Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Cõi nhạc Trịnh Công Sơn, những cánh cửa mở từ một trái tim Việt Nam rất lớn

Cõi nhạc Trịnh Công Sơn, những cánh cửa 
mở từ một trái tim Việt Nam rất lớn
Bạn có thể thích hay không thích, nhưng bạn không thể phủ nhận cõi nhạc Trịnh Công Sơn là một hiện tượng đã đánh thức tư duy, mơ mộng, khổ đau về thân phận của kiếp người.
Những người trong cuộc không thể nào có được phán xét khách quan khi vừa là nhân chứng vừa là quan tòa.
Lịch sử là vấn đề thời gian, hãy để thời gian thẩm định mọi đúng sai như chính nó.
Bài viết của Du Tử Lê về Cõi nhạc Trịnh Công Sơn cũng là một tiếng nói, một cách nhìn qua lăng kính nghệ thuật âm nhạc của người trong cuộc.
Thân mời gia đình Duytancircle đọc bài viết về những nhận định của ông.
Cõi Nhạc Trịnh Công Sơn
Cõi nhạc Trịnh Công Sơn, 
những cánh cửa mở từ một trái tim Việt Nam rất lớn
(Du Tử Lê)
Tôi vẫn nghĩ, chia ly và bất hạnh là, phần đất mầu mỡ nhất cho những hạt giống hiếm quý nảy sinh, tươi tốt.

Ru tình
Trịnh Công Sơn - Trịnh Vĩnh Trinh
Đóa hoa vô thường
Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung
Tôi vẫn nghĩ, đọa đầy và vĩnh biệt là, những thửa ruộng đầu tiên, mang lại cho nhân loại, những mùa gặt nhân phẩm cao quý và những hạt mầm trí tuệ vạm vỡ mai sau.
Tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của mỗi thiên tài, trong từng lãnh vực, chính là sự khai mở một cánh cửa khác cho tâm hồn hay no bộ. Nó, tựa những tia sáng hồng ngọc, có khả năng cắt bỏ xích xiềng vong thân, giải phóng tâm thức đọa lạc. Nó, tựa những bông hoa cảm thông, mọc lên từ những phần thịt xương đã lấp.
Nhìn tự lăng kính này, nhạc Trịnh Công Sơn, đã mở ra không chỉ một mà, rất nhiều chân trời, rất nhiều cửa khác.

Sự định hình của cõi âm nhạc mang tên Trịnh Công Sơn là một định hình rõ, dứt. Như một định tinh, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã gửi đi những tín hiệu thương yêu, phát ra những nguồn ánh sáng đùm bọc.
Cùng với vận nước, cõi nhạc Trịnh Công Sơn nổi trôi theo từng mái đầu Việt Nam, cúi xuống. Cùng với tổ quốc, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã đứng hẳn về phía mái đầu Việt Nam, ngẩng cao.
Sự ở được và ở với chiều dài của năm tháng, vực sâu của lịch sử, cõi nhạc Trịnh Công Sơn tự nó, đã nói lên sự hòa nhập, thấm tan trong từng tế bào, lẫn trong từng huyết quản nòi giống.
Người ta từng cáo buộc nhạc Trịnh Công Sơn là, những lượng bạch phiến, không thừa cũng đủ độ làm tê liệt sức đề kháng hay khả năng miễn nhiễm tiềm tàng trong cơ thể...
Người ta từng cáo buộc cõi nhạc Trịnh Công Sơn là, những khối chất nổ không dư, cũng đủ đưa tới giựt sập một thể chế...
Người ta cũng từng có những âm mưu thô bỉ dùng cõi nhạc Trịnh Công Sơn, như một vũ khí cân no xâm thực ý chí đu tranh hoặc niềm tin nơi một lý tưởng...
Trước sau, mọi cáo buộc, mọi khai thác, lợi dụng, chỉ cho thấy, cõi nhạc Trịnh Công Sơn là những hạt kim cương bất hoại.
Trước sau, mọi cáo buộc, mọi lợi dụng, khai thác, đều không làm mờ được những lượng sáng thủy tinh nguyên chất, chiếu ra từ cõi nhạc này.
Tín hiệu phát đi từ những âm vực Trịnh Công Sơn, đã là những tín hiệu của nắng mưa, đời kiếp.
Ánh sáng phát đi từ những dòng nhạc Trịnh Công Sơn, đã là những ánh sáng của lầm than sẽ mất, đời sau sẽ còn.
Cuộc chiến giữa các ý thức hệ, hay giữa những đối lực đã dứt, đã lùi xa, người ta đã kiểm điểm những thương vong, kết toán những đổ nát..., cùng lúc với nỗ lực thiết kế những rào cản, từ nhiều phía, đã không tắt dập được cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Nó vẫn bay bổng, vẫn thẩm thu trong những nhịp đập Việt Nam lưu lạc.
Từ những đốm lửa bấp bênh trại đảo, từ những bục gỗ chói lòa điện tử hôm nay, từ những miếng đất trời trắng tuyết... ở đâu, cõi nhạc Trịnh Công Sơn, cũng vẫn như một có mặt thân ái, một an ủi, xẻ chia tận cùng.
Mười sáu năm hết rồi bom đạn mà, Việt Nam cuối đất cùng trời, vẫn tiếp tục nâng niu cõi nhạc Trịnh Công Sơn qua hàng trăm ngàn thước băng nhựa, như tìm lại chính mình.
Những VN nạn không ngừng cất lên. Những du hỏi tiếp tục được đánh xuống.
Tại sao? Tại sao? ôi! Tại sao?
Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những cánh cửa mới cho âm nhạc Việt với tính chất tiên tri, qua những cảm nhận siêu hình? Như "bao nhiêu năm làm kiếp con người - chợt một chiều tóc trắng như vôi - lá úa trên cây rụng đầy - cho trăm năm và chết một ngày.
Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những chân trời khác cho âm nhạc Việt Nam, với minh chứng thi, ca là một? Qua những hình ảnh thơ, mang ẩn dụ nhân sinh. Hay Trịnh Công Sơn đã thi ca hóa những phi lý, ngây ngô của ngôn ngữ để bẩy bật lên cái khía cạnh bất toại của kiếp người? Họa diệt vong của một nòi giống? Như: vết lăn trầm. Như tuổi đá buồn. Như tình yêu như trái phá. Như một đàn bò không nhai cỏ. Như chưa một nhạc sĩ nào lựa chọn những như thế.
Tất cả mọi phải chăng chỉ là hệ quả của thói quen duy lý thấp tè trên mặt đất.
Chẳng bao giờ ta có được một giải thích minh bạch trước một thiên tài. Cũng như chẳng bao giờ ta có một soi rọi thu được trước một trái tim vốn lớn. Mỗi chúng ta, chỉ nắm được một phần sự thật. Mỗi chúng ta, trong hữu hạn buồn thảm của mình, với một đôi chân, chỉ có thể chọn lựa bước về, một phía trời thích ứng.
Điều duy nhất ta có thể quả quyết, đó là cõi nhạc Trịnh Công Sơn, khởi đi từ một trái tim Việt Nam tha thiết.
Tôi chưa được đọc chữ viết của nhạc sĩ Văn Cao về cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi cũng chưa được xem sắc màu của họa sĩ Thái Tuấn về chân dung Trịnh Công Sơn. Nhưng tôi tin, hai tài năng hiếm quý này, qua từng loại ngôn ngữ, đã thấy trái tim Việt Nam trong lồng ngực Trịnh Công Sơn là một trái tim rất lớn.
Ở đây, tôi chấp nhận bất trắc, nếu có, để được nói rằng, tôi muốn cảm ơn Trịnh Công Sơn, người đã cho tôi cùng lúc vực sâu và núi cả.
Có một dòng sông đã qua đời
Bống bồng ơi 
Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung
BỐNG KHÔNG LÀ BỐNG
Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung
Thuở bống là người 
Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung
Níu tay nghìn trùng
Trịnh Công Sơn - Trịnh Vĩnh Trinh
Du Tử Lê
Theo http://www.duytancircle.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm nhận ngàn đêm

Cảm nhận ngàn đêm MỘT Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đến T...