Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Các họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa thế giới

Các họa sĩ tiêu biểu 
cho nền hội họa thế giới

I. LEONARDO DA VINCI
LEONARDO DA VINCI  (1452-1519)
Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 - 23 tháng 4 theo lịch Gregory hiện nay - tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 - 11 tháng 5 theo lịch Gregory hiện nay - năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.
Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên gọi của thành phố Vinci là nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì "da Vinci" có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Ông là tác giả của những bức họa nổi tiếng như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng.
Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức họa, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký họa, minh họa về khoa học và bút ký.
a. Cuộc đời
1. Ấu thơ
Leonardo sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 (lịch cũ) lúc 3 giờ sáng, ở thị trấn Vinci vùng Tuscan, cộng hòa Florence. Leonardo là người con ngoài giá thú của công chứng viên Ser Piero và người con gái nông dân Catarina. Quan hệ của Catarina với Ser Piero dường như chấm dứt ngay sau khi bà sinh người con trai. Sau khi chia tay với Catarina, Ser Piero nhận nuôi dưỡng Leonardo. 
Căn nhà của Leonardo thuở nhỏ tại Anchiano
2. Làm trong xưởng vẽ Verrocchio
Bức họa sớm nhất của Leonardo, 
Thung lũng Arno (1473), Uffizim.
Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố Firenze. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Cha của Leonardo đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem, Andrea del Verrocchio, người ngay lập tức nhận ra được tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero chọn làm thầy cho Leonardo.
Mặc dầu không phải là một tài năng phát minh hay sáng tạo lớn trong nghệ thuật đương thời ở Firenze nhưng Verocchio cũng là một nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và trong hội họa. Đặc biệt ông là một người thầy tài năng. Leonardo làm việc nhiều năm (khoảng 1470-1477) trong xưởng vẽ của ông cùng với Lorenzo di Credi và Pietro Perugino.
Năm 1476 ông bị buộc tội cùng với 3 người đàn ông khác đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông làm mẫu 17 tuổi, Jacopo Saltarelli, là một người đàn ông mại dâm được nhiều người biết. Sau hai tháng trong tù ông được tuyên bố vô tội vì không có người làm chứng.
Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio có thể dạy hay là còn nhiều hơn thế nữa, nếu như có thể tin vào những câu chuyện thường được kể lại về các hình ảnh hay tượng được cho là do những người học trò của Verrocchio sáng tác. Giorgio Vasari, kiến trúc sư, họa sĩ và cũng là một nhà tiên phong trong số những người biên niên sử nghệ thuật cùng thời với Leonardo cũng đã tường thuật tương tự.
Một trong những bức tranh đầu tiên 
của Leonardo: Thánh mẫu Benois (1478)
Bức tranh Rửa tội Christ do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa. Bức tranh được vẽ nguyên thủy bằng màu keo (tempera) này đã bị vẽ dầu chồng lên nhiều lần nên việc kết luận có sơ sở hiện nay là rất khó khăn. Một số ý kiến đáng tin cậy thiên về việc công nhận không những có bàn tay của Leonardo trên khuôn mặt của thiên thần mà còn trong nhiều phần về y phục và phong cảnh phía sau mang tính đặc trưng và có thể nhận thấy được trong các tác phẩm khác của ông. Tác phẩm này được hoàn thành vào khoảng năm 1470, khi Leonardo 18 tuổi.
Vào khoảng năm 1472 tên của ông có trong danh sách của phường hội họa sĩ thành phố Firenze. Ông sống và làm việc tại đây thêm 10 hay 11 năm và cho đến năm 1477 vẫn còn được gọi là học trò của Verrocchio. Thế nhưng trong năm này dường như ông đã được Lorenzo de Medici nâng đỡ và làm việc như là một nghệ sĩ độc lập dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici từ 1482 cho đến 1483.
Thông qua lời giới thiệu của Lorenzo de Medici cho công tước Ludovico Sforza, người muốn đặt một tượng đài kỵ sĩ tôn vinh Francesco I Sforza, người khởi đầu cho triều đại Sforza tại Milano, Leonardo rời Firenze đến Milano vào khoảng năm 1483.
3. Milano
Bữa ăn tối cuối cùng
Bằng chứng đầu tiên được ghi lại cho thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là thời gian từ 1483 đến 1487 hay ít nhất là một phần của thời gian này được dùng cho những chuyến đi du lịch phương Đông, thế nhưng từ tất cả những người cùng thời với Leonardo đều không để lại một dấu vết nào về chuyến đi của Leonardo về phương Đông.
Trong những năm đầu tiên sau khi tiếm quyền, Ludovico bị tấn công dữ dội, đặc biệt là từ những người theo phái của chị dâu của ông, Bona của Savoie, mẹ của công tước trẻ tuổi Gian Galeazzo Sforza, người cầm quyền chính thống. Để chống lại những tấn công này, Ludovico đã dùng hằng loạt thi sĩ và nghệ sĩ thông qua các diễn văn công cộng, kịch nghệ, hình ảnh và khẩu hiệu để ca ngợi sự sáng suốt và tính tốt đẹp của sự giám hộ đồng thời truyền bá tính xấu xa của những người chống lại ông. Các ghi chép và dự án trong những bản viết tay của Leonardo là bằng chứng cho thấy ông cũng thuộc về số người nghệ sĩ này. Nhiều bức vẽ phác thảo như vậy hiện nay đang nằm trong Christ Church tại Oxford, một bức phác thảo vẽ một nữ phù thủy có sừng hay nữ quỷ đang xua chó tấn công Milano. Bức phác thảo này gần như chắc chắn ám chỉ việc người của nữ công tước Bona ám sát Ludovico không thành vào năm 1484.
Dịch hạch tại Milano trong thời gian 1484-1485 là dịp cho Leonardo trình nhiều dự án của ông lên Ludovico nhằm chia lại thành phố và tái xây dựng theo các nguyên tắc vệ sinh tốt hơn. Thời gian 1485-1486 dường như cũng là thời gian khởi đầu cho kế hoạch làm đẹp và củng cố pháo đài của ông, mặc dầu không được toại nguyện. Sau đó là các kế hoạch và mô hình của ông trong dịp thi đua được công bố giữa các kiến trúc sư người Ý và người Đức để hoàn thành nhà thờ lớn của Milano. Văn kiện trả tiền cho ông vẫn còn tồn tại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1487 đến tháng 5 năm 1490. Cuối cùng thì không một dự án nào được tiến hành.
Bức tượng kỵ sĩ cao 7 mét, nhiệm vụ chính của Leonardo khi đến Milano được hoàn thành vào cuối năm 1493, vào lúc người do hoàng đế Maximilian I cử đến hộ tống cô dâu Bianca Maria Sforza về làm lễ cưới. Theo tường thuật thời bấy giờ thì đây là một công trình vĩ đại, nhưng các tường thuật này lại thiếu chính xác đến mức không thể kết luận được là tượng đài này phù hợp với phác thảo nào trong số nhiều bản vẽ phác thảo còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong khoảng thời gian từ 1495 đến 1497 Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza. Năm 1980 nhà thờ cùng với bức tranh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano, đã đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về Pháp. Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano, trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là Luca Pacioli rời thành phố Milano.
4. Florence
Mona Lisa
Leonardo và Luca Pacioli dừng chân tại Mantua, nơi Leonardo được nữ công tước Isabella Gonzage tiếp đón nồng hậu. Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Firenze, thành phố đang bị sức ép từ nhiều vấn đề nội bộ và từ cuộc chiến tranh chống lại Pisa không có kết quả. Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ Annunziata. Filippino Lippi, người thật ra đã nhận lời yêu cầu vẽ, đã nhường lại cho Leonardo. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã không hoàn thành bức tranh này và các tu sĩ Annunziata cuối cùng lại phải chuyển lời yêu cầu đến Filippino Lippi.
Trong mùa xuân năm 1502 ông bất ngờ về làm việc cho công tước Cesare Borgias. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1502 cho đến tháng 3 năm 1503 Leonardo, với tư cách là kỹ sư quân sự có quyền cao nhất, đã đi du hành qua một phần lớn miền trung nước Ý. Hai tháng sau khi Vito Luzza, một người dưới quyền của Cesare và là bạn của Leonardo, bị Cesare giết chết, Leonardo trở về Firenze. Ông đã để lại rất nhiều ghi chú và bản vẽ có ghi ngày tháng cũng như 6 tấm bản đồ lớn do ông tự vẽ bao gồm các vùng đất Maremma, Toscana và Umbria.
Tại Florence, ông đã giúp quân đội Florence tấn công Pisa, thủ phủ của Tuscany. Ông lên kế hoạch xây dựng một con kệnh chuyển hướng dòng chảy của sông Ảno. Khi đó, Pisa sẽ cạn khô. Nhưng may mắn đã đứng về Pisa khi con kênh bị vỡ và mọi thứ trở lại như ban đầu.
Trở về Firenze, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh nhà hội đồng thành phố. Michelangelo được trao nhiệm vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng. Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng hai năm (1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kỹ thuật trong lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn thành.
Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze. Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặn đường đời sau đó. Sau khi Leonardo qua đời, vua François I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này.
5. Milano
Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia của vua Pháp, trở về lại Milano. Vua Pháp Louis XII gửi tin yêu cầu Leonardo hãy đợi ông đến Milano vì ông đã xem được một bức tranh Đức Mẹ nhỏ của Leonardo ở Pháp và hy vọng sẽ nhận được từ Leonardo các tác phẩm như vậy và ngoài ra có thể là một bức chân dung. 
Hình vẽ của Leonardo: Một bào thai 
trong tử cung, khoảng 1510-1512
Tháng 9 cùng năm ông phải trở về Firenze vì việc riêng tư không vui. Cha Leonardo qua đời vào năm 1504 dường như không để lại di chúc. Sau đó Leonardo đã có tranh tụng với 7 người em trai cùng cha khác mẹ về việc thừa kế gia tài của cha ông và sau đó là của một người chú bác. Việc kiện tụng kéo dài nhiều năm và bắt buộc Leonardo phải nhiều lần tạm ngưng công việc ở Milano để về Firenze, mặc dù đã có nhiều thư của Charles d'Ambois, vua Louis XII, của những người thân quen và đỡ đầu có thế lực khác để thúc đẩy sớm kết thúc việc kiện tụng này. Trong một bức thư gửi Charles d'Amboise vào năm 1511, Leonardo đã nhắc đến việc kiện tụng sẽ sắp chấm dứt và viết về hai bức tranh Đức Mẹ mà ông sẽ mang về Milano. Người ta tin rằng một trong 2 bức tranh đó là bức Madonna Litta mà hiện nay một bản sao được trưng bày trong Viện bảo tàng Hermitage (Cung điện mùa Đông).
Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII với chức danh là họa sĩ triều đình và kỹ sư. Theo những ghi chép còn tồn tại, trong thời gian 7 năm Leonardo ở tại Milano (1506-1513) ông làm việc rất ít trong lãnh vực hội họa và kiến trúc. Ông đã cùng nghiên cứu về giải phẫu học với giáo sư Marcantonio della Torre. Bức chân dung tự họa bằng phấn đỏ hiện đang ở trong Biblioteca Reale tại Torino có thể được vẽ vào khoảng thời gian này khi ông gần 60 tuổi.
6. Florence
Tháng 6 năm 1512 triều đại Sforza trở lại nắm quyền lực ở Milano. Chỉ trong vòng vài tháng sau đó Leonardo và các học trò của ông rời Milano đi đến Florence phục vụ cho gia đình Medici. Nhờ ảnh hưởng của Giuliano de Medici, một người bạn của Leonardo và là người em trai trẻ tuổi nhất của giáo hoàng, Leonardo được cư ngụ trong Tòa thánh Vatican và có một xưởng vẽ riêng. Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy còn tồn tại trong thời gian này Leonardo chỉ vẽ hai bức tranh panel nhỏ cho một viên chức trong tòa thánh. Qua nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu học Leonardo đã khám phá ra chứng xơ cứng động mạch ở người già. Thế nhưng các ghi chép của ông về đề tài này chưa từng được công bố và đã mất tích hằng trăm năm trước khi tái xuất hiện. Sau khi ở tại Roma gần hai năm Leonardo chấp nhận lời mời của vua François I của Pháp đi đến nước Pháp. Cùng thời gian này, ông đã phát minh ra máy dùng để tạo rãnh trên các con vít. Chiếc máy này còn sử dụng trong gần 400 năm tiếp theo. Ông còn xây dựng được cân tự động, một dạng mới của đồng hồ nước và một thiết bị dùng để đo độ ẩm. Nhưng thật đáng tiếc, đây đều là những thiết bị vượt quá nhu cầu của con người thời đó nên chúng bị lãng quên.
7. Pháp
Trong thời gian hơn 2 năm còn lại của cuộc đời Leonardo sống trong lâu đài Clos Lucé gần Amboise. Ông đã vẽ nhiều bức tranh như Leda và thiên nga (hiện chỉ còn lại bản sao), phiên bản thứ hai của bức tranh Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Leonardo mất ngày 2 tháng 5 năm 1519.
Đến cuối cuộc đời ông đã có một bước tiến lớn trong việc tạo ra một thứ có khả năng bay lượn. Nó hoạt động giống như một tờ giấy ta thả rơi xuống đất nhưng đáng tiếc lúc đó ông đã quá già để thực hiện điều đó.
Trong suốt cuộc đời của Leonardo, tài năng sáng tạo đặc biệt của ông và cũng như tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống của ông, luôn thu hút sự tò mò của người khác. Một trong những khía cạnh của ông là tôn trọng cuộc sống, thể hiện bằng việc ăn chay trường trên cơ sở đạo đức Kitô giáo và thói quen của ông, theo Vasari, mua lồng chim và thả chúng tự do. 
Leonardo đã có nhiều bạn bè là người nổi tiếng trong các lĩnh vực của họ hoặc có ý nghĩa lịch sử, bao gồm các nhà toán học Luca Pacioli, mà ông đã cộng tác trong một cuốn sách trong thời 1490, cũng như Franchinus Gaffurius và Isabella d'Este. Leonardo không có quan hệ gần gũi với phụ nữ, ngoại trừ tình bạn của ông với hai chị em nhà Este, Beatrice và Isabella . Ông đã vẽ một bức chân dung của cô trên cuộc hành trình xuyên qua Mantua, bây giờ bức tranh này bị thất lạc.
Ngoài tình bạn, Leonardo giữ bí mật cuộc sống riêng tư của mình. Cuộc sống tình dục của ông đã là chủ đề bị phân tích, châm biếm, và đầu cơ. Xu hướng này bắt đầu vào giữa thế kỷ 16 và đã được hồi sinh trong thế kỷ 19 và 20, đáng chú ý nhất qua Sigmund Freud. Mối quan hệ thân mật nhất của ông có lẽ với các học trò của mình Salai và Melzi. Melzi, khi viết thư để thông báo cho anh em của Leonardo về cái chết của ông, đã mô tả cảm xúc của Leonardo cho học sinh của mình là cả hai yêu thương và đam mê. Nó đã được khẳng định từ thế kỷ 16 rằng các mối quan hệ này có thể có tính chất tình dục hoặc khiêu dâm. Hồ sơ của tòa án năm 1476, khi ông được 24 tuổi, cho thấy Leonardo và ba người đàn ông trẻ khác bị buộc tội trong một sự cố liên quan đến một mại dâm nam nổi tiếng, nhưng nghi vấn buộc tội đã bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng. Kể từ đó ngày càng có nhiều giả thuyết viết về khuynh hướng đồng tính luyến ái giả định và vai trò của nó trong nghệ thuật của ông, đặc biệt là trong một số bản vẽ khiêu dâm.
2. Các tác phẩm
(Xếp theo phổ biến nhất)
Mona Lisa (1503)
Bữa ăn tối cuối cùng (1498)
The Virgin of the Rocks (1483-1485)
Người Vitruvius 
Annunciation (1472)
Lady with an Ermine (1489-1490)
Adoration of the Magi (1481)
The Virgin and Child with St. Anne 
St. John the Baptist (1513)
The Battle of Anghiari (1504-1505) 
3. Những kiệt tác hội họa làm đau đầu hậu thế của Leonardo da Vinci
Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, những mật mã khó đoán trong bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng hay Người Vitruvius là ba trong những kiệt tác hội họa ‘sống mãi’ với hậu thế vì nét vẽ đầy tính khoa học và bí ẩn của ‘thiên tài hội họa’ Leonardo da Vinci.
Đại danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452 - 1519) được công nhận là một thiên tài toàn năng của thế giới.
Bên cạnh tài năng thiên bẩm về nghệ thuật hội họa, Leonardo còn am hiểu sâu rộng các lĩnh vực khoa học như toán học, y học, triết học, giải phẫu học, thiên văn học, quang học, thủy lực.
Ông còn là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. 
"Thung lũng Arno" (1473) ở vùng Uffizi 
là một trong những bức họa sớm nhất của Vinci
Đã gần 500 năm kể từ ngày Leonardo da Vinci mất, nhưng những tác phẩm hội họa kinh điển của ông vẫn luôn luôn là những tuyệt tác để hậu thế chiêm ngưỡng, xuýt xoa. Riêng đối với các nhà nghiên cứu, chuyên gia và phục chế tranh trên toàn thế giới, các tác phẩm của ‘thiên tài nghệ thuật’ là những bài toán cực kỳ khó, chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh.
1. Bữa tiệc cuối cùng - The Last Supper
Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” được danh họa Leonardo da Vinci vẽ trong 3 năm (1495 - 1498). Phần lớn chúng ta đều biết đó là một kiệt tác hội họa, một tác phẩm nghệ thuật điển hình của thời đại Phục Hưng (thế kỷ 14 đến 17).
Họa phẩm "Bữa tiệc cuối cùng" (The Last Super)
Bức bích họa lấy khung cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (ở thành phố Milano), mô tả Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây thập giá.
Leonardo vẽ Chúa Jesus ngồi ở giữa các tông đồ và nói câu “Trong các con, có kẻ muốn nộp Ta”.
Vị trí ngồi của Chúa Jesus và 12 tông đồ
Tuy nhiên, bức tranh còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật mà phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu người ta mới dần phát hiện ra.
 Điều đầu tiên mà những nhà phân tích, nghiên cứu phát hiện ra đó là, danh họa đã ‘vẽ’ một bản nhạc dài 40 giây với các nốt là bàn tay của Chúa, tông đồ và các lát bánh mì. Ngoài ra, chuyên gia người Ý Giovanni Maria Pala còn phát hiện nhiều mật mã ẩn dưới bức “The Last Supper”. Đó là một câu nói bằng tiếng Thái cổ là “vinh quang và hiến dâng bên Người” và hình ảnh 3 chiều của chén Thánh (biểu tượng huyền bí của Thiên chúa giáo).
Ross King, chuyên gia phê bình nghệ thuật cổ đại cho biết, ông còn tìm thấy bằng chứng Leonardo da Vinci vẽ chính mình trong bức họa hơn 500 tuổi này. Khuôn mặt của danh họa được thể hiện trong hình ảnh Thánh James 'nhỏ' và Thánh Thomas.
Khuôn mặt của Thánh James 'nhỏ' và Thánh Thomas
Trong cuốn “Mật mã Da Vinci” (2003) của nhà văn Mỹ Dan Brown đề cập tới hình ảnh người ngồi bên tay phải Chúa Jesus là Maria Magdalene - vợ của chúa Jesus, với gương mặt thanh tú, thoáng nét vồng lên của bộ ngực cùng sóng tóc xoăn mềm mại.
Hình ảnh tông đồ (ngồi ngoài cùng phía bên phải) được 
Dan Brown cho rằng là Maria Magdalene (Vợ Chúa Jesus)
Chưa hết, mới đây, chuyên gia đồ học Slavisa Pesci tin rằng, qua hình ảnh phản chiếu trong gương chúng ta có thể thấy Chúa Jesus đang bế một đứa trẻ và chúc phúc lành cho em. Đến giờ, nhiều chuyên gia vẫn chưa thể xác định lai lịch của đứa trẻ đó.
Quả thực, tại sao một bức tranh vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa nhiều bí mật đến vậy là điều mà các chuyên gia trên thế giới tiếp tục dày công nghiên cứu.
2. Bức chân dùng nàng Mona Lisa
“Mona Lisa” là tên bức chân dung nghệ thuật bậc thầy được danh họa vẽ vào thế kỷ 16 bằng sơn dầu tại Florence. 
Tuyệt phẩm hội họa "Mona Lisa"
 Cho đến tận bây giờ, nhiều chuyên gia phải ‘đau đầu’ trước sự bí ẩn trong nụ cười của nàng Mona Lisa. Vì có người nhìn thấy gương mặt nàng toát lên nét buồn, trầm ngâm. Lại có người thấy nét láu lỉnh, cao ngạo trong nụ cười bí ẩn của nàng.
Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa khiến 
nhiều chuyên gia trên thế giới phải 'đau đầu' 
Nhiều chuyên gia y khoa còn cho rằng, người phụ nữ trong tranh đã mắc bệnh hen suyễn và có khả năng mắc bệnh tim về sau. Ngoài ra, Mona Lisa còn mang những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng vẻ mềm mại ở tay nàng. Trong khi đó, bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người phụ nữ đang mang thai. Lại có ý kiến cho rằng, bức họa vẽ người không có lông mày này chính là bức tự họa của Leonardo. Ngoài ra, nếu nối hoàn chỉnh những nét vẽ trong khung cảnh phía sau nàng Mona Lisa và xoay một góc thích hợp, chúng ta có thể thấy hình ảnh đầu con trâu, đầu sư tử và khỉ. Nhiều người còn tin rằng còn có một con cá sấu hoặc một con rắn ẩn trên tay trái của nàng Mona Lisa.
Hình ảnh đầu sư tử phía sau Mona Lisa
Hình ảnh đầu khỉ phía sau Mona Lisa
Hình ảnh đầu trâu phía sau Mona Lisa
Cho đến nay, sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh.
3. Người Vitruvius - Vitruvius
Người Vitruvius là tên bức vẽ nổi tiếng của Leonardo da Vinci được ông vẽ năm 1490. Đây là một trong những ví dụ tuyệt vời nhất về con người hoàn hảo mà danh họa sớm biết đưa ra. 
Bức vẽ "Người Vitruvius" của Leonardo da Vinci
Leonardo vẽ họa phẩm này dựa trên quan điểm của chính ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và tham khảo các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura có từ 1.500 năm trước của kiến trúc sư La Mã Vitruvius.
Phần mô tả của bức vẽ được Leonardo viết bằng tiếng Ý ngược. Với nội dung, rốn là phần trung tâm của cơ thể người, và con người là đại diện thu nhỏ của vũ trụ.
Cho đến nay, nhiều người vẫn tiếp tục xác minh danh tính của người đàn ông ‘hoàn hảo’ trong ảnh. Thậm chí có người cho rằng, Leonardo vẽ mẫu người đàn ông mắc bệnh thoát vị bẹn. 
Bức vẽ "Người Vitruvius" của Giacomo Andrea
Và trước khi vẽ bức ảnh này, Leonardo có tham khảo bức “Vitruvius” của Giacomo Andrea de Ferrara, một kiến trúc sư thời Phục hưng, bạn thân của chính Leonardo hay không? Vẫn đang là điều khiến nhiều nhà nghiên cứu ‘đau đầu’. Hiện nay, bức Người Vitruvius, quản tại bảo tàng Gallerie dell'Accademia ở Venezia, Ý, được dùng như một biểu tượng của nghề y và các cơ sở y học.
II. PABLO PICASSO
PABLO RUIZ PICASSO (1881-1973)
Pablo Ruiz Picasso (1881-1973), một nhà họa sĩ và nhà điêu khắc người tây ban nha, Được  biết tới với tên PABLO PICASSO hay PICASSO. Tên đầy đủ của ông là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso. Ông là một trong những nghệ sĩ nổi bật của thế kỷ XX, ông cùng với georges braque sáng lập ra trường phái lập thể và điêu khắc. Ông được công nhận là 1 trong mười họa sĩ vĩ đại nhất trong 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế kỉ 20 do tập chí the times, anh công bố.
1. Tiểu sử và các thời ký sáng tác
Tiểu sử
Pablo Picasso sinh năm 1881 tại Malaga, miền nam Tây Ban Nha. Picasso là con đầu lòng của ông José Ruiz y Blasco và bà Maria Picasso y Lopez.
Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bút chì. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona.
Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.
Chân dung họa sĩ Picasso
Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được chưa đầy một năm, năm 1900 Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do Pablo minh họa.
2. Các tác phẩm
Các tác phẩm của Picasso thường được phân loại theo các thời kỳ khác nhau. Tuy rằng tên gọi các thời kỳ sáng tác sau này của họa sĩ còn gây nhiều tranh cãi, người ta phần lớn đều chấp nhận cách phân chia thời kỳ đầu sáng tác của Picasso thành Thời kỳ Xanh (1901-1904), Thời kỳ Hồng (1904-1906), Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu - điêu khắc (1908-1909), Thời kỳ Lập thể phân tích (1909-1912) và Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912-1919).
Trước 1901:
Picasso bắt đầu tập vẽ dưới sự hướng dẫn của cha ông từ năm 1890. Sự tiến bộ trong kỹ thuật của họa sĩ có thể thấy trong bộ sưu tập các tác phẩm thời kỳ đầu ở Bảo tàng Museu Picasso tại Barcelona.
Bảo tàng Museu Picasso tại Barcelona.
Có thể thấy chủ nghĩa hiện thực hàn lâm trong các tác phẩm thời kỳ đầu này, tiêu biểu là bức The First Communion (1896).
The First Communion (1896).
Cũng năm 1896, khi mới 14 tuổi, Picasso đã hoàn thành tác phẩm Portrait of Aunt Pepa (Chân dung dì Pepa), một bức chân dung gây ấn tượng sâu sắc đến mức Juan-Eduardo Cirlot đã đánh giá rằng "không nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những tác phẩm lớn nhất trong lịch sử hội họa Tây Ban Nha"
Năm 1897, chủ nghĩa hiện thực của Picasso bắt đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, thể hiện qua một loạt các bức tranh phong cảnh sử dụng tông màu xanh lá cây và tím không tự nhiên.
Thời kỳ Xanh (1901-1904)
Trong thời kỳ này, tác phẩm của Picasso có tông màu tối hơn với màu chủ đạo là xanh thẫm, đôi khi được làm ấm hơn bởi các màu khác. Mốc bắt đầu của Thời kỳ Xanh không rõ ràng, nó có thể bắt đầu từ mùa xuân năm 1901 ở Tây Ban Nha, hoặc ở Paris nửa cuối năm đó. Có lẽ cách dùng màu của họa sĩ chịu ảnh hưởng từ chuyến đi xuyên Tây Ban Nha và sự tự sát của người bạn Carlos Casagemas. 
The old guitarist (1904)
Thời kỳ Hồng (1905-1907)
Các tác phẩm của Picasso trong giai đoạn này mang vẻ tươi tắn hơn với việc sử dụng nhiều màu cam và hồng. Năm 1904 tại Paris, Picasso gặp Fernande Olivier, một người mẫu cho các họa sĩ và nhà điêu khắc, rất nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ nồng ấm giữa hai người.
Two nude (1906)
Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu (1908-1909)
Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu bắt đầu với tác phẩm nổi tiếng Những cô nàng ở Avignon (Les Demoiselles d'Avignon) lấy cảm hứng từ những đồ tạo tác Phi châu. Ông cho rằng mọi loại nghệ thuật phải tự học được cái hay của nhau. Ông chọn châu Phi làm cảm hứng của mình bởi tính Lập thể rõ ràng của nó.
Những cô nàng ở Avignon 
(Les Demoiselles d'Avignon) (1907)
Thời kỳ Lập thể phân tích (1909-1912)
Chủ nghĩa Lập thể phân tích là phong cách vẽ mà Picasso đã phát triển cùng Georges Braque theo đó sử dụng những màu đơn sắc ngả nâu cho các tác phẩm. Các vật thể sẽ được hai họa sĩ tách thành những bộ phận riêng biệt và "phân tích" chúng theo hình dạng bộ phận này.
Girl with a Mandolin (Fanny Tellier) (1910)
Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912-1919)
Đây là sự phát triển chủ nghĩa lập thể của Picasso với việc sử dụng nghệ thuật cắt dán bằng các chất liệu vải, giấy báo, giấy dán tường để mô tả đề tài tĩnh vật và nhân vật. 
Le retour du baptême (1917)
Chủ nghĩa cổ điển và siêu thực
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Picasso bắt đầu thực hiện các tác phẩm theo trường phái tân cổ điển (neoclassicism). Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Picasso, bức Guernica đã được sáng tác trong thời kỳ này. Bức tranh mô tả cuộc ném bom vào Guernica của phát xít Đức trong Nội chiến Tây Ban Nha. 
Guemica (1937)
Giai đoạn sau
Picasso là một trong 250 nhà điêu khắc tham gia Triển lãm điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tổ chức tại Bảo tàng mỹ thuật Philadelphia vào mùa hè năm 1949.
Trong thập niên 1950, họa sĩ một lần nữa thay đổi phong cách sáng tác, ông thực hiện các bức tranh dựa trên phong cách của các bậc thầy cổ điển như Diego Velázquez, Goya, Poussin, Édouard Manet, Courbet và Delacroix.
Tác phẩm điêu khắc của Picasso tại Chicago
Picasso là một trong 250 nhà điêu khắc tham gia Triển lãm điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tổ chức tại Bảo tàng mỹ thuật Philadelphia vào mùa hè năm 1949.
Trong thập niên 1950, họa sĩ một lần nữa thay đổi phong cách sáng tác, ông thực hiện các bức tranh dựa trên phong cách của các bậc thầy cổ điển như Diego Velázquez, Goya, Poussin, Édouard Manet, Courbet và Delacroix. 
Jacqueline
Khi Picasso qua đời, rất nhiều tác phẩm do họa sĩ sáng tác vẫn thuộc quyền sở hữu của ông vì Picasso cảm thấy không cần thiết phải bán chúng. Thêm vào đó, ông còn có một bộ sưu tập rất giá trị các tác phẩm của những họa sĩ yêu thích như Henri Matisse. Vì Picasso không để lại di chúc, một phần bộ sưu tập này được dùng để trả thuế cho chính phủ Pháp và nó được trưng bày tại Bảo tàng Musée Picasso tại Paris. Năm 2003, những người thân của họa sĩ đã cho khánh thành một bảo tàng tại thành phố quê hương ông, Málaga, đó là Bảo tàng Museo Picasso Málaga.
Picasso có vài bức tranh nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới:
Bức “Nude on a black armchair” - được bán 
với giá 45,1 triệu USD năm 1999.
Bức Les Noces de Pierrette - được bán 
với giá hơn 51 triệu USD năm 1999.
Bức Garçon à la pipe - được bán với giá 104 triệu USD 
tại nhà đấu giá Sotheby’s ngày 4 tháng 5 năm 2004 đã 
lập kỷ lục thế giới về giá cho một tác phẩm nghệ thuật.
2. Top 10 các tác phẩm nổi tiếng nhất của Pablo Picasso
Guernica (1937)
Les Demoiselles d'Avignon (1907)
The Old Guitarist (1904)
The Weeping Woman (1937)
Three Musicians (1937)
Girl before a Mirror (1932)
Family of Saltimbanques (1905)
Chicago Picasso (1967)
La Vie (1903) 
Jacqueline (1961)
III. VINCENT VAN GOGH
Vincent van Gogh (1853-1890)
Vincent Willem van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890), thường được biết đến với tên Vincent van Gogh, đọc theo tiếng Việt là Van Gôc là một danh họa Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.
1. Cuộc đời đầy bi kịch của thiên tài hội họa Vincent van Gogh
Thiên tài hội họa người Hà Lan Van Gogh 
và họa phẩm nổi tiếng "Đêm đầy sao"
Sống còm cõi trong nỗi cô quạnh và cảnh bần hàn, danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh đã trải qua chuỗi ngày tháng đau khổ, cay đắng trong suốt 37 năm cuộc đời ngắn ngủi.
125 năm sau khi qua đời, công chúng và giới nghệ thuật thế giới mới thực sự công nhận và ngưỡng mộ tài năng của Van Gogh. Ông được vinh danh là thiên tài hội họa. 
Chân dung Vincent van Gogh năm 1886.
Nhiều tác phẩm của Van Gogh cũng được ngợi ca là kiệt tác đắt giá nhất của nghệ thuật đương đại, xuất hiện ở vô số các bộ sưu tập của các phòng trưng bày nghệ thuật và viện bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới.
Vincent Willem van Gogh
Thiên tài hội họa sinh ngày 30/3/1853, mất ngày 29/7/1890, thường được biết đến với tên Vincent van Gogh, là một danh họa Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng.
Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.
Thể nhưng, ẩn sâu trong những họa phẩm đầy thán phục, ngưỡng mộ của ông là những nỗi thống khổ mà chỉ với nghệ thuật Van Gogh mới có thể trải lòng.
Ông từng vào viện tâm thần
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tác giả của họa phẩm nổi tiếng “Chân dung bác sĩ Gachet” gặp rắc rối trong vấn đề thần kinh dẫn đến việc tự cắt tai năm 1890 và cái chết 19 tháng sau đó.
Lo sợ về sự an toàn của mình và mọi người xung quanh cũng như cho rằng việc rời xa chốn thị thành sẽ khơi gợi cảm hứng nghệ thuật trong ông nên Van Gogh đã tự cô lập và sống đơn độc tại viện tâm thần St. Remy ở Provence, miền đông nam nước Pháp.
Bức "Starlight Night" được Van Gogh vẽ trong 
một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence
Trong 12 tháng lưu ngụ, Van Gogh vẫn tiếp tục cầm cọ và sáng tác.
Tuy nhiên, không lâu sau đó vì nghĩ rằng cách đạt tới nghệ thuật hội họa của mình mang nhiều tính cá nhân nên ông đã tập hợp một số họa sĩ tài danh khác để lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền nam, sống và sáng tác tại căn nhà màu vàng huyền thoại.
"Đêm đầy sao" (A Starry Night) là một trong những họa phẩm nổi tiếng của ông thời gian này.
Van Gogh chưa từng rao bán họa phẩm nào
Người em trai của Vincent van Gogh là Theo van Gogh vốn luôn là chỗ dựa cả về tài chính lẫn tình cảm của ông đến tận những năm tháng cuối đời.
Mặc dù rất yêu quý em trai nhưng danh họa luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho Theo khi hàng tháng vẫn nhận được trợ cấp đều đặn của người em.
Van Gogh quyết định gửi những bức họa của mình cho em mỗi khi nhận tiền hàng tháng với hy vọng Theo sẽ bán chúng để bớt khó khăn.
Nhưng Theo đã giữ lại hết số tranh người anh gửi, chỉ duy có bức 'Cánh đồng nho đỏ ở Arles' được bán với giá 1.200 USD.
Họa phẩm "Red Vineyard at Arles"
Nhưng nhiều họa sĩ cùng thời khẳng định Theo và Vincent van Gogh chưa từng bán một họa phẩm nào.
Vinh quang đến quá muộn màng sau khi Van Gogh đã qua đời
Mãi cho đến sau cái chết của Van Gogh, các tác phẩm hội họa của ông mới bắt đầu nổi tiếng và có giá.
Và nhờ đó, Theo có thể có được khoản tiền lớn với những bức tranh Van Gogh đã gửi, nhưng ông đã chết vì bệnh giang mai 6 tháng sau cái chết của người anh trai.
Loạt tranh chân dung tự họa của Van Gogh
Điềm báo cái chết trong họa phẩm cuối cùng
Nhiều người tin rằng họa phẩm 'Cánh đồng lúa mì và bầy quạ' là bản di chúc hội họa cuối cùng của Van Gogh. Và khi nhìn vào tác phẩm này, không ít người đoán biết được tâm tư tình cảm của ông trước khi qua đời.
Ở đó thể hiện đầy đủ nét nghệ thuật bậc tài cũng như lột tả được hết tâm trạng và mối linh cảm về tấn bi kịch cuộc đời của Van Gogh.
Họa phẩm "Cánh đồng lúa mì và bầy quạ là 
bản di chúc hội họa cuối cùng của Van Gogh
Những nét cọ vẽ cánh đồng lúa chín và đàn quạ đen xiên, thô và ngắn dưới bầu trời mây đen vần vũ, khỏa lấp áng mây xanh, trắng thể hiện nỗi buồn quạnh vắng và sự cô đơn đến cùng cực.
Trong bức thư cuối cùng gửi cho em trai, họa sĩ có nhắc đến hai tác phẩm vẽ cùng năm 1890 là Khu vườn của Daubigny và Nhà miền quê với mái rạ.
Dựa theo sắc màu tươi tắn của hai bức họa này và sắc mây đen của Cánh đồng lúa mì và bầy quạ, ta hiểu được đôi chút tâm tư từ phấn chấn, vui vẻ đến u buồn, cô quạnh của danh họa trước những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
Bức tự họa với chiếc tay 
bị cắt của Vincent van Gogh
Trước khi lìa đời, Van Gogh chỉ thốt ra một câu duy nhất “La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi".
Em trai của danh họa đã thu thập tất cả các tác phẩm của anh trai, vợ của ông cũng công bố bức tranh cuối cùng của Van Gogh - Wheat Field (Đồng lúa mì).
Mộ của Vincent và Theo van Gogh 
tại nghĩa trang Auvers sur Oise, Pháp
"Tiếng lòng" của danh họa qua những họa phẩm
"Starlight night" - Kiệt tác giữa những cơn điên
Starlight night (Đêm đầy sao) được Van Gogh vẽ trong thời gian điều trị bệnh tại một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence (Pháp).
Bức tranh được vẽ vào ban ngày, giữa những cơn bệnh qua sự tưởng tượng về khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông.
Starry Night (Đêm đầy sao)
Trong bức tranh vẽ bầu trời cuộn xoáy, Van Gogh đã thay đổi vị trí của chòm sao Đại Hùng từ phía Bắc sang phía Nam. Đây cũng là tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ trường phái ấn tượng thế hệ sau này.
"The Potato Eaters" - Bức tranh đánh dấu mối duyên với hội họa
Một trong những bức tranh đầu tay và nổi tiếng của Van Gogh là The Potato Eaters (Những người ăn khoai - 1885), khi ông đã 32 tuổi. Điều bất ngờ hơn cả là Van Gogh chỉ bắt đầu vẽ khi đã 27 tuổi.
Trước đó, danh họa từng kinh qua nhiều công việc khác nhau, thậm chí nuôi dưỡng ý chí trở thành một nhà truyền giáo.
"The Potato Eaters" mô tả cuộc sống mê muội 
tối tăm khổ ải của những người nông dân
Tuy nhiên, cuối cùng, Van Gogh đã chọn vẽ tranh với chủ đề đầu tiên là mô tả cuộc sống mê muội, tối tăm, khổ ải của những người nông dân.
Khi Van Gogh chuyển tới Paris vào năm 1886, ông đã gặp các họa sĩ trường phái ấn tượng nổi tiếng, và đó cũng là khởi nguồn thực sự cho sự nghiệp lừng lẫy của ông.
"Van Gogh’s Bedroom" - Căn phòng ngủ lập dị
Không chỉ Van Gogh mà em trai ông - Theo Van Gogh, cũng là một người vô cùng kỳ lạ. Mỗi ngày, em trai ông dành dụm 15 francs cho tới khi có đủ 300 francs để sắm sửa đồ nội thất cho một căn phòng ở Arles, miền Nam nước Pháp vào năm 1888.
Đây chính là nơi Van Gogh trú ngụ, tránh xa những phê bình mà ông hết sức dị ứng.
Phòng ngủ của Vincent van Gogh
Ngay sau đó, Van Gogh đã quyết định sơn lại toàn bộ các vật dụng trong căn phòng này để trở nên phong cách hơn, và ông cũng vẽ một bức tranh kỷ niệm mang tên Van Gogh’s Bedroom (Phòng ngủ của Van Gogh) để ăn mừng sự kiện này.
2. Top 10 các tác phẩm nổi tiếng nhất của Vincent van Gogh
1. Đêm đầy sao (Starry Night/ De Sterrennacht) (1889)
Được vẽ vào tháng 6 năm 1889, bức tranh miêu tả khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông ở Saint-Rémy-de-Provence, miền Nam nước Pháp về đêm, mặc dù ông đã vẽ bức tranh vào ban ngày qua trí nhớ. Đêm đầy sao nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở thành phố New York, một phần trong Di vật của Lillie P. Bliss, từ năm 1941. Bức tranh là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của van Gogh, đánh dấu bước ngoặt mang tính quyết định chuyển sang sự tự do sáng tạo to lớn hơn trong nghệ thuật của ông.
2. Hoa Diên Vĩ (Iris) (1889)
Bức tranh được vẽ khi Vincent van Gogh đang sống ở nhà thương điên Saint Paul-de-Mausole tại Saint-Rémy-de-Provence, Pháp, vào năm cuối cùng của cuộc đời danh họa.
Hoa Diên Vĩ được vẽ trước lần lên cơn đầu tiên của ông ở nhà thương điên. Bức tranh không có sự căng thẳng cao độ thường thấy trong những tác phẩm sau này của ông. Ông gọi bức tranh là "cột thu lôi cho bệnh tình của mình", bởi ông cảm thấy rằng ông có thể ngăn mình phát điên bằng cách tiếp tục vẽ.
Bức tranh chịu ảnh hưởng của thể loại tranh khắc gỗ Nhật Bản ukiyo-e, tương tự như nhiều tác phẩm khác của van Gogh cũng như các họa sĩ cùng thời khác. Sự tương đồng bao được thể hiện ở những đường viền đậm, các góc độ khác thường và lối tô màu phẳng không dựa theo hướng của ánh sáng.
3. Café Terrace at Night (1888)
Café Terrace at Night, còn được gọi là The Cafe Terrace on the Place du Forum, là một bức tranh sơn dầu được thực hiện tại Arles, nước Pháp bởi danh họa Hà Lan Vincent van Gogh vào tháng 9 năm 1888. Bức tranh không ký tên, nhưng đã được mô tả và đề cập đến bởi họa sĩ trong ba lá thư gửi cho người em trai là Theo van Gogh. Ngoài ra còn có một bản vẽ lớn bố cục của bức tranh bằng bút mực tìm thấy từ tài sản để lại của danh họa.
Ngày nay khách viếng thăm nơi này vẫn có thể đứng ở góc đông bắc của Place du Forum, nơi các họa sĩ thường dựng giá vẽ. Nhìn về phía nam đến khoảng sân có thể nhìn thấy mảng ánh sáng nhân tạo từ ngọn đèn chiếu sáng của quán cà phê nổi tiếng này, cũng như nhìn vào trong bóng tối của con đường là lối đi dẫn đến Rue du Palais về phía trái, và xa hơn là tòa tháp của một ngôi nhà thờ cổ (nay là Bảo Tàng Lapidaire). Về phía bên phải, Van Gogh vẽ một cửa hàng sáng đèn, một vài nhánh cây chung quanh nhưng họa sĩ đã bỏ qua các di tích La Mã sát ngay bên cạnh cửa hàng nhỏ ấy.
Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Kröller-Müller, Otterlo, Hà Lan.
4. The Potato Eaters (1885)
5. The Yellow House (1888)
6. Bedroom in Arles (1888)
7. Wheatfield with Cypresses (1889)
8. Wheatfield  with Crows (1890)
9. The Night Café (1888)
10. Almond Blossoms (1890)
IV. MICHELANGELO
MICHELANGELO (1475-1564)
Michelangelo (6 tháng 3 năm 1475 - 18 tháng 2 năm 1564), thường được gọi là Michelangelo, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý. Dù ít có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với đối thủ cũng là người bạn là Leonardo da Vinci.
1. Các tác phẩm:
(Xếp theo độ phổ biến).
David (1504)
Pieta (1499)
Sistine Chapel ceiling (1512)
Sự phát xét cuối cùng (1541)
Sự tạo dựng Adam 
Moses (1515)
Bacchus (1497)
Dying Slave (1516)
Crucifix (1492)
Madonna of Bruges (1504) 
2. Tiểu sử
Tuổi trẻ
Michelangelo sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 tại Caprese gần Arezzo, Tuscany. Gia đình ông từ nhiều thế hệ đã là các chủ nhà băng nhỏ tại Florence nhưng cha ông, Lodovico di Leonardo di Buonarroti di Simoni, đã không thể duy trì được tình hình tài chính của ngân hàng, và giữ các vị trí tạm thời trong chính phủ. Khi Michelangelo ra đời, cha ông là nhân viên pháp lý tại thị trấn nhỏ Caprese và nhân viên địa phương của Chiusi. Mẹ của Michelangelo là Francesca di Neri del Miniato di Siena. Những người nhà Buonarroti tuyên bố mình là hậu duệ của Nữ bá tước Mathilde of Canossa; tuyên bố này vẫn chưa được chứng mình, tuy nhiên chính Michelangelo tin vào điều này. Nhiều tháng sau khi Michelangelo ra đời, gia đình ông quay trở lại Florence và Michelangelo lớn lên tại đây. Ở những thời điểm sau này, trong những thời kỳ ốm yếu kéo dài và sau khi mẹ ông mất khi ông lên bảy tuổi, Michelangelo sống với một người thợ đá và vợ ông cùng gia đình ở thị trấn Settignano nơi cha ông có một mỏ đá mable và một nông trại nhỏ. Giorgio Vasari trích dẫn Michelangelo nói, "Nếu có thứ gì tốt đẹp ở trong tôi, nó bởi tôi đã sinh ra trong một không khí tinh tế tại Arezzo. Cùng với dòng sữa của người vú tôi đã nhận được sở trường sử dụng đục và búa, và tôi đã làm ra những ngón tay mình bằng chúng". 
Khi mới là một chú bé, cha của Michelangelo đã gửi ông theo học văn phạm tới người theo chủ nghĩa nhân đạo là Francesco da Urbino in Florence. Tuy nhiên, nhà nghệ sĩ nhỏ không thể hiện sự quan tâm tới trường học, mà thích copy lại các bức tranh từ các nhà thờ và tìm kiếm những người bạn có cùng sở thích hội họa. Lúc mười ba tuổi, Michelangelo được nhận vào học việc với họa sĩ Domenico Ghirlandaio. Khi Michelangelo 14 tuổi, cha ông thuyết phục Ghirlandaio trả tiền học việc ở mức một nghệ sĩ cho ông, đây là một điều rất hiếm ở thời kỳ đó. Khi vào năm 1489 Lorenzo de' Medici, nhà cai trị trên thực tế của Florence, yêu cầu Ghirlandaio những đồ đệ xuất sắc nhất của ông, Ghirlandaio đã gửi Michelangelo và Francesco Granacci. Từ năm 1490 tới năm 1492, Michelangelo tham gia hội Nhân văn mà Medici đã lập ra cùng với các quy tắc Tân Platon. Michelangelo học điêu khắc với Bertoldo di Giovanni. Tại học viện, cả quan điểm và nghệ thuật của Michelangelo đều bị ảnh hưởng bởi các nhà triết học và tác gia nổi tiếng nhất thời ấy gồm Marsilio Ficino, Pico della Mirandola và Angelo Poliziano. Khi ấy Michelangelo đã thực hiện các bức phù điêu nổi thấp Madonna of the Steps (1490-1492) và Battle of the Centaurs (1491-1492). Tác phẩm sau này dựa trên một chủ đề do Poliziano đề nghị và do Lorenzo de Medici đặt hàng. Khi cả hai đều đang tập việc với Bertoldo di Giovanni, Pietro Torrigiano đấm vào mũi người bạn 17 tuổi của mình, và vì thế gây ra một sự biến dạng rất dễ thấy trên mọi bức chân dung Michelangelo.
Bắt đầu trưởng thành
Cái chết của Lorenzo de' Medici ngày 8 tháng 4 1492 dẫn tới một sự đảo ngược các hoàn cảnh của Michelangelo [14]. Michelangelo rời triều đình Medici với đầy đủ sự đảm bảo và quay trở về ngôi nhà của người cha. Trong những tháng sau đó ông đã tạc một thập tự giá bằng gỗ (1493), như một món quà gửi cha tu viện trưởng nhà thờ Florentine Santo Spirito, người đã cho phép ông thực hiện một số nghiên cứu giải phẫu trên các thi thể của bệnh viện nhà thờ. Từ năm 1493 tới năm 1494 ông đã mua một khối đá mable để thực hiện một bức tượng Hercules có kích thước lớn hơn người thật, tượng được gửi tới Pháp và sau này biến mất trong khoảng những năm 1700. Ngày 20 tháng 1 năm 1494, sau những trận tuyết rơi dày, người thừa kế của Lorenzo, Piero de Medici đặt hàng một bức tượng bằng tuyết, và Michelangelo một lần nữa lại vào triều đình Medici.
Cùng năm ấy, nhà Medici bị trục xuất khỏi Florence vì sự nổi lên của nhà Savonarola. Michelangelo rời thành phố trước khi quyền lực chính trị thay đổi, đi tới Venice và sau đó tới Bologna [14]. Tại Bologna ông được đặt hàng hoàn thành việc tạc những nhân vật nhỏ cuối cùng tại Điện thờ thánh Dominic, trong nhà thờ dành cho vị thánh này. Tới cuối năm 1494, tình hình chính trị tại Florence lắng dịu hơn. Tuy nhiên thành phố, trước kia nằm dưới sự đe dọa từ phía Pháp, không còn là một nơi nguy hiểm nữa khi Charles VIII bị đánh bại. Michelangelo quay trở lại Florence nhưng không nhận được đơn hàng nào từ chính phủ mới của thành phố thuộc nhà Savonarola. Ông quay lại làm việc cho nhà Medici [16]. Trong nửa năm ở tại Florence ông thực hiện hai bức tượng nhỏ một Thánh John Người rửa tội trẻ em và một tượng Cupid ngủ. Theo Condivi, Lorenzo di Pierfrancesco de' Medici, người mà Michelangelo thực hiện tượng Thánh John Người rửa tội cho, đã yêu cầu rằng Michelangelo "làm sao để nó trông giống như đã bị chôn lấp" để ông ta có thể "gửi nó tới Rome… tiêu thụ [nó đi] như một tác phẩm nghệ thuật cổ và… bán dễ hơn". Cả Lorenzo và Michelangelo đều không biết về việc lừa dối về giá trị thực của bức tượng bởi một người trung gian. Hồng y Raffaele Riario, người mua bức tượng từ Lorenzo, phát hiện ra rằng nó là đồ giả, nhưng thấy ấn tượng với giá trị điêu khắc tới mức ông đã mời nghệ sĩ tới Rome. Thành công rõ ràng này trong việc bán tác phẩm điêu khắc của ông ở nước ngoài cũng như tình hình thận trọng tại Florentine có thể đã khuyến khích Michelangelo chấp nhận lời mời.
Michelangelo's Pietà, một sự thể hiện thân thể Jesus trong lòng đức mẹ Mary sau khi bị đóng đinh lên thập tự giá, được điêu khắc năm 1499, khi nhà nghệ sĩ mới 24 tuổi.
Rome
Michelangelo tới Rome ngày 25 tháng 6 năm 1496 ở tuổi 21. Ngày 4 tháng 7 cùng năm ấy, ông bắt đầu làm việc cho một đặt hàng của Hồng y Raffaele Riario, một bức tượng theo kích thước thực của vị thần rượu La Mã, Bacchus. Tuy nhiên, ngay khi hoàn thành, bức tượng bị Hồng y từ chối, và sau đó được đưa vào bộ sưu tập của người chủ ngân hàng Jacopo Galli, đặt trong vườn nhà ông.
Tháng 11 năm 1497, đại sứ Pháp tại Tòa Thánh đặt hàng một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tác phẩm điêu khắc Pietà và hợp đồng được đồng ý vào tháng 8 năm sau đó. Ý kiến thời ấy về tác phẩm này - "một sự phát lộ mọi tiềm năng và xung lực của nghệ thuật điêu khắc" - đã được tóm tắt bởi Vasari: "Chắn chắn đó là một điều thần diệu mà một khối đá có thể được tạc thành một sự hoàn hảo mà thiên nhiên không thể tạo ra trong đó." (It is certainly a miracle that a formless block of stone could ever have been reduced to a perfection that nature is scarcely able to create in the flesh)
Tại Rome, Michelangelo sống gần nhà thờ Santa Maria di Loreto. Ở đây, theo truyền thuyết, ông yêu Vittoria Colonna, nữ hầu tước Pescara và cũng là một nhà thơ. Căn nhà của ông bị phá hủy năm 1874, và các yếu tố kiến trúc còn lại được những người chủ mới giữ lại đã bị phá hủy năm 1930. Ngày nay một bản sao phục dựng hiện đại ngôi nhà của Michelangelo có thể được thấy trên đồi Gianicolo. Cũng trong giai đoạn này có những hoài nghi phát sinh khi Michelangelo thực hiện tác phẩm điêu khắc Laocoön và các con trai tại Vatican.
2. Các tác phẩm
Tượng David
Michelangelo quay trở lại Florence năm 1499-1501. Mọi thứ đang thay đổi tại nước cộng hòa sau sự thất bại của những Thầy tu chống Phục hưng và người lãnh đạo Florence, Girolamo Savonarola (bị hành quyết năm 1498) và sự nổi lên của gonfaloniere Pier Soderini. Ông được các tổng tài Phường hội Len yêu cầu hoàn thành một dự án còn dang dở đã được bắt đầu từ 40 năm trước đó bởi Agostino di Duccio: một bức tượng khổng lồ thể hiện David như một biểu tượng của sự tự do của Florentine, sẽ được đặt tại Piazza della Signoria, phía trước Palazzo Vecchio. Michelangelo đáp ứng bằng cách hoàn thành tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, tượng David năm 1504. Kiệt tác này, được làm từ một khối đá mable tại các mỏ đá ở Carrara đã được các nghệ sĩ khác bắt đầu trước đó, đã minh chứng cho sự xuất chúng của ông với tư cách là một nhà điêu khắc có tài năng kỹ thuật phi thường và sức mạnh của khả năng sáng tạo biểu tượng.
Cũng trong giai đoạn này, Michelangelo vẽ bức tranh Holy Family and St John, cũng được gọi là Doni Tondo hay Holy Family of the Tribune: nó được đặt hàng cho hôn lễ của Angelo Doni và Maddalena Strozzi và vào thế kỷ 17 được treo trong căn phòng gọi là Tribune ở Uffizi. Ông cũng có thể đã vẽ bức Madonna and Child with John the Baptist, được gọi là Manchester Madonna và hiện ở tại National Gallery, London.
Tượng David, được Michelangelo hoàn thành năm 1504, 
là một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất thời kỳ Phục hưng. 
Trần Nhà nguyện Sistine 
Michelangelo đã vẽ trên trần Nhà nguyện Sistine;
tác phẩm mất gần bốn năm để hoàn thành (1508-1512)
Năm 1505 Michelangelo được Giáo hoàng Julius II mới được bầu mời quay trở lại Rome. Ông được đặt hàng xây dựng hầm mộ cho Giáo hoàng. Dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng, Michelangelo phải liên tục dừng công việc ở hầm mộ để hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác. Bởi những sự ngắt quãng này, Michelangelo đã mất 40 năm cho hầm mộ. Hầm mộ, với đặc điểm trung tâm là tượng Moses của Michelangelo, không bao giờ được hoàn thành ở mức khiến ông hài lòng. Nó nằm tại Nhà thờ thánh Pietro ở Vincoli tại Rome.
Cũng trong giai đoạn này, Michelangelo nhận yêu cầu vẽ trần Nhà nguyện Sistine, mất gần bốn năm để hoàn thành (1508-1512). Theo lời kể của Michelangelo, Bramante và Raphael đã thuyết phục Giáo hoàng đặt hàng Michelangelo thực hiện một lĩnh vực ông không mấy quen thuộc. Điều này để Michelangelo sẽ gặp phải những so sánh bất lợi với đối thủ là Raphael, người khi ấy đang ở đỉnh cao sự nghiệp với tư cách nghệ sĩ sáng tác tranh tường. Tuy nhiên, câu chuyện này bị nhiều nhà sử học hiện đại bác bỏ với những bằng chứng ở thời điểm đó, và có thể chỉ đơn giản là một sự phản ánh quan điểm riêng của nghệ sĩ.
Michelangelo ban đầu được đặt hàng vẽ 12 Thánh tông đồ trên một nền cảnh bầu trời sao, nhưng hai bên có những hình ảnh phối hợp khác biệt và phức tạp, thể hiện sự thành tạo thế giới, Sự suy đồi của Con người và Lời hứa Cứu rỗi thông qua các nhà tiên tri và Bảng phả hệ của Chúa Jesus. Tác phẩm là một phần của một bối cảnh trang trí lớn hơn bên trong nhà nguyện thể hiện đa phần học thuyết của Giáo hội Công giáo Rôma. 
Cuối cùng bố cục có hơn 300 nhân vật và có chín tình tiết trung tâm từ Sách Khải huyền, được chia thành ba nhóm: Sự sáng tạo Thế giới của Chúa; Chúa tạo ra Loài người và việc họ mất ân huệ của Chúa; và cuối cùng, tình trạng của nhân loại như được thể hiện bởi Noah và gia đình ông. Trên các vòm tam giác đỡ mái được vẽ mười hai người đàn ông và phụ nữ đã tiên đoán sự xuất hiện của Chúa Jesus. Họ gồm bảy nhà tiên tri Israel và năm Bà đồng, các phụ nữ tiên tri của Thế giới Cổ đại.
Trong số những bức họa nổi tiếng nhất trên trần có Chúa tạo ra Adam, Adam và Eve trong Vườn địa đàng, Đại hồng thủy, nhà tiên tri Isaiah và Bà đồng Cumaean. Quanh các cửa sổ được vẽ các tổ tiên của Chúa Jesus.
Dưới thời các Giáo hoàng Medici ở Florence
Tác phẩm Moses của Michelangelo 
(ở giữa) với Rachel và Leah ở hai bên.
Năm 1513 Giáo hoàng Julius II qua đời và người kế tục ông Giáo hoàng Leo X, một thành viên gia đình Medici, đặt hàng Michelangelo xây dựng lại mặt tiền của La Mã pháp đình San Lorenzo tại Florence và trang trí nó bằng những tác phẩm điêu khắc. Michelangelo miễn cưỡng đồng ý. Ba năm ông dành cho việc sáng tạo các bức họa và các mô hình cho mặt tiền, cũng như nỗ lực mở một mỏ đá mable mới tại Pietrasanta phục vụ riêng cho dự án này, là những năm tháng chán nản nhất trong sự nghiệp của ông, bởi công việc bất thần bị hủy bỏ do sự thiếu hụt tài chính của những người bảo trợ trước khi có bất kỳ tiến triển nào diễn ra. La Mã pháp đình cho tới tận ngày nay vẫn không có mặt tiền.
Rõ ràng không bực tức với sự việc này, nhà Medici sau đó quay lại với Michelangelo với một đề xuất lớn khác, lần này là một nhà nguyện trong nghĩa trang gia đình tại La Mã pháp đình San Lorenzo. May mắn cho các thế hệ tiếp sau, dự án này, chiếm hầu hết thời gian của người nghệ sĩ trong thập niên 1520 và 1530, được thực hiện đầy đủ. Dù vẫn chưa hoàn thành, nó là ví dụ tốt nhất về sự tích hợp tầm nhìn về điêu khắc và kiến trúc của nghệ sĩ, bởi Michelangelo đã tạo ra cả những tác phẩm điêu khắc chính và sơ đồ nội thất. Trớ trêu thay, những hầm mộ nổi bật nhất là những hầm mộ của hai thành viên gia đình Medici chết trẻ, một người con trai và một người cháu trai của Lorenzo. Chính Il Magnifico được chôn trong một hầm mộ chưa được hoàn thành và hoàn toàn không đáng chú ý ở một trong những bức tường bên của nhà nguyện, không có được một đài kỷ niệm nhỏ, như dự định ban đầu.
Năm 1527, các công dân Florentine, được khuyến khích bởi vụ cướp bóc Rome, lật đổ gia đình Medici và tái lập nền cộng hòa. Một cuộc phong tỏa thành phố diễn ra sau đó, và Michelangelo phục vụ cho thành phố Florence yêu quý của mình bằng cách làm việc tại các pháo đài của nó từ năm 1528 đến năm 1529. Thành phố sụp đổ năm 1530 và nhà Medici được tái lập quyền lực. Hoàn toàn không có thiện cảm với chế độ cai trị đàn áp của công tước Medici, Michelangelo rời Florence giữa thập niên 1530, chỉ để lại các phụ tá để hoàn thiện nhà nguyện Medici. Nhiều năm sau thi hài ông được mang trở lại từ Rome để mai táng tại Basilica di Santa Croce, thực hiện ước nguyện cuối cùng của người nghệ sĩ được chôn cất tại thành phố Tuscany ông yêu quý. 
Các tác phẩm cuối cùng ở Rome
Sự phán xét cuối cùng của Michelangelo. Saint Bartholomew được thể hiện cầm con dao của sự tử vì đạo của ông và lớp da đã bị lột. Mặt của lớp da được nhận ra là của Michelangelo.
Bích hoạ Sự phán xét cuối cùng trên tường án thờ Nhà nguyện Sistine được Giáo hoàng Clement VII, người chết ngay sau khi giao việc, đặt hàng. Paul III là nhân vật quan trọng trong việc để cho Michelangelo bắt đầu và hoàn thành dự án. Michelangelo làm việc tại dự án này từ năm 1534 tới tháng 10 năm 1541. Công việc rất nhiều và mở ra toàn bộ bức tường phía sau án thờ của Nhà nguyện Sistine. Sự phán xét cuối cùng là sự thể hiện lần xuất hiện thứ hai của Chúa Jesus và ngày tận thế; nơi các linh hồn con người mọc lên và được trao các số phận khác nhau, như được Chúa phán xét, bao quanh là các Thánh.
Khi hoàn thành, những sự thể hiện những người khỏa thân trong nhà nguyện của Giáo hoàng bị coi là tục tĩu và báng bổ, và Hồng y Carafa và Monsignor Sernini (đại sứ của Mantua) đã kêu gọi kiểm duyệt và xóa bỏ bức tranh, nhưng Giáo hoàng phản đối. Sau khi Michelangelo chết, mọi người quyết định che đi các bộ phận sinh dục ("Pictura in Cappella Ap.ca coopriantur"). Vì vậy Daniele da Volterra, một học trò của Michelangelo, được trao trách nhiệm che chúng đi, phần thân thể được giữ nguyên. Khi tác phẩm được phục chế năm 1993, những nhà bảo tồn quyết định không loại bỏ tất cả các perizoma của Daniele, để lại một số chúng như một tài liệu lịch sử, và bởi một số công việc của Michelangelo trước đó đã bị loại bỏ bởi các nghệ sĩ sửa sang lại cho "lịch sự" cho kiệt tác. Một bản copy trung thành với bản gốc không bị kiểm duyệt, của Marcello Venusti, có thể được thấy tại Bảo tàng Capodimonte ở Napoli.
Sự kiểm duyệt luôn đi cùng Michelangelo, từng được miêu tả là "inventor delle porcherie" ("nhà phát minh những sự tục tĩu", trong tiếng Italia nguyên gốc chỉ "những thứ bẩn thỉu"). "Chiến dịch lá sung" đáng hổ thẹn của Phản Cải cách, nhắm tới việc che phủ mọi sự thể hiện các bộ phận sinh dục của con người trong các tác phẩm hội họa và điêu khắc, bắt đầu với các tác phẩm của Michelangelo. Hai ví dụ, bức tượng đá mable Cristo della Minerva (nhà thờ Santa Maria sopra Minerva, Rome) được che đi bằng cách cho thêm một tấp drap, như nó vẫn hiện diện ngày nay, và tượng Jesus cởi truồng khi vẫn còn là một đứa trẻ Madonna of Bruges (Church of Our Lady tại Bruges, Bỉ) bị che phủ đi trong nhiều thập kỷ. Tương tự, bản copy thạch cao của tượng David tại Cast Courts (Bảo tàng Victoria và Albert) ở London, có một lá sung trong một cái hộp phía sau lưng bức tượng. Nó ở đó để được đặt lên các bộ phận sinh dục của tượng để nó sẽ không làm phiền những nữ khách hoàng gia viếng thăm.
Năm 1546, Michelangelo được chỉ định làm kiến trúc sư Vương cung thánh đường Thánh Peter tại Vatican, và thiết kế mái vòm của nó. Khi công trình tiến triển có lo ngại rằng Michelangelo sẽ qua đời trước khi mái vòm được hoàn thành. Tuy nhiên, khi công trình bắt đầu tới phần thấp của mái vòm, vòng đỡ, thiết kế đã hoàn thành. 
Bức phác họa cuối cùng được tìm thấy
Ngày 7 tháng 12 năm 2007, bản phác họa bằng phấn đỏ của Michelangelo cho mái vòm Nhà thờ thánh Peter, bức phác họa cuối cùng của ông trước khi ông mất năm 1564, đã được phát hiện trong thư khố của Vatican. Nó rất hiếm, bởi ông đã tiêu hủy các thiết kế của mình lúc cuối đời. Bức phác họa là một sơ đồ một phần cho một trong những cột xuyên tâm của trống tang vòm của Nhà thờ thánh Peter.
Michelangelo thiết kế mái vòm Nhà thờ thánh Peter 
nhưng ông mất trước khi công trình này hoàn thành.
V. RAFFAELLO
RAFFAELO (1483-1520)
Raffaello, thường gọi là Raphael, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino (6 tháng 4 hoặc 28 tháng 3 năm 1483 - 6 tháng 4 năm 1520) là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Cùng với Michelangelo và Leonardo da Vinci, ông hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó.
Raphael là một họa sĩ rất năng suất, ông có một xưởng vẽ rất lớn, và bất chấp cái chết khá sớm của ông ở tuổi 37, đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm. Nhiều tác phẩm của ông được tìm thấy trong tòa thánh Vatican, nơi những bức bích họa Raphael Rooms ở ngay trung tâm, và đây cũng là các tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Các tác phẩm nổi tiếng nhất là The School of Athens trong tòa nhà Vatican Stanza della Segnatura. Sau những năm đầu tiên của ông ở Rome nhiều tác phẩm của ông đã được thực hiện tại xưởng vẽ, với chất lượng giảm đáng kể. Ông có ảnh hưởng lớn trong suốt cuộc đời, mặc dù bên ngoài Rome tác phẩm của ông đã được biết đến chủ yếu từ các bức vẽ hợp tác với người khác của ông. Sau cái chết của ông, ảnh hưởng của Michelangelo - đối thủ lớn của ông - đã trở nên rộng rãi hơn cho đến thế kỷ thứ 18 và 19, khi sự hòa nhã và hài hòa của Raphael đã một lần nữa được coi là kiểu mẫu. Sự nghiệp của ông chia thành ba giai đoạn và ba phong cách, do Giorgio Vasari mô tả đầu tiên: những năm đầu tiên của ông ở Umbria, sau đó một thời gian khoảng bốn năm (1504-1508) tiếp thu những truyền thống nghệ thuật của Florence, tiếp theo là thời gian mười hai năm cuối cùng thành công và bận rộn ở Rome, khi ông làm việc cho hai vị Giáo hoàng và các cộng sự thân thiết của họ.
1. Các tác phẩm tiêu biểu
(Xếp theo độ phổ biến)
Trường học Athena
Transfiguration (1520)
The Sistine Madonna (1512)
The Marriage of the Virgin (1504)
La fornarina (1520)
Stanza Della Segnatura
La Belle Jardinière (1507)
Disputation of The Holy Sacrament (1510) 
The Triumph of Galatea
Self-Portrait (1506)
2. Tiểu sử
Tranh của Giovanni Santi - cha Raphael 
Christ bên hai thiên thần, ~1490
Ông sinh tại một thành phố nhỏ Urbino nhưng quan trọng về mặt nghệ thuật ở miền trung Ý trong vùng Marche, nơi cha ông Giovanni Santi là họa sĩ riêng của Công tước. Danh tiếng của nhóm nghệ sĩ đã được tạo dựng bởi Federico III da Montefeltro, một Tư lệnh thành công lớn đã được Giáo hoàng phong là công tước Urbino - và qua đời một năm trước khi Raphael được sinh ra. Sự nhấn mạnh của nhóm văn nghệ Federico bao gồm khá nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật hơn, nhưng Giovanni Santi là một nhà thơ kiêm họa sĩ, ông đã viết một trường ca mô tả cuộc đời của Federico, và cả hai đã viết văn thơ và sản xuất các trang trí cho nhóm như một hình thức vui chơi giải trí. Bài thơ của ông dành cho Federico cho thấy ông đã thể hiện nhận thức của các họa sĩ Bắc Ý tiên tiến nhất, và các nghệ sĩ Hà Lan trong giai đoạn đầu. Trong nhóm nghệ sĩ rất nhỏ của Urbino ông có lẽ đã được coi là thành viên của gia đình cầm quyền hơn so với hầu hết các họa sĩ trong cùng nhóm. 
Federico mất đi và được con trai của ông Guidobaldo da Montefeltro kế vị, người đã kết hôn với Elisabetta Gonzaga - con gái của vua vùng Mantua, nơi nổi tiếng nhất nước Ý với các hoạt động âm nhạc và nghệ thuật tạo hình. Dưới sự tài trợ của hai vợ chồng, nhóm nghệ sĩ của Ubino vẫn tiếp tục là một trung tâm văn học nghệ thuật. Lớn lên trong cộng đồng văn hóa này đã tạo điều kiện cho Raphael nghệ thuật cư xử và kỹ năng xã hội tuyệt vời, sử gia Vasari nhấn mạnh. Hình thức phát triển văn hóa nghệ thuật này tại Urbino đã trở thành hình mẫu của một loạt các tổ chức nhân văn trên toàn nước Ý qua việc mô tả chi tiết của Baldassare Castiglione trong tác phẩm The Book of the Courtier kinh điển của ông, xuất bản năm 1528. Castiglione chuyển đến Urbino vào năm 1504, khi Raphael đã không còn ở đó nữa nhưng thường xuyên ghé qua, và họ đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Castiglione trở nên thân thiết với những khách mời thường xuyên của nhóm - Pietro Bibbiena và Pietro Bembo - cả hai sau đó đều trở thành Hồng y. Hai người lúc đó đều đã là các nhà văn nổi tiếng, trong tương lai đều ở Rome khi Raphael tới đó. Raphael hòa nhập một cách dễ dàng trong giới thượng lưu trong suốt cuộc đời của ông, đây là một trong những yếu tố tạo ra một ấn tượng sai lệch về sự thành công dễ dàng trong sự nghiệp của Raphael. Mặc dù ông đã không được giáo dục một đầy đủ, nhưng cũng không rõ vì sao ông lại đọc tiếng La tinh một cách dễ dàng. 
Từ năm 1508, ông nhận lời mời của Giáo hoàng, đã vẽ một chùm bích họa trong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm. Cho đến tận ngày nay ta cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm đó ở 4 bức bích họa trên 4 bức tường trong thánh thất Vatican. Năm đó Giáo hoàng đã yêu cầu Raffaello vẽ 4 bức bích họa hàm chứa 4 nội dung: Thần học, Triết học, Văn nghệ, Pháp luật. Trong bức Triết học là một tòa kiến trúc lớn trải dài từ gần đến xa, xa hơn là một mái vòm. Hai nhà triết học vĩ đại đi phía trước là Platon và Aristotle, phía sau là những nhà triết học, khoa học cổ Hy Lạp. Raffaello muốn thể hiện cho những người kế tục tư tưởng văn hoá cổ Hy Lạp đã vượt lên trên thế hệ trước của mình. Nói tóm lại, Raffaello đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc khi bàn về vấn đề Tôn giáo mà thay vào đó là những nội dung tư tưởng phục hưng văn hoá cổ Hi Lạp, hình thành nên những cấu tứ độc đáo, mới lạ.
Ngoài chuyên môn họa sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma. Ông cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời còn là người phụ trách công việc thi công công trình này. 
Khi công trình chưa hoàn thành thì ông mất ở tuổi 37 vào năm 1520. Với những cống hiến to lớn của mình thì danh hiệu Thánh hội họa của thời kỳ văn hóa Phục Hưng xứng đáng với ông. Nội dung thường là tôn giáo và lịch sử.
Theo https://sites.google.com/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...