Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim
Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.
Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3-4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Không uống trà.
- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).
- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).
Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.
Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.
Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...
Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.
Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3-4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Không uống trà.
- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).
- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).
Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.
Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.
Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...
Trà xanh rất được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.
Trà có thể giúp xương thêm chắc
Trà ô long là đồ uống được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu mới của Đài Loan cho thấy, những người uống trà lâu ngày thường có bộ xương khỏe hơn. Điều này đúng với những người uống trung bình 2 chén trà/ngày trong vòng ít nhất 6 năm, bất kể đó là trà xanh, đen hay trà ô long.
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 1.000 nam và nữ tuổi 30 và lớn hơn. Một nửa trong số này có thói quen uống trà thường xuyên trong vòng ít nhất 1 năm. Phần lớn đều dùng trà xanh hay trà ô long không pha thêm sữa.
Kết quả cho thấy, mật độ xương hông tăng 6,2% ở những người dùng trà đều đặn trong hơn 10 năm và tăng 2,3% ở những người dùng trà trong hơn 5 năm so với những người không dùng đồ uống này. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người uống trà 1-5 năm so với những người không uống trà. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng củng cố xương của trà có được là nhờ 2 thành phần fluor và flavonoid. Cả 3 loại trà (đen, xanh, ô long) đều được chế biến từ một loại cây, nhưng trải qua các công đoạn xử lý khác nhau.
Gãy xương do loãng xương và giảm nồng độ xương đang trở thành vấn đề toàn cầu do số lượng người già ngày càng tăng. Một số tính toán cho rằng gần 1/2 dân số Mỹ tuổi từ 50 trở lên bị chứng bệnh này.
Nghiên cứu mới của Đài Loan cho thấy, những người uống trà lâu ngày thường có bộ xương khỏe hơn. Điều này đúng với những người uống trung bình 2 chén trà/ngày trong vòng ít nhất 6 năm, bất kể đó là trà xanh, đen hay trà ô long.
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 1.000 nam và nữ tuổi 30 và lớn hơn. Một nửa trong số này có thói quen uống trà thường xuyên trong vòng ít nhất 1 năm. Phần lớn đều dùng trà xanh hay trà ô long không pha thêm sữa.
Kết quả cho thấy, mật độ xương hông tăng 6,2% ở những người dùng trà đều đặn trong hơn 10 năm và tăng 2,3% ở những người dùng trà trong hơn 5 năm so với những người không dùng đồ uống này. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người uống trà 1-5 năm so với những người không uống trà. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng củng cố xương của trà có được là nhờ 2 thành phần fluor và flavonoid. Cả 3 loại trà (đen, xanh, ô long) đều được chế biến từ một loại cây, nhưng trải qua các công đoạn xử lý khác nhau.
Gãy xương do loãng xương và giảm nồng độ xương đang trở thành vấn đề toàn cầu do số lượng người già ngày càng tăng. Một số tính toán cho rằng gần 1/2 dân số Mỹ tuổi từ 50 trở lên bị chứng bệnh này.
Khẳng Định Thêm Tác Dụng Chống Ung Thư của Trà Xanh
Thông tấn xã Reuters cho hay trong thế giới thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, trà xanh đặc biệt có uy tín do chứa nhiều chất chống oxy hóa. Mới đây, các nhà khoa học Anh còn khám phá thêm 2 chất khác trong loại thảo dược này có thể ức chế hoạt động của một phân tử đóng vai trò kích thích sự phát triển ung thư
Phân tử đó được gọi là cảm thụ thể aryl hydrocarbon (AH) đóng vai trò kích hoạt gene. Khi bị khói thuốc lá và các chất chứa dioxin gây rối loạn chức năng, cảm thụ thể AH sẽ buộc các gene hoạt động theo hướng có hại cho con người.
Hai chất hóa học đặc biệt mới được tìm thấy trong trà xanh có khả năng vô hiệu hóa các cảm thụ thể AH khi nó bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, giáo sư Thomas Gasiewicz thuộc Đại học Tổng hợp Rochester nhận định. Những chất này giống như flavonoid - hợp chất ngừa ung thư có trong một số thực phẩm như súp lơ xanh, bắp cải, quả nho, rượu vang đỏ... Trong các thử nghiệm trên chuột, 2 chất này đã ức chế hiệu quả các cảm thụ thể AH của tế bào ung thư.
Giáo sư Gasiewicz nhận định: "Tế bào người cũng có thể nhận được tác dụng tương tự", song cần tiến hành nghiên cứu thêm, do đến nay y học vẫn chưa xác định được cơ chế hoạt động của phân tử trà xanh trong cơ thể ngườị Hơn nữa, có rất nhiều giống trà xanh trong thực tế và mỗi loại lại mang đặc tính riêng.
Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp
Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khỏe
Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm khớp. Đó là những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học. Trà xanh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc 5.000 năm trước và vẫn được coi là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe. Chúng có thể ngăn chặn các căn bệnh về động mạch, đột quỵ và thậm chí là một số căn bệnh ung thư khác nhau. Các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield đã phát hiện thêm 2 hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn chặn căn bệnh viêm khớp xương mãn tính. Đó là EGCG (epigallocatchin gallate) và ECG (epicatechin gallate). Chúng giúp phong toả các enzyme phá huỷ sụn trong khớp. Tiến sỹ David Buttle, thuộc ĐH Sheffield, nói rằng các thử nghiệm ban đầu đã cho thấy những lợi ích rõ ràng của trà xanh.
Trà xanh có thể được dùng như những phương pháp phòng ngừa bệnh tật. Tiến sỹ Buttle nói: ''Nếu bạn đã bị mắc chứng viêm khớp, thì trà xanh cũng chẳng giải quyêt được vấn đề gì ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu như bạn đã uống trà xanh trong khoảng thời gian hàng chục năm, thì cuối cùng bạn mới thấy hết được giá trị của nó''.
Thành phần EGCG cho thấy rõ ràng hơn những tác dụng chống lại căn bệnh viêm khớp. Tiến sĩ Buttle khẳng định: ''Chúng tôi đã thấy được tác dụng bảo vệ sụn của EGCG. Bên cạnh đó, EGCG cũng có thể làm giảm sự sưng tấy và đau đớn của vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần thêm những nghiên cứu sâu hơn và có thêm các thử nghiệm trên con người''.
(Mạnh Trường)
Thông tấn xã Reuters cho hay trong thế giới thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, trà xanh đặc biệt có uy tín do chứa nhiều chất chống oxy hóa. Mới đây, các nhà khoa học Anh còn khám phá thêm 2 chất khác trong loại thảo dược này có thể ức chế hoạt động của một phân tử đóng vai trò kích thích sự phát triển ung thư
Phân tử đó được gọi là cảm thụ thể aryl hydrocarbon (AH) đóng vai trò kích hoạt gene. Khi bị khói thuốc lá và các chất chứa dioxin gây rối loạn chức năng, cảm thụ thể AH sẽ buộc các gene hoạt động theo hướng có hại cho con người.
Hai chất hóa học đặc biệt mới được tìm thấy trong trà xanh có khả năng vô hiệu hóa các cảm thụ thể AH khi nó bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, giáo sư Thomas Gasiewicz thuộc Đại học Tổng hợp Rochester nhận định. Những chất này giống như flavonoid - hợp chất ngừa ung thư có trong một số thực phẩm như súp lơ xanh, bắp cải, quả nho, rượu vang đỏ... Trong các thử nghiệm trên chuột, 2 chất này đã ức chế hiệu quả các cảm thụ thể AH của tế bào ung thư.
Giáo sư Gasiewicz nhận định: "Tế bào người cũng có thể nhận được tác dụng tương tự", song cần tiến hành nghiên cứu thêm, do đến nay y học vẫn chưa xác định được cơ chế hoạt động của phân tử trà xanh trong cơ thể ngườị Hơn nữa, có rất nhiều giống trà xanh trong thực tế và mỗi loại lại mang đặc tính riêng.
Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp
Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khỏe
Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm khớp. Đó là những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học. Trà xanh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc 5.000 năm trước và vẫn được coi là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe. Chúng có thể ngăn chặn các căn bệnh về động mạch, đột quỵ và thậm chí là một số căn bệnh ung thư khác nhau. Các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield đã phát hiện thêm 2 hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn chặn căn bệnh viêm khớp xương mãn tính. Đó là EGCG (epigallocatchin gallate) và ECG (epicatechin gallate). Chúng giúp phong toả các enzyme phá huỷ sụn trong khớp. Tiến sỹ David Buttle, thuộc ĐH Sheffield, nói rằng các thử nghiệm ban đầu đã cho thấy những lợi ích rõ ràng của trà xanh.
Trà xanh có thể được dùng như những phương pháp phòng ngừa bệnh tật. Tiến sỹ Buttle nói: ''Nếu bạn đã bị mắc chứng viêm khớp, thì trà xanh cũng chẳng giải quyêt được vấn đề gì ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu như bạn đã uống trà xanh trong khoảng thời gian hàng chục năm, thì cuối cùng bạn mới thấy hết được giá trị của nó''.
Thành phần EGCG cho thấy rõ ràng hơn những tác dụng chống lại căn bệnh viêm khớp. Tiến sĩ Buttle khẳng định: ''Chúng tôi đã thấy được tác dụng bảo vệ sụn của EGCG. Bên cạnh đó, EGCG cũng có thể làm giảm sự sưng tấy và đau đớn của vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần thêm những nghiên cứu sâu hơn và có thêm các thử nghiệm trên con người''.
(Mạnh Trường)
Trà xanh có thể ngăn chặn ung thư
Uống trà có lợi cho sức khỏe
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH Rochester, Anh, tiến hành, khả năng chống ung thư của trà xanh thậm chí còn mạnh và đa dạng hơn so với người ta vẫn nghĩ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 2 hóa chất trong trà xanh phong tỏa hoạt động của một phân tử then chốt mang tên thụ thể aryl hydrocarbon (AH). Thụ thể này có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của ung thư.
Hai hóa chất trên giống hợp chất flavonoid, tồn tại trong súp lơ xanh, cải bắp, nho, vang đỏ. Tất cả các loại rau củ này đều có tác dụng chống ung thư. Trong phòng thí nghiệm, chúng phong tỏa thụ thể AH ở tế bào ung thư của chuột. Thử nghiệm sơ bộ trên tế bào của người cũng cho kết quả tương tự.
Giáo sư Thomas Gasiewicz cho biết: ''Trà xanh có thể hoạt động khác hơn chúng ta vẫn nghĩ. Các hợp chất trong đó kích hoạt thông qua nhiều con đường khác nhau''. Nghiên cứu còn cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ thấp khớp cũng như mức cholesterol.
(Minh Sơn)
Uống trà có lợi cho sức khỏe
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH Rochester, Anh, tiến hành, khả năng chống ung thư của trà xanh thậm chí còn mạnh và đa dạng hơn so với người ta vẫn nghĩ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 2 hóa chất trong trà xanh phong tỏa hoạt động của một phân tử then chốt mang tên thụ thể aryl hydrocarbon (AH). Thụ thể này có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của ung thư.
Hai hóa chất trên giống hợp chất flavonoid, tồn tại trong súp lơ xanh, cải bắp, nho, vang đỏ. Tất cả các loại rau củ này đều có tác dụng chống ung thư. Trong phòng thí nghiệm, chúng phong tỏa thụ thể AH ở tế bào ung thư của chuột. Thử nghiệm sơ bộ trên tế bào của người cũng cho kết quả tương tự.
Giáo sư Thomas Gasiewicz cho biết: ''Trà xanh có thể hoạt động khác hơn chúng ta vẫn nghĩ. Các hợp chất trong đó kích hoạt thông qua nhiều con đường khác nhau''. Nghiên cứu còn cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ thấp khớp cũng như mức cholesterol.
(Minh Sơn)
Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá
Trà có lợi cho xương và hệ tim mạch
Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG - một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác - ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.
Một nghiên cứu của Trung tâm Beltsville (Mỹ) cũng cho thấy, việc uống trà xanh giúp giảm 10% lượng mỡ trong máu.
Sưu tầm
Trà có lợi cho xương và hệ tim mạch
Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG - một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác - ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.
Một nghiên cứu của Trung tâm Beltsville (Mỹ) cũng cho thấy, việc uống trà xanh giúp giảm 10% lượng mỡ trong máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét