Ba người khác 1
Chương 1
Các đội công tác vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng kéo về tổng
kết đợt ở huyện lỵ, đông có đến cả nghìn con người. Suốt tháng triền miên nghe
kể thành tích và những anh những chị rễ, chuỗi ở xã lấy lên nay đã thành cán bộ
đội vừa khóc vừa nói về cuộc đời bị đày đọa xưa kia.
Một việc tôi nhớ mãi. Có một cố nông quê huyện Nga Sơn được lên cán bộ đội đã
đi làm cải cách hai đợt. Anh kể lại đời anh, cả hội trường hàng nghìn người ai
cũng ngậm ngùi, các chị khóc sướt mướt. Sổ tay tôi đặt trên mặt túi dết kê đầu
gối mà không ghi được chữ nào. Tôi đã nghe bao nhiêu chuyện kể khổ ở hội nghị, ở
tổ rễ chuỗi, nhưng chưa khi nào nghe choáng váng ghê rợn đến thế. Ban ngày anh
đi cày, tối tắm rửa sạch sẽ rồi vào giừơng cả đêm phải ngậm bởi thằng địa. Thằng
địa bị bệnh tim la, mút đến nửa đêm cũng không hết được mủ tanh nhức óc. Cả hội
trường ào ào đả đảo địa chủ… gian ác… Đả đảo… Còn anh ấy nghẹn ngào nức lên
không nói tiếp được nữa.
Thế nào mà anh ấy bị lây cái máu dê của thằng địa đến tận giờ. Cơm hội nghị có
thịt bò, thịt lợn, lại chắm chép đâm rửng mỡ, lúc nào cũng cuồng lên, đâm hủ
hoá lung tung. Ngồi trước mặt cô nào cũng hau háu nhìn cái đũng quần. Anh ấy phải
kiểm điểm mấy trận tơi bời đâu đớn. Rồi bị thải hồi trả về cơ quan huyện. Cả mấy
chị cũng bị đuổi về xã. Tôi không qan tâm đến họ mà chỉ nghĩ: thì ra cái máu
chó của thằng chó kia truyền sang mày, gớm cái giống chó má chết tiệt.
Tổng kết xong các đội lại đi đợt mới. Cuộc ra quân rầm rộ có xếp hàng nghe mệnh
lệnh xuất kích như chiến dịch thời kháng chiến. Đợt này khu vực làm bao trùm cả
Hải Dương, Kiến An, cải cách thẳng, không qua giảm tô. Nhiều huyện quanh Hải
phòng, ba năm trước là vùng “hai trăm ngày”, tàu hoả xuống qua ga Phú Thái đã
vào sào huyệt địch còn lại, từ các nơi dồn về hàng nghìn người di cư cuối cùng
chen nhau xuống tàu há mồm đi Nam.
Chúng tôi được đưa từ Thanh Hoá ra hỗ trợ chỗ khó. Công tác ở vùng thế này chắc
là lôi thôi đây. Nhưng mà ở Nông Cống trong kia đội tôi đã được cờ thành tích
đánh địch. Có thế mới được ra đây. Tôi cũng chẳng áy náy sao. Làm gì rồi cũng
làm được thôi. Tôi đã làm hai đợt công tác, trải việc ngót một năm rồi.
Các đội ở hội nghị tổng kết ra, chia tay nhau giữa chợ huyện, đông thành mít
tinh. Không đợi ô tô tải, không cần ô tô. Đội trưởng Cự đếm được đủ đầu chúng
tôi mười hai người, thêm hai rễ nữa mới vào cán bộ đội, rồi Cự bắc hai bàn tay
làm loa, hét to: “Lập công ngay từ lúc xuất phát. Chúng ta tranh thủ đi luôn. Ở
dưới xã nông dân đang nóng lòng đội về”.
Mọi người đứng xếp hàng đôi, lưng đeo ba lô. Chúng tôi vẫn được nguyên đội ở
Thanh Hoá thành tổ học tập rồi đến bây giờ đi. Đội trưởng Cự bên bộ đội sang -
nghe nói là đại đội trưởng, tính quyết đoán nóng như lửa, gắt gao kỷ luật với mọi
người. Cái khăn mặt bông trắng được phát từ ngày ra tập kết ở Sầm Sơn, đã cáu xỉn,
mặc dầu đội trưởng rửa mặt chỉ lau chùi bằng ống quần. Tuy vậy cũng thuộc tính
nhau, cứ lựa lúc người cứng thì ta mềm, dù sao cũng phải hơn phải đổi một đội lạ
lẫm khác.
Thế là mười hai cái xe đạp - hai đội viên khác không có xe, không biết đi bằng
cách nào. Tôi đạp xe lúc đường nhựa, lúc bờ đê, lù rù mò suốt đêm. Bóng tối có
phần dịu. Đến lúc trăng lặn, nhấp nháy ánh sao đằng trước, tôi phanh khuy áo ngực,
căng mắt dấn phăng phăng. Gần sáng, mắt như quáng gà. Đã sang đến đường 5, lổn
nhổn dấu hầm hố của du kích đào đường. Có nơi còn lại cả mìn - nghe nói thế.
Không biết có phải vì tinh thần hăng hái đã làm nhãng ngay cái vất vả, xe với
người chẳng xây xát gì cả. Chỉ sái một bên tay. Cũng nhờ đau mà đâm ra tỉnh nhủ
đến sáng bạch.
Vừa sớm, lọt đọt kẻ trước người sau đến chỗ đoàn uỷ miền. Chưa ô tô tải đưa đội
nào tới. Đội trưởng Cự khoái chí, quay ra giơ hai tay: “Chúng ta đến trước tất
cả!”
Cơ quan đóng ở một ngôi đền bên trong đã san phẳng hết các bệ thờ. Hai bên tả hữu
vu ngăn cót thành buồng. Tiếng máy chữ đổ rào rào như vẫn đập thế thâu đêm, văn
phòng đoàn cũng tranh thủ làm như chúng tôi đã đi suốt sáng. Trong sân sau tường
đền còn sót lại cây mộc mùi hoa sớm thanh khiết thơm thoang thoảng. Trước một
gian phên bên kia che kín đáo, ngoài hiên đặt một dãy những giá gỗ tạp mới trên
có thau men trắng vắt chiếc khăn mặt hoa. Chắc đoàn uỷ hay đoàn cố ngủ trong ấy.
Một người nhỏ nhắn, bộ quần áo nâu non mới sáng sủa. mặt trắng trẻo đeo kính trắng
như học sinh mắt cận thị. Người ấy đạp xe từ ngoài cổng vào.
- Bên Quỳnh Côi sang phải không?
- Vâng, chúng tôi tranh thủ, không đợi xe.
- Tinh thần lắm, hoan nghênh. Tôi thường trực đoàn uỷ đây. Chúng ta vào văn
phòng làm việc ngay. Đội số mấy, đội trưởng đâu?
Làm việc ngay, khẩn trương sao. Chỉ đôi ba câu đối đáp khét lẹt công việc, lập
tức ai cũng tan cơn ngủ, quên cả rửa mặt, không nhớ vừa ỳ ạch đi cả đêm. Một
lúc sau, cuộc trao đổi công tác, giao nhiệm vụ đã xong. Thật thì chỉ có đội trưởng
Cự hỏi đi hỏi lại, còn cả hơn mười người ngồi im, thỉnh thoảng ai dấm dớ hỏi một
câu về cái xã sắp đến thì được trả lời mấy lần giống nhau “tài liệu đây, tài liệu
có hết”. Rồi người đoàn uỷ đứng dậy, xoa tay nở nụ cười như thói quen cười nhạt
nước ốc và xoa tay thế, nói lấy lệ “Các đồng chí thông cả rồi chứ”.
Chúng tôi đã ra cả ngoài sân đền.
- Tài liệu mang về xã thế là sắp sẵn đủ cả. Chúc công tác thắng lợi. Bắt tay
cái nào!
Mọi người lồm cồm dắt xe ra đường. Sắp nhảy lên yên, có tiếng đằng sau giật giọng:
Này! Này!
Quay lại, vẫn chỉ thấy người thường trực đoàn uỷ còn đứng đấy.
- Vào cả đây, vào đây.
Tôi háu đói, đã tưởng ra niềm vui có lẽ được vào nghỉ và ăn sáng. Cả đội đứng
thành bọn trước cái cót che cửa văn phòng lúc nẫy. Người đoàn uỷ bước lên thềm,
dõng dạc:
- Các đồng chí, bắt đầu từ hôm nay, đội đã vào cuộc đấu tranh công tác ba cùng.
Ở dưới xã, bà con nông dân khổ cực lắm. Chỉ có bọn bóc lột mới có xe đạp, mới
thảnh thơi ngồi mát ăn bát vàng. Chúng ta về với nông dân không thể đồng sàng dị
mộng. Không được đi xe đạp xuống xã.
Cái ông đoàn uỷ mặt mày học trò bé loắt choắt mà hắc thế. Tôi chưa bị đoàn uỷ
nào bắt không cho đi xe đạp xuống xã. Dễ chừng vùng tạm chiếm cũ lại làm cải
cách không qua giảm tô thì phải khác cũng nên. Thế là mất tất cả tiếng đồng hồ,
người tìm tước bẹ chuối, người ra chặt cây dương bóc vỏ bện thừng. Mười hai cái
xe đạp được trói gọn thành một bó, khiêng vào trong đền, lênh khênh như đống
xương trâu. Điều bất ngờ ấy, cả đội trưởng Cự cũng không tưởng ra trước được.
Tuy nhiên lúc ghé vai cõng lô xe, đội trưởng vẫn mặt đỏ găng hăm hở. Không hiểu
đội trưởng nghĩ gì. Chỉ khoái hai anh rễ đội viên mới không phải chạy theo như
cả đên, tự dưng được đi cùng.
Qua chợ huyện, ai nấy đói lả. Nhưng bụng mình mình biết thế thôi. Trông vào cái
chợ mùa đói, nháo nhào không biết đâu người ăn mày hay người mua bán. Sướng
chưa, đội trưởng Cự bỗng nói: “Ta vào chợ kiếm cái ăn đã”. Cả bọn đi hàng một từ
tốn bước sau Cự. Dường như sợ đội trưởng thay đổi ý kiến, phải cố làm ra vể hiền
lành thế. Chúng tôi đều quần áo nâu bàng bạc, dép râu, mũ lá, có người mặt bạc
phếch như mới ốm dậy. Đội trưởng Cự thì lúc nào cũng phừng phừng, lúc nhếch mép
cười, lúc cáu kỉnh, cũng thế.
Chợ sớm dần đông. Đương mùa khô kiệt, những mạt cám bày la liệt khắp nơi. Lác
đác, người đem trẻ con đi bán như trảy quả mít, một bên đứa trẻ ngồi nhấp nhổm
víu quang gánh, một bên tảng đất để cho cân. Chúng tôi, anh mặc lành, anh mặc
tã, dị dạng, người trong làng về chợ nhìn tránh ra chiều e dè. Đã hai năm, đoàn
uỷ đóng ở cái đền này. Hàng chợ đã thấy nhiều cán bộ đi về, áo cánh, áo vét
khác nhau, nhưng biết đấy là những “anh đội” xuống xã hét ra lửa. Chẳng bận đến
người ta cũng ngại, lẩn đi, bước né bên đường. Đội trưởng Cự đột nhiên đứng lại:
“Chúng ta ăn bánh đúc!” Cả bọn lập tức xà vào hàng bánh đúc ngô. Mụ hàng hớt hải
sang bên các lều bán nộm chuối, đu đủ xanh, nước chè tươi mượn mấy mảnh tre mới
đủ ghế khách ngồi.
Chợ đã nhiều người nhưng chợ sớm chưa ai lê la hàng quà. Bọn người lạ mà ai
cũng biết là các anh đội, khiến những mụ ăn quà như mỏ khoét và cả đám ăn mày
cũng không dám lảng vảng. Từng chiếc bánh ngô lưỡi mèo vàng hây, giữa rốn mỗi
chiếc đặt mảnh cháy vàng rộm. Một bát đàn tương mặn chát. Có anh đội bưng hẳn
bát tương lên để chấm và húp, khỏi phải cúi lom khom và ngồm ngoàm hay là cứ nuốt
chửng cả cái không ai trông thấy. Anh đội cũng đói như mọi ai. Có người hỏi
bâng quơ: “Bánh ngô chấm tương à?” Mụ hàng trả lời ngẩn ngơ như nói giữa trời:
“Thời buổi khó khăn lắm, hạt vừng cũng là hạt vàng đấy”.
Chẳng biết khó khăn thế nào, cái bánh ngô xay bùi bùi, ngọt ngọt, vả lai đương
đói móp bụng.
Năm ấy tôi ngót ba mươi. Từ tấm bé chỉ ở thành phố. Đến tuổi đi làm kiếm được
chân giữ cửa trông kẻ cắp cho hiệu thịt bò “Sáp phăng giông” phố Tràng Tiền.
Cách mạng thì vào tự vệ phố, đến lúc kháng chiến, không còn đội tự vệ nữa,
nhưng tự cho mình là Việt Minh, tôi đi theo kháng chiến lên Việt Bắc. Những
chuyện tôi đi được cũng là gian nan. Tản cư, vợ tôi và con gái mới ba tuổi chạy
lên Nủa trên Sơn Tây. Tất cả trai tráng phố tôi lại vào tự vệ. Phố tôi bị Tây
trong thành tràn ra vây phải dồn vào liên khu Một giữa thành phố. Ta điều đình
được với Tây để cho người già, trẻ con được ra ngoài. Lối ra trên đê làng Yên
Phụ. Có lãnh sự Anh và lãnh sự Tàu đứng ra chứng kiến.
Tôi trốn đội tự vệ trà trộn trong đám người lố nhố ra. Trời lạnh, tôi chít xùm
xụp cái khăn vuông mỏ quạ, giả làm bà già, đi qua ngay trước mặt các ông lãnh sự
trong trạm kiểm soát nhòm ra. Tôi thoát được lên Nủa tìm vợ con. Hỏi thăm cả
làng, cả cái chợ giời tản cư, về sau gặp lại người biết, đã bảo mẹ con cô ấy
theo người ta vào Hà nội rồi.
Tôi chưa biết đi đâu, cũng không dám “dinh tê”, sợ Tây biết tôi là tự vệ, tôi
mò lên Thái Nguyên, rồi sang Tuyên Quang, lên thị xã Bắc Cạn, quanh quẩn ở những
vùng đông người tản cư dưới xuôi lên. Cũng không có vốn mở hàng quán, tôi xin
vào làm phát hành sách báo. Vào cơ quan bấy giờ dễ, cứ đến xin việc là được nhận
ngay. Hàng ngày mấy chục quang gánh sách báo Cứu Quốc và sách nhà Sự Thật quảy
xuống khu Ba, khu Tư - như những đoàn người thồ muối lên miền ngược. Không ai
biết tôi trước kia làm loong toong, làm cu-li giữ cửa và đã trốn tự vệ. Chỉ biết
tôi là người trong Hà nội ra có đôi ba chữ nên anh em cho giữ sổ sách văn phòng
và kho. Ở trong rừng, cơ quan chỉ có quyển sổ cái ghi các thứ trong kho, xà
phòng đường ta, quần áo khi nâu, khi nhuộm thâm trên phát về.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ rời Hà nội được giải phóng, tôi trở lại thành phố.
Về đến Thái Nguyên cả cơ quan đàn ông đàn bà làm việc ở các cơ quan đều được
may được phát một bộ quần áo một kiểu như nhau. Giày vải nâu, quần áo kaki xám
nhạt. Và mọi người theo đúng điều lệnh tiếp quản: không về nhà, không mua bán,
không ăn quà ngoài đường. Tối tối tôi vẫn lẩn đi chén phở, không ai biết. Một
hôm được phép về nhà và ai có người quen được tới cơ quan thăm. Bố mẹ tôi mất
đã lâu, tôi chỉ nhớ vợ con. Tôi hồi hộp về chỗ nhà cũ ở Tám Mái. Nhưng hàng xóm
kể cho biết cô ấy đã lấy chồng làm cu-lít cho Tây, tháng trước họ kéo nhau đi Hải
phòng, vào Nam cả rồi.
Tôi như đuổi theo cái bóng. Cũng chẳng buồn, chẳng ngán ngẩm. Chỉ đôi lúc phảng
phất nhớ mụm con gái mà thôi. Cái năm xa cách nó mới ráo máu đầu, chẳng biết rồi
nhớn nhao thế nào. Tôi bây giờ mà hoá ra quan trọng, tôi giữ ba sổ chi thu- chẳng
học nghề bao giờ cũng được lên chức kế toán trưởng. Năm sau tôi lấy vợ. Cũng dễ
ợt. Cô ấy làm cấp dưỡng, theo cơ quan trên Thái về, chúng tôi biết nhau đã lâu.
Rồi vợ tôi sinh một thằng con trai. Bây giờ “phóng tay phát động quần chúng”,
công tác cải cách ruộng đất là quan trọng nhất. Mọi người chúng tôi ở cơ quan,
rừ cấp dưỡng đến cán bộ chuyên có biết đồng ruộng hay không nhất loạt đều phải
đi làm “thổ cải”. Thế là tôi đi. Tôi đi công tác cải cách, cu ngầu nhà tôi đã
được sáu tuổi. Khi còn ở Việt Bắc mấy năm gần về Hà nội, ai cũng đều đi làm giảm
tô, có người giảm tô xong sang công tác cải cách. Tôi chẳng biết mặt mũi đồng
ruộng bao giờ, tôi tìm cách lẩn. Bờy giờ không khó, bởi chỉ có mỗi mình tôi giữ
sổ sách, không thể mỗi chốc đi đâu. Nhưng về thành phố thì chỉ có trơ ra có tôi
chưa được rèn luyện lập trường cách mạng. Ông giám đốc cũng chưa đi giảm tô, đi
cải cách lần nào. Nhưng không ai dám nhắc ông ấy. Lại nói nịnh “bộ tư lệnh phải
ở vị trí chỉ huy”, bên trong thì ghé tai xì xào ông ấy sợ đứng dậy thì có người
ngồi mất ghế. Chiều thứ bảy nào cũng họp kiểm điểm trong tuần, thủ trưởng lại đập
bàn nói choang choác: “Giải phóng nông dân lao động khỏi ách địa chủ phong kiến,
mọi người đều có nhiệm vụ tham gia…”
Tôi cũng khéo lèo lái, lẩn lút tránh được tới khi về Hà nội vẫn chưa đi. Tưởng
chiến thắng về Hà nội giải phóng thế là đã hết mọi việc xóm làng, hoá ra vẫn
còn. Không thể thoát, bây giờ chỉ mới hết giảm tô, còn cải cách. Cơ quan đã đi
cạn kiệt cả, lần ày đích tôi có tên trong danh sách đi rồi không còn ngõ ngách
nào lẩn nữa. Thế là phải đeo ba lô đạp xe đi. Tôi vào Thanh Hoá dự tổng kết các
bước công tác của các đội vừa qua dưới xã. Lúc đầu tôi lo cứ rối tinh. Nhưng rồi
cả tháng vừa nghe vừa hỏi thì cảm như mọi việc khuôn phép dần đâu vào đấy, công
tác này cũng thế thôi. Có gì khó hơn cái sổ sách kế toán, mình chẳng học mà
cũng thành nghề cộng trừ nhân chia, thế ra đi cải cách không đáng sợ như những
đứa đã đi về đồn thổi, doạ dẫm.
Mụ hàng bánh đúc chỉ đường cho chúng tôi về xã. Áng chừng mươi cây số, hễ sắp hỏi
thăm là có người mách lối đi, như là ai cũng biết mình về đấy rồi. Cái ba lô
đeo trên lưng đã thấm đen mồ hôi. Đoàn người nhấp nhô đi quá buổi trưa. Đội trưởng
vẫn thoăn thoắt dẫn đầu cho nên không ai dám ể oải. Gió mát hây hẩy mà mồ hôi đổ
ra dính lưng nham nháp. Mặt trời lờ mờ nghiêng trước mặt, người đi trên đê trỏ
xuống cánh bãi bảo kia kìa, làng ấy đấy. Những khoanh tre xanh ngắt quây xóm
làng ven con đe qua. Từng khúc đầm nước trong veo lác đác đám lá sen già đưa
mùi thơm như rơm mới. Chắc xưa kia chỗ này vỡ đê hay dòng sông cũ còn lại hõm
loáng thoáng thành những đầm nước. Giữa cánh đồng, một mỏm núi đá chơ vơ. Bên cạnh,
còn trông thấy cái lô cốt xi măng tháp canh của bốt hương dũng.
Chúng tôi xuống, vào ngôi đền đầu thôn. Lại cái đền hoang, hai d\bên tường đổ
trống huếch nhưng vẫn còn bệ gạch chưa ai ăn trộm. Đội trưởng Cự nhìn quanh, thấy
người đi trên đê qua lại, chưa yên tâm đã được bảo mật. Cả bọn chui vào cái sân
cỏ mọc lưng ống chân cho được kín đáo chặt chẽ. Những con chuột thấy động chạy
rào rào vào hậu cung đã mất cả cánh cửa ẩm ướt, tối om. Chúng tôi lại ngồi dưới
mái hiên. Chỗ này, trên đe hay ngoài cửa không ai thấy. Kể ra cứ cẩn thận, thế
mà lúc nãy còn lác đác người bây giờ trên đê đã vắng ngắt.
Đội trưởng Cự kéo mấy cái ba lô, kê lên, trải ra tấm bản đồ xã kẻ bằng tay lúc
sáng nhận ở đoàn uỷ. Chúng tôi xúm quanh chăm chú. Cự nói một mạch:
- Một là, từ giờ phút này đội ta chịu trách nhiệm mọi mặt của xã. Xã đây ở vùng
hai trăm ngày địch đóng lại, địa chủ thì gian ác, tổ chức của địch để lại đã
khéo lồng vào tổ chức của ta, chúng nó đã làm cải cách và giảm tô giả. Công tác
của chúng ta thật nặng nề. Hai là xã có chín thôn, mỗi chúng ta phụ trách một
thôn. Tôi đọc tên từng người đây. Tôi phụ trách thôn Đìa với văn thư của đội,
thôn Đìa cũng là trọng điểm, vì có nhà thằng bí thư chi bộ. Các đồng chí xem bẩn
đồ rồi tự tìm đường về xóm. Không được hỏi han lung tung. Coi chừng tay sai địa
chủ và tổ chức cũ sẽ đưa vào người nó bố trí sẵn. Kể từ bây giờ các đồng chí về
vị trí chiến đấu dưới thôn cẩn thận cảnh giác không được liên lạc với tổ chức
cũ, cứ chọn nhà thăm nghèo hỏi khổ, bắt rễ xâu chuỗi. Chiều thứ bảy, đúng giờ
này - đội trưởng Cự cúi xem đồng hồ đeo tay, toàn đội về đây phản ánh tình hình
và duyệt rễ. Ba là tuyệt đối bí mật, tuyệt đối bí mật.
Tôi đói quá. Không biết có bệnh giun sán hay sao, hễ quá bữa thì bụng réo rong
róc, mắt nảy đom đóm, hai bàn tay toát mồ hôi lạnh. Cứ từng cơn thế, người lả dần.
Tôi duỗi chân đụng vào cái đít ba lô trước mặt để đặt bản đồ. Ngón chân hình
như vướng vào mảnh lá chuối. Tôi lé con mắt đương hoa vàng mờ, cũng nhận ra cái
lá chuối lòi ở goác mảnh bạt nắp ba lô. Bấm thấy mềm mềm. Tôi quờ tay. Ôi chao,
tôi nhậ ra cái lá bánh đúc ngô ở chợ. Tôi ngước mắt. Đội trưởng đang nói đến đoạn
hăng, băm bổ bàn tay liên liến, hai con mắt trợn trừng như muốn bật ra. Tôi luồn
tay dưới ba lô, thó luôn cả gói, bỏ nhẹm vào túi sách của tôi, lsị vờ lơ láo
nhìn mọi người. Ai nấy vẫn đăm đăm. Người hý hoáy ghi sổ tay. Người vừa chăm
chú vừa thờ ơ nhìn đội trưởng. Người vẫn cắm cúi xem tờ bản đồ mở che kín trên
mấy cái ba lô. Lúc ấy tôi mới bình tĩnh nhận ra thật cái ba lô ấy của đội trưởng
Cự. Đúng rồi, ba lô bộ đội gờ nếp viền quai kỹ lưỡng, chắc chắn hơn những cái
ba lô con cóc khâu túm mua ở cửa hàng bách hoá. Tôi sững sờ, nhưng rồi lại yên
trí dần. Kỷ luật là ba cùng dưới xóm. Mà đội trưởng mua lén bánh đúc ở chợ. Bố
bảo cũng không dám kêu mất. Và trông mọi người đương chăm chú thế kia thì chẳng
ai nhìn thấy tôi vừa làm gì. Cho thằng đạo đức giả tối nay đói giã họng.
Mọi người đứng dậy, xốc ba lô lên vai,. Hai anh đội cán bộ cơ sở ở xã lên, nách
kẹp mo nang tài liệu, xắm nắm đi ngay. Họ háo hức như được về xã nhà. Mà họ tự
nhiên thế cũng chẳng lạ, chỉ có tôi mới phải lo lắng loăng quăng chẳng biết chốc
nữa vào nhà ai, có bắt được trúng rễ hay không. Đội trưởng Cự một tay xua xua
không biết là cản lại hay bảo đi, một tay nắm đấm, hô: “Vì giai cấp nông dân,
quyết chiến, quyết thắng!”. Tôi thấy đội trưởng xch ba lô lên, sờ vào mép. Rồi
nắn lại lần nữa. Mất mẹ nó rồi. Nhưng mặt vẫn bừng bừng như lúc đương nói,
không khác. Đội trưởng đến trước mặt tôi. Tôi khúm núm co người túm miệng túi
xách sợ lộ cái lá chuối, rồi nghiêng người đeo quai ba lô lên vai. Không phải đội
trưởng tò mò gì về tôi mà Cự đến bắt tay từng người. Tôi kẹp chặt cái túi trong
có gói bánh đúc ăn trộm rồi mới giơ bàn tay ra.
Đội trưởng bảo:
- Đồng chí đợt này được trên cử làm đội phó phụ trách toà án, cố gắng nhé.
Tôi nhẹ nhõm nắm tay Cự. Mỗi người vào xóm một ngả. Chỉ có Đình rảo bước theo
tôi. Tôi hỏi:
- Cậu về cùng lối với mình à?
Lúc chỉ có hai ba người, chúng tôi thường cậu cậu tớ tớ - chỉ có mấy anh ở xã
lên vẫn nghiêm túc “đồng chí” như khi họp. Riêng với đội trưởng tác phong quân
sự thì không mấy khi dám cợt nhả, lúc nào cũng “đồng chí” cẩn thận.
Đình đáp:
- Mình phụ trách xóm Chuôm láng giềng cậu. Về Chuôm đi xuống lối bờ đầm đằng
kia gần hơn.
- Thế tại sao đi lối này?
Đình cười hếch cái mũi đỏ.
- Đi vài bước cho nó vui mà.
Tôi ừ hữ nhạt nhẽo. Đình ghé tai tôi, nói nho nhỏ:
- Này chia cho tớ bánh đúc với. Ông nhanh tay quá đấy. Tớ nhìn thấy trước đằng ấy
cơ.
Tôi ơ mặt như đứa ăn cắp bị bắt tạt trận - mà thật thế, còn như nỗi gì. Gói
bánh có bốn chiếc, tôi lẳng lặng lấy ra đưa Đình hai cái. Nhìn theo hút lúc ấy
đội trưởng Cự đã đi khuất vào bờ tre. Bỏ bánh lên túi ba lô rồi Đình cũng tất tả
về phía ấy. Ôi trời, nó đi báo cáo thì mình toi mạng! Nó nói ra thì nó mất
bánh. Mà đội trưởng đã định ăn vụng, đội trưởng trù cho thì cũng chết dở.
Tôi lững thững vào thôn Am. Đi bắt rễ khác nào đi câu. Còn chưa tối, mới choạng
vạng mà trước mặt, sau lưng vắng tanh. Chiều chiều thông thường lúc này cổng đồng
có người đi làm về, những con trâu bước thonng dong, đàn vịt rúc bờ ruộng chân
tre, tẻ con đương vác sào ra dồn về. Thế mà đường vào xóm quạnh quẽ, tưởng như
không cả con chuồn chuồn chập chờn, con nhện nước loăng quăng. Ít ngày sau, tôi
mới biết cả mấy thôn này đã đội biết tin đội về từ lúc đội còn ngồi ăn bánh đúc
trên chợ huyện. Thế là gà qué, chó má, trâu bò người ta tất tả nhốt chặt. Cả
người cũng không dám ló mặt ra ngõ.
Có thể nhận biết một làng mới thoát khỏi vùng tề tiêu điều khác hẳn các làng hậu
phương um tùm cây cối xanh mát trong Thanh Hoá. Ở đây, cây đa, cây si ngã ba
xóm, những luỹ tre và bờ bụi bị phạt trơ ra như những cái đầu trọc long lốc. Đồn
bốt Tây bắt triệt thế nào cho du kích mất chỗ ẩn náp, đem đén cả các chòi gác bốt
hương đũng giữa làng rọi đèn pha phía nào cũng được.
Tôi nhòm ngó một vòng xuống cuối xóm rồi quay lại. Cả đến những giậu ô rô, giậu
duối và bờ xương rồng cũng xơ xác như tóc cạo rối chẳng còn mấy. Trên những mái
rạ mục đen xẫm không vẩn vơ một sợi khói bếp. Các cổng tán, cánh liếp mở há
ngoác mồm. tôi không biết người ta cốt làm thế để đội về khỏi nghi giấu diếm
cái gì trong nhà.
Tôi cứ toan vào bừa một nhà nào đó nghỉ ngơi cái đã. Nhà ấy không dựa được thì
mai đi nhà khác. Tôi đã mấy đợt qua cái bỡ ngỡ lần đầu tiên ngày đi bắt rễ rồi.
Chợt trông thấy sau mấy cây duối quăn queo một người đàn ông cởi trần gày nhom,
quần xắn móng heo. Người ấy vừa đi vừa quay mặt vào trong cái sân đất, như nói
với ai trong ấy: “Ông đã chặt cổ cả thằng Tây, ông đếch sợ anh đội”. Ngẩng lên
thấy tôi, người ấy thoáng bối rối rồi nhìn trân trân: “A anh đội! Mời anh đội
vào nhà em xơi bát nước!”. Cái mặt người này dại dại, mắt trơ tráo, không biết
nó dở người hay là thằng địch trắng trợn cài bẫy. Giả vờ thế nào được với tôi,
tôi không đáp. Tôi đâm cảnh giác, không dám vào bừa nhà ai như đã định thế, rồi
cứ lúng túng, vẩn vơ…
Một quãng gặp một đóng rạ. Trong kia, thoáng bóng người quần nâu bạc đã tuông cả
gấu, leo kheo rút rơm. Tôi khấp khểnh lẩm nhẩm: đây rồi… Đây rồi… rễ đây chứ rễ
đâu… tôi xăm xăm tạt vào, Người đàn ông đứng lại dưới mái rạ, hai tay luống cuống
như vụng trộm thế nào. Khuôn mặt rỗ hoa xám nhợt đã luống tuổi. Người ấy phờ phạc
ngẩng lên:
- Lạy anh đội…
Gian nhà lợp rạ nát xám xịt như mặt người ấy. Tôi bước vào còn máy người trong
nhà, chốc mới nhận ra dần dần. Một người đàn bà ngồi xổm trong xó, luồn tay chống
lên mảnh gỗ con. Một chú nhóc đóng khố, một cởi trần tựa cột. Ở trái bếp bước
vào một cô gái áo nâu lành lặn. Có lẽ có người lạ vào, cái áo vừa được mặc vội,
một chiếc khuy đỏ chưa cài hở mảnh đuôi yếm cũn cỡn.
- Anh đội vào chơi. Nhà chẳng có chỗ nào ra hồn…
Tôi ngồi xuống một mảnh vầu úp và nói:
- Tôi tên là Bối. Cả nhà cứ gọi tôi là Bối, anh Bối.
Rồi trong bụng thoải mái yên chí chưa thăm nghèo hỏi khổ mà đã trúng phóc ngay.
Tôi lại nói:
_ Tôi là cán bộ đội về công tác. Ta đây là xóm Am, phải không?
- Vâng ạ, xóm Am.
Cô gái lại vào trong bếp lấy ra một cái bát đàn. Nhưng không có nước. Cô bối rối
đứng. Bố cô rụt rè nói: “Nhà chẳng còn nồi chè xanh nào”. Tôi cười: “Vẫn uống
nước mưa ngoài vại chứ gì. Vẽ, tôi cũng thế”. Nói rồi tôi cầm chiếc bát ở tay
cô gái ra cái vại bên gốc cau có buộc cái mo cau hứng nước mưa. Tôi múc đày bát
nước, bưng vào, ừng ực làm một hơi hết tiệt. Quả là tôi đương khát se họng. Và
mấy lâu nay ở và làng xóm tôi cũng quen ăn uống lôm lam, sống xít. Quả nhiên,
chỉ cạn bát nước lã tôi lại cảm thấy công tác ba cùng đã đưa tôi gần gũi mọi
người rồi. Đã chiều hẳn, phía bờ đần nước, đôi chim chích choè bay rỡn nhau hót
những tiếng dàu ngắn gọi bạn vào hoang hôn. Trong nhà nhoè nhoẹt xâm xẩm, chỉ
còn khuôn mặt cô gái trăng trắng.
Tôi đã thuộc tên mọi người. Bố tên là Diệc. Mẹ bị tàn tật ngồi trong vách đấy.
Con gái là cô Đơm và mấy em, những thằng Vó, cái Lưới, thằng Cò… Nhà cò nhà diệc,
những ao ước cầu mong hàng ngày đơm đó sông nước chỉ có vậy. Nghèo đến thế chứ
nghèo sao nữa, những cái tên cũng đã khiến tôi gối đầu ngủ yên được. Chưa trông
rõ hết, cũng đoán ngay ra cái nhà tranh vách tuyềnh toàng ẩm mùi rêu đất, đừng
cuối sân, một chiếc hũ sứt hay cái chĩnh đội chiếc nón mê. Người đi làm đồng về
được con cáy, cái tép thì ném vào cái hũ đã trộn lưng muối, vài tháng kại chắt
ra làm nước mắm, thức chấm. Người ta đương tìm đây rồi. Thật cũng có may rủi.
Tôi bắt đầu mở bài lục vấn con số.
- Nhà ta cấy được bao nhiêu?
- Chưa được hai miếng ạ.
- Ruộng nhà a?
- Thưa, cấy giẽ thôi.
Tôi nghĩ sắp đặt ngay: “Bố con, thế là nhà này đã được một rễ, một chuỗi. Bố
làm trưởng thôn, con thì tổ trong dân quân. Hay!”. Trong nhà tối om. Một thằng
cu vào bếp thổi đống trấu châm một que đóm. Phao đèn hoa kỳ không bóng sáng
lung lay chẳng khác sợi lửa đóm. Tôi hỏi:
- Nhà chưa cơm chiều à?
- Có… có… chưa… chưa…
- Chưa thì cho tôi ăn với. Tôi có phiếu gạo đấy. Mai cô Đơm lem lên đong gạo
trên cửa hàng huyện.
Người ta ở đâu cũng đã biết lề lối đội cải cách đén thì ăn, thì ở ra sao. Những
đồn thổi, những tiếu lâm, bao nhiêu vhuyện buồn cười và chuyện rùng rợn về những
anh đội. Năm trước, khi còn cái bốt hương dũng tề nguỵ giữa làng, thế mà những
chuyện giảm tô, cải cách đã bay từ ngoài kia vào. Có người tò mò lẻn đi xem đấu
địa chủ tận “hậu phương” bên kia sông. Nhiều nhà khá giả sợ xanh mắt, đã xuống
Hải Phòng đi Nam. Người ở lại cũng mỗi người nói một cách khác, người ngóng đợi,
người lo vu vơ.
- Cũng sẵn rồi nhưng cơm chẳng ra cơm đâu, mời anh đội ăn tạm.
Cô đơm bưng bày xuống mặt đát giữa nhà, lần lượt một nồi cơm, một cái chảo
trông nhờ nhờ như muối. Đơm xới một bát cơm gắp ram ấy cọng rau sam đựt lên bát
rồi đem vào xó nhà cho mẹ ngồi bốc ăn trong ấy.
Tôi hỏi vui:
- Cơm trộn kê hay sao mà vàng ngon thế?
- Vâng. Cám đấy ạ.
Rồi bác Điệc nhẩn nha kể: “Cả vùng này mùa vừa rồi nhốn nháo vì người các nơi
qua lại đổ về Hải Phòng. Các cụ đạo vào tận đây rủ người ta đi, chả dưới xóm
Đìa có người theo đạo mà. Ai đi đau thì cứ đi, chỉ chết con nhà nông chúng tôi
đi vay không thì cũng rối tinh lên chẳng cấy hái ra gì. Của ăn được thì còn
chơi vơi ngoài đồng. không biết rồi nhặt nhạnh thế nào, bây giờ may lắm còn moi
móc ra cái cám ăn cứu người”.
Hồi dự tổng kết trong Thanh rồi tôi về huyện Thiệu Hoá thực tập, ở nhà rễ, ngày
hai bữa toàn cám, bấy giờ được ăn cám còn phúc bảy mươi đời. Thanh Hoá đã kiệt
lực, đói to. Cả một vùng các huyện trên xưa nay ỷ vào đạp nước Bái Thượng chỉ
quen làm một vụ lúa, không biết làm mầu. Máy bay Pháp bỏ bom phá vỡ đạp Bái Thượng.
Người ta nói thằng Pháp chỉ đánh dấn một năm nữa thì cả tỉnh chết đói hết.
Ngoài chợ tỉnh cũng bày bán trẻ con nhan nhản như bán chó. Tôi dự một cuộc đấu
địa chủ. Có người rễ bị đói đã lâu quá, đứng lảo đảo, hét một tiếng rồi lăn ra
chết. Những đơn vị trong Nam tập kết đóng quân dọc sông Mã. May được các chiến
sĩ khu Năm đem ra kinh nghiệm và giúp dân trông khoai, rau muống chống đói. Các
mảnh vườn, các cánh ruộng khô nẻ được cuốc lên, đánh luống chỉ hơn một tháng đã
được hái lá ăn. Rau muống luộc, rau lang rau muống phơi làm lương khô và muối
dưa, nấu lẫn cám nuốt tạm đợi mùa.
Tôi còn đem ra đây cái nhớ khủng khiếp về những bữa ăn cám. Có đến cả phiên, mấy
phiên chợ không đi ỉa được. Mình mẩy ngứa nổi mần da cóc. Suốt đem bứt rứt,
không tài nào chợp mắt. Sợ quá phải về bệnh viện tỉnh xin thụt. Xuống đến chợ Rừng
Thông, người ta mách ăn đu đủ xanh cũng rửa ruột được. Thế mà hiệu nghiệm có lẽ
như thụt. Bây giờ cơm lẫn cám chắc ăn đỡ hơn dạo ấy. Cũng chưa biết thế nào, chỉ
thấy từ ngày trận táo bón tắc ruột, bụng tôi như chắc lại, thỉnh thoảng mới phải
tào tháo đuổi. Mà tối nay cũng chỉ nhấm nháp qua loa. Còn hai cái bánh đúc
trong túi cơ mà.
Tôi ngồi xổm, cầm bát, định lùa luôn mấy đũa. Nhưng miếng cơm nguội ngắt, răn
như vôi vữa. Rồi từ từ nhai, tôi cũng tọng được hét bát rồi kiêu là ăn trên chợ
huyện còn lửng bụng.
Một nhoáng, cả nhà đã xong bữa.
Dần dà tôi được biết bác Diệc năm nay bốn mươi mốt. Cả đời chỉ quanh quẩn trong
làng chưa khi nào bước chân lên con đường cái bên kia sông. Phải năm trời làm bệnh
tả, bố mẹ chết cả. Còn trơ trụi có Diệc. Rồi bệnh đạu mùa để lại cho bác Diệc
những lỗ chỗ vết rõ hoa khắp mặt. lăn;óc nhà này qua nhà khác. Diệc không thể
nhớ được thuở tấm bé đứa trẻ chỉbb gào khóc đòi ăn thì như thế nào, nhưng đến
khi biết đi biết chạy, cũng là lúc làm quen với cái thừng con trâu, cái liềm cắt
cỏ, chiếc đòn gánh quảy nước rồi chẳng bao lâu đã thông thạo mọi việc đồng áng.
Những trận đi làm thuê bị đòn đánh và cái đói; cái khổ nhục tháng ngày, làm sao
nhớ được bao nhiêu khiêng. Tôi còn muốn hỏi Diệc lấy vợ bao giờ, tại sao vợ lại
ốm đau thế. Nhưng chưa biết lựa lời thế nào.
Bác Diệc nói:
- Anh đội đi cả ngày, nhọc rồi, đi ngủ thôi.
Quả là hai mắt tôi đã cứng đơ. Tai nghe câu chẳng câu chuộc. Chốc chốc ngật cổ
một cái, lại choàng tỉnh.
- Ừ, ừ…
- Anh đội nằm ở cái chõng kia. Chõng vẫn bỏ không, thỉnh thoảng mới đem ra ngồi
hóng mát ngoài sân. Cả nhà tôi nằm đất đã quen, mùa rét thì lót lá chuối khô, ấm
lắm.
Cũng chẳng đợi chủ nhà giục lần nữa, tôi nói: “Tắt đèn nhé”- đốm đèn tắt phụt.
Tôi ngả lưng xuống chõng, gối đầu lên ba lô. Thèm ngủ thế, nhưng vẫn nhớ trong
túi dết có gói bánh đúc.
Hôm sau, tôi thức dậy, trong nhà im phăng phắc. Cái chống liếp cửa trước đã được
dựng lên từ bao giờ - hai bàn tay ếch đặt lên hai mảnh gỗ. Con mắt ngước trắng
dã như hai mảnh sành.
Tôi hỏi:
- Cả nhà đi làm rồi a?
Cái bóng rũ rượi im lìm. Người tàn tật này có lẽ còn mắc các chứng câm điếc và
thong manh nữa. Tôi xếp cái ba lô vào góc chõng rồi bước ra cổng. Đường xóm buổi
sáng không đến nỗi vắng tanh như chiều hôm qua. Ngoài đồng lúi húi người cào cỏ.
Đuôi lúa con gái ngậm đòng rập rờn phe phẩy mơn man trong làn gió nhẹ như sắp
trông thấy hạt thóc mẩy về đuổi đi bát cám trộn. Một đám trẻ con trần truồng
mình mảy lấm như trâu đằm đứng rụi mắt nhìn tôi lững thững qua.
Vào liền mấy nhà đều im ắng như nhà hoang. Tôi đã biết một làng bình thường chẳng
mấy khi có người ở nhà buổi sáng. Ai cũng còn đi moi móc đào bới, đơm đó lấy
cái ăn. Nhất là các xóm trong ngoài luỹ tre phờ phạc, bên những chân tre còn
sót lại, trồi ra những mái dạ như cây rơm, như chuồng trâu khác các chòm nhà giữa
làng. Những nhà có máu mặt tụ họi ở xóm trong, xóm giữa, dần dà mới ra các xóm
trẽ, xóm đồng, xóm bãi. Ngày trước hẳn ở đây là cổng đồng rồi người trong làng
nhà đông san ra ở, người bơ vơ ở đâu tới ngụ cư lập nên xóm đuôi, xóm trại. Xóm
này chắc cũng mới thành nơi ăn chốn ở vài mươi năm nay, nhiều chỗ nền nhà chưa
hoàn thổ, đất tảng mốc rêu. Những vườn xoan cây chỉ nhỉnh cao bằng sào nứa.
Tôi qua lại bụi cây duối rậm rịt buông xuống những nắm dây tơ hồng vàng rượi.
Cái thằng quần xắn móng lợn vẫn như hôm qua. Chòm râu quai nón tua tủa. Như nó
vẫn đứng đay rình tôi.
- Chào anh đội, đêm qua anh đội đã bắt được rễ, yên chí rồi thì hôm nay vào nhà
em được chứ? Anh xâu chuỗi em đi. Đố anh tìm được thằng chuỗi nào hơn em. Hôm
qua mà anh vào nhà em thì em đã được là rễ rồi, rễ cái chứ chẳng chơi, nói thật
đấy.
Tôi lặng lẽ theo hắn. Không để tâm những câu nói lẩn thẩn, lảm nhảm. Không phải
nó say rượu, cũng không phải nó dở người, vẻ nó táo tợ nhưng nó nói khôn như
người ta. Có thể nghe nó mà biết tình hình, mà kiểm tra được việc cũng nên. Nhà
này còn tồi tàn hơn nhà Diệp. Ba phía vách tuông ra, huếch hoác, lá khoai non
xanh mát mắt phủ kín, dây bìm leo chăng chịt lên cả cột nhà như cái cọc tre. Một
người đàn bà lúi húi trong bếp đương sàng sảy cái gì không biết. Tiếng lạt xạt
khe khẽ như gà con bới đống dấm ủ bếp.
- Anh ngồi xuống. Nhà tôi ngồi chỗ nào cũng như nhau. Tôi là tiên chỉ cái làng
này, tiên chỉ bần cố nông chứ chẳng vừa đâu. Những tôi không kể khổ với anh.
Tôi chán ngấy cái khổ, cái kể khổ rồi. Tôi nói với đội việc khác.
“Lúc kháng chiến ấy mà. Ở trong này tôi là du kích tập trung huyện. Tôi không
báo công đâu, công tôi thì không đếm xuể, mà công bao nhiêu cũng hoá công cốc rồi.
Tôi chỉ kể những chuyện ân oán thân tôi. Đêm ấy tôi thình lình lẻn về cái nhà
này. Tôi nhòm liếp, đèn còn sáng, thằng xếp bốt hương dũng đương nằm với vợ tôi
đúng chỗ cái cột này. con vợ tôi kia, cái đứa làm chứng sống còn đấy. Tôi xông
vào. Cũng ghê lắm. Thằng xếp bốt cứ trần truồng lăn xả vào tôi. Tôi mà không
ghì lại nổi, nó chỉ lùi được mươi bước quơ được súng thì tôi ăn băng đạn tôi chết
toi rồi. Những tôi cũng bị nó quật mấy hòn gạch tưởng vỡ đầu. Bây giờ phải khi
giở giời đầu tôi cứ buốt từ óc xuống xương sống. Thằng bệnh viện bảo tôi đứt một
dây thần kinh. Thì điên à? Đứa nào bảo ông điên? Ông điên mà ông nhớ được chuyện
cổ tích a, nhớ được công lao kháng chiến của ông a?”
Người đàn bà trong bếp nghe láng máng tiếng người trên nhà cũng thò đầu lên
hóng chuyện. Cái mặt mụ nhăn nheo, xám ngoét, miệng há hốc trơ ra, lợi hàm dưới
đỏ hỏn, đã mất hết răng. Như là nghe nói ai ở đâu chứ không phải chuyện về cái
thằng xếp bốt năm ấy ngủ với mụ ta. Dáng ngơ ngơ, mụ ấy mới lẩn thẩn.
“Bấy giờ tôi khoẻ như hùm ấy chứ. Tôi lôi thằng dê xồm ra chỗ góc duối kia. Tôi
hoa mã tấu lên. Cái đàu nó nhảy nhốp nhốp dưới đát như con cóc phun nước. Tôi
xách cái đàu lâu nó về huyện đội. Ấy thế mà rồi sau tôi xin huân chương, chúng
nó bảo tôi báo thù thằng ngủ với vợ chư không phải là thành tích. Báo thù thì
tao phải pheng cổ cả vợ tao chứ, có phải không mẹ mày?”.
Người đàn bà quay mặt vào, không ừ hữ một câu. Lại nghe tiếng sảy hạy tấm hay
mày ngô rào rào như mưa thưa. “Anh đội tính cho tôi thế nào? Công tôi to thế phải
không?”
Tôi ậm ừ:
- Được rồi.
- Ối, anh đã bảo được đấy nhé. Làm giấy cam đoan đi rồi cho tôi làm trường
thôn, phế thằng tư Nhỡ đi. Tôi sẽ vạch cho đội lôi ra hàng đàn địa chủ. Cứ tính
đứa nào có ruộng thì ghi tên nó là thằng địa, nhiều ít mặc kệ, có ruộng có đất
chẳng là thằng địa thì là con hùm ăn thịt người à, có phải không anh đội?
- Được, cứ để đội xét.
- Cái gì cũng bảo xét, trên huyện cũng nói đẻ xét, rồi mất hút con mẹ hàng
lươn. Để xét thì ăn mẹ gì! Thôi mời các anh cút, cút đi.
- Nóng tính thế. Tên là gì?
- Anh là Tây đồn lục vấn tao đẻ bắt bỏ tù à?
- Không phải. Tây nó về nhà Tây rồi, đội hỏi để biết.
- Thế thì báo cáo với đội tôi là bần cố, tên tôi là bần cố Vách. Cả huyện này
ai cũng biết Vách đồ tể. Ngày trước mổ Tây, bây giờ mổ lợn. Hôm nào được cỗ
lòng lợn ngon anh đội đến đánh chén sớm nhé. Không, không được. Đội đương phải
ăn cháo cám với dân mà. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm. Cùng hai thứ thôi nhé, đừng
ngủ với con cái Đơm nhé. Khớ! Khớ!
Vách rụt cổ cười rũ rĩ. Về nhà tôi hỏi bác Diệc:
- Cái thằng Vách ấy là thế nào?
Trước kia nó là du kích huyện, bị Tây bắt được, bị đem rập đầu vào tường một
ngày rồi sau đâm rồi lẩn thẩn. Nhưng mổ lợn thuê khéo lại nhanh mà cũng lắm lúc
nói khôn đáo để.
Có hôm tôi hỏi thì cô Đơm lại nói khác:
- Chú Vách đi du kích thoát ly, nửa đem về bắt được ông xếp bốt hương dũng nằm
với thím ấy, chú áy dong xếp bốt ra đem trôi sông, từ đấy bị cái ma oán đâm ra
dở người.
Buổi trưa Đơm đi đâu chưa về. Ban ngày tôi mới trông rõ bát cơm màu vàng cám, lổ
đổ vài hạt gạo còn sống nhăn. Tôi lại sợ tắc ruột, chỉ và nhếu nháo vài miếng rồi
ra ngoài vại chiêu bát nước lã. Tôi bảo bác Diệc:
- Sáng nay làm gì?
- Chẳng làm gì cả.
- Mai có đi làm rủ tôi đi với.
- Tôi đi cả buổi, nhưng anh… anh ở nhà…
- Tại sao, đi cả buổi à?
- Đi đào lỗ rắn thôi, anh không làm được, mà cũng không, anh không được làm.
Mùa này rắn bắt đầu vào ngủ hang. Đi bắt vài con làm thức ăn.
Cái đòi đi làm của tôi cũng chết ngấm. Bắt rắn! Tôi sợ rợn gai người. Tôi im lặng
không nói gì nữa. Bác Diệc cười gượng, rồi chép miệng:
- Nhà có khách mà chẳng có gì ăn. Thằng bé đi câu ếch ngoài ruộng cũng về
không. Mai ba bố con đi bắt rắn, bắt chuột. Cũng là còn sớm chưa có hạt lúa
chưa chắc chuột nhà đã ra ngoài đồng. Nhưng mà trông anh…
Không thấy rủ tôi đi bắt chuột, tôi nhẹ người. Tôi hỏi:
- Đồng áng thế nào mà hết rắn lại chuột…
- Tháng ba ngày tám, chỉ còn ngồi trông ngọn lúa. Thỉnh thoảng cào cỏ. Nhà tôi
có mỗi miếng ruộng, quơ nửa buổi đã sạch trơn. Chẳng đào đâu ra việc cả.
Bác Diệc lại hoe hoe cười như không:
- Trông anh nhai cám tôi ái ngại lắm.
Tôi ngượng, kiến bò rần rần trên mặt.
- Tạng tôi cơm nước thế nào cũng đểnh đoảng vậy thôi.
- Hay là mai đi với tôi. Anh đứng trông rọ thôi. Tôi đã thấy một hang đất đùn,
không phải vết lườn bụng rắn, chân chuộtnhìn rõ ghê.
Tôi chối khéo:
- Sáng mai tôi phải lên hội ý đội.
Rồi tránh quanh quẩn chuột với rắn, tôi sang việc khác:
- Nhà nào có bát ăn nhất thôn này?
- Nhà trưởng thôn này tư Nhỡ.
- Chỗ nào?
- Bên kia cái ao có mấy cây dừa.
Tôi toan giở ngón lười, vặn vẹo thêm bác Diệc mấy câu nữa để lấy con số. Nhưng
lại nghĩ: bước một của ta thê là thắng lợi trông thấy rồi, mai đi báo cáo thì
ta nhất đội chứ ai. Nhưng cứ điều tra tình hình tường tận mọi mặt rộng ra, chẳng
mất gì. Mấy lỵ chịu khó bây giờ, bước hai sẽ được thong thả.
Nghĩ thế tôi đi đén nhà trong thôn này tư Nhỡ. Diệc đứng dậy nói: “Anh đừng…” rồi
không nói thêm. Tôi cũng chẳng để ý, tôi bước ra ngõ.
Những cây dừa xanh bên ao kia tôi đã trông thấy từ chiều hôm trước, những không
biết đằng sau vườn dừa còn có nhà. Vào quá mép bờ nước, trước mặt trải ra một
con đường lát ba hàng gạch nghiêng, đi phía ngoài không nhìn thấy. Hai bờ dậu,
hàng dâu xanh mướt. Những cây dừa lửa mùa này lúc líu chùm quả vàng xẫm. Trong
kia, như trổ vào giữa luỹ tre, một chiếc cổng tán buông kín khít giữa hai cột đực,
trên nóc cổng tán lòng vòng mấy hàng chông dây thép gai. Cái cổng ngõ chống cướp,
chống càn của thời nhiễu nhương vừa qua. Bên trong, ẩn một ngôi nhà ngói mái phủ
trĩu rêu ẩm xanh xẫm, hai đầu mái nhô đàu chuôi vồ ngất nghểu.
Đàn chó xông ra sủa râm ran. Nhưng không phải chó dữ, chỉ là mấy con chó giữ
nhà đánh tiếng. Một ông lão áo cánh năm thân nhuộm vỏ dà, bộ râu dài đen mướt
như tóc buông. Hai con mắt còn nhung nháu thế kia, tôi đoán không thể lão đã
lên ngôi cụ mà lão chỉ là người chơi nuôi râu. Ông ta cúi, rút chốt nhấc cổng
tán, suỵt đuổi những con vện, con vá lốc nhốc chạy quay vsfo dưới nhà ngang.
- Mời anh đội vào chơi.
Trên một cánh cửa treo một tấm gỗ mộc ở giữa sơn đen một dòng chữ to: Hutte
censt ans 1. Tôi đánh vần bập bõm, nhưng không biết chữ
nghĩa. Trong nhà đúng kiểu cách nhà phong lưu đông quê, phản gỗ mít, giừng thờ
hương án sơn then, đôi giải y môn màu koa hiên đã úa.
Chủ và khách ngồi trên chiếc tràng kỷ mây đan, giữa bàn đặt một bát điếu mộc và
cái ấm rỏ. Chủ rót mời chén tống nước chè nụ âm ấm.
- Bác là bác tư Nhỡ trưởng thôn?
- Thưa, tôi là tư Nhỡ. Còn trưởng thôn thì tuỳ đội bây giờ thương để cho thì được.
- Nhà ta đi vắng cả?
- Mẹ nó, với các cháu lên chợ huyện. Chả là ngoài vườn có buồng chuối, buồng
cau đem bán, nhân thể mua mắm muối. Ấy làng xa chợ vất vả thế, mỗi việc đi mất
cả buổi. Thế anh đội về ở nhà ai?
- Nhà bác Diệc.
- À, nhà Diệc…
- Nhà ta năm nay…
- Cám ơn anh thăm hỏi nghèo khổ. Tôi xin kể sự tích tôi về cái xóm Am này cho
anh nghe. Năm trước tôi học trên huyện. Thời Tây, trên huyện mới có trường mà.
Rồi bố mẹ tôi mất cả. Tôi phải bỏ học về trông nom cửa nhà. Nhà tôi được đinh,
tôi là con một. Ruộng nương có một ít, lại xâm canh bên kia sông.
- Sao con cả lại là tư?
- Tư Nhỡ vuốt râu cười:
- Ấy, tư là tư văn. Mua cái tư văn, được ra văn chỉ điếu đóm các cụ, khỏi bị
xách nhiễu phu phen tạp dịch.
- Bao nhiêu tuổi thì được vào tư văn?
- Không lệ tuổi, chỉ biện mâm xôi con gà với khoản tiền khoán. Tôi năm nay
ngoài ba mươi.
- Ba mươi bao nhiêu?
- Ba mươi tư ạ.
- Thế mà để râu dài đến rốn!
- Ấy bộ râu cũng có tổ chức sự của bộ râu ạ. Quê chúng tôi gọi râu này là râu
chống càn. Chả là mỗi lần Tây các bốt quang vùng kéo qua đây, khi lấy phu vác đạn,
khuân đồ, khi bắt lính, bắt người ta đẩy ra đường 5 hứng mìn. Râu tôi dài thế
này, già nua thế này, tôi lại chỉ lên cái biển có hàng chữ Tây “Cái lều một
trăm năm” kia, thế là chúng nó cười hô hố, xuống lục trứng chuồng gà, ra vườn đẵn
chuối, lấy đu đủ rồi cút. Lần nào tôi cũng thoát. anh ạ.
- Bây giờ thì cắt râu được rồi.
- Dạ.
- Tôi ngồi một lúc, không còn gì hỏi nữa, đứng dậy. Tính nhẩm đã vào cái nhàn
trong xóm, mấy người…mấy nhà… Tối nay họp rễ chuỗi, chiều mai ra ssan đền họp đội.
Nhất định mình bơi một loạt, thoạt đầu đã trúng rễ, lại chuỗi, mấy chuỗi. có thể
cả tư Nhỡ, ruộng vài ba miếng, lại xâm canh đồng khác thì chưa phải địa, phú mà
lại có tinh thần chống càn. nhưng mà trưởng thôn, lúc nãy quên mất chưa cắt chức
trưởng thôn tư Nhỡ, vì tổ chức cũ phải giải tán, có cử lại anh ta thì cũng là tổ
chức mới. Sắp sẵn người khác, hay là Vách, Vách khùng có được không, còn Đơm
thì đội du kích rồi… Trông Đơm lam lũ, rách rưới, nhưng cái vai cái lưng mây mẩy
và hai con mắt thì ngon như củ khoai lùi ăm được. Trạnh lòng nhớ cái câu trắng
trợn của thằng Vách nói “ba cùng nhưng không được cùng ngủ với con Đơm”. Là
đùa, cũng là thật, thằng khùng mà ma xó.
Về đến nhà bác Diệc. Cũng như chiều hôm trước Đơm đương lúi húi trong bếp. Ở
góc buồng ngoài, hai con mắt trắng rợn của người tàn tật nhìn lên. Đơm ra rút rạ.
- Anh đã về.
- Trưa nay Đơm đi đâu?
- Em xuống chợ mua cái này.
- Chợ huyện à?
Đơm không trả lời mà lấy trong yếm ngực ra một gói lá chuối. Mảnh lá chuối cong
cong, thò hai chiếc bánh đúc ngô vàng hây, cả miếng cháy ở giữa đen ròn. Đơm
đưa bánh cho tôi.
- Ô hay, sao thế này?
- Em thấy anh thích ăn bánh ngô.
- Sao em biết?
- Em nhặt cái lá gần chõng, còn dính bánh…
Chết tôi rồi. Đơm cười, nét mặt cô gái dậy thì xanh xao bỗng đỏ hồng, xinh hẳn.
Có lẽ cô cười cái mặt nhăn nhó, méo mó khó hiểu của tôi. Nhưng tôi cầm ngay gói
bánh. Vừa thấy cái bánh, cơn đói đã bồn chồn lên rồi. Tôi chẳng ngại. Năm ngoái
ở Quảng Xương, ở Thiệu Hoá, ở Nông Cống, không ở đau tôi chịu đói. Tôi vẫn ăn vụng.
Mỗi hôm đi họp đội, tôi lại tạt vào chợ, vào quán, mua kẹo, bánh đa ướt, có khi
lùa vội bát bánh đúc chan canh cua. Chỉ cốt trông trước trông sau, không để ai
nhìn thấy thôi. Mà biết đâu, suy bụng ta ra bụng người, có lẽ cả đội cũng thế,
cũng ăn vụng.
Tôi bỏ gói bánh vào cái túi đeo vai. Nhung tôi vẫn nắm tay Đơm. Trong mảnh áo
rách vai, cái chân vú nần nẫn. “Em ngoan quá”. Tôi lấy trong khe quyển sổ ghi
chép hai tờ giấy bạc một đồng kẹp trong đấy.
- Cầm lấy, thỉnh thoảng mua bánh đúc cho anh. Đừng để ai trông thấy nhá. Anh
đương phải ba cùng.
- Em biết rồi.
Đơm cầm tiền, đút vào mép yếm.
- Em có cái túi hay nhỉ?
Tôi thò tay lách vào ngực Đơm.
Đơm đẩy tay tôi ra.
- Rõ cái anh!
- Anh xem cái chỗ để tiền.
- Ngoài này kia mà, lại đi sờ vào trong.
- Anh nhầm.
Tôi lại thọc vào ngực Đơm như vừa rồi. Lần này Đơm đứng tây ngây, mặt đỏ lịm, để
yên cho tay tôi vân vê.
Chập tối tôi nói với bác Diệc: “Đi bảo cậu Vách xem còn người nào trong xóm
cũng nghèo như cậu ấy thì rủ vào đây tối nay họp rễ chuỗi”. Một lúc, mấy người
lục tục đến, cả Đơm cũng được họp. Mỗi người tìm một cái cột dựa vào. Im lặng,
chờ tooi nói. Tối mịt, chẳng ai nhìn thấy mặt ai. Đến lúc bác Diệc thấy tôi mở
quyển sổ túi xách mới vào bếp mới cầm ra cái đèn đom đóm như đêm trước.
Một bóng người cao lớn lù lù vào cửa. Ánh đèn vừa loé thấy tư Nhỡ. Vẫn tấm áo
năm thân lụng thụng, nhưng bộ râu ria đã cạo nhẵn, mặt trơ khấc, lơ láo trông khác
hẳn.
- Chào các đồng chí!
Vách đứng dậy ngay, sừng sộ.
- Ai đồng chí đồng chuột với mày! Mày là thằng trưởng thôn của đế quốc, ai bảo
thằng tổ chức cũ đến đây. Anh đội cho thằng này họp với chúng tôi à?
Tôi bước ra nói nhỏ với tư Nhỡ:
- Hôm nay chưa họp xóm, tối mai.
Tư Nhỡ tiu ngỉu quay ra, mất hút vào bóng tối.
Vách còn đay đi đay lại hỏi người nào gọi thằng tư Nhỡ đi họp rễ chuỗi. Ai cũng
im thin thít, không ai nói và cũng bởi vì không ai biết. Chỉ tại tôi, lúc chiều
ở nhà tư Nhỡ ra, tư Nhỡ theo nằn nì: “Tối nay họp à? - Không hiểu sao, tư Nhỡ
đã biết- Anh cho đàn em họp với”. Tôi cũng ừ ào, thế là nó cạo râu, đến.
Tôi mở sổ tay, mặc dầu ánh đèn không thể nhìn ra chữ, tôi cúi xuống làm như
nhìn tờ giấy rồi ngẩng lên nói một thôi một hồi:… phóng tay phát động--- giai cấp
nông dân đánh đổ giai cấp địa chủ… Tối mai họp xóm tôi công bố… tôi chỉ định đồng
chí Diệc ra làm trưởng thôn xóm Am…
Vách hỏi:
- Thay thằng tư Nhỡ à?
- Giai cấp nông dân ta từ nay làm chủ.
Một mình Vách vỗ tay.
- Thế thì được.
Tôi tuyên bố giải tán cuộc họp.
Vách sửng sốt hỏi:
- Còn cụng đầu tố khổ kia mà. Trong tài liệu bảo thế.
Tôi gạt đi.
- Vừa rồi thế cũng là tố khổ. Chúng ta làm việc phải hết sức khẩn trương.
Tôi nói và đứng dậy. Phải, họp cũng là tố khổ chứ còn gì. Cái thằng Vách nửa
điên nửa tỉnh này có thể rầy rà đây. Mọi người về rồi, tôi lại nằm lên cái
chõng. Tôi lần túi lấy hai chiếc bánh đúc ngô của Đơm, ăn xong chỉ kịp quờ tay
bỏ mảnh lá chuối vào túi dết rồi ngáy khò khò.
Sáng hôm sau, bố con bác Diệc đã biến đi từ bao giờ. Không biết Đơm đi đào chuột
vẫn bố hay lại lên chợ huyện mua bánh đúc. Dác Diệc không rủ tôi như hôm qua
nói. Và bác tưởng tôi phải đi họp. Thôi thế cũng may, bắt chuột cũng khiếp như
bắt rắn, những cái nợ đời gớm ghiếc ấy mà. Mà tôi biết bụng người ta chẳng ai
dám thật lòng rủ đi làm. Anh đội bảo thì phải rủ thôi. Ở Nông Cống tôi cũng vác
cuốc ra đồng, rồi quảy đất đắp đê, sưng tấy cả bên bả vai. Thấy tôi lớ ngớ ngứa
cả mắt, lại đau vai, hôm sau anh rễ xin tôi cứ ở nhà nghiên cứu tài liệu, trông
đỡ trẻ con và quét nhà. Thì ở đây cũng thế.
Tôi mở sổ tay ra, kê lên ba-lô. Người mẹ ốm như cái cọc bếp, có cũng bằng
không, tôi cũng chẳng để ý đến. Thực tôi cũng chẳng có việc phải nghiền ngẫm sổ
tay. Tôi ngồi rình xem Đơm có về. Tôi nhớ cái vú nây nây. Con mèo đợi vồ chuột.
Đêm ngủ say quá chứ thèm từ chiều hôm qua. Khác nào thỉnh thoảng được cái bánh
đúc, nuốt hết rồi mà môi vẫn tóp tép. Nhưng không thấy Đơm về.
Gần đến trưa thì bác Diệc lùi lũi vào cổng. Những vết bùn xám xì lấm lên tận mặt.
Không được con rắn con chuột nào. Chuột làng chỉ mới đánh hơi tìm hang mà chưa
ra đồng ở. Về qua cái vũng trâu đầm, be lên, bắt được mấy con tép. Mọi khi thì
ném vào cái chĩnh làm nước cáy. Nhưng nhà có khách, đem nướng cho bữa có mùi thịt
cá. Không thấy Đơm cùng về. Đơm đi đâu? Hay bởi nồi cơm cám nuốt khé cổ buồn
như chấu, chỉ có người mẹ không lạch đi được đành ngồi nhai nghẹn từng miếng.
Chưa ai kiếm được cái ăn chỗ nào cứ việc đi, chẳng cần bữa ở nhà. Vắng cả những
thằng cu con. Tôi với bác Diệc ngồi ăn bát cám có mùi gạo tấm, mùi tanh con
tép, cũng dễ nuốt, hơi khác mọi khi.
Ngủ trưa dậy bác Diệc đã lại đi rồi. Tôi vào goác bếp, cầm một cái cào cỏ. Tôi
vác cào lên, một bên đeo túi dết. Cá xóm biết anh đội đóng bộ đi làm đòng đấy.
Ai chả biết anh đội làm trò, tôi mặc họ và thản nhiên. Tôi xắn quần, đi từ xứ đồng
cao trong chân tre ra con ngòi sâurồi lại lội qua mấy khoảnh ruộng trũng. Đương
khi nông nhàn, đồng áng lơ thơ xa xa mấy người lúi húi cào cỏ. Thấy người lội đồng
mũ, quần xoe trên gối, người ta ngẩng lên rồi lại cúi xuống quờ tay gốc lúa.
Anh đội, anh đội thăm đồng đấy mà.
Tôi có thăm hỏi đồng áng gì đâu. Đi guốc vào bụng những anh đội mắt trố như mắt
chó giấy, cái gì cũng lạ lại làm ra vẻ ta đã thạo. Nhưng tôi còn láu cá hơn những
người có thể biết tôi vờ vẫn. Tôi cốt vác cào cỏ, sục mấy cái cho răng cào dính
bùn và hai ống quần thì lâm tâm cỏ may. Tôi ra cửa đền ngoài chân đê hội ý đội.
Làm bộ như tôi vừa đi làm đồng về chưa kịp rửa ráy, vác cả cào cỏ đến thẳng chỗ
họp.
Tôi bước lên đường cái. Có người trong xóm chạy ra hớt hải gọi:
- Anh đội! anh đội!
Tôi quay lại nhìn. Lại thằng Vách. Tay Vách lăm lăm con dao bầu sáng loáng. Tôi
chợt hoảng. Thằng này nổi cơn điên hay sao. Nhưng nhớ ra cái nghề mổ lợn của
Vách, tôi bình tĩnh lại.
- Gì thế?
- Tôi bảo anh đội hai câu này nhé, hai câu thôi. Có nghe tôi mới nói.
- Nói đi.
- Tối hôm qua anh không cho tôi tố thằng tư Nhỡ, tối nay họp xóm tôi tố nó. Anh
bảo phóng tay kia mà…
- Còn câu thứ hai, nói nốt đi. Đương vội đây.
- Anh ra đền họp bí mật với đội chứ vội cái quái gì.
Rồi Vách cười khành khạch, giơ dao:
- Này tôi mách anh: cái thằng Diệc làm rễ của anh là rễ thối đấy. Con cái nhà địa,
anh biết chưa?
Tôi đứng nhìn Vách, không biết nó lỡm hay thực.
- Tôi chỉ nói thế, anh đi hỏi cả làng này xem.
Rồi Vách múa con dao quăng quả đi. Tôi có cảm tưởng câu nói của nó vừa rồi có lẽ
là tỉnh, bây giờ hoa dao lên mới là điên. Tôi lặng một giây, rồi tiếp tục đi.
Cũng chưa nghĩ ra thế nào.
Tưởng đến sớm hoá ra đội trưởng Cự và mấy anh đội bần cố nông ở xã lên chưa có
tiền sắm đồng hồ thế mà đúng giờ ngồi trong đền. Hai anh đội này sợ Cự một
phép, việc gì nặng nhọc cũng xung phong. Cả cán bộ Đình ở xóm bên cũng đã đến.
Lại ngỡ chỉ có một mình mình cầm cái cào cỏ có vết bùn. Không, xem ra người nào
cũng khoe ngầm ta vừa chân ướt chân ráo ở nơi bán lưng trời, bán mặt cho đất về
đây. người thì cái rỏ đeo đít, người cái cuốc trên vai hạ xuống, có người quang
gánh lõng thõng để ngoài thềm, cái thừng và chiếc nõ xỏ mũi trâu lăn lóc trong
đám cỏ làm như đương đi đuổi trâu. Nhưng ai đấy có khôn mà chẳng ngoan. Sợi thừng
gác bếp còn rơi ra cả tảng bồ hóng. Biết tẩy nhau cả. Mọi người nhìn nhau chỉ
nhớn nhác một cái và lặng lẽ quay mặt đi.
Trong chân tường, chuột đùn lên từng đống đất. Ồ, mai bảo bác Diệc ra đây mà
hun chuột. Mọi người tới đông đủ. Chúng tôi như một bọn lén lút cờ gian bạc lận,
kéo ra đây đánh xóc đĩa lột nhau giữa nơi hoang phế đồng không mông quạnh. Hoặc
như ngày xưa, cách cướp tụ bạ một chỗ đợi đêm tới bật hồng lên xông vào làng. Vẻ
mặt người nào cũng ra chiều đăm chiêu, quan trọng.
Chúng tôi đương làm thay đổi cái làng này, xã này. Cả nước đã đứng lên. Các tất
cả sẽ bị đánh đổ, bao nhiêu địa chủ và bon bóc lột phải đạp xuống đất đen,
chúng tôi phóng tay đưa bần cố nông lên vị trí và địa vị người làm chủ thực sự
của đồng ruộng. Tôi đương làm thế, tôi đã làm thế, tôi đương làm tưng ngày, từng
ngày theo kế hoạch…
Tôi mở sổ tay ra nhẩm việc. Đã bắt được rễ, rễ cái chắc chắn. Đã họp rễ chuỗi.
Chắc là cái thằng rễ chuỗi điên dèm pha bác Diệc thôi. Ta phải quyết chứ. Tối
mai họp xóm, giúp cho bác Diệc đứng vị trí trưởng thôn. Nguyên tắc: làm kỹ
nhưng không được làm thay. Các bước sau còn dồn dập, còn nhiều cái khó. Đã nắm
được tình hình xóm và tất cả cũ. Cứ báo cáo cách ăn nói của Vách và cuộc thăm
dò nhà tư Nhỡ, đi sâu đi sát đến thế chứ thế nào. Có ba hôm làm những ngần ấy
việc.
Nhưng tôi vẫn còn lờ khờ. Ai cũng trình bày sôi sùng sục. Chưa đến lượt tôi,
nhưng thoáng so sánh việc mình làm đâm ra chỉ bằng con muỗi mắt. Họ giỏi thế thật
hay sao? Đội trưởng Cự đứng băm cả hai bàn tay, mắt đỏ đòng đọc. Lợi dụng lúc
đó tôi đá ngầm cái đít túi dết. Quả là chỉ vấp cái mép bìa sổ cứng.
-… Liền hai đêm đội họp rễ chuỗi. Cụng đầu tố khổ luôn, bộc lộ tức khắc tình
hình. Tinh thần nông dân lên, chặn đứng mọi thủ đoạn âm mưa địa chủ. Đêm qua họp
tố khổ suốt sáng, phải cản lại chứ nhiều người cầm dao vừa chạy vừa khóc đi tìm
địa chủ (Tôi nghĩ bụng: - Ờ mình đụt thật. Tưởng chưa đến bước ấy. Không sao. Sẽ
báo cáo là đã tó khổ sut đêm, suốt hai đêm). Đến sáng, tất cả đầm đìa nước mắt.
Cái khổ như núi đè xuống, phải cứu giai cấp nông dân. Không đợi họp xóm, chưa
đưa rễ làm đội trưởng thôn mới, cứ tập thể rễ chuỗi là trụ cột rồi. Tôi đã xin
được lệnh đoàn uỷ cho bắt bí thư chi bộ xã, thằng bí thư hai mang. Hai tên khác
có nhiều tội ác đã cho canh gác khống chế tại nhà. Xóm nào cũng phải phóng tay
lên. Lấn bước sau, để có thì giờ dự trữ làm kỹ. Thế là đội ta đã chiếm lĩnh trận
địa, dựng một đàu cầu vững chắc ở thôn Đìa. Các xóm khác cho biết tình hình thế
nào?
Đình còn hăng hơn đội trưởng:
- Tôi đến đây họp thì ở nhà rễ chuỗi còn đang cụng đầu tố khổ, quên cả cơm
trưa. Trưởng thôn cũ nghe mong manh đã chạy trốn, tôi cho đuổi giải về cũi vào
chuồng trâu rồi.
Lúc đội trưởng Cự bắt bí thư và cho du kích canh gác nhà địa thì tôi câm như hến.
Nhưng nghe cán bộ Đình nói thế, tôi đứng phắt lên:
- Phải có biên bản, tôi ký đề nghị bắt đã chứ. Tôi đội phó phụ trách toà án.
Phóng tay nhưng đúng luật pháp mới được.
Đội trưởng Cự nói như quát:
- Địa chủ Bối phát biểu đứng.
Tôi phổng mũi nhưng lại xẹp liên tiếp khi đội trưởng vẫn nói:
- Song không thể lề mề, lối bàn giấy nhưng địa chủ Bối, thế thì xổng bu, xổng
chuồng, chúng nó chạy ráo. Cứ như địa chủ Đình, đến khi bác Diệc bước hai đội đặt
văn phòng cố định bấy giờ bày biện giấy tờ ra cũng vừa. Bây giờ cứ miệng nói
tay làm, nhanh nhanh lên, nhanh lên.
Tôi chưa đinh thần thì đội trưởng trỏ tay, đến lượt tôi báo cáo. Đã nghe mất
thôn rồi, tôi biết cách thêm chi tiết dấm ớt, hơn hẳn những dự tính lúc mới đến.
Riêng việc thằng Vách đón đường mách Diệc có liên quan địa chủ thì tôi dấu. Nói
ra chỉ rắc rối, mà còn phải kiểm tra cái đã. Báo cáo tình hình thôn Am…
- Không được thì thào nói chuyện riêng. Nghe thôn Am…
Tôi thao thao dõng dạc, mạch lạc, tự tin, như thật. Không dữ dội bắt bớ, nhưng
đúng phăm phắp bài bản hôm xuống xã.
- Các chí góp ý kiến với thôn Am nào. Mau lên, tối nay còn họp xóm cho kịp lịch
công tác.
Bên kia đê, mặt trời đã xuống vàng khé. Bỗng nhiên đội trưởng Cự choảng tôi
chan chát:
- Đồng chí Bối bắt ngay được rễ, lại xâu chuỗi, cụng đầu tố khổ rồi nắm tình
hình xóm và đi xem xét đồng ruộng, thế là ưu điểm. Nhưng mà ưu điểm ấy chỉ để
thằng biết võ đánh nhau với thằng biết võ. Kẻ thù không cần như thế, đồng chí
còn đương múa tay ra võ, nó đã thò tay bóp dái đồng chí ngã lăn đùng ra rồi. Nó
phá ngay trước mắt mà đồng chí không biết gì cả. Cái thằng khiêu khích, thằng
Vách ấy phải gô cổ nó lại, sao lại để cho nó họp chuỗi. Không được, cho về bắt
ngay. Phải gác nhà tư Nhỡ, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Thằng này vờ vẫn mua
chuộc cán bộ đấy.
° ° °
Tháng ba năm ấy, làng vào hội lệ.
Xưa nay, làng này chẳng có hội bao giờ. Chẳng phải vì sự tích ông thần hoàng,
vì có cái hèm kiêng kỵ, mà bởi vì làng nghèo không đủ người có tiền giắt lưng
đóng góp được xuất việc làng. Đến ngày kỵ thánh hàng năm cũng chỉ có mâm xôi,
con gà, thẻ hương của hội tư văn biện lễ. Rồi thì gặp năm phong hoa đăng hoà cốc,
được vẻ no ấm mới gọi phường xứ Đông sang hai ba đem chèo hát. Thế thôi, mọi thứ
chỉ thèm mà không có rồi đi xem hội, đi xem rước làng khác. Con trai con gái nô
nức đi nhòm cái vui của người ta. Có lẽ bởi thế mà con gái làng, như cái Duyên,
nhiều đứa lấy chồng thiên hạ.
Trong nhà vắng người, những con mối đuổi nhau vờn nhau trên vách kêu roèn roẹt,
rồi lại im như tờ. Dưới nhà ngang - ngày mùa vào vụ chiêm tháng mười, thợ cày
thợ cấy, thợ gặt đến ở, kẻ ăn người làm tấp nập ngày đem như phiên chợ. Cả khi
vãn vụ vẫn còn lại masy người ở mướn quanh năm trông nom vườn ruộng.
Đã gần nửa đêm. Bên kia những khoanh tre, tiếng trống, tiếng gõ beng beng sắp
tan trò cứ sôi lên rồi lại phẳng lặng. Ngay từ sau cơm chiều với mấy chén rượu,
lão phó Thìn đã ngủ được một giấc, bây giờ trở dậy. Lão ra sân, bước thong thả.
không ra đi dạo, không đi canh nhà. Mà thói quen như đi tuần, như đốc phu, lúc
nào cũng từ lúc ấy đến sang canh, tay cầm cái gậy tre, lão rà rà trên sân gạch
xuống sân đất ra ngõ cổng tán rồi ngoài bờ luỹ. Cho đến lúc nghe tiếng can vạc
đi ăn đêm về bay qua ngọn cây dừa, lão mới vào nhà, lại ngủ cho đến sáng bạch.
Những đêm chèo hát thế này, lão phó Thìn còn thức đợi bọn người làm đi xem về,
soát lại chúng nó có đóng cửa cẩn thận không, thường khi cứ phải chốt lại. Phó
Thìn đứng ở cổng trong, cạnh bụi chuối, ánh trăng nhạt thấp thoáng nhưng người
đi chơi về mà không trông thấy, mà có nhìn thấy chắc cũng biết lão hay đứng như
ma xó, chẳng phải rình mò gì. Nhưng phó Thìn đã đếm từng người vào. Lão lẩn thẩn
đếm chơi, mà cũng thử xem thừa thiếu thế nào, ngộ có đứa phản chủ dắt đất đem
cướp vào thì sao.
Người đã về cả, lão ra mó máy những cái then, cái chốt đã cài, đã nêm kỹ chưa.
Những tối thường ngày cũng làm thế, có vậy lão mới vào ngủ lại được.
Diệc về sau cùng. Lão trông thấy bóng thường Diệc cởi trần, đi lênh khênh. Diệc
ở nhà ông phó đã lâu. Diệc mồ côi cha mẹ, Diệc đã đến ở làm nhà này từ năm Diệc
còn để chỏm, chưa nhấc nổi cái cày, chỉ xách nước và đi cắt cỏ suốt ngày. Lão
phó Thìn nổi cơn tò mò. Quái sao thằng Diệc lại đi sang phía bếp, chúng nó ở
bên nhà ngang cơ mà.
Bếp có một gian, gian bên đựng củi, thùng rơm và chạn bát. Bên trong, con Khoèo
ở. Nó không nói, không đi được. Để ở nhà trên không tiện cơm nước và mọi thứ.
Lão cho vẩy thêm một trái làm cái ổ cho con Khoèo.
Nghĩ đến con, lão phó Thìn khi nào cũng rầu rĩ trong lòng. Như là thói quen đi
rà rà trong nhà ra vườn ra luỹ rồi mới về chợp mắt lại được. Nhưng ở đây không
phải giấc ngủ mà là nỗi lo, là sự đăm chiêu cả đời. Vợ chồng lão đông con, đủ nếp
tẻ, đều đã nên người dẫu lấy vợ lấy chồng làng này hay ở xa thì cũng cơ ngơi
đày đủ cả. Chỉ còn một cái khốn khổ này. Sao mà lại sinh ra cái quái, cái nợ thế.
Không khi nào lão dám nghĩ hơn nữa.
Thằng Diệc kia đi vào trong bếp làm gì. Lão chỉ nghĩ thấy lạ thế thôi, chứ lão
không dám sinh nghi. Thằng đó hiền như đất, không phải đứa trộm cắp. Mà trong bếp
cũng chẳng của nả để lấy và lão cũng không mảy may ngờ nó có tìmh ý ra sao với
cái con Khoèo bộ xương ngồi xương nằm. Mà trời ơi, con Khoèo cũng ngoài hai
mươi tuổi đầu, nhưng mà nó có phải là người đâu, nó là cái phúc cái tội của nhà
này thế nào đây.
Nhưng lão thấy Diệc đi tới, lão phó lý chợt nảy ra một ý khác, lão phó chưa
nghĩ ra thế bao giờ.
Diệc đã trông thấy ông phó trong bụi chối ra. Diệc chẳng lạ cái tính ông phó
hay rà rẫm đem hôm các xó xỉnh như thế.
Diệc chấp tay:
- Ông chưa đi nghỉ. Con đã chốt cẩn thận cổng tán, cổng trong rồi.
Lão Thìn vẫy cái gậy.
- Đứng lại, cho tao hỏi. Mày vào bếp làm gì?
- Con không vào bếp. Con đứng đái trước nồi nước thiếc ở ngoài.
Lão Thìn sừng sộ:
- Đừng có chối. Ông đã trông thấy, ông đã biết, ông đã đi guốc vào đầu mày rồi.
Nói thế ông phó Thìn lại dịu giụong, rẽ rọt buộc mở từng câu:
- Mày vào trong bếp với con Khoèo. Thôi tao cũng cho phép, đừng lén lút mà tội
nghiệp, tao cũng thương. Tao cho mảnh đất đầu đồng làm cái nhà, vợ chồng đem
nhau ra đấy ở. Rồi làm hai miếng ruộng ở đồn cao ấy, tao cho. Tao cho không,
nghe chưa?
Diệc dạ nhịp. Diệc đã ngoài ba mươi, nhưng biết là cái kiếp đi ở nợ cả đời rồi.
Chưa bao giờ dám có ý nghĩ lấy vợ. Chẳng cơn cớ nào nào có thể để cho dám thế
được.
Ông phó đã nói thế, thế là thế nào. Thoạt đầu câu nói lạ, khiến Diệc thảng thốt,
Diệc nghe chưa thủng, đến lúc Diệc nghe ra rõ ràng thế rồi thì lại thấy êm êm.
Một hôm, Diệc khiêng mấy cây tre ngâm trong ao ra, rồi dỡ cây rơm quảy mấy
gánh. Diệc lội ao vét bùn lên trộn trấu, ai hỏi bảo để trét bức vách. Chẳng
mấy lâu, người đi qua đã trông thấy một túp nhà mái rơm mới.
Đêm kia, trăng sáng nhàn nhạt như cái đêm hát chèo ngoài bãi cây đa. Diệc vào
trong trái bếp, xốc cái Khoèo lên. Diệc vẫn cởi trần như đêm xem hát. Diệc cõng
cái Khoèo ra nhà mới - cái nhà vẫn ở đến tận bây giờ.
--------------------------------
Lều cô đơn trăm năm |
Chương 2
Trời nóng ong ong đã mấy hôm, như sắp bão. Thôn Am rúc tù và
từng hồi thúc người đi đắp đê quai phòng lũ. Người ra đồng cứ cung cúc như chạy
mưa. Mọi khi chả việc công ích nào được nhanh nhẹn như thế. Chính quyền xoá hết
rồi, chưa có đến cả trưởng thôn. Vậy mà trên huyện vẫn có công văn thúc mọi việc.
Thế là đội, các anh đội phụ trách xóm cáng hết. Ai cũng lội bì bõm như trâu đằm,
cả các anh đội xung phong ra chuyển đất, bùn ánh lên mặt tôi nóng rát. Hò lơ…hó
lơ… hò lờ… Lại hò hát. Kể ra mọi người cũng hăng thật, không việc công thì đi
kiếm miếng ăn, cứ biền biệt từ mờ đất, trưa về lại ngồi học chữ.
Ấy là chỉ có ở thôn tôi mở lớp. Đợt công tác nào tôi cũng giở môn võ lớp i-tờ xoá
mù chữ. Chưa nơi nào ê a nhai hết quyển vỡ lòng đã vỡ lớp bởi cải cách ở xã đã
xong, hết đợt.
Nhưng mỗi cuộc tổng kết tôi đều được biểu dương thành tích về văn hoá hơn cái
thôn khác. Chỉ có Đình cười nháy cái ve mắt. Chắc thằng này chửi thầm tôi úm
phép mấy em. Quả là ở đâu cũng có cái nàng dân quân đến lớp rồi đông. Tối họp
khuya, rồi đi gác rồi như ai dựng gáy lên từ tờ mờ sáng. Không một lúc ngớt đầu
tắt mặt tối. Hò lơ… hó lơ…
Ngoài đe về, tôi vừa rửa ráy chân tay xong dưới cầu ao, thấy đi vào một những
người, thoạt loáng thoáng, đến lúc ra khỏi bụi ruối mới nhìn tường mặt một cô
gái bước nhanh nhẹn, áo vải phin nâu, cổ tay tròn, mũi súng trường nhấp nhô bên
mái tóc chít khăn đầu ngôi rẽ lệch. Không quen mặt, tôi đoán là dân quân thôn
khác. Cô này gọn gàng, mắt sắc long lanh, cứng cỏi. Mấy hôm đầu mới về nhìn đâu
nhìn ai cũng chỉ thấy lam lũ. Cái áo tấc của Đơm về vệt bùn, bong mất cái khuy
ngay giữa bụng. Ngửi người lúc nào cũng mùi cỏ khô. Nhưng lâu lâu, trông các cô
cũng cứ hay mắt dần lên.
Từ hôm tôi đánh vỡ cái ang quẩy nước, bác Diệc bảo; “Anh đừng kín nước, cũng đừng
ra đồng nữa, cứ ở nhà. Chẳng ai nói gì đâu”. Tôi bảo: “Anh mặc tôi, tôi phải cọ
xát với bà con”. Nhưng nói thế, bây giờ tôi định vào đánh giấc. Cả buổi sáng đắp
đập be bờ vẹo xương rồi.
Tôi ngồi xuống chõng. Bác Diệp gái in lìm trong xó tối, như con cóc rình đớp muỗi.
Nhà không có ai.
Cô gái nọ bước vào.
- Em là chuỗi, em là dân quân bên thôm Chuôm.
- À… vâng…
- Đồng chí Đình…
- Đình bên thôn Chuôm, tôi biết.
- Báo cáo đồng chí Đình phạm kỷ luật.
- Sao?
- Đồng chí ấy dám hủ hoá.
- Tôi không phải đội trưởng. Cái này đồng chí lên văn phòng đội.
- Em chỉ muốn nói riêng với anh thôi.
Ơ mà lạ, ai cũng gọi nhau là đồng chí, cô này lại “anh” dám thế à. Nhưng lại thấy
dìu dịu. Tôi nhìn đôi mắt cô lư đừ, chẳng có vẻ đi báo cáo việc đứng đắn,
nghiêm trọng. Đình à, Đình thế nào. Tôi vẫn vừa biết, vừa kiềng tay Đình. Thằng
này gớm, đã đi với nhau hai đợt, chẳng lạ. Không phải nó chỉ tinh quái trông thấy
tôi thón cái bánh đúc của đội trưởng. Gĩ cũng vậy, nó tính đếm và lật mặt phăng
phăng. Cách bắt rễ của Đình cũng khác người. Thoạt đầu, Đình sục khắp xóm một
lúc, vào nhà nào cũng kê tiêu chuẩn ra hỏi ngay: - Mấy nhân khẩu? - Thưa năm ạ!
- Cấy bao nhiêu? - Một mẫu hai. - Năm khẩu, mẫu hai. Trung nông rồi. - Tôi bị
thằng Thìn đánh nhét cứt trâu vào mồm… - Không, cứ trung nông cái đã, còn cái ấy
để tố khổ. Chào cả nhà nhé. Thế là Đình xách ba lô sang nhà khác. Cứ lần lượt
cho đến lúc nhà nào người ta nói con số đói rách nhất, thì Đình đặt ba lô xuống,
ở lại. Chỉ một buổi đã xong rễ chuỗi cả thôn. “Thăm nghèo hỏi khổ thế mới quán
triệt. Hà, hà…” Đình nói nói cười cười.
Bây giờ cô này tố cáo Đình. Đình hủ hoá, tôi đã gạt đi. Chẳng dây vào thằng
Đình. Nhưng thấy cô con gái mà nói chữ hủ hoá ngon như nói công tác, tôi cũng
thấy hay hay. Tôi hỏi:
- Hủ hoá thế nào?
- Hủ hoá em ạ.
Rồi tôi không kịp ngạc nhiên hay gật lắc thế nào, cô ấy kể vanh vách:
- Tên em là Duyên. Đồng chí Đình về bắt rễ vào anh cả Cối em, rồi xâu chuỗi
sang em và bố em. Thế, nhà em cả thảy ba rễ chuỗi. Đồng chí ấy bảo: thôn này có
địa chủ Thìn, cả hàng huyện đã biết tội ác nó, nó đã bị bắt, mai kia sẽ đem xử
bắn. Thế là tôi xung phong bước hai nhất đội, hết công tác rồi. Cả ngày đồng
chí ấy chỉ nằm nhà. Em đi làm về đồng chí ấy lại lôi em xuống bếp. Em cào cho một
cái vào mặt chảy máu ra đấy, anh có trông thấy một vết quào ở bên mũi đồng chí
Đình không?
- Việc này phải lên…
- Tệ lắm, em không chịu được.
- Cán bộ Đình công tác giỏi, đã lôi ra được ổ phản động xui đồng bào bỏ quê vào
Nam, khi địch còn ở đây hai trăm ngày.
- Anh không tin em sao?
- Nhưng mà, chẳng lẽ…
- Thử thì biết ngay thôi.
- Thử thế nào?
- Tối nay, anh ra nấp sau trụ cửa đền thế nào cũng tháy đồng chí ấy vào nhà em,
bắt quả tang được.
- Tối nào chả họp!
- Ấy, tan họp chứ. Nhà em không có rào, có cửa, đến tận chỗ em nằm cũng như
không.
- Nhưng cán bộ Đình ở nhà đồng chí ấy kia mà.
- Không, ở nhà anh cả Cối em ngoài bãi cổng đồng, em ở với bố em trong xóm.
- Tối nào cũng thế à?
- Cô gái cười mỉm khó hiểu:
- Vâng ạ. Em phải trốn chứ!
- Được rồi.
- Tối nay nhá, nhanh lên đấy.
Câu nói trống không thật hỗn mà lại êm tai rớt lại với cái đuôi mắt ỡm ờ, cái
tiếng “anh” nghe thánh thót. Người ta chỉ thấy cứt ở chân kẻ khác, tự dưng tôi
cũng đâm ra tò mò hơn.
Chứ quả thật bận đâu đến tôi. Mà cái thằng Đình cũng ác ôn ra trò, phét lác một
tấc đến trời, lại tỏ vẻ lý sự, đạo đức, phải phết nó một đòn bịt mồm. Nhưng tôi
lại nghĩ đến cô dân quân thôn Chuôm ấy nhiều hơn, người đi rồi mà vẫn như còn
đâu đây. Cái vai lẳn, cái cười tít mắt lá dăm- khác hẳn Đơm, ôm trói lại rồi mà
mặt cứ đực ra.
Trăng mùng mười lơ lửng xuống sau rặng tre bên kia. Dòng sông cạn đã bị lấp cửa,
mùa mưa mới có nước, bây giờ chỉ lác đác những ao chuôm, lúc này như những con
mắt thao láo dưới ánh trăng. Thế mà vẫn có người mò hến, tiếng lội lõm bõm qua,
lại thanh vắng như không. Dần dần khuya, làng xóm bàng bạc như trăng suông. Những
lùm nhãn nhấp nhô lù lù, những khoanh tre lởm nhởm và cái cột trụ ngôi đền
hoang cắt bóng trên nền trời sao. Tôi đứng nép một bên tường hoa, quần áo nâu
nhoà vào mầu rêu tường, không ai có thể nhìn thấy.
Chắc đã muộn, những con giun con dế vừa kêu ti tỉ, đã lặng ngắt. Tôi nghĩ các
chuyện lăng quăng. Rồi đâm trợn. Không phải sợ ma, mà có điều vớ vẩn bây giờ mới
nghĩ ra. Có thật con bé ấy người bên Chuôm, là chuỗi, là dân quân. Hay đấy là địa
chủ quăng lưới? Có thể lắm, đang lúc mới vào bước hai, công việc rối canh hẹ, bọn
phản động, bọn mật thám trá hình, cả ban chi uỷ đội trưởng Cự đã phát hiện là tề
nguỵ cài lại đội lốt và chi uỷ giả đã mưu mô làm cải cách vờ trước khi đội về,
chúng nó sắp sẵn cả rễ chuỗi cho đội dựa. Chúng còn bày vẽ dấu dối nữa. Đấu tố
phường chèo thế nào mà thằng địa chủ lại bảo nông dân: “Anh làm chức gì mà được
lên vạch mặt tôi những bốn lần, nhiều quá”. Bố con địa chủ đi cày bừa đêm, dân
quân hỏi, chúng nó trả lời ngông nghênh; “Nhà địa chủ đây. Các ông các bà nông
dân ăn thịt hết trâu, chúng tôi phải đi làm trâu thôi”. Thôn Am này còn chưa
moi được ra địa chủ, thế mà tôi mất cảnh giác, đi rình mò bơ vơ, thăng thiên.
Chỉ bởi lời xúi bẩy của một con bé cha căng chú kiết. Khéo không thì bị nó cất
vó cũng nên, không xong rồi.
Tôi thu mình, cúi xuống, co chân định nhảy ra chạy về. Những tôi đứng sững ngay
lại. Vừa thấy thoáng một bóng người. Chỉ nhác một cái cũng nhận ra dáng thằng
Đình cao lêu đêu. Tôi áp tới, giơ đèn hai pin dọi vào mặt Đình. Tôi trông thấy
một vết xước ở mũi nó thật, tôi quát:
- Ai?
Đình xoè tay che mắt bị chói, hỏi lại:
- Thằng nào thế?
- Tao.
- À, thằng Bối.
Tôi đút đèn vào túi, đặt một tay lên vai Đình, thân mật.
- Đi đâu đấy?
Đình thản nhiên:
- Đi chơi.
- Đi chơi là thế nào?
-… là đi chơi…
- Biết tỏng rồi, mày đi chơi gái.
Đình hỏi tôi một câu đột ngột:
- Cậu đã biết chiến thắng của tôi bên thôn Chuôm chưa?
- Chiến thắng?
- Tớ rình năm tối, tóm được hai thằng hãi ranh ném đất làm ma đẻ không ai dám
đi họp. Truy ra là âm mưau của địa chủ Thìn. Tớ sắp được biểu dương toàn đội, lại
báo cáo lên đoàn nữa. Biết không?
Rồi Đình lạnh lùng, thong thả buông từng tiếng như từng phát súng:
- Này mày hãy lo cái thân mày đã nhé. Mày chưa moi được thằng địa nào. Rễ chuỗi
mày liên quan tới nhà địa, thối um lên, không ngửi thấy à? Lão Cự sắp làm thịt
mày. Khôn hồn thì cút mẹ mày đi.
Tôi lại hoá ra đứa bị đóng đinh vào mặt, lúng búng không mở được miệng. Đình
ung dung đi vào phiá bờ tre nhà bố cả Cối. Tôi đứng trơ ra một lúc thật lâu. Những
lời ghê rợn của Đình vừa đe đã làm cho tôi bủn rủn, lú lấp cả moi mưu chước.
Từ nách sau tường đền, cô Duyên chạy thoắt ra, vẫn khoác khẩu súng đeo sau vai.
- Sao anh không bắt lại? Quả tang thế rồi mà.
- Quả tang quả táo cái con khỉ!
- Rõ anh này. Đêm mai đồng chí nó lại sang, em biết đi ngủ ở đâu?
Bỗng Duyên táo tợn tht lực ôm chầm lấy tôi, lúc lắc cái mũi súng sau lưng, cười
hinh hích. Thân hình nóng ra ưỡn lên, tôi gồng người dằn xuống. Chẳng còn biết
ra thế nào, mày dẫn xác đến, ông đương bực mình đây. Đồng chí cơi khẩu súng dựng
vào chân cột sau lưng. Hai đứa lăn xuống bãi cỏ, chẳng còn biết trời đất ở đâu
nữa. Tôi thở dốc, ngoi lên hớp từng hơi. Những đến lúc thằng đàn ông sắp nghẹn
cổ chết thì con đàn bà rên ư ử, nhũn ra.
- Em cho anh…
- Bận sau, bận sau. Em đương có tháng.
- Đâu nào?
- Sờ mà xem.
Cuộc quần thảo không biết còn lồng lộn bao nhiêu lâu nữa. Đến lúc tôi chỉ còn
như cho chó què, bước xiêu vẹo, lử hử. Lần được về nhà, nằm vật xuống chõng,
thiếp đi.
Mỗi buổi sáng đều có cuộc hội ý đội, sang bước hai càng khẩn trương. Cán bộ đội
các thôn lên báo cáo, nhận công tác mới từng ngày. Họp xong, Đình và tôi về
cùng đường. Câu chuyện ma quái đêm trước dường như mỗi người coi tựa không có.
Chúng tôi đối đáp bâng quơ, không đầu đuôi. Đình hỏi tôi đã giảng hết tiêu chuẩn
trung nông chưa. Tôi bảo xong từ lâu. Nói vằng mạng thế chứ ai đâu vặn vẹo khám
sổ tay của nhau. Má các tiêu chuẩn bần, cố, trung, phú, địa đến công thương dân
nghèo, dân chài lưới, đến thế nào là phản động, gian ác tôi đã ghi kỹ, tôi đã
thuộc đã giảng từ trong Thanh, cứ vậy mà tương ra, màu mè vơ thêm mấy cái liên
hệ mới nhặt được, chứ khó khăn gì. Tôi nói thật vậy, Đình khen tôi láu. Thì
Đình, Cự cũng chắc rứa, xóm nào ở đâu và đợt nào cũng tương tự, dần dần chúng
tôi tự hào có kinh nghiệm nắm tình hình nhanh. Như về đay chưa hết bước một đã
tỏ ngọn ngành cả cái xóm xưa và nay. Ở đâu thì nhà giàu, quan lại, địa chủ cũng
ăn trên ngồi trốc. Nhà có máu mặt con cái chỉ mới mười năm, mười bẩy đã đút tiền
hộ lại chữa sổ khai sinh tăng tuổi lên để sớm ra làm chưởng bạ, làm thư ký hội
đồng kỳ mục, rồi dần dần lên phó lý, lý trưởng, chánh phó hương hội chánh phó
hàng phủ hàng huyện. Như ở đây, khi Tây chiếm làng mấy năm trước thì ra làm xã
uỷ, hương chủ, trưởng đồn, xếp bốt hương dũng, tiên chỉ, tổng uỷ… Đã thuộc cả,
moi đâu trúng đấy. Có thế công tác mới chạy nhanh như trâu bồn, bằng khen, giấy
khen bay về tới tấp.
Lại các thứ chuyện. Biết nhau tới tận củ tỷ, cũng dễ ba hoa.
Đình nói:
- Đội trưởng Cự sắp cho cấy lúa thần kỳ ở trọng điểm xóm Đìa.
- Đương vội thế này, lúa má gì?
- Còn lạ đâu, lão ấy đã định làm thì sắt thép lắm.
Đình hỏi tôi:
- Cậu biết lúa thần kỳ thế nào không?
- Chưa.
- Cái ruộng lúa thần kỳ đến lúc sắp được gặt, người ra bước trên mặt
thóc chắc chân như đi cầu qua sông. Mà chỉ một tháng thôi, thóc đã mẩy hạt.
- Ở đâu thế?
- Trên thế giới khắp nơi. Cái khi lúa thần kỳ mới bí mật đem về trại
thóc giống bên nước Manila, thế mà tình báo của ta lẻn vào lấy trộm được một vốc
hạt. Cậu biết làm thế nào không khách tham quan thón một vốc hạt, nhét vào
trong giầy. Thế đã khiếp ta chưa.
- Giỏi nhỉ. Ta làm ở trọng điểm xóm đìa rồi cấy lan ra cả xã chứ.
- Chắc sẽ vậy.
Rồi Đình bĩu dài môi:
- Không nói phét. Tớ ấy a, giá còn cái trại đại đồng của tớ thì lúa thần nông,
thần kỳ đã có từ lâu rồi.
Đình sôi nổi kể:
- Cậu còn nhớ không, cái hôm đội ta được thành lập sau hội nghị tổng kết ở Quỳnh
Côi (Tôi nhớ rồi, hôm ấy có hai người được trên giới thiệu bổ xung xuống đội).
Không biết vui miệng hay họ cốt khoe: người này thì thời Tây đã đỗ tú tài, người
kia thời ta đạu kỹ sư bằng đỏ bên Liên Xô. Đội trưởng Cự cười nhăn mũi, hôm sau
gửi lên trả đoàn cả hai người. Báo cáo là đội đã đủ khung rồi. Đội trưởng vẫn
nói chỉ cần “người chữ nghĩa èng èng, học nhiều thì tài nói không tài làm, xuống
xã tổ vướng chân”. Có lần Cự hỏi học lớp mấy, tôi nói: học lớp ba thời thực
dân, đến độc lập thì là cán bộ rồi, không học nữa. Cự cười: “Tớ còn kém cậu một
lớp. Thế mà hay, học lắm thì chỉ lý sự cùn. Chúng mình đã giới thiệu lý lịch với
nhau khi thành lập đội, hôm ấy tớ mới nói sau khi khởi nghĩa tham gia cướp
chính quyền huyện chưa kể thành tích công tác. Thằng Đình đã lập một trại sản
xuất, cả huyện có một trại ấy. Tớ đặt tên là trại “đại đồng”, đại đồng thế giới
ấy mà. Còn hay hơn lúa thần kỳ nhiều. Nếu bây giờ uỷ ban tỉnh mà nghe
theo kế hoạch của tớ thì bây giờ cả tỉnh, cả nước đã thành trại đại đồng rồi.
Suốt dọc đường, rồi Đình còn theo về tận nhà kể chuyện đại đồng. Đình thao thao
nói, ve mắt nháy lia lịa, sùi cả mọt mép. Cái vết con Duyên cào cạnhmũi đã bong
vảy, chỉ còn hơi đỏ. Tôi lại nghĩ lắt léo hay là lúc ấy sướng quá, nó bấu vào mặt
thằng này. Đình đương hăng. Khi ấy, Đình làm tuyên truyền trên huyện. Khắp nơi
tiêu thổ kháng chiến, nhà cao cửa rộng phá hết, đốt hết. Các làng, các thị trấn,
thị xã dựng lên những cây tre cao như chân gầu sòng, giữa buộc thanh sắt đường
ray, ngày đêm dân quân đâm đổ hết tường, sụp nhà cả dãy phố. Người đường xuôi từ
các làng quanh Hà nội lũ lượt chạy ngược dọc sông Hồng lên trung du. Người tản
cư được chia vào ở các nhà trong làng. Đất rộng người thưa, dân cũng sẵn cái
ăn, lá sắn ngắt về nấu canh, muối dưa, sắn trựa bỏ đấy cả năm chưa đào, quả đu
đủ chỉ để cho lợn thì bây giờ người ăn ngon. Chả mấy lúc người tản cư ai quyết
tâm ở lại cũng ổn cả, mặc dầu là tạm bợ nhưng tin tưởng.
Đình đã nghĩ ra được cái trại đại đồng cho mọi người vào ở tập trung quy củ, trật
tự sản xuất. Huyện đã cử Đình đi báo cáo điển hình trại đại đồng ở nhiều nơi.
nghe cũng hay, nhưng không đâu làm nổi vì các huyện ở sâu vắng người tản cư,
không được trên cấp tiền. Huyện ven sông này có quỹ của tỉnh cho để trợ giúp dồng
bào, bây giờ gom người ở một nơi thì phát tiền cũng dễ. Nhưng không phải Đình
chỉ vì một cái tiện ấy, Đình nói ngày trước ở Hà nội, Đình làm phó nhỏ thợ xẻ
đã vào ái hữu hội thợ mộc, Đình đọc sách và anh em bàn bạc đã b rồi đay loài
người sẽ lên thế giới đại đồng, thì cái trại đại đồng này là một bước đúng như
thế.
Năm dãy nhà dài một trăm thước, bên trong một loạt hai dãy giường nứa cho một
trăm người. Nhà của phụ nữ bên kia đồi cũng to rộng thế. Chỉ đánh một tiếng kẻng
điều khiển được cả nghìn con người. Kẻng dây, kẻng thể dục và hát, kẻng cơm, kẻng
họp, kẻng đi sản xuất, kẻng về, kẻng ngủ… Ai nấy răm rắp miếng cơm manh áo như
nhau, không có ganh tỵ vì không ai hơn ai. Ngày chủ nhật, kẻng đi chợ, tối kẻng
lưẻa trại vui nhộn. Buổi sáng buổi tối, cả trại ra đứng ngoài sân hô: khoẻ vì
nước, kiến thiết quốc gia, quyết tâm tiến lên thế giới đại đồng…
Tôi hỏi dớ dẩn:
- Ai cấp lương cho ăn mà lên thế giới đại đồng được?
- Đã nói từ nãy rồi mà. Quỹ trên đưa về, ai tản cư lên vào trại cũng được nuôi.
Nhiều người tinh thần lắm, những thứ ở thành phố đem lên, quần áo, đỉnh nến,
chén bát, đưa ra chợ bán hết lấy tiền bỏ vào quỹ trại. Nhiều quần áo sang trọng,
nhưng trại đại đồng không cần những cái loè loẹt ấy của giai cấp tư sản bóc lột.
- Cậu là trại trưởng à?
- Mỗ đây chứ còn ai vào đấy!
- Có được lương không?
- Có chứ.
- Sao bảo người địa phương không được ăn trợ cấp?
- Nhưng tớ là lãnh đạo, tơ không phải địa phương, cũng không phải người tản cư.
- Thế rồi sau ra sao?
- Sao à? Giá còn đến bây giờ chắc đã lên đại đồng rồi. Trồng sắn mau ăn lắm, lại
chuối, lại dứa, lại trầu, lại chè…
- Thế rồi thất bại?
- Không, không thất bại. Không ai nản chí xin ra, không một người trốn. Không một
vụ hủ hoá- Đình nghiêm nét mặt, nháy nháy ve mắt.
Tôi không muốn biết thêm ngọn nguồn nữa. Vì thấy Đình quả quyết “nhất định thắng
lợi”. Nhưng nhẹ nhành hỏi ơ hờ:
- Thế rồi làm sao?
- Đình trợn ngược mắt.
- Làm sao ấy à? Loài người đến tận bây giờ vẫn chưa đủ sức chống thiên nhiên,
phải bỏ nửa chừng vì thế chứ làm sao. Nhưng mà có tiền nhiều chắc xã vượt qua
được. Tự nhiên lụt lội, sét đánh đổ nhà chết người, cả sốt rét lăn đùng ra. Mới
vỡ lẽ là người xuôi lên chưa quen, ốm ngã nước sốt rét ác tính chỉ hôm trước
hôm sau đa đái ra máu. Nửa tháng chết vãn cả người. Đầu tiên còn mua gỗ đóng
quan tài, cả trại đi đưa đám, có điếu văn đọc lúc hạ huyệt. Sau người chết lắm
quá, không kịp mua săng, phải bó nứa, hai người vác thuổng khiêng đi chôn. thế
là những người còn sống sót sợ, bỏ đi hết.
- Cậu cũng chuồn?
- Đình cười hề hề, hồn nhiên:
- Ở lại dễ bị lây, chết mất ngáp à?
- Rồi cậu đi đâu?
- Tớ về huyện, lại công tác bán nói lấy ăn. Mấy năm sau được lên tỉnh, cho đến
bây giờ. Chức vụ: phs phòng tuyên truyền.
- Rồi có đâu làm trại sản xuất nữa?
- Trại đại đồng chứ. Phi tay này thì thằng nào dám. Trên tỉnh cũng công nhận nếu
không bị sốt rét phá hoại, trại đại đồng nhất định thành công. Tỉnh tớ -năm nào
cũng đạt tiền tiến tiên phong mọi mặt công tác. Không nói phét!
Đình trợn mắt, giơ tay:
- Cả bây giờ đấy. Kể ra, nói cho công bằng, cái tỉnh này nó máu xung kích, xung
phong. Trước kia, trong bóng tối, làng nào cũng có cơ sở. Khánh chiến thì đi bộ
đội, đi dân công ra trò. Giảm tô, cải cách cũng lá cờ đầu. Tớ mới được thư tỉnh
chúng nó báo tin tỉnh tớ được cử đi làm điểm về phúc tra. Cải cách ruộng đất
xong phải qua phúc tra mới thật căn bản. Lại cùng một lúc, tỉnh tớ làm chỉnh đốn
tổ chức từ tỉnh xuống huyện, xuống xã, lôi ra được nhiều phản động chui vào tổ
chức lắm. Đằng ấy có biết không, tỉnh tớ được chọn cán bộ đi giúp chỉnh huấn
khu 5, Nam bộ, rồi giảm tô cải cách ruộng đất trong ấy. Biết đâu tớ chẳng sắp
được đi. Tỉnh tớ thế mà ghê.
Đột nhiên tôi cười to:
- Ha, ha, ha…
Đình nhăn mũi, không bằng lòng, tưởng tôi chế nhạo. Hỏi xẵng:
- Thằng đểu, cười chó gì?
Rồi Đình không đợi tôi trả lời, Đình hạ thấp giọng, nhấm nháy:
- Tối hôm qua ấy, liệu hồn.
Vừa dứt cười thật tình tôi đương buồn cười về những khoe khoang tận đâu đâu của
Đình, tôi vẫn đùa:
- Tối hôm qua thì làm sao?
- Đình lùa thẳng tôi một quả:
- Sao ở trên trời ấy. Đằng ấy vật nhau với cái Duyên. Hì, hì…
- Đâu nào!
- Biết điều thì nghe tao dậy đây. Tớ mách cho mà biết, con ngựa cái ấy cú cáo lắm.
Tớ đương theo dõi xem nó có phải quốc dân đảng chui vào lũng loạn hàng ngũ chuỗi
rễ.
Tôi im, dần dần bối rối, ỉu hẳn. Thằng này ma quỷ quá. Còn đi với nó, có ngày
thì mất mạng.
Nhưng Đình đã nói:
- Đằng ấy ở phường phố lớ quớ chẳng hiểu mẹ gì về nông thôn. Tớ bảo cho miếng
võ cảnh giác này mà phòng thân. Còn cái tối hôm qua thì tớ xuý xoá cho, không
báo cáo lên lão Cự đâu. Tớ với đằng ấy về đây đã thông cảm xít xao từ cái hôm
canh ty ăn trộm gói bánh đúc ngô của đội trưởng ở trong đền cơ mà.
Đình cong một ngón tay giơ ra cho tôi ngoặc. Như trẻ chơi móc xương móc xẩu bỏ
lỗi cho nhau. Thế là hai thằng cười hi hi, hà hà loạn xạ cái nhà vắng. Người
đàn bà tàn tật ngồi trong xó vách vẫn dửng dưng. Rồi Đình về xóm Chuôm còn dặn
lại “Nhớ nhé”. Chẳng biết nhớ nhé ra làm sao.
Cũng không biết nhớ nông nỗi thế nào thật. Nhưng tưởng bấy lâu rình rập hạ
nhau, bây giờ ăn cánh với nhau, thấy trong lòng nhẹ hẳn nỗi lo tính toán. Phải
thôi, chẳng biết tội thằng Đình ở đâu, chứ tôi vừa dăng dện cái Đơm. lại cái
Duyên. Kỷ luật cách hủ hoá thường phải ngồi chuồng trâu, phải đuổi về mà vẫn
nhơn nhơn trơ trẽn như không. Thằng đàn ông như cái đó đi đơm, thế thôi. Nhưng
đây là quả cấm. Mà cũng lạ, cứ cấm thì lại hay mân mê táy máy. Mà con bé mới hớm
ghê, nó là quốc dân đảng thật hay sao, nó cho mình vào tròng, hay nó hại thằng
Đình, hay là thằng Đình xỏ lá chơi tôi một miếng. Chỉ biết nó đã nắm thóp hai đứa.
Nó sang tận Am mách tôi về thằng Đình thì nó sẽ lên lão Cự báo cáo tôi, biết đâu
là chừng. Tôi lại đâm lo.
Tối tối, xóm Am đã đụng đầu tố khổ trong rễ chuỗi và mở rộng ra tổ nông hội. Có
nơi đi nhanh đã đáu địa chủ. Đội trưởng Cự nhanh nhất đã xin lệnh bắt bí thư
chi bộ và một lúc sáu địa chủ có tội ác. Trong cuộc họp đội Cự quát tháo “Phải
ra tay mới phá được thế bị khống chế, bởi địch đã có tổ chức phá hoại, gây rối
loạn. Ông lão loà ở xóm lội xuống ao trẫm mình, hay là địch dìm chết. Lại một
đám cháy nhà. Đội trưởng nói: “Tăng cường tố khổ, mở rộng tố khổ để tìm ra đứa
giết người, đứa đốt nhà”. Chúng tôi hội ý đội buổi sáng, có khi cả lúc chập tối,
đứa nào bức tử, đứa nào đốt nhà cứ tố khổ rộng khắp cả thôn thì ra thôi. Đường
làng vắng hẳn, người nào bần cùng lắm mới ra đường, đi len lét, không ai dám đến
nhà ai. Gặp anh đội, người già lùi vào bờ rào ngoảnh ra cúi đầu chắp tay vái. Đội
trưởng Cự vào đỡ tay bà lão nói: “Nông dân làm chủ không được khúm núm thế,
không được mắc mưu địch hòng xoá nhoà ranh giới bạn thù. Ta đương đấu tranh,
nông dân phải ngẩng mặt tự hào, còn thằng địa chủ có quỳ giữa đường lậy ta cũng
mặc xác nó, bà cụ biết chưa?”
Những cuộc lên hội ý đội, lúc có đội trưởng thì rậm rịch, bối rrói tít mù, những
vắng Cự thì lại uể oải, trễ tràng. Hai cậu bần cố ở xã được lên đi làm anh đội
mà tôi vẫn xem khinh nửa mắt, cứ ngồi chầu hẫu, chốc lại ngáp, vừa ngáp vừa gãi
nách kêu ối giời ơi rồi cuộn tròn tờ báo nội san: “Bận quá, cho em mượn về xóm
đọc”- “Ừ đọc báo thì cáng thông suốt”. Tôi đoán có cậu mới biết đánh vần, ngại
mở tờ báo trước mặt người khác. Một đội viên thở dài khượt một cái: “Xóm của
mày ít địa, có thì giờ nằm nghiền báo, sướng thật”. Các thôn vẫn chưa lên đủ,
mà Cự đi đâu không biết. Đã biết lệ, lão không về thì thôi, đã về muộn thế nào
cũng nhiều việc quan trọng hay không cứ đùng đùng, tới tấp. Một lúc sau cũng chẳng
thấy đội trưởng, thế là lả tả rút dần. Cũng chẳng biết bận quá hay không, nhưng
đã có lịch công tác hàng ngày, rồi quá giờ phải đi làm việc khác.
Một hôm, đội trưởng Cự sang xóm Am tìm tôi. Đội trưởng đến là có việc, thằng lười
tôi cũng ngại. Cự đặt bịch cái túi da bẹt đít xuống chõng. Những gì trong túi
mà nặng thế, sổ sách, tài liệu và khẩu súng, hay chỉ là hòn đá bỏ vào cho oai,
hay lại gói bánh đúc ngô. Anh nào cũng như ma ăn cỗ, ai biết đau. Nhưng cái
dáng buông túi nặng nề tất là có chuyện. mấy hôm nay tôi đương lo sốt vó. Được
phổ biến là trên đoàn uỷ nhận xét: xã này chưa đạt chỉ tiêu địa chủ. (Mà thôn
tôi thì chưa tìm ra mống nào). Ở cuộc hội ý hôm trước, đội trưởng Cự nói: “Chỉ
thị đoàn uỷ phải triệt để chấp hành, thực hiện bằng được. Đưa phú lên địa thì dễ
thôi, một lúc cả chục thằng cũng có, nhưng làm ẩu mà bị kiểm tra thì hỏng hết.
Cố lên không được đẻ cờ tuyên dương đợt này lọt vào tay đội khác”.
Trong những người phải cố, tôi khốn khổ nhất. Rễ chuỗi cả thôn tôi chưa tố ra
được địa chủ. Tôi chưa phân tích tìm ra cái đàu cái đuôi địa chủ ở đâu. Hay là
cái thôn này không có, không thể như thế, ở đâu có nông dân là ở đấy có địa chủ
sách lý luận thế. Không, không khi nào chưa đấu tranh đã rút lui. Chỗ nào có
nông dân, có ruộng đất có bóc lột. Tôi lên dây cót tôi. Hay là thằng tư Nhỡ?
Nhưng phải cẩn thận, chống ẩu mà. Các loại đát ruộng, đát vườn, đát thổ cư, các
thứ lao động nhà nó chưa tính xong, không thể quy. mỗi tiêu chuẩn địa trên duyệt
từng con số, bở hơi tai ra đấy chứ. Mà tôi nghĩ cũng chẳng nỡ. Mình thường qua
lại nhà nó, hôm nào cũng chè thuốc, có hôm làm chén rượu tắc kè bổ dương, đội
biết thì đi đời anh đội, nhưng mà chỉ có mình với nó thì ai biết. Ruộng nà ấy
chia đầu người, lấy cả đát vườn gò chưa đủ bình quân hai miếng. Mà nó cũng cổ
cày vai bừa bao năm nay. Bảo nó cái phú cũng còn non. Đêm nằm bức bối nghĩ
không chợp mắt. Thì lại lần vào xó nhà vầy vò Đơm. Con bé cứ lúc mưa lúc nắng,
cũng như trông nó khuôn mặt ngơ ngơ ngẩn trẻ con, nhưng cái người nó thì nùng nục
con gái. Cứ vần như khúc gỗ, nhưng lắm bận Đơm nổi cơn hung, vừa động đến đã
nóng rẫy rên lên, cắn bừa vào mũi tai vào tôi đau chết điếng mà không dám kêu.
Tôi chỉ tránh nó ngoạm vào mũi, sợ thành sẹo như thằng Đình thì khốn. Dù sao, ấy
thế cũng tan cơn nghĩ, ra ngả vào chõng mới ngủ được.
Đội trưởng Cự ngồi xuống bên cái túi da bò vàng nghệ vững chãi như chiếc ấm rỏ.
Cự không uống rượu, nhưng mặt lúc nào cũng đỏ găng. Trong cuộc họp. Cự lườm một
cái lộn lòng trắng mắt, ai đương nói cũng phải nghẹn lời, đợi nghe Cự. Mỗi tiếng
Cự văng ra cục cằn như ném gạch. Cách nói năng thô lỗ ấy cũng không giống kiểu
chính trị viên đại đội mà nghệ thuật ăn nói phải hàng ngày, có khi tôi nghĩ lão
này khai man, cóc phải chính trị viên cũng nên. Đợt trước hôm đầu tiên họp đội
tố khổ và tự giới thiệu, cố nông Cự trình bày đã đi vệ quốc đoàn từ 1945 bây giờ
chức vụ chính trị viên đại đội. Cự được quân đội điều đi cải cách ngay khi đơn
vị ở khu 5 ra tập kết. nói thế thì biết thế, cũng chẳng ai hỏi lại. Cái việc lý
lịch, ai cũng nơm nớp, như tôi cha mẹ họ hàng dấm dớ, nhỡ cái phải ngồi chuồng
trâu thì bỏ đời. Vả chăng, Cự bẳn tính hay cáu, hay xúc động. Có hôm họp đội đọc
báo, tin vụ thảm sát Hướng Điền tỉnh Quảng Trị, cả 92 người thôn Tân Lập và Tân
Hiệp bị giết, còn hai người sống sót vượt tuyến ra bắc, đội trưởng Cự khoanh
tay lên gối, cúi đầu khóc rưng rức.
Cự ngồi xuống hỏi tôi:
- Ở nhà à?
- Hôm nay không đi ba cùng được, tôi…
Cự cười nhếch mép - cũng là cái cười hiếm, có thể lúc ấy đương hiền từ, rồi Cự
chống tay xuống mặt chõng.
- Biết rồi, thằng rễ bảo cậu ở nhà quét nhà. Quảy chưa được gánh nước đã choang
vỡ cái nồi của người ta.
Tôi tái người. Chuyện kín bưng thế mà Cự biết!
Cự lại nhẹ nhàng. Tôi yên yên cơn lo. Cự thân mật, bỗ bã:
- Tối mai cậu xuống thôn Đìa dự đám cưới mình nhé.
Tôi trố mắt. Cự lại nói:
- Tớ lấy vợ.
Tôi không dám hỏi: “Anh chưa vợ a?”. Cự rủ rỉ: “Tôi ra tập kết chỉ biết lao vào
công tác. Nhưng tuổi đã ngoài ba mươi, thì phải tính rồi. Vì tình thương yêu
giai cấp, tôi lấy một cô cố nông ở thôn Đìa. Hôm qua họp toàn thôn, tôi ra câu
hỏi: Khổ nhất thôn Đìa là ai? Cả thôn nhất trí cô ấy. Tôi tuyên bố tôi sẽ lập
gia đình với người khổ nhất. Hội nghị cười râm ran, vỗ tay hoan nghênh. Dù việc
riêng cũng công khai như ban ngày, càng thuận lợi cho công tác. Cậu nhớ bài báo
về kỷ luật thằng Bổn chứ?
- Nhớ.
- Lấy vợ không phải là hủ hoá, cần minh bạch.
- Đúng thế.
- Chẳng những nhớ, tôi còn cắt giữ bài báo ở tờ nội san “Cải cách ruộng đất”
đăng cái nghị quyết của Đoàn uỷ. Đội trưởng Cự đã bảo tôi hai lần đọc to cho cả
đội nghe để liên hệ và ngăn ngừa.
Nghiêm khắc phê phán sai lầm nghiêm trọng của Nguyễn Bổn - Đợt 5 này là đợt đấu
tranh giai cấp gay go quyết liệt. Phần lớn cán bộ đều có tinh thần chịu đựng
gian khổ, khắc phục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ. Đặc biệt, một số cán bộ xuất sắc
đã được tuyên dương khen thưởng xứng đáng, nhưng bên cạnh những đồng chí tốt
đó, tiếc thay có một số phạm sai lầm nghiêm trọng cần phải xử trí đúng mức. Đồng
chí Nguyễn Bổn là một trong số đó.
Đồng chí Nguyễn Bổn năm nay 30 tuổi, một cán bộ trao trả 1 đã
đi cải cách (đợt 4 và 5), hiện là đội viên Đào Khê. Trong đợt 4, đồng chí Bổn
đã phạm lỗi nghiêm trọng: vì hủ hoá mà phải đổi đi 4 xóm, đến xóm nào cũng lại
hủ hoá ở xóm đó, hủ hoá với vợ bộ đội, vợ tử sĩ và tròng ghẹo cả đàn bà trên 50
tuổi. Điên cuồng hơn nữa, ngay trong đại hội nông dân đồng chí Bổn đã công
nhiên cắn vào vào vú, vào mặt một chi chuỗi tích cực. Tổng cộng trong đợt 4, đồng
chí Bổn đã thông dâm với 8 người và có hành động tròng ghẹo nhiều người khác.
Tác hại là cả 4 xóm ấy đều lạc hậu, rễ chuỗi bị hỏng, mất tác dụng, đồng chí Bổn
bị kỷ luật và cảnh cáo toàn đoàn.
Mức kỷ luật đó chứng tỏ chính sách khoan hồng mở đường cho những người sai phạm
tự giác giáo dục, nhưng sang đợt 5 mới triển khai và đồng chí Bổn đã tái phạm
khuyết điểm với mức độ trầm trọng hơn trước nữa.
Về xã Đào Khê mới ba ngày, đồng chí Bổn đã liên lạc với con ái, con nhà địa chủ
cường hào gian ác. Cho con ái vào dân quân, đêm đến nấu chè đậu đen cho nó ăn rồi
hủ hoá với nó. Lại cho mẹ con nó đi họp nông dân khiến không ai dám tố bố nó là
địa chủ cường hào gian ác. Đồng chí Bổn lại đưa con Hạnh thành phần công thương
vào dân quân, đen con Hạnh về hủ hoá ở nhà rễ. Bố thị Hạnh có tội đánh chết người
đã bị quần chúng tố cáo, nhưng đồng chí Bổn che dấu không báo cáo với đội. Đồng
chí Bổn lại hủ hoá với chị Chắt, thiếu nhi trong xóm đã bắt được 4 lần trong bụi
cây. Chồng chi ấy đi dân công vắng, mẹ chồng bị loà, tối nào đồng chí Bổn cũng
vào nhà chị ấy để hủ hoá. Tác hại: Suổ bước địch không trấn áp, đồng chí cường
hào gian ác lọt lưới không truy ra, quần chúng phát động không lên. Cả 3 xóm đồng
chí Bổn phụ trách đều bị phân loại ba xóm lạc hậu.
Những sai lầm của đồng chí Bổn thật vô ccf nghiiem trọng. Đồng chí Bổn đã mất hết
phẩm chất con người chứ không còn nói phẩm chất đảng viên và cán bộ cách mạng.
Rõ ràng đồng chí Bổn đi cải cách ruộng đất không phải để phục vụ quần chúng mà
để hủ hoá dâm ô. Đồng chí Bổn đã thành kẻ đầu hàng bao che cho địa chủ vứt bỏ hết
quyền lợi nông dân, làm tổn hại đến cả sinh mạng quần chúng. Thực tế đồng chí Bổn
đi cải cách ruộng đất mà lại đã phá hoại cải cách ruộng đất. Đoàn uỷ quyết định
thi hành kỷ luật khai trừ đản ỵich, cho áp giải về cơ quan…
Học tập bản kỷ luật của đồng chí Bổn, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, đề
phòng không đẻ cho những tư tưởng xấu tấn công…
Ngày còn trong Thanh Hoá, khi tôi mới về đội này, đã nghe phong thanh Cự lấy một
cô là “rễ cố nông” rồi Cự xin cho cô ấy đi làm cán bộ cải cách, được đưa ra
công tác ngoài Thái Bình. Những người ở đội trước xì xào thế, nhưng cũng không
ai tò mò hỏi. Cũng là ngủ với đàn bà, nhưng mẹo như đội trưởng Cự không ngu dại
như Bổn để vi phạm điều 4 trong 10 điều kỷ luật cán bộ phát động quần chúng
“không được hủ hoá trai gái với rượu chè”.
Tôi tỏ vẻ vui vui, xun xoe:
- Cưới thật à?
Cự trố mắt, mặt chững lại, trả lời không đáp vào giọng cợt nhả của tôi:
- Tối mai liên hoan giản dị nước chè xanh thôi, Đồng chí sắp sẵn mục thơ ca hò vè.
Bây giờ ta làm việc…
Tôi ngồi xổm xuống vỉa hè đất nện. Tôi lấy sổ tay, mở tháp cái bút máy oerovơ.
- Sắp hết bước hai mà xóm này chưa có địa chủ. Các thôn đã lên hết, thôn Đìa dẫn
đàu lên ba địa, năm phú. Thôn Am vẫn mù mờ, không mống nào. Có nơi đã mít tinh
quân dân chính đảng toàn xã, xã này cũng sẵn sàng rồi mà chỉ vì thôn Am…
Cự nhác nhìn tôi rúm ró ghi chép dường như thương hại.
- Tôi phải báo cáo che quạt nan cho trên thông cảm với cậu chứ không thì cậu bị
tróc về đoàn lâu rồi. Mới hôm qua họp, tôi phải dem danh dự bảo đảm với đoàn uỷ,
tôi hứa đội sẽ giúp cậu.
Mồ hôi tôi chảy dài sống lưng.
Cám ơn anh.
- Ơn iếc gì, vào việc gấp thôi. cái rễ của cậu dựa chưa thối nhưng đã lung lay,
vì cậu không phát động cho vùng lên được. Địa chủ Thìn đã bị bắt, thằng Diệc rễ
cậ là rể của nó. cái con vợ đui què câm điếc kia là con nhah địa chủ Thìn. Thằng
tá điền Diệc phải rước của nợ đi, mà thằng đồng chí đểu cáng chỉ mượn hai miếng
ruộng đầu đồng cuối đồng. Cho nên về mặt nông dân, nó không liên quan, nhưng nó
cũng chưa dám vạch tội ác địa chủ. Cậu đã hiểu như tôi vừa nói chưa?
Quả tình nhiều việc Cự nói tôi chỉ mang máng rồi lại tự gạt đi, tôi nhớ cái câu
thằng Vách doạ hôm trước: “địa” đấy à, thế ra… Nhưng tôi đáp lời Cự nhanh nhẹn,
như đứa học trò quen nói dấu dốt:
- Tôi hiểu… tôi hiểu ạ…
Hai con mắt Cự xếch lên như mắt diều hâu. Tôi run tay. Tôi đoán có khi Cự cả
cái sự tối ngày tôi mò mẫm ăn vụng như thằng Bổn. Giời ơi tôi phát sốt lên đây
này.
Cự nói to, dằn từng tiếng:
- Cũng không còn thì giờ để cậu loay hoay một mình. Xã vùng tề nguỵ này đặc biệt
khó, nông dân bị chết mọi cách, chết đuối, treo cổ, địch giết hay thế nào. Đội
ta đã giải quyết hết, chỉ còn mỗi thôn cậu. Đồng chí đã biết câu ở đâu có áp bức,
ở đó có đấu tranh, tố khổ cả tháng mà không tìm ra địa chủ, cái thằng rễ không
mở mồm vạch thằng bố vợ gian ác một câu thì còn ai dám nói. Thằng Diệc được bồi
dưỡng thế nào mà vẫn là cái đụn rạ, họp thôn không áp úng nói đủ được câu “thưa
toàn thể đồng bào”, người ta xỏ lá phản ánh lên là cốt cán ăn nói khinh nông
dân. Tôi biết hết, chẳng cần báo cáo của đồng chí đâu. Việc xóm nào không qua
được mắt này. Từ nay đội trưởng Cự kiêm phụ trách thôn Am.
Rồi Cự hỏi:
- Có ý kiến gì không?
Tôi nhẹ nhõm:
- Không ạ.
Cũng chẳng biết thế nào mà không với có. Nhưng cứ cung cách nói năng, vẻ mặt đội
trưởng đã dịu, có lẽ tôi cũng không bị bắt lên chuồng trâu giam cảnh cáo trên
đoàn. Bây giờ đội trưởng kiêm thôn này thì tôi có đoi ba chữ nghĩa tôi về làm
văn phòng được chăng. Nhưng cũng không dám hỏi. Con cua nằm co quắp dưới bàn
chân con ếch, nhúc nhích một cái nhỡ bị nuốt chửng thì chết ngay.
Cự nói như ra lệnh:
- Tôi điều đồng chí sang thôn Chuôm. Bên ấy địa chủ Thìn đã vào tù, rễ chuỗi
đâu đấy cả rồi. Chỉ còn đợi mít tinh tuyên bố xoá bỏ giai cấp địa chủ toàn xã…
Tôi “à” một tiếng như vừa mới hiểu. Nhưng Cự cũng không quan tâm, Cự chỉ để ý
câu mình nói.
- Cậu thấy thế nào?
Tôi nói:
- Tôi phụ trách thôn Chuôm chung với đồng chí Đình à? Bên ấy căng lắm, mới bị
trận bão lốc, tôi sang…
Hôm kia thôn Chuôm bị một trận bão cạn ghê gớm. Vùng này thỉnh thoảng gặp thiên
tai ấy. Tự dưng, phía chân trời cửa bể, dựng lên một cột xoáy nước trắng xoá giữa
vòm trời cơn mưa đen kịt. Rồng lấy nước! Rồng lấy nước! Cả làng cuống cuồng.
Cơn lốc lao vào chuyển thành gió cuốn qua làng mạc, cánh đồng. Đâu đâu cũng gõ
thùng, gõ mâm, gõ nồi đuổi lốc. Người qua đường nằm rạp xuống kẻo lốc hắt lên
trời. Một vệt lốc ập qua, nhà cửa, cây rơm, cả gà lợn bị hất tứ tung lên đê, xuống
bãi, ra đồng. Đội đương dồn người tới cứu chữa thôn Chuôm.
Cự nhìn vào trong nhà. Hai con mắt như hai mảnh sành của người đàn bà què hau
háu trợn trưng như bao giờ vẫn thế, Cự khe khẽ:
- Tôi nói riêng cho đồng chí biết. Thằng Đình bị bắt rồi.
- Bị bắt? Sao thế ạ? Vâng, vâng…
- Thằng Đình là thủ lĩonh quốc dân đảng chui vào phá hoại ta từ lâu. Địa phương
làm chỉnh đốn tổ chức kết hợp phúc tra cải cách đã đấu tranh phát hiện ra. Ô tô
xuống tận đây xích tay giải đi đêm qua, bí mật đến độ trong nhà cũng không biết.
Tôi lại rối ruột lên nữa, trước mọi việc xảy đến hồ như xác việc cứ diến ra ăn
khớp như thế nào. Ngay hôm ấy, tôi đeo ba lô, túi xách sang Chuôm. Quả là bên
này chẳng có việc đáng kể và mọi lo lắng đều như trút lại sau lưng. Sáng sớm,
tôi lên hội ý đội. ra khỏi cổng đồng, thấy Đơm. Không phải gặp, mà Đơm đứng đợi
tôi từ lúc nào. Như mọi khi, mảnh áo cánh rách lướp tướp. Một đám bùn khô còn
dính bết trên đầu gối. Tôi trạnh nhớ trong đêm, những Đơm lúc Đơm đạp chân cuống
quýt, tiếng những miếng bùn rơi lộp độp. Rách rưới không bớt được cái hơi nồng nàn
của cô gái đương thì vừa ngủ dậy. quen tay, tôi mân mê đầu vú Đơm.
Đơm đứng yên như mọi khi, mặt đỏ rần. Nhưng những giọt nước mắt rơi xuống. Đơm
nói nho nhỏ:
- Anh bỏ em rồi.
- Đội đổi công tác anh sang Chuôm.
- Không phải. Anh sang bên ấy ngủ với con Duyên.
- Tuyên truyền của địch, láo nào!
- Ai cũng biết hết rồi.
Tôi giải thích:
- bọn phản động đương hoành hành dữ lắm. Vừa có người thắt cổ dưới xóm Đìa. Lúc
hạ thừng xuống không thấy hơi trong bụng hứ ra. Đúng là bị treo cổ. Phải đề cao
cảnh giác.
Đơm đẩy tay tôi ra.
- Con Duyên mặc áo của anh có mùi nước hao thơm, cả cánh đồng ngửi thấy.
Chết tôi, hôm ấy tôi phơi cái áo may ô cổ vuông ngoài sân, Duyên ướm thử lên ngực
rồi chi đầu mặc luôn. “Anh trông em có đẹp không?” Từ hôm sang Chuôm, tôi ở nhà
bố Duyên như thăng trước Đình đã ở. Bởi dưới nhà cả Cối lít nhít con nhỏ nằm đạp
nhau chí choé cả đêm. Bố Cối nặng tai, ai nói chuyện thì thào hay nói to cứ mặc
con vịt, khi nào cũng thở than một câu không ra khoe, không ra phàn nàn: “Từ
thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa biết mặt đôi guốc, cái màn, chưa lên đén chợ tỉnh”.
Nhiều oong già bà cả trong làng cũng tương tự, người thì chưa nhìn thấy cái xe
tay, người thì mới nhìn thấy cái cột dây thép ngoài đường cái tây áp tai vào
nghe u u, người mới có một đôi lần cuốc bộ lên chợ huyện.
Nhà có người già ngăn nắp đâu ra đấy, có cửa, có bờ rào. Nhưng trong nhà cũng tềnh
toàng mỗi cái phản, một chõng nằm, một chõng mâm ăn cơm. nền đất nhắn thín, hạt
trám đóng chi chít, thành thử mặt đất cũng phẳng như cánh phản, được nằn ngồi
như nhau. Nhưng rồi không phải bọn trẻ con chỉ chí choé ở nhà bố mẹ chúng nó
ngoài bãi. Tối nào chúng nó cũng san bớt nhau ra đi ngủ lang, kéo vào nhà ông nội.
Có đến ba bốn đứa, đứa chạy đứa cõng vừa đến nơi đã díp mắt lăn ra giữa nhà. Mọi
khi Duyên nằm giường. tôi không thể đoán thằng Đình nằm chỗ nào. Bây giờ cái
giường tre nhường cho tôi. Duyên chặt mấy tàu chuối vào lót ổ góc trong. Đi họp
khuya về, lũ trẻ con đã ngủ mê tơi cả. Ông lão điếc nằm xó cột nào, không trông
thấy. Tôi đặt cái túi đầu giường, rồi cẩn thận cởi quần áo, chống hai tay như
con ếch bò vào chỗ Duyên. Cái Đơm nói chẳng ngoa.
- Ấy…
- Lại tháng à, xem nào.
- Không.
Duyên lăn xả vào, cưỡi lên tôi. Đến lúc tôi lử cò bợ, Duyên vẫn cắp không cho rẫy
ra.
Duyên thì thào vào tai tôi:
- Tháng sau em về nhà chồng.
- Sao bảo đi Hà nội với anh?
- Chỉ được cái thăng thiên. Ra đấy rồi anh bỏ em bơ vơ.
- Anh thề.
- Chẳng phải thề cá trê chui ống, cứ chui vào đây này.
- Thật tháng sau em lấy chồng hả?
- Có thật thì người ta mới cho tha hồ, chứ không để mà chửa hoang với ai. Mai
kia thằng con đầu em đặt tên nó là thằng Bối.
- Tên nó là thằng Đình.
Duyên ngoạn vào mặt tôi, lại đè tôi ra, hùng hục: “Xem con ai nào! Xem con ai
nào!”
Có hôm cả nhà vắng, chúng tôi ngủ với nhau cả ban ngày. Duyên thật ra dáng con
gái, lại có bộ đồ mồi, cái quần thâm, chiếc áo cánh phin, không man dại như
Đơm. Hai đứa nằm đất mát lạnh trong khuya, sực nức mùi xà phòng hao lý. Tôi có
một bánh bọc giấy bóng cất đáy ba lô, thỉnh thoảng mới lấy ra gội đầu, thế mà
Duyên lục được.
- Xà phòng này để anh gội đầu thôi.
- Em tắm, em xoa khắp người.
- Phải dội kỹ mới hết nhờn.
- Không, để nguyên cả bọt cho thơm, sướng cả mũi.
- Rồi ghẻ ngứa đấy.
- Chẳng sợ.
Có hôm tôi bắt được Duyên mặc cái áo may ô màu lơ của tôi, không phải chỉ người
ta đồn mà Đơm nói lại. Duyên mặc đi chợ, lót trong tấm áo phin nâu mà vẫn hằn lỗ
cổ vuông xanh lơ. Tôi víu Duyên lại, bắt cởi ra. Duyên cười cười, cởi lộn ngược
cái áo, ngực trần ra trước mặt tôi. Thế là hẵng khoan đi chợ. Nhiều lần những
áo lót tôi chưa mặc đã có mùi xà phòng thơm. Tối nào tôi cũng đe cô mà mặc nữa
thì tôi đi ở nhà khác. Duyên cười không nói. Nhưng ả vẫn không chừa. Duyên muốn
khoe ngầm với làng xóm “ta được mặc áo anh đội”. Cái này khéo mà tôi tù chứ chẳng
chơi. Nhưng cũng chỉ thoáng sợ thế lúc một mình. Những khi có Duyên ám thì cái
bài báo về thằng Nguyễn Bổn hủ hoá lại là chuyện của người khác, mình không thế,
mình không giống nó.
Nhìn lại đầu làng không thấy ai, tôi lôi Đơm vào bụi duối rậm rạp. Đú đởn, nhấm
nhẳn, vẫn quanh quẩn.
- Cái Duyên nó lấy áo của anh nó mặc đi làm đồng.
- Thật trông thấy à?
- Không trông thasy cũng ngửi thấy mùi.
- Được, để rồi bắt nó về kiểm điểm, nó là dân quân mà.
Đơm lại sa nước mắt, lã chã. Hai con mắt ướt tình quá, quên đời. Đơm nhấm đầu
ngón tay tôi, nói nhỏ:
Nhà tù của liên đoàn uỷ đoàn phúc tra là lô cốt và trại giam ở phủ lỵ thời
Pháp. Dây bìm bám rêu trùm lên lù lù tựa quả đồi xanh om, bên trong là các xà
lim, các buồng giam lỗi lõm như hang hốc núi đá, dân quân các xã ngày đêm đổi
phiên canh gác vòng trong và bên ngoài. Người bị bắt càng đông - cái nhà cũ
không đủ chỗ chứa, phải làm thêm đẵn tre để nguyên cả gióng chôn liền thành bức
tường dài rộng đến hơn hai trăm thước chia thành ngăn, mái lộ thiên chống hốc.
Trông giống cái chuông trâu. Các đoàn cải cách, đoàn phúc tra, đoàn chỉnh đốn tổ
chức đều có nơi giam người tương tự. Có câu hù doạ “phải ngồi chuồng trâu là
toi đời”, là những trại tạm giam này.
Chiếc xe commăngca Ru 2 đít vuông xóc lồng lên. Đình bị trói chặt
tay chân nằm còng queo dưới sàn xe, không thể cựa được. Thế mànn bà nchân những
người ngồi trên ghế còn chặn lên cho khỏi quẫy. Ô tô chạy từ đêm đến sáng sớm,
những người đi chợ huyện thấy nhấp nho trong xe hai người quần áo nâu mới, thắt
lưng da to bản cầm dựng khẩu súng trường. Chỉ lạ mắt, không ai đoán được xe
công việc gì đi hay về sớm thế. Sắp đến huyện, người ngồi ghế đằng trước quay lại:
- Chốc nữa đến nơi, gọi một tiểu đội ra gác rồi cơi chân cho nó đi. Vào chhõ
giam, trói ngay vào cột. Thằng này nguy hiểm số một. Để xổng thì mất đầu cả nút
đấy.
Nơi giam Đình ở cũi phái ngoài lô cốt. Không một lỗ cửa sổ, trên mái trống hốc
mà như tối mù. Nhiều người đã bị nhốt trước ở đấy, bùn cứt thối khẳn lõng bõng
ngập mắt cá chân. Đình phải trói đứng suốt ngày. Đêm ngủ lả đầu xuống, lưng
cong như con tôm, hai tay vẫn treo lên cái vấu tre. Lúc lúc lại quờ quạng dật dờ
ngọ ngoạy. Đình vẫn chưa hết cơn choáng váng bởi không hiểu thế nào.
Mấy ngày liền không biết. Hôm đầu Đình còn tỉnh, nghe sau các vách cũi bên cạnh,
tiếng rên, tiếng ho, tiếng nôn ồng ộc, tiếng thở dài não ruột, chẳng rõ người
hháp hối hay con chó vừa bị một chày vào đầu, chỉ còn ư ử mấy tiếng mơ hồ.
Một buổi sáng, nghe người quát hỏi bên ngoài: Thằng việt gian Nguyễn Văn Đình ở
buồng nào, thưa lên, ở buồng nào? Đình ú ớ: Tôi… tôi… Mấy cây tre gộc được nhấc
ra, đẩy Đình ngã bệt xuống trước hai mũi súng chĩa.
M cánh tay thò vào, lôi ra.
- A, nó giở trò.
Thực sự, Đình không ngồi dậy được. Những cái lưng thễ lễ máy quả lựu đạn lại
cúi xuống lôi Đình đứng lên. Nhưng người bị giam lại khuỵu xuống, không nhấc nổi
hai bắp chân tụ máu. Xung quanh hét lấy lệ: đi, đi. Đình bò lồm ngồm, cũng
không ai đoái hoài ngó lại. Đến bậc thềm, Đình như sực nhớ, mắt chớp chớp. Đình
trông thấy cái bể nước đằng gốc cau, cái bể nước trơ trụi bên tường từ hồi Đình
còn công tác dưới huyện. Hình như bây giờ để tôi vôi, thành bể trắng nhoe
nhoét.
-… Đồng chí…
- Ai đồng chí với mày! Thưa các ông, mày nghe rõ chưa.
- Các ông cho tôi nước, tôi khát quá.
Một người thương hại, đem gáo dừa nước lại. Người đứng cạnh, chắc là tiểu đội
trưởng, giằng gáo vất đi.
- Không được liên quan giai cấp. Phải cảng giác, cnó cầm cái cán gáo chọc vào cổ
chết bị đầu mối thì sao.
Qua sân, Đình bò lên bậc thềm, vào một toà nhà ngói. Đấy là công đường cũ của
quan tri phủ, rồi sau là trụ sở uỷ ban huyện, Đình đã ra vào, thuộc từng xó. Dường
như vẫn thế, chỉ khác đằng cuối, những lá cót mới quây ngăn thành gian riêng,
ngoài thêd\fm kê một hàng giá gỗ, trên đặt những chậu tráng men hoa và chiếc
khăn mặt bông trắng vắt cạnh- nơi của các đoàn uỷ, đâu cũng giống nhau. bàn ghế
lộn xộn, những người làm việc đều lạ mặt, ai cũng quần áo nâu một loạt.
Đình được dẫn tới trước một bàn làm việc.
- Thưa đồng chí, phạm nhân Nguyễn Văn Đình…
Người ngồi sau bàn, một thanh nhiên nhỏ nhắn, trắng trẻo đôi mắt kính trắng,
như thày lục sự ngày trước, nhưng lại đánh bộ quần áo nâu nom mới. Không đoán
ra được là cán bộ gì. Thoạt trông, hồi tưởng những hôm ở chỗ cửa phủ ngoài kia
cách đây hơn mười năm, khi mới cướp chính quyền, suốt ngày trống ngũ liên gọi
người đén ghi tên đầu quân. Lại phấp phỏng như hôm nào ta lên báo cáo đoàn uỷ,
lại nghĩkp, lai…
Người ấy ngẩng nhìn Đình rồi hỏi nhoe nhàng, nhưng lạnh ngắt, thất Đình lúng
búng “bẩm, bẩm…”
- Cái gì?
- Tôi xin ngụm nước, mấy hôm rồi tôi chưa được hạt cơm hạt nước nào.
Đình run rẩy ngã xụp xuống. Đám người giải Đình tới đã lui ra ngoài từ nẫy, đứng
hai bên cửa. Người ngồi bàn giấy ngẩng lên hất hàm ra phía ấy, vẫn giọng dịu
dàng:
- Cho nó uống nước.
Một người ra chỗ những chậu rửa mặt, nhìn quanh quất rồi cầm cái nắp nhựa hộp
xà phòng, vục vào cái chậu còn nước, bưng lại cho Đình.
Đình ừng ực uống hết nắp na quyện mùi xà phòng thơm. Vẫn khát như móc họng,
nhưng không dám xin thêm. Từ hôm nọ tới giờ mới thấy được đối xử có vẻ như
khác.
- Mày là Nguyễn Văn Đình?
Câu hỏi gay gắt, Đình lại buồn hẳn.
- Vâng ạ.
- Vâng ạ thế nào?
- Vâng ạ, Nguyễn Văn Đình.
- Quê quán, tuổi, nghề nghiệp.
- Tôi… tôi ba mươi tư… cán bộ phòng…tỉnh…
- Được rồi, mày mắc tội gì, biết chưa?
- Không ạ.
- Mày là thằng quốc dân đảng có rồi nhiều tội ác với nhân dân.
- Tôi không biết.
- Câm mồm. Năm ấy bọn phản động cho mày lập ra cái trại có tên là đại đồng.
Chúng mày thham lắm, đại đồng là hai chữ đđ viết tắt, là tên quốc dân đảng của
chúng mày. Ở trại mày giết hàng trăm người vô tội. Hiện có nhiều người dưới
xuôi lên nhận mả người tản cư đã chết ở trại cùng với nông dân trong huyện tố
cáo tội ác của mày. Khai ra mày theo phản động từ bao giờ, ai đưa mày chui vào
Việt Minh.
Ông toà án vẫn nói nhỏ nhẹ. Nhưng Đình nghe đến đau, như từng miếng thịt sau
gáy giật lên.
Đình luống cuống.
- Xin toà soi xét, tôi không phải quốc dân đảng. tôi không giết người.
- 56 người bị giết, danh sách từng người chết oan đây.
- Không, tôi…
Người trẻ tuổi đứng dậy, khoan thai như thày giáo giảng bài.:
- Các đồng chí dân quân, khai khẩu cho nó nói ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét