Đặc tả tiếng đàn của Thúy Kiều nhằm làm rõ “chữ Tài” trong truyện
Kiều nói chung và tài của Thúy Kiều nói riêng được Nguyễn Du rất chú ý. Và có lẽ
vì thế, từ bấy đến nay, người đời yêu thích Truyện Kiều được thưởng thức những
âm thanh tuyệt diệu từ tiếng đàn của nàng Kiều để lại. Cố nhà thơ Tố Hữu một lần
về thăm mộ Cụ Nguyễn Du đã phải thốt lên:
“Tiếng đàn xưa, đứt ngang dây
Hai
trăm năm lại càng say lòng người”.
Vậy, rảnh rỗi thử tìm tiếng đàn của Thúy Kiều
nghe chơi:
Lần 1: Gặp dịp may hiếm có, cha mẹ và hai em vắng nhà vì bận
đi mừng lễ sinh nhật ông bà ngoại, Thúy Kiều phá lễ tục, lẻn qua nhà Kim Trọng
chơi:
“Vắng nhà được buổi hôm nay
lấy lòng gọi chút sang đây tạ lòng”
(Sau khi
gặp Thúy Kiều, Kim trọng lấy cớ để tiện đi học, tìm nhà gần nhà Thúy Kiều thuê ở
với hy vọng có dịp gặp lại người đẹp).
Thật là mơ được ước thấy, Kiều đã không
phụ lòng Kim Trọng. Sau khi gặp gỡ hàn huyên tâm sự, mặt trời xế chiều lúc nào
không biết. Lo sợ cha mẹ về mà mình không ở nhà sẽ bị quở trách, Thúy Kiều vội
vã chia tay Kim Trọng.
“Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai
Giã chàng, nàng mới kíp dời
song sa.”
Thế nhưng, khi về đến nhà, thấy cha mẹ và hai em chưa về, thế là Thúy
Kiều lại:
“Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
theo
tiếng gọi thổn thức của trái tim trở lại cùng Kim Trọng. Lần này, ngoài chuyện
nặng lời thề thốt thủy chung, hai bên còn uống rượu, ngâm thơ rồi Kim Trọng tỏ
ý muốn nghe Kiều đàn:
“Rằng nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng
tai Chung Kỳ”.
Vậy là Thúy Kiều:
“Thưa rằng: Tiện kỹ sá chi
Đã lòng dạy đến dạy
thì phải vâng”
Kiều ngoan ngoãn vâng lời, cầm đàn so dây:
Khúc đâu Hán, Sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Tư Mã “Phượng cầu”,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng?
Kê Khang này khúc “Quảng Lăng”,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.
“Quá quan” này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa với.
Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Tư Mã “Phượng cầu”,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng?
Kê Khang này khúc “Quảng Lăng”,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.
“Quá quan” này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa với.
Hai câu đầu, tiếng đàn nghe như tiếng ngựa hí, tiếng gươm giáo đâm
chém nhau trong trận chiến; các câu còn lại nhắc tới khúc “Phượng cầu”, khúc
“Quảng Lăng” khúc “Quá quan” đều là những khúc nhạc hay nổi tiếng của người xưa
như Tư Mã Tương Như, Kê Khang và Chiêu Quân. Đây không phải là khúc nhạc do Kiều
soạn ra, tuy nhiên dùng đàn thể hiện điêu luyện những bản nhạc nổi tiếng của
người xưa như thế, Kiều tỏ ra chẳng kém cạnh họ là bao.
Lần 2: Đàn cho Mã Giám Sinh nghe.
Khi nhà gặp nạn, Vương ông và Vương quan bị bắt giam, để cứu cha và
em, cần phải “Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Một gia đình “thường thường bậc
trung” như nhà Vương ông khó lòng tìm đâu ra một lúc từng ấy tiền, đã vậy quan
quân lại đến vơ vét hết trước đó “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” rồi.
Không còn cách nào khác, Thúy Kiều đành phải chấp nhận phụ tình với Kim Trọng,
bán mình lấy tiền chuộc cha.
Khi mụ mối dẫn Mã Giám Sinh vào xem để mua Kiều, ngoài việc “vén tóc, bắt tay” lật ngang lật ngửa Kiều ra cho Mã Giám Sinh xem như một món hàng, mụ còn:
Khi mụ mối dẫn Mã Giám Sinh vào xem để mua Kiều, ngoài việc “vén tóc, bắt tay” lật ngang lật ngửa Kiều ra cho Mã Giám Sinh xem như một món hàng, mụ còn:
“Đắn
đo cân sắc cân tài/
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”
(Chơi một bản đàn và
làm thơ vịnh cái quạt)
cho Mã giám sinh nghe và xem, trước khi “Cò kè bớt một
thêm hai”. Lần này tiếng đàn không được tả thành lời. Nhưng với bối cảnh như thế,
ta cũng có thể luận ra tiếng đàn của Kiều ai oán, sầu thảm như thế nào.
Lần 3: Đàn cho khách làng chơi nghe
“Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong Nguyệt, nước cờ dưới hoa”
Cung cầm trong Nguyệt, nước cờ dưới hoa”
Sau khi bị ép làm gái làng chơi mua vui cho khách, thỉnh thoảng bị
khách yêu cầu Thúy Kiều cũng cầm đàn, làm thơ, tuy nhiên:
“Vui là vui gượng kẻo
mà
Ai tri âm đó, mặn mà với ai”.
Nguyễn Du không tả tiếng đàn, nhưng ta cũng cảm
nhận được tiếng đàn lúc này lạc lõng, bâng quơ vô định.
Lần 4: Đàn cho Thúc Sinh nghe
“Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn”.
“Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn”.
Lúc này Thúc Sinh cũng chỉ là khách làng
chơi, Tuy nhiên Thúc Sinh có ý thương yêu Kiều thật lòng nên đến thường xuyên
hơn. Cũng từ việc chơi cờ, họa đàn với nhau dần dần Thúc Sinh ngỏ ý cưới Kiều
làm vợ lẻ. Tiếng đàn không được tả, nhưng lúc này là “họa đàn” có nghĩa cả hai
người cùng đàn với nhau, hoặc người đàn người hát và như vậy theo lô-gích người
đàn, hát gợi được cảm hứng với công việc nên thể hiện được âm sắc theo tình cảm
của mình.
Lần 5: Đàn cho Hoạn Thư nghe:
"Phải đêm êm ả chiều trời
Trúc tơ lại hỏi nghề chơi mọi ngày.
Lĩnh lời nàng mới lựa dây
Nỉ non thánh thót dễ say lòng người".
Trúc tơ lại hỏi nghề chơi mọi ngày.
Lĩnh lời nàng mới lựa dây
Nỉ non thánh thót dễ say lòng người".
Khi bị Hoạn Thư bắt về làm con hầu trong nhà, Thúy Kiều vẫn chưa rõ
vì sao mình bị bắt? Ngược lại, Hoạn Thư biết rất rõ. Mặc dù Kiều là kẻ tình địch
của mình, và đang bị mình nuôi nhốt làm con hầu trong nhà để thực hiện mưu sâu
trả thù sau này. Hoạn Thư là con quan lại bộ, được giáo dục và học hành đến nơi
đến chốn, am hiểu xã hội. Mặc dù mối thù đang sục sôi, đang muốn:
“Làm cho cho mệt
cho mê
Làm cho đau đớn ê chề cho coi”
thì trước một người phụ nữ xinh đẹp như
Kiều, đáng lẽ Hoạn Thư sẽ đày đọa dày vò để sắc đẹp của Kiều ngày càng tàn phai
đi, ngược lại Hoạn Thư muốn khai thác hết vẻ đẹp cũng như tài năng của Kiều. Vì
trước đó, Hoạn Thư đã nghe phong thanh Kiều đàn rất hay, muốn thưởng thức tiếng
đàn ấy xem sao. Hoạn Thư rất hiểu, dùng phép nhà ra lệnh thì Kiều cũng phải đàn
để phục vụ mình, nhưng làm như thế, chắc chắn sẽ không được nghe những bản nhạc
tuyệt diệu từ một người giỏi dang và đa cảm như Kiều, vì thế phải chọn thời điểm
êm ấm, nhẹ nhàng khuyến khích để Kiều thoải mái thể hiện bản nhạc đúng theo bản
năng của mình. Và Hoạn Thư đã thành công. Sau khi được thưởng thức tiếng đàn của
Kiều:
“Tiểu thư xem cũng thương tài
Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân”.
Thật
lý thú khi đọc đến những tình tiết giữa đôi tình địch Hoạn Thư – Thúy Kiều. (Sẽ
có một bài viết riêng về nội dung này). Tiếng đàn của Kiều quá tuyệt diệu,
nhưng phải khen rằng Hoạn Thư là con người sành âm nhạc. Giá như không có mối hận
“chồng chung” có thể họ trở thành bạn tri âm, tri kỹ cũng nên.
Lần 6: Đàn cho Hoạn Thư và Thúc Sinh nghe:
"Vợ chồng chén tạc chén thù,
Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay.
Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay.
Hoạn Thư lại bày trò chơi mới :
Rằng: “Hoa nô đủ mọi tài,
Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe”
Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe”
Dĩ nhiên là Kiều phải vâng lời:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".
Vì Thúc Sinh không nghe lời khuyên của Kiều (thú nhận với Hoạn Thư
đã có vợ lẻ là Kiều trong dịp về thăm lần trước) nên đã gây ra bi kịch có một
không hai từ cổ chí kim: Hoạn Thư đánh ghen. Nạn nhân của vụ đánh ghen này là
Thúc Sinh và Thúy Kiều. Ghê gớm đến mức Kiều phải thốt lên:
“Bây giờ mới rõ
tăm hơi
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen”.
Xưa nay người ta nói nhà thơ, nhà
văn, nhà khoa học … chứ ghen mà được gọi là “Nhà”, đánh ghen mà có phẩm có hàm
như vậy, quả thật chỉ có Hoạn Thư!
Lần 7: (2569) Đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe:
Sau khi mua chuộc Kiều dụ cho Từ Hải đầu hàng thành công, Từ Hải bị
lừa, chịu chết đứng, sự nghiệp:
“Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!”
của Từ Hải
tan vỡ. Ước vọng “cũng ngôi mệnh phụ đường đường” của nàng Kiều chẳng những
không thực hiện được mà còn phải trở về thân phận như xưa “gái lầu xanh”, buộc
phải đem thân mình mua vui cho Hồ Tôn Hiến:
"Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm phượng hót nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu".
"Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm phượng hót nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu".
Một vị “tổng đốc trọng thần” như Hồ Tôn Hiến, đã phơi bày hết bản
chất vô liêm sỉ, đểu cáng của nghỉ mà khi nghe tiếng đàn của Kiều còn “chau
mày, rơi châu” và:
“Nghe càng đắm, ngắm càng say
thì chẳng còn lời nào để tả tiếng đàn của Kiều cho xứng tầm nữa!
Đây là khúc “Bạc mệnh” do Thúy Kiều soạn khi còn ở nhà với cha mẹ.
Thuở còn “Phong lưu nhất mực hồng quần” mà Kiều đã viết ra được bản nhạc như vậy,
quả thật, định mệnh buộc chặt vào con người rồi thì khó có thể gỡ ra được. Cuộc
đời nàng Kiều có 3 bi kịch lớn lần lượt diễn ra: Phải bán mình chuộc cha, bị
Hoạn Thư đánh ghen và bị Hồ Tôn Hiến lừa đảo. Đến bi kịch lần ba, Kiều mới đem
khúc “Bạc mệnh” ra chơi. Phải chăng đã đến lúc như bà Tam Hợp đạo cô nói: “Túc
khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi”?
Lần 8: Đàn cho Kim Trọng nghe:
"Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trùm cao thấp, tiếng huyền gần xa.
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh.
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông".
Khói trùm cao thấp, tiếng huyền gần xa.
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh.
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông".
Sau 15 năm lưu lạc, Kim Kiều được tái ngộ, trong đêm đoàn viên, Kim
Trọng gợi lại tiếng đàn ngày xưa, dĩ nhiên Kiều không từ chối. Tiếng đàn lần
này không như những lần trước, thật là êm ái, nhẹ nhàng, thanh tân, mờ ảo làm
cho Kim Trọng như tỉnh như mơ. Đây là lần đàn cuối cùng của Kiều:
“Một phen tri
kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa”.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua 8 lần Thúy Kiều chơi đàn. Trong đó 3
lần Nguyễn Du không tả tiếng đàn. Cả 8 lần chơi đàn Kiều đều bị ép buộc chứ
không tự nguyện. Đáng chú ý là, Kiều ở với Từ Hải đến 5 năm mà không một lần
chơi đàn cho Từ Hải nghe, mặc dù những năm tháng ở với Từ Hải Kiều có nhiều quyền
lực hơn cả.
Trong hơn 3 nghìn câu Kiều, có đến 5 lần Nguyễn Du tả tiếng đàn mà
mỗi lần lại thể hiện biểu cảm khác nhau tùy vào hoàn cảnh. Dù có vài nhà nghiên
cứu tiền bối từng nhận xét đại ý: tiếng đàn trong Truyện Kiều cũng chỉ là tiếng
đàn ước lệ, không phải tiếng đàn riêng của Kiều, của Nguyễn Du mà nó đã được tả
lên đâu đó thì chúng ta, những kẻ sinh sau cũng không thể phủ nhận cái sắc sảo,
tinh tế của Đại thi hào Nguyễn Du thể hiện qua tiếng đàn nàng Kiều. Nhờ Cụ mà hậu
thế có một câu chuyện thơ để đời mà ngâm vịnh mà bàn luận suốt mãi không thôi.
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!”.
Nguyễn Trọng Quý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét