Phố núi Pleiku và những tâm hồn nghệ sĩ
Còn một chút gì để nhớ
Nhạc nền Guitar Vô Thường
Còn một chút gì để nhớ
Nhạc nền Guitar Vô Thường
Không biết chính xác là từ
bao giờ, có thể là từ khi ca khúc Còn một chút gì để nhớ (xin được nói sau) ra
đời, nói đến Phố núi là người ta biết đó là Pleiku- một thành phố nơi cao
nguyên đất đỏ với đồi dốc “đi xuống, đi lên”, có cây xanh và sương mù lãng đãng.
Thế nhưng không phải ai cũng biết nơi đây đã từng in bao dấu chân của nhiều tâm
hồn lãng tử và tao nhân mặc khách. Do sự hạn chế về nhiều mặt nên còn nhiều văn
nghệ sĩ chưa được nói đến ở đây, rất mong được thứ lỗi.
Người mà tôi muốn nói đến đầu
tiên đó là nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Ông tên thật là Lê Minh Lộc, còn có tên là
Lê văn Lộc, là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc tại Sài gòn, miền Nam
Việt Nam trước 75. Từ Đà lạt lên Pleiku dạy học (trong kí ức của những người
Pleiku năm cũ vẫn còn nhiều người nhớ tên thầy Lộc), năm 1960 ông viết bản nhạc
đầu tay “Buồn đến bao giờ” tại đây. Có lẽ vì sống xa nhà nơi phố nhỏ
buồn hiu trong những ngày mưa kéo dài đã tạo cảm hứng cho nhạc phẩm này chăng .
“Trời mưa mãi mưa hoài, thần
tiên giấc mơ dài, vào cuộc đời sỏi đá biết mình si mê. Buồn ơi đến bao giờ, còn
thương đến bao giờ…vòng tay đã buông rồi, chán chường in trên nét môi…”.
Trong nỗi buồn không biết đến
bao giờ ấy, ta bắt gặp một nỗi khát khao được yêu và được sống đến “si mê” dưới
lớp vỏ có vẻ “chán chường” của người nghệ sĩ.
Sau ông về lại Đà Lạt và Sài
gòn cùng với người bạn tình- nổi tiếng là một đôi tình nhân song ca (với nghệ
danh Lê Uyên và Phương). Dòng nhạc Lê Uyên Phương không đi sâu vào triết lí hay
thân phận của con người, không dính dáng tới thời cuộc mà chỉ đơn giản ông là một
nhạc sĩ của tình yêu với những tình khúc lãng mạn, nồng nàn, đam mê và đầy ám ảnh,
trở thành thần tượng của giới trẻ thời bấy giờ. Ngoài nhạc phẩm đầu tay viết tại
Pleiku mà ca từ và giai điệu rất tiêu biểu cho dòng nhạc của ông, còn có những
ca khúc nổi tiếng khác như: Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Tình
khúc cho em, Vũng lầy của chúng ta…
Sống cùng thời với Lê Uyên
Phương ở Pleiku còn có thầy giáo- nhà thơ Kim Tuấn. Ông tên thật là Vĩnh Khuê,
thuộc dòng dõi hoàng tộc ở Huế lên Pleiku dạy học và làm thông dịch viên vào đầu
thập niên 1960. Có lẽ trong những thành phố đã từng in dấu chân Kim Tuấn thì
Pleiku là nơi ông đã nặng lòng nhiều nhất với những bài thơ mang dấu ấn sâu đậm
của một thời tuổi trẻ ở vùng đất này, với thân phận con người và tình yêu trong
thời chiến mà Pleiku luôn là một điểm nóng:
… Buổi chiều ở Pleiku những
cây thông già đứng lên cùng bụi mù
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn phút nào để nói yêu em
… Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em?
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu…
(Buổi chiều ở Pleiku- 1960)
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn phút nào để nói yêu em
… Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em?
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu…
(Buổi chiều ở Pleiku- 1960)
Là một người tuổi trẻ mà phải
theo gia đình lên sống ở nơi phố nhỏ buồn hiu hắt nên vào buổi chiều, nhà thơ thường
thơ thẩn đi dạo dưới rừng thông xanh, để nghe nỗi cô đơn âm thầm theo từng bước
chân mình, để nghe nhạc thông vi vu và ngắm “hoa vông rừng” nhẹ bay như tuyết
trắng xóa. “Hoa vông rừng” trong thơ Kim Tuấn có lẽ đó là trái cây hoa gạo (còn
gọi là hoa pơlang) khi chín nứt bung ra bay nhẹ nhàng trong không gian như bông
tuyết, một hình ảnh gợi cảm trong bài thơ Kỉ niệm mà sau đó được nhạc
sĩ Y Vân phổ thành nhạc phẩm Những bước chân âm thầm sống mãi trong
lòng người yêu nhạc. Xin trích một số đoạn trong bài thơ:
Từng bước, từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Hai đứa nhiều nuối tiếc
Sương mù giăng mấy đồi
Tay đan đầy kỉ niệm
Mưa giữa mùa tháng năm
Dật dờ cơn gió thổi
Một tháng không trăng rằm
Mây núi ôm trời thấp
Giá rét về căm căm
Cao nguyên mù đất đỏ
Từng bước từng bước thầm…
(1960)
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Hai đứa nhiều nuối tiếc
Sương mù giăng mấy đồi
Tay đan đầy kỉ niệm
Mưa giữa mùa tháng năm
Dật dờ cơn gió thổi
Một tháng không trăng rằm
Mây núi ôm trời thấp
Giá rét về căm căm
Cao nguyên mù đất đỏ
Từng bước từng bước thầm…
(1960)
Bài thơ “Nụ hoa vàng ngày
xuân” cũng ra đời trong thời điểm này nhưng phải đến khi ông về Sài Gòn mới được
nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc có tên là “Anh cho em mùa xuân”- là một trong những
bản nhạc xuân nổi tiếng.
Ngoài ra, còn nhiều người thầy
khác cũng đã để lại cho Pleiku và các thế hệ học trò những sáng tác mang dấu ấn
của một thời. Trong số đó, phải nói đến thầy giáo dạy nhạc- nhạc sĩ Hoàng Châu,
bạn tâm giao với nhà thơ Kim Tuấn. Người nhạc sĩ của Phố núi năm xưa có đến hơn
400 ca khúc, trong đó có nhiều bản ông phổ thơ Kim Tuấn, Vũ Hoàng, Cao Thoại
Châu…nhưng tiếc là chưa được xuất bản. Có lẽ ông thiếu cơ duyên để đến với công
chúng như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Ông lại nổi tiếng với tiết mục vừa thổi sáo
bằng mũi vừa hút hai điếu thuốc mà báo chí đã đưa tin.
Và đây là nỗi niềm của thầy
giáo- nhà thơ Cao Thoại Châu khi chia biệt một cô bạn gái ở Pleiku trong bài
thơ Để nhớ lúc Trâm xa, ghi lại một kỉ niệm đáng nhớ trong đời thầy:
Chiều nay tôi vừa tiễn một
người
Có điều gì mất đi trong tôi
Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi
Có điều gì mất đi trong tôi
Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi
Hay cái nhìn đầy lạ lẫm về một
Pleiku xưa khi thầy lạc bước đến đây
Phi trường đứng co ro như
cái ghế
Cho ta ra nhìn xuống đồng bằng
Đêm nghe gió tưởng mình là lính thú
Dù ta không mặc áo trận bao giờ
Cho ta ra nhìn xuống đồng bằng
Đêm nghe gió tưởng mình là lính thú
Dù ta không mặc áo trận bao giờ
Thầy giáo-nhà thơ Lê Nhược
Thủy lại cảm nhận Pleiku một cách gần gũi và lãng mạn:
…Thị xã nhỏ ngỡ bàn tay em,
quyến luyến
Mỗi bước chân bậc đá gập ghềnh
Gió mùa khô xoáy tròn bụi đỏ
May mà tôi nhận ra em.
Pleiku như choàng áo ấm về đêm
Con đường nào cũng là công viên hò hẹn
Chỉ lạnh mỗi lần em không đến
Dù vòm thông che kín gió trời
(Pleiku thân yêu)
Mỗi bước chân bậc đá gập ghềnh
Gió mùa khô xoáy tròn bụi đỏ
May mà tôi nhận ra em.
Pleiku như choàng áo ấm về đêm
Con đường nào cũng là công viên hò hẹn
Chỉ lạnh mỗi lần em không đến
Dù vòm thông che kín gió trời
(Pleiku thân yêu)
Bên cạnh tiếng đàn tơ-rưng
trong như tiếng suối còn có những đêm hội cồng chiêng âm vang cả núi rừng mà một
người yêu văn nghệ như thầy đâu dễ bỏ qua
Dài theo con suối dòng sông
Bay theo ngọn gió phiêu bồng thảo nguyên
Lượn theo đôi cánh tay mềm
Vòng xoan em nhảy lửa đêm bập bùng
Lan xa xa mãi ngàn trùng
Lại về với cõi vô cùng trong ta
Pleiku ơi, nhớ thiết tha
Cồng chiêng vang vọng ngỡ là bên em
(Đi giữa tiếng chiêng cồng)
Bay theo ngọn gió phiêu bồng thảo nguyên
Lượn theo đôi cánh tay mềm
Vòng xoan em nhảy lửa đêm bập bùng
Lan xa xa mãi ngàn trùng
Lại về với cõi vô cùng trong ta
Pleiku ơi, nhớ thiết tha
Cồng chiêng vang vọng ngỡ là bên em
(Đi giữa tiếng chiêng cồng)
Dù đang sống và làm việc ở
Sài Gòn từ lâu, thầy vẫn luôn quay về theo nỗi nhớ ấy.
Vừa qua, Festival Cồng
Chiêng Quốc tế lần thứ nhất được tổ chức năm 2009 tại thành phố Pleiku gồm nhiều
đoàn cồng chiêng trong nước và những nước có cồng chiêng trong khu vực đã góp
phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng giàu bản sắc của Tây nguyên, và cũng để nuôi
dưỡng những loại hình văn nghệ khác.
Sống cùng thời với các văn
nghệ sĩ nói trên nhưng thuộc thế hệ học trò còn có nhà thơ Đào Hữu Thức, quê
anh ở Tuy Phước- Bình Định, có một thời trung học đầy ắp kỉ niệm với mảnh đất “
nắng bụi mưa bùn” được thể hiện thật giản dị mà trữ tình, trong sáng qua tập
thơ “Pleiku nhỏ” của anh:
Pleiku nhỏ- là ngày ta vừa lớn
Thời đất trời bát ngát, mênh mông
Ta dân ruộng: nước lu, chân đất
Pleiku quê- mình còn quê hơn
(Pleiku nhỏ)
Pleiku có thời là của chúng ta
Của ta và em cùng bạn bè mới lớn
Em hãy nhớ nếu có ngày ta vắng
Pleiku còn có chút tình nhau
(Nếu ta vắng)
Thời đất trời bát ngát, mênh mông
Ta dân ruộng: nước lu, chân đất
Pleiku quê- mình còn quê hơn
(Pleiku nhỏ)
Pleiku có thời là của chúng ta
Của ta và em cùng bạn bè mới lớn
Em hãy nhớ nếu có ngày ta vắng
Pleiku còn có chút tình nhau
(Nếu ta vắng)
Sau này về sống và sáng tác ở
Đà Lạt, anh luôn nhớ về Pleiku trong sự tương đồng gần gũi
Chẳng nơi nào như Pleiku
Đã mưa là cả tuần không dứt
Đã lạnh chẳng khác gì Đà Lạt
Lạnh cho con gái môi hồng
Đã mưa là cả tuần không dứt
Đã lạnh chẳng khác gì Đà Lạt
Lạnh cho con gái môi hồng
nhưng làm sao quên được
Pleiku vì ở đó đã gặp được “em”:
Mưa nắng Pleiku rất lạ đã
đành
Em cũng vậy, cứ nửa Kinh nửa Thượng
Có mộc mạc lẫn trong lịch lãm
Cái vô tư phảng phất dịu dàng
(Pleiku thương)
Em cũng vậy, cứ nửa Kinh nửa Thượng
Có mộc mạc lẫn trong lịch lãm
Cái vô tư phảng phất dịu dàng
(Pleiku thương)
Bùi Ngọc Thành lại yêu những
gì rất riêng của Phố núi đã níu giữ chân anh đến trọn cuộc đời
Ta cứ ngỡ đêm khởi đầu lễ hội
Hồn rộn ràng, choáng ngợp tiếng đàn T’rưng
Mai phố thị ta về - em ở lại
Biển Hồ xanh một đoá ngọc lưu ly
Nghiêng ché rượu uống trăng vàng sóng sánh
Nhịp cồng chiêng níu lại bước chân đi
(Biển Hồ dạ khúc)
Hồn rộn ràng, choáng ngợp tiếng đàn T’rưng
Mai phố thị ta về - em ở lại
Biển Hồ xanh một đoá ngọc lưu ly
Nghiêng ché rượu uống trăng vàng sóng sánh
Nhịp cồng chiêng níu lại bước chân đi
(Biển Hồ dạ khúc)
Rượu và bạn sẽ làm ấm lòng
nhau trong cái giá lạnh của cao nguyên và… dường như cả đất trời cũng vào cuộc
Trời đã lạnh cắc cớ gì không
nhậu
Mây đỉnh trời nhúng xuống đáy truông sâu
Hoa chín đỏ bên suối rừng tê tái
Cắc cớ chi không ngất ngưởng bên cầu?
(Cuối năm ngồi nhậu)
Mây đỉnh trời nhúng xuống đáy truông sâu
Hoa chín đỏ bên suối rừng tê tái
Cắc cớ chi không ngất ngưởng bên cầu?
(Cuối năm ngồi nhậu)
Hoàng Trần (bút danh của Trần
Hoàng) cũng là một thi sĩ học trò từ những năm còn học trung học ở Pleiku, một
cây bút sôi nổi trong báo chí học đường- có lẽ đang bước vào tuổi chớm yêu với
những vần thơ nhuốm màu hư ảo:
Thắp nến cho hồng đêm hóa
thân
Gọi ai sầu rụng biết bao lần
Em chưa về đến nên đời quạnh
Lá cỏ khô vàng đau bước chân
....Chuông dứt đêm tàn ta chợt tỉnh
Tiếng hát còn nghe tận chốn nào
Tình yêu sương liễu – Ta buồn quá
Chụp ánh triều dương ngã té nhào
(Bài gởi một loài liễu sương- 1972)
Gọi ai sầu rụng biết bao lần
Em chưa về đến nên đời quạnh
Lá cỏ khô vàng đau bước chân
....Chuông dứt đêm tàn ta chợt tỉnh
Tiếng hát còn nghe tận chốn nào
Tình yêu sương liễu – Ta buồn quá
Chụp ánh triều dương ngã té nhào
(Bài gởi một loài liễu sương- 1972)
Sau 75, Hoàng Trần từ biệt
Phố núi, từ năm 1979 đến nay là giảng viên Ngôn ngữ học và Logic học trường
ĐHSP thành phố HCM, tiếp tục làm văn nghệ ở đó nhưng Pleiku vẫn luôn là “một
cõi đi về” của anh với nỗi niềm hoài cảm không nguôi về người xưa chốn cũ
Phố trong sương và em cũng
trong sương
Sương và phố quyện vào em lãng đãng
Cả thành phố bềnh bồng trong biển trắng
Chỉ cây thông là mãi dáng phong trần
(Sương phố- 1994)
Sương và phố quyện vào em lãng đãng
Cả thành phố bềnh bồng trong biển trắng
Chỉ cây thông là mãi dáng phong trần
(Sương phố- 1994)
Đúng vậy, chỉ những cây thông
già còn sót lại là nhân chứng của bao cuộc đổi dời làm chạnh lòng cho những ai
vốn nặng lòng với Phố núi- dù đang sống nơi góc biển chân trời nào.
Khung cảnh hoang sơ mà gợi cảm
của Pleiku xưa đã nẩy nở những tâm hồn nghệ sĩ. Cuộc sống còn đưa đẩy nhiều
khuôn mặt văn nghệ khác đến với Pleiku, chuyên và không chuyên. Chuyên nghiệp
như nhà văn Mai Thảo với Ôm đàn đến giữa đời, viết về Pleiku và quán cà
phê với cái nhìn của người lính ở chế độ cũ. Nói đến Pleiku còn phải nói đến
thân phận những kẻ làm trai mà không phải lúc nào, bất cứ ai cũng có thể tự chọn
được cho mình là phải đứng về phía bên này hay bên kia chiến tuyến, khi mà cả
hai phía đều cùng một nỗi đau của người Việt da vàng. Cuộc chiến đã đưa họ đến
từ nhiều vùng miền khác nhau, cũng tứ xứ như cư dân ở đây. Họ đã phải từ bỏ con
đường học vấn, những ước mơ của tuổi trẻ, xa gia đình vợ con hay người yêu
(cũng có nhiều người mang người thân đi theo) để dấn thân đến một vùng địa đầu
biên ải, một nơi xứ lạ quê người để rồi “tức cảnh sinh tình” mà ra thơ
Phố núi kia ơi, phố có con
đường
Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
Không có bạn làm sao tôi uống rượu
Tôi làm sao sống nổi một ngày đây?
Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
Không có bạn làm sao tôi uống rượu
Tôi làm sao sống nổi một ngày đây?
Không có bạn, không gặp được
một bóng hồng để tâm sự, sẻ chia , thế là lại rơi vào tâm trạng u uất, bi
quan-đó cũng là tâm trạng của nhiều người trẻ thời bấy giờ
Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ
Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang
(Nguyễn Bắc Sơn)
Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang
(Nguyễn Bắc Sơn)
Cũng có khi giọng điệu lại
giống với thi nhân hơn là một chinh nhân
Ừ mai tao lên Pleiku
Đêm căm hơi đá, ngày mù núi xanh
…Ừ mai thương bóng trăng trôi
Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh
(Nguyễn Mạnh Trinh)
Đêm căm hơi đá, ngày mù núi xanh
…Ừ mai thương bóng trăng trôi
Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh
(Nguyễn Mạnh Trinh)
“Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng,
tưởng rằng mình như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng
nghênh ngang kiểu” Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân
hồi”…có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi (lời Nguyễn Mạnh
Trinh)
Trong kí ức của những người
Pleiku năm cũ như chúng tôi, Pleiku là “thành phố lính”, là nơi trấn đóng của bộ
chỉ huy Quân Đoàn II, nơi của những bước chân lãng tử. Nhưng phải đợi đến năm
1970, khi Vũ Hữu Định đặt chân đến, bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” ra đời và
được Phạm Duy phổ nhạc mới chắp cánh cho cả thơ lẫn nhạc đưa Phố núi Pleiku bay
tới mọi miền. Như vậychính “Vũ Hữu Định là người đã đội vương miện cho thành phố
Pleiku” (chữ của Du Tử Lê, dĩ nhiên ông không phủ nhận tài phổ nhạc của Phạm
Duy). Bài thơ phổ nhạc được giữ nguyên cả ý và lời, điều ít khi xảy ra khi phổ
nhạc.
Phố núi cao phố núi đầy
sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên, đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên tóc em ướt, và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong
Phố núi cao, phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ, để quên
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên, đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên tóc em ướt, và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong
Phố núi cao, phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ, để quên
Vâng- “một chút gì” mà nhà
thơ ghi lại trên bước đường lãng du mãi mãi đi vào cõi nhớ của bao người
Nói đến Pleiku còn phải nói
đến kí ức về một cuộc di tản kinh hoàng vào tháng 3 năm 75 mà chỉ những ai
trong cuộc mới hiểu hết được:
Cầm bút viết đồi hoa quỳ
vàng
Tháng ba xuống, khu rừng. Bóng quạ
Rung những nhánh cây màu tàn lửa
Tiếng thét hư không.Chiều rượt qua ngàn
(Nguyễn Xuân Thiệp)
Tháng ba xuống, khu rừng. Bóng quạ
Rung những nhánh cây màu tàn lửa
Tiếng thét hư không.Chiều rượt qua ngàn
(Nguyễn Xuân Thiệp)
Quá khứ đã khép lại, chắc ai
cũng hiểu nỗi đau và những hệ lụy của chiến tranh để không bao giờ muốn tái diễn
một cuộc chiến tương tự. Vì cuộc sống không thể đứng yên nên Pleiku xưa đã lùi
vào quá khứ và không ngừng phát triển. Lòng hoài cổ làm người ta mãi nhớ về một
Pleiku hoang sơ như buổi ban đầu
…Pleiku bây giờ phố xá thênh
thang
Sao anh vẫn nhớ những con đường ngày xưa.
Rất nhỏ.
Những con đường ngày xưa mịt mờ bụi đỏ
Bướm vàng bay che khuất cả trời chiều…
(Hoài niệm, phố Pleiku và mùa xuân- Nguyễn Công Tân)
Sao anh vẫn nhớ những con đường ngày xưa.
Rất nhỏ.
Những con đường ngày xưa mịt mờ bụi đỏ
Bướm vàng bay che khuất cả trời chiều…
(Hoài niệm, phố Pleiku và mùa xuân- Nguyễn Công Tân)
Thế hệ trẻ ra đời sau 75 khi
đi xa vẫn hướng về Phố núi với tâm trạng thanh thản hơn nhưng cũng thiết tha
không kém
Nơi ấy quê mình không có bãi
phù sa
Không có dòng sông uốn quanh giữa đôi bờ cổ tích
Nhưng nơi ấy quê mình có Biển Hồ xanh màu ngọc bích
Nơi bắt đầu những tình yêu
(Nơi ấy quê mình - Hồ Thiên Sơn)
Không có dòng sông uốn quanh giữa đôi bờ cổ tích
Nhưng nơi ấy quê mình có Biển Hồ xanh màu ngọc bích
Nơi bắt đầu những tình yêu
(Nơi ấy quê mình - Hồ Thiên Sơn)
và tình yêu về một loài hoa
hoang dã vẫn thủy chung như tự bao giờ
Dã quỳ vàng thắm
Cuống quýt gió rông
Má em chợt hồng
Làm mây say đắm
(Lê Bích)
Cuống quýt gió rông
Má em chợt hồng
Làm mây say đắm
(Lê Bích)
Nhạc sĩ Nguyễn Cường (một
người Hà Nội có nhiều duyên nợ với Tây nguyên) một lần nữa đã vinh danh Phố
núi với ca khúc “Đôi mắt Pleiku” bằng một giai điệu sôi nổi, nồng nàn và
phóng khoáng, đã làm cho người Pleiku càng thêm yêu thành phố trẻ mới hơn 80
năm tuổi
Em đẹp thế Pleiku ơi. Trái
tim tôi muốn vỡ tan rồi
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Đôi mắt Pleiku- Biển Hồ đầy
Có hàng thông xanh trong đôi mắt em
Có dòng Sê San trong đôi mắt em
Có hương rượu cần say men, say men
Có ngọn lủa nào đang nhen, chơi vơi…
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Đôi mắt Pleiku- Biển Hồ đầy
Có hàng thông xanh trong đôi mắt em
Có dòng Sê San trong đôi mắt em
Có hương rượu cần say men, say men
Có ngọn lủa nào đang nhen, chơi vơi…
Xin cảm ơn tất cả những văn
nghệ sĩ đã làm nên một Phố núi Pleiku trong lòng người. Người dân ở đây vốn là
“dân góp” nên rất cởi mở, dễ hòa đồng, luôn mời gọi đến với vùng đất mới giàu bản
sắc văn hóa và tiềm năng này.
Tháng 11/2012
Nguyễn Đoan Tuyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét