(Trịnh Hoàng Diệu chuyển - Nhận xét của
GS Tương Lai về nhạc Trịnh và Đêm nhạc Trịnh ở Huế)
GS Tương Lai về nhạc Trịnh và Đêm nhạc Trịnh ở Huế)
“Thấy trên lá khô một dòng suối”
Đấy là cái nhìn của Trịnh Công Sơn. “Đôi khi” nhìn “thấy trên
lá khô một dòng suối”. Cũng như vậy,“từng lời bể sông” anh lại đã nghe ra “từ độ
suối khe”. Và rồi, từ suối chảy ra sông, sông đổ vào biển mà “bâng khuâng gọi
thầm, ngày mưa tháng nắng còn buồn” để rồi đau đớn phẫn nộ “Biển sóng biển sóng
đừng xô tôi/Đừng cho tôi thấy hết tim người” để rồi xót xa bao dung “Biển sóng,
biển sóng đừng âm u/ Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”.
Tôi hiểu ra rằng, đây chính là văn hóa, nói rõ hơn là cách diễn
đạt một biểu tượng văn hóa qua cảm thức của người nghệ sĩ, trước hết là người
nghệ sĩ của Huế. Vì như Sơn đã nói, “tôi là đứa con của Huế. Huế là người yêu của
tôi, là giấc mộng của tôi”. Cho dù không có một chữ “Huế” nào trong ca từ nhạc
Trịnh cả nhưng “tất cả các bài hát của tôi đều là “Huế” cả. Với anh, “Huế đã
hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng…mạch nguồn của
một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng.1
Chính cảm quan thẩm mỹ của người nghệ sĩ thiên tài ấy gợi cho
tôi một cảm hứng, cũng có thể xem là một lối thoát, để viết đôi dòng, khi không
thể không viết về mấy ngày nóng bỏng với Festival Huế diễn ra cùng lúc với mùi
cá biển do chất độc từ Formosa theo dòng hải lưu đưa vào biển Huế và biển miền
Trung phía nam Hà Tĩnh đổ vào.
Thật là oái oăm để không sao có thể lẩn tránh được những nghịch
lý văn hoá trong một festival văn hoá ở một địa danh văn hoá, gần gũi hơn: một
miền văn hoá đang rơi đúng vào một nghịch cảnh văn hoá.
“Đi giữa mọi người/ Lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai”? Nhớ về
Trịnh Công Sơn, hay nhớ về dấu ấn Trịnh Công Sơn trong nỗi niềm văn hoá với
Festival mà để cảm nhận trực tiếp dấu ấn ấy tôi có mặt ở Huế?
Tôi không đủ sức để viết về Festival Huế. Vì kiến thức hạn hẹp,
đã đành! Nhưng còn vì cảm thấy mình quá lạc lõng trong một mớ hỗn độn, ồn ào của
những hối hả buông tuồng nhằm cố dựng dậy những vàng son đang ngái ngủ trong
cái nóng hầm hập của Huế những ngày “văn hoá” này. Chẳng hề có, mà có để làm gì
cơ chứ “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”2 tuy người
ta cũng đã cố phục dựng những nền cũ, những lối xưa ấy để tô đắp cho cái hình
hài bán thân bất toại đang chông chênh chếnh choáng trong cuộc hôn phối cũ mới
gượng gạo.
Gượng, vì nó không thật. Không thật trước hết thể hiện ở chỗ
không chính tâm xây đắp một bản lĩnh văn hoá theo đúng như nó cần có khi đã từng
tan hoang bởi chính con người. Tan hoang ra sao và do những con người nào, xin
dành một dịp khác thích hợp hơn. Ở đây chỉ nói về những gì đang diễn ra. Trong
đó, có những tấm lòng những cố gắng đáng trân trọng, đồng thời cũng không thiếu
những những cách làm văn hoá chưa thích hợp với chức năng cao cả từ đặc thù của
chính nó khi quên mất lời ông cha mình căn dặn“tô sức ở bên ngoài thì bên trong
tàn tạ, vun đắp bên trong thì bên ngoài tốt tươi”3.
Có chuyện đó vì không có sự hiểu biết cần thiết, cũng có thể
do tưởng đã biết nhưng thật ra là không hiểu gì về cái tưởng là biết đó. Nhưng
tệ hại nhất là “mượn mầu son phấn đánh lừa con đen” làm rùm beng qua quýt để
dánh bóng mạ kền cho cái hiện thực xám sịt vì sự băng hoại của lòng tin, sự khủng
hoảng của hệ giá trị dẫn đến sự suy đồi của đạo lý xã hội. Và rồi cái thứ văn
hoá “son phấn” ấy chỉ phóng to thêm sự nhem nhuốc của hiện thực khiến cho nó tự
phơi bày dễ hơn, rõ nét hơn.
Của đáng tội, đâu chỉ Huế đúng định kỳ Festival, bộn bề ngổn
ngang những lễ hội hối hả rộn ràng theo chỉ thị. Hoành tráng cấp tập nhằm đáp ứng
yêu cầu khởi động sự tươi vui của một đất nước đáng sống của nhiều tiêu chí
đang thăng hoa vừa được tuyên ngôn rộn rã. Để làm gì nhỉ?
Để nhằm xua bớt đi, quên đi càng tốt, những bức xúc của môi trường tự nhiên nhiễm độc với cá biển chết và thực phẩm bẩn, bớt bớt đi cho môi trường xã hội ngột ngạt với quan hành dân, dân chửi quan, và những tiếng thét phẫn nộ lên án cường quyền áp bức dân, thuê lưu manh và xã hội đen trấn áp dân. Xem ra, nếu mồ ma môt ngài thực dân Pháp với chủ trương dấy lên phong trào “vui vẻ trẻ trung” những năm 1932 …nhằm làm loãng bớt đi những bức xúc của một bộ phận thanh niên Việt trong bầu không khí ngột ngạt do những cuộc đàn áp đẫm máu người yêu nước đòi độc lập nếu sống lại e còn phải gọi những “bậc thầy chủ xướng lễ hội” bằng sư phụ! Những lễ hội trên tuy thuộc phạm trù văn hoá nhưng liệu hàm lượng văn hoá đúng như tên gọi của nó có được bao nhiêu?
Để nhằm xua bớt đi, quên đi càng tốt, những bức xúc của môi trường tự nhiên nhiễm độc với cá biển chết và thực phẩm bẩn, bớt bớt đi cho môi trường xã hội ngột ngạt với quan hành dân, dân chửi quan, và những tiếng thét phẫn nộ lên án cường quyền áp bức dân, thuê lưu manh và xã hội đen trấn áp dân. Xem ra, nếu mồ ma môt ngài thực dân Pháp với chủ trương dấy lên phong trào “vui vẻ trẻ trung” những năm 1932 …nhằm làm loãng bớt đi những bức xúc của một bộ phận thanh niên Việt trong bầu không khí ngột ngạt do những cuộc đàn áp đẫm máu người yêu nước đòi độc lập nếu sống lại e còn phải gọi những “bậc thầy chủ xướng lễ hội” bằng sư phụ! Những lễ hội trên tuy thuộc phạm trù văn hoá nhưng liệu hàm lượng văn hoá đúng như tên gọi của nó có được bao nhiêu?
Ấy thế mà sợi chỉ mành giữa văn hoá và thiếu văn hoá, vô văn
hoá lại quá mong manh. Đừng quên rằng, văn hoá không chỉ nằm trên bề mặt. Phần
kết đọng của nó trầm tích ở dưới sâu với nhiều tầng nấc. Cho nên phục dựng, xây
đắp văn hoá không thể có ngay thành phẩm như mì ăn liền. Vì vậy không thể qua
quýt được. Nhất là qua quýt nhằm đạt tới một mục đích tuyên truyền hướng một mục
tiêu chính trị đang bị thúc bách trước những bức xúc đổ dồn.
Vậy mà, “chính trị tuy phù du nhưng là một phương trình vĩnh
cửu” như Albert Einteins từng nhận định. Cách làm văn hoá qua quýt, ăn xổi ở
thì vì chỉ thấy cái phù du của chính trị mà không nhận ra được quy luật nghiệt
ngã của nó, cái “phương trình vĩnh cửu” của nó theo cách diễn đạt cũng của
Einsteins. Cách làm qua quýt kia chỉ thích hợp với thứ chính trị chụp giật,
nhai sống nuốt tươi theo nhiệm kỳ “tranh thủ ngoạm một miếng rồi chuồn” như Lê
nin, “người thầy của giai cấp vô sản thế giới” đã cảnh báo. Nhớ cho là Lênin
nói câu ấy từ những năm 1918 ngay sau Cách mạng Tháng Mười!
Ngay từ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy đã vậy, giờ đây thì còn
hối hả hơn nhiều! Vì cái “nhiệm kỳ” xem ra có vẻ ngắn hơn, bấp bênh hơn nên lại
càng phải tranh thủ gấp gáp hơn. Vì thế mà nhiều chính khách hôm nay hình như
cũng chẳng mấy bận tâm đến văn hoá, ngoại trừ lúc cần “văn hoá phục vụ chính trị”.
Đó là lý do chính sách, giải pháp, lời nói, việc làm cứ chõi
nhau đôm đốp. Nhà chính trị “din” [origin] thì thao thao bất tuyệt về kiên định
Mác Lê, quyết liệt định hướng XHCN, cho nên nhất thiết là công nông phải được xếp
lên trước trí thức v.v…Nhưng ơ hay, tại “cố đô Huế” này, nơi “văn hóa đậm đà bản
sắc” được trình diễn với thế giới theo định kỳ festival thì Khách sạn năm sao cứ
phải đặt tên là Hoàng Đế, là Tân Hoàng Cung, rồi cửa hàng ăn sang trọng phải là
Ngự thiện, Hoàng Gia, Quý Tộc và cứ thế có thể kể ra dài dài. Việc chạy theo
thời thượng trong kinh doanh chẳng có gì đáng bàn.
Cái đáng bàn là việc phục dựng lại những giá trị đích thực. Vấn
đề không thể chỉ là “ăn mày dĩ vãng”, như ai đó bằng hình ảnh rất đắt và cũng
khá tai quái đã phê phán việc chỉ biết gặm vào di sản mà không biết kế thừa và
tôn tạo theo hướng canh tân: “hiện đại hoá truyền thống” gắn làm một với “truyền
thống hoá hiện đại”. Để làm gì?
Để vừa đến với thế giới bằng văn hoá của chính mình, sao cho
thế giới hiểu được mình, tiếp nhận mình, vừa nâng mình lên trong tiến trình tiếp
biến văn hoá nhằm làm giàu có hơn nền văn hoá với bề dày dân tộc mình.
Vả chăng, văn hóa được hình thành theo quy luật thẩm thấu.
Cho nên dù phải trải qua những tàn phá thô bạo, những trấn áp nặng nề, những tổn
thương đau đớn, cái chất văn hoá lắng đọng vẫn còn trong sâu thẳm tâm linh,
tình cảm của con người Việt Nam, mà ở đây là tâm thức của những cư dân cố đô Huế.
Cái chất văn hoá trầm tích lại ấy không dễ gì mất đi, vẫn được ủ kín trong sâu
thẳm cội nguồn. “Những chiếc rễ của mỗi tư tưởng đều cắm sâu vào một quá khứ
dài lâu”4. Và đấy là lý do giải thích sự khởi sắc của một số lễ nghi, tập tục
qua các lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng, nhuần nhuyễn có, mà sống sượng cũng
có.
Đương nhiên, không mất, nhưng với những vết thương thì sự hàn
gắn đòi hỏi phải có thời gian, mà thời gian thì không ngừng cuộn chảy, cuốn
theo những biến động dữ dội. Ở đó chất chứa bao câu hỏi cần phải có câu trả lời.
Câu trả lời gần với sự thật hơn cả, tiệm cận được với chân lý hơn cả thì cũng lại
phải cậy vào thời gian.
Thời gian đã xóa nhòa biết bao những điều cứ ngỡ như mãi có
giá trị bỗng vỡ tan như bong bóng xà phòng trẻ con thổi. Cùng với những bong
bóng trẻ con chơi đó, lại nổi bật lên những giá trị không sợ sự khảo nghiệm
nghiêm khắc của lịch sử.
Những giá trị đích thực không sợ sự khảo nghiệm ấy thì như vừa
nói, “không bỗng dưng nảy mầm, nhú hoa. Những chiếc rễ của mỗi tư tưởng đều cắm
sâu vào một quá khứ dài lâu. Khi chúng đơm hoa, thời gian đã chuẩn bị cho mùa nở…”5
Vậy là, nhằm xoá bỏ một nền văn hoá phải viện đến thời gian để
đủ làm bật gốc trốc rễ. Mà để phục dựng một nền văn hoá bị đập phá rồi tái tạo,
hồi sinh và đâm hoa kết trái cũng phải cậy đến thời gian. Những Festival, giỏi
lắm cũng chỉ làm nên những bong bóng nhiều màu, rồi cho thổi bay lên để khoe sắc
dưới ánh mặt trời hoặc ánh đèn.
Văn hoá không thể làm ra từ những quả bong bóng xanh đỏ tím
vàng, cho dù chúng vui mắt. Văn hoá phải khởi phát từ nguồn cội và thấm đẫm
trong đời sống tinh thần của một dân tộc, tạo nên bản lĩnh của dân tộc đó. Nếu
vẫn cứ chìm đắm mê muội trong ý thức hệ, lú lẩn giữa quan điểm lấy chủ nghĩa
làm mục tiêu thay vì lấy độc lập cho dân tộc, dân chủ và tự do cho nhân dân, giải
phóng con người, đem lại tự do cho con người làm mục tiêu, thì không thể phục dựng,
hồi sinh và xây đắp văn hoá.
Chính vì thế mà thật xúc động khi được chứng kiến hai sự kiện
văn hoá nổi trội có sức lay động mạnh tình ý của công chúng tham dự Festival Huế
năm nay. Một là màn trình diễn nghệ thuật đường phố độc đáo và rất đúng lúc. Tiếp
đó là triển lãm tranh vẽ về Trịnh Công Sơn và đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ngày mất
Trịnh.
Nổi trội ở chiều sâu văn hoá thấm đẫm tính nhân văn của con
người Việt Nam truyền thống đang mạnh bước đi vào hiện đại, vừa tự khẳng định bản
sắc dân tộc vừa nhạy bén chọn lọc để tiếp nhận thành tựu văn minh của thế giới.
Nét nổi trội ấy còn được khẳng định bằng sức mạnh cái tôi sáng tạo trong bản
lĩnh văn hoá của chính mình, riêng mình.
Vì, nếu không có cái riêng của mình thì người nghệ sĩ chẳng
là gì cả. Để rồi nổi trội ở trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời, với dân
tộc, hai cái đó gộp lại trong khái niệm tổ quốc thiêng liêng.
Bởi thế mới “từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe”.
Để tựa vào cảm thức cội nguồn dân tộc mà trở lại với Trịnh, với ca từ của Trịnh, với giai điệu của Trịnh, với sáng tạo độc đáo có một không hai của dáng dấp thiên tài trong người nghệ sĩ lớn ấy để mà suy ngẫm về dấu ấn Trịnh Công Sơn đặng cố viết lấy đôi dòng không thể không có về Festival Huế.
Để tựa vào cảm thức cội nguồn dân tộc mà trở lại với Trịnh, với ca từ của Trịnh, với giai điệu của Trịnh, với sáng tạo độc đáo có một không hai của dáng dấp thiên tài trong người nghệ sĩ lớn ấy để mà suy ngẫm về dấu ấn Trịnh Công Sơn đặng cố viết lấy đôi dòng không thể không có về Festival Huế.
Xin được nhắc điều vừa dẫn, trước khi tìm về dấu ấn Trịnh
Công Sơn thì người Huế và những du khách trong, ngoài nước tham dự Festival đã
bắt gặp một dấu ấn khởi đầu đầy bất ngờ, rất xúc động và quá tuyệt vời nằm
ngoài kịch bản của ngày khai mạc Festival Huế ngay tại bờ nam cầu Trường Tiền.
Cuộc trình diễn của nhóm nghệ sĩ Viet Art Space gồm Lê Nguyên Mạnh, Maxime
Lacino (Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham
trong chương mục nghệ thuật biểu diễn đường phố (Performance art) với ý tưởng
“Nỗi đau của những con cá” về tình trạng cá chết ở vùng biển miền Trung.
Quả là như một sự “sắp đặt”! Trong cái nóng oi nồng vì tức
dông, bầu trời không sao ném xuống nổi vài hạt mưa, cũng không có lấy chút gió
biển mặc dầu nơi tôi đứng chỉ cách cửa Thuận vài cây số theo đường chim bay, vẫn
cứ như thoang thoảng mùi biển. Vâng, biển.
Nhưng tuyệt đối không phải là “Biển nhớ”! Không hề có chuyện
“biển có bâng khuâng gọi thầm” để rồi “đàn lên cung phím chờ/ sầu lên đây hoang
vu” trong ca khúc bất hủ của Trịnh. Mà thật là tai ác, chỉ thoang thoảng mùi cá
biển chết. Nói cho thật sòng phẳng thì không phải là “ngửi” thấy mùi biển chết
mà là bị ám ảnh bởi cài mùi chêt chóc ấy, “mùi Formosa”, mùi Trung Quốc! Tai ác
hơn lại là mùi thối.
Hãy chỉ trích ra đây vài ý kiến của một số nhà khoa học đã
công bố “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” đủ để phơi ra cái mặt vô cảm cố
tình lẩn tránh cái mùi Trung Quốc ấy: “chất có khả năng giết hàng loạt cá biển
trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất
phóng xạ. Kim loại nặng có khối lượng riêng lớn nên khi bị phát tán sẽ dần chìm
xuống dưới nước sâu, khiến cá sống ở tầng đáy ngộ độc và chết…
Có những bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy để kết luận rằng
hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung là do chất ammonia ở
trong nước thải do nhà máy Formosa xả ra biển qua đường ống ngầm… Ammonium
[sinh ra, với lượng nhỏ, từ ammonia] được phát hiện ở nồng độ vượt tiêu chuẩn
cho phép ở Lăng Cô (khoảng 0,4 mg/L), phù hợp với dòng hải lưu và với nồng độ
ammonia có thể có trong nước thải từ tiến trình luyện than coke của nhà máy luyện
thép Formosa (có thể lên đến 668 mg/L). Cá rất nhạy cảm với ammonia; cá nước ngọt
có thể chết ở nồng độ 0,2 – 0,5 mg/L và cá nước mặn có thể chết ở nồng độ thấp
hơn…
Không chỉ thế, đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh
miền Trung Việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ),
một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn
thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm
cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến
gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường
sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức được phát đi trên trang Elitereaders,
cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường
của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh
đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ
hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập
căn cứ quân sự ở đó…
Đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu nổi rõ, xuất hiện dài đến
1,5km ở Bố Trạch-Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với
hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên-Huế, cá
nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được
đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa của
Philippine đã bắt đầu có tác dụng?
Cứ như thể các nhà khoa học cung cấp chất liệu của sự phẫn nộ cho cảm nhận của nhà nghệ sĩ để dâng trào trên trang nhạc “Sóng về đâu”:
Cứ như thể các nhà khoa học cung cấp chất liệu của sự phẫn nộ cho cảm nhận của nhà nghệ sĩ để dâng trào trên trang nhạc “Sóng về đâu”:
“Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
Đừng cho tôi thấy hết tim người”!
Đừng cho tôi thấy hết tim người”!
Ai đó sẽ cho rằngngười viết tuỳ tiện gán ghép một cách khiên
cưỡng hình tượng nghệ thuật với sự dung tục của chính trị vốn “phù du” như nhận
định của Einsteins. Cũng có thể.
Nhưng xin nhớ, sức thăng hoa của tác phẩm nghệ thuật đích thực
khó gò vào bất cứ một khuôn thức dung tục nào. Chính Trịnh Công Sơn đã viết:
“Có những câu hát một thời đã sống, đã lãng quên và sống lại. Một tác phẩm
không bị lãng quên thường được mở rộng để đi đến chốn không bờ bến của những
giá trị dường như huyễn hoặc. Con người bị lãng quên là kẻ đã tự đánh mất mình
để rồi xoá nốt mình trong trí nhớ của kẻ khác. Cũng như thế, có những dòng nhạc
của môt đời người đã đứng ngoài và cao hơn số phận của người đó”. Xin chen vào
một câu : trong “Nghĩ về một dự cảm thiên tài” người đang viết bài này đã trình
bày khá kỹ về “giá trị của tác phẩm do họ tạo ra đạt tới tầm vóc vượt xa dự định
sáng tác của chính họ”.*
Khi Trịnh hát về biển thì đâu chỉ là biển, mà là:
Khi Trịnh hát về biển thì đâu chỉ là biển, mà là:
“tình yêu như biển, biển rộng hai vai
Tình yêu như biển, biển hẹp tay người”
Tình yêu như biển, biển hẹp tay người”
Để rồi:
Bốn mùa như gió
Bốn mùa như mây
Những dòng sông nối đôi tay
Liền với biển khơi…
…Con sông là thuyền
Mây xa là buồm
Từng giọt sương thu hết mênh mông
Bốn mùa như mây
Những dòng sông nối đôi tay
Liền với biển khơi…
…Con sông là thuyền
Mây xa là buồm
Từng giọt sương thu hết mênh mông
Để rồi:
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Và để rồi:
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Thế mà
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Thế mà
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Thế mà:
Vì vàng phai xưa từng mấy độ
Rộng nghìn thu một tà dương ấy…
Vàng phai sẽ cuốn đi mịt mù
Dòng sông nắng cho bờ bến rộng
Rộng nghìn thu một tà dương ấy…
Vàng phai sẽ cuốn đi mịt mù
Dòng sông nắng cho bờ bến rộng
Ai dám bảo đó chỉ là “mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ
nhàng riêng” như chính tác giả nói về mình? Có chuyện đó khi Trịnh viết:
“Ôi dòng nước mắt trong tim
Chảy lai láng vào hồn
Nửa đêm gọi đến mình”
Chảy lai láng vào hồn
Nửa đêm gọi đến mình”
Nhưng lại phải nhận cho rõ trong “nguồn gợi cảm cái nhẹ nhàng
riêng” đó cũng là giông bão của cuộc đời, là thiên thu chuyển động để mà:
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đi, về với cảm thức của cái “trăm năm vô biên chưa từng hội
ngộ” ấy thật là dữ dội.
Dữ dội khi “đêm thấy ta là thác đổ”, “đợi gió vô thường lên” trong khi “núi đứng quanh năm/đât muôn đời nằm/ riêng ta rộn ràng/ đứng giữa thiên nhiên”,
để rồi “trời cao đất rộng/một mình tôi đi/ một mình tôi đi/ đời như vô tận/ một mình tôi về/ một mình tôi về với tôi” để mà “ta lắng nghe ta/ nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá” nhưng rồi cũng từ trong buốt giá ấy, người nghệ sĩ tự nhận ra rằng “đời ta có khi là đốm lửa/ một hôm nhóm trong vườn khuya” để “ta nhìn ta giữa trời hư không” rồi tự nhủ rằng “đời có bao lâu mà hững hờ”!
Dữ dội khi “đêm thấy ta là thác đổ”, “đợi gió vô thường lên” trong khi “núi đứng quanh năm/đât muôn đời nằm/ riêng ta rộn ràng/ đứng giữa thiên nhiên”,
để rồi “trời cao đất rộng/một mình tôi đi/ một mình tôi đi/ đời như vô tận/ một mình tôi về/ một mình tôi về với tôi” để mà “ta lắng nghe ta/ nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá” nhưng rồi cũng từ trong buốt giá ấy, người nghệ sĩ tự nhận ra rằng “đời ta có khi là đốm lửa/ một hôm nhóm trong vườn khuya” để “ta nhìn ta giữa trời hư không” rồi tự nhủ rằng “đời có bao lâu mà hững hờ”!
Phải chăng trong “mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng
riêng” của Trịnh đã chất chứa những dữ dội của tâm hồn Huế với cái hình hài gầy
guộc của một tài năng lớn, rất lớn đang suy tư về về vận mệnh, về trách nhiệm với
cuộc đời, về thân phận con người giữa cõi nhân gian đầy bão táp
trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt rọi suốt trăm năm một cõi đi về
trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Quả thật tầm vóc của hình tượng nghệ thuật trong ca từ và
giai điệu mà cuộc đời đang đón nhận đã vượt xa cảm hứng sáng tác của Trịnh Công
Sơn lúc anh ngồi trước khung kẻ dòng, ghi nốt nhạc và tuôn trào thi tứ.
Đừng quên rằng, trước khi là nhạc sĩ, Trịnh là một tài thơ lớn.
Ở đó, tinh tế dịu dàng hoà quyện với trầm hùng dữ dội của thác đổ, của rừng
cháy, của sóng bạc đầu để rỏ giọt lệ thiên thu. Làm sao phân biệt nổi giữa tài
năng thơ và tài năng nhạc của Trịnh Công Sơn? Mà phân biệt để làm gì cơ chứ. Bởi
lẽ, “Thơ vẫn là cuộc lịch nghiệm Riêng và Chung, của Thời đại và Lịch sử” như
thẩm bình chí lý của Thiền sư Tuệ Sỹ 6,
Những rung cảm nghệ thuật trong Trịnh Công Sơn được tượng
hình lên trong ca từ và giai điệu, bắt được nhịp thở của thời đại, của đất nước,
của con người trong những biến động dữ dội. Mà cũng chính vì thế, sáng tạo nghệ
thuật thiên tài ấy đã nhận được sự đồng vọng của triệu triệu con tim, những lời
đồng vọng từ non sông đất nước, vượt cao lên mọi hạn hẹp trói buộc của ý thức hệ
đang làm vẩn đục tư duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo, đẩy tới sự băng hoại cảm
thức nhân văn, xói lở nền tảng văn hoá vốn được xem là nền tảng tinh thần của đời
sống xã hội. Trịnh Công Sơn nhận được sự đồng vọng ấy vì như anh gọi:
Tìm tôi đi nhé đừng bối rối
Đừng mang gươm giáo vào với đời
Tôi như ngọn đèn từng đêm vơi cạn
Lửa thắp lên một niềm riêng
Đừng mang gươm giáo vào với đời
Tôi như ngọn đèn từng đêm vơi cạn
Lửa thắp lên một niềm riêng
Chính cái riêng ấy khiến Trịnh đến được với cái chung. Càng
riêng bao nhiêu thì càng đến được với cái chung bấy nhiêu. Chẳng thế mà lời ca
của Trịnh:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi
đã trở thành một triết lý nhân văn được cuộc đời trân trọng
và tha thiết đón nhận. Sức mạnh của tác phẩm nghệ thuật đích thực có sức công
phá mãnh liệt cái xấu, những thế lực đang chặn bước đi tới của con người, của
xã hội, của lịch sử hướng tới cái tốt, cái đẹp. Công chúng đón nhận Trịnh Công
Sơn là vì lẽ ấy cho dù người nghệ sĩ thiên tài ấy:
Không xa trời
và cũng không xa phận người
Không xa một ngày
và cũng không xa một đời
và cũng không xa phận người
Không xa một ngày
và cũng không xa một đời
để rồi
Đàn chim bên sông chiều chiều tung cảnh
Người ngồi bên bến nhớ mênh mông
với một mong muốn nhỏ nhoi thôi
Người ngồi bên bến nhớ mênh mông
với một mong muốn nhỏ nhoi thôi
Một chiều có bóng chim âu bay về
Cùng dòng nước đã đi
Một lần có bóng chim quyên bên nhà
Cùng lời hót đã xa
Cùng dòng nước đã đi
Một lần có bóng chim quyên bên nhà
Cùng lời hót đã xa
Bỗng trong óc tôi thoáng gợi mối liên tưởng về Tô Đông Pha với
lời bình của Tuệ Sĩ từng ghi đậm dấu ấn trong suy tư của riêng mình về sáng tạo
nghệ thuật. Xin được chép ra đây, thay cho cách diễn đạt vụng về lúng túng của
ngòi bút bất tài:
“Bơ vơ nơi khách địa, thì tình cố quận, và tình tha hương cả
hai đều thắm thiết. Nhưng cố quận thì đâu không là cố quận, và tha hương thì
nơi nào chẳng lại là tha hương. Đứng bên này mà vọng đến bên kia, con mắt cứ mỏi
mòn trông đợi. Thế là lao tâm khổ tứ, là quằn quại hình hài. Nơi ngọc đường kim
mã, mộng bình sinh đã cực đỉnh tang bồng.
Nói năng thì như gươm Tần xẻ tóc, và rủ hai tay xuống thì lịch
sử trào ra. Đẩy một vạn người bước tới, kéo một vạn người bước lui. Lên núi thì
núi rừng cũng biến thành biển lửa. Đưa con mắt hùng thị bốn phương trời, bỗng
thấy nước lũ Trường Giang đổ xuống:
Giang sơn như hoạ,
Một thời hào kiệt anh hùng.
Ngọc đường kim mã bỗng vang lên những tiếng gào thét đoạn trường. Chim Hồng giật mình tung cánh bay cao. Biết nơi nào là cố quận, nơi nào là tha hương, để chim hồng đậu lại..”6.6
Giang sơn như hoạ,
Một thời hào kiệt anh hùng.
Ngọc đường kim mã bỗng vang lên những tiếng gào thét đoạn trường. Chim Hồng giật mình tung cánh bay cao. Biết nơi nào là cố quận, nơi nào là tha hương, để chim hồng đậu lại..”6.6
Mượn dấu ấn Trịnh Công Sơn để nói về văn hoá, và riêng về
Festival Huế cũng là cách tránh bớt đi những thấp thỏm đợi chờ khi đã biết rằng
sự thấp thỏm đó là có căn nguyên. Khi nói dấu ấn Trịnh Công Sơn thì cũng đừng
quên rằng, cùng với thơ và nhạc, Trịnh còn là một tài năng lớn về hội hoạ.
Ngưởi tổ chức cuộc triển lãm tranh vẽ Trịnh Công Sơn trong
ngày khai mạc Festival Huế, nhà nghiên cứu và thẩm bình hội hoạ Nguyễn Trọng Chức
đã xúc động nói với tôi về tài năng hội hoạ của Trịnh. Anh cho biết một nhà phê
bình và sưu tầm tác phẩm hội hoạ người Singapore, nơi quy tụ được nhiều bức
tranh vào loại giá trị nhất của Việt Nam, đã sững sờ trước những bức hoạ của Trịnh
mà ông ta lần đầu chiêm ngưỡng.
Vì thế, sẽ là không quá chủ quan và phiến diện khi nghĩ thầm
rằng triển lãm tranh vẽ về Trịnh Công Sơn và đêm nhạc tưởng niệm mười lăm năm
ngày mất người Huế nhạc sĩ ấy là một điểm nhấn văn hoá đúng nghĩa.
Vâng, đúng nghĩa. “Người tử tế” Trần Văn Thủy, tác giả của
“Chuyện tử tế” nắm chặt tay tôi tại phòng tranh “này anh TL, anh có đồng ý với
tôi, ngoài Trịnh Công Sơn ra, tôi chưa thấy một người nghệ sĩ nào giành được sự
ngưỡng mộ và tình yêu thương của công chúng và của riêng giới văn nghệ sĩ từ
nam ra bắc như thế này”. Quả đúng vậy.
Mà đâu chỉ từ nam ra bắc, trong phòng tranh đầy ắp những tác
phẩm vừa sáng tác nhân kỷ niệm 15 năm mất người nghệ sĩ tài hoa ấy để kịp ra mắt
trong ngày khai mạc Festival Huế 2916 có tranh của những người nước ngoài vẽ Trịnh.
Khi bức tranh vẽ Trịnh Công Sơn của Alexandre Slim Mehiri, người Canada, được đạo
diễn Nguyễn Quang Dũng chiếu trên màn hình lớn của đêm nhạc Trịnh, ông Đại sứ
Canada David Devine ôm chầm lấy tôi đang ngồi cạnh. Ông chìa ngón tay cái biểu
thị sự chào mừng trong giọng nói hân hoan “tranh của Slim đấy, bức tranh được
chào đón và đánh giá cao. Thật tuyệt”.
Tiện dịp, tôi quay sang nói với nhà thơ Huế từng giữ trọng
trách về văn hoá: “anh thấy đấy, ông Đại sứ Canada đã dự đêm nhạc Trịnh tại Nhà
Hát lớn Hà Nội. Hôm nay cả hai ông bà cùng bay vào đang ngồi cạnh chúng ta. Ông
bà ấy thích nhạc Trịnh đến vậy đấy. Và còn một lý do khiến ông bay vào Huế vì
ông muốn nói đôi lời cám ơn ban tổ chức đã cho trưng bày hai bức tranh của một
người Canada hâm mộ Trịnh Công Sơn nên đã vẽ bức tranh được công chúng đón nhận
và đánh giá cao. Họ “làm” văn hoá như vậy đấy anh ạ”.
Tối hôm ấy, khi từ đêm nhạc trở về khách sạn, bên chiếc bàn
ăn với những cốc bia sủi bọt vàng và những ly rượu vang đỏ, ông bà David thao
thao bất tuyệt về nhạc Trịnh, về buổi triển lãm tranh vẽ Trịnh với bà Đại sứ
Irael và ông chồng bác sĩ đưa cả hai con bay vào Huế sau khi đã có dịp thưởng
thức nhạc Trịnh ở Hà Nội. Càng về khuya, câu chuyện càng rôm rả, giữa những người
khách nước ngoài tiếp tục đến, trong đó có những vị của Tổ chức UNESCO trao đổi
với những nghệ sĩ tài hoa Trần Mạnh Tuấn, Thanh Bùi, Tuấn Mạnh…
Ông Đại sứ Canada chìa tay cho tôi biểu thị sự tán đồng khi
tôi chỉ vào nghệ sĩ piano Tuấn Mạnh với bài Diễm Xưa được trình diễn theo lối
hiện đại trong nét thăng hoa từ “Sonata ánh trăng” của Beethoven để nói rằng,
được thưởng thức giai điệu Diễm Xưa quá quen thuộc với cách trình diễn mới mẻ rất
tài hoa và bão táp của nghệ sĩ piano trẻ tài năng này khiến tôi vững tin Trịnh
Công Sơn sẽ sống mãi với thời gian bởi những tâm hồn trẻ, sức sống trẻ biết
cách hiện đại hoá truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật.
Ai đó kể ra tên những ca sĩ đã chinh phục được khán thính giả
bởi sự tìm tòi sáng tạo trong đêm diễn. Họ đã thổi vào không gian trầm mặc của
cố đô một luồng gió mới. Đương nhiên, không thể không có chút ngỡ ngàng trước
cái mới. E rằng có người phải khoác thêm chiếc áo trước ngọn gió mà họ cảm thấy
hơi sỗ sàng chăng? Vì thế, cũng không thể không nói rằng, đã có những thẩm bình
ngụ ý phê phán của một số công chúng Huế về đêm nhạc Trịnh. Có ý kiến khá nặng
nề rằng người ta đã “giết” Trịnh Công Sơn bởi những cách tân quá lố trong cung
cách trình diễn ồn ào gào thét khi mà nhạc Trịnh chỉ thích hợp với tiếng đệm trầm
tĩnh của chiếc đàn ghita thùng! Có người gọi đích danh ca sĩ mà họ cho là “thợ
hát” vì chỉ có động tác bên ngoài sáo mòn mà thiếu chất lửa bừng cháy bên
trong.
Điều này dễ hiểu. Thị hiếu thẩm mỹ là sự kết đọng dài lâu để
đủ trầm tích vào đáy sâu tâm hồn của cả một lớp người. Xin hãy để cho cuộc sống
với sự can dự của thời gian mà định hình sự thích và không thích, mà củng cố
thêm hay làm nhạt bớt đi, dẫn đến những thay đổi của thị hiếu. Bởi vì “Thời
gian làm cho mọi niềm tin nảy sinh, lớn lên, chết đi, chính nhờ thời gian, những
niềm tin đạt được sức mạnh và cũng qua nó, những niềm tin mất đi sức mạnh của
nó”8. Đấy là chưa nói đến một nhân tố đáng gờm khác mà học giả Trần Quốc Vượng
đã cảnh báo: “tâm lý sợ những cái gì không chính thống”!
Với nỗi “sợ” ấy thì làm sao có thể “thấy trên lá khô một dòng
suối”?
Đem cái nỗi sợ cố hữu, sản phẩm của một xã hội trì trệ bởi tập
quán và thói quen ngàn đời được làm dày thêm, thô bạo hơn mà cũng lì lợm hơn của
một chế độ toàn trị phản dân chủ thì làm sao từ “từng lời bể sông” mà “nghe ra”
được “từ độ suối khe” đặng mà trở về được với cội nguồn dân tộc, vứt bỏ những
áp đặt lai căng về hệ tư tưởng, lừa mị cưỡng bức về lối tư duy.
Thật khát khao tìm thấy một dòng suối để tắm mát tâm hồn đã bị khô cằn khi tự do tư tưởng bị tước bỏ. Và rồi từ dòng suối đó “những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi”! Làm sao để văn hóa trở lại được với chức năng cao cả ấy? Bao giờ?.
Thật khát khao tìm thấy một dòng suối để tắm mát tâm hồn đã bị khô cằn khi tự do tư tưởng bị tước bỏ. Và rồi từ dòng suối đó “những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi”! Làm sao để văn hóa trở lại được với chức năng cao cả ấy? Bao giờ?.
1. Hồi ức. Thế giới âm nhạc. tháng 3.1997
2. Thơ Bà huyện Thanh Quan
3. Nguyễn Văn Siêu. Danh sĩ triều Nguyễn thế kỷ 18
4, 5, 8 . Gustave le Bon. Tâm lý học đám đông.
6, 7. Tuệ Sỹ. “Tô Đông Pha. Những phương trời viễn mộng”
* Mênh mông thế sự 31. Điểm tin tuần qua số 79.
2. Thơ Bà huyện Thanh Quan
3. Nguyễn Văn Siêu. Danh sĩ triều Nguyễn thế kỷ 18
4, 5, 8 . Gustave le Bon. Tâm lý học đám đông.
6, 7. Tuệ Sỹ. “Tô Đông Pha. Những phương trời viễn mộng”
* Mênh mông thế sự 31. Điểm tin tuần qua số 79.
Sài Gòn ngày 8/5/2016
Tương Lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét