Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Người nghệ sĩ nhận thức rõ
bản chất con người thực tại thì mới có thể phục vụ tốt cho con người.
Một nhà thơ Đức đã nói: “Phương pháp sáng tác đích thực là phương pháp
mang tính người đích thực”. Xét trên quan điểm nghệ thuật, phương pháp ưu
việt nhất - cái đứng trên mọi nguyên tắc, nguyên lý - nội hàm của nó luôn chứa
đựng sự hiểu biết về con người, tình yêu và trách nhiệm đối với con người.
Những hình tượng nghệ thuật của nhà văn phải mang những giá trị hình thành các
chủ thể của đời sống, tức con người. Nó phải đáp ứng nhu cầu thời đại, phát
triển nhân cách, thanh lọc tâm hồn con người theo chiều hướng thượng. Bằng chất
thẩm mỹ nghệ thuật đặc thù, cá biệt của hình tượng do nhà văn sáng tạo, một tác
phẩm văn chương cần lay động cho bằng được sự phân biệt rạch ròi cái thiện, cái
ác trong tâm thức người, giúp con người nhận thức đúng bản chất của sự việc,
hiện tượng đang hạn chế đà tiến bộ của xã hội.
Thi hào Goethe từng nói: “Phải nắm bắt được cái tối cao và là cái khó
nhất trong nghệ thuật- tức là hiểu được cái cá nhân, thì mới thoát khỏi được
quyền lực của tư tưởng”. Thật vậy, nếu nhà văn chỉ biết tổng hòa các mối
quan hệ xã hội trừu tượng mà không quan tâm đến con người trong các mối tổng
hòa đó, ắt sẽ tạo nên những hình tượng người là những sinh vật bất biến, cứng
ngắt. Nhà văn sẽ bước vào con đường minh họa cho những tư tưởng có sẵn, sản
xuất những hình tượng nhạt nhẽo, phi hiện thực, và nếu đó là hiện thực, nó vẫn
là hiện thực theo chủ nghĩa khái niệm, công thức của tư duy cũ. Minh họa sẽ dễ
dàng dẫn đến việc lặp lại những nhu cầu trừu tượng, từ chối những nhu cầu mới
của đời sống hiện nay – những nhu cầu nhằm khẳng định và cải tạo cuộc sống.
Thời đại đổi mới không cho phép nhà văn thuyết giáo về một mẫu người chung
chung, xa lạ đối với con người cụ thể trong đời sống. Không thể cào bằng một
cách đơn giản cá tính của con người.
Con người trong tác phẩm phải được nhà văn mổ xẻ thấu đáo, tường tận trên bình diện giai cấp lẫn thế giới sinh vật thuần túy – con người bản năng bình thường và con người xã hội. Có nhà văn quan niệm rằng con người là đối tượng của quản lý, là người thừa hành chứ không thấy con người là chủ thể, tham gia trực tiếp điều hành, quản lý. Hoặc chỉ thấy con người tiêu dùng, con người lao động chứ chưa nhận diện rõ sự cần thiết rất quan trọng của con người sáng tạo. Hay chỉ xác định những biểu hiện chung ở từng cá nhân con người, con người đó thông minh hoặc ngu xuẩn, tàn ác hay chân thiện, lành mạnh hay bệnh tật…chớ không nhìn thấy con người với những phức tạp về tâm lý, thể trạng. Và những phức tạp đó biểu hiện từng góc cạnh riêng ở từng hoàn cảnh cụ thể, tùy theo nhận thức phát triển nội tại của lý trí, tình cảm, hoặc do đặc điểm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chủng tộc, nơi cư trú…tất cả những phức tạp đó có khả năng vận động, biến đổi theo không gian, thời gian. Nhà văn muốn miêu tả đúng bản chất hình tượng nghệ thuật của mình, cần hiểu được những nguyên nhân khách quan và tâm lý nội tại có tính chất quyết định đối với những hành động của nó, cần hiểu rõ tâm lý mới hình thành trong nhân vật của mình. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, trước đây, ta thường xây dựng những hình tượng điển hình với tính tập thể phổ biến chớ ít lột tả tâm trạng, số phận riêng của từng con người. Người nghệ sĩ thường “phản ánh con người qua việc miêu tả lịch sử chớ ít khi phản ánh lịch sử qua việc miêu tả con người”. Tính tư tưởng của một tác phẩm văn chương thường được đánh giá qua lăng kính tính Đảng, tính nhân dân hoặc “một loại phê bình khuôn sáo, có sẵn”. Ít thấy biểu hiện nỗi buồn vui của đời người trên trang giấy với chất đời thường cụ thể của từng cá nhân con người. Còn ngày nay, cần phải nghiên cứu, khám phá thế giới tinh thần của cá nhân con người, tìm hiểu chân tơ kẽ tóc tâm lý riêng của từng đơn vị người trong tâm lý chung của con người. Vì, phải chăng điển hình tinh thần của con người hiện đại là quá trính phát triển ý thức và vô thức, những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp trong chiều sâu của con người?
Con người trong tác phẩm phải được nhà văn mổ xẻ thấu đáo, tường tận trên bình diện giai cấp lẫn thế giới sinh vật thuần túy – con người bản năng bình thường và con người xã hội. Có nhà văn quan niệm rằng con người là đối tượng của quản lý, là người thừa hành chứ không thấy con người là chủ thể, tham gia trực tiếp điều hành, quản lý. Hoặc chỉ thấy con người tiêu dùng, con người lao động chứ chưa nhận diện rõ sự cần thiết rất quan trọng của con người sáng tạo. Hay chỉ xác định những biểu hiện chung ở từng cá nhân con người, con người đó thông minh hoặc ngu xuẩn, tàn ác hay chân thiện, lành mạnh hay bệnh tật…chớ không nhìn thấy con người với những phức tạp về tâm lý, thể trạng. Và những phức tạp đó biểu hiện từng góc cạnh riêng ở từng hoàn cảnh cụ thể, tùy theo nhận thức phát triển nội tại của lý trí, tình cảm, hoặc do đặc điểm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chủng tộc, nơi cư trú…tất cả những phức tạp đó có khả năng vận động, biến đổi theo không gian, thời gian. Nhà văn muốn miêu tả đúng bản chất hình tượng nghệ thuật của mình, cần hiểu được những nguyên nhân khách quan và tâm lý nội tại có tính chất quyết định đối với những hành động của nó, cần hiểu rõ tâm lý mới hình thành trong nhân vật của mình. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, trước đây, ta thường xây dựng những hình tượng điển hình với tính tập thể phổ biến chớ ít lột tả tâm trạng, số phận riêng của từng con người. Người nghệ sĩ thường “phản ánh con người qua việc miêu tả lịch sử chớ ít khi phản ánh lịch sử qua việc miêu tả con người”. Tính tư tưởng của một tác phẩm văn chương thường được đánh giá qua lăng kính tính Đảng, tính nhân dân hoặc “một loại phê bình khuôn sáo, có sẵn”. Ít thấy biểu hiện nỗi buồn vui của đời người trên trang giấy với chất đời thường cụ thể của từng cá nhân con người. Còn ngày nay, cần phải nghiên cứu, khám phá thế giới tinh thần của cá nhân con người, tìm hiểu chân tơ kẽ tóc tâm lý riêng của từng đơn vị người trong tâm lý chung của con người. Vì, phải chăng điển hình tinh thần của con người hiện đại là quá trính phát triển ý thức và vô thức, những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp trong chiều sâu của con người?
Nói như thế không có nghĩa là tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, đề cao con người
trần trụi, cô đơn, bản năng, hạ thấp con người lý tưởng trên cái nền hiện thực
biến động, phức tạp của đất nước ta. Xét thấy, việc tìm hiểu những điều kiện đã
tác động lên tính cách con người, làm biến đổi tâm trạng con người là rất cần
thiết. Bởi vì, tâm trạng ấy đã tác động đối với quá trình lịch sử trong từng
thời kỳ và trên nhiều bình diện của lịch sử.
Khi tìm hiểu cặn kẽ tâm trạng của từng cá nhân, ắt sẽ tìm được hằng số chung biểu lộ tâm trạng của quần chúng đã tạo nên những nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh cách ứng xử hay hành động của nhiều nhóm xã hội lớn trong cộng đồng quốc gia hay dân tộc. Những hình tượng văn học phải bắt nguồn từ sự vận động của thực tiễn xã hội và lịch sử, sự hình thành và phát triển đời sống tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người Việt Nam, những qui luật vận động nội tại của bản thân con người và những ảnh hưởng qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng hoặc những tác động của xu thế thời đại…
Khi tìm hiểu cặn kẽ tâm trạng của từng cá nhân, ắt sẽ tìm được hằng số chung biểu lộ tâm trạng của quần chúng đã tạo nên những nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh cách ứng xử hay hành động của nhiều nhóm xã hội lớn trong cộng đồng quốc gia hay dân tộc. Những hình tượng văn học phải bắt nguồn từ sự vận động của thực tiễn xã hội và lịch sử, sự hình thành và phát triển đời sống tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người Việt Nam, những qui luật vận động nội tại của bản thân con người và những ảnh hưởng qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng hoặc những tác động của xu thế thời đại…
Tư duy mới về con người trong tác phẩm văn chương đòi hỏi nhà văn phải quan
tâm tới sự hình thành đạo đức và nhân cách xã hội, hiểu biết sự định hình tính
cách con người Việt Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó.
Ngày nay, một tác phẩm văn chương cần giàu tính hiện thực, tính lý tưởng,
nhưng không thể tô hồng hiện thực, gây cho người ta ảo tượng lãng mạn ngây thơ
– một sự giả dối đáng phê phán – dù rằng, đó là mục đích, thiện chí của nhà
văn. Nhưng giết chết niềm tin của con người bằng cách bôi đen hoàn toàn xã hội
lại là một tội ác. Tác phẩm hôm nay phải chứa đựng một tinh thần khẳng định xã
hội nhân hậu, công bằng, tiến bộ mà chúng ta hằng mơ ước, song, mơ ước không
thể theo kiểu duy ý chí được. Đúng như một nhà lý luận đã nhận xét: “Nhân
vật trung tâm có thể đến tận cùng của cái xấu xa nhưng nhà văn phải để tâm hồn
bay bổng trên đôi cánh của sự lương thiện”. “Có khi tác phẩm chỉ
toàn chuyện tiêu cực, nhưng với tâm huyết và tài năng của nghệ sĩ, anh ta đánh
thức được lương tri con người, gợi cho con người những tình cảm tích cực: căm
ghét cái tiêu cực, muốn đánh đổ nó để xây dựng một cuộc sống công bằng, tốt đẹp
hơn”.
Tóm lại, việc hiểu đúng bản chất con người và cá nhân con người Việt Nam
hiện nay, tác phẩm văn chương sẽ có tác dụng to lớn, đóng góp có hiệu quả trong
công cuộc xây dựng và đổi mới của xã hội chúng ta.
Vương Trung Hiếu
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét