Cảm nhận về bài thơ
Bài thơ mở ra với cảnh hoang phế:
Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang
Cảm
xúc trước những đổi thay xã hội, cuộc đời như chớp mắt thường trở đi trở lại
trong thơ văn hậu kỳ phong kiến. Những “bãi bể nương dâu, bức tranh vân cầu”
(Cung oán ngâm khúc), những “cuộc hí trường”, “vũng tang thương”, “lớp sóng phế
hưng” (Thăng Long thành hoài cổ, Chơi đài khán xuân Trấn Võ, Chùa Trấn Bắc), rồi
“một phen thay đổi sơn hà” (Văn chiêu hồn)... đều là dấu tích của những biến động
xã hội. Câu thơ là lời Nguyễn Du
than thở cho sự tàn lụi của cái đẹp trong tâm thế chung của thời đại bấy giờ.
Hình ảnh “Vườn hoa bên Tây Hồ biến thành bãi hoang hết” (Tây Hồ hoa uyển tận
thành khư) cố nhiên chỉ có ý nghĩa tượng trưng, nhưng sao nhức nhối, xót xa...
Đó là duyên cớ để sang câu sau bật lên tiếng thổn thức của trái tim nhân hậu
Nguyễn Du.
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Đây là dịch thoát nghĩa, nguyên tắc “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”. Câu thơ
nguyên tắc nổi lên một Nguyễn Du với tấm lòng đau xót, một mình trước song cửa,
viếng hồn nàng Tiểu Thanh qua một tập sách nhỏ.
Hai câu sau là hình ảnh nàng Tiểu Thanh. Nhắc đến một tài nữ có số phận oan nghiệt, sống trước đó ba thế kỉ, Nguyễn Du chỉ gợi những nét tiêu biểu nhất:
Hai câu sau là hình ảnh nàng Tiểu Thanh. Nhắc đến một tài nữ có số phận oan nghiệt, sống trước đó ba thế kỉ, Nguyễn Du chỉ gợi những nét tiêu biểu nhất:
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nàng Tiểu
Thanh tiêu biểu cho những người con gái “hồng nhan bạc mệnh”. Cái chết oan
khiên của nàng để thương để tiếc cho bao người. Hơn thế nữa, ở nàng có sự thống
nhất giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn. Nàng có nhan sắc, có tài văn
chương. Những vần thơ còn sót lại làm rung động trái tim người đọc các thế hệ
sau. Tiểu Thanh là hình ảnh lí tưởng của cái đẹp, là biểu hiện cái nhìn tiến bộ
của Nguyễn Du về người phụ nữ (hiện thân của cái đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ) vốn
đã được biểu hiện thành hệ thống trong thơ ông. Từ người ca nữ đất La Thành,
người gảy đàn Long Thành rồi Đạm Tiên và cao độ là nàng Kiều.
Có cái gì day dứt tmãi trong hai cụm từ đối nhau theo lối lưu thuỷ “liên tử hậu,
luỵ phần dư”?. Số phận bi thảm của Tiểu Thanh cùng tập thơ của nàng khiến cho
người ta xót thương, nuối tiếc. Câu thơ không chỉ là lòng tiếc thương mà còn
hàm ý tố cáo thói tục phong kiến độc ác đã chà đạp lên con người. Hơn thế nữa,
hai câu thơ còn là sự khái quát số phận bi thảm của những trang tài tử, những bậc
nữ lưu trong xã hội xưa.
Phần sau bài thơ, cùng với sự khái quát được đẩy cao là liên tưởng của Nguyễn Du. Ông khái quát mối uất hận của Tiểu Thanh không chỉ là của riêng nàng chưa tìm ra lời giải đáp (thiên nan vấn). Nỗi oan kì lạ của những con người phong vận như nàng cũng là nỗi oan của bao người, mà Nguyễn Du vừa quan sát, vừa thể nghiệm:
Phần sau bài thơ, cùng với sự khái quát được đẩy cao là liên tưởng của Nguyễn Du. Ông khái quát mối uất hận của Tiểu Thanh không chỉ là của riêng nàng chưa tìm ra lời giải đáp (thiên nan vấn). Nỗi oan kì lạ của những con người phong vận như nàng cũng là nỗi oan của bao người, mà Nguyễn Du vừa quan sát, vừa thể nghiệm:
Cái án phong lưu khách tự mang
“Phong vận kì oan ngã tự cư”, câu thơ nguyên tác dồi dào ý nghĩa. Nguyễn Du khẳng
định mình đứng trong số những người tài hoa, phong nhã, mà mệnh bạc. Đọc thơ chữ
Hán của ông nhiều lần ta thấy sự khẳng định ấy, nỗi đau ấy:
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm, sinh kế lưỡng mang nhiên.
(Tạp thi I)
(Bạc đầu tráng sĩ ngẩng kêu trời
Dũng khí, sinh nhai lỗ cả đôi)
Hùng tâm, sinh kế lưỡng mang nhiên.
(Tạp thi I)
(Bạc đầu tráng sĩ ngẩng kêu trời
Dũng khí, sinh nhai lỗ cả đôi)
Hay:
Tráng niên ngã diệc vi tài giả
Bạch phát thu phong không tự ta
(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)
(Ta cũng tài hao khi tuổi trẻ
Gió thu đầu bạc luống buồn thay)
Bạch phát thu phong không tự ta
(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)
(Ta cũng tài hao khi tuổi trẻ
Gió thu đầu bạc luống buồn thay)
Chính vì thế hai câu kết bài thơ là một bầu tâm sự, một cái nhìn đau đáu, một
câu hỏi cháy lòng:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Nguyễn
Du đau đớn khi nghĩ tới mối hận văn chương, nỗi oan phong vận của mình
sẽ bị chôn vùi trong lớp bụi của thời gian. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm
thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu
Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình xem như người “cùng hội cùng
thuyền”. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu
phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là
sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mỹ thể chất và tâm hồn con người.
Nỗi đồng cảm của các thời đại với nhau. Bài thơ với phương thức trữ tình, giọng
thơ chân thành, thông cảm, xót xa có thể xem như một biểu dương, tranh đấu cho
một giá trị, một quan niệm nhân văn về người phụ nữ nói riêng và những người
tài hoa trong xã hội nói chung.
Bài thơ là lời kí thác tâm sự của Nguyễn Du, con người đầy tài năng, hoài bão lớn mà luôn gặp hoạn nạn, trắc trở trên con đường đời gập ghềnh giữa đêm đen xã hội phong kiến. Con người ấy giàu lòng yêu thương nhân hậu, luôn khao khát sự cảm thông của người đời.
Bài thơ là lời kí thác tâm sự của Nguyễn Du, con người đầy tài năng, hoài bão lớn mà luôn gặp hoạn nạn, trắc trở trên con đường đời gập ghềnh giữa đêm đen xã hội phong kiến. Con người ấy giàu lòng yêu thương nhân hậu, luôn khao khát sự cảm thông của người đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét