Ngôn ngữ và đường dây biểu cảm
Văn chương từ thuở nào vốn
được xem như là một loại sáng tác dựa vào quy luật biểu cảm thông qua thế giới
ngôn từ. Ngôn ngữ văn chương, do vậy, rất tinh tế và vô cùng năng động, về một
phương diện nào đó, có thể hiểu chữ nghĩa của văn chương là nơi nhà văn kí gửi
sự rung động của con tim thông qua thế giới cảm giác, cảm xúc, ấn tượng của
chính riêng mình. Cũng vì vậy, nhiều người cho rằng muốn cảm nhận được văn
chương, ngoài việc đọc bằng mắt, người đọc cần nhận biết nó bằng sức mạnh của
chính trái tim mình. Chỉ bằng con đường ấy, người đọc mới xác định được chân
giá trị của tác phẩm văn chương theo đúng quy luật của nghệ thuật. Và cũng chỉ
qua con đường biểu cảm của thế giới ngôn từ ấy, người đọc mới có thể chia sẻ
đích thực được bao niềm vui nỗi buồn mà người sáng tạo đã bộc lộ trên trang
sách.
Để làm sáng tỏ cách hiểu trên, thử bắt đầu bằng một thí dụ hết sức đơn giản. Chẳng hạn từ nghe trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
Em không nghe mùa thu.
Dưới trăng mờ thổn thức...
Như thông thường được chấp nhận, nghe có nghĩa là đón nhận âm thanh bằng thính giác. Nhưng qua câu thơ đã dẫn, ta có nghe với sắc thái tinh tế khác. Nghe ở đây cũng là đón nhận. Nhưng không chỉ đón nhận bằng thính giác riêng đối tượng âm thanh. Mà đây là sự đón nhận bằng những rung động sâu lắng nhất của tâm hồn mình tất cả âm thanh, màu sắc, cùng mọi dáng vẻ của thế giới mùa thu. Em không nghe mùa thu/ Dưới trăng mờ thổn thức... Sức mạnh cảm xúc vừa tinh tế vừa sâu lắng của nhà thơ ở đây phải chăng đã làm giàu thêm cho ta sắc thái cảm hứng về nét đẹp của mùa thu. Tại đây, lấy ngữ nghĩa phổ quát có trước làm tiền đề, băng những xúc cảm tinh tế và sâu lắng của mình, tác giả đã đưa thêm vào nghe - tức là đồng hóa vào ngôn ngữ - một sắc thái cảm hứng mới về mùa thu. Cái mới được đồng hoá vào ngôn ngữ ấy chắc chắn là cái có thực, nó nảy sinh thực từ tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Như vậy, sự giàu có thêm lên của ngôn từ ở đây cũng chính là sự giàu có thêm lên của nội dung cảm xúc được chuyển hoá thành lớp trường nghĩa với sắc thái thẩm mĩ mới để tác giả hướng tới người đọc thông qua đường dây biểu cảm của tác phẩm văn chương.
Ở đây, cũng cần thấy rõ điều này. Sự tự biểu hiện và tự bộc lộ theo hướng biểu cảm của người sáng tạo theo cách trên không phải bỗng dưng mà có. Và dĩ nhiên nó không xuất hiện một cách ngang bằng với mọi cá thể. Vì ở nơi con người, cái đẹp, cái xấu, niềm vui, nỗi buồn cũng như sự yêu thương, hờn giận không phải là những nguồn mạch tự bẩm sinh. Trong việc tiếp xúc có định hướng trước thế giới khách quan, dần dà những cảm xúc ấy được hình thành nơi con người xã hội và tạo nên sự rộng mở các trường tri giác. Những trường tri giác ấy dĩ nhiên mở rộng nhanh hơn và có độ tinh tế sắc nhạy hơn ở nhà thơ, nhà văn. Và sự định hình của nó dĩ nhiên không thể tách rời khả năng xác lập đường dây biểu cảm để hướng tới người đọc trong tác phẩm văn chương.
Tuy nhiên, từ góc độ tạo nghĩa đối với người tiếp nhận khi nói đến đường dây biểu cảm với đầy đủ ý nghĩa của nó mà ta muốn hướng tới, không chỉ dừng lại nghĩa biểu cảm ở cấp độ từ vựng. Mà còn phải hướng tới lớp nghĩa biểu cảm ở cấp độ hình tượng. Vì như chúng ta biết, con đường tạo nghĩa theo hướng biểu cảm đích thực của loại tác phẩm văn chương (như truyện ngắn, tiểu thuyết) thường bao giờ cũng vậy, trước khi hướng tới đích cuối cùng là chủ đề tư tưởng, người đọc phải cùng lúc đi từ lớp nghĩa của từ đến lớp nghĩa hình tượng.
Hiểu được đường dây tạo nghĩa theo hướng trên, ta thấy được ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên không thể thiếu. Thấy cả sự thiên biến vạn hóa của chính nó trong tác phẩm văn chương.
Đặc biệt, qua sự thiên biến vạn hóa ấy ta càng có điều kiện thấu rõ tính chất phức tạp về sự hình thành đường dây biểu cảm trong mối quan hệ với hoạt động tạo nghĩa từ phía người tiếp nhận.
Đây vốn chính là mạch ngầm khó kiểm soát thường xuyên đặt ra đối với người giảng dạy.
Trong cách tiếp cận văn chương ở trường học hiện nay, có lẽ đây là chỗ bất cập thường gặp nhất Tại đây, người học thường nắm lấy chủ đề tư tưởng tác phẩm ở “đầu ra” nhưng không thông qua đường dây biểu cảm gắn với quá trình chế biến hình tượng ở “đầu vào”. Theo thói quen nào đó, các em học sinh ngại học văn thường thuộc làu chủ đề tư tưởng một cách vô cảm. Tức là, khi họ nói lên một cách trôi chảy chủ đề tư tưởng của tác phẩm theo hướng kết luận của thầy giảng thì coi như việc tiếp cận tác phẩm đã xong xuôi (Dù trước đó, họ cảm xúc một cách hời hợt hoặc thậm chí không bày tỏ được một cảm xúc cụ thể gì về hình tượng nhân vật). Cách tiếp cận chủ đề tư tưởng xa rời đường dây biểu cảm một cách vô cảm như vậy thường diễn ra với những mức độ khác nhau. Nhưng dù khác nhau thế nào, đó cũng là điều không phù hợp với yêu cầu tiếp nhận văn chương. Cách tiếp cận này trước tiên dĩ nhiên không thể nào thực sự phát huy được tính chủ động và năng động của người học. Và từ đó nó không thể nào kích thích sự mở rộng các trường xúc cảm để nâng cao trình độ thẩm mĩ gắn với việc rèn luyện khả năng nhạy bén về mặt tư duy hình tượng vốn được coi như là cái đích vô cùng quan trọng mà việc học văn cần hướng tới. Thực trạng trên tuy dễ nhận biết nhưng không dễ khắc phục. Vì tiếp nhận vốn là một hoạt động ngầm, người dạy khó trực tiếp kiểm soát. Mặt khác, tuy có nhiều tranh cãi nhưng bản chất tích hợp của hiện tượng này hầu như chưa được chúng ta nhận thức đầy đủ.
Để lí giải vấn đề, theo tôi, trước hết có lẽ chúng ta cần có ý thức bao quát chung về cơ chế tích hợp của quá trình tiếp nhận. Từ kinh nghiệm có được, chúng tôi hiểu: Tiếp nhận không tách rời với quá trình vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa thông qua con đường biểu cảm theo cơ chế chuyển hoá liên thông từ cấp độ từ đến cấp độ hình tượng để hướng tới chủ đề tư tưởng trong nội tâm người học.
Theo cách xác định trên thì ngôn ngữ nằm trong hoạt động tiếp nhận ở đây là một thứ ngôn ngữ được chế biến theo cơ chế chuyển mã bằng sức mạnh nội tâm của người tiếp nhận. Đúng hơn, đây chính là quá trình chế biến nghĩa từ mã ngôn ngữ (language code) sang mã hình tượng (image code) theo cơ chế tín hiệu học - một quá trình mà người trong cuộc vốn thường không dễ tự biết. Để làm sáng tỏ cơ chế này, trước hết ta không thể đơn giản trong cách nhận thức. Theo tôi, có lẽ nên chia làm ba bước với cách hiểu cụ thể từng bước như sau:
Bước một: Từ góc độ tín hiệu học, cần khẳng định: Ngôn ngữ là một loại mã, và hình tượng cũng là một loại mã. Mã hình tượng lấy mã ngôn ngữ làm tiền đề, nhưng mã hình tượng không đồng nhất với mã ngôn ngữ về mặt cấp độ. Mã hình tượng được hình thành gắn trực tiếp với quá trình chuyển mã tuy bắt đầu từ tiền đề vật thể (có thể cảm nhận được bằng trực giác) là mã ngôn ngữ. Nhưng trên đường dây biểu cảm, khi chế biến mã ngôn ngữ thành mã hình tượng (trong nội tâm người tiếp nhận), thì hình tượng chỉ là một thực thể xúc cảm thẩm mĩ (aesthetic-emotional identity). Nó không còn là phẩm chất vật thể có thể được cảm nhận như mã ngôn ngữ. (Đây chính là chỗ phức tạp nhất nhưng ít khi được đề cập khi trục tiếp miêu tả quá trình chuyển mã).
Bước hai: Quá trình chuyển mã trong nội tâm người tiếp nhận này cần được lí giải triệt để hơn như sau:
Đối tượng khách thể (ngôn ngữ) qua khúc xạ tâm lí, chuyển hoá thành hình ảnh mang phẩm chất chủ quan của chủ thể tiếp nhận. Tại đây, quá trình này đã làm mờ đi những dấu hiệu vật thể của ngôn ngữ hiện thực, và thay vào đó là sự làm nổi rõ sức sống xúc cảm thẩm mĩ của chính người tiếp nhận gắn với hình ảnh mới (tức là hình tượng); và hình tượng này chỉ có người tiếp nhận tự mình hình dung ra, tự mình biết lấy, người thứ hai không có khả năng trực tiếp nhận biết Như vậy, tầm quan trọng của quá trình chuyển mã không thể giải thích tách rời với quá trình “phi vật thể hoá” (dematerialisation) lớp ngôn ngữ vật thể đầu tiên, vốn là tiền đề cho hoạt động năng động để xác lập đường dây biểu cảm trong tâm lí người tiếp nhận.
Bước ba: Khi lí giải theo hướng thao tác trên, từ góc độ giảng dạy, để làm rõ vấn đề, chúng ta cần tiếp tục định vị bao quát hình tượng cùng một lúc trên ba hướng: (1) Hình tượng là một loại tín hiệu thẩm mĩ tích hợp bằng sức sống cảm xúc được định hình từ quá trình chuyển mã gắn với hoạt động hướng nội thông qua cơ chế tâm lí; (2) Nếu trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không có loại mã hình tượng trên thì, với người tiếp nhận, không thể nào có được sự quy nạp thành trạng thái nghĩa trừu tượng ở cấp độ cuối cùng (chủ đề tư tưởng) của tác phẩm; (3) Ngược lại, khi vừa phát ra và làm định hình thông báo, nếu không hướng vào sự định hình hệ thống hình tượng thì không thể có tiền đề cho sự liên kết văn bản theo hướng ngữ nghĩa đối với quá trình tiếp nhận.
Như vậy, nhìn chung, quá trình tiếp nhận thực chất là một quá trình hoạt động vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa mang tính hướng nội bằng con đường xúc cảm tâm lí thông qua cơ chế chuyển mã (Chỗ tích hợp này từ lâu chẳng những trở thành một hiện tượng khó nhận biết đối với người tiếp nhận mà thậm chí khó tự nhận biết cả đối với chính người sáng tạo!). Kiểu được điều này trong sự rộng mở, ta mới thấu rõ vì sao có thể nói: Khi học, người học chỉ nói được chủ đề tư tưởng nhưng không có xúc cảm gì về hình tượng nhân vật là cách học “vô cảm”, chưa đi đúng vào quĩ đạo của cách tiếp nhận văn chương. Bên cạnh mặt tồn tại qua cách tiếp cận đã nêu, chúng ta có thể chỉ ra nhiều mặt của cách tiếp cận đúng hướng. Đặc biệt là từ góc độ kinh nghiệm giảng dạy, ta có thể nhận dạng và phân tích một số biểu hiện đúng quy luật, trong việc chủ động phát huy sức năng động nội tâm qua đường dây biểu cảm trong hoạt động tiếp nhận (chẳng hạn, qua giảng dạy Truyện Kiều).
Dĩ nhiên, thoạt tiên, với phản ứng của người tiếp nhận, Kiều chi là một tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu Kiều, khi ở cấp độ từ, chỉ là một từ đối lập với những từ khác. Nhưng khi được chế biến thông qua đường dây biểu cảm ở cấp độ hình tượng trong cảm nhận người học, thì Kiều không còn đơn giản là một danh từ riêng nữa mà đã trở thành một hình tượng xúc cảm thẩm mĩ. Nó mang thông báo về số phận của một kiếp người phụ nữ bị đoạ đày trong nội tâm của chúng ta. Cũng theo cách hiểu trên, nếu mở rộng ra thì có thể nói một Kiều, một Kim Trọng, một Tú Bà... mỗi hình tượng là một thế giới yêu thương, giận ghét của chúng ta. Mỗi hình tượng được tạo ra là một phản ứng năng động chủ quan được nảy sinh từ tâm hồn chúng ta. Và tại đường dây biểu cảm để xác lập hình tượng nội tâm người học này, mạch biểu cảm của thể giới ngôn từ đã hóa thành sức sống của thế giới hình tượng. Tại sao chúng ta thán phục nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Du qua Truyện Kiều với những nét tả Tú Bà “nhờn nhợt màu da”, “cao lớn đẫy đà”?... Phải chăng vì qua những từ ngữ trên, tác giả đã khơi dậy nơi ta và đánh thức trong ta mọi sự căm ghét và ghê tởm, để cuối cùng từ đó tự ta có thể làm bật dậy trong nội tâm của chính ta hình tượng một mụ Tú Bà đáng lên án?!... Chính tại đây, sức mạnh của quá trình xúc cảm nơi chủ thể tiếp nhận được phát huy tối đa để tạo ra hình tượng có thể xem như là một sự bừng sáng nội tại và tự thân hoàn toàn mang tính cá thể. Và khi ở vào trạng thái này của quá trình tiếp nhận, thì từ ngữ trong đường dây biểu cảm chỉ là những yếu tố gợi dẫn (suggesting factors), nó không tồn tại vì nổ, mà đã hòa nhập và trở thành hiện thân sức sống của hình tượng. Hiểu được cơ chế này, ta càng thấu rõ lời khẳng định hoàn toàn xác đảng sau đây của nhà lí luận văn học M.B. Khraptrencô: Chức năng miêu tả và biểu cảm của ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong khi hoà nhập với những thuộc tính giao tiếp, đã tạo ra những mối liên hệ phức tạp và đa dạng giữa cơ sở từ ngữ của tác phẩm với hệ thống hình tượng [2, 210].
Như vậy, trong quá trình làm rộng mở thế giới nội tâm của người học, đặc biệt, khi người học thông qua ngôn từ, bước vào giai đoạn tự điều chỉnh thế giới nội tâm của chính mình để hướng tới hình tượng thì, tại đây, người dạy có thể hiểu: Đây là quá trình người học tự làm giàu có thêm những sắc thái tâm lí xã hội nhân văn hết sức tinh tế nơi tâm hồn mình theo đường dây biểu cảm đang rộng mở về phía đồng sáng tạo trong quá trình tiếp nhận để hưởng tới chủ đề của tác phẩm một cách không vô cảm (Tại quá trình này, nếu không có sự yêu thương, giận ghét dấy lên trong lòng ta thì sẽ không có một hình tượng nhân vật đích thực nào cái Và, khi mà độ xúc cảm hình tượng nơi người học không được phát động thi quá trình xác định chủ đề thường chỉ là sự lặp lại một cách vô cảm những gì người dạy nói ra!). Chính từ đó, người giảng dạy có điều kiện để ý thức được rằng thao tác tiếp nhận văn chương thực ra cũng chính là thao tác tự bộc lộ sức mạnh nội tâm tự nơi chính mình của người học. Trong trường hợp này, có thể nói, người học đọc tác phẩm văn chương Truyện Kiều bằng mắt nhưng với sự gợi dẫn theo hướng đồng sáng tạo, người dạy đã làm cho người học hiểu tác phẩm không phải chỉ bằng mắt mà bằng cả chính trái tim mình, qua đó, tự phát hiện nỗi lòng mình, phát hiện sắc thái tâm lí xã hội nơi chính mình để, cuối cùng, tự mình quy nạp thành kết luận: Truyện Kiều là tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến thối nát chà đạp quyền sống của người phụ nữ...!
Tuy không nói ra nhưng khi ở vào trạng thái này, chúng ta có thể ngầm hiểu: Hướng dẫn người học đi đúng vào con đường đồng sáng tạo trong tiếp nhận theo cách trên, dù muốn hay không, tức là chính người dạy đã làm sáng tỏ chẳng những quỵ luật về sự hoá thân của người tiếp nhận vào số phận của nhân vật mà cả quy luật về sự giao hoà giữa các cung bậc lí trí và tình cảm vốn nằm trong sự chế biến tích hợp của chính đường dây biểu cảm. Chẳng hạn, cũng với đối tượng là Truyện Kiều, tại đây qua quá trình tiếp nhận, khi thâm nhập vào đường dây biểu cảm với sự hóa thân vào cuộc đời đầy đau khổ của Kiều thì, dĩ nhiên, tự lòng mình, ta cũng khó trả lời một cách thật tách bạch: Chém cha cái số ba đào. Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi... đó là tiếng nói chỉ riêng của lí trí hay chỉ riêng của tình cảm? Đó là nỗi lòng của chỉ riêng Kiều hay vừa của Kiều, vừa của Nguyễn Du và vừa của cả chúng ta?! Đúng vậy, khi thâm nhập vào đường dây biểu cảm với sức mạnh của sự đồng sáng tạo thì tại đây, theo quy luật chung, bao giờ cũng hiện ra sự rộng mở một chân trời gặp gỡ giữa lí trí và tình cảm cũng như giữa nhân vật, tác giả và người đọc! Và cuối cùng, không ở đâu khác, mà chỉnh cũng tại trạng thái này, lần đầu tiên chúng tôi có điều kiện nhận dạng thực chất hơn sự giao nhau mang tính liên ngành giữa ngôn ngữ học, văn học, tâm lí học, tín hiệu học, thông tín học... (một sự giao nhau không phải thực hiện bằng những con số cộng cơ giới, mà bằng sự chế biến tích hợp từ quá trình tạo nghĩa theo hướng chuyển mã liên thông của chính đường dây biểu cảm!.
Để làm sáng tỏ cách hiểu trên, thử bắt đầu bằng một thí dụ hết sức đơn giản. Chẳng hạn từ nghe trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
Em không nghe mùa thu.
Dưới trăng mờ thổn thức...
Như thông thường được chấp nhận, nghe có nghĩa là đón nhận âm thanh bằng thính giác. Nhưng qua câu thơ đã dẫn, ta có nghe với sắc thái tinh tế khác. Nghe ở đây cũng là đón nhận. Nhưng không chỉ đón nhận bằng thính giác riêng đối tượng âm thanh. Mà đây là sự đón nhận bằng những rung động sâu lắng nhất của tâm hồn mình tất cả âm thanh, màu sắc, cùng mọi dáng vẻ của thế giới mùa thu. Em không nghe mùa thu/ Dưới trăng mờ thổn thức... Sức mạnh cảm xúc vừa tinh tế vừa sâu lắng của nhà thơ ở đây phải chăng đã làm giàu thêm cho ta sắc thái cảm hứng về nét đẹp của mùa thu. Tại đây, lấy ngữ nghĩa phổ quát có trước làm tiền đề, băng những xúc cảm tinh tế và sâu lắng của mình, tác giả đã đưa thêm vào nghe - tức là đồng hóa vào ngôn ngữ - một sắc thái cảm hứng mới về mùa thu. Cái mới được đồng hoá vào ngôn ngữ ấy chắc chắn là cái có thực, nó nảy sinh thực từ tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Như vậy, sự giàu có thêm lên của ngôn từ ở đây cũng chính là sự giàu có thêm lên của nội dung cảm xúc được chuyển hoá thành lớp trường nghĩa với sắc thái thẩm mĩ mới để tác giả hướng tới người đọc thông qua đường dây biểu cảm của tác phẩm văn chương.
Ở đây, cũng cần thấy rõ điều này. Sự tự biểu hiện và tự bộc lộ theo hướng biểu cảm của người sáng tạo theo cách trên không phải bỗng dưng mà có. Và dĩ nhiên nó không xuất hiện một cách ngang bằng với mọi cá thể. Vì ở nơi con người, cái đẹp, cái xấu, niềm vui, nỗi buồn cũng như sự yêu thương, hờn giận không phải là những nguồn mạch tự bẩm sinh. Trong việc tiếp xúc có định hướng trước thế giới khách quan, dần dà những cảm xúc ấy được hình thành nơi con người xã hội và tạo nên sự rộng mở các trường tri giác. Những trường tri giác ấy dĩ nhiên mở rộng nhanh hơn và có độ tinh tế sắc nhạy hơn ở nhà thơ, nhà văn. Và sự định hình của nó dĩ nhiên không thể tách rời khả năng xác lập đường dây biểu cảm để hướng tới người đọc trong tác phẩm văn chương.
Tuy nhiên, từ góc độ tạo nghĩa đối với người tiếp nhận khi nói đến đường dây biểu cảm với đầy đủ ý nghĩa của nó mà ta muốn hướng tới, không chỉ dừng lại nghĩa biểu cảm ở cấp độ từ vựng. Mà còn phải hướng tới lớp nghĩa biểu cảm ở cấp độ hình tượng. Vì như chúng ta biết, con đường tạo nghĩa theo hướng biểu cảm đích thực của loại tác phẩm văn chương (như truyện ngắn, tiểu thuyết) thường bao giờ cũng vậy, trước khi hướng tới đích cuối cùng là chủ đề tư tưởng, người đọc phải cùng lúc đi từ lớp nghĩa của từ đến lớp nghĩa hình tượng.
Hiểu được đường dây tạo nghĩa theo hướng trên, ta thấy được ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên không thể thiếu. Thấy cả sự thiên biến vạn hóa của chính nó trong tác phẩm văn chương.
Đặc biệt, qua sự thiên biến vạn hóa ấy ta càng có điều kiện thấu rõ tính chất phức tạp về sự hình thành đường dây biểu cảm trong mối quan hệ với hoạt động tạo nghĩa từ phía người tiếp nhận.
Đây vốn chính là mạch ngầm khó kiểm soát thường xuyên đặt ra đối với người giảng dạy.
Trong cách tiếp cận văn chương ở trường học hiện nay, có lẽ đây là chỗ bất cập thường gặp nhất Tại đây, người học thường nắm lấy chủ đề tư tưởng tác phẩm ở “đầu ra” nhưng không thông qua đường dây biểu cảm gắn với quá trình chế biến hình tượng ở “đầu vào”. Theo thói quen nào đó, các em học sinh ngại học văn thường thuộc làu chủ đề tư tưởng một cách vô cảm. Tức là, khi họ nói lên một cách trôi chảy chủ đề tư tưởng của tác phẩm theo hướng kết luận của thầy giảng thì coi như việc tiếp cận tác phẩm đã xong xuôi (Dù trước đó, họ cảm xúc một cách hời hợt hoặc thậm chí không bày tỏ được một cảm xúc cụ thể gì về hình tượng nhân vật). Cách tiếp cận chủ đề tư tưởng xa rời đường dây biểu cảm một cách vô cảm như vậy thường diễn ra với những mức độ khác nhau. Nhưng dù khác nhau thế nào, đó cũng là điều không phù hợp với yêu cầu tiếp nhận văn chương. Cách tiếp cận này trước tiên dĩ nhiên không thể nào thực sự phát huy được tính chủ động và năng động của người học. Và từ đó nó không thể nào kích thích sự mở rộng các trường xúc cảm để nâng cao trình độ thẩm mĩ gắn với việc rèn luyện khả năng nhạy bén về mặt tư duy hình tượng vốn được coi như là cái đích vô cùng quan trọng mà việc học văn cần hướng tới. Thực trạng trên tuy dễ nhận biết nhưng không dễ khắc phục. Vì tiếp nhận vốn là một hoạt động ngầm, người dạy khó trực tiếp kiểm soát. Mặt khác, tuy có nhiều tranh cãi nhưng bản chất tích hợp của hiện tượng này hầu như chưa được chúng ta nhận thức đầy đủ.
Để lí giải vấn đề, theo tôi, trước hết có lẽ chúng ta cần có ý thức bao quát chung về cơ chế tích hợp của quá trình tiếp nhận. Từ kinh nghiệm có được, chúng tôi hiểu: Tiếp nhận không tách rời với quá trình vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa thông qua con đường biểu cảm theo cơ chế chuyển hoá liên thông từ cấp độ từ đến cấp độ hình tượng để hướng tới chủ đề tư tưởng trong nội tâm người học.
Theo cách xác định trên thì ngôn ngữ nằm trong hoạt động tiếp nhận ở đây là một thứ ngôn ngữ được chế biến theo cơ chế chuyển mã bằng sức mạnh nội tâm của người tiếp nhận. Đúng hơn, đây chính là quá trình chế biến nghĩa từ mã ngôn ngữ (language code) sang mã hình tượng (image code) theo cơ chế tín hiệu học - một quá trình mà người trong cuộc vốn thường không dễ tự biết. Để làm sáng tỏ cơ chế này, trước hết ta không thể đơn giản trong cách nhận thức. Theo tôi, có lẽ nên chia làm ba bước với cách hiểu cụ thể từng bước như sau:
Bước một: Từ góc độ tín hiệu học, cần khẳng định: Ngôn ngữ là một loại mã, và hình tượng cũng là một loại mã. Mã hình tượng lấy mã ngôn ngữ làm tiền đề, nhưng mã hình tượng không đồng nhất với mã ngôn ngữ về mặt cấp độ. Mã hình tượng được hình thành gắn trực tiếp với quá trình chuyển mã tuy bắt đầu từ tiền đề vật thể (có thể cảm nhận được bằng trực giác) là mã ngôn ngữ. Nhưng trên đường dây biểu cảm, khi chế biến mã ngôn ngữ thành mã hình tượng (trong nội tâm người tiếp nhận), thì hình tượng chỉ là một thực thể xúc cảm thẩm mĩ (aesthetic-emotional identity). Nó không còn là phẩm chất vật thể có thể được cảm nhận như mã ngôn ngữ. (Đây chính là chỗ phức tạp nhất nhưng ít khi được đề cập khi trục tiếp miêu tả quá trình chuyển mã).
Bước hai: Quá trình chuyển mã trong nội tâm người tiếp nhận này cần được lí giải triệt để hơn như sau:
Đối tượng khách thể (ngôn ngữ) qua khúc xạ tâm lí, chuyển hoá thành hình ảnh mang phẩm chất chủ quan của chủ thể tiếp nhận. Tại đây, quá trình này đã làm mờ đi những dấu hiệu vật thể của ngôn ngữ hiện thực, và thay vào đó là sự làm nổi rõ sức sống xúc cảm thẩm mĩ của chính người tiếp nhận gắn với hình ảnh mới (tức là hình tượng); và hình tượng này chỉ có người tiếp nhận tự mình hình dung ra, tự mình biết lấy, người thứ hai không có khả năng trực tiếp nhận biết Như vậy, tầm quan trọng của quá trình chuyển mã không thể giải thích tách rời với quá trình “phi vật thể hoá” (dematerialisation) lớp ngôn ngữ vật thể đầu tiên, vốn là tiền đề cho hoạt động năng động để xác lập đường dây biểu cảm trong tâm lí người tiếp nhận.
Bước ba: Khi lí giải theo hướng thao tác trên, từ góc độ giảng dạy, để làm rõ vấn đề, chúng ta cần tiếp tục định vị bao quát hình tượng cùng một lúc trên ba hướng: (1) Hình tượng là một loại tín hiệu thẩm mĩ tích hợp bằng sức sống cảm xúc được định hình từ quá trình chuyển mã gắn với hoạt động hướng nội thông qua cơ chế tâm lí; (2) Nếu trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không có loại mã hình tượng trên thì, với người tiếp nhận, không thể nào có được sự quy nạp thành trạng thái nghĩa trừu tượng ở cấp độ cuối cùng (chủ đề tư tưởng) của tác phẩm; (3) Ngược lại, khi vừa phát ra và làm định hình thông báo, nếu không hướng vào sự định hình hệ thống hình tượng thì không thể có tiền đề cho sự liên kết văn bản theo hướng ngữ nghĩa đối với quá trình tiếp nhận.
Như vậy, nhìn chung, quá trình tiếp nhận thực chất là một quá trình hoạt động vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa mang tính hướng nội bằng con đường xúc cảm tâm lí thông qua cơ chế chuyển mã (Chỗ tích hợp này từ lâu chẳng những trở thành một hiện tượng khó nhận biết đối với người tiếp nhận mà thậm chí khó tự nhận biết cả đối với chính người sáng tạo!). Kiểu được điều này trong sự rộng mở, ta mới thấu rõ vì sao có thể nói: Khi học, người học chỉ nói được chủ đề tư tưởng nhưng không có xúc cảm gì về hình tượng nhân vật là cách học “vô cảm”, chưa đi đúng vào quĩ đạo của cách tiếp nhận văn chương. Bên cạnh mặt tồn tại qua cách tiếp cận đã nêu, chúng ta có thể chỉ ra nhiều mặt của cách tiếp cận đúng hướng. Đặc biệt là từ góc độ kinh nghiệm giảng dạy, ta có thể nhận dạng và phân tích một số biểu hiện đúng quy luật, trong việc chủ động phát huy sức năng động nội tâm qua đường dây biểu cảm trong hoạt động tiếp nhận (chẳng hạn, qua giảng dạy Truyện Kiều).
Dĩ nhiên, thoạt tiên, với phản ứng của người tiếp nhận, Kiều chi là một tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu Kiều, khi ở cấp độ từ, chỉ là một từ đối lập với những từ khác. Nhưng khi được chế biến thông qua đường dây biểu cảm ở cấp độ hình tượng trong cảm nhận người học, thì Kiều không còn đơn giản là một danh từ riêng nữa mà đã trở thành một hình tượng xúc cảm thẩm mĩ. Nó mang thông báo về số phận của một kiếp người phụ nữ bị đoạ đày trong nội tâm của chúng ta. Cũng theo cách hiểu trên, nếu mở rộng ra thì có thể nói một Kiều, một Kim Trọng, một Tú Bà... mỗi hình tượng là một thế giới yêu thương, giận ghét của chúng ta. Mỗi hình tượng được tạo ra là một phản ứng năng động chủ quan được nảy sinh từ tâm hồn chúng ta. Và tại đường dây biểu cảm để xác lập hình tượng nội tâm người học này, mạch biểu cảm của thể giới ngôn từ đã hóa thành sức sống của thế giới hình tượng. Tại sao chúng ta thán phục nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Du qua Truyện Kiều với những nét tả Tú Bà “nhờn nhợt màu da”, “cao lớn đẫy đà”?... Phải chăng vì qua những từ ngữ trên, tác giả đã khơi dậy nơi ta và đánh thức trong ta mọi sự căm ghét và ghê tởm, để cuối cùng từ đó tự ta có thể làm bật dậy trong nội tâm của chính ta hình tượng một mụ Tú Bà đáng lên án?!... Chính tại đây, sức mạnh của quá trình xúc cảm nơi chủ thể tiếp nhận được phát huy tối đa để tạo ra hình tượng có thể xem như là một sự bừng sáng nội tại và tự thân hoàn toàn mang tính cá thể. Và khi ở vào trạng thái này của quá trình tiếp nhận, thì từ ngữ trong đường dây biểu cảm chỉ là những yếu tố gợi dẫn (suggesting factors), nó không tồn tại vì nổ, mà đã hòa nhập và trở thành hiện thân sức sống của hình tượng. Hiểu được cơ chế này, ta càng thấu rõ lời khẳng định hoàn toàn xác đảng sau đây của nhà lí luận văn học M.B. Khraptrencô: Chức năng miêu tả và biểu cảm của ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong khi hoà nhập với những thuộc tính giao tiếp, đã tạo ra những mối liên hệ phức tạp và đa dạng giữa cơ sở từ ngữ của tác phẩm với hệ thống hình tượng [2, 210].
Như vậy, trong quá trình làm rộng mở thế giới nội tâm của người học, đặc biệt, khi người học thông qua ngôn từ, bước vào giai đoạn tự điều chỉnh thế giới nội tâm của chính mình để hướng tới hình tượng thì, tại đây, người dạy có thể hiểu: Đây là quá trình người học tự làm giàu có thêm những sắc thái tâm lí xã hội nhân văn hết sức tinh tế nơi tâm hồn mình theo đường dây biểu cảm đang rộng mở về phía đồng sáng tạo trong quá trình tiếp nhận để hưởng tới chủ đề của tác phẩm một cách không vô cảm (Tại quá trình này, nếu không có sự yêu thương, giận ghét dấy lên trong lòng ta thì sẽ không có một hình tượng nhân vật đích thực nào cái Và, khi mà độ xúc cảm hình tượng nơi người học không được phát động thi quá trình xác định chủ đề thường chỉ là sự lặp lại một cách vô cảm những gì người dạy nói ra!). Chính từ đó, người giảng dạy có điều kiện để ý thức được rằng thao tác tiếp nhận văn chương thực ra cũng chính là thao tác tự bộc lộ sức mạnh nội tâm tự nơi chính mình của người học. Trong trường hợp này, có thể nói, người học đọc tác phẩm văn chương Truyện Kiều bằng mắt nhưng với sự gợi dẫn theo hướng đồng sáng tạo, người dạy đã làm cho người học hiểu tác phẩm không phải chỉ bằng mắt mà bằng cả chính trái tim mình, qua đó, tự phát hiện nỗi lòng mình, phát hiện sắc thái tâm lí xã hội nơi chính mình để, cuối cùng, tự mình quy nạp thành kết luận: Truyện Kiều là tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến thối nát chà đạp quyền sống của người phụ nữ...!
Tuy không nói ra nhưng khi ở vào trạng thái này, chúng ta có thể ngầm hiểu: Hướng dẫn người học đi đúng vào con đường đồng sáng tạo trong tiếp nhận theo cách trên, dù muốn hay không, tức là chính người dạy đã làm sáng tỏ chẳng những quỵ luật về sự hoá thân của người tiếp nhận vào số phận của nhân vật mà cả quy luật về sự giao hoà giữa các cung bậc lí trí và tình cảm vốn nằm trong sự chế biến tích hợp của chính đường dây biểu cảm. Chẳng hạn, cũng với đối tượng là Truyện Kiều, tại đây qua quá trình tiếp nhận, khi thâm nhập vào đường dây biểu cảm với sự hóa thân vào cuộc đời đầy đau khổ của Kiều thì, dĩ nhiên, tự lòng mình, ta cũng khó trả lời một cách thật tách bạch: Chém cha cái số ba đào. Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi... đó là tiếng nói chỉ riêng của lí trí hay chỉ riêng của tình cảm? Đó là nỗi lòng của chỉ riêng Kiều hay vừa của Kiều, vừa của Nguyễn Du và vừa của cả chúng ta?! Đúng vậy, khi thâm nhập vào đường dây biểu cảm với sức mạnh của sự đồng sáng tạo thì tại đây, theo quy luật chung, bao giờ cũng hiện ra sự rộng mở một chân trời gặp gỡ giữa lí trí và tình cảm cũng như giữa nhân vật, tác giả và người đọc! Và cuối cùng, không ở đâu khác, mà chỉnh cũng tại trạng thái này, lần đầu tiên chúng tôi có điều kiện nhận dạng thực chất hơn sự giao nhau mang tính liên ngành giữa ngôn ngữ học, văn học, tâm lí học, tín hiệu học, thông tín học... (một sự giao nhau không phải thực hiện bằng những con số cộng cơ giới, mà bằng sự chế biến tích hợp từ quá trình tạo nghĩa theo hướng chuyển mã liên thông của chính đường dây biểu cảm!.
Lược đồ hoạt động tiếp nhận theo cơ chế tạo nghĩa từ mã ngôn ngữ đến mã hình tượng
và chủ đề tư tưởng trên đường dây biểu cảm:
* Có thể tham khảo 4 luận điểm
trong tóm tắt báo cáo khoa học (Language and the creation of literature in the
process of teaching) được chính thức đưa lên mạng Hội nghị quốc tế về Thi
pháp học (tại Phần Lan, 8/1995) với nguyên văn như sau:
... For the explcmation of this relation, it is very necessary to remark
1.The mouvement of the receiver becomes the recerving mouvement
2. The logical information of the language code is transformed into the aesthetic information of the image code
3. Here, thus, appears the obvious character of the connectedness of reason and feelmg and thrơugh thatyou have the expansion of the metting behveen the writer, the reader, the work’s character
4. And in this is the critically inclusive matter: Primarily because of the realization of the dytiamic activity of the receiver with the overall structure, we have the capacity to see the meeting ground between the branches of linguistics, literature, psychology, the study of logic, informatics (a meeting does not mean simple number crunching, rather, and effort at a more general integration of the dynamic quality of the receiver
Cuối cùng, về mặt nhận thức, từ tất cả những gì đã được đề cập qua Ngôn ngữ và đường dây biểu cảm trong tiếp nhận văn chương, chúng tôi có mấy ghi nhận cơ bản cần được lưu ý:
1. Tiếp nhận văn chương trong môi trường văn học nghệ thuật, dù với dạng thơ hay văn xuôi, bao giờ trước hết cũng là một hoạt động nằm trong đường dây biểu cảm gắn với sức sống của ngôn từ vốn được chế biến bằng năng lực sáng tạo và năng lực cảm thụ chủ quan của người sáng tạo và người tiếp nhận. Do vậy, nếu không thấy được sức năng động chủ quan của cá thể tạo nên đường dây biểu cảm thông qua thế giới ngôn từ thì không có tiền đề xuất phát để đi vào cơ chế tiếp nhận.
2. Đặt vấn đề tiếp nhận văn chương thông qua đường dây biểu cảm trong sự nhấn mạnh quá trình chế biến hình tượng từ lớp nghĩa ngôn từ như đã làm, thực chất là nói đến quá trình vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa (theo nguyên tắc chuyển mã thông qua đồng sáng tạo) để nhận dạng đẫy đủ tính chất phức tạp vốn có quy luật nhưng khó kiểm soát đối với quá trình tiếp nhận. Do vậy, nếu không thấy được con đường đồng sáng tạo thông qua cơ chế vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa theo nguyên tắc chuyển mã (liên thông cấp độ) thì không có điều kiện để nhận thức đầy đủ quy luật chung nhất của quá trình tiếp nhận.
3. Tiếp nhận văn chương bao giờ cũng là một quá trình đồng sáng tạo thông qua đường dây biểu cảm vốn được xác lập bằng phương tiện ngôn từ. Do vậy, trong giảng dạy, nếu không thông qua đường dây biểu cảm để dẫn người học vào con đường đồng sáng tạo (cocreation) thì quá trình tiếp nhận văn chương sẽ dễ bị lạc vào hướng xã hội học dung tục.
... For the explcmation of this relation, it is very necessary to remark
1.The mouvement of the receiver becomes the recerving mouvement
2. The logical information of the language code is transformed into the aesthetic information of the image code
3. Here, thus, appears the obvious character of the connectedness of reason and feelmg and thrơugh thatyou have the expansion of the metting behveen the writer, the reader, the work’s character
4. And in this is the critically inclusive matter: Primarily because of the realization of the dytiamic activity of the receiver with the overall structure, we have the capacity to see the meeting ground between the branches of linguistics, literature, psychology, the study of logic, informatics (a meeting does not mean simple number crunching, rather, and effort at a more general integration of the dynamic quality of the receiver
Cuối cùng, về mặt nhận thức, từ tất cả những gì đã được đề cập qua Ngôn ngữ và đường dây biểu cảm trong tiếp nhận văn chương, chúng tôi có mấy ghi nhận cơ bản cần được lưu ý:
1. Tiếp nhận văn chương trong môi trường văn học nghệ thuật, dù với dạng thơ hay văn xuôi, bao giờ trước hết cũng là một hoạt động nằm trong đường dây biểu cảm gắn với sức sống của ngôn từ vốn được chế biến bằng năng lực sáng tạo và năng lực cảm thụ chủ quan của người sáng tạo và người tiếp nhận. Do vậy, nếu không thấy được sức năng động chủ quan của cá thể tạo nên đường dây biểu cảm thông qua thế giới ngôn từ thì không có tiền đề xuất phát để đi vào cơ chế tiếp nhận.
2. Đặt vấn đề tiếp nhận văn chương thông qua đường dây biểu cảm trong sự nhấn mạnh quá trình chế biến hình tượng từ lớp nghĩa ngôn từ như đã làm, thực chất là nói đến quá trình vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa (theo nguyên tắc chuyển mã thông qua đồng sáng tạo) để nhận dạng đẫy đủ tính chất phức tạp vốn có quy luật nhưng khó kiểm soát đối với quá trình tiếp nhận. Do vậy, nếu không thấy được con đường đồng sáng tạo thông qua cơ chế vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa theo nguyên tắc chuyển mã (liên thông cấp độ) thì không có điều kiện để nhận thức đầy đủ quy luật chung nhất của quá trình tiếp nhận.
3. Tiếp nhận văn chương bao giờ cũng là một quá trình đồng sáng tạo thông qua đường dây biểu cảm vốn được xác lập bằng phương tiện ngôn từ. Do vậy, trong giảng dạy, nếu không thông qua đường dây biểu cảm để dẫn người học vào con đường đồng sáng tạo (cocreation) thì quá trình tiếp nhận văn chương sẽ dễ bị lạc vào hướng xã hội học dung tục.
* Tài liệu tham khảo
1. Kagan M, Những bài giảng về thẩm mĩ Mác - Lênin, Berlin, 1975.
2. Khaptrenco M B., Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn hoc, H., 1976.
3. Nhiều tác giả, Những vấn đề khoa học của văn học, H., 1990.
4. Naumann M., Xã hội - Văn học - Người đọc, Berlin, 1971.
5. Spillner B., Linguistik und Litera- turwissenschaft, Stutgart, 1974.
6. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, H., 1991.
7. Nguyễn Lai, Language and the creation of literature in the process of teaching, Báo cáo tại Hội nghị quốc tể về thi pháp, tại Phần Lan, 8/1995.
1. Kagan M, Những bài giảng về thẩm mĩ Mác - Lênin, Berlin, 1975.
2. Khaptrenco M B., Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn hoc, H., 1976.
3. Nhiều tác giả, Những vấn đề khoa học của văn học, H., 1990.
4. Naumann M., Xã hội - Văn học - Người đọc, Berlin, 1971.
5. Spillner B., Linguistik und Litera- turwissenschaft, Stutgart, 1974.
6. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, H., 1991.
7. Nguyễn Lai, Language and the creation of literature in the process of teaching, Báo cáo tại Hội nghị quốc tể về thi pháp, tại Phần Lan, 8/1995.
Nguyễn Lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét