Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Hội họa hiện đại Việt Nam

Hội họa hiện đại Việt Nam

A. Các giai đoạn
1. Giai đoạn 1925-1945
Vào thời kỳ Đông Dương, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã ít nhiều có những sắc thái riêng biệt, với những nội dung hết sức đặc biệt.
Các họa sĩ Việt Nam đã đi từ trường phái cổ điển, qua hiện thực, và phần nào tiếp cận các trường phái hiện đại như: ấn tượng,...
Những tác phẩm có phong độ bậc thầy:
Em Thúy - Trần Văn Cẩn - Tranh sơn dầu
Thiếu nữ bên hoa huệ - Tô Ngọc Vân - Tranh sơn dầu
Vườn xuân Trung Bắc Nam - Nguyễn Gia Trí - Tranh sơn mài
2. Giai đoạn 1945-1975
Miền Bắc bước vào thời kỳ kháng chiến, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã chuyển hóa các thành tựu của thời kỳ trước xang khuynh hướng chủ nghĩa xã hội.
Chính trong thời kỳ này, tranh của các họa sĩ nghiêng về đề tài lịch sử, đó là hoàn cảnh của đất nước, con người trong cuộc chiến tranh giành độc lập.
Đây là thời gian cực thịnh của các trường phái hiện đại: Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng v.v...
Một số tác phẩm:
Xô Viết Nghệ Tĩnh - nhiều tác giả - tranh sơn mài
Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ - Nguyễn Sáng - Tranh sơn mài 
Đốt lửa đi học - Tô Ngọc Vân - Tranh thuốc nước
3. Giai đoạn 1975-1990
Sau khi thống nhất đất nước, trong bối cảnh cả nước vẫn sống trong nền kinh tế bao cấp tập trung, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có lực lượng họa sĩ xuất thân từ các nguồn đào tạo hết sức khác nhau, từ các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Trung Quốc,... và từ các nước tư bản như: Pháp, Mỹ, Ý, Anh, Nhật,...
Riêng miền Nam đang liên tục tiến hành cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới mà dân Sài Gòn và giới văn nghệ sĩ còn quá xa lạ. Vì thế mà rất nhiều người cầm cọ thời bấy giờ bị đi cải tạo hoặc bỏ vẽ. Số còn lại trở nên rụt rè trước hoàn cảnh xã hội thay đổi.
Trong suốt thời gian này hầu như không có cuộc triển lãm tranh tượng của cá nhân, hay tổ chức tư nhân nào.
Giai đoạn sau giai đoạn này được gọi là giai đoạn hậu hiện đại.
B. Các đỉnh cao của thời kỳ này
1. Nhất Trí, nhì Lân, tam Cân, tứ Cẩn - Bộ tứ về thành tựu và sự tiên phong hội họa.
2. Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái - Bộ tứ tồn tại với thời gian sau thời gian thử thách.
C. Kết luận
Giai đoạn hội họa hiện đại là gai đoạn rực rỡ nhất, thành công nhất của Việt Nam.
Đây là giai đoạn tiên phong cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ, cho những nghệ thuật hội họa thật sự ra đời.
Cho đến bây giờ thế giới vẫn luôn  ghi nhận những tác giả lớn đã kể ở trên, bởi họ có những đóng góp không chì cho Việt Nam mà còn là cho thế giới.
Chính giai đoạn này đã làm nền tảng cho giai đoạn hội họa hậu hiện đại phát triển.
D. Vài nét chung về hội họa hiện đại Việt Nam
Nét chung:
Là nền hội họa được tính trong khoảng thời gian 1925-1990.
Khẳng định rằng: Năng khiếu không cần thiết. Cốt yếu của hội họa là đi tìm sự đồng cảm và chia sẻ.
Tác phẩm lớn: Tính sâu thẳm + Tính phức tạp + Tính nguyên  sơ. 
Cái nôi đào tạo:
Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương hoạt động trong 20 năm (1925-1945)
Đánh giá chung:
Đây được coi là nền hội họa đầu tiên mang tính chất quốc gia, chuyên nghiệp, có tác giả, một nền hội họa bác học theo tinh thần của thời đại mới, mà vẫn đảm bảo bám rễ sâu vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống.
Theo https://sites.google.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...