Những khó khăn với chân lý
Những khó khăn với chân lý là một phần tiểu sử tự thuật
của Walter Janka (1914-1994) được Nhà xuất bản Xây dựng (Aufbau - Verlag), nhà
xuất bản văn học lớn nhất của CHDC Đức, ấn hành vào đầu 1990, mô tả lại diễn biến
của một vụ án chính trị lớn từ cuối 1956 đến hè 1957 ở CHDC Đức mà tác giả là
người bị coi như một trong những kẻ cầm đầu. Hai ngày sau khi xe tăng Liên Xô
tiến vào Budapest, Johannes R. Becher, nhà thơ và Bộ trưởng Văn hóa CHDC Đức,
và nữ nhà văn Anna Seghers đã yêu cầu Walter Janka, lúc bấy giờ là Giám đốc Nhà
xuất bản Xây dựng, đích thân sang Budapest để giải cứu triết gia mácxít hàng đầu
Georg Lukács. Walter Ulbricht, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã
hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED), đã ra lệnh cấm chuyến đi này. Ngày 6 tháng
12 năm 1956 Walter Janka đã bị cơ quan An ninh Quốc gia (Stasi) bắt ngay tại
nhà xuất bản và sau đó đã bị truy tố về tội “âm mưu phản cách mạng”, trong đó
có việc “định đưa tên đầu sỏ phản cách mạng Lukács thâm nhập vào CHDC Đức”.
Tháng 7 năm 1956 Walter Janka bị Tòa án Tối cao CHDC Đức kết án 5 năm tù giam.
Chương hai của cuốn sách được giới thiệu sau đây mang tiêu đề Bị bắt. Đọc những dòng miêu tả một sự việc xảy ra cách đây hơn một nửa thế kỉ ở một đất nước từng là "anh em" với Việt Nam, chúng ta không thể tránh được những so sánh, liên tưởng với thực tế tương tự từng diễn ra và tiếc thay vẫn đang tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Những nhân cách và bản lĩnh trí thức như Walter Janka trước sự chuyên quyền vô hạn của một nhà nước cảnh sát trị có thể đem lại cho trí thức Việt Nam nhiều suy nghĩ. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
talawas chủ nhật
Chương hai của cuốn sách được giới thiệu sau đây mang tiêu đề Bị bắt. Đọc những dòng miêu tả một sự việc xảy ra cách đây hơn một nửa thế kỉ ở một đất nước từng là "anh em" với Việt Nam, chúng ta không thể tránh được những so sánh, liên tưởng với thực tế tương tự từng diễn ra và tiếc thay vẫn đang tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Những nhân cách và bản lĩnh trí thức như Walter Janka trước sự chuyên quyền vô hạn của một nhà nước cảnh sát trị có thể đem lại cho trí thức Việt Nam nhiều suy nghĩ. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
talawas chủ nhật
Walter Janka
Những khó khăn với chân lý
Đỗ Ngọc dịch
Walter Janka với Georg Lukács
tại Nhà xuất bản Xây dựng, 1956
Cú điện thoại tiếp đó là của Anna Seghers. Bà hỏi: Ngày 5 tháng 12 năm 1956. Sáu giờ sáng. Với tiếng chuông cuối
cùng từ nhà thờ Marie, người gác cổng giao phiên trực cho người đến thay ca. Trời
mưa. Mặc dù vậy người gác cổng vẫn đi bộ về để tiết kiệm hai mươi xu vé tàu điện.
Ông ta phải đi một tiếng. Về đến nhà, ông lẳng lặng ăn sáng rồi đi ngủ. Phòng ở
và cuộc sống của ông cũng giản dị như bữa ăn sáng. Ông bị bệnh hen, và vì lương
hưu không đủ sống, ông phải đi làm thêm.
Buổi sáng ấy, khi Janka bước vào phòng làm việc chứa đầy những sách là sách của mình thì có tiếng chuông reo trước cửa người gác cổng vừa mới đi làm về. Vợ ông mở cửa thật nhanh để tiếng chuông không làm thức giấc người đang ngủ. Hai người đàn ông tự giới thiệu là đại diện của một hãng nào đó. "Chúng tôi cần nói chuyện với chồng bà." Người vợ: "Nhà tôi làm ca đêm về vừa mới ngủ. Tôi không muốn đánh thức ông ấy dậy."
Những người đại diện không chịu đi. Người vợ không còn cách nào khác. Bà đành đánh thức chồng dậy.
Khi người chồng đang trở giấc ra đến nhà bếp, hai người đàn ông bắt tay ông. Họ nói: "Chúng tôi đến vì một công việc bí mật." Lúc này từ những người đại diện, họ trở thành nhân viên của cơ quan an ninh. Người chồng giật mình. Hai đầu gối ông như muốn khuỵu xuống. Ông không thể hình dung được những người kia muốn gì ở ông. Ông không biết mình đã phạm tội gì. Sợ hãi, ông hỏi: "Các ông muốn gì?"
Với một nụ cười, một người nói: "Chúng tôi không muốn gì ở ông cả. Nhưng ông phải giúp chúng tôi và phải hứa không tiết lộ với bất cứ ai. Đây là chuyện bí mật quốc gia. Là đảng viên, ông không được từ chối những người đồng chí của mình." Sau lời giáo đầu, người kia nói: "Đêm nay chúng tôi sẽ vào nhà xuất bản và kiểm tra một vài phòng làm việc. Ông chỉ cần mở cửa cho chúng tôi. Sau đó ông không được cho bất cứ ai vào nữa."
Những thắc mắc của ông về hành động bí mật này bị hai người đàn ông gạt đi bằng những lý lẽ ông không hiểu được. Cả đề nghị nói chuyện với giám đốc nhà xuất bản về việc quan trọng này họ cũng không muốn. Họ nói với ông suốt hai tiếng đồng hồ. Cuối cùng người gác cổng hiểu ra rằng ông không còn cách nào khác. Để thoát khỏi họ, ông đành phải ký biên bản giữ bí mật về việc này.
Ngày làm việc của Janka trôi đi trong những cuộc hội ý, các bài đọc tốc ký, những cuộc nói chuyện qua điện thoại. Bên cạnh điều quen thuộc có cả sự bất ngờ. Hai người quen cũ từ Praha gọi điện cho ông: Theo Balk và Lenka Reiner. Lần cuối cùng ông gặp họ ở Mexico. Từ dạo đó đã mười năm trôi qua. Đôi vợ chồng đã trải qua nhiều sóng gió trong quãng thời gian này. Lenka bị bắt vào năm 1953 ở Praha. Người ta đổ tội cho bà là điệp viên tình báo của phương Tây. Sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, bà được trả tự do. Theo, một bác sĩ cũng theo đuổi văn nghiệp như Friedrich Wolf, quen với Janka từ dạo ở Tây Ban Nha. Ông đã chiến đấu trong binh đoàn quốc tế với tư cách là bác sĩ quân y. Cuốn sách Bản thảo đánh mất của ông được Janka xuất bản bằng tiếng Đức ở Mexico. Cuốn sách đó Theo phải viết hai lần. Năm 1933 bản thảo đầu tiên bị rơi vào tay bọn Quốc xã. Điều không may mắn nữa là ông còn viết một cuốn sách về Tito. Cuốn này lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Một thành công lớn. Cả thế giới bắt đầu quan tâm đến Tito.
Năm 1948, khi quan hệ giữa Stalin va Tito rạn vỡ thì Theo bị thất sủng cùng với cuốn sách của mình. Đầu tiên là là ở Nam Tư, sau đó ở Praha. Sau khi vợ ông bị bắt thì ông, tác giả không còn được ưa chuộng nữa, bị đẩy về tỉnh lẻ. Còn bây giờ thì họ đã trải qua những gì tệ hại nhất. Họ có thể trở lại sống ở Praha. Để đàm phán với các nhà xuất bản, người ta đã cho phép họ đến CHDC Đức. Khi tới Berlin, trước tiên họ muốn gặp Janka. Ông cần phải mách nước cho họ.
Vì công việc đã được sắp xếp đến tận phút cuối cùng trong ngày, Janka không thể tiếp khách ngay lúc đó. Ông hứa sẽ dành buổi tối cho họ. Ông cử cô thư ký đặt một bàn ở khách sạn Newa.
Gần 18h chuông điện thoại reo. Ở phía đầu đường dây đằng kia là nữ luật sư Gentz. Buổi sáng Janka nhờ bà tìm hiểu việc Wolfgang Harich đang bị giữ ở đâu.
Một tuần trước đó, vào ngày 29.11.1956, Harich đã bị cơ quan An ninh Quốc gia bắt ngay trong căn hộ của mình trước mặt mẹ anh và cô sinh viên Irene Giersch.
Bà Gentz nói một cách đầy bí ẩn. Bà không thể khẳng định được điều gì cả. Viện Công tố từ chối cung cấp tin tức. Người ta chỉ hướng dẫn rằng báo chí đã đăng thông cáo nói rõ hết về mọi việc. Để tiếp tục những cố gắng đã có, bà đề nghị tìm luật sư Friedrich Kaul. Có thể ông ta sẽ có nhiều khả năng hơn. Và coi như có sự đồng ý của Janka, bà đã quyết định tổ chức một cuộc gặp gỡ trong văn phòng của ông luật sư vào lúc 19h.
Cuộc nói chuyện với Kaul chỉ kéo dài mười lăm phút. Ông ta làm như không hề hay biết gì. Khi Janka hỏi: "Ông sẽ nhận việc bào chữa chứ?", ông ta trả lời: "Không! Tôi không thấy có khả năng nào để làm bất cứ điều gì cho Harich cả. Sự việc không đơn giản như ông nói. Người ta không thể lấy sự bất đồng quan điểm chính trị để bắt bớ được. Đằng sau đó chắc chắn còn có những sự việc khác…"
Trên đường về, Janka và bà Gentz nghĩ xem còn cách nào nữa không. Họ không đi đến một kết quả nào. Vì Janka đang có hẹn ở Newa, ông hỏi bà Gentz: "Chị biết hai vợ chồng nhà văn Balk không?" Bà trả lời: "Tôi chỉ biết một cuốn tiểu thuyết của Balk thôi." – "Nếu vậy thì chị hãy đi cùng tôi", Janka khích lệ bà. "Hai người sẽ là trường hợp thú vị cho một luật sư."
Bất chấp tất cả niềm vui tái ngộ, buối tối ở Newa diễn ra thật nặng nề. Những điều mà các vị khách từ Praha kể đã để lại ấn tượng sâu sắc. Vì Janka còn để áo măng-tô và cặp trong nhà xuất bản, nên ông lái xe quay lại phố Französische Straße. Ông ngạc nhiên vì cửa nhà xuất bản không được mở ra. Ông phải đập cửa rất mạnh cho đến khi người gác cổng hé một bên cánh. Trả lời câu hỏi: "Tại sao tôi không được vào?" của ông, người gác cổng nói: "Tôi không được cho bất cứ ai vào ngày hôm nay. Ông hãy đi thật nhanh khỏi đây đi." Đoán rằng đó là một câu nói đùa, Janka nói: "Nhảm nhí, ông hãy mở ngay đi! Tôi đang vội." Người gác cổng mở cửa một cách miễn cưỡng. Sau đó ông lập tức đóng lại ngay. Cả điều này cũng không bình thường. Chắc hẳn người gác cổng đã thấy vợ Janka và nữ luật sư Gentz ngồi ngoài ô tô. Ngạc nhiên về những hành động đó, Janka hỏi: “Điều gì xảy ra thế? Rõ ràng là có gì không ổn. Ông hãy kể đi." Liếc nhanh đồng hồ, người gác cổng kể lại sự việc xảy ra vào buổi sáng. Thấy Janka nhìn về phía người đàn bà ngồi trong phòng thường trực, người gác cổng nói: "Đó là vợ tôi. Tôi không muốn ở đây một mình khi An ninh Quốc gia tới." Để động viên người gác cổng, Janka cố gắng làm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng trong hành động của cơ quan an ninh và nói: "Ông phải cho họ vào. Hãy kiểm tra giấy tờ trước khi mở cửa. Chắc là họ muốn khám phòng làm việc của Harich. Nhưng vợ ông thì không thể ở lại đây được, nếu không ông sẽ gặp chuyện rắc rối." Janka mời người đàn bà lên xe của ông và nói là sẽ chở bà về nhà.
Ở phòng làm việc, Janka xếp mọi thứ lại rất cẩn thận. Các bản in thử và các tập hồ sơ có chữ ký được sắp xếp lại để nếu ai động đến sẽ nhận ra ngay. Ông mang theo bản dịch một bài diễn văn quan trọng của Tito, trong đó có phần phân tích về những sự kiện ở Ba Lan và Hungari. Các bài diễn văn và báo chí của Nam Tư bị cấm đoán rất nghiêm ngặt. Bản thảo đang biên tập của một cuốn sách mới của Georg Lukács về lý thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa, bản thảo một bài báo của Ernst Bloch mà Janka sẽ đăng trên trong tờ Chủ nhật vẫn nằm nguyên trên bàn. Janka không ngờ chính những bản thảo này về sau sẽ trở thành những bằng chứng để buộc tội về hoạt động chống nhà nước của ông.
Rời nhà xuất bản, Janka đề nghị người gác cổng gọi điện cho ông khi nào các nhân viên an ninh đã đi khỏi. Trên đường về nhà, ông thử giải đáp câu hỏi được đặt ra. Rõ ràng là những sự kiện ở Ba Lan và Hungari đã trở thành cái cớ để đàn áp bất cứ cuộc thảo luận nào về Đại hội Đảng lần thứ XX. Bộ Chính trị đã tuyên bố rằng ở CHDC Đức không có tệ sùng bái cá nhân, dưới thời Ulbricht không xảy ra các sai lầm và tội ác. Như vậy ai có ý đồ vận dụng nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XX vào điều kiện CHDC Đức, người ấy sẽ tự biến mình thành kẻ thù của Đảng.
Sáng sớm ngày 6.12 có chuông điện thoại reo. Người gác cổng báo cáo: "Gần 23h có bốn người đàn ông đến. Họ chỉ lấy chìa khóa vào phòng ông thôi. Ba người lên trên. Một người ở lại bên tôi. Từ lúc đó tôi khôg được nhấc máy điện thoại nữa. Họ không vào phòng Harich. Cách đây năm phút họ vừa đi khỏi. Còn họ có mang gì theo không thì tôi không biết."
Janka hỏi ông ta có ghi cuộc thăm viếng này vào sổ trực không. Người gác cổng trả lời là không ghi vì bị cấm. Đêm hôm ấy kết thúc với cú điện thoại này. Ở nhà xuất bản người nữ thư ký đón ông một cách sốt ruột. Cô thông báo ngay về những lịch tiếp khách và những việc mà trong buổi sáng này Janka không quan tâm tới. Để kết thúc bản thuyết trình của cô, ông nói: "Còn nhiều thời gian cho những việc đó. Bây giờ cô hãy đi theo tôi. Chúng ta còn phải ghi chép nhiều." Chỉ một cái nhìn thoáng qua cũng đã đủ nhận ra. Tập bản thảo và những bản in thử không nằm đúng chỗ ông đã để. Ngăn kéo bàn làm việc và tủ đựng tiền bị mở bằng những chìa khóa lạ. Sự giận dữ của Janka về hành động xúc phạm này lên tới tột đỉnh. Ông phải cố gắng nén mình để giữ cho đầu óc tỉnh táo.
Janka hẹn đúng 9h sáng sẽ đến gặp Bộ trưởng. Trong thời gian còn lại cô thư ký đánh máy bản khiếu nại của ông. Ngay sau dòng chữ đầu, những ngón tay của cô đã run bắn lên đến mức không thể đánh tiếp được nữa. Cô nói sau hàng nước mắt: "Cả bàn làm việc của tôi cũng bị lục lọi. Tôi cứ tưởng ông tìm cái gì." Janka giận dữ: "Chúng ta tạm dừng một lát và cô hãy bình tĩnh lại. Cô không cần sợ gì cả. Cái đó họ chỉ dành cho tôi thôi."
Ông Bộ trưởng [1] ngừng đọc tốc ký một bài thơ và bảo người thư ký đi ra ngoài. Vì không biết lý do Janka tới nên ông đọc bài thơ đánh máy dở. Sau đó ông nhìn Janka và chờ đợi một lời bình phẩm. Janka không biết nên cười hay phải nổi khùng lên. Nhưng rồi ông nói: "Hôm nay thì thi ca không hợp với tôi. Tôi đang có những mối lo khác."
"Anh đến vì việc của Harich phải không? Tôi không thể nói với anh nhiều hơn là những gì đã có trong báo chí. Đây, anh hãy xem báo chí phương Tây này." Ông Bộ trưởng đẩy một chồng báo trên mặt bàn về phía Janka. "Hay là anh đã biết được điều gì? Không đợi câu trả lời, ông nói tiếp: "Paul Wandel muốn gặp anh. Anh đã gặp ông ấy chưa?"
Janka đặt bản tường trình lên bàn và nói: "Không. Anh đọc bản tường trình này đi. Nó sẽ rút ngắn cuộc nói chuyện của chúng ta. Và sau khi đọc, tôi rất muốn biết câu trả lời của anh về việc tôi có phải từ chức giám đốc nhà xuất bản không." Những ngón tay của Bộ trưởng run lên khi lật những trang giấy. Lúc đọc hết, ông nhìn một cách lúng túng qua mặt bàn. Nhà thơ vốn hùng biện này không tìm được một lời. Cuối cùng ông ta đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Sau một hồi lâu im lặng, ông nói: "Anh cứ để bản tường trình lại đây. Tôi sẽ nói chuyện với Ulbricht hoặc Wollweber."
Janka nói: "Trong thời gian đó tôi sẽ đến luật sư. Ông ta sẽ phát đơn kiện. Hành động cưỡng bức một nhân viên, đột nhập bí mật vào nhà xuất bản mà không có người làm chứng là một việc phi pháp."
Ông Bộ trưởng trả lời: "Bằng cách đó anh sẽ chẳng đạt được điều gì cả. Bộ An ninh Quốc gia có thể làm bất cứ cái gì họ muốn. Tôi quan tâm đến những gì nằm đằng sau đó kia."
Janka trả lời: "Không khó gì mà không đoán được. Anh đã biết đấy, ở nhà xuất bản, chúng tôi thảo luận về tình hình Hungari và Ba Lan, cả về tệ sùng bái cá nhân - cái được coi là không có ở CHDC Đức. Một số người không thích điều đó. Thêm vào đó, với tư cách là người từng lưu vong ở phương Tây, từ lâu tôi đã bị để ý."
Ông Bộ trưởng bình luận: "Liệu việc anh từng ở phương Tây có dính dáng gì đến đấy không thì tôi không biết." Ông ta ngừng nói và không tìm cách gì hơn giúp Janka bình tĩnh lại.
Ở nhà xuất bản, cô thư ký báo cho Janka biết về những cú điện thoại và các lịch tiếp khách. Ai cũng muốn gặp ông. Đưa mắt về cửa phòng làm việc, cô thì thầm: "Bà Harich đang chờ ông." Janka: "Cô biết rằng tôi không muốn khách vào phòng làm việc trước khi tôi cất xong áo khoác." Để thanh minh cho việc làm của mình, cô thư ký kể: "Bà ấy khóc. Tôi không muốn người khác nhìn cảnh ấy." Janka gật đầu: "Bà Harich nào vậy?" Cô trả lời ngắn gọn: "Bà mẹ của Harich."
Người đàn bà ngoài năm mươi gây một ấn tượng phiền muộn. Bà đã phải chịu những những đòn khủng khiếp của số phận. Đầu tiên bà mất chồng. Vì sao ông chết, Janka không bao giờ biết. Vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Susanne Kerkhoff, người chị gái cùng mẹ khác cha của Harich, đã uống thuốc độc tự tử. Nguyên cớ trực tiếp cho hành động hoảng loạn này là chuyện tình. Không ai hiểu được thực chất cuộc tự sát này.
Bà Harich lau nước mắt. Bà hỏi: “Sao người ta bắt con trai tôi?” Janka trả lời: “Tôi không biết. Thế Viện Công tố không đưa ra chứng cớ nào à?” Bà trả lời: “Tất nhiên là có. Họ cho rằng nó có âm mưu lật đổ Ulbricht. Thế nhưng điều vô lý này không ai có thể tin được.” Sau một lát im lặng bà hỏi: “Liệu nhà xuất bản có thể giúp đỡ con trai tôi được không?”
“Chúng tôi sẽ cố gắng.” Sau đó Janka khuyên bà nên tìm gặp những người có thể đạt được nhiều kết quả hơn.
Cay đắng, bà trả lời: “Tôi cũng đã thử rồi. Nhưng nơi nào họ cũng từ chối. Ở Ủy ban Trung ương Đảng tôi còn bị khước từ ngay ở phòng thường trực. Công tố viên Jahnke nói rằng tôi phải tránh các thắc mắc không cần thiết.”
“Thế còn ông thủ trưởng Fritz Erpenbeck của bà thì sao?”, Jahnka hỏi. “Ông ấy và con trai bà có quan hệ tốt với nhau cơ mà.” – “Ông ấy hứa sẽ tiếp tục nhận tôi làm việc.” – “Độ lượng nhỉ!”, Janka chua chát. Ông nói thêm: “Ông ta không còn cách nào hơn ư!” – “Ông ta nói là không thể làm gì được bởi ông ta chẳng biết sự thể ra sao.”
“Thế còn ông Bộ trưởng?”
“Cũng thế”, bà thất vọng trả lời. “Ông ấy không nhấc máy lần nào. Ông ta nhắn qua thư ký rằng tôi phải liên hệ với Viện Công tố. Ông ấy không có thẩm quyền.” Nửa tiếng sau Ysot đến. Cô là vợ cũ của Harich. Trước đây một năm họ đã ly dị. Mặc dù vậy việc ly hôn không dẫn đến đổ vỡ hoàn toàn. Họ có một đứa con gái và đứa con chính là mối dây ràng buộc giữa hai người. Nhưng nguyên nhân chính nằm ở chỗ khác. Brecht có quan hệ tốt từ lâu với Harich. Từ quan hệ này, Ysot có thể tạo cho mình những mối lợi mà không làm ảnh hưởng đến con người Harich đầy tham vọng. Qua mối quan hệ của Brecht với Ysot – Brecht đã nâng đỡ cô thành trợ lý của mình – Harich cảm thấy mình được ve vuốt hơn là bị xúc phạm. Và anh ta kể với mọi người rằng mình đã hòa hoãn một cách êm thấm với Brecht.
Sau khi Brecht qua đời, Ysot vẫn ở lại Đoàn Kịch Berlin. Heli (Helene Weigel), người giờ đây nắm độc quyền lãnh đạo nhà hát, đã điều động Ysot sang bộ phận biên kịch. Đối với dư luận bên ngoài thì qua đó mọi tội lỗi đã được tha thứ.
Và bây giờ Ysot đến gặp Janka theo sự ủy nhiệm của Heli. Cô nói: “Đằng nào thì tôi cũng sẽ đến gặp anh. Anh là người duy nhất có thể giúp được Wolfgang. Heli rất phẫn nộ về việc bắt bớ này.”
“Phẫn nộ chẳng có ích gì. Vấn đề ở chỗ phải làm gì và ai sẽ làm.” Ysot đón ngay câu nói đó: “Cũng vì việc này mà Heli muốn gặp anh. Bà ấy đợi anh chiều nay ở phố Chausseestrasse.”
Janka trở lời cô bằng đúng câu đã nói với mẹ Harich và hứa chiều sẽ tới. Khi kết thúc cuộc nói chuyện, Ysot dặn: “Anh hãy cẩn thận, kẻo họ bắt nốt cả anh đấy. Không có Brecht, chúng ta đã trở nên yếu ớt hơn. Thật đáng tiếc là ông ấy không còn nữa.”
Đang ở phòng đợi là Willi Bredel. Ông ta muốn biết việc gì đã xảy ra. Không để cho Janka kịp nói, ông ta hỏi luôn: “Việc bắt Harich có liên quan gì đến chuyến đi Hamburg phải không? Tôi thấy có nhiều điều đáng ngờ lắm.” “Thế thì anh biết nhiều hơn tôi. Từ đâu mà anh biết được những điều đó?” Câu trả lời của Bredel không rõ ràng. Ông ta nói về một bài bình luận của đài Rias về chuyến đi. Nhưng trong quá trình nói chuyện, Janka biết là tin tức ấy không phải từ Rias.
Janka đưa cho ông ta bản sao bài tường trình cho Bộ trưởng. Sự mất bình tĩnh hiện rõ trên mặt Bredel. Khi cô thư ký mang cà phê vào, ông ta hầu như không bưng cốc vững nữa. Sự việc vừa được thuật lại chắc không phải là cái cớ duy nhất cho sự hoảng hốt. Chắc ông ta đang nghĩ đến bản thân. Quan hệ với những người mà Bộ An ninh Quốc gia để ý sẽ dẫn đến những điều không hay. Không ai có thể biết sẽ có những hậu quả gì từ đó. Trong lúc đó thì điều mà ai cũng biết là vợ chồng ông ta có quan hệ khá mật thiết với Janka. Bredel bắt tay Janka và nói: “Tôi không tin rằng họ sẽ bắt anh.”
Cô thư ký nhận được điện thoại của Ernst Bloch. Nhà triết học đang nổi khùng. Ông chửi rửa và đòi đăng bài phản đối về việc bắt Harich lên tờ Chủ nhật. Janka làm cho ông bình tĩnh lại ít nhiều và họ hẹn là sẽ gặp nhau ngay đêm sau ở Berlin để nói về tất cả mọi chuyện.
Buổi sáng ấy, khi Janka bước vào phòng làm việc chứa đầy những sách là sách của mình thì có tiếng chuông reo trước cửa người gác cổng vừa mới đi làm về. Vợ ông mở cửa thật nhanh để tiếng chuông không làm thức giấc người đang ngủ. Hai người đàn ông tự giới thiệu là đại diện của một hãng nào đó. "Chúng tôi cần nói chuyện với chồng bà." Người vợ: "Nhà tôi làm ca đêm về vừa mới ngủ. Tôi không muốn đánh thức ông ấy dậy."
Những người đại diện không chịu đi. Người vợ không còn cách nào khác. Bà đành đánh thức chồng dậy.
Khi người chồng đang trở giấc ra đến nhà bếp, hai người đàn ông bắt tay ông. Họ nói: "Chúng tôi đến vì một công việc bí mật." Lúc này từ những người đại diện, họ trở thành nhân viên của cơ quan an ninh. Người chồng giật mình. Hai đầu gối ông như muốn khuỵu xuống. Ông không thể hình dung được những người kia muốn gì ở ông. Ông không biết mình đã phạm tội gì. Sợ hãi, ông hỏi: "Các ông muốn gì?"
Với một nụ cười, một người nói: "Chúng tôi không muốn gì ở ông cả. Nhưng ông phải giúp chúng tôi và phải hứa không tiết lộ với bất cứ ai. Đây là chuyện bí mật quốc gia. Là đảng viên, ông không được từ chối những người đồng chí của mình." Sau lời giáo đầu, người kia nói: "Đêm nay chúng tôi sẽ vào nhà xuất bản và kiểm tra một vài phòng làm việc. Ông chỉ cần mở cửa cho chúng tôi. Sau đó ông không được cho bất cứ ai vào nữa."
Những thắc mắc của ông về hành động bí mật này bị hai người đàn ông gạt đi bằng những lý lẽ ông không hiểu được. Cả đề nghị nói chuyện với giám đốc nhà xuất bản về việc quan trọng này họ cũng không muốn. Họ nói với ông suốt hai tiếng đồng hồ. Cuối cùng người gác cổng hiểu ra rằng ông không còn cách nào khác. Để thoát khỏi họ, ông đành phải ký biên bản giữ bí mật về việc này.
Ngày làm việc của Janka trôi đi trong những cuộc hội ý, các bài đọc tốc ký, những cuộc nói chuyện qua điện thoại. Bên cạnh điều quen thuộc có cả sự bất ngờ. Hai người quen cũ từ Praha gọi điện cho ông: Theo Balk và Lenka Reiner. Lần cuối cùng ông gặp họ ở Mexico. Từ dạo đó đã mười năm trôi qua. Đôi vợ chồng đã trải qua nhiều sóng gió trong quãng thời gian này. Lenka bị bắt vào năm 1953 ở Praha. Người ta đổ tội cho bà là điệp viên tình báo của phương Tây. Sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, bà được trả tự do. Theo, một bác sĩ cũng theo đuổi văn nghiệp như Friedrich Wolf, quen với Janka từ dạo ở Tây Ban Nha. Ông đã chiến đấu trong binh đoàn quốc tế với tư cách là bác sĩ quân y. Cuốn sách Bản thảo đánh mất của ông được Janka xuất bản bằng tiếng Đức ở Mexico. Cuốn sách đó Theo phải viết hai lần. Năm 1933 bản thảo đầu tiên bị rơi vào tay bọn Quốc xã. Điều không may mắn nữa là ông còn viết một cuốn sách về Tito. Cuốn này lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Một thành công lớn. Cả thế giới bắt đầu quan tâm đến Tito.
Năm 1948, khi quan hệ giữa Stalin va Tito rạn vỡ thì Theo bị thất sủng cùng với cuốn sách của mình. Đầu tiên là là ở Nam Tư, sau đó ở Praha. Sau khi vợ ông bị bắt thì ông, tác giả không còn được ưa chuộng nữa, bị đẩy về tỉnh lẻ. Còn bây giờ thì họ đã trải qua những gì tệ hại nhất. Họ có thể trở lại sống ở Praha. Để đàm phán với các nhà xuất bản, người ta đã cho phép họ đến CHDC Đức. Khi tới Berlin, trước tiên họ muốn gặp Janka. Ông cần phải mách nước cho họ.
Vì công việc đã được sắp xếp đến tận phút cuối cùng trong ngày, Janka không thể tiếp khách ngay lúc đó. Ông hứa sẽ dành buổi tối cho họ. Ông cử cô thư ký đặt một bàn ở khách sạn Newa.
Gần 18h chuông điện thoại reo. Ở phía đầu đường dây đằng kia là nữ luật sư Gentz. Buổi sáng Janka nhờ bà tìm hiểu việc Wolfgang Harich đang bị giữ ở đâu.
Một tuần trước đó, vào ngày 29.11.1956, Harich đã bị cơ quan An ninh Quốc gia bắt ngay trong căn hộ của mình trước mặt mẹ anh và cô sinh viên Irene Giersch.
Bà Gentz nói một cách đầy bí ẩn. Bà không thể khẳng định được điều gì cả. Viện Công tố từ chối cung cấp tin tức. Người ta chỉ hướng dẫn rằng báo chí đã đăng thông cáo nói rõ hết về mọi việc. Để tiếp tục những cố gắng đã có, bà đề nghị tìm luật sư Friedrich Kaul. Có thể ông ta sẽ có nhiều khả năng hơn. Và coi như có sự đồng ý của Janka, bà đã quyết định tổ chức một cuộc gặp gỡ trong văn phòng của ông luật sư vào lúc 19h.
Cuộc nói chuyện với Kaul chỉ kéo dài mười lăm phút. Ông ta làm như không hề hay biết gì. Khi Janka hỏi: "Ông sẽ nhận việc bào chữa chứ?", ông ta trả lời: "Không! Tôi không thấy có khả năng nào để làm bất cứ điều gì cho Harich cả. Sự việc không đơn giản như ông nói. Người ta không thể lấy sự bất đồng quan điểm chính trị để bắt bớ được. Đằng sau đó chắc chắn còn có những sự việc khác…"
Trên đường về, Janka và bà Gentz nghĩ xem còn cách nào nữa không. Họ không đi đến một kết quả nào. Vì Janka đang có hẹn ở Newa, ông hỏi bà Gentz: "Chị biết hai vợ chồng nhà văn Balk không?" Bà trả lời: "Tôi chỉ biết một cuốn tiểu thuyết của Balk thôi." – "Nếu vậy thì chị hãy đi cùng tôi", Janka khích lệ bà. "Hai người sẽ là trường hợp thú vị cho một luật sư."
Bất chấp tất cả niềm vui tái ngộ, buối tối ở Newa diễn ra thật nặng nề. Những điều mà các vị khách từ Praha kể đã để lại ấn tượng sâu sắc. Vì Janka còn để áo măng-tô và cặp trong nhà xuất bản, nên ông lái xe quay lại phố Französische Straße. Ông ngạc nhiên vì cửa nhà xuất bản không được mở ra. Ông phải đập cửa rất mạnh cho đến khi người gác cổng hé một bên cánh. Trả lời câu hỏi: "Tại sao tôi không được vào?" của ông, người gác cổng nói: "Tôi không được cho bất cứ ai vào ngày hôm nay. Ông hãy đi thật nhanh khỏi đây đi." Đoán rằng đó là một câu nói đùa, Janka nói: "Nhảm nhí, ông hãy mở ngay đi! Tôi đang vội." Người gác cổng mở cửa một cách miễn cưỡng. Sau đó ông lập tức đóng lại ngay. Cả điều này cũng không bình thường. Chắc hẳn người gác cổng đã thấy vợ Janka và nữ luật sư Gentz ngồi ngoài ô tô. Ngạc nhiên về những hành động đó, Janka hỏi: “Điều gì xảy ra thế? Rõ ràng là có gì không ổn. Ông hãy kể đi." Liếc nhanh đồng hồ, người gác cổng kể lại sự việc xảy ra vào buổi sáng. Thấy Janka nhìn về phía người đàn bà ngồi trong phòng thường trực, người gác cổng nói: "Đó là vợ tôi. Tôi không muốn ở đây một mình khi An ninh Quốc gia tới." Để động viên người gác cổng, Janka cố gắng làm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng trong hành động của cơ quan an ninh và nói: "Ông phải cho họ vào. Hãy kiểm tra giấy tờ trước khi mở cửa. Chắc là họ muốn khám phòng làm việc của Harich. Nhưng vợ ông thì không thể ở lại đây được, nếu không ông sẽ gặp chuyện rắc rối." Janka mời người đàn bà lên xe của ông và nói là sẽ chở bà về nhà.
Ở phòng làm việc, Janka xếp mọi thứ lại rất cẩn thận. Các bản in thử và các tập hồ sơ có chữ ký được sắp xếp lại để nếu ai động đến sẽ nhận ra ngay. Ông mang theo bản dịch một bài diễn văn quan trọng của Tito, trong đó có phần phân tích về những sự kiện ở Ba Lan và Hungari. Các bài diễn văn và báo chí của Nam Tư bị cấm đoán rất nghiêm ngặt. Bản thảo đang biên tập của một cuốn sách mới của Georg Lukács về lý thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa, bản thảo một bài báo của Ernst Bloch mà Janka sẽ đăng trên trong tờ Chủ nhật vẫn nằm nguyên trên bàn. Janka không ngờ chính những bản thảo này về sau sẽ trở thành những bằng chứng để buộc tội về hoạt động chống nhà nước của ông.
Rời nhà xuất bản, Janka đề nghị người gác cổng gọi điện cho ông khi nào các nhân viên an ninh đã đi khỏi. Trên đường về nhà, ông thử giải đáp câu hỏi được đặt ra. Rõ ràng là những sự kiện ở Ba Lan và Hungari đã trở thành cái cớ để đàn áp bất cứ cuộc thảo luận nào về Đại hội Đảng lần thứ XX. Bộ Chính trị đã tuyên bố rằng ở CHDC Đức không có tệ sùng bái cá nhân, dưới thời Ulbricht không xảy ra các sai lầm và tội ác. Như vậy ai có ý đồ vận dụng nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XX vào điều kiện CHDC Đức, người ấy sẽ tự biến mình thành kẻ thù của Đảng.
Sáng sớm ngày 6.12 có chuông điện thoại reo. Người gác cổng báo cáo: "Gần 23h có bốn người đàn ông đến. Họ chỉ lấy chìa khóa vào phòng ông thôi. Ba người lên trên. Một người ở lại bên tôi. Từ lúc đó tôi khôg được nhấc máy điện thoại nữa. Họ không vào phòng Harich. Cách đây năm phút họ vừa đi khỏi. Còn họ có mang gì theo không thì tôi không biết."
Janka hỏi ông ta có ghi cuộc thăm viếng này vào sổ trực không. Người gác cổng trả lời là không ghi vì bị cấm. Đêm hôm ấy kết thúc với cú điện thoại này. Ở nhà xuất bản người nữ thư ký đón ông một cách sốt ruột. Cô thông báo ngay về những lịch tiếp khách và những việc mà trong buổi sáng này Janka không quan tâm tới. Để kết thúc bản thuyết trình của cô, ông nói: "Còn nhiều thời gian cho những việc đó. Bây giờ cô hãy đi theo tôi. Chúng ta còn phải ghi chép nhiều." Chỉ một cái nhìn thoáng qua cũng đã đủ nhận ra. Tập bản thảo và những bản in thử không nằm đúng chỗ ông đã để. Ngăn kéo bàn làm việc và tủ đựng tiền bị mở bằng những chìa khóa lạ. Sự giận dữ của Janka về hành động xúc phạm này lên tới tột đỉnh. Ông phải cố gắng nén mình để giữ cho đầu óc tỉnh táo.
Janka hẹn đúng 9h sáng sẽ đến gặp Bộ trưởng. Trong thời gian còn lại cô thư ký đánh máy bản khiếu nại của ông. Ngay sau dòng chữ đầu, những ngón tay của cô đã run bắn lên đến mức không thể đánh tiếp được nữa. Cô nói sau hàng nước mắt: "Cả bàn làm việc của tôi cũng bị lục lọi. Tôi cứ tưởng ông tìm cái gì." Janka giận dữ: "Chúng ta tạm dừng một lát và cô hãy bình tĩnh lại. Cô không cần sợ gì cả. Cái đó họ chỉ dành cho tôi thôi."
Ông Bộ trưởng [1] ngừng đọc tốc ký một bài thơ và bảo người thư ký đi ra ngoài. Vì không biết lý do Janka tới nên ông đọc bài thơ đánh máy dở. Sau đó ông nhìn Janka và chờ đợi một lời bình phẩm. Janka không biết nên cười hay phải nổi khùng lên. Nhưng rồi ông nói: "Hôm nay thì thi ca không hợp với tôi. Tôi đang có những mối lo khác."
"Anh đến vì việc của Harich phải không? Tôi không thể nói với anh nhiều hơn là những gì đã có trong báo chí. Đây, anh hãy xem báo chí phương Tây này." Ông Bộ trưởng đẩy một chồng báo trên mặt bàn về phía Janka. "Hay là anh đã biết được điều gì? Không đợi câu trả lời, ông nói tiếp: "Paul Wandel muốn gặp anh. Anh đã gặp ông ấy chưa?"
Janka đặt bản tường trình lên bàn và nói: "Không. Anh đọc bản tường trình này đi. Nó sẽ rút ngắn cuộc nói chuyện của chúng ta. Và sau khi đọc, tôi rất muốn biết câu trả lời của anh về việc tôi có phải từ chức giám đốc nhà xuất bản không." Những ngón tay của Bộ trưởng run lên khi lật những trang giấy. Lúc đọc hết, ông nhìn một cách lúng túng qua mặt bàn. Nhà thơ vốn hùng biện này không tìm được một lời. Cuối cùng ông ta đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Sau một hồi lâu im lặng, ông nói: "Anh cứ để bản tường trình lại đây. Tôi sẽ nói chuyện với Ulbricht hoặc Wollweber."
Janka nói: "Trong thời gian đó tôi sẽ đến luật sư. Ông ta sẽ phát đơn kiện. Hành động cưỡng bức một nhân viên, đột nhập bí mật vào nhà xuất bản mà không có người làm chứng là một việc phi pháp."
Ông Bộ trưởng trả lời: "Bằng cách đó anh sẽ chẳng đạt được điều gì cả. Bộ An ninh Quốc gia có thể làm bất cứ cái gì họ muốn. Tôi quan tâm đến những gì nằm đằng sau đó kia."
Janka trả lời: "Không khó gì mà không đoán được. Anh đã biết đấy, ở nhà xuất bản, chúng tôi thảo luận về tình hình Hungari và Ba Lan, cả về tệ sùng bái cá nhân - cái được coi là không có ở CHDC Đức. Một số người không thích điều đó. Thêm vào đó, với tư cách là người từng lưu vong ở phương Tây, từ lâu tôi đã bị để ý."
Ông Bộ trưởng bình luận: "Liệu việc anh từng ở phương Tây có dính dáng gì đến đấy không thì tôi không biết." Ông ta ngừng nói và không tìm cách gì hơn giúp Janka bình tĩnh lại.
Ở nhà xuất bản, cô thư ký báo cho Janka biết về những cú điện thoại và các lịch tiếp khách. Ai cũng muốn gặp ông. Đưa mắt về cửa phòng làm việc, cô thì thầm: "Bà Harich đang chờ ông." Janka: "Cô biết rằng tôi không muốn khách vào phòng làm việc trước khi tôi cất xong áo khoác." Để thanh minh cho việc làm của mình, cô thư ký kể: "Bà ấy khóc. Tôi không muốn người khác nhìn cảnh ấy." Janka gật đầu: "Bà Harich nào vậy?" Cô trả lời ngắn gọn: "Bà mẹ của Harich."
Người đàn bà ngoài năm mươi gây một ấn tượng phiền muộn. Bà đã phải chịu những những đòn khủng khiếp của số phận. Đầu tiên bà mất chồng. Vì sao ông chết, Janka không bao giờ biết. Vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Susanne Kerkhoff, người chị gái cùng mẹ khác cha của Harich, đã uống thuốc độc tự tử. Nguyên cớ trực tiếp cho hành động hoảng loạn này là chuyện tình. Không ai hiểu được thực chất cuộc tự sát này.
Bà Harich lau nước mắt. Bà hỏi: “Sao người ta bắt con trai tôi?” Janka trả lời: “Tôi không biết. Thế Viện Công tố không đưa ra chứng cớ nào à?” Bà trả lời: “Tất nhiên là có. Họ cho rằng nó có âm mưu lật đổ Ulbricht. Thế nhưng điều vô lý này không ai có thể tin được.” Sau một lát im lặng bà hỏi: “Liệu nhà xuất bản có thể giúp đỡ con trai tôi được không?”
“Chúng tôi sẽ cố gắng.” Sau đó Janka khuyên bà nên tìm gặp những người có thể đạt được nhiều kết quả hơn.
Cay đắng, bà trả lời: “Tôi cũng đã thử rồi. Nhưng nơi nào họ cũng từ chối. Ở Ủy ban Trung ương Đảng tôi còn bị khước từ ngay ở phòng thường trực. Công tố viên Jahnke nói rằng tôi phải tránh các thắc mắc không cần thiết.”
“Thế còn ông thủ trưởng Fritz Erpenbeck của bà thì sao?”, Jahnka hỏi. “Ông ấy và con trai bà có quan hệ tốt với nhau cơ mà.” – “Ông ấy hứa sẽ tiếp tục nhận tôi làm việc.” – “Độ lượng nhỉ!”, Janka chua chát. Ông nói thêm: “Ông ta không còn cách nào hơn ư!” – “Ông ta nói là không thể làm gì được bởi ông ta chẳng biết sự thể ra sao.”
“Thế còn ông Bộ trưởng?”
“Cũng thế”, bà thất vọng trả lời. “Ông ấy không nhấc máy lần nào. Ông ta nhắn qua thư ký rằng tôi phải liên hệ với Viện Công tố. Ông ấy không có thẩm quyền.” Nửa tiếng sau Ysot đến. Cô là vợ cũ của Harich. Trước đây một năm họ đã ly dị. Mặc dù vậy việc ly hôn không dẫn đến đổ vỡ hoàn toàn. Họ có một đứa con gái và đứa con chính là mối dây ràng buộc giữa hai người. Nhưng nguyên nhân chính nằm ở chỗ khác. Brecht có quan hệ tốt từ lâu với Harich. Từ quan hệ này, Ysot có thể tạo cho mình những mối lợi mà không làm ảnh hưởng đến con người Harich đầy tham vọng. Qua mối quan hệ của Brecht với Ysot – Brecht đã nâng đỡ cô thành trợ lý của mình – Harich cảm thấy mình được ve vuốt hơn là bị xúc phạm. Và anh ta kể với mọi người rằng mình đã hòa hoãn một cách êm thấm với Brecht.
Sau khi Brecht qua đời, Ysot vẫn ở lại Đoàn Kịch Berlin. Heli (Helene Weigel), người giờ đây nắm độc quyền lãnh đạo nhà hát, đã điều động Ysot sang bộ phận biên kịch. Đối với dư luận bên ngoài thì qua đó mọi tội lỗi đã được tha thứ.
Và bây giờ Ysot đến gặp Janka theo sự ủy nhiệm của Heli. Cô nói: “Đằng nào thì tôi cũng sẽ đến gặp anh. Anh là người duy nhất có thể giúp được Wolfgang. Heli rất phẫn nộ về việc bắt bớ này.”
“Phẫn nộ chẳng có ích gì. Vấn đề ở chỗ phải làm gì và ai sẽ làm.” Ysot đón ngay câu nói đó: “Cũng vì việc này mà Heli muốn gặp anh. Bà ấy đợi anh chiều nay ở phố Chausseestrasse.”
Janka trở lời cô bằng đúng câu đã nói với mẹ Harich và hứa chiều sẽ tới. Khi kết thúc cuộc nói chuyện, Ysot dặn: “Anh hãy cẩn thận, kẻo họ bắt nốt cả anh đấy. Không có Brecht, chúng ta đã trở nên yếu ớt hơn. Thật đáng tiếc là ông ấy không còn nữa.”
Đang ở phòng đợi là Willi Bredel. Ông ta muốn biết việc gì đã xảy ra. Không để cho Janka kịp nói, ông ta hỏi luôn: “Việc bắt Harich có liên quan gì đến chuyến đi Hamburg phải không? Tôi thấy có nhiều điều đáng ngờ lắm.” “Thế thì anh biết nhiều hơn tôi. Từ đâu mà anh biết được những điều đó?” Câu trả lời của Bredel không rõ ràng. Ông ta nói về một bài bình luận của đài Rias về chuyến đi. Nhưng trong quá trình nói chuyện, Janka biết là tin tức ấy không phải từ Rias.
Janka đưa cho ông ta bản sao bài tường trình cho Bộ trưởng. Sự mất bình tĩnh hiện rõ trên mặt Bredel. Khi cô thư ký mang cà phê vào, ông ta hầu như không bưng cốc vững nữa. Sự việc vừa được thuật lại chắc không phải là cái cớ duy nhất cho sự hoảng hốt. Chắc ông ta đang nghĩ đến bản thân. Quan hệ với những người mà Bộ An ninh Quốc gia để ý sẽ dẫn đến những điều không hay. Không ai có thể biết sẽ có những hậu quả gì từ đó. Trong lúc đó thì điều mà ai cũng biết là vợ chồng ông ta có quan hệ khá mật thiết với Janka. Bredel bắt tay Janka và nói: “Tôi không tin rằng họ sẽ bắt anh.”
Cô thư ký nhận được điện thoại của Ernst Bloch. Nhà triết học đang nổi khùng. Ông chửi rửa và đòi đăng bài phản đối về việc bắt Harich lên tờ Chủ nhật. Janka làm cho ông bình tĩnh lại ít nhiều và họ hẹn là sẽ gặp nhau ngay đêm sau ở Berlin để nói về tất cả mọi chuyện.
Walter Janka với Georg Lukács
tại Nhà xuất bản Xây dựng, 1956
Cú điện thoại
tiếp đó là của Anna Seghers. Bà hỏi:
“Anh có tin tức gì của Georg Lukács không?”
“Không”
“Anh có biết tin tức gì về Harich không?”
“Không”
“Anh có thể bố trí đi ăn cùng với tôi được không? Tôi muốn nói chuyện với anh.”
“Được. Ở đâu và bao giờ?”
“Bây giờ tôi đến Jeane Stern, sau đó chúng ta gặp nhau ở quán Pankow.”
“Mấy giờ?”
“Đúng một giờ.”
“Tôi sẽ đến.”
Sau khi gác máy, ông cho mời Kurt Stern vào. Ông ta ít khi đến nhà xuất bản. Mối quan tâm chính của ông ta là điện ảnh. Chỉ thỉnh thoảng ông mới nhận dịch từ Pháp văn, và thậm chí có những bản dịch khá tốt. Lần này ông đến để đề nghị tuyên truyền về cuốn sách Mạnh hơn đêm tối của mình. Janka kiên nhẫn nghe và hứa sẽ thuyết phục người phụ trách quảng cáo. Sau đó Stern thay đổi đề tài. Ông ta thông báo về một vụ tranh cãi trong Hội Nhà văn. Ở đó người ta không thể nhất trí được với nghị quyết của Ban chấp hành Hội về vấn đề Hungari. Bản nghị quyết này đã thu hẹp động cơ của cuộc đấu tranh ở Hungari vào vai trò phản bội của trí thức. Lukács, Hay và Déry được coi là những kẻ cầm đầu phản cách mạng. Người buộc tội mạnh nhất là Kuba (Kurt Barthel), nhà thơ từng có những bản trường ca ca ngợi Stalin.
“Điều đó không có gì lạ cả.” Janka nói: “Ông ta đã gửi đến chúng tội một bài cho tờ Chủ nhật, trong đó có nói rằng các nhà văn của chúng ta đang bơi lội trong vũng bùn của nhóm Petöfi và chuẩn bị cho một cuộc bạo động phản cách mạng ở CHDC Đức. Tất nhiên chúng tôi sẽ không đăng những điều ngu xuẩn này.”
Stern ngắt lời: “Đúng là người ta đang muốn áp đặt cho chúng tôi thứ lý thuyết này của Kuba. Nhưng bọn tôi sẽ không chịu. Chúng tôi đã làm một dự thảo riêng và hôm nay sẽ lấy biểu quyết. Tôi có thể đọc cho anh nghe không?”
Bản dự thảo toát lên một thái độ cởi mở hơn đối với các diễn biến ở Hungari. “Nếu anh hỏi tôi một cách trực tiếp như vậy thì tôi sẽ trả lời rằng kể cả thái độ của các anh cũng chưa làm cho tôi thỏa mãn hoàn toàn. Tuy nhiên như thế cũng đã là tốt rồi. Nếu cứ để mọi việc như thế thì sẽ chẳng làm được điều gì cả. Đáng tiếc là không thể nói về toàn bộ sự thật. Chỉ còn có khả năng duy nhất là không tuyên truyền cho những điều bịa đặt. Và bản dự thảo các anh đã làm được điều đó.”
Cô thư ký hỏi liệu có thể mang thức ăn vào cho ông được không.
“Không, tôi đã hẹn với bà Seghers.”
Ở cầu thang ông gặp người trưởng phòng quản lý. Mặc dù rất vội, ông ta cũng không để cho ông đi. “Người gác cổng bị đưa đến khoa tâm thần của bệnh viện Charité. Bà vợ ông ta kể lại những điều lẫn lộn không ai hiểu nổi.”
“Anh hãy nói lại với bà ta rằng tôi sẽ lo cho ông ấy. Đến khi tôi quay lại, anh hãy kiếm cho tôi chai rượu vang và một ít cam. Tôi muốn mang theo. Khoảng ba giờ tôi quay trở lại. Một người gác cổng khác phải đảm nhiệm ca đêm.”
Bữa ăn thật tồi. Có thể trạng thái bất an đã làm mất hết cả ngon miệng. Janka hầu như không đụng vào đĩa thức thức ăn. Người hầu bàn có vẻ bực bội về chuyện đó.
Trước tiên Anna Seghers hỏi tại sao ông không đi Budapest để tìm hiểu về Lukács. Ông trả lời: “Tất cả mọi chuyện đã chuẩn bị xong. Nhưng Becher lại bàn với Ulbricht, và ông ta đã đình chỉ chuyến đi.”
“Vì lý do gì?”
“Ulbricht không phải là bạn của Lukács. Ông ta không muốn chúng ta phải liều mình vì Lukács.”
Bất ngờ Anna Seghers hỏi Janka có muốn đi cùng với bà đến Đại sứ quán Liên Xô không. Bà quen với Puschkin. Ông ta đã nhiều lần đề nghị được giúp đỡ nếu có gì cần thiết. Ông ta sẽ không thể dửng dưng với số phận của Harich. Cách đây không lâu hai người đã nói chuyện với nhau.
“Tôi biết, Harich đã kể điều đó. Mặc dù vậy tôi không muốn gặp Puschkin.”
“Tại sao vậy?”
“Bởi vì tôi phải tính trước đến những điều bất ngờ.”
Và bây giờ Janka kể lại những điều xảy ra đêm qua. Ông trở lên xúc động và nói to hơn. Seghers nói: “Những người ở bàn bên cạnh là ai đấy? Họ đang theo dõi chúng ta.”
Sau khi lướt nhìn, Janka nói: “An ninh Quốc gia. Trông mặt họ thì biết.” Chỉ một lát sau, phán đoán này của ông đã được xác nhận. Janka gọi người hầu bàn đến để trả tiền. Khi họ rời quán thì những kẻ theo dõi kia cũng đứng dậy.
Trên đường đến chỗ đỗ xe Anna Seghers nói: “Tôi loại trừ khả năng là họ sẽ đối xử với anh như đối với Harich. Anh là đảng viên đã từ ba mươi năm nay và là một trường hợp kiểu mẫu như chúng ta vẫn thường nói: một công nhân với một bề dày hoạt động quá khứ được tín nhiệm. Anh lại có nhiều bạn bè. Kể cả ngoài CHDC Đức. Gia đình Thomas Mann, Feuchtwanger, Laxness, Frank. Cả Aragon và Fedin sẽ can thiệp cho anh. Thậm chí cả vị bá tước ở München, Johannes von Günther.”
Janka lắc đầu hỏi lại: “Chị tin rằng Ulbricht sẽ để tâm đến điều đó ư?”
Anna Seghers không nói gì. Khi họ chia tay nhau, Janka nói: “Nếu điều xấu nhất mà xảy ra thì đó là lúc các nhà văn phải quyết tâm hơn để đấu tranh cho sự thật.”
Trong khi lái xe ông để ý qua gương hậu những người trong quán ăn đã rời khỏi đó và lên một chiếc BMW màu đen. Ông đã không nhầm. Còn họ có tiếp tục bám theo ông nữa không thì ông không biết. Mà nếu họ có đuổi thì cũng phải mệt với ông. Janka phóng như bay về nhà xuất bản.
Trên bàn có rất nhiều công việc đã được sắp xếp. Lại những đề nghị được gặp gỡ. Tất cả đều khẩn cấp. Janka không quan tâm đến chúng nữa. Có nhiều việc quan trọng hơn. Chỉ người phụ trách quảng cáo là không để mình bị khước từ một cách dễ dàng. Sau khi cánh cửa khép lại, anh nói: “Tôi đến với sự ủy nhiệm của nhiều người trong nhà xuất bản. Chúng tôi không thể ngồi yên được. Chúng tôi muốn biết liệu chúng tôi có thể làm gì giúp ông được?”
“Các anh nghĩ là có thể làm được gì?”
“Tôi có được phép nói thẳng không?”
“Xin mời. Nhưng anh hãy nói nhỏ thôi. Kẻo điện thoại của tôi cũng nghe cùng đấy.”
“Chúng tôi nghĩ rằng ông nên biến đi đâu đó trong một vài ngày.”
Janka chặn ngay: “Anh bạn thân mến, tôi không muốn nghe những phương án kiểu ấy. Anh nhầm rồi. Hành động như vậy là điều một số người đang mong muốn. Không, không thể được.”
“Nhưng chúng tôi có thể làm gì được nếu người ta bắt ông?”
“Chẳng làm được gì cả, anh bạn ạ. Hay là có chứ. Các anh có thể làm được một điều. Thậm chí là một điều rất quý giá. Không tham gia vào các trò vu khống.”
“Bệnh nhân của bệnh viện tâm thần không được tiếp khách nếu không có giấy phép. Ngoài giờ thăm theo quy định thì tuyệt đối không.” Bà y tá trưởng còn nói với qua ô cửa sổ nhỏ bọc lưới sắt: “Ông hãy đến phòng thư ký. Ngày mai. Hôm nay đã quá muộn rồi.”
Những lời cuối cùng, Janka chỉ đoán ra vì cánh cửa bị đóng vội. Nhưng ông không để người ta cho ra rìa một cách dễ dàng thế được. Ông ấn ngón tay vào nút chuông và chỉ rút tay lại khi bà y tá tức giận mở cửa và hùng hổ tiến tới chỗ chỗ ông. Janka mỉm cười và nói: "Bà y tá trưởng, tôi có thẻ, loại mở được tất cả các cánh cửa. Xin mời bà xem!" Không biết từ "thẻ" hay nụ cười đã làm nên được điều kỳ diệu. Với một cái nhìn lướt nhanh qua tấm thẻ, bà ta mở cửa cho ông vào. Và đó là điều may mắn cho Janka. Ông chỉ có thẻ ra vào nhà xuất bản. Ngoài ở đó ra, nó không hề còn giá trị.
Janka chỉ vào làn cam cho bà y tá xem và nói: "Tôi được ủy nhiệm đến gặo ông Linkewicz. Bà đã biết rằng đó là việc gì rồi đấy." Người đàn bà lực lưỡng trả lời bớt gay gắt hơn: "Tôi không biết gì cả. Ông hãy theo tôi.” Chắc chắn bà ta nghĩ rằng người đến thăm là nhân viên của Bộ An ninh Quốc gia. Và đã như vậy thì không thể làm gì ngăn cản nổi.
Câu chuyện với người gác cổng thật buồn. Janka gần như tin rằng ông ta đã mất trí thật. Nỗi sợ hãi dâng lên tận gáy làm chân tay ông ta run bắn lên. Ông ta không thể kể một sự việc nào liên quan đến nhau. Việc thử làm cho ông ta bình tĩnh lại cũng không mang lại kết quả nào. Ông ta tự coi mình như đã ở trong tù. Và lỗi là tại bản tường trình của Janka gửi đến Bộ trưởng.
Trả lời câu hỏi, ông ta đã bị đưa vào đây từ bao giờ và bằng cách nào, người gác cổng nói: “Các đồng chí đã đến ngày hôm qua lại xuất hiện và bảo rằng tôi đang bị ốm và ngay lập tức phải vào viện. Người ta chở tôi đến đây bằng xe cứu thương.”
Sự điên loạn đã vượt qua giới hạn của nó. Janka không còn cách nào khác ngoài việc hứa với người đàn ông tội nghiệp rằng ông ta sắp được về nhà. Nhưng ông ta không còn nghe thấy gì. Đầu óc trống rỗng, ông ta nhìn chằm chằm những quả cam, dường như chúng là một điềm gở mới, một cái gì đó không được phép. Sau đó ông cầm tay của Janka và giữ chặt nó mãi. Ông ta khóc như một đứa trẻ.
Quyết định sẽ phanh phui tất cả, không nhân nhượng bất cứ ai, Janka đến gặp Helene Weigel. Ở phố Chausseestrasse, người phục vụ dẫn ông đến phòng ngủ của nữ diễn viên này. Theo thói quen, bà Weigel đang nằm nghỉ trưa trên chiếc giường mang dáng dấp một đạo cụ sân khấu. Sách, bản thảo và báo chí đặt đầy trên hai chiếc bàn được kéo vào sát giường. Trên tường là những giá sách đầy ắp và chiếc tủ đựng quần áo. Những chiếc ghế bành bất tiện cũng làm liên tưởng đến đạo cụ sân khấu nằm lung tung quanh nhà. Sàn gỗ được trải thảm kín kêu cót két. Sau khi chè và bánh ngọt được mang đến và một trợ lý của Weigel tạm biệt ra về, họ không còn bị ai quấy rầy nữa.
Khác với những nhân vật nổi tiếng khác thường vẫn làm như họ không hay biết điều gì, bà nắm được khá đầy đủ các tin tức. Cả Brecht cũng vậy. Cái chính không phải là ông có bạn bè khắp nơi và vì vậy luôn có đầy đủ các tin tức. Nếu chỉ cần lợi thế này thì nhiều người khác còn có những nguồn tin chính xác hơn. Brecht dũng cảm hơn trong việc tìm hiểu về những gì xảy ra. Và điều này cũng đúng với vợ ông.
Vừa rót trà, bà vừa nói không cần quanh co: “Việc làm bẩn thỉu với Harich là sự quay ngược trở lại thời kỳ đen tối nhất. Người ta không được phép chấp nhận mà không phản kháng.”
Janka hỏi: “Thế chị hình dung sự phản kháng phải như thế nào?”
“Sau đại hội Đảng lần thứ XX, Brecht nói rằng nếu những sự kiện như vậy lặp lại, người ta phải tổ chức cho công nhân đình công. Đó là khả năng duy nhất để chống lại sự khủng bố của chế độ quan liêu một cách có hiệu quả.” Ngừng một lát, bà nói thêm: “Anh hãy cho nhà xuất bản tổ chức đình công. Hẳn là người ta sẽ ủng hộ anh. Lúc này chúng ta đang cần có một thí dụ.”
“Heli, tôi hiểu điều Brecht nói. Và cả hai chúng ta đều biết rằng ông hình dung như thế nào về việc cần phải làm. Nhưng Brecht không còn nữa.” "Đó không phải là nguyên nhân để không theo đuổi những ý tưởng của ông ấy."
"Đúng thế. Nhưng chúng ta phải tránh đưa ra những kết luận ấu trĩ. Chắc chắn không bao giờ Brecht tin rằng với một cuộc bãi công của hai trăm nhân viên nhà xuất bản, chúng ta lại có thể đạt được kết quả dù là nhỏ nhất nào đấy. Ông ấy sẽ cười nếu chúng ta hành động hấp tấp như vậy. Khi nói đến bãi công, ông nghĩ đến những người công nhân trong các nhà máy lớn, và ở đó Brecht có thể dựa vào tư tưởng của Lenin." Một lát, Janka nói tiếp: "Đề nghị của chị rất có ý nghĩa nếu nó được đặt ra với Giám đốc của Liên hợp Leuna…"
Khi Janka về, Heli nói: "Nghịch lý của chúng ta là sự bất lực của những người công nhân."
Janka cắt ngang: "Không phải. Đó là sự cách biệt giữa những người trí thức và công nhân."
Bà đứng lên tiễn ông ra cửa. "Anh nói đúng. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta đã phải phản kháng. Chính chúng ta, những người nghệ sĩ, phải làm một điều gì đó."
Ba tiếng đồng hồ sau bà đã lại đứng trên sân khấu. Đoàn kịch Berlin diễn vở Người mẹ dũng cảm.
Một chiếc Mercedes với biển số Tây Berlin đỗ trước cửa nhà xuất bản. Janka biết ngay ai đang chờ: đó là người lái xe từ Tây Berlin của Johannes R. Becher. Để tránh những người khách khác đã chờ sẵn trong phòng, ông đi đến nhà ăn. Qua điện thoại, ông đề nghị thư ký dẫn người lái xe từ Berlin xuống nhà ăn.
Trong lúc người khách còn đang nói chuyện thì người trưởng phòng quản lý đến với vẻ lo lắng: "Vừa có mấy người đàn ông vào nhà xuất bản. Trong họ rất kỳ cục."
“Tại sao lại kỳ cục. Họ là người ngoại quốc à?"
"Không. Họ đều mặc áo măng-tô da. Người gác cổng bị đẩy sang một bên khi định kiểm tra giấy tờ."
Giữa cầu thang, những người đàn ông mặc áo măng-tô da đi một cách hấp tấp về hướng Janka. Sau họ vài bậc cầu thang là một nữ cộng tác viên của báo Chủ nhật.
"Đi theo chúng tôi!”. Đấy là tất cả những gì mà họ nói. Họ không chờ đợi một phản ứng gì của Janka. Hai người đàn ông kẹp ông vào giữa và đẩy lên cầu thang. Người đi trước mở mạnh cửa phòng của Janka, người kia đẩy ông vào.
Ở phòng ngoài, Janka nhìn thấy nhiều khách đang chờ. Trong đó có một người bạn từ Paris mà Aragon cử tới. Nhà phê bình nghệ thuật Maurice Pianzola từ Thụy Sĩ cũng có mặt mà không báo trước. Ông đến vì tác phẩm Nông dân và nghệ thuật của ông sắp được in ở Nhà xuất bản Xây dựng. Thấy các sự việc xảy ra trong phòng đợi, ông ta gần như chạy trốn khỏi nhà xuất bản. Năm năm sau tác phẩm này được in ở nhà xuất bản Henschel.
Cả Phó Tổng biên tập của báo Chủ nhật cũng đang chờ ông. Người nữ thư ký đứng bên cạnh bàn viết. Cô không nói lời nào. Để tạo điều kiện cho Janka chạy trốn, cô đã không nói với các nhân viên an ninh rằng ông ta đang ở nhà ăn. Về sau, người nữ cộng tác viên của báo Chủ nhật đã báo tin này với những người đàn ông mặc áo măng-tô da.
Sau khi đóng cửa, một người đàn ông đứng chắn giữa Janka và chiếc bàn viết. Hầu như không hề máy môi, y nói với vẻ khinh iệt: "Ông đã bị bắt."
Đúng lúc ấy chuông điện thoại reo. Khi Janka định nhấc máy thì người đàn ông khác đặt tay chặn lên máy và nói: "Không điện thoại điện thiếc gì nữa. Mặc áo vào và đi cùng chúng tôi." Janka nhìn họ: "Giấy tờ của các ông đâu?"
Im lặng, hai người chìa thẻ ra. Janka không được cầm. Họ chỉ chìa ra cho ông được nhìn thấy. Không nghi ngờ gì nữa. Thẻ hoàn toàn thứ thiệt. Thứ thiệt như những chiếc măng-tô làm bằng da bò loại tốt.
"Còn lệnh bắt đầu?"
Lại im lặng, người đàn ông đã chặn tay lên máy điện thoại dùng bàn tay còn lại lấy từ túi ra một tờ giấy cỡ bưu thiếp bị nhàu nát, trên đó in đậm: "Lệnh bắt". Đằng sau có chữ "lí do" có mấy dòng đánh máy: "Lãnh đạo một nhóm chống lại nhà nước với mục đích lật đổ chính phủ của Otto Grotewohl, Walter Ulbricht và Johannes Diekmann, dùng bạo lực loại bỏ Bộ Chính trị Đảng XHCNTN Đức dưới sự lãnh đạo của Walter Ulbricht, Otto Grotewohl, Karl Schirdewan và Hermann Matern."
Chuông điện thoại lại reo. Lại một lần nữa Janka không được nhấc ông nghe. Người nữ thư ký bước vào phòng: “Bộ trưởng muốn nói chuyện với ông."
Janka nói với những người đàn ông: "Các ông cấm tôi nói chuyện với Bộ trưởng à?"
"Ông không được nói chuyện với ai cả."
Janka quay sang nói với người thư ký: "Chị Bernhard, tôi bị bắt rồi. Chị hãy hỏi Bộ trưởng xem ông ta có thể đến Nhà xuất bản vài phút được không. Tôi muốn nói với ông ta trước sự có mặt của những người đàn ông này. Và sau đó nhờ chị báo tin cho vợ tôi."
Người đàn ông to bành tiến tới người nữ thư ký với dáng dọa dẫm: "Bà không được làm gì cả và bà không được báo cho ai cả. Rõ chưa? Và bây giờ bà hãy đi ra khỏi phòng!"
Janka cắt đứt người đàn ông hỗn xược: "Ông hãy tự giới hạn vào nhiệm vụ của ông thì tốt hơn. Ông không có quyền ra lệnh như vậy cho thư ký của tôi. Chị Bernhard, chị hãy cứ làm những gì mà tôi bảo." Và mọi việc xảy ra như thế, rất khó chịu đối với những nhân viên an ninh. Chỉ một phút sau, cô đã quay trở lại: "Bộ trưởng hỏi liệu các ông có phản đối sự có mặt của ông ấy không?"
"Bà hãy báo với đồng chí Bộ trưởng rằng chúng tôi không mong sự có mặt của ông ấy ở đây." Một người hướng sang Janka và nói với giọng ra lệnh: “Nào, đi! Ông nên hiểu rằng nếu chạy trốn chúng tôi sẽ bắn." Để nhấn mạnh điều vừa nói, cả hai đều chỉ vào các khẩu súng ngắn nằm trong túi áo khoác.
Janka trả lời: "Cho dù tôi không tin các ông về bất cứ điều gì, riêng điều này tôi biết các ông đã nói sự thật."
Trước khi rời phòng, một người đàn ông mở cửa sổ ra và dùng đèn pin ra hiệu cho những chiếc ô tô đậu ở dưới đường.
Ở phòng ngoài, Janka gật đầu chào người nữ thư ký. Ông không được phép bắt tay cô. Ông nói với khách đang chờ: "Thật đáng tiếc, song các ông các bà đã nhìn thấy cái gì xảy ra rồi đấy." Ông không nói gì được hơn nữa. Có ai đó đẩy vào lưng. Ông đã đứng ở phía ngoài.
Trên cầu thang xuất hiện nhiều cán bộ trong nhà xuất bản. Tất cả các biên tập viên đều có mặt. Họ chia tay một cách lặng lẽ với thủ trưởng của mình. Không thể không nhận thấy sự phẫn nộ của họ đối với những người đàn ông đang áp tải Janka. Trước khi bị đẩy ra ngoài, ông phải xắn ống áo lên để cho hai tay vào còng. Một biên tập viên tiến tới định nói điều gì đó mà không được. Những người đàn ông đã đẩy anh ta trở lại.
Trên phố đã đậu sẵn những chiếc xe hòm màu đen. Chúng làm thành một đoàn xe chở Janka đến nhà tù. Đoàn xe phóng nhanh qua chợ Noel và quảng trường Marx - Engels. Đến quảng trường Alexander chúng dừng lại, sau đó ngoặt vào đại lộ Lenin. Trời mưa như trút nước. Nhiều người vừa đi làm về. Ánh sáng mờ đục tạo ra một bầu không khí ngột ngạt. Chiếc ô tô phóng qua những vũng nước làm bắn vào người đi đường. Nhưng người lái xe không hề để tâm đến chuyện đó.
Không khí trong xe đến gần như ngạt thở. Những người đàn ông bốc mồ hôi dưới lần áo măng tô. Hơi nước đọng trên kính xe làm người lái phải luôn luôn lau.
Đến bến tàu điện cuối cùng, chiếc xe ô tô sẽ sang phải. Đoàn xe đỗ sau một cột chắn đường sơn màu đỏ trắng. Chiếc xe chở Janka vẫn tiếp tục chạy. Hai bên đường là biệt thự, chắc dành cho sĩ quan cao cấp. Đằng sau là những dãy nhà lắp ghép có lẽ dành cho sĩ quan cấp thấp hơn. Tất cả đều được canh gác cẩn mật.
Cuối khu nhà ở rộng lớn là một bức tường bê tông cao. Cổng đóng lại ngay sau khi xe phóng qua. Sau khi rẽ phải qua tòa nhà chính, chiếc xe ngoặt sang trái. Qua nốt một chiếc cổng nữa là kết thúc chuyến đi. Trong khi chạy vào, thành xe bị quệt vào cánh cổng. Vè xe phía trước bị gẫy. Trên chiếc sân nhỏ đã có những người mặc quân phục chờ sẵn. Tất cả đều im lặng. Đường đi được chỉ bằng cách ra hiệu. Phía trái một nhà khi có một cầu thang dẫn lên trên.
Trước kia chiếc nhà kho này được sử dụng vào những mục đích tốt đẹp hơn. Hàng triệu tấn bơ, pho-mát và hàng triệu quả trứng được xuất và nhập tại đây. Hãng Bolle có cả một nhà ướp lạnh và kho chứa ở Đức. Trong một căn phòng lớn có nhiều cửa và hành lang dẫn ra ngoài, Janka phải dừng lại. Ánh điện sáng trưng. Trên tường là một bức chân dung Stalin to hết cỡ, Janka chưa bao giờ thấy một Stalin như vậy. Đã chết ba năm và mặc dù bị Khrushchev nguyền rủa do các biện pháp khủng bố cực kỳ dã man của ông ta, Stalin vẫn còn chỗ trên bức tường này. Ở bên ngoài, các thứ chân dung, tượng và các trước tác của Stalin bị xếp xó từ lâu. Thâm chí cả Học viện Marx-Engels-Lenin-Stalin cũng đã bị đổi tên. Chỉ có ở đây, tất cả đều như cũ.
Cặp mắt đa nghi, hàng ria mép đen to hơn cả cái chổi xể, mái tóc hớt ngắn, nét mặt khắc nghiệt, trán thấp, tất cả làm cho bức chân dung mang một vẻ ma quái. Ở chỗ này, bức chân dung của ông ta vẫn còn có ý nghĩa. Linh hồn ông ta nhất định còn quanh quẩn đâu đấy. Theo ý chí của ông ta mà nhà ướp lạnh đã ngừng hoạt động. Không có di sản của ông ta, không thể có cái nhà tù này.
Janka muốn nhìn sang hướng khác. Ông không được phép. Một người đàn ông ra lệnh: "Đứng im! Nhìn vào tường!" Khi Janka cúi đầu để khỏi nhìn vào tấm chân dung, thì một người khác tiến đến nói với giọng giễu cợt: "Ngẩng cao đầu lên!" Tuy không thấy mặt, nhưng qua giọng nói, Janka vẫn nhận ra đó là một "người quen cũ".
Sau khi Janka nhìn chán chê chân dung Stalin, một sĩ quan tiến tới tháo còng rồi ra lệnh: "Cởi quần áo ra!"
Không có cách nào khác cả Janka đành phải cởi quần áo ra và đặt mọi thứ xuống đất.
"Cởi hết ra, kể cả bít tất". Một người khác lấy chỗ quần áo đem sang phòng bên cạnh.
Bây giờ Janka đang trần truồng như nhộng trước Stalin. Một sĩ quan chỉ vào khuỷu tay ông và nói: "Đồng hồ."
Một trung úy với chiếc đèn pin trong tay tiến tới ra lệnh: "Há miệng ra!". Janka há miệng và để cho soi đến tận cổ họng. "Nhấc tay lên!". Hai bên nách ông đều bị soi và nhìn kỹ bằng một kính lúp.
Sự phẫn nộ của Janka đã lên đến mức vô hạn. Mặc dù không có ý định nói bất cứ lời nói nào với những người này, ông hỏi: "Ai cho phép các ông đối xử với tôi như một kẻ du thủ du thực?”
Người sĩ quan đang cầm chiếc đồng hồ trên tay tiến tới, nhìn vào mặt Janka và nói: "Ở đây chỉ có chúng tôi đặt câu hỏi, rõ chưa?”
Janka im lặng không nhìn hắn.
Sau một giây hắn lại hỏi: "Rõ chưa?"
Janka nhìn nhanh hắn và trả lời: "Tôi không điếc."
Nhưng các thủ tục vẫn chưa xong. Người trung úy với chiếc đèn pin trong tay nói: "Cúi xuống! Thấp hơn nữa! Dùng hai tay kéo mông ra!"
Thế thì quá lắm. Janka đứng thẳng dậy và lặng yên. Ông không phản ứng gì nữa.
Người sĩ quan nói sau khi nhìn Janka một hồi lâu: "Quả là có nặng tai, đúng không?"
Janka không trả lời.
Hắn nhắc lại: "Tôi bảo, quả là có nặng tai hử?"
Bây giờ thì Janka không thể không trả lời. Ông đáp lại: "Không! Chưa đâu, thưa ngài."
Đúng lúc ấy, người đàn ông đã mang quần áo quay đi trở lại. Hắn vứt đống quần áo xuống đất và nói một cách xấc xược: "Thưa 'ngài trung úy’ đi. Ông đang nói với một trung úy. Hay nhớ lấy điều đó!" Sau đó hắn lùi lại.
Ngài trung úy hẳn phải cảm thấy trơ trẽn. Y không nói lời nào nữa và đi mất. Những người xúm quanh cũng mất dịp để ngắm lỗ hậu môn của Janka.
Người trưởng nhóm gác vừa vứt đống quần áo xuống đất nói với giọng ra lệnh: "Cầm lấy đồ và đi theo tôi!"
Janka đặt quần áo lên tay, thọc chân vào đôi giày không còn dây buộc nữa. Cách đấy mười mét, Janka bị nhốt vào xà lim. Nó chỉ đủ dài để vừa kê một cái phản gỗ. Cạnh chiếc phản là lối đi rộng khoảng nửa mét. Góc trong có một thùng sắt dùng làm cầu tiêu. Ngoài ra không còn gì nữa. Không cửa sổ, không lò sưởi. Phía trên cửa tù mù sáng một bóng đèn bọc trong lưới sắt.
Janka bắt đầu mặc quần áo. Ngoài chiếc khăn mùi xoa, mọi thứ đồ đạc đều bị lột hết. Kể cả cà-vạt, dây thắt lưng, áo khoác, khăn quàng cổ. Nhiều chỗ lớp vải lót bị rạch ra. Người ta tìm cái gì ở đây quả là một điều bí ẩn. Janka không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Cánh cửa bị mở mạnh. Người trung úy với chiếc đèn pin lại hiện ra trước cửa và gằn giọng: "Đi!"
Cuối hành lang, lại có một cửa có song sắt. Janka để ý thấy một đèn hiệu màu đỏ. Từ bây giờ đèn trên tất cả các cửa sẽ bật mầu đỏ nếu ông được áp giải qua, và khi ông đã lại bị nhốt vào xà lim thì đèn mới trở lại màu xanh lá cây.
Sau cánh cửa là một đống chăn và đệm giường. Sau khi đóng chặt cửa, viên trung úy có hai người gác đi kèm ra lệnh: "Đem theo hai cái chăn! Và một cái đệm nữa!" Sau khi nhấc tấm chăn và đệm lên vai, Janka cảm giác thấy một mùi mục nát. Ông phải đi trên một cầu thang đá dẫn xuống dưới. Ba mươi bậc hoặc nhiều hơn. Với một bậc xuống, không khí càng thêm khó chịu. Qua một cửa có song sắt nặng nề, ông bị đẩy xuống tầng hầm. Không khí lạnh ẩm ướt bao quanh. Một thế giới ma quái như ở dưới địa ngục.
Cứ ba đến bốn mét, lại có một cửa sắt. Lối đi rộng khoảng năm mét. Hai bên có những tấm thảm trải dọc đã rách nát. Tưởng rằng phải đi trên đấy, Janka bước hai bước. Ngay lập tức người lính canh đẩy ông lại và rít lên: "Điên!"
Janka hiểu rằng tù nhân không được bước lên đấy. Ông phải đi giữa hành lang, bước lên trên những hòn đá. Ông rất bực mình là đã không làm như vậy ngay từ đầu. Ở đây không có gì chung đụng cả. Thảm ở hai bên đường là dành cho lính gác. Với đường đi đấy họ có thể đến quan sát tù nhân mà không gây ra tiếng động.
Người trung úy mở chiếc cửa thứ năm bên trái. Y hất hàm ra hiệu cho Janka bước vào. Chiếc phòng rộng bốn bước, dài năm bước. Trong phòng không có gì cả. Không vòi nước, không khăn tay, không chậu rửa, không cốc. Không cửa sổ, không lò sưởi, không lỗ thông hơi. Cả ở trong xà lim, sàn cũng được lát bằng gạch.
Janka đang ngồi trên tấm phản gỗ thì cửa kẹt mở.
Một người lính trẻ trong bộ quân phục màu xám nhìn ông giận dữ và nói "Ra!"
Qua những lối đi như trong trận đồ bát quái, người lính dẫn ông vào buổi hỏi cung đầu tiên. Lúc đó khoảng 20h. Đây là người lính ngày ngày hai lần dẫn ông đi và sau cuộc hỏi cung sẽ dẫn ông trở lại xà lim. "Ra!" là từ duy nhất mà anh có được trên cửa miệng.
Phải còn một vài cánh cửa sắt được mở ra đóng vào nữa. Sau đó người lính dẫn ông vào tầng một. Trên một hành lang dài với những cánh cửa nâu hai bên, anh ta ra hiệu bằng chùm chìa khóa cho Janka đứng lại. Anh ta gõ vào một cánh cửa, báo cáo qua một khe nhỏ, rồi đẩy Janka vào phòng.
Đằng sau chiếc bàn gỗ là một người đàn ông mặc thường phục trạc ba mươi tuổi với gương mặt tái xám, lưng quay về phía cửa sổ. Trước bàn giấy là ba người đàn ông cùng trạc lứa tuổi. Cả bốn đều đang hút thuốc. Cạnh chiếc bàn là một người đàn ông hai má chảy xệ, mặc áo khoác len, hai tay xọc vào nách. Janka nhận ra ngay đấy là "người quen cũ" [2] đã chờ ông trong gian phòng lớn và nói "Ngẩng đầu lên!" trước bức chân dung Stalin.
Người lính được ra hiệu đi ra ngoài. Janka vẫn đứng bên cạnh cửa. Không ai nói gì. Họ chỉ nhìn ông, làm như Janka là một bóng ma. Sau đó, "người quen" tiến lại gần và hỏi:
"Ông biết tại sao ông lại đến đây chứ?"
"Không."
"Ông không đọc lệnh bắt à?"
"Có."
"Thế thì ông phải biết nguyên nhân chứ?"
"Tôi đã nói là không."
"Tại sao lại không, trong lệnh bắt có đề lý do cơ mà?"
"Trên tờ giấy mà ông gọi là lệnh bắt chỉ có những điều vu khống."
"Sao… Vu khống… Vậy… ai là người vu khống?"
"Câu hỏi này chỉ có ông mới trả lời được."
"Người quen" đi trở lại sau chiếc bàn, thả mình xuống ghế bành, cắm một điếu thuốc lá vào miệng và ra lệnh: "Bắt đầu!"
Người đàn ông ngồi sau chiếc bàn giấy dùng bút chỉ vào góc cạnh cửa: "Ghế kia. Ngồi xuống!"
Janka nhìn thấy chiếc ghế đẩu, ngồi xuống và bắt tréo chân. Ông còn có thể làm được gì hơn nữa.
Lại mấy phút nữa trôi qua cho đến khi người đàn ông ngồi cạnh bàn giấy mà từ giở trở đi trong suốt tám tháng trời ngày nào ông cũng nhìn thấy, nói với ông: "Ông đã cùng với những kẻ khác đưa ra một cương lĩnh để chống đối chế độ. Qua đó ông muốn lật đổ chính phủ CHDC Đức và Bộ Chính trị của Đảng XHCHTN Đức. Đúng không?"
"Cái mà ông nói thật nực cười."
"Tại sao nực cười?"
"Bởi tôi không sao hình dung nổi một chính phủ lại có thể bị lật đổ bởi một bản cương lĩnh. Và một Bộ Chính trị còn có giá trị nào nữa nếu nó bị một bản cương lĩnh lật đổ. Sự khẳng định của ông quả là nực cười. Vả lại tôi không hề có một thứ cương lĩnh nào cả."
"Mục đích nhóm của ông là làm một cuộc phản cách mạng để thiết lập lại chế độ tư bản. Ông hãy chỉ tên những người trong nhóm chống đối nhà nước của ông."
"Tôi đã nói rồi, tôi sẽ không trả lời về những sự vu khống."
"Người quen" nói qua khói thuốc lá: "Ông nên biết hoàn cảnh của ông và sự kiên nhẫn có hạn của chúng tôi. Đừng làm ra vẻ người hùng. Ở đây chúng tôi đã bẻ gẫy cả những kẻ hoàn toàn khác." "Tôi biết điều đó."
"Vậy thì ông gọi cái gì là vu khống?"
"Những lời buộc tội của các ông."
"Ông dám chối rằng, Harich dưới sự chỉ đạo của ông đã hoàn thành một cương lĩnh chống đối chế độ? Rằng ông đã tìm cách gây sức ép với Đảng để đăng cương lĩnh này lên tạp chí Thống nhất, cơ quan lí luận của Trung ương Đảng? Và nếu không làm được điều đó, ông sẽ cho phổ biến nó qua đài Rias?"
"Cái đó ông phải hỏi Harich. Các ông đã có Harich trong tay tám ngày rồi."
"Ông đã yêu cầu Harich viết một bản cương lĩnh?"
"Không!"
"Ông đã thảo luận với Harich về các vấn đề chính trị?"
"Chắc ông sẽ không ngạc nhiên nếu tôi trả lời rằng tôi đã không chỉ thảo luận với Harich. Thói quen của tôi là nói chuyện với tất cả mọi người và bày tỏ quan điểm của mình."
"Ông đã bày tỏ quan điểm nào trong các tháng gần đây?"
"Tôi không có nguyện vọng trình bày với ông về các quan điểm của tôi."
"Nhưng ông có quan điểm và đã bày tỏ nó?"
"Tôi có quan điểm của tôi và không bao giờ thiếu lòng dũng cảm để bày tỏ nó cả."
"Vậy thì tại sao ở đây ông lại hèn nhát không dám làm chuyện đó?"
"Bởi tôi biết thủ đoạn của ông. Chúng ta không phải gặp nhau mới lần đầu. Ngoài ra tôi không có ý định thuyết phục những người như ông."
"Người quen" bật dậy, vứt mẩu thuốc lá đi và tiến lên một bước. Hắn tức giận hét vào mặt Janka: "Ông muốn xóa bỏ Bộ An ninh Quốc gia. Ông chối điều đó à?"
"Nói thế hơi quá. Tôi chỉ muốn thay đổi nó, nếu như tôi làm được điều đó. Tôi sẽ không dùng nó để chống lại Đảng và các đồng chí của mình."
"Đừng nhăng cuội. Ông muốn làm một cuộc phản cánh mạng. Như ở Hungari. Ở đó là nhóm Petöfi, còn ở đây là Nhà xuất bản Xây dựng. Ông đừng mong chối cãi điều đó."
Janka lấy sống tay lau nước bọt văng trên mặt và nói: "Xin ông hay lùi lại một bước. Tôi không hài lòng chút nào một khi bị người ta bắn nước bọt vào mặt."
Janka biết điều này đã biến người đàn ông đầy quyền uy trở thành lố bịch trước cấp dưới. Và y sẽ không bao giờ tha thứ cho Janka. Song ông không quan tâm đến chuyện đó. Ông không còn coi "người quen" từ dạo Tây Ban Nha là đồng chí của mình nữa.
Kẻ đầy quyền uy mất tự chủ và hét vào mặt Janka những lời buộc tội kinh khủng nhất. Nào là tay chân của đài Rias, là điệp viên của văn phòng phía Đông của của Đảng Xã hội Dân chủ Đức, nào là việc tổ chức phản cách mạng rồi dự định lật đổi Ulbricht và nhảy vào thế chỗ…
Vì Janka không nói gì cả, y trở lại bình tĩnh dần. Nhận thấy những điều vô nghĩa ấy không mang lại hiệu quả nào, y chuyển sang trò khác. Y kêu gọi lương tâm của Janka: "Là một người cộng sản lâu năm và từng chiến đấu ở Tây Ban Nha, anh phải cảm thấy có trách nhiệm của mình. Bây giờ vẫn chưa muộn để làm lại tất cả. Hãy giúp đỡ cho Đảng. Việc phát hiện âm mưu này cũng nằm trong lợi ích của anh. Rồi anh sẽ phải cám ơn rằng chúng tôi đã kéo anh ra khỏi miệng vực. Phúc lớn kể cả cho anh là Bộ An ninh Quốc gia đã hành động kịp thời..."
Khi y ngừng nói, Janka đáp lại: "Tôi không nghi ngờ về sự may mắn của ông. Và càng không nghi ngờ gì về sự mẫn cán của ông. Tôi biết là ông đã bao nhiêu lần chứng tỏ được khả năng của mình. Ngay cả những người cộng sản lão thành như Paul Merker cũng bị ông biến thành một kẻ gián điệp. Tôi không lạ gì trò chơi của ông đối với tôi. Cái đó ông đã muốn từ lâu rồi mà chưa làm được. Và bây giờ thời cơ đã đến. Ông cần có tiếng gào thét về một cuộc phản cách mạng. Tôi không cần tiếng gào này. Và tôi cam đoan với ông rằng với tôi cả lần này ông cũng sẽ không gặp may."
Quá sức chịu đựng, y dùng tay trái túm cổ áo Janka, tay phải nắm lại thành quả đấm. Janka tin chắc rằng y sẽ đấm vào mặt ông. Ông thẳng người dậy và nói: "Ông hay bỏ áo tôi ra. Ông đã biết dọa nạt đối với tôi là vô ích."
Hai người hỏi cung tới giờ vẫn chưa nói câu nào tiến tới đứng sát vào thủ trưởng của mình Người đàn ông đầy quyền uy đột nhiên làm một cử chỉ tuyệt vọng. Y giận dữ đẩy Janka vào một góc rồi bỏ đi. Cánh cửa bị đập mạnh. Nhưng người hỏi cung dùng thời gian còn lại trong đêm hỏi về bản cương lĩnh mà theo họ là Harich đã viết dưới sự chỉ đạo của ông. Nhưng bởi vì Janka không hề ủy nhiệm cho ai viết và cũng chưa hề đọc một bản cương lĩnh nào như vậy nên giả sử ông có muốn chăng nữa cũng không thể nào trả lời được. Ông chỉ biết rằng Harich muốn đăng một bài báo lên tờ Thống nhất và sau khi đọc nó xong, Janka sẽ phải nói ý kiến của mình. Điều đó không xảy ra là do lỗi của An ninh Quốc gia. Họ đã bắt Harich trước khi Janka có thể đọc được bài báo.
nửa đêm người đại úy phụ trách nhóm điều tra vụ Harich - Janka đến. Sau khi đưa ra một ám chỉ về trí tuệ của Janka anh ta nhận câu trả lời: "Về trí tuệ của tôi hẳn là ông đã có lý. Một chút từ đó cũng sẽ có ích cho ông. Mật vụ của các ông đã làm việc không được tốt lắm. Nếu không thì các ông đã để cho Harich tự do, đến khi anh ta đưa cho tôi bản 'cương lĩnh phản cách mạng’. Lúc đó những lời buộc tội của các ông sẽ có cơ sở hơn. Nhưng đây không phải là công việc của tôi. Và tôi cũng không chịu trách nhiệm đối với những gì mà người khác viết. Còn nếu những cộng tác viên của tôi đưa bài cho tôi đọc và yêu cầu nhận xét thì việc đó không liên quan gì đến các ông cả. Khẳng định rằng tôi là lãnh đạo một nhóm phản cách mạng là một điều bịa đặt trắng trợn. Tôi là một người làm nghề xuất bản, là lãnh đạo nhà xuất bản văn học lớn nhất của CHDC Đức. Trong công việc này tôi luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các tác giả, dịch giả và các công tác viên tự do. Và tất nhiên là tôi có ảnh hưởng đến họ."
Người đại úy cười: "Và tất nhiên là để chống lại đường lối của Đảng. Chúng tôi đã rộng lượng quá nhiều rồi. Ông đã hoạt động chống đối bí mật. Vì vậy mà ông phải ngồi ở đây."
Vào những giờ phút cuối cùng của buổi tối, họ đã hoàn tất biên bản hỏi cung. Nó dài khoảng mười trang. Kể cả người hỏi cung có bộ mặt tái xám cũng ký tên. Y ký sau Janka để ông không biết được tên mình.
Gần 6 giờ sáng, người lính trẻ dẫn Janka trở lại xà lim. Những người gác tù đang chia bữa sáng cho tù nhân. Khi Janka đi qua, họ phải ngừng làm việc. Các cửa phòng không được phép mở.
Janka vừa bị nhốt vào xà lim một chút thì cánh cửa lại mở. Một người gác tù đưa một lát bánh mỳ và một bát nhôm có dựng một thứ nước súp màu đen. Trước khi đóng cửa, anh ta nói: "Bây giờ ông có thể ngủ."
Bánh mỳ và cốc súp Janka để cạnh cửa. Ông đã quá kiệt sức để có thể ăn uống được bất cứ chút gì. Mặc cho tiếng cửa ngoài hành lang đóng mạnh, mặc cho cơn đau đầu dữ dội, ông đã thiếp đi. Mùi bốc ra từ chiếc chăn, ánh sáng ngoài cửa đều không ngăn được giấc ngủ.
“Không”
“Anh có biết tin tức gì về Harich không?”
“Không”
“Anh có thể bố trí đi ăn cùng với tôi được không? Tôi muốn nói chuyện với anh.”
“Được. Ở đâu và bao giờ?”
“Bây giờ tôi đến Jeane Stern, sau đó chúng ta gặp nhau ở quán Pankow.”
“Mấy giờ?”
“Đúng một giờ.”
“Tôi sẽ đến.”
Sau khi gác máy, ông cho mời Kurt Stern vào. Ông ta ít khi đến nhà xuất bản. Mối quan tâm chính của ông ta là điện ảnh. Chỉ thỉnh thoảng ông mới nhận dịch từ Pháp văn, và thậm chí có những bản dịch khá tốt. Lần này ông đến để đề nghị tuyên truyền về cuốn sách Mạnh hơn đêm tối của mình. Janka kiên nhẫn nghe và hứa sẽ thuyết phục người phụ trách quảng cáo. Sau đó Stern thay đổi đề tài. Ông ta thông báo về một vụ tranh cãi trong Hội Nhà văn. Ở đó người ta không thể nhất trí được với nghị quyết của Ban chấp hành Hội về vấn đề Hungari. Bản nghị quyết này đã thu hẹp động cơ của cuộc đấu tranh ở Hungari vào vai trò phản bội của trí thức. Lukács, Hay và Déry được coi là những kẻ cầm đầu phản cách mạng. Người buộc tội mạnh nhất là Kuba (Kurt Barthel), nhà thơ từng có những bản trường ca ca ngợi Stalin.
“Điều đó không có gì lạ cả.” Janka nói: “Ông ta đã gửi đến chúng tội một bài cho tờ Chủ nhật, trong đó có nói rằng các nhà văn của chúng ta đang bơi lội trong vũng bùn của nhóm Petöfi và chuẩn bị cho một cuộc bạo động phản cách mạng ở CHDC Đức. Tất nhiên chúng tôi sẽ không đăng những điều ngu xuẩn này.”
Stern ngắt lời: “Đúng là người ta đang muốn áp đặt cho chúng tôi thứ lý thuyết này của Kuba. Nhưng bọn tôi sẽ không chịu. Chúng tôi đã làm một dự thảo riêng và hôm nay sẽ lấy biểu quyết. Tôi có thể đọc cho anh nghe không?”
Bản dự thảo toát lên một thái độ cởi mở hơn đối với các diễn biến ở Hungari. “Nếu anh hỏi tôi một cách trực tiếp như vậy thì tôi sẽ trả lời rằng kể cả thái độ của các anh cũng chưa làm cho tôi thỏa mãn hoàn toàn. Tuy nhiên như thế cũng đã là tốt rồi. Nếu cứ để mọi việc như thế thì sẽ chẳng làm được điều gì cả. Đáng tiếc là không thể nói về toàn bộ sự thật. Chỉ còn có khả năng duy nhất là không tuyên truyền cho những điều bịa đặt. Và bản dự thảo các anh đã làm được điều đó.”
Cô thư ký hỏi liệu có thể mang thức ăn vào cho ông được không.
“Không, tôi đã hẹn với bà Seghers.”
Ở cầu thang ông gặp người trưởng phòng quản lý. Mặc dù rất vội, ông ta cũng không để cho ông đi. “Người gác cổng bị đưa đến khoa tâm thần của bệnh viện Charité. Bà vợ ông ta kể lại những điều lẫn lộn không ai hiểu nổi.”
“Anh hãy nói lại với bà ta rằng tôi sẽ lo cho ông ấy. Đến khi tôi quay lại, anh hãy kiếm cho tôi chai rượu vang và một ít cam. Tôi muốn mang theo. Khoảng ba giờ tôi quay trở lại. Một người gác cổng khác phải đảm nhiệm ca đêm.”
Bữa ăn thật tồi. Có thể trạng thái bất an đã làm mất hết cả ngon miệng. Janka hầu như không đụng vào đĩa thức thức ăn. Người hầu bàn có vẻ bực bội về chuyện đó.
Trước tiên Anna Seghers hỏi tại sao ông không đi Budapest để tìm hiểu về Lukács. Ông trả lời: “Tất cả mọi chuyện đã chuẩn bị xong. Nhưng Becher lại bàn với Ulbricht, và ông ta đã đình chỉ chuyến đi.”
“Vì lý do gì?”
“Ulbricht không phải là bạn của Lukács. Ông ta không muốn chúng ta phải liều mình vì Lukács.”
Bất ngờ Anna Seghers hỏi Janka có muốn đi cùng với bà đến Đại sứ quán Liên Xô không. Bà quen với Puschkin. Ông ta đã nhiều lần đề nghị được giúp đỡ nếu có gì cần thiết. Ông ta sẽ không thể dửng dưng với số phận của Harich. Cách đây không lâu hai người đã nói chuyện với nhau.
“Tôi biết, Harich đã kể điều đó. Mặc dù vậy tôi không muốn gặp Puschkin.”
“Tại sao vậy?”
“Bởi vì tôi phải tính trước đến những điều bất ngờ.”
Và bây giờ Janka kể lại những điều xảy ra đêm qua. Ông trở lên xúc động và nói to hơn. Seghers nói: “Những người ở bàn bên cạnh là ai đấy? Họ đang theo dõi chúng ta.”
Sau khi lướt nhìn, Janka nói: “An ninh Quốc gia. Trông mặt họ thì biết.” Chỉ một lát sau, phán đoán này của ông đã được xác nhận. Janka gọi người hầu bàn đến để trả tiền. Khi họ rời quán thì những kẻ theo dõi kia cũng đứng dậy.
Trên đường đến chỗ đỗ xe Anna Seghers nói: “Tôi loại trừ khả năng là họ sẽ đối xử với anh như đối với Harich. Anh là đảng viên đã từ ba mươi năm nay và là một trường hợp kiểu mẫu như chúng ta vẫn thường nói: một công nhân với một bề dày hoạt động quá khứ được tín nhiệm. Anh lại có nhiều bạn bè. Kể cả ngoài CHDC Đức. Gia đình Thomas Mann, Feuchtwanger, Laxness, Frank. Cả Aragon và Fedin sẽ can thiệp cho anh. Thậm chí cả vị bá tước ở München, Johannes von Günther.”
Janka lắc đầu hỏi lại: “Chị tin rằng Ulbricht sẽ để tâm đến điều đó ư?”
Anna Seghers không nói gì. Khi họ chia tay nhau, Janka nói: “Nếu điều xấu nhất mà xảy ra thì đó là lúc các nhà văn phải quyết tâm hơn để đấu tranh cho sự thật.”
Trong khi lái xe ông để ý qua gương hậu những người trong quán ăn đã rời khỏi đó và lên một chiếc BMW màu đen. Ông đã không nhầm. Còn họ có tiếp tục bám theo ông nữa không thì ông không biết. Mà nếu họ có đuổi thì cũng phải mệt với ông. Janka phóng như bay về nhà xuất bản.
Trên bàn có rất nhiều công việc đã được sắp xếp. Lại những đề nghị được gặp gỡ. Tất cả đều khẩn cấp. Janka không quan tâm đến chúng nữa. Có nhiều việc quan trọng hơn. Chỉ người phụ trách quảng cáo là không để mình bị khước từ một cách dễ dàng. Sau khi cánh cửa khép lại, anh nói: “Tôi đến với sự ủy nhiệm của nhiều người trong nhà xuất bản. Chúng tôi không thể ngồi yên được. Chúng tôi muốn biết liệu chúng tôi có thể làm gì giúp ông được?”
“Các anh nghĩ là có thể làm được gì?”
“Tôi có được phép nói thẳng không?”
“Xin mời. Nhưng anh hãy nói nhỏ thôi. Kẻo điện thoại của tôi cũng nghe cùng đấy.”
“Chúng tôi nghĩ rằng ông nên biến đi đâu đó trong một vài ngày.”
Janka chặn ngay: “Anh bạn thân mến, tôi không muốn nghe những phương án kiểu ấy. Anh nhầm rồi. Hành động như vậy là điều một số người đang mong muốn. Không, không thể được.”
“Nhưng chúng tôi có thể làm gì được nếu người ta bắt ông?”
“Chẳng làm được gì cả, anh bạn ạ. Hay là có chứ. Các anh có thể làm được một điều. Thậm chí là một điều rất quý giá. Không tham gia vào các trò vu khống.”
“Bệnh nhân của bệnh viện tâm thần không được tiếp khách nếu không có giấy phép. Ngoài giờ thăm theo quy định thì tuyệt đối không.” Bà y tá trưởng còn nói với qua ô cửa sổ nhỏ bọc lưới sắt: “Ông hãy đến phòng thư ký. Ngày mai. Hôm nay đã quá muộn rồi.”
Những lời cuối cùng, Janka chỉ đoán ra vì cánh cửa bị đóng vội. Nhưng ông không để người ta cho ra rìa một cách dễ dàng thế được. Ông ấn ngón tay vào nút chuông và chỉ rút tay lại khi bà y tá tức giận mở cửa và hùng hổ tiến tới chỗ chỗ ông. Janka mỉm cười và nói: "Bà y tá trưởng, tôi có thẻ, loại mở được tất cả các cánh cửa. Xin mời bà xem!" Không biết từ "thẻ" hay nụ cười đã làm nên được điều kỳ diệu. Với một cái nhìn lướt nhanh qua tấm thẻ, bà ta mở cửa cho ông vào. Và đó là điều may mắn cho Janka. Ông chỉ có thẻ ra vào nhà xuất bản. Ngoài ở đó ra, nó không hề còn giá trị.
Janka chỉ vào làn cam cho bà y tá xem và nói: "Tôi được ủy nhiệm đến gặo ông Linkewicz. Bà đã biết rằng đó là việc gì rồi đấy." Người đàn bà lực lưỡng trả lời bớt gay gắt hơn: "Tôi không biết gì cả. Ông hãy theo tôi.” Chắc chắn bà ta nghĩ rằng người đến thăm là nhân viên của Bộ An ninh Quốc gia. Và đã như vậy thì không thể làm gì ngăn cản nổi.
Câu chuyện với người gác cổng thật buồn. Janka gần như tin rằng ông ta đã mất trí thật. Nỗi sợ hãi dâng lên tận gáy làm chân tay ông ta run bắn lên. Ông ta không thể kể một sự việc nào liên quan đến nhau. Việc thử làm cho ông ta bình tĩnh lại cũng không mang lại kết quả nào. Ông ta tự coi mình như đã ở trong tù. Và lỗi là tại bản tường trình của Janka gửi đến Bộ trưởng.
Trả lời câu hỏi, ông ta đã bị đưa vào đây từ bao giờ và bằng cách nào, người gác cổng nói: “Các đồng chí đã đến ngày hôm qua lại xuất hiện và bảo rằng tôi đang bị ốm và ngay lập tức phải vào viện. Người ta chở tôi đến đây bằng xe cứu thương.”
Sự điên loạn đã vượt qua giới hạn của nó. Janka không còn cách nào khác ngoài việc hứa với người đàn ông tội nghiệp rằng ông ta sắp được về nhà. Nhưng ông ta không còn nghe thấy gì. Đầu óc trống rỗng, ông ta nhìn chằm chằm những quả cam, dường như chúng là một điềm gở mới, một cái gì đó không được phép. Sau đó ông cầm tay của Janka và giữ chặt nó mãi. Ông ta khóc như một đứa trẻ.
Quyết định sẽ phanh phui tất cả, không nhân nhượng bất cứ ai, Janka đến gặp Helene Weigel. Ở phố Chausseestrasse, người phục vụ dẫn ông đến phòng ngủ của nữ diễn viên này. Theo thói quen, bà Weigel đang nằm nghỉ trưa trên chiếc giường mang dáng dấp một đạo cụ sân khấu. Sách, bản thảo và báo chí đặt đầy trên hai chiếc bàn được kéo vào sát giường. Trên tường là những giá sách đầy ắp và chiếc tủ đựng quần áo. Những chiếc ghế bành bất tiện cũng làm liên tưởng đến đạo cụ sân khấu nằm lung tung quanh nhà. Sàn gỗ được trải thảm kín kêu cót két. Sau khi chè và bánh ngọt được mang đến và một trợ lý của Weigel tạm biệt ra về, họ không còn bị ai quấy rầy nữa.
Khác với những nhân vật nổi tiếng khác thường vẫn làm như họ không hay biết điều gì, bà nắm được khá đầy đủ các tin tức. Cả Brecht cũng vậy. Cái chính không phải là ông có bạn bè khắp nơi và vì vậy luôn có đầy đủ các tin tức. Nếu chỉ cần lợi thế này thì nhiều người khác còn có những nguồn tin chính xác hơn. Brecht dũng cảm hơn trong việc tìm hiểu về những gì xảy ra. Và điều này cũng đúng với vợ ông.
Vừa rót trà, bà vừa nói không cần quanh co: “Việc làm bẩn thỉu với Harich là sự quay ngược trở lại thời kỳ đen tối nhất. Người ta không được phép chấp nhận mà không phản kháng.”
Janka hỏi: “Thế chị hình dung sự phản kháng phải như thế nào?”
“Sau đại hội Đảng lần thứ XX, Brecht nói rằng nếu những sự kiện như vậy lặp lại, người ta phải tổ chức cho công nhân đình công. Đó là khả năng duy nhất để chống lại sự khủng bố của chế độ quan liêu một cách có hiệu quả.” Ngừng một lát, bà nói thêm: “Anh hãy cho nhà xuất bản tổ chức đình công. Hẳn là người ta sẽ ủng hộ anh. Lúc này chúng ta đang cần có một thí dụ.”
“Heli, tôi hiểu điều Brecht nói. Và cả hai chúng ta đều biết rằng ông hình dung như thế nào về việc cần phải làm. Nhưng Brecht không còn nữa.” "Đó không phải là nguyên nhân để không theo đuổi những ý tưởng của ông ấy."
"Đúng thế. Nhưng chúng ta phải tránh đưa ra những kết luận ấu trĩ. Chắc chắn không bao giờ Brecht tin rằng với một cuộc bãi công của hai trăm nhân viên nhà xuất bản, chúng ta lại có thể đạt được kết quả dù là nhỏ nhất nào đấy. Ông ấy sẽ cười nếu chúng ta hành động hấp tấp như vậy. Khi nói đến bãi công, ông nghĩ đến những người công nhân trong các nhà máy lớn, và ở đó Brecht có thể dựa vào tư tưởng của Lenin." Một lát, Janka nói tiếp: "Đề nghị của chị rất có ý nghĩa nếu nó được đặt ra với Giám đốc của Liên hợp Leuna…"
Khi Janka về, Heli nói: "Nghịch lý của chúng ta là sự bất lực của những người công nhân."
Janka cắt ngang: "Không phải. Đó là sự cách biệt giữa những người trí thức và công nhân."
Bà đứng lên tiễn ông ra cửa. "Anh nói đúng. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta đã phải phản kháng. Chính chúng ta, những người nghệ sĩ, phải làm một điều gì đó."
Ba tiếng đồng hồ sau bà đã lại đứng trên sân khấu. Đoàn kịch Berlin diễn vở Người mẹ dũng cảm.
Một chiếc Mercedes với biển số Tây Berlin đỗ trước cửa nhà xuất bản. Janka biết ngay ai đang chờ: đó là người lái xe từ Tây Berlin của Johannes R. Becher. Để tránh những người khách khác đã chờ sẵn trong phòng, ông đi đến nhà ăn. Qua điện thoại, ông đề nghị thư ký dẫn người lái xe từ Berlin xuống nhà ăn.
Trong lúc người khách còn đang nói chuyện thì người trưởng phòng quản lý đến với vẻ lo lắng: "Vừa có mấy người đàn ông vào nhà xuất bản. Trong họ rất kỳ cục."
“Tại sao lại kỳ cục. Họ là người ngoại quốc à?"
"Không. Họ đều mặc áo măng-tô da. Người gác cổng bị đẩy sang một bên khi định kiểm tra giấy tờ."
Giữa cầu thang, những người đàn ông mặc áo măng-tô da đi một cách hấp tấp về hướng Janka. Sau họ vài bậc cầu thang là một nữ cộng tác viên của báo Chủ nhật.
"Đi theo chúng tôi!”. Đấy là tất cả những gì mà họ nói. Họ không chờ đợi một phản ứng gì của Janka. Hai người đàn ông kẹp ông vào giữa và đẩy lên cầu thang. Người đi trước mở mạnh cửa phòng của Janka, người kia đẩy ông vào.
Ở phòng ngoài, Janka nhìn thấy nhiều khách đang chờ. Trong đó có một người bạn từ Paris mà Aragon cử tới. Nhà phê bình nghệ thuật Maurice Pianzola từ Thụy Sĩ cũng có mặt mà không báo trước. Ông đến vì tác phẩm Nông dân và nghệ thuật của ông sắp được in ở Nhà xuất bản Xây dựng. Thấy các sự việc xảy ra trong phòng đợi, ông ta gần như chạy trốn khỏi nhà xuất bản. Năm năm sau tác phẩm này được in ở nhà xuất bản Henschel.
Cả Phó Tổng biên tập của báo Chủ nhật cũng đang chờ ông. Người nữ thư ký đứng bên cạnh bàn viết. Cô không nói lời nào. Để tạo điều kiện cho Janka chạy trốn, cô đã không nói với các nhân viên an ninh rằng ông ta đang ở nhà ăn. Về sau, người nữ cộng tác viên của báo Chủ nhật đã báo tin này với những người đàn ông mặc áo măng-tô da.
Sau khi đóng cửa, một người đàn ông đứng chắn giữa Janka và chiếc bàn viết. Hầu như không hề máy môi, y nói với vẻ khinh iệt: "Ông đã bị bắt."
Đúng lúc ấy chuông điện thoại reo. Khi Janka định nhấc máy thì người đàn ông khác đặt tay chặn lên máy và nói: "Không điện thoại điện thiếc gì nữa. Mặc áo vào và đi cùng chúng tôi." Janka nhìn họ: "Giấy tờ của các ông đâu?"
Im lặng, hai người chìa thẻ ra. Janka không được cầm. Họ chỉ chìa ra cho ông được nhìn thấy. Không nghi ngờ gì nữa. Thẻ hoàn toàn thứ thiệt. Thứ thiệt như những chiếc măng-tô làm bằng da bò loại tốt.
"Còn lệnh bắt đầu?"
Lại im lặng, người đàn ông đã chặn tay lên máy điện thoại dùng bàn tay còn lại lấy từ túi ra một tờ giấy cỡ bưu thiếp bị nhàu nát, trên đó in đậm: "Lệnh bắt". Đằng sau có chữ "lí do" có mấy dòng đánh máy: "Lãnh đạo một nhóm chống lại nhà nước với mục đích lật đổ chính phủ của Otto Grotewohl, Walter Ulbricht và Johannes Diekmann, dùng bạo lực loại bỏ Bộ Chính trị Đảng XHCNTN Đức dưới sự lãnh đạo của Walter Ulbricht, Otto Grotewohl, Karl Schirdewan và Hermann Matern."
Chuông điện thoại lại reo. Lại một lần nữa Janka không được nhấc ông nghe. Người nữ thư ký bước vào phòng: “Bộ trưởng muốn nói chuyện với ông."
Janka nói với những người đàn ông: "Các ông cấm tôi nói chuyện với Bộ trưởng à?"
"Ông không được nói chuyện với ai cả."
Janka quay sang nói với người thư ký: "Chị Bernhard, tôi bị bắt rồi. Chị hãy hỏi Bộ trưởng xem ông ta có thể đến Nhà xuất bản vài phút được không. Tôi muốn nói với ông ta trước sự có mặt của những người đàn ông này. Và sau đó nhờ chị báo tin cho vợ tôi."
Người đàn ông to bành tiến tới người nữ thư ký với dáng dọa dẫm: "Bà không được làm gì cả và bà không được báo cho ai cả. Rõ chưa? Và bây giờ bà hãy đi ra khỏi phòng!"
Janka cắt đứt người đàn ông hỗn xược: "Ông hãy tự giới hạn vào nhiệm vụ của ông thì tốt hơn. Ông không có quyền ra lệnh như vậy cho thư ký của tôi. Chị Bernhard, chị hãy cứ làm những gì mà tôi bảo." Và mọi việc xảy ra như thế, rất khó chịu đối với những nhân viên an ninh. Chỉ một phút sau, cô đã quay trở lại: "Bộ trưởng hỏi liệu các ông có phản đối sự có mặt của ông ấy không?"
"Bà hãy báo với đồng chí Bộ trưởng rằng chúng tôi không mong sự có mặt của ông ấy ở đây." Một người hướng sang Janka và nói với giọng ra lệnh: “Nào, đi! Ông nên hiểu rằng nếu chạy trốn chúng tôi sẽ bắn." Để nhấn mạnh điều vừa nói, cả hai đều chỉ vào các khẩu súng ngắn nằm trong túi áo khoác.
Janka trả lời: "Cho dù tôi không tin các ông về bất cứ điều gì, riêng điều này tôi biết các ông đã nói sự thật."
Trước khi rời phòng, một người đàn ông mở cửa sổ ra và dùng đèn pin ra hiệu cho những chiếc ô tô đậu ở dưới đường.
Ở phòng ngoài, Janka gật đầu chào người nữ thư ký. Ông không được phép bắt tay cô. Ông nói với khách đang chờ: "Thật đáng tiếc, song các ông các bà đã nhìn thấy cái gì xảy ra rồi đấy." Ông không nói gì được hơn nữa. Có ai đó đẩy vào lưng. Ông đã đứng ở phía ngoài.
Trên cầu thang xuất hiện nhiều cán bộ trong nhà xuất bản. Tất cả các biên tập viên đều có mặt. Họ chia tay một cách lặng lẽ với thủ trưởng của mình. Không thể không nhận thấy sự phẫn nộ của họ đối với những người đàn ông đang áp tải Janka. Trước khi bị đẩy ra ngoài, ông phải xắn ống áo lên để cho hai tay vào còng. Một biên tập viên tiến tới định nói điều gì đó mà không được. Những người đàn ông đã đẩy anh ta trở lại.
Trên phố đã đậu sẵn những chiếc xe hòm màu đen. Chúng làm thành một đoàn xe chở Janka đến nhà tù. Đoàn xe phóng nhanh qua chợ Noel và quảng trường Marx - Engels. Đến quảng trường Alexander chúng dừng lại, sau đó ngoặt vào đại lộ Lenin. Trời mưa như trút nước. Nhiều người vừa đi làm về. Ánh sáng mờ đục tạo ra một bầu không khí ngột ngạt. Chiếc ô tô phóng qua những vũng nước làm bắn vào người đi đường. Nhưng người lái xe không hề để tâm đến chuyện đó.
Không khí trong xe đến gần như ngạt thở. Những người đàn ông bốc mồ hôi dưới lần áo măng tô. Hơi nước đọng trên kính xe làm người lái phải luôn luôn lau.
Đến bến tàu điện cuối cùng, chiếc xe ô tô sẽ sang phải. Đoàn xe đỗ sau một cột chắn đường sơn màu đỏ trắng. Chiếc xe chở Janka vẫn tiếp tục chạy. Hai bên đường là biệt thự, chắc dành cho sĩ quan cao cấp. Đằng sau là những dãy nhà lắp ghép có lẽ dành cho sĩ quan cấp thấp hơn. Tất cả đều được canh gác cẩn mật.
Cuối khu nhà ở rộng lớn là một bức tường bê tông cao. Cổng đóng lại ngay sau khi xe phóng qua. Sau khi rẽ phải qua tòa nhà chính, chiếc xe ngoặt sang trái. Qua nốt một chiếc cổng nữa là kết thúc chuyến đi. Trong khi chạy vào, thành xe bị quệt vào cánh cổng. Vè xe phía trước bị gẫy. Trên chiếc sân nhỏ đã có những người mặc quân phục chờ sẵn. Tất cả đều im lặng. Đường đi được chỉ bằng cách ra hiệu. Phía trái một nhà khi có một cầu thang dẫn lên trên.
Trước kia chiếc nhà kho này được sử dụng vào những mục đích tốt đẹp hơn. Hàng triệu tấn bơ, pho-mát và hàng triệu quả trứng được xuất và nhập tại đây. Hãng Bolle có cả một nhà ướp lạnh và kho chứa ở Đức. Trong một căn phòng lớn có nhiều cửa và hành lang dẫn ra ngoài, Janka phải dừng lại. Ánh điện sáng trưng. Trên tường là một bức chân dung Stalin to hết cỡ, Janka chưa bao giờ thấy một Stalin như vậy. Đã chết ba năm và mặc dù bị Khrushchev nguyền rủa do các biện pháp khủng bố cực kỳ dã man của ông ta, Stalin vẫn còn chỗ trên bức tường này. Ở bên ngoài, các thứ chân dung, tượng và các trước tác của Stalin bị xếp xó từ lâu. Thâm chí cả Học viện Marx-Engels-Lenin-Stalin cũng đã bị đổi tên. Chỉ có ở đây, tất cả đều như cũ.
Cặp mắt đa nghi, hàng ria mép đen to hơn cả cái chổi xể, mái tóc hớt ngắn, nét mặt khắc nghiệt, trán thấp, tất cả làm cho bức chân dung mang một vẻ ma quái. Ở chỗ này, bức chân dung của ông ta vẫn còn có ý nghĩa. Linh hồn ông ta nhất định còn quanh quẩn đâu đấy. Theo ý chí của ông ta mà nhà ướp lạnh đã ngừng hoạt động. Không có di sản của ông ta, không thể có cái nhà tù này.
Janka muốn nhìn sang hướng khác. Ông không được phép. Một người đàn ông ra lệnh: "Đứng im! Nhìn vào tường!" Khi Janka cúi đầu để khỏi nhìn vào tấm chân dung, thì một người khác tiến đến nói với giọng giễu cợt: "Ngẩng cao đầu lên!" Tuy không thấy mặt, nhưng qua giọng nói, Janka vẫn nhận ra đó là một "người quen cũ".
Sau khi Janka nhìn chán chê chân dung Stalin, một sĩ quan tiến tới tháo còng rồi ra lệnh: "Cởi quần áo ra!"
Không có cách nào khác cả Janka đành phải cởi quần áo ra và đặt mọi thứ xuống đất.
"Cởi hết ra, kể cả bít tất". Một người khác lấy chỗ quần áo đem sang phòng bên cạnh.
Bây giờ Janka đang trần truồng như nhộng trước Stalin. Một sĩ quan chỉ vào khuỷu tay ông và nói: "Đồng hồ."
Một trung úy với chiếc đèn pin trong tay tiến tới ra lệnh: "Há miệng ra!". Janka há miệng và để cho soi đến tận cổ họng. "Nhấc tay lên!". Hai bên nách ông đều bị soi và nhìn kỹ bằng một kính lúp.
Sự phẫn nộ của Janka đã lên đến mức vô hạn. Mặc dù không có ý định nói bất cứ lời nói nào với những người này, ông hỏi: "Ai cho phép các ông đối xử với tôi như một kẻ du thủ du thực?”
Người sĩ quan đang cầm chiếc đồng hồ trên tay tiến tới, nhìn vào mặt Janka và nói: "Ở đây chỉ có chúng tôi đặt câu hỏi, rõ chưa?”
Janka im lặng không nhìn hắn.
Sau một giây hắn lại hỏi: "Rõ chưa?"
Janka nhìn nhanh hắn và trả lời: "Tôi không điếc."
Nhưng các thủ tục vẫn chưa xong. Người trung úy với chiếc đèn pin trong tay nói: "Cúi xuống! Thấp hơn nữa! Dùng hai tay kéo mông ra!"
Thế thì quá lắm. Janka đứng thẳng dậy và lặng yên. Ông không phản ứng gì nữa.
Người sĩ quan nói sau khi nhìn Janka một hồi lâu: "Quả là có nặng tai, đúng không?"
Janka không trả lời.
Hắn nhắc lại: "Tôi bảo, quả là có nặng tai hử?"
Bây giờ thì Janka không thể không trả lời. Ông đáp lại: "Không! Chưa đâu, thưa ngài."
Đúng lúc ấy, người đàn ông đã mang quần áo quay đi trở lại. Hắn vứt đống quần áo xuống đất và nói một cách xấc xược: "Thưa 'ngài trung úy’ đi. Ông đang nói với một trung úy. Hay nhớ lấy điều đó!" Sau đó hắn lùi lại.
Ngài trung úy hẳn phải cảm thấy trơ trẽn. Y không nói lời nào nữa và đi mất. Những người xúm quanh cũng mất dịp để ngắm lỗ hậu môn của Janka.
Người trưởng nhóm gác vừa vứt đống quần áo xuống đất nói với giọng ra lệnh: "Cầm lấy đồ và đi theo tôi!"
Janka đặt quần áo lên tay, thọc chân vào đôi giày không còn dây buộc nữa. Cách đấy mười mét, Janka bị nhốt vào xà lim. Nó chỉ đủ dài để vừa kê một cái phản gỗ. Cạnh chiếc phản là lối đi rộng khoảng nửa mét. Góc trong có một thùng sắt dùng làm cầu tiêu. Ngoài ra không còn gì nữa. Không cửa sổ, không lò sưởi. Phía trên cửa tù mù sáng một bóng đèn bọc trong lưới sắt.
Janka bắt đầu mặc quần áo. Ngoài chiếc khăn mùi xoa, mọi thứ đồ đạc đều bị lột hết. Kể cả cà-vạt, dây thắt lưng, áo khoác, khăn quàng cổ. Nhiều chỗ lớp vải lót bị rạch ra. Người ta tìm cái gì ở đây quả là một điều bí ẩn. Janka không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Cánh cửa bị mở mạnh. Người trung úy với chiếc đèn pin lại hiện ra trước cửa và gằn giọng: "Đi!"
Cuối hành lang, lại có một cửa có song sắt. Janka để ý thấy một đèn hiệu màu đỏ. Từ bây giờ đèn trên tất cả các cửa sẽ bật mầu đỏ nếu ông được áp giải qua, và khi ông đã lại bị nhốt vào xà lim thì đèn mới trở lại màu xanh lá cây.
Sau cánh cửa là một đống chăn và đệm giường. Sau khi đóng chặt cửa, viên trung úy có hai người gác đi kèm ra lệnh: "Đem theo hai cái chăn! Và một cái đệm nữa!" Sau khi nhấc tấm chăn và đệm lên vai, Janka cảm giác thấy một mùi mục nát. Ông phải đi trên một cầu thang đá dẫn xuống dưới. Ba mươi bậc hoặc nhiều hơn. Với một bậc xuống, không khí càng thêm khó chịu. Qua một cửa có song sắt nặng nề, ông bị đẩy xuống tầng hầm. Không khí lạnh ẩm ướt bao quanh. Một thế giới ma quái như ở dưới địa ngục.
Cứ ba đến bốn mét, lại có một cửa sắt. Lối đi rộng khoảng năm mét. Hai bên có những tấm thảm trải dọc đã rách nát. Tưởng rằng phải đi trên đấy, Janka bước hai bước. Ngay lập tức người lính canh đẩy ông lại và rít lên: "Điên!"
Janka hiểu rằng tù nhân không được bước lên đấy. Ông phải đi giữa hành lang, bước lên trên những hòn đá. Ông rất bực mình là đã không làm như vậy ngay từ đầu. Ở đây không có gì chung đụng cả. Thảm ở hai bên đường là dành cho lính gác. Với đường đi đấy họ có thể đến quan sát tù nhân mà không gây ra tiếng động.
Người trung úy mở chiếc cửa thứ năm bên trái. Y hất hàm ra hiệu cho Janka bước vào. Chiếc phòng rộng bốn bước, dài năm bước. Trong phòng không có gì cả. Không vòi nước, không khăn tay, không chậu rửa, không cốc. Không cửa sổ, không lò sưởi, không lỗ thông hơi. Cả ở trong xà lim, sàn cũng được lát bằng gạch.
Janka đang ngồi trên tấm phản gỗ thì cửa kẹt mở.
Một người lính trẻ trong bộ quân phục màu xám nhìn ông giận dữ và nói "Ra!"
Qua những lối đi như trong trận đồ bát quái, người lính dẫn ông vào buổi hỏi cung đầu tiên. Lúc đó khoảng 20h. Đây là người lính ngày ngày hai lần dẫn ông đi và sau cuộc hỏi cung sẽ dẫn ông trở lại xà lim. "Ra!" là từ duy nhất mà anh có được trên cửa miệng.
Phải còn một vài cánh cửa sắt được mở ra đóng vào nữa. Sau đó người lính dẫn ông vào tầng một. Trên một hành lang dài với những cánh cửa nâu hai bên, anh ta ra hiệu bằng chùm chìa khóa cho Janka đứng lại. Anh ta gõ vào một cánh cửa, báo cáo qua một khe nhỏ, rồi đẩy Janka vào phòng.
Đằng sau chiếc bàn gỗ là một người đàn ông mặc thường phục trạc ba mươi tuổi với gương mặt tái xám, lưng quay về phía cửa sổ. Trước bàn giấy là ba người đàn ông cùng trạc lứa tuổi. Cả bốn đều đang hút thuốc. Cạnh chiếc bàn là một người đàn ông hai má chảy xệ, mặc áo khoác len, hai tay xọc vào nách. Janka nhận ra ngay đấy là "người quen cũ" [2] đã chờ ông trong gian phòng lớn và nói "Ngẩng đầu lên!" trước bức chân dung Stalin.
Người lính được ra hiệu đi ra ngoài. Janka vẫn đứng bên cạnh cửa. Không ai nói gì. Họ chỉ nhìn ông, làm như Janka là một bóng ma. Sau đó, "người quen" tiến lại gần và hỏi:
"Ông biết tại sao ông lại đến đây chứ?"
"Không."
"Ông không đọc lệnh bắt à?"
"Có."
"Thế thì ông phải biết nguyên nhân chứ?"
"Tôi đã nói là không."
"Tại sao lại không, trong lệnh bắt có đề lý do cơ mà?"
"Trên tờ giấy mà ông gọi là lệnh bắt chỉ có những điều vu khống."
"Sao… Vu khống… Vậy… ai là người vu khống?"
"Câu hỏi này chỉ có ông mới trả lời được."
"Người quen" đi trở lại sau chiếc bàn, thả mình xuống ghế bành, cắm một điếu thuốc lá vào miệng và ra lệnh: "Bắt đầu!"
Người đàn ông ngồi sau chiếc bàn giấy dùng bút chỉ vào góc cạnh cửa: "Ghế kia. Ngồi xuống!"
Janka nhìn thấy chiếc ghế đẩu, ngồi xuống và bắt tréo chân. Ông còn có thể làm được gì hơn nữa.
Lại mấy phút nữa trôi qua cho đến khi người đàn ông ngồi cạnh bàn giấy mà từ giở trở đi trong suốt tám tháng trời ngày nào ông cũng nhìn thấy, nói với ông: "Ông đã cùng với những kẻ khác đưa ra một cương lĩnh để chống đối chế độ. Qua đó ông muốn lật đổ chính phủ CHDC Đức và Bộ Chính trị của Đảng XHCHTN Đức. Đúng không?"
"Cái mà ông nói thật nực cười."
"Tại sao nực cười?"
"Bởi tôi không sao hình dung nổi một chính phủ lại có thể bị lật đổ bởi một bản cương lĩnh. Và một Bộ Chính trị còn có giá trị nào nữa nếu nó bị một bản cương lĩnh lật đổ. Sự khẳng định của ông quả là nực cười. Vả lại tôi không hề có một thứ cương lĩnh nào cả."
"Mục đích nhóm của ông là làm một cuộc phản cách mạng để thiết lập lại chế độ tư bản. Ông hãy chỉ tên những người trong nhóm chống đối nhà nước của ông."
"Tôi đã nói rồi, tôi sẽ không trả lời về những sự vu khống."
"Người quen" nói qua khói thuốc lá: "Ông nên biết hoàn cảnh của ông và sự kiên nhẫn có hạn của chúng tôi. Đừng làm ra vẻ người hùng. Ở đây chúng tôi đã bẻ gẫy cả những kẻ hoàn toàn khác." "Tôi biết điều đó."
"Vậy thì ông gọi cái gì là vu khống?"
"Những lời buộc tội của các ông."
"Ông dám chối rằng, Harich dưới sự chỉ đạo của ông đã hoàn thành một cương lĩnh chống đối chế độ? Rằng ông đã tìm cách gây sức ép với Đảng để đăng cương lĩnh này lên tạp chí Thống nhất, cơ quan lí luận của Trung ương Đảng? Và nếu không làm được điều đó, ông sẽ cho phổ biến nó qua đài Rias?"
"Cái đó ông phải hỏi Harich. Các ông đã có Harich trong tay tám ngày rồi."
"Ông đã yêu cầu Harich viết một bản cương lĩnh?"
"Không!"
"Ông đã thảo luận với Harich về các vấn đề chính trị?"
"Chắc ông sẽ không ngạc nhiên nếu tôi trả lời rằng tôi đã không chỉ thảo luận với Harich. Thói quen của tôi là nói chuyện với tất cả mọi người và bày tỏ quan điểm của mình."
"Ông đã bày tỏ quan điểm nào trong các tháng gần đây?"
"Tôi không có nguyện vọng trình bày với ông về các quan điểm của tôi."
"Nhưng ông có quan điểm và đã bày tỏ nó?"
"Tôi có quan điểm của tôi và không bao giờ thiếu lòng dũng cảm để bày tỏ nó cả."
"Vậy thì tại sao ở đây ông lại hèn nhát không dám làm chuyện đó?"
"Bởi tôi biết thủ đoạn của ông. Chúng ta không phải gặp nhau mới lần đầu. Ngoài ra tôi không có ý định thuyết phục những người như ông."
"Người quen" bật dậy, vứt mẩu thuốc lá đi và tiến lên một bước. Hắn tức giận hét vào mặt Janka: "Ông muốn xóa bỏ Bộ An ninh Quốc gia. Ông chối điều đó à?"
"Nói thế hơi quá. Tôi chỉ muốn thay đổi nó, nếu như tôi làm được điều đó. Tôi sẽ không dùng nó để chống lại Đảng và các đồng chí của mình."
"Đừng nhăng cuội. Ông muốn làm một cuộc phản cánh mạng. Như ở Hungari. Ở đó là nhóm Petöfi, còn ở đây là Nhà xuất bản Xây dựng. Ông đừng mong chối cãi điều đó."
Janka lấy sống tay lau nước bọt văng trên mặt và nói: "Xin ông hay lùi lại một bước. Tôi không hài lòng chút nào một khi bị người ta bắn nước bọt vào mặt."
Janka biết điều này đã biến người đàn ông đầy quyền uy trở thành lố bịch trước cấp dưới. Và y sẽ không bao giờ tha thứ cho Janka. Song ông không quan tâm đến chuyện đó. Ông không còn coi "người quen" từ dạo Tây Ban Nha là đồng chí của mình nữa.
Kẻ đầy quyền uy mất tự chủ và hét vào mặt Janka những lời buộc tội kinh khủng nhất. Nào là tay chân của đài Rias, là điệp viên của văn phòng phía Đông của của Đảng Xã hội Dân chủ Đức, nào là việc tổ chức phản cách mạng rồi dự định lật đổi Ulbricht và nhảy vào thế chỗ…
Vì Janka không nói gì cả, y trở lại bình tĩnh dần. Nhận thấy những điều vô nghĩa ấy không mang lại hiệu quả nào, y chuyển sang trò khác. Y kêu gọi lương tâm của Janka: "Là một người cộng sản lâu năm và từng chiến đấu ở Tây Ban Nha, anh phải cảm thấy có trách nhiệm của mình. Bây giờ vẫn chưa muộn để làm lại tất cả. Hãy giúp đỡ cho Đảng. Việc phát hiện âm mưu này cũng nằm trong lợi ích của anh. Rồi anh sẽ phải cám ơn rằng chúng tôi đã kéo anh ra khỏi miệng vực. Phúc lớn kể cả cho anh là Bộ An ninh Quốc gia đã hành động kịp thời..."
Khi y ngừng nói, Janka đáp lại: "Tôi không nghi ngờ về sự may mắn của ông. Và càng không nghi ngờ gì về sự mẫn cán của ông. Tôi biết là ông đã bao nhiêu lần chứng tỏ được khả năng của mình. Ngay cả những người cộng sản lão thành như Paul Merker cũng bị ông biến thành một kẻ gián điệp. Tôi không lạ gì trò chơi của ông đối với tôi. Cái đó ông đã muốn từ lâu rồi mà chưa làm được. Và bây giờ thời cơ đã đến. Ông cần có tiếng gào thét về một cuộc phản cách mạng. Tôi không cần tiếng gào này. Và tôi cam đoan với ông rằng với tôi cả lần này ông cũng sẽ không gặp may."
Quá sức chịu đựng, y dùng tay trái túm cổ áo Janka, tay phải nắm lại thành quả đấm. Janka tin chắc rằng y sẽ đấm vào mặt ông. Ông thẳng người dậy và nói: "Ông hay bỏ áo tôi ra. Ông đã biết dọa nạt đối với tôi là vô ích."
Hai người hỏi cung tới giờ vẫn chưa nói câu nào tiến tới đứng sát vào thủ trưởng của mình Người đàn ông đầy quyền uy đột nhiên làm một cử chỉ tuyệt vọng. Y giận dữ đẩy Janka vào một góc rồi bỏ đi. Cánh cửa bị đập mạnh. Nhưng người hỏi cung dùng thời gian còn lại trong đêm hỏi về bản cương lĩnh mà theo họ là Harich đã viết dưới sự chỉ đạo của ông. Nhưng bởi vì Janka không hề ủy nhiệm cho ai viết và cũng chưa hề đọc một bản cương lĩnh nào như vậy nên giả sử ông có muốn chăng nữa cũng không thể nào trả lời được. Ông chỉ biết rằng Harich muốn đăng một bài báo lên tờ Thống nhất và sau khi đọc nó xong, Janka sẽ phải nói ý kiến của mình. Điều đó không xảy ra là do lỗi của An ninh Quốc gia. Họ đã bắt Harich trước khi Janka có thể đọc được bài báo.
nửa đêm người đại úy phụ trách nhóm điều tra vụ Harich - Janka đến. Sau khi đưa ra một ám chỉ về trí tuệ của Janka anh ta nhận câu trả lời: "Về trí tuệ của tôi hẳn là ông đã có lý. Một chút từ đó cũng sẽ có ích cho ông. Mật vụ của các ông đã làm việc không được tốt lắm. Nếu không thì các ông đã để cho Harich tự do, đến khi anh ta đưa cho tôi bản 'cương lĩnh phản cách mạng’. Lúc đó những lời buộc tội của các ông sẽ có cơ sở hơn. Nhưng đây không phải là công việc của tôi. Và tôi cũng không chịu trách nhiệm đối với những gì mà người khác viết. Còn nếu những cộng tác viên của tôi đưa bài cho tôi đọc và yêu cầu nhận xét thì việc đó không liên quan gì đến các ông cả. Khẳng định rằng tôi là lãnh đạo một nhóm phản cách mạng là một điều bịa đặt trắng trợn. Tôi là một người làm nghề xuất bản, là lãnh đạo nhà xuất bản văn học lớn nhất của CHDC Đức. Trong công việc này tôi luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các tác giả, dịch giả và các công tác viên tự do. Và tất nhiên là tôi có ảnh hưởng đến họ."
Người đại úy cười: "Và tất nhiên là để chống lại đường lối của Đảng. Chúng tôi đã rộng lượng quá nhiều rồi. Ông đã hoạt động chống đối bí mật. Vì vậy mà ông phải ngồi ở đây."
Vào những giờ phút cuối cùng của buổi tối, họ đã hoàn tất biên bản hỏi cung. Nó dài khoảng mười trang. Kể cả người hỏi cung có bộ mặt tái xám cũng ký tên. Y ký sau Janka để ông không biết được tên mình.
Gần 6 giờ sáng, người lính trẻ dẫn Janka trở lại xà lim. Những người gác tù đang chia bữa sáng cho tù nhân. Khi Janka đi qua, họ phải ngừng làm việc. Các cửa phòng không được phép mở.
Janka vừa bị nhốt vào xà lim một chút thì cánh cửa lại mở. Một người gác tù đưa một lát bánh mỳ và một bát nhôm có dựng một thứ nước súp màu đen. Trước khi đóng cửa, anh ta nói: "Bây giờ ông có thể ngủ."
Bánh mỳ và cốc súp Janka để cạnh cửa. Ông đã quá kiệt sức để có thể ăn uống được bất cứ chút gì. Mặc cho tiếng cửa ngoài hành lang đóng mạnh, mặc cho cơn đau đầu dữ dội, ông đã thiếp đi. Mùi bốc ra từ chiếc chăn, ánh sáng ngoài cửa đều không ngăn được giấc ngủ.
[1]Tức Johannes R. Becher (1981-1958), một
đại diện tiêu biểu của trường phái thơ Biểu hiện Đức, về sau là Bộ trưởng Văn
hóa đầu tiên của CHDC Đức
[2] Tức Erich Mielke (1907-2000), từ 1957 đến 1989 là Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia CHDC Đức, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED)
[2] Tức Erich Mielke (1907-2000), từ 1957 đến 1989 là Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia CHDC Đức, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED)
Walter Janka sinh ngày 29.4.1914 tại Chemnitz, xuất thân
làm nghề sắp chữ. Năm 1933 là bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản vùng Erzgebirge.
Tháng 6.1933 bị Gestapo bắt và kết án tù một năm rưỡi ở trại giam Bautzen. Từ
mùa hè 1935 ở trại tập trung Sachsenburg. Sau đó bị SS trục xuất sang Tiệp Khắc.
Năm 1936 qua Paris đến Tây Ban Nha tham gia tình nguyện quân chống chế độ
Franco. Chiến đấu trong tiểu đoàn Thälmann, về sau trong một tiểu đoàn Tây Ban
Nha, ba lần bị thương nặng. Từ 1939-1941 ở các trại quản thúc của Pháp tại St.
Cyprien, Gurs, Vernet, Les Milles. Năm 1941 vượt ngục cùng nhà lãnh đạo cộng sản
Paul Merker tới Marseille. Từ 12.1941 cư trú chính trị cùng với người vợ tương
lai là Charlotte Scholz ở Mexico. Tại đây làm chủ nhiệm nhà xuất bản lưu vong El
Libro Libre, trong thời gian này cho ra hơn ba mươi đầu sách, trong đó những
tác phẩm nổi tiếng như tiểu thuyết Cây thập tự thứ bảy của Anna
Seghers. 1947 trở về Berlin, đến 1948 là trợ lý của Paul Merker trong BCH TW Đảng
Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED), tiếp theo đó làm Tổng giám đốc hãng phim
DEFA. Từ 2.1950 là Quyền giám đốc, từ 1951 là Giám đốc Nhà xuất bản Xây dựng,
nhà xuất bản văn học lớn nhất của CHDC Đức. Trong thời gian này Janka đã có
công xây dựng Tủ sách văn học thế giới, xuất bản các tác phẩm của Thomas
và Heinrich Mann, Arnold Zweig, Georg Lukács và Ernst Bloch. Ngày 6.2.1956 bị bắt,
sau đó bị kết án năm năm tù. Từ 2.1958 đến 12.1960 ngồi tù ở Bautzen. Do sự lên
tiếng của nhiều tên tuổi nổi tiếng như gia đình Thomas Mann, Hermann Hesse,
Halldór Laxness v.v., cuối năm 1960 Janka được trả tự do. Từ 1960-1962 thất
nghiệp, 1962-1972 làm biên kịch ở DEFA, sau đó hành nghề tự do. Vào ngày
1.5.1989, nửa năm trước khi bức tường Berlin sụp đổ, Walter Janka được chính phủ
CHDC Đức trao tặng “Huân chương vàng vì công lao đối với Tổ quốc”.
Nguồn: Bản tiếng Đức: Walter Janka, Schwierigkeiten mit der Wahrheit, Aufbau-Verlag, Berlin und Weimar, 1990 (S. 47 – 79). Bản dịch tiếng Việt: Đối thoại – Tạp chí Văn hóa – Khoa học xã hội Đức-Việt, số 1/1991, tr. 3-13. Bản điện tử do talawas chủ nhật thực hiện, với sự cho phép của tạp chí Đối thoại.
Walter Janka
Đỗ Ngọc dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét