Lịch sử mỹ thuật hội họa thế giới
I. Mỹ thuật
thời nguyên thủy
Giới thiệu chung: Mỹ thuật thời kỳ nguyên thủy và cổ đại có
thể được chia thành hai thời kỳ là mỹ thuật thời nguyên thủy kéo dài
từ khoảng 40.000 đến 10.000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ tiếp theo
là mỹ thuật thời cổ đại với đặc trưng nổi bật thuộc về nền văn
minh Ai Cập.
Bài này chỉ trình bày những nhận định tổng quát chung về mỹ
thuật của các thời kỳ đó.
Đặc điểm địa lý, văn hóa, xã hội
1. Công cụ sản xuất thô sơ, đời sống săn bắt hái lượm.Một số công cụ ở thời
tiền sử2. Xã hội chưa phân chia giai cấp, cuộc sống bầy đàn chế độ mẫu
hệ.
3. Các vết tích Mỹ thuật nguyên thủy tìm thấy ở nam Âu châu Á
và châu Phi.
Đặc điểm nghệ thuật
Mỹ thuật ở thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa,
điêu khắc và kiến trúc, mang các tính chất sau:
1. Nghệ thuật hang động
- Chủ yếu là tả thực, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống
xung quanh.
- Giả thiết có nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống: do
lao động, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng ma thuật hay để giải trí.
Hội họa
Nội dung: Các hình vẽ thú vật bò, ngựa, hươu... trên
thành và trần hang động và chân thực, hình khắc trên đất sét rồi đắp lên thành
hang. Hình người sinh hoạt nhưng sơ lược, khái quát.
Màu sắc: Dùng màu sắc tự nhiên. Ví dụ: hình đàn bò rừng trong
hang Altaemira, hình đàn ngựa rừng trong hang latxco...Hình đàn bò rừng trong hang Altarmira Điêu khắc
Nội dung: chủ yếu là hình người, đặc biệt miêu tả người phụ nữ,
mang ý nghĩa phồn thực, nhấn mạnh những đặc điểm giới tính.
Chất liệu: các tượng tròn, phù điêu trên đá. Ví dụ: tượng vệ
nữ WilendoffKiến trúc
Nội dung: Các hình thức sắp xếp đá tảng thành những công
trình phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thờ cúng.
Chất liệu: đá tảng to. Ví dụ: ba hình thức như Domen để
chôn người chết, menhia dùng để thờ cúng hay Crolech dùng
làm nơi tế lễ.
Mỹ thuật cổ đại
Thời kỳ: Mỹ thuật Ai Cập
Thời gian: Từ 4.000 năm đến thế kỷ 4 TCN
Đặc điểm địa lý, văn hóa, xã hội
Vị trí địa lý: Nằm bên bờ sông Nin, vùng đông bắc châu Phi,
phía tây là sa mạc Libya, phía đông là Hồng Hải, phía bắc là Địa Trung Hải,
phía nam là Ethiopia. Nên đất nước ít giao lưu với bên ngoài, văn hóa mang đậm
tính chất dân tộc. Đất nước chia thành hai vùng rõ rệt: thượng Ai Cập và hạ Ai
Cập.
Văn hóa, tôn giáo: Tín ngưỡng đa thần đóng vai trò quan
trọng trong đời sống nhân dân. Tin tưởng và coi trọng thế giới sau cái chết,
coi đó mới là cuộc sống vĩnh hằng nên văn hóa nghệ thuật cũng gắn liền với ý
nghĩa này.
Xã hội: Đất nước đầu tiên có giai cấp.
Đặc điểm nghệ thuật
Tồn tại đủ ba hình thức: Hội họa, kiến trúc và điêu khắc.
Thời kỳ đầu
Nội dung: Nổi bật nhất là kiến trúc kim Tự Tháp. Đó là nơi đặt
xác nhà vua sau khi qua đời. Do tín ngưỡng của Ai Cập tin về một cuộc sống vĩnh
cửu ở thế giới bên kia nên sau khi nhà vua qua đời, người ta tiến hành ướp
xác và đặt nó trong một khu lăng mộ kỳ vĩ để mong linh hồn con người được
tồn tại vĩnh viễn. Thời cổ vương quốc là thời đại ưu thế của Kim Tự Tháp.Kim tự tháp Giza
Hình đàn bò rừng trong hang Altarmira
Chất liệu: Kim Tự Tháp được xây bằng gạch có bậc thang, hình
đơn giản. Sau đó là những khối đá tảng to xếp chồng lên nhau, càng lên cao càng
thu nhỏ dần. Ví dụ như ở Gizeh còn một quần thể kim tự tháp vĩ đại bao gồm ba
kim tự tháp: cheops, kephren và mykerinus, trong đó Cheops nổi tiếng nhất
(xây dựng khoảng 2.900 năm TCN): cao 138 m, đáy hình vuông cạnh dài 225m.Kim tự tháp Cheops Thời kỳ sau
Nội dung: Người Ai Cập không xây dựng các lăng mộ đồ sộ dựa
lưng vào vách núi nữa. Đồ án kiến trúc đơn giản, với bộ phận kiến trúc cột rất
quan trọng, có một số cột chính: cột hình cây thốt nốt, cột hình hoa
súng và cột hình cây sậy, ngoài ra còn có cột hình người, khắc họa
các sự tích.
Chất liệu: Lăng tẩm bằng đá dựa lưng vào vách đá. Ví dụ như
lăng vua Tuttankhamun, đền thờ karmak, Etphu,...
Điêu khắc
Tác phẩm: Các pho tượng
II. Mỹ thuật phương Đông cổ đạiNgười ta thường gọi Ai Cập và các nước vùng Lưỡng Hà là
phương Đông cổ đại. Ngày nay, nó chỉ có nghĩa ước lệ để chỉ tàn dư của thời kỳ
thống trị La Mã, Ai Cập và Lưỡng Hà là hai tỉnh ở phía Đông của đất nước La Mã.
Nhưng các cuộc khai quật về sau (từ thế kỷ 19-20) cho thấy
phương Đông cổ đại không hẳn chỉ có hai nước đó mà còn bao gồm Palétxtin, miền
bắc Xiri, miền trung thuộc Tiểu Á, miền đông (xứ Urarơtu) là vùng ngoại Cápcadơ
xưa, vùng cao nguyên Iran (xứ Elam), những miền dọc sông Indu, và cả Trung Hoa
cổ đại.
A/
MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI
Lịch sử Ai Cập cổ đại bắt đầu từ 4000 năm trước CN và kết
thúc vào thế kỷ IV trước công nguyên (năm 332). Đặc điểm là tất cả các công
trình của Ai Cập, kể cả kiến trúc và điêu khắc phần lớn có ý nghĩa thờ cúng.Các quan niệm tín ngưỡng đã sinh ra sự chuẩn hóa các hình tượng
nghệ thuật và luôn phát triển, tạo ra được nhiều hình thức độc đáo, đa dạng
trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong đó xuất sắc nhất là kiến trúc, còn
các loại hình khác như hội họa, điêu khắc bị nó chi phối.
Nhìn chung, đó là một nền nghệ thuật tổng hợp và hoàn
chỉnh. Nghệ thuật Ai Cập có nét đặc thù riêng, khó lẫn lộn với các nền nghệ thuật
khác. Về hội họa và phù điêu, người Ai Cập có cái nhìn “mặt nghiêng hay chính
diện” nét tạo hình rất độc đáo, khỏe và dứt khoát. Cách sử dụng màu sắc cũng
đơn giản, chỉ vài màu cơ bản như trắng - nâu, vàng - đỏ nhưng rất nhịp điệu. Trong
điêu khắc, họ luôn phối hợp các khối vuông chắc, giản dị của hình kỷ hà.
Các loại đồ gốm như bình, lọ bằng đất sét mang tính trang trí, chủ đề thường là
phong tục chôn cất người chết, cảnh cúng lễ, làm ruộng hay bơi thuyền qua sông
Nin. Các công trình là Kim Tự Tháp, tượng chân dung để thờ người chết, các Bích
họa và chạm nổi, tất cả đều không sử dụng luật viễn cận, không gian rất đồ
họa.
Mỹ thuật Ai Cập cổ là một trong những nền nghệ thuật lớn đầu tiên của thế giới
văn minh. Có ảnh hưởng sâu sắc đến mỹ thuật Tây Nam Á châu và Hy Lạp. Người
Ai Cập, vì tín ngưỡng buộc phải nghiên cứu thực tế, và góp phần phát triển nghệ
thuật đến trình độ cao. Nghệ thuật Ai Cập cổ cho ta gương sáng vế óc sáng tạo
ngay trong buổi đầu, không có thời mò mẫm kéo dài.
B/
MỸ THUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠISau Ai Cập, khu vực thứ hai khá nổi tiếng của văn hóa phương
Đông cổ đại, thuộc về những nước Tiền Á với nhiều bộ lạc khác nhau như Sumerơ,
Atxiri, Xiri, Paletxtin và các quốc gia Khét, Urarơtu… Nền văn hóa cổ xưa Tiền
Á là nền văn hóa các bộ lạc Lưỡng Hà (còn gọi là Mêxôpôtami, kéo dài khoảng
3.000 năm).Nghệ thuật Lưỡng Hà từ 4.000 đến 3.000 năm trước công nguyên
là nền văn hóa của người Sumerơ. Cuối thế kỷ 22 trước CN, quốc gia của người
Sumerơ - Atcát thống nhất lại, lúc này mang tên gọi mới là Babilôn. Rất tiếc,
những di vật của thời này còn lại quá ít. Một trong số những di vật nổi tiếng
là bức chạm nổi trên bộ luật Khammurapi khắc trên cột cao khoảng 2m bằng loại
điôrit, thể hiện vua Khammurapi, tư thế đang cầu khẩn thần mặt trời và trước thần
tòa án Sumnsem (thần tòa án là những hình ảnh tượng trưng: Thanh đoản kiếm và
chiếc nhẫn thần.Nghệ thuật Babilôn vào các thế kỷ VIII và VII/ TCN được xác định
khi thủ đô Atxiri-Nhinevia bị rơi vào tay Babilôn, dưới triều vua Nabôpalaxarơ,
cũng là thời kỳ phát triển mạnh các công trình kiến trúc. Cái còn lại có lẽ duy
nhất là cổng Istarơ, xây theo thể thức một tháp canh, có vòm mái cho lối vào
thường xây bằng gạch nung. Một số gạch có khắc chạm nổi hình những con sư tử, một
số hình thú tượng trưng cho các vị thần, như bò và rồng. Các chạm nổi được phủ
bằng một lớp men màu, nhìn chung, Babilon thời tân đại tính chất nghệ thuật nặng
về trang trí, hình ảnh vừa thực vừa hư, vắng bóng những cảnh chiến đấu hoặc cảnh
thần mặt trời trao ấn, kiếm cho vua như trước.
C/
MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI
Thế giới cổ đại, là một khái niệm phức tạp theo tiếng la tinh
“Anticơ” nghĩa là (cổ xưa) được các nhà nhân văn Italia thời phục hưng gọi cho
nền văn hóa Hy lạp. Đến khi, người ta phát hiện ra có những nền văn minh của
phương Đông cổ đại cổ xưa hơn ca văn minh Hy lạp, thì khái niệm thuật ngữ cổ đại
chỉ mang ý nghĩa tương đối. Một phần liên quan khác của thế giới cổ đại là các
bộ lạc ở châu Âu, châu Á và châu Phi có giao hữu lâu đời với người Hy Lạp - La Mã
về kinh tế và văn hóa. Lịch sử mỹ thuật của thế giới cổ đại chủ yếu được xây dựng
trên nguồn tài liệu của các công trình khảo cổ.
Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của Hy Lạp cổ đại có những nét tiêu biểu,
xuất phát từ nghệ thuật đảo Cretơ. Đối tượng là hình tượng các thần thánh và
con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối
và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo. Phù điêu và trang trí mỹ nghệ, trong
bố cục có cái đẹp của nhịp điệu. Các nghệ sĩ thường là kiến trúc sư kiêm điêu
khắc gia và mỗi người có phong cách riêng, có những phong cách đến ngày nay vẫn
còn sử dụng. Có thể kể như Mirông, Pôliclét, Prấcxiten, Xcôpaxơ, Lêôkharơ…Kiến trúc cổ Hylạp có ba thức chính là: Thức Đô-ric, I-ô-nic
và cô-ranh-tiên. Những loại phổ biến là đền thờ, lăng mộ và hí trường như: Đền
Pác-tê-nông do kiến trúc sư Ít-tê-nốt cùng nhà điêu khắc Phi-đi-át khởi công từ
năm 447 đến 432/ TCN. Lăng vua Mô-xô-lơ ở Ha-li-các-nát-sơ là một công trình lớn,
đẹp được người thời cổ xếp vào bảy kỳ quan thế giới. Đáng tiếc ngày nay chỉ còn
là một cảnh hoang tàn. Hý trường Hy lạp cũng được xây dựng vào thế kỷ IV/ TCN,
phần nhiều các hí trường bị hủy hoại, riêng hí trường Ê-pi-đô-rơ do nhà kiến
trúc kiêm điêu khắc Pô-ly-cơ-le-tơ xây dựng, nay còn tương đối tốt.Khi A-lếc-xăng-đơ-rơ đại đế mất, đế quốc Hy Lạp suy yếu không
chống nổi với đế quốc La Mã đang lên. Thắng Hy Lạp về quân sự, nhưng người La
Mã vẫn xem người Hy Lạp là thầy về mặt văn hóa, nghệ thuật. Dĩ vãng rực rỡ của
thời cổ điển Hy Lạp được nghệ sĩ Hy Lạp qua làm việc cho La Mã kết hợp với vốn
cũ Ê-tơ-ruýt-cơ của đất Ý, góp phần vào việc phát triển nền mỹ thuật La mã. Anh
hưởng của mỹ thuật Hy Lạp đến La Mã bằng hai con đường trực tiếp và gián tiếp
là khi xâm chiếm các nước chung quanh Địa Trung Hải, đế quốc La Mã đã mời các
nghệ sĩ Hy Lạp làm việc cho họ, và vốn cũ Ê-tơ-ruýt-cơ mà La Mã thừa kế cũng chịu
ảnh hưởng của thời cổ ngữ Hy Lạp.Thời Hy Lạp ngữ không có họa sĩ Hy Lạp thiên tài như thời cổ
điển, nhưng thời này họ đã tiếp thu kết quả của sự tìm tòi ở những thế kỷ trước
và đem tài năng mình phổ biến qua La Mã. Những tranh tường, tranh ghép mảnh tìm
được ở Pom-pê-I là những di tích vô cùng quí giá. Đồ gốm là những chum, lọ,
bình, chậu, đĩa do các họa sĩ danh tiếng vẽ với trí sáng tạo không giảm sút,
cũng như thợ sứ Giang Tây (Trung Quốc) đã nâng những loại đồ dùng thường bằng
sành này thành những tác phẩm mỹ thuật có giá trị.
D/
MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI
Tuy ảnh hưởng của Hy Lạp trong nền nghệ thuật của La Mã,
nhưng những sáng tạo của La Mã vẫn tồn tại đến ngày nay, nhất là về kiến trúc.
Sự sáng chế ra xi-măng, dùng gạch nung và vữa giúp cho các công trình kiến trúc
quy mô, đồ sộ như cách thức xây vòng cung, vòm mui thuyền, nóc tròn v.v... là những
bước tiến lớn. Quy hoạch thành phố, chính là thành tích kiến trúc lớn của La
Mã, mà ngày nay nhiều nước chưa thể làm được.Ngoài ra, xây cầu máng dẫn nước hết sức vĩ đại, hoặc ở thủ đô
thì có khải hoàn môn, trụ đá chạm để kỷ niệm sự kiện quan trọng của lịch sử như
khải hoàn môn Công-stăng-tanh hay trụ kỷ niệm Tơ-ra-giăng. Sự phổ biến tượng đẹp
của Hy Lạp làm ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của La Mã, tuy nhiên vì quan niệm
thẩm mỹ và tính chất dân tộc khác biệt nên điêu khắc La Mã thiên về phù điêu
hơn là tượng tròn, giỏi về chân dung hơn là tác phẩm hư cấu. Hy Lạp mượn đề tài
thần thoại để đề cao con người, còn La Mã thì lấy đề tài lịch sử để đề cao giai
cấp thống trị, về điêu khắc La Mã là học trò nhỏ của Hy Lạp.Hội họa La Mã cũng như Hy Lạp, phần nhiều là tranh tường và
hình trang trí. Nhưng cái vinh dự của nền mỹ thuật La Mã là những sáng tạo về
kiến trúc và tượng chân dung, nhất là vai trò trung gian, chuyển tiếp giữa mỹ
thuật thời cổ và thời Phục hưng về sau. Văn hóa Hy Lạp - La Mã là nền tảng văn hóa Âu Châu, có ảnh hưởng
rộng khắp thế giới. Mỹ thuật Hy Lạp lãnh phần danh dự đi tiên phong truyền bá
cái đẹp, óc hiện thực, hướng nghệ sĩ học hỏi thiên nhiên, nước Ý nhận lấy nhiệm
vụ phục hồi tinh hoa của trí tuệ người thời cổ và phát huy nó để đưa nền mỹ thuật
đến sự bừng nở thời Phục hưng, một giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử nhân
loại.
III. Mỹ thuật thời Trung cổGiữa các thế kỷ của sự thống trị phương thức sản xuất chủ nô
và thời kỳ của chủ nghĩa tư bản là các thế kỷ trung cổ, cũng là thời kỳ hình
thành, phát triển và suy tàn của xã hội phong kiến. Thời kỳ này, văn hóa phát
triển mạnh hơn thời cổ đại: Tây Âu, Bi-dăng-tin, Nga Kiep, Iran, Ấn Độ,
Trung Quốc…
Tín ngưỡng (với nhiều đạo giáo khác nhau) chi phối con người
khá mạnh. Nó tác động rất lớn vào đời sống văn hóa và nghệ thuật, tạo ra một thứ
văn hóa - nghệ thuật “nhà thờ” hay “nhà chùa”.
Từ thế kỷ IV đến thế kỷ V, trên mảnh đất Hy Lạp cổ đại có một thủ
đô mới là Côngxtăngtinốp, hình thành nghệ thuật Bidăngtin trong các
khu vực của đế chế La Mã phương Đông. Hình thức mới này hiện rõ trong nghệ thuật
kiến trúc với các quảng trường, tượng các đại đế, nhà tắm công cộng…
- Trong hội họa và điêu khắc là tranh ghép mảnh, nghệ thuật
trang trí tường nhà. Về sau đến thế kỷ VI, nghệ thuật Icôn công giáo ra đời và
phát triển theo hai hướng:
Kim tự tháp Cheops
- Theo lối Hy Lạp ngữ truyền thống.
- Theo truyền thống nghệ thuật Xri và Palétxtin Đặc điểm nghệ thuật:
- Từ thế kỷ V đến TK VII là thời kỳ phát triển của nghệ thuật Bidăngtin và kéo
dài đến thế kỷ XV, bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm, chấm dứt một nghìn năm hình thành
và phát triển với ảnh hưởng trực tiếp di sản văn hóa - nghệ thuật cổ đại, nhất là
nền văn hóa Hy Lạp ngữ tiền phương Đông.
Với các nước phương Tây, nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra, cuộc khởi nghĩa
của Bacbarơ từ cuối thế kỷ V đến cuối TKVIII, nghệ thuật Bacbarơ giữ vai trò ưu
thế trên đại bộ phận Tây Âu, đặc biệt là trên đất Pháp. Nghệ thuật của đế chế này
được coi là “nghệ thuật Carôlin”, do không có cội rễ sâu sắc trong những điều
kiện xã hội, kinh tế nên nhanh chóng sụp đổ.Bữa tiệc cuối cùng. Ảnh: Internet - Nghệ thuật Rô-măng: Xuất hiện ở Pháp vào các thế kỷ XI và
XII, ở Ý và Đức vào thế kỷ XIII. Loại hình chủ yếu của thời kỳ Rômăng là kiến
trúc, hội họa hoành tráng giữ vai trò quan trọng trang trí cho các nhà thờ.
- Nghệ thuật Gô-tích: So với Rô-măng, Gô-tích có bước tiến lớn, phản ánh sự thụ
cảm hiện thực có tính chất thế giới, nó xuất hiện trong thời Phục hưng, phát
triển nhiều công trình kiến trúc, nhất là nhà thờ cùng với những yếu tố phong
kiến, nhà thờ là những yếu tố của những nghệ sĩ vô thần; họ tạo ra những tác phẩm
có tính hiện thực và sự thành lập “xưởng”. Zaccaria Altarpiece, Giovanni Bellini Mời các bạn thưởng thức video ở dưới đây:
Bữa tiệc cuối cùng. Ảnh: Internet
Zaccaria Altarpiece, Giovanni Bellini
IV. Hội họa thời kỳ Phục hưngBức tranh chúa tạo ra AdamMỹ thuật là mét loại hình nghệ thuật xuất hiện đầu tiên
trên thế giới. Mỹ thuật xuất hiện ngay từ khi con người có mặt trên trái đất.
Nó ra đời từ thời sơ khai, con người trong thời nguyên thủy, vẫn
còn ăn hang, ở lỗ, săn bắn và hái lượm. Lịch sử Mỹ thuật cùng với lịch
sử thế giới trải qua các thời kỳ phát triển và các giai đoạn lắng đọng hay tàn
lụi.
Trong các giai đoạn đó, giai đoạn mỹ thuật thời Phục hưng là giai đoạn có sự kế thừa, phát triển và mỹ thuật Phục hưng
Italy đã sản sinh ra nhiều họa sĩ nổi tiếng có những cống hiến to lớn cho
nền mỹ thuật thế giới, trong đó có ba họa sĩ tiêu biểu như Leonardo da Vinci,
Michelangelo, Raphael có nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới và là giai đoạn
mỹ thuật được đánh giá hưng thịnh nhất trong các thời kỳ.
1. Vài nét khái quát về Phục hưng
- Thời kỳ Phục hưng có gốc từ tiếng Pháp Renaissance (nghĩa
là sự tái sinh), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa
học của thời kỳ Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của
nền văn minh phương Tây.
- Tái sinh ở đây có hai nghĩa: một là sự khám
phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ
thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho
văn hóa châu Âu nói chung. Như vậy, Phục hưng có thể hiểu theo hai cách chính
tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ
điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương Tây và hồi
sinh của văn hóa châu Âu nói chung. Từ Hán Việt viết hoa Phục hưng,
hay Phục hưng, là thuật ngữ tương đương với khái niệm này.
Thời kỳ Phục hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời
kỳ này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân
văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện
ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn
học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học... và hơn
cả đó là hội họa).
- Ảnh hưởng của những học giả nổi tiếng Hy Lạp cũng
rất đáng kể. Một số học giả đến Ý trong thế kỷ 13 và thế kỷ 14 từ Đế
quốc Byzantin. Đặc biệt là sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục
Constantinople vào năm 1453 thì càng có nhiều học giả đến Venezia và
những thành phố Ý khác, những người đã mang theo kiến thức về nền văn hóa thời
Cổ đại đã được lưu trữ gần 1.000 năm trong Đế quốc Byzantin sau khi Đế quốc
Tây La Mã suy tàn. Cho đến năm 1400 Homer, Herodot, Platon và Aristoteles vẫn
được rất nhiều người nhắc đến trong Đế quốc Byzantin. Một vài năm trước
khi Đế quốc Byzantin sụp đổ, Giovanni Aurispa đã đến Constantinople
và mang về Ý trên 200 bản viết tay các tác phẩm văn học ngoại đạo. Madonna xứ Meadow mô tả Đức Trinh Nữ Maria nhìn xuống
con, Chúa Giêsu và anh em họ của ông. 2. Vài nét khái quát về mỹ thuật Phục hưng Italy
- Ở châu Âu thế kỷ XI, những thành thị được hình thành đã phá vỡ các lãnh địa phong kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giàu có, đây
là tiền thân của giai cấp tư sản. Tại Ý, nhiều thành thị trung tâm ổn định về
chính trị, phát triển về kinh tế,… nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao,
giai cấp tư sản muốn có một nền văn hóa chống lại giai cấp phong kiến, đó là
nguyên nhân sự ra đời của văn hóa Phục hưng ở Ý, sau lan sang một số nước ở
châu Âu như: Pháp, Đức...
Phong trào mỹ thuật Phục hưng ở Ý được khởi đầu vào cuối
thế kỷ XIII bởi hai họa sĩ Xi-ma-bu-o và Gi-ốt-tụ, phong trào ra đời nhằm khôi
phục và làm hưng thịnh lại nền văn hóa cổ đại Hy Lạp, La Mã mà thời Trung
cổ đã hủy hoại; đưa cái đẹp phục vụ cuộc sống con người, đồng thời nâng cao hơn
trong hoàn cảnh mới để đạt tới sự mẫu mực, hoàn chỉnh.
- Sang thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV, phong trào mỹ thuật
Phục hưng ở I-ta-li-a phát triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học:
Tìm ra luật viễn cận, chất liệu sơn dầu… Các họa sĩ thời Phục hưng thường lấy
đề tài tôn giáo để thể hiện cái đẹp, để diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ
không vẽ theo công thức gò bó như nghệ thuật Trung cổ mà học hỏi cái đẹp từ thời
Hy Lạp, La Mã, từ thiên nhiên. Các họa sĩ đưa không gian thấu thị vào tranh và
áp dụng những luật với khối theo sáng tối, nhờ đó con người và thiên nhiên được
diễn tả rất sâu về khối, tình cảm, y phục và bối cảnh, các quy luật về bố cục,
màu sắc không gian, tỷ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả đều đạt tới sự hoàn hảo.
Mỹ thuật Phục hưng I-ta-li-a đã sinh ra nhiều họa sĩ nổi tiếng có những cống
hiến to lớn cho nền mỹ thuật thế giới, trong đó có ba họa sĩ tiêu biểu
như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael; Thời kỳ Phục hưng kéo
dài từ năm 1400 đến 1600, Trung tâm ở Florence.Pesaro Madonna, Titian. Tên gọi trong tiếng rinascita, theo nghĩa cho khái
niệm của một thời kỳ, đó cú từ Giorgio Vasari, người đã viết một trong những
tác phẩm miêu tả các nhà nghệ thuật Phục Hưng quan trọng nhất. Vasari chia sự
phát triển của nghệ thuật ra làm hai thời kỳ:
1. Thời kỳ rực rỡ của Cổ đại Hy Lạp - La Mã
2. Thời kỳ suy tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung cổ.
Tô Thanh
Madonna xứ Meadow mô tả Đức Trinh Nữ Maria
nhìn xuống
con, Chúa Giêsu và anh em họ của ông.
Pesaro Madonna, Titian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét