Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Dấu chân hành trình tuyệt mù

Dấu chân hành trình tuyệt mù
(Đọc tập thơ “chậm hơn sự dừng lại” [1]  
của Trần Tuấn, Nxb Hội Nhà văn, 2017) 
Bước chân chúng ta chậm hơn sự dừng lại
Trần Tuấn
“Dừng lại”, tức vận tốc tức thời bằng không. Vậy sao lại có khái niệm “chậm hơn” nó? Có lẽ, đó là câu hỏi thông thường của một người “bình thường” trong chốn dương gian này. Nhưng trong thơ Trần Tuấn, đấy có thể lại là câu hỏi ngây ngô, ngớ ngẩn của kẻ viễn/ cận thị, kẻ mù màu... Vậy hãy khua cây gậy dò đường của anh/ chị lên đi, sẽ thấy, bên dưới/ cạnh/ phía trên mặt đường kia còn nhiều mặt đường khác nữa. Và thấy trong/ sau/ xa hơn giọng nói kia còn có những âm sắc mang thông điệp khác nữa. Tôi đọc “Chậm hơn sự dừng lại”, tập thơ thứ ba [2]  của nhà thơ Trần Tuấn, nhận thấy, không phải một thế giới mà nhiều thế giới với những chuyển động phi lý, hỗn cực đang ẩn giấu, giao thoa làm nên một cõi thơ khác lạ.
… trên con đường mù u/ trôi tuyệt mù. Đó là câu mở đầu tập thơ của Trần Tuấn. Và tôi, bình tĩnh đi vào xứ “tuyệt mù” này. Điểm chạm đầu tiên, dễ nhận thấy, là thế giới phân cực trong “Chậm hơn sự dừng lại”, vừa quen vừa lạ. Quen, vì nó vẫn được soi tỏ bằng ánh sáng trần thế, minh bạch và phơi mở trong hệ quy chiếu được đo bằng tần số, hình khối, kích thước thông thường. Lạ, vì cốt lõi của nó đã bị bóc tách khỏi nó, bị cắt trụi chùm rễ từng nuôi dưỡng nó. Nó trở nên cô lẻ, trơ trụi trong một không gian không có điểm đặt, không thể xác định. Nó tồn tại như đơn độc, chuyển động xuyên thấu qua những đồ vật khác, cuộc đời khác, thế giới khác. Những hình ảnh sau đây trong bài thơ “cô đơn cô độc” cho người đọc thấy được tính phân cực của từng đơn vị hình ảnh trong “Chậm hơn sự dừng lại”: hạt bụi cô đơn với hạt bụi/ ngón chân cô độc với bàn chân/ … con chữ cô đơn với hàng chữ/ … ánh sáng cô độc với ngọn đèn/ … nước cô đơn trong giọt nước/ muối cô độc với đại dương… Tính phân cực này đã làm cho những tứ thơ Trần Tuấn hiển hiện sáng rõ trong không gian mở rộng, mặc dù chúng được quan sát dưới một lăng kính khác lạ, tôi tạm gọi đó là những góc nhìn nghiêng. Cây cầu thang cũng đang bước đi/ ra ngoài thế kỷ/ khỏi mặt đất đang lún dần, tan chảy (tiếng bàn chân trên cầu thang). Cây cầu thang cũng đang bước đi/ ra ngoài thế kỷ/ khỏi mặt đất đang lún dần, tan chảy (tiếng bàn chân trên cầu thang). Cây cầu thang cũng đang bước đi/ ra ngoài thế kỷ/ khỏi mặt đất đang lún dần, tan chảy (tiếng bàn chân trên cầu thang).
Góc nhìn nghiêng, như vừa nói trong thơ Trần Tuấn cho bạn đọc thấy được sự hợp lý của cái hỗn mang và phi lý trong cả tập thơ và trong chính tiêu đề của cuốn sách, “Chậm hơn sự dừng lại”. Cái “chậm” của đơn cực này được so sánh với sự “dừng lại” của đơn cực khác hay đa cực. Phía khác ấy, sự “dừng lại”, có thể đang tồn tại, ký sinh trên cùng một bản thể với những chuyển động của “chậm” lại. Tiêu đề này với hàm nghĩa tất cả đều chuyển động, dù có thể được miêu tả trong trạng thái bất động. Còn những chuyển động kia đang đi về đâu, kết cục thế nào xin tùy bạn đọc ước đoán.
Tiếp đến là thế giới hoán chuyển, hóa thân. Trong tập thơ của Trần Tuấn, tôi cảm nhận có con mắt khác của hệ quy chiếu khác, từ thế giới xa lạ, khác với cõi trần thế luôn dõi theo, tác động và chi phối mọi chuyển động trong đời sống chúng ta. Trong bài thơ “đợi nước đang sôi”, nhà thơ thấy mình được pha trà/ được rót/ vào cái chén cũ/ nghi ngút khói/ hương vị thân thể/ cứ thế/ đang ngồi uống tôi. Con mắt “xa lạ” này xưng “tôi”, cái tôi thi sỹ, nhưng nó tồn tại bên ngoài cơ thể, bản thể của Trần Tuấn, có lúc lại như đồng hành với thái độ bình tĩnh và lạnh sắc: chạy trên dòng sông chảy ngược/ sông lao vào người/ xuyên qua tôi/ trôi không dấu vết (trên dòng nước hồi xuân). Vẫn bài thơ ấy, nhưng nhân vật “tôi” kia có lúc bịn rịn, nao nao với thế thái nhân tình: thả bộ dưới lòng sông/ trong u ơ mùi vị của gió/ ướp qua nhiều ánh sáng/ thời gian mắc lưới lòng sông/ thấy mình già đi rất nhanh/ trong ma sát mịn màng kiếp khác.
Vậy những thế giới tiếp nối, chồng lấn, giáp mối trong “Chậm hơn sự dừng lại” có đường biên không? Có, và khá đa dạng. Cái ranh giới ấy thường mong manh và chỉ xuất hiện khi bắt đầu một chuyển động: nằm trong cơn mơ/ tôi co một chân/ định bước qua vũng tối/ rồi mờ dần nhẹ dần/ chân bước/ sang một cơn mơ nào khác (Tôi có sợ tôi không?). Thế giới thơ Trần Tuấn thường có lớp nang, dịch chuyển chậm, tuần tự. Trong bài thơ “đứa bé, đống củi và thị trấn” có ba nhân vật, nhưng khắc họa đủ diện mạo của đời sống, trên dương gian và cả âm phần. thị trấn trôi theo dòng sông đất/ đống củi trôi trong thị trấn/ đứa trẻ trôi trong đống củi… Những hình ảnh trong bài thơ xuất hiện tựa một đoạn phim câm quay chậm trong lời kể trầm tĩnh, từ tốn, có phần mệt mỏi của nhà thơ. Tôi tưởng tượng ba nhân vật vừa nói được lồng vào nhau tựa một thân cây có ba đường vân gỗ,ba lớp vỏ. Cái cây này chôn chân trên mặt đất, ngỡ được đứng yên, nhưng thực ra nó vẫn quay cùng trái đất với mọi thời tiết, mùa màng. Những tấn trò đời, bi kịch luôn diễn ra quanh nó, trong nó, diễn cả với những linh hồn ở bên kia thế giới. Hình ảnh “đứa bé” được nhà thơ vẽ ra trên phông nền mờ nhè làm ta ngỡ như được nhìn thấy nó qua một tấm kính đã ố mốc, bị hấp hơi nước,: thị trấn đang mỗi ngày lún/ dần xuống/… những đứa bé chết non/… bóng nó đang nằm trên đống củi/ già đi… thị trấn đang mỗi ngày lún/ dần xuống/… những đứa bé chết non/… bóng nó đang nằm trên đống củi/ già đi… thị trấn đang mỗi ngày lún/ dần xuống/… những đứa bé chết non/… bóng nó đang nằm trên đống củi/ già đi…
Nhân vật “đứa bé” còn xuất hiện đôi lần trong những bài thơ khác của tập thơ này. Nó là biểu tượng của sự sơ sinh, chớm nở, nảy mầm của hạt giống ước mơ. Nó mang hình tướng bấy bớt và run rẩy trong xứ “tuyệt mù”, trong lẫn lộn sáng tối, thổn thức và mộng mị. Trong bài thơ “Ngó lên xã tắc hai hàng mù u”, nhà thơ viết: những đêm thằng bé mơ/ trên con thuyền mù u/ trôi tuyệt mù. Hoặc trong bài “và một đường đạn bay”, hình ảnh “đứa bé” hiện ra trơ trọi nhìn con chim không lối thoát. Trong không gian hoang lạnh, con chim nằm trong tầm ngắm - đích đến của viên đạn: thằng bé không thể kêu lên báo động/ họng nó đang ươm mầm một hột mù u. Trong bài thơ “cái chết”, nhà thơ viết về “cơn tự tử tập thể của những đứa trẻ con”,đó chính là cuộc săn cuồng loạn dồn đuổi chúng ta/ ra khỏi đường biên ra khỏi vô biên/ không còn chung nhau/ chia nhau một thế giới và nhiều thế giới/ dù đó dễ như là cái chết.
Trong đa dạng thế giới thơ Trần Tuấn, sự chết được xuất hiện với tần suất cao, sống động nhất. Những linh hồn, dòng ký ức còn sót lại đã quay về tra vấn, muốn chế ngự những nơi nó đã từng khuynh đảo thế gian. Chính nơi ấy, nó đã nếm trải mọi đắng cay, được hưởng lợi lộc quyền uy, từng lừa lọc, bị lừa lọc, từng lục vấn, bị lục vấn, từng truy sát, bị truy sát…: mới hôm qua đang hôm nay đương lúc này/ luôn bị nhốt/ trong trạng thái thông thường là chết (Đò máu). Cái chết, hình ảnh hiện lên trên con “Đò máu” ấy đã dựng lại một phần bức chân dung lịch sử. Mà có phải lịch sử hay chính những chân dung âm bản đời sống đang diễn ra trước mắt chúng ta?: chỉ chúng ta những kẻ/ mang hình hài cơn u mê giãy giụa/ ngày mỗi ngày/ xòe tay ra/ chôn vào đó nấm mồ. Hình tướng cõi chết trong thơ Trần Tuấn mang rất nhiều dáng vẻ.
Chúng là những “hoa vân tay” từ “bàn tay của những xác chết”, là những con chữ tan hàng lồng chạy/ bứt khỏi bãi rác sách mù tối chất cao (chữ), là những đám đông mù lòa hò hét/ bủa lưới vây lòng hồ thối ngạt/ qua rừng đạn dùi cui/ chết chết chết (rắn) v.v... Trong cuộc nói chuyện với nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, nhà thơ Trần Tuấn đã tâm sự: “Tôi làm thơ như viết truyện ngắn, có đầu, có cuối. Tôi viết trong những lúc không tỉnh táo nhất. Tôi làm thơ trong bóng tối, trong những lúc lơ mơ, vô thức... Tập thơ mới này, tôi viết nhiều về cái chết. Chúng ta sống không thể thiếu cái chết được. Tôi chọn cách đối diện với cái chết...”[3]. Cái chết trong “Chậm hơn sự dừng lại” được Trần Tuấn phục dựng bằng nhiều bút pháp độc đáo, khác lạ. Đôi khi cái chết hiện ra tuyệt vọng, thảm khốc, làm đảo lộn thế giới: ngộ độc tập thể địa cầu/ từng con người rụng như chiếc lá không còn mặt đất bên dưới/ quê hương tôi rụng xuống như chiếc lá không còn mặt đất/ bên dưới/ tôi ngã xuống như hạt phấn hoa già (cái chết). Phần lớn cái chết được nhà thơ khắc họa bằng nét bút sắc lạnh với thái độ trầm tĩnh, ví dụ trong các bài thơ “khoét vòng sọ não”, “thở”, “cái chết”… Mỗi khi cái chết được tác giả miêu tả lạnh lùng, tự nhiên bao nhiêu, thì chúng càng trở nên kinh hãi, ám ảnh bấy nhiêu. một lỗ đen đang hút lấy toàn bộ hơi thở tôi/ tôi đã chuyển sang thở bằng ý nghĩ (thở); Kê súng bắn xuyên qua thái dương/ người thợ săn vừa kêu thảng thốt/ - dậy đi thôi/ không phải mơ mà chúng ta đang chết (bóng tối); cái chết thành con mồi của cuộc săn giấc mơ/ hay giấc mơ - con mồi của cuộc săn cái chết (cái chết).
Trong “Chậm hơn sự dừng lại”, cách tạo dựng không-thời-gian đa phương, đa cực chính là đặc trưng thi pháp thơ Trần Tuấn. Tôi xin dẫn nguyên văn bài “ký ức”, một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách của nhà thơ để làm rõ thêm nhận định này.
ký ức
trong ký ức già nua
cánh đồng vẫn đang đi ngọn cỏ vẫn đang đi
nhưng chậm hơn sự dừng lại
có những giây nghìn lần thức giấc
có những đời không một lần mở mắt
nỗi hoan lạc đớn đau của sự trở về
không bằng đôi chân người mà tự đôi chân thời gian quay tìm lại.
Bài thơ với tiết tấu chậm, hình ảnh sáng rõ và ít có những chuyển động hỗn độn. Ở đây “ký ức” vào vai nhân vật chính, xuất hiện duy nhất một lần. Bài thơ này giống như phần lớn các bài thơ khác của Trần Tuấn, thường có tính truyện, giọng tự sự chậm rãi, khoan hòa. Sang câu thơ tiếp theo, câu thứ hai của bài thơ, hai hình ảnh “cánh đồng” và “ngọn cỏ” đã đưa bạn đọc sang một không gian, thời gian khác. Không gian này được lồng trong không gian của “ký ức” trước đó, nhưng “cánh đồng” và “ngọn cỏ” chuyển động với nhịp điệu khác, vận tốc khác. Sự chuyển dịch này tựa một người nhẹ nhàng tự rút cánh tay mình khỏi ống tay một chiếc áo và làm nó rỗng ra. Hành động ấy đã buộc “ký ức” hút sâu dần khi nó đã “già nua”, ở đây, người đọc có cảm giác nó gần như dừng lại.
Do có sự chuyển động lệch pha giữa hai thế giới trong hai câu thơ liền kề, nên câu thơ thứ ba đã xuất hiện để lý giải cho hiện tượng lạ lùng trên: nhưng chậm hơn sự dừng lại.Câu thơ mang hồn vía của cả bài thơ, trở thành tiêu đề cho tập thơ này. Đoạn thơ tiếp theo là những hình ảnh được tác giả liệt kê nằm trong mạch tự sự. “Những giây”, “những đời”, “nỗi hoan lạc đớn đau” có thể ví như những đốm lửa được nhà thơ thắp lên trên ranh giới mờ nhòe của hai không gian, hai thế giới đã được mở ra từ đầu bài thơ. Đặc biệt, hình ảnh “nỗi hoan lạc đớn đau” đã làm cho nhân vật “thời gian” tự quay về tìm lại chốn cũ bằng chính đôi chân của nó. Bài thơ kết cấu với nhiều không gian xa, rời rạc được giáp mối lại, nhưng mở cho bạn đọc nhiều liên tưởng mới lạ về cõi nhân sinh, thế thái.Cho họ cảm nhận về ý nghĩa đời sống trong những hiện tượng tưởng chừng thoáng qua, cả sự mục ruỗng của những điều ngỡ như bất tử.
Cách tạo dựng hình ảnh từ đa chiều không-thời-gian đã đánh dấu sự thành công của Trần Tuấn, nó trở thành đặc trưng thi pháp thơ của ông qua tập thơ này. Để duy trì được lối viết ấy, tác giả cần giữ được phong độ ổn định với những ý tưởng luôn mới mẻ và cảm xúc mạnh. Cũng có đôi bài trong tập thơ, theo thiển ý của tôi, có thể mở rộng các chiều không gian xa hơn. Xin ví dụ bài thơ “nhai đêm”, ở đây bạn đọc vẫn chờ đợi, vẫn thèm được tác giả dẫn đi thêm một lộ trình nữa.
Cụm từ “Chậm hơn sự dừng lại” còn được tác giả sử dụng trong phần lớn những bài cuối tập thơ. Mỗi lần nó xuất hiện như đánh dấu từng bước sóng trên dòng trôi vào xứ “tuyệt mù”. gió vẫn thổi/ nhưng chậm hơn sự dừng lại (gió); bước chân chúng ta chậm hơn sự dừng lại (mùa); nước – chảy chậm hơn sự dừng lại/ qua gương mặt chúng ta/ gương mặt chúng ta đã dừng lại quá lâu (nước); hay theo chiều ngược lại/ trên thời gian/ hành hương về rừng già/ và chậm hơn sự dừng lại (những ngón chân di động);cuộc săn/ chậm hơn sự dừng lại (chữ); cái chết/ chậm hơn sự dừng lại (cái chết).
Trong bài thơ “thi thể như là một vật dụng”, nhà thơ xưng “tôi” chứng kiến cuộc viễn du về xứ “tuyệt mù” của con thuyền “mù u”. Đây là thời khắc nhà thơ tỉnh dậy trên con tàu hôn mê “đã mất liên lạc với sự chuyển động”. Mọi dịch chuyển trong bài thơ này đều lệch pha, lệch thời gian theo quy luật thông thường. Ở đây, nhà thơ nhìn thấy con tàu đang trôi kia bằng “hình ảnh của những thân cây mù u trầm mặc trên rừng/ bằng chiếc đinh sắt người thợ rèn chưa kịp rút ra khỏi lửa”. Như vậy ở một thế giới khác, nhìn từ hệ quy chiếu khác, những thân cây mù u, chiếc đinh sắt đã chậm, chiếc la bàn rỗng chưa được hoàn thiện, cánh buồm mới chỉ là những “sợi bông lơ đãng trên đồng”. Tất cả đã chuyển động “chậm” hơn khát vọng, lý tưởng của con người. Những hình ảnh này cho chúng ta rất nhiều liên tưởng gợi mở. Phải chăng để có được một đời sống, một thế giới hài hòa trong an lạc, hạnh phúc, con người cần những chuyển động khác, với nhịp điệu và vận tốc khác.
Đọc “Chậm hơn sự dừng lại” tôi nhận thấy Trần Tuấn không chuyên tâm sử dụng các thủ pháp của trào lưu hiện đại. Tứ thơ của ông thường được thiết lập bằng ngôn ngữ kể dung dị và không quá sa đà vào cách nói của siêu thực, tượng trưng. Dung lượng hình ảnh cũng được ông tiết chế tối đa, chỉ đủ để “mở khóa” vào không gian thơ vốn huyền hoặc của ông. thị trấn/ như thiếu phụ/ đang mỏng dần/ nhẹ dần/ trôi theo chiếc khăn choàng (gió).
Tôi ấn tượng và thích thú với cách tự sự này, bởi nó được biểu đạt tối giản mà vẫn diễn tả được những trạng thái mơ hồ, đan xen nhiều ý tưởng mới lạ. Thủ pháp diễu nhại, liên văn bản của hậu-hiện-đại cũng được nhà thơ sử dụng hợp lý, sáng tạo trong tập thơ. Trong loạt bài mang tiêu đề “rằng thì là mà, là”, cụ thể như “một con đường nở mãi chiều ngang”, “nhà của chủ nhiệm Thì Là đã ở giữa đường”, “chuyện Rằng”, “đạp lên mắt ngã vỡ mặt”, thì tính phiêu du, mộng mị đã được nhà thơ tiết chế, thay vào đó là những hình ảnh của đời sống đương thời được phô bầy ngổn ngang, lộn xộn, bất chấp mọi quy ước. Ở đây, tác giả sử dụng cách nói phóng dụ, tưng tửng để khắc họa một góc của đời sống đương thời, nhếch nhác và kệch cỡm. nguồn tin riêng cho biết,cách đây khoảng chục năm ông này đã tìm cách bẩy bằng được một gia đình chính sách nằm trước mặt mình đi chỗ khác chơi (nhà của chủ nhiệm Thì Là đã ở giữa đường); loại vai rớt này rất lạ/ như có thể Rứt Thịt Làm Mắt, khiến Râu Thành Lông Mu, Rốn Thọt Lên Mồm, Rối Tinh Long Mạch (vai rớt lạ RTLM). Đôi khi nhà thơ mượn cách nói phản đề của dân gian hiện đại để bóc mẽ cái xấu, cái giả dối được che đậy bằng sự tử tế, bằng những mỹ từ: thế nên dân ở Rằng mới có kiểu nói với nhau/ thằng ấy nói thế (có mà) tin bằng mắt/ con ấy từ thiện (có mà) bằng mắt (đạp lên mắt ngã vỡ mặt). Xin lưu ý, “rằng thì là mà” là những từ đệm trong tiếng Việt. Tác giả đã sử dụng chúng làm tên gọi người, gọi miền đất nhằm mục đích diễu nhại, gây hài, hoặc cố ý đánh tráo những khái niệm nghiêm ngắn với sự bông phèng, tầm phào trong đời sống giả dối, ô hợp.Ý tưởng liên thông trong chùm bài “rằng thì là mà, là” được tác giả xây dựng như một vở kịch, mà những từ đệm chính là các vai diễn. Điều lạ lùng đến phì cười là, nhưng rốt cuộc chẳng ai biết/ có một cái lưỡi đang đi mãi dưới lòng đất từ Rằng đến Thì Là đến Mà/ đôi khi/ luồn cộm cứng trong quần (vai rớt lạ RTLM). Vở kịch của những từ đệm mà chúng ta được xem đã tới cao trào. Đó là một màn diễn với phông cảnh hỗn độn, bát nháo với những diễn viên bôi mặt trắng đen nhòe nhoẹt chạy qua sân khấu: nhà cửa ở Rằng cái này ủ lên cái kia/ trường ủ/ lên chợ, chợ ủ lên chùa/ người/ ủ lên nhau như cây cải/ héo muối (chuyện Rằng). nhưng rốt cuộc chẳng ai biết/ có một cái lưỡi đang đi mãi dưới lòng đất từ Rằng đến Thì Là đến Mà/ đôi khi/ luồn cộm cứng trong quần (vai rớt lạ RTLM). Vở kịch của những từ đệm mà chúng ta được xem đã tới cao trào. Đó là một màn diễn với phông cảnh hỗn độn, bát nháo với những diễn viên bôi mặt trắng đen nhòe nhoẹt chạy qua sân khấu: nhà cửa ở Rằng cái này ủ lên cái kia/ trường ủ/ lên chợ, chợ ủ lên chùa/ người/ ủ lên nhau như cây cải/ héo muối (chuyện Rằng). nhưng rốt cuộc chẳng ai biết/ có một cái lưỡi đang đi mãi dưới lòng đất từ Rằng đến Thì Là đến Mà/ đôi khi/ luồn cộm cứng trong quần (vai rớt lạ RTLM). Vở kịch của những từ đệm mà chúng ta được xem đã tới cao trào. Đó là một màn diễn với phông cảnh hỗn độn, bát nháo với những diễn viên bôi mặt trắng đen nhòe nhoẹt chạy qua sân khấu: nhà cửa ở Rằng cái này ủ lên cái kia/ trường ủ/ lên chợ, chợ ủ lên chùa/ người/ ủ lên nhau như cây cải/ héo muối (chuyện Rằng).
Chỉ riêng tiêu đề tập thơ đã thể hiện nội lực sáng tạo mạnh mẽ cùng quan điểm thẩm mỹ của nhà thơ. “Chậm hơn sự dừng lại”, phải chăng là khoảnh khắc bất kỳ trên hành trình “tuyệt mù” mà nhà thơ đo được bằng chiếc đồng hồ “đặc dụng”. Hoặc có thể, đó lại là một kết cục, khi những chuyển động trong thế giới thơ Trần Tuấn dừng lại đột ngột, như một thành phố bất ngờ bị đóng băng đông cứng. Sự đóng băng khi ấy dành cho cả những khát vọng, ẩn ức, lý tưởng, ước mơ…, mà nó từng điều khiển những hình tướng, mọi chuyển dịch. Xứ “tuyệt mù” mà nhà thơ hướng tới, theo tôi, có thể là ánh sáng mơ hồ mà nhà thơ mong đợi cuối đường hầm, là thất vọng sau những hy vọng, rồi lại thất vọng. Là sự phân rã, hội tụ, và được sắp xếp lại trong một trật tự khác.
Những chuyển động trùng phức, hỗn tạp ấy đã vẽ ra đường biên thơ Trần Tuấn, trong đó, dấu chân thời gian của nhà thơ luôn có mặt khắp mọi nẻo, mọi ngóc ngách trong không gian thơ của ông. Những hình ảnh đặc trưng trong đó luôn mang dấu ấn, được dịch chuyển bằng đôi chân thời gian theo hệ quy chiếu của riêng ông. Đó là hệ quy chiếu không-thời-gian của “con đường/ đang rút dần khỏi những bàn chân của đoàn hành hương/ cho đến khi họ không còn mặt đất”.  
[1] Tên tập thơ và các bài thơ trong tập, tác giả Trần Tuấn không viết hoa.
[2] Trước đó Trần Tuấn đã in hai tập thơ, “Cầm gió” (Nxb Đà Nẵng, 1998) và “Ma thuật ngón” (Nxb Hội Nhà văn và Công ty sách Bách Việt ấn hành, Giải thơ Bách Việt 2008).
[3] Nguồn: Báo Đà Nẵng.
Hải Phòng, 18/10/2017
Mai Văn Phấn
Theo http://maivanphan.vn/









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI – Những tìm tòi và thử nghiệm

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI Những tìm tòi và thử nghiệm Đặt vấn đề thơ trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn nhắc đến đội ngũ n...