa đến trại chăn nuôi để cô chủ trại tiếp. Ngoài ăn uống ra thì là quà cáp. Lúc đó chưa có lối dùng phong bì trao tay như bây giờ nên "Nào lợn giống gà thịt nào trứng vịt trứng gà thậm chí cả đỗ tương lạc thóc... là những thứ làm thức ăn cho gia súc cũng được làm quà biếu khách(!). Khách vừa được ăn được nói được ngắm cô chủ trại xinh đẹp và được cả gói mang về nữa" - (Tr.90). Từ đó tiếng tăm về sự ăn nên làm ra của HTX Hợp Nhất nổi như cồn và hình ảnh một cô Huê xinh đẹp ăn nói khéo cũng hòa vào trong ánh hào quang thành tích của  HTX. Cho đến khi phong trào tập thể hóa nông nghiệp lụi tàn trại chăn nuôi vỡ lúc đó Huê mới tỉnh mộng thì tuổi vừa 28. Đã mấy cuộc ướm hỏi nhưng không thành do Huê bắc bậc làm kiêu chưa có người xứng với mình. Cuối cùng khi "Cải đã lên ngồng" Huê đành lòng thòng với Phó Chủ nhiệm Dụ theo lối tình cũ không rủ cũng đến.
Biết rõ Dụ là một tên háo gái lại đã có gia đình vợ con nhưng Huê vẫn bám rồi buông thả sẵn sàng trao thân cho hắn mong có chỗ làm ăn rồi nhờ quyền thế của Dụ để sau này làm chủ toàn bộ khu trại chăn nuôi. Huê còn đồng lõa với Dụ trong việc thanh lý đàn lợn của tập thể một cách bất hợp pháp bịa ra chuyện lợn ốm rồi móc ngoặc với thương lái để bán rẻ rồi chia nhau khoản chênh lệch qua mắt mọi người. Nghĩ đến món lợi bất chính Huê quên cả chuyện tương lai hạnh phúc lâu dài. "Chồng con vội gì có vốn có tiền khác có tất cả".
Nhưng kẻ làm hỏng cuộc đời cô Huê xét cho cùng vẫn là Dụ. Trong người hắn vừa sẵn máu của anh chàng Đông-gioăng bợm gái lại vừa ích kỷ và hãnh tiến bằng mọi thủ đoạn để chiếm được những cái mà mình muốn: phụ nữ của cải và chức vị. Là đội trưởng Đội chuyên trách thuỷ lợi 202 bằng những thủ đoạn đê hèn Dụ tìm cách đẩy Việt đi bộ đội để đoạt lấy Loan khi Việt và Loan đang yêu nhau say đắm. Vượt qua mặt Ban quản trị Dụ tự ý mua về năm con trâu nói là để phục hồi đội xe kéo của HTX rồi giao cho ông Dẫn là anh trai phụ trách. Trong việc làm khuất tất này Dụ cũng kiếm được món hời qua mua bán gian lận. Sắp đến kỳ bàu Hội đồng nhân dân xã Dụ một mặt tìm cách lo lót cấp trên để được giới thiệu ra ứng cử một mặt "tạm xa Huê và bớt nhậu nhẹt ở quán Tư ba toa... rồi ăn nói xởi lởi với mọi người..." để lấy lòng - (Tr. 255). Đến hôm bàu cử Dụ cho trích quỹ HTX "Mổ lợn linh đình" để đãi tổ bàu cử mong xin xỏ phiếu bàu. Khi đã giàu có lên rồi sợ mang tiếng Dụ tìm cách che mắt mọi người bằng việc bảo người lái xe gây ra tai nạn cho con trai hắn khai vống lên là đã bồi thường cho hắn hai cây vàng để hợp pháp hoá số tài sản mà Dụ đang có.
Tóm lại nhân vật Dụ là trung tâm của câu chuyện là sản phẩm tính cách của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp trong sản xuất nông nghiệp. Nó cũng là nguyên nhân của sự đổ vỡ của lối làm ăn tập thể lỗi thời để từ đó người nông dân muốn có đời sống khá giả tất yếu phải chọn một con đường làm ăn khác.
Không chỉ có những nhân vật xám màu như Dụ như Huê tiểu thuyết của Xuân Thu Chiều không tắt nắng vẫn le lói hình bóng những con người đáng yêu đáng kính ở một làng quê thân thương và gần gũi. Vẫn là hình ảnh con sông quê ngày ấy (*) nhưng lần này không phải là cái làng Ngọc Chúc có thật của huyện Đoan Hùng - Phú Thọ mà là Tân Phong La Hương Đại Hải... những cái tên làng lấy ra từ trí tưởng tượng của nhà văn ở đó có anh thương binh Việt trên người đầy thương tích mặt mày loang lổ dị dạng do bom đạn chiến tranh. Việt sống độc thân nhưng tốt bụng lúc nào cũng chỉ biết quên mình và lo cho người khác sẵn sàng làm những việc không ai dám làm như vớt một cái xác người trôi sông đem chôn cất rồi trông coi bãi tha ma lấy việc "trồng hoa cho người chết dưới âm phủ" làm vui; là Quang một thương binh nặng phải ngồi xe lăn được người vợ nghĩa tình hết lòng chăm sóc. Đôi vợ chồng ấy họ sống với nhau cao hơn cả tình yêu. Quang liệt nửa người hoàn toàn không đem lại tương lai hạnh phúc cho vợ nhưng Hiền vẫn quyết lấy Quang và đưa anh từ Trại nuôi dưỡng Thương binh nặng trở về làng sinh sống.
Ngược dòng thời gian câu chuyện đưa người đọc trở về những năm tháng hào hùng thời đánh Mĩ. Những thanh niên làng mười chín đôi mươi tuổi xuân phơi phới nô nức xung phong lên đường ra trận lập công. Trang đầu cuốn sổ tay của họ còn ghi trang trọng câu nói của Paven Coocxaghin trong tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Xô Viết: "Cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận bởi những năm tháng đã sống hoài sống phí với những dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của đời mình. Và để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Tất cả đời ta tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao quý nhất - sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người". Có thể bạn đọc bảo tôi dài dòng lẩn thẩn nhưng xin thưa là bây giờ chẳng mấy ai còn nhắc đến câu nói ấy nữa đâu. Vậy mà giữa thế kỷ trước tuổi trẻ Việt Nam từng thuộc lòng. Họ hồn nhiên ra mặt trận lên công trường vào nhà máy với khí thế sục sôi sẵn sàng cống hiến tài năng sức lực và cả máu xương của mình cho Tổ quốc độc lập tự do. Đất nước hòa bình đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa những con người như Việt như Quang không khỏi mang nỗi đau thân phận năm tháng hằn lên dấu vết nhức nhối của chiến tranh.
Không làm được những việc lớn lao cho mình cho đời Quang viết hồi ký bằng cách đọc cho vợ ghi. Còn Việt thì dựng lều ngoài nghĩa địa sống cùng với con chó Vàng ở đó để trông nom mồ mả cho cả làng. Đến với Việt hàng ngày chỉ có lũ trẻ trâu bò và cái Ngân con bà Kim. Cái Ngân đã là thiếu nữ đang tuổi dậy thì thân hình phổng phao nhưng tật nguyền mất trí suốt ngày chỉ ngơ ngác cười. Lũ con trai mất dạy cứ gặp nó đâu là trêu ghẹo lột cả áo con bé ra để... sờ. Nó chỉ biết cười! Nó đến với Việt bằng tình chú cháu những con người cùng cảnh ngộ. Cho đến một hôm người ta thấy bụng cái Ngân lùm lên. Tội quá! Kẻ nào đã ngủ với con bé?

Thi thoảng đến với Việt còn có cả Loan. Loan dấu chồng lẻn đến cạo gió cho Việt ngoài nghĩa địa coi đó là việc làm trả nghĩa đối với người yêu. Chỉ vì nông nổi nhẹ dạ trước sự lừa gạt mua chuộc của Dụ mà Việt và Loan không nên vợ nên chồng. Nhưng kết quả tình yêu của họ sau cái đêm Loan tiễn Việt lên đường nhập ngũ bằng sự dâng hiến trọn vẹn ngoài bãi cát bờ sông đã sinh ra thằng Quân mà cho đến nay Dụ vẫn tin là con ruột của mình. Nhưng hãy khoan việc này chưa  phân tích vội kể cả việc cái Ngân đang thai nghén vì theo tác giả Xuân Thu thì câu chuyện chưa hết. Chiều không Tắt nắng sẽ có tập hai. Bản thảo đã nằm trên bàn biên tập của nhà xuất bản QĐND. Xin bạn đọc hãy chờ.
Từ Ngày ấy bên sông đến Chiều không tắt nắng cây bút văn xuôi của Xuân Thu đã có những bước tiến rõ rệt nhất là việc xây dựng tính cách nhân vật vì ta biết trong tiểu thuyết hiện đại "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy giải quyết hết thảy trong một sáng tác" - (Tô Hoài - Một số kinh nghiệm viết văn của tôi). "Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật xuất phát từ nhân vật" - (Nguyễn Đình Thi - Công việc của người viết tiểu thuyết). Nếu Ngày ấy bên sông mang đậm chất sử thi với những nhân vật nửa hư nửa thật có phần gượng gạo thì lần này trong Chiều không tắt nắng tính cách các nhân vật đã rõ nét hơn phần nào phản ảnh được thực trạng của một làng quê vào cái giai đoạn dở giăng dở đèn dở xây dở phá. Mô hình HTX theo lối tập trung bao cấp đã bị giải thể nhưng cách làm ăn mới thì vẫn chưa định hình. Đây vừa là thực tế khách quan vừa là câu hỏi đặt ra cho tác giả Xuân Thu: Cái HTX Hợp Nhất của xã Tân Phong ấy rồi sẽ đi đến đâu? Nhân vật nào trong số đó sẽ chèo lái con thuyền nông dân nông nghiệp đi lên? Đâu là ánh hào quang sẽ thay cho những tia nắng chiều vàng vọt kia? Quân đứa con vụng trộm của Việt và Loan hay cái Dung cháu gọi Việt bằng chú? Nhưng cả hai đứa còn đang đi học và bố mẹ chúng đang tính chuyện cho con học lên. Tất cả hãy chờ ở tập hai.
Viết về làng quê thân yêu Xuân Thu có những trang văn hấp dẫn. Người đọc không thể quên cảnh hoàng hôn buông xuống bên sông. "Trời sắp tối. Bờ bên kia khói bếp hơi sương quyện vào nhau làm thành một dải mây mỏng tang như chiếc khăn voan lượn lờ quấn lấy bờ tre rặng chuối..." - (Tr. 100). Những pha đối thoại giữa các nhân vật cũng được tác giả diễn đạt một cách khá sinh động bằng một thứ ngôn ngữ dân dã quen thuộc. Giá như truyện có một kết cấu chặt chẽ hơn tình tiết cô đọng hơn bớt đi sự rườm rà trong ngôn ngữ kể và tả thì hay biết mấy. Cả đôi chỗ có yếu tố sex cận cảnh gây cảm giác nóng đối với độc giả nhất là những ai khó tính dẫn đến có ý kiến săm soi đánh động cũng là điều nên tiếc. Nhưng dù sao Chiều không tắt nắng của Xuân Thu vẫn là một đóng góp đáng trân trọng vào nền văn học nước nhà nói chung và kho tàng tiểu thuyết Việt nam hiện đại nói riêng.
Nguyễn Anh Đào
 Theo http://xuanthu.vnweblogs.com/



                                                                                       

                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly 30 Tháng Mười Hai, 2022 Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vầ...