6 bài thơ của Văn Nhiên phổ nhạc
Nghĩ suy
về “Một thoáng Nha Trang”
của nhà thơ Văn Nhiên
Tôi quen biết với căp vợ chồng nhà thơ Văn Nhiên- Minh Hiếu ở
Hòa Đồng- Tuy Hòa- Phú Yên qua lời giới thiệu của nhà thơ Hạnh Dung. Âu cũng là
một “cái duyên“ trong đời người.
Quê hương anh ở tận miền quê xa
xôi Tuy Hòa, nhưng vẫn cảm nhận khi một lần nào đó anh đến thăm Nha Trang và
rồi yêu lắm thành phố biển Nha Trang- Khánh Hòa, khoảng cách khá xa 120 km, nếu
tính đường QL 1. Anh yêu biển vì bãi biển ấy hiền hòa mà thân thương, yên lặng
mà không bao giờ có những con sóng dữ dằn cả những ngày giông tố, bão bùng. Và
có lẽ không chỉ yêu mến biển Nha Trang không thôi, mà ở đó chắc hẳn tồn tại một
bóng hồng nào ấy làm xao động lòng người, làm xôn xao trong tâm hồn anh, và
càng làm dậy sóng tình yêu, tạo nguồn xúc cảm trong nguồn thơ mộc mạc, chất
phác như tâm hồn anh, để rồi những dòng chữ kia tuôn trào nên “Một thoáng Nha Trang“.
Ai mà biết được điều đó, có chăng chỉ có nhà thơ Văn Nhiên mới biết và hiểu
được điều này.
Tản mạn một tí thôi nhé, nay lại trở về
chính với ”Một thoáng Nha Trang”
của nhà thơ Văn Nhiên.
Bãi biển đẹp nhất là lúc bình minh buổi sángvà cả buổi chiều
tà nữa. Mỗi một thời gian, một vẻ đẹp khác nhau như trong truyện Kiều “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười...” mà cụ Nguyễn Du mô tả sắc đẹp của nàng Kiều và Thúy Vân
vậy. Nhà thơ ước chi trên bãi biển lúc này chỉ còn lại mình ta với người ta
yêu, chỉ duy nhất đôi tình nhân bên bãi biển vắng người. Nhưng sự đời lại khác
đi, khó lắm mới vắng người trên biển, nên sự ước ao cũng chỉ là mơ mộng.Thế nên
trong tình yêu mộng tưởng bao giờ cũng đẹp. Một ánh vàng buổi chiều tà trên
biển chắc không thua kém một bình minh mặt trời đang ló dạng sớm mai. Khi màn
đêm buông xuống, trên bãi biển đông người hiện diện một cô hàng nước, mà cô này
dám cả gan ”Nghiêng trăng xuống”
khi vầng trăng đang lên từ biển của đêm đen. Một chén đời được rót khẽ vào tâm
hồn bằng những giọt lung linh của tình yêu dịu vợi: ”Ai bảo chiều nay biển
vắng người/ Nha Trang dịu vợi ánh vàng tươi/ Này cô hàng nước nghiêng trăng
xuống/ Rót khẽ hồn tôi một chén đời”. Thế rồi từng giọt rơi mềm mại đến nỗi
làm xót xa lòng ai. Trên dãi Ngân Hà của đêm trăng sao huyền dịu vẫn thấm đượm
chút hương thắm ái tình ngày nào. Trăng và thuyền, và hình ảnh ”Thuyền chở
trăng về kịp tối nay...” của Hàn Mặc Tử đã lấn vào thơ Văn Nhiên tự lúc
nào, thế rồi ngại ngùng muộn màng ân tình vì đã ”Lỡ chuyến” đò sang sông của
hương tình cũ: ”Từng giọt rơi mềm lên xót xa/ Dường như hương thắm dải Ngân
Hà/ Thuyền ơi hãy chờ trăng vào mộng/ Kẻo muộn ân tình lỡ chuyến qua”. Nàng đang đến cạnh tôi ư? hay đó chỉ là một giấc mơ màng
thôi, để rồi chỉ một mình một bóng bẽ bàng trong ảo tưởng. Giật mình mộng tưởng
chiếc bóng kia nghiêng chao bao mùa hẹn ước. Một góc trời tím đượm bóng hoàng
hôn hay lòng ai tím cả ruột gan khi người yêu chưa đến. Nào có ai hay, ai biết
được lòng ta: ”Có lẽ nàng đang đứng cạnh tôi/ Thầm hôn chiếc bóng bẽ bàng
trôi/ Giật mình chiếc bóng chao mùa hẹn/ Tím cả hoàng hôn một góc trời”. Phiên đến trên phố biển hay một phiên chợ cuối mùa đã
mãn?. Người ta đi đi, lại lại theo dòng người, hết lượt này đến lượt kháccó ai
ngăn cản được. Ngàn sắc hoa như điểm màu của sắc màu xanh của biển vẫn lung
linh hòa lẫn những ưu phiền của tâm tư ai đó. Một sự nhớ nhung, xao xuyến, đam
mê lẫn lộn vào lòng người như một thoáng Nha Trang chỉ là giấc mơ đời hư ảo: ”Phố biển bây giờ cũng mãn phiên/ Lung linh ngàn sắc lẫn ưu
phiền/ Đam mê gởi trọn vào nhung nhớ/ Một thoáng Nha Trang những hảo huyền”.
Có lẽ Nha Trang chỉ là một thoáng, bởi
xét cho cùng cũng chỉ là một thoáng qua trong mộng tưởng của người tình năm xưa
nào mà thôi. Bây giờ thì chẳng còn gì để nói vì Nha Trang xa cách nghìn trùng
biển khơi.
Triều
Châu
TP.
HCM 26/4/2014
Cách nay hơn một năm vào ngày 5/6/2013, trên tạp chí
Sông Ba Phú Yên đăng bài thơ “Nỗi nhớ” của anh
Văn Nhiên trong mục sáng tác văn học. Đến ngày 15/8/2013, tại thành
phố Cam Ranh- Khánh Hòa, tôi đã viết thành
ca khúc từ một bài thơ anh viết. Nay đúng một năm sáu ngày 11/6/2014, tôi đang ở môt nơi chốn xa
xôi, từ một thành phố ồn ào náo nhiệt mà nhớ về
bài thơ “Nỗi nhớ” từ một tấm lòng
của nhà thơ Văn Nhiên, thi nhân của núi Nhạn sông
Đà. Thành thử, tôi không thể không viết thành
những dòng tâm sự nơi đây thì khiếm nhã dường nào,
có thể coi như một nỗi nhớ để nhớ về bài thơ anh viết năm nào.
Thế là,
tôi mạo muội trích nguyên văn bài thơ gồm bốn khổ hẵn hòi, được viết theo
thể thơ lục bát, nhưng khổ thứ nhất chỉ vỏn vẹn có hai câu thôi như một lời đề nhập: Với hai câu đầu anh viết:
“Ai gieo giấc mộng nghê
thường
Oái oăm cơn lốc nhiễu nhương phận đời”
Vũ khúc nghê
thường là điệu múa mà các nàng tiên thường biểu diễn chốn cung đình. Tuy
nhiên đó còn là thứ trang phục nhiều màu sắc, khi múa sẽ hòa lẫn vào nhau trông rất đẹp. Nghê
thường vừa để chỉ cái đẹp, vừa để chỉ cảm giác lâng lâng như lạc vào chốn thần tiên.
Nghê thường là giấc mơ “phiêu linh” của một con người, nếu ngày
xưa đó là giấc mơ của Đường Minh Hoàng thì ở giờ đây, kẻ mơ đó không ai khác là thi nhân của chúng
ta.
Ai
gieo giấc mộng nghê thường đâu? mà chính tự lòng mình, chính tâm tư của mình
vấn vương hình ảnh giai nhân. Cơn lốc ái tình, hay trận bão
ái tình trong lòng nhà thơ sao mà oái oăm thế, sao mà nhiễu nhương thân
phận của đời người!.
Đó là hai
câu dạo đầu của bài thơ "Nỗi nhớ" cũng đủ ghi dấu ấn của một thời để yêu và một thời để nhớ nhung,
phiêu bạt. Mà giấc mộng thì có lẽ có bao giờ thực
đâu?.
Thế rồi, anh
viết tiếp bốn câu nữa:
“Vòng xoay
duyên kiếp một thời
Trăng nghiêng
nét ngọc đất trời đơm hoa
Trang đài một góc
kiêu sa
Nhặt câu
thánh thiện say ngà lối mơ”
Mỗi người chúng ta đều phải trải
quaòng xoáy của cuộc đời, nhiều khi mình lại tự hỏi lòng mình, con người sinh
ra rồi đi về đâu, đến đâu, ở đó bao lâu, rồi sẽ trôi dạt về bến bờ vô định nào?, nhưng
không thể không trải qua cái vòng lẩn quẩn của đất trời, của cuộc đời, cuộc sống, cứ trôi đi mà không cần biết trong
cơn lốc đó có ai bị thương không!?. Mỗi một chúng
ta đều phải đấu tranh cho chính mình trong cuộc sống đời thường.
Duyên kiếp,
duyên tiền định, một vòng xoay duyên kiếp nào ai có biết, nhưng những vòng
xoay thì vẫn cứ xoay đều theo dòng thời gian, đảm bảo qui
trình của đấng tạo hóa. Điều bình
thường như mọi ngày
thường xảy ra trong cuộc sống, đừng vì vết thương ai
đó mà chối bỏ tình yêu. Vì "khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có cánh
cửa khác mở ra". Thôi thì hãy "mở rộng lòng" với mọi người, điều đó sẽ làm cho cuộc sống ta
ngày càng đẹp, tốt tươi hơn lên. Một thời duyên kiếp xoay
vần để rồi trăng nghiêng nét ngọc, đất trời đơm hoa, Hoa và trăng là những biểu tượng của thiên
nhiên, của đất trời. Tình người, lòng người cũng hòa quyện theo như vầng
trăng nghiêng nét ngọc ngà.
Một sự thu hút của mọi ánh mắt nhìn khi giai nhân xuất hiện, một sở hữu dáng vóc đáng ngưỡng mộ và nụ cười ngọt ngào cuốn hút của người đẹp. Sự ngạc nhiên về vẻ đẹp kiêu sa của nàng
hoa hậu thời nay, hay của thơ Nguyên Sa: "Bàn tay năm ngón kiêu sa". Nhưng những sự kiêu
sa ấy cũng chỉ là hình thức bên ngoài, còn bên trong tâm hồn thì
ai biết được điều gì!. May thay, những vần thơ khiêm nhường của Văn
Nhiên chỉ dừng lại ở một góc của sự kiêu sa mà thôi, mà đôi khi ở góc ấy ta sẽ cảm nhận một điều gì nhẹ nhỏm, an tâm và tin tưởng hơn trong
tâm hồn mình, một góc ấy ta sẽ cảm giác lòng mình lắng đọng hơn, vì sự không phô trương, ồn
ào.
Thánh thiện là
trong sạch. Dường như dân tộc nào, văn hóa nào cũng coi màu trắng là
biểu hiện của tâm hồn trắng trong, thanh sạch. Giữa một thế giới đang quảng cáo ồn ào
cho tình dục, thì việc giữ được cho lòng mình trong trắng lắm lúc thật khó,
nhưng cũng chính vì việc rất khó ấy, nếu bảo vệ cho được sự trắng trong thì lại càng
trở nên cao đẹp, quý báu biết bao. Như loài
hoa sen kia cứ mãi ở trong bùn lầy nước đọng, mà vẫn không
khi nào vẫn đục, hôi tanh:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông
trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng
bông trắng lá xanh
Gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn..."
Còn thân ta,
những người phàm phu tục tử thì sao?. Phải ráng
sống sao cho trong sạch với tháng ngày, với cõi đời. Phải nghĩ
trong sạch, nói trong sạch, nhìn trong sạch và
những câu thơ trong sạch, thánh thiện đến tinh khiết, làm cho tâm
hồn mình luôn vươn cao, nâng lên mãi mãi đến vô
cùng. Một lần nữa, từ lời nói đến công việc thường ngày, hãy nâng tâm hồn lên qua tư duy
trong sạch, qua việc làm trong sạch và qua những câu
thơ thánh thiện, trong sạch. Hãy nhặt những câu thơ thánh thiện đâu đó, mà say ngà trong giấc mơ của những giấc mơ dài!.
Trong khổ thơ thứ ba, tiếng lòng
anh thổn thức:
“Vẳng nghe
giai điệu ầu ơ
Lời ru đồng vọng bến bờ yêu thương
Mặn nồng núm ruột quê hương
Miên man nỗi nhớ vấn vương cõi
lòng”
Anh lại vẳng nghe
bên tai một khúc tình ca bất hủ, hay một khúc dân ca xứ nào của quê hương,
sông núi. Không! anh đang lắng nghe một giai điệu của những vần thơ đang thổn thức, như tiếng ru ầu ơ của mẹ già ru
con thơ tròn giấc ngủ. Lời ru ấy vọng mãi đến tận trời xanh ư?. Càng không, vì nó chỉ vang vọng đến bến bờ của sự yêu thương ào ai mà biết. Giai
điệu mặn nồng của núm ruột quê hương.
Chỉ có quê
hương là chùm khế ngọt, là cái nôi giúp ta lớn lên từng
ngày. Yêu lắm quê hương tôi những cánh đồng xanh bát ngát, mùi hương lúa ngát thơm những mùa
gặt, và đẹp làm sao những hàng tre đong đưa trước mùa
gió Nam non thổi trong những buổi trưa hè nắng gắt, rồi quên làm sao những đêm trăng thanh gió mát. mà lặng ngắm vầng trăng
nghiêng chao mặt hồ ao, sông nước, và cũng không bao giờ đi từng bụi chuối, hàng
cau thằng tắp đường vào sân nhà....
Ôi! quê hương là thế. Có ai đi xa mà không nhớ quê nhà!. Và nỗi nhớ ấy vẫn miên
man, lắng đọng trong tâm hồn thi nhân về một vùng
quê bình dị, yên lành ấy; nỗi nhớ khắc khoải về một tình
yêu lứa đôi trong sáng, thánh thiện. Bao nỗi nhớ còn
mãi vấn vướng trong cõi lòng, tấc dạ. Để khi đó, nhà thơ hoài
niệm về những kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa cũ, được nối tiếp thành những câu
của vần thơ khổ cuối:
“Bây giờ ký ức rêu
phong
Hóa thân trầm tích kết giòng
sông thơ
Chảy qua năm
tháng hững hờ
Trái tim thổn thức còn ngơ ngẩn sầu”
Hôm nay, ngồi lại đây để lắng đọng
mình, để nhớ về những tháng năm xưa cũ mà trong ký ức nhạt nhòa
rêu phong theo năm tháng dòng đời, theo những nỗi trôi của cuộc đời người. Như chúng ta đã biết: Trầm tích là các chất có thể được các dòng chảy
chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành một lớp trên bề mặt
hoặc đáy của một khu vực chứa nước như: biển, hồ, sông, suối,...
Quá trình trầm tích là một quá trình tích tụ và hình thành các
chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích. Nay trầm tích đã được hóa thân
để kết thành những giòng sông thơ mà quá trình của nó cũng đã chảy qua, trải
qua những tháng năm hững hờ. Thế rồi, một trái tim ai kia chất chồng thổn thức
trong nỗi buồn sầu ngơ ngơ ngẩn ngẩn khôn cùng!?.
Trọn bài thơ chỉ duy nhất một chữ
"trăng" ở dòng thứ hai khổ hai "Trăng nghiêng nét ngọc đất trời đơm hoa,,,". Trăng và Nguyệt là hai từ ngữ mà nhà thơ Văn Nhiên thường thích
dùng những vần thơ với giai điệu yêu đương trong tình yêu mà sâu lắng sắt son,
chân thực, kín đáo vô cùng.
Bài thơ đã đến hồi kết thúc, nhưng vẫn còn vấn
vương cõi lòng, vẫn còn miên man những nỗi nhớ vâ vẳng nghe đâu đây giai điệu
ầu ơ thuở nào!
Bài thơ "Nỗi nhớ" là tiếng nói trong tâm khảm tự đáy lòng nhà thơ,
và hơn thế nữa từ một tấm lòng của nhà thơ Văn Nhiên.
Thơ
của anh là như thế!
Triều Châu
Một
vài cảm nghĩ
Về
bài thơ " KÝ ỨC XANH " của anh Văn Nhiên
”Bài thơ thật hay. Thơ vậy mới gọi là thơ chứ.
Chúc mừng bạn có một bài thơ hay và rất ý nghĩa. Chúc mừng”. Đó là lời nhận xét của anh Phan Minh Châu trên mục sáng tác văn học của tạp chí Sông Ba- Phú Yên về một bài thơ ký ức xanh của anh Văn Nhiên.
Tôi biết được và đọc bài thơ
ký ức xanh của anh Nhiên vào một buổi sáng tại TP. HCM; thế rồi thích thú đọc
đi đọc lại và tìm được giai điệu thích hợp để viết nhạc. Tôi đã phổ nhạc của
thơ anh 6 bài rồi,đây là bài thứ 7 của anh Nhiên.
Trong cả bài thơ có hai chữ “Trăng”.Trăng và Nguyệt chắc có
lẽ đi cùng trong cõi thơ của anh Văn Nhiên.
Để cho bài nhạc thêm phong phú,
tôi thêm hai đoạn nữa ở đầu và cuối, tất nhiên cũng theo ý nội dung của
toàn bài thơ ký ức xanh của anh. Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì
trong bài thơ ký ức xanh xuất hiện hai mùa đẹp nhất trong năm: Mùa Xuân và mùa
Thu.
Mùa Xuân ngay ở câu đầu ”Mỗi độ Xuân về ai ngẩn ngơ” và câu cuối ”Sợ gió Thu về nghe lá rơi”. Bài nhạc có bốn đoạn, tôi chia thành bố cục:
A-A’ và B-B’ và tôi viết thêm đoạn mở đầu và cuối cùng nữa. Bài được viết theo
nhịp 2/4 ở đoạn đầu và cuối, ở giữa nhịp ¾ với giọng La thứ chính và một
đoạn ngắn La trưởng.
Mùa xuân thường gợi cho thi
nhân những cảm hứng nhớ nhung, hoài bão về tình yêu, về người tình trong mộng.
Tôi thích nhất mấy chữ của câu ”Biết ai lần dấu...”. Sự đắm đuối trong tình yêu làm ngất ngây lòng
người, như một nỗi dại khờ trong yêu đương khi tình yêu chỉ nghiêng về một
phía. Sự nhớ thương cũng phải có đối tượng và ai đó đã để lại trong tâm khảm
nhà thơ một nỗi nhớ nhung, xao xuyến tự bao giờ: “Mỗi độ xuân về ai ngẩn ngơ/ Biết ai gieo nhớ tự
bao giờ/ Biết ai lần dấu trăng trong mộng/ Và biết tình ai quá dại khờ ”.
Thời gian trong tình yêu là thì giờ
quý báu nhưng mang tính tâm lý, người ta trông mong thời gian sẽ trôi đi thật
chậm để hưởng thụ tình yêu trong muôn một cho trọn vẹn nghĩa tình. Thế rồi,
những đêm trăng thanh gió mát, những đêm vắng tanh bóng người qua lại, chỉ còn
một vầng trăng nghiêng chao như đợi chờ một ai với nỗi lòng bâng khuâng,
xao xuyến đến phương nào. Hương thầm của tình yêu chỉ một thoáng thôi, cũng đủ
đong đầy những kỷ niệm của một thời xa vắng, trong ký ức yêu đương của người
tình năm xưa cũ. Ngàn hoa cũng rẩy run như khi người ta yêu đương nhau vậy. Một
tâm lý đợi chờ, hồi hộp đến run rẩy khi gặp mặt người yêu, để nói lên lời yêu
thương nồng thắm: “Chầm chậm thời gian
chớ bước nhanh/ Ngàn hoa run rẩy gió ru cành/ Bâng khuâng đêm vắng trăng
nghiêng đợi/ Một thoáng hương thầm ký ức xanh.”
Đọc đến đây, tôi lại nhớ về
thi sĩ tình yêu Xuân Diệu với bài Vội vàng ”Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi
muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi...”. Trong tình yêu nếu không nói có sự tham lam vô kể, kể cả về mặt
thời gian là một điều thiếu sót, không thực. Người ta yêu cuồng, sống vội là
định nghĩa của tình yêu đôi lứa thời đương đại. Tình yêu nào không già, người
đời nào không sinh, lão, bệnh, tử. Thế rồi khi yêu nhau người ta sợ nhất là
thời gian, bởi vì thời gian sẽ làm cho tóc điểm sương, tóc lên màu trắng.
Tiếng sóng dậy
trong lòng hay tiếng sóng ngoài biển khơi nào ai có hay, chỉ thảng hoặc có thi
nhân mới hiểu và biết được điều đó, cái hay của tình yêu là dậy sóng. Và trong
tình yêu lứa đôi cần khơi dậy trái tim để tình yêu sóng dậy. Trái tim rực rỡ
như hoa lửa kia sẽ trả lời cho tình yêu cháy bỏng của con tim biết yêu thương,
và trái tim hoa lửa nào vẫn còn rung động, những rung động của tuổi hoa niên.
Sự yêu đương như tơ vương, vấn vương lòng ai tự bao giờ: ”Ta sợ ngày mai tóc điểm sương/ Lỡ nghe tiếng
sóng dậy niềm thương/ Trái tim hoa lửa còn rung động/ Còn gọi hồn ai nỗi vấn
vương”.
Khúc nhạc đời du dương trầm
bổng như khúc nhạc của tình yêu có vần, có điệu. Điệu nhạc trong tình yêu vơi
đầy được sao. Người ta yêu thương nhau, rồi thành vợ thành chồng âu cũng là
duyên số phận. ”Chẳng qua ông Trời
bắt đôi ta phải vậy...” (Phan Khôi). Tình yêu cũng có duyên kiếp nào, cũng có sự
sắp đặt của bàn tay tạo hóa ngàn đời. Tình yêu như ván cờ ư?. Chắc có lẽ vậy!.
Thế rồi một mùa nữa lại về:
Mùa Thu là mùa lá rụng, mùa cảm hứng cho văn nhân thi sĩ, nhưng nhà thơ Văn
Nhiên lại sợ nhất bởi sự chia ly, cách biệt: ”Thôi nhé đừng khúc nhạc đời/ Du dương trầm bổng khó đầy/ Cuộc cờ
duyên kiếp đang bày ngửa/ Sợ gió Thu về nghe lá rơi.”
Đúng là một bài thơ
hay cả lời lẫn ý. Và thơ vậy mới gọi là thơ chứ như anh Phan Minh Châu từng
nói.
Thế mới nói trong tình yêu
chân thật sẽ bật ra những vần thơ hay mà ý vị vậy.
Triều Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét