Gặp gỡ tác giả bài thơ “Con số không”,
“Bài thơ cầu hôn” và "Hạt bụi"
“Bài thơ cầu hôn” và "Hạt bụi"
Về bài thơ
“Con số không” của anh
Trần Chí Dũng
Trần Chí Dũng
Trong hệ đếm thì nhiều, ta chỉ đề cập đến hai hệ đếm thường dùng
nhất: Hệ thập phân và hệ nhị phân. Hệ nhị phân dùng hai chữ số là 0 và 1. Chữ
số 1 ở một hàng có giá trị bằng hai lần chữ số 1 ở hàng kế cận bên phải. Hệ nhị
phân được sử dụng nhiều đối với máy tính điện tử vì máy tính điện tử sử dụng
các thành phần vật lý có hai trạng thái để nhớ các bit. Còn trong hệ đếm thập
phân, bảng chữ số gồm 0,1,2,3,...9. Trong hệ thập phân ngày nay thì con số "không" được tìm ra chậm nhất khoảng 200 năm sau
Thiên Chúa giáng sinh. Con số "không" đã được tượng hình do người Hindu Ấn Độ.
Người Hindu là người đầu tiên đưa ra con số này để trình bày quan niệm "Không có số lượng". Sự chậm
ra đời trong mấy ngàn năm đã quyến rũ ta nhất là nó trở thành căn bản cho hệ
đếm ngày nay. Chắc có lẽ bản thân con số không chất chứa một điều gì bí ẩn,
diệu kỳ chăng so với những con số khác như 1,2,3... trong hệ đếm thập phân. Một
thi nhân, chứ không phải là nhà khoa học hay là người khám phá ra chân lý gì
của tự nhiên, một người tìm được con số không qua bài thơ “Con số không” của mình: Nhà thơ Trần Chí Dũng, chủ biên tập
thơ “Hạt bụi vàng”.
Con số không biểu thị cho sự không có gì trong hệ đếm thập
phân, ví như chúng ta cho con cháu chúng ta một viên kẹo chẳng hạn, nhưng ta
nắm bàn tay lại và thả tay ra đã là một con số không to lớn. Mình lại đi đánh
láo với trẻ con ư? từ việc cho viên kẹo, nhưng không có viên kẹo nào trong tay.
Trẻ em sẽ hiểu điều này, chắc chúng ta cũng biết giá trị của con số không!.
Suy nghĩ về bài thơ “Con số không” của
anh Trần Chí Dũng mãi mấy hôm, tôi mới cầm viết và viết được những dòng nhạc
này.
Thế là, tôi cũng cảm giác bởi con số
không của nhà
thơ, tôi viết nhanh đoạn mở đầu: “Con số không, con số không đời ta,
đời em...”. Thế là, bắt nhịp được toàn bài theo dòng thơ của anh Trần Chí
Dũng.
Bài thơ "Con số không" của
anh chỉ vỏn vẹn có ba khổ, mỗi khổ bốn câu viết theo thể ngũ ngôn, riêng khổ
thứ ba thì có năm câu. Nếu viết cho trọn vẹn một ca khúc thì thiếu chữ. Nên
ngoài việc viết đoạn mở đầu ra, tôi viết tiếp một mạch bốn câu cuối để kết bài,
mỗi câu tám chữ mà cũng trọn vẹn cả ý lẫn nội dung bài thơ của anh: "Con số
không đứng bên trái cuộc đời. Là vô nghĩa, chẳng khi nào có nghĩa. Bên phải
cuộc đời, số không đứng đợi. Ngàn vạn triệu lần, tuyệt quá người ơi!...".
Con số không quan trọng lắm ư?. Nó có thể thay đổi cả đời ta lắm ru?. Phải
chăng nếu nó đứng bên phải và trước nó là một con số có nghĩa. Khi đó, nếu là
bạc tiền thì có vô số tiền muôn bạc vạn, biết bao nhiêu cho vừa nếu nhiều số
không đứng bên phải. Và lúc đó, chắc hẳn đời ta sẽ khác hơn xưa, nhưng chắc gì
hạnh phúc đâu, hay là khi ấy sẽ khổ sở vì bạc tiền, vì con số không. Nhưng có
khi rủi thay, con số không lại chuyển công tác về đứng bên trái thì chẳng còn
gì để nói, để trông mong, để ngóng đợi; và nó cũng chỉ là một con số không, số
zrô vô nghĩa mà thôi. Chuyện đời, sự đời biết đâu cho cùng, thôi thì tùy ý con
số không. Ở đời có những sự việc lạ lùng như thế, nhưng lại là chuyện thực mà
thôi: Chuyện con số - Số không.
Bài thơ được viết theo nhịp 2/4 với lối Con Spirito (Với tư tưởng...), giọng
Fa trưởng. Riêng bốn câu của đoạn cuối tám chữ được viết theo nhịp 4/4.
Chúng ta sẽ trở về với bài thơ: "Con
số không" của nhà
thơ Trần Chí Dũng. Ở bốn câu đầu của bài thơ: "Chỉ
là con số không. Đứng sau từng số có. Số có gấp mười lên. Số không còn đứng
đó...".
Bốn câu đầu may quá cho con số không đứng đàng sau con chữ có nghĩa. Và như thế
thì tuyệt vời biết bao, bởi vì số có cứ tăng dần lên và cứ tăng đến bao nhiêu
cũng được tùy ý, không chỉ gấp mười lần mà đến trăm, vạn ngàn lần cũng được chứ
sao đâu. Ai mà trách cứ
Nói
như thế không phải là người tham lam quá độ đâu, mà quý giá là con số không
đứng sau con số có nghĩa. Thôi thì cứ thoải mái giữ vị trí con số không đến
ngàn đời, vẫn đứng mãi đó yên lành, ung dung tự tại. Ai có chê trách số không đâu mà lo. Và đến khi em là số một tuyệt
vời, tuyệt vợi thì giá trị của nó đã gấp mười lần lên. Con số 1 đứng trước và
số 0 đứng bên, có nghĩa là em và anh đứng cạnh bên nhau, em bên trái và anh tự
tại bên phải, thế là em và cả anh nữa sẽ không bao giờ cô lẻ. Chúng ta cùng có
bạn, có bè.
Viết đến đây, tôi nghe văng vẳng bên tai bài hát tự bao giờ của nhạc sĩ
Trịnh Công sơn: "Không
có em buồn vui với ai...'. Trịnh Công
Sơn rất thâm thúy, sâu sắc về thân phận con người, về bóng dáng hình người đẹp
trong từng ca khúc của ông. Một nhà văn hào từng nói: "Trong tất cả các tác
phẩm vĩ đại của nhân loại đều có sự đóng góp mặt của những người đàn
bà". Thật đúng vậy, anh và em không thể rời bến nhau, cùng chung nhau
ngân nga một khúc nhạc, cùng hòa tấu một hợp xướng trong giàn nhạc giao
hưởng đó sao!.
Đời mà như thế thì còn gì cho bằng!:
"Nếu em là số một. Sẽ gấp mười lần lên. Vì số không đứng bên. Em đâu còn cô
lẻ..."
Anh và em luôn bên nhau như ngày nào. Và cứ thế như mọi ngày. Em tăng lên tùy
ý: Là vạn, trăm, ngàn vạn triệu lần tùy thích, anh không nỡ trách em đâu. Em sẽ
là tuyệt diệu đấy. Và hỡi ôi anh vẫn tròn trịa một con số không to tướng, có
nghĩa hay không tùy em.
"Và cứ thế, cứ thế. Em có thể là mười. Là trăm, ngàn, vạn, triệu. Em sẽ thật tuyệt diệu. Anh vẫn tròn số không."
"Và cứ thế, cứ thế. Em có thể là mười. Là trăm, ngàn, vạn, triệu. Em sẽ thật tuyệt diệu. Anh vẫn tròn số không."
"Con
số không" của nhà
thơ Trần Chí Dũng là một bài thơ hay, mới lạ về ý tưởng và đầy cảm xúc của một
tư tưởng lớn. Cái hay của bài thơ là sự biến chuyển hóa con số không sao cho phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi nơi,
mọi chốn để nó xứng đáng với vị trí của từng lúc, từng nơi, từng người mong
đợi. Số không có khi nâng lên giá trị của nó ghê gớm, mà đôi khi cũng chỉ bằng
thừa vì nó là con số không, một con số không
có số lượng.
Nhưng dù sao đi nữa, con số 'không" vẫn
chiếm giữ một vị trí hàng đầu trong hệ thập phân. Vinh dự thay, tự hào thay!.
Thôi thì, tùy ý mỗi người chúng ta khi xem xét, định đoạt sao cho phải
lẽ, hợp lý hợp tình để một khi đề cập đến con số
không ta khỏi
phải tiếc nuối, ngậm ngùi vì những con số
không như đời
ta.
Triều Châu
Một chút tản mạn “Bài thơ cầu hôn”
Lâu nay người ta thường ví von về một tình yêu
lứa đôi thủa ban đầu và chỉ mới nói đến: “Chiếc vòng cầu hôn”, hay “Vòng tay cầu hôn” của nhạc sĩ Trần Tiến: "Vòng tay cầu hôn tình yêu của em. Lung
linh trên cao vầng trăng dịu êm.... hoặc "Ai mang trên tay chiếc vòng của
em...". Chứ ai nào biết “Bài thơ cầu hôn” có
từ bao giờ. Thật ra đây là một khái niệm có lẽ mới, lạ lẫm làm người ta để ý,
quan tâm sâu sắc.
“Bài thơ cầu hôn” không xa lạ lắm vì nó gắn với những dòng thơ lai
láng, tuôn trào như nước lũ của nhà thơ quen thuộc Trần Chí Dũng trong tập thơ “Hạt bụi vàng” do anh chủ biên.
Tình cờ tôi quen biết anh ở một quán cà phê Phong Lan trong hẻm số 42/11 đường Đồng
Xoài, phường 13, quận Tân Bình - TP. HCM vào một ngày đẹp trời nắng ráo hôm
Quốc tế Thiếu nhi 01/6/2014. Gặp biết được anh Trần Chí Dũng trong một ngày
thật vui, thật cảm động tình người nghệ sĩ. Sau bao hồi lâu hàn huyên, tản mạn
về chuyện thơ với văn chương chữ nghĩa; anh nỗi hứng và cảm xúc trong tâm hồn
mình đến nỗi quên cả đẫm mồ hôi, nhưng anh vẫn ráng hì hục với chiếc kèn đồng
trong tay để một lúc thổi liền năm, sáu bản nhạc cho anh chị em cùng nghe, cùng
thưởng thức âm nhạc, trong đó có bài “Hạ trắng” của Trịnh Công Sơn, “Đêm đông”, của Nguyễn Văn Thương, “Riêng một góc trời” của Ngô Thụy Miên...Sự nhiệt tình, cái bình dị đến dễ thương, cái
lắng đọng trong tâm hồn anh làm anh em trân trọng, quý mến anh ngay từ lúc đầu
gặp gỡ. Thế rồi anh giới thiệu cho chúng tôi về những bài thơ anh thích, nguyên
nhân có những bài thơ ấy, và hiệu quả của nó theo năm tháng dòng đời; trong đó
có hai bài đăng trong “Hạt bụi vàng” tập 1 của anh; “Bài thơ cầu hôn” và “Con số không”.
Trong bài thơ anh tâm sự: “Chưa ai mang thơ đi cầu hôn...”. Chắc có lẽ như vậy. Anh có thể là người đầu
tiên mang thơ của mình đi cầu hôn chăng?!. Chắc chắn rồi, vì biết có ai nói đến
bao giờ bằng bài thơ mộc mạc, nhưng giàu cảm xúc và trữ tình: ”Bài thơ cầu hôn”. Anh bộc bạch tâm trạng của mình, riêng mình anh “Đời còn nghèo xơ xác”, nhưng hay hơn và thấm thía hơn “Anh chỉ có những vần thơ đạm bạc”. Ôi sao mà tình cảm quá, chân thật quá. Những “Vần thơ đạm bạc” đi suốt quãng đường đời của nhà thơ đầy tài năng Trần Chí Dũng.
Nhưng rồi những vần thơ đạm bạc sẽ làm lòng em ấm lại, vơi đi những nhọc nhằn,
vấn vương trong cuộc sống đời thường. Anh khẳng định một điều quí giá nhất
trong những điều quý ”Những vần thơ thực sự ấm
lòng em”. Anh đã đem lại hơi
thở, đem lại sự sống, nhen nhóm trong lòng em sự ấm áp, vơi đi nỗi cô đơn, tẻ
nhạt thường ngày vì thiếu vắng...
“Bài thơ cầu hôn” gồm năm khổ, mỗi khổ bốn câu và mỗi một câu có bảy hoặc tám chữ
tùy theo. Tôi thích nhất lời thơ ở khổ thứ tư: “Chưa ai mang thơ đi cầu hôn. Riêng mình anh đời còn nghèo xơ xác.
Anh chỉ có những vần thơ đạm bạc. Những vần thơ thực sự ấm lòng em”. Ai đã thổi vào hồn thơ của nhà thơ Trần Chí
Dũng để có những vần thơ thực sự tình cảm , thực sự chân thực về cuộc sống
thường ngày... làm ấm áp lòng em bằng những vần thơ chan chứa cảm tình.
Cả bài nhạc tôi viết theo nhịp
4/4, riêng chỉ có đoạn đã trích trên tôi chuyển sang nhịp ¾ cho rộn ràng hơn.
Toàn bài giọng Re trưởng, tính chất bài nhạc theo thể Amoroso... ca tụng một
tình yêu sâu lắng.
“Anh yêu em vào giữa mùa nước
cạn. Con sông quê in bạc bóng mây trôi. Cá cũng bỏ để lạnh dòng trong suốt. Chỉ
còn em sưởi ấm một góc trời”. Đây là bốn câu đầu của “Bài thơ cầu hôn”.
Bãi bồi mùa này bắt đầu cạn nước,
bỗng thấy xanh mơn mớt hơn. Bãi cát nâu óng trải mình trong cái nắng cuối thu,
thật thà giãi bày nỗi niềm của dòng sông mùa nước cạn
Mùa nước cạn này ai biết tình ai có đậm đà, sâu
lắng như dòng sông kia mùa nước chưa cạn. Thế rồi, anh và em đã yêu nhau từ
giữa mùa nước cạn năm nào ai có hay, có biết.
Nếu nói đến con sông quê, chúng ta hãy lắng đọng
lòng lại ngâm nga bốn câu thơ sau về hình ảnh con sông quê của nhà thơ Tế Hanh
còn vấn vương dấu yêu:
"Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng..."
Còn con sông quê trong thơ của nhà thơ Trần Chí
Dũng thì lại khác "In
bạc bóng mây trôi...".
Mùa nước cạn, con sông quê, bóng mây trôi là những ảnh hình của dòng thời gian
trôi theo năm tháng cùng đất trời. Một áng mây trôi, một con sông quê, giữa một
mùa nước cạn để rồi anh và em yêu nhau cũng từ dạo ấy. Tình yêu thiên nhiên và
tình người đôi khi hòa cùng làm một. Chim trời cá nước cũng đành bỏ lạnh một
dòng sông, duy chỉ có một mình em, một mình em thôi cũng có đủ một sức mạnh gớm
ghê đến chừng nào: "Sưởi ấm một góc
trời."
Đọc lai tác phẩm "Lời nguyền" của nhà văn Khái Hưng: "Phải,
một lời nguyền!.Hay đó là lời nguyền đêm đêm lên tiếng làm vang động làn không
khí âm u nơi đồi núi ?.Lời nguyền của những kẻ bỏ xác nơi ma thiêng nước độc
chốn sơn lâm? Bên sườn đồi dưới bóng một cây lao xao cành lá rườm rà luôn luôn
thì thào lời oán trách trong gió thoảng qua...Từ đó lời nguyền vẫn thiêng.
Những người cha, người vợ lên đây thăm con, thăm chồng, khi trở về đều ốm nặng
rồi chết. Và những binh lính trên đồn, những dân Kinh bên phố đều sống
dưới sự đe dọa và sự thực hiện của lời nguyền....
Lời nguyền của khái Hưng là như thế, còn với
Trần Chí Dũng thì khác đi: Một ngàn lần thề thốt độc thân, nhưng hỡi ôi lại
chẳng dám một lời nguyền, vì dễ hiểu thôi đời anh cũng nên bề gia thất. Mà cần
gì thứ chuyện ấy, cứ yêu nhau thực tình, thực sự là được rồi cần
gì những lời hoa mỹ, dối trá. Anh cũng biết em như thế tận đáy lòng, cần
gì thứ lụa là gấm vóc, kim cương để lừa dối nhau trong yêu đương, vì những thứ
ấy cũng chỉ là của phù du thôi, có gì mà quí với giá. Càng chắc chắn hơn những
thứ đó không thế đánh đổi được yêu thương:
"Anh không
dám một ngàn lần thề độc. Không lụa là, gấm vóc, kim cương. Vì anh biết em đâu
cần thứ đó. Của phù du đem đánh đổi yêu thương"
Người ta thường nói với nhau hằng ngày
như tụng niệm về một tình yêu chân thực, thực sự: "Yêu nhau là cùng nhau hướng về một mục đích". Đúng vậy, anh có giả vờ, giả dối gì đâu! Yêu
em bằng cả tấm lòng như dòng sông quê kia chất phác, mộc mạc, chân thành. Và
anh cũng hiểu được tình cảm của trái tim em, của con tim em như thế, nên anh
chẳng tiếc gì ngay cả bản thân, và sẵn sàng trao hết những gì quí giá nhất đời
anh, của anh cho em khi em cần: "Chẳng lẽ anh giả vờ đau nhói. Giả vờ buồn và nhung nhớ cuồng
điên. Vì anh hiểu con tim em da diết. Điều em cần anh có để trao em".
Trong đoạn kết của "Bài thơ cầu hôn", anh thật thà tâm sự: Những vần thơ không mong gì sẽ thay cơm áo,
gạo tiền hằng ngày, bởi những vần thơ ai có mua đâu?. Từ xưa đến nay, riêng chỉ
có Hàn Mặc Tử rêu rao, thở than: "Ai mua trăng tôi bán trăng cho...". Thật cả gan rao bán một vầng trăng của đất
trời, lại càng có người không dám mua. Lại nữa, Truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Vầng trăng ai xẻ làm
đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường...".
Toàn là những chuyện kinh thiên
động địa chẳng liên quan, chẳng đếm xĩa gì đến chuyện bạc tiền. Rốt cuộc những
vẫn thơ đạm bạc cũng chẳng làm nên một cắt nào, một đồng bạc nào; để rồi sự khó
khăn trong đời sống vật chất thường ngày vẫn chất chồng, nặng nợ thế gian; tiền
bạc vẫn thiếu trước hụt sau bao lần. Tuy như thế, nhưng mà vui, mà sống được
với đời nhờ những vần thơ chính của mình an an, ủi ủi. Một nhà thơ nào đó từng
nói: "Tôi sống được với đời là nhờ những vần
thơ và nhạc Trịnh".
Có phải vậy không? Nào ai mà biết được.
Nhưng điều quan trọng hơn là không nỡ đem đi chôn thơ của mình vì sự sống còn
trên thế gian, khi ấy chắc chắn sẽ không còn gì để nói; và lúc đó tưởng chừng
như anh sẽ mất anh và vĩnh viễn chẳng còn em đâu trên cõi đời này. Nói như vậy
để thấy một giá trị vô song của những vần thơ: "Anh không mong thơ sẽ thay cơm áo. Của đời
thường thiếu trước hụt sau. Nhưng nếu phải chôn thơ đi để sống. Anh sẽ mất
anh...và vĩnh viễn mất em".
"Bài thơ cầu hôn" thật trọn vẹn cả lời lẫn ý, thật hay tự đáy lòng
người: Nghệ sĩ Trần Chí Dũng, nó đong đầy nghĩa lý của một tình cảm chân thực
còn ấp ủ, còn đọng lại trong lòng nhà thơ. Tuy chỉ với những vần thơ đạm bạc, nhưng anh vẫn luôn sẵn sàng đi cầu hôn người mình yêu, người
mình quí; cần gì phải lụa là kim cương, bạc vàng châu báu mới đánh đổi được yêu
thương.
"Bài thơ cầu hôn" sẽ nói thay cho chiếc vòng hay vòng tay nào đó đi cầu hôn thế
thôi!.
Triều Châu
Đôi điều suy ngẫm về “Hạt bụi”
Tình cờ tôi quen biết nhà thơ Vương Chi Lan tại quán cà phê Phong Lan đường Đồng Xoài số 42/11, phường 13, quận Tân Bình - TP. HCM trong một ngày nắng đẹp Quốc tế Thiếu nhi 01/6/2014. Chị tặng cho chúng tôi tập thơ “Rót nhớ vào đêm” do nhà xuất bản Hội nhà văn in và phát hành tháng 4/2013, chưa đủ chị còn đọc và chép lại bài thơ mà chị tâm đắc nhất: “Hạt bụi”. Thế rồi, tôi đọc đi đọc lại bài thơ chị viết này nhiều lần để tìm kiếm tiết điệu của bài thơ, may đâu sẽ viết nhạc được.
Tôi bắt đầu viết nhạc bài thơ “Hạt bụi” khi về lại Cam Ranh
ngày 6/6/2014. Bài thơ được viết với nhịp 2/4, giọng La thứ buồn chậm. Khi bắt đầu viết tôi nhớ lại ca khúc “Cát bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để khởi đầu lấy đà cho bài nhạc: “Hạt bụi nào hóa
kiếp thân
tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi...”.
Bài thơ của Vương Chi Lan gồm 5 khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 5 chữ khá đều đặn. Điệp ngữ: “ Ta bắt được...” được chị lặp đi lặp lại tới bốn lần ở khổ 1 và 2. “Ta bắt được...” nào là Giọt sương- Làn gió-
Hạt bụi- Sợi nắng. Nhưng Giọt sương long lanh trong mí mắt; Làn gió thoảng một chút gì thơ ngây; Hạt bụi ngủ thật say; Sợi nắng cho mỗi ngày. Thật là những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên: Nắng, sương, gió, bụi mịt mùng hằng ngày trong đời sống mỗi chúng ta.
Một giọt sương còn đọng lại trên lá cành cây buổi sớm mai. Một làn gió thơ ngây hôn lên má ai: “Ta bắt được giọt sương. Long lanh mí mắt này. Ta bắt được làn gió. Có chút gì thơ ngây”. Một hạt bụi trong muôn nghìn hạt bụi
của đất trời đang ngủ thật say trong mộng mị. Một sợi nắng chiếu qua cành cây
ngọn cỏ làm tốt tươi cho sự sống trên trái đất và thiết yếu cho đời sống muôn
loài. Thế là chị lại tiếp tục thổn thức về Hạt bụi, về Sợi nắng
trong bốn câu tiếp:
“Ta bắt được hạt hụi. Hạt bụi ngủ thật say. Ta bắt được sợi nắng. Sợi nắng cho mỗi ngày”.
Sự ví von đến dễ thương, mang đậm nét tình cảm giữa hai con người khác phái: Anh và em. Để rồi anh sẽ là hạt bụi, mà em cũng là hạt bụi không hơn không kém. Chúng ta sinh ra
từ hạt bụi, rồi một ngày nào đó cũng trở về với cát bụi muôn trùng biển khơi thế thôi. Gió và mây như một cặp song sinh. Gió sẽ đẩy những làn mây đi về một phương trời vô định nào; mây nhờ gió mà trôi bàng bạc về một nơi xa xăm. Mây và gió khắng khít với nhau không rời nhau nửa bước, như em và anh trong cuộc đời này. Hạt bụi đã có từ ngàn xa xưa, từ thủa khai thiên lập địa, nhưng hạt bụi của một chiều mưa bay nó hay hay làm sao ấy! Ai mà thấu hiểu, biết được: “Hạt bụi anh trong
gió. Hạt bụi em trong mây. Hạt bụi như đã có. Hạt bụi chiều mưa bay.”
Hạt bụi cũng từ tứ đại mà hợp thành: đất, nước, lửa, gió. Nhưng may thay hạt bụi hợp lại sẽ in bóng hình cỏ hoa, in bóng hình anh, em và bóng hình của chúng ta tồn tại trên mặt đât. Một sáng mai sương sớm nhạt nhòa hình bóng ai trong ký ức vẫn chưa phai mờ theo năm tháng dần trôi: “Hạt bụi nào hợp lại. In bóng hình cỏ hoa. Hạt bụi trong tứ đại. Một sớm sương nhạt nhòa”.
Nhân khi đọc bài "Hạt bụi" của nhà thơ Vương Chi Lan mà quên mất, không hề nhớ về "Cát bụi" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là điều thiếu sót lắm vậy. Thôi thì ta hãy tản mạn một chút xem sao. Trong "Hạt bụi", Trịnh Công Sơn đã từng ưu tư, khắc khoải về thân phận con người mỏng manh trên trái đất, trong cõi trần ai đầy đau thương này; và có khi ông tự hỏi lòng mình:
Ta sinh ra từ đâu?; Ta là
ai?; Ta từ đâu đến?; Rồi sẽ trôi dạt về nơi đâu, chốn phương nào?. Thật khó hiểu và cũng lắm điều rối rắm: “Hạt bụi nào hóa
kiếp thân
tôi?”. Ông nhận ra thân phận con người cũng đến từ bụi đất, mang kiếp sống mong manh ngắn ngủi như kiếp phù du sớm nở tối tàn. Hạt bụi nhỏ bé trong vũ trụ bao la, bất lực trước định luật tự nhiên của tạo hoá, bị lôi cuốn theo con tạo xoay vần của cuộc sống. Sau khi “Một mai vươn hình hài
lớn dậy” để sống kiếp cát bụi phù du tạm bợ, dù muốn hay không, chấp nhận hay chống đối, hạt bụi lại rũ áo ra đi về với thân phận bụi đất của mình. “Để một mai tôi
về làm cát bụi”. Thế là hết, là xong một kiếp người; cũng như bài thơ "Hạt bụi" mà tôi dẫn nhập bài nhạc với những dòng chữ còn nguyên lời “Cát bụi” của nhạc sĩ Trịnh công Sơn.
Vẫn biết bụi đất một mai sẽ trở về với cát bụi. Vẫn biết nơi đến, chốn về như nhau: Tất cả chỉ là phù du, vô nghĩa mà thôi.
Nhưng trong
lòng người nhạc sĩ vĩ đại họ Trịnh vẫn thổn thức: “Từ vực sâu nghe
lời mời đã dậy” đang mong chờ một điều gì đó thâm sâu hơn, cao qúi hơn những gì tầm thường trong đời sống hằng ngày, đang cuốn hút hạt bụi xoay vòng trong cơn lốc đảo điên.
Hình như đôi tai, tâm hồn Trịnh Công Sơn đã nghe được những lời mời gọi thiêng liêng của núi sông nào đó. Thì ra mới biết cát bụi mệt nhoài sau những chuỗi ngày “Mặt trời soi một kiếp rong chơi”, sau những tháng năm nhạt nhòa hòa
mình vào những âm thanh
cuộc sống: “Tiếng động gõ nhịp không nguôi” của cuộc đời, và rồi để mai sau một kiếp người: “Bao nhiêu năm làm kiếp con người”. Đến một ngày kia,
ông bỗng chợt nhận ra thiếu vắng một cái gì đó trong cuộc sống. Hạt bụi nhỏ bé như pha lê được mặt trời soi sáng để rồi trái tim khát khao tin yêu
thổn thức theo dòng thời gian, theo dòng đời nổi trôi.
Cuộc sống dần trôi, với bao đắng cay chất đầy lên đôi vai yếu gầy, mà ý nghĩa cuộc đời vẫn biệt tăm, họ Trịnh lại buông lơi một tiếng thở dài chán chường cùng trời đất: “Ôi cát bụi mệt nhoài!”. Tiếp tục cuộc hành trình vô định của con người, sắp đến đích mà không biết nơi đến là đâu với một lời chua chát xuôi tay tuyệt vọng: “Ôi cát bụi phận này!”
Con người, chỉ khi “Chợt một chiều tóc trắng như vôi” mới giật mình nhìn
lại mình, vội vàng đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Khi nhìn “Lá úa trên cao rụng đầy” với “Cụm rừng nào lá xác xơ cây” lòng người mới chùng xuống, băn khoăn lòng hỏi lòng, chiếc lá vàng kia đi về đâu? Thân phận con người có gì hơn một chiếc lá vàng rơi, một hạt bụi này không? “Trăm năm vào chết một ngày”, đời người ky cóp, một ngày xuôi tay!.
Tôi đã sa đà với ca khúc "Cát bụi" của Trịnh Công Sơn, âu cũng là điều dễ hiểu không đáng trách, bởi vì suốt cả đời tôi vẫn mãi mê những dòng nhạc họ Trịnh, cũng như ông thường nói: "Yêu lắm cuộc đời này..."
Nay lại trở về với chính "Hạt bụi" của Vương Chi Lan.
Tấm thân hình hài nhỏ bé của ta cũng từ hạt bụi mà ra, cũng là tấm thân tứ đại của đất trời. Con người sinh ra, lớn lên dong ruỗi theo tháng ngày với cuộc đời, cuộc sống bao bề bộn lo toan. Để đến một ngày mai kia chân yếu gối mềm rồi cũng sẽ trở về cát bụi, trở về với nguyên thủy ban đầu ”Hạt bụi”. Nhưng con người hơn hẵn những sinh vật khác là có lý trí, có trí
khôn, luôn ước vọng vươn lên, thậm chí là tham vọng với ngàn mắt, ngàn tay để trông mong, để nhìn ngắm cảnh đời, để làm đổi thay tất cả từ những quyền phép, những ước vọng xa xôi...: “Ta cũng từ hạt bụi. Dong ruỗi suốt tháng ngày. Ôi ước gì ta có. Ngàn mắt với ngàn tay”.
Bài thơ tuy ngắn, nhưng đong đầy ý nghĩa của một kiếp nhân sinh. Thi nhân cũng đã
nói lên những tâm tư, tình cảm của chính mình, chị bộc bạch hết những ước ao, những khát vọng vươn lên ngay từ bản thân, và có chăng của mỗi một con người, để rồi sẽ đi xa hơn, vươn cao hơn tầm cao của cuộc sống thường ngày, không chỉ dừng lại ở chuyện cơm áo gạo tiền nơi chốn trần gian này.
Triều Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét