Những phụ nữ được
Trịnh Công Sơn yêu mến nói về ông
Trịnh Công Sơn yêu mến nói về ông
Trương Văn Khoa
Đó là Khánh Ly, giọng hát
liêu trai đã gắn liền với nhạc phẩm của ông mấy chục năm qua. Hồng Nhung, người
được xem như đại diện tiêu biểu cho thế hệ ca sĩ sau này. Và, Trịnh Vĩnh Trinh,
cô em út thân thiết với tiếng hát khước từ mọi khuôn phép.
Khánh Ly:
Bao nhiêu ngày tháng qua
đi, anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc
mắc về đời sống của nhau, 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không
hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều
cần nói, nếu có. Anh im lặng vì có thể những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn
cần thiết để phải nói ra.
"Em theo đời cơm áo. Mai ra cùng phố xôn xao.
Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...". Tôi có cảm tưởng đó là
một lời trách móc anh cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm
nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Đời cơm áo quả thật đã làm cho tôi
lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ
tôi quên... Dù đời sống có lắm tan vỡ, có lắm chìm sâu nhưng mơ ước của một đời
người thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm
son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất.
Hồng Nhung:
Hồi đó, chúng tôi gặp
nhau hàng ngày, lúc thì đi xem tranh ở gallery, lúc thì đến dự khai trương một
nhà hàng của người bạn, lúc thì quanh quẩn nhà anh chuyện trò cả buổi, lúc thì
lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùa ăn sáng... Anh đã luôn yêu
thương mọi người, trong đó có tôi, như thế. Anh lúc nào cũng nhẹ nhàng và chẳng
nề hà trả lời tất cả những câu hỏi của tôi, nhiều khi là ngô nghê, về đời sống,
về âm nhạc, hay về bất cứ điều gì dù nhỏ bé nhất. Tôi kể cho anh nghe những
điều làm tôi buồn, những mất mát khi còn nhỏ. Anh chỉ ngồi lặng im. Và sự im
lặng của anh làm tôi thấy được lắng nghe, được hiểu và được vỗ về... Anh cho
tôi một miếng ngọc hình quả bí, bảo tôi đeo nó sẽ may mắn, vì quả bí hợp với
tuổi tôi. Anh cho tôi thấy hạnh phúc thật giản đơn. Và anh là người đã làm cho
tôi không cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ ngay những ngày đầu tiên sống ở Sài Gòn.
Trịnh Vĩnh Trinh:
Tôi nghĩ, điều may mắn
cho đời và cho tôi, là được làm em của anh Sơn. Điều này tôi đã được thấy từ
những năm còn rất nhỏ. Với tôi, anh Sơn như một người cha, vì thân sinh chúng
tôi qua đời rất sớm, từ khi tôi còn trong bụng mẹ. Anh rất thân với tôi tuy anh
là lớn nhất và tôi nhỏ nhất trong nhà. Tôi lớn lên cùng với âm nhạc của anh.
Anh Sơn có một cuộc sống rộng rãi, phóng khoáng với bạn bè, đồng thời luôn luôn
gần gũi với các em. Và những ca khúc anh viết, thì chúng tôi, các em của anh,
là những người đầu tiên được nghe hát và được dạy cho hát.
Hôm nay, em trở về
lại quê nhà.
Đà Lạt đẹp vô cùng. Nhiệt độ hạ thấp vào ban đêm. Sáng ra, trời se lạnh đủ để mọi người không cần mặc áo ấm mà chỉ cần khoanh tay, co người lại để suýt xoa. Buổi trưa, trời ấm, nóng dần lên, nắng chan hoà, rực rỡ, lúc này, nếu đi bộ ngoài đường, ta phải cởi áo len cầm tay không thì mồ hôi cũng đủ làm cho lưng áo ướt đẫm. Dù sao đi nữa, ở Dalat, người đi bộ cả một quãng đường dài vẫn không thấy mệt. Ngày nào em cũng đi chợ, khi thì mua sắm, lúc thì chỉ đi để dạo chơi, cố len lỏi và hoà lẫn trong giòng người xuôi ngược.
Em dành hẳn một buổi chiều cùng người chị gái đi lại trên những con đường của tuổi học trò để tìm về những kỷ niệm xưa cũ. Ngày xưa, em học trường Nữ trung học Bùi thị Xuân.Ngày nào cũng vậy, em thả bộ dọc theo con đường Duy Tân, qua khu Hoà Bình, Hàm Nghi (nay là Nguyễn văn Trỗi), Võ Tánh, ngang qua trường Bồ Đề là đến Bùi Thị Xuân.
Xuân năm nay, em lại bước đi trên những con đường này, lòng cảm thấy bồi và xúc động. Và trong vườn nhà ai, những bông hoa nở trắng xoá như những linh hồn còn trẻ. Những con đường không còn mang tên cũ, giờ đã đổi thành những tên đường mới, không còn quán café Tình Nhớ, không còn những khoảnh vườn nhỏ đầy hoa dại và cỏ xanh, không còn những bóng dáng bè bạn xưa cũ. Hơn 40 năm rồi ! Tự dưng em cảm thấy nao nao, buồn. Đà Lạt bây giờ đổi thay nhiều quá, em thấy không còn nhiều cơ hội để được ngắm sương mù. Hồ Xuân Hương đang trong thời kỳ tôn tạo, sửa chữa, cạn trơ cả đáy. Vẫn biết rằng cần phải chịu xấu đi để có cơ hội lột xác đẹp hơn lên, nhưng em vẫn cảm thấy trong lòng mình hụt hẫng. Cũng may, ở khu vực nhà em, đường Lê Hồng Phong, Pasteur vẫn không thay đổi mấy. Vẫn còn đó những con đường quanh co viền cỏ xanh, những cây thông cao rì rào như sóng vỗ. Hai bên đường, người ta đã trồng lại những cây Mimosa và anh đào mới, hôm nay có cây vẫn còn đầy hoa.
Đà Lạt đẹp vô cùng. Nhiệt độ hạ thấp vào ban đêm. Sáng ra, trời se lạnh đủ để mọi người không cần mặc áo ấm mà chỉ cần khoanh tay, co người lại để suýt xoa. Buổi trưa, trời ấm, nóng dần lên, nắng chan hoà, rực rỡ, lúc này, nếu đi bộ ngoài đường, ta phải cởi áo len cầm tay không thì mồ hôi cũng đủ làm cho lưng áo ướt đẫm. Dù sao đi nữa, ở Dalat, người đi bộ cả một quãng đường dài vẫn không thấy mệt. Ngày nào em cũng đi chợ, khi thì mua sắm, lúc thì chỉ đi để dạo chơi, cố len lỏi và hoà lẫn trong giòng người xuôi ngược.
Em dành hẳn một buổi chiều cùng người chị gái đi lại trên những con đường của tuổi học trò để tìm về những kỷ niệm xưa cũ. Ngày xưa, em học trường Nữ trung học Bùi thị Xuân.Ngày nào cũng vậy, em thả bộ dọc theo con đường Duy Tân, qua khu Hoà Bình, Hàm Nghi (nay là Nguyễn văn Trỗi), Võ Tánh, ngang qua trường Bồ Đề là đến Bùi Thị Xuân.
Xuân năm nay, em lại bước đi trên những con đường này, lòng cảm thấy bồi và xúc động. Và trong vườn nhà ai, những bông hoa nở trắng xoá như những linh hồn còn trẻ. Những con đường không còn mang tên cũ, giờ đã đổi thành những tên đường mới, không còn quán café Tình Nhớ, không còn những khoảnh vườn nhỏ đầy hoa dại và cỏ xanh, không còn những bóng dáng bè bạn xưa cũ. Hơn 40 năm rồi ! Tự dưng em cảm thấy nao nao, buồn. Đà Lạt bây giờ đổi thay nhiều quá, em thấy không còn nhiều cơ hội để được ngắm sương mù. Hồ Xuân Hương đang trong thời kỳ tôn tạo, sửa chữa, cạn trơ cả đáy. Vẫn biết rằng cần phải chịu xấu đi để có cơ hội lột xác đẹp hơn lên, nhưng em vẫn cảm thấy trong lòng mình hụt hẫng. Cũng may, ở khu vực nhà em, đường Lê Hồng Phong, Pasteur vẫn không thay đổi mấy. Vẫn còn đó những con đường quanh co viền cỏ xanh, những cây thông cao rì rào như sóng vỗ. Hai bên đường, người ta đã trồng lại những cây Mimosa và anh đào mới, hôm nay có cây vẫn còn đầy hoa.
Em thích nhất là Đalat về
đêm, từ trong nhà ra ngõ phố, đâu đâu cũng thấy thắp đèn vàng, làm cho cảnh sắc
vừa ấm cúng vừa ngọt ngào, thinh không như ướp mật. Người Đà Lạt vẫn nhỏ nhẹ,
hiền
hoà, không khí Đà Lạt vẫn đượm mùi hăng nồng của lá Ngo (Thông) khô... Vẫn
còn đó những gì gắn bó với thuở thiếu thời em hằng yêu mến. Chỉ còn gợn một
chút buồn là cảnh củ người xưa không còn trọn vẹn như trong tâm tưởng, nhưng
không sao, sự đổi thay là cần thiết để con người và Đà Lạt có cơ hội thay đổi
ngày càng tốt hơn, cuộc sống người Dalat bớt khó khăn hơn.
Ngày hôm nay, em vừa biết
Dalat có một quán café tên gọi là "Cung tơ chiều" ở đường Triệu Việt
Vương, gần nhà em. Nghe người ta nói, quán này có một phong cách rất lạ, em tò
mò muốn biết. Tết này, em sẽ cùng vài người bạn cũ tìm đến đó, nếu hay thật, em
sẽ tường thuật lại cho anh và các bạn cùng nghe nhé...
Cafe đêm ở Đà Lạt
Vậy là em đã hoàn tất kỳ
nghĩ Tết tại Đà Lạt. Giữ lời hứa với tất cả các bạn trong ngôi nhà chung
vnweblogs.com này, em đã đến café Cung Tơ Chiều vào một buổi tối...
Quán gần nhà, nằm trên đường Triệu Việt Vương, gần dinh Bảo Đại, chỉ cần khoảng 20 phút đi bộ từ nhà em leo qua 1 con dốc, hai khúc quanh, một lưng chừng đồi là đến nơi. Em đến lúc 19g30, trong quán đã đông người, khoảng 20 người, phần đông là khách từ thập phương, trong đó chắc không ít người đến vì hiếu kỳ. Em gọi một ly café sữa nóng, chọn một góc ngồi tương đối tốt để có thể quan sát cả người hát lẫn người nghe . Điều đặc biệt ở đây là mọi người đều nói chuyện rất khẽ, hình như mọi người đều muốn như vậy, chắc có lẽ, người ta đã đọc được hàng chữ: "Khẽ hơn tiếng nhạc tôi mở" được quán thông báo ngay ngoài ngõ vào. Trong quán, không ai dùng micro hay bất cứ một phương tiện âm thanh nào hổ trợ nào khác ngoài 2 cây đàn ghi ta, 1 cho khách và 1 cho cô chủ quán.
20g30. Người đông, quán cũng chẳng còn chổ. Tắt điếu thuốc trên tay, cô chủ quán cầm lấy cây đàn ghi ta và bắt đầu dạo nhạc. Trời Dà Lạt lạnh, không gian như xích lại gần nhau trong tiếng nhạc, một vài tiếng thì thầm của những đôi tình nhân trong các góc khuất.
Quán gần nhà, nằm trên đường Triệu Việt Vương, gần dinh Bảo Đại, chỉ cần khoảng 20 phút đi bộ từ nhà em leo qua 1 con dốc, hai khúc quanh, một lưng chừng đồi là đến nơi. Em đến lúc 19g30, trong quán đã đông người, khoảng 20 người, phần đông là khách từ thập phương, trong đó chắc không ít người đến vì hiếu kỳ. Em gọi một ly café sữa nóng, chọn một góc ngồi tương đối tốt để có thể quan sát cả người hát lẫn người nghe . Điều đặc biệt ở đây là mọi người đều nói chuyện rất khẽ, hình như mọi người đều muốn như vậy, chắc có lẽ, người ta đã đọc được hàng chữ: "Khẽ hơn tiếng nhạc tôi mở" được quán thông báo ngay ngoài ngõ vào. Trong quán, không ai dùng micro hay bất cứ một phương tiện âm thanh nào hổ trợ nào khác ngoài 2 cây đàn ghi ta, 1 cho khách và 1 cho cô chủ quán.
20g30. Người đông, quán cũng chẳng còn chổ. Tắt điếu thuốc trên tay, cô chủ quán cầm lấy cây đàn ghi ta và bắt đầu dạo nhạc. Trời Dà Lạt lạnh, không gian như xích lại gần nhau trong tiếng nhạc, một vài tiếng thì thầm của những đôi tình nhân trong các góc khuất.
Và cũng bất ngờ như lúc
xuất hiện, bản nhạc "Niệm khúc cuối" của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên được
cô chủ quán hát lên: "Dù cho mưa, tôi xin đưa em đến cuối cuộc
đời...". Thú thật, dù đã chuẩn bị trước nhưng em vẫn không khỏi ngỡ ngàng
khi nghe giọng hát của cô. Một giọng hát không trong trẻo, hơi không dài, không
mượt mà ướt át, trái lại, một giọng hát thật lạ, nghe hơi khàn đục, thô
nhưng rất truyền cảm, thẩm thấu đến từng hơi thở. Tiếng hát làm em thấy gai ốc
nổi đầy người, cảm xúc dâng trào mãnh liệt. Cô nói rất nhỏ nhưng giọng hát
vang, khoẻ và thiết tha...Quả thật là "danh bất hư truyền" ! Hoà với
cảm xúc dạt dào do giọng hát cô mang lại, em và một vài người nữa đã can đảm
lên hát để chung vui.
22g30. Cô hát bài cuối
cùng: "Tuyết rơi (Tombe la neige)". Trong không gian lắng đọng, ca từ
tha thiết "Ngoài kia tuyết rơi đầy, sao anh không đến bên em chiều nay,
ngoài kia tuyết rơi rơi, trong băng giá tim em tả tơi..." làm cho em lại
nhớ về Đà Nẵng. Mọi người ra về với một cảm giác thật hài lòng, ai cũng mong sẽ
có ngày gặp lại.
Bây giờ em sắp rời Đà Lạt
để trở về Đà Nẵng, bắt đầu cho những ngày làm việc đầu năm mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét