Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Nghìn trùng xa cách 1

Nghìn trùng xa cách 1
Chương 1:
Sài gòn bây giờ là mùa thu. Mới sáng mà mặt trời đã nhuộm kín không gian một màu vàng ấm áp. Mùa thu cũng là màu vàng, vàng nắng, vàng hoa lá...
Những con đường có hàng cây hay thay lá vào mùa thu bỗng chốc trở nên sáng trong hẳn bởi trải thảm lá vàng.
Ôi, cái sắc vàng dịu ngọt quyến rũ dễ khiến người ta ngơ ngẩn. Chỉ tiếc rằng mùa thu sẽ còn đẹp hơn nhiều, Hải Triều cũng là người yêu thích mùa thu và yêu luôn áng thơ về mùa thu tuyệt tác của một nhà thơ nổi tiếng.
Em không nghe rừng thu.
Lá thu kêu xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng thu...
Hôm nay, sau những ngày bôn ba ở nước ngoài học ngành nghiên cứu, vừa về nước, Hải Triều đã được đối diện với mùa thu, thật là yêu thích làm sao.
Hải Triều đứng trên sân thượng, phóng tầm mắt nhìn xa khắp nơi, nghĩ ngợi.
Nhiều năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, nàng là người Việt Nam đầu tiên đạt được giải thưởng cao quý:
“Giải thưởng lớn về y học”.
Hai mươi tám tuổi, nàng đã là người trưởng thành, nhưng khuôn mặt xinh đẹp thì rất non trẻ. Nàng đã dong dỏng cao, làn da trắng, đôi mắt đẹp hay buồn hay ưu tư, nhưng đôi môi lại rất hay cười, giống như một sự bù đắp cho đôi mắt.
Nói chung nàng là một cô gái đẹp, giỏi giang và thành đạt.
– Hải Triều!
Tiếng gọi ấm áp kéo giật Hải Triều quay lại. Mải mê nghĩ ngợi, mẹ đến sát bên mà nàng cũng không hay.
– Mẹ!
– Con quên mất là sáng nay con phải đi đâu rồi sao? Giờ này mà còn đứng ở đây, không chuẩn bị gì cả làm sao kịp.
Bà Thùy Dung lên tiếng nhắc nhở. Hải Triều nhìn đồng hồ đeo tay rồi nhìn mẹ mỉm cười:
– Vẫn còn sớm mà mẹ. Hôm nay là ngày trọng đại, con làm sao quên được.
Hôm nay lãnh đạo thành phố sẽ tổ chức một buổi lễ tuyên dương và tặng thưởng cho con. Vinh dự này cả nhà ta cùng hưởng mà. Mẹ! mẹ cũng chưa sửa soạn đây nè.
– Mẹ dự định hai anh con đi thôi, có được không?
– Không được.
Hải Triều dứt khoát ngay, nàng níu lấy tay mẹ, giọng nhuốm buồn:
– Mẹ à! Mẹ đã khó nhọc sinh con ra đời, lại vất vả biết bao để nuôi con khôn lớn. bao nhiêu công sức mẹ đã tan chảy ra hết vì đàn con, con cái vừa lớn khôn thì mẹ lại ngã bệnh... Cũng may mà phát hiện sớm nên mẹ mới không sao. Con sợ căn bệnh của mẹ, vì sợ mất mẹ, nên con mới lao vào nghiên cứu căn bệnh đó.
Nhờ vậy mà có thành quả. Thành quả đó là của mẹ, danh dự của mẹ.... Tất cả những gì con đạt được là của mẹ. Mẹ không thể vắng mặt được đâu.
Nghe mà mát lòng mát dạ. Bà Thùy Dung ngước nhìn con gái bằng ánh mắt đầy yêu thương:
– Mẹ dự định không đi vì mẹ sợ phải bật khóc giữa đám đông. Nhưng nghĩ lại, không đi sẽ làm giảm bớt niềm vui và hạnh phúc của con, nên mẹ đã chuẩn bị một bộ áo dài thật đẹp để đi bên cạnh đứa con gái nổi tiếng của mẹ rồi.
Hải Triều ôm chầm lấy mẹ, cười tươi tắn:
– Ra thế đấy! Vậy mà mẹ cũng làm cho con phải suy nghĩ.
Bà Thùy Dung mỉm cười:
– Còn một việc nữa mẹ muốn hỏi rõ con luôn. Hôm qua, mẹ có gặp mẹ của Quốc Thắng, người ta rất sốt ruột. Con đã thành đạt nhưng người ta cũng đâu thua kém gì, cũng là tổng giám đốc của một công ty lớn. Mẹ cho rằng đã đến lúc con phải tính đến chuyện trăm năm của con rồi đó. Người đàn ông như Quốc Thắng, lẽ nào con cũng chê?
– Mẹ à! Con không có chê anh ấy đâu. Tình cảm của tụi con cũng đã kéo dài bấy lâu rồi. Con không chọn Quốc Thắng thì biết chọn ai nữa. Chỉ tại con chưa muốn xa mẹ thôi. Con ở nước ngoài quá nhiều năm, nay mới trở về, con muốn được ở trong gia đình một thời gian. Mẹ không nỡ bắt ép con lấy chồng sớm chứ mẹ?
– Không nỡ, đương nhiên là không nỡ.
Bà Thùy Dung vén những sợi tóc lòa xòa trên trán con gái lại nói:
– Tỏ tường được những ý nghĩ trong lòng con rồi, mẹ cũng không phải lo nữa. thật tình là mẹ chỉ sợ con chê Quốc Thắng. một chàng rể tốt như vậy, nếu bị vuột mất, mẹ sẽ tiếc ghê lắm.
– Thì ra là có người không sợ mất con gái, chỉ sợ mất chàng rể thôi.
Bà Thùy Dung nghe cái kiểu dỗi hờn của con gái thì bật cười:
– Cho dù mẹ có thương chàng rể thì mẹ cũng không xén bớt một tí tình yêu thương nào của con đầu, con đừng có lo.
– Con không nôn nhưng ba của con thì nôn lắm. Tối hôm qua, mẹ thấy ba con trằn trọc dường như khó ngủ, sáng nay lại sửa soạn tươm tất ra ngồi ở phòng khách xem báo rồi. Hải Triều à! Có điều này, không biết con có nhận biết không. Con chính là cả trái tim ba con đó.
Hải Triều xúc động nắm tay mẹ:
– Con biết. Con biết ba thương con lắm. Thế còn mẹ?
– Mẹ à?
Bà Thùy Dung trầm ngâm rồi cũng trả lời thật nhanh:
– Con là tất cả những vui buồn của mẹ. Con là hạnh phúc trời ban cho mẹ.
– Vậy thì con cũng có một câu mới được... Ba mẹ cũng chính là mạng sống của con đó, vì vậy mà hãy luôn luôn vui vẻ,hãy luôn luôn bảo trọng sức khỏe giùm con. Mẹ có cần con phụ giúp mẹ sửa soạn không?
– Không cần. Con mau sửa soạn rồi xuống.
Phòng Hải Triều ở trên lầu, còn phòng của ba mẹ thì ở dưới nhà, nên Hải Triều ở lại lầu trên, còn bà Thùy Dung thì tiếp tục đi xuống.
Một lát sau thì bà Thùy Dung bước ra phòng khách. Chiếc áo dài bằng nhung màu huyết dụ có kết cườm rất sang làm tăng thêm vẻ quý phái nơi bà. Bà hăng hái bước tới, định hỏi ông Hải Sơn chồng bà xem trang phục và trang sức trên người bà có xứng với tầm vóc của buổi lễ danh dự hôm nay không? Bà đang vui vẻ phấn khởi như thế, đột nhiên bà đứng khựng lại như hóa thạch giữa phòng khách, vì bà tận mắt nhìn thấy chồng bà quay mặt đi ngay khi bà bước ra để cho giấu những giọt lệ vừa lăn ra từ khóe mắt.
“Khóc... khóc rồi”. Bà nhìn sững chồng, đầu óc hơi choáng váng bởi bà không biết nghĩ sao về những giọt nước mắt của chồng bà. “Khóc rồi!”. Bà đưa hai bàn tay đè lên ngực như cố sức đè nén cơn chấn động mạnh có thể làm ngã con người của bà. “Không... chắc là khóc vì vui quá mà thôi chứ không phải khóc vì một nguyên do sâu xa nào khác”.
Bà tự trấn an mình rồi từ từ bước tới giữ một thái độ tươi tỉnh:
– Mình à! Mình xem em như thế này có được chưa?
Ông Hải Sơn lau vội những giọt nước mắt, quay lại nhìn vợ rồi gật gù:
– Được rồi. Sửa soạn như thế là đẹp lắm rồi.
– Em chỉ sợ mất mặt con gái của mình thôi. Mình bảo được thì em yên tâm.
À! Mình đã điện thoại nhắc nhở Hải Vân và Hải Phong chưa?
– Đã điện rồi. Hai thằng đó bảo sẽ đi thẳng đến chỗ buổi lễ luôn, vì vậy mà chúng ta không cần phải đợi chúng nó. Hải Triều vẫn chưa xong à?
– Chắc là sắp xong rồi.
Bà Thùy Dung nhìn lên lầu rồi vén vạt áo dài ngồi xuống ghế. Có một cái gì đó thật nặng nề trong lòng bà. Sự nặng nề đó chính là những giọt nước mắt của ông Hải Sơn.
Và chừng như cũng đoán được tâm trạng của vợ, ông Hải Triều lên tiếng:
– Sao em không hỏi anh?
– Hỏi cái gì?
– Hỏi tại sao anh khóc?
Bà Thùy Dung trầm lặng một lúc rồi thở ra lắc đầu:
– Em không muốn biết, tốt nhất là không nên biết. Đó là những gì thuộc về cõi riêng tư của anh. Vả lại, hôm nay là ngày vui, em không muốn phải bị buồn.
– Em nghĩ là anh nhớ đến cô ấy sao?
Bà Thùy Dung im lặng. Ông Hải Sơn bước sang ngồi gần bên vợ, nắm lấy bàn tay bà thân mật:
– Bao nhiêu năm rồi, anh chẳng có gì để mà nhớ. Lúc nãy anh rơi lệ là vì vui mừng, ôn lại chuyện cuộc đời mà vui mừng. Mừng vì con cái đều thành đạt, mừng vì vợ chồng mình đã có thể bước qua tuổi ngũ tuần trong an lành và hạnh phúc.
– Thế mà em lại sợ....
Bà Thùy Dung nghẹn lời ngả đầu lên vai chồng:
– Quả thật cô ấy chính là cái điều lo sợ to lớn nhất đời em. Bao năm qua, thỉnh thoảng em vẫn giật mình lo lắng.
– Không đâu. Cô ấy đã giữ lời hứa. Em không cần phải lo sợ nữa. Thôi nào, chúng ta đừng có âu sầu, cho Hải Triều nó nhìn thấy để nó phải nghĩ ngợi lung tung.
Ông Hải Sơn vừa dứt lời thì Hải Triều từ trên lầu xuống tới. Bộ áo dài màu trắng thật hợp với vóc dáng thanh mảnh của nàng. Gương mặt trang điểm nhẹ nhàng, mái tóc đen nhánh suôn mềm xõa ôm bờ vai, trông hết sức yêu kiều diễm lệ.
Bà Thùy Dung nhìn con gái, buột miệng khen:
– Chà! Chẳng khác gì một cô công chúa nhỏ ấy. Màu trắng thật hợp với con.
– Bởi vì con là người của màu trắng mà mẹ.
Hải Triều tươi cười nói thêm:
– Hai anh của con chưa đến sao ba? Ba có gọi điện nhắc nhở chưa?
Ông Hải Sơn lên tiếng:
– Ba không gọi, nhưng hai anh con gọi đến bảo rằng sẽ đi thẳng đến địa điểm luôn.
– Vậy chờ anh Quốc Thắng đến là chúng ta đi ngay.
Hải Triều vừa dứt lời thì có tiếng xe hơi chạy vào cổng. Giây lát sau thì từ ngoài bước vào một thanh niên đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề sang trọng, tay ôm một bó hoa bách hợp màu trắng thật lớn. Anh chính là Quốc Thắng, là người có cuộc tình nhiều năm với Hải Triều.
– Chào hai bác!
– Chào con!
– Chúc mừng em!
Quốc Thắng đặt bó hoa bách hợp, loài hoa mà Hải Triều yêu thích vào tay nàng.
Hải Triều nhoẻn miệng cười – Cảm ơn anh.
Quốc Thắng nhìn Hải Triều bằng ánh mắt rất yêu thương, rồi quay sang ông Hải Sơn, nghiêm chỉnh nói:
– Thưa hai bác, để chúc mừng cho thành công của Hải Triều, ba mẹ của con có mở một buổi tiệc ở nhà hàng. Con kính chuyển lời của ba mẹ mời hai bác và tất cả người trang nhà ta đến nhà hàng vào tối nay để cùng chung vui.
Ông Hải Sơn gật gù:
– Anh chị ở bên đó đã quý trọng Hải Triều như vậy, ta rất vui, ta vui lắm.
Được tối nay hai gia đình sẽ cùng gặp nhau ở nhà hàng, sẽ vui lắm đây.
Bà Thùy Dung sắc mặt đầy hãnh diện xen vào:
– Bà thích nhất là được trò chuyện với mẹ của con.
Hải Triều ôm bó hoa của Quốc Thắng đặt lên bàn rồi nói:
– Còn bây giờ thì chúng ta đi được rồi.
– Xe đang chờ sẵn bên ngoài. Con mời hai bác ra xe. Mời em!
– Anh lái xe à?
Nghe Hải Triều hỏi, Quốc Thắng mỉm cười:
– Phải. Anh lái xe. Anh muốn tự mình phục vụ cho em tất cả, có được không?
Đôi mắt Hải Triều long lanh hạnh phúc. Nàng gật đầu:
– Đương nhiên là em thích rồi.
Quốc Thắng len lén nắm lấy bàn tay của Hải Triều dắt nàng đi. Hải Triều không nói gì, hai gò má chợt đỏ hồng lên như hai quả đào vừa tới chín tới.
Chương 2:
Buổi lễ mừng công cho Hải Triều của Thành ủy Thành phố diễn ra ở một nơ rất ấm cúng và sang trọng.
Buổi lễ bắt đầu và kết thúc trong một rừng hoa tươi vây xung quanh Hải Triều. Phóng viên các báo đài có mặt rất đông, không ai là không tranh thủ ghi nhanh những tấm ảnh Hải Triều bên các vị quan chức thành phố, các vị đầu ngành, tiến sĩ – bác sĩ giỏi bên y khoa. Cả những tấm ảnh nàng gia đình của nàng...
Hải Triều thật nổi bật, thật sung sướng... Tất cả những đôi mắt của khách mời bên dưới đều hướng về nàng một cách ngưỡng mộ, thán phục, bởi nàng quá trả tuổi và cũng quá tài giỏi, một tiêu biểu cho người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn”, Giữa bầu không khí càng lúc càng vui vẻ sôi nổi, không ai để tâm đến một phụ nữ luống tuổi ngồi ở dãy ghế sau cùng. Người phụ nữ có một dáng vẻ quý phái, có một gương mặt tuy đã qua thời xuân sắc với một đôi mắt thật buồn nhưng còn rất đẹp.
Bà đến lặng lẽ không ai biết, bà cũng không trò chuyện với ai. Khi người ta mang hoa lên tặng Hải Triều, bà cũng gởi theo một bó hoa mà không tự mình mang lên. Bà lặng thầm như một dấu chấm hỏi cho chính con người của bà.
Bà nhìn ngắm Hải Triều, nói đúng hơn là bà ngắm Hải Triều một cách say sưa. Đôi mắt buồn của bà lúc đỏ ửng lên như sắp khóc, và dường như bà cũng rất kiềm chế để không phải rơi lệ.
Bà là ai? Không ai biết bà là ai. Cho đến khi bà Thùy Dung đang chụp ảnh gia đình chung với Hải Triều đột ngột tắt ngay nụ cười tươi, lảo đảo bấu chặt tay vào cánh tay ông Hài Sơn khi bất ngờ nhìn thấy gương mặt của bà lẩn khuất ẩn hiện từ bên dưới.
– Hải Sơn...
Bà Thùy Dung kiềm chế lắm mới không phải hét lên. Ông Hải Sơn nhìn vẻ mặt xanh xao của vợ, lo lắng:
– Chuyện gì vậy? Em không khỏe à?
Vừa lúc đó, Hải Triều nghe thấy cũng xen vào:
– Mẹ à! Mẹ không có khỏe hả?
– Không có... không có.
Bà Thùy Dung gượng cười, lắc đầu:
– Mẹ đâu có sao. Con không cần phải lo cho mẹ, đã có ba bên cạnh mẹ rồi.
Con cứ vui với bạn bè đi.
Sau một lúc gắng gượng chụp vài bức ảnh nữa, rồi Hải Triều được bàn bè kéo đi, bà Thùy Dung cũng nhanh tay kéo ông Hải Sơn đến một nơi ít người, vẻ mặt lẫn giọng nói đều rất hoang mang:
– Hải Sơn! Cô ấy... em đã nhìn thấy cô ấy.
– Em nói sao?
Ông Hải Sơn nhìn chăm chăm vợ. Bà Thùy Dung sắc mặt nhợt nhạt đầy lo âu:
– Em nói em đã nhìn thấy cô ấy. Cô ta cũng đến. Sau bao năm vắng bặt, cô ta đã hiện ra rồi... không phải là một bóng ma nhưng vẫn làm cho em khiếp sợ vô cùng. Nhất định cô ta đến... cô ta xuất hiện... là vì muốn đòi...
– Em đừng có nói bậy!
Ông Hải Sơn cắt ngang lời vợ rồi hỏi:
– Em nói em nhìn thấy cô ta, nhưng cô ta ở đâu sao anh không thấy?
– Chính là cô ấy. Em không nhầm lẫn chút nào. Cô ấy ngồi ở hàng ghế sau cùng Ông Hải Sơn nhìn theo hướng chỉ của vợ, nhưng người phụ nữ bí ẩn kỳ lạ đã không còn ở đó nữa. Bà đến như con gió và biến mất cũng như cơn gió. Ông Hải Sơn nhìn mỏi mắt vẫn không thấy ai, liền nói:
– Không có. Không có ai cả. Em lo lắng quá nên hoa cả mắt rồi. Em nhìn lại đi, làm gì có bóng dáng nào của cô ấy.
Bà Thùy Dung nhìn kỹ lại. Rõ ràng bà đã nhìn thấy người phụ nữ đó nhưng sao giờ lại không có. Chẳng lẽ bà hoa mắt? Bà cũng mong là mình hoa mắt.
Bà thở dài nhìn chồng:
– Em cũng hi vọng là mình nhìn lầm.
– Đừng nghĩ ngợi nữa! Hải Triều tinh mắt lắm. Em khác lạ, con bé sẽ nhìn ra ngay. Vui vẻ bình thường lại đi, có chuyện gì anh sẽ gánh hết cho. Có anh đây mà.
Ông Hải Sơn động viên vợ nhưng trong lòng lại đầy gút mắt. “Có thật là cô ấy đã đến đây hay không? Bao nhiêu năm rồi... bao năm qua chẳng hiểu cô ấy làm gì? Ở đâu”? Dẫu sao người phụ nữ đó cũng hết sức tội nghiệp và ông luôn cho rằng mình nợ cô ta một món nợ lớn chưa trả được. Và bây giờ, nếu cô ta thật sự đến... thật sự làm một điều gì đó dù rằng ảnh hưởng tới niềm vui hạnh phúc của gia đình ông, thì ông cũng cho đó là lẽ phải... lẽ phải.
􀂐 􀂐 􀂐 Người đàn bà bí ẩn trông thấy Thùy Dung dường như đã nhận ra mình, bà liền lẩn đi thật nhanh ra khỏi tòa nhà. Bà hấp tấp, vội vàng cứ như sợ có người rượt đuổi. Bà bước lên một chiếc du lịch màu trắng mới toanh và chiếc xe nhanh chóng chuyển bánh.
Vài mươi phút sau, chiếc xe chạy vào một biệt thự màu trắng rất đẹp. Bà xuống xe nói với tài xế:
– Cậu về sớm đi! Từ đây đến tối, tôi sẽ không đi đâu nữa.
– Dạ.
Nói rồi, bà bước thẳng vào nhà. Ngồi xuống ghế, hai tay ôm lấy đầu. Hình ảnh Hải Triều xinh đẹp lộng lẫy. Hình ảnh Hải Triều xinh đẹp lộng lẫy, chói ngời vinh quang, rồi hình ảnh đầy yêu thương hạnh phúc của Hải Triều bên cha mẹ anh em... từng lúc nhảy múa trong đầu bà, làm nghẹn thắt trái tim bà.
– Tôi phải làm sao đây? Tôi phải làm với chính mình.
– Thưa bà...
Cô giúp việc xuất hiện bên cạnh lên tiếng. Bà cũng lên tiếng:
– Mang cho tôi ly trà táo!
Cô giúp việc đi vào rồi trở ra với một ly trà táo mát lạnh. Bà nâng ly trà táo mát lạnh. Bà nâng ly trà táo lên uống một hơi chừng muốn xua đi đám lửa nóng đang cháy trong lòng. Đám lửa dịu bớt và bà cũng thấy dễ chịu hơn, bà lại lên tiếng:
– Cô định nói gì, sao không nói đi?
– Thưa bà, có một ông tên là Trần Tâm bảo nhắn lại với bà là đúng mười giờ, ông ấy sẽ đến thăm bà.
– Trần Tâm?
Bà kêu lên rồi đưa mắt nhìn đồng hồ. Đã chín giờ... mười giờ sẽ đến... Trần Tâm lại về nữa rồi. Ông từ nước Mỹ về Sài Gòn một năm rất nhiều lần, tất cả cũng chỉ vì bà. Người đàn ông bền bỉ ôm giữ một tình yêu đối với bà.
Nhưng bao năm qua, bà vẫn xao lãng vì bà chỉ nghĩ đến đứa con gái của mình. Đó cũng chính là mục tiêu duy nhất của cả đời bà. Còn người đàn ông ấy thì vẫn một lòng một dạ chờ đợi.
Bật ra một tiếng thở dài, bà đứng lên khỏi ghế rồi nói:
– Tôi vào phòng nghỉ. Ông Trần Tâm đến thì đưa thẳng vào phòng của tôi – Dạ.
Bà đi về phòng, căn phòng của bà rất rộng, sơn màu vàng nhạt. Một bên căn phòng là giường ngủ, tủ áo, bàn trang điểm và bàn làm việc. Bên còn lại là những giá vẽ và những hộp đựng cọ màu.
Bà bỗng trở nên nhỏ bé giữa một căn phòng quá rộng. Bà đứng im lặng giữa phòng một lúc lâu rồi để chiếc bóp cầm tay lên bàn, sau đó bà di chuyển đến một giá vẽ lớn, đưa tay kéo tấm vải phủ trên giá ra để lộ một bức tranh thiếu nữ tay ôm một bó hoa lớn miệng cười tươi tắn.
Thiếu nữ đó chính là Hải Triều. Bức họa được bà họa lại từ một bức ảnh của Hải Triều đăng trên bào phụ nữ. Ảnh chụp nàng ngày từ nước ngoài trở về trong vinh quang và được chào đón long trọng.
Bức họa rất đẹp, rất sống động, cứ như thật, bởi vì nó đã được bà họa lại bằng cả tim óc.
Bà đứng lặng trước bức họa, nhìn ngắm rất lâu, sau cùng bà khóc. Bà ngồi bệt luôn xuống nền nhà co người lại mà khóc. Và dường như nước mắt chảy tuôn ra cũng chẳng làm giảm được chút đau đớn nào trong tâm khảm của bà.
Bà càng khóc càng đau, càng khóc càng đau, để rồi khi không còn đè nén được nữa bà bật gào lên:
– Hải Triều! Hải Triều ơi... Ta phải làm sao đây? Ta phải làm sao mới nhìn lại được con đây? Ôi! Ta quẫn trí mất rồi. Có lẽ ta phải chết mới quên được tất cả. Phải, ta phải chết mới quên được con, mới không còn nhớ rằng ta có đứa con gái ruột thịt là con, mới không còn khắc khoải vì con nữa. Hải Triều ơi! Con làm sao biết được ta đã sống khổ sở ra sao vì nhớ con. Ta ngày nào cũng nuôi hi vọng sẽ có một ngày đoàn tụ với con, nhưng xem ra ta đã hi vọng hão huyền. Ta đã mơ những điều không có thật. Nhưng ta làm sao chịu đựng nổi khi con chính là cả cuộc đời ta, một cuộc đời mà ta đã đánh mất...
Không có con, chuỗi ngày ta sống chỉ là vô vị, vậy thì ta kết liễu cho rồi. Ta tự giải phóng cho mình ra khỏi cuộc đời quá bạc bẽo của ta. Ta tự kết liễu cho rồi để mọi thứ liên quan giữa ta và con từ nay mãi mãi chìm vào quên lãng.
Vĩnh biệt con Hải Triều... ta vĩnh biệt con.. Quẫn trí, bà như một người điên loạn, lảo đảo đứng lên chạy đến lục tung bàn giấy rồi nắm chặt con dao rọc giấy trên tay đầy kích động, cắt một phát mạnh vào cườm tay bà. Máu bắn ra, máu tuôn ra dầm dề. Bà buông cao dao ngã vật xuống đất chờ đợi cái chết đến.
Vừa lúc đó cửa phòng bà bật mở. Từ bên ngoài bước vào một phụ nữ và một người đàn ông. Cả hai trông thấy cảnh tượng đó thì hốt hoảng kêu lên:
– Tố Như... Tố Như...
Người phụ nữ run lạc cả giọng:
– Anh Tâm! Đưa chỉ đi bệnh viện ngay thôi. Anh bồng Tố Như ra ngoài, tôi đi gọi tắc xi.
– Được rồi. Em mau lên Thúy Hoa!
Người đàn ông chính là Trần Tâm, người đã hết lòng hết lòng hết dạ yêu thương và chờ đợi Tố Như. Còn người phụ nữ là Thúy Hoa, bạn gái thân thiết của Tố Như Thúy Hoa chạy vụt ra ngoài, ông Trần Tâm rút vội cái khăn tay trong túi ra, buộc chặt vào cổ tay bà Tố Như, rồi bế xốc bà trên tay, chạy ra ngoài vừa kịp lúc chiếc tắc xi vừa trờ tới.
Bà Tố Như được cấp cứu kịp thời và cũng tỉnh lại rất nhanh trong bệnh viện. Nắm chặt tay bà, ông Trần Tâm nhìn bà bằng ánh mắt xót xa:
– Tại sao em lại làm như vậy?
– Em không muốn sống nữa.
Ông Trần Tâm xoa nhẹ lên tóc bà nói:
– Nhưng mạng sống rất quý báu, em tự kết liễu như vậy là khờ lắm đó. Em có nghĩ nếu như Hải Triều biết được chuyện... nó sẽ khổ buồn đến thế nào không?
– Hải Triều... Hải Triềụ. Bà Tố Như chừng như đau khổ, bà ứa lệ nghẹn ngào:
– Hải Triều làm sao mà biết được. Hải Triều của em đã thuộc về người khác và mãi mãi thuộc về người khác. Em chỉ là một người dân không quan hệ gì, em chỉ là một cái bóng âm thầm dõi theo nó suốt cuộc đời... đau khổ vì nó suốt đời mà thôi.
– Tố Như! Anh nghĩ là em đã chịu đựng đủ rồi.
Ông Trần Tâm đặt hai tay lên hai bờ vai bà Tố Như, nói tiếp:
– Đã đến lúc em phải được nhận lại con, đã đến lúc Hải Triều phải biết được sự thật ai là mẹ ruột của nó. Đấy không chỉ là điều mà em khao khát, mà đó còn là mong mỏi của anh, của Thúy Hoa, bởi chúng ta không muốn nhìn thấy em khổ đau vì Hải Triều thêm một giây nào nữa. Hôm nay, em đã làm chuyện rồ dại, nếu như anh và Thúy Hoa không đến sớm thì em đã sao rồi, hả Tố Như?
Em làm cho anh sợ lắm. Thật sự là anh đã vì em mà hoảng sợ, bởi vì anh không muốn mất em. Có thể em không nghĩ gì đến anh, em không coi anh là trọng, nhưng đối với anh, em quý trọng biết chừng nào, vì thế mà anh sợ.... anh sợ....
Ông Trần Tâm nói đến đó thị nghẹn lời. Bà Tố Như nhìn sững ông rồi đưa mắt như tìm kiếm ai, một hồi mới lên tiếng:
– Trần Tâm! Thúy Hoa đâu? Thúy Hoa đâu rồi?
– Cô ấy đã đi đến nhà bên ấy rồi. Cô ấy rất thất vọng, rất phẫn nộ. Cô ấy bảo cô ấy đi làm cái điều cần làm, để không hối hận suốt đời.
Bà Tố Như bật cả người lên nhưng vì sức yếu nên bà lại bị rơi xuống. Bà nhắm nghiền mắt, tinh thần lại bấn loạn dữ dội. Cuối cùng thì Thúy Hoa đã vượt qua bức tường rào mà mấy mươi năm nay bà không dám vượt qua, thay bà làm cái điều mà bà muốn nhưng không dám làm. Cô ấy thật gan góc, đáng nể. Còn bà thì vừa mùng vừa sợ.
Đi đến bên ấy rồi, nhưng liệu người ta có dễ dàng để cho Thúy Hoa phanh phui sự thật hay không? Liệu người ta có đồng ý cho con nhận lại mẹ hay không? Thật sự không sao nghĩ được mọi việc rồi sẽ ra sao. Thuận lợi hay không thuận lợi? Được hay không được?
Càng nghĩ càng rối lòng. Bà Tố Như bấu vào tay ông Trần Tâm, kêu lên:
– Sao anh không cản Thúy Hoa lại? Sao anh lại để Thúy Hoa đi vậy chứ?
Một sự việc không dễ gì, một việc khó như thế... không chừng Hải Triều hay được nó còn cười, cho đó là chuyện hoang đường không thể nào tin thì sao?
Quyết định một việc hệ trọng như thế, sao anh và Thúy Hoa không chờ bàn bạc với em?
Ông Trần Tâm lắc đầu thở ra:
– Em đã cùng quẫn,anh và Thúy Hoa không thể chờ đợi nữa. Chi bằng quyết định thay em, làm tất cả vì em. Nếu em có trách thì hãy trách đi, nhưng anh và Thúy Hoa đối với em là toàn tâm toàn ý. Chúng ta muốn em được nhận lại đứa con gái của mình.
– Bây giờ Hải Triều khôn lớn, xinh đẹp, thành công như vậy, họ sẽ cho em nhận lại con sao?
– Nếu họ còn có lương tâm thì họ sẽ cho em nhận con. Còn nếu như sự việc có ngược lại theo ý muốn của chúng ta, thì chúng ta sẽ kiên trì hơn nữa, nhẫn nại hơn nữa cho đến khi nào đạt đến kết quả tốt đẹp mới thôi. Bất luận tốt xấu thế nào, em cũng phải thật bình tĩnh... thật bình tĩnh mới được.
Bà Tố Như xúc động rơi lệ. Tấm chân tình của ông Trần Tâm đã lay động bà. Bà nhắm nghiền mắt để mặc cho nước mắt thi nhau tuôn xuống hai bên thái dương. “Nếu họ còn có lương tâm... ” Bà chợt nhớ lại lúc xưa, người phụ nữ đó chẳng phải đối với bà rất kiên định, rất cứng rắn, lạnh lùng đó hay sao? Hai mươi năm rồi... Đã hai mươi năm. Nếu như bà ta vẫn kiên định, vẫn cứng rắn,vẫn lạnh lùng như trước thì sao?
Bà Tố Như hé mắt nhìn ông Trần Tâm, rồi nói:
– Em có hy vọng gì hay không? Em có nên hi vọng hay không?
– Con người sống được là nhờ vào hi vọng em à. Hãy hi vọng vào những điều tốt đẹp.
Ông Trần Tâm đưa tay chặm nước mắt cho bà rồi lại nói:
– Mạnh dạn lên. Em muốn nhìn lại con gái thì phải mạnh dạn lên.
Bà Tố Như rưng rưng, ngước nhìn ông Trần Tâm hỏi:
– Hải Triều sẽ nghĩ sao về em? Liệu con bé có chấp nhận em không?
– Một người mẹ tuyệt vời như em không có gì phải ái ngại. Riêng với Hải Triều, tuy chưa một lần tiếp xúc, nhưng anh có thể bằng giác quan nhận xét đó là một cô gái có trái tim nhân hậu. Dẫu rằng có hơi nghiệt ngã nhưng Hải Triều biết cách dung hòa sao cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
– Anh tự tin như thế à?
– Phải.
Bà Tố Như thở hắt ra:
– Em mong được như vậy, chỉ sợ không được như vậy.
– Hãy tin tưởng em à!
Ông Trần Tâm bóp chặt bàn tay của bà Tố Như trong tay mình như muốn truyền hết cho bà sức lực của ông để bà có thể dũng cảm hơn, sẵn sàng đối đầu với mọi tốt xấu vẫn đang chờ phía trước.
Bà Tố Như nhìn ông Trần Tâm bằng ánh mắt dịu dàng, rồi quay đi nhìn xa tít ra bên ngoài cửa sổ.
Bên ngoài cửa sổ là cả một bầu trời chói chang nắng đầy mây xanh mây trắng và những cơn gió nhẹ nhàng khẽ lay động ngọn cây.
Hơn hai mươi năm rồi, biết bao thay đổi... ấy vậy mà quá khứ vẫn như ngày hôm qua gần gũi, vẫn như một quyển sách mở trước mặt, lật giở từng trang là có thể thấy tất cả. Và trong đầu bà Tố Như lần lượt giở qua từng trang của quá khứ... quá khứ của người đàn bà có trái tim hoang vu.
Chương 3:
 Hơn hai mươi năm trước...
Thật khó mà quên cái ngày hôm đó. Ngày mà Tố Như, cô sinh viên của trường Đại Học Mỹ Thuật sung sướng với kết quả để ưu hạng trong kỳ thi tốt nghiệp. Mang cả tâm trạng háo hức vui mừng, cô chạy vội về nhà, chưa kịp loan báo với cha mẹ Tố Như đã khựng lại ngơ ngác khi thấy mẹ nàng đang tỉ tê khóc, còn ba nàng thì trầm mặc với điếu thuốc đang cháy dở trên tay.
Chuyện gì vậy? Tố Như hết nhìn ba lại nhìn mẹ rồi tự trấn tĩnh. Chắc là không có chuyện gì đâu. Chỉ là gây gổ, cãi cọ ngày thường rồi thôi.
Sự im lặng làm cho cả một gian phòng khách rộng và sang trọng như thế mà cứ như một căn phòng vừa nhỏ, vừa tối, vừa kín, ngột ngạt dễ sợ.
Tố Như bước tới từng bước, rồi ngập ngừng lên tiếng:
– Con..con muốn biết... gia đình mình đang xảy ra chuyện gì vậy?
Bà Tố Lan mẹ của Tố Như nghe con gái hỏi thì ôm mặt khóc to hơn. Mãi đến lúc này, ông Vĩnh Thành ba của nàng mới lên tiếng:
– Con ngồi xuống đi Tố Như.
Cảm nhận có chuyện hệ trọng rồi, Tố Như ngồi ngay xuống ghế, nôn nóng:
– Chuyện gì vậy ba?
Ông Vĩnh Thành rít một hơi thuốc dài rồi thở khói thuốc phì phì ra vẻ mặt nhăn nhó:
– Ba... ba phá sản rồi con à.
– Phá sản rồi?
Tố Như bật ra ba tiếng đó rồi im bặt chết lặng. “Phá sản... Nghĩa là tan nát hết, nghĩa là chẳng còn gì. Phá sản! Một gia đình bề thế, giàu có như gia đình nàng mà chỉ hai từ “phá sản” là tan hoang hết hay sao. Sụp đổ dễ dàng như vậy sao?
– Ba phải trả nợ, vì thế mà ngôi biệt thự này cũng phải bán đi. Chúng ta sẽ dọn đến ngôi nhà khác nhỏ hơn để ở.
Ông Vĩnh Thành nói bồi thêm. Tố Như càng nghe càng bàng hoàng. Nàng chưa kịp hỏi nguyên nhân thì mẹ nàng đã hét lên:
– Tôi không cho ông bán ngôi nhà này đâu. Tôi không bằng lòng, không cho ông động đến ngôi nhà này. Ông không được bán ngôi nhà này.
– Nhưng nếu tôi không bán nhà trả nợ thì tôi sẽ đi tù, bà có biết không. Bà giữ lại ngôi nhà mà nhìn tôi đi tù à? Bà nỡ làm như vậy hay sao?
– Tôi mặc xác ông. Ông đi tù đi. Tốt nhất là ông đi tù cho rảnh mắt tôi.
– Bà...
– Thôi đủ rồi!
Tố Như la lên một tiếng thật lớn rồi nói:
– Ba mẹ cãi nhau như vậy sẽ cứu vãn được tình thế hay sao? Con không hiểu gì hết, con muốn hiểu tại sao lại phá sản?
– Hãy hỏi ông ấy kìa! Mấy năm nay sa vào con đường cờ bạc, mẹ đã nói cạn lời, khóc hết nước mắt rồi... ông ấy cũng đã hứa bỏ, nào ngờ đâu giờ đây đến cái nhà cũng không còn để ở.
Bà Tố Như lại khóc. Tố Như cũng rơm rớm lệ. Nàng nhìn ba chăm chăm hết sức đau lòng:
– Con thật không dám tin đây là sự thật. Ba à! Lẽ nào ba thua sạch không còn một chút gì sao?
– Ba xin lỗi...
Ông Vĩnh Thành cúi gằm mặt, lạc cả giọng.
Cuộc đời đúng là một giấc mộng không thể lường trước được – Ba thua quá, ba chỉ muốn gỡ... nhưng càng gỡ càng thua.
– Ba cờ bạc có mấy năm... ba thua sạch cả sản nghiệp... ba không thấy đau lòng sao ba? Rồi đây gia đình của chúng ta sẽ sống như thế nào đây hở ba?
– Tố Như à! Ba biết lỗi thì quá muộn rồi. Nhưng ba hứa khi giải vây xong nợ nần, còn lại ít vốn mua ngôi nhà nhỏ, sau đó ba sẽ đi tìm việc làm, không để cho con và mẹ phải vất vả đâu.
– Ông giờ như một phế nhân còn làm gì được nữa.
Bà Tố Lan học hằn xen vào:
– Tôi nói rồi, ông có đi tù thì đị.căn nhà này tôi không cho ông bán. Tôi giữ lại ngôi nhà này cho các con của tôi.
Ông Vĩnh Thành nghe vợ cứ khăng khăng buộc mình phải đi tù thì trợn mắt gầm lên:
– Nhưng bà không có quyền. Sản nghiệp là của cha mẹ tôi để lại chứ không phải bà. Nay tôi nợ nần khánh kiệt, tôi phải dùng nó để trả nợ.
– Nhưng tôi không cho.
– Bà chẳng có quyền gì. Tôi không thể vì chút tài sản này mà ngồi tù được.
Tôi đã già rồi, tôi không chịu nổi cảnh tù tội đâu.
– Mặc kệ ông. Ông tự làm thì ông tự phải chịu lấy, tôi và các con không việc gì mà phải gánh vác giùm ông. Khi ông cờ bạc, ông không nghĩ đến vợ con thì chúng tôi không việc gì phải nghĩ đến ông.
– Bà im mồm ngay đi! Mãi đến hôm nay tôi mới biết bà quá độc địa, quá nhẫn tâm. Bà muốn của cải hơn là muốn lấy chồng mình. Bà không cản được tôi đâu. Tôi đã bán nhà rồi, vài hôm nữa người ta sẽ giao phần tiền còn lại và nhận nhà. Tất cả chuẩn bị dọn nhà đi.
Quả là không thể tưởng tượng. Tố Như cảm thấy con người nàng như bị ai xé ra trăm ngàn vạn mảnh đến không còn cảm nhận được gì.
Thế là hết rồi! Trong một phút chốc và tan nát hết. Nước mắt Tố Như tuôn ra khi chẳng còn gì để mà kiềm nén. Bà Tố Lan run bắn người vì giận. Bà ném tia nhìn phẫn uất về phía chồng rồi nói:
– Người ta nói “của chồng công vợ”, nhưng xem ra công cán của tôi bao nhiêu năm qua chỉ được đổi lấy sự bạc bẽo và nhục nhã mà thôi. Vĩnh Thành!
Tôi hận ông, tôi hận ông... àĐược rồi, đã đến nước này rồi. Đã tan nát đến thế rồi, tôi còn gì mà giữ gìn nữa. Tôi còn gì mà níu kéo nữa, chẳng còn hy vọng gì nữa. Từ nay, giữa tôi và ông đường ai nấy đi. Tôi trở về Vĩnh Long sống với anh chị của tôi. Tố Như và thằng Vinh Nghiệp sẽ theo tôi. Còn lại một mình ông với số tiền đó, ông muốn làm gì thì làm đi. Tôi chính thức nói rằng:
Tôi sẽ ly dị với ông.
– Mẹ....
Tố Như gào lên nhưng bà Tố Lan rất lạnh lùng rời khỏi ghế, rồi đi thẳng vào trong tỏ một thái độ dứt khoát, kiên định.
Ông Vĩnh Thành gục xuống ôm lấy đầu. Lát sau ông ngẩng lên đôi mắt đỏ hoe như sắp khóc:
– Ba không trách mẹ của con. Mẹ con làm vậy bởi vì ba quá tác tệ, ba không còn xứng đáng với bà ấy và các con nữa. Mẹ con nói sẽ đem các con theọ.ừm...
thì đi theo mẹ vào lúc này sẽ tốt hơn là theo ba.
– Ba đừng nói nữa! Con sẽ khuyên nhủ mẹ.
Tố Như ràn rụa nước mắt vừa nói vừa đứng lên. Ông Vĩnh Thành nói theo một câu:
– Nếu không khuyên được mẹ thì cũng đừng có căng thẳng quá. Hãy để cho mẹ con làm những gì bà ấy thích trong lúc này.
Tố Như đi thẳng vào phòng ngủ của mẹ. Nàng đẩy cửa vào và nhìn thấy mẹ đang lôi từ trong tủ ra mấy chiếc va li to nhỏ đủ cỡ. Bà vừa làm vừa khóc.
Tố Như đến gần bên mẹ rồi vòng tay ôm chặt lấy bà, nhỏ nhẹ nói:
– Mẹ, mẹ đừng đi! Ở lại nghe mẹ. Chúng ta đâu thể nào bỏ rơi ba trong tình cảnh này được. Dù sao cũng lỡ rồi mẹ à. Sản nghiệp không còn nhưng chúng ta còn có một gia đình. Mẹ mà ra đi thì gia đình này cũng tan nát luôn. Lẽ nào mẹ muốn như thế?
– Tố Như!
Bà Tố Lan buông chiếc va li đang cầm trên tay xuống, quay người lại nắm lấy Tố Như vừa khóc vừa nói:
– Mẹ không muốn như thế, tất nhiên là mẹ không muốn như thế. Nhưng ba của con đã làm tan nát trái tim mẹ rồi. Ông ấy nào coi mẹ ra gì... đến nước này rồi mà vẫn quát tháo mẹ là chẳng có chút quyền hạn. Mà có lẽ đúng thế, mà đúng là mẹ không có quyền hạn nên ba con muốn làm gì thì làm, muốn phá tán thì phá tán, kết quả là vợ con bị đẩy ra đường mà ở, đã thế mà vẫn còn hung hăng lắm. Con xem có chịu nổi ba con hay không? Ba của con đã chẳng nghĩ gì đến chúng ta, thì thôi, hãy để ông ấy sống một mình đi. Chúng ta về quê các con à. Cuộc sống ở quê đạm bạc nhưng mẹ chắc rằng các con sẽ được vui vẻ.
– Mẹ! Con vào đây là để khuyên mẹ đừng đi, đừng bỏ ba của con. Dù sao chúng ta cũng là một gia đình, hạnh phúc có nhau thì hoạn nạn cũng phải có nhau chứ mẹ.
– Hoạn nạn cái gì? Hoạn nạn do trời thì mẹ còn chịu đựng, hoạn nạn này là do ông ấy từng ngày từng ngày làm ra, mà mẹ đã năn nỉ hết lời, van xin hết lời, cố che giấu để các con không phải buồn vì cái tật cờ bạc của ba con. Mẹ thật sự mệt mỏi lắm rồi, Tố Như à. Mẹ không thể xem như không có gì và cũng không muốn đối mặt với con thêm giây phút nào nữa. Mẹ quyết định rồi, chúng ta sẽ về quê. Con hãy thu dọn đồ đạc đi, một vài ngày nữa chúng ta sẽ đi. Đi trước khi ba con giao nhà này cho người ta. Mẹ không muốn nhìn thấy cảnh tượng đau lòng đó.
Bà Tố Lan ngồi xuống giường mở từng chiếc va li ra. Tố Như đứng lặng nhìn mẹ, lòng ngổn ngang như tơ vò trăm mối. Vậy là nàng đã không thuyết phục được mẹ ở lại. Vậy là gia đình nữa mà đã thật sự chia rẽ. Lần này đây không chỉ có buồn đau mà còn là mất mát. Tố Như không còn rơi một giọt lệ nào. Nàng đứng bất động thật lâu nhìn mẹ thu gọn đồ đạc trong tủ cho vào va li đến chật cứng hết cái này đến cái khác. Một lúc lâu nàng mới lên tiếng:
– Mẹ! Con sẽ ở lại với ba.
– Con nói sao?
Bà Tố Lan ngẩng lên đầy vẻ ngạc nhiên:
– Con nói sao, Như?
– Con nói con sẽ ở lại với ba. Đành rằng ba có lỗi, ba đã khiến cả gia đình khổ sở, nhưng bỏ mặc ba mà đi, con thấy không đành lòng.
– Không được. Rồi ông ấy sẽ lại cờ bạc, sẽ lại nợ nần, ông ấy sẽ làm khổ con.
– Mẹ à! Nhưng con là con của ba, con không thể nào không lo cho ba được.
– Con thương ba của con, nhưng con sẽ khổ vì ông ấy. Mẹ thì khác. Mẹ chỉ muốn con của mẹ được sung sướng mà thôi. Mẹ có chút tài sản riêng, về quê, mẹ lo cho các con đầy đủ không thiếu thứ gì, không thua kém ai. Mẹ không bằng lòng cho con theo ba đâu. Mau chuẩn bị mà về quê với mẹ.
– Con biết mẹ sẽ giận, nhưng con không thể theo ý mẹ được. Con ở lại với ba. Con ở lại để lo lắng cho ba.
Bà Tố Lan tay đang ôm mớ đồ giận dữ quẳng một cái mạnh xuống giường, quát lớn:
– Nói mãi mà không nghe. Mày ngang ngạnh giống như ba của mày vậy.
Muốn ở lại chứ gì? Muốn lo lắng cho ba mày chứ gì? Lớn rồi cũng không nghe lời mẹ có đúng không? Vậy muốn làm gì thì làm đi, sau này có khổ thì tự mình chịu lấy chứ đừng có trách ai. Tao dắt thằng Vĩnh Nghiệp về quê. Từ nay cuộc sống của người nào tự người đó lo.
– Mẹ....
– Còn gì nữa?
– Con xin lỗi mẹ.
Bà Tố Lan ngước nhìn con gái thở ra, giọng bớt gay gắt hơn:
– Lỗi phải gì. Mẹ chỉ cầu mong sao cho con đừng có khổ vì ba của con. Cầu mong ông đừng có cờ bạc nữa là mừng rồi. Từ nay, không còn mẹ ở bên cạnh, việc gì cũng phải tự làm, tự do một mình.
Bà Tố Lan lo lắng nói tiếp:
– Con ở lại mẹ không yên tâm chút nào.
– Mẹ! Con đã lớn rồi, không sao đâu. Nhưng mẹ về quê có dì cậu bên cạnh, con sẽ về quê thăm mẹ khi rảnh rỗi.
Bà Tố Lan lại thở dài:
– Không ngờ gia đình mình cũng có lúc khách kiệt như thế này. Con là một cô gái sống trong nhung lụa, giờ sẽ phải bương trải mẹ thật xót xa. Nghe lời mẹ dặn, bất cứ thứ gì cũng phải thận trọng và liệu vừa sức mình thôi. Còn nữa, nếu ba không bỏ tật, nếu ba làm khổ con thì phải về với mẹ, có biết không?
– Con biết rồi mẹ ạ. Khi không mỗi người mỗi ngã... Con sẽ nhớ mẹ và em Nghiệp lắm. Con cũng mong mẹ tha thứ cho ba, đừng có giận ba nữa.
– Chuyện đó hãy chờ thời gian đi. Còn bây giờ... Mẹ chưa thể tha thứ cho ba của con được. Mẹ rất giận ông ấy làm tiêu tan sản nghiệp, làm tan nát cả một gia đình. Ông ấy không đáng được tha thứ.
Bà Tố Lan nói một hồi rồi đưa tay vuốt tóc Tố Như, hỏi:
– Sáng nay con đi xem điểm tốt nghiệp, con đậu có phải không?
– Dạ, con đậu rồi.
Tố Như trả lời không còn chút mừng vui nào.
Bà Tố Lan gật gù:
– Cũng may mà con đã học xong đại học mới phải gặp tình trạng này. Con đậu rồi thì tìm việc cũng dễ hơn. Tố Như à! Mẹ mong con được vui vẻ.
Cuộc đời đúng là một giấc mộng không thể lường trước được. Giữa thiên đường và địa ngục... Thật ra chỉ cách nhau một khoảnh khắc mà thôi.

Trong khi bà Tố Lan và Tố Như đang ôm chầm lấy nhau trong nỗi buồn đau bịn rịn, thì ở ngoài cửa phòng, ông Vĩnh Thành lén nghe toàn bộ câu chuyện của vợ con. Ông trở ra phòng khách ngồi xuống ôm lấy mặt bật khóc. Ông khóc vì hối hận, ông khóc vì đã làm khổ vợ con, ông khóc vì biết rằng bên cạnh ông vẫn còn đứa con gái Tố Như đã tình nguyện ở lại bên ông. Và ông khóc cho cả một cuộc đời vàng son mà ông đã tự mình đánh mất.
Chương 4:
Sau đó là những ngày hết sức bận rộn. Đưa tiễn mẹ về quê, mua một ngôi nhà trong một con hẻm, rồi dọn nhà... Biết bao nhiêu là chuyện làm cho Tố Như mệt phờ. Mới có mấy ngày thôi mà trông nàng hốc hác và gầy gộc đi.
Xong chuyện dọn nhà, tính toán lại tiền bạc trong nhà chẳng còn bao nhiêu, Tố Như lại quáng quàng chạy đi tìm việc. Mãi đến bây giờ nàng mới biết không phải có tấm bằng đại học có thể tìm việc dễ dàng. Nộp đơn liền mấy chỗ, chờ đợi cũng khá lâu nhưng chẳng được gì. Cuối cùng Tố Như phải đi làm công việc “chép tranh” ở một tiệm tranh lớn trong thành phố.
Hàng ngày, công việc của nàng là sao chép lại những bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ danh tiếng trong nước lẫn ngoài nước. Tuy đó chẳng phải là công việc mà Tố Như mong muốn, nhưng ít ra nó cũng giúp nàng kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống của hai cha con trong những lúc khó khăn.
Điều mà Tố Như lo sợ là ba sẽ lại cờ bạc. Nhưng xem ra ông đã một lòng vứt bỏ cái thứ cám dỗ đáng ghê sợ đó rồi. Gần đây, ông hay uống rượu, không uống với ai, chỉ uống một mình, và tâm trạng rất buồn.
Đối mặt với người cha tối ngày say xỉn, tâm trạng của Tố Như cũng chẳng khá hơn. Vì thế mà có một giây phút rảnh rỗi, nàng đều rúc vào phòng vẽ tranh.
Liên tục những bức tranh đủ thể loại, đủ màu sắc, đủ cảm xúc ra đời, và cứ thế mà xếp gần chật ních cả gian phòng. Ngày tháng trôi qua đi, Tố Như cứ lặng lẽ với công việc “chép tranh” và tiêu khiển bằng việc vẽ tranh... Cho đến một ngày...
Hôm đó, ông Vĩnh Thành thật sự tỉnh táo không say mèm như mọi khi. Ông đợi Tố Như về và khi hai cha con ngồi bên mâm cơm, ông liền nói:
– Tố Như à! Ba có chuyện này nói với con.
Tố Như điềm tĩnh gắp bỏ vào chén của ba một ít thức ăn, rồi ngước nhìn ông hỏi:
– Có chuyện gì vậy hả ba?
– Ba... ba...
Ông Vĩnh Thành ngập ngừng rồi cũng nói ra được:
– Ba muốn rước một người về nhà ta ở.
Đôi mắt Tố Như đầy vẻ ngạc nhiên. Nàng bỏ đôi đũa trên tay xuống bàn, lặng im một lúc mới nói:
– Là ai vậy ba?
– Là cô Xuân. Cô Xuân ở cuối xóm này.
“Cô Xuân?” Tố Như lặp lại rồi im bặt. “Cô Xuân” đó là phụ nữ chưa chồng ở cuối xóm. Đôi lần ở ngoài về, Tố Như trông thấy ba và cô Xuân đứng trò chuyện với nhau, nhưng lập tức thấy Tố Như thì tan ra ngay lập tức.
Hóa ra là thế! Có tình ý với nhau và bây giờ đã quyết định sống chung. Ba đúng là người luôn mang tới những bất ngờ cho người khác. Đàn ông dễ thay lòng như vậy đó. Trong khi Tố Như mong chờ cái ngày mẹ sẽ tha thứ thì ba lại vô tư tự quyết định chung sống với phụ nữ khác. Ba quả là tác tệ, quả là vô tình.
Tố Như im lặng trong nỗi buồn giận không biết phải nói như thế nào. Nàng cầm đũa lên, nhìn ba rồi nói:
– Ba ăn cơm đi!
Hai cha con lặng lẽ ăn cơm không nói một lời nào. Tố Như nuốt vội cơm, nuốt cả nước mắt vào lòng. Nàng cố ăn cho xong chén cơm đắng ngắt rồi buông đũa xuống bàn lên tiếng:
– Ba nói cho con biết, ba có nghĩ đến mẹ của con không?
– Có Ông Vĩnh Thanh rụt rè ngước mắt nhìn con gái rồi cúi gằm mặt nói:
– Nhưng ba và mẹ không có đường nào để quay lại với nhau. Mẹ không tha thứ cho ba đâu, ba cũng cảm thấy mình không còn xứng đáng... Và ba mẹ cũng đã tiến hành các thủ tục ly dị rồi, còn gì nữa mơ mộng. Cô Xuân thương ba, ba muốn làm một bữa tiệc nhỏ gọi là thủ tục để đón cô ấy về.
Đúng thật là một tấn tuồng đời cười ra nước mắt. Giây phút này, Tố Như không biết nên cười hay nên khóc, nhưng quyết định của ba khiến cho nàng cảm thấy cuộc sống sao mà đầy cay nghiệt. Nỗi đau này chưa dứt, nỗi đau khác đã đến.
Tố Như chỉ muốn hét lên một tiếng cho thật lớn, cho vỡ toang lồng ngực, nhưng rồi lại không thể được.
Tố Như nhìn ba chán nản:
– Chúng ta mới dọn đến đây được mấy tháng, ba quen cô Xuân cũng chừng ấy thời gian thôi đã quyết định sống chung. Con cảm thấy hơi vội vàng đó ba à.
– Ba không nghĩ như vậy. Tuổi ba đã lớn, cô Xuân cũng không còn trẻ, nào phải trẻ trung gì nữa mà yêu đương tìm hiểu nhau. Cô Xuân tuy là gái lỡ thời nhưng cũng là con nhà đàng hoàng. Cô ấy không chê ba, ba đã thấy vui. Nói thật với con là ba đã có bạn đời hủ hỉ. Ba có cô Xuân lo rồi sẽ đỡ gánh nặng cho con. Con cũng nên tìm người vừa ý mà lấy chồng đi thôi.
Vậy đó, có phải mình đã quá uổng công đi theo chăm lo cho ba hay không?
Giờ thì ba chỉ biết đến người đàn bà khác thôi.
Tố Như giận dỗi đứng bật lên, vừa dọn dẹp bàn ăn vừa nói:
– Ba lấy vợ thì lấy, nhưng cũng đâu cần bắt con đi lấy chồng cho rảnh mắt ba chứ.
– Tố Như à! Ý ba không phải thế đâu con. Ba vì lo cho con thôi.
– Con không biết. Từ nay con không lo cho ba nữa đâu, ba muốn làm gì thì làm đi.
Tố Như dọn bàn ăn đi thẳng ra nhà sau. Nàng vừa rửa chén bát vừa khóc.
Mấy tháng nay nàng chưa kịp vui trở lại thì buồn bã tiếp tục rồi. Chẳng hiểu mẹ nghe tin này sẽ thế nào? Chắc là giấu chặt nỗi buồn vào trong lòng thôi, dù sao đấy cũng là người bạn đời mấy mươi năm của mẹ. Tố Như hiểu, mẹ làm tất cả, từ việc rời ba đến nộp đơn ra tòa ly hôn, mẹ làm đủ thứ cũng chỉ để đã nư cơn giận mà thôi. Trong thâm tâm mẹ, chắc chắn có một con đường cho ba quay về sau này. Nhưng ba đúng là một người đàn ông quá vô tâm. Đúng như mẹ nói, ba chỉ nghĩ cho mình chứ không biết nghĩ cho người khác.
Tố Như khóc thật nhiều.
Từ ngày hôm đó, giữa nàng và ba vô hình có một khoảng cách.
Đi du lịch. Tố Như không muốn nàng bị chết ngạt trong vô số những lo buồn và hàng ngày phải đối mặt với sự xuất hiện thường xuyên hơn của cô Xuân trong ngôi nhà của mình. Nàng quyết định đi du lịch.
Ngày mai, ba và cô Xuân sẽ đãi tiệc ra mắt. Hôm nay, Tố Như bỏ đầy hành lý vào ba lô rồi bỏ đi. Trước khi đi, nàng để lại một số tiền và một bức thư ngắn cho ba. Nội dung của bức thư chỉ vỏn vẹn mấy lời:
“Ba! Đây là số tiền còn lại mà con gìn giữ, nay giao cho ba để lo liệu cuộc sống của mình. Con đi du lịch nhiều ngày mới về. Con chúc ba hạnh phúc!
Tố Như!”.
Không biết phải đến đâu đây? Tố Như mua vé tàu cánh ngầm đến thành phố Vũng Tàu.
Nàng thuê một căn phòng ở khách sạn đối diện với biển. Buổi sáng, nàng ra biển ngắm mặt trời mọc. Buổi chiều nàng ra biển ngắm hoàng hôn. Lắm khi nàng một mình lang thang khắp tận hang cùng ngõ hẹp của phố biển, rồi nàng vẽ tranh. Một vài bức tranh hùng vĩ về biển. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày...
nàng vẫn cô độc một mình giữa phố và chưa có ý định trở về. Nàng cứ thế mà lang thang.
Chiều nay, nàng leo tận lên núi cao rồi từ trên cao quay trở xuống thì hoàng hôn đã nhập nhoạng.
Hoàng hôn ở biển có vẻ đẹp mờ ảo. Thích thật! Nước biển mát lạnh và êm ái quá. Để đôi giày đang cầm trên tay lên bờ cát, Tố Như chợt có ý nghĩ dầm mình vào nước biển một lúc rồi mới trở về khách sạn.
Tố Như đi thẳng xuống biển. Cứ đi thẳng, đi thẳng... Biển rộng bao la như sẵn sàng nuốt chửng lấy nàng. Vài cánh hải âu chao lượn vút ngang đầu nàng.
Nàng vẫn bước thẳng. Bao nhiêu hình ảnh về một thời quá khứ huy hoàng của cô gái con nhà giàu hiện về nhanh trong ký ức.
Ngày ấy, nàng chỉ biết sống cho vui vẻ và không có gì để nghĩ ngợi. Thế rồi chỉ sau một đêm, nàng như kẻ từ trên núi cao rơi mình xuống vựa sâu. Gia đình tan vỡ. Cô gái nhà giàu biến thành một kẻ thiếu thốn và đầy lo toan. Vậy đó, bỗng chốc mất hết chẳng còn gì.
Nước dâng lên đến ngang ngực Tố Như, nàng vẫn chưa chịu dừng lại. Khi mà nàng có cảm giác chân không còn chạm đáy cát và nàng chuẩn bị bơi, thì một bàn tay từ phía sau vươn tới túm lấy nàng. Và nhanh thật nhanh nàng bị kéo xệch vào bờ.
Quái lạ! Tố Như quay phắt lại, nàng nhìn sửng người đàn ông trước mặt bằng đôi mắt mở to. Người đàn ông quần áo chỉnh tề giống như nàng và cũng bị ướt như chuột... giống nàng.
Anh cũng đang nhìn lại nàng bằng đôi mắt mở to. Rồi khi mở lời thì cả hai mở lời một lượt:
– Anh!
– Cô!
– Cô nói trước đi.
– Tôi muốn hỏi anh làm gì vậy? Sao lại kéo tôi vào bờ? Anh làm cho tôi hết hồn, tôi tưởng mình bị con cá lớn nào lôi rồi.
– Tôi không thể thấy chết mà không cứu. Tôi không biết cô đang gặp phải chuyện buồn gì mà ngay đến mạng sống của mình mà cũng hủy hoại. Nhưng tôi đã nhìn thấy cô, tôi không thể không cứu cô.
– Tôi...
Đôi mắt Tố Như mở to hơn, nàng vẫn nhìn người lạ trước mặt, rồi nói:
– Anh nghĩ rằng tôi muốn chết à?
– Cô không muốn chết thì đi thẳng ra biển để làm gì vào cái lúc trời như thế này?
Hiểu lầm! Hóa ra anh ta đã hiểu lầm. Anh ta tưởng mình tự sát. Tố Như bật cười:
– Anh nghĩ sai rồi. Tôi không phải đi tự sát. Tố như bật cười:
– Cô tắm biển?
– Ừ. Tôi vừa định bơi vào thì bị anh tóm lấy rồi. Thú thật là anh làm tôi hoảng đấy. Tôi cứ ngỡ mình bị cá lôi rồi.
– Cá nào mà lôi cô vào bờ? Cá phải lôi ra biển mới đúng chứ.
Người lạ phì cười. Tố Như cũng cười. Hai người đột nhiên im lặng và trời cũng sụp tối thật nhanh. Gió từ ngoài khơi thổi vào thật mạnh. Tố Như cảm thấy lạnh, nàng tìm đôi giày ở dưới cát cầm lên tay, rồi nói:
– Dẫu sao tôi cũng muốn nói lời cảm ơn anh. Cảm ơn anh vì nghĩa cử tốt đẹp của anh. Cảm ơn anh vì một người không quen như tôi mà ướt cả quần áo. Tôi thấy lạnh. Chắc là anh cũng lạnh rồi... Tôi phải về đây. Cảm ơn anh. Chào anh!
Tố Như nhìn người lạ rồi bước thẳng. Nàng vừa đi được vài bước thì nghe người lạ hỏi:
– Tôi có thể biết tên cô được không?
Tố Như quay lại:
– Tên của tôi là Tố Như.
– Tôi tên Hải Sơn.
Tố Như mỉm cười rồi quay đi. Một thoáng tình cờ thôi biết tên nhau cũng chẳng để làm gì mà cũng chẳng gây hại gì. Ít ra anh ta biết thêm được cái tên và mình cũng thế.
Nhưng lại chẳng đơn giản như thế khi Tố Như cứ vương vấn mãi nụ cười của người lạ đó. Rồi nàng bắt đầu có những ý nghĩ:
Anh ta cũng đẹp trai đấy chứ. Có vẻ vui tính...
“Hải Sơn... Hải Sơn... ” Trong đầu nàng bắt đầu nhai đi nhai lại cái tên Hải Sơn.
Và rồi nữa đêm hôm đó, nàng khó ngủ, vùng dậy theo trí tưởng tượng mà vẽ một bức họa. Nàng vẽ say sưa, vẽ một cách rất rất ưa thích. Đến sáng thì bức họa hoàn thành. Một bức họa không đề vẽ một người, tay bế một phụ nữ từ trong biển cả ra.
Chương 5:
Chiều xuống thấp. Mặt trời sau một ngày bận rộn đi về lặng lẽ khác hẳn với buổi sáng đầy sức sống kiêu hãnh.
Mặt trời chiều nhuộm biển một màu da cam, biển trông kỳ lạ hơn. Tố Như lại ra biển. Nàng nhỏ nhắn thanh mảnh trong chiếc đầm màu trắng phất phới trong gió chiều. Nàng đi một vòng quanh biển rồi ngồi xuống bờ cát khô, quay mặt ra biển ngắm hải âu, tai lắng nghe sống biển rì rào vỗ về cuốn đi những lo âu phiền muộn.
Đột nhiên nàng nghĩ tới Hải Sơn, nàng vừa nghĩ đến anh thì giống như có phép mầu, anh nhẹ nhàng hiện ra và gọi tên nàng nhẹ nhàng như tiếng gió:
– Tố Như!
Chừng như không dám tin vào sự “linh thiêng” hay “thần giao cách cảm” gì đó, Tố Như đầy ngạc nhiên bật kêu lên:
– Hải Sơn! Là anh ấy à?
– Không ngờ phải không?
Tố Như đứng lên mỉm cười.
– Hơi bất ngờ.
– Tố Như có vẻ thích biển lắm? Chiều nào Như cũng ra ngắm biển thế sao?
– Không phải chiều nào mà mới vài chiều nay thôi. Tôi là dân Sài Gòn. Vậy ta là đồng hương rồi.
Hải Sơn cười tươi gật đầu:
– Anh mời Như uống nước được không?
– Dạ được.
Tố Như gật đầu ngay. Một lát sau, nàng và Hải Sơn đã ngồi một quán nước ven biển.
– Như uống gì?
– Dừa lạnh.
Hải Sơn gọi hai trái dừa lạnh rồi nhìn Tố Như hỏi:
– Như đi ngoài này nghỉ mát hay là công chuyện?
– Nghỉ mát.
– Đi một mình thôi sao?
– Vâng. Còn anh?
Hải Sơn trầm ngâm nói:
– Cách đây ba năm, công ty anh đặt chi nhánh ở ngoài này. Anh được cử đi cũng đã ba năm. Mỗi tuần anh mới về Sài Gòn, có khi thấy không khỏe thì hai tuần mới về.
– Dần dà anh sẽ không về luôn khi đã mọc rễ ở đây.
Nghe Tố Như nói, Hải Sơn hơi mỉm cười. Anh nửa đùa nửa thật:
– Có cho anh cũng không dám mọc rễ ở nơi này.
Hai trái dừa lạnh được mang tới, Hải Sơn và Tố Như mỗi người uống một ngụm, rồi bỏ trái dừa xuống bàn, Hải Sơn hỏi lại:
– Bao giờ thì Như về lại Sài Gòn?
– Tôi cũng chưa biết. Chừng nào thấy vui thì mới về.
“Lạ đời vậy!” Hải Sơn nhìn Tố Như hơi nhíu mày thắc mắc:
– Hóa ra là Như ôm nỗi buồn đi nghỉ mát à?
Tố Như ậm ừ rồi lặng thinh không trả lời. Hải Sơn nhìn nàng mỉm cười:
– Tình cờ quen biết ngẫu nhiên lại là đồng hương... Tố Như có muốn kết bạn mới không?
– Với anh?
– Phải. Nếu Như không chệ. – Rất vui nữa lại là khác.
Tố Như nhoẻn cười, nói với Hải Sơn.
– Mình dùng nước dừa thay rượu đi. Kết bạn cũng có thủ tục chứ, phải không?
– Vậy thì cạn đi!
Hai trái dừa cụng vào nhau, mỗi người uống một ngụm rồi đặt lại bàn. Tố Như đưa mắt nhìn xa ra biển, nhìn mải miết rồi nói:
– Nhiều ngày nay, tôi ao ước sao mình được hóa thành hải âu thì hay biết mấy. Tôi thấy chúng sao mà quá vui vẻ, quá vô tư. Tôi thèm được làm một cánh hải âu lượn lờ trên sóng biển như thế. Hải âu không biết sầu muộn gì cả.
– Sao Như biết hải âu không biết sầu muộn? Biết đâu cả đàn hải âu đó, chúng cũng đang mơ ước được thành người. Anh không biết trong Như chất đầy nỗi buồn đến đâu, nhưng nếu cảm thấy quá mệt, quá nặng, thì hãy chia sẻ với anh.
Anh sẽ vác chúng, sẽ quẳng chúng đi xa giùm Như.
– Có thể sao?
– Có thể chứ.
Tố Như mỉm cười, nụ cười kém tươi vì nàng bỗng muốn rơi lệ.
– Anh cảm thấy tôi kỳ lạ lắm, phải không?
– Không. Ở trong mắt anh, Như là một dấu chấm hỏi mà anh rất ưa thích tìm tòi, dù rằng chỉ có Như mới cho anh lời giải đáp.
Tố Như chợt thở dài. Nàng thở dài mấy lượt rồi đưa mắt nhìn bầu trời nhá nhem tối, nhìn phố biển bắt đầu đẹp với vẻ đẹp đèn điện đủ màu.
Lần đầu tiên nàng ở cạnh một người đàn ông. Lần đầu tiên nàng chấp nhận sự quan tâm của một người đàn ông, cũng là lần đầu tiên nàng mới gặp đã trăn trở vì một người đàn ông. Nàng cũng không có gì phải dối lòng khi những tình cảm yêu thích đối với Hải Sơn như ngọn lửa âm ỉ nhen nhúm trong lòng nàng.
Lại thở dài lần nữa, Tố Như im lặng thêm một chút nữa mới nói:
– Anh nói rất đúng. Quả thật là tôi đang rất mệt mỏi, rất chán chường. Cuộc sống xung quanh tôi không còn chút gì là vui vẻ nữa. Trước đây tôi là một cô gái con nhà giàu...
Tố Như bắt đầu kể, bắt đầu trút cạn lòng mình. Nàng càng kể càng đau lòng, càng kể càng xót xa đến nỗi lệ rưng rưng nơi khóe mắt rồi chảy thành dòng xuống má.
Hải Sơn lặng im nghe nàng kể. Chừng nàng khóc, anh rút khăn ra đưa cho nàng chặm nước mắt. Trong lòng anh chợt dâng lên mối thương cảm vô bờ bến đối với Tố Như. Thật tội nghiệp! Đang ở trên cao bỗng rơi xuống thấp, may mà chưa bị vỡ tan ra. Nhưng thay đổi hoàn cảnh từ giàu biến thành nghèo như thế, quả là một thách thức quá lớn. Cuộc đời này đúng là đầy rẫy hoàn cảnh là mỗi sự đáng thương khác nhau.
Hải Sơn giơ tay lên định vỗ về Tố Như, nhưng rồi sực nhớ đến mình và cô gái nhỏ mới quen biết ban sơ, thân thiện quá là không phải, nên anh vội bỏ tay xuống.
– Ba tôi lấy vợ, tôi trở nên một kẻ bơ vơ giữa đời rồi.
Tố Như sướt mướt:
– Tôi không dám về quê vì tôi sợ đối diện với mẹ tôi. Tôi sẽ nói với mẹ như thế nào về ba của tôi đây? Giấu giếm thì thật là không phải, còn nói ra thì quá ư tàn nhẫn. Mẹ tôi nhất định sẽ buồn lắm, sẽ đau lắm.Vì thế mà tôi sẽ trốn biệt.
Tôi thà là đi trốn chứ không dám gặp mẹ tôi vào lúc này.
Tố Như ngừng nói nấc nghẹn lên mấy tiếng rồi tiếp tục:
– Anh... anh cũng là đàn ông... tại sao người đàn ông có thể quên mau mọi thứ như vậy? Có phải những người đàn ông không hề có trái tim chân thành?
– Không đúng.
Hải Sơn đáp ngay:
– Không phải tất cả những người đàn ông, mà chỉ một số không có trái tim chân thành mà thôi. Ba của Như có lẽ không chịu nổi sự cô đơn nên tìm một người để vừa an ủi vừa chia sẻ. Anh không biết phải nói sao, nhưng bác ấy không chỉ đáng trách mà cũng có phần đáng thương đó.
– Anh công tâm hay bênh vực cho ba tôi vậy?
– Công tâm.
– Thế nếu là anh ở trong hoàn cảnh của ba tôi, anh có đi lấy vợ nhanh như vậy không?
– Anh...
Hải Sơn im lặng không biết trả lời như thế nào. Tố Như ngước nhìn lên khuôn mặt của Hải Sơn bằng đôi mắt ướt nước, rồi nàng mỉm cười lắc đầu:
– Tôi đã cho anh vào một tình thế khó quá phải không?
– Quả là khó.
Tố Như phì cười.
– Có lẽ tôi không nên tin vào cách gọi là đàn ông nữa.
– Đừng có vơ đũa cả nắm như vậy chứ. Người yêu của Như biết sẽ buồn vì sự không công bằng này.
Tố Như nhìn sững Hải Sơn rồi lắc đầu:
– Cũng may mà tôi chưa có người yêu. Thú thật là tôi bắt đầu cảm thấy sợ....
sợ rơi vào một tình cảnh giống như mẹ của tôi bây giờ.
– Như không nên sợ như vậy, không có tình cảnh nào giống tình cảnh nào đâu. Hãy tin vào tuổi trẻ, hãy tin vào những điều tốt đẹp Như à. Qua một loạt những sự kiện dồn dập như thế mà Như vẫn đứng vững như ngày hôm nay, cũng thấy Như là một người có nghị lực phi thường. Tuy rằng chúng ta mới quen biết, nhưng anh thật tâm cầu chúc cho Như được mãi như thế này, đứng vững mãi như thế này cho nỗi đau đi qua.
– Cảm ơn anh, Hải Sơn.
Tố Như thở hắt ra hết những sầu muộn còn vương vấn trong lòng rồi nói.
– Nhiều ngày qua, tôi giống như một quả bóng bị bơm căng quá mức, vừa đau vừa tức, vừa hận vừa buồn.
– Nói ra rồi thì chắc là tâm trạng có đỡ hơn?
– Vâng, giờ thì đỡ nhiều rồi. Cảm ơn anh lắng nghe câu chuyện của tôi.
– Có gì đâu. Chia sẻ nhẹ nhàng như thế nào có là gì? Đây là danh thiếp của anh, sau này có gì cần giúp đỡ thì Như cứ phone cho anh.
Tố Như mỉm cười nhận lấy danh thiếp từ tay Hải Sơn, chợt hỏi:
– Ngày mai là thứ sáu... cuối tuần rồi anh sẽ về Sài Gòn chứ?
– Phải. Như về không, chúng ta cùng về?
Tố Như trầm ngâm rồi lắc đầu đáp:
– Chưa. Như chưa muốn về. Ở lại vài hôm nữa nghĩ suy thấu rồi mới về.
– Còn suy nghĩ gì nữa, chuyện đã như thế rồi. Nếu anh ở cương vị của Như thì chỉ việc chấp nhận theo tất cả. Còn bằng như thấy không thoải mái thì dọn ra ngoài ở riêng.
Dọn ra ngoài ở riêng? Như đang nghĩ đến vấn đề này. Phải ở riêng thôi, bởi khó mà chấp nhận sống chung hòa bình với cô Xuân. Trái tim của phụ nữ có những khi hẹp hòi như thế.
Hải Sơn mỉm cười:
– Anh tin rằng Như có thể giải quyết nhanh vấn đề để cho cuộc sống được thoải mái vui vẻ hơn. Khi nào về Sài Gòn rồi, cuối tuần gọi điện cho anh nghen.
– Nếu như anh không sợ làm phiền.
– Chúng ta là bạn thì có gì phiền. Đầu tuần anh trở lại làm việc, anh sẽ về đến khách sạn Như, xem Như đã về chưa. À! Nếu Như về, có thể gọi di động chào anh một tiếng có được không?
– Vâng!
Tố Như nhìn Hải Sơn rồi bưng trái dừa lên vừa uống. Anh nhiệt tình và quan tâm đến người khác một cách gần gũi, giống như mình và anh đã quen biết nhau từ lâu lắm rồi. Anh cho mình một cảm giác gần gũi, giống như mình và anh đã quen biết nhau lâu lắm rồi. Anh thân thiện và có gương mặt đẹp hiền đến nao lòng người đối diện. Nhưng trên tay anh có một chiếc nhẫn đeo ở ngón tay út.
Chiếc nhẫn vô tình thôi hay sự thật là anh đã có gia đình rồi? Ý nghĩ của mình bắt đầu đi hoang... Ôi, tại sao mình lại nghĩ như vậy chứ? Anh ấy đã khẳng định “chúng ta là bạn” rồi, mình còn gì mà suy nghĩ vẩn vơ nữa.
– Tố Như à! Sao anh trông Như buồn vậy? Có muốn anh ở lại những ngày cuối tuần với Như không?
– Không... không.
Tố Như ngẩng lên nói những lời với lòng mình:
– Anh cứ về đi. Như chỉ muốn chỉ một mình thôi. Anh cứ về đi!
– Mình sẽ còn liên lạc với nhau chứ?
– Chắc là có.
– Khi nào quyết định ở một chỗ nào đó chắc chắn, nhớ gọi cho anh nha.
Không biết mình có nợ nần gì kiếp trước không, nhưng anh thật sự quan tâm đến Như đó.
– Cảm ơn anh.
Tố Như đáp lí nhí và hết sức xúc động. Nàng và Hải Sơn ngồi bên nhau tới khuya, nói với nhau rất nhiều chuyện. người bộc bạch về tương lai, kẻ nói về hiện tại... Xem ra càng nói càng tâm đầu ý hợp, càng gần gũi, càng thấy cảm mến yêu thích lẫn nhau.
Khuya đêm đó, Hải Sơn đưa Tố Như về khách sạn nơi nàng trú ngụ. Trước khi chia tay, anh bỗng nắm chặt tay nàng nói:
– Anh có câu này tặng Như:”Quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Mong em cho anh gặp lại!

Sơn chạy xe đi. Tố Như về phòng ngã vật lên giường, cả đêm không sao ngủ được.
Chương 6:
Có phải tình yêu chăng? Không biết. Chưa rõ mặt, nhưng đó là một nỗi nhớ mong rất kỳ lạ. Một nỗi nhớ mong càng lúc càng gay gắt, cứ như ngọn lửa đốt cháy lục phủ ngũ tạng làm cho Tố Như chẳng giây phút nào yên ổn bởi nỗi nhớ quay quắt này.
Đã mấy lần trong suốt hai ngày qua, Tố Như đeo hành lý lên vai chuẩn bị ra về, nhưng rồi có một sức lực hình nào đó đã kéo ghì nàng ở lại. Nói chính xác hơn là nàng muốn gặp lại Hải Sơn bằng xương bằng thịt chứ không phải là giọng nói trong điện thoại. Vì thế mà nàng đã quyết định ở lại và chờ đợi nàng luôn mâu thuẫn. Mình làm gì thế? Đầu óc không được tỉnh táo... thật ra thì mình đang đúng hay là đang sai đây? Lẽ nào mình vừa gặp đã yêu rồi? Lẽ nào mình dễ rung động, dễ yêu đến thế? Lâu nay mình không để ý đàn ông, sao giờ đây lại...
Tố Như càng tự hỏi càng rối mù, không thể nào lý giải nổi trái tim. Nhưng nàng cảm mến Hải Sơn đó là điều sự thật.
Gió trong rừng dương thổi mạnh. Cả rừng dường như hát một bản hợp xướng về thiên nhiên huyền bí.
Tố Như ngồi lặng lẽ. Giá vẽ trước mặt nàng vẫn một màu trắng chưa có nét phác họa nào. Giữa lúc nàng đang miên man với những ý nghĩ thì một bóng người xuất hiện. Tố Như giật mình ngước lên, rồi đôi mắt to hơn đầy kinh ngạc, nàng bật lên:
– Hải Sơn!
Chính là Hải Sơn. Anh đến như cơn gió diệu kỳ. Anh nhìn Tố Như, nở nụ cười thật tươi rồi nói:
– Anh vào khách sạn tìm em. Anh bảo vệ nói thấy em mang vác lỉnh kỉnh nên anh đi tìm, thì ra em là một họa sĩ à?
Tố Như vẫn nhìn Hải Sơn bằng đôi mắt mở to như thế, trong đầu lẩm nhẩm tính:
“Hôm nay mới là chủ nhật... lẽ ra thứ hai anh mới đến kia mà. Anh đã đến sớm. Anh gặp lại mình chừng như rất vui, còn trái tim mình thì muốn nhảy thót ra khỏi lồng ngực. Anh còn thay đổi cách xưng hô. Anh gọi mình bằng tiếng “em” ngọt ngào.
Tố Như ngây ra đến nỗi Hải Sơn thấy lạ:
– Em làm sao vậy Như? Anh đến mà em không vui sao?
– Không phải.
Tố Như lắc nhẹ đầu tránh tia nhìn của Hải Sơn:
– Em bị bất ngờ.
– Anh luôn luôn đến một cách bất ngờ.
Hải Sơn nhướng mắt cười, ngồi xuống bên cạnh Tố Như, nói:
– Anh đã về Sài Gòn, nhưng lại ở chẳng yên nên vội vã chạy ra đây. Anh...
anh muốn gặp lại em.
Tố Như im bặt, Hải Sơn cũng im bặt. Không ai nói gì nhưng hai trái tim cùng hiểu, hiểu họ đang âm thầm cảm mến nhau, âm thầm nhích lại gần nhau:
Im lặng một lúc, Hải Sơn lên tiếng:
– Anh nói năng lung tung quá có phải không? Kỳ thực là anh nghĩ sao nói vậy. Em không điện thoại chào từ biệt anh, vì thế mà anh đoán chắc rằng em vẫn ở đây. Ang rất hiểu nỗi buồn của người ở một mình. Anh cũng lo lắng bâng quơ sợ em làm bậy. Giờ thì anh yên tâm rồi.
Hải Sơn quay sang nhìn Tố Như. Tố Như cũng nhìn lại anh thầm nghĩ:
anh lúc nào cũng dễ thương và đáng mến như vậy. Dẫu chưa biết là thế nào, nhưng tình cảm và sự quan tâm của anh, đối với tôi trong lúc này là vô cùng đáng quý.
Tố Như thật sự cảm kính, thật sự vui, nàng hứng khởi, nói:
– Cảm ơn anh, người tốt. Anh có thể ngồi yên một chút được không?
– Đương nhiên là được.
– Em sẽ vẽ tặng anh, bức chân dung của anh.
– Ô...
Hải Sơn thích thú:
– Thế thì anh phải tạo dáng chứ. Ngồi kiểu nào cho hợp đây?
– Anh cứ ngồi như vậy.
Tố Như bắt đầu vẽ. Trong khi nàng vẽ nàng ngắm Hải Sơn, còn Hải Sơn thì tha hồ ngắm nàng trong lúc làm việc. Vẻ mặt hơi căng ra, đôi môi hơi mím lại dễ thương một cách lạ thường.
Tố Như say sưa vẽ, Hải Sơn say sưa nhìn nàng. Trong cái khoảnh khắc tuyệt vời đó, đột nhiên trời đổ cơn mưa. Cơn mưa như ai tưới nước xuống đường làm cho mọi thứ rối tung lên.
– Mưa rồi! Mưa rồi!
Tố Như cuốn vội bức họa chân dung của Hải Sơn sắp thành, còn Hải Sơn thì nhanh tay xếp lại cái giá vẽ cho nàng. Chạy đâu bây giờ? Chạy về thôi. Tố Như tự hỏi và tự trả lời, rồi cầm theo bức vẽ chạy thật nhanh. Hải Sơn phải lên tiếng nhắc nhở:
– Từ từ thôi Như. Từ từ kẻo té đó.
Thế nhưng cả hai nhanh đến mấy cũng không nhanh bằng cơn mưa bất chợt.
Về đến được căn phòng của Tố Như ở khách sạn thì cả hai đều ướt hết. Tố Như lắc đầu nuối tiếc:
– Hư hết rồi!
Nhìn bức họa trở nên rách rưới thảm hại trên bàn, Hải Sơn cười phì:
– Không sao, có họa sĩ, có người mẫu thì sẽ có bức họa khác thôi, lo gì. Cái phải lo bây giờ là em ướt hết kia rồi, mau lấy khăn lau khô đi.
Tố Như đến lúc này mới nhìn lại Hải Sơn, nàng mỉm cười:
– Anh cũng ướt hết rồi. Để em lấy cho anh cái khăn.
Tố Như mang đến cho Hải Sơn một cái khăn để anh lau tóc và lau áo quần.
Tố Như vừa lau tóc vừa đến nhìn ra ngoài cửa sổ. Cơn mưa bóng mây đã biến thành cơn mưa lớn. Mưa như trút nước và bầu trời càng lúc càng xám xịt.
Tố Như quay lại, nàng va mạnh vào vùng ngực rộng của Hải Sơn khi anh vừa bước tới phía sau nàng. Thấy gương mặt Tố Như còn đẫm nước mưa, Hải Sơn liền đưa khăn lên chậm nhè nhẹ. Cử chỉ mềm mỏng của anh, ánh mắt dịu dàng của anh, sự gần gũi thân thiện của anh như đánh thức những dấu yêu ngủ từ lâu nay nơi Tố Như. Cuộc sống với quá nhiều biến động đau khổ đã khiến nàng chai sạn đi, không còn thiết nữa. Nhưng giờ đây thì nàng đang ta chảy ra, khát khao hơn, cảm nhận được cuộc sống không phải bế tắc mà vẫn còn ý vị.
– Có lạnh không?
Nghe Hải Sơn hỏi, Tố Như bỗng nhiên rùng mình. Dường như nàng đang lạnh nhưng không phải lạnh vì mưa ướt mà đang lạnh vì Hải Sơn, đang xúc cảm vì người đàn ông trước mặt:
– Bao giờ thì em trở về Sài Gòn?
– Em chưa biết.
– Nếu như em không vội thì ở lại lâu hơn một chút được không?
Tố Như ngước nhìn lên, đôi mắt Hải Sơn trong đầy ma lực. Nàng đắm chìm trong đôi mắt của anh một lúc rồi quay đi, nhỏ nhẹ:
– Em ở lại đây để làm gì? Chẳng có lý do gì để ở lại.
– Có. Anh chính là lý do.
Tố Như lại ngước nhìn lên, đôi mắt của Hải Sơn không rời gương mặt của nàng. Giữa lúc nàng như áng mây mù chưa kịp sáng tỏ thì ập một cái, nàng đã bị đôi tay của Hải Sơn kéo sát vào lòng. Tố Như không khách cự, cứ ngây người ra như khúc gỗ. Tố như chỉ lắng nghe không nói gì, bởi vì những gì đang xảy ra với nàng là hoàn toàn mới lạ.
Mưa vẫn còn rơi ngoài trời và dường như trong lúc ôm nhau như thế, hơi ấm từ cơ thể của hai người tỏa ra làm cho quần áo khô hơn làm cho không có ai bị lạnh.
Bao giây phút trôi qua, Tố Như không tài nào đoán nổi nữa. Nàng ở trong vòng tay của Hải Sơn cảm nhận sự êm ái chưa từng có, ngọt ngào chưa từng có.
Và giọng nói của Hải Sơn thì êm như rót mật bên tai nàng:
– Anh xin không giải thích bất cứ một lý do nào với em. Nhưng trái tim anh không nguôi nỗi nhớ về em, vì thế mà anh vừa về tới Sài Gòn đã chạy ngược lại. Anh sợ em đi mất, anh sợ không còn tìm thấy em, nhưng em đã không bỏ đi như anh nghĩ. Cảm ơn em.
Rồi Tố Như cũng có chút phản ứng, nàng ngả đầu lên vai Hải Sơn nói nho nhỏ:
– Anh thương hại em phải không?
– Không phải. Anh cảm thấy mình đang mang nợ em.
– “Mang nợ” Tố Như mỉm cười. Khi người ta yêu nhau thì người ta có trăm ngàn lời lẽ để giải thích.
– Một món nợ suốt đời đúng không?
– Phải. Một món nợ suốt đời nếu em bằng lòng...
Hải Sơn nâng mặt Tố Như lên hôn vào trán nàng, rồi hôn lên đôi mắt nàng.
Tố Như nhìn Hải Sơn bằng đôi mắt trong veo cảm xúc rồi nói:
– Em sẽ không bao giờ hối hận.
– Sao em lại nói vậy?
Tố Như mỉm cười lắc đầu:
– Đừng để ý tới lời em nói làm gì? Anh đến đây!
Tố Như nắm tay Hải Sơn kéo đến bên bàn rồi mở ra một bức họa cho anh xem. Đó là bức họa người đàn ông bế trên tay một phụ nữ bước ra từ biển. Hải Sơn xem một cách thích thú, và không cần Tố Như nói, anh cũng biết được người trong bức họa là ai. Không có tình thì làm sao vẽ được một bức họa sống động như thế. Hải Sơn bỗng cảm nhận được nhiều điều. Anh quay sang Tố Như, nắm lấy tay nàng:
– Bức họa này có từ lúc nào?
– Vào đúng bữa tối mà anh cứ ngỡ em tự tử nên đã ra tay cứu.
– Em nghĩ gì về anh?
– Một người đàn ông bao đồng có trái tim lãng mạn.
Hải Sơn bật cười kéo Tố Như vào mình:
– Anh bao đồng lắm sao?
– Nếu anh không bao đồng thì anh đâu có bận lòng vì em.
– Được bận lòng vì em, trái tim anh tràn ngập hạnh phúc. Từ nay thì em sẽ không cô đơn nữa. Bất cứ việc gì cũng hãy gọi cho anh, để anh giải quyết giùm em. Cuối tuần này, anh sẽ đưa em về Sài Gòn, anh sẽ lo chỗ ở cho em. Anh sẽ làm tất cả để em được vui.
– Được ở bên anh dù một ngày em cũng thấy vui lắm rồi.
Hải Sơn ghì chặt Tố Như vào lòng, chợt giọng của anh trở nên trầm lắng:
– Như à! Anh không thể giấu em... anh đã có gia đình rồi.
Tố Như hoàn toàn im lặng và suy nghĩ đến chiếc nhẫn trên ngón tay Hải Sơn mà ban đầu nàng đã chú ý đến. Một nỗi thất vọng nặng nề đổ ập lên trái tim vừa nhen nhúm lửa yêu thương của Tố Như.
Tuy nhiên, nàng không kinh ngạc, không hoảng hốt mà vẫn giữ một thái độ lặng lẽ. Hải Sơn đặt nàng ngồi xuống ghế rồi lại nói:
– Anh có vợ và hai con trai. Vợ anh là một người rất giỏi giang, giỏi mua bán, giỏi làm giàu nhưng không giỏi chăm sóc chồng con.
– Đừng nói nữa! Chỉ bấy nhiêu đó thôi là em đủ hiểu rồi. Mà cho dù anh không nói, em cũng có thể đoán được từ chiếc nhẫn trên tay anh, vì thế em mới nói em sẽ không hối hận. Nhưng em cũng không làm gì để phá hoại hạnh phúc gia đình của anh đâu.
– Em giận anh à?
– Không phải. Em không giận, em nói thật. Em là một người có quá nhiều nỗi buồn... Em sẽ là không sao đâu.
– Hãy tin anh!
– Vâng, em tin anh.
Tố Như rơm rớm lệ. Nàng lại ngã vào lòng của Hải Sơn và cả hai lại quyện lấy nhau.
Mưa vẫn tiếp tục rơi ngoài trời. Con mưa như cố tình đẩy Tố Như và Hải Sơn vào nhau, cho đến khi giữa hai người không còn khoảng cách dù là nhỏ nhoi nào nữa.
Đó có thể nói là những ngày vui vẻ và hạnh phúc nhất của Tố Như. Người đàn ông bên cạnh nàng rất yêu thương nàng đến giấc ngủ của nàng, anh cũng đều lo lắng quan tâm. Họ đã sống với nhau như một đôi vợ chồng đầm ấm đang trong kỳ “trăng mật” tuyệt diệu.
Thế rồi một buổi sáng Hải Sơn thức dậy bên cạnh không còn Tố Như nữa.
Nàng đã biến chạy ra mất cùng với hành lý của nàng. Anh chạy ra biển. Anh lùng sục trong rừng dương vẫn không có nàng. Anh quẫn trí, anh tan nát, rồi anh bừng tỉnh chạy vội ra bến tàu. Người ta cho anh hay:
chuyến tàu sớm nhất đã khởi hành rồi.
Thế là mất hết hi vọng. Thế là lạc mất dấu vết của Tố Như, bởi anh không có trong tay địa chỉ của nàng. “Tố Như... Tố Như... ”Lòng của Hải Sơn cuộc sống dữ dội như biển những ngày gió lớn.
Anh quay về Sài Gòn nắm níu hi vọng chạy lùng sục tìm kiếm nàng ở hầu hết những tiệm chép tranh trong thành phố, nhưng chẳng có chút tăm hơi nào về Tố Như. Nàng đã ra đi như thế. Đã biến mất như thế.
Chương 7:
Từ Vũng Tàu. Tố Như đi thẳng về Vĩnh Long thăm mẹ. Ngôi nhà của mẹ ở giữa thị trấn sầm uất, cửa hàng buôn bán của mẹ thật lớn và đông khách. Nhìn mẹ vui vẻ với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có, Tố Như thật sự yên lòng.
Có nàng về, mẹ đóng cửa hàng sớm hơn thường lệ. Mẹ nấu các món ăn mà nàng yêu thích để cả nhà cùng ăn.
Lâu lắm rồi mới có một buổi cơm ngon và vui vẻ. Tố Như ăn thật nhiều.Mẹ ngồi ngắm nàng ăn rồi mỉm cười lên tiếng:
– Hai cha con tự nuôi nhau ra sao mà mẹ thấy con ốm quá vậy? Ba của con ở trên đó ra sao rồi?
– Vẫn khỏe mẹ à.
– Ổng đã tìm được việc làm chưa?
– Dạ chưa.
– Ở không ăn để con gái đi làm cực khổ nuôi... ổng thiệt là tệ quá. Tố Như à!
Ở Sài Gòn làm gì, dọn về đây ở với mẹ đi. Công việc của mẹ tuy chẳng làm giàu, nhưng nuôi mấy miệng ăn thì dư sức nuôi mà. Con về thì gọi cả ba cùng về.
Suýt chút thì Tố Như bị nghẹn cơm khi nghe mẹ nói. Nàng nhìn mẹ đăm đăm. Thằng Vĩnh Nghiêm ngồi bên cạnh xen vào:
– Mẹ nói cho ba về vì không muốn chị cực khổ. Chị Như à! Em muốn nhà mình giống như hồi trước, chị và ba về ở chung đi.
Bà Tố Như trầm ngâm một lúc mới nói:
– Tòa án gởi giấy mời hòa giải. Mẹ suy nghĩ kỹ rồi, đằng nào thì chuyện cũng đã lỡ, để con ở Sài Gòn làm lụng nuôi ba, mẹ thật chẳng yên lòng chút nào. Vì thế mẹ sẽ rút đơn ở tòa án... Thôi thì tha thứ cho ba con, còn hơn cứ suốt đời oán hận, chẳng lợi lộc gì. Con về dưới này cũng sẽ tìm được một chỗ làm như ý thôi mà. Mẹ tính thế, con thấy có được không?
– Dạ.... được.
Tố Như trả lời ỉu xìu. Bà Tố Lan đầy vẻ phấn khởi:
– Vậy thì nghỉ khỏe vài bữa rồi mẹ mới đi Sài Gòn. Lần này về, mẹ phải giao kèo với ba con nhiều thứ, buộc ông ấy từ nay phải tu tỉnh làm ăn lo cho các con.
Tố Như thấy mẹ vui vẻ với những hoạch định nên không nỡ nói gì trong lúc này mà lòng dạ thì héo hon rối bời. Phải làm sao bây giờ? Phải nói thế nào với mẹ đây? Hẳn là mẹ sẽ thất vọng và buồn bã ghê gớm lắm. Nhưng đâu thể cứ im lặng mãi được. Đâu thể làm như không có chuyện gì.
Suy nghĩ, tìm lời... mãi đến hai ngày hôm sau, Tố Như mới mạnh dạn bước vào gặp mẹ ở phòng riêng.
– Mẹ!
– Con ngồi xuống đi!
Bà Tố Lan chỉ vào chiếc ghế, bảo Tố Như ngồi xuống, còn mình thì tiếp tục lục lọi gì đó trong tủ. Một lát sau bà mới quay lại ngồi xuống bên Tố Như cười nói:
– Mẹ cũng định gọi con đây. Mẹ gọi con để cho con thứ này.
Bà chìa tay ra cho Tố Như sợi dây chuyền vàng, rồi bà chồm tới tự tay đeo vào cổ Tố Như, nói:
– Mẹ biết xưa nay con không thích đeo đồ trang sức nên trong người không có gì, lần này thì đeo cho mẹ vui. Sợi dây này mẹ đeo cả thời tuổi trẻ đó. Nay trao lại cho con.
– Cám ơn mẹ.
Tố Như mỉm cười nhìn mẹ trìu mến rồi bỗng thở dài:
– Mẹ! Con có chuyện muốn nói với mẹ.
– Vậy sao? Chuyện gì con nói đi.
Nhìn vẻ thản nhiên không lo nghĩ chút gì nơi mẹ, Tố Như lại chợt chùng lòng. Nhưng dù muốn dù không nàng vẫn phải nói cho mẹ hiểu rõ sự thật.
– Mẹ! Con muốn nói với mẹ về chuyện của ba...
– Ba con làm sao?
– Con nghĩ rằng, ba sẽ không trở về với chúng ta nữa đâu. Cụ thể là sẽ không về đây với mẹ, bởi vì... bởi vì ba... ba đã có người phụ nữ khác rồi.
Bà Tố Lan ngây người ra như pho tượng, chừng như không dám tin vào những điều bà nghe thấy? Có người phụ nữ khác... Mau đến vậy sao? Người đàn ông đó thản nhiên và quá đỗi vô tình như vậy sao? Bà cắn chặt môi, nén chặt lòng để không quá đau khổ, nhưng nỗi tuyệt vọng vẫn hằng sâu trên đôi mắt. Bà cố bình tĩnh hỏi:
– Tố Như! Những gì con nói là thật à?
– Mẹ....
Tố Như nắm chặt tay mẹ nghẹn lời:
– Con biết mẹ đang vui, con thật sự không muốn làm vỡ tan niềm vui của mẹ, nhưng con... con làm sao bưng bít hết mọi sự việc cho được. Sự thật là ba đã có người phụ nữ khác, ba thật sự không xứng đáng với tấm lòng mẹ chút nào.
– Đồ vô lương tâm! Ông ấy chính là cái kẻ vô lương tâm nhất thế gian này.
Bà Tố Như bật khóc lên vì không muốn đè nén chịu đựng nữa. Người chồng của bà, người cha của các con bà, người đàn ông trụ cột trong gia đình bà... là một người như thế đấy.
Bà thất vọng, bà oán hận, bà khóc như trút cạn lòng trong tay cô con gái nhỏ lúc bấy giờ cũng khóc vì thương mẹ.
– Mẹ đừng buồn. Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn.
Tố Như nức nở vỗ về trên bờ vai mẹ:
– Mẹ của con là một người kiên cường lắm có phải không? Mẹ là một người luôn xem thường đau khổ, luôn dửng dưng trước những trái khoáy của cuộc đời.
Mẹ chẳng sao hết, phải không mẹ?
– Mẹ không sao đâu.
Bà Tố Lan gạt nước mắt.
– Mẹ chỉ khóc một chút thôi... khóc cho thế thái nhân tình, khóc tiếc công của mẹ nhiều ngày qua nghĩ toàn điều tốt đẹp cho người ta. Mẹ tiếc cho mình sao mà ngây ngô quá, đã vậy còn định tha thứ cho kẻ chẳng ra gì là ba của con.
Vậy cũng tốt. Tòa sẽ chẳng lý do gì mà hòa giải nữa. Ngày mốt, con với mẹ đi Sài Gòn. Mẹ phải đến tòa án trình bày sự việc để họ đăng ký cho xong. Từ bây giờ cho đến chết, mẹ chẳng muốn dính líu gì đến ba của con nữa. Còn phần con, thu dọn đồ đạc mà về đây sống với mẹ đi.
– Mẹ! Con xin phép mẹ được ở lại Sài Gòn.
Bà Tố Lan trừng mắt:
– Con muốn mẹ tức chết hay sao mà ở lại Sài Gòn? Ở lại để chung sống với người cha bạc bẽo của con và người đàn bà nào đó à? Mẹ cho rằng con chẳng lý do gì mà ở lại Sài Gòn nữa. Về mau!
– Mẹ! Con lên Sài Gòn sẽ thuê nhà riêng để ở, không chúng với ai đâu.
– Bây giờ con ở Sài Gòn chẳng còn ai, tại sao phải nhất định ở Sài Gòn thì mới được?
– Tuy rằng con ở Sài Gòn chẳng còn ai, nhưng con không muốn xa Sài Gòn mẹ à. Con muốn làm việc ở đó, được sống ở đó.
Bà Tố Lan nhìn con gái rồi thở hắt ra:
– Mẹ chẳng biết chừng nào con mới hết bướng bỉnh, chừng nào con mới nghe lời mẹ đây. Mẹ biết nếu có tranh cãi tới sáng với con thì con cũng quyết lở lại Sài Gòn thôi. Được rồi, cái kẻ thất bại này sẽ chẳng bao giờ nói gì tới con nữa. Con thích sao thì cứ làm đi.
– Mẹ....
Bà Tố Lan quay mặt đi, Tố Như đến gần ôm cánh tay bà, giọng buồn:
– Con xin lỗi. Con xin mẹ đừng giận con. Con hứa sẽ về thăm mẹ thường xuyên.Con hứa mỗi tháng sẽ về thăm mẹ thường xuyên. Con hứa mỗi tháng về chơi với mẹ. Con trước sau gì cũng là con gái của mẹ, yêu thương mẹ hết lòng.
– Thấy mẹ bị bội bạc, con nói an ủi mẹ đó à?
Bà Tố Lan quay lại, nước mắt ràn rụa, bà ôm chầm lấy Tố Như, âu yếm vỗ về:
– Con là con gái, sống xa mẹ một ngày là mẹ lo lắng một ngày, từ nay lại phải sống một mình, bất cứ chuyện gì cũng phải cẩn thận biết không? Đừng có tin người,coi chừng người lường gạt. Còn nữa có quen bạn trai thì phải dò xét cho kỹ lưỡng, coi chừng quen nhầm người đã có vợ thì khổ một đời con. Chừng nào thuê nhà, dọn nhà xong rồi thì nhớ cho mẹ địa chỉ.
– Con nhớ rồi, nhớ hết từng lời của mẹ. Con cũng đã lớn khôn rồi, xin mẹ yên tâm.
– Yên tâm sao được mà yên tâm. Nhưng thôi đi, tại cái số của mẹ phải chịu đổ vỡ, phải chịu nhiều âu lo như vậy.
Cảm thấy có lỗi khi không cho được con cái một mái ấm gia đình trọn vẹn, bà Tố Lan lại khóc. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau khóc rất lâu.
Một thời gian ngắn sau đó, tòa án cũng thuận tình cho ông Vĩnh Thành và bà Tố lan ly hôn, bà Tố Lan đi xe hơi từ Vĩnh Long lên Sài Gòn dự phiên tòa xét xử rồi quay về ngay.
Trong thời gian này, Tố Như cũng đã thuê nhà dọn ra ở riêng. Cả ba và mẹ đều có địa chỉ của nàng, nhưng mẹ thì ở quá xa, còn ba tuy gần nhưng vốn dĩ tình cha con cũng đã lợt lạt đi rồi.
Sau chặng đường quanh co, giờ đây Tố Như lại tiếp tục bước trên con đường phẳng lặng. Nàng xin được việc làm trong một công ty tư nhân, không còn làm nghề chép tranh nữa. Tuy nhiên nàng vẫn vẽ, mỗi tối đều vẽ, rảnh rỗi thì vẽ.
Tranh của nàng gần đây có bóng dáng của mỗi người đàn ông, có bóng dáng của tình yêu, của hoài mong, của khát khao. Nhưng nàng lại tỏ ra rất chặt lòng không đi tìm người ấy. Nàng lưu giữ kỷ niệm, trân trọng kỷ niệm nhưng không bao giờ muốn biến thành người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác.
Và rồi một ngày nọ, nàng hoàn toàn chao đảo khi phát hiện ra nàng mang thai. Phá bỏ hay là giữ lấy? Phá bỏ thì không đành, nhưng giữ lấy thì vương mang tội lỗi.
Trong lúc rối trí, trong lúc cùng đường đã mấy lần định gọi điện thoại cho Hải Sơn, nhưng rồi lần nào nàng cũng nhấc lên đắn đo thật lâu và bỏ xuống nén chặt nỗi đau vào lòng.
Một đứa bé. Tại sao nàng không có một đứa bé thuộc về của riêng nàng, chỉ một mình nàng thôi? Nàng có cái quyền sanh con mà không cần cha kia mà.
Thế là Tố Như quyết định giữ lấy đứa con trong bụng, bất chấp tất cả.
Ngày tháng trôi qua, vì đứa con không cha trong bụng nàng, mà mẹ nàng đã một lần ngất xỉu, còn nàng thì không biết đã chịu biết bao nhiêu khó khăn cực nhọc.
Rồi một đứa bé gái xinh xắn chào đời nặng đến ba ký lô bảy làm cho bà mẹ trẻ tưởng đâu tàn hơi trong cuộc vượt cạn. Niềm vui chưa tận hưởng được bao lâu thì Tố Như lại thêm một lần tan nát trái tim khi bác sĩ bảo con nàng bị bệnh tim phải mổ gấp, nếu không thì nó sẽ suy tim mà chết bất cứ lúc nào. Chi phí cho ca mổ phải có mười ngàn đô la. Số tiền đó quả là bài toán hóc búa đối với Tố Như nhưng chẳng lẽ bó tay đầu hàng với số phận hay sao?.

Chương 8:
Bé Hải Triều đang ngủ. Tố Như ngồi bên cạnh nhìn đứa con gái bé nhỏ tội nghiệp có làn da xanh xao tím tái, hơi thở trong giấc ngủ cũng nặng nề mệt nhọc vì căn bệnh tim quái ác, mà lòng nàng đau đớn khôn cùng.
Hải Triều là một cô bé khá xinh đẹp, có đầy đủ nét đẹp của Tố Như và Hải Sơn gộp lại. Nhưng vì bệnh tim thuộc thể nặng và không thể không chữa trị đã khiến cho một cô bé có một thân thể mỏng manh gầy yếu và gương mặt lúc nào cũng buồn buồn, thiếu hẳn sức sống.
“Tội nghiệp cho con tôi!”. Hải Triều tan nát cõi lòng khi nhìn con trong giấc ngủ mệt nhọc. Mẹ phải làm sao đây để cứu con gái của mẹ? Các bác sĩ bảo rằng trong vòng một tháng nữa, con phải mổ, mà số tiền thì lớn quá, mẹ nghĩ mãi không ra. Nghĩ cách nào cũng không trọn vẹn, nghĩ thế nào cũng đau đớn trái tim mẹ”.
Nước mắt Tố như rơi xuống. Nhiều đêm rồi nàng vẫn một mình thức, một mình khóc như thế này. Nhiều đêm rồi nàng cũng đã nghĩ suy đến nát óc để tìm một phương cách để cứu lấy đứa con gái bé bỏng của nàng. Ôm con về cầu xin mẹ ra tay giúp thì chắc rằng mẹ dù có bán nhà bán đất cũng sẽ giúp nàng.
Nhưng rồi quãng đời về sau, mẹ và em trai nàng sẽ sống bằng gì, sống như thế nào? Ôi, thật chẳng công bằng khi bắt họ phải vì nàng mà khổ sở, phải vì nàng mà hi sinh.
Thế thì làm sao đây? Làm sao mới cứu được đứa con gái bé bỏng của nàng?
Trong những giờ phút căng thẳng, Tố Như nghĩ nhiều đến Hải Sơn. “Anh ấy giàu có, anh ấy có thể giúp đỡ để cứu sống Hải Triều”.
Như một thứ ánh sáng hiếm hoi giữa đường hầm đen tối, Tố Như lục tìm danh thiếp của Hải Sơn. Ngày mai, nhất định ngày mai nàng sẽ gọi điện thoại gặp anh, van xin anh hãy rủ lòng thương cứu lấy con gái của nàng, bất chấp hậu quả rồi sẽ ra sao.
Trời vừa sáng, Tố Như đã đi gọi điện thoại cho Hải Sơn. Không phải chờ lâu lắm, nàng nghe tiếng anh thật ấm:
– Vâng... Hải Sơn nghe đây.
Tố Như chết lặng không thốt nên lời, khiến Hải Sơn sốt ruột nhắc lại:
– Tôi, Hải Sơn nghe đây.
– Anh Sơn...
Tố Như run lạc cả giọng. Bên kia Hải Sơn im lặng một hồi rồi mới thúc giục:
– Nói tiếp đi, tôi nghe.
– Anh Sơn... em... em là Tố Như... em muốn được gặp anh.
Bên kia im lặng một hồi lâu mới lên tiếng:
– Nói đi, gặp ở đâu?
Tố Như ngập ngừng rồi nói địa chỉ nơi nàng và con gái đang trú ngụ. Nghe xong Hải Sơn nói ngay:
– Tôi sẽ tới liền. Thôi nhé!
– Vâng. Chào anh!
– Chào!
Tố Như bỏ ống nghe xuống, trả tiền rồi lững thững quay về nhà mà lòng dâng ngập những cảm xúc không thể tả bằng lời. Hẳn giờ này vẫn còn đang ở nhà, nên Hải Sơn nói chuyện dè dặt từng lời, tuy nhiên Tố Như có thể cảm nhận được anh đầy bất ngờ và vẫn còn nhiệt tâm đối với nàng.” Cầu trời cho anh chịu ra tay cứu giúp”. Giờ đây Tố Như chỉ mong mỏi có một điều như vậy. Cho dù phải đổi cả mạng sống để cứu lấy con gái, nàng cũng bằng lòng.
Tố Như về đến thì Hải Triều cũng vừa thức giấc trong nôi.
Bế con gái vào lòng, nhìn làn da tái xanh của con, nhìn đôi mắt đờ đẫn thay vì rất tinh anh của một đứa bé, nhì đôi môi nhợt nhạt không chút sắc hồng của con, Tố Như se thắt cả cõi lòng. Nàng hôn con, ghì chặt con vào lòng rồi nói:
– Con sẽ được cứu sống, con gái ạ. Con sẽ khỏe mạnh trở lại như những đứa trẻ bình thường khác.
Khi Tố Như làm xong những việc mà người mẹ phải làm cho đứa con của mình thì có tiếng gõ cửa.
“Hải Sơn đã đến”. Tố Như cố gắng kiềm chế để không phải run bắn người lên. Nàng bế con trên tay bước đến mở cửa. Bên ngoài Hải Sơn cũng đầy vẻ nôn nóng và xúc động. Anh nhìn Tố Như đăm đăm rồi nhìn lại đứa bé trên tay nàng, hai người nhìn nhau một lúc. Tố Như bế con đứng nép sang một bên nói:
– Mời anh vào!
Hải Sơn bước vào, Tố Như lại nói:
– Mời anh ngồi!
Hải Sơn ngồi xuống ghế. Tố Như vừa nói vừa bước đi:
– Để em lấy nước cho anh uống.
– Như à!
Hải Sơn bật khỏi ghế chồm tới kéo Tố Như lại:
– Đừng khách sáo nữa. Anh đến đây là vì em, anh nghe giọng nói của em, anh cứ ngỡ như là đang mơ. Anh nghe em đòi gặp anh... anh không dám tin đó là sự thật. Hơn một năm nay, anh vẫn luôn tìm kiếm em Như à, cho dù phải mang tội với gia đình anh hay với cả thế giới này, anh cũng nói thật lòng là anh không quên được em, Tố Như.
Tố Như rơm rớm lệ rồi từ từ gục đầu vào ngực của Hải Sơn mà khóc. Cái con người dũng cảm phải đang đương đầu với nghịch cảnh ở trong nàng bỗng chốc tan chảy chẳng còn gì. Nàng hiện nguyên hình là phụ nữ yếu lòng, đang lo sợ, đang bất lực trước cuộc sống khắc nghiệt.
– Sơn ơi! Trời đất bao la như vậy, thế gian rộng lớn như vậy, nhưng em cứ như kẻ cùng đường loay hoay mãi không có lối ra. Thú thật là em cùng đường, em mỏi mòn, em đuối rồi em mới gọi đến anh. Xin anh hãy giúp đỡ em..Xin hãy cứu giúp con gái chúng ta.
“Con gái chúng ta!”. Hải Sơn nghe qua một phút tê dại, anh nhìn chằm chằm đứa bé. Mãi đến lúc này anh mới phát hiện đôi mắt của nó sao mà giống anh quá thế. Cả đôi chân mày và cái mũi, còn cái miệng đẹp là của Tố Như. Hải Sơn càng nhìn đôi mắt càng mở to ra rồi anh chụp lấy đôi vai của Tố Như lay mạnh:
– Em nói sao... đứa bé này...
– Là con gái của anh.
Tố Như sụt sùi xác nhận:
– Em đặt tên cho con là Hải Triều.
Hải Triều! Ôi, Hải Triều... Thật là ý nghĩa, thật là ý nghĩa...
Hải Sơn đưa tay ra:
– Cho anh ẵm con.
Tố Như giao Hải Triều cho Hải Sơn. Anh bế con, anh ôm chặt con vào lòng, đôi mắt anh đỏ hoe như sắp khóc. Tất cả hình ảnh đó làm vụng vỡ trái tim của Tố Như. Nước mắt của nàng tuôn xuống như mưa. Hải Sơn thật sự xúc động, anh bế con một tay, một tay thì anh kéo sát Hải Triều vào lòng mình và anh nói:
– Tại sao không gọi điện cho anh? Tại sao mãi đến bây giờ mới gọi điện cho anh? Anh phải có trách nhiệm gánh vác cùng em. Em làm sao có một mình gánh vác hết mọi trách nhiệm được. Thời gian qua, em khổ cực lắm phải không? Em gầy gò đi rất nhiều...
– Hải Sơn! Anh đừng nói nữa, em tuyệt nhiên không có gì oán trách cũng không chút gì hối hận. Từ tình cảm đối với anh cho đến với đứa con gái bé bỏng này, tất cả đều do em lựa chọn. Em không gọi điện cho anh là vì em muốn mãi mãi làm một kẻ đứng bên lề cuộc sống của anh. Em không muốn làm kẻ đánh cắp hạnh phúc của người khác. Chúng ta đã có những ngày vui vẻ, và em cũng tự biết phải quên mau đi tất cả, phải dừng lại vào đúng cái lúc phải dừng lại.
Thú thật là... em không ngờ mình được ban tặng một đứa con, đối với em như thế là quá đầy đủ. Nhưng thật không may... thật là một nỗi bất hạnh, bác sĩ cho biết Hải Triều bị bệnh tim rất nặng và phải mổ gắp, nếu không thì...
Tố Như nghẹn lời ôm lấy mặt như đè nén nỗi đau thương, một lúc sau nàng nói tiếp:
– Phải có mười ngàn đô thì mới có hi vọng giữ lại mạng sống của Hải Triều.
Em quả thật cũng đã cùng đường rồi mới điện thoại cho anh. Em không muốn mất con gái, em không muốn mất đi thiên thần bé nhỏ này. Hải Sơn! Em biết là anh có khả năng. Em van xin anh, em cầu xin anh, xin hãy cứu Hải Triều giùm em... Xin hãy cứu con gái giùm em.
Hải Sơn rơi luôn xuống ghế, đầu óc lùng bùng, trái tim đau nhói. “Bị bệnh tim, phải mổ gấp... ”Ôi, bé Hải Triều thật là tội nghiệp. Hải Sơn im lặng nhìn con thật lâu không thốt được lời nào. Tố Như vẫn rấm rứt khóc, rồi nàng nhìn sụp xuống trước mặt Hải Triều gào lên:
– Hải Sơn! Em mong anh hiểu cho nỗi đau đớn từ trong trái tim em. Em mong anh hiểu rằng nếu Hải Triều không còn trên đời thì cuộc sống của em cũng kết thúc. Hải Triều là mạng sống của em. Hải Triều là cả cuộc đời em. Em lạy anh Hải Sơn.
– Đừng làm vậy Tố Như.
Hải Sơn nhoài người đỡ lấy Tố Như rồi kéo nàng ngồi bên anh, giọng anh cũng nghèn nghẹn:
– Đừng quá đau lòng, hãy tin tưởng ở anh. Anh sẽ tìm mọi cách, anh sẽ làm tất cả để khiến Hải Triều sống khỏe mạnh, sống vui vẻ cạnh em.
– Thật sao?
– Thật.
Đôi mắt u buồn đẫm lệ của Tố Như vụt sáng lên vui mừng. Nàng lập lại một lần nữa:
– Anh sẽ cứu Hải Triều. Anh sẽ chữa bệnh cho Hải Triều... Anh nói thật có phải không?
– Phải. Đừng âu sầu nữa, đừng than khóc nữa. Anh không để cho Hải Triều rời xa em đâu.
Nước mắt của Tố Như lăn dài, lăn dài xuống. Nàng chồm sang đặt nụ hôn lên trán Hải Triều, nói miên man:
– Con nghe chưa Hải Triều? Con được cứu rồi, rồi đây con sẽ khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Con sẽ không còn yếu mệt nữa, con sẽ khỏi hẳn bệnh...
Mẹ con ta sẽ sống bên nhau suốt đời suốt kiếp.
Trong khi Tố Như vui mừng vì lời hứa của Hải Sơn thì Hải Sơn bắt đầu lo nghĩ.Anh đang lo nghĩ phải làm sao để có được mười ngàn đô chi phí cho ca mổ tim của Hải Triều? Phải làm sao? Số tiền đó chỉ có vợ anh mới có. Mà Thùy Dung thì đời nào chịu đưa anh tiền khi chưa rõ lý do. Sao cũng được, chỉ cần có tiền cứu mạng bé Hải Triều thì cho dù có phơi bày sự thật và đau lòng đến đâu, Hải Sơn cũng cam lòng.
Cả đêm không ngủ, Hải Sơn cứ trằn trọc thâu canh rồi len lén xuống khỏi giường ra ngồi ở phòng khách vừa đốt thuốc vừa suy nghĩ. Một ngày qua rồi, anh vẫn chưa nói được gì với Thùy Dung. Đúng hơn là anh chưa có can đảm thú nhận sự thật. Nói dối... nói dối được không? Nói như thế nào để lấy được một số tiền lớn mà Thùy Dung không nghi ngờ? Chắc là khó lắm. Thế còn nói ra sự thật thì sao? Tình hình cũng chẳng giản đơn tí nào. Đằng nào xem ra cũng rắc rối, còn bệnh tình của bé Hải Triều thì không thể chờ đợi, kéo dài lâu hơn.
Cứ nghĩ đến Tố Như nóng lòng mong tin bên đứa con gái nhỏ bệnh nặng là Hải Sơn đau lòng không xiết. Vậy đó... cuộc đời dường như đang đối xử không công bằng lắm với Tố Như. Bất giác, trong những phút giây nhớ nhung thương cảm, Hải Sơn bật kêu lên:
– Tố Như! Tố Như ơi! Em thật là tội nghiệp.
Hải Sơn vừa dứt lời bỗng giật cả người khi nghe tiếng nói:
– Tố Như là ai vậy?
Câu hỏi chắc nịch, rõ ràng, sang sảng vang lên giữa đêm khuya lặng tĩnh.
Hải Sơn quay phắt lại, chạm phải tia nhìn như có lửa của Thùy Dung.
Thùy Dung nhẹ nhàng bước tới, nàng đến trước mặt Hải Sơn lặp lại:
– Em muốn biết Tố Như là ai? Nửa đêm anh không ngủ ra ngồi ở đây còn gọi tên ai đó. Anh giải thích đi, Tố Như là ai vậy? Là ai vậy?
Hải Sơn nhìn phản ứng trên nét mặt Thùy Dung, thở dài rồi bảo:
– Em ngồi đi.
Thùy Dung ngồi xuống ghế vẫn nhìn Hải Sơn đăm đăm:
– Em xem ra cái tên Tố Như đó không phải là tầm thường rồi. Anh có nhân tình ở bên ngoài đúng không?
Dường như Thùy Dung bắt đầu run lên vì ghen tuông. Hải Sơn cúi đầu úp mặt vào hai bàn tay, một lúc mới ngẩng lên:
– Anh xin lỗi... Anh xin lỗi vì cuối cùng cũng phải thú thật với em một sự thật.
– Sự thật gì?
– Về người phụ nữ có cái tên gọi Tố Như.
Thùy Dung nhắm nghiền đôi mắt,bật người ra sau ghế hết sức xót xa:
– Hóa ra vẫn còn có một sự thật thuộc về gia đình này. Hóa ra em vẫn đang ôm ấp, vẫn đang tin yêu một người chồng phản bội. Nếu như em không vô tình nghe anh kêu gọi tên người phụ nữ đó, liệu anh còn giấu đến bao giờ?
Thùy Dung bắt đầu kêu la lên và trong mắt cũng bắt đầu ngấn lệ. Hải Sơn biết rằng nàng đang thất vọng, đang đổ sụp vì anh. Anh thương cảm Thùy Dung, nhưng trong thâm tâm mới cảm thương đó đối với Tố Như và Hải Triều còn nhiều hơn.
Thùy Dung vẫn nhìn chồng bằng ánh mắt đầy oán giận rồi bật khóc thành tiếng:
– Khi mà em hỏi anh thì trong lòng em cầu mong anh hãy bào chữa cho, và đừng bao giờ xác định sự thật. Nhưng em thật không ngờ... Càng khó ngờ hơn khi em cảm giác dường như anh đang chờ mong em hỏi để mà trả lời, để mà thản nhiên thú nhận tội lỗi của mình. Anh... anh thật quá nhẫn tâm rồi, Hải Sơn à.
– Anh xin lỗi.
– Đừng có xin lỗi, em ghét hai tiếng xin lỗi đó. Từ lâu bạn bè vẫn luôn bảo em, chồng làm việc xa nhà dễ sinh chuyện lắm. Nhưng em tin tưởng anh, giờ thì có chuyện thật rồi. Một phụ nữ xa lạ đã chi phối anh cả tinh thần lẩn thể xác.
Em mà biết trước như vầy, em sẽ buộc anh nghỉ việc trước lúc anh chuyển ra Vũng Tàu.
– Nghe anh nói đi Thùy Dung. Hãy nghe anh kể một câu chuyện.
Hải Sơn vẫn từ tốn từng lời:
– Anh và cô ấy gặp gỡ chỉ là một sự tình cờ thôi.
Hải Sơn kể lại cuộc gặp gỡ giữa anh và Tố Như cho Thùy Dung nghe. Khi Sơn kể, giọng anh thật trầm thật buồn. Dù anh không bộc bạch nhưng Thùy Dung vẫn có thể nhận ra nỗi day dứt, khó xử trong con người anh. Nhưng không vì thế mà Thùy Dung không ghen giận, không tức tối. Vô tình đấy, lãng mạng đấy, nhưng vẫn có tội. Thùy Dung chết đứng bởi câu chuyện của chồng.
Nghĩ sao về đàn ông đây? Trái tim của họ có quá nhiều ngăn nên lúc nào cũng có thể chứa đựng được bóng hình này bóng hình nọ.Còn người phụ nữ kia nữa, cô ta trong hụt hẫng, chới với giữa đời đã dựa đỡ vào anh rồi biến mất, nhưng tại sao không biến mất, nhưng tại sao không biến mất luôn đi mà còn hiện ra để làm gì? Đứa con bị bệnh hay là “chiêu bài” của cô ấy nhằm chiếm đoạt chồng người?
Thùy Dung ngước nhìn chồng, rồi nói:
– Người đàn ông đàng hoàng sẽ không làm những điều như vậy. Người đàn ông đàng hoàng sẽ biết tự kiềm chế và vượt qua những phút yếu lòng. Người đàn ông đã có gia đình rồi còn tự cho mình cái quyền tự do yêu đương ôm ấp một người phụ nữ khác nghĩa là sao? Anh lớn rồi,anh tự biết một hành động sai lầm sẽ có những hậu quả như thế nào hay không? Anh có biết tâm trạng giờ đây của em là gì hay không? Là bị rơi xuống hố sâu nhưng không phải tự rơi, mà là bị xô đẩy một cách tàn nhẫn. Anh tàn nhẫn... anh quá tàn nhẫn.
Thùy Dung lại kích động rơi lệ. Nàng khóc và kể lể:
– Em biết... đã có những lúc em ít quan tâm tới anh. Em lao vào công việc, xem trọng công việc, say mê công việc... nhưng em làm việc kiếm tiền là để cho ai? Là để cho cuộc sống của gia đình này luôn được phồn thịnh, là để cho tương lai con cái sau này.Anh hay ho đến độ giờ đây có cả một đứa con rơi. Quả thật là anh đã làm cho trái tim em tan nát...
Thùy Dung bưng mặt khóc ròng. Hải Sơn rời khỏi chỗ ngồi sang chỗ Thùy Dung ngồi xuống, vòng tay ôm lấy nàng:
– Hãy tha lỗi cho anh... vì anh biết em là người rộng lượng. Người phụ nữ đó không có ý cướp đoạt hạnh phúc gia đình ta, cô ta quay lại vì đứa con bị bệnh nặng cần cứu chữa. Hoàn cảnh của cô ấy giờ đây không giải quyết được gì cho đứa bé, nên cô ta mới nhờ đến anh, Thùy Dung à. Thà là không biết gì không hay gì, giờ thì đâu thể thấy chết mà không cứu, huống hồ chi đứa bé là gọit máu của anh, là một bé gái rất dễ thương, anh không thể đành đoạn mà bỏ rơi được.
– Vậy thì anh hãy đón nhận cô ta vào đứa con gái, mặc tình bỏ rơi em và hai đứa con trai của anh đi, cô ta và đứa con gái thật đáng thương hại, đáng được che chở, còn em và các con của em so với mẹ con cô ta chắc là không đáng một đồng rồi.
– Em đừng nói vậy mà Thùy Dung. Cô ta không cần anh, cô ta chỉ cần đứa bé và cần tiền mổ tim tìm lại sự sống cho con mà thôi. Hãy xem như mình làm việc thiện có được không. Chúng ta giúp cho mẹ con cô ấy đi. Em hãy vượt qua mọi định kiến mà cứu lấy sinh linh bé bỏng đầy tội nghiệp mang trong người dòng máu của anh. Anh sẽ cảm tạ em, anh sẽ mang ơn em suốt đời.
– Anh đang van xin em đó à. Anh vì mẹ con cô ta mà sẵn sàng quỳ dưới chân em phải không? Nếu đổi lại là em và con của em đang vấp phải khó khăn, anh có thiệt thành đến vậy không? Em xót xa quá Hải Sơn à. Nói em ích kỷ cũng được, nói em xấu xa cũng được, nói em nhẫn tâm cũng được... em không giúp đâu. Em giúp giọt máu hoang của anh thì chẳng khác gì... em tự cầm dao đâm thẳng vào trái tim mình.
Thùy Dung đi thẳng vào phòng đóng sầm cửa lại. Ngoài phòng khách, Hải Sơn ôm lấy đầu gục xuống.
Suốt đêm, Hải Sơn cứ ngồi như thế ngoài phòng khách. Suốt đêm trong căn phòng ngủ sang trọng, Thùy Dung cứ khóc rồi lại khóc. Thật ra trái tim nàng đâu phải lạnh lùng như những lời nàng nói, chính vì thế nên nàng mới bội phần đau khổ. Để rồi sau một đêm suy nghĩ đẫm nước mắt, sáng ra, Thùy Dung đến trước Hải Sơn và nói:
– Cho em địa chỉ nhà cô ấy.
– Để làm gì?
Hải Sơn bơ phờ nhìn vợ:
– Em không chịu cứu thì thôi, còn định làm gì người ta?
– Em không làm gì họ, em đến chỉ để cứu đứa bé, nhưng em sẽ đặt điều kiện còn anh thì không được phép xen vào nói một câu nào hết. Em sẽ cứu đứa con giùm anh để suốt đời này anh phải mang nợ em.
Thùy Dung nói xong lại bỏ đi vào trong. Hải Sơn thở phào, hai tay vuốt dài lên mặt. Thùy Dung miệng cứng lòng mềm. Cuối cùng thì cũng chịu ra tay cứu giúp sao cũng được, chỉ cần Hải Triều được sống.
Chương 9:
Bất ngờ và hoảng sợ, Tố Như ngay người ra như pho tượng khi người phụ nữ xa lạ gõ cửa nhà nàng, bước vào nhà và cho nàng biết:
– Tôi là Thùy Dung, là vợ của anh Hải Sơn.
Chừng như đoán được tâm trạng hoản loạn mất bình tĩnh của Tố Như, Thùy Dung vội trấn an:
– Cô đừng sợ, tôi đến đây là vì chồng tôi, vì giọt máu của chồng tôi. Tôi muốn bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình. Tôi không muốn vì một phụ nữ vô danh mà gia đình tôi kém bớt đi sự vui vẻ. Cô đúng là cô Tố Như?
– Vâng.
Tố Như khép nép:
– Mời chị ngồi!
Thùy Dung bước tới chỗ để bộ sa lông bằng cây cũ kỹ ngồi xuống, nói mà không nhìn Tố Như:
– Chồng tôi bảo sự việc xảy ra với cô chỉ là chút bồng bột nhất thời của anh ấy. Ảnh van nài tôi cứu giúp đứa bé, không phải vì cô mà vì lương tâm. Lẽ ra tôi không muốn giúp gì hết, nhưng tôi cũng là một người có lương tâm, không thể thấy chết mà không cứu. Do vậy nên tôi đến đây.
Tố Như buồn lặng, mãi đến lúc này mới ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Thùy Dung. Nàng nhìn Thùy Dung bằng ánh mắt buồn và giọng nói càng buồn hơn:
– Trước hết, em xin lỗi chị. Xin lỗi vì đã làm phiền đến gia đình chị. Nhưng bởi vì hết cách rồi, nên em mới phải làm thế. Em chỉ vì mạng sống của đứa con gái nhỏ... đành đánh liều gặp anh Hải Sơn để cầu xin giúp.
– Cô thề là không có ý đồ khác chứ?
– Dạ không.
– Trong thâm tâm cô hoàn toàn không nghĩ chuyện kéo Hải Sơn về chung sống với cô, hoàn toàn không có dã tâm phá gia can người khác chứ?
– Không có.
Tố Như thắt nghẹn con tim, đau buốt lòng bởi những lời nặng nề của Thùy Dung. Nhưng nàng tự nhủ lòng:
Nàng sẽ vì con... Vì con mà chịu đựng tất cả những lời xúc xiểm.
Thùy Dung đưa mắt nhìn quanh gian nhà nhỏ, rồi lớn giọng:
– Đây là nhà của cô?
– Không, chỉ là nhà thuê.
– Xem ra cuộc sống của cô không được dễ thở cho lắm, lại phải đeo mang một đứa con bệnh nặng... mà con của cô đâu rồi?
– Bé vẫn còn ngủ.
– Tôi có thể nhìn thấy nó không?
– Dạ được.
Tố Như đưa Thùy Dung vào phòng. Nhìn bé Hải Triều đang nằm ngủ say xưa trong nôi thân thể mỏng manh gầy còm nhưng nét mặt của con bé quá xinh đẹp và có nhiều nét giống Hải Sơn. “Một đứa con gái, một đứa con gái chẳng phải là điều mà mình và Hải Sơn mong đợi hay sao? Mình chỉ có hai thằng con trai, lại chẳng thể sanh thêm nữa. Đứa bé này sẽ khiến Hải Sơn chẳng dám manh động gì nữa.
Ý Nghĩ có sẵn trong đầu Thùy Dung, giờ đây lại càng quyết liệt mạnh mẽ hơn.
Thùy Dung đứng ngắm bé Hải Triều thật lâu rồi chẳng nói một câu nào đi trở ra phòng khách. Tố Như chẳng khác gì một cái bóng lặng lẽ bên Thùy Dung.
Đợi Thùy Dung ngồi trước rồi nàng mới dám ngồi. Nếu không phải vì con, nàng đâu có quỵ lụy thế này.Vì con, nàng sẵn sàng chịu đựng hơn thế nữa.
Sự im lặng bao trùm khá lâu, rồi Tố Như là người lên tiếng trước:
– Chị đại nhân đại lượng,chị cứu mạng sống của Hải Triều, em sẽ tri ân chị suốt đời này. Sau khi chữa trị cho Hải Triều em sẽ bồng con đi khỏi tầm mắt của chị. Em hứa là sẽ không bao giờ quay trở lại.Em hứa là sẽ không làm phiền anh chị thêm một lần nào nữa.Mong chị thương xót, lần này thật sự là ngoài ý muốn của em.
– Tôi chẳng muốn nặng nhẹ gì với cô. Tôi cũng biết cô như kẻ cùng đường rồi mới chạy tới níu Hải Sơn tìm hi vọng. Nhưng dù có biện hộ đến đâu, có thông cảm tới cỡ nào, thì cái sự việc giữa cô và Hải Sơn cũng làm tan nát trái tim tôi. Tôi không biết thứ tình cảm vội vàng giữa cô và chồng tôi là gì, nhưng phải có tình thì mới chung sống được với nhau đến sinh con được. Cô Tố Như à! Cô thử đặt mình vào cương vị của tôi xem... cô có chịu nổi không? Có dễ dàng bỏ ra một đống tiền để cứu giọt máu hoang đàng của chồng tôi và người con gái khác hay không? Tôi rất giận, không chỉ giận mà còn oán trách các người.
Tố Như nhắm nghiền mắt chết lặng không muốn nói một lời biện minh nào nữa, bởi vì có nói thêm thì trái tim nàng đầy thương tổn.
Thùy Dung nhìn Tố Như rồi thở dài nói tiếp:
– Tôi hiểu và tôi tin cô không phải là hạn gái buôn chồng người ta, nên tôi không muốn truy cứu gì thêm nữa. Giờ đặt thẳng vào vấn đề của đứa bé. Tôi bằng lòng bỏ tiền ra để chữa bệnh cho đứa bé, nhưng tôi có một điều kiện.
– Điều kiện gì?
Tố Như chưa vội vui mừng, nàng nhìn Thùy Dung chăm chăm đến độ Thùy Dung phải quay nhìn đi nơi khác rồi mới nói:
– Cô giao bé Hải Triều lại cho chúng tôi. Từ nay nó là con gái tôi, được đối xử công bằng, được thương yêu chăm sóc đàng hoàng.
– Chị....
Tố Như tắt nghẹn, cảm giác đau đớn như một mũi dao xuyên tim. Giao con cho người, con của mình sẽ trở thành con của chị ấy. Rồi mình sẽ sống làm sao với nhớ thương? Liệu mình có thể sống nổi không khi thiếu vắng Hải Triều? Ôi, con ơi! Mẹ bị người ta dồn sát vào chân tường rồi. Mẹ phải làm sao đây? Mẹ phải làm sao đây?
Tố Như bật khóc. Điều kiện của Thùy Dung sao mà khắc nghiệt đến vậy. Cắt rời tình mẹ con...
Tố Như tuột xuống khỏi ghế, quỳ luôn trước mặt Thùy Dung, nghẹn ngào:
– Chị ơi! Em xin chị.... em xin chị đừng buộc em phải xa lìa Hải Triều.
Không có nó, em làm sao mà sống nổi. Xin chị hãy thương tình,hãy nghĩ lại, xin đừng bắt em phải xa rời con của em.
– Nhưng nếu tôi không cứu nó thì cô cũng lìa xa nó vậy. Tôi hứa với cô là tôi sẽ xem nó như con của mình, tuyệt đối không phân biệt đối xử. Tôi sẽ cho nó những gì tốt nhất mà chưa chắc gì cô có thể cho nó. Tôi sẽ nuôi nó lớn khôn và cho nó ăn học thành tài. Tôi cho rằng như thế sẽ tốt cho cô hơn. Thân gái một mình nuôi con đâu có dễ dàng gì. Giao con gái cho tôi rồi cô sẽ rảnh rang hơn để làm lại cuộc đời mới. Khi cô có gia đình chồng con hẳn hoi rồi, cô sẽ thấy là tôi đúng. Còn bé Hải Triều, nó phải thuộc về gia đình của tôi thôi.
– Không được. Tôi không thể giao con gái cho chị.
Tố Như chợt phản kháng:
– Nếu bằng lòng cứu cho con tôi mà để đoạt lấy nó thì tôi không cần. Tôi thà là hai mẹ con tôi cùng chết, chứ không thể xa lìa con tôi được.
Thùy Dung vẫn rắn rỏi:
– Lòng tốt của tôi chỉ có vậy, giờ thì tùy cô suy nghĩ... Mọi chuyện tùy thuộc hết vào cô đó. Tôi bỏ tiền ra tôi không tiếc, nhưng tôi muốn có đứa bé là vì muốn bảo đảm cắt đứt mọi quan hệ giữa cô và chồng tôi. Cô suy nghĩ đi rồi trả lời tôi bất cứ khi nào cô muốn. Tôi về đây.
Thùy Dung đứng lên khỏi ghế bước từng bước lạnh lùng ra khỏi cửa và mất hút. Tố Như vẫn quỳ dưới gạch, đầu cúi thấp và nước mắt rơi như mưa.”Phải làm sao?
Phải làm sao? Nàng chỉ còn biết tự hỏi mình và đau đớn như có ai banh da xé thịt. Nỗi bất lực của một người mẹ không cứu nỗi con mình. Nỗi đau đớn khôn tả của một người mẹ nếu phải xa rời con mình... Chừng như không còn chịu đựng nổi, không còn nén được lòng nữa, Tố Như bật lên tiếng kêu la thảm thiết, rồi từ từ ngã sóng soài xuống nền gạch mà khóc...
Những tưởng có thể kéo dài thêm một thời gian nữa để tìm phương cách khác. Không ngờ mới hai ngày sau thì Hải Triều trở bệnh nặng phải nhập viện.
Sáng nay, các bác sĩ cho nàng biết Hải Triều phải được mổ ngay, nếu không thì sẽ muộn.
Quả là ông trời gieo điều khắc nghiệt. Tố Như trong lúc hoảng loạn, trong lúc sợ sệt Hải Triều không thể qua khỏi đã ôm con lần theo địa chỉ nhà Hải Sơn trong tay mà tìm đến, giữa lúc Hải Sơn trong tay mà tìm đến, giữa lúc Hải Sơn và Thùy Dung đang chuẩn bị đi ra ngoài.
Nhìn Tố Như bơ phờ hốc hác, tinh thần hoảng loạn, lòng Hải Sơn đau nhói.
Nhưng trước mặt vợ lại không dám ân cần quan tâm. Tố Như cúi nhẹ đầu chào, rồi bế lên trước Thùy Dung, nói trong uất nghẹn:
– Tôi mang con đến cho chị.... chị hãy cứu nó đi. Chị hãy cứu sống nó và mãi mãi nó sẽ thuộc về chị. Tôi chỉ xin chị cho phép tôi được cận kề bên con trong lúc nó mổ, khi nó khỏe mạnh rồi, tôi sẽ ra đi.
– Cô đã nghĩ kỹ rồi sao?
– Tôi còn gì nữa mà suy nghĩ khi ông trời chẳng cho tôi con đường nào khác.
Hải Triều không còn thời giờ nữa, chị cứu nó nhanh đi... chị mang nó tới bệnh viện nhanh đi.
Hải Sơn nhìn Thùy Dung chưng hửng:
– Em chỉ nói với anh là em bằng lòng cứu lấy đứa bé và điều kiện là cô ấy phải đi xa không bao giờ được quay lại lần nào nữa. Hóa ra không chỉ thế mà em bắt con của người ta. Tại sao em làm vậy? Tại sao em lại chai cắt tình mẹ con của cô ấy chứ?
Thùy Dung lớn giọng:
– Em không phải bắt con của cô ấy mà là đem về... đem về giọt máu đánh rơi củ anh. Cô bé ấy ở với cô ta thì chết, thuộc về gia đình này thì sống, cô ta phải có sự lựa chọn lựa thôi.
– Em nhẫn tâm quá, Thùy Dung.
– Cũng là do hai người thôi. Hai người có lỗi với tôi, hai người không có tư cách nói chuyện với tôi.
– Đừng nói nữa! Tôi xin anh chị đừng cãi nhau.
Tố Như gào lên:
– Tôi bằng lòng đánh đổi tất cả vì mạng sống của con tôi. Chị nói đúng, thuộc về chị, con bé chắc hẳn sẽ được sung sướng đầy đủ hơn là với người mẹ ruột chẳng bảo vệ được nó. Đây, tôi giao bé cho chị. Tôi giao sinh mạng của Hải Triều cho chị,chị hãy cứu nó nhanh lên đi. Nhanh lên đi! Bác sĩ bảo nó phải mổ ngay nếu không thì sẽ muộn.Từ nay, nó là con của chị.
Tố Như giao Hải Triều vào tay Thùy Dung rồi lùi lại đứng, nước mắt rơi không dừng.
Thùy Dung đè nén xúc động rồi nhìn Hải Triều rồi ngước nhìn Tố Như nói:
– Tôi bằng lòng cho cô ở lại bên con trong thời gian nó mổ. Sau đó thì cô phải giữ lời hứa.
– Vâng, chị yên tâm. Tôi không nuốt lời đâu.
– Bình thường cô vẫn điều trị bé ở bệnh viện nào?
– Viện tim.
– Vậy chúng ta đi. Anh Sớn Anh gọi tắc xi giùm em.
Hải Sơn dù trong lòng có sự bất nhẫn, nhưng giữa lúc này lại không thốt nên lời, đành riu ríu làm theo lời vợ.
Một chiếc ta xi được gọi đến. Hải Sơn được các bác sĩ tận tình chăm sóc đặc biệt và chuẩn bị mổ ngay để cứu lấy sinh mạng của bé.
Ba người ngồi ngoài hành lang, không ai buồn nói với ai một lời nào. Một lát sau, điện thoại Thùy Dung vang lên. Nàng nghe điện thoại xong liền nói:
– Tôi có công việc cần giải quyết nên phải đi... nhưng tôi sẽ quay trở lại ngay. Cô ở đây chờ nhé!
– Vâng.
Tố Như đau khổ đến độ tưởng như không còn hơi để nói, nên nàng chỉ thều thào. Tất nhiên là Thùy Dung không thể để Hải Sơn ở lại cùng với Tố Như, nên nàng nhìn Hải Sơn nói:
– Anh đi theo em!
– Để làm gì? Công việc của em, anh đi theo chỉ thừa thôi.
– Em cần anh, vì chúng ta phải đến ngân hàng rút ra một số tiền lớn nộp viện phí nữa. Có anh đi theo, em mới yên tâm hơn.
Hải Sơn không đồng tình lắm, nhưng vẫn phải đứng lên. Anh lướt ngang chỗ Tố Như hơi khựng lại như định nói cái gì, nhưng rồi thôi bước thẳng luôn tới trước.
Họ đi rồi. Còn lại một mình giữa hành lang dài hun hút, chợt nhiên Tố Như nhận thấy mình sao cô độc quá, đáng thương quá. Cuộc đời nàng ngẫm lại chỉ là một chuỗi những đau khổ kéo dài và chưa biết đâu là chặng dừng. Tố Như tủi thân, nước mắt lại chảy tràn ra mi. Nàng thương thân nàng lại càng thương hơn đứa con gái bé nhỏ tội nghiệp đang sắp phải đương đầu với một cuộc giải phẫu, mà thân thể bé nhỏ của con chẳng hiểu có chịu đựng nỗi hay không?
Lạy trời cho tất cả được tốt đẹp. Lạy trời cho mọi chuyện khó khăn đến đâu cũng sẽ trôi qua một cách dễ dàng. Cầu mong Hải Triều được sống.”Con ơi! Dù mai này không còn mẹ bên cạnh, dù mài này ở phía sau con có một bí mật mãi mãi được chôn vùi, con cũng phải nên một người tốt. Chỉ cần con khỏe mạnh, được sống và lớn lên thì cho dù phải chịu đựng đến đâu,mẹ cũng cam lòng chịu đựng. Nguyện cầu các đấng tối cao che chở cho con tôi!”.
Chưa bao giờ Tố Như khóc nhiều như thế, khóc đến tê dại cả người.
Cuối cùng thì ca phẫu thuật cũng thành công hơn cả sự mong đợi. Các bác sĩ cho biết thân thể của Hải Triều dù mỏng manh, yếu đuối nhưng sự sống rất mãnh liệt. Cô bé đang hồi phục rất tốt và chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một người khỏe mạnh.
Vậy là mừng rồi. Nhiều ngày qua, Tố Như không rời khỏi con nữa bước.
Nàng đang tranh thủ từng giờ từng khắc yêu thương con. Nàng đang dùng cả cuộc đời gói trọn trong vài ngày để yêu thương đứa con gái tội nghiệp.Trái tim nàng mỗi lúc nhìn con, mọi lúc hôn lên gương mặt bé bỏng của con là tan nát ra từng trăm vạn mảnh.
Vậy đó, cuộc đời lắm khi thật khắc nghiệt, thật đáng ghét. Rồi cũng phải đến cái lúc mà Tố Như phải giữ đúng lời hứa rời khỏi con của mình. Chẳng nổi đau nào hơn, chẳng thể còn nỗi u uất nào hơn, chẳng còn gì tan nát hơn thế nữa...
Đau đớn quá, u uất quá. Trái tim tan nát ra mất rồi.
Tố Như không còn lệ để rơi. Toàn thân là một cái gì đó đông cứng, khô khốc, bé Hải Triều vẫn vô tư trong giấc ngủ, không hề hay biết chút gì đến nỗi đau của người mẹ ruột, Thùy Dung ngồi lặng lẽ ở góc phòng, còn Hải Sơn thì lặng lẽ rít thuốc ngoài hành lang, vẻ mặt rất đăm chiêu.
Thật im lặng, thật nặng nề, thật tàn nhẫn... Tố Như như một pho tượng và lặng buồn. Nàng đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc con, nói ở trong lòng:”Mẹ đi đây.
Vì sự sinh tồn của con mà mẹ giết chết trái tim mình. Hãy hiểu cho mẹ, đừng oán hận mẹ. Hải Triều! Hãy là một cô bé thật đáng yêu từ lúc nhỏ cho đến lúc trưởng thành nhé con. Mẹ rời khỏi con nhưng không bao giờ quên con và mong con được hạnh phúc”.
Tố Như hôn nhẹ lên vầng trán của con rồi từ từ lùi lại. Nàng đến trước Thùy Dung, giọng có hơi nghèn nghẹn:
– Xin chị hãy yêu thương nó như con gái ruột thịt của mình. Xin chị đừng để cho nó khổ!
– Cô yên tâm! Hải Triều sẽ là con gái của tôi, nó sẽ sung sướng. Tôi thành thật chúc cô mau mau có một mái ấm và những đứa con kháu khỉnh. Tôi xin lỗi vì tôi không thể rộng lượng hơn được nữa. Bây giờ thì cô đi đi. Cô có cần tôi giúp đỡ gì không?
– Không. Cảm ơn lòng tốt của chị. Tôi đi đây. Chào chị!
– Chào cô! Cô giữ gìn sức khỏe Tố Như không nói thêm lời nào nữa, bước nhanh ra khỏi phòng và chạm phải ánh nhìn đầy xót xa của Hải Sơn. Nàng chựng lại nhưng rồi bước vội vã hơn. Hải Sơn đuổi theo và gọi tên nàng:
– Tố Như! Tố Như!
Tố Như đi chậm lại chứ không dừng. Hải Sơn bám phía sau nàng:
– Anh xin lỗi... anh xin lỗi khi không làm được gì cho em. Anh là một kẽ vô dụng, một kẻ yếu hèn. Anh xin lỗi Tố Như...
Tố Như định bỏ đi luôn không muốn nói một lời nào nữa, nhưng rồi nàng thay đổi ý định chậm hẳn bước chân, rồi quay lại nhìn Hải Sơn nói nhẹ nhàng:
– Hải Triều là con gái của anh, nếu anh còn nghĩ tình tôi thì hãy thương yêu Hải Triều bằng cả trái tim là đủ rồi. Điều duy nhất tôi mong là Hải Triều được yêu thương và sung sướng. Chỉ vậy thôi, ngoài ra tôi không trách cứ gì ai. Chào anh tôi đi!
– Chào em! Hãy tin tưởng ở anh Như à. Hãy tin tưởng ở anh.
Tố Như quay người bước đi thẳng không một lần ngoái lại.Trời chiều đã nhạt nắng. Những áng mây màu sẫm trôi thật buồn như tâm trạng nặng nề của Tố Như. Đi đâu bây giờ? Đi về thôi hỡi trái tim bất lực. Vâng trái tim bất lực.
Giờ thì không còn gì nữa. Không còn được làm mẹ, không còn gì cả. Tố Như không gọi xe mà lướt đi như một cái bóng trên đường. Nàng cứ thế mà lướt đi, cứ thế mà qua hết dãy phố này đến dãy phố khác.Nàng chán nản, nàng tuyệt vọng. Nàng bước đi, giẫm lên trên nỗi đau của chính nàng. Nàng đi loanh quanh không định hướng, nàng đi mãi cho đến khi trời tối mịt...
Tố Như đi rồi, Hải Sơn ngã dựa người vào tường, hai tay ôm lấy đầu. Một lúc sau, một bàn tay âm ấm đặt lên vai chàng.
– Em xin lỗi. Em cũng tội nghiệp cô ấy, nhưng em chỉ làm được đến như vậy thôi. Rồi tất cả sẽ qua anh à.Cô ấy còn trẻ đẹp, nhất định sẽ tìm thấy thứ hạnh phúc mà cô ấy cần.
Hải Sơn ngước lên nhìn Thùy Dung:
– Nếu là em ở vào tình cảnh của cô ấy thì em sẽ thế nào hả, Thùy Dung?
Thùy Dung im bặt. Hải Sơn thở dài:
– Anh có thể cảm nhận được cô ấy đang tan nát như thế nào. Nhưng chỉ mong cô ấy đừng hành động rồ dại.
Hải Sơn nói xong bước đi vào phòng đến bên giường nhìn Hải Triều, nâng bàn tay nhỏ gầy guộc của con lên môi hôn mà nước mắt tuôn dài.
Thùy Dung đứng nơi ngưỡng cửa mà lòng chẳng sung sướng gì.
Chương 10:
Tố Như về đến cửa thì giật mình khi trông thấy dáng một người đàn ông ngồi rũ rượi. Định thần nhìn kỹ thì ra đó là ba của nàng. Tố Như kêu lên:
– Bạ. Ông Vĩnh Thành ngước lên, ông không phải nói mà thều thào:
– Tố Như hả con?
– Vâng. Con đây. Ba đến lâu chưa?
– Ba chờ con mấy ngày nay rồi.Con đi đâu vậy?
Tố Như thở dài nắm lấy tay ba dậy rồi nói:
– Ba vào nhà đi!
Tố Như mở khóa, đẩy cửa vào, mở công tắc đèn cho căn nhà sáng lên. Nàng dìu ba đến ghế cho ông ngồi xuống. Mãi đến lúc này, nàng mới thấy rõ ông thần sắc hốc hác, bệ rạc, quần áo thì luộm thuộm, đầu tóc thì rối bù. Đâu rồi cái dáng người đàn ông uy quyền giàu có năm nào. Thế mới biết những thay đổi ở cuộc đời thật đáng sợ.
Đi rót một ly nước mang tới, Tố Như nhìn ba bằng ánh mắt xót xa:
– Ba uống nước đi. Ba tìm con có việc gì không? Dì ấy không chăm sóc cho ba thì ba phải tự chăm sóc cho mình chứ. Con nhìn ba bây giờ cảm thấy buồn lòng lắm Ông Vĩnh Thành uống một hơi cạn ly nước. Dường như ông khát lắm. Ông chìa cái ly đến cho Tố Như bảo:
– Cho một ly nữa!
Tố Như nhìn ba ứa lệ đi rót ly nước khác mang tới. Ông Vĩnh Thành lại uống cạn, cúi gằm mặt nói:
– Ba thật xấu hổ với con.
– Lại xảy ra chuyện gì nữa, phải không ba?
Tố Như loáng thoáng nghi ngờ, nhưng ông Vĩnh Thành lại gật đầu xác nhận – Bà ấy đã đi rồi, mang giấy tờ nhà đi cầm cố lấy hết tiền rồi bỏ đi mất. Giờ người ta đến đòi nợ, làm ầm ĩ... ba sợ quá không dám về nhà. Mấy ngày nay ba lang thang ngoài đường. Đói, khát nước... ba muốn về với mẹ con nhưng không có tiền đi xe.
Tố Như im lặng, những giọt nước mắt lăn dài xuống. Nỗi khổ của ba... nỗi khổ trong lòng nàng... ôi sao lại quá nhiều nỗi khổ đến thế. Nàng kiềm nén không nổi nữa, bật khóc lên hu hu như một đứa trẻ.
Ông Vĩnh Thành thấy con gái khóc, cõi lòng chai sạn của ông cũng chảy tan ra thành. Khóc theo rồi ông nói:
– Ba thật chẳng ra gì. Ba chẳng còn mặt mũi nào nữa. Có lúa ba nghĩ quẩn muốn chết đi cho rồi.
– Ba! Con khóc vì thương cho hoàn cảnh của chúng ta, chứ con không hề trách cứ gì chúng ba. Bà ấy bỏ đi thì thôi. Thiếu nợ thì bán nhà trả tiền, ba có gì phải lo sợ. Chúng ta chẳng phải trượt xuống hố sâu từ lâu rồi sao, còn gì phải sợ nữa. Không còn gì để sợ nữa ba à. Mấy ngày rồi, ba không ăn gì, để con nấu mì cho ba ăn đỡ.
Tố Như nói và đứng ngay lên. Nàng xuống bếp bắc nước, rồi lục lọi trong tủ lấy ra hai gói mì, bóc vỏ, cho vào tô.Nàng vừa làm vừa khóc. Tại sao có quá nhiều nỗi đau cùng lúc thế này? Thật tội nghiệp cho ba, già cả rồi mà vẫn không được yên ổn tấm thân. Đành rằng ba là người gây ra những nghịch cảnh cho mình, nhưng chắc là ba cũng không muốn như vậy. Tội nghiệp ba quá!
Tố Như bưng tô mì bốc khói lên, nói:
– Ba ăn đi. Con ra cửa hàng quần áo gần đây mua cho ba một bộ đồ mới. Ba ở lại chỗ con vài ngày, rồi cha con ta cùng về quê. Con sẽ xin mẹ cho ba được ở lại đó.
– Chắc là mẹ con không chịu đâu.
– Con sẽ thuyết phục mẹ. bây giờ ngoài mẹ ra,ba đâu còn chỗ nào để nương náu nữa.
– Ba ở với con không được sao Như?
– Không phải là con không cho ba ở với con, nhưng nay mai con sẽ trả nhà này lại, con sẽ đi đâu về đâu con còn chưa biết ba à. Con đưa ba về với mẹ là vì muốn ba yên thân yên phận không phải khổ nữa. Thời gian đầu, ba phải chịu đựng vì mẹ sẽ giận ba, nhưng con tin rồi mẹ sẽ bỏ qua hết cho ba.
– Ba đã làm khổ con và mẹ con quá nhiều. Hãy tha lỗi cho ba nghe!
Nhìn dáng điệu khổ sở đầy ân hận của ba, Tố Như lại nghe nặng bờ mi như sắp khóc nữa. Nằng lắc đầu thở ra nhè nhẹ nói:
– Đừng tự dằn vặt nữa ba à. Con lúc nào cũng thương ba, tình cảnh nào cũng thương ba vì ba là ba của con mà. Con đi ra ngoài một chút, ba ăn đi!
Tố Như vừa quay lưng thì nghe ông Vĩnh Thành hỏi:
– À! Sao ba không thấy con gái của con?
– Con đã gởi nó cho người ta nuôi rồi ba à.
Tố Như nói mà không quay lại rồi lê từng bước nặng trịch ra khỏi cửa. Nàng đi đến một cửa hàng quần áo may sẵn gần nhà, chọn mua cho ba hai bộ đồ rồi quay trở về nhà ngay.
Vừa bước chân vào nhà, nàng hồn xiêu phách lạc khi thấy ba nằm sóng soài trên đất, da dẻ tái nhợt, miệng sùi bọt trắng.
Hoảng hốt và kinh sợ, Tố Như buông luôn chiếc túi xốp đựng quần áo trên tay, nhào tới bên ba lay gọi:
– Ba! Tỉnh dậy đi ba.
Ông Vĩnh Thành vẫn bất động, Tố Như nhận thấy ông vẫn còn thở, nên nàng chạy sang nhà bên gọi thêm người đến giúp đỡ đưa ba vào bệnh viện.
Ông Vĩnh Thành bị liệt nữa người sau cơn đột quỵ. Trong lúc bối rối, Tố Như gọi điện về cho mẹ để cầu cứu. Ngay trong ngày hôm sau đã thấy bà Tố Lan có mặt. Bà tuy còn oán giận chồng, nhưng một nữa cũng đã nguôi ngoai.
Lại nghe Tố Như kể tình cảnh bi đát đến phải giao con cho người, bà khóc ngất vì thương con.
Hai mẹ con ngồi bên nhau trong khoảng sân trồng đầy hoa của bệnh viện nói chuyện rất lâu.
Hoàng hôn tím đẫm nhưng vẫn còn soi rõ hai gương mặt đẫm đầy nước mắt.
Tố Như buồn chết lặng. Bà Tố Như nắm chặt tay con gái nức nở nói:
– Số phận con sao mà lắm long đong khổ sở đến như vậy. Tại sao không nói với mẹ? Mẹ dù có bán hết gia sản cũng giúp cho con mà. Giao con cho người ta, mẹ có thể cảm nhận được trái tim con tan nát đến cỡ nào. Tố Như à! Mẹ tội nghiệp cho con quá. Hay là mẹ về quê bán hết nhà cửa đất đai, mang tiền đi chuộc cháu của mẹ lại.
– Thôi đi mẹ!
Tố Như ràn rụa nước mắt, nhìn mẹ lắc đầu:
– Con không giúp ích được gì cho mẹ, con không muốn mẹ vì con mà quãng đời về sau phải lâm vào cảnh khốn khó. Dù gì nơi đó cũng là cho ruột của Hải Triều, họ lại là người có tiền, như thế sẽ tốt cho Hải Triều hơn. Con tuy rất đau lòng, nhưng con chỉ có tình yêu thương mà không có tiền cứu mạng con gái.
Ông trời đã khiến con lâm phải một cảnh tình như thế, con không chịu cũng phải chấp nhận thôi.
– Rủi ro họ bạc đãi Hải Triều thì sao hả con?
– Không đâu mẹ. Họ không có con gái, họ sẽ thương yêu Hải Triều con tin vậy.
– Mẹ chỉ sợ con chịu đựng không nổi.
Tố Như thở dài:
– Con sẽ cố gắng chịu đựng cho qua nỗi đau này.
– Sau quá nhiều biến cố... mẹ nghị con nên về quê với mẹ. Về quê có mẹ lo lắng cho con. Về quê nghe Tố Như.
– Con sẽ đưa ba về quê, còn có ở lại hay không con phải suy nghĩ kỹ rồi mới quyết định. Ba của con giờ đã là người tàn phế rồi. Con xin mẹ đừng có oán giận ba con nữa.
– Nếu như không phải vì con thì mẹ không tha thứ cho ba con đâu. Bao nhiêu là chuyện, tất cả cũng tại con người vô trách nhiệm của ông ấy. Làm khổ vợ con, tự làm khổ bản thân mình... không oán trách được ai. Mẹ sẽ coi như việc nuôi dưỡng ba con từ đây cũng giống như một việc làm từ thiện vậy thôi.
Tố Như nhìn mẹ chăm chăm. Lâu rồi mẹ con mới gặp nhau, cuộc sống không được mẹ như ý khiến mẹ cũng già dặn hơn trước nhiều. Nàng vòng tay ôm chặt lấy mẹ, nhẹ nhàng nói:
– Chỉ cần mẹ chịu đón nhận ba là con yên tâm rồi. Mẹ! Từ nay mẹ phải vất vả nhiều.
– Có gì đâu con. Phải chi mẹ đổi được vất vả lấy một cuộc sống vui vẻ hoàn thiện cho con thì hay biết mấy.
– Rồi tất cả sẽ qua thôi mẹ.
– Phải, rồi tất cả sẽ qua. Con gắng mà chịu đựng nghe Tố Như.
Tố Như ngả vào lòng mẹ nhắm nghiền đôi mắt. Quả thật không có gì êm ái bằng lòng mẹ. Chợt nhiên Tố Như muốn ngủ một giấc thật ngon cho quên đi sự mệt mỏi nhiều ngày qua.
Mấy ngày sau, ông Vĩnh Thành được xuất viện và Tố Như cùng mẹ “hộ tống” ông về quê. Tố Như cũng ở lại quê vài tuần mới lên Sài Gòn. Việc đầu tiên nàng làm là đi thương lượng với chủ nợ ngôi nhà của ba nàng về việc bán nhà trả nợ. Cũng may mà mọi việc suôn sẻ và người chủ nợ lại mua luôn căn nhà và thanh toán cho nàng khoảng tiền còn lại.
Việc thứ hai là Tố Như đi thuê một ngôi nhà trọ mới, và dọn ngay trong ngày. Gia tài của nàng thì chẳng có gì, ngoài những tranh là tranh. Khi dọn về ngôi nhà mới, số tranh lại chiếm một góc rộng ngôi nhà của nàng.
Mấy ngày mệt phờ vì công việc tấp nập, mãi đến hôm nay mới rảnh rỗi sắp xếp lại đồ đạc riêng tư. Khi soạn đến đồ đạc của con gái thì vết thương trong lòng Tố Như lại ùn lên tấy nhức hơn bao giờ hết.
– Con ơi! Hải Triều ơi...
Tố Như rên rỉ ôm những bộ đồ bé xinh xinh vào lòng mà đau đớn không thể tả.
Đành rằng đã hứa không quay lại, nhưng mình cũng có thể lén nhìn kia mà.
Lén nhìn để xem Hải Triều có được yêu thương không, có khỏe mạnh không?
Tố Như phấn khởi trong lòng với ý nghĩ đó. Thế là ngày nào, nàng cũng lảng vảng ở phía đối diện ngôi nhà của Hải Sơn mà chờ mong một cơ hội thấy con.
Rồi nàng cũng thật sự yên tâm khi buổi chiều nay nhìn thấy Thùy Dung bế Hải Triều đi dùng Hải Sơn xuống tắc xi.
Thùy Dung vẻ mặt sáng ngời vừa hôn vừa cười đùa với Hải Triều rồi nói với Hải Sơn:
– Bác sĩ bảo Hải Triều đã hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải tái khám nữa, em thiệt vui quá. Anh Sơn nè! Anh nhìn sắc diện của Hải Triều xem, hồng hào ghê chưa. Ngày mai, anh đưa em đi sắm quần áo và trang sức cho con nghe.
– Được rồi! Ngày mai anh sẽ đưa em đi. Chúng ta vào nhà thôi!
Tố Như nép gần đấy nghe rõ tất cả.
Đợi Hải Sơn và Thùy Dung bước vào nhà rồi, nàng mới đến gần hơn một chút quay đi.
Hải Triều đã khỏe và Thùy Dung tỏ ra rất yêu quý đứa bé, vậy là mừng rồi.
Lần đầu tiên sau những ngày lao đao khốn khó, Tố Như cảm nhận bước chân mình đã có thể nhẹ nhàng. Nào là vui mừng, nào là xót xa, thế cũng gọi là tốt đẹp.
“Hải Triều! Mẹ chúc con hạnh phúc. Hãy thật ngoan ngoãn thật chóng lớn, thật tươi vui nhé con gái. Mẹ yêu con. Mẹ lúc nào cũng nhớ về con”.
Mỗi bước chân là một hàng nước mắt. Thế gian này, dòng người trên phố...
tất cả như không có gì, như hoang sơ trong đôi mắt đầy lệ và đầy nỗi niềm của Tố Như.
Nàng bước nhanh và nàng đột ngột dừng lại khi có ai đó gọi tên nàng.
– Tố Như! Tố Như!
Tố Như quay phắt lại. Trước mặt nàng là một phụ nữ đeo kính đen trông rất sang trọng:
– Tố Như!
Người phụ nữ lặp lại và gỡ nhanh mắt kiếng xuống. Tố Như nhìn đăm đăm khuôn mặt đẹp rồi buột miệng kêu lên:
– Thúy Hoa! Thúy Hoa!
– Vẫn còn nhận ra mình là tốt rồi.
Thúy Hoa tươi cười, nhào tới ôm chầm Tố Như vào lòng. Giữa đường gặp lại bạn cũ, Tố Như cũng thấy vui. Nàng cầm tay Thúy Hoa nói:
– Bạn về khi nào?
– Mình về được một tuần rồi. Nhưng không phải lần đầu. Thời gian trước mình về tìm đến nhà bạn, nhưng nhà bạn đã đổi chủ. Mình nghe đâu ba bạn thất bại trong công việc, giờ thì ra sao rồi Tố Như?
– Thì mình vẫn sờ sờ đấy thôi.
Tố Như mỉm cười, lâu rồi mới lại thấy nàng cười, nụ cười có phần héo hắt nhưng vẫn thấy nàng đẹp. Thúy Hoa nhìn những giọt nước mắt chưa kịp ráo trên khuôn mặt bạn, chau mày hỏi:
– Bạn vừa khóc à? Thôi, ta không thể đứng giữa đường trò chuyện được. Hai đứa mình tìm một chỗ nói chuyện nghen Tố Như còn chưa kịp gật đầu thì Thúy Hoa đã cầm tay nàng kéo vào một chiếc tắc xi gần đó.
Chiếc xe chạy đi rồi ngừng trước một nhà hàng sang trọng. Thúy Hoa lại dắt tay Tố Như xuống xe. Nàng chỉ vào nhà hàng rồi nói:
– Lần trước mình về Việt Nam mở nhà hàng này, nhờ một ông anh con bác quản lý giùm Nhà hàng cũng đông khách lắm. Tuy mình ở Mỹ, nhưng đây cũng là một nguồn thu không nhỏ của mình.
– Bạn giỏi quá!
Nghe Tố Như khen, Thúy Hoa mỉm cười:
– Thế bạn không giỏi sao. Bạn từng là một lớp trưởng năng nổ suốt bao nhiêu năm liền mà.
– Rời trường lớp, mình chỉ toàn là thất bại không thôi.
– Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng thất bại. Mình sẽ giúp bạn. Chúng ta vào thôi!
Cũng là một đôi bạn, so về gia cảnh lúc trước thì chẳng ai hơn ai, nhưng giờ đây đi bên cạnh Thúy Hoa, Tố Như nhận thấy mình sao mà thua kém quá, Thúy Hoa lướt đi đến đâu đều có nhân viên cúi đầu chào hỏi khiến cho Tố Như càng thêm tủi phận. Thế mới biết con người có thể làm được nhiều thứ, nhưng lại chẳng thể lựa chọn cho số phận của mình.
Nghìn trùng xa cách
Phạm Duy - Khánh ly
Bích Quỳnh
Theo http://vnthuquan.org/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm nhận ngàn đêm

Cảm nhận ngàn đêm MỘT Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đến Thá...