Tôi đã tình cờ chọn Pleiku làm quê hương thứ hai và tôi tự
hào về thành phố mình đang sống, bởi vậy luôn rưng rưng cảm xúc tự hào khi bạn
bè nơi xa cất lên tiếng hát về Phố núi. Cũng từ đó, tôi yêu hơn những ca khúc
khá hay và nổi tiếng viết riêng cho Pleiku của những nhạc sĩ nổi tiếng như: Phạm
Duy, Nguyễn Cường, Ngọc Tường, Văn Chừng, Lê Xuân Hoan, Trương Đức Hà, Đức
Chính...
Mỗi bản nhạc là một nét Pleiku rất sống động. Một Pleiku lắng đọng, đằm thắm, dịu dàng trong những câu hát của nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ của tác giả Vũ Hữu Định, bài “Còn một chút gì để nhớ”. Đó là, một “Phố núi cao, phố núi mờ sương, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn”; một Pleiku trong mùa mưa, lúc nào cũng như muốn đổ ụp cả trời nước xuống những dốc phố mềm mại, lên xuống. Pleiku một ngày có đủ bốn mùa và “Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông”.
Đó là, một Phố núi
nhỏ bé xinh xinh “đi dăm phút đã về chốn cũ” ấy thấm đậm tình thân, sự cưu mang
của những con người khốn khó từ nhiều miền quê đến đây, tạo lập cuộc sống,
xây dựng nên một Pleiku gắn kết yêu thương.Niềm tự hào về Pleiku đã thấm trong
máu của người dân bản địa, đã lan tỏa tâm hồn thánh thiện, trong veo vào những
khách vãng lai dẫu đến Pleiku một hoặc nhiều lần. Mỗi khi những giai điệu về
Tây Nguyên nói chung, Pleiku nói riêng cất lên thì ai ai cũng muốn nhún mình
theo. Thấy trong giai điệu đó là sức sống mãnh liệt, là niềm tin, là tự hào, là
cái nhìn trong trẻo về đời, là bản năng sống hết mình... truyền lửa cho những
ai đang nghe, cuốn người ta vào với đam mê, cuồng nhiệt. Cái nhịp xoang bốc lửa,
cái bước chân vững vàng, cái ngất ngây hơi men rượu cần đủ phiêu cho tâm hồn
người bay bổng. Tôi đang nói đến giai điệu của bài “Đêm xoang Tây Nguyên” được
nhạc sĩ Văn Chừng phổ thơ Đào Phong Lan. Giai điệu ấy thường mở đầu những buổi
giao lưu, những đêm lửa trại để tạo một tâm thế nhiệt tình, rạo rực, sôi động
giữ nhiệt huyết xuyên suốt của tập thể tham gia đêm xoang khỏe khoắn và lưu giữ
những cảm xúc ngọt ngào cho cả những ai đã xa Pleiku, những ai đang bị cuốn với
dòng đời, thôi thúc họ tìm về với lửa hồng như là cách họ muốn nạp thêm năng lượng
để giành lấy những thành công rực rỡ trong công việc, để thấy lạc quan đem hết
khả năng cống hiến cho đời. Và những ca từ miêu tả cái cho sức mạnh của người
dân Phố núi ấy lan tỏa, lan tỏa nuôi dưỡng niềm tự hào nhưng không kém phần
lãng mạn ngọt ngào: “Cô gái Jrai hát câu gì, hát câu gì mà trăng nhô lên”.
Mỗi bản nhạc là một nét Pleiku rất sống động. Một Pleiku lắng đọng, đằm thắm, dịu dàng trong những câu hát của nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ của tác giả Vũ Hữu Định, bài “Còn một chút gì để nhớ”. Đó là, một “Phố núi cao, phố núi mờ sương, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn”; một Pleiku trong mùa mưa, lúc nào cũng như muốn đổ ụp cả trời nước xuống những dốc phố mềm mại, lên xuống. Pleiku một ngày có đủ bốn mùa và “Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông”.

Đêm Xoang Tây Nguyên - Tui Hát - NhacCuaTui

Đôi Mắt Pleiku - Kasim Hoàng Vũ - NhacCuaTui
Lời bài hát: Pleiku vòng xoang - Ca sĩ: Thanh Hòa
Pleiku Yêu Thương - Y Jang Tuyn - NhacCuaTui
Nhớ Pleiku - YouTube
Pleiku và em - dang cap nhat | Bài hát, lyrics...
Và, còn rất nhiều bài hát mới về Pleiku với phong
cách mới, với sức trẻ của một thành phố đang phát triển. Với bài viết này,
không thể điểm hết muôn mặt cảnh và người Pleiku trong nhiều bài hát kể tên
trên và trong nhiều bài hát chưa kịp kể tên. Tôi muốn kết lại bài viết bằng những
câu hát của tác giả Đức Chính về một Pleiku lắng đọng trong lòng người cái da
diết, sâu lắng: “Mưa. Điệu buồn muôn thuở, sương mù muôn thuở và em muôn thuở.
Phố núi ngày nào”. (Em muôn thuở Pleiku - Đức Chính).
Em muôn thuở Pleiku (Đức Chính) - Tây Nguyên | Bài hát, lyrics
Hiền Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét