Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

10 bài nhạc xuân hay nhất mọi thời đại

10 bài nhạc xuân hay nhất mọi thời đại
Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa của dạt dào yêu thương, của nhựa sống căng tràn, của tất cả những gì tưng bừng, hứng khởi… Hãy để những bản nhạc Xuân tuyệt vời sau đây làm thăng hoa cảm xúc của bạn trong dịp Tết nguyên đán này.
Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến nhất và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc Việt Nam ta.
Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Nó chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng mang đậm nét văn hóa dân tộc vừa sâu sắc lại vừa độc đáo, phản ảnh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên đất trời. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai. "Nguyên đán" là khởi điểm của năm mới.
Vào những ngày này, ngoài những tràng pháo nổi đì đùng, ngoài mâm ngũ quả đầy màu sắc trên bàn thờ tổ tiên, ngoài cành mai cành đào thi nhau khoe sắc thì âm nhạc cũng là một trong những nhân tố đóng góp vào không khí tươi vui của những ngày Xuân. Những bài nhạc Xuân với giai điệu ngọt ngào, tươi vui, chan chứa niềm tin và tình yêu thương luôn là món quà ý nghĩa mà mỗi người nên tự nhận và thưởng thức trong ngày đầu năm mới. Adayroi xin đề cử những bài nhạc Xuân quen thuộc đi cùng năm tháng mà giai điệu của nó đã đi sâu vào lòng người nghe.
1. Đoản Xuân ca - Nhạc sĩ Thanh Sơn
Bạn có mong đợi Xuân? Có thấy lòng rộn ràng vui và hy vọng mới khi những giai điệu Xuân reo vang khắp nơi."Đoản xuân ca" được sáng tác sau năm 1975 của cố nhạc sỹ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Ông mất ngày 4 tháng 4, 2012 sẽ đem đến cho bạn một không khí Xuân vui tươi, ấm áp khó quên.
Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về là khắp nơi lại vang lên ca khúc “Đoản xuân ca”, “Xuân đẹp làm sao”, “Ngày xuân tái ngộ”, “Chúc xuân”, “Mùa xuân bên nhau”…của cố nhạc sĩ Thanh Sơn. Đây là những nhạc phẩm để đời, được nhiều người nhớ đến.
Sinh thời, nhạc sĩ Thanh Sơn tâm sự: “Mùa xuân rất đặc biệt, nó luôn mang lại cho tôi những cảm giác thật lạ, vừa bồi hồi, rộn rã, vừa phấn chấn, xốn xang”.  Những bài hát viết về mùa xuân của nhạc sĩ Thanh Sơn luôn gắn liền với tên tuổi của nhiều ca sĩ nổi tiếng ở dòng nhạc trữ tình, quê hương. Gần nửa thế kỷ trôi qua, từ khi các ca khúc nhạc xuân của Thanh Sơn được biết đến nhiều qua những giọng ca ngọt ngào của làng nhạc Việt như: Hương Lan, Bích Phượng, Quang Linh, Cẩm Ly, Đông Đào…, rồi đến Trung Hậu, Hương Thủy, Đông Quân, Thùy Trang, Quốc Đại. Đây là điều minh chứng cho sự trường tồn của những ca khúc đặc sắc này.
... Xuân ơi xuân vẫn muôn đời yêu mến xuân nhấp chén vui ta chúc nhau ly rượu mừng, ngày đầu năm hạnh phúc phát tài, người người gặp nhiều duyên may, xuân thắm tươi xuân nồng say...

2. Ngày Tết Quê Em - Nhạc sĩ Từ Huy
Trong số không nhiều những ca khúc xuân đi sâu vào lòng người sau năm 1975, Ngày Tết Quê Em của nhạc sỹ Từ Huy luôn có một vị trí đặc biệt. Ca khúc Ngày Tết quê em do cố nhạc sĩ Từ Huy sáng tác vào năm 1994 và Tam ca áo trắng là nhóm nhạc đầu tiên thể hiện. Ca khúc bắt nguồn từ một câu hỏi nhạc sỹ Từ Huy tự vấn mình: “Tại sao ta không viết một ca khúc nói thẳng vào cái ngày thiêng liêng nhất đó của dân tộc?”. Đó là một bài hát phản ánh ngợi ca không khí vui vẻ, phấn chấn trên khắp nẻo đường đất nước. 
3. Câu Chuyện Đầu Năm - Nhạc sĩ Hoài An
Nhạc sĩ Hoài An (tên thật: Nguyễn Ðắc Tịnh) sinh ngày 20-5-1929. Ông còn có một bút danh khác là Trang Dũng Phương. Với hai bút danh này, ông đã có hơn 50 ca khúc viết một mình và viết cùng nhiều tác giả khác. Trước năm 1975, nhạc của ông được hát khá nhiều ở miền Nam Việt Nam. Hằng năm mỗi dịp Xuân về, ca khúc Câu Chuyện Đầu Năm của ông vẫn thường được hát như một dấu hiệu mừng mùa Xuân đến và mang đầy hi vọng của năm mới. Lời nhạc của nhạc sĩ Hoài An mộc mạc, trữ tình, giản dị, dễ thuộc.
Sau đây là nguyên văn bài Câu Chuyện Ðầu Năm của Hoài An:
Trên đường đi lễ xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông
Vui cùng pháo đỏ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân đổi thay dù biết bao lần
Xin khấn nguyện kế chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân
Xuân mang niềm tin tới
Bao la nguồn yêu mới
Như hoa mai nở phơi phới
Thế gian thay nụ cười
Ðón cho nhau cuộc đời
Trên đất mẹ vui khắp nơi
Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến
Cho nhân gian đầy lưu luyến
Ðón xuân trên mọi miền
Viết thư thăm bạn hiền
Một lời nguyền xin chớ quên
Mong đầu năm cuối năm gặp may
Gia đình luôn hạnh phúc sum vầy
Trên bước đường danh lợi rồng mây
Duyên vừa đẹp ý đắp xây 

Ôm nàng xuân đẹp vào tay.

4. Ngày Tết Việt Nam - Nhạc sĩ Hoài An
Nếu bạn muốn biết rõ hơn về Tết Việt Nam thì đừng nên bỏ qua: Ngày Tết Việt Nam một nhạc phẩm đặc sắc khác của nhạc sỹ Hoài An trước khi rời cõi trần. 
Với giai điệu tươi vui nhộn nhịp, với các loài hoa của mùa Xuân đua nhau khoe sắc và với các loại bánh mứt kẹo cổ truyền... ta như lạc trong những phiên chợ hoa Xuân với các gian hàng đa dạng phong phú.
5. Bài Ca Tết Cho Em - Quốc Dũng
Mùa xuân mùa của tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Nếu bạn đang khó nghĩ những lời tỏ tình lãng mạn ngọt ngào, thì còn chờ gì nữa mà không ngân lên ca khúc: "Bài ca Tết cho em" của Nhạc sĩ Quốc Dũng, ông sinh năm 1951 tại Thái Lan. Với tuổi thơ không ổn định tại một nơi lúc Lào, lúc Thái, rồi Việt Nam. Ông đã tạo cho mình một phương châm: "Sống âm thầm, yêu da diết, viết như định mệnh".
"... Tết này anh không thèm kẹo mứt vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng. Tết này anh không thèm đi chơi Xi nê hay nhạc hội, Đà Lạt hay Vũng Tàu vì đã có em đem lại mộng đời, tô thêm vào lòng người chan chứa mọi nguồn vui..."
6. Xuân Họp Mặt - Nhạc sĩ Văn Phụng
Văn Phụng (1930 - 1999) là một nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam trước 1975. Một số nhạc phẩm của ông được xếp vào thể loại tiền chiến. Văn Phụng còn được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất của Miền Nam trước 1975.
Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".
Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
trong nắng vàng, khắp chốn tiếng reo vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng
trong gió ngàn mừng đón xuân sang 
Vui mùa xuân năm nay gần nhau,
Nhớ khi xưa lúc ngây thơ,
cầm tay hỏi nhau ngẩn ngơ,
đến bao giờ đón xuân mơ 
Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng
trong nắng vàng, khắp chốn tiếng reo vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng
trong gió ngàn mừng đón xuân sang.

 
7. Ước Nguyện Đầu Xuân - Hoàng Trang
Mỗi mùa xuân về chúng ta lại thêm một tuổi mới với những điều mong ước mới và dù lớn hay bé chúng mình vẫn thích được lì xì phải không các bạn?
Nhạc phẩm Ước Nguyện Đầu Xuân" của Hoàng Trang (1938 - 2011) là một nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với ca khúc "Nếu Đời Không Có Anh". sẽ đem đến cho bạn những ngày hồn nhiên thơ mộng đó khi xuân sang.
8. Người Tình Ơi Mơ Gì - Nhạc sĩ Nguyễn Trường Văn
Bạn mơ ước gì khi xuân sang, phải chăng những ước mơ nhỏ bé thường dễ thành hiện thực. Hãy thả mình vào giai điệu tươi vui của Người Tình Ơi Mơ Gì để thấy một trời Xuân yêu thương đầy cảm xúc trẻ trung.
Nhạc sỹ khiếm thị Nguyễn Trường Văn được công chúng biết đến khi là tác giả của ca khúc “hit” Người tình ơi mơ gì (do Đàm Vĩnh Hưng song ca cùng Mỹ Tâm). Tiếp sau đó đã tự mình cho ra mắt single Nhớ Phù Tang với toàn bộ lợi nhuận được tặng cho Quỹ từ thiện Nippon Foundation, nhằm chia sẻ với nhân dân Nhật Bản đang gặp khó khăn do động đất, sóng thần năm 2011.
Anh sinh năm 1976, tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, là con trai út của soạn giả kịch bản sân khấu cải lương Yên Sơn.
 
9. Xuân Và Tuổi Trẻ - La Hối - Thế Lữ
Xuân và tuổi trẻ là một bài hát của La Hối, phần lời do Thế Lữ viết. Bài hát thịnh hành từ khi nó ra đời và cho đến nay vẫn được coi là bài hát không thể thiếu trong dịp đầu xuân [1] [2] với những câu mở đầu nổi tiếng:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng...

Phần nhạc của bài này được sáng tác năm 1944, trong giai đoạn sớm của tân nhạc Việt Nam. Ban đầu là bản nhạc hòa tấu của La Hối viết cho nhóm nhạc công của Hội người yêu âm nhạc ở thị xã Hội An biểu diễn.
Đây là ca khúc duy nhất của La Hối (mất năm 1945). Thế Lữ không phải là người đầu tiên viết lời cho đoạn nhạc, phần lời ban đầu được viết bằng tiếng Hán bởi một người mang nghệ danh Diệp Truyền Hoa. Phần lời của Thế Lữ được viết năm 1946, khi đoàn kịch nói Anh Vũ của Thế Lữ vào Nam biểu diễn, tại đây Thế Lữ được nghe bản nhạc, ông rất thích và đã đặt thêm lời Việt. Đây là phần lời thịnh hành được truyền mãi đến nay.
10. Xuân Đã Về - Nhạc sĩ Minh Kỳ
Xuân Đã Về là một bản nhạc nổi tiếng từ cuối thập niên 1950 và đến nay là một trong những bài hát phổ biến nhất trong mỗi dịp tết đến xuân về. Bài hát do nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác.
Bài hát được viết theo nhịp 2/4 với giai điệu vui vẻ. Sau đây là trích đoạn cuối:
Xuân đã về, xuân đã về!
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Xuân đã về, trên cánh đồng,
Bao bác nông ngưng cày ruộng vui say xuân
Xuân đã về, xuân đã về!
Ngàn cô gái quê cười tươi đón gió mới
Xuân đã về, xuân đã về!
Ta hát vang chào mừng xuân sang, xuân sang...
KLN
Theo https://www.adayroi.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Trăm năm một thuở": Lời tri ân sâu sắc đến người thầy của bao thế hệ

"Trăm năm một thuở": Lời tri ân sâu sắc đến người thầy của bao thế hệ Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Nhà giáo nhân dân,...