Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Thiền động - Đi tìm điều huyền bí 1

Thiền động - Đi tìm điều huyền bí 1
Chương 1. Kundalini - Con rắn ngủ
Tôi không biết tại sao các bạn đã tới đây. Có lẽ các bạn nữa, cũng chẳng biết tại sao. Phần lớn chúng ta sống theo cách chúng ta không nhận biết tại sao chúng ta đang sống, chúng ta đi đâu và tại sao. Chúng ta không tự hỏi mình, "Tại sao?" Khi toàn bộ cuộc sống của chúng ta được sử dụng mà không có việc hỏi những câu hỏi cơ sở này thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu tất cả các bạn đã tới mà không biết về ý định của việc tới của mình. Có thể vài người trong các bạn biết điều đó, nhưng khả năng này rất nhỏ.
Chúng ta sống và đi và thấy và nghe trong trạng thái ngủ, trong trạng thái vô ý thức sâu đến mức chúng ta không thấy cái đang đấy. Chúng ta không nghe thấy điều được nói, và chúng ta không trong tiếp xúc và kinh nghiệm những điều đang bao quanh chúng ta từ đủ mọi phía - bên trong và bên ngoài. Cho nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu các bạn đã tới đây một cách không chủ định, không nhận biết.
Chúng ta không biết tại sao chúng ta sống. Và chúng ta không nhận biết về điều chúng ta làm - tới mức chúng ta thậm chí không ý thức ngay cả việc thở của mình.
Nhưng tôi biết rõ tại sao tôi ở đây. Và đó là điều tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Cuộc truy tìm của con người liên tục qua các kiếp sống, và chỉ sau những nỗ lực của vô số kiếp mà con người mới có thoáng nhìn về điều chúng ta gọi là phúc lạc hay an bình hay chân lí hay Thượng đế hay moksha hay niết bàn - cứ gọi nó theo cách bạn thích, mặc dầu chẳng từ nào có thể nói được nó. Người ta đạt tới nó sau nhiều nhiều kiếp sống. Và tất cả những người tìm kiếm nó đều nghĩ rằng họ sẽ tận hưởng đầy đủ sau khi họ đã tìm thấy nó; nhưng họ rất sai lầm. Sau việc đạt tới, họ thấy cái chỉ là sự bắt đầu của lao động mới, việc thực hiện mới, họ không thấy có việc nghỉ ngơi.
Mãi hôm qua họ đã cố gắng vất vả để tìm ra nó; bây giờ họ xô đi chia sẻ nó với người khác. Nếu điều đó không phải như vậy, thì Phật đã không tới thăm trị trấn của chúng ta, Mahavira đã không gõ cửa nhà chúng ta và Christ đã không kêu gọi chúng ta. Sau khi tới tiếp xúc với điều tối cao, một loại công việc mới bắt đầu. Trong thực tế, bất kì điều gì có nghĩa trong cuộc sống đều đem tới niềm vui và phúc lạc lớn lao khi bạn tìm thấy nó, nhưng nó còn đem tới nhiều niềm vui và phúc lạc hơn khi bạn chia sẻ nó cho người khác. Người được ân huệ với phúc lạc hay Thượng đế đều trở nên bồn chồn muốn chia sẻ nó với người khác. Cũng như hoa khi nở ra toả hương thơm của nó, hay như đám mây mưa hay như sóng ôm choàng lấy bờ biển - tương tự vậy, khi ai đó tìm thấy cái gì đó của cõi bên kia, thì linh hồn người đó khao khát đạt tới mọi nơi cùng hương thơm của nó và lan toả nó.
Tôi nhận biết về mình, tại sao tôi ở đây. Và cuộc gặp gỡ này của chúng ta có thể có ý nghĩa nếu bạn nữa cũng ở đây với cùng lí do, và nếu bạn và tôi gặp lẫn nhau trên cùng hành tinh này. Bằng không, như điều đó vẫn thường xảy ra, có thể không có gặp gỡ cho dù bất kì cái gì mặc dù chúng ta đi ngang qua con đường của nhau. Nếu bạn không ở đây với cùng lí do như tôi ở đây, thì sẽ không có điểm gặp gỡ nào giữa chúng ta mặc dù việc sống của chúng ta xấp xỉ gần nhau về mặt vật lí thế.
Tôi muốn bạn thấy điều bây giờ tôi thấy. Nó gần đến mức thật đáng ngạc nhiên là làm sao bạn không thấy nó. Nhiều lần tôi ngờ rằng bạn đã cố ý nhắm mắt hay bịt tai mình lại. Bằng không thì làm sao bạn có thể bỏ lỡ nó được? Jesus đã nói đi nói lại mãi rằng mọi người đều có mắt nhưng họ không nhìn và họ có tai nhưng họ không nghe. Không chỉ người mù mới mù và người điếc mới điếc, những người có cả hai mắt và tai cũng mù và điếc. Đó là lí do tại sao bạn không thấy và không nghe và không cảm thấy điều gần gũi thế và bao quanh bạn từ mọi nơi. Vấn đề là gì?
Chắc chắn có chướng ngại nhỏ nào đó trong cách nhìn của bạn. Tuy nhiên, nó không phải là chướng ngại lớn. Nó giống như hạt bụi bẩn mắc vào mắt bạn và cản trở việc nhìn toàn bộ quả núi. Hệt như hạt bụi tí xíu có thể làm mù mắt bạn. Logic sẽ nói rằng nó là thứ khổng lồ làm cản trở tầm nhìn quả núi. Số học sẽ nói rằng cái ngăn cản bạn không thấy được quả núi phải là cái gì đó lớn hơn bản thân quả núi. Nhưng trong thực tế hạt bụi là thứ rất nhỏ và mắt chúng ta cũng vậy. Nhưng bởi vì bụi che phủ mắt nên quả núi bị che lấp và do đó làm cho mắt không nhìn thấy được.
Tương tự, cái cản trở tầm nhìn bên trong của chúng ta không phải là cái gì đó lớn như quả núi, nó có đấy nhưng là bụi li ti. Và nó là cái làm cho chúng ta mù với thực tại. Bởi vì chướng ngại tí ti này mà tất cả chân lí của cuộc sống vẫn còn bị giấu kín với chúng ta.
Chắc chắn, tôi không nói về con mắt vật lí mà chúng ta vẫn thấy mọi thứ qua nó. Điều này tạo ra lẫn lộn lớn. Nhớ kĩ rằng trong sự tồn tại chỉ chân lí mới có nghĩa cho chúng ta, vì nó mà sự nhạy cảm được tạo ra bên trong chúng ta để đón nhận nó, hiểu thấu nó, chấp nhận nó và sống nó. Nếu tôi không có tai, tôi không thể nghe được cho dù là tiếng gầm của biển to thế, mạnh thế. Cho dù đại dương có liên tục gầm thét đến vĩnh hằng tôi vẫn không thể nào nghe được nó. Chỉ vì thiếu tai mà tiếng gầm thét của đại dương sẽ bị phí hoài đối với tôi. Và cho dù mặt trời có xuất hiện ngay ngưỡng cửa nhà tôi, tôi vẫn không thể thấy được mặt trời nếu tôi không có mắt. Và tương tự nếu tôi không có tay thì tôi không thể chạm vào được bất kì ai, dù tôi có muốn chạm vào người đó như thế nào.
Đã có biết bao nhiêu việc nói về Thượng đế và phúc lạc: có vô số kinh sách trên thế giới, hàng triệu người đang cầu nguyện và ca bài thánh ca trong đền chùa và nhà thờ và nhà thờ Hồi giáo, nhưng mặc cho tất cả mọi điều đó, vẫn dường như là chúng ta chẳng có tiếp xúc nào với Thượng đế hay dường như là chúng ta không thấy ngài, không nghe thấy ngài, không cảm thấy nhịp đập của ngài trong bản thể mình. Dường như là chẳng có gì hơn bài nói trống rỗng. Có thể chúng ta vẫn tiếp tục nói về Thượng đế trong niềm tin rằng qua việc nói chúng ta hoặc có thể tìm thấy ngài, hoặc ngược lại, kinh nghiệm về ngài. Nhưng chẳng cái gì sẽ xảy ra cả nếu người điếc nói trong nhiều kiếp về những nốt nhạc và người mù nói đến vĩnh hằng về ánh sáng. Tuy nhiên có thể là họ sẽ trở thành nạn nhân của ảo tưởng rằng họ không điếc và mù. Qua việc nói về chúng, họ có thể đi tới tin rằng họ biết âm thanh là gì và ánh sáng là gì.
Đền chùa và nhà thờ và nhà thờ Hồi giáo mà chúng ta đã xây dựng lên trên khắp trái đất đã thành công trong việc tạo ra ảo tưởng này, lừa dối này. Mọi người ngồi đấy và ngồi quanh các đền chùa không sở hữu gì ngoài ảo tưởng. Nhiều nhất họ có thể tin vào Thượng đế, nhưng họ không thể biết ngài được. Và việc tin thì chẳng đáng giá hơn việc nói. Chúng ta có thể tin nếu việc nói đủ mang tính thuyết phục. Nếu ai đó biện luận một cách thuyết phục và chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và chúng ta không chứng minh được rằng ngài không hiện hữu, thế thì chúng ta cảm thấy bị thua và chúng ta bắt đầu chấp nhận Thượng đế. Nhưng tin không phải là biết. Dù chúng ta thuyết phục người mù như thế nào về sự tồn tại của ánh sáng, người đó vẫn không thể biết được ánh sáng và người đó không thể thấy được. Tôi ở đây với hiểu biết rằng việc biết là điều có thể.
Chắc chắn có một trung tâm bên trong chúng ta vẫn đang nằm ngủ - một trung tâm mà có thời trong một khoảnh khắc vĩ đại Krishna đi tới biết và bắt đầu nhảy múa trong cực lạc, một trung tâm mà Jesus đi tới biết và kêu lên từ trên cây thánh giá, "Cha ơi, xin tha thứ cho họ vì họ không biết mình đang làm gì!" Chắc chắn một Mahavira đi tới biết về trung tâm này, và bởi vì trung tâm này mà Gautam Siddhartha trở thành Phật - người thức tỉnh. Dứt khoát có một trung tâm - con mắt, cái tai - đang nằm ngủ. Và tôi ở đây đặc biệt để giúp bạn đánh thức trung tâm này.
Đây là chiếc bóng điện toả ánh sáng lên tất cả chúng ta. Nếu bạn cắt dây điện nối nó với nguồn điện nhà, nó sẽ dừng chiếu sáng, mặc dầu bóng đèn vẫn còn như cũ. Nếu dòng điện không chạy tới bóng đèn, sẽ có bóng tối ở chỗ chiếc đèn ở đây. Cũng cùng chiếc bóng đèn đó trở thành bất hoạt vì dòng điện không đi qua nó. Và chiếc bóng đèn đáng thương kia có thể làm gì được nếu dòng điện không chạy tới nó?
Có một trung tâm bên trong mỗi người chúng ta, qua đó chúng ta biết tới Thượng đế, nhưng bởi vì sinh lực không đạt tới trung tâm đó nên nó vẫn nằm ngủ, bất hoạt, ngủ. Cho dù mắt bạn có bình thường và mạnh khoẻ, chúng sẽ vẫn vô dụng nếu sinh lực không đạt tới và kích hoạt chúng.
Một cô gái trẻ được họ hàng đưa tới tôi. Cô ấy đã yêu một thanh niên trẻ nào đó. Khi gia đình cô ấy biết tới điều đó, họ đã chen vào cuộc gặp gỡ của đôi trẻ và họ đã dựng lên bức tường giữa đôi trẻ này - một bức tường thực. Chúng ta vẫn chưa tạo ra được một thế giới tốt, trong đó không bức tường nào được dựng lên giữa đôi tình nhân. Gia đình đã chấm dứt mọi mối tiếp xúc giữa cô gái này và bạn trai cô ta. Cô gái này thuộc về một gia đình đáng kính còn người yêu cô ấy sống ngay nhà bên cạnh và họ thường nhìn nhau từ mái nhà. Cho nên theo đúng nghĩa một bức tường đã được dựng lên để ngăn cản sự gặp gỡ của họ.
Và cái ngày bức tường được dựng lên, cô gái trẻ bỗng nhiên bị mù.
Ngay từ đầu bố mẹ cô ta nghi ngờ; họ cho rằng cô ấy giả vờ mù. Họ mắng mỏ cô ấy và doạ đánh cô ấy. Nhưng chứng mù không chữa được bằng doạ nạt. Thế rồi họ tư vấn các bác sĩ, bác sĩ nói rằng mắt cô ấy tốt, nhưng họ cũng nói rằng cô ấy không nói dối; cô ấy thực sự không thể thấy được. Họ nói rằng họ chẳng thể làm gì trong vấn đề này; đó là một loại mù tâm lí. Sinh lực đã thôi không lên tới mắt cô ấy, nó đã bị chặn lại. Đó là lí do tại sao cô ấy bị mù, mặc dầu về mặt vật lí thì chẳng có gì sai với mắt cô ấy cả.
Thế rồi cô ấy được đưa tới chỗ tôi. Tôi đã cố gắng hiểu toàn bộ vấn đề. Tôi hỏi cô ấy điều gì đã thực sự xảy ra, liệu có điều gì xảy ra cho cô ấy ở mức độ tâm trí không. Nhớ lại chuyện của mình cô ấy nói, "Thế thì tâm trí tôi nói rằng mắt là vô tác dụng nếu chúng không thể thấy được người chúng được dùng để thấy. Tốt hơn cả là chúng dừng việc thấy lại. Một ý nghĩ duy nhất ám ảnh tâm trí tôi cả ngày khi bức tường được dựng lên, và chính điều đó làm cho tôi mù đi. Ngay cả trong giấc ngủ tôi cũng mơ rằng tôi đã bị mù. Bởi vì nếu mắt tôi đã bị phủ nhận việc thấy chính người làm cho chúng vui sướng, người có nghĩa là mọi thứ với chúng, thế thì cũng tốt là chúng mất luôn khả năng thấy."
Tâm trí người con gái trẻ này đã tán thành cho việc mù của cô ấy, và do vậy sinh lực đã dừng việc đi tới mắt cô ấy. Mắt vẫn có hình dạng tốt, chúng có thể thấy, nhưng năng lượng để chúng thấy đã dừng đi tới chúng.
Có một trung tâm trong bản thể chúng ta, ẩn bên trong chúng ta, nơi Thượng đế được biết tới, nơi chúng ta có được thoáng nhìn về chân lí và nơi chúng ta có quan hệ với năng lượng nguyên thuỷ của cuộc sống. Chính trung tâm này là nơi người ta nghe thấy âm nhạc tinh tú, âm nhạc được tạo ra không phải bởi bất kì nhạc cụ nào, và từ nơi này người ta ngửi thấy hương thơm không phải của trái đất này, hương vị không thể tả được. Lại chính trung tâm này là nơi không biết tới bất kì tù túng nào và là cánh cửa tới tự do, tự do tuyệt đối. Và chính nó, trung tâm này dẫn chúng ta tới cõi bên kia, nơi không có biên giới, nơi là sự mở rộng vô giới hạn và vô hạn, nơi không biết tới nỗi buồn và không biết tới cái gì khác hơn phúc lạc và phúc lạc hơn; không biết tới cái gì ngoài phúc lạc phong phú.
Nhưng sinh lực của chúng ta không đạt tới trung tâm đó, nó bị cản trở ở đâu đó trên đường đi tới chỗ đó, ở đâu đó rất gần chỗ đó.
Cần phải hiểu điều này rất rõ ràng, bởi vì điều tôi gọi là thiền sẽ là nỗ lực tột bực của chúng ta trong ba ngày này - để đưa sinh lực tới trung tâm đó nơi hoa có thể nở ra, đèn có thể được thắp sáng, con mắt, con mắt thứ ba có thể mở ra và siêu ý thức có thể trở thành có sẵn. Chính tại trung tâm này mà vài người đã thấy chân lí hay Thượng đế hay bất kì cái gì bạn gọi nó, từ trung tâm này tất cả mọi người đều có quyền thấy nó.
Nhưng vấn đề là hạt mầm không nhất thiết trở thành cây, chỉ bởi vì nó là hạt mầm. Mọi hạt mầm đều có quyền là cây, nhưng chúng không trở thành. Mặc dầu hạt mầm có tiềm năng là cây, nó cũng cần phải bị phá vỡ, tan rã ra và chết đi như hạt mầm để cho nó có thể trở thành cây. Chỉ hạt mầm đó mới được biến thành cây, mới sẵn sàng tan rã và biến mất vào trong đất. Và nếu chúng ta nhìn vào cây và hạt mầm, đặt chúng cạnh nhau, thì khó mà tin được, làm sao hạt mầm tí xíu có thể biến thành cây to lớn. Điều đó dường như không thể được.
Điều đó dường như không thể được, làm sao hạt mầm nhỏ bé biến thành cây lớn được. Chúng ta bao giờ cũng có cảm giác này bất kì khi nào chúng ta nhìn vào những người như Krishna hay Phật. Đứng gần Krishna chúng ta cảm thấy rằng mình không thể nào giống như ông ấy được. Cho nên chúng ta nói, "Ngài là Thượng đế, còn chúng tôi chỉ là người thường; chúng tôi không thể nào giống ngài được. Ngài là thiên thần giáng thế, là hoá thân của thượng đế, còn chúng tôi chỉ là những con người nhỏ mọn bằng cách nào đi chăng nữa cũng chỉ biết bò tuồn. Việc giống như ngài là nằm ngoài khả năng của chúng tôi." Bất kì khi nào một Phật hay một Mahavira đi ngang qua đường chúng ta, chúng ta đều chạm chân họ và nói, "Ngài là một tirthankara, một hoá thân, một người con của Thượng đế, và chúng tôi là những người rất bình thường." Nếu hạt mầm có thể nói thì nó sẽ nói cùng điều đó với cây, "Ngài là Thượng đế còn tôi là hạt mầm bình thường; làm sao tôi có thể giống ngài được?" Làm sao hạt mầm có thể tin được rằng cây lớn ẩn kín trong nó được?
Nhưng sự kiện là ở chỗ cái đang là cây lớn hôm nay thì đã có thời là hạt mầm tí xíu, và hạt mầm tí xíu của hôm nay sẽ trở thành cây lớn ngày mai.
Vô hạn khả năng nằm ẩn bên trong mỗi chúng ta. Nhưng chừng nào chúng ta còn chưa nhận biết về chúng, thì không kinh sách nào và không thượng đế nào, dù họ có nói to đến đâu, có thể chứng minh được sự tồn tại của chúng. Và điều đó là vậy như nó đáng phải vậy, bởi vì việc tin vào điều chúng ta không biết là điều cực kì gian dối. Tốt hơn cả là chúng ta nói rằng chúng ta không biết rằng Thượng đế có tồn tại hay không.
Nhưng cũng đúng là vài người đã biết tới Thượng đế. Và vài người khác đã biết tới họ, và toàn thể các kiếp sống của họ đã được biến đổi qua điều đó; họ đã thấy những bông hoa tinh tú nở khắp quanh mình. Nhưng chúng ta không thể có được nó chỉ bởi việc tôn thờ chúng. Không may, các tôn giáo đã dừng lại với việc tôn thờ. Nhưng làm sao hạt mầm có thể trở thành cây bằng việc tôn thờ cây? Dòng sông không thể trở thành đại dương dù nó tôn thờ đại dương tới đâu. Và dù trứng có tôn thờ chim nhiều đến đâu thì nó vẫn không thể giang được đôi cánh bay vào bầu trời. Trứng sẽ phải phá vỡ lớp vỏ ra; trước hết nó sẽ phải biến mất như vẫn là trứng. Khi lần đầu tiên chú chim con chui ra khỏi vỏ trứng nó không thể tưởng tượng được rằng nó có thể bay. Thấy những con chim tung cánh nó không thể tin được rằng nó nữa cũng có thể bay. Ngay cả khi mẹ nó bay, ngay cả khi mẹ nó thúc giục nó bay, nó vẫn thiếu tự tin, nó vẫn cảm thấy run rẩy. Nó đậu trên mép cành cây và thu lấy can đảm. Làm sao con chim chưa bao giờ bay có thể tin được rằng nó có thể bay và cứ tiếp tục bay mãi trên cuộc hành trình dài trong bầu trời bao la?
Tôi biết rõ rằng ba ngày này các bạn nữa cũng đang đậu trên mép cành cây thông ở đây và tự hỏi liệu cuộc hành trình đi vào cái không biết là có thể được hay không. Dù tôi có thúc giục các bạn to đến đâu, nhảy đi, nhào tới đi, bay đi, các bạn vẫn sẽ không tin rằng bay là điều có thể được. Làm sao những con chim chưa bao giờ tung cánh có thể tin được rằng bay là điều có thể? Không có cách nào ngoài việc cứ nhảy. Ít nhất một lần bạn sẽ phải nhảy mà không biết nó là gì. Đó phải là việc nhảy vào bóng tối, việc bắt đầu.
Ai đó muốn học bơi. Người đó sẽ không sai nếu người đó nói rằng mình sẽ không bước vào dòng sông mà không học bơi. Điều đó có vẻ đúng đắn và logic - làm sao người đó có thể bước vào nước trước khi người đó biết cách bơi? Nhưng thầy giáo sẽ nói rằng người đó không thể học bơi được nếu không đi vào dòng sông. Và việc thảo luận này về bơi có thể tiếp diễn mãi mà không chấm dứt. Giải pháp là gì? Huấn luyện viên sẽ nhấn mạnh việc đi vào nước trước hết; bằng không thì việc bơi là điều không thể được. Và ông ấy cũng phải. Trong thực tế, việc học bắt đầu với việc bước vào trong dòng sông. Mọi người đều biết bơi; họ không phải học điều đó. Nếu bạn đã học bơi thì bạn biết rằng điều đó không phải được học. Mọi người đều biết bơi, nhưng người đó không biết bơi có phương pháp. Bạn học phương pháp, cái mẹo về nó, chỉ sau khi bạn đã đi vào trong dòng sông. Lúc ban đầu bạn vung tay chân loạn xạ; rồi khi bạn tiếp tục, khi bạn kiên nhẫn, bạn làm việc đó một cách có kĩ năng. Mọi người đều biết cách vung tay và chân, nhưng khi bạn thực hành điều đó một chốc nó trở thành có phương pháp. Cho nên những người biết đều nói rằng bơi không phải là học, nó là việc nhớ lại.
Cho nên những người biết đều nói rằng kinh nghiệm về Thượng đế là việc nhớ lại. Nó không phải là cái gì đó chúng ta đi học ngày hôm nay. Cái ngày chúng ta đi tới biết nó chúng ta sẽ kêu lên, "Ôi giời, vậy đây là bơi! Chúng ta có thể đã làm điều đó vào mọi lúc, chúng ta đã biết nó. Nhưng chúng ta chưa bao giờ thu lấy can đảm để nhảy, chúng ta cứ bám lấy bờ sông." Việc bước vào nước là rất cần thiết, và ngay khi người ta ở bên trong nó thì công việc bắt đầu.
Trung tâm mà tôi đang nói tới nằm ẩn bên trong não các bạn. Nếu các bạn hỏi các chuyên gia về não, họ sẽ nói rằng chỉ một phần rất nhỏ của não là hoạt động tích cực; phần lớn não vẫn còn thụ động, và khó mà nói cái gì đang được ẩn giấu trong phần lớn kia. Ngay cả một thiên tài cũng dùng một phần rất nhỏ bộ não của mình - phần còn lại vẫn còn ngủ và không được dùng tới. Bộ não là chỗ của cái chúng ta gọi là siêu cảm giác, hay giác quan thứ sáu, hay con mắt thứ ba. Trung tâm này vẫn đóng và ngủ, và một khi nó được mở ra thì chúng ta sẽ thấy cuộc sống theo nhiều chiều hướng mới. Vật chất sẽ biến mất và Thượng đế sẽ xuất hiện; hình dạng sẽ mất đi và vô dạng sẽ được khải lộ ra; hình thể sẽ tan biến và vô hình sẽ được biết tới; cái chết sẽ dừng hiện hữu và cánh cửa tới cái bất tử sẽ mở ra. Nhưng trung tâm mà từ đó nó được thấy thì vẫn còn đóng vào khoảnh khắc này. Làm sao kích hoạt trung tâm này được?
Như tôi đã nói, bóng đèn vẫn còn bất hoạt chừng nào dòng điện còn chưa chạy tới nó. Bạn nối dòng điện và bóng đèn sẽ sống. Bóng đèn bao giờ cũng chờ đợi dòng điện chạy qua nó. Nhưng dòng điện không thể xuất hiện theo cách riêng của nó được, cho dù nó chạy qua dây; nó cần bóng đèn nữa. Cả dòng điện và bóng đèn đều được cần tới để ánh sáng trở nên biểu lộ. Sinh lực ở bên trong chúng ta, nhưng nó không thể tự nó biểu lộ chừng nào nó còn chưa chạy tới trung tâm kia nơi có thể làm cho việc biểu lộ thành điều có thể.
Chúng ta đang sống chỉ trên danh nghĩa. Bạn có cho rằng chỉ việc thở là sống không? Bạn có cho rằng việc tiêu hoá thức ăn là sống không? Sống có phải chỉ bao gồm việc lên giường vào ban đêm và rời khỏi nó vào ban sáng không? Sống có phải là đứa trẻ lớn lên trong tuổi thanh niên và tuổi già và rồi chết không? Sống có bao gồm chỉ mỗi sinh và tử không? Hay chỉ là việc để lại vài đứa con đằng sau người ta?
Không, ngay cả máy cũng có thể làm được điều đó. Nếu không phải hôm nay thì ngày mai máy sẽ làm điều đó. Trẻ con sẽ được sinh ra trong ống nghiệm. Tuổi thơ ấu, tuổi thanh niên và tuổi già là các quá trình máy móc. Khi máy được làm ra, nó trải qua tuổi thanh niên và tuổi già của nó. Mọi máy đều có tuổi thơ ấu, tuổi thanh niên và tuổi già. Ngay cả khi bạn mua một chiếc đồng hồ, nó cũng đi cùng với việc bảo đảm rằng nó sẽ chạy trong mười năm hay gì đó. Chiếc đồng hồ sẽ là thanh niên và già cả và rồi chết. Mọi máy đều được sinh ra, nó sống và nó chết. Cho nên điều chúng ta thường gọi là sống thì cũng không gì nhiều hơn cái máy. Sống là điều rất khác biệt.
Nếu cái bóng đèn chết này không biết về dòng điện, thì nó sẽ nghĩ rằng, như nó hiện thế, chính là sống. Khi cơn gió mạnh thổi tới nó, nó sẽ nói, "Mình đang sống bởi vì mình đang bị gió thổi lay động đây." Nhưng cái bóng sẽ nói gì, nếu nó có thể nói, khi dòng điện chạy qua nó lần đầu tiên? Nó sẽ nói, "Điều này không thể nào diễn tả nổi! Mình không biết điều đang xảy ra cho mình. Mới khoảnh khắc trước mình còn được tràn ngập bởi bóng tối, mà bây giờ tất cả đều sáng và tia sáng chiếu khắp mọi hướng." Hạt mầm sẽ nói gì vào ngày nó trở thành cây? Nó sẽ nói, "Mình không biết điều gì xảy ra cho mình. Điều đó không thể nói ra được. Mình là cây giống con tí xíu, và bây giờ mình không biết điều gì đang xảy ra cho mình. Và cũng khó tương đương khi nói rằng điều đó đã xảy ra qua mình."
Do đó, những người nhận ra Thượng đế không nói rằng bản thân họ đã nhận ra, họ chỉ nói rằng họ không tìm ra bất kì mối nối nào giữa điều họ đã là và điều họ đã trở thành. Họ nói, "Bây giờ tất cả đều toàn là ánh sáng ở nơi trước đây là bóng tối. Chúng ta tất cả đều đã là gai; bây giờ chúng ta tất cả đều đang nở hoa. Thế rồi chúng ta bị đông cứng lại với cái chết, bây giờ chúng ta đang tuôn chảy với cuộc sống. Không, không," họ sẽ nói, "chúng ta vẫn chưa nhận ra, chúng ta vẫn chưa nhận ra." Những người biết sẽ nói, "Đấy tất cả đều là ân huệ của ngài; điều đó xảy ra cho chúng tôi qua ân huệ của ngài mà không qua nỗ lực của chúng tôi."
Nhưng điều đó không có nghĩa là không có chỗ cho nỗ lực. Đúng là khi bạn nhận ra Thượng đế thì bạn cảm thấy rằng đấy là ân huệ của ngài, nhưng để đi tới ân huệ đó, cần có cuộc hành trình với những nỗ lực lớn lao. Và những nỗ lực đó là gì?
Theo một chiều nỗ lực này là nhỏ, nhưng theo chiều khác nó rất lớn. Nó là nhỏ theo nghĩa trung tâm này không xa xôi gì mấy. Khoảng cách giữa nơi năng lượng này được cất giữ và chỗ đôi mắt mở ra để qua đó bạn thấy cuộc sống là không nhiều. Nó chỉ là khoảng cách từ nửa tới một mét1. Sau rốt, chúng ta chỉ cao quãng mét sáu đến mét tám. Cho nên toàn thể cấu trúc cuộc sống của chúng ta bị giới hạn trong mét rưỡi tới mét tám; toàn bộ việc thiết lập bị giới hạn trong vùng nhỏ này.
Không gian nơi sinh lực được cất giữ giống như ở kunda, một cái bể gần trung tâm dục; đó là lí do tại sao năng lượng này được gọi là kundalini, dường như nó là một kunda hay cái bể nước. Một lí do khác để nó được gọi là kundalini là ở chỗ nó tựa như con rắn cuộn lại và ngủ. Nếu bạn đã thấy rắn ngủ thì bạn biết nó nằm cuộn lại thế nào với đầu ở trên cùng. Nhưng nếu bạn quấy rối con rắn ngủ thì nó sẽ thức dậy, duỗi ra và ngóc đầu dậy. Năng lượng này được gọi là kundalini cũng bởi vì bể sinh lực, hay hạt mầm cuộc sống chính xác nằm ở gần trung tâm dục và chính là từ đây mà cuộc sống mở rộng theo mọi chiều.
Cũng tốt để nhớ lại rằng hoan lạc bé nhỏ chúng ta có được từ dục không phải là hoan lạc của dục, nó thực sự tới từ những rung động nảy sinh trong bể sinh lực cùng với dục. Con rắn ngủ hơi chút chuyển động bởi hành động dục và chúng ta coi điều đó là toàn bộ hoan lạc của cuộc sống. Chúng ta không nhận biết về điều xảy ra khi toàn thể con rắn được thức tỉnh và nó đi qua toàn bộ bản thể mình và tới trung tâm tối thượng trong não. Chúng ta hoàn toàn không nhận biết về nó.
Chúng ta sống ở bậc đầu tiên của chiếc thang cuộc sống. Còn có các bậc khác nữa, những bậc lớn hơn, dẫn tới Thượng đế. Khoảng cách nhỏ cỡ nửa tới một mét có đó trong thân thể chúng ta theo một chiều hướng khác lại là một khoảng cách rất lớn; nó là khoảng cách giữa tự nhiên và Thượng đế, giữa vật chất và linh hồn, giữa ngủ và thức, giữa hữu tử và bất tử. Khoảng cách đó rất dài. Nhưng cũng có khoảng cách nhỏ bên trong bản thể chúng ta mà chúng ta có thể đi qua trong thiền.
Nếu bạn phải đánh thức năng lượng đang ngủ bên trong mình, bạn nên biết rõ rằng điều đó cũng chẳng kém nguy hiểm hơn việc cố gắng quấy rối và đánh thức con rắn ngủ. Trong thực tế, việc quấy rối con rắn ngủ không nguy hiểm đến thế. Việc đó không nguy hiểm bởi vì ngay chỗ đầu tiên chín mươi bảy phần trăm rắn là không độc chút nào. Cho nên bạn có thể dễ dàng chơi đùa với chín mươi bảy phần trăm rắn; chúng vô hại. Và ngay cả ai đó bị chết do chúng cắn, thì người đó cũng chết không phải thực vì rắn cắn, mà bởi vì ý nghĩ bị rắn cắn. Những con rắn này không độc, cho nên chín mươi bảy trong số một trăm con rắn không giết người nào, mặc dầu nhiều người chết vì vết cắn của chúng. Họ chết bởi vì niềm tin của họ rằng người ta phải chết sau khi bị rắn cắn. Và khi niềm tin bắt lấy bất kì ai, thì nó trở thành thực tại. Chơi với rắn thực nữa, cũng không nguy hiểm đến vậy, bởi vì tồi nhất chúng có thể cướp đi thân thể bạn. Nhưng chơi với quyền năng kundalini mà tôi đang nói tới đây, thì thực sự nguy hiểm; không có gì nguy hiểm hơn điều này. Không nguy hiểm nào có thể lớn hơn điều này. Nhưng nguy hiểm này là gì?
Đây nữa cũng là một loại chết. Nếu năng lượng bên trong được thức tỉnh, bạn sẽ chết như bạn ngay bây giờ và một cá nhân hoàn toàn mới sẽ được sinh ra - một cá nhân mà bạn chưa bao giờ là vậy trước khi thức tỉnh. Và chính nỗi sợ này ngăn cản mọi người trở nên mang tính tôn giáo. Nó là cùng nỗi sợ mà nếu nó bắt lấy hạt mầm, thì sẽ ngăn cản hạt mầm không trở thành cây. Bây giờ điều nguy hiểm lớn nhất hạt mầm đang đối diện là ở chỗ nó sẽ bị chôn vùi trong đất, nó sẽ bị xử lí bằng nước và phân bón và thế rồi nó sẽ chết đi như hạt mầm. Đó lại cùng là nguy hiểm mà quả trứng phải đối diện khi nó trưởng thành và phá vỡ lớp vỏ của nó. Thế thì nó phải chết đi như quả trứng để cho nó trở thành con chim. Theo cùng cách này chúng ta đang ở trạng thái trước của cái gì đó được sinh ra. Chúng ta giống như quả trứng sắp trở thành chim. Nhưng chúng ta coi quả trứng là mọi điều và ấp ủ nó bên dưới.
Khi năng lượng này dâng lên, bạn sẽ không còn nữa; không có cách nào cho bạn sống sót. Và nếu bạn hoảng sợ, thì số mệnh của bạn sẽ là điều Kabir đã mô tả trong hai câu thơ hay. Kabir đã nói một điều tuyệt vời. Ông ấy nói, "Người đó một mình thấy điều đó, người đó dò thấy điều đó bằng việc chìm sâu vào biển cả. Nhưng tôi đã chứng minh mình là kẻ ngốc khi tôi vẫn cứ ngồi trên bờ biển, mặc dầu tôi đã ở đó để tìm kiếm." Khi ai đó hỏi Kabir sao ông ấy vẫn cứ ngồi, ông ấy nói, "Người đó một mình thấy điều đó người đó dò thấy điều đó bằng việc chìm sâu vào biển cả. Nhưng tôi đã chứng minh mình là kẻ ngốc khi tôi, sợ bị chìm ngập, vẫn cứ ngồi trên bờ biển."
Bất kì ai đã tìm thấy điều đó đều đã làm như vậy bằng việc tìm kiếm điều đó theo chiều sâu. Điều bản chất là sẵn sàng được nhận chìm, sẵn sàng để biến mất. Nếu phải nói điều đó trong một lời - mặc dầu đó không phải là lời hạnh phúc - thì nó là cái chết, sẵn sàng để chết. Và người sợ bị nhận chìm tất nhiên sẽ sống sót, nhưng người đó sẽ chỉ sống sót như quả trứng; người đó sẽ chẳng bao giờ trở thành con chim tung cánh. Người sợ bị nhận chìm tất nhiên sẽ sống sót, nhưng người đó sẽ chỉ sống sót như hạt mầm; người đó sẽ chẳng bao giờ trở thành cây có bóng râm che mát cho cả nghìn lữ khách nghỉ thảnh thơi. Nhưng liệu có đáng sống như hạt mầm không? Điều đó chắc sẽ còn tồi tệ hơn cái chết thực tế.
Cho nên có nguy hiểm lớn. Nguy hiểm là ở chỗ người mà tôi vẫn là cho tới ngày hôm qua sẽ không sống nữa; khi năng lượng này được đánh thức dậy thì nó sẽ hoàn toàn biến đổi tôi. Những trung tâm mới sẽ được đánh thức dậy, một cá nhân mới sẽ nổi lên, những kinh nghiệm mới sẽ xảy ra - mọi thứ đều sẽ mới. Nếu bạn được chuẩn bị cho cái mới thế thì bạn phải có dũng cảm để chết đi cái cũ.
Nhưng cái cũ đã bắt giữ chúng ta chắc chắn thế theo mọi cách, nó đã xiềng xích chúng ta mạnh đến mức sinh lực không thể dâng lên đầu của nó, không thể dâng lên trên.
Cuộc hành trình tới Thượng đế thực sự là cuộc hành trình vào trong an ninh. Nhưng hoa của cuộc sống và cái đẹp chỉ nở ra trong bất an. Cho nên tôi phải nói với bạn vài điều quan trọng về cuộc hành trình này, và vài điều không quan trọng đến vậy.
Trước hết, tôi hi vọng rằng khi chúng ta gặp nhau ở đây sáng mai và bắt đầu cuộc hành trình đánh thức sinh lực, thì các bạn sẽ mạo hiểm mọi thứ và không giữ lại cái gì. Đây sẽ không là việc mạo hiểm nhỏ đâu. Người đó một mình sẽ chiến thắng đấy, người dám mạo hiểm tất cả mọi thứ của mình. Nếu bạn giữ lại cho dù chút xíu thôi thì bạn sẽ làm mất điều đó. Hạt mầm không thể giữ được một phần của nó vẫn là hạt mầm và cho phép phần còn lại trở thành cây. Nếu hạt mầm chết đi, nó chết đi một cách toàn bộ, và nếu nó giữ lại nó thì nó cũng làm điều đó một cách toàn bộ. Không có gì giống như cái chết bộ phận cả. Cho nên nếu bạn giữ lại cho dù một chút xíu bản thân mình thì toàn thể công việc sẽ bị phí hoài. Buông bỏ bản thân mình một cách toàn bộ, hoàn toàn đi. Nhiều lần, khi người ta giữ lại một chút xíu thôi, mọi sự đã mất đi rồi.
Tôi nghe nói rằng khi mỏ vàng được phát hiện ra ở Colorado lần đầu tiên, cả nước Mĩ đổ xô về đó. Tin tức lan rộng rằng nếu bạn mua một mảnh đất, bạn sẽ tìm thấy vàng ở đó. Mọi người bắt đầu mua đất ở Colorado. Một nhà triệu phú đã bán toàn bộ của cải của mình và mua cả một quả đồi ở Colorado bằng số tiền đó. Trong khi những người nhỏ bé bận rộn khai mỏ vàng trên mẩu đất tí hon của họ, người này mạo hiểm trên qui mô khai mỏ lớn trên cả quả núi với sự giúp đỡ của công nghệ cao.
Ông ta và người của mình làm việc vất vả, nhưng chẳng có dấu vết gì của vàng cả. Và thế rồi ông ấy hoang mang, bởi vì ông ấy đã đánh cược toàn bộ gia tài vào cuộc phiêu lưu này. Ông ấy sợ tới mức ông ấy đã bảo với gia đình mình rằng tài sản đã bị tiêu tan rồi. Ông ấy đã lãng phí toàn bộ gia sản mà vàng thì chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
Thế rồi ông ấy quảng cáo trên báo chí rằng ông ấy muốn bán quả núi của mình, cùng với tất cả mọi máy móc và công cụ khai mỏ. Các thành viên gia đình ông ấy nói, "Nhưng ai sẽ mua chúng? Mọi người đều đã biết rằng quả núi này không có vàng và rằng ông đã phí hoài cả triệu đô la chẳng vì cái gì cả. Ai đồng ý mua nó thì chỉ có là người điên." Nhưng người này nói, "Ai mà biết được? Có thể có người khác giống tôi thì sao."
Và một người mua thực sự tới. Nhà triệu phú này cảm thấy cần cảnh báo cho người tới đề nghị mua quả núi của mình rằng ông ta đang đi vào cuộc phiêu lưu điên dại. Nhưng ông ta không có đủ dũng cảm, bởi vì nghĩ tới hậu quả nhỡ không bán được quả núi. Thế là cuối cùng quả núi đó cũng được bán đi. Nhưng sau khi việc mua bán đã hoàn tất ông này mới bảo với người mua, "Ông dường như là người điên thực. Ông không thấy rằng tôi bán quả núi này sau khi nó đã làm tôi tiêu tan hết cả sao?" Người kia nói, "Ông không thể nói cuộc sống sẽ như thế nào được. Có thể không có vàng khi ông đào quả núi, nhưng làm sao ông có thể nói rằng không có vàng ngay ở nơi ông đã không đào?" Và nhà triệu phú này gật đầu nói, "Điều đó tôi không thể nói được."
Và điều kinh ngạc đã xảy ra, như nó đôi khi vẫn xảy ra. Mỏ vàng được tìm thấy ngay nửa mét dưới bề mặt nơi người chủ trước đã bỏ việc đào. Người chủ trước bây giờ còn khổ gấp đôi khi ông ta biết rằng cả ngọn núi đầy những vàng. Ông ấy đã tới thăm người chủ mới và chúc mừng ông này được vận may. Nhưng người này nói, "Vấn đề không phải là vận may. Ông đã không dành toàn bộ mình cho nó. Ông đã quay lưng đi trước khi ông làm đủ việc đào xới. Ông đáng phải đào sâu thêm chút nữa."
Mọi sự giống như điều này vẫn xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Tôi biết nhiều người đi tìm Thượng đế - nhưng họ không đi đủ toàn bộ chiều dài hay họ không dành toàn bộ bản thân mình cho điều đó, và đối diện với thất vọng. Nhiều lần họ bỏ lỡ điều thiêng liêng chỉ ngay sát một li bên cạnh; khi Thượng đế chỉ còn cách một li thôi, họ đã quay lưng lại. Và nhiều lần tôi thấy rõ ràng cách thức người tìm kiếm quay lại khi người đó đã gần làm được nó.
Cho nên nhớ rằng bạn đừng giữ lại bản thân mình cho dù chút xíu và rằng bạn sẽ mạo hiểm tất cả mọi thứ của mình. Và thực tế chúng ta có nhiều đến mức chúng ta có thể trả giá cho Thượng đế được mà? Nhưng chúng ta keo kiệt ngay cả trong điều này. Không, keo kiệt sẽ chẳng có tác dụng gì đâu. Không có chỗ cho người keo kiệt ở cánh cửa của điều thiêng liêng. Tại đó chúng ta sẽ phải đặt cược mọi thứ. Không phải là chúng ta có nhiều đến mức chúng ta có thể cho. Điều chúng ta có không phải là vấn đề. Vấn đề là liệu chúng ta có dám đặt cược tất cả mọi thứ của chúng ta không. Bởi vì ngay khi chúng ta đặt cược tất cả mọi thứ của mình thì chúng ta chạm tới trung tâm nơi sinh lực ẩn trú và từ đó nó bắt đầu đi lên trên. Nhưng sao tôi cứ nhấn mạnh vào việc đánh cược toàn bộ?
Trong thực tế, điều đó chỉ có khi chúng ta đã nén mọi năng lượng của mình vào thiền tới mức nảy sinh nhu cầu dùng dự trữ năng lượng vẫn nằm trong kho dự trữ, đánh thức nó đi ra giúp chúng ta. Chỉ thế thì sinh lực mới bắt đầu dâng lên, và không trước đó. Mãi cho tới lúc đó nó vẫn còn nằm ngủ trong kunda, trong bể chứa. Chừng nào vẫn có một phần của năng lượng riêng của mình bị bỏ lại chưa dùng tới, thì chúng ta vẫn còn bị lệ thuộc vào nó. Lực dự trữ trong chúng ta chỉ được đưa ra dùng khi chúng ta không còn lại năng lượng nào. Chỉ thế thì sinh lực kia mới được cần tới. Trung tâm này được kích hoạt chỉ khi chúng ta đã đặt cược tất cả mọi thứ của mình. Chỉ thế thì nó mới trở thành khẩn thiết để lôi năng lượng từ kho dự trữ, từ trung tâm này, không có điều khác.
Chẳng hạn, tôi bảo bạn chạy và bạn bắt đầu chạy. Thế rồi tôi bảo bạn chạy với tất cả sức mạnh của mình và bạn chạy với sức mạnh phụ thêm. Trong thực tế bạn còn chưa đưa tất cả mọi sức mạnh của mình vào việc chạy, mặc dầu bạn nghĩ rằng bạn đang chạy với tất cả sức mạnh của mình. Ngày mai bạn phải tham gia vào cuộc thi chạy đường trường, và rồi bạn thấy rằng mình chạy nhanh hơn trước, rằng tốc độ của bạn đã tăng lên. Chính bởi vì việc thi mà bạn chạy với tràn đầy năng lượng. Nhưng cho dù vậy điều này vẫn không phải là toàn bộ. Ngày mai ai đó truy đuổi bạn với khẩu súng lăm lăm trong tay, và bạn chạy với tốc độ lớn nhất chưa từng có. Ngay cả bạn cũng ngạc nhiên, bạn đã không biết rằng mình có thể chạy nhanh thế. Bây giờ bạn đang chạy vì cuộc sống của mình. Năng lượng này từ đâu tới vậy? Năng lượng này nữa, là năng lượng riêng của bạn vẫn nằm ngủ trong bạn.
Nhưng ngay cả năng lượng này vẫn không đủ cho thiền. Ngay cả khi bạn chạy vì cuộc sống của mình, bị rượt đuổi bởi kẻ cướp có súng, bạn vẫn không chạy với toàn bộ sức mạnh của mình. Trong thiền bạn sẽ cần đặt cược nhiều hơn thế này. Bạn sẽ phải đặt cược tối đa mọi thứ. Và khoảnh khắc bạn chạm tới điểm toàn bộ năng lượng của bạn được dồn nén vào hành động, bạn sẽ thấy rằng mình được nối với năng lượng khác nào đó, rằng một năng lượng ẩn kín bên trong bạn đã bắt đầu thức dậy.
Để chắc chắn, các bạn sẽ kinh nghiệm việc thức dậy của năng lượng phi thường này. Điều đó giống như bạn bỗng nhiên tiếp xúc với dòng điện nào đó. Bạn sẽ cảm thấy rằng năng lượng nào đó ở bên trong mình, nằm thấp tại trung tâm dục, đã bắt đầu dâng lên. Năng lượng này nóng như ngọn lửa thiêu, và đồng thời nó mát như làn gió buổi sáng. Nó như đầu nhọn hoắt của gai và đồng thời nó mềm mại như bông hoa.
Và nhiều điều sẽ xảy ra khi năng lượng đó dâng lên. Xin đừng kìm mình tại bất kì điểm nào khi năng lượng này đang di chuyển lên. Buông bỏ bản thân mình một cách hoàn toàn, như người ta bỏ bản thân mình trong tay của dòng sông và chỉ nổi cùng dòng nước. Nói ngắn gọn, "buông bỏ" là chìa khoá.
Bây giờ điều thứ hai. Trước hết các bạn phải đặt cược tất cả mọi thứ của mình; và xem như kết quả của việc đặt cược toàn bộ này khi điều gì đó xảy ra cho bạn, bạn phải bỏ bản thân mình hoàn toàn trong tay của "cái gì đó". Đây là điều thứ hai. Buông bỏ bản thân mình; chỉ nổi như người ta nổi trên mặt nước. Chỉ nổi thôi.
Bạn nên sẵn sàng đi tới bất kì nơi đâu sông đưa bạn tới. Đúng là ở mức độ nào đó chúng ta phải khêu gợi điều đó, nhưng khi năng lượng này được thức dậy, chúng ta chỉ phải giao phó bản thân mình vào tay nó, chúng ta phải buông bỏ bản thân mình. Các lực cao hơn đã chiếm lĩnh, chúng ta không cần lo lắng gì nữa. Chúng ta chỉ phải nổi.
Và điều thứ ba, với việc năng lượng này dâng lên nhiều điều sẽ xảy ra. Thấy rằng bạn không bị hoảng sợ khi chúng xảy ra, bởi vì những kinh nghiệm thật đáng sợ. Khi đứa trẻ được sinh ra, khi nó ra khỏi bụng mẹ ấm cúng, nó bị hoảng sợ. Các nhà tâm lí gọi điều đó là chấn thương, kinh nghiệm chấn động, một kinh nghiệm mà đứa trẻ sẽ không bao giờ quên, điều sẽ ám ảnh nó trong cả đời nó. Nỗi sợ cái mới của đứa trẻ bắt đầu với việc sinh của nó; bởi vì nó đã sống hoàn toàn an ninh trong bụng mẹ trong chín tháng. Nó không lo nghĩ về bất kì cái gì; nó đã không phải thở, hay ăn hay khóc hay phải làm bất kì cái gì cho bản thân mình; người mẹ đã làm mọi thứ. Đứa trẻ ở trong trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối và thoải mái. Ra khỏi bụng mẹ nó chạm trán với một thế giới mới lạ. Đây là cú sốc đầu tiên của cuộc sống, chính là ở đây, tại chính ngưỡng cửa của cuộc sống mà nỗi sợ nắm bắt nó.
Đó là lí do tại sao mọi người đều sợ cái mới; họ níu bám lấy cái cũ và sợ cái mới. Chính kinh nghiệm đầu tiên của cuộc sống chúng ta là cái mới đẩy chúng ta vào rắc rối lớn. Bụng mẹ là chỗ tốt hơn nhiều so với thế giới này. Đó là lí do tại sao phần lớn những sáng kiến mà chúng ta dùng trong việc sống hàng ngày đều được rập khuôn theo bụng mẹ. Những cái nệm, ghế tràng kỉ, ô tô, phòng ngủ của chúng ta tất cả đều được làm mô hình hoá theo bụng mẹ. Chúng ta cố gắng làm chúng thành ấm cúng và thoải mái như bụng mẹ, nhưng chúng ta thực sự không thành công. Cho nên kinh nghiệm đầu tiên sau khi tới từ bụng mẹ là kinh nghiệm về sợ cái mới.
Kinh nghiệm về việc thức tỉnh kundalini, năng lượng nguyên thuỷ, là kinh nghiệm mới còn lớn hơn kinh nghiệm của đứa trẻ, bởi vì trong khi việc sinh trẻ xảy ra chỉ ở mức thân thể, thì thức tỉnh kundalini xảy ra ở mức linh hồn. Do đó nó là việc sinh thành hoàn toàn mới. Chính bởi lí do này mà chúng ta gọi người đó là brahmin người trải qua kinh nghiệm này. Brahmin là người được sinh ra hai lần. Người đó cũng được gọi là dwij - người được sinh hai lần.
Cho nên khi năng lượng đó thức tỉnh, lần sinh thành thứ hai xảy ra. Trong lần sinh này bạn là cả hai - bạn là người mẹ và bạn là đứa con. Một mình bạn là cả hai người này. Do đó bạn sẽ phải trải qua đau đớn gấp đôi - đau của việc sinh con và chấn thương của sự bất an, cùng nhau. Bởi lí do này mà điều đó có thể là một kinh nghiệm đáng sợ. Ngoài phần chấn thương của bất an bạn cũng sẽ phải trải qua những đau đớn của việc sinh con như người mẹ thấy, bởi vì ở đây bạn là người mẹ và đứa con được tổ hợp làm một. Bạn được sinh ra, nhưng không có người mẹ tách biệt và không có đứa con tách biệt. Bạn đang lấy việc sinh thành, và bạn cũng cho việc sinh thành; việc sinh của bạn đang xảy ra qua bạn. Cho nên đau có thể rất gay gắt và mạnh mẽ.
Tôi đã nhận được những phàn nàn rằng ai đó khóc lóc và kêu la và hò hét trong thiền và rằng người đó phải kìm mình đừng làm như vậy. Không, cứ để người đó khóc lóc và kêu la và hò hét. Một mình người đó biết điều đang xảy ra cho mình ở bên trong mình. Người đàn bà này khóc trong khi sinh thành ra đứa con trong khi người đàn bà khác, người chưa bao giờ sinh con, tới và nói, "Sao chị cứ khóc lóc và la hét thế? Nếu đứa trẻ đang lấy việc sinh ra, thì cứ để nó ra. Sao khóc lóc và rên rỉ thế?" Người đàn bà như vậy có thể nói như vậy, bởi vì cô ấy chưa bao giờ trải qua đau đớn của việc sinh con. Đàn ông sẽ không bao giờ biết những đau đớn mà đàn bà phải chịu trong khi sinh con. Họ thậm chí không thể nghĩ được về điều đó; không có cách nào cho họ cảm thấy điều đó.
Nhưng trong thiền đàn ông và đàn bà đều như nhau; theo nghĩa họ tất cả đều trở thành người mẹ. Họ sẽ cho sinh thành ra con người mới. Cho nên đau đớn và khổ sở không cần phải bị kiềm chế. Không cần phải kìm nén ai đó nếu người đó ngã và lăn lộn trên đất và gào thét và la hét. Bất kì điều gì xảy ra cũng đều nên được phép cho xảy ra một cách tự do. Để nó xảy ra; đừng kìm nén nó. Bất kì loại kinh nghiệm nào cũng đều có thể có. Ai đó có thể cảm thấy rằng mình đang bay, còn người khác có thể cảm thấy mình đang mở rộng, vậy mà người khác nữa có thể cảm thấy rằng mình đang co lại. Đủ mọi loại kinh nghiệm mới đều có thể có; tôi không cần phải kể hết chúng ra. Nhiều điều có thể xảy ra; bất kì cái gì mới cũng đều có thể xảy ra, và kinh nghiệm của từng người sẽ khác nhau. Cho nên người ta không cần lo nghĩ và sợ hãi.
Và nếu bất kì ai có cái gì đó để nói thì người đó nên gặp tôi vào buổi trưa và kể cho tôi một cách cá nhân. Đừng thảo luận về nó giữa các bạn. Và có lí do để không thảo luận về nó giữa các bạn. Không nhất thiết là điều xảy ra cho người này sẽ xảy ra cho người khác nữa. Và nếu các bạn chia sẻ kinh nghiệm của mình với ai đó, người đã không có cùng kinh nghiệm ấy thì người đó sẽ cười và nói rằng bạn khùng. Mọi người đều có thước đo riêng của mình; đó là lí do tại sao mọi người cho rằng mình là đúng còn người khác là sai. Cho dù người khác không cười bạn, người đó sẽ nói với bạn một cách hoài nghi rằng người đó không kinh nghiệm điều gì giống thế cả.
Kinh nghiệm này mang tính cá nhân và chủ quan đến mức tốt hơn cả là không thảo luận về nó với bất kì người nào khác. Người ta không nên thảo luận ngay cả cho vợ hay chồng mình, bởi vì không có hai người nào đủ gần gũi và thân mật về phương diện này. Và với phương diện này không ai có thể hiểu người khác một cách dễ dàng được; việc hiểu là khó khăn thế trong trường hợp này. Bất kì ai cũng đều có thể nói rằng bạn khùng. Để bạn một mình, họ sẽ không dung thứ cho một Jesus và một Mahavira. Cái ngày Mahavira đứng trần trên đường, ông ấy phải đã bị tuyên bố là người điên. Mahavira biết việc ở trần có nghĩa gì với mình, nhưng ông ấy đã bị tuyên bố là người điên.
Do đó điều cần thiết là bạn không thảo luận về nó với người khác. Hơn nữa, ngay khi bạn nói với ai đó, người đó sẽ không khôn ngoan mà giữ im lặng đâu; người đó sẽ lập tức nói điều gì đó. Và "điều gì đó này" có thể tới theo con đường của chính kinh nghiệm của bạn. Nhận xét của người đó có thể có tác dụng như lời gợi ý và nó có thể là chướng ngại trên con đường của kinh nghiệm mới của bạn. Cho nên điều gì đã xảy ra cho bạn, bạn nên thảo luận nó với tôi một cách trực tiếp, chứ không với ai khác cả. Tôi ở đây để cho bạn có thể thảo luận vấn đề của bạn với tôi.
Trước khi các bạn tới đây để thiền vào sáng mai, các bạn có thể uống chút chất lỏng như trà và sữa, nhưng đừng ăn đồ cứng. Đừng ăn sáng. Trà, sữa hay bất kì chất lỏng nào cũng đều có thể được. Nếu người ta có thể không uống trà hay sữa, thì còn tốt hơn; điều đó sẽ làm cho công việc về thiền được dễ dàng hơn. Và các bạn nên tới đây trước thời gian dự định năm phút, quãng 7:30 sáng.
Giữa 7:30 và 8:30 chúng ta sẽ có việc thảo luận nếu cần. Tôi đã quyết định nên thảo luận hơn là làm bài nói, bởi vì bài nói là chuyện rất vô nhân tính. Trong bài nói các bạn dường như không nói với ai cả; điều đó cũng giống như nói với gió. Cho nên các bạn sẽ ngồi rất gần tôi vào sáng mai, và không ngồi cách xa. Hãy gần tôi nhất có thể được. Và các bạn có thể hỏi bất kì câu hỏi nào về điều tôi đã nói hôm nay và chúng ta sẽ thảo luận về chúng trong một giờ. Và thế rồi chúng ta sẽ ngồi thiền giữa 8:30 và 9:30.
Nhớ rằng các bạn tới thiền với cái bụng trống rỗng - không ăn thức ăn cứng nào. Nếu các bạn có thể làm điều đó thậm chí không có cả chất lỏng nào, thì càng tốt hơn. Nhưng đứng bó buộc mình bị đói; nếu các bạn không thể nhịn ăn được, thế thì hãy uống cái gì đó như trà hay sữa.
Cũng nhớ rằng các bạn tới trong quần áo chùng lỏng và đã tắm sạch rồi. Không ai nên tới mà chưa tắm; tắm là điều phải làm. Và quần áo nên lỏng nhất có thể được, không nên chật chút nào, thậm chí không nên có thắt eo. Cùng với việc nghỉ ngơi của thân thể, eo nữa, cũng nên chùng lỏng. Và trong khi ngồi thiền, giữ cho toàn thể thân thể bạn được chùng lỏng và thảnh thơi.
Ngay cả quần áo của chúng ta cũng đã làm nhiều điều tổn hại cho mức độ của tâm trí chúng ta; chúng đã tạo ra một số chướng ngại. Khi năng lượng nào đó bắt đầu dâng lên thì quần áo gây chướng ngại lên con đường của nó ở nhiều mức độ khác nhau.
Một điều quan trọng khác cần nhớ là ở chỗ các bạn nên đi vào trong im lặng một nửa giờ trước khi việc thiền bắt đầu. Một số bạn, những người có thể, nên quan sát im lặng trong ba ngày này rằng chúng ta đang ở đây. Họ nên trong im lặng hoàn toàn. Còn những người bạn khác nên thấy rằng họ không bị quấy rối trong việc im lặng của họ. Càng nhiều người đi vào trong im lặng thì càng tốt. Và sẽ là tốt nếu người ta có thể im lặng trong suốt thời gian ở trại. Không điều gì có thể tốt hơn.
Nếu bạn không thể đi vào im lặng hoàn toàn, thế thì thấy rằng bạn nói ít nhất có thể được. Dùng ít từ nhất có thể được, như bạn vẫn làm khi gửi điện tín. Trong khi gửi tin qua điện tín các bạn vẫn làm với số tối thiểu từ - chẳng hạn mười hay tám từ - bởi vì bạn phải trả tiền cho từng từ. Ngay cả trong cuộc sống bạn cũng phải trả giá cho mọi lời bạn nói; lời thực sự đắt đỏ. Cho nên những người không thể nào đi vào im lặng hoàn toàn được thì nên nói ít lời nhất.
Theo cùng cách này, việc dùng các giác quan cũng nên được thu lại tới mức tối thiểu. Chẳng hạn, dùng mắt bạn ngày một ít đi. Khi dùng chúng bạn bớt nhìn vào đất mà nâng nó lên và nhìn bầu trời. Quan sát biển. Nhưng khi có quan hệ tới đàn ông và đàn bà, nhìn họ ít nhất có thể được. Bởi vì phần lớn liên kết tâm trí của chúng ta đều được hình thành từ khuôn mặt con người, không từ cây cối, mây và biển. Nhìn vào cây và mây và biển; chúng không làm nảy sinh bất kì ý nghĩ nào trong bạn. Khuôn mặt người, mặt khác, lập tức khuấy động đủ mọi loại ý nghĩ trong tâm trí bạn. Khi bước đi, hạ thấp cái nhìn của bạn và giữ nó bị giới hạn khoảng hơn một mét trước bạn. Và giữ cho mắt bạn chỉ mở một nửa để cho chúng có thể tập trung vào mũi bạn. Thế là đủ. Và giúp cho người khác để họ nhìn và nghe ít nhất có thể được.
Những thứ như radio và máy thu thanh nên tắt đi; chúng không nên được dùng trong trại này. Và đừng cho phép báo chí vào trại.
Bạn càng để cho các giác quan của mình nghỉ nhiều càng tốt. Bạn càng nghỉ nhiều bạn càng gìn giữ được năng lượng của mình nhiều, cái có thể được dùng trong thiền; bằng không bạn sẽ làm cho mình kiệt quệ. Phần lớn chúng ta đều bị cạn kiệt và kiệt quệ, như băng mực hết. Chúng ta làm kiệt quệ mình hoàn toàn trong hai mươi bốn giờ; chúng ta chẳng tiết kiệm được cái gì cả. Cái nhỏ bé chúng ta tiết kiệm trong giấc ngủ ban đêm, chúng ta bắt đầu phung phí ngay sau khi rời khỏi giường vào buổi sáng. Đọc báo và nghe đài, việc phung phí bắt đầu. Chúng ta chẳng có ý tưởng gì về việc bảo tồn năng lượng nghĩa là gì, làm sao có thể gìn giữ được nhiều năng lượng.
Thiền sẽ cần nhiều năng lượng. Cho nên nếu bạn không gìn giữ nó, bạn chẳng mấy chốc sẽ thấy mệt mỏi và cạn kiệt. Vài người nói với tôi rằng họ mệt sau việc thiền một giờ. Nhưng không phải thiền chịu trách nhiệm cho điều đó. Lí do thực là ở chỗ bạn đã phung phí tất cả mọi năng lượng của mình và ở chỗ bạn sống trên bờ cạn kiệt. Bạn chẳng có ý tưởng rằng bạn đang phung phí năng lượng khi bạn chỉ tập trung vào mắt mình và nhìn một thứ gì đó. Khi bạn hướng tai mình để nghe cái gì đó, bạn phung phí năng lượng. Ngay cả khi bạn nghĩ, năng lượng cũng bị tiêu tốn. Và năng lượng cũng bị tiêu tốn khi bạn nói. Bất kì điều gì chúng ta làm đều tốn năng lượng. Tuy nhiên trong đêm chúng ta tiết kiệm được một số năng lượng, bởi vì các hoạt động khác bị dừng lại - mặc dầu chút ít năng lượng vẫn phải được dùng ngay cả trong mơ. Nhưng đây là vấn đề khác. Tuy thế, chút ít năng lượng được tiết kiệm trong đêm và đó là cách chúng ta cảm thấy tươi tỉnh vào buổi sáng.
Cho nên trong ba ngày này các bạn phải gìn giữ năng lượng sao cho nó có thể được dùng toàn bộ cho thiền. Tôi đang cho bạn tất cả những hướng dẫn này để trong trong ba ngày tới tôi có thể không phải nói lại chúng lần nữa.
Chúng ta theo lịch biểu có một giờ cho im lặng vào buổi chiều; trong giờ đó sẽ không có việc nói chuyện. Trong bài nói tôi trao đổi với các bạn qua lời; trong một giờ từ ba tới bốn giờ tôi sẽ trao đổi với các bạn qua im lặng. Cho nên tất cả các bạn sẽ có mặt ở đây trước ba giờ chiều; không tới sau ba giờ. Người đi muộn sẽ là một loại gây xáo động; họ sẽ thực sự có hại. Tôi sẽ ngồi ở đây, nhưng bạn sẽ làm gì trong khoảng từ ba tới bốn giờ?
Hai điều cần phải có trong tâm trí. Một: từng người trong các bạn sẽ ngồi tại chỗ có thể thấy được tôi. Không phải là các bạn phải nhìn vào tôi, nhưng các bạn phải tìm ra chỗ cho bản thân mình ở nơi nhìn thấy được tôi. Thế rồi các bạn sẽ nhắm mắt lại. Nếu bất kì người nào trong các bạn thích mở mắt, các bạn có thể làm vậy. Nhưng sẽ là tốt nếu các bạn giữ cho mắt nhắm lại.
Giờ im lặng này sẽ chỉ là chờ đợi cái không biết. Các bạn không biết ai sẽ tới, ấy vậy mà người đó sẽ tới. Các bạn không biết mình sẽ nghe cái gì, ấy vậy mà các bạn sẽ nghe thấy. Các bạn không biết mình sẽ thấy cái gì, ấy vậy mà các bạn sẽ thấy. Các bạn sẽ ngồi im lặng trong một giờ, chỉ đợi vị khách không biết, người bạn chưa bao giờ gặp và biết. Các bạn có thể ngồi hay nằm tuỳ ý mình. Nhưng mang tính cảm nhận, trở thành chính sự cảm nhận, trong một giờ. Thụ động, nhưng nhạy cảm với cái đang đó, hay cái sắp xảy ra. Để cho nó xảy ra. Thụ động nhưng tỉnh táo và chờ đợi, chờ đợi một cách tỉnh thức. Và qua im lặng tôi sẽ cố gắng trao đổi với các bạn điều tôi phải nói. Có lẽ các bạn có thể hiểu được qua im lặng điều mà các bạn không hiểu qua lời.
Lần nữa vào ban đêm tôi sẽ trả lời mọi câu hỏi mà các bạn có thể phải hỏi. Và thế rồi một giờ thiền lại tiếp theo đó.
Vậy chúng ta sẽ có chín việc ngồi trong bài nói ba ngày. Và ngay từ sáng mai các bạn nên bắt đầu sử dụng tất cả mọi thứ của mình để cho đến trước lần thứ chín, lần ngồi cuối cùng, các bạn sẽ thực sự sử dụng được tất cả mọi thứ của mình.
Nhưng các bạn sẽ định làm gì trong giờ rỗi rãi của mình?
Các bạn phải im lặng. Nhiều rắc rối bị loại bỏ đi chỉ bằng việc tránh hội thoại. Có bãi biển đấy, đi ra và nằm xuống bãi biển và nghe tiếng sóng. Ngay cả vào ban đêm những người trong số các bạn, những người có thể làm được, cũng nên đi ra bãi biển đem theo bộ chăn đệm của mình và ngủ im lặng trên cát. Các bạn có thể ngủ dưới gốc cây nữa. Nhưng một mình, đừng tạo thành nhóm bạn bè và gia đình. Rất có thể là vài người sẽ tạo thành nhóm rồi những kẻ ngốc bao quanh. Tránh xa họ và sống một mình thôi. Biết rằng trong ba ngày này mỗi người trong các bạn đều một mình ở đây. Bởi vì nếu bạn định tới gặp Thượng đế, bạn chỉ có thể đi một mình được thôi; không ai sẽ đi cùng bạn cả. Mỗi một người trong các bạn nên biết rằng các bạn đều là một người hành hương đơn độc và các bạn phải đi cuộc hành hương này một mình. Đó là cuộc hành trình từ một mình tới một mình. Cho nên một mình - một mình tới mức độ lớn lao nhất.
Và bây giờ nhớ hướng dẫn cuối cùng này: đừng càu nhàu, đừng phàn nàn về bất kì cái gì. Chấm dứt phàn nàn trong ba ngày. Đừng càu nhàu nếu thức ăn tồi. Đừng cáu kỉnh nếu muỗi đốt bạn vào ban đêm. Trong ba ngày để cho có chấp nhận toàn bộ về mọi thứ có thể xảy ra. Muỗi tất nhiên sẽ được cái gì đó, nhưng bạn sẽ thu được nhiều hơn, nhiều hơn nhiều. Nếu thức  ăn không tốt, nó sẽ làm hại cho thân thể bạn một chút, nhưng bạn sẽ làm hại mình nhiều nếu bạn càu nhàu về điều đó. Và có lí do cho điều đó - tâm trí phàn nàn không bao giờ an bình được cả. Phàn nàn của chúng ta là nhỏ mọn, nhưng điều chúng ta mất quá nhiều. Cho nên đừng càu nhàu; trong ba ngày biết thật rõ ràng rằng các bạn sẽ không càu nhàu chút nào. Cái gì có đấy, thì cứ có đấy. Dù nó là bất kì cái gì, nó cứ là vậy. Chấp nhận nó một cách tuyệt đối. Thế thì ba ngày này sẽ là tuyệt vời. Nếu trong ba ngày bạn ở trên những điều lặt vặt, nếu bạn chấp nhận mọi thứ như nó hiện thế và vui sướng trong nó, thế thì bạn sẽ thôi không còn có bất kì lời phàn nàn nào trong cả quãng đời còn lại của mình. Bởi vì thế thì các bạn sẽ biết việc sống mà không càu nhàu là an bình và vui sướng thế nào.
Trong ba ngày vứt bỏ mọi điều lặt vặt.
Nếu các bạn có bất kì câu hỏi nào, các bạn có thể đem chúng tới vào sáng mai. Và khi các bạn hỏi câu hỏi, nhớ rằng nó là cái gì đó mang mối quan tâm chung.
Các bạn có thể hỏi bất kì điều gì chợt tới trong tim mình và trong tâm trí và điều bạn cho là cần thiết.
Tôi đã nói với các bạn tại sao tôi ở đây. Tôi không biết tại sao các bạn ở đây; nhưng tôi sẽ gặp các bạn vào sáng mai với hi vọng rằng các bạn đều ở đây với cùng lí do như tôi ở đây. Thông thường các thói quen của chúng ta là rất xấu. Ngay cả khi vị Phật xuất hiện tại cửa nhà mình, chúng ta vẫn cảm thấy muốn bảo ông ấy đi cho khuất mắt, bởi vì chúng ta giả thiết rằng mọi người đều tới để hỏi về cái gì đó. Cho nên chúng ta quên mất điều đó, và khi ai đó tới chúng ta bảo người đó đi đi. Do vậy chúng ta đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Sai lầm thực sự nghiêm trọng! Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ không mắc phải cùng sai lầm này.
Ba ngày này các bạn phải tạo ra một chỗ ở đây để cho điều gì đó thực có thể xảy ra. Và điều đó là có thể. Và điều đó tuỳ thuộc vào từng người trong các bạn để tạo ra một chỗ như vậy. Trong ba ngày toàn bộ khu rừng thông này có thể được tích trữ bởi năng lượng bí ẩn. Tất cả cây cối, từng hạt cát, đại dương và không trung, có thể được tràn ngập bằng sinh lực mới. Và tất cả chúng ta có thể hợp tác trong sáng tạo của nó.
Và nhớ lấy, mọi người đều không được đặt chướng ngại lên con đường của nó. Không ai đang ở đây mà chỉ là người xem. Và vứt bỏ hết mọi nỗi sợ về điều người khác sẽ nói. Thế thì một mình thôi chúng ta có thể đạt tới điều tối cao. Và thế thì các bạn sẽ không phải lặp lại lời của Kabir, và các bạn có thể nói, "Tôi không sợ và tôi lấy cú nhảy đây."
Tôi biết ơn các bạn vì đã im lặng nghe tôi với tình yêu như thế. Tôi cúi mình trước nơi cư ngụ của Thượng đế trong từng người các bạn. Xin chấp nhận lời chào của tôi.
Chương 2. Vật chất và Thượng đế là một
Vũ trụ là sự mở rộng của năng lượng, và cuộc sống là kết tinh của nó. Điều chúng ta thấy như vật chất, điều chúng ta thấy như tảng đá, cũng là năng lượng. Điều chúng ta thấy như cuộc sống, điều được kinh nghiệm như ý nghĩ, điều được cảm thấy như ý thức cũng là biến đổi năng lượng. Toàn thể vũ trụ này - dù nó là sóng của biển hay cây thông của rừng hay hạt cát hay ngôi sao trên bầu trời hay cái ở bên trong chúng ta - tất cả đều là biểu hiện của cùng năng lượng trong vô hạn hình dạng và cách thức.
Khó mà nói chúng ta bắt đầu từ đâu và chúng ta kết thúc ở đâu. Cũng khó tương đương mà nói thân thể chúng ta kết thúc ở đâu. Thân thể mà chúng ta coi là giới hạn của mình thì không bị giới hạn trong bản thân nó. Nếu mặt trời, ở xa hàng trăm triệu dặm, mà lạnh đi, chúng ta lập tức sẽ đông cứng lại trong cái chết. Điều này có nghĩa là mặt trời luôn hiện diện trong con người chúng ta, nó là một phần của thân thể chúng ta. Ngay khi nó mất nhiệt chúng ta sẽ tàn lụi đi. Nhiệt của mặt trời là nhiệt của thân thể chúng ta.
Có đại dương các dòng khí ở khắp quanh chúng ta mà từ đó chúng ta rút ra sinh lực của mình - hơi thở sống. Nếu nó không sẵn có cho chúng ta, chúng ta sẽ chết ngay lập tức. Thân thể chúng ta kết thúc ở chỗ nào? Nếu bạn điều tra đầy đủ, toàn thể vũ trụ là thân thể chúng ta. Thân thể chúng ta là vô giới hạn và vô hạn. Và nếu bạn tìm kiếm đúng, bạn sẽ thấy rằng trung tâm của cuộc sống là ở mọi nơi và nó đang mở rộng ra mọi nơi.
Nhưng để biết điều đó, để kinh nghiệm điều đó, điều bản chất là bản thân chúng ta trở thành năng lượng, vốn dĩ sống động vô cùng.
Điều tôi gọi là thiền là cái tên khác cho việc giải phóng theo mọi cách luồng năng lượng đã bị chặn lại bên trong chúng ta. Cho nên khi bạn đi vào trong thiền, năng lượng ẩn kín có thể được đánh thức với lực mà nó đã được nối với năng lượng ở bên ngoài. Nhưng ngay khi mối nối này được thiết lập, chúng ta trở thành giống như những chiếc lá nhỏ nổi trong đại dương vô hạn của gió. Thế thì sự tồn tại tách biệt của chúng ta bị mất đi và chúng ta trở thành một với cái vô hạn mênh mông.
Điều được biết tới sau khi được là một với cái vô hạn mênh mông đó là gì vậy? Mãi cho tới nay con người đã cố gắng theo đủ mọi cách để nói ra điều đó, nhưng điều đó không thể được nói ra. Kabir nói, "Ta đã tìm kiếm ngài và đã tìm rất nhiều. Và trong chính quá trình tìm kiếm đó ta đã làm mất bản thân mình. Chắc chắn là ngài được tìm thấy, nhưng chỉ khi ta không còn nữa. Ai bây giờ có thể nói cái được tìm thấy là gì? Và làm sao mà nói được điều đó?"
Điều Kabir đã nói về việc có kinh nghiệm này lần đầu tiên thì về sau ông ấy đã thay đổi. Khi lần đầu tiên ông ấy kinh nghiệm Thượng đế, ông ấy đã nói: Dường như là giọt nước đã đi vào đại dương. Lời của riêng ông ấy là:
"Tìm kiếm mãi, hỡi bạn tôi, Kabir đã làm mất bản thân mình.
Giọt nước đã gộp vào trong đại dương; làm sao có thể tìm lại nó được?"
Kabir đã làm mất bản thân mình trong quá trình tìm kiếm. Giọt nước đã gộp vào đại dương; cho nên làm sao nó có thể được phục hồi lại? Nhưng về sau ông ấy đã đổi lại nó, và thay đổi này là có ý nghĩa. Về sau ông ấy nói rằng điều ông ấy đã nói trước đó là sai, ông ấy đã lầm mà nói như vậy. Đấy không phải là trường hợp của giọt nước đi vào biển cả, mà bản thân biển cả đã đi vào trong giọt nước. Nếu giọt nước đã gộp vào đại dương thì còn có cơ hội rút lại nó, nhưng việc khôi phục còn khó hơn nhiều khi đại dương đã gộp vào trong giọt nước. Và trong trường hợp này của giọt nước đi vào đại dương, giọt nước sẽ nói điều gì đó về nó. Nhưng bây giờ khó thế để nói ra điều gì khi bản thân biển cả đã gộp vào trong giọt nước. Cho nên về sau ông ấy nói:
"Tìm kiếm mãi, bạn tôi ơi,
Kabir đã làm mất bản thân mình. Biển cả đã gộp vào trong giọt nước, cho nên làm sao có thể tìm lại được nó?"
Đó là sai lầm mà nói như trước rằng giọt nước đã gộp vào trong biển cả.
Không phải là khi chúng ta đơn giản vẫn còn như những rung động năng lượng thì chúng ta đi vào trong đại dương năng lượng; đó chỉ là cách khác thôi. Khi chúng ta trở thành những rung động rung ring, những rung động sống của năng lượng, đại dương năng lượng đi vào chúng ta. Thực tế rất khó nói điều gì xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nhận biết về điều xảy ra. Cũng tốt để nhớ rằng việc kinh nghiệm và việc diễn đạt nó không phải bao giờ cũng sóng đôi đi cùng nhau, tay trong tay. Điều chúng ta biết chúng ta không thể nói ra được. Khả năng của chúng ta để biết là vô hạn, nhưng khả năng của lời rất giới hạn.
Để sang bên những kinh nghiệm lớn lao đi, ngay cả những kinh nghiệm nhỏ bé cũng không thể được diễn đạt thành lời. Cho dù tôi bị đau đầu, tôi cũng không thể nói được điều đó. Nếu tim tôi đau với tình yêu điều đó cũng không thể được mô tả. Tuy nhiên những điều này đều là những kinh nghiệm nhỏ bé. Cho nên khi bản thân Thượng đế giáng lên chúng ta, tuyệt đối khó khăn để đưa điều đó vào lời. Nhưng dẫu sao đi chăng nữa chúng ta vẫn biết nó, và biết nó chắn chắn.
Nhưng để biết nó, điều bản chất đối với chúng ta là đơn giản trở thành rung động của năng lượng, theo đủ mọi cách, và không gì hơn nữa - dường như chúng ta là cơn giông tố, cơn bão, nguồn năng lượng sôi sục. Chúng ta để rung động mãnh liệt thế, để mọi thớ thịt của con người chúng ta, mọi nhịp đập của  trái  tim chúng ta và mọi hơi thở của chúng ta được tràn đầy với khát khao không thoả mãn nổi như vậy, cầu nguyện như vậy và chờ đợi rằng chúng ta trở thành chính bản than sự khát khao, chúng ta trở thành chính lời cầu nguyện và sự chờ đợi. Để chính bản thể chúng ta biến mất. Trong khoảnh khắc đó một mình sự gặp gỡ với điều thiêng liêng xảy ra. Và gặp gỡ này không xảy ra bên ngoài chúng ta, mà ở bên trong, như tôi đã nói hôm qua.
Con rắn ngủ, trung tâm ngủ là ở bên trong chúng ta. Và chính từ trung tâm đang ngủ này mà năng lượng dâng lên và lan toả khắp nơi.
Hạt mầm đang nằm trong đất; thế rồi hoa nở bung ra. Để nối hoa và hạt mầm cây phải dựng nên thân giữa chúng và toả ra các cành quanh nó. Hoa ẩn kín trong hạt mầm; nó không tới từ bên ngoài. Nhưng để làm cho nó biểu lộ ra thì thân cây nối là cần thiết. Tuy nhiên thân cây nảy sinh từ bản thân hạt mầm, như hoa vậy. Theo cùng cách đó lực hạt mầm đang nằm bên trong chúng ta. Nó cần cái thân để vươn lên, và cái thân nữa, cũng là ở bên trong chúng ta.
Con đường qua đó lực hạt mầm đi lên và đạt tới hoa nằm ở rất gần cái chúng ta biết là xương sống của mình. Hoa này đã từng được gọi theo nhiều tên khác nhau. Những người đã kinh nghiệm nó đều nói nó giống như hoa sen một nghìn cánh. Cái gì đó nở hoa, cái gì đó nở bung trong não chúng ta, cứ dường như hoa sen một nghìn cánh đã nở ra.
Nhưng để cho nó nở ra thì cần năng lượng đi lên từ cơ sở và đạt tới thượng đỉnh, trung tâm trong não. Và khi năng lượng này bắt đầu đi lên, nó sẽ làm rung chuyển toàn thể bản thể bạn như trận động đất. Chấn động này không nên bị dừng lại; thay vì thế bạn nên hợp tác với nó. Thông thường chúng ta muốn kìm hãm nó lại. Nhiều người tới và bảo tôi rằng họ sợ điều đang xảy ra với họ trong thiền. Nhưng nếu bạn sợ, chẳng tiến bộ nào sẽ có thể có được. Sợ là trạng thái phi tôn giáo nhất của tâm trí. Không có tội lỗi gì lớn hơn sợ. Nó có lẽ là tảng đá lớn nhất treo quanh cổ chúng ta để kéo chúng ta xuống.
Và sợ của chúng ta là kì lạ, và rất đáng thương về điều đó. Một số người tới và bảo tôi rằng họ sợ điều mọi người xung quanh chúng ta nói. Nỗi sợ mọi người xung quanh bạn tới mức nó có thể ngăn cản bạn tới gặp Thượng đế!
Người văn minh phải dừng việc cười trọn vẹn; người đó cũng phải dừng việc khóc. Khó có cảm giác hay xúc động nào mà người đó kinh nghiệm thật sâu sắc. Người đó bao giờ cũng đứng ngoài mọi tình huống; người đó bao giờ cũng trong trạng thái lấp lửng. Người đó sợ khi người đó cười. Khi có liên quan tới đàn ông, người đó đã hoàn toàn chấm dứt việc khóc. Họ không có ý tưởng gì rằng việc khóc là một trong các chiều hướng của cuộc sống, một phần có ý nghĩa của cuộc sống.
Chúng ta không có ý tưởng nào rằng người không thể khóc lóc kêu gào đang bỏ lỡ cái gì đó sống còn và cơ bản trong cuộc sống của mình; một phần của cuộc sống người đó bị chặn lại vĩnh viễn, và phần đó sẽ đè nặng lên người đó như tảng đá.
Những người muốn đi vào miền năng lượng, những người muốn đi vào cuộc hành hương tới ngôi đền của năng lượng tối cao, họ sẽ phải ném đi mọi nỗi sợ, và nếu thân thể bắt đầu run lên và rung chuyển hay bắt đầu nhảy múa, cho phép điều đó xảy ra với sự dễ dàng và tự phát.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng tất cả các kĩ thuật yoga asanas - các tư thế thân thể - đều đã được khám phá ngẫu nhiên trong thiền, trong những trạng thái khác nhau của thiền. Không phải là ai đó đã tạo ra chúng qua suy nghĩ và cân nhắc. Chúng đã không được tạo ra một cách độc lập. Trong trạng thái thiền thân thể lấy các tư thế khác nhau trước, và thế rồi chúng được nhận ra như các tư thế yoga. Và dần dần sự kết hợp giữa thân thể và tâm trí được hiển lộ ra điều vẫn được nói là khi tâm trí ở một trạng thái đặc biệt, thì thân thể tuân theo nó với một tư thế đặc biệt của riêng nó. Và thế rồi điều đó được làm thành công thức, rằng nếu thân thể được đưa vào một tư thế đặc biệt thì tâm trí sẽ tuân theo nó bằng việc đi vào trong trạng thái tương ứng của riêng nó.
Chúng ta biết rằng khi chúng ta cảm thấy như có kêu khóc bên trong, mắt chúng ta đầy nước mắt. Từ đó kéo theo rằng nếu mắt chúng ta đầy nước mắt thì chúng ta sẽ kêu khóc bên trong. Chúng là hai đầu của cùng một hiện tượng. Khi chúng ta giận dữ nắm tay của chúng ta theo bản năng bóp chặt lại; khi chúng ta giận dữ răng chúng ta nghiến lại và mắt chúng ta đỏ lên theo cách riêng của chúng. Khi cơn giận phát sinh trong chúng ta, tay chúng ta ở bên ngoài lập tức giơ ra để đánh vào đầu ai đó. Và khi người yêu tới thăm chúng ta, thế thì nắm tay của chúng ta không nắm lại, răng của chúng ta không nghiến lại và mắt chúng ta không đỏ lên - mặt khác điều gì đó khác xảy ra khi chúng ta đang trong tình yêu. Trong trạng thái yêu ngay cả nếu nắm tay có đang nắm lại, thì chúng cũng thảnh thơi và mở ra theo bản năng; răng đang nghiến cũng giãn ra và thảnh thơi, và mắt đang đỏ trở thành bình thường và yên tĩnh. Tình yêu có cách thức riêng của nó. Theo cùng cách đó thân thể có cách riêng của nó trong các trạng thái thiền khác nhau.
Cố hiểu điều đó theo cách này. Nếu bạn khuấy động một tư thế đặc biệt của thân thể, trạng thái tương ứng của tâm trí sẽ chẳng mấy chốc bị khuấy động theo. Hay nếu ai đó bảo bạn giận dữ mà không nghiến răng, không đỏ mắt, bạn có thể giận dữ được không? Bạn đơn giản không thể giận dữ được. Làm sao bạn có thể bày tỏ giận dữ mà không hợp tác với các cơ quan cơ thể tương ứng? Bạn không thể giận dữ được nếu bạn bị yêu cầu phải làm như vậy mà không để cho nó ảnh hưởng tới thân thể bạn theo bất kì cách nào. Tương tự, nếu ai đó yêu cầu bạn yêu mà không để cho mắt bạn tràn đầy vị ngọt của tình yêu, không để cho những con sóng của nó truyền qua tay bạn, không để cho nhịp đập trái tim bạn gấp gáp lên, không để cho nhịp thở của bạn khác đi - nói tóm lại, không để cho thân thể bạn diễn đạt tình yêu của bạn theo bất kì cách nào, bạn sẽ nói, "Tôi xin lỗi nhé, điều đó khó lắm; tôi đơn giản không thể làm được điều đó."
Cho nên nếu trong thiền thân thể bạn bắt đầu quay và vặn xoắn theo cách đặc biệt và nếu bạn cố ngăn cản nó, bạn sẽ làm hỏng trạng thái thiền bên trong và thế thì nó không thể tạo ra sự tiến triển nào được.
Tất cả các asanas của yoga, các tư thế thân thể, đều đã được làm thành sẵn có cho con người qua những trạng thái khác nhau của thiền. Theo cùng cách này mà các ấn mudras của yoga, hay điều chúng ta gọi là các cử chỉ, đã được phát triển qua thiền. Bạn phải đã bắt gặp nhiều loại tượng Phật mang những ấn yoga khác nhau. Những ấn này cũng đi vào hiện hữu qua trạng thái đặc biệt của tâm trí. Và rồi thì sau đó toàn thể khoa học về ấn đã được phát triển. Bây giờ điều đó có thể được nói từ bề ngoài của bạn, từ ấn thân thể bạn - miễn là bạn không hành động và bạn cho phép bản thân mình được thiền chiếm lĩnh. Điều đó đang xảy ra cho bạn ở bên trong. Do đó xin hiểu rằng bạn không chen vào cách thức của chúng hay cố dừng chúng lại.
Hiểu biết của tôi là ở chỗ nhảy múa, ban đầu, được sinh ra từ thiền. Và tôi nghĩ tất cả những điều có ý nghĩa trong cuộc sống đều có nguồn gốc trong thiền. Meera đã không đi đâu cả để học nhảy múa. Mọi người sai lầm nếu họ nghĩ rằng Meera đã tìm thấy Thượng đế qua việc nhảy múa. Meera bùng lên trong nhảy múa khi cô ấy tìm thấy Thượng đế. Sự kiện là ngược lại: không ai tìm thấy Thượng đế qua nhảy múa cả, nhưng người ta có thể nhảy múa nếu người đó tìm thấy Thượng đế. Giọt nước có thể làm được gì ngoài nhảy múa khi toàn thể đại dương đi vào nó? Người ăn xin có thể làm được gì ngoài nhảy múa khi người đó bỗng nhiên bắt gặp kho báu của cải vô hạn?
Nhưng con người đã bị chà đạp và bị nền văn minh làm què quặt đi quá nhiều đến mức người đó không thể nhảy múa được. Hiểu biết của tôi là ở chỗ nếu chúng ta một lần nữa phải làm cho thế giới mang tính tôn giáo, thì cần phải lấy trạng thái tự nhiên của cuộc sống con người - tự phát của con người, thoải mái của con người.
Cho nên khi năng lượng thiền dâng lên và toàn thể bản thể bạn bắt đầu nhảy múa, đừng cản trở thân thể bạn, đừng kìm nén các chuyển động thân thể bạn. Bằng không tất cả mọi tiến bộ sẽ bị chặn lại, và cái đáng xảy ra sẽ không xảy ra. Và chúng ta là những người bị sợ hãi. Chúng ta nói, "Nếu tôi bắt đầu nhảy múa thì vợ tôi, người đang ở đây, sẽ nói gì? Con tôi, người đang ngồi cạnh tôi, sẽ nói gì?" Chúng ta nói, "Nếu tôi nhảy múa thì chồng tôi sẽ nghĩ gì về tôi? Anh ấy sẽ nói rằng tôi đã phát điên." Nếu nỗi sợ này có đó, không thể có tiến bộ nào trong cuộc hành trình bên trong được.
Ngoài các tư thế và điệu bộ thân thể - asanas và mudras - nhiều thứ khác cũng xảy ra.
Tôi biết một người vốn là một nhà tư tưởng. Anh ấy đã tới thăm một số thánh nhân và sannyasins, các tu viện và đạo tràng. Anh ấy đã tới tôi quãng sáu tháng trước đây. Anh ấy nói rằng mặc dầu anh ấy hiểu mọi điều, chẳng cái gì xảy ra cả. Tôi nói với anh ấy rằng bản thân anh ấy đã không cho phép mọi thứ được xảy ra. Anh ấy trở nên trầm ngâm khi nghe thấy điều đó, và rồi nói, "Điều này chưa xuất hiện cho tôi trước đây. Có lẽ thầy là phải. Nhưng một lần tôi đã tham gia vào việc thiền do thầy hướng dẫn và tôi đã nghe ai đó khóc làm cho tôi phải thận trọng. Tôi đã ngồi thẳng dậy để khỏi bật khóc. Tôi sợ điều mọi người sẽ nói."
Tôi nói với anh ta, "Bạn phải thu xếp gì với mọi người? Những người này là ai, người ở đằng sau mọi người? Họ sẽ không cứu bạn khỏi cái chết khi bạn tiến tới cánh cửa của cái chết. Và họ sẽ không chia sẻ khổ của bạn khi bạn trong khổ. Và họ sẽ không chiếu sáng con đường của bạn khi bạn lạc nó trong bóng tối. Nhưng họ xô tới ngăn cản khi ngọn đèn của bạn sắp được thắp lên. Sau rốt ai là những người này? Ai là người tới để chắn đường bạn? Người đó không phải là ai khác hơn bạn. Bạn biến nỗi sợ của riêng mình thành 'mọi người'. Bạn phóng chiếu nỗi sợ của riêng mình thành tất cả mọi người xung quanh bạn."
Thế rồi anh ấy nói, "Điều đó là rất có thể. Nhưng tôi thực sự e ngại khi tôi thấy ai đó khóc, và tôi trở nên bồn chồn khi điều như thế xảy ra với tôi nữa." Tôi nói với anh ấy, "Bạn đi tới nơi đơn độc trong một tháng đi và buông bỏ bản thân mình và để cho bất kì cái gì xảy ra thì xảy ra." Anh ấy nói, "Thầy muốn nói điều gì vậy?" Và tôi giải thích, "Nếu bạn cảm thấy thích thốt ra lời tục tĩu, làm điều đó đi. Nếu bạn cảm thấy thích hét lên, kêu khóc, la hét, cứ để điều đó xảy ra. Nếu bạn cảm thấy thích nhảy múa, nhảy múa đi, và nếu bạn thích chạy, chạy đi. Và trong trường hợp bạn thích phát rồ, phát rồ lên trong một tháng đi." Anh ta xen vào, "Tôi không thể thế được." Khi tôi hỏi tại sao, anh ta nói, "Nếu tôi làm như thầy nói, nếu tôi buông bỏ bản thân mình hoàn toàn, nếu tôi trở thành tự nhiên và tự phát, tôi sợ tôi có thể thực sự phát điên mất."
Tôi nói với anh ấy, "Điều đó sẽ chẳng tạo ra bất kì cái gì khác biệt nếu bạn giữ cho cái điên khùng của mình bị kìm nén; nó vẫn có đó. Nó sẽ đi nếu bạn cho phép nó bày tỏ bản thân nó, và nó sẽ còn lại với bạn mãi mãi nếu bạn kìm nén nó."
Tất cả chúng ta đều đã kìm nén nhiều. Chúng ta đã không cho phép bản thân mình được khóc và cười; chúng ta đã không cho phép bản thân mình được chạy hay chơi hay nhảy múa. Chúng ta đã kìm nén mọi thứ. Chúng ta đã đóng tất cả mọi cánh cửa của mình từ bên trong, và chúng ta đã trở thành tù nhân và lính gác riêng của mình. Chúng ta sẽ phải mở tất cả các cánh cửa ra vào và cửa sổ của mình nếu chúng ta muốn đi ra ngoài và gặp Thượng đế. Nhưng thế thì cái sợ sẽ tấn công chúng ta, bởi vì tất cả mọi điều chúng ta đã kìm nén sẽ trồi lên bề mặt. Nếu bạn đã kìm nén nước mắt thì chúng sẽ chảy ra, và nếu bạn đã kìm nén tiếng cười, thì nó sẽ tới. Cứ để chúng đi ra đi, và để cho chúng bị gột sạch.
Chúng ta ở đây, tại chỗ đơn độc này, sao cho nỗi sợ mọi người sẽ không ảnh hưởng tới chúng ta. Và những cây thông này sẽ không bị xúc phạm đâu, chúng sẽ chẳng nói ra điều gì. Thay vì thế chúng sẽ hài lòng với bạn. Và sóng của đại dương nữa cũng chẳng bị xúc phạm gì. Chúng không sợ điều gì. Chúng gầm lên khi chúng cảm thấy muốn gầm và chúng đi ngủ khi chúng muốn ngủ. Và những cát này ở đây cũng vậy sẽ không phản đối bất kì điều gì.
Buông bỏ hoàn toàn bản thân bạn và để bất kì cái gì xảy ra bên trong bạn cứ xảy ra. Đừng kháng cự lại. Nhảy múa nếu bạn cảm thấy thích nhảy múa, và hét lên nếu bạn cảm thấy thích hét. Nếu bạn cảm thấy thích chạy, thì chạy. Và thậm chí ngã xuống nếu bạn cảm thấy thích ngã. Buông bỏ bản thân mình theo đủ mọi cách. Và nếu bạn làm như vậy thì bạn bỗng nhiên sẽ thấy rằng năng lượng nào đó bên trong bạn đã bắt đầu đi lên dưới dạng xoắn ốc, một lực nào đó đã bắt đầu thức dậy. Và bạn cũng sẽ thấy rằng tất cả những cánh cửa đóng đã bắt đầu nhường lối. Đừng để bất kì sợ hãi nào tấn công bạn trong khoảnh khắc đó. Là một toàn bộ với chuyển động bên trong đó, với điệu vũ của năng lượng đang tuần hoàn đó; làm mất bản thân mình hoàn toàn vào bên trong chúng. Thế thì điều này có thể xảy ra.
Nó xảy ra một cách dễ dàng. Nhưng bạn không sẵn sàng buông bỏ. Và điều kì lạ là những điều rất nhỏ bé ngăn trở bạn, kìm giữ bạn. Cái ngày bạn sẽ đạt tới và nhìn lại bạn sẽ chỉ phì cười vào những điều tí hon đó mà bạn đã cho phép ngáng đường mình. Thôi thì thế cũng được nếu chúng là cái gì đó to tát, nhưng chúng thực sự là những thứ tí hon.
Nếu bất kì ai trong các bạn phải hỏi bất kì câu hỏi nào, hỏi đi và chúng ta sẽ thảo luận chúng một chốc. Thế rồi chúng ta sẽ ngồi thiền. Các bạn có thể nêu bất kì câu hỏi nào các bạn có.
Một bạn hỏi: nếu mọi thứ trong tự nhiên là vô ý định, thì sao một mình con người phải sống có ý định?
Chắc chắn, nếu bạn có thể vứt bỏ mọi thứ có ý định, thì không thể có ý định nào lớn hơn điều này. Nếu bạn có thể tự nhiên, đó là điều cao nhất.
Nhưng con người đã trở thành phi tự nhiên tới mức chỉ để quay trở về với tự nhiên con người sẽ cần có ý định - ý định là tự nhiên. Đây là điều không may mắn. Và điều tôi đang nói chính là điều này: từ bỏ mọi thứ, buông bỏ. Nhưng, vào khoảnh khắc đó, các ý định đã nắm bắt chúng ta mạnh tới mức ngay cả việc từ bỏ chúng cũng sẽ phải được biến thành một ý định. Chúng ta sẽ phải từ bỏ chúng, và để từ bỏ chúng chúng ta sẽ phải làm nỗ lực, mặc dầu việc từ bỏ không cần nỗ lực. Nỗ lực nào cần có nếu bạn phải từ bỏ cái gì đó?
Đúng là không có ý định ở đâu cả. Nhưng tại sao? Lí do không phải là tự nhiên là vô ý định; lí do là ở chỗ cái đang hiện hữu, thì vẫn hiện hữu, và không có ý định nào ở bên cạnh nó, ở ngoài nó.
Bông hoa đã nở. Nó không nở vì bất kì ai, mà cũng không nở để được bán trong chợ. Nó đã không nở để cho khách qua đường có thể dừng lại và tận hưởng hương thơm của nó. Nó cũng đã không nở để được huân chương vàng hay để là đồ trang trí như padmashree. Bông hoa chỉ nở thôi, bởi vì việc nở hoa là niềm vui riêng của nó rồi. Việc nở hoa là ý định của việc nở hoa; nó là ý nghĩa riêng của nó. Cho nên bạn có thể nói rằng nó đã nở hoa mà không có ý định nào. Và một thứ chỉ có thể nở hoa đầy đủ nếu nó nở hoa mà không có ý định nào, bởi vì nơi có ý định thì tất yếu sẽ có trở ngại nào đó.
Nếu một bông hoa đã nở cho khách qua đường nào đó nhìn nó, thế thì điều gì sẽ xảy ra nếu không khách qua đường nào nhìn? Trong trường hợp đó bông hoa này sẽ không nở; nó sẽ chờ đợi khách qua đường tới. Nhưng nếu một bông hoa từ chối nở trong một thời gian dài, điều đó chỉ có thể nếu nó không thể nở ngay cả khi khách qua đường tới. Bởi vì thế thì thói quen không nở hoa, thói quen vẫn còn đóng sẽ trở thành quá mạnh.
Bông hoa nở đầy đủ bởi vì nó không có ý định về bất kì cái gì.
Con người nên giống như thế này. Nhưng khó khăn với con người là ở chỗ con người đã dừng mang tính tự nhiên, con người đã trở thành hoàn toàn phi tự nhiên. Và nếu con người phải trở về với tính tự nhiên của mình, tính tự phát của mình, việc trở lại này sẽ là một ý định.
Khi tôi nói về ý định điều đó giống thế này - Nếu bạn bị gai đâm vào chân, nó phải được lấy ra nhờ một chiếc gai khác. Bây giờ ai đó tới tôi và nói, "Không có gai trong chân tôi, vậy sao tôi phải lấy nó ra?" Tôi sẽ bảo người đó, "Vì vấn đề không phát sinh tại sao bạn nêu ra câu hỏi này?" Câu hỏi này đơn giản không phát sinh, vì không có gai trong chân. Nhưng trong trường hợp nó có đó, chiếc gai khác sẽ là cần thiết để lấy nó ra."
Người bạn này cũng có thể nói rằng vì một chiếc gai gây đau đớn thế sao tôi yêu cầu anh ta ấn thêm chiếc khác vào chân anh ta? Đúng là chiếc gai thứ nhất gây ra đau đớn, nhưng nó không thể được lấy ra nếu không có chiếc khác. Tất nhiên, bạn phải thấy rằng bạn không cắm chiếc gai thứ hai vào thịt mình do cảm thấy biết ơn nó, rằng nó là đủ tốt để giúp bạn gạt bỏ chiếc gai thứ nhất. Điều đó sẽ có hại. Một khi chiếc gai này được lấy ra rồi, cả hai chiếc gai đều phải bị vứt đi cùng nhau.
Một khi cuộc sống phi tự nhiên của chúng ta trở lại thành tự nhiên, cần gạt sang bên cái tự nhiên cùng cái phi tự nhiên, bởi vì để hoàn toàn tự nhiên, ngay cả ý nghĩ về tự nhiên sẽ phải ra đi. Thế thì bất kì cái gì sẽ hiện hữu, sẽ hiện hữu.
Không, tôi không nói rằng ý định là cần thiết. Nhưng tôi nói về ý định bởi vì các bạn đã thu thập bao nhiêu ý định trong cuộc sống của mình rồi. Các bạn có bao nhiêu gai trong thịt mình, và những gai này có thể bị loại bỏ đi chỉ với sự giúp đỡ của những chiếc gai khác.
Cùng người bạn này hỏi liệu tinh thần, mana, trí tuệ, buddhi, chất liệu tâm trí, chitta, và bản ngã, ahankara, có là các thực thể tách biệt không hay chúng là những cái tên khác nhau cho cùng một điều. Anh ấy cũng muốn biết liệu chúng có khác với atman hay linh hồn không, hay chúng là một với nó, và liệu chúng là ý thức hay vô thức. Anh ấy cũng muốn biết ý thức là gì và vô ý thức là gì, và những chỗ đặc biệt của chúng trong cuộc sống.
Điều đầu tiên là ở chỗ trong thế giới này, vật chất và ý thức không phải là hai điều tách biệt. Điều chúng ta gọi là vật chất là ý thức đang ngủ và điều chúng ta biết như ý thức thì là vật chất đã thức tỉnh. Trong thực tế vật chất và tinh thần không khác nhau; chúng là những biểu lộ khác nhau của cùng một thứ. Sự tồn tại là một, và cái một đó là Thượng đế hay brahman hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Khi cái một đó ngủ, nó dường như là vật chất, còn khi thức dậy nó là tinh thần, hay ý thức. Cho nên bạn đừng coi vật chất và tinh thần là những thực thể tách biệt; chúng chỉ là những từ tiện dụng. Chúng không thực sự khác nhau.
Ngay cả khoa học cũng đã đi  tới kết luận rằng không có thứ gì như vật chất. Chuyện buồn cười thế rằng năm mươi năm trước đây Nietzsche đã tuyên bố rằng Thượng đế chết rồi, và năm mươi năm từ nay khoa học sẽ phải công bố rằng Thượng đế có thể hay không thể chết nhưng vật chất thì chắc chết. Khi khoa học đi ngày một sâu hơn vào trong vật chất nó thấy rằng vật chất không còn nữa và chỉ năng lượng còn lại, chỉ mỗi năng lượng hiện hữu.
Cái còn lại sau việc nổ hay việc phân chia nguyên tử chỉ là các hạt năng lượng. Và điều chúng ta biết như điện tử, protons và neutrons đều là các hạt điện. Trong thực tế, gọi chúng là hạt điện cũng không đúng, bởi vì hạt hàm ý vật chất. Các nhà khoa học phải tìm ra một từ mới, từ quanta - lượng tử, mang một ngụ ý khác hẳn. Lượng tử vừa là hạt vừa là sóng. Khó mà hiểu được một vật có thể vừa là hạt vừa là sóng đồng thời, nhưng lượng tử là cả hai. Đôi khi nó hành xử như hạt - cái là vật chất; và đôi khi nó hành xử như sóng - cái là năng lượng. Sóng và năng lượng là hành vi của cùng một lượng tử.
Khi khoa học đào sâu nó thấy rằng chỉ năng lượng là hiện hữu, và khi tâm linh tìm tòi sâu nó thấy rằng chỉ tâm linh hay atman hay linh hồn là hiện hữu. Và linh hồn là năng lượng. Thời gian sắp tới nơi rồi khi việc tổng hợp khoa  học và  tôn giáo sẽ được đạt  tới, và khoảng cách vẫn phân tách chúng sẽ đơn giản biến mất. Khi lỗ hổng giữa vật chất và Thượng đế đã được chứng minh là sai, thì lỗ hổng giữa khoa học và tôn giáo không thể tồn tại lâu được. Nếu vật chất và tinh thần không phải là hai, thì làm sao tôn giáo và khoa học có thể là hai được? Tách biệt của khoa học và tôn giáo đã phụ thuộc vào tách biệt của vật chất và tinh thần.
Với tôi, chỉ một là hiện hữu; hai đơn giản không tồn tại. Không có chỗ cho nhị nguyên; cho nên câu hỏi về vật chất và tinh thần không nảy sinh. Nếu bạn thích ngôn ngữ của vật chất, bạn có thể nói rằng mọi thứ đều là vật chất. Và nếu bạn thích ngôn ngữ của tinh thần hay ý thức, bạn có thể nói rằng mọi thứ đều là tâm thức. Tôi là người ưa thích ngôn ngữ của tâm thức. Nhưng sao tôi ưa thích nó? Bởi vì, theo cách nhìn của tôi, người ta bao giờ cũng nên ưa thích ngôn ngữ của cái cao hơn, cái có khả năng lớn hơn; người ta không nên ưa thích ngôn ngữ của cái thấp hơn, nơi khả năng ngày một ít.
Chẳng hạn chúng ta có thể nói rằng chỉ hạt mầm hiện hữu, và cây không hiện hữu. Và cũng không sai mà nói vậy, bởi vì cây chỉ là biến đổi của hạt mầm. Nhưng có nguy cơ bao hàm trong phát biểu này. Nguy cơ là ở chỗ hạt mầm nào đó có thể nói, "Nếu chúng ta là hạt mầm mãi, thì tìm kiếm để trở thành cây làm gì? Chúng ta sẽ cứ còn như chúng ta hiện thế đi; chúng ta sẽ còn là hạt mầm." Cho nên sẽ tốt hơn nếu chúng ta nói rằng chỉ cây là hiện hữu, chứ không phải hạt mầm. Thế thì khả năng cho hạt mầm trở thành cây vẫn còn đó.
Tôi ưa thích ngôn ngữ của tâm thức, để cho cái đang ngủ có thể thức dậy, khả năng này nên sẵn có.
Có tương tự giữa duy vật và duy linh; cả hai đều chấp nhận chỉ một - hoặc vật chất hoặc tinh thần. Nhưng cũng có khác biệt nữa. Trong khi người duy vật chấp nhận những thứ sơ đẳng và do vậy bị tước đi điều tối thượng, thì người duy linh chấp nhận điều tối thượng có bao hàm cả điều sơ đẳng trong nó. Nó tất cả đều bao hàm; nó không loại trừ cái gì. Tôi yêu ngôn ngữ của duy linh; và do đó tôi nói rằng mọi thứ đều là tâm thức. Tâm thức ngủ là vật chất, và tâm thức thức là tâm thức. Tất cả đều là tâm thức.
Điều thứ hai người bạn này muốn biết là liệu tinh thần, trí tuệ, chất liệu tâm trí, và bản ngã - mana, buddhi, chitta và ahankara - có là các thực thể tách biệt không hay chúng là một. Chúng không là các thực thể tách biệt, chúng là nhiều khuôn mặt của cùng một tinh thần. Cũng giống như bạn hỏi liệu người bố, người con và người chồng có là những cá nhân tách biệt không - và tôi nói không, người đó là một và là cùng một người. Chúng ta biết rằng cùng một người là bố trong quan hệ với con mình, là con trong quan hệ với bố mình, và là chồng trong quan hệ với vợ mình. Cùng một người có thể là bạn với người này và là kẻ thù với người khác. Người đó có thể đẹp với người này và xấu với người khác. Và cùng một người có thể là chủ với người này và là người hầu với người khác. Nhưng anh ta là một và cùng một người. Trong trường hợp bạn không biết nhà người đó và người nào đó bảo bạn rằng anh ta thấy ông chủ của anh ta ở đó, rồi hôm khác người khác bảo bạn rằng người hầu của anh ta sống trong ngôi nhà đó, và vậy mà một hôm khác một thanh niên nói rằng bố anh ta sống ở đó, rồi một đàn bà thông báo cho bạn rằng chồng bà ấy là chủ ngôi nhà đó, thế thì bạn sẽ kết luận rằng nhiều người - ông chủ, người hầu, người bố và người chồng - đều sống trong ngôi nhà đặc biệt đó. Nhưng sự kiện là ở chỗ cùng một người đang đóng các vai khác nhau trong mối quan hệ với những người khác nhau.
Tinh thần chúng ta hành xử theo nhiều cách. Khi nó cảm thấy kiêu căng và nói, "Ta là mọi thứ còn người khác không là gì trước ta," thế thì tinh thần dường như là bản ngã. Đó là một cách hành xử của tinh thần. Nó là bản ngã khi nó nói, "Ta là mọi thứ." Khi nó tuyên bố, "Mọi người chỉ là số không trước ta," thì tinh thần là bản ngã.
Và khi tinh thần nghĩ, nhận thức, nó là trí tuệ. Nhưng khi nó không nghĩ hay nhận thức, khi nó đơn giản vẩn vơ, ngao du mà không có cảm giác định hướng gì, khi nó không tập trung, thì nó được gọi là chất liệu tâm trí, hay chitta. Trí tuệ là tinh thần có định hướng, như tinh thần của nhà khoa học đang ngồi trong phòng thí nghiệm của mình và nghĩ cách chẻ nguyên tử ra. Khi tinh thần di chuyển mà không có ý định và mục đích gì, khi nó là một loại mơ và mơ ngày, khi nó nghĩ về việc trở thành nhà tỉ phú hay tổng thống một nước, khi nó không tập trung, thế thì nó là chitta hay chất liệu tâm trí. Thế thì nó chỉ gợn sóng và lung linh, nó không mạch lạc và không có tổ chức. Và khi nó đi theo một hệ thống tư duy được lập hợp lí thì nó là trí tuệ.
Đây là nhiều cách thức của tinh thần. Nhưng nó tất cả đều là tinh thần.
Và người bạn này cũng muốn biết liệu tinh thần, trí tuệ, chất liệu tâm trí và bản ngã có tách biệt với linh hồn hay atman không.
Bạn có cho rằng khi có bão trong đại dương thì đại dương và bão là tách biệt không? Khi đại dương bị khuấy động và rối loạn, chúng ta gọi nó là bão. Tương tự khi linh hồn bị khuấy động và rối loạn, khi nó bất ổn, nó được gọi là tâm trí. Còn khi tâm trí yên lặng nó là linh hồn. Tâm trí là trạng thái bất ổn của linh hồn, và linh hồn là trạng thái yên tĩnh, bình lặng của tâm trí.
Nói cách khác, khi tâm thức bị quấy rối và khuấy động, khi nó bị náo động và huyên náo, nó là tâm trí. Đó là lí do tại sao bạn trong tâm trí lâu thế mà bạn vẫn không thể nhận biết được về atman, hay linh hồn. Và với cùng lí do tâm trí dừng hiện hữu khi nó ở trong thiền. Nhưng việc dừng lại nghĩa là gì? Nó có nghĩa là những con sóng mãnh liệt trong biển cả của linh hồn đã trầm lắng xuống. Chỉ thế thì bạn mới biết bạn là linh hồn. Chừng nào bạn còn bị rối loạn và bất ổn, bạn chỉ biết mình là tâm trí mà thôi.
Tinh thần bất ổn xuất hiện dưới nhiều dạng - đôi khi như bản ngã, đôi khi như trí tuệ và đôi khi như chất liệu tâm trí. Đây là những khuôn mặt khác nhau của cùng một tâm trí bất ổn.
Atman và tinh thần không tách biệt. Atman và thân thể nữa cũng không tách biệt; bởi vì chất liệu, bản chất, thực tại là một, và tất cả những điều này là những biến đổi của cùng một thứ. Và nếu bạn biết cái một, tất cả mọi xung khắc với thân thể hay tâm trí, tất cả mọi cuộc xung đột đi tới chấm dứt. Một khi bạn nhận ra cái một, thế thì một mình nó còn lại. Thế thì cái một trú ngụ trong Rama cũng như trong Ravana. Thế thì bạn sẽ không tôn thờ Rama và giết Ravana. Thế thì bạn sẽ tôn thờ cả hai hay giết cả hai; bởi vì cùng một điều ngụ trong cả hai - Rama và Ravana.
Điều bản chất là một, cách diễn đạt của nó là vô hạn. Chân lí là một, hình dạng của nó là nhiều. Sự tồn tại là một; các khuôn mặt và cử chỉ của nó là vô số.
Nhưng bạn không thể hiểu được điều đó nếu bạn tiếp cận nó như một triết lí. Bạn có thể hiểu nó chỉ nếu bạn tiếp cận nó theo kinh nghiệm. Tất cả điều này tôi nói chỉ để giải thích điều đó cho bạn; việc giải thích này không thể trở thành việc biết của bạn, kinh nghiệm của bạn được. Bạn sẽ phải biết nó cho chính mình. Và khi bạn đi vào trong cái một và biết nó, bạn sẽ kêu lên, "Trời đất, điều mình đã biết như thân thể là ngài; điều mình đã biết như tâm trí là ngài, và điều mình đã biết như atman cũng chính là ngài!"
Với việc biết, chỉ cái một còn lại. Và cái một này bao la, mênh mông đến mức tất cả các lỗ hổng giữa người biết và cái được biết đều biến mất. Tại đó người biết và cái được biết trở thành một. Một  trong  các rishis, các nhà tiên tri của Upanishad hỏi, "Ai là người biết có đó? Ai là người được biết? Ai là người thấy? Ai là người được thấy? Ai là người đã kinh nghiệm? Và ai là người được kinh nghiệm?" Không, ngay cả phân biệt này cũng không có để bạn có thể phân biệt người biết với cái được biết, để bạn có thể nói có hai. Ngay cả người kinh nghiệm cũng dừng hiện hữu. Tất cả mọi khoảng cách, tất cả mọi lỗ hổng, tất cả mọi phân tách đơn giản tan biến.
Nhưng ý nghĩ không thể sống được nếu thiếu việc tạo ra lỗ hổng và khoảng cách. Ý nghĩ nhất định tạo ra khoảng cách. Nó sẽ nói đây là thân thể, đây là tâm trí, đây là linh hồn và đây là Thượng đế. Nó sẽ làm sai biệt giữa thân thể và tâm trí, giữa linh hồn và Thượng đế. Ý nghĩ sẽ đem vào lỗ hổng và sự phân chia vốn không có.
Tại sao? Bởi vì ý nghĩ không thể chứa đựng và hàm chứa cái toàn bộ, cái toàn thể, trong một mẩu. Nó là khe hở rất nhỏ để qua đó mọi thứ có thể được thấy từng phần một. Nếu có một toà nhà lớn chỉ với một khe hở nhỏ trong các bức tường của nó và tôi cố gắng nhìn qua đó, tôi có thể thấy toàn thể ngôi nhà được không? Không, ban đầu cái ghế sẽ được nhìn thấy, và thế rồi đến cái bàn, và rồi người chủ nhà, và vân vân và vân vân. Qua một khe hở nhỏ ngôi nhà chỉ có thể được thấy từng mảnh một, không bao giờ có thể thấy toàn thể ngôi nhà, bởi vì khe hở rất nhỏ. Nhưng thế rồi tôi phá vỡ bức tường ra và đi vào trong nhà, và bây giờ toàn thể ngôi nhà được thấy cùng nhau.
Ý nghĩ là kẽ hở rất nhỏ trong tâm trí mà qua đó chúng ta cố gắng tìm ra chân lí. Qua ý nghĩ, chân lí được thấy theo từng mảnh; chân lí bị phân mảnh. Nhưng khi bạn vứt bỏ ý nghĩ và đi vào không gian không ý nghĩ, cái là thiền, thì cái toàn bộ được quan sát. Và cái ngày mà cái toàn thể, cái toàn bộ được thấy, chúng ta kêu lên, "Jesus ơi, nó tất cả là một được thấy trong vô hạn hình dạng!"
Nhưng điều này là có thể chỉ qua kinh nghiệm.
Một người bạn khác muốn biết tôi đã đi vào thiền bao nhiêu năm.
Đi vào thiền xảy ra chỉ trong một khoảnh khắc, mặc dầu người ta phải chờ đợi tại cửa của nó nhiều kiếp. Việc đi vào là vấn đề của khoảnh khắc. Ngay cả "khoảnh  khắc"  cũng  không  phải  là  từ  đúng, bởi vì khoảnh khắc là quá dài. Nếu tôi nói rằng nó xảy ra trong một phần nghìn của khoảnh khắc, điều đó nữa cũng sẽ sai, bởi vì cho dù là một phần nghìn thì cũng là thời gian. Thực tế, thiền là đi vào trong vô thời gian, vào vô thời. Khi thời gian dừng lại, việc đi vào trong thiền xảy ra, thiền xảy ra.
Cho nên nếu ai đó nói rằng anh ta phải mất một giờ hay một năm để đi vào trong thiền, anh ta sai - bởi vì khi người ta thực sự đi vào thiền, thời gian dừng hiện hữu, thời gian không còn đó nữa. Thiền siêu việt lên trên thời gian, nó là ở ngoài thời gian. Tất nhiên bạn có thể để bất kì số kiếp nào ở ngoài ngôi đền của thiền, đi vòng quanh ngôi đền vô vàn lần; nhưng đó không phải là đi vào trong nơi tôn nghiêm bên trong của nó.
Tôi nữa, cũng đã dành nhiều kiếp đi vòng quanh ngôi đền của thiền, nhưng đấy không phải là đi vào. Khi tôi đi vào, điều đó đã xảy ra trong vô thời gian, nó xảy ra không có thời gian, nó xảy ra một cách vô thời, nó xảy ra trong tính vô thời gian.
Câu hỏi mà bạn đã nêu ra hơi khó đấy. Nếu người ta mà tính tới thời gian dành cho vùng bên ngoài ngôi đền, thì nó sẽ tới vô lượng kiếp. Ngay cả việc tính toán cũng khó, vì đó là thời gian vô cùng dài; nó là không tính nổi. Nhưng nếu bạn chỉ lấy sự kiện đi vào để xem xét, thì không thể nói dưới dạng thời gian được, vì nó xảy ra ở giữa hai khoảnh khắc. Nó xảy ra khi một khoảnh khắc này vừa qua và khoảnh khắc tiếp còn chưa tới; nó xảy ra trong lỗ hổng giữa hai khoảnh khắc. Nó bao giờ cũng xảy ra trong lỗ hổng giữa hai khoảnh khắc.
Đó là lí do tại sao không thể nói được mất bao nhiêu thời gian với tôi để vào thiền. Không mất thời gian chút nào cả. Không thể mất thời gian được, bởi vì bạn không thể đi vào cái vĩnh hằng qua thời gian được. Cái ở bên ngoài thời gian không thể được biết qua thời gian.
Tôi hiểu điều bạn nói. Bạn có thể la cà quanh ngôi đền lâu bao nhiêu tuỳ thích. Đó là một loại đi vòng tròn; người ta có thể làm như vậy. Chẳng hạn, tôi vẽ một vòng tròn với một tâm, và yêu cầu ai đó đạt tới trung tâm. Nhưng cho dù người đó có đi trên vòng tròn hết kiếp này đến kiếp khác, người đó sẽ chẳng bao giờ đạt tới được tâm; dù người đó có thể đi nhanh thế nào, người đó cũng không thể làm được điều đó. Cho dù máy bay cũng chẳng ích lợi gì. Bất kì điều gì người đó có thể làm - người đó có thể dành bất kì khối lượng năng lượng nào mình có, nhưng nếu người đó cứ đi ở vòng tròn, người đó sẽ không bao giờ, không bao giờ đạt tới được tâm. Và dù người đó ở bất kì đâu trên vòng tròn, người đó bao giờ cũng ở một khoảng cách, bằng nhau tới tâm. Cho nên việc biết người ta chạy nhanh đến đâu cũng là vô nghĩa. Người đó vẫn cứ ở vòng tròn nơi mà khoảng cách từ người đó tới tâm bao giờ cũng là một. Và cũng khá kì lạ là cùng khoảng cách đó khi người đó thậm chí không bắt đầu cuộc đua.
Nếu người ta định đạt tới tâm, người ta có thể làm như vậy chỉ bằng cách rời bỏ vòng tròn. Người đó sẽ phải dừng chạy và lấy cú nhảy. Và khi người đó đã đạt tới tâm và bạn hỏi người đó phải mất bao lâu để chạy trong vòng tròn để đạt tới tâm, người đó sẽ nói gì? Người đó sẽ nói rằng mình đã đi rất nhiều, rất nhiều hành trình ở vòng tròn, nhưng người đó không thể đạt tới được. Nếu bạn hỏi người đó về chiều dài của cuộc hành trình trước khi người đó làm điều đó, người đó sẽ nói rằng bất kì chiều dài hành trình nào cũng đều vô dụng, người đó không thể đạt tới qua cuộc hành trình được. Người đó sẽ nói rằng người đó chỉ đạt tới khi bỏ mọi cuộc hành trình và lấy bước nhảy lượng tử.
Cho nên không thành vấn đề chút nào về chiều dài thời gian và không gian trong thiền. Thiền không xảy ra trong thời gian. Tất cả chúng ta đã dành ra nhiều và nhiều thời gian. Và tất cả chúng ta đã làm phí hoài mọi lượng thời gian. Và cái ngày thiền sẽ xảy ra cho bạn, bạn nữa cũng sẽ không thể nói được nó tốn bao nhiêu thời gian. Không, đó không phải là vấn đề thời gian chút nào.
Ai đó hỏi Jesus, "Người ta có thể ở trên thiên đường của ông được bao lâu?" Jesus nói rằng đó là câu hỏi khó, và thế rồi ông ấy nói, "Thời gian sẽ không còn nữa." Jesus nói với người đó, "Nếu ông muốn biết ông có thể ở bao lâu trong vương quốc của Thượng đế thì ông đang thực sự đặt ra một câu hỏi khó rồi, bởi vì sẽ không có thời gian nữa. Cho nên làm sao thời gian có thể được tính toán?"
Cũng tốt để hiểu rằng điều chúng ta biết như thời gian được gắn một cách không thể chuyển đổi được với buồn của chúng ta, với bất hạnh của chúng ta, với khổ của chúng ta. Và không có thời gian trong phúc lạc; phúc lạc và vô thời gian. Đo thời gian là đo nỗi khổ của bạn. Bạn càng bất hạnh thì bạn càng có thời gian dài hơn. Nếu ai đó trong gia đình bạn đang trên giường chết, chờ đợi sự kết thúc của mình, và lúc đó là ban đêm, đêm đó sẽ trở thành quá dài. Mặc dầu đêm sẽ không tạo ra khác biệt cho chiếc đồng hồ tường hay lịch trên bàn, nhưng với người đang ngồi tại mép giường của người yêu sắp chết, nó sẽ trở thành dài đến mức nó sẽ dường như là vô tận. Người này tự hỏi liệu đêm có đi tới chấm dứt chút nào không, nếu mặt trời lên và một ngày khác bắt đầu. Và dường như với người đó thì dù đêm dài đồng hồ vẫn báo cùng giờ, và người đó tự hỏi liệu đồng hồ có dừng lại không hay kim của nó có đi chậm không. Cho dù đó là về thời gian, gần tới sáng cho một tờ lịch rơi ra, người này vẫn cảm thấy rằng đêm đang ngày một dài hơn; nó là vô tận.
Bertrand Russell đã nói ở đâu đó rằng nếu ông ấy mà phải ra toà án luật vì mọi tội lỗi ông ấy đã phạm phải và cũng vì những tội lỗi mà ông ấy có ý định phạm vào, nhưng mà chưa phạm, cho dù một quan toà nghiêm khắc nhất cũng không tuyên án ông ấy nhiều hơn bốn tới năm năm tù; nhưng Jesus nói rằng tội nhân sẽ phải chịu đầy địa ngục vĩnh viễn. Điều này là rất rất không công bằng. Ông ấy nói rằng cho dù tội lỗi ông ấy chỉ có ý định phạm phải thôi - ông ấy chỉ mới nghĩ tới chúng thôi - mà có được thêm vào danh sách các tội ông ấy đã thực tế phạm phải, thì toà án nghiêm khắc nhất cũng không phạt ông ấy nhiều hơn bốn tới năm năm tù. "Nhưng toà án của Jesus sẽ đầy tôi vào địa ngục đến vĩnh viễn, điều đó quá đáng."
Russell chết rồi, bằng không thì tôi muốn bảo ông ấy rằng ông ấy đã không hiểu điều Jesus ngụ ý nói. Điều Jesus nói là thế này: rằng nếu người ta mà sống trong địa ngục một khoảnh khắc thôi, thì khoảnh khắc đó sẽ dường như chính bản thân điều vĩnh viễn. Khổ bởi bản chất của nó là đến mức nó dường như vô tận, dường như nó sẽ không bao giờ đi tới chấm dứt.
Khổ kéo dài thời gian, trong khi hạnh phúc làm ngắn lại thời gian. Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng hạnh phúc là ngắn ngủi, nhất thời. Không nhất thiết là hạnh phúc phải kéo dài chỉ một khoảnh khắc, nhưng người ta cảm thấy nhất thời bởi vì trong hạnh phúc thời gian bị ngắn lại; nó bị ngắn lại. Không phải là hạnh phúc bao giờ cũng thoáng qua. Nó có thể có khoảng thời gian dài hơn, nhưng nó bao giờ cũng được cảm thấy thoáng qua bởi vì trong hạnh phúc, thời gian co lại. Ngay cả khi bạn gặp người yêu của mình, thời gian cho phân tách vẫn tới; người đó dường như sắp rời bỏ bạn vào khoảnh khắc người đó tới. Hoa nở chẳng mấy chốc bắt đầu héo đi. Cho nên kinh nghiệm về hạnh phúc bao giờ cũng vắn tắt, bởi vì bản chất của thời gian trong hạnh phúc là như vậy. Đồng hồ vẫn còn như vậy và lịch cũng vẫn còn như vậy; chúng không bị ảnh hưởng bởi hạnh phúc của bạn; nhưng với bạn hạnh phúc làm ngắn thời gian về mặt tâm lí.
Và thời gian trong phúc lạc biến mất; nó không bị ngắn đi không bị dài ra. Trong phúc lạc thời gian đơn giản không tồn tại. Khi bạn trong phúc lạc, thời gian sẽ dừng hiện hữu với bạn. Trong thực tế, thời gian và khổ là hai cái tên của cùng một điều. Thời gian là cái tên khác cho khổ. Thời gian và khổ là đồng nghĩa. Về mặt tâm lí thời gian có nghĩa là khổ; và đó là lí do tại sao chúng ta nói phúc lạc ở ngoài thời gian. Cái ở ngoài thời gian không thể được tìm thấy qua thời gian.
Tôi đã lang thang đủ rồi, cũng nhiều như bất kì ai trong các bạn đã làm; và phần đáng quan tâm của nó là ở chỗ việc lang thang này dài tới mức khó mà nói được ai đã lang thang ít hơn và ai thì nhiều hơn. Mahavira và Phật đạt tới chứng ngộ từ hai mươi nhăm thế kỉ trước; Jesus đã có nó hai nghìn năm trước, và Shankara chỉ một nghìn năm trước. Nhưng nếu ai đó nói rằng Shankara đã phải lang thang ít hơn một trăm năm, thì người đó nói sai, bởi vì việc lang thang là vô hạn.
Chẳng hạn, bạn ở Bombay và bạn tới đây tới Nargol bằng việc đi qua một khoảng cách một trăm dặm. Nhưng với ngôi sao đó là khoảng cách vô  hạn  với chúng ta, bạn không đi chút nào. Trong quan hệ với ngôi sao đó bạn vẫn ở nơi bạn đang ở. Chẳng khác biệt gì cho ngôi sao đó nếu bạn đã đi một trăm dặm từ Bombay. Nếu bạn tính tới ngôi sao đó thì bạn đã chẳng chuyển động chút nào. Khoảng cách của bạn tới ngôi sao đó vẫn còn như vậy ở Nargol cũng như ở Bombay. Ngôi sao đó ở xa tới mức những khoảnh cách tí hon này chẳng tạo ra khác biệt gì cả.
Cuộc hành trình của các kiếp sống của chúng ta, của những việc sinh và tử của chúng ta dài thế, dài vô hạn tới mức nó chẳng tạo ra bất kì cái gì khác biệt dù người này đạt tới chứng ngộ hai mươi nhăm thế kỉ trước đây, người kia đạt tới năm trăm năm trước, và vậy mà người khác mới chỉ năm ngày hay năm giờ trước đây. Cái ngày chúng ta đạt tới trung tâm đó chúng ta kêu lên, "A ha, Phật bây giờ mới tới và Mahavira cũng chỉ mới vào, và Jesus cũng vậy, và chúng ta cũng vậy!"
Nhưng điều này hơi khó hiểu, bởi vì trong thế giới chúng ta đang sống, thời gian là rất quan trọng cho chúng ta. Thời gian có tầm quan trọng lớn trong thế giới của chúng ta. Đó là lí do tại sao câu hỏi này nảy sinh phải mất bao lâu cho người ta vào thiền. Nhưng đừng nêu ra câu hỏi này. Đừng nói về thời gian. Và dừng lang thang lại. Lang thang sẽ tốn thời gian. Đừng la cà quanh ngôi đền; đi vào nó đi.
Nhưng chúng ta sợ việc đi vào bên trong ngôi đền; chúng ta sợ điều có thể xảy ra ở đó. Ở bên ngoài đây mọi thứ đều được biết tới và quen thuộc. Bạn bè chúng ta, họ hàng, vợ, chồng và con cái, nhà cửa và xưởng thợ tất cả đều ở đây - bên ngoài ngôi đền. Bất kì điều gì chúng ta nghĩ là của riêng mình đều ở bên ngoài ngôi đền này. Còn ngôi đền này có điều kiện là người ta chỉ có thể vào nó toàn một mình thôi; không hai người nào có thể đi qua cánh cửa của nó cùng nhau được. Cho nên câu hỏi về việc đem đi cùng bạn gia đình bạn và nhà bạn, vợ và con bạn, sở hữu và của cải của bạn, địa vị và danh vọng của bạn, đơn giản không nảy sinh. Mọi thứ đều phải bỏ lại sau.
Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng tốt hơn cả là chúng ta lang thang quanh quẩn thêm chút nữa. Và như vậy chúng  ta cứ  lang  thang  mãi.  Chúng  ta  chờ  đợi khoảnh khắc cánh cửa của ngôi đền sẽ mở ra rộng hơn một chút và chúng ta sẽ vào đó với mọi thứ chúng ta có. Nhưng cánh cửa của ngôi đền này chẳng bao giờ mở cho nhiều hơn một người vào mỗi lúc. Chỉ một người mới có thể đi qua được nó. Và bạn không thể đem ngay cả địa vị hay danh vọng của mình đi cùng mình, bởi vì thế thì bạn sẽ là hai - bạn và danh vọng của bạn. Bạn thậm chí không thể mang cái tên của mình đi cùng mình được, bởi vì thế thì nó sẽ là hai - bạn và tên của bạn. Bạn không thể mang hành lí nào đi cùng mình; bạn tuyệt đối không thể mang được cái gì theo mình cả. Bạn phải đi tới đó trần trụi toàn bộ và một mình; chỉ thế thì bạn mới có thể vào được.
Bởi lí do này chúng ta cứ đi thơ thẩn mãi bên ngoài ngôi đền, chúng ta cắm trại bên ngoài, và chúng ta tự an ủi mình bằng cách nói rằng chúng ta gần Thượng đế thế, chúng ta không xa ngài. Nhưng dù bạn ở khoảng cách một mét hay một dặm hay một nghìn dặm tới ngôi đền, điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Nếu bạn ở ngoài nó, thì bạn vẫn ở ngoài rồi. Còn nếu bạn muốn đi vào trong, điều đó có thể xảy ra trong một phần nghìn giây. Nói một phần nghìn của một khoảnh khắc cũng là sai, thực sự bạn có thể đi vào thậm chí chẳng khoảnh khắc nào.
Để câu hỏi này là câu hỏi cuối cùng cho khoảnh khắc này. Nếu các bạn có thêm bất kì câu hỏi nào nữa, chúng ta sẽ nêu chúng vào buổi tối. Các bạn hỏi liệu có cái gì được biết như tri thức không hay việc biết tồn tại chỉ trong trạng thái thoát khỏi ý nghĩ và nó biến mất trong trạng thái của ý nghĩ.
Tri thức hay việc biết xảy ra khi ý nghĩ không có đó. Khi bạn thoát khỏi ý nghĩ thì bạn biết. Nhưng đã biết nó một lần, nó tồn tại trong mọi trạng thái. Nó tồn tại ngay cả trong trạng thái suy nghĩ. Thế thì không có cách nào để làm mất nó. Nhưng việc đạt tới của nó là có thể chỉ trong trạng thái không ý nghĩ. Để đạt tới nó bạn phải thoát khỏi ý nghĩ. Tại sao?
Lí do là ở chỗ những con sóng ý nghĩ không cho phép tâm trí trở thành tấm gương. Chẳng hạn, nếu bạn phải chụp bức ảnh bằng máy ảnh, bạn sẽ phải cẩn thận để cho máy ảnh không rung và để cho ánh sáng không vào nó. Nhưng một khi bức ảnh đã được chụp, bạn có thể rung rất mạnh máy ảnh và cho phép bất kì lượng ánh sáng nào vào nó. Thế thì không thành vấn đề gì. Nếu máy ảnh bị rung vào lúc chụp ảnh, mọi thứ sẽ hỏng. Tuy vậy, một khi bức ảnh đã được chụp rồi, vấn đề chấm dứt. Thế thì bạn có thể làm bất kì điều gì bạn muốn với máy ảnh, bạn có thể rung nó và nhảy múa với nó, điều đó sẽ không khác biệt gì cho bức ảnh.
Việc đạt tới tri thức xảy ra trong trạng thái tâm trí không cái gì chuyển động, khi mọi thứ đều êm ả và tĩnh lặng. Chỉ thế thì bức ảnh của việc biết mới thu được. Nhưng sau khi nó được thu lấy bạn có thể làm bất kì cái gì, bạn có thể rung và nhảy; cũng không tạo ra khác biệt. Tri thức chắc chắn thu được trong trạng thái vô ý nghĩ; nhưng sau khi nó được đạt tới, ý nghĩ không tạo ra khó khăn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ đạt tới nó thông qua ý nghĩ, thế thì nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra cả. Ý nghĩ sẽ ngăn trở nó, ngăn trở việc nhận ra nó. Nhưng ý nghĩ trở thành bất lực sau khi bạn đã nhận ra tri thức. Thế thì ý nghĩ bất lực và vô hiệu quả; nó không thể làm được gì cả.
Điều thú vị là tĩnh lặng của tâm trí là đòi hỏi chính cho việc nhận ra tri thức, nhưng một khi nó được nhận ra rồi thì lại chẳng cần cái gì sau nó cả. Nhưng đó là điều tới sau. Và cái tới sau không nên được đem lên trước, bằng không nó sẽ gây hại cho bạn. Nó sẽ gây hại cho bạn theo nghĩa là bạn có thể nghĩ rằng nếu ý nghĩ mà không là vấn đề về sau thì sao nó phải là vấn đề ngay bây giờ? Và điều đó sẽ thực sự có hại. Thế thì chúng ta sẽ làm rung máy ảnh và mọi thứ sẽ thành đống lộn xộn. Ngay cả một chiếc máy ảnh rung cũng có thể chụp ảnh được, nhưng nó sẽ không là bức ảnh đúng, không là bức ảnh chân thực. Mặc dầu qua ý nghĩ điều chúng ta bắt gặp là tri thức, nhưng nó không bao giờ là tri thức đúng, tri thức chân thực, bởi vì tâm trí mọi lúc đều không vững chắc, lung lay và rung rinh. Cho nên nó bóp méo mọi thứ.
Chẳng hạn, trăng trên trời và biển bên dưới dậy sóng. Ngay cả biển dậy sóng cũng sẽ phản xạ trăng nhưng nó sẽ phản xạ trăng theo nhiều mảnh; thay vì một trăng thì sẽ có cả nghìn lẻ một mảnh của nó rải rác khắp trên biển. Và nếu một người còn chưa thấy trăng thực trên trời, người đó không thể có hình ảnh đúng về trăng từ những phản xạ trên biển. Người đó sẽ thấy cả nghìn lẻ một mảnh trăng thay vào đó. Người đó sẽ bắt gặp vô vàn thành phần bàng bạc của trăng lan trên biển, nhưng từ chúng người đó không thể có ý tưởng gì về trăng thật. Một biển bất ổn, một biển trong rối loạn không thể phản xạ trăng đúng được. Nhưng một khi chúng ta có được hình ảnh đúng về trăng, chúng ta sẽ thấy và nhận ra nó ngay cả trong sóng rải rác của đại dương. Chúng ta sẽ nói, "Nó đấy."
Cho nên điều bản chất là ít nhất một lần chúng ta có hình ảnh đúng về chân lí hay Thượng đế. Một lần chúng ta biết ngài một cách đích thực, chúng ta có thể thấy ngài trong mọi  hình ảnh. Nhưng không có lần này, chúng ta không thể thấy được ngài ở bất kì đâu. Trong thực tế chúng ta gặp Thượng đế ở mọi nơi, nhưng chúng ta không thể nhận ra được ngài, chúng ta không thể nói rằng đây là ngài.
Tôi muốn giải thích điều đó bằng một giai thoại, và thế rồi chúng ta sẽ ngồi thiền.
Một sannyasin Hindu sống gần Sai Baba trong một thời gian lâu. Một sannyasin Hindu... và Sai sống trong một nhà thờ Hồi giáo. Không ai biết chắc liệu ông ấy là người Hindu hay người Hồi giáo. Chẳng cái gì chắc về những người như vậy. Khi ai đó hỏi han về ông ấy, ông ấy chỉ cười, nhưng tiếng cười chẳng nói lên điều gì ngoài việc người hỏi đó là ngốc.
Là một sannyasin Hindu ông ấy không thể sống trong nhà thờ Hồi giáo được, cho nên ông ấy đã chọn sống trong ngôi đền bên ngoài làng. Và ông ấy yêu và hết sức quí mến Sai Baba, ông ấy thân thiết với ông này lắm. Cho nên mọi ngày ông ấy đều nấu thức ăn cho Sai Baba, đem đồ ăn tới nhà thờ, cho ông này ăn và rồi trở về ngôi đền của mình và ăn bữa ăn của mình.
Một hôm Sai Baba nói với ông ấy, "Sao ông cứ ngày nào cũng đến mãi thế? Ông có thể cho ta ăn tại chỗ riêng của ông, vì ta tình cờ đi qua chỗ ông nhiều lần." Sannyasin này ngạc nhiên nói, "Thầy thực sự đi qua chỗ tôi sao? Tôi chưa bao giờ thấy thầy đi qua cả." Thế rồi Sai Baba nói, "Ông nên quan sát cẩn thận. Ta đi qua ngôi đền của ông vài lần mỗi ngày. Mai ta sẽ tới đó, cho nên ông cho ta ăn ở đó. Ông không cần tới đây."
Ngày hôm sau sư Hindu này nấu thức ăn và đợi Sai Baba tới. Ông ấy đợi khá lâu, mà ông này vẫn chưa đến. Thế là ông ấy lo nghĩ vì đã 2 giờ chiều rồi. Ông ấy cho rằng Sai Baba phải đói như mình, và do vậy ông ấy đem các món ăn chạy tới đền thờ. Ông ấy nói với, "Tôi đã đợi và đợi thầy hoài, mà thầy đâu có xuất hiện." Sai Baba nói, "Ta đã tới chỗ ông hôm nay, nhưng ông đã hắt hủi ta và đuổi ta đi." Sannyasin này nói, "Thầy nói gì vậy, rằng tôi đã đuổi thầy đi sao? Chỉ mỗi một con chó đã xuất hiện thôi." Sai Baba nói, "Con chó đó là ta đấy." Điều này làm cho sannysin Hindu này rất khổ sở và ông ta khóc rất nhiều. Rồi ông ta nói, "Sao mà tôi ngu thế đến mức thầy tới chỗ tôi mà tôi cũng không thể nhận ra được thầy. Tôi sẽ không bỏ lỡ việc nhận ra thầy ngày mai."
Nhưng sannyasin này đã không nhận ra ông ấy lần nữa, mặc dầu Sai Baba đã tới chỗ ông ấy. Giá mà ông ấy tới dưới dạng con chó thì ông này đã biết ông ấy. Nhưng lần này ông ấy là một người hủi gặp sư này trên phố. Sư này nói với người hủi, "Tránh khỏi lối ta đi. Ta đang mang thức ăn cho Sai Baba, nên xéo đi!" Người hủi cười toe toét và bỏ đi.
Hôm nay nữa sư này đã đợi Sai Baba đến 2 giờ chiều. Và thế rồi ông ấy chạy xô tới nhà thờ như trước và nói với Sai Baba, "Thầy không tới rồi; tôi đã đợi thầy tới như bất kì cái gì." Sai Baba nói, "Ta cũng đã ở chỗ ông hôm nay, nhưng biển tâm trí ông bất ổn thế, nó tràn đầy rất nhiều gợn sóng, đến mức ông không thể biết được ta vẫn như mọi ngày. Ông bị run rẩy. Hôm nay một người hủi xuất hiện và ông đã bảo ông ấy cút đi. Chẳng phải rất kì lạ là khi ta tới ông thì ông đuổi ta đi đó sao và rồi ông tới đây và phàn nàn rằng ta đã không xuất hiện?"
Sannyasin này bắt đầu khóc, và ông ta nói, "Bất hạnh làm sao mà tôi không thể nhận ra được thầy!" Thế rồi Sai Baba nói, "Làm sao ông có thể biết được ta dưới những dạng khác khi ông còn chưa biết ta thực sự?"
Một khi một thoáng nhìn về thực tại trở thành sẵn có, thì cái giả dừng hiện hữu. Một khi chúng ta có thoáng nhìn về Thượng đế, thế thì Thượng đế hiện hữu, và không cái gì khác. Nhưng thoáng nhìn đó sẽ là có thể chỉ khi mọi thứ bên trong chúng ta tĩnh lặng và êm ả. Và thế thì không có vấn đề gì. Thế thì mọi thứ đều là của ngài. Thế thì ý nghĩ, tình cảm và mong muốn, tất cả đều là của ngài. Thế thì bất kì cái gì và mọi thứ đều là của ngài.
Nhưng để có thoáng nhìn này, sự nhận ra này, điều bản chất trong giai đoạn chủ yếu này, ngay chỗ đầu tiên, là các ý nghĩ, tình cảm và ham muốn, tất cả phải đi tới sự dừng lại.
Bây giờ chúng ta sẽ ngồi thiền.
Chương 3. Osho hướng dẫn thiền động (1)
Xin ngồi hoặc đứng tách xa ra. Giữ chút khoảng cách từ người nọ tới người kia để cho những người trong các bạn muốn nằm ra có thể làm vậy một cách thuận tiện. Không ai nói cả, sẽ không có tán gẫu chút nào.
Các bạn sẽ ngồi yên tĩnh và không ai ngồi gần người khác. Có nhiều chỗ ở đây, cho nên đừng keo kiệt. Điều đó sẽ làm hỏng mọi thứ một cách không cần thiết nếu ai đó ngã vào bạn giữa lúc thiền. Giữ tách xa ra. Ngồi hay nằm xuống... Lấy vị trí của bạn sao cho thuận tiện nhất cho mình... Nhắm mắt lại... Và làm như tôi yêu cầu các bạn làm.
Giai đoạn thứ nhất: mười phút thở sâu
Nhắm mắt lại và bắt đầu thở sâu. Hít vào hết mức bạn có thể, rồi thở ra nhiều nhất có thể được. Đặt toàn bộ năng lượng của bạn vào việc hít vào và thở ra sâu, thở vào và thở ra. Thở vào sâu và thở ra sâu. Trở thành chính việc thở. Và sử dụng bản thân mình đầy đủ. Việc thở vào và thở ra càng sâu, khả năng càng lớn cho năng lượng tiềm tàng thức tỉnh. Thở vào trong hơi thở sâu và thở ra trong hơi thở sâu. Thở vào và thở ra... Lấy hơi thở vào sâu và lấy hơi thở ra sâu và tiếp tục quá trình này trong đầy mười phút. Bạn trở thành cái máy thở và không gì hơn nữa. Bạn chỉ là việc thở vào và thở ra trong mười phút. Thế rồi tôi sẽ cho bạn lời kinh thứ hai, giai đoạn thứ hai. Nó sẽ tạo nên giai đoạn thứ hai của việc thiền hôm nay. Cho nên trong mười phút đầu làm việc cần mẫn với thở sâu...
Lấy hơi thở vào sâu và tống nó ra thật sâu... Sử dụng bản thân mình hoàn toàn. Chỉ trở thành cái máy thở, cái ống bễ kéo không khí vào và tống nó ra một cách mạnh mẽ và liên tục... Để mọi thớ thịt của thân thể bạn rung động với việc thở này. Thở vào sâu và thở ra sâu. Sâu và rất sâu. Trở thành một dụng cụ thở. Tập trung tất cả chú ý của bạn và tất cả năng lượng của bạn vào việc thở và chỉ một mình việc thở thôi. Lấy việc thở vào sâu và lấy việc thở ra sâu. Và quan sát rằng bây giờ hơi thở sâu đang đi vào và bây giờ hơi thở sâu đang đi ra. Thở và cũng quan sát rằng bạn đang thở và thở sâu. Vẫn còn là nhân chứng. Giữ việc chứng kiến rằng hơi thở đang đi vào và đi ra. Đem tất cả chú ý của bạn vào việc thở sâu; đem tất cả năng lượng của bạn vào việc thở sâu. Bây giờ tôi sẽ im lặng trong mười phút. Trong lúc đó các bạn tiếp tục lấy hơi thở vào sâu và ném hơi thở ra sâu. Và quan sát từ bên trong rằng hơi thở đang đi vào và đi ra một cách đều đặn và thường xuyên và mạnh mẽ.
Thậm chí đừng nghĩ chút nào tới người khác, chỉ chăm non tới bản thân mình... Và đem toàn bộ năng lượng của bạn vào việc thở. Bạn chẳng có việc gì với người khác cả. Kéo vào hơi thở sâu và đẩy nó ra mạnh mẽ. Và đồng thời quan sát từ bên trong hơi thở đi vào và hơi thở đi ra... Bạn sẽ thấy rõ ràng hơi thở đi vào và đi ra thế nào. Làm điều đó với tất cả sức mạnh của bạn sao cho nó bắt đầu dâng lên từ chính chiều sâu, chính đáy của điều tôi gọi là kunda, bể chứa, kho dự trữ năng lượng... Để toàn bộ bầu không khí được tràn ngập và tích đầy bằng việc thở, dường như toàn thể môi trường là việc thở trong hợp nhất với bạn. Hít vào một hơi thở sâu; thở ra một hơi thở sâu. Để nó ngày một sâu hơn và sâu hơn nữa. Để toàn thể bản thể bạn rung lên như cơn xoáy lốc, cơn bão... Thở vào sâu và thở ra sâu... Hơi thở sâu, hơi thở sâu hơn, hơi thở sâu hơn nữa... Sâu, sâu, sâu... Và quan sát bên trong, quan sát vào trong. Thấy rằng hơi thở này đang đi vào và hơi thở khác đi ra. Đừng tiết kiệm bản thân mình; đem toàn bộ năng lượng của bạn vào trong nó.
Những rung động sâu của việc thở sẽ bắt đầu đánh thức năng lượng nào đó bên trong bạn. Thở vào một hơi thở sâu và đẩy nó ra hoàn toàn... Với việc thở mạnh của bạn, ánh sáng đang ngủ bên trong bạn sẽ loé lên. Cho nên lấy hơi thở vào sâu và hơi thở ra sâu. Trở thành một phương tiện của việc thở và không gì khác... Hơi thở này đi vào, hơi thở khác đi ra... Làm điều đó với tất cả năng lượng của bạn; làm điều đó với tất cả sức mạnh của bạn. Kéo tất cả năng lượng của bạn vào việc thở sâu, rất sâu... Trước khi bạn đi vào trong giai đoạn thứ hai làm nó với tất cả ý chí của bạn... Thở vào thật sâu, thở ra thật sâu... Làm điều đó tối đa... Để toàn thể thân thể bạn rung lên... Để tất cả các gốc rễ của bạn rung lên... Để toàn thể bản thể bạn rung lên... Để trạng thái bão tố được tạo ra... Để chỉ việc thở còn lại... Làm nó với sự mạnh mẽ hoàn toàn... Trước khi chuyển sang giai đoạn hai đem toàn thể năng lượng của bạn vào việc thở sâu... Việc chuyển qua và tiến vào giai đoạn hai sẽ xảy ra chỉ khi bạn đã đạt tới cực đỉnh tại giai đoạn này...
Làm nỗ lực sâu... Thở sâu, thở sâu, thở sâu vào... Đừng kìm bản thân mình - đừng kìm cho dù chỉ một chút... Năng lượng đang ngủ bên trong bạn phải được đánh thức dậy. Cho nên hãy sử dụng bản thân bạn hoàn toàn, tuyệt đối... Thở sâu, thở sâu vào... Buông bỏ bản thân bạn... Hãy đánh thức điện tiềm ẩn bên trong bạn, điều bản chất là bạn thở vào sâu và thở ra sâu... Để mọi thớ thịt của thân thể bạn đi tới sống động... Để mọi thớ thịt của thân thể bạn rung lên và run rẩy... Làm điều đó với tất cả sức mạnh của bạn... Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu.
Trong hai phút nữa làm điều đó với toàn thể sức mạnh, và thế rồi chúng ta đi vào giai đoạn thứ hai... Để cho toàn bộ môi trường được tràn đầy với sóng điện... Hít vào sâu và thở ra sâu... hít vào sâu, thở ra sâu... Và đem tất cả sức mạnh của bạn vào việc thở sâu... Thở sâu, thở sâu, vẫn thở sâu hơn... Bây giờ chúng ta sẽ đi vào trong giai đoạn thứ hai. Thở vào và thở ra sâu trong một phút nữa. Lấy hơi thở vào sâu và lấy hơi thở ra sâu... Để cho việc thở sâu hơn và còn sâu hơn nữa... Thở sâu... thở sâu, thở sâu. Đừng nhìn vào người khác, tập trung vào bản thân bạn... Thở sâu, thở sâu hơn, vẫn thở sâu hơn.
Giai đoạn thứ hai: Thanh tâm mười phút
Trong giai đoạn này bạn phải buông bỏ thân thể mình hoàn toàn. Thở vào và thở ra sâu và để thân thể tự do. Để cho nó khóc nếu nó cảm thấy muốn khóc. Nếu nước mắt trào ra, để chúng trào ra. Để cho mắt bạn chảy nước mắt ra... Nếu tay bạn và chân bạn đung đưa, cứ để chúng làm như vậy. Nếu thân thể đung đưa và chuyển động và xoay tròn, cứ để cho nó làm như vậy một cách tự do. Nếu nó đứng dậy và bắt đầu múa, để cho nó tự do đứng dậy và múa. Thở sâu và buông bỏ thân thể bạn. Bất kì điều gì xảy ra cho thân thể, cứ để cho nó xảy ra; đừng chắn đường của nó... Thở sâu, thở sâu, thở sâu. Trong mười phút liên tục thở sâu và thảnh thơi thân thể. Nếu thân thể lấy tư thế hay điệu bộ nào đó - asanas và mudras - cho phép nó lấy. Nếu nó lăn lộn trên đất, cho phép nó làm như vậy. Để thân thể tự do và chỉ vẫn còn là nhân chứng, người quan sát. Đừng cản trở thân thể theo bất kì cách nào... Thở sâu... thở sâu... Buông bỏ thân thể hoàn toàn. Bất kì cái gì xảy ra cho thân thể bạn, cho phép nó; đừng ngáng đường nó. Bây giờ trong mười phút liên tục thở sâu và thảnh thơi thân thể và để cho nó tự do. Buông bỏ thân thể. Để cái gì xảy ra cho nó cứ xảy ra đi. Để tự nó diễn đạt nó theo cách nó muốn. Và đừng ngần ngại chút nào. Thở sâu. Thở sâu... nếu nước mắt tới, cho phép chúng. Để bất kì cái gì xảy ra...
Buông bỏ thân thể hoàn toàn. Thân thể sẽ rung động bởi chính nó; nó sẽ xoay tròn bởi chính nó. Khi năng lượng bên trong bạn dâng lên, thân thể sẽ rung động và chuyển động. Khi năng lượng bên trong bạn dâng lên, thân thể sẽ khuấy động và chuyển động. Để cho nó tự do hoàn toàn... Tiếp tục thở sâu và buông bỏ thân thể. Bất kì điều gì xảy ra cho nó, cho phép điều đó xảy ra.
Đừng kiềm chế nó chút nào. Đừng cưỡng lại nó cho dù chỉ hơi chút... Thở sâu, thở sâu hơn, thở sâu hơn nữa... thở sâu... thở sâu... Nhớ lấy, thân thể phải không bị kìm theo bất kì cách nào. Để cái gì xảy ra cho nó cứ xảy ra. Việc để cho nó diễn ra sẽ giúp cho năng lượng tìm thấy đường của nó để lên tới đỉnh. Để cho thân thể thảnh thơi đầy đủ và tiếp tục thở sâu. Đừng làm chậm việc thở của bạn. Thở sâu và để cho thân thể thảnh thơi. Bất kì điều gì xảy ra cho nó đều nên được phép xảy ra... Nếu nó ngồi xuống, để nó làm như vậy. Nếu nó ngã ra, để nó ngã ra. Nếu nó đứng dậy cho phép làm như vậy. Bất kì điều gì xảy ra cho nó, cho phép điều đó hoàn toàn; đừng ngáng đường nó chút nào. Và tiếp tục thở sâu... Thở sâu, thở sâu hơn, thở sâu hơn nữa.
Đừng kìm cái gì. Liều mọi thứ đi. Liều tất cả mọi sức mạnh của bạn. Tôi thấy rằng các bạn đang kìm lại. Các bạn đang kìm nhiều. Liều toàn bộ bản thân bạn đi. Thở sâu, thở sâu hơn, thở sâu nữa... Buông bỏ thân thể. Để bất kì cái gì xảy ra cứ xảy ra... Để cho nó tự do... Nếu nó cười, cho phép điều đó. Nếu nó khóc, cho phép cả điều đó nữa. Và nếu nó gào thét ầm ĩ, cho phép điều đó nữa. Đừng lo nghĩ về nó chút nào. Đừng kìm nén nó. Thở sâu và buông bỏ thân thể... Buông bỏ... Năng lượng đang thăng lên, cho nên thở sâu và để cho thân thể không bị cấm đoán và tự do. Lấy hơi thở sâu, lấy hơi thở sâu, lấy hơi thở sâu. Khi năng lượng thức dậy nhiều điều sẽ xảy ra cho thân thể; nó sẽ khóc, nó sẽ rung, nó sẽ xoay, nó sẽ la và hét; cho phép nó bầy tỏ nó đầy đủ. Buông bỏ thân thể. Và đừng ngần ngại chút gì.
Tiếp tục thở sâu; đem toàn bộ năng lượng của bạn vào việc thở, và bỏ thân thể cho chính nó. Bất kì điều gì xảy ra cho thân thể, cứ để cho nó xảy ra. Đừng ngần ngại; đừng lẩn tránh, và đừng co lại chút nào. Đừng kìm hãm thân thể theo mọi cách. Và đừng nghĩ tới người khác. Và buông bỏ thân thể. Nhiều điều sẽ xảy ra khi năng lượng thức tỉnh và thăng lên. Nước mắt sẽ trào ra và tràn đầy mắt bạn, thân thể sẽ rung lên, các chi sẽ chuyển động và các ấn sẽ được hình thành. Thân thể thậm chí có thể vươn lên cao. Để mọi thứ xảy ra. Bạn một mình ở đây; không có người nào ngoài bạn. Buông bỏ. Thở sâu, thở sâu, thở sâu. Làm việc cật lực trong một hay hai phút, trước khi chúng ta đi vào giai đoạn thứ ba. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu. Và buông bỏ thân thể. Đừng cản trở nó theo bất kì cách nào.
Tôi thấy vài bạn đang tự kìm mình lại. Đừng kìm lại. Buông bỏ. Sử dụng hết sức bạn và buông bỏ. Nếu bạn khóc, thế thì khóc với tất cả trái tim mình; đừng kìm lại. Nếu bạn cảm thấy thích hét, thế thì hét toáng đầy họng; đừng kìm nén nó. Nếu thân thể đứng dậy, để cho nó đứng; đừng cố điều khiển thân thể theo bất kì cách nào. Nếu nó quay thì để nó quay. Buông bỏ thân thể hoàn toàn. Thế thì một mình năng lượng tiềm tàng có thể tạo ra con đường của nó. Buông bỏ và thở sâu. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu.
Thu lấy tất cả năng lượng của bạn vào trong nó. Đem tất cả sức mạnh của bạn vào nó... thở sâu, sâu hơn và càng sâu hơn nữa. Để cho toàn bộ con người bạn bị rung lên và khuấy động. Bất kì điều gì xảy ra cho thân thể, cho phép nó. Buông bỏ. Sử dụng bản thân bạn một cách sâu sắc. Thu hút bản thân bạn một cách thực sâu sắc. Và thở sâu hơn, thở sâu hơn nữa. Toàn bộ thân thể bạn sẽ được tích điện... Buông bỏ... Bây giờ phút cuối cùng còn lại. Cho nên mang tất cả năng lượng của bạn vào nó để cho chúng ta đi vào giai đoạn thứ ba. Thở sâu, thở sâu, sâu hơn và thở sâu hơn nữa. Sử dụng bản thân mình một cách tối đa để cho bạn đi vào giai đoạn thứ ba... Thở sâu, sâu hơn, thở sâu và sâu hơn nữa.
Và bây giờ thêm lời kinh thứ ba, giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn thứ ba: Hỏi "Tôi là ai?"
Việc thở sâu sẽ tiếp tục. Chuyển động thân thể sẽ tiếp tục, và với chúng bổ sung thêm lời kinh thứ ba. Tự hỏi bên trong bạn: "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Hỏi bên trong bạn, "Tôi là ai?" Để cho mọi nhịp thở đều tràn đầy với một câu hỏi này, "Tôi là ai? Tôi là ai?" Để cho việc thở, việc thở sâu và nhanh liên tục, và hỏi bên trong bạn, "Tôi là ai?" Để thân thể tiếp tục chuyển động và đung đưa và hỏi từ bên trong "Tôi là ai?"
Giữ việc hỏi này không bị ngắt quãng, không để lỗ hổng nào xuất hiện ở giữa. Và dồn tất cả năng lượng của bạn vào việc hỏi: "Tôi là ai?" Trong mười phút siết chặt tất cả sức mạnh của bạn vào việc hỏi điều đó: "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Hỏi điên cuồng câu hỏi này, "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Hỏi nó với tất cả bản thể bạn, để cho câu hỏi này vang dội qua toàn bộ bản thể bạn, "Tôi là ai?" Tiếp tục thở sâu, và buông bỏ thân thể. Bất kì điều gì xảy ra cho nó, cho phép nó. Và hỏi, "Tôi là ai? Tôi là ai?" Sử dụng mức tối đa sức của bạn trong mười phút; và thế rồi chúng ta sẽ nghỉ. Cho nên dùng toàn bộ sức mạnh của bạn..."Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?"
Đầu tư tất cả năng lượng của bạn vào trong nó.
Đừng kìm bản thân mình chút nào. Và hỏi một cách mãnh liệt bên trong bạn, "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?"... Phát động cơn bão bên trong bạn..."Tôi là ai? Tôi là ai?" Để việc thở sâu hơn và do vậy cũng để cho việc hỏi sâu hơn. "Tôi là ai?" Và bất kì điều gì xảy ra cho thân thể, cho phép nó. "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Để toàn thể môi trường cùng hỏi, để mọi hạt cát hỏi, để bầu trời và cây cối hỏi, để mọi thứ hỏi, "Tôi là ai? Tôi là ai?" Để cho toàn thể môi trường được tràn đầy với câu hỏi này, "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?"
Dồn tất cả năng lượng của bạn vào trong nó, và thế rồi chúng ta sẽ thảnh thơi và nghỉ ngơi. Bạn càng sử dụng nhiều, bạn sẽ càng có sẵn việc nghỉ ngơi nhiều. Bạn đưa cơn bão lên càng cao, thiền sẽ chìm vào trong bạn càng sâu. Lời kinh thứ tư là giai đoạn của thiền. Cho nên đem toàn bộ năng lượng của bạn vào nó. Bạn phải đạt tới cực đỉnh, cao trào. Làm tất cả mọi điều bạn có thể làm để cho bạn về sau không nói rằng bạn đã giữ lại cái gì đó... "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Thở sâu, thở sâu, và hỏi bên trong bạn, "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Hỏi với toàn bộ sức lực, và đừng lo nghĩ nếu câu hỏi này được nói to. Nhưng hỏi bên trong bạn, "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Dùng toàn bộ năng lượng của bạn cho nó, đổ toàn bộ sức mạnh của bạn vào nó. Để bất kì điều gì xảy ra cho thân thể cứ xảy ra. Nếu thân thể ngã xuống, để nó thế. Nếu nó kêu thét, cho phép nó. Sử dụng tối đa sức của bạn. "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?"
Đặt toàn bộ năng lượng vào trong câu hỏi này, "Tôi là ai? Tôi là ai?" Làm việc thật cật lực và đừng kìm nén bản thân mình. Đừng kìm giữ, đừng kìm giữ, đừng kìm giữ..."Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Chỉ năm phút còn lại thôi, cho nên mang toàn bộ năng lượng của bạn vào nó..."Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Để mọi thớ thịt của thân thể bạn hỏi điều đó. Để nhịp đập trái tim bạn hỏi điều đó. "Tôi là ai?" Đi tới đỉnh; trở thành tuyệt đối điên khùng và hỏi với sức mạnh tối đa. Đem tối đa năng lượng của bạn vào nó. Thế rồi chúng ta đi vào giai đoạn của thảnh thơi và nghỉ ngơi - nhưng trước khi chúng ta đi vào nghỉ ngơi, xin làm việc cật lực nhất. ''Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Làm mệt bản thân mình..."Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Gây ra cơn bão các câu hỏi. Chỉ hai phút còn lại, cho nên hỏi với tất cả sức mạnh của bạn, "Tôi là ai? Tôi là ai?" Để bất kì điều gì xảy ra cho thân thể thì cứ xảy ra. Nói cho nó với tất cả quyền năng trong mệnh lệnh của bạn, "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?"
Bây giờ chỉ một phút còn lại với chúng ta. Cho nên chúng ta để toàn thể sức mạnh của mình đi vào câu hỏi này. Và thế rồi việc nghỉ ngơi sẽ theo sau... "Tôi là ai? Tôi là ai?" Để điều đó xảy ra, bất kì cái gì có thể xảy ra cho thân thể... Thở sâu, thở sâu. "Tôi là ai? Tôi là ai?" Nếu thân thể rung lên, nếu thân thể nhảy múa, cho phép nó mà không cản trở. Để nó tự do. "Tôi là ai? Tôi là ai?" để đi vào giai đoạn thứ tư của thiền, bạn phải dùng toàn thể năng lượng của mình, bạn phải dùng tối đa năng lượng của mình. Đừng tiết kiệm cái gì, đem toàn thể sức mạnh của bạn cho nó. Chừng nào bạn còn chưa làm như vậy thì bạn không thể đi vào giai đoạn thứ tư, giai đoạn cuối được... "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?
Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Nhấn chìm bản thân bạn hoàn toàn vào trong nó. "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?" Dùng toàn thể năng lượng của bạn, đừng tiết kiệm mình, đừng kìm giữ mình một chút nào. Sử dụng bản thân mình một cách toàn bộ. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu.
Và bây giờ vứt bỏ tất cả mọi nỗ lực và đi vào giai đoạn thứ tư, giai đoạn của thảnh thơi và nghỉ ngơi.
Giai đoạn thứ tư: Nghỉ toàn bộ 10 phút
Bây giờ không câu hỏi và không thở sâu. Vứt bỏ mọi thứ, bỏ mọi nỗ lực. Trong mười phút này giữ mình nằm đấy dường như các bạn đều chết rồi, dường như các bạn không hiện hữu. Từ bỏ mọi thứ. Trong mười phút này vứt bỏ tất cả mọi nỗ lực và nằm trong chờ đợi người đó. Dừng làm mọi thứ; không hỏi "Tôi là ai?" cũng không thở sâu. Chỉ giữ việc nằm ra - thảnh thơi, nghỉ ngơi. Nghe tiếng gầm của biển cả. Nghe tiếng gió xào xạc qua rặng thông. Nếu chim hót, nghe âm thanh của nó. Trong mười phút cảm thấy dường như bạn chết rồi, dường như bạn không tồn tại.
Và bây giờ mở mắt ra dần dần. Nếu mắt bạn không mở, thế thì che chúng bằng lòng bàn tay. Những người đã ngã xuống và những người thấy khó đứng dậy thì trước hết nên lấy hơi thở sâu nhưng chậm và rồi vươn dậy. Đừng vội vàng, đừng vươn dậy đột ngột. Ngồi dậy chậm rãi, rất chậm. Và nếu ai đó không thể vươn dậy được thậm chí sau việc thở, người đó nên nằm thêm chút nữa và thở sâu nhưng chậm. Thế rồi người đó nên trước hết ngồi dậy và rồi vươn lên rất chậm rãi. Mở mắt ra... Những người không thể ngồi dậy được thì nên thở sâu thêm nữa nhưng chậm, và rồi vươn dậy rất nhẹ nhàng.
Một vài thông tin nhỏ... Vào buổi chiều từ khoảng ba tới bốn giờ chúng ta sẽ ngồi ở đây trong im lặng. Tôi sẽ ngồi ở đây tại cùng chỗ này. Tất cả các bạn nên tới đây ba giờ kém năm. Và tôi sẽ ở đây đích xác ba giờ. Sẽ không có đối thoại, không tán gẫu về bất kì cái gì. Thậm chí không một lời được thốt ra. Mọi người sẽ ngồi ở đây trong im lặng hoàn toàn. Tôi sẽ ngồi ở đây im lặng trong một giờ. Đồng thời nếu ai đó cảm thấy thích điều đó, người đó sẽ tới và ngồi im lặng gần tôi trong hai phút và thế rồi trở về chỗ mình. Người đó sẽ không ở đây lâu hơn hai phút để cho những người bạn khác có lượt của mình. Trong cả một giờ chỉ ngồi trong chờ đợi.
Thử dành ra ba ngày này liên tục trong thiền. Ngay cả khi bạn đi dạo bên bờ biển hay bất kì chỗ nào, đi một mình và ngồi đó trong thiền.
Phiên buổi sáng của chúng ta kết thúc.
Chương 4. Thiền là chết và phục sinh
Một bạn hỏi liệu có nguy hiểm trong việc thức tỉnh kundalini không. Nếu có, nguy hiểm đó là gì? Và tại sao kundalini phải được thức tỉnh nếu làm việc đó nguy hiểm đến vậy?
Có nguy hiểm rất lớn tham gia vào. Thực sự, có nguy hiểm về việc mất tất cả những điều chúng ta coi là cuộc sống của mình. Như chúng ta hiện hữu, chúng ta sẽ không còn là như vậy nữa sau khi kundalini được thức tỉnh. Mọi thứ sẽ thay đổi. Mọi thứ. Mối quan hệ của chúng ta, những xúc động của chúng ta, thế giới của chúng ta và tất cả những cái chúng ta biết cho tới hôm qua sẽ thay đổi. Tất cả những cái sẽ thay đổi chính là nguy hiểm đó.
Nếu than được biến thành kim cương, nó phải chết đi như là than. Cho nên nguy hiểm là đủ lớn. Nhưng đó là nguy hiểm cho than. Nếu nó trở thành kim cương, nó chỉ có thể làm như vậy chỉ nếu nó biến mất như than. Có lẽ bạn không biết rằng không có khác biệt chung giữa kim cương và than. Về bản chất chúng là cùng một phần tử. Than biến thành kim cương trong một quá trình thời gian rất dài. Về mặt hoá học thì không có khác biệt cơ bản giữa kim cương và than. Nhưng than không thể vẫn còn là than được nếu nó muốn là kim cương. Cho nên than đối diện với nguy hiểm lớn.
Theo cùng cách này con người đối diện với nguy hiểm nếu người đó đang trên đường đi tìm Thượng đế. Người đó sẽ chết như con người. Nếu dòng sông chảy để gặp biển cả, nó đang đối diện với nguy hiểm lớn. Nó sẽ biến mất, nó không thể thoát được điều đó. Nhưng chúng ta ngụ ý gì bởi nguy hiểm? Nó ngụ ý việc biến mất. Họ một mình có thể cứ tiếp tục cuộc hành trình tới Thượng đế, những người được chuẩn bị để biến mất, để chết.
Cái chết không xoá chúng ta hoàn toàn như thiền, bởi vì cái chết chỉ tách rời chúng ta từ thân thể này và nối chúng ta với thân thể khác. Bạn không thay đổi trong cái chết; chỉ quần áo chúng ta thay đổi. Bạn vẫn còn như bạn hiện hữu. Cho nên cái chết không phải là nguy hiểm lớn như tất cả chúng ta vẫn nghĩ vậy. Thiền là nguy hiểm lớn hơn cái chết, bởi vì trong khi cái chết chỉ vồ lấy đi quần áo khỏi chúng ta, thì thiền vồ lấy bạn từ bạn.
Thiền là cái chết tuyệt đối.
Trong quá khứ, những người biết đều nói rằng thiền là cái chết, cái chết toàn bộ. Trong thiền không chỉ quần áo, mà mọi thứ đều thay đổi. Nhưng nếu dòng sông muốn trở thành biển cả, nó phải liều mạng mình. Trong thực tế dòng sông chẳng mất gì khi nó rơi vào trong biển cả; nó chẳng mất gì, nó lớn lên trở thành chính bản thân biển cả. Và khi than biến thành kim cương, nó chẳng mất gì; nó lớn lên trở thành kim cương. Nhưng chừng nào than vẫn còn là than thì nó sợ mất bản thân mình. Làm sao nó biết được rằng khi gặp biển cả, nó sẽ không mất gì, nó sẽ biến thành bản thân biển cả sao?
Con người đối diện với cùng nguy hiểm đó trong quan hệ với thiền. Cùng người bạn đó cũng hỏi tại sao người ta phải nhận nguy cơ này nếu mối nguy hiểm là hiển nhiên thế. Cần hiểu điều đó theo chiều sâu nào đó.
Chân lí là ở chỗ chúng ta càng liều, chúng ta càng sống một cách nguy hiểm hơn, thì chúng ta càng sống động hơn. Và chúng ta càng sợ, chúng ta càng chết hơn. Trong thực tế người chết tuyệt đối không có nguy hiểm nào để đương đầu. Nguy hiểm lớn mà người chết không phải đương đầu là ở chỗ họ không thể chết được nữa. Người có thể chết chỉ là người đang sống. Và người đó càng sống động, thì người đó có thể gặp cái chết một cách mãnh liệt hơn.
Đâu đó có một tảng đá, và rất gần nó một bông hoa đã nở ra. Tảng đá có thể nói với bông hoa, "Mày ngu thế. Sao mày lấy nguy cơ trở thành hoa? Mày không biết mày sẽ héo đi trước lúc mặt trời lặn sao?" Có nguy hiểm lớn trong việc là bông hoa thực. Nhưng không có nguy hiểm trong việc là tảng đá. Khi bông hoa sẽ héo tàn đi trong buổi tối, tảng đá vẫn nằm đó không suy suyển tại chỗ của nó. Tảng đá không phải đối diện với mấy nguy hiểm, bởi vì nó không sống. Người ta càng sống động, nguy hiểm càng lớn hơn.
Người đang trong nguy hiểm, người đó càng sống động tới mức độ đó. Người đó càng sống động, người đó càng bị nguy hiểm. Thiền là nguy hiểm lớn nhất có đó, bởi vì thiền là cánh cửa dẫn tới việc đạt tới đáy sâu thẳm nhất trong cuộc sống - điều tối thượng.
Nhưng người bạn này muốn biết tại sao người ta phải đi vì nó khi có nguy hiểm. Tôi nói, người ta phải đi chính xác là vì có nguy hiểm. Và tôi nói, đừng đi khi không có nguy hiểm. Đừng bao giờ đi nếu không có nguy hiểm, bởi vì chẳng có gì ngoài cái chết. Và bạn phải đi nếu có nguy hiểm, bởi vì khả năng của cuộc sống dư thừa tồn tại ở đó.
Nhưng tất cả chúng ta đều quá đỗi yêu mến an toàn. Chúng ta sợ những nguy hiểm của bất an, chúng ta chạy trốn khỏi nó, chúng ta che giấu mình với nó. Và do vậy chúng ta làm mất bản thân cuộc sống trong việc mặc cả. Nhiều người làm mất cuộc sống trong cố gắng cứu lấy nó. Họ một mình sống cuộc sống, những người không cứu nó, người sống với từ bỏ, người sống một cách nguy hiểm. Quả thực có nguy hiểm, và đó là lí do tại sao bạn phải đi vì nó. Và đó là nguy hiểm lớn nhất có thể có. Việc trèo lên đỉnh Everest cũng không nguy hiểm đến thế. Việc lên tới mặt trăng nữa, cũng không nguy hiểm đến thế, mặc dù gần đây vài nhà du hành vũ trụ đã lạc đường đi tới nó. Nguy hiểm này lớn, nhưng nguy hiểm này bị giới hạn vào thân thể; chỉ thân thể bị thay đổi qua cái chết. Nhưng nguy hiểm trong thiền còn lớn hơn là đi lên mặt trăng.
Nhưng tại sao chúng ta sợ nguy hiểm thế? Bạn đã bao giờ nghĩ tại sao chúng ta khiếp hãi nguy hiểm nhiều thế không? Đó là dốt nát nằm sau tất cả những khiếp hãi đó. Chúng ta sợ rằng chúng ta có thể đi tới chấm dứt; chúng ta sợ chúng ta có thể biến mất; chúng ta sợ chúng ta có thể chết. Cho nên chúng ta làm mọi thứ để bảo vệ, để an toàn, để củng cố, để bao quanh và để che giấu bản thân mình khỏi nguy hiểm. Chúng ta làm mọi thứ để chạy trốn khỏi chúng; chúng ta nhảy vào mọi con đường thoát chúng ta biết.
Tôi đã nghe một giai thoại. Tôi đã nghe nói rằng một nhà vua đã xây dựng một cung điện lớn, nhưng nó chỉ có một cổng, một lối vào duy nhất, cho nên nhà vua có thể được bảo đảm an toàn khỏi các nguy hiểm. Cung điện này không có cửa ra vào hay cửa sổ khác, để cho kẻ thù không thể vào được qua chúng. Cho nên nó như cái nhà mồ hơn là ngôi nhà. Nhưng cho dù một chiếc cửa cũng đặt ra nguy hiểm, vì kẻ giết người có thể vào cung điện đó và đi ra qua chính chiếc cửa này. Cho nên nhà vua đã đặt một nghìn lính gác vũ trang tại mỗi chiếc cửa này.
Một nhà vua lân bang tới thăm khi ông này được biết rằng bạn mình đã xây dựng nên một cung điện với những phương cách an ninh thế mà chưa từng vị vua nào đã từng có. Và ông ấy hài lòng khi thấy nó - ông ấy nói rằng cung điện này an ninh thế, nó tuyệt đối không có nguy hiểm gì từ các kẻ thù. Và ông ấy cũng nói rằng ông ấy sẽ xây một cung điện tương tự cho mình.
Khi hai nhà vua bước ra khỏi cung điện mới này, nhà vua tới thăm ca tụng bạn mình một lần nữa vì việc xây cung điện đẹp thế và an ninh thế và nói rằng ông ấy muốn một chiếc như thế được xây cho mình. Nhưng khi ông ấy nói lời tạm biệt bạn mình và trèo lên xe ngựa của mình, thì một người ăn xin ngồi bên cạnh đường cất lên tiếng cười khanh khách. Ông chủ cung điện này hỏi người đó sao lại cười. Người ăn xin nói, "Như tôi thấy nó, thì đã có một sai lầm trong xây dựng ngôi nhà này. Tôi đã từng ngồi ở đây từ lúc ngôi nhà này còn đang được xây dựng. Và kể từ đó, tôi đã chờ đợi cơ hội này để nói với ngài về điều đó. Có một sai lầm - và chỉ một sai lầm thôi."
Nhà vua muốn biết về điều đó, và người ăn xin nói, "Cánh cửa mà ngài đã cho phép hiện hữu đã làm cho bản thân nó thành nguy hiểm, nó là nguy hiểm. Có thể không ai sẽ có khả năng đi vào trong ngôi nhà này, nhưng cái chết chắc chắn đi vào qua cửa này. Cho nên tôi gợi ý ngài nên ở bên trong ngôi nhà và để cho cánh cửa này được bít lại bằng gạch từ bên trong. Thế thì ngài sẽ tuyệt đối được bảo vệ, vì cái chết không thể vào được."
Thế rồi nhà vua nói, "Ông điên. Trong trường hợp đó cái chết sẽ chẳng cần đi vào cung điện, bởi vì ta sẽ chết ngay khi cánh cửa này bị bít lại. Ngôi nhà này sẽ trở thành nấm mồ." Bây giờ người ăn xin này nói, "Nó đã là nấm mồ rồi, ngoại trừ mỗi cánh cửa này thôi. Và ông nữa cũng thừa nhận rằng nó sẽ trở thành nấm mồ nếu cánh cửa này bị bỏ đi" Khi nhà vua gật đầu thì người ăn xin nói thêm, "Càng nhiều cửa bị bỏ đi thì nó càng trở nên giống ngôi mộ. Bây giờ chỉ một cửa còn lại."
Người ăn xin nói thêm, "Một thời ngay cả tôi nữa cũng đã sống bị bao kín trong ngôi nhà. Nhưng thế rồi tôi đã phát hiện ra rằng cuộc sống bị vây kín thì cũng hệt như chết vậy. Bệ hạ nữa, cũng có thể thấy rằng nếu chiếc cửa duy nhất còn trong nhà bệ hạ mà bị bít lại, thì nó sẽ trở thành nấm mồ. Tôi đã kéo đổ tất cả các bức tường của ngôi nhà tôi sống, và bây giờ tôi đang ở dưới bầu trời rộng mở. Và như bệ hạ nói đấy, nếu ngôi nhà này mà hoàn toàn bị bít lại thì nó sẽ là tất cả cái chết, cho nên tôi nói rằng nó tất cả sẽ là cuộc sống nếu nó mở và không được bảo vệ về mọi phía. Tôi nhắc lại rằng khi nó tất cả đều mở và không được bảo vệ thì nó đã trở thành cuộc sống - cuộc sống dư thừa. Có đủ nguy hiểm, nhưng nó là dư thừa cuộc sống."
Có nguy hiểm, và đó là lí do tại sao nó đang mời gọi. Và chính bởi lí do này mà bạn không ủng hộ nó. Và đó là than, chứ không phải là viên kim cương đối diện với nguy hiểm. Và đó là dòng sông, chứ không phải là đại dương đang đương đầu với nguy hiểm. Và đó là bạn, chứ không phải là Thượng đế bên trong bạn là người gặp nguy hiểm. Cho nên bây giờ bạn nghĩ điều đó cho bản thân mình. Nếu bạn muốn cứu mình, bạn sẽ phải làm mất Thượng đế. Và nếu bạn muốn tìm Thượng đế, bạn sẽ phải làm mất bản thân mình.
Một đêm ai đó hỏi Jesus, "Tôi phải làm gì để tôi tìm được Thượng đế mà ngài cứ nói mãi?" Jesus nói, "Ông không phải làm gì ngoại trừ việc ông làm mất bản thân mình. Đừng tự cứu mình." Người này nói, "Ông nói gì vậy? Tôi sẽ được gì nếu tôi làm mất bản thân mình?" Và Jesus trả lời, "Người mất sẽ tìm thấy bản thân mình, còn người giữ, sẽ làm mất bản thân mình vĩnh viễn."
Các bạn có thể hỏi nếu các bạn có thêm gì để hỏi.
Câu hỏi được hỏi là:
Sự việc thế nào khi kundalini bắt đầu thức dậy có xuất hiện ngăn cản trên con đường của nó và sự việc thế nào nếu luồng chuyển của nó bị chặn lại?
Lí do cho điều đó là gì? Và chúng tôi có thể làm gì để làm cho nó chuyển động tiếp?
Không có nhiều lí do mà chỉ có một lí do thôi. Đó là việc chúng ta không cầu khẩn nó, cầu khẩn nó bằng tất cả mọi ý chí và sức mạnh của chúng ta, và việc chúng ta không đem tất cả năng lượng của mình vào thức tỉnh nó. Nỗ lực của chúng ta bao giờ cũng manh mún và không đầy đủ; chúng chưa bao giờ toàn bộ cả. Bất kì điều gì chúng ta làm, chúng ta đều làm nó một cách nửa vời. Chúng ta chẳng làm cái gì toàn tâm cả. Và đây là cản trở; không có cản trở nào khác hơn điều này. Và sẽ không có cản trở bất kì cái gì, nếu chúng ta làm mọi sự một cách toàn bộ. Nhưng tất cả chúng ta qua các kiếp sống của mình chúng ta đã thành thói quen chỉ đi nửa đường thôi, chúng ta chưa bao giờ đi toàn thể con đường. Cho dù chúng ta yêu, chúng ta cũng yêu kiểu nửa vời; chúng ta yêu một người và chúng ta cũng ghét người đó. Có vẻ kì lạ rằng chúng ta ghét chính người chúng ta yêu. Chúng ta yêu một người, chúng ta muốn sống vì người đó, và nhiều lúc chúng ta cũng nghĩ tới việc giết người đó. Khó mà tìm được một người yêu không nghĩ về người mình yêu bị chết.
Cuộc sống của chúng ta theo kiểu nó bao giờ cũng bị phân chia, bao giờ cũng một nửa-và-một nửa. Và hai nửa này  bao  giờ  cũng  kéo  theo  các  hướng đối  lập. Không giống như hai chân chúng ta, chân phải và chân trái, tiến lên trước theo cùng hướng, hai nửa của tâm trí chúng ta đi vào các hướng đối lập. Và đó là cái gây cho chúng ta căng thẳng và xung khắc. Bất ổn này của các kiếp sống của chúng ta là gì, nếu không phải là điều chúng ta bao giờ cũng nửa nọ nửa kia - chia chẻ, manh mún và hờ hững?
Một thanh niên tới tôi và nói rằng trong hai mươi năm anh ta đã nghĩ mãi tới tự tử. Tôi bảo anh ta, "Bạn điên thế, sao bạn không làm điều đó đi? Hai mươi năm là một thời gian dài. Khi nào bạn mới định tự tử nếu bạn đã nghĩ về nó suốt hai mươi năm trường? Bạn đằng nào cũng sẽ chết. Bạn sẽ tự tử sau khi bạn chết chứ?" Anh thanh niên này giật mình và anh ta nói, "Thầy nói gì vậy? Tôi tới thầy với hi vọng rằng thầy sẽ thuyết phục tôi đừng làm điều đó." Thế là tôi nói, "Bạn cần tôi thuyết phục bạn sao, khi bạn đã không làm điều đó trong hai mươi năm?" Câu trả lời của anh ta là, "Bất kì ai tôi gặp đều thuyết phục tôi đừng tự tử."
"Đấy là bởi vì những người thuyết phục đó," tôi bảo anh ta, "mà bạn đã chẳng sống chẳng chết. Bạn chỉ nửa vời. Bạn nên hoặc sống hoặc chết; đừng làm cả hai điều này cùng nhau. Nếu bạn muốn sống thì từ bỏ ý nghĩ tự tử và bắt đầu sống một cách đầy đủ. Còn nếu bạn muốn chết thế thì từ bỏ ý nghĩ về sống và chết một cách toàn thể."
Anh thanh niên này ở lại với tôi hai hay ba ngày. Và mọi ngày tôi đều bảo anh ta điều này; "Bây giờ đừng nghĩ tới sống. Nếu bạn đã nghĩ tới chết trong hai mươi năm rồi, thì tốt hơn cả bây giờ bạn chết đi." Ngày thứ ba anh ta nói với tôi, "Sao thầy nói điều đó? Xin đừng nói. Tôi muốn sống." Thế là tôi nói, "Không phải tôi yêu cầu bạn chết đi đâu. Chính bạn là người nói rằng bạn đã muốn chấm dứt cuộc sống mình trong suốt hai mươi năm."
Bây giờ đấy là vấn đề đáng xem xét. Nếu một người nghĩ về tự tử trong hai mươi năm và vậy mà vẫn chưa chết thế thì hiển nhiên người đó cũng không sống. Làm sao người đó có thể sống mà thường xuyên nghĩ tới chết được? Chúng ta đều nửa nọ nửa kia. Và thói quen sống nửa nọ nửa kia này đã thấm vào toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể trở thành người bạn hoàn toàn với ai đó mà cũng không là kẻ thù toàn bộ với người khác. Chúng ta không có khả năng là bất kì cái gì toàn bộ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ việc là kẻ thù đầy đủ còn nhiều niềm vui hơn là người bạn nửa vời.
Trong thực tế, hễ cứ làm bất kì cái gì một cách toàn bộ thì cũng đều phúc lạc, bởi vì bất kì khi nào toàn bộ bản thể bạn được tham gia vào, tất cả năng lượng tiềm tàng của thân thể bạn tập hợp lại với nhau và hợp tác với bạn. Còn bất kì khi nào bạn bị phân chia và chia chẻ, bạn trong xung khắc và bạn vật lộn bên trong mình.
Bây giờ nếu việc đánh thức kundalini bị cản trở trên đường của nó, điều đó chỉ có nghĩa là một mặt bạn muốn đánh thức nó và mặt khác bạn sợ việc đánh thức nó. Bạn đang đi tới ngôi đền và đồng thời bạn không có dũng cảm để vào nó. Bạn đang làm cả hai cùng nhau. Bạn chuẩn bị cho thiền và đồng thời bạn không thu được dũng cảm để nhảy vào trong nó. Bạn muốn bơi trong sông, bạn đã đi tới bờ sông, và vậy mà bạn vẫn đứng trên mép bờ nghĩ xem phải làm gì. Bạn muốn bơi vậy mà bạn không muốn vào trong nước. Cứ dường như là bạn muốn bơi bên trong phòng ngủ của mình, cứ dường như là bạn muốn làm việc với tay và chân mình bằng việc nằm trên chiếc tràng kỉ có nệm và có niềm vui của việc bơi. Không, bạn không thể tận hưởng được việc bơi bằng việc nằm dài trên chiếc tràng kỉ thoải mái trong phòng ngủ của bạn. Điều này là ngu xuẩn. Niềm vui thực của việc bơi được gắn liền không tách rời với nguy hiểm.
Nếu thiếu nhiệt tình, điều đó sẽ cản trở kundalini theo nhiều cách. Đó là lí do tại sao nhiều bạn sẽ cảm thấy rằng mọi sự đã đi tới chỗ dừng lại.
Nếu kundalini đi tới chỗ dừng thì nhớ chỉ một điều... và đừng tìm cớ để biện minh cho nó. Chúng ta tìm đủ mọi loại cớ: nào nghiệp của các kiếp sống quá khứ đang tới trên đường, nào các sao còn chưa thích hợp, nào thời  đã không  đến. Không điều nào trong những điều này mà chúng ta quen nghĩ là đúng cả. Chỉ một điều là đúng: rằng bạn không làm hết sức để đánh thức nó. Nếu có bất kì chướng ngại nào ở bất kì đâu, nghĩ rằng bạn đã không lấy cú nhảy đầy đủ, và thế rồi nhảy với lực đầy đủ. Đem tất cả năng lượng của bạn vào nó và buông bỏ bản thân mình toàn bộ. Thế thì kundalini sẽ không bị chặn lại tại bất kì trung tâm nào.
Chân lí là ở chỗ kundalini có thể hoàn thành toàn thể cuộc hành trình của nó trong một khoảnh khắc; và thậm chí nó có thể lấy đi nhiều năm. Tất cả chỉ là vấn đề cam kết - liệu nó có là toàn bộ hay phân mảnh. Nếu ý chí chúng ta, tâm trí chúng ta là toàn bộ, toàn thể sự việc có thể xảy ra ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này.
Nếu kundalini bị ngăn lại ở bất kì đâu, điều đó chỉ có nghĩa là bạn đã không đầu tư toàn thể năng lượng của mình vào nỗ lực của mình. Cho nên hợp tác với nó một cách đầy đủ, và đem tất cả năng lượng của bạn vào cho nó. Có vô hạn năng lượng được cất giữ bên trong mỗi người chúng ta, nhưng chúng ta chưa bao giờ sử dụng bản thân mình trong bất kì cái gì theo cách lớn lao. Chúng ta bao giờ cũng sống ở ngoại vi của cuộc sống, chúng ta chưa bao giờ đào sâu vào trong nó. Chúng ta chưa bao giờ cầu khẩn và triệu tập gốc rễ của mình, gốc rễ của bản thể chúng ta; chúng ta chưa bao giờ cầu khẩn chúng, và đó là lí do tại sao có chướng ngại. Và nhớ lấy, không có vấn đề nào khác hơn vấn đề này.
Một bạn hỏi: Chúng tôi được sinh ra với đói, ngủ và khát, nhưng không với khao khát về thượng đế. Sao vậy?
Cũng có ích để hiểu điều này. Khao khát về Thượng đế nữa, cũng tới với việc sinh thành của chúng  ta, nhưng phải mất thời gian lâu để biết nó. Chẳng hạn, trẻ con được sinh ra với dục, nhưng chúng phải mất mười bốn năm để biết nó. Ham muốn dục tới với việc sinh của chúng, nhưng chúng phải mất mười bốn tới mười lăm năm để nhận ra nó. Và tại sao phải mất nhiều thời gian thế? Ham muốn, khát khao có đó bên trong bạn, nhưng thân thể không được chuẩn bị cho nó. Thân thể mất mười bốn năm để trưởng thành và chín muồi về dục, và thế rồi ham muốn này được thức tỉnh. Cho tới lúc đó nó vẫn còn ở trong trạng thái tiềm tàng.
Khát khao về Thượng đế nữa cũng tới với việc sinh, nhưng thân thể chưa chín và chưa sẵn sàng. Và ngay khi thân thể được chuẩn bị thì khát khao này được phát sinh. Kundalini chuẩn bị cho sự trưởng thành đó, sự chín muồi đó. Nhưng bạn có thể hỏi tại sao tự nó không xảy ra. Đôi khi nó có xảy ra theo cách riêng của nó, nhưng điều như thế này cần được hiểu cẩn thận.
Trong tiến hoá của nhân loại một số điều xảy ra trước với cá nhân và rồi với nhóm người. Chẳng hạn, nếu bạn xem qua toàn thể Veda thế thì dường như là chẳng có nhận biết gì về hương thơm hay mùi hôi trong thời của Vedas. Trong tất cả các kinh sách của thế giới đương đại với Rigveda, không có nhắc gì tới khứu giác ở đâu cả. Hoa tất nhiên có được nhắc tới, nhưng không có hương thơm. Những người biết đều nói rằng cho tới thời của Rigveda khứu giác của con người vẫn còn chưa được thức tỉnh. Về sau đó nó đã thức tỉnh trong trường hợp của vài cá nhân. Thậm chí ngày nay, mùi vị cũng không có ý nghĩa gì đối với nhiều người; chỉ với vài người nó mới có nghĩa. Trong thực tế khứu giác phải thức tỉnh đầy đủ trong mọi người. Các công xã càng phát triển thì càng có nhiều khứu giác hơn, và công xã kém phát triển người ta ít có nó nhiều hơn. Vẫn còn tồn tại vài bộ lạc trên trái đất này không có từ dành cho hương thơm trong ngôn ngữ của họ. Cho nên khứu giác trước hết tới cho vài cá nhân và dần dần trưởng thành và trở thành một phần của tâm trí tập thể.
Giống như khứu giác, nhiều điều khác tới trong nhận biết của con người chỉ dần dần thôi. Chúng không tồn tại trong quá khứ. Nhận biết của con người về màu tạo ra câu chuyện đáng ngạc nhiên. Aristotle trong cuốn sách của mình đã nói tới chỉ mỗi ba màu. Cho tới thời của Aristotle, mọi người ở Hi Lạp đã đã nhận biết về mỗi ba màu; họ đã không biết gì về các màu khác. Chính qua một thời kì thời gian dài và cứ dần dần mà một số màu khác đã trở thành thấy được đối với họ. Và đừng nghĩ rằng ngay cả ngày nay chỉ có ngần ấy màu như mắt chúng ta thấy được. Có nhiều màu hơn thế này, nhưng chúng ta còn chưa nhận biết về chúng. Nhạy cảm của chúng ta vẫn còn chưa được phát triển. Đó là lí do tại sao đôi khi dưới ảnh hưởng của LSD hay mescaline hay hashish hay marijuana, một số màu mới trở thành thấy được cho mắt chúng ta, điều chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây. Và màu sắc là nhiều vô kể. Nhưng chỉ dần dần và qua một khoảng thời gian dài chúng ta mới trở nên nhạy cảm với chúng.
Ngay cả ngày nay, có một số người trên thế giới là người mù màu, người không có cảm giác màu sắc. Nếu có một nghìn người ngồi đây, ít nhất năm mươi người trong số họ phải là mù với màu này màu khác. Mặc dầu bản thân họ có thể không nhận biết về điều đó. Và vài người có thể đến mức không thể phân biệt nổi giữa màu lục và vàng. Gạt sang bên những người thường, ngay cả một số người vĩ đại và lỗi lạc cũng đã được tìm ra là mù màu.
Một người như Bernard Shaw không thể phân biệt được màu lục với màu vàng. Và mãi cho tới độ tuổi sáu mươi ông ấy vẫn không biết rằng mình không thể phân biệt nổi giữa màu lục và màu vàng. Ông ấy đi tới biết ra điều đó vào ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ sáu mươi của mình khi ai đó tặng cho ông ấy bộ com lê xem như món quà sinh nhật. Nó có màu lục, nhưng bộ com lê thiếu một thứ - chiếc cà vạt. Người bạn này đã quên mua cà vạt đi kèm bộ áo com lê. Cho nên Shaw ra chợ để mua cà vạt hợp với bộ com lê, và ông ấy đã hỏi mua chiếc cà vạt màu vàng. Người chủ tiệm lễ phép nói rằng chiếc cà vạt vàng sẽ không hợp với bộ com lê màu lục. Shaw ngạc nhiên khi nghe nói điều đó và cứ nhấn mạnh rằng màu của cà vạt và màu của bộ com lê là một. Bây giờ đến lượt ông chủ tiệm thấy buồn cười, và ông ấy hỏi, "Sao chúng cùng màu được cơ chứ thưa ngài? Ngài có trẻ con không đấy?" vì ông ấy biết rằng Shaw rất giỏi đùa cợt. Ông ấy nói, "Có lẽ đấy chỉ là trò đùa khi ông nói rằng bộ com lê này và chiếc cà vạt có cùng màu. Chúng đâu cùng màu; chiếc cà vạt màu vàng trong khi bộ com lê màu lục." Nhưng dầu vậy Shaw vẫn cứ khăng khăng và tò mò hỏi màu vàng là gì.
Thế rồi Bernard Shaw phải được đưa đi kiểm tra mắt và bác sĩ xác nhận rằng ông ấy bị mù màu vàng.
Có thời màu vàng là không thấy được cho mắt con người. Đây là bổ sung mới nhất vào danh sách màu con người biết tới. Một số màu khác cũng là mới nữa.
Âm nhạc không có nghĩa cho mọi người. Nó có nghĩa cho vài người thôi. Và chỉ vài người đánh giá được sắc thái của nó thực sâu. Với phần còn lại nó chẳng là gì ngoài âm thanh và tiếng ồn - chẳng mang ý nghĩa gì. Nhận biết và đánh giá của họ về các nốt nhạc vẫn còn chưa phát triển và chưa sâu sắc. Trong thực tế, mãi cho tới giờ âm nhạc đã không là kinh nghiệm tập thể của loài người.
Cho nên khi có liên quan tới Thượng đế, ngài là kinh nghiệm rất rất xa vời, người siêu việt lên trên mọi giác quan, người ở bên ngoài mọi giác quan. Ngài là kinh nghiệm tối thượng; không có gì bên ngoài ngài. Đó là lí do tại sao rất ít người trở nên được thức tỉnh, mặc dầu tiềm năng được thức tỉnh nằm trong mọi người và nó tới người đó cùng việc sinh.
Nhưng bất kì khi nào một người giữa chúng ta thức tỉnh, thì việc thức tỉnh của người đó nữa cũng trở thành một nhân tố để khuấy động khao khát tiềm ẩn về Thượng đế trong nhiều người. Bất kì khi nào một người như Krishna vươn lên giữa chúng ta, chính tầm nhìn của người đó, chính sự hiện diện của người đó bắt đầu làm thức tỉnh trong chúng ta điều đã từng ngủ từ lâu thế.
Cơn khát, cơn đói về Thượng đế đi cùng mỗi chúng ta, và nó tới với việc sinh của chúng ta. Nhưng nó không được phép thức dậy, nó bị kìm nén. Và có nhiều lí do cho nó. Điều quan trọng nhất trong chúng là ở chỗ đám đông khổng lồ bao quanh chúng ta, đám đông bao la những người mà chúng ta sống cùng, hoàn toàn không có khao khát đó. Đó là lí do tại sao khi khao khát này bắt đầu dâng lên trong ai đó, người đó lập tức kìm nén nó, bởi vì đó dường như là một loại điên khùng với người đó. Trong một thế giới mà tất cả mọi người xung quanh bạn đều đầy những ham muốn mãnh liệt về tiền bạc, ham muốn mãnh liệt về danh vọng, thì ham muốn mãnh liệt về tôn giáo có vẻ như điên khùng. Và nó làm cho tất cả mọi người xung quanh hoài nghi về người đang khao khát tôn giáo, họ cho rằng người đó đang ra khỏi tâm trí mình. Cho nên con người tự kìm nén mình. Khao khát mãnh liệt này không được phép phát sinh, nó bị kìm nén từ đủ mọi phía.
Thế giới chúng ta vừa tạo ra không có chỗ cho Thượng đế, và chúng ta chịu trách nhiệm cho điều đó. Bởi vì như tôi đã nói, cho phép Thượng đế có chỗ đứng là điều nguy hiểm, cho nên chúng ta không dành cho ngài góc nào. Vợ sợ rằng Thượng đế có thể đi vào cuộc sống của chồng mình, bởi vì với việc tới của ngài thì vợ có thể biến mất, cô ấy có thể trở thành vô nghĩa với anh ấy. Chồng theo cùng cách đó sợ rằng nếu Thượng đế tới trong cuộc sống của vợ mình, thì vị trí riêng của anh ta như Thượng đế thực sự của cô ấy - Thượng đế thay thế - sẽ bị nguy hiểm. Thượng đế thay thế sẽ không có ở đâu cả. Đó là lí do tại sao chúng ta đã không cho phép Thượng đế có chỗ trong thế giới mà chúng ta đã tạo ra, bởi vì Thượng đế sẽ là nhân tố gây rối loạn ở đây. Nếu ngài tới, ngài sẽ gây rối, ngài nhất định gây rối cái này cái nọ; ngài sẽ làm đảo lộn nhiều thứ. Tại đây việc ngủ sẽ qua đi, tại kia cái gì đó khác sẽ xảy ra, và ở chỗ khác điều gì đó sẽ phải thay đổi. Chúng ta sẽ dừng là điều chúng ta đang là. Đó là lí do tại sao chúng ta  giữ Thượng đế ở ngoài thế giới của mình.
Nhưng như trong trường hợp khao khát Thượng đế nảy sinh ngẫu nhiên - để tránh nguy hiểm đó - chúng ta đã tạo ra các thượng đế giả, các thần tượng đá, trong nhà mình, và chúng ta tôn thờ chúng, để cho khát khao này không trực tiếp hướng tới Thượng đế thực. Chúng ta có các thượng đế thay thế ở khắp nơi. Điều này biểu thị cho tinh ranh tồi tệ nhất của con người và âm mưu lớn lao nhất của con người chống lại Thượng đế mãi. Những thượng đế nhân tạo này là biểu tượng cho âm mưu ghê gớm nhất chống lại tôn giáo và Thượng đế đã từng được ngấm ngầm dự định. Và chính vì điều này mà niềm khát khao của con người về Thượng đế đã không được phép biến thành việc truy tìm Thượng đế - thay vì thế bị đi lạc quanh đền chùa và nhà thờ mà vốn dĩ chẳng đáng giá gì. Và khi con người không tìm thấy cái gì trong đền chùa và nhà thờ, con người thất vọng và dường như với người đó nhà riêng của mình còn tốt hơn chúng. Rồi con người nói, "Có quái gì trong đền chùa và nhà thờ đâu?" Thế là người đó quay về nhà sau khi đến thăm chúng. Người đó không biết rằng đền chùa và nhà thờ là can thiệp của tinh ranh và lừa dối lớn lao.
Tôi đã nghe nói rằng một buổi tối quỉ trở về nhà chán ngán và thất vọng và nói với vợ mình, "Ta đã bị thành thất nghiệp tuyệt đối; ta chẳng có gì trong tay để làm cả." Vợ quỉ nhảy lùi lại, cũng như tất cả các bà vợ tỏ ra khi biết tin chồng mình mất việc, và cô ấy hỏi, "Anh thất nghiệp à? Làm sao có thể như thế được? Làm sao anh, trong tất cả mọi người, mà bị mất việc? Điều đó là không thể được, bởi vì việc của anh là vĩnh viễn. Việc làm biến chất mọi người sẽ diễn ra mãi mãi. Nó là vậy nó không bao giờ có thể đi tới chấm dứt. Làm sao anh làm mất nó được? Cái gì làm cho anh thành thất nghiệp?" Quỉ nói, "Ta đã bị làm thành thất nghiệp theo một cách rất kì lạ. Công việc của ta đã bị các đền chùa và nhà thờ chiếm giữ, bởi các tu sĩ và học giả. Ta không còn được cần tới chút nào. Ta có thể làm gì khác ngoại trừ việc làm chệch hướng mọi người khỏi con đường đi tới Thượng đế đây? Bây giờ không ai còn bước trên con đường đó nữa; đền chùa và nhà thờ hồi giáo có đó để làm lệch họ khỏi nó. Cho nên ta không có cơ hội đưa họ đi lạc lối như ta vẫn thường làm thời gian lâu thế."
Khao khát Thượng đế có đó từ bao giờ. Nhưng chúng ta bắt đầu giáo dục mọi người về Thượng đế từ thời thơ ấu sớm sủa của họ và đó chính là điều gây ra tai hại. Trước khi thực tế biết Thượng đế, một ảo tưởng được tạo ra rằng chúng ta biết ngài. Cho nên mọi người đều nghĩ mình biết Thượng đế. Trước khi khao khát này được đánh thức, chúng ta đã được cho uống nước, và điều này tạo ra chán chường và sợ hãi. Chính vì các giáo huấn sai lầm của chúng ta mà chúng ta phát triển việc không ưa Thượng đế; chúng ta mất đi tất cả mọi mối quan tâm tới ngài. Chúng ta nhồi nhét vào đầu mình đầy những Gita, Koran và Kinh Thánh, chúng ta tống vào tâm trí mình đầy những lời của các thánh nhân và mahatmas, điều đó trở thành buồn nôn và chúng ta muốn vứt bỏ nó sớm còn hơn là muộn. Cho nên vấn đề đạt tới Thượng đế không phát sinh.
Toàn thể xã hội chúng ta bắt đầu phản đối, toàn bộ hệ thống của chúng ta chống lại Thượng đế. Và đó là lí do tại sao khát khao về Thượng đế khó nảy sinh thế. Và ngay cả khi nó nảy sinh, người có liên quan đối với chúng ta dường như gàn gàn dở dở; người đó lập tức bị coi là có vấn đề tâm thần. Điều đó là vậy bởi vì người đó bây giờ khác thế với những người chúng ta còn lại. Người đó bắt đầu sống theo cách khác; ngay cả cách thở của người đó cũng thay đổi, toàn bộ phong cách sống của người đó thay đổi. Đó là thay đổi lớn lao. Người đó thôi là một người trong chúng ta; người đó trở thành người xa lạ với chúng ta.
Thế giới chúng ta đã xây dựng nên là chống lại Thượng đế. Và chúng ta đã thành công nhiều thế, và tiếp tục thành công cho tới ngày này. Chúng ta đã vứt Thượng đế đi, chúng ta đã đuổi ngài đi hoàn toàn. Và điều kì cục là ở chỗ chúng ta đã đuổi ngài ra khỏi thế giới riêng của ngài. Và chúng ta đã dựng nên chướng ngại vật không có lối mở để Thượng đế có thể vào lại thế giới của chúng ta. Cho nên làm sao khao khát này nảy sinh được?
Cho dù khao khát này không nảy sinh, cho dù nó thậm chí không được biết tới, vậy mà một loại bất ổn bên trong, và dòng chảy ngầm của nỗi thống khổ cứ theo đuổi chúng ta qua các kiếp sống của mình. Người ta đạt tới danh vọng, vậy mà người ta vẫn cảm thấy trống rỗng bên trong. Người ta cóp nhặt của cải, vậy mà người ta vẫn thấy thiếu cái gì đó, cái gì đó vẫn còn chưa được đạt tới. Người ta thấy tình yêu, vậy mà dường như là cái gì đó vẫn còn phải được tìm thấy, người ta vẫn còn không được thoả nguyện. Cái gì là cái dường như bị thiếu vào mọi lúc người ta đạt được thành công trong cuộc sống?
Đó là khao khát bên trong mà chúng ta đã kìm nén, cái mà chúng ta đã không cho phép nảy sinh, trưởng thành và được thoả mãn. Khao khát đó thỉnh thoảng ngẩng đầu lên; nó biến thành dấu hỏi trên mọi con đường chúng ta đi. Và nó nói với chúng ta, "Mình đã đạt tới biết bao nhiêu danh tiếng, vậy mà mình vẫn chẳng đạt được gì cả; mình đạt tới mọi thứ vậy mà mình vẫn trống rỗng." Khao khát đó gây đau đớn và làm chúng ta bị thương, khao khát đó quấy nhiễu và dằn vặt chúng ta từ mọi điểm thuận lợi trong các kiếp sống của chúng ta. Nhưng chúng ta phủ nhận nó và tự làm mình bận rộn mình trong công việc với niềm hăm hở đến mức chúng ta chẳng thể nghe được tiếng nói nhỏ nhoi của nó.
Đó là lí do tại sao người tham gia vào việc làm tiền thì cứ đâm đầu vào nó, còn người đuổi theo danh tiếng bắt đầu chạy như ngựa phi nước đại. Họ bít tai lại để cho họ không phải nghe rằng họ đã chẳng tìm thấy gì trong việc theo đuổi tham vọng của mình. Chúng ta làm đủ mọi thứ trong quyền lực của mình để ngăn cản khao khát này nảy sinh. Bằng không thì một ngày sẽ tới khi trẻ con trong thế giới này sẽ được sinh ra với khao khát Thượng đế này như chúng được sinh ra với đói, khát và dục. Một thế giới như vậy có thể được tạo ra, và xứng đáng tạo ra. Nhưng ai sẽ làm điều đó?
Chỉ một số người tìm kiếm Thượng đế mới có thể tạo ra thế giới như vậy. Nhưng để làm như vậy điều cần thiết là tất cả mọi mưu đồ chống lại Thượng đế, vẫn hiển nhiên từ trước tới giờ, đều bị chặn đứng và đánh bại.
Quả thực có khao khát, nhưng con người có thể nghĩ ra các biện pháp nhân tạo để kìm nén nó. Trong hàng nghìn năm ở Trung Quốc, đàn bà bị buộc phải đi giầy thép để cho bàn chân họ nhỏ nhất có thể được. Chân nhỏ được coi là biểu tượng cho cái đẹp. Bàn chân càng nhỏ, địa vị gia đình cô gái càng ở cấp cao hơn. Cho nên chân họ vẫn còn nhỏ tới mức đàn bà bước đi khó khăn. Trong khi thân thể họ phát triển thì chân vẫn còn bị còi cọc và nhỏ bé. Họ không thể bước được. Và người đàn bà không bước được được gọi là quí bà thuộc vào hoàng gia. Vợ người nghèo không thể đảm đương được điều đó, bởi vì cô ấy cần có chân lớn để có thể bước đi và làm việc. Chỉ đàn bà dòng dõi quí tộc mới có thể làm mà không bước đi; họ bước đi bằng sự giúp đỡ của người khác. Mặc dầu họ đi khập khiễng - chẳng có gì ngoài trạng thái khập khiễng - họ vẫn được coi là thanh nhã và đẹp. Ở Trung Quốc ngày nay không đàn bà nào chấp nhận điều đó. Cô ấy sẽ nói những người chấp nhận điều đó là điên rồ. Nhưng tục lệ này đã kéo dài hàng nghìn năm nay.
Khi một thứ trở thành mốt và phổ cập, khó mà thấy được qua sự ngu xuẩn của nó. Khi hàng nghìn người tuân theo nó, khi cả đám đông ở đằng sau nó, bạn không phán xét nó, đánh giá nó. Khi cả xã hội làm cho đàn bà phải đi giầy thép, tất cả đàn bà đều đi giầy thép. Và nếu ai đó không tuân theo thực hành này, cô ấy sẽ bị kết án là đàn bà điên, cô ấy bị coi như người đàn bà đáng thương và mất danh giá. Cô ấy sẽ không lấy được chồng tốt và đẹp trai; cô ấy sẽ không được lập gia đình trong nhà giàu có. Đàn bà với chân to bị xem là thô tục, vô giáo dục và vô văn hoá. Người ta đã nghĩ rằng chỉ đàn bà nông dân mới có chân to; chân của người ưu tú phải nhỏ. Khái niệm này đã làm què quặt đàn bà ở Trung Quốc trong hàng nghìn năm, và họ chẳng có ý tưởng rằng đi giầy thép là cực kì điên rồ; nhưng thực tế này vẫn kéo dài rất lâu. Và chỉ khi nó bị bãi bỏ thì họ mới có thể thấy sự điên khùng của nó.
Theo cùng cách đó, khi có liên quan tới Thượng đế, tâm trí của toàn thể nhân loại đã bị làm hư hỏng, què quặt. Khao khát của con người về Thượng đế, khao khát của con người để đạt tới ngài đã bị phá huỷ bằng mọi cách; nó không được phép vươn cao lên chút nào. Và cho dù nó có vươn lên, các thượng đế thay thế cũng được bịa ra và họ được bảo rằng nếu chúng ta muốn Thượng đế thì chúng ta phải đi tới đền chùa, chúng ta phải đọc Gita, Koran và Kinh Thánh, và chúng ta sẽ tìm thấy ngài. Thực tế, chẳng cái gì được tìm thấy trong kinh sách ngoại trừ lời, và chẳng cái gì được tìm thấy trong đền chùa ngoại trừ các thần tượng bằng đá. Và thế rồi con người nghĩ rằng có lẽ bản thân khao khát của mình là giả.
Và thế rồi khao khát này cứ tới rồi đi. Vào lúc các bạn tới đền chùa, nó qua rồi. Vào lúc bạn đọc Gita, nó đã biến mất. Dần dần nó thành gượng gạo và mòn mỏi. Và cuối cùng nó chết khi nó không được phép được thoả mãn. Chung cuộc nó tàn lụi đi. Nó cũng giống như cơn đói thể chất. Nếu bạn nhịn ăn trong ba ngày bạn sẽ kinh nghiệm cơn đói cồn cào trong ngày nhịn thứ nhất. Cơn đói sẽ còn cồn cào hơn trong ngày thứ hai, và cồn cào nhất vào ngày thứ ba. Nhưng tới ngày thứ tư, nếu bạn tiếp tục nhịn ăn, cơn đói sẽ bắt đầu suy giảm và nó sẽ ít cồn cào hơn vào ngày thứ năm. Ngày thứ sáu nó càng ít hơn nữa. Và sau mười lăm ngày cơn đói sẽ dừng hiện hữu. Và nếu bạn nhịn ăn cả tháng, bạn sẽ không còn biết đói là gì nữa. Bạn sẽ trở nên ngày một yếu hơn, bạn sẽ ngày một hốc hác hơn, và ngày tiếp ngày bạn sẽ mất cân vì bạn sẽ tiêu thụ thịt của mình để sống còn, nhưng cơn đói sẽ biến mất hoàn toàn. Bởi vì nếu cơn đói không được phép, không được thoả mãn trong cả tháng, thì nó sẽ chết là cái chắc.
Tôi đã nghe... Có một câu chuyện ngắn do Kafka kể. Ông ấy viết rằng có một đoàn xiếc với các kiểu diễn viên khác nhau và đủ loại trò và các loại nhào lộn và biểu diễn. Người chủ rạp xiếc đã thuê cho nhóm diễn viên một người tinh thông về nhịn ăn. Người này trình diễn tiết mục của mình về nhịn ăn, và người đó có một chiếc lều cho mình. Mọi người tới thăm rạp xiếc để xem nhiều thứ - như các kĩ xảo của những con vật được huấn luyện, những con vật lạ và hoang dại - và họ cũng tới xem người nhịn ăn này, người đó cũng là một đối tượng có sự hấp dẫn lớn. Người đó có thể sống không ăn hàng tháng. Có lần người đó đã trải qua kì nhịn ăn ba tháng liền. Cho nên mọi người tới xem ông ta nữa. Nhưng cũng có giới hạn cho điều đó.
Chuyện xảy ra là trong thị trấn nào đó nhóm xiếc này nấn ná ở đến sáu hay bảy tháng. Khán giả tới xem người đó nhịn ăn nửa tháng hay một tháng, nhưng rồi mối quan tâm của họ cũng phai đi. Đó là lí do tại sao người ta nói rằng những người biểu diễn và thánh nhân nên thường kì thay đổi chỗ của mình. Nếu họ ở một chỗ quá lâu, họ sẽ gặp khó khăn. Mọi người sẽ đứng xem họ được bao lâu? Cho nên hợp lí nhất là họ đi từ thị trấn này sang thị trấn khác cứ sau hai hay ba ngày. Khi họ tới thăm thị trấn mới, mọi người lũ lượt kéo đến họ. Tại thị trấn khác họ rất thú vị.
Gánh xiếc trong câu chuyện của Kafka ở quá lâu trong thị trấn đó, và kết quả là khách không đến xem người biểu diễn nhịn ăn nữa. Họ quên mất lều của ông ấy hoàn toàn. Và người đó gầy mòn hốc hác thế qua việc nhịn ăn dài ngày đến mức người đó không thể đi tới ông quản lí và thông báo cho ông ta về tình trạng của mình. Ông ấy yếu tới mức ông ấy thậm chí không thể ngồi dậy trên giường được, cho nên ông ấy cứ nằm và nằm ở đó. Và vì đoàn xiếc rất lớn, nên ông ấy thực tế bị quên mất.
Sau một  quãng  bốn  hay năm tháng,  ai  đó bỗng nhiên nhớ tới ông ấy vào một sáng đẹp trời và đi hỏi về ông ấy. Bây giờ ông bầu trở nên lo âu, e rằng người nhịn ăn có thể chết rồi. Ông ta chạy xô tới lều của ông ấy, nhưng hoảng sợ khi chẳng thấy người nào ở đó ngoại trừ một bó cỏ khô mà ông ấy vẫn nằm. Không có dấu vết của chính con người này. Khi ông bầu gọi tên ông ấy, không có tiếng trả lời từ ông ấy. Ông ấy mòn mỏi đến mức không thể nói được. Thế rồi ông bầu bỏ giường cỏ ra và ông ấy thất kinh khi thấy người nhịn ăn thu lại thành bộ xương trần. Nhưng con mắt ông ấy bình an và sống động.
Ông bầu nói với ông ấy, "Ông bạn ơi, tôi chân thành xin lỗi vì đã quên mất ông, nhưng ông có mất trí không vậy? Nếu không ai tới thăm ông nữa, thì ông phải ăn trở lại chứ." Người này đáp, "Nhưng bây giờ thói quen ăn của tôi đã chết rồi; nó bị chấm dứt rồi. Tôi không cảm thấy đói chút nào. Và tôi không còn là người biểu diễn nữa; tôi bị mắc bẫy vào chính bản thân việc biểu diễn; tôi là tù nhân bất lực trong tay nó. Tôi không còn đóng kịch nữa, nhưng thực sự không có đói gì cả. Trong thực tế, bây giờ tôi không biết đói là gì, bởi vì điều người ta gọi là đói thì không còn xảy ra cho tôi nữa."
Điều gì đã xảy ra cho con người này? Nếu bạn cứ nhịn ăn lâu dài và kéo dài thêm một cách có phương pháp, thì cơn đói chắc chắn sẽ chết và biến mất. Cho nên chúng ta không cho phép cơn đói Thượng đế của mình được thức tỉnh, bởi vì Thượng đế là nhân tố gây khuấy động nhất trong cuộc sống chúng ta. Không có gì trên thế giới có thể gây khuấy động hơn là ngài. Đó là lí do tại sao chúng ta đã làm mọi việc phòng ngừa ngăn cản ngài, và làm đủ mọi thu xếp để cho ngài khuất mắt. Chúng ta đã khoá đường của ngài từ mọi phía và theo cách thức rất có kế hoạch, để cho ngài không vào được thế giới của chúng ta ngay cả bằng cách lén lút.
Cho dù vậy mọi người đều được sinh ra với khao khát về Thượng đế. Và nếu được cho cơ hội và tiện nghi để thức tỉnh, thì tất cả mọi khao khát khác - như khao khát giầu có và khao khát danh vọng - sẽ biến mất. Thế thì không khao khát nào khác hơn khao khát Thượng đế là còn lại. Tất cả chúng không thể cùng đi bên nhau được. Cho nên để cứu lấy những khao khát này - những khao khát về giầu có, khao khát quyền lực và danh tiếng, khao khát về dục - chúng ta phải kìm hãm và đè nén khao khát của mình về Thượng đế. Bởi vì nếu khao khát thiêng liêng nảy sinh và chiếm giữ vũ đài, nó trước hết sẽ khử bỏ đi và rồi tiêu hoá trong chính nó tất cả các khao khát khác, và nó sẽ độc chiếm vũ đài này. Thượng đế rất ghen tị. Khi ngài xuất hiện, ngài giữ vũ đài một mình, tất cả cho chính ngài. Thế thì ngài sẽ không cho phép người khác làm trò hề quanh ngài. Khi ngài chọn bạn làm chỗ trú ngụ cho mình, ngôi đền chùa của ngài, tất cả các nam thần nữ thánh nhỏ bé đều phải ra đi; họ không thể sống ở đấy được nữa. Như bạn thấy một số trong họ được tôn thờ trong các đền chùa - thần khỉ Hanuman có đó và biết bao nhiêu thần khác; tất cả họ đều sẽ tan biến. Thượng đế sẽ không cho phép họ sống ở đó nữa. Khi Thượng đế tới, ngài sẽ biến thành một và tất cả. Một mình ngài sẽ ngồi trên ngai vàng. Ngài rất rất ghen tị.
Một bạn hỏi: chẳng phải điều một cá nhân làm thì thực sự là do đích thân thượng đế làm đó sao?
Đây là câu hỏi đúng. Chừng nào một cá nhân làm điều, điều đó không phải là do thượng đế làm. Chừng nào một cá nhân còn cảm thấy rằng mình đang làm, thì đấy không phải là việc làm của Thượng đế. Cái ngày cá nhân này biết rằng mình không còn nữa, người đó không là người làm, đấy chỉ là việc xảy ra, thì hành động của người đó trở thành hành động của Thượng đế; nó thuộc vào Thượng đế. Nhưng điều đó không trở thành hành động của Thượng đế chừng nào mà cá nhân còn nghĩ rằng chính mình đang làm. Cái ngày việc làm biến thành việc xảy ra, cái ngày cá nhân này thực sự kinh nghiệm nó như việc xảy ra, thì Thượng đế tiếp quản; thế thì ngài làm mọi việc thông qua cá nhân này. Nếu bạn hỏi gió, "Gió ơi, gió có thổi không?" chúng sẽ nói, "Không, chúng tôi đang được thổi đi." Nếu bạn hỏi cây, "Cây ơi, cây có đang lớn lên không?" chúng sẽ nói, "Không, chúng tôi đang được lớn lên." Nếu bạn hỏi sóng của biển cả, "Sóng ơi, sóng có xô vào bờ không?" chúng sẽ trả lời, "Không, chúng tôi đang bị xô vào bờ." Đây là hành động của Thượng đế.
Nhưng con người nói, "Tôi đang làm đấy." Chính tại đây con người đi xa khỏi Thượng đế. Chính tại đây bản ngã con người tiếp quản và con người bị bao vây trong bản ngã của mình. Và chính tại đây con người đứng tách rời khỏi Thượng đế như một thực thể tách biệt. Thượng đế tiếp quản vào chính ngày con người đi tới nhận ra rằng cách gió thổi, sóng xô, cây lớn, hoa nở, sao dời, thì mình nữa cũng đang được cử động; có ai đó bên trong mình cử động và nói, người đó không tách rời. Cái ngày đó, và chỉ ngày đó thôi, Thượng đế là người làm.
Việc chúng ta là người làm chính là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này tạo ra bất hạnh và khổ. Chính ảo tưởng này vận hành như bức tường giữa chúng ta và Thượng đế. Và cái ngày chúng ta dừng là người làm, mọi ảo tưởng dừng lại. Thế thì còn lại mỗi mình Thượng đế.
Trong thực tế, ngay cả bây giờ Thượng đế vẫn một mình. Không phải bởi vì bạn là người làm mà bạn trở thành nó. Tôi không nói điều này; tôi không ngụ ý nói vậy. Khi bạn nghĩ rằng bạn là người làm, bạn trong ảo tưởng. Ngay cả bây giờ một mình Thượng đế là người làm, nhưng bạn không nhận biết về điều đó. Điều đó cũng giống thế này: đêm nay bạn lên giường ở Nargol và bạn mơ trong giấc ngủ rằng bạn đã tới Calcutta. Bạn vẫn chưa tới Calcutta; bằng cách nào đó bạn mơ về Calcutta nhưng bạn vẫn ở Nargol. Nhưng trong giấc mơ bạn đã tới Calcutta, và bạn đang hỏi cách trở về Nargol, bằng tầu hoả, hay bằng máy bay hay bằng đường bộ. Bạn đang hỏi về con đường qua đó bạn sẽ quay về và hỏi người hướng dẫn sẽ đi cùng bạn. Và bạn đang nhìn vào bản đồ du lịch. Và bỗng nhiên giấc ngủ của bạn bị quấy rối và bạn tỉnh dậy ngạc nhiên phát hiện ra rằng bạn chưa đi đâu cả, rằng bạn vẫn ở Nargol. Và thế rồi bạn không hỏi về con đường và bạn không nhìn vào bản đồ du lịch nữa. Thế thì bạn không liên hệ với người hướng dẫn nữa. Và nếu ai đó hỏi bạn về ý định của bạn rời khỏi Calcutta bạn sẽ cười và nói rằng bạn đã không đi Calcutta, bạn mới chỉ nghĩ tới điều đó thôi.
Khi một người nghĩ rằng mình là người làm, người đó thực tế không phải là người làm; đấy chỉ là ý nghĩ, ý tưởng, giấc mơ. Người đó chỉ mơ rằng mình là người làm. Trong thực tế mọi thứ đều đang xảy ra. Và nếu giấc mơ này biến mất, thế thì cái bạn gọi là biết hay chứng ngộ xảy ra.
Ngay cả khi bạn nói rằng Thượng đế đang làm cho bạn làm một việc, thế nữa bạn cũng trong ảo tưởng, ảo tưởng cũ tiếp tục. Bởi vì thế nữa, bạn vẫn còn là một thực thể, một thực thể tách biệt, và có khoảng cách giữa Thượng đế và bạn. Bây giờ bạn tin rằng có Thượng đế, nhưng bên cạnh ngài bạn cũng có đó. Bây giờ bạn tin rằng Thượng đế là giám đốc còn bạn là người làm.
Không, khi bạn thực sự thức dậy từ giấc ngủ của mình ở Nargol bạn sẽ không nói rằng bạn bây giờ đã trở về từ Calcutta; bạn sẽ đơn giản nói bạn đã không ở đó chút nào. Cái ngày bạn sẽ thức dậy từ giấc ngủ của bản ngã, trong đó bạn mơ rằng bạn là người làm, bạn sẽ không nói rằng bạn làm vì Thượng đế chỉ thị cho bạn làm. Ngày đó bạn sẽ đơn giản nói, "Một mình Thượng đế hiện hữu, mình không hiện hữu." Bạn sẽ nói, "Trong thực tế mình chưa bao giờ tồn tại cả; đấy chỉ là giấc mơ đã đi tới hồi kết thúc."
Và chúng ta có thể cứ mơ trong vô số kiếp, vô hạn kiếp. Không có chấm dứt cho việc mơ này. Và điều đáng ngạc nhiên nhất về việc mơ là ở chỗ khi bạn mơ điều đó dường như tuyệt đối đúng. Bạn đã mơ mọi đêm, và sáng hôm sau bạn đi tới nhận ra rằng nó là giấc mơ và nó là giả. Nhưng khi bạn mơ đêm nay bạn sẽ không biết rằng nó là giấc mơ, và rằng nó là không thật. Bạn sẽ biết rằng nó đúng toàn thể. Và sáng hôm sau bạn sẽ nói khi thức rằng nó không thật chút nào. Kí ức chúng ta nghèo nàn làm sao! Điều bạn thấy là giả vào buổi sáng trở thành thực vào buổi đêm khi bạn trở lại mơ. Và nhận biết bạn có vào buổi sáng cứ mất đi mất lại mãi.
Không hoài nghi gì, nó không phải là nhận biết sâu sắc, nó tất cả đều hời hợt. Nó thậm chí không sâu hơn lớp da. Sâu bên dưới ảo tưởng cũ vẫn tiếp tục trở lại.
Chúng ta biết và hiểu mọi thứ chỉ một cách hời hợt. Ai đó đọc một cuốn sách nói rằng bất kì điều gì chúng ta làm thì tất cả đều là việc làm của Thượng đế, và trong một khoảnh khắc người đó hiểu một cách hời hợt rằng mình không phải là người làm, đó tất cả là việc làm của Thượng đế. Nhưng cái "tôi" cũ vẫn tiếp tục, người bây giờ nói, "Tôi không phải là người làm." Hiểu biết này sẽ tan biến trong một khoảnh khắc. Cho người đó một cú đánh mạnh và người đó sẽ phát rồ mà hét tướng lên, "Ông không biết tôi là ai à?" Người đó sẽ quên mất rằng chỉ mới trước đây người đó đã nói, "Tôi không phải là người làm, tôi không hiện hữu; một mình Thượng đế hiện hữu." Một cú đánh mạnh và người đó sẽ quên mất mọi thứ. Tất cả hiểu biết của người đó sẽ biến mất trong một phần giây, và đã nhiều lần người đó quát bạn, "Sao ông dám đánh tôi? Ông không biết tôi là ai sao?" Thượng đế và mọi việc nói về Thượng đế của người đó sẽ rời bỏ người đó, và cái "tôi" của người đó sẽ quay trở lại chỗ của nó.
Tôi đã nghe nói rằng một sư để ra ba mươi năm trường trên Himalayas. Ông ấy để thời gian của mình vào an bình và đơn độc lớn lao, và ông ấy quên mất tất cả về bản ngã của mình. Để bản ngã tồn tại, người khác là cần có. Làm sao bản ngã có thể sống được nếu người khác không có đó? Người khác là điều phải có cho bản ngã; nó không thể sống chỉ bằng chính nó được. Khi bạn nhìn vào mắt người khác một cách ngạo mạn, bản ngã của bạn đi vào hoạt động. Nếu người khác không có đó, bạn sẽ làm gì với cảm giác tự lấy làm quan trọng, với ngạo mạn của mình? Bạn sẽ làm thế nào để điều đó được cảm thấy? Bạn sẽ nói với ai, "Tôi đây." Để nói điều đó, một "người" cần có - người khác. Để làm chỗ dựa cho cái "tôi", vốn là cái giả tạo, thì một thực thể giả khác là cần có; đó là cái "người". Không có người khác bản ngã không thể tồn tại được. Một mạng lưới điều dối trá là cần có để một điều dối trá sống và phát triển. Nhưng chân lí đứng một mình; nó không cần dựa vào bất kì cái gì. Dối trá không thể đứng một mình được, nó cần nhiều chỗ dựa, tất cả đều được làm từ dối trá và dối trá một mình. Để làm chỗ dựa cho điều dối trá của cái "tôi" bạn cần biết bao nhiêu là điều dối trá khác như "người", 'người đó" và "họ". Chỉ thế thì điều dối trá mới có thể được duy trì.
Sư này một mình trên núi không có người nào khác. Không có "người", không có "người đó", không có "họ" và không có "chúng ta". Không có ai được gọi như vậy cả. Và do vậy người đó quên mất cái "tôi" của mình. Ba mươi năm là một thời gian dài. Sư trở thành rất tĩnh lặng và yên tĩnh. Cho nên bây giờ mọi người từ đồng bằng bắt đầu tới thăm sư. Và thế rồi họ đã đưa ra yêu cầu với sư, "Chúng tôi đang tổ chức hội chợ ở châu thổ bên dưới kia và chúng tôi yêu cầu ông làm vinh dự cho hội chợ bằng sự hiện diện của ông. Điều đó sẽ cho mọi người ở đồng bằng một cơ hội chiêm ngưỡng vẻ thánh thiện của ông, có được darshan của ông. Họ không thể đảm đương được việc đi tới nơi núi non xa xôi này. Chúng tôi sẽ biết ơn lắm." Sư này nghĩ rằng vì bản ngã mình đã biến mất, nên cũng chẳng hại gì mà đi tới mọi người. Thế là ông ấy đi xuống vùng châu thổ.
Theo cách này tâm trí lừa chúng ta biết bao nhiêu lần; nó nói bây giờ bản ngã mất rồi cho nên chẳng hại gì mà quay lại với mọi người.
Sư này đi xuống châu thổ. Hội chợ thật lớn và đông đúc. Hàng trăm nghìn người, tất cả đều xa lạ với sư, đã xúm vào hội chợ. Họ không biết về sư này, người đã xa lánh họ một thời gian dài trước đây. Ông ấy đã bị quên lãng hoàn toàn. Cho nên khi ông ấy bước qua đám đông, ai đó đi giầy dẫm lên ngón chân ông ấy. Ngay khi chiếc giầy dẫm lên ngón chân ông ấy, ông ấy tóm cổ người này và nói, "Ông không biết ta là ai sao?" Ba mươi năm ông ấy tu trên núi mất tiêu trong một giây, cứ dường như nó là giấc mơ vừa biến mất. Trong một phần giây, núi non, an bình, cái trống rỗng, việc dừng lại của bản ngã và sự xuất hiện của Thượng đế người làm mọi việc, tất cả đều biến mất đi trong làn khói. Trong một khoảnh khắc toàn thể sự việc bị chùi sạch cứ dường như nó chưa từng tồn tại. Bây giờ ông ấy túm lấy cổ người này và quát lên, "Ông không biết ta là ai sao?"
Thế rồi bỗng nhiên ông ấy sực tỉnh với cái thực của tình huống này và kinh hoàng thấy điều mình vừa làm. Ông ấy tự nói với mình, "Mình đã có tất cả nhưng đã quên mất rằng mình đã tồn tại, mình đã mất bản ngã mình. Làm sao nó trở lại đúng chỗ của nó thế nhỉ?" và ông ấy xin lỗi mọi người và nói, "Bây giờ xin cho tôi đi." Khi mọi người hỏi ông ấy định đi đâu, sư nói, "Tôi không định trở về núi non đâu, thay vì thế tôi xuống đồng bằng nơi tôi sẽ sống giữa mọi người." Và ông ấy nói thêm, "Điều tôi đã không biết khi sống trong đơn độc của núi non trong ba mươi năm, tôi đã biết ở đây trong khoảnh khắc đi vào tiếp xúc với một người. Bây giờ tôi định sống giữa mọi người và cố gắng tìm ra liệu tôi hiện hữu hay không hiện hữu. Ba mươi năm đã bị phí hoài, chúng bây giờ có vẻ như giấc mơ, bởi vì tôi đã nghĩ rằng cái tôi của tôi, bản ngã của tôi đã dừng lại; nhưng chẳng cái gì đã dừng lại thực cả, mọi thứ đều không bị đụng chạm tới ngay tại chỗ của nó."
Đây là cách các ảo tưởng được tạo ra, nhưng ảo tưởng không có tác dụng.
Bây giờ chúng ta sẽ chuẩn bị cho thiền.
Chương 5. Osho hướng dẫn thiền động (2)
Bây giờ chúng ta ngồi dậy để thiền. Sẽ có một chút thay đổi so với lịch cho việc thiền từ mai.
Từ ngày mai, các sáng sẽ được dành riêng cho thiền và các tối dành riêng cho bài nói. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ theo lịch của ngày này.
Để ghế ngồi của các bạn ra ngoài, giữ khoảng cách người nọ với người kia. Nhưng đừng ra xa quá, bởi vì sáng nay tôi để ý rằng các bạn ra xa bị mất cái lợi của bầu không khí tâm lí đang được tạo ra ở đây. Cho nên đừng ra xa, vậy mà vẫn giữ khoảng cách nào đó từ người nọ sang người kia, không bỏ mất nhiều không gian trống vô dụng. Đừng đi ra ngoài trường năng lượng đang được xây dựng ở đây, bằng không các bạn sẽ không có khả năng được lợi từ nó. Cho nên những người đã ra xa nên lại gần hơn, nhưng đừng quá gần.
Các bạn muốn nằm ra nên tìm chỗ của mình và nằm ra. Còn những người muốn thiền ngồi có thể làm như vậy, nhưng đừng bỏ khoảng trống lớn giữa các bạn. Và đừng nói chuyện, để cho không có việc tán gẫu chút nào. Điều có thể được làm mà không nói thì nên được làm không có nói.
(Vài mảnh đá từ góc nào đó rơi ra trên sàn họp, nhưng Osho vẫn tiếp tục nói theo giọng bình thản và thanh bình của mình.)... Chuyện gì vậy? Đá rơi à? Không thành vấn đề gì. Giữ đá với sự chăm sóc của bạn. Ai đó phải đã ném chúng ra từ tình yêu... Những người đang nói ở phía sau nên thôi ngay đi. Nếu họ muốn ở lại đây họ nên im lặng ngồi xuống hay nếu không thì họ có thể rời khỏi chỗ này. Không ai nên ở đây như khán giả, và cho dù người ta muốn ở lại như khán giả, người đó nên giữ im lặng hoàn toàn. Không ai sẽ quấy rối người khác theo bất kì cách nào.
Dường như ai đó đã ném đá và người đó đã làm điều đó vài lần rồi. Nếu người đó nghĩ điều đó là cần thiết cho mình làm như vậy, người đó nên ném đá vào tôi chứ đừng vào ai khác.
Giai đoạn thứ nhất
Thế là được. Xin ngồi xuống. Và ngồi xuống bất kì chỗ nào bạn đang ở. Và bây giờ nhắm mắt lại. Trong trọn một giờ bạn phải đem toàn bộ năng lượng của mình ra làm việc. Nhắm mắt lại và bắt đầu thở sâu. Thấy đại dương đang thở mạnh mẽ biết bao - và những cây thông đang thở sôi nổi biết bao. Thở với tự do. Đổ toàn thể năng lượng của bạn vào trong nó. Hít hơi thở vào sâu rồi tống nó ra mạnh mẽ và đầy đủ. Làm chỉ một điều này trong mười phút và đó là thở và thở sâu và mạnh.
Hít vào và thở ra sâu, nhanh và mạnh. Và vẫn còn để ý bên trong, là nhân chứng bên trong chính mình. Cứ thở và đồng thời liên tục quan sát nó. Quan sát cách hơi thở này đi vào và hơi thở khác đi ra. Trong mười phút đi sâu vào trong quá trình hoạt động thở của bạn. Là một với nó... Bắt đầu.
Hít hơi thở vào sâu và rồi tống chúng ta mạnh mẽ và đầy đủ. Thở sâu, thở sâu, thở sâu. Đem tất cả năng lượng của bạn vào trong nó. Cám ơn rằng tối nay có sẵn cho bạn, rằng cơ hội này đang có sẵn cho bạn. Nó có thể hay không thể có sẵn nữa... Sử dụng bản thân bạn toàn bộ đi. Bất kì cái gì không được sử dụng toàn bộ sẽ không có tác dụng. Nếu điều lớn lao xảy phải ra, nó chỉ có thể xảy ra qua việc áp dụng toàn bộ năng lượng. Cho nên đừng kìm lại bản thân mình. Đừng tiết kiệm bản thân mình. Nếu bạn giữ lại cho dù một li thôi thì sự việc sẽ không xảy ra... Thở sâu. Trở thành giống như cái máy thở. Thân thể đang thở như cái máy. Bây giờ bạn giống như cái máy thở... Và đừng ngần ngại. Đừng vẩn vơ. Và đừng nghĩ tới người khác. Chăm nom bản thân mình. Từng người sẽ chăm nom chính mình.
Trong mười phút này thở vào và thở ra sâu nhất có thể được. Trong mười phút này đừng làm gì khác ngoài việc thở. Trở thành quá trình hít vào và thở ra không dừng và không gì hơn. Hít hơi thở vào và tống nó ra. Và giữ quan sát từ bên trong, chỉ chứng kiến. Là nhân chứng cho việc thở vào và thở ra. Hơi thở này vào và hơi thở khác ra. Hơi thở này tới và hơi thở khác đi. Sử dụng, sử dụng bản thân bạn một cách toàn bộ.
Tôi sẽ im lặng trong mười phút ngay đây. Nhưng các bạn vẫn tiếp tục sử dụng bản thân mình một cách toàn bộ. Không phải là các bạn lấy vài hơi thở sâu khi tôi bảo các bạn làm vậy và thế rồi chểnh mảng nỗ lực của mình. Liên tục trong mười phút này bạn phải đem đem toàn bộ năng lượng của mình vào nó, thở sâu. Hít vào sâu và thở ra sâu - sâu và mạnh mẽ đến mức toàn thể thân thể bạn rung lên, mọi thớ thịt của nó đều rung lên. Thân thể bạn sẽ được nạp điện. Năng lượng nào đó bên trong bạn sẽ bắt đầu dâng lên và thấm tràn vào mọi thớ thịt, mọi lỗ chân lông của thân thể bạn... Dùng toàn bộ sức mạnh của bạn.
Lấy hơi thở vào sâu và tống nó ra mạnh mẽ và đầy đủ. Thở sâu, rất sâu. Thở sâu. Thở sâu. Thở sâu. Thở sâu. Hít một hơi thở vào sâu và dồn hơi thở ra sâu một cách đầy đủ và mạnh mẽ. Trong mười phút này để thân thể bạn là một công cụ thở và không là gì khác. Là một với tiếng gầm của đại dương. Là một với sóng của gió. Chúng tất cả đều đang thở... Bạn phải thở với chúng và không làm gì khác. Chỉ thở và thở sâu và mạnh mẽ. Thở vào và thở ra, và vẫn còn là nhân chứng bên trong. Đem toàn bộ năng lượng của bạn vào việc thở. Và thở có chú ý đầy đủ, quan sát bên trong cách hơi thở sâu đi vào và hơi thở khác đi ra. Hơi thở sâu này đi vào và hơi thở sâu khác đi ra. Đừng kìm bản thân mình lại cho dù là chút ít; đừng tiết kiệm bất kì nỗ lực nào. Sử dụng bản thân bạn tới mức đầy đủ nhất. Thở sâu, thở sâu hơn, thở sâu hơn nữa. Không có gì ngoài thở sâu được tồn tại vào khoảnh khắc này. Thở sâu, thở sâu hơn, thở sâu hơn nữa. Thở sâu. Thở sâu. Thở sâu. Thở sâu.
Thấy rằng bạn không phải tiếc là bạn đã không làm hết sức mình, rằng bạn đã không làm ít hơn điều cần làm cho việc xảy ra lớn lao. Thấy rằng bạn không bỏ lỡ nó. Cho nên đem tất cả năng lượng của bạn vào việc thở, thở sâu và mạnh.
Trước khi chuyển sang giai đoạn thứ hai bạn phải làm cho mình mệt mỏi hoàn toàn... cho nên dùng bản thân mình một cách toàn bộ đi. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu. Chỉ việc thở còn lại; các bạn đã trở thành bản thân việc thở. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu. Và quan sát bên trong cách bạn thở vào và thở ra... Thấy rằng bạn là nhân chứng - chỉ việc chứng kiến. Bạn sẽ thấy hơi thở của mình thực sự đi vào và đi ra. Quan sát bên trong, quan sát và quan sát. Và thở mãnh liệt; làm nó mãnh liệt hơn và tĩnh lặng hơn.
Để chuyển sang giai đoạn thứ hai, làm mãnh liệt việc thở lên. Thở mãnh liệt. Khi bạn ở đỉnh cao hoàn toàn của sự mãnh liệt thì một mình tôi sẽ đưa các bạn sang giai đoạn thứ hai. Sử dụng bản thân bạn đầy đủ. Sử dụng bản thân bạn toàn bộ và theo mọi cách có thể được. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu. Chỉ việc thở còn lại và không gì khác. Đem tất cả sức mạnh của bạn vào việc thở. Thở sâu hơn và sâu hơn nữa. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, vẫn thở sâu hơn nữa. Đừng kìm lại bản thân mình. Thở sâu, thở sâu hơn, thở sâu hơn nữa.
Để thân thể rung lên nếu nó muốn rung. Để thân thể run rẩy nếu nó thích run rẩy. Để thân thể xoay tròn nếu nó muốn xoay tròn. Và vẫn giữ việc thở sâu và sâu hơn và sâu hơn nữa. Thở sâu nhất có thể được... đừng lẩn tránh... Đừng vẩn vơ. Thở sâu, thở sâu... thở sâu, thở sâu. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn hai. Trong một phút cuối cùng này thở sâu, sâu hơn và sâu hơn nữa. Thở sâu, thở sâu... Bây giờ là phút cuối cùng, cho nên dùng toàn bộ bản thân bạn. Thở sâu, thở sâu... Đem hơi thở tới cực đỉnh của nó. Việc chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn khác xảy ra chỉ tại cực đỉnh... Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu. Kéo tất cả năng lượng của bạn vào việc thở... Chỉ việc thở còn lại, chỉ việc thở còn lại.
Giai đoạn thứ hai
Bây giờ chúng ta phải đi vào giai đoạn thứ hai. Tiếp tục thở sâu, và buông bỏ thân thể. Để thân thể làm cái nó muốn làm. Buông bỏ nó. Để nó lấy bất kì asanas hay tư thế nào nó muốn; để nó tạo thành bất kì mudras hay ấn điệu bộ nào nó muốn. Để nó tự do di chuyển và rung và xoay tròn như nó muốn. Nếu bạn muốn khóc, để cho nó khóc. Buông bỏ thân thể hoàn toàn. Tiếp tục thở sâu và buông bỏ thân thể. Để thân thể ngã ra nếu nó muốn ngã. Và để nó vươn dậy lại nếu nó muốn vươn dậy. Và nếu nó muốn nhảy múa, cho phép nó toàn bộ. Buông bỏ thân thể tuyệt đối. Để nó làm bất kì cái gì nó muốn làm. Để nó tự do. Đừng cản trở nó chút nào. Hợp tác với thân thể. Nếu nó quay, để nó quay. Nếu nó xoay tròn, để nó xoay. Nếu nó ngã ra, để nó ngã. Nếu nó khóc, để nó khóc. Và nếu nó cười, để nó cười. Buông bỏ. Bất kì điều gì xảy ra cho nó, cho phép điều đó xảy ra. Tiếp tục thở sâu và buông bỏ thân thể.
Trong mười phút này buông bỏ thân thể hoàn toàn. Thở sâu, và buông bỏ thân thể. Để nó khóc nếu nó muốn khóc. Để nó la nếu nó muốn la. Và để nó thét nếu nó muốn thét. Cho phép nó theo mọi cách. Đừng kiềm chế nó, đừng kìm hãm nó, đừng kháng cự lại nó. Hợp tác với bất kì cái gì thân thể làm. Bất kì cái gì xảy ra với nó, cho phép điều đó xảy ra đầy đủ. Để cho điều đó xảy ra, điều đó xảy ra với thân thể. Nó sẽ biến thành các điệu bộ, cử chỉ khác. Nó sẽ xoay tròn và xoay tròn. Nhiều điều sẽ xảy ra, khi năng lượng bên trong thức dậy. Nó có thể bùng phát thành tiếng la hét, kêu gào và khóc lóc. Đừng lo nghĩ chút nào. Buông bỏ... Buông bỏ thân thể. Bạn phải làm mệt mỏi thân thể hoàn toàn. Trước khi nó đi vào thảnh thơi, kéo căng và sử dụng nó toàn bộ. Buông bỏ thân thể... Hợp tác với thân thể. Thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu, thở sâu và thở sâu.
(Tại giai đoạn này băng ghi âm ghi được một tiếng đập và mất trật tự, nhưng Osho vẫn tiếp tục hướng dẫn việc thiền như thường lệ, và nó vẫn cứ diễn ra. Các thiền nhân tiếp tục thở sâu và buông bỏ toàn bộ thân thể mình. Khi tới cao trào Osho yêu cầu họ đi vào giai đoạn thứ ba.)
Giai đoạn thứ ba
(Osho yêu cầu các thiền nhân tiếp tục thở sâu, và buông bỏ thân thể họ như trong giai đoạn thứ hai và thêm vào đó là câu hỏi: "Tôi là ai?" Trong mười phút này người tiếp tục yêu cầu họ đem tất cả năng lượng của mình vào câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi là ai?"
Và khi điều đó đạt tới cực đỉnh của nó, Osho yêu cầu họ dừng mọi thứ, dừng thở và chuyển động thân thể và đi vào thảnh thơi toàn bộ.)
Giai đoạn thứ tư
(Osho, trong giai đoạn mười phút cuối này, yêu cầu các thiền nhân buông bỏ mọi thứ kể cả thở sâu, thanh tâm thân thể và việc hỏi câu hỏi, "Tôi là ai?" và nằm ra và thảnh thơi và chỉ thảnh thơi thôi. Người bảo họ thảnh thơi theo cách dường như họ chết rồi, dường như họ không còn nữa. Người bảo họ nghe tiếng rì rầm của đại dương, tiếng xào xạc của gió luồn qua rặng thông và tiếng líu lo của chim chóc. Osho cũng yêu cầu họ vào trạng thái chờ đợi - chờ đợi cái không biết.
Trong mười phút này toàn bộ khu vực thiền trở thành yên tĩnh và im lặng tới mức không nghe thấy cái gì ngoại trừ tiếng vỗ bập bềnh của sóng biển, tiềng xào xạc của gió luồn qua rặng thông và tiếng hót của chim chóc.
Trong giai đoạn cuối này hàng trăm thiền nhân đi vào thiền sâu và họ trở thành một với tự nhiên tất cả bao quanh họ.
Đến cuối buổi thiền Osho yêu cầu họ chậm rãi mở mắt ra và đứng dậy khỏi chỗ của họ. Osho yêu cầu những người không dễ mở mắt ra, thở sâu thêm và che mắt bằng bàn tay thật nhẹ nhàng.)
Chương 6. Ân huệ của Thượng đế và nỗ lực của chúng ta
Một bạn hỏi: người ta có đạt tới thiền qua ân huệ của thượng đế không?
Sẽ có ích để hiểu điều này, bởi vì nó đã đưa tới nhiều hiểu lầm và sai lầm. Số khá đông mọi người vẫn nghĩ rằng nếu thiền được đạt tới qua ân huệ của Thượng đế thế thì không có nhu cầu làm gì cả, và họ đã không làm việc. Bạn sai lầm nghiêm trọng nếu bạn ngụ ý bằng ân huệ của Thượng đế bạn không phải làm gì cả.
Một hiểu lầm khác bắt nguồn từ nó là ở chỗ ân huệ của Thượng đế không sẵn có như nhau cho mọi người, ở chỗ người này nhận nhiều hơn và người khác nhận ít hơn. Nhưng trong thực tế, không ai là người được Thượng đế chọn cả; không ai là người được mến chuộng của ngài. Và cho dù Thượng đế có người mến chuộng thì cũng không có hi vọng nào về bình đẳng trong thế giới này. Nếu bạn ngụ ý ân huệ của Thượng đế là Thượng đế tốt với ai đó và không tốt với người khác thế thì bạn sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng phát biểu rằng người ta đạt tới thiền qua ân huệ của Thượng đế hoàn toàn đúng theo nghĩa khác. Thực sự đó không phải là phát biểu của người còn chưa đạt tới thiền. Đó là phát biểu của người đã chứng ngộ - những người đã đạt tới nó. Nó là vậy bởi vì khi nó xảy ra, khi người ta tới với nó, nỗ lực người đó đã làm dường như hoàn toàn chẳng liên quan gì cả. Trong hoàn cảnh của việc đạt tới, bao la thế, nỗ lực này có vẻ nhỏ bé đến mức người ta đơn giản không thể nói được rằng mình đã tới nó qua nỗ lực. Khi người ta đi tới nó người ta cảm thấy bị tràn ngập với sự mênh mông của nó tới mức người ta nói, "Làm sao nó có thể đã xảy ra qua nỗ lực của mình được? Mình đã làm gì để tìm ra nó? Mình đã trả giá nào? Mình đã đặt cược cái gì vào nó? Mình có cái mà mình có thể đã cúng dường không? Chẳng có gì cả." Khi phúc lạc vô hạn vô vàn của Thượng đế mưa rào lên bất kì ai, người đó chỉ kêu lên, "Chính là qua từ bi của ngài, hỡi Thượng đế, chính qua ân huệ của ngài, mà tôi đi tới ngài! Bằng không thì nó ở bên ngoài tôi, bên ngoài tôi không thể tới được."
Nhưng nhớ rằng đây là phát biểu của người được phúc lành, người chứng ngộ. Nếu người chưa chứng ngộ, người mới điểm đạo mà níu bám lấy nó, họ sẽ bị lạc đường mãi mãi. Nỗ lực là điều bản chất; người ta phải làm nỗ lực.
Việc xảy ra của thiền hay chứng ngộ hay bất kì cái gì bạn gọi nó đều giống như việc mở cánh cửa ngôi nhà trong bóng tối để cho mặt trời chiếu vào. Mặc dầu mặt trời đã mọc ở phương đông, nếu chúng ta để cửa nhà đóng kín, chúng ta bao giờ cũng trong bóng tối. Còn nếu chúng ta mở cửa và chờ đợi, mặt trời sẽ vào theo cách riêng của nó. Không nỗ lực nào cần có để đem mặt trời vào; chúng ta không thể đặt ngài hay ánh sáng của ngài vào bình chứa và đem vào nhà mình được. Mặt trời tới theo cách riêng của nó. Điều trớ trêu là ở chỗ trong khi nỗ lực của chúng ta không thể đem ngài vào, thì chúng chắc chắn có thể giữ ngài ở ngoài, ngăn cản không cho ngài vào. Nếu chúng ta đóng cửa hay nhắm mắt, ngay cả mặt trời cũng thành bất lực chẳng làm được gì. Chúng ta có thể giữ mặt trời ở ngoài nhà mình, chúng ta có khả năng dừng mặt trời lại; nhưng chúng ta không có khả năng dẫn ngài đi vào. Chỉ để cửa mở và ngài sẽ vào. Và khi mặt trời vào rồi, chúng ta không thể nói rằng chúng ta đã đem ngài vào được, chúng ta không thể nhận công lao đó được. Chúng ta chỉ có thể nói rằng chính bởi lòng tốt của ngài mà ngài đã vào nhà chúng ta. Và chúng ta chỉ có thể nói rằng chúng ta đã nhân từ với chính mình tới mức không đóng cửa của mình lại.
Con người chỉ có thể là lối mở, là cánh cửa cho Thượng đế vào. Nỗ lực của chúng ta chỉ mở ra cánh cửa; việc tới của ngài phụ thuộc vào ngài, vào từ bi của ngài. Và từ bi của ngài là vô hạn, nó hiện diện mãi mãi tại mọi ngưỡng cửa. Nhưng ngài có thể làm được gì nếu ngài thấy nhiều cánh cửa đóng lại với ngài? Thượng đế gõ mọi cửa và quay đi khi ngài thấy cửa đóng. Và chúng ta đã đóng cửa của mình chắc thế. Cho nên bất kì khi nào ngài tới và gõ cửa, chúng ta giải thích duy lí điều đó, chúng ta giải thích điều đó theo bao nhiêu cách, và chúng ta vẫn còn bằng lòng với điều đó.
Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện tôi thích kể.
Có một ngôi đền lớn với hàng trăm tu sĩ chăm nom nó. Một đêm ông chủ đền đi ngủ và mơ rằng Thượng đế đã báo mộng rằng ngài sẽ tới thăm ngôi đền vào ngày hôm sau. Ông ấy không tin vào điều đó, bởi vì khó mà bắt gặp một người nhiều hoài nghi hơn tu sĩ này. Ông ấy không tin vào giấc mơ của mình bởi lí do khác nữa. Những lái buôn trong tôn giáo không bao giờ tin vào tôn giáo. Họ chỉ khai thác tôn giáo, cái không bao giờ trở thành niềm tin của họ, chân lí của họ. Không ai trên thế giới không có niềm tin tôn giáo hơn người đã biến niềm tin thành phương tiện khai thác. Cho nên ông chủ đền này không thể tin được vào Thượng đế thực sự tới thăm đền này.
Tu sĩ này chưa bao giờ tin vào những điều như vậy, mặc dầu ông ấy đã là tu sĩ trong nhiều năm. Ông ấy đã tôn thờ Thượng đế từ lâu và ông ấy biết rằng Thượng đế chưa bao giờ viếng thăm ngôi đền của ông ấy cho dù một lần. Mỗi ngày ông ấy đều cúng dường thức ăn cho Thượng đế, và ông ấy biết rằng ông ấy thực tế đã cúng dường nó cho bản thân mình. Ông ấy cũng đã cầu nguyện Thượng đế hàng ngày, nhưng ông ấy biết rõ rằng lời cầu nguyện của mình mất tăm mất tích trên thinh không, bởi vì chẳng có ai ở đó để nghe chúng. Cho nên ông ấy nghĩ rằng thông điệp này là không đúng, nó chỉ là mơ, và mơ hiếm khi biến thành thực tại.
Nhưng thế rồi ông ấy sợ nữa, e rằng giấc mơ nhỡ đúng thì sao. Vào nhiều lúc điều chúng ta gọi là mơ biến thành thực tại và thực tại như chúng ta biết nó chứng tỏ là mơ. Đôi khi điều chúng ta nghĩ là mơ, thực tế trở thành thực tại. Cho nên ông chủ đền này cuối cùng quyết định báo cho các đồng môn gần gũi của mình về giấc mơ đêm qua của mình. Ông ấy nói với các tu sĩ khác, "Mặc dầu điều đó dường như là trò đùa, vậy mà tôi vẫn phải kể cho các ông về điều đó. Đêm qua tôi đã mơ rằng Thượng đế nói rằng ngài sẽ tới thăm chúng ta hôm nay." Các tu sĩ khác đều cười và họ nói, "Ông có điên không mà đi tin vào giấc mơ? Tuy nhiên, chớ có kể cho người khác về điều đó; bằng không họ sẽ coi ông là điên đấy." Nhưng ông chủ đền nói, "Trong trường hợp ngài tới, chúng ta nên được chuẩn bị về điều đó. Cũng chẳng hại gì nếu ngài không xuất hiện, nhưng nếu ngộ nhỡ ngài tới, chúng ta sẽ không bị coi là ngu."
Cho nên cả ngôi đền và các vườn tược đều được lau chùi, dọn dẹp, tẩy rửa và làm sạch chu đáo. Nó được trang hoàng bằng hoa và cờ và tràng hoa. Đèn được thắp lên và hương được đốt. Mùi hương bốc lên và mọi loại chuẩn bị được thực hiện. Các tu sĩ mệt nhoài trong suốt cả ngày, mà Thượng đế chẳng hiện lên. Mọi người thỉnh thoảng ngó ra đường, họ thất vọng, và họ nói, "Mơ sau rốt cũng chỉ là mơ thôi; Thượng đế không định tới đâu. Chúng ta đều là kẻ ngu mà tin vào điều như vậy. Cũng tốt là chúng ta đã không thông báo cho mọi người trong thị trấn; bằng không thì họ đơn giản đã cười chúng ta."
Đến tối các tu sĩ từ bỏ hi vọng, và họ nói, "Bây giờ chúng ta ăn thức ăn xa hoa được nấu cho Thượng đế đi. Chưa bao giờ có được như vậy: cái chúng ta  cúng dường cho Thượng đế chung cuộc được chúng ta ăn.
Chẳng ai định hiện lên cả. Chúng ta đủ điên mà đi tin vào giấc mơ. Điều trớ trêu là ở chỗ chúng ta chủ định làm thức ăn này cho chúng ta. Nếu người khác phát điên, họ có thể được miễn lỗi, bởi vì họ không biết. Nhưng chúng ta biết Thượng đế chẳng bao giờ tới cả. Thượng đế ở đâu? Có thần tượng này trong đền; tất cả mọi thứ có đó để cho nó. Và đó là công việc của chúng ta, nghề nghiệp của chúng ta để tôn thờ ngài." Và thế rồi họ ăn ngon lành và đi ngủ sớm vì họ đều mệt nhoài.
Khi nửa đêm tới một chiếc xe được kéo tới cổng ngôi đền, và người ta nghe thấy tiếng động của nó. Một trong các tu sĩ đang ngủ nghe thấy điều đó và nghĩ rằng đó là xe của Thượng đế. Ông ta kêu lên cho những người khác, "Nghe này các bạn và thức dậy đi. Dường như là ngài đấy, người chúng ta đã trông đợi cả ngày, sau cùng đã tới. Tôi nghe thấy tiếng động của xe." Các tu sĩ khác làm cụt hứng người này khi nói, "Câm đi, ông điên rồi. Chúng ta đã có đủ điên khùng cả ngày ngày rồi, bây giờ đang đêm để chúng tôi ngủ cho ngon. Đấy không phải là tiếng động của xe kéo đâu, mà chỉ là tiếng sấm của mây trên trời thôi." Cho nên họ luận giải xong sự việc này và trở lại giường mình.
Thế rồi chiếc xe dừng lại cạnh cổng, và ai đó bước lên các bậc của ngôi đền và gõ vào cửa. Và lần nữa một trong các tu sĩ thức dậy từ giấc ngủ và kêu lên với bạn đồng liêu của mình, "Dường như vị khách đã tới người mà chúng ta đã chờ đợi cả ngày dài. Ngài đang gõ cửa đấy." Các tu sĩ khác mắng mỏ ông này như họ đã làm với người thứ nhất. Họ nói, "Ông có điên không đấy? Ông không cho chúng tôi ngủ sao? Đấy chỉ là việc chạm của gió vào cửa chứ không phải việc gõ của người gọi đâu." Thế rồi họ luận giải rồi trở lại giường của mình.
Sáng hôm sau họ thức dậy và bước ra cổng đền. Và họ sững sờ khi thấy vài dấu chân trên bậc của đền. Chắc chắn là ai đó đã trèo lên chúng trong đêm. Và thế rồi họ để ý một số dấu hiệu của bánh xe trên đường, và bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa là chiếc xe đã tới cổng đền trong đêm. Và điều kì lạ là dấu chân trên bậc tuyệt đối không bình thường và không được biết tới. Bây giờ các tu sĩ bật khóc và khuỵu xuống và bắt đầu lăn lộn trên đất nơi chiếc xe đã dừng lại. Và ngay lúc đó cả làng đã kéo đến cổng đền. Mọi người trong đám đông đều hỏi với sự hoang mang, "Có chuyện gì thế nhỉ?" Các tu sĩ nói, "Đừng hỏi có chuyện gì. Thượng đế đã gõ cửa ngôi đền chúng tôi đêm qua, nhưng chúng tôi đã luận giải mọi việc. Chúng tôi bây giờ đáng bị nguyền rủa. Ngài đã gõ cửa và chúng tôi cứ nghĩ rằng đấy là âm thanh của gió gõ vào cửa. Xe của ngài đã tới, và chúng tôi cứ nghĩ rằng đó là tiếng sấm trên trời. Sự thực là ở chỗ chúng tôi đã không hiểu cái gì cả. Chúng tôi chỉ giải thích những điều đó cho qua, bởi vì chúng tôi muốn hưởng giấc ngủ của mình."
Thượng đế gõ mọi cánh cửa. Ân huệ của ngài tới thăm mọi nhà. Nhưng cánh cửa của chúng ta đóng im ỉm. Và thậm chí khi chúng ta nghe thấy tiếng gõ chúng ta lập tức luận giải nó và giải thích nó cho xong.
Ngày xưa họ có câu nói rằng "Khách là Thượng đế". Có hơi chút sai lầm trong câu cách ngôn này. Chân lí là ở chỗ Thượng đế là khách. Thượng đế đang đợi như vị khách tại bậc cửa nhà chúng ta, nhưng cánh cửa bị đóng. Ân huệ của ngài là sẵn có như nhau cho tất cả mọi người. Do đó đừng hỏi liệu người ta có đạt tới qua ân huệ của ngài không; người ta đạt tới qua ân huệ của một mình ngài. Và khi có liên quan tới nỗ lực của chúng ta, thì nỗ lực là sự giúp đỡ trong việc mở cánh cửa, trong việc loại bỏ rào cản hỏi con đường.
Khi ngài tới, ngài tới theo ý riêng của ngài.
Một bạn khác đã hỏi: Thầy đã nói về bốn giai đoạn của thiền. Xin thầy giải thích chúng một cách đầy đủ?
Trước hết, bạn nên biết rằng ba giai đoạn đầu trong chúng đơn thuần là các bước tới thiền, không phải là bản thân thiền. Giai đoạn thứ tư là cánh cửa, trong khi ba giai đoạn kia là các bậc cửa. Các bậc không làm thành cửa, chúng chỉ dẫn tới cửa. Giai đoạn thứ tư là cánh cửa tới thiền, là việc thảnh thơi và nghỉ ngơi, trống rỗng và hư không, buông xuôi và dừng lại, tan biến và chết, hay bất kì điều gì bạn gọi nó. Đó là cánh cửa, và ba bước đầu tiên đưa chúng ta tới nó.
Và nguyên tắc nền tảng nằm sau ba giai đoạn đầu tiên là một. Nếu người ta định thảnh thơi, người đó sẽ phải trải qua trạng thái căng thẳng tuyệt đối; thế thì việc chuyển qua thảnh thơi trở thành khá dễ dàng. Nếu một người làm việc cả ngày, người đó có thể ngủ ngon trong đêm. Người càng làm việc vất vả thì người đó ngủ càng say. Người ta có thể tranh luận rằng vì ngủ là đối lập với làm, làm sao người làm việc vất vả có thể ngủ được? Người đó phải không có khả năng ngủ, bởi vì lao động và nghỉ ngơi đối lập lẫn nhau thế. Một cách logic việc ngủ nên có sẵn cho người nghỉ cả ngày trên giường. Nhưng chân lí là ở chỗ người đó sẽ không thể ngủ được vào ban đêm nếu người đó nghỉ cả ngày rồi.
Đó là lí do tại sao, khi cuộc sống con người càng thoải mái hơn, việc ngủ của người đó đã biến mất khỏi thế giới theo cùng mức độ. Chúng ta càng có thoải mái và an nhàn, chúng ta sẽ có giấc ngủ càng ít hơn. Và điều trớ trêu là ở chỗ chúng ta cứ thêm mãi những tiện nghi với hi vọng rằng chúng sẽ giúp chúng ta ngủ không bị quấy rối. Nhưng điều ngược lại xảy ra. Với sự phát triển của văn minh và an nhàn, giấc ngủ sẽ biến mất, bởi vì công việc vất vả là điều tiên quyết cho giấc ngủ. Khi người ta làm việc thì người ta ngủ. Tương tự khi căng thẳng của con người tăng lên và đạt tới cực đỉnh của nó thì người này dễ trượt vào thảnh thơi sâu.
Ba bước đầu tiên hoàn toàn mâu thuẫn với bước thứ tư, chính là thiền. Người ta có thể hỏi, làm sao người nào có thể thảnh thơi được sau khi cố gắng vất vả thế, sau khi trải qua những đỉnh căng thẳng và hỗn loạn chạm tới điên khùng thế? Tôi nói, chỉ thế thì người đó mới có thể thảnh thơi được. Sự thực là ở chỗ việc thảnh thơi đó đi sau căng thẳng như đêm theo sau ngày, như thung lũng tiếp nối đỉnh cao. Đỉnh càng cao, thung lũng càng sâu. Bạn ngã từ núi càng cao, bạn rơi vào hẻm núi càng sâu. Đừng quên rằng mọi núi đều có thung lũng của nó. Trong thực tế không thể có núi mà không có thung lũng được. Khi núi vươn lên cao nó tạo ra thung lũng sâu bao khắp quanh nó. Đó là cách mà khi căng thẳng của bạn tăng lên, ngay bên cạnh đó bạn đang thu thập năng lượng để thảnh thơi và nghỉ ngơi. Đỉnh căng thẳng càng cao, thung lũng nghỉ ngơi càng sâu. Đó là lí do tôi yêu cầu các bạn đem tất cả năng lượng của mình vào trong nó, dùng hết sức của bạn, đặt cược tất cả mọi thứ của bạn và không giữ lại cho mình dù chỉ là chút ít.
Đó là cách bạn sẽ đạt tới chiều cao của căng thẳng và thế rồi đi xuống hố, đáy của thảnh thơi và nghỉ ngơi. Và chính trong khoảnh khắc đó của nghỉ ngơi tuyệt đối thiền xảy ra.
Điều cơ bản là ở chỗ bạn phải đạt tới đỉnh căng thẳng và thế rồi vứt bỏ căng thẳng đi. Nhiều người tới tôi để hỏi chẳng lẽ không thể thảnh thơi được mà không đi vào căng thẳng sao. Không, điều đó đơn giản là không thể được. Và cho dù nó có thể đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là thảnh thơi trên danh nghĩa mà thôi. Nếu bạn muốn chìm sâu vào trong nước thì sẽ cần phải nhảy từ bàn nhảy cao. Bàn nhảy càng cao việc chìm càng sâu. Nhìn vào những cây thông này, chúng phải cao đến cỡ mười hai mét. Để đạt tới chiều cao đó rễ của chúng phải ăn sâu vào lòng đất mười hai mét. Cây càng vươn lên cao hơn, thì rễ càng ăn sâu vào đất hơn. Rễ càng ăn sâu vào đất, cây càng vươn cao hơn. Bây giờ cây thông này có thể hỏi, "Có hại gì nếu rễ của mình chỉ ăn sâu một mét rưỡi thôi?" Điều đó sẽ chẳng hại gì nếu bản thân cây này chỉ cao mét rưỡi. Và nếu rễ không phát triển chút nào thì cũng không có cơ hội nào cho cây hiện hữu cả.
Nietzsche đã viết một câu cách ngôn sáng suốt lắm. Ông ấy nói rằng nếu người ta muốn đạt tới chiều cao của thiên đường, người ta phải chạm tới chính chiều sâu của địa ngục. Đấy thực sự là một phát biểu sáng suốt lớn lao. Nếu con người muốn đạt tới chiều cao của thiên đường, con người sẽ phải đi tới chiều sâu của địa ngục. Đó là lí do tại sao người tầm thường không bao giờ có thể đạt tới chiều cao của tôn giáo, trong khi tội phạm thường đạt tới. Bởi vì người đi sâu vào trong tội lỗi có thể vươn lên chiều cao của ngay thẳng đạo đức.
Kĩ thuật thiền là một cách biến đổi qua các cực điểm. Mọi biến đổi xảy ra khi cực điểm được đạt tới. Nếu một hiện tượng đạt tới cực điểm của nó, thay đổi xảy ra. Bạn đã bao giờ quan sát quả lắc của đồng hồ treo tường chuyển động chưa? Nếu nó đi sang trái, nó cứ đi sang bên trái cho tới khi nó đạt tới điểm cực trái và thế rồi nó đi ngược lại sang phải. Bạn có thể không để ý rằng khi quả lắc của đồng hồ đi sang trái đồng thời nó cũng tích đà để đi sang phải. Và nó sẽ đi sang phải với cùng mức độ như nó đi sang trái. Trường hợp con lắc của tâm trí bạn cũng như vậy. Nếu nó được đưa tới cực điểm của căng thẳng, nó sẽ đung đưa lại từ đó và đi vào trong cốt lõi sâu nhất của thảnh thơi. Bạn không thể thảnh thơi nếu bạn không được đưa tới điểm căng thẳng cực đại.
Một số người tới tôi với những câu hỏi rất lạ. Dường như là họ đi ra để lấy hoa mà không đi vào rắc rối của việc trồng cây. Dường như là họ muốn được thu hoạch mà không gieo hạt và không chăm nom mùa màng.
Một người bạn muốn biết liệu có khó khăn nào không nếu người đó không rung thân thể và không cho phép nó run lên. Sẽ không có khó khăn nào cả. Khó khăn gì có đó nếu bạn không muốn làm cái gì cả? Nếu người đó sợ chuyển động thân thể, người đó sẽ làm gì khi năng lượng bên trong bắt đầu chuyển động? Nếu người đó muốn kìm hãm thân thể không cho rung lên, người đó sẽ làm gì khi kundalini bắt đầu đi lên? Không, người đó muốn cái bên trong xảy ra và vậy mà người đó vẫn phải được nhìn từ bên ngoài vẫn là người văn minh và văn hoá mà người đó tự nghĩ về mình là vậy. Người đó muốn rằng mình sẽ đứng như bức tượng sáp ong, và vậy mà cái gì đó phải xảy ra bên trong người đó. Người đó không biết rằng tượng sáp ong của mình sẽ tan chảy ra và biến mất trong không khí loãng một khi năng lượng bên trong dâng lên. Nó sẽ tan biến, tạo ra chỗ cho cái gì đó không biết.
Làm việc cật lực để cho căng thẳng của bạn đạt tới đỉnh của nó và chỉ thế thì bạn mới có thể đạt tới đỉnh thảnh thơi. Thế thì phần còn lại sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn chỉ phải tạo ra căng thẳng; an bình sẽ tới qua ân huệ của Thượng đế. Bạn chỉ có thể nâng cơn bão của căng thẳng lên cực đỉnh của nó; thế rồi cơn bão sẽ lắng xuống theo cách riêng của nó và an bình sẽ ngự trị. Không có an bình nào giống như an bình tới sau cơn bão. An bình đi theo cơn bão là an bình sống, bởi vì nó được sinh ra từ cơn bão. Và để đi tới an bình sống này điều bản chất, và tôi nhấn mạnh, là tất cả các giai đoạn thiền nên được trải qua hết, không giai đoạn nào có thể bị bỏ qua. Cho nên sẽ không ai tới tôi và hỏi liệu giai đoạn này hay giai đoạn kia có thể được bỏ bớt đi không hay liệu người ta có thể làm mà không có thở sâu, không rung lên hay không hỏi "Tôi là ai?" Không, ba giai đoạn đầu tiên được ngụ ý để đưa các bạn từ cực điểm này sang cực điểm khác theo một cách thức rất hệ thống và khoa học.
Chính với lí do này mà tôi nhấn mạnh rằng chỉ khi một giai đoạn đạt tới cực đỉnh của nó chúng ta mới có thể chuyển sang giai đoạn tiếp. Điều đó giống như việc chuyển số khi lái xe. Nếu bạn đang lái xe đi số một, ban đầu bạn đưa nó lên hết tốc độ rồi đổi qua số thứ hai. Và chừng nào mà tốc độ trong số thứ hai còn thấp, bạn không đưa xe vào số thứ ba. Tất cả mọi sự thay đổi xảy ra tại tột đỉnh. Đấycũng là trường hợp cho việc biến đổi tâm trí; nó xảy ra tại tột đỉnh nữa.
Bạn phải hiểu đầy đủ ý nghĩa của ba giai đoạn này. Giai đoạn thứ nhất bao gồm việc thở, thở sâu và nhanh. Việc thở sẽ tiếp tục qua toàn bộ chiều dài của cả ba giai đoạn; nó được mang qua giai đoạn thứ hai và ba nữa. Và việc thở phải là cả sâu và nhanh. Bạn phải thở sâu nhất có thể được, và bạn phải thở nhanh nhất có thể được. Và qui tắc thở sâu và nhanh này nên ngự trị cả việc hít vào và thở ra. Nhưng tại sao? Thở sẽ làm cái gì?
Thở là yếu tố bí ẩn nhất trong cuộc sống con người. Chính qua trung gian của hơi thở mà thân thể được hợp nhất với linh hồn. Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng một người là sống chừng nào người đó còn thở. Với việc thở mất đi, cuộc sống đi tới chấm dứt.
Gần đây tôi ngẫu nhiên tới thăm một gia đình có người đàn bà nằm trong trạng thái hôn mê trong chín tháng. Và các bác sĩ nói rằng cô ấy bây giờ sẽ không bao giờ có lại được ý thức của mình nữa, mặc dầu cô ấy có thể sống thêm ba năm nữa. Người đàn bà này được giữ sống với sự trợ giúp của thuốc và thức ăn được tiêm vào thân thể cô ấy trong trạng thái hôn mê. Cô ấy hoàn toàn vô ý thức; trong chín tháng cô ấy đã không thu lại được ý thức cho dù chỉ một lần. Tôi đã tới thăm gia đình cô ấy và tôi bảo bà mẹ cô ấy rằng cô ấy hầu như chết rồi. Bà già nói, "Không, chừng nào việc thở vẫn còn kéo dài thì bao giờ cũng còn có hi vọng. Các bác sĩ nói không có hi vọng, nhưng ai biết được? Các bác sĩ không phải bao giờ cũng đúng. Ai biết được? Nó có thể thu lại ý thức chứ, bởi vì nó vẫn tiếp tục thở. Có hơi thở; cây cầu vẫn còn chưa bị sập. Nó có thể trở lại ý thức."
Hơi thở là cây cầu nối linh hồn với thân thể. Khi bạn thở sâu và nhanh, không chỉ thân thể bị rung lên, ngay cả từng thớ của linh hồn bên trong cũng rung lên. Chẳng hạn, có một cái chai nằm trên giá của bạn lâu rồi. Nó chứa đầy chất lỏng nào đó và nó đã không bị lắc trong một thời gian dài. Cho nên dường như là cái chai và chất lỏng trong nó là hai điều tách biệt. Không bị khuấy lên trong một thời gian dài cái chai và chất lỏng trong nó dường như là một mảnh. Bây giờ bạn lắc mạnh cái chai. Cùng với cái chai, chất lỏng bên trong nó cũng bị lắc. Chỉ thế thì sự tách biệt giữa chúng mới trở nên rõ ràng. Tương tự khi bạn thở tại mức độ cao nhất bạn tạo ra cơn bão không chỉ làm rung chuyển thân thể bạn mà còn làm rung chuyển mọi thớ linh hồn bên trong. Và chính trong khoảnh khắc của run rẩy đó mà bạn cảm thấy rõ ràng rằng thân thể và linh hồn là tách biệt.
Bây giờ bạn tới và hỏi, "Điều gì xảy ra nếu tôi không thở sâu? Có hại không?" Điều đó sẽ chỉ hại theo kiểu này - rằng bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn là tách rời với thân thể mình. Đó là lí do tại sao điều kiện cơ sở đã được gắn với việc thở, rằng bạn phải là nhân chứng cho nó. Bạn thở sâu và bạn quan sát đồng thời rằng hơi thở này đi vào và hơi thở khác đi ra. Khi bạn quan sát những chuyển động hơi thở đi vào và đi ra, bạn biết rằng không chỉ thân thể là tách rời, ngay cả hơi thở cũng tách khỏi bạn. Thế thì bạn biết rằng bạn chỉ là người quan sát tách rời khỏi cả thân thể và hơi thở. Sự tách rời của người ta với thân thể có thể được biết qua một mình việc thở, nhưng việc tách rời khỏi hơi thở có thể được nhận ra qua chứng kiến việc thở.
Cho nên hai điều, thở sâu và chứng kiến, làm ra giai đoạn thứ nhất, và chúng chạy suốt qua giai đoạn thứ hai cho tới cuối - tức là, giai đoạn thứ ba.
Tôi yêu cầu các bạn buông bỏ thân thể trong giai đoạn thứ hai. Thở sâu sẽ tiếp tục, và thêm vào đó các bạn phải buông bỏ thân thể. Nó có nhiều ngụ ý, và tôi định đi vào vài điều trong chúng ở đây.
Thứ nhất, có hàng nghìn mối căng thẳng trong thân thể các bạn và các bạn không nhận biết về chúng, mặc dầu đây là tuyển tập của các bạn. Nền văn minh đã làm cho các kiếp sống của chúng ta thành phi tự nhiên đến mức ngay cả khi các bạn giận ai đó, các bạn vẫn nở nụ cười trước người đó. Thân thể các bạn không nhận biết về thái độ lịch sự của bạn; nó cảm thấy muốn bóp nghẹt người có liên quan. Nắm đấm của bạn tự chúng siết lại, nhưng bạn nở nụ cười giả tạo và bạn không cho phép nắm đấm siết lại, bạn kìm nén chúng. Thế thì thần kinh thân thể vốn đã tự chuẩn bị sẵn sàng cho nắm đấm siết lại thấy khó khăn lớn. Chúng đơn giản không hiểu tất cả những điều này là gì. Và trạng thái bất ổn được tạo ra trong thân thể. Nắm đấm đáng phải được siết lại.
Những người nghiên cứu và hiểu sâu về giận dữ đều nói - và tôi cũng nói cùng điều đó - rằng bất kì khi nào bạn giận dữ thế, hãy chỉ làm một điều thôi. Đừng nở nụ cười giả tạo, thay vào đó siết nắm đấm dưới gầm bàn, nếu bạn có chiếc bàn trước mình, và siết chặt rồi thả chúng ra một cách mạnh mẽ trong năm phút. Và thế rồi bạn sẽ cười to, và đó sẽ là tiếng cười khác hẳn.
Thân thể không biết chút gì rằng con người đã trở nên văn minh. Thân thể vận hành hoàn toàn như cái máy. Nhưng con người đã đặt những ràng buộc lớn lên hoạt động của nó; thân thể đã bị làm mất tự nhiên theo đủ mọi cách. Và chính vì những việc thiếu tự nhiên này mà thân thể bạn đã trở thành nhà kho chứa mọi thứ căng thẳng; hàng nghìn căng thẳng được tụ tập bên trong thân thể bạn.
Và quá nhiều căng thẳng tạo nên phức cảm - những cái nút căng thẳng.
Cho nên khi tôi yêu cầu các bạn buông bỏ thân thể và các bạn làm như vậy, thế thì những phức cảm này, đã từng có đó từ thời trẻ thơ của các bạn, bắt đầu chùng dần ra và tan biến đi. Việc chùng dần ra và tan biến đi của chúng là rất cần thiết; bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới vô thân thể, bạn sẽ chẳng bao giờ siêu việt lên trên thân thể và đi ra ngoài nó. Với tan biến của phức cảm, thân thể bạn sẽ trở thành nhẹ như hoa.
Có lẽ bạn đã nghe nói về cái tên được đặt cho Mahavira, tirthankara của người Jaina. Một trong những cái tên của ông ấy là Nirgrantha, tên độc đáo. Theo từng chữ nó có nghĩa là vô phức cảm - người không có phức cảm. Nirgrantha là người có tất cả các phức cả đã bị tan biến và biến mất, người tự do khỏi mọi cái nút bên trong, người không có phức cảm nào, người đã trở thành tuyệt đối đơn giản và hồn nhiên.
Khi mạng lưới các phức cảm muốn chùng đi, muốn tự do, bạn không cho phép nó, bạn kháng cự lại. Văn minh của bạn, văn hoá của bạn, ước định của bạn, kiềm chế của bạn, vị trí là đàn ông hay đàn bà của bạn, việc bạn là thế này thế nọ - tất cả những điều này bắt giữ bạn mạnh đến mức bạn không buông bỏ thân thể mình.
Mới sáng nay một phụ nữ tới tôi và nói rằng cô ấy sợ khi đang thiền tay ai đó có thể sờ vào thân thể cô ấy. Ngay bây giờ người đàn bà đáng thương này phải đang ngồi cách thật xa tất cả các bạn. Nhưng mặc cho điều đó nếu thân thể của ai đó lăn ra và tiến tới cô ấy, cô ấy sẽ là đống lộn xộn lần nữa. Cô ấy muốn biết liệu cô ấy có thể ngồi tách ra được không. Tôi bảo cô ấy, "Ai biết được, thượng đế ở trên trời có thể phái người tới bất kì chỗ nào bạn sẽ đi. Cũng tốt là ai đó tới bạn. Người đó sẽ tới với bạn ở bất kì chỗ nào bạn sẽ đi. Cho nên đừng thay đổi vị trí của bạn. Và có hại gì nếu ai đó chạm vào thân thể bạn?"
Cách thức của đàn bà thường hay là thế cho dù Thượng đế có đi ngang qua đường của họ thì họ sẽ co tránh ngài, cứ sợ rằng ngài sẽ chạm vào thân thể họ. Toàn bộ thân thể họ bị đè nặng bởi những phức cảm. Từ thời trẻ thơ họ đã được huấn luyện và qui định theo cách là họ nhìn vào thân thể mình cứ dường như đó là bệnh tật họ phải mang. Họ không sống trong thân thể; đấy chỉ là một tải trọng họ miễn cưỡng mang theo mình. Thân thể giống như cái áo choàng họ mang, cứ lo lắng mọi lúc làm sao bảo vệ nó, mặc dầu chẳng có gì về nó đáng bảo vệ cả. Nhưng một ưa chuộng nhỏ mọn như vậy kiềm chế chúng ta theo cách rất to tát.
Nếu một người được giáo dục tốt, người đó có thể nghĩ... Mới hôm nay, một quí ông bảo tôi rằng chỉ người xúc cảm, và không phải là trí thức, mới trải qua những kinh nghiệm như vậy. Điều đáng ngạc nhiên là nếu một người qua được vài cấp là người đó trở thành trí thức. Nếu mẹ người đó chết, người đó sẽ khóc hay không khóc cho bà ấy? Người đó sẽ yêu hay không yêu ai đó, bởi vì người đó là người trí thức? Bởi vì người đó đã học qua vài cấp và được đảm bảo bằng chứng chỉ từ đại học nào đó, người đó sẽ nghĩ hai lần trước khi hôn người yêu của mình, bởi vì vài con vi trùng có thể được truyền từ người này sang người khác. Người đó sẽ tra cứu sách vở và suy nghĩ cân nhắc liệu người đó có nên cho phép xúc động của mình ảnh hưởng tới mình hay không. Trí năng của chúng ta đã trở thành một loại bệnh tật; nó không có hương thơm mà nó đáng phải có. Nó có thể đã là niềm vinh quang của chúng ta, nhưng nó đã biến thành bệnh tật.
Cho nên người ta nghĩ rằng bởi vì người đó là người trí thức, nên những điều như vậy không thể xảy ra được cho người đó; chúng chỉ xảy ra cho những người thiên về xúc động. Tại sao? Xúc cảm có sai không? Bất kì cái gì có ý nghĩa trong cuộc sống đều tới qua xúc cảm, không qua trí tuệ. Tất nhiên, các vấn đề của nhà toán học và kế toán viên và những điều giống thế này đều được trí tuệ xử trí; nhưng chẳng cái gì có ý nghĩa cả.
Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ ngay cả những khám phá của khoa học, điều là bộ môn trí thức vĩ đại nhất, cũng tới qua xúc cảm chứ không qua trí năng. Nếu ai đó hỏi Einstein ông ấy đã phát hiện ra lí thuyết tương đối như thế nào thì ông ấy sẽ nói, "Tôi không biết, điều đó chỉ xảy ra thôi." Đây là một phát biểu rất mang tính tôn giáo. Nếu bà Curie được hỏi bà ấy đã khám phá ra tia phóng xạ thế nào thì bà ấy sẽ nói, "Tôi không thể nói thế nào được; nó chỉ tới. Nó ở bên ngoài khả năng của tôi." Bất kì nhà khoa học lớn nào cũng đều sẽ nói cùng điều đó. Người đó sẽ nói, "Nó đã không tới qua việc tìm kiếm của tôi; nó là cái gì đó bên ngoài tôi. Nó tới từ cõi bên kia. Tôi chỉ là một công cụ, một trung gian." Đây chính xác là ngôn ngữ của tôn giáo.
Xúc cảm có chiều sâu lớn lao, trong khi trí năng nông cạn, hời hợt. Trí năng không là gì khác hơn tiện dụng. Nó giống như người dẫn đường đi trước chiếc xe của thống đốc khi ông ấy đi thăm các nơi. Đừng lấy người dẫn đường làm viên thống đốc. Trí năng không là gì khác hơn người dẫn đường đi dọn đường và điều khiển giao thông để cho xe của thống đốc có thể đi qua không bị quấy rối. Cho nên chủ tới sau tớ. Xúc cảm là chủ còn trí năng là tớ. Tất cả những điều có ý nghĩa và đẹp đẽ trong cuộc sống đều tuôn chảy từ xúc cảm, từ cảm giác. Nhưng có những người coi người dẫn đường là thống đốc và cúi chào ông ta. Họ nói, "Chúng tôi là những nhà trí thức, chúng tôi coi người dẫn đường là thống đốc." Cứ để họ nói điều họ thích; ngay cả người dẫn đường cũng cười.
Một số người nghĩ chỉ người yếu mới run lên và la hét; người mạnh là những người thấy khó đi vào trong nó. Họ không biết, họ không biết chút nào. Vấn đề ngược lại; điều đó chỉ xảy ra cho người mạnh, trong khi người yếu đứng sang bên. Bởi vì ở vào một tư thế đặc biệt trong suốt một giờ chỉ có thể dành cho những người có ý chí rất mạnh, không dành cho kẻ có ý chí yếu. Người yếu thở sâu được một hai phút thôi, rồi họ từ bỏ. Và chính họ là người nói rằng điều đó dành cho người yếu, rằng đó là tính mềm yếu. Họ thậm chí không thể nào thở sâu trong một giờ được; họ không thể hỏi "Tôi là ai?" trong mười phút. Xin đừng che giấu những ảo tưởng như vậy.
Đây chỉ là những biện giải, cách thức trí năng trốn chạy khỏi thiền. Đây là cách chúng ta bảo vệ bản ngã của mình và chạy trốn. Cho nên chúng ta nói điều đó chỉ xảy ra cho người yếu, trong khi chúng ta là những người rất mạnh. Đây là phát biểu đáng ngạc nhiên. Sự thực là ở chỗ mọi thứ lớn lao và có ý nghĩa trong thế giới này đều đạt được bởi người mạnh; người yếu chẳng tốt cho cái gì cả. Và thiền thì sao? Thiền đòi hỏi sức mạnh tối thượng. Cái gọi là người trí thức sẽ nói rằng chỉ người yếu mới trải qua những kinh nghiệm này. Còn bản thân người đó không thể làm được điều đó bởi vì người ngồi cạnh người đó đang khóc; bởi vì người này mà người đó không làm được. Nhưng người đang khóc kia thậm chí không ý thức tới điều đó, người này thậm chí không nhận biết liệu có ai đang quan sát mình và nghĩ về mình không. Người này hoàn toàn tham gia vào nỗ lực riêng của mình. Và tham dự với sự kiên trì là một điều mang sức mạnh lớn lao; người yếu không thể có được điều đó.
Do đó đừng cố bảo vệ bản ngã của bạn chẳng vì cái gì cả. Và đừng nói bạn là mạnh, là có ý chí mạnh và rằng bạn là nhà trí thức và ngừng làm điều đó. Biết rõ điều này - rằng bạn không thể làm được điều đó - và đừng tìm cớ để không làm gì, và đừng trang điểm cho cái yếu của bạn bằng những lời hay. Nếu bạn làm vinh quang cho cái yếu của mình, điều đó sẽ trở thành một thứ quí chuộng cho bạn, và thế thì bạn sẽ bỏ lỡ thiền mãi mãi. Đơn giản biết rằng điều này không xảy ra cho bạn. Nếu nó không xảy ra, điều đó đơn giản nghĩa là bạn yếu và bạn thiếu cái gì đó. Cố gắng tìm ra và hiểu cái yếu của bạn và chữa trị nó đi. Đừng nhận lầm cái yếu của bạn thành cái mạnh; đừng cho nó cái tên mĩ miều.
Một người bạn tới và nói rằng dường như tất cả đều mắc chứng cuồng loạn rồi, dường như vài người bị bệnh kích động. Anh ta không biết chút nào cái gì đang ẩn kín trong thái bình của cuộc sống. Bằng việc gọi nó là chứng cuồng loạn anh ta chỉ bảo vệ cho bản ngã của mình. Cho nên anh ta đã đi tới kết luận rằng những người rung lắc và la hét là những người điên. Và anh ta nghĩ bản thân mình không thể trải qua những kinh nghiệm như vậy bởi vì anh ta lành mạnh. Nhưng nếu anh ta là phải thì Phật là điên và Mahavira và Jesus và Socrates và Rumi và Mansoor cũng vậy. Nhưng gia nhập vào bộ lạc của những người điên được phúc lạc này còn tốt hơn rất nhiều vẫn còn ở với cái gọi là người lành mạnh. Và chúng ta đang gia nhập với họ, bởi vì điều những người điên này đã có, thì những người lành mạnh kia không bao giờ có thể có được.
Khi năng lượng dâng lên với cường độ mạnh, nó dấy lên cơn bão thực sự bên trong bạn. Điều đó không phải là không lành mạnh. Nếu nó là vậy, chúng  ta không thể nào tĩnh lặng và yên tĩnh trở lại được. Và chúng ta trở nên tĩnh lặng và yên tĩnh sau khi hoàn thành ba giai đoạn này, điều có nghĩa là không có gì cuồng loạn về nó cả. Thử yêu cầu một người đang cuồng loạn hãy thảnh thơi, hãy yên tĩnh mà xem; người đó không thể làm  được như vậy; điều đó đơn giản không trong tay người đó. Nhưng bất kì điều gì đang xảy ra ở đây đều trong kiểm soát của chúng ta; nó xảy ra bởi vì chúng ta giúp cho nó xảy ra, bởi vì chúng ta hợp tác với nó. Đó là lí do tại sao khoảnh khắc chúng ta rút sự hợp tác của chúng ta đi nó lập tức đi tới chấm dứt.
Chỉ có một tiêu chuẩn để biết lành mạnh từ không lành mạnh. Người là người chủ riêng của mình là lành mạnh còn người không là người chủ của mình là không lành mạnh. Bây giờ đây là một tiêu chí rất thú vị. Khi tôi yêu cầu những người ở đây, những người đang trải qua những kinh nghiệm như vậy hãy thảnh thơi và yên tĩnh, họ lập tức làm như vậy. Nhưng nếu tôi yêu cầu cái gọi là người lành mạnh, người cũng ở đây, hãy tĩnh lặng và làm yên tĩnh ý nghĩ của họ, thì họ sẽ nói không thể nào làm được điều như vậy - dù họ có cố gắng thế nào, họ vẫn không thể làm yên tĩnh các ý nghĩ của họ được. Cho nên chính họ mới là người không lành mạnh, người điên. Điều bạn không thể điều khiển được là cái không lành mạnh còn điều bạn có thể điều khiển được là lành mạnh, là mạnh khoẻ.
Khi bạn sẽ có khả năng bật hay tắt tâm trí mình theo ý muốn, khi bạn sẽ nói "Thôi đủ rồi", và tâm trí sẽ dừng lại đây đó, chỉ thế thì bạn mới có thể cho rằng mình lành mạnh, rằng bạn mạnh khoẻ. Nhưng thực tế là điều ngược lại. Bạn nói "Thôi đủ rồi" còn tâm trí bạn nói, "Cứ nói điều gì cậu có thể nói đi, nhưng tớ sẽ làm điều tớ muốn, tớ sẽ đi tới nơi tớ muốn đi." Bạn đi lên trời và xuống đất để làm yên tĩnh các ý nghĩ của mình, nhưng chúng đơn giản không nghe lời, chúng đi theo đường của chúng. Bạn ngồi trong đền tụng bài thánh ca ca ngợi Thượng đế còn tâm trí bạn đồng thời đang xem bộ phim trong rạp chiếu bóng. Không, bất kì bhajans của bạn và lời cầu nguyện của bạn không thể nào dừng được tâm trí khỏi việc xem phim. Nó không cho đến một hào với mọi lời cầu xin của bạn.
Nhưng con người rất tinh ranh. Con người che giấu những cái yếu của mình đằng sau những lời lẽ hoa mĩ, và cảm thấy thoải mái bằng việc gièm pha cái tốt của người khác, bằng việc gọi các cái tên. Nhận biết về điều này. Tốt nhất là không nghĩ về điều đó chút nào cả. Ai đang trải qua cái gì là rất khó biết. Cuộc sống bí ẩn đến mức tốt hơn cả là đừng nghĩ về người khác. Nếu bạn có thể nghĩ và chăm nom cho chính mình là đủ rồi. Thử nghĩ về điều này thôi - dù bạn không lành mạnh, yếu hay mạnh - và chỉ nghĩ về bản thân mình. Nhưng chúng ta bao giờ cũng làm điều ngược lại, chúng ta nghĩ về người khác. Điều này rất sai.
Như tôi đã nói, việc buông bỏ thân thể trước hết dẫn tới việc thanh tâm các căng thẳng bị kìm nén và làm tan biến các khối chắn và phức cảm thân thể. Và điều thứ hai, khi thân thể tự nó chuyển động - bạn không thao tác nó, thay vì thế nó thao tác theo đà riêng của nó - thế thì việc tách biệt của nó với bạn, với linh hồn trở thành rõ ràng. Bởi vì khi bạn thấy rằng thân thể bây giờ xoay tròn, rằng nó bây giờ dừng lại, rằng tay đang rung - không phải là bạn rung chúng, thay vì thế chúng rung theo cách của chúng - thế thì bạn lần đầu tiên biết rằng bản thể bạn và thân thể bạn là khác nhau và tách rời. Thế thì bạn cũng sẽ biết rằng nó không phải là bạn, nhưng thân thể bạn đã trở thành trẻ trung; và lần nữa nó không phải là bạn, nhưng thân thể đang trở nên già đi. Và nếu nhận biết này sâu sắc lên thì bạn cũng sẽ biết rằng bạn sẽ không chết; chỉ thân thể sẽ chết.
Khi thân thể quay như cái máy, bạn sẽ biết trong chiều sâu, rằng thân thể thực sự tách rời với bạn. Điều này bạn chỉ biết khi bạn tuyệt đối buông bỏ thân thể.
Và trong giai đoạn thứ ba chúng ta hỏi: "Tôi là ai?" Ngay cả khi một người biết rằng mình không là thân thể, ngay cả khi một người biết rằng mình không là hơi thở, thì người ta vẫn không biết mình là ai. Chính việc biết mang tính phủ định là về việc người ta không là thân thể, việc người ta không là hơi thở; điều đó không mang tính khẳng định. Việc biết có tính khẳng định là gì? Đó là việc biết mình là ai, điều người đó chưa được biết. Cho nên trong giai đoạn thứ ba chúng ta hỏi: "Tôi là ai?" Nhưng chúng ta hỏi ai? Chúng ta hướng trực tiếp câu hỏi này vào bản thân mình, và không vào ai khác. Chúng ta làm cho mình ngập lụt hoàn toàn với câu hỏi này "Tôi là ai?" Cái ngày bạn sẽ được chất đầy tuyệt đối bằng câu hỏi này sẽ tới, và nó sẽ tới từ bên trong bạn. Bởi vì không thể có chuyện tại mức bên trong nhất của mình, bạn không biết mình là ai. Nếu bạn hiện hữu, bạn cũng biết mình là ai.
Nhưng cần lấy câu hỏi này vào chiều sâu bên trong nhất. Chẳng hạn, có nước trong đất, và chúng ta khát ở đây đang ngồi trên mặt đất. Nếu chúng ta muốn làm dịu cơn khát của mình, sẽ cần đào giếng sâu quãng mười mét tới nơi có nước. Nếu chúng ta có câu hỏi "Tôi là ai?'', thì câu trả lời của nó nằm ở đâu đó mười mét sâu trong chúng ta. Nhưng có nhiều tầng giữa chúng ta và câu trả lời đó, và những tầng này phải bị loại bỏ để đạt tới câu trả lời. Cho nên câu hỏi "Tôi là ai?" có tác dụng như cái mai. Tốc độ và lực mà chúng ta hỏi câu hỏi này càng lớn, chúng ta đào chiếc giếng càng sâu. Nhưng chúng ta không hỏi với tốc độ và lực đó.
Nhiều lần những điều rất lạ xảy ra. Một người bạn đã trải qua một kinh nghiệm phi thường trong buổi thiền sáng trong hai ngày qua. Và điều đó cũng đáng hiểu. Người đó hỏi câu hỏi này với tất cả sức mạnh của mình, và người đó làm việc cật lực. Không có gì thiếu trong nỗ lực của người đó. Và người đó cũng không thiếu về ý chí. Nhưng, như tôi đã nói, tâm trí có hết tầng nọ tới tầng kia. Người đó hỏi từ tầng trên "Tôi là ai?", và người đó hỏi nó với lực mạnh đến mức người đó thốt ra câu hỏi này "Tôi là ai?" nhiều lần. Nhưng ở giữa việc lặp lại câu hỏi này, các câu hỏi khác bật ra: "Nó sẽ có tác dụng gì? Nó sẽ có tác dụng gì?" gợi ý rằng việc hỏi này sẽ không làm ra điều gì cả. Ai đang hỏi câu hỏi thứ hai này? Bạn hỏi "Tôi là ai?" nhưng thế rồi người đó là ai, người hỏi "Nó sẽ có tác dụng gì?" Đó là một tầng khác của tâm trí riêng của bạn, nơi nói, "Việc hỏi này sẽ chẳng có tác dụng đâu, mình cứ hỏi một cách vô ích nó lặp đi lặp lại mãi; tốt hơn cả là giữ yên tĩnh."
Cho nên trong khi tầng này của tâm trí chúng ta hỏi "Tôi là ai?" thì tầng khác bước ra với lời bắt bẻ, "Điều này chẳng có tác dụng đâu, tốt hơn cả là giữ yên tĩnh."
Nếu tâm trí bạn vẫn còn bị phân mảnh,  bạn sẽ không thể đi được rất sâu. Đó là lí do tại sao tôi yêu cầu bạn mang tất cả năng lượng của mình vào việc hỏi "Tôi là ai?" để cho dần dần toàn thể tâm trí bạn được tham dự vào trong nó và bạn hỏi với tâm trí toàn bộ "Tôi là ai?" Và khi chỉ mỗi câu hỏi này còn lại, không cái gì khác ngoài câu hỏi này, nó sẽ chìm vào trong bạn như mũi tên và câu trả lời sẽ tới. Thế thì câu trả lời này sẽ không tới chậm cho dù là một giây.
Câu trả lời là ở bên trong chúng ta.
Tri thức ở bên trong, nhưng chúng ta chưa bao giờ cầu khẩn nó, chúng ta chưa bao giờ khêu gợi nó, đánh thức nó. Nó bao giờ cũng được chuẩn bị để thức dậy. Ba giai đoạn này được ngụ ý cho ý định này. Nhưng những giai đoạn này giống như các bậc lên ngôi đền của thiền; chúng ở bên ngoài nó. Chúng đưa các bạn tới cổng và để các bạn lại đó. Việc vào qua cánh cổng này xảy ra ở giai đoạn thứ tư. Nhưng người không trèo qua ba bậc này không thể hi vọng đi vào được giai đoạn thứ tư - cánh cổng. Cho nên nhớ lấy, điều bản chất là bạn đầu tư tất cả năng lượng của mình vào buổi thiền ngày mai, vì nó sẽ là ngày cuối cùng của trại này. Đem tất cả năng lượng của bạn vào ba giai đoạn này. Nếu bạn làm như vậy, giai đoạn thứ tư sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn sẽ không phải làm giai đoạn thứ tư, nó sẽ xảy ra.
Ba giai đoạn bạn sẽ làm, giai đoạn thứ tư sẽ xảy ra.
Một phụ nữ hỏi: với việc đạt tới giai đoạn thứ tư thì ba giai đoạn đầu sẽ bị bỏ đi chứ?
Thế thì không có câu hỏi. Nếu giai đoạn thứ tư được đạt tới, thế thì không có câu hỏi. Thế thì người ta sẽ tự thấy cho mình bất kì cái gì cần được làm. Nếu nhu cầu được cảm thấy thì người đó sẽ tiếp tục làm nó; bằng không nó sẽ dừng lại. Nhưng cho dù điều này thì sự việc cũng không thể được nói trước. Nó không thể được nói trước, bởi vì nếu chúng ta nêu ra câu hỏi này trước khi giai đoạn thứ tư đã thực tế được đạt tới, điều đó nghĩa là chúng ta không muốn làm ba giai đoạn này và do vậy chúng ta đang cố gắng trốn chúng. Các bạn dường như lo lắng để loại bỏ những điều này hơn, và đó là lí do tại sao tôi không định nói rằng chúng sẽ bị bỏ đi. Bởi vì nếu tôi nói điều đó, các bạn sẽ không đi với chúng chút nào, các bạn sẽ vứt bỏ chúng ngay bây giờ. Chúng sẽ bị bỏ đi, nhưng đó là vấn đề phải tới sau khi giai đoạn thứ tư đã được đạt tới. Nó không nên được nêu ra từ trước.
Tâm trí chúng ta lừa dối chúng ta theo nhiều cách. Khi bạn hỏi câu hỏi này bạn không nhận biết tại sao bạn hỏi nó. Bạn hỏi nó với động cơ để gạt bỏ ba giai đoạn này. Nhưng nếu bạn gạt bỏ những giai đoạn này, biết rõ rằng giai đoạn thứ tư sẽ không bao giờ xảy ra cả. Nhưng tại sao có nỗi sợ ba giai đoạn này?
Nỗi sợ có đó. Và những giai đoạn này được ngụ ý để chùi sạch nỗi sợ này.
Nỗi sợ là ở chỗ thân thể có thể làm bất kì điều gì, và có những điều bạn không muốn nó làm. Nhưng nó có thể làm được gì? Bạn có thể nhảy múa, bạn có thể kêu khóc, bạn có thể la hét, bạn có thể lăn lộn ngã ra. Nhưng khó khăn cho tất cả những điều này là gì? Bạn thở sâu ở giai đoạn thứ nhất, và trong giai đoạn thứ hai bạn tiếp tục thở và buông bỏ thân thể. Đáng phải không có bất kì cái gì khó khăn trong việc thở sâu và nhanh và việc buông bỏ thân thể. Bạn không phải làm nỗ lực gì để nhảy múa; nếu bạn nhảy múa, nó sẽ ngăn cản việc thở sâu. Nhưng nếu nhảy múa xảy ra theo cách riêng của nó, thì được. Bất kì cái gì xảy ra, cứ để cho xảy ra.
Khó khăn của chúng ta là ở chỗ hoặc chúng ta làm một điều hoặc chúng ta chống lại nó; chúng ta không cho phép cái gì xảy ra theo cách riêng của nó. Chúng ta sẵn sàng làm bất kì cái gì; chúng ta sẽ hoặc nhảy múa hoặc ngăn cản nó. Nhưng chúng ta sẽ không buông bỏ cái gì, chúng ta sẽ không cho phép nó xảy ra một cách tự phát. Toàn thể nền văn minh của con người đều mang tính đàn áp. Chúng ta đã đàn áp nhiều điều bên trong mình, và chúng ta sợ việc mở cái hộp Pandora. Chúng ta thực sự sợ hãi; chúng ta dường như ngồi trên núi lửa. Chúng ta bị đè lên bởi nhiều nỗi sợ; không chỉ là vấn đề nhảy múa. Nỗi sợ bắt rễ sâu.
Chúng ta đã kìm nén bản thân mình vô cùng, và chúng ta cũng biết cái gì có thể thoát ra từ tầng ngầm của tâm trí chúng ta. Đứa con muốn giết bố nó, và nó sợ rằng ý nghĩ này có thể trồi lên bề mặt. Người chồng đã nghĩ tới việc bóp nghẹt cổ vợ, mặc dầu đồng thời anh ta nói với cô ấy rằng anh ta không thể sống nổi nếu thiếu cô ấy cho dù một khoảnh khắc. Ham muốn giết vợ này bị kìm nén trong tâm trí anh ta, và anh ta sợ nó có thể bùng phát vào bất kì lúc nào.
Gurdjieff là một nhà huyền môn và ông ấy là một trong những người xuất sắc nhất của thời đại chúng ta. Bất kì khi nào một người tới với ông ấy để hỏi về hướng dẫn tâm linh, điều đầu tiên ông ấy làm là làm cho người này say dài hàng ngày trong mười lăm ngày và nghiên cứu người đó trong trạng thái ngất ngây say của người đó. Và chừng nào ông ấy còn chưa nghiên cứu người này trong trạng thái ngất ngây say thì ông ấy còn chưa điểm đạo cho người này vào sadhana hay bộ môn tâm linh. Ông ấy sẽ làm cho người này say sưa mọi ngày để cho tất cả mọi chứng thần kinh bị kìm nén của người đó bị lộ tẩy ra trước ông ấy và ông ấy biết người này thuộc kiểu người nào và người này đã kìm nén cái gì trong vô thức của mình. Chỉ thế thì ông ấy mới gợi ý sadhana cần thiết - điều ông ấy gọi là Công việc - cho người này. Nếu người này từ chối uống rượu với ông ấy trong mười lăm ngày, Gurdjieff lập tức sẽ yêu cầu người này về nhà. Có lẽ không Thầy nào trên thế giới đã dùng việc uống rượu theo cách này. Nhưng ông ấy là người rất thông minh và khôn ngoan, và hiểu biết của ông ấy về con người là rất sâu và có giá trị. Bởi vì chúng ta đã kìm nén quá nhiều rồi, không có chỗ chấm dứt cho việc kìm nén của chúng ta. Và chúng là trong tính toán.
Chính bởi vì những kìm nén này mà chúng ta sợ hãi; chúng ta sợ sự phơi bày của chúng. Chúng ta sợ chúng ta sẽ nói ra điều gì đó mà chúng ta không muốn nói, mà chúng ta không muốn người khác biết. Bây giờ nếu ai đó phạm tội trộm cắp, rất có thể là khi người đó hỏi "Tôi là ai?" người đó có thể buột mồm nói ra mình là kẻ trộm, kẻ lừa đảo, kẻ chợ đen. Cho nên người đó sợ việc hỏi câu hỏi "Tôi là ai?" Và cho dù người đó có hỏi điều đó thì người đó làm việc này theo tiếng nói yếu ớt, bởi vì người đó biết rằng mình là kẻ trộm. Người đó sợ và do vậy người đó kìm nén câu hỏi này. Người đó không muốn người ngồi bên cạnh mình nghe thấy nó nếu người đó thốt ra rằng mình là kẻ trộm. Và người đó có thể buột mồm lắm chứ, chẳng có khó khăn gì mấy về điều đó cả. Cho nên có những lí do tốt cho chúng ta hỏi liệu ba giai đoạn đầu này có thể được bỏ đi không và liệu chúng ta có thể làm mà không có chúng không.
Nhưng không, các bạn sẽ phải trải qua những giai đoạn này. Chúng có thể bị bỏ đi, nhưng chỉ sau khi các bạn đã làm chúng một cách kĩ lưỡng. Và bất kì điều gì đi ra từ bên trong các bạn cũng nên được phép tự do đi ra; đừng cản trở nó. Bất kì lời nói tục tĩu nào ẩn ở đó; nó sẽ trồi lên bề mặt và làm thanh tâm.
Những mặt nạ mà chúng ta đeo không phải là khuôn mặt thật của chúng ta; đó là lí do tại sao chúng ta sợ bị ảnh hưởng mạnh thế. Bây giờ một người đã tô điểm lên khuôn mặt mình đầy những kem, son và phấn; người đó sẽ rất sợ phải vứt bỏ son phấn của mình. Nếu người đó làm như vậy, khuôn mặt thật của người đó, xấu xí và gớm ghiếc, sẽ lộ tẩy bản thân nó. Và người đó sợ rằng người khác sẽ thấy khuôn mặt thật của mình. Người đó đã rất chú ý, đứng trước tấm gương lớn, để cho mình làn da mặt căng đẹp. Cho nên người đó hoảng hốt rằng nếu người đó từ bỏ nó, khuôn mặt mình có thể trở thành kinh khủng tới mức không cách hoá trang nào giúp được mình. Người đó sẽ nói mình có thể vứt bỏ mọi thứ nhưng không bỏ được cái vẻ ngoài của mình, việc hoá trang của mình. Người đó sẽ cố gắng cứu lấy nó bằng mọi giá. Tất cả các khuôn mặt của chúng ta đều được hoá trang và giả tạo; chúng không thật. Và đừng nghĩ rằng những người không dùng mĩ phẩm trang điểm thì không hoá trang cho khuôn mặt họ. Có đủ mọi loại hoá trang, và cách hoá trang nào đó là tinh vi tới mức nó chẳng cần đồ mĩ phẩm.
Chính bởi lí do này mà các bạn sợ, rằng nếu các bạn buông bỏ bản thân mình trong thiền, mặt nạ của bạn có thể rơi ra làm phô bầy khuôn mặt thật của bạn, và rằng ai đó có thể nhìn thấy nó.
Nhưng những nỗi sợ này là nguy hiểm, và chúng sẽ không cho phép bạn đi vào bên trong. Cho nên chúng phải bị vứt bỏ.
Một câu hỏi cuối cùng.
Một bạn hỏi: Shaktipat hay việc truyền năng lượng là gì? Và liệu có khả năng rằng một ai đó có thể truyền năng lượng thiêng liêng không?
Không ai có thể làm shaktipat được, không ai có thể truyền năng lượng được; nhưng ai đó có thể là phương tiện cho việc truyền như vậy. Đúng là không ai có thể làm được điều đó. Và nếu ai đó tuyên bố rằng người đó có thể làm được việc đó, người đó đang đam mê lừa dối tuyệt đối. Không ai có thể làm được điều đó, và dầu vậy trong khoảnh khắc nào đó việc truyền năng lượng có thể xảy ra qua ai đó. Nếu ai đó này hoàn toàn trống rỗng và buông xuôi, shaktipat có thể xảy ra trong sự hiện diện của người đó. Người đó có thể làm việc như chất dẫn, như tác nhân xúc tác, không có chủ tâm. Qua người đó năng lượng vô hạn của Thượng đế có thể đi vào người khác.
Không ai có thể là tác nhân xúc tác một cách có chủ tâm, bởi vì điều kiện đầu tiên để hành động như chất dẫn là ở chỗ bạn phải không biết nó, ở chỗ bạn không có bản ngã. Bản ngã làm cho người ta không đủ tư cách là người trung gian cho shaktipat. Với bản ngã người ta trở thành người không có khả năng truyền dẫn năng lượng; năng lượng thiêng liêng không thể tuôn chảy qua người đó. Cho nên nếu có một người với bản ngã đã hoàn toàn bị lau sạch, người tuyệt đối trống rỗng bên trong và là hư không toàn bộ, người không làm gì cho bạn cả, thực sự người không làm đến một việc - thì qua trống rỗng của người đó, qua hư không của người đó, cái hoạt động như lối đi, năng lượng của Thượng đế chắc chắn có thể đạt tới bạn. Và tốc độ của nó có thể rất nhanh. Nhớ điều này khi bạn tới đây cho việc thiền ngày mai.
Với điều này tôi cũng cho các bạn vài thông tin về ngày mai.
Shaktipat nghĩa là năng lượng của Thượng đế đã giáng lên bạn. Nó có thể có theo hai cách. Hoặc là nó nảy sinh từ bạn và nối với năng lượng của Thượng đế hoặc nó tuôn chảy từ Thượng đế và nối với bạn. Đó là cùng một điều được xem xét từ hai phía; hay đây là hai cách nhìn vào cùng một điều. Chẳng hạn, có một cốc vại nước đầy một nửa. Ai đó có thể nói rằng nó được rót đầy một nửa và người khác có thể nói rằng nó rỗng một nửa. Và nếu họ là các triết gia, họ có thể tranh luận về điều đó vô tận và chẳng đi tới kết luận nào, bởi vì cả hai phát biểu đều đúng. Năng lượng giáng xuống từ trên và nó có thể thăng lên từ phía dưới nữa. Và khi hai năng lượng này gặp nhau, khi năng lượng tiềm tàng của bạn gặp với năng lượng của cái vô hạn - bùng nổ xảy ra.
Bùng nổ này là không thể tiên đoán được; mà cũng không thể nói được bùng nổ này làm cái gì. Và điều gì xảy ra sau bùng nổ này, điều này nữa cũng không thể được nói ra. Trong suốt lịch sử, những người đã được ân huệ với bùng nổ năng lượng này đều đã kêu lên từ mái nhà: "Lại đây, tất cả lại đây, và đi qua bùng nổ này và tự mình thấy nó là gì. Cái gì đó đã xảy ra ở đây, cái đơn giản không thể diễn đạt nổi, hoàn toàn không mô tả được."
Shaktipat nghĩa là việc giáng xuống của năng lượng từ cõi bên kia. Nó có thể giáng xuống. Thực tế nó giáng xuống mọi ngày. Và năng lượng này chọn phương tiện của nó là một người trống rỗng theo mọi cách, người hoàn toàn vô ngã. Người đó một mình biến thành tác nhân xúc tác của nó, chỉ là phương tiện chứ không là gì khác. Nhưng ngay cả khi một chút ít dấu vết của bản ngã có đó, ngay cả khi người đó nghĩ rằng người đó có thể làm điều đó, người đó dừng là người truyền dẫn. Thế thì năng lượng này không thể tuôn chảy từ người đó.
Bây giờ nhớ trong đầu hai thông tin cho buổi thiền ngày mai, cả hai buổi thiền sáng và giữa ngày. Ngày mai là ngày cuối cùng của trại, và nó sẽ đầy các khả năng. Cho nên các bạn phải được tràn đầy hi vọng và tin cậy mênh mông khi các bạn làm việc thiền ngày mai.
Thứ nhất, tất cả những người có loại kinh nghiệm nào đó ở đây sẽ làm việc thiền đứng. Nếu bất kì điều gì đã xảy ra cho các bạn, cho dù chút ít đã xảy ra cho thân thể các bạn, các bạn sẽ làm tốt việc đứng sáng mai và thiền. Bởi vì các chuyển động ở tư thế đứng có thể nhanh nhất và mạnh nhất nữa. Trong tư thế đứng luồng năng lượng ở tại chỗ cao nhất của nó.
Cho tới nay tôi đã không yêu cầu các bạn đứng bởi vì các bạn thiếu dũng cảm ngay cả cho việc làm nó khi ngồi. Bây giờ nếu các bạn làm nó khi đứng, tác động của năng lượng lên các bạn sẽ nhiều lắm. Như tôi đã nói rằng các bạn có thể bùng vào điệu vũ, điệu vũ điên khùng, điều đó thực sự có thể xảy ra khi bạn làm nó mà đứng. Vì mai sẽ là ngày cuối cùng, và mười cho tới hai mươi bạn đã đạt tới chiều sâu tốt trong thiền, nên đặc biệt họ sẽ chắc chắn đứng dậy. Tôi không định nêu tên họ; họ nên làm điều đó theo cách riêng của mình. Và nó phải là như vậy ngay từ đầu buổi thiền. Tất nhiên, người ta có thể đứng bất kì lúc nào nếu người ta cảm thấy thích làm như vậy. Và nhớ rằng bạn phải cho phép mọi thứ xảy ra không bị cản trở.
Và vài lời cho phiên giữa ngày của việc thiền im lặng.
Khi chúng ta ngồi đây cho việc thiền im lặng ngày mai thì phải có đủ chỗ trống gần tôi. Và khi các bạn tới tôi từng người một và ngồi bên tôi, và khi tôi đặt tay lên đầu bạn, thế thì cho phép mọi thứ xảy ra cho bạn vào khoảnh khắc đó. Nếu bạn la hét và tay bạn và chân bạn rung lên hay bạn ngã ra hay vươn dậy, bất kì nó là gì, cứ để cho nó tự do, đừng kháng cự lại chút nào. Nó sẽ giống như điều chúng ta làm trong việc thiền sáng: Buông bỏ. Cho nên để đủ không gian gần tôi.
Và những người có thể tập trung lòng dũng cảm sẽ làm việc thiền sáng tất cả đều ở tư thế đứng. Trước khi tôi tới, các bạn nên lấy sẵn tư thế cho mình và đứng yên tĩnh. Và đứng thẳng không dựa vào cái gì, chẳng hạn như cây gần bạn. Không nâng đỡ, dù là bất kì cái gì; đứng theo cách riêng của bạn.
Các bạn muốn biết về shaktipat. Tư thế đứng này sẽ tạo ra tình huống tốt cho việc truyền năng lượng. Bầu không khí rất truyền dẫn đã đi vào hiện hữu ở đây và nó có thể được sử dụng hoàn toàn. Và vì sắp là ngày cuối cùng của trại này, nên các bạn phải đem toàn thể ý chí và năng lượng vào vở kịch ngày mai.
Một bạn khác hỏi: Vừa rồi thầy đã nói về ba giai đoạn. Thầy có thể giải thích chúng có tác động nào lên trạng thái của thân thể, tim, não và tâm trí?
Tác động sẽ có nhiều.
(Một giọng nói) chúng có gây ra đau tim không?
Sẽ là tốt nếu đau tim. Chẳng cái gì giống như nó. Đó là điều được mong muốn. Cứ để tim bị đau. Dù bạn có cố gắng đến đâu để cứu nó, thì nó cũng sẽ hỏng một ngày nào đó. Cho nên vì sao cứu nó? Buông bỏ nó đi. Ít nhất bạn sẽ thoả mãn rằng nó đã hỏng trong khi nó đang trên đường tới Thượng đế. Thế là đủ.
Người bạn này muốn biết ba giai đoạn này sẽ có tác động nào lên chúng ta. Chúng sẽ có nhiều tác động. Việc thực hành thiền, cách thiền mà tôi dạy, sẽ có nhiều kết quả sinh lí học. Nhiều bệnh thể chất có thể biến mất, sống lâu có thể tăng lên và nhiều thay đổi hoá học có thể xảy ra trong thân thể. Nhiều tuyến của thân thể vào khoảnh khắc đó hầu như chết rồi, có thể được kích hoạt.
Chúng ta không có ý tưởng các nhà tâm lí học bây giờ nói gì, ngay cả các nhà sinh lí học nói, về giận dữ. Khi người ta giận dữ, họ nói, một loại chất độc đặc biệt được tiết ra từ thân thể. Nhưng mãi cho tới nay họ vẫn không thể biết được cái gì xảy ra trong trường hợp yêu. Như trong giận dữ, một loại chất độc đặc biệt được tiết ra, trong yêu một loại cam lồ đặc biệt được tiết ra trong thân thể. Nhưng bởi vì yêu là hiện tượng hiếm hoi trong thế giới chúng ta, vậy mà người đang yêu phải đi tới phòng thí nghiệm của nhà khoa học. Đó là lí do tại sao nhà khoa học đã không thể phát hiện được ra nó. Nếu thiền có tác động đầy đủ của nó, thì thân thể bắt đầu tiết ra chất cam lồ hay mật ong biểu tượng cho bất tử.
Thiền thực sự có tác động hoá học sâu lên thân thể. Những người đi sâu vào thiền bắt đầu thấy mầu sắc phi thường, ngửi thấy mùi thơm khác thường và nghe thấy những âm thanh chưa từng nghe thấy. Những đợt sóng ánh sáng và âm thanh phi thường bắt đầu tuôn chảy qua họ. Đây tất cả đều là những tác động hoá học của thiền. Các bạn sẽ thấy những màu sắc dị thường mà các bạn chưa bao giờ thấy. Thực tế, toàn thể hoá học của thân thể trải qua thay đổi lớn lao. Thân thể bắt đầu cảm nhận, suy nghĩ và hiểu mọi thứ theo một cách khác. Tất cả mạch điện của thân thể đều thay đổi.
Cũng như rất nhiều điều xảy ra ở mức độ thân thể, rất nhiều điều xảy ra ở mức độ của tâm trí nữa. Nhưng đây là vấn đề chi tiết, và tôi sẽ nói riêng cho người hỏi về nó.
Các khả năng là rất lớn.
Câu hỏi khác: cái gì là tác động của thở sâu lên não, tim v.v..?
Ngay khi các bạn bắt đầu thở sâu, tỉ lệ ô xi và các bô nic trong thân thể sẽ thay đổi. Có một khối lượng các bô nic và ô xi trong thân thể chúng ta; thở sâu sẽ làm thay đổi tỉ lệ của nó. Và ngay khi tỉ lệ này thay đổi, những thay đổi hệ quả xảy ra trong toàn bộ thân thể kể cả não, máu và hệ thần kinh. Tỉ lệ của ô xi và các bô nic nói riêng tạo nên toàn thể cơ sở của sự tồn tại của chúng ta. Và thay đổi trong tỉ lệ của chúng làm thay đổi mọi thứ. Nhưng đó là vấn đề kĩ thuật và người hỏi có thể gặp riêng tôi về sau để thảo luận về nó, bởi vì mọi người có thể không quan tâm tới điều đó.
Một bạn khác hỏi: Có phải vấn đề thiền là một với tự thôi miên không?
Việc thiền này thống nhất với tự thôi miên tới mức độ lớn, nhưng tại điểm cuối cùng thì nó chia thành bạn bè. Nó được móc nối phần lớn với thôi miên; ba giai đoạn đầu của nó, ngoại trừ phần chứng kiến của nó, thuộc vào thôi miên. Việc chứng kiến, cần tới trong toàn bộ thực hành của nó, nhận biết về phần của thiền nhân rằng hơi thở đi vào và ra, rằng thân thể đang rung lên và quay, rằng người đó là người quan sát trên núi - việc chứng kiến này chẳng có liên quan gì tới thôi miên cả. Đây là khác biệt. Và khác biệt này là cơ bản, cơ sở. Nhưng phần còn lại của nó là quá trình thôi miên.
Quá trình thôi miên là rất có ý nghĩa; được móc nối với chứng kiến, nó trở thành thiền. Nhưng thôi miên bị tách khỏi chứng kiến trở thành vô ý thức. Bạn sẽ trở thành vô ý thức, nếu bạn dùng một mình thôi miên. Và bạn sẽ được thức tỉnh nếu bạn dùng chứng kiến cùng thôi miên. Cho nên khác biệt giữa hai điều này là bao la. Nhưng cách thức của chúng là tương tự tới mức độ lớn; chỉ ở cuối cùng chúng mới tách ra lẫn nhau.
Vài câu hỏi vẫn còn cần được trả lời. Tôi sẽ nêu chúng vào buổi tối mai.
Nhạc không lời - Bản Sonat ánh trăng bất hủ
Osho
Theo http://www.thienosho.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...