Đảo hoang 2
4. Mấy mùa nắng rồi, cả nhà An Tiêm ở rừng sâu. Cuộc sống bờ bụi đã khá quen với mọi người và mỗi ngày một nền nếp dần, như ý An Tiêm muốn:
“dù khó khăn đến thế nào, con người cũng phải có chỗ ở, có miếng ăn tử tế, cả
nhà mình đây cũng là một chòm xóm, chứ không phải như hươu nai ở hoang trong rừng".
- An Tiêm hay nói thế. Mon nói:
- Nhà mình còn đi tìm bờ sông làm nhà ở, bố đã bảo thế. Nàng Hoa hỏi An Tiêm:
- Mình thử xem khi nào đi được. Bây giờ ta có thịt sấy để trữ.
- Để tôi xem.
Mùa nắng đã lại đến. An Tiêm bàn với Nàng Hoa: đi nắng thì vất vả quá, đợi hết
mùa nắng này sẽ đi tìm ra bãi biển đằng kia. Mọi công việc lặng lẽ sửa soạn cho
chuyến đi sắp tới. Những buổi chiều mờ như khói tỏa khắp rừng. Trên bờ suối, thỉnh
thoảng thấy một đàn rắn đỏ hắt ngoằng đến rồi đủng đỉnh, lững lờ như một dòng lửa
chảy. Những con ve kim ra rả đến tận chặp tối nóng nực. Tiếng ve gióng giả,
liên miên, tưởng tiếng ve cũng lặn vào chiều như ánh nắng, như khói nắng, hôm
nào cũng thế. Cả cánh rừng u uất đổ mồ hôi đêm. Tắt hết lửa mà vẫn khó thở, ngột
ngạt quá. Sáng ra, trông lại sau núi, cả nửa khoảng trời đứng đen thẫm. An Tiêm
nói:
- Thảo nào, cơn mưa trong núi thế kia thì oi là phải. Mọi người dặn nhau đừng
đi kiếm ăn xa. Sợ phải mưa không về được. Cả ngày, rừng oi ả như nẫu ra, không
một tiếng động. Ai cũng về sớm. Không phải sợ mưa, mà vì bức bối, chân tay rã rời,
không muốn bước. Nhưng trời như bị hãm, vẫn không mưa. Nửa trời đằng kia mây
đen càng tụ lại, không tan, không loang, đen dữ dội như một rặng núi mới nổi.
- Mây đen còn dọa thế thì còn oi khốn khổ. Đêm ấy, người ngồi không yên chỗ, bốn
phía như có lò nung, nhưng vẫn sáng trăng. Một nửa trời bên này, trăng hè trong
leo lẻo, trắng rợn trên khe lá. Nửa trời đằng ấy mây đen đứng thành, đen xám,
đen kịt. Suốt cánh rừng, không tiếng ve, những con ve cũng mệt rũ, không đánh
tiếng lên được. Phía núi, đợt mây thành đen kịt đứng như bóng tối bỗng ngùn ngụt
kéo lên cao hơn, rợn hơn. An Tiêm gọi to:
- Ra xem rồng lấy nước! Rồng lấy nước đằng kia. Mon đã đứng cạnh bố, trên mỏm
đá. Nàng Hoa và Gái lật đật trèo xuống. Trong đám mây đen kịt nửa đêm toác xuống
một làn trắng toát, trắng hơn cả ánh trăng trên bóng lá. Làn trắng tõe đôi đám
mây đen, doãng dần rỗng ra, dài như chiếc ngà voi khổng lồ thúc xuống. Những tiếng
ầm ầm nổi lên, rền như sấm. Đột nhiên, rừng mát hẳn. Không phải mưa, mưa gì như
đổ núi. Cũng không phải sấm, vì sấm sao sấm ầm dài từ nãy. Tiếng ầm càng xa xa
càng dữ. Nhưng ở đây trời đã dịu trở lại trong hơi ẩm thường khi ở rừng sâu. Suốt
mấy ngày đêm oi bức vật vã, bây giờ, tất cả ngủ thiếp. Riêng mình An Tiêm vẫn
thao thức. Tiếng ầm ầm lạ lùng phía xa, tiếng mưa hay tiếng núi lở? An Tiêm ra
góc cột khêu bấc trong ống nhựa trám. ánh sáng lom đom tỏa. Có cái sáng trong
nhà, cũng đỡ vắng. Có lẽ khuya đã sang canh từ lâu. Tiếng gầm ào ào đột nhiên đến
ngay cửa rừng. Cả nhà choàng thức. Như cả một rặng núi đổ xuống. ống nhựa trám
đã tắt từ lúc nào. Gái kêu trước nhất:
- Bố ơi! An Tiêm tìm đánh lửa. ánh sáng nhựa trám lại le lói. Mọi người ngồi rụm
lại trong tiếng chuyển động long lở bốn phía, không ai hiểu sao. Nàng Hoa ôm
Gái vào lòng, tay cầm bó mo nang bọc xống áo. Lúc nào cũng giữ cái đáng giá nhất
trong nhà. Mon đứng dậy, cầm chiếc lao trúc, ngó ra:
- Cái gì... Cái gì... An Tiêm thét:
- Trời ơi! Rồng cuốn nước đến đây rồi. Nói thế rồi An Tiêm đạp toang mấy cây gỗ
chắn vách nhìn ra. Trong rừng tối như mực, tiếng réo, tiếng đá, tiếng cây khủng
khiếp đổ.
- Các con ơi! Trèo lên... Mình ơi, trèo lên... Một con nước xô lên quá nóc lều
rồi những con nước ập xuống, cả bóng tối khoảng rừng ngụp vào. Mon lật đật
quàng tay ôm cây thang. Nước đánh dựng lên rồi ngã xuống. Mon ngã theo. Nhưng vẫn
bám chắc thang gỗ.
- Bố ơi! Tiếng thét sặc trong nước. Trong đêm, hốc núi chìm vào những làn sóng,
vùi cái hang đá, nhưng rồi lại nhô ra. Con người mắc vào đá như những hòn sỏi,
như những con chuột bị lắc đi lắc lại trong ống. Trong cơn mê hoảng, nhưng
trong tiềm thức cả khi mê, con người vẫn không mất hẳn trí nhớ. Nước ộc vào
hang, nước ra, những bàn tay bàn chân tưởng chết cứng, vẫn bám gờ đá, vướng chắc
vào gờ đá. Mon thấy mình đương trôi trong bụng nước. Bỗng chốc, sóng đánh Mon vạp
vào tảng đá. Mon lặng điếng, buông một tay. Tay vừa buông đã ngật ra. Mon lại
bíu vào cây thang gỗ. Cho tới lúc trời tảng sáng. Những con lũ trắng xóa đã biến
mất. Bỗng nhiên, chỉ còn lại một im vắng. Trời sáng dựng lên trên một quang cảnh
ghê rợn. Cánh rừng trước mặt đã băng mất. Suốt một dải dài toang ngoảng, ngổn
ngang, những tảng đá lớn, không biết từ đâu vật đến, chồng đống những trái núi
mới lổn nhổn trên chỗ hôm qua còn rừng. Đột nhiên, một con trăn mốc trong hốc
núi bò ra. Cái sống đầu tiên sống lại, đương đi bơ vơ. Làn da trăn rào rào
thành tiếng trên đá đến trước cửa hang rồi lại trườn xa. Đấy là tiếng động làm
An Tiêm tỉnh lại. An Tiêm ngỡ mình chết rồi chiêm bao. An Tiêm thử đứng dậy. An
Tiêm không chết. Chút sáng mờ hắt trước mặt. An Tiêm nhớ tức khắc đến vợ con.
An Tiêm chạy ra phía mờ sáng cửa hang. An Tiêm cất tiếng hú. Xung quanh vắng lặng,
có lẽ chỉ còn độc một con trăn mốc đương luồn qua những rặng cây đổ, nghe tiếng
hú. Con trăn tưởng cơn nước ống lại sắp ập đến. Con trăn trườn nhanh. Da bụng
trăn sát trên đá, trên sỏi, trên cành cây, tiếng sào sạo vang đến tận đây. Một
vùng trời đất này chỉ còn có con trăn ấy sống ư? An Tiêm hốt hoảng quay vào
hang, tìm vợ con. An Tiêm đứng im, nghe. Xung quanh tối như bưng. An Tiêm vẫn đứng
im. Từ ngoài cửa hang hay từ đâu, tiếng rào rạo làn da bụng con trăn đương ngoằn
đi. Tiếng sào sạo... sào sạo đều đều... Những con trăn... những con trăn... Tiếng
đều đều nghe trong bóng tối. Trong hang này chỉ có con trăn thôi... Hình như
đâu quanh mình, rờn rợn đâu quanh mình. Có phải không? An Tiêm cúi xuống. Con
trăn thở, con trăn bò rờn rợn ngay bên cạnh. An Tiêm sờ tay ra sau lưng. Con
dao vẫn nguyên trong dây thắt khố. An Tiêm rút dao, rà rà bước. Một tay An Tiêm
quờ trước mặt. Vách đá nhờn như mò vào da trăn. Nhưng không phải. An Tiêm đã có
ý định, nếu con trăn ngoằng lại, núc An Tiêm, An Tiêm sẽ doạng chân thật chắc rồi
lần tay tìm đúng chỗ da mỏng ở bụng nó, thích lên một nhát. An Tiêm bước, rờ rờ
tay. An Tiêm đụng vào một khúc đuôi trăn
- không, một bàn chân, chân người. An Tiêm nhận ra chân trẻ con. An Tiêm cúi xuống,
bế xốc nó lên, chạy ra cửa hang. Cái Gái! Cái Gái không chết. Người nó còn mềm ấm.
An Tiêm ôm con trong lòng, hà hơi lên mặt con. Một lát, Gái khe khẽ:
- Mẹ... mẹ... An Tiêm nói:
- Con nằm đây... Con nằm đây...
Rồi An Tiêm lại hấp tấp, lập cập vào hang. Nó gọi mẹ nó trong ấy. Hang vẫn hoàn
toàn lặng im. Bây giờ mới để ý lúc nãy tiếng Gái khò khè, không phải con trăn
bò. Tay An Tiêm cầm con dao, tay lại quờ ra trước mặt. An Tiêm lần chân giẫm từng
hòn đá, bước từ ngoài hẩng sáng vào đến tận trong cùng, chỗ cái hốc nghiêng lên
ngách thượng, tay đụng vào nhũ đá. Những nhũ đá rụng lách tách, lã chã. Như mưa
đá. Nhưng vẫn không thấy gì cả. Xế trưa, An Tiêm cõng Gái trên lưng, bước đi.
Gái vẫn còn mệt lử. Nhưng An Tiêm phải đi tìm Nàng Hoa và thằng Mon. Gái nằm
trên lưng bố như con nhái, không cựa quậy. Trận bão vỡ nước, con lũ ống chỉ còn
sót lại những vũng nước đọng hốc đá. Dòng suối cũng biến đâu mất. Vết sóng nước
đêm qua ẩn đổ cả dãy cây thành một luồng rỗng giữa hai cánh rừng âm u. Bố cõng
con đi. Đêm qua, Nàng Hoa bị sóng đánh giạt lên một đỉnh đá. Nàng Hoa ngất,
ngay đợt nước đầu tiên, cuốn đi. Khi mặt trời lên, Nàng Hoa tỉnh lại. Những cỏ
rác ẩm ướt vướng bên người bây giờ khô cong, rũ xuống. Nàng Hoa mở mắt, nhưng
tóc bết kín mặt. Nàng Hoa lấy tay tõe tóc. Trước mặt, chỉ có trời xanh im lặng,
Nàng Hoa cố ngồi dậy. Nàng Hoa thấy mình đương ở trên một hòn đá cao. Hòn đá to
như tòa nhà, trông xuống, hoa mắt, xám mặt lại. Nàng Hoa không dám nhúc nhích.
Tưởng như hòn đá khấp khểnh sắp sụp xuống. Xung quanh, bốn phía, chỉ thấy đá.
Không biết đây là đâu. Trận nước cuốn như một cái màng che hết trí nhớ. Mang
máng lúc ấy đương giữa đêm, không biết chồng ở đâu, các con bây giờ đâu mà một
mình mình lại ngồi trên đỉnh đá này. Nàng Hoa gào khóc cho đến lúc không còn sức
há được miệng nữa. Nàng Hoa như một con cá trên cạn, dán mình xuống đá, chỉ còn
thoi thóp. Suốt ngày hôm ấy. Nàng Hoa mê trở về ven sông Cái. Những đêm lửa sưởi,
kể chuyện sự tích trầu cau cho Mon và Gái nghe. Cuối cùng câu chuyện kể đến
lòng chung thủy một nhà đoàn tụ. Nàng Hoa chợt tỉnh, lại nhớ từ khi ra đảo, vợ
chồng con cái như chân tay trên một người, bây giờ chân đâu, tay đâu. Nghĩ đến
đấy, Nàng Hoa ứa nước mắt.
Chuyện cổ tích kể đến chỗ người em hóa hòn đá. Có lẽ đương chặp tối. Bóng đen từ
mặt đất dâng lên, chỉ còn thấy mờ mờ trên trời. Hay là Nàng Hoa đã ngất đi, rồi
như trong chuyện cũ, em hóa hòn đá, anh hóa cây cau, chị dâu hóa giàn trầu
không. Chết rồi mà vẫn quấn quít, hòa thuận, Nàng Hoa nghĩ thế. Dễ thường chồng
mình chết rồi, đã thành hòn đá này. Mình cũng sắp chết trên hòn đá. Chết rồi sẽ
hóa cây si, cây cau, cây ngái che lên hòn đá này cũng nên. Hai hàng nước mắt lại
ứa ra. Một lúc, như trời sáng. Lẽ nào, vì một câu chuyện trầu cau mà cả đêm
không chợp mắt. Nhưng trời đã sáng thật. Khi sáng trời thì người ta tỉnh táo
hơn trong lúc đêm tối. Cho đến bao nhiêu năm sau, có một lần nhà vua đi qua...
Nhà vua đi qua... Câu chuyện oan khuất được tỏ tường...
Lúc ấy, Nàng Hoa nghe đâu vẳng lại một tiếng hú. Tiếng người hú. Nàng Hoa không
còn sức nhúc nhích được nữa, thế mà tiếng hú lạ lùng kia đã dìu Nàng Hoa nhỏm đầu
lên. Nàng Hoa nhìn xuống. Con mắt hoa lảo đảo. Nàng Hoa giơ hai tay rồi gào lên
một tiếng. Không ra tiếng nữa, tiếng kêu cuối cùng của người hấp hối. Rồi Nàng
Hoa nằm vật xuống, ngất đi. An Tiêm không nghe thấy tiếng kêu ấy của Nàng Hoa.
Không nghe hẳn thành tiếng, nhưng đi trong chỗ hoang vắng kiệt cùng mà lòng
đương mong mỏi bồn chồn, thì dẫu cho một tiếng động nhỏ đến đâu cũng gây ra một
rung cảm sâu xa ngoài cả tiếng động ấy, không thể đoán tại sao biết được. Trông
thấy đống đá cao chót vót kỳ quái, An Tiêm nghĩ biết đâu trên ấy hay trong các
hang hốc quanh đó, có dấu vết lạ, tiếng gì lạ. An Tiêm đặt Gái ngồi tựa lưng
vào tảng đá bên cạnh. Lúc nãy, An Tiêm đã tìm được nắm lá ngót, vò ra cho con
nhai sống. Bây giờ Gái tỉnh hơn. An Tiêm trèo lên. Bỗng An Tiêm giật mình. Cái
gói mo nang bọc xống áo mà Nàng Hoa đi đâu cũng đeo theo. Cái gói vướng ngãng
vào khe đá cạnh đấy. An Tiêm leo lên được đỉnh đá. An Tiêm vực Nàng Hoa xuống đến
chân đá, nhìn lại cái dốc ngang mang tai. Không biết tại sao đã xuống được. Gái
mừng quá, ôm mẹ, lúc ấy đã hơi tỉnh. An Tiêm hấp tấp nói:
- Ra cả ngoài rừng kia! Gái đã lon ton đi trước. An Tiêm cõng Nàng Hoa, cắm cúi
bước. Đã ra đến một bờ rừng. Trước mặt, rừng núi đổ nát vẫn ngổn ngang hun hút,
nhưng sau lưng, một vệt rừng im lặng. Cơn bão nước không phá vào đến đây. An
Tiêm ở lại. Không tìm thấy suối. Không lo, có nước đọng trên các hũm đá rải rác
quanh rồi. Nàng Hoa ngồi lả. Ngoài kia, trên đá lởm chởm còn sót chút nắng vàng
rực. ở vũng nước đọng, bốc hơi nóng ấm ngột ngạt. An Tiêm cởi bọc mo nang ra
phơi xống áo, thắt lưng, khăn chàm lên trên mặt đá. Mảnh sừng trâu và hai hòn
cuội đánh lửa vẫn giắt trong cạp khố, bấy giờ cũng phơi ra đấy. Nàng Hoa định cất
tiếng hỏi An Tiêm, mấy lần mấp máy miệng, không nói được ra tiếng. Cơn vật vã
còn làm bải hoải rời rã người. An Tiêm đã cho uống mấy ngụm nước rau ngót, vẫn
chưa lại người. Nhưng mỗi lần không nói được thì nước mắt giàn giụa xuống. Biết
ý Nàng Hoa muốn nói gì, An Tiêm bảo:
- Ta đốt lửa nghỉ lại đây. Có khi nó cũng giạt vào mỏm nào quanh chỗ này thôi.
Không lo. Mình nghĩ xem, bão đổ cây nước, vỡ núi vỡ rừng, tan tác đến thế mà rồi
lại tìm được nhau. Còn sống thì còn tìm được nhau.
Không lo. Sớm hôm sau, An Tiêm ra hũm đá gần đấy vục nước về rồi trèo lên tảng
đá cao nhìn ra. Bốn phía hoang rợn, xanh ngắt, vẫn một luồng rừng toang hoác đi
tận đâu. Giữa đám cây, đá ngổn ngang, luồng bão cuộn thành ống nước thốc ra,
như có một con trăn khổng lồ vừa trườn mình qua, bao nhiêu rừng, bao nhiêu núi
lăn lóc cuốn hết theo. Đứng trên núi, An Tiêm hú gọi. Ngay tức khắc, ba bốn tiếng
hú đáp lại, từ những núi xung quanh. Tiếng xa, tiếng gần, vang vang như tiếng
trống đá. An Tiêm đợi. Nhưng đấy chỉ là tiếng đáp lại của vách đá, của tiếng trống
đá tự nhiên. An Tiêm lại hú. Tiếng vọng lại lịm dần, rồi im. Tối ấy, mọi người
uống nước cầm hơi, đợi sáng. An Tiêm đốt mấy đống lửa to. Ngọn lửa bốc cao,
bóng rừng cao cao. An Tiêm nghĩ: trông thấy ánh lửa này, Mon còn sống đâu quanh
tất biết đường mà về với bố mẹ.
Phần ba
1
Mon tỉnh dậy. Đầu tiên, hai con mắt mở ra thấy xám đen. Mon
đưa tay lên giụi. Không nhấc nổi bàn tay. Cũng không nhận ra mình đương nằm sấp
mặt, cả hai tay luồn vào cái lỗ ở cây gỗ có khấc thang trèo lên nhà lều. Mon
cũng không biết, nếu không luồn tay vào đấy, chắc Mon đã buông cây gỗ, đã chìm
và trôi đâu từ đêm qua rồi. Dần dần, Mon nghiêng được đầu. Và dần dần, trí nhớ
trở lại. Từ lúc cả cây gỗ xô Mon vào tảng đá nước cuốn, Mon ngất đi. Ngọn nước
cứ xô thúc Mon đi mãi. Tỉnh lại, đầu tiên Mon nhớ bố mẹ. Mon vùng dậy. Nhưng
chân Mon cứng đơ. Hai tay không còn sức rút được khỏi cái lỗ ở thân gỗ. Mon nằm
im, bỗng ứa nước mắt. Mon khóc. Tai nạn ghê gớm không thể lường được đã xảy đến
cho nhà mình. Mon không biết Mon đã bị trôi bao xa. Nhưng Mon biết hình như đây
không còn cánh rừng quanh nhà. Nằm nghiêng mặt thế, Mon khóc. Rồi Mon muốn gọi
bố thật to. Không gọi được. Cổ Mon khé lại. Chỉ có nước mắt ròng ròng xuống má,
xuống mặt đất lổn nhổn sạn sỏi. Nước mắt khô rồi, Mon trông nghiêng trước mặt,
thấy một lằn xanh ngay chân trời, thẳng tắp như sợi chỉ. Không giống rừng cây
trước nhà. Tay Mon đã bớt ê ẩm, cựa được. Mon co đầu gối. Hai cánh tay từ từ rời
cây gỗ, Mon bò ra rồi cố ngồi dậy. Mon ngồi lên, mùi nước biển trong gió mát mà
nồng mằn mặn ùa lên, bọc lấy Mon, là lạ, ngai ngái như giữa rừng mùa hoa dứa dại
chín. Sóng biển lồng lộng trước mặt. Phía sau, còn hình một khu rừng lớn, cây cối
đã đổ rạp cả một quãng xuống mặt đất. Gió hây hẩy đến, nắng càng rực rỡ mặt nước
xanh đen biếc. Mon thấy mình đương ngồi đầu một bãi cát. Con nước chỉ đẩy hơi
quá tay, Mon đã băng ra biển rồi. Nhưng cũng chẳng hiểu, cây gỗ trôi đến đây, dừng
lại ở bãi cát, hay là Mon đã bị trôi ra biển rồi sóng biển hắt lại Mon lên đây.
Nhưng đây là đâu? Mon lại trông quanh mình. Chỉ còn quen biết có cây gỗ bước
lên thang nhà. Không còn ai nữa. Mon bàng hoàng tủi thân, lại khóc. Nắng lên đã
rát cả lưng. Mon nhìn vào bờ cây trong xa. Nhưng Mon không đứng lên được. Rồi lại
thiếp đi. Mệt quá, lo quá, đói quá. Một đêm qua. Đêm đầy gió nồm đưa hơi biển
lên mát rượi. Sớm hôm sau, Mon tỉnh dậy. Mon nhớ hôm qua, trông nghiêng ra biển,
nhớ bố mẹ, nhớ em, Mon khóc. Mon bị nước lũ ống cuốn đến đây, xa lắm, xa lắm rồi.
Mon lại nghẹn trong cổ, sắp khóc. Nhưng Mon không khóc, Mon đứng dậy. Mon đứng
dậy được. Mon thất thểu ra bờ biển xa thoai thoải. Những tảng đá đỏ rêu tựa chỗ
cửa sông Cái năm trước, Mon đã thấy, rêu phủ như màu hoa tầm xuân hồng nhạt suốt
bờ biển. Bố thường nói:
“Trong rừng dưới bể, con người ở đâu mà biết chịu khó cũng tìm ra cái nuôi sống
mình". Từ khi ở đảo, bố lại hay kể chuyện vì câu nói ấy mà buộc lụy vào
thân. Rồi bố lại nói:"Đấy chỉ vì người đời chưa vỡ nổi nghĩa câu nói sâu
xa ấy mà thôi. Một đời tao đã lăn lộn vào sông ra bể, tao biết quý câu nói ấy".
Bây giờ Mon một thân ở đây. Từ thuở bé, chưa bao giờ Mon đứng đây một mình thế
này. Nhưng nghĩ lại lời nói của bố, Mon tưởng như không phải mình đứng một
mình. Mon lội qua bãi lầy ra dãy đá phủ rêu đỏ. Đến nơi, nhìn kỹ thấy chen
trong rêu đỏ có những con hà bám khắp, tảng đá xù xì không còn ra hình thù tảng
đá. Mon kêu lên:
“ạ, cái ăn được đây rồi!". Nhưng không có gì nậy hà ra khỏi đá. Đương nghĩ
cách, lại trông thấy trên mép nước sóng đánh, lấp ló, mờ mờ những con ngán đội
mai lăn lên lăn xuống theo sóng. Mon cúi xuống, nhặt con ngán, nhặt được một vốc
tay những con ngán bằng con trai và những con sò to như nắm tay. Khoeo chân vẫn
mỏi, lội cát nặng, không nhấc lên được, muốn ngã, Mon phải lom khom bốc ngán rồi
chệnh choạng, lõm bõm lội vào bờ. Mon đến ngồi bên một tảng đá. Lúc ấy, lại trông
thấy ở bờ cát, vô khối con ngao, con hầu. Nhưng Mon đương đói, Mon còn nhặt hòn
cuội đập, hút hết hơn chục con ngán to. Thịt ngán tươi ngọt mát, thịt sò huyết
đỏ như son, ăn hết lẻm cả mà còn thòm thèm. Thấy người khỏe khoắn hơn hẳn lúc
nãy. Mon ngồi duỗi thẳng chân, trông ra biển. Trông ra biển, Mon nhớ năm trước
bố kể ngày còn nhỏ, bố cũng là người kẻ bể ngoài Ninh Hải. ại, bao nhiêu chuyện
bố kể thật kỳ lạ và ghê gớm. Bố lúc ấy chưa bằng tuổi Mon bây giờ mà đã phải
lang thang kiếm ăn cả năm ngoài đảo. Ngoài Ninh Hải, đảo nhiều như trấu rắc mặt
biển. Chuyện bố bơi ra khơi kiếm cái ăn, phải con cá trình, cá mập đuổi cắn. Bố
bơi nhanh hơn cá mập. Bố còn xỉa chết cả cá mập. Ngày nhỏ, bố mình thật khổ, bố
mình cũng thật giỏi. Có một lúc, Mon lại chạnh nghĩ: bây giờ không biết bố đâu,
mẹ đâu, còn mình thì đang bơ vơ. Mon thấy mủi lòng. Nhưng Mon nghĩ lại ngay và
cầm được nước mắt. Mon muốn đi tìm bố mẹ và em. Phải đi tìm bố mẹ. Phải làm thế
nào đi tìm được bố mẹ và không nên khóc, khóc thì chẳng nghĩ được gì. Mon đứng
dậy. Đến lúc ấy, Mon mới nhận ra Mon đương ở truồng. Bây giờ Mon chỉ còn nguyên
thân hình bố mẹ sinh ra và Mon đương tồng ngồng đi trên bãi. Manh áo và cái khố,
sóng đã kéo rách mất tiệt từ bao giờ. Lúc này, bạn với mình chỉ còn có cây gỗ bậc
thang lên nhà. Cây gỗ nhà mình cứu mình, đưa đến đây. Mon ra bãi, kéo cây gỗ
thang nhà vào trong bờ cây. ở đây, chỉ còn có cái thang này thân thuộc, phải giữ
nó. Rồi Mon đi theo những bụi cây bờ biển. Bụi cây và cánh rừng bờ biển sáng trắng
khác cây cỏ rừng sâu. Biển đây không có núi đá dựng, bờ bãi, thoai thoải vào tận
trong mép rừng lô xô những bụi dứa dại bạc phấn xù xì gai. Những cây dứa dại
già chết rữa, tàu lá dứa mềm và dai đầy xơ như một đệp sợi. Mon lấy hai tàu dứa
khô, bẻ hết gai cạnh rồi buộc úp làm một. Thế là Mon đã có cái khố vừa vặn, có
cả hai múi bảnh chọe bỏ đằng trước bỏ đằng sau bẹn, kiểu khố đuôi lươn. Đi sâu
vào có đến nửa buổi mà rừng vẫn thoáng. Mon nghe tiếng reo hò xa xa đâu phía
trong, Mon ngơ ngác. Nhưng nhìn đi nhìn lại, không thấy gì khác. Mon lần vào chỗ
có tiếng kỳ lạ. Một lúc, gặp một cây thông to. Nước bão cuốn qua đây, thế mà
cây thông vẫn đứng và cây thông đương reo. Biết rõ là tiếng thông reo. Nhưng
Mon vẫn bồi hồi đứng ngẩn một lúc, ngỡ như có người ở đây. Cây thông này bằng mấy
người ôm, trên thân lồi cái vấu có một lỗ trống hốc. Cây thông già tuổi lắm.
Mon ngẩng đầu, chăm chú, tưởng nghe được tiếng vi vu ở mỗi vừng lá thông đương
bay ra. Mon ra bãi kéo cái 159 160 thang gỗ vào dựng tựa vào cây thông. Mon leo
lên, chui vào cái lỗ trống trong thân cây. Mon nằm nghiêng trong hốc, chân duỗi
thò ra ngoài. Mon nghĩ: bố đi qua sẽ trông thấy chân mình, biết mình ở đây. Rồi
làm một giấc. Ngủ say quá, không biết đã qua một đêm sang ngày khác hay là mới
ngủ được một lúc. Mon đứng dậy. Mon nhìn ra cửa cái lỗ trong bụng cây thông
già. Giấc ngủ làm cho Mon đã thật lại sức. Đến lúc chợt nhớ bây giờ chỉ có một
mình, Mon lại thấy cực thân, nước mắt ứa lên mí. Nhưng Mon giữ ngay được cho khỏi
khóc. Phải sống và kiếm được cái ăn để đi tìm bố mẹ. Mỗi lần sắp khóc, Mon lại
nghĩ như thế và thế là cơn buồn qua đi. Vả lại, rồi ngày lại ngày, bao nhiêu mê
mải, lo lắng chồng chất trong việc tìm cách cho sống được. Nghị lực cũng có
phép làm tan biến được nỗi buồn. Đầu tiên, Mon có ý tìm ở nơi cao ráo. Bố đã
nói:
“Con người khác con vật, trú ngụ đâu người cũng phải có cái nhà mà ở".
Trông thấy cây tre, Mon nhớ bố bấy lâu đi rừng chỉ ao ước gặp cây tre. Mon nhớ
bố bảo: phải rồi, tre làm được nhiều thứ cần dùng. Mon đã biết như thế. Tre kéo
được ra cả lửa. Mon vào rừng tre. Loáng thoáng rừng tre với rừng trám. Rừng ven
biển, thật nhiều thứ làm được, ăn được. Mon trở lại chỗ cây thông, thấy hãy cứ
tạm ở đây được. Mon mang theo về mấy cái mo nang lấy ở rừng tre. Mon cặm cụi ngồi
tước mo nang thành sợi. Được một đống bùi nhùi khô, như bùi nhùi đánh lửa ở đám
thổi cơm thi. Lúc nãy, qua cái suối đã nhặt về mấy hòn cuội. Cái gì cũng phải
có lửa trước đã
- Mon nghĩ thế. Những hòn cuội to, đen bóng, chỉ cọ mấy cái vào kẹp sợi mo nang
đã ra lửa, lửa bắt bùi nhùi cháy ngay.
Mon đã đốt được một đống lửa dưới gốc thông tối hôm ấy. Mấy hôm sau, mỗi lúc
đói, Mon lại ra biển bắt ngán, nhặt sò và đập hà ăn rồi lên ngồi mài đá. Không
có dao thì phải làm ra dao. Mon tìm được hòn cuội to phẳng bằng cái vồ. Mon mài
vạt đi một phía, làm con dao đá. Có lửa mới nên được nhiều thứ nhưng không có
dao thì trông thấy cái cây cũng đành chịu, không đem thứ gì về cho mình được.
Những năm trước, ở Bãi Lở, có lần Mon đã thấy cụ già mài dao đá khéo lắm, sắc lắm.
Con dao đá mà chỉ bổ vài nhát đã đẵn được cây tre. Trên bờ bãi sông Cái bấy giờ
còn nhiều cuốc đá, con lăn đá. Các cụ già quen tay dao đá hơn. Quang cảnh làm
ăn ngày ấy, Mon chỉ còn thoáng nhớ và Mon cũng chẳng biết mài con dao đá thế
nào. Nhưng, không phải thế là khó. Hòn đá cuội to thì ở đây chỗ nào cũng có,
Mon cứ chọn những hòn cuội tựa hình dao và hì hục mài. Mon đã mài được mấy con
dao đá sắc. Mon xách dao đá sang rừng tre. Dao đá không chém được như dao thép
của bố. Mon phải cưa đẽo từng gốc cây. Nhưng hì hục, chịu khó ngày lại ngày, chẳng
bao lâu cũng chặt được cái cây đổ xuống. Mon lại mài đá nữa. Mon thấy dao đá
mài kỹ, lưỡi vừa dày cạnh vừa sắc, chặt tre cũng tốt. Mon có cả kho dao để dành
trong lòng suối, không lo gì nữa. Có cách sống rồi, thế là trước tiên, Mon đi
tìm bố mẹ. Mon chọn mấy cây tre to, đẽo hai đốt một làm ống đựng nước, vác ra
suối, vục nước đem về. Buổi sáng, Mon đi về tay trái. Mon nghĩ: ta sắp gặp bố mẹ
và em đây. Lưng Mon để trần, Mon đóng khố đơn bằng xơ dứa. Một vai đeo hai ống
tre đựng đầy những con ngán và sò tươi. Một bên đeo ống nước. Tay Mon cầm hai
cái lao trúc chọn. Lưng Mon buộc hai con dao đá, một nắm bùi nhùi mo nang và
hòn cuội đen để đánh lửa. Thế là Mon đi. Càng đi sâu vào trong thì ngày ngày mỗi
khác, rừng hoang và đá trọc, đá đứng thành vách thật xa, càng xa. Mon quay lại.
ý nghĩ có thể gặp bố mẹ và em lúc ra đi, đã nhạt dần. Mon phải trở lại nơi rừng
có cây thông hôm trước. ở gốc thông vài ngày, sốt ruột quá, nhớ quá, Mon lại đi
phía tay phải. Phía này, thẳng bãi, chỉ gặp bãi cát. Mon chăm chăm xem đâu có dấu
vết của bố, của mẹ, của em. Nhưng chẳng đâu có một dấu chân, một vết dao chém
cây, càng đi càng thấy hoang vu. Mon lại tiu nghỉu, phải quay lại. Nhưng Mon vẫn
chưa chịu thôi. Mấy hôm sau, Mon cặm cụi theo một con suối vào rừng sâu, lại đi
tìm bố mẹ và em. Bên kia gốc thông có một con suối nhỏ, Mon đeo hai ống tre đựng
con ngán, một ống nước, hai cái lao trúc, trong mép khố vẫn giắt hòn cuội, nắm
bùi nhùi, con dao đá. Nhảy qua cái suối nhỏ ấy, Mon đi. Rừng rừng từng đợt, những
dây củ mài chằng chịt, dây song dây mây, chi chít rừng nứa, rừng trúc, xanh mát
vân vân trước mặt. Mon đi cho đến hôm ăn hết một ống đầy ngán. Mà vẫn chỉ thấy
rừng. Con suối nhỏ đi theo từ hôm trước cũng đã chui xuống hốc đá, lẩn vào lòng
đất từ bao giờ, không thấy ra nữa. Bốn phía mù mịt rừng, không thấy đâu một dấu
vết. Thế là chắc mình đã lạc xa lắm. Đi cả ba phía mà không thấy gì. Bố mẹ ở
nơi nào? Em ở đâu? Ai còn sống? Làm thế nào tìm được? Nghĩ miên man, buồn quá,
nhưng lại nghĩ: thôi bây giờ phải trở lại gốc thông, tìm cái ăn cái ở, đợi một
khi nào lại đi tìm. Mon không mất hết hy vọng. Mon nhớ lời bố nói:
“Có khi nào chịu chui rừng mãi thế này! Con người phải biết làm ra cái ăn cái ở".
Bố mình có gan có chí lắm, bố mình đã dựng nên làng xóm ở Bãi Lở. Không chịu tù
trong rừng, phải tìm đường nữa, mở mang ra. Nếu không có trận lũ ống ghê gớm,
chắc cả nhà đã đi tìm chỗ ở mới, biết đâu chẳng đã tới được bờ biển này. ồ, ở
đây bao nhiêu tre, có cả rừng hóp đá. Bố tha hồ đẵn tre đực đem ngâm làm cánh nỏ.
Trong cơn ngủ chập chờn, Mon mê thấy ngày cùng bố đi chặt hóp đá đem ngâm xuống
suối, làm cánh nỏ. Tỉnh giấc, vẫn chỉ thấy một mình nằm vắt trên cây giữa rừng.
Hoang vắng quá, Mon lại nghẹn ngào. Nhưng Mon không khóc, Mon tụt xuống gốc cây
và đi ngay. Không, bố ta đã phải bơ vơ lưu lạc từ khi còn ít tuổi hơn ta nữa
kia. Trở về gốc thông, Mon cặm cụi làm lều ở. Mon cũng bắt chước như năm trước
bố làm cái nhà tựa vào lưng cây nghiến. Vùng đất chỗ ấy cao, Mon xếp đá cao
lên, đến tận gần chỗ chui vào hốc thân cây thông. Lần lần, Mon đẵn về một đống
tre, trúc. Rồi Mon đẽo những con dao đá sắc hơn, cưa được cả những cây gỗ bổi.
Mon dựng sáu cái cột sàn to. Tre bắc làm sàn. Mây và song đan liếp. Cái cột có
khấc làm thang nhà mình ngày trước bây giờ đem bắc làm thang leo lên nhà mới. Mỗi
lần trèo lên, bước mỗi khấc nhìn xuống, tưởng cái Gái đã giẫm vào khấc ấy, tưởng
hôm bố đẵn cây gỗ này về làm thang. Mon chạnh nghĩ, thương thân, không muốn bước
lên. Nhưng lại nghĩ bây giờ chỉ có cái cột ấy là thân thiết, ở đây chỉ còn cái
cột biết mặt và thuộc bàn chân bố mẹ, em mình. Mon lại bước lên bậc cái thang
lên nhà mới. 165 166 Làm xong nhà, vừa hay mùa lạnh đến. Những đêm khí rừng
toát ra, ngủ đốt lửa mà vẫn lạnh một bên người. So với mấy năm trước cùng bố mẹ
vất vả kiếm ăn trong rừng, ở đây Mon thấy mọi thứ dễ tìm hơn. Ngày nào đi rừng
cũng đào được củ mài. Ra ngoài bãi cát mép biển tìm con ngán, con ngao, con sò,
con hầu, con hà vô khối, đâu cũng có. Khi nước biển xuống, vét được sạn muối mặn
đọng lại trên những tảng đá khô nước, khỏi phải ăn rễ cỏ tranh đắng chát. Đây
nhiều thứ ăn nhưng ai cũng biết rằng không phải cứ có cái ăn thì vui. ở đây buồn
quá, lúc nào cũng vắng ngắt vắng ngơ, vắng và buồn không biết đến thế nào. Mấy
hôm, Mon tìm đẵn những tàu dứa dại, dọc hết gai rồi phơi lên sàn nhà, trên bờ
đá quanh gốc thông. Lá dứa khô ải rữa đi, còn lại một đệp tơ sợi. Sắp rét, Mon
tính cách sửa soạn sắm áo, sắm chăn. Năm trước, cả nhà đi bóc vỏ cây sui về, mẹ
buộc áo sui cho. Bây giờ Mon bện cái khố lá dứa cũng thấy bền, lá dứa lại dễ lấy
và lá dứa cũng thắt làm áo, làm chăn được. Đêm, Mon đốt lửa lên, bóc lá dứa. Ngồi
tước một lúc, hai mắt đã díp. Mon ngủ ngay trên đống lá dứa ấm. Quá nửa đêm, đống
bếp lửa giữa nhà tàn than. Cái lạnh khuya làm Mon thức giấc. Ngoài khe vách,
trăng sáng trắng tinh. ánh trăng trổ xuống khe vách mây hở như những sợi mây trắng
muốt cài thêm vào đấy. Mon đứng dậy, trông ra ngoài. Vùng rừng lênh láng ánh
trăng. Từ hôm nọ, Mon đã bắt chước bố, thắt nút dây treo đầu cột, đánh dấu ngày
tháng, bây giờ biết đến mùa mát đã có trăng trong xanh. Rừng im quá. Cái im lặng
trăng sáng trải dài, phủ lên bóng rừng đen thẫm. Mon lắng nghe xa một tiếng
hươu giác. Con hươu về rừng đằng ấy. Có đàn hươu về đằng ấy. Mai ta sẽ đến tìm.
Đã lâu, không được ăn thịt hươu. Mấy lần đi rừng có trông thấy vết chân hươu, vết
chân gấu nhưng chưa gặp con nào. Mai đi tìm hươu. Hươu ở rừng này chắc chưa biết
sợ người, có thể đuổi bắt được cũng nên. Mon nhìn phía rừng. Rừng sâu khuất ánh
trăng, tối đen. Nhưng sao lại thấy một vệt sáng lao xao dãi trong bóng tối.
Không phải chỉ như hai con mắt hươu, mắt cầy, đây là vệt lóng lánh dài, dài lắm.
Mà ông trăng đương sấp bóng đằng này. Không thể có một giọt sáng sang phía ấy
như thế được. Sáng ở cây gỗ mục hay sáng con sâu đất, con đom đóm. Nhưng mùa
này không phải mùa đom đóm. Cây gỗ mục hay đóm sâu đất, thì sáng quanh năm. Đi
rừng đêm hay gặp cây gỗ mục sáng, Mon đã thấy. Mon nghĩ: Mai ra chặt một khúc
đem về để dưới gốc thông làm cái đèn trước nhà cho mình cũng hay đấy. Hôm sau,
Mon cầm cái lao trúc đi về phía đêm qua có tiếng hươu. Thấy những vết chân đã
hơi khô, có ám sương, biết đàn hươu chỉ đi qua, Mon quay về. Chợt nhớ, Mon tạt
xuống chỗ cây gỗ sáng. Tìm khắp quãng ấy cũng chẳng thấy cây gỗ mục nào. Mon lội
qua suối về. ở suối lên, Mon trông xuống mu bàn chân mình lấp lánh sạn cát.
Quái, đây suối trong vắt, không phải như lội bãi cát ngoài biển mà sao lại có
cát bám vào chân. Mon cúi, lấy ngón tay dính sạn cát lên. Hạt cát long lanh
lóng lánh. Mon quay lại vốc một nắm cát mịn ven suối rồi khỏa xuống nước. Nước
trong leo lẻo lùa cát đi, trong cát lấp lánh những hạt vàng chảy theo. Có lẽ
đêm qua cái suối lóng lánh tại thế này. Đây là cái suối chảy ra vàng.
Ngày trước, ở Bãi Lở cũng có suối chảy ra bạc. Mon không được đi đến những suối
bạc, suối vàng ấy lần nào, nhưng Mon thấy người trong các làng cứ mỗi năm, đến
mùa lại đem giỏ, đem lưới đi đãi được từng vốc. Vàng ấy, bạc ấy đem về đập mỏng
thành lá, để trong nhà, bảo trừ ma. Mon đã thấy những ông già ngồi rèn vàng làm
con dao cho các bà, các chị bổ cau và đập thành những cái kim nho nhỏ nhọn để
xăm mình. Kim đâm vào người rớm máu rồi mới xoa nước chàm, vài năm phải xăm lại
như thế, bằng cái kim vàng. Lại có người lấy cuội đập làm cái khuyên đeo tai
thay lõi cuốn chiếu. Bảo đeo vàng cho khỏi ốm và đẹp. Trẻ con thì đeo bạc để kỵ
gió và được khước. Ngày tết, ngày hội ở Bãi Lở, Mon thấy nhiều người đeo. Mon
cũng được đeo cái vòng bạc. Mẹ bỏ cuốn chiếu ở lỗ tai Gái, cho nó đeo đôi vòng
vàng to. Mọi khi vẫn đeo, cho đến lần lên hội ở Phong Châu mới bỏ ra. Rồi thì
tai biến đến ngày nay, vàng bạc để lại ở Bãi Lở, không có nữa. Mon nghĩ: có thể
lấy vàng này rèn con dao. Ta làm con dao bằng vàng, không có dao sắt, ta có con
dao bằng vàng, con dao vàng chắc còn sắc hơn dao đá. 169 170 Mấy hôm, Mon xếp
những tàu lá dứa, chằn xuống suối. Nước suối mùa này cạn trong, chỉ róc rách chảy
những hạt cát vàng đọng lại trong khe lá. Vài ngày một lần, Mon ra gỡ mạng lá dứa
đã rữa ra thành xương lá. Có lần được hẳn một bọng cát vàng. ít lâu, đã được một
đốt tay. Mon lấy dao đá đập dẹt lại thành một cục vàng chóe. Rồi chẳng bao lâu
Mon đánh hẳn được một dao vàng. Cái lưỡi con dao vàng to bằng dao của bố. Con
dao vàng này thật sắc. Chém tre, chém trúc được. Nhưng chỉ vài nhát thì lưỡi
dao oằn lên, phải đập lại. Thôi thế đã là quý. Con dao đá mẻ thì phải bỏ, con
dao vàng đem đập lại, lại chém được. Đêm đêm, trông về phía rừng, con suối sáng
đêm nào cũng óng ánh. Mon đặt tên suối ấy là suối Sáng. Mon vẫn chắn lá dứa đãi
vàng. Mon còn định đánh nhiều dao và làm nhiều thứ bằng vàng. Mon sẽ làm cho
cái Gái những chiếc vòng khuyên vàng, làm vòng khuyên vàng cho mẹ nữa, như ở
Bãi Lở. Chắc mẹ và em thích lắm. Vàng dẻo dễ đánh, chỉ hơ lửa rồi lấy dao đá
rèn, không phải kéo lò.
2
Mon vào rừng tìm nấm buổi sáng. Cái giống nấm cỏ, sau mỗi trận
mưa đầu mùa, mọc như nghể. Nấm cũng ngọt như rau ngót, Mon rất thích ăn. Đêm
qua mưa to. Nước trong rừng tràn các suối còn in lại trên những làn cỏ giạt xuống,
thẳng tắp. Bỗng Mon để ý: có những đám cỏ rối từng vũng tròn. Đến xem, thấy vết
chân gấu. Cỏ gãy còn đương ngóc lên. Một con gấu to vừa đi qua. Thoạt trông biết
ngay, chân gấu khác dấu chân con hươu, con hổ. Hai chân trước nó nhỏ, dấu quào
lắt nhắt. Chân sau gấu hình cả bàn chân có gót tròn và đậm, như gót người. Có một
con gấu nào mới qua đây. Bối cỏ giạt nước vừa bị nén xuống còn đương cựa quậy
trong vết chân hằn lại, nước rỉ vào hũm chân chưa đầy mặt lõm. Mon hạ cái lao
trúc trên vai xuống cầm tay rồi rón rén theo vết gấu. Một quãng, Mon nghe ở khe
đá trước mặt vẳng ra tiếng kêu kít kít như tiếng con tê tê vừa đào ổ vừa húc
mũi vào hít đất. ờ, trong khe đá có con tê tê. Tiếng sột soạt, những tiếng sột
soạt mạnh, như giẫm chân xuống đất, không nhẹ như con cầy đụng đậy, con tê tê
đào đất mới khỏe thế được. Nhưng lúc ấy Mon trông thấy hai con gấu bé - gấu mới
đẻ, có lẽ gấu chưa mở mắt, lông còn xám nhờ, bết từng đám, nằm rúc vào nhau.
Chính những con gấu con ấy đã kêu kít kít lúc nãy. Ngay trên đầu mỏm đá, một
con trăn mốc to như cây chuối đương núc gấu mẹ. Con gấu mẹ ấy mới đẻ, tha con đến
đây thì gặp trăn. Trăn mốc sởn vẩy lên, quăng mình ào ào qua rừng tìm mồi. Mỗi
lần vòng núc chặt hơn, xương gấu mẹ gãy răng rắc, con trăn mốc quật đuôi xuống
đất như vồ đập, lại núc một vòng nữa. Gấu đã bị trói hẳn cả người vào trong
mình trăn, chỉ còn cái mõm há hốc ngoi lên, cái lưỡi đỏ nhọn hoắt, thò dài ra,
như một cục máu đương rơi. Mon nhìn quanh tìm chỗ có thể để mở trận đánh trăn rồi
Mon trèo lên tảng đá gần đấy, cao hơn chỗ khe đá có con trăn đương núc gấu. Đứng
trên, nghe tiếng xương gấu gãy mỗi lúc cứ như tiếng cành cây gãy trong vòng núc
của con trăn, mỗi khi cái đuôi trăn lấy đà quật mạnh xuống. Rồi cả mình con
trăn nguồn lên dồn đẩy dần cái mồi gấu vào mõm. Mõm trăn mốc há hoác, sắp nuốt
con gấu đã nhũn rũ ra như đống lá khô. Miệng trăn đỏ nhợt, há ra. Chiếc lao
trúc của Mon phóng tới, cắm phập suốt. Cái lao ngập gần hết vào miệng con trăn.
Con trăn không ngoạm lại được. Trăn vùng một cái, tung mồi gấu ra rồi nó cứ tha
cả cái lao trong miệng như thế biến thẳng vào rừng. "Cho mày chạy đi! Thế
nào mày cũng chết đứt cổ rồi!". Mon nghĩ bụng vậy. Mon nhảy xuống, đến chỗ
con gấu bị nạn. Rớt dãi nhầy nhụa ở người trăn tiết ra khi nó vặn mình núc mồi,
còn hôi sặc sụa. Con gấu mẹ chỉ còn là một đống lông đen xương trắng lòi lẫn lộn
và một vũng máu. Chỗ chân tảng đá, hai gấu con, lỗ mắt ướt nhoèn, nằm uốn tròn
- hình nằm trong bụng mẹ, cứ kêu lít nhít như chuột mới đẻ. Mẹ mới đẻ gấu lúc
sáng sớm, còn đương liếm con. Những nạm lông xám ướt lờm nhờm. Lúc ấy, con trăn
mốc đói mồi quăng mình đến. Mon ôm hai con gấu con về lều gốc thông. Mon ngồi
vuốt cho gấu khô lông. Rồi Mon đi kiếm quả trắm và những nạm cỏ thật non về cho
gấu. Bọn gấu con cũng như ngựa con và bê, chúng nó chỉ một lúc ra khỏi bụng mẹ,
đã cứng khoeo, hai mắt thao láo, răng trắng tểnh và lún phún ria mép cẩn thận.
Những chàng gấu con này cũng thế. Hai hôm sau, gấu con đã lon ton chơi, chạy
trong gốc thông, như hai con chó mới mở mắt. Chẳng bao lâu, gấu con đã lớn phổng
thành hai chàng gấu thật sự, đứng cao ngang sườn Mon. Đôi tai ngắn củn trên cái
đầu bẹt, con mắt nâu ti hí, nhanh như chớp.
Bàn chân gấu có năm ngón tõe ra, giống bàn chân người. Con gấu có sáu chiếc
răng cửa trắng nhởn, to thô lố, thò dài. Con gấu to xác thế m, lúc ngồi rỗi chỉ
chăm chăm giơ bàn chân tìm kiếm bắt kiến đưa lên miệng nhấm. Mon đi đâu cũng có
hai con gấu cùng đi. Mon đặt tên hai thằng là Gấu anh và Gấu em. Niềm vui đầu
tiên của Mon không phải chỉ là trong nhà có bạn, nhưng còn cái sung sướng hơn, ấy
là từ khi có bạn thì Mon mới được trò chuyện thả cửa. Bao lâu nay Mon cứ lì lầm
cả ngày, không được nói. Bây giờ Mon mới được nói. Hai con gấu không đáp được
chuyện, nhưng cứ được nói, mình nghe tiếng mình đã thích rồi. Và hai con gấu có
thể biết chịu chuyện. Mắt gấu tròn xoe, hình như ánh lên, mỗi lúc Mon cười nói
vẻ thích chí. Cái gì làm gấu không bằng lòng, gấu xì mõm ra, gù lưng tôm, vừa
đi vừa ngồm ngoàm nhai không, như làu bàu, nhấm nhẳn. Mon đi trước, Gấu anh Gấu
em theo sau, lủn củn. Ba đứa đi hái lá ngót. Rừng này cũng có lá ngót mọc từng
vệt dài ngay cạnh suối. Lần đầu, Mon cho anh em gấu đi ngắt rau ngót. Mon cúi
xuống, bấm ngón tay, bứt một nắm lá. Rồi quay lại xem gấu làm thế nào. Hai con
gấu cũng lúi húi quơ chân trước lên, rứt lá ngót, không đợi Mon phải bảo. Mon
quát hỏi:
- Chúng mày hái làm sao, tao xem nào. Hai con gấu lẳng lặng không trả lời. Cả
hai lại cúi trên những cây ngót mọc là là mặt đất. Về đến gốc thông, Mon ra hiệu
cho Gấu em được ngả lưng nằm chơi, còn Gấu anh thì bắt đi vác nước. Mon đem cái
ống tre ra đẽo bớt vỏ rồi đổ nước bỏ lá ngót vào, nấu canh. Mon cứ vừa làm vừa
quay ra, hét mắng luôn miệng:
“Thằng này lười hơn thằng em! Lười thưỡn lưng ra thôi! Đi vác nước đi! Mày
không vác nổi ống nước thì ông đánh mày. Lại còn vờ vờ hé mắt nhìn cái gì? Đi
vác nước!". Nói to như có mấy người đương cãi nhau. Tuy to tiếng thế nhưng
rồi Gấu anh vẫn đứng ì ra. Không biết thế nào, Mon lại phải leo xuống bảo gấu
cách làm: này cầm cái ống tre, này vác lên vai đi thử mấy bước, rồi Mon trỏ tay
ra suối. Quát:
- Ra suối, ra đằng kia, suối đằng kia! Làm như hét cho cả trăm người nghe. Gấu
anh tinh ý lắm. Chỉ có thế, Gấu anh đã hiểu. Có lẽ vì hằng ngày, Mon đi vác nước
ngoài suối. Hai con gấu đứng trên sàn vẫn trông thấy.
- Được rồi, được rồi!
- Mon nói, Mon vẫn chưa thôi ne nẹt và bắt nạt nó. Cứ Gấu anh vác được ống nước
nào thì Mon đổ ngay ống nước ấy đi, lại bắt ra suối lễ mễ vác về ống nước khác.
Mon trợn mắt, hét:
- Cho quen đi! Bắt mày vác mười ống, phải vác đủ mười ống mới quen được!
Cả ngày, Mon lằm bằm mắng mỏ hai thằng gấu. Không phải vì ghét. Mà vì yêu chúng
nó quá. Mà vì muốn được nói cho sướng miệng. Lúc nào cũng nói rầm rĩ, như cả
nhà đông người trò chuyện. Hai con gấu này học cách ăn làm chóng lắm. Chẳng bao
lâu, sai gì cũng nên. Gấu biết xuống bờ biển bắt con ngao, con sò. Biết ra rừng
ngắt lá ngót một mình. Lại biết bới măng tre, măng trúc. Chỉ có thổi sáo véo
von bằng cái ống hóp đá thì hai con gấu chịu. Hôm ấy ba đứa đi bới măng. Các
cánh rừng đều rực rỡ nắng. Lại sắp bắt đầu một mùa nắng, rừng sáng xanh lên. Sắp
có sấm mới, lại đi tìm măng ngọt. Lấy măng vào cữ sắp có sấm thì măng ngọt như
mía lùi. Mon đã thuộc như thế, từ Bãi Lở. Mon cầm lao đi trước. Gấu anh và Gấu
em, mỗi thằng đeo cổ một cái giỏ, bước cung cúc, lưng gấu càng gù xuống hơn. Đến
trước một bụi trúc, Mon quỳ xuống, lấy tay với đám cỏ. Mon cầm cái lao trúc đào
đất. Chỉ vài nhát đã thấy nhú lên chiếc mầm măng trắng phây. Mon xới quanh rồi
bẻ cái măng, bỏ lên chiếc giỏ đeo lưng gấu. Hai gấu đứng ơ mặt xem Mon tìm
măng, đào măng. Rồi có một lúc, Mon bới ra một vệt nứt trong cỏ. Gấu anh xông đến,
hích lưng đẩy Mon ra. Mon hiểu con gấu muốn tranh làm đấy. Mon né sang bên.
Nhanh nhảu, hai chân trước gấu cứ quào hắt đất như mưa. Rồi quay lại, chân sau
vét đất ngược lại. Hai con gấu bắt chước nhau cùng làm thế. Những cái măng trúc
dần dần thò lên. Làm mấy bận, con gấu đào đất lấy măng nhanh hơn cả Mon. Cẩn thận
kẻo gãy, không được sây xước cái nào đâu. Gấu biết làm khéo thế. Chỉ tìm quanh
vài bụi trúc, hai cái giỏ đã đầy ních những măng là măng. Ba thằng thong thả đi
về. Nhưng, đến gốc thông, thấy cái nhà đã rụi xuống như một đống rơm. Ba chân
tre bênh hoác ra, những mảnh ván, mặt bếp, sập hết. Mon mò quanh gốc thông, hai
con gấu cũng lò dò theo.
Mon thấy có vết chân hổ. Rồi càng thấy nhiều vết chân hổ. Con hổ này to, bàn
chân nó tròn bằng cái bát đàn úp. Móng chân hổ quào toạc đất từng mảng sâu.
Phía gót, đất nghiêng hẳn xuống. Con hổ rún mình nhảy, hai chân sau nó ấn lún đất.
Con hổ nhảy đi đâu? Nó vừa đuổi mồi húc đổ nhà mình à? Có lẽ thế. Chỗ cái cột
tre gãy trông thấy vướng đám lông xám ở vai hổ. Con hổ chạy đuổi mồi đâm vào cột
nhà. Nhưng tịnh chẳng thấy vết con hươu con nai nào. Mồi gì mà khiến hổ phải cuống
cuồng nhảy đụng đổ cả nhà! Trong rừng này, còn có con cầy, con nhím. Những thứ ấy,
hổ thò tay ra bắt được, chẳng phải vồ, phải nhảy đuổi vội vã thế. Bỗng Mon nghe
tiếng gấu rít sau lưng. Mon quay lại. Cả hai gấu con cùng nằm rạp, dán mũi xuống
đất, quào chân ra đằng trước.
Mon trông xuống chỗ ấy, thấy một đám dãi nhoáng nhựa cây. Mon biết ngay. Con
trăn vừa quăng mình qua đấy, rớt dãi còn nhầy nhụa trên mặt đất. Con trăn đuổi
mồi quăng đến đâu, nhựa da trăn dính đến đấy. Đám nhựa sệt lại ở chỗ con trăn
quật đuôi lấy đà. Những ngày đổi trời, mưa nắng hấp hơi, trăn đi hàng đàn, khi
bò ào ào như những con lũ, khi quăng mình qua rừng, cành cây rung chuyển, tơi tả
như rừng gặp gió quẩn trong núi ra. Mon vẫn gặp luôn. Lúc nào con trăn ăn no rồi
quấn tròn khúc nằm to xù xụ như tảng đá mốc, lim dim mắt, lúc ấy con trăn hiền
như đất, ai đứng chơi trên người trăn cũng được. Nhưng lúc con trăn đói đuổi mồi
thì thật khủng khiếp, không loài nào chống nổi. Nó phóng nhoáng như chớp từ
trong bụi ra, trườn trên những tảng đá, rồi nằm vắt ngang cành cây thò đầu xuống
để hóng mồi. Cả đến con hổ ngửi hơi biết trăn đói đương rình đâu đây, hổ cũng
phải chạy tránh ngay. Nhiều khi, hổ chưa kịp chạy, trăn đã quăng mình từ trên
cây xuống, quấn chặt con hổ. Trăn núc mãi vào cho đến khi con hổ khốn nạn mềm
nhũn dài ra thành một cục mồi máu me. Thế là trăn há hoác miệng, nuốt dần, có
khi nuốt mấy ngày mới vào bụng hết cái mồi con hổ, đầy đủ móng vuốt. Trông những
đám dãi, Mon đoán biết không phải hổ đi tìm mồi mà có một con trăn đuổi hổ, con
hổ chạy. Không biết hổ có chạy thoát? Hay đã bị trăn quấn chặt, tha đi rồi. Hai
gấu con vật vã nằm lại hai bên má áp xuống mặt đất, ngửi vết nhoáng trăn rồi lại
quào, lại im, mặt tiu nghỉu buồn thiu. Gấu làm hiệu cho Mon biết có con trăn đuổi
bắt hổ? Chúng nó sợ lắm. Hay chúng nó đương nhớ mẹ. Những con gấu ấy nhớ mẹ.
Mon không muốn nghĩ hơn. Mon cũng chạnh lòng nhớ. Mon vội nghĩ ra chuyện khác.
Phải làm nhà lại. Phải dựng lại cái nhà. Mùa mưa rào đến nơi rồi.
Lần này Mon làm nhà cách khác. Vẫn ở gốc thông ấy, nhưng Mon không chôn những
chân cột chênh vênh nữa. Mon xếp thành nền đá cao có cái trụ đá ở giữa, trăn
hay hổ cũng không húc đổ được. Cái cây gỗ đẽo làm thang nhà lúc còn ở với bố mẹ,
và nó đã cứu mình, đưa mình đến đây, lại gác cạnh những ống bương đựng nước ở
rìa đá làm lối trèo lên, như cũ. Mon làm lại nhà. Tuy vậy, không phải khó nhọc
lắm như lần làm nhà trước. Bây giờ ba thằng cùng làm. Bên cạnh Mon, hai bạn gấu
vác đá đi đi lại lại, Mon không phải lẻ loi một mình như dạo trước. Mon thành
tay thợ cả. Mon đi đẵn tre, lấy mây lấy song, rồi Mon ngồi giữa đống ngổn ngang
tre gỗ với cái ống bật lửa, la liệt những dao đá, những dao vàng và kéo, cột,
nan song, mây xung quanh. Bây giờ đã biết cách làm nhà hơn. Mon lấy dây mây buộc
cột ngoãm cho chắc chắn, mưa bão cũng khó đánh tung lên được. Đống đá to dần,
tròn đều như cây rơm. Trên đống đá, tựa vào gốc cây thông, ló lên túp lều nhỏ
cao cao, công trình của Mon, một nếp nhà xinh gọn hơn trước. Lỗ cửa bây giờ có
liếp che gió, bếp là một khoảng giữa nhà, mặt sàn lát tảng đá phẳng. Để cho bếp
mùa lạnh ủ, dù than có vạc, hòn đá lót bếp, vẫn nóng hầm hập đến tận sáng. Cái
mái nhà lần này cũng khác. Mon không lợp lá dong lá chuối như ngày trước bố mẹ
lợp nhà khi mới xuống rừng. ở Bãi Lở, lợp nứa bổ đôi, lợp lá mía. Đây có nhiều
tre, Mon đem xả những cây tre làm hai mảnh. Mảnh úp, mảnh ngửa ken nhau, thế là
được cái mái nhà chắc, không dột, không tốc. Mưa rào xối nước xuống, trắng tinh
ngoài giọt tranh, trong này, lửa bếp vẫn đầm ấm đỏ ngọn. Từ khi có anh em gấu
cùng ở, Mon đỡ thui thủi, không như những năm trước, mỗi khi bồn chồn nhớ bố mẹ,
không biết thế nào, chỉ muốn ứa nước mắt. Bây giờ trò chuyện, đùa nhả, cãi nhau
với anh em gấu như với cái Gái, lắm lúc ngỡ rồi sẽ gặp em, lại cũng đùa chơi và
cãi nhau vui thế này. Những khi nhớ em, Mon lại rủ gấu ra tập cho chúng nó biết
cách ngồi chồng chân chắp tay như chơi chồng nụ chồng hoa, như những khi trẻ con
các xóm kéo ra bờ sông chơi mê cả buổi. Nhưng đến lúc gấu biết chơi thế, Mon lại
chán ngay. Vì gấu nhảy cao quá, chắp tay chân cao nhất, rồi đến lúc đứng thẳng
người giơ tay lên, anh em gấu cũng nhảy qua đầu như bỡn. Mon lại tập cho anh em
gấu biết đánh vật. Phải như mọi người ở lò vật Bãi Lở. Chẳng chịu kém đâu. Những
hôm mê mải chơi dưới gốc thông, ba tay đô này lại thả cửa quần nhau. Dạy cho gấu
biết vật thật là khó. Gấu tuy tinh khôn, nhưng chỉ biết làm theo, không biết
nghĩ ra làm riêng được. Mon nắm hai tay, víu vai gấu. Gấu đưa chân trước lên
vai Mon. Mon lẳng gấu xuống, gấu bíu chân lại, giữ chặt vai Mon. Những cái vuốt
sắc cắm vào vai Mon. Máu rườn rượt chảy khắp người Mon. Mon thét lên, nhảy bật
ra. Gấu há hốc mõm, cứ đứng lớ quớ giơ hai tay như thế, như sợ quá, như lạ lùng
quá, nhìn những dòng máu đương lõa lợi hai vai Mon. Nhưng đến lúc khỏi đau vai,
Mon lại dạy gấu chơi vật, không sợ. Và cũng chỉ có một lần gấu vô ý thế thôi.
Bây giờ nắm hai "bàn tay" lại, những chiếc vuốt nhọn cũng cụp vào. Nắm
tay gấu chỉ còn êm mượt lông như hai nắm bông. Cứ thế, chân trước, chân sau
tròn thu lu, gấu ghì gấu vật với Mon. Có đêm sáng trăng, ba tay đô còn quần
nhau vào khuya, đến lúc cả ba mệt thở phì phò rồi mới dò lên nhà. Chẳng kịp thổi
lửa đã lăn ra ngủ khì.
Tháng ngày qua lặng lẽ. Mon và anh em gấu vẫn tha thủi ở rừng. Mon bây giờ như
người có hai cái bóng. Mon đi đâu, hai cái bóng cũng đi theo. Có hôm trở trời,
Mon sốt nằm trên sàn, mặt đỏ rừ, hai con gấu cũng quanh quẩn không đi đâu. Làm
gì, hai cái bóng cũng cùng làm. Thế nhưng chẳng phải việc nào gấu cũng chỉ biết
bắt chước và lúc nào gấu cũng chịu là cái bóng đâu. Một buổi sáng, Mon thức dậy,
thấy như trong nhà quang khác hẳn. Chợt nhìn: vắng hai con gấu mọi khi vẫn nằm
ngay chỗ cửa. Mon trông ngoài liếp. Mon nghển nhìn ngoài suối Sáng. Cũng không
thấy. Không phải gấu đi vác nước, mấy chiếc ống nước vẫn đựng bên gờ đá cạnh cửa.
Anh em nhà gấu đi đâu? Từ ngày còn bết lông, Mon cứu gấu về, gấu không đi một
mình thế này bao giờ. Gấu vốn thuần tính. Bây giờ gấu đi đâu? Bỗng nhiên, Mon
thấy vắng đến ghê cả răng. Hay gấu nhớ rừng, nhớ đời sống lang thang, gấu quen
rừng, gấu về rừng sâu rồi. Còn mình về đâu bây giờ? Mình nhớ bố mẹ, mình về
đâu? Nghĩ gấu, thương mình, cảm nỗi quạnh hiu rợn người. Mọi khi, mỗi lúc nhớ,
Mon đều nghĩ được cách cho khuây khỏa. Bây giờ không nghĩ ra cách thế nào nữa.
Đã quen có hai con gấu, cái lều trong gốc thông được êm vui hẳn. Chúng nó như
em mình, cũng bằng cái Gái nhà mình. Bây giờ chúng nó đi đâu? Mon không muốn
thò chân xuống thang. Mon ngồi lỳ trên nhà. Chẳng đi kiếm cái ăn. Chẳng thổi lửa.
Mon ủ rũ, tựa vách. Mon nhắm mắt nghĩ miên man. Chợt nghe động lách cách dưới
chân thang. Mon choàng mắt nhìn xuống. Thằng Gấu anh đương lúi húi trèo lên. Gấu
em cũng ngoi ngóp theo. Gì thế kia, một tay gấu ôm vào ngực cái bọc to, ướt
ròng ròng. Khó nhọc sao mà cả hai đứa cùng thè dài lưỡi, thở khặc khặc, chốc lại
gạt tay lên qua tai, như người ta gạt mồ hôi. Hai anh em gấu đã lên đến trước mặt
Mon. Mon trông rõ mỗi đứa cầm trong tay một cái khoái ong đầy bọng. Tổ ong lỗ
chỗ nổi sáp vàng mỡ, phủ kín mật. Anh em gấu chìa nạm khoái ong cho Mon. Mon cười
cầm lấy rồi cắn từng miếng, nhai cả bã. Mật ong ngọt tê đầu lưỡi. Như thèm từ
thuở bé mà chưa được đụng một miếng mật ong bao giờ. Mật ong ngọt lừ. Rồi Mon
nhìn hai con gấu. Thế ra hai thằng gấu này khôn bằng người rồi. Mọi khi, nó là
đầu sai, bảo gì làm nấy. Bây giờ mới hiểu nó biết đến mùa ong, biết nghĩ ra đi
tìm mật ong đem về cho mình ăn. Hôm sau, lại nghe từ tờ mờ sáng cái gì lịch kịch
dưới sân, Mon tỉnh dậy. Trông ra cửa, thấy anh em gấu nối đuôi nhau lúi húi đi.
Mon nhảy tót xuống theo. Tài thế, không ngoảnh lại mà như biết Mon theo, hai
con gấu tự dưng nhe răng ra, tai đụng đậy cúp xuống. Tỏ ý thích cho Mon theo đấy.
"Tao biết rồi. Anh em mày lại đi lấy mật. Ong hồi này đương cữ mật.
Làm thế nào chúng mày lấy được cả bọng mà ong khỏi đốt. Chúng mày đánh nhau được
với ong? Tao phải đi xem chúng mày đánh nhau với ong thế nào...". Chúng đi
quanh co xa lắm. Mùi mật chín bay tỏa xa từng luồng thơm, cách mấy rừng, gấu
cũng đánh hơi thấy. Một lúc, đương đi, gấu chồm lên một cây nghiến to. Trên
lưng cây, có một cái hốc tối đen. Loáng thoáng ong bay ra bay vào. Gấu anh trèo
lên cây nghiến. Gấu em cũng thoắt lên nốt. Mon đứng lại dưới gốc cây. Hai con gấu
hung hăng leo lên, bíu ngang hai bên cành rồi thò thẳng tay vào tổ ong. Đàn ong
đen như chàm bay ra xúm xít quanh. Hai cái đầu gấu vẫn nhấp nhô nhòm vào tìm
khoái, không để ý ong kéo về mỗi lúc một đông đặc. Gấu đã lôi được miếng khoái
ong to bằng mo cau, vàng chóe, trông xa cũng biết khoái ngập những mật. Rồi hai
con gấu cùng thong thả tụt xuống, không cần biết đàn ong vẫn bâu quanh đầu. Lại
như lúc nãy, gấu cung cúc đi, thằng anh trước, thằng em sau. Hai chân trước nhô
cao, cái lưng gù lên, bàn chân gấu đi lướt lướt quét trên cỏ. Đàn ong lúc nhúc
bâu khắp người, hai con gấu như hai cái gốc cây cháy ra than. Mon rợn người. Thế
kia mà ong xúm đến thì mình chết mất. Tự nhiên, Mon nằm rạp. Chẳng biết anh em
gấu đối phó thế nào, chỉ thấy đàn ong à à lay động theo hai cái bóng gấu vẫn
đi. Như cái bùi nhùi, hai con gấu khật khưỡng đi ba chân. Một chân cắp vào ức,
giữ cái khoái ong. Hai vai chân trước nhô cao và hai chân sau liên liến bước
trong cỏ. Chẳng khác lúc nãy. Chỉ khác, chốc chốc gấu giơ "tay" xua lên
đầu. Con ong cắm được kim vào đầu gấu, rồi chết rơi lả tả xuống đất. Thỉnh thoảng
gấu cúi, nhặt xác ong, thè lưỡi, nhấm ăn. Phải, hôm qua về đến nhà chẳng còn
con ong nào theo đốt mà tay gấu vẫn xua lên. Các chàng bị ong đuổi, quen tay
xua. Mon nằm trên mặt cỏ, nghe xung quanh đã vắng im. Đã biết giống ong không
bao giờ tự dưng đốt người, nhưng Mon vẫn trờn trợn. Mon từ từ ngồi dậy, Mon
không đi theo hai con gấu, Mon rẽ rừng về lối khác.
Về gốc thông, trèo lên, thấy anh em gấu đã ngồi chồm chỗm trong nhà. Không còn
một tiếng ong nào vo ve. Không hiểu chúng làm thế nào mà đàn ong phải đuổi mỏi
cánh, chịu thôi. Lại thấy hai mảnh khoái ong vàng ngậy để trước mặt. Con mắt gấu
hấp háy nhìn Mon. Những bàn chân trước đẫm mật. Con mắt lại hấp háy nhìn Mon.
Những bàn chân trước đưa lên, thè lưỡi ra liếm. Như mời cùng ăn. Ba anh em Mon
mút no mật ong, hôm ấy. Nhưng hôm ấy Mon thích nhất là lại nhận thêm ra những
tính tốt nữa của gấu. Con gấu không bị thịt, không lù đù như có lúc mình tưởng
thế. Trông dáng không thể biết hết, phải ở lâu mới hiểu, càng ở lâu càng biết
nhau hơn. Thật như vậy. Rồi lại vào những ngày mưa rét. Cái dây thắt nút đánh dấu
ngày tháng treo trên vách mỗi năm thêm một nút, thêm nhiều mấu, lại sắp hết năm
rồi. Ngày trước ở với bố mẹ, không biết lo. Bây giờ tính tháo vát phải nảy ra,
Mon đã thạo. Mon trông luồng cây, biết hướng có suối. Mon phân biệt vết chân
các loài thú. Cả con thú đi chỉ quệt vào lá, chỉ gãy lá chỗ nó ngồi và nó mới
ngồi hay bỏ đi đã lâu, đi phía nào, Mon ngắm hướng, xem cứt mới cứt cũ, biết cả.
Mon lại biết tìm lá đấu, lá cầm máu, lá chữa rắn cắn. Mùa lạnh đến, Mon ngả xuống
tấm da nai, da hươu vẫn dựng đầu vách. Mỗi lần lao được con hươu, con nai to.
Mon lột da nhúng nước biển rồi phơi nắng đến khô cong, đem vào gác lên bếp. Tấm
da nai, tấm da hươu trải ra thành cái đệm như ổ rơm, ổ lá chuối khô, gió gầm
sàn không lọt lên được. Năm nay, đuổi được cái rét ra ngoài rồi. Thức ăn cũng
chẳng thiếu. Hôm nào ngại rét, với tay lên xà nhà, xẻo miếng thịt hươu nướng
vào than bếp đương đượm. Mấy ngày không đi kiếm miếng cũng không đói được.
Nhưng hai con gấu cứ ngửi mùi thịt nướng thơm lại quay đi, nhìn ra ngoài. Gấu vốn
thờ ơ với thịt. Gấu chỉ thích ăn hạt dẻ, quả trám và mật ong. Gấu anh him him mắt,
nhìn bếp. Gấu em nằm ngửa, nghịch đạp bốn chân lên trời rồi thè lưỡi, liếm một
bên lòng bàn chân trước. Một chốc, Gấu anh cũng lật ngửa mình như Gấu em. Cũng
giơ một bàn chân trước, liếm lia lịa như mài lưỡi vào đấy.
- á... à... Chúng mày mút chân thế đã no chưa? Liếm chân ngon hơn ăn thịt, a?
Ai biết đâu gấu liếm chân cũng là gấu ăn thức ăn để dành. Con gấu vốn sợ gió
rét. Con gấu có áo bông bù xù, con gấu hung tợn không biết sợ cái gì mà sợ rét.
Trong rừng, đến khi gió rét, gấu ngủ đứng trong hốc cây kín đáo, khi thức, lại
liếm hai lòng bàn chân trước. Cứ liếm suông thế cũng khỏi đói, lòng chân đỏ hắt
lên. Ngủ rồi liếm gan bàn chân, rồi lại ngủ, buồn buồn lại lần quanh hốc cây,
tìm bắt con kiến. Thằng gấu to như con voi, mà cứ lần quanh vách nhấm ăn từng
con kiến. Cho tới hôm nào nắng ấm mới lò dò ra rừng tìm ăn. Phong tục nhà gấu
xưa rày như thế. Qua mùa lạnh ấy, Mon biết thêm tính gấu. Gấu ngoan, nhưng gấu
cũng bướng. Gấu có tính có nết riêng. Gấu không phải con vẹt, chỉ biết bắt chước.
3
Chẳng bao lâu, lại sắp bắt đầu những ngày mát trời. Đầu tiên,
từ sáng sớm, nghe trên trời mù sương có những tiếng kêu kứu... kứu... bay
ngang. Tiếng lạ lùng, bấy lâu chưa hề nghe. Mãi cho đến lúc tan sương mới trông
thấy từng đàn chim sếu bay nối nhau như lớp lớp cầu vồng ngang trời. Mon nhớ những
đàn sếu, đàn bồ nông chiều thong thả bay rợp trên cửa sông Cái. Bố đã bảo con sếu,
con bồ nông ra lúc hoàng hôn là đi kiếm ăn đêm. Lại bảo khi con sếu, con bồ
nông bay đàn sáng sớm là sắp hết mùa rét, chim đã về phương khác. Đấy là chim
trở về quê. Mon bỗng vui quá. Chưa bao giờ Mon được thấy chim bay nhiều đến như
thế. Năm trước, thuyền ra biển, con chim bay trở lại bờ, Mon buồn lắm. Đến cả
chim sải cánh khắp thế gian được mà chim cũng sợ không ra nơi hoang vắng này.
Nhưng không, thế là ở đây có chim sếu mùa lạnh đến trú chân. Mon bâng khuâng cảm
như thấy chim bay nhiều như thế, chắc sắp bắt được cái gì sung sướng lắm đây, sắp
gặp được bố mẹ và em cũng nên. Một hôm, Mon và anh em gấu bỏ kiếm ăn ở trong rừng,
ra biển từ sớm. Vì năm trước, trưa nắng to, Mon đưa gấu ra biển, bước trên cát,
chân gấu rát bỏng, cứ giật thon thót. Lòng bàn chân gấu thế mà mỏng mịn, đỏ
hây, không chịu được nóng. Gấu sợ rét, gấu sợ ăn thịt, gấu sợ bỏng chân và anh
chàng gấu to xác thế, lại thích bắt kiến, bắt mối, nhấm ăn từng con. Gấu nhiều
tính nết buồn cười thật. Đi từ đêm, ra tới bãi, trông được thấy vệt biển xa
xanh ngắt, chưa sáng hẳn. Mặt trời còn lấp trong những đám mây hồng nhỏ bay
nhanh nhanh qua.
Mon mê mải xem mặt trời lên. Không phải Mon thấy lạ. Mon bỗng dưng nhớ chắc
cũng ông mặt trời này, buổi sáng ngày trước ở ven sông Cái, Mon vẫn thấy nhô
lên bên núi Tam Đảo, đến chiều thì đỏ rực khắp dòng sông Cái. Mặt trời đương
lên đằng ấy. Bãi Lở ở đằng ấy a, đằng ấy có bao nhiêu người nhìn, còn ở đây
không có người nào, chẳng có người nào, chỉ một mình mình. ở Bãi Lở, có làng có
bãi trên bờ sông, khi mặt trời lên, có chim gáy cúc cu rộn ràng, có đàn khướu
mun líu lo, có đàn ri đàn sẻ ào ào vừa bay vừa kêu trong gió. ở đây, mặt trời
lên, trong rừng chỉ rền rĩ tiếng ve mãi không thôi. Bây giờ, mặt trời lên, bố mẹ
mình, em mình ở đâu, có đương thấy mặt trời lên ở đây. Hai con gấu ngơ ngẩn giữa
bãi cát, cũng xem mặt trời, vẻ lạ lùng lắm. Như xưa rày chưa được thấy mặt trời
như thế bao giờ. Trước gấu còn lom khom nhìn, bây giờ gấu đứng cả hai chân,
nhìn lên. ạng mặt trời tròn xoe, đỏ tía tai, một nửa còn ngập dưới mặt nước,
đương từ từ nhô ra, rồi đột nhiên nảy lên trên mặt nước, như cái hoa đỏ tự
nhiên ai thả trôi lững lờ đằng xa. Khoái chí, anh em gấu vòng hai chân ôm xốc
nhau, rồi thình lình tì vai chơi vật nhau. Gấu vật với Mon mới chóng được thua.
Vì Mon vừa bắt tay đã móc lại khóa và bốc ngã được gấu. Nhưng gấu vật nhau với
gấu có đến nửa ngày, hai thằng cứ rầm rập chèn lên chèn xuống, cát lầm lên giữa
đám bụi nắng, chẳng ai chịu thua ai. Các anh chàng này chỉ cậy có sức mà không
có mẹo. Cứ đẩy nhau đến chán thì buông ra. Rồi Mon và hai con gấu lại lang
thang đà chân thơ thẩn đi luôn theo những bóng cây thưa bờ biển, tối đâu ngủ đấy
và lúc nào mặt trời lên cao, nắng đã bốc hơi ngùn ngụt trên cát thì Mon đứng lại,
mò ngán, đập hà ăn. Hai con gấu chỉ khép chân lại vơ cỏ, nhìn Mon ăn ngon lành
mà không đụng đến các thức tanh tưởi. Đương đi, thấy hiện lên một cái chấm đen
nhỏ trên mặt biển. Hay ánh nắng làm lóa mắt? Đến lúc thấy cái chấm nhỏ là là xuống
mặt nước, bốc lên cao rồi lại xuống thấp, như cái lá cuốn trong gió, mới rõ đấy
là cái chấm đen thật. Và chỉ một thoáng đã rõ hẳn, Mon nhận ra chấm đen là con
chim từ ngoài khơi bay vào. Con chim lạ, không phải con chim sếu. Con chim bay
từ ngoài khơi vào, không phải con sếu bay đi. Mon nhổm người lên, reo to:
- Con chim! Anh em gấu đương mải chạy lon ton đằng trước, cũng nghe tiếng Mon.
Chúng nó vội buông vai nhau ra rồi cùng nằm bệt mõm xuống, thờ phì phò, hơi thở
thuốn xuống thành hai lỗ cát trước mũi. Con chim đương bay vào phía người đi.
Trông thấy con chim lạ, Mon mừng quá. Không phải chỉ mừng vì thấy chim mà Mon lại
nhớ lời bố: chỗ đất lành có người ở thì chim đến, đây có người ở đất lành rồi,
nên có chim đến. Người ở là ta với gấu hay chim đến với cả bố mẹ ta, em ta, bố
mẹ và em còn ở đâu trên đảo? Con chim bay về, con chim bảo thế ư? Chuyến này về
trữ cái ăn, lại đi tìm. Lần này, có anh em gấu cùng đi, ta sẽ đi xa hơn nữa.
Con chim đã bay vào ngang trước mặt. Trông rõ con chim biển, mình trắng bạc và
mỏ to, béo tròn như con gáy. Chim đương bay mải miết. Chim như không biết dưới
bãi cát có người nhìn lên. Con chim qua chỗ hoang vu không biết sợ người. Đến
lúc chim vượt đầu, bay đi nữa, Mon thấy từ con chim rơi xuống cái gì trên bờ
cát trắng đằng kia - chim đánh rơi miếng mồi hay chim ỉa, không biết. Chắc là
bãi cứt chim. Mon trông thấy, nhưng cũng không để ý. Sau nghĩ lại, tò mò, Mon
ra xem cái cứt chim này thế nào. Mon bước ra bãi cát. Bãi phẳng lặng, còn đọng
lại những đường gợn lăn tăn sóng nhô đều tăm tắp - vết nước thủy triều trong
đêm. Ra đến nơi, Mon trông đoán là bãi cứt chim. Giữa đám dãi nhờ nhờ, trắng bệch,
có mấy cái hạt to như hạt bí ử, màu hạt đen láy.
Con chim này ăn quả ở đâu rồi ỉa ra hạt hay những hạt này ở miếng mồi chim đã
ăn hết, còn giắt lại ở mép chim, chân chim rơi xuống. Mon cúi xoa cát rồi nhặt
xem cái hạt. Mon không biết hạt này bao giờ. Có lẽ cái hạt chim ỉa. Ngắm nghía
mãi cũng không đoán ra. Mon nghĩ bụng: hạt gì thì cũng thử trồng xem, cái cây lộn
kiếp hay là cây gì cũng được. Mon đi mãi vào bờ, đến chỗ lơ thơ mấy tụm cỏ, con
nước có lên cao cũng không tới. Mon tìm một hốc, vùi hạt chim ỉa xuống cạnh tảng
đá, chỗ có khe có hơi đất ẩm. Hai con gấu theo lẽo đẽo đằng sau, tất nhiên chẳng
hiểu Mon làm gì. Rồi cả bọn lại chạy ra bãi. Mon và hai con gấu xuống ven bờ đá
bắt ngán, đập hà. Trời nắng đã gay gắt, những con gấu xù xì, xem ra đã oi bức
khó chịu, vừa đi, vừa khặc khặc thở. Gấu biết nhặt sò mà gấu lại không ăn các
thứ ấy. Phải nghỉ, cho gấu đi gặm cỏ. Vào đến rừng, thoát nắng rồi mà còn thè
lưỡi thở hổn hển. Anh em gấu bò đến tảng đá cạnh bờ suối rồi quỵ hai chân trước,
sát mõm xuống, uồng ừng ực. Lúc nãy khát, gấu đã uống nước biển. Nhưng chát
quá, sặc không nuốt được, lại phải lắc ra. Uống xong hơi nước thật dài, con gấu
ngóc đầu lên, ngồi tựa xuống hòn đá, giãi thẻ hai chân sau, để cho nước suối
mát lạnh lõng bõng chảy xuống đầu mõm. Chúng nó mệt nhọc một vẻ khoan khoái lạ.
Lát sau, vào rừng vơ cỏ gặm ăn. Rồi lăn ra ngủ đấy. Mon cũng vào theo và cũng
ngủ qua đêm trên bãi cỏ với anh em gấu. Đi chơi mấy hôm rồi về. Ngày lại năm, lại
đến mùa mát trời. Mon lại tính việc đi tìm bố mẹ. Thế là lại đi. Trên cổ hai
con gấu đeo trĩu vòng xuống những xâu thịt khô. Mon vác một ống nước với cái
lao trúc. Hai con dao vàng và hòn cuội đánh lửa thì giắt cạp khố. Hôm đầu ngủ lại
cửa rừng, thật vui.
Vui nhất là Mon. Lần này có anh em cùng đi. Mon không còn thấy Mon lủi thủi như
năm trước. Cái vui lại nở trong Mon một hy vọng, tưởng như chắc tìm được bố mẹ.
Rồi niềm vui tràn lan sang những tin tưởng khác. Chặp tối Mon ăn thịt hươu nướng.
Còn bọn gấu thì trèo cây tìm được khoái ong mút mát ngay ở ngang đường. Tối đến,
bốn phía rừng như cái chiếu quây lại. Mon đốt đống lửa to bên tảng đá. Ban ngày
nắng, nhưng đêm trong rừng, sương xuống ẩm nặng hai vai, ướt cả tóc. Thế là Mon
rúc vào nằm giữa, hai gấu hai bên. Hơi ấm của hai cái chăn gấu đánh bạt hết
sương lạnh. Cả ba ngủ lúc nào. Cứ thế, đến sáng. Chợt, Mon cảm thấy lành lạnh
bên người. Hai con gấu đã trở dậy từ lâu. Mon bừng mắt. Trên vòm lá, ánh sáng
ban ngày đã lờ mờ, trong khi ở lưng cây, từng làn sương như những cuộn khói luồn
qua. Mon ngồi nhổm lên, ngơ ngác. Mon thấy hai con gấu đương ngồi sát vai nhau
trên đầu tảng đá, nhìn ra. "Hai thằng này dậy sớm làm gì, lại ngứa chân,
muốn đấu vật à?" Rồi Mon len lén đến, chui vào giữa cánh nách hai con gấu.
Hai con gấu vẫn ngồi nguyên. Mon nhoi mặt ra dưới cái vai xù xì lông gấu. Mon
trông đằng trước mặt, xem gấu đương nhìn gì, thì thấy một quang cảnh thật lạ.
Trong cánh rừng thưa có một đàn gấu chó - giống gấu nhỏ con, cùng loài với anh
em gấu. Đàn gấu nọ sáng sớm kéo qua rừng, đứng lại. Chúng nó trông thấy anh em
gấu bên này. Hai con gấu đương ngủ. Nhưng hơi đàn đi ngang qua nồng nàn tỏa đến,
đã đánh thức hai con gấu thức dậy ra nhìn.
Đàn gấu đông đến mười mấy con, những gấu già, những gấu con loắt choắt bước sau
gấu mẹ. Có gấu con đương đi, trèo lên vai gấu lớn, ngồi thu lu, ngó ra bốn
phía, những con khỉ con nghịch ngợm. Cả đàn gấu đứng im, nhìn sang tảng đá. Đàn
gấu với anh em gấu im lặng nhìn nhau. Trông con mắt và vẻ ngẩn ngơ của anh em gấu,
Mon hiểu. Những con gấu không kêu, không nói với nhau, tiếng gọi đàn không
thành tiếng, thế mà bồi hồi tất cả. Mon bàng hoàng. Mon chột dạ. Mắt Mon rưng
rưng. Mon nói như khóc:
- Gấu ơi! Chúng mày đừng bỏ anh nhé.
- Rồi Mon giũi đầu bíu cả hai tay lên vai gấu. ở bên kia rừng, đàn gấu từ nãy vẫn
nhìn sang, bấy giờ trông thấy người nhô ra, thế là chúng nó lộn xộn kéo đi. Một
thoáng đã mất hút, không thấy đâu nữa. Hai con gấu trên tảng đá ngây nhìn theo,
nhìn theo mãi. Gấu muốn đi với đàn hay như thế nào, Mon không biết. Mon giơ hai
tay, nắm mõm hai con gấu, thủ thỉ nói:
- ừ, chúng mày nghĩ phải. Anh em ta đây, anh em mình đây cơ mà. Gấu anh và Gấu
em cùng thè cái lưỡi âm ấm liếm hai bàn tay Mon. Mon cảm động vuốt hai tai gấu
bẹp xuống. Lát sau, ba đứa đi sang cánh rừng phía trước. Như hôm qua, mỗi đứa lại
đeo vác những thứ lịch kịch, lọm cọm. Vừa đi được mấy bước, hai con gấu ngoảnh
lại. Mon cũng ngoảnh đầu lại. Mon thấy đằng xa đàn gấu lúc nãy đương nhấp nhô
đi theo. Tự nhiên, Mon lùi lại, đi sau cùng. Mon xôn xao, lo lắng lắm. Thế này
là thế nào? Bọn kia muốn rủ anh em gấu này đi theo. Nếu không, chúng nó theo
làm gì. Mình đi đâu chúng nó cũng bám, lúc xa lúc gần, không rời. Theo xem gấu
đi với mình ư? Chắc không phải. Chúng nó muốn làm ác, muốn cắn xé mình ư?
Không, mình có trêu ghẹo bọn nó đâu. Nhưng chúng nó cũng chỉ lờ lững đằng kia
thế thôi. Cứ lúc nào Gấu anh, Gấu em quay đầu thì Mon lại lo. Mon nói như khóc:
- Gấu ơi! ở với tao! Chúng mày ở với tao! Đừng theo chúng nó. Anh mày đây mà! Đừng
bỏ tao một mình nhé.
Gấu anh và Gấu em chỉ nhìn lại rồi lại đi. Nhưng, Mon không thể yên lòng. Đàn gấu
lẵng nhẵng theo sau như cái đuôi, và khó chịu như người đi đường sắp bị cơn mưa
dập tới. Có lúc, Mon định trèo lên cây rồi phóng lao xuống. Một thằng mà chết
thì cả đàn chúng mày phải bỏ chạy. Nghĩ thoáng thế thôi, Mon lại thôi ngay. Gấu
chẳng làm hại mình, không nên thế. Vả lại, chúng nó có đàn đấy, nếu một con bị
ngã, cả đàn sẽ xông đến trả thù thì không xong. Từ khi ở rừng, Mon gặp biết bao
loài thú có tiếng ác, cả hổ, cả trăn, cả chó sói, cả cá sấu, cả con giải, nhưng
Mon biết rồi, chúng cũng như mình, ai có công việc ấy, không ai bận đến ai,
không ai tự nhiên động đến nhau. Đàn gấu kia muốn gì đây. Chúng nó muốn rủ hai
thằng này theo. Đúng thế rồi. Làm thế nào bây giờ? Làm thế nào? Nghĩ đi nghĩ
mãi không ra nhẽ. Mỗi lần gấu đương đi lại quay đầu lại, Mon kêu van:
- Gấu ơi gấu! Mon đây mà... Gấu anh, Gấu em có nghe tiếng Mon nói không...
Nhưng hai con gấu chỉ quay lại nhìn rồi vẫn cung cúc đi, lưng và cổ đeo lẵng nhẵng
những xâu thịt khô và Mon vẫn đi sau. Đi xuyên rừng suốt ngày, rừng già rồi rừng
thoáng. Chiều đến, khi sương xuống mờ mờ, không thấy đàn gấu đằng sau nữa. Đàn
gấu đã lảng hay chúng nó lạc không theo được. Mon thấy dễ chịu hẳn, thế là Mon
thúc:
- Chạy nhanh thôi! Rồi Mon chạy. Hai gấu cũng chạy theo. Mon cố chạy vào trong
làn sương dày cho đàn kia không trông thấy nữa. Sương đã nặng lắm, tối rồi. Được
một đỗi xa, Mon dừng lại. Rồi, lại như tối trước, Mon đốt đống củi. Ngọn lửa bừng
lên, Mon ngồi hơ cho tay bớt giá rồi làm thức ăn. Mon nướng thịt. Trong khi Mon
lấy cái ống đựng trám, đổ ra, hai con gấu nhặt từng quả trám trắng, nhấm nhót,
nhá lốc cốc. Cả ngày hôm nay hai con gấu cứ mê mải đi, không con nào chùn lại
lùng bắt tổ ong như hôm trước. Có lẽ gấu cũng ngại thế nào, không muốn. Gấu sợ
ra đằng kia, đàn sẽ dụ dỗ cũng nên. Mon nghĩ thế. Bỗng Mon ngoảnh mặt ra, thấy
ngoài trời tối, vô số những con mắt đỏ đục nhấp nháy chạy đi chạy lại. Đêm ta đốt
lửa, thường thú rừng hay mò đến xem. Bố hay ném lao được những con hươu đến
nhìn lửa như thế. Mình cũng đã ném được. Có lần hươu mải xem lửa, Mon mò ra,
kéo được chân bắt sống con hươu nhỏ. Nhưng thoáng trông đây, Mon đoán cũng biết
ngay không phải hươu, không phải mắt nai, cũng không phải mắt hổ.
Lại vẫn đàn gấu. Những đôi mắt to. Những đôi mắt nhỏ. Xanh lè. Những gấu to. Những
gấu con con. Tất cả đương nhìn lửa. Lại như ban sáng. Gấu anh nhìn ra. Rồi Gấu
em cũng nhìn ra. Mon không dám ngủ, cứ ngồi mắt thao láo trông xa rồi lại nhìn
hai con gấu. Hai con gấu nằm lim him có ánh lửa ánh lên mắt. Gấu đương nghĩ gì?
Đàn gấu cứ theo mãi thế này. Sao chúng nó theo mãi? Ngộ đến lúc anh em gấu ngã
lòng thì sao. Những con gấu không nói năng, nhưng Mon biết trong những con mắt
im lặng có hơi đàn quấn quít, có sự năn nỉ, có sự dỗ dành: hai thằng kia, mày
đi đâu, mày đi với ai? Sao mày đi với người ấy? Thằng người ấy giết mẹ chúng
mày rồi bắt chúng mày phải theo a? Thế mà chúng mày chịu theo a? Tội nghiệp, nó
giết mẹ mày, bắt chúng mày đi theo từ lúc bé a? Mon cũng nghĩ rồi cứ chốc lại lẩm
nhẩm kể lể: Gấu! Gấu! Gấu! Chúng mày nhớ không? Mẹ mày chẳng may phải con trăn
quấn chết. Hôm ấy không gặp tao thì con trăn nuốt nốt cả hai thằng rồi. May mà
tao cứu được, tao đem chúng mày về. Lúc ấy chúng mày còn non quá, chưa mở mắt
kia mà. Tao vuốt từng đám lông cho ráo. Mẹ chúng mày vừa mới đẻ chúng mày ra
thì gặp nạn trăn đói. Tao phải đi lấy cỏ cho chúng mày ăn. Cả măng nữa. Có thế
chúng mày mới chóng cứng khoeo lên. Từ ngày ấy tới giờ... Gấu! Gấu! Biết thế
không! Biết thế không! Gấu ơi! Mon tỉnh dậy, thấy hai con gấu thức, nằm nguyên
một kiểu như chặp tối, từ chặp tối vẫn nằm thế. Hai chân trước duỗi dài, mõm kề
sát đất, mắt hấp háy nhìn đống lửa. Trong ánh lửa, mắt gấu hình như càng về
khuya càng long lanh. Hay là nước mắt? Chúng nó khóc?
Một lúc, Gấu anh đứng dậy. Gấu em cũng đứng theo. Gấu anh bước ra mấy bước. Gấu
em bước theo. Mon ôm mặt, không dám giơ tay, không dám bước ra. Mon cũng không
muốn bước ra. Bây giờ thì tùy lòng nhau. Lời nói nào, sự cách trở nào bây giờ
cũng không ngăn được nữa đâu. ại chao, chúng nó ra rừng cả rồi ư? Ngoài rừng tối
vẫn rối loạn, cuống quít, đi lại những đốm mắt sáng, mắt to, mắt li ti. Cả đàn
gấu ngoài ấy vẫn thức. Cả đàn gấu vẫn ngồi đợi ngoài ấy từ chập tối. Bây giờ Gấu
anh và Gấu em, nghĩ đến cùng kiệt rồi, chúng nó sắp bỏ mình, chúng nó ra với
đàn. Những con gấu không gọi nhau. Nhưng hơi gấu nồng ấm trong sương, những con
mắt lóe sáng trong đêm, những cái ấy biết trò chuyện với nhau. Hai con gấu
không bước ra mà đứng lại. Rồi hai con gấu quì hai chân sau xuống, nhìn ra. Như
lúc sáng, hai con gấu đã xếp hai chân sau ngồi thế, nhìn ra. Thế là Mon hồi hộp
rón rén bước đến. Mon lại lẳng lặng chui vào nách hai con gấu. Như lúc sáng.
Mon và chúng nó đã quen hơi nhau, và quen cả cách cứ đứng như thế một lúc, thấy
ấm, và thế là lại như mọi khi, hai con gấu nằm ềnh xuống. Cánh tay Gấu anh dang
ra cho Mon gối. Đêm lạnh vẫn ngủ thế. Đêm nay cũng thế. Mon và hai con gấu lại
lăn ra ngủ say mê mệt. Trời tảng sáng. Hai con gấu đã dậy từ lúc nào, lại đương
ngồi mê mải nhìn ra, hai chân trước đứng khòng khòng. Đằng kia, đã trông rõ đàn
gấu vẫn tụ cả dưới gốc cây. Những con gấu thoăn thoắt trên cây xuống, dáng hẳn
mấy con gấu bé vừa mới thức. Nhưng, Mon tin anh em gấu ở với Mon và không đi
theo bọn kia. Mon tin thế. Mon nghĩ: ra với chúng nó thì gấu đã ra đêm qua, lúc
nó bước khỏi đống lửa. Nhưng lúc ấy gấu đứng lại rồi ba đứa nằm úp vào nhau, ngủ
như mọi đêm. Có thể, gấu đã định ở lại. Mon vui vẻ giơ bàn tay. Hai con gấu hếch
mõm, liếm tay Mon. Vừa ấm, vừa mát, nhưng thích. Anh em gấu vừa liếm tay Mon,
như nói:
“Anh yên lòng. Chúng em đã ở với anh từ khi mồ côi mẹ. Chúng em không đi đâu
đâu. Chúng mình đương đi tìm bố mẹ và em anh đây mà!" Trời đã sáng hẳn.
Mon lại khoác những xâu thịt khô lên cổ mỗi con gấu, buộc lại cẩn thận. Mon
xách lao trúc, đeo dao đá, dao vàng, hòn cuội đánh lửa, cả ba lại bắt đầu một
ngày đi. Cẩn thận, Mon vẫn đi sau. Đàn gấu kia cũng công phu, vẫn không chịu bỏ.
Lại lẽo đẽo luẩn quẩn theo đằng xa, như hôm trước. Chốc, Gấu anh và Gấu em lại
ngoảnh lại. Mon hơi phân vân, lo lo. Mon nghĩ ra một kế:
“Ta xuống bờ biển, hẳn đàn gấu mất theo. Gấu chỉ ở rừng sâu. Gấu không dám ra
chỗ trống". Mon làm ngay thế. Bãi rộng, phẳng tắp, Mon và hai con gấu ra tận
tảng đá kề bên nước. Biển im như tờ, ánh nắng hắt màu rong rêu ở đáy nước, làm
cho mặt biển đổi màu xanh ngắt. Lặng lẽ, những đợt sóng nhỏ sáng sớm của con nước
thấp vừa âm thầm rút xuống, trơ lại tảng đá rêu xanh mướt. Làn mây mỏng phủ dài
cuối biển. Mặt trời ủ trong mây, giữa trưa mà như chiều êm đềm. Lâu không ra biển,
Mon định ở lại đấy. Vừa kiếm sò về nướng, vừa để nghe xem đàn gấu đằng sau ý tứ
thế nào. Hai con gấu đương ngơ ngác nhìn vào. Đàn gấu kia đã đứng lại trong
chân rừng. Quả nhiên, không con nào dám ra chỗ trống trải, không con nào dám xuống
bãi cát theo ra. Chúng nó ngơ ngẩn một lát rồi quay lại. Cả đàn đã lấp vào rừng
sâu. Mon nghĩ: hay quá. Thế mà gấu sợ bãi cát thật. Ta ở luôn đây vài hôm, chắc
chúng mày phải thôi theo. Nhưng không ở chỗ này, ta sẽ chuyển đến đằng kia cho
mất đi theo. Anh em gấu còn ngóng vào một lúc nữa. Nhưng đàn gấu kia đã chán,
đàn gấu bỏ vào rừng rồi. Đến tối, đốt lửa lên, trông vào không thấy những đốm mắt.
Mon ngủ một đêm đẫy giấc. Nghe gió biển mơn man qua trên mặt. Nhưng sớm hôm
sau, lại thấy đàn gấu nhấp nhô ở chân rừng trong kia. Lại ngay ngáy lo. Hai gấu
và Mon cứ ở lại suốt ngày ở bờ biển, không dám vào. Chặp tối, trong kia trông
ra chắc không thấy. Mon đưa hai con gấu theo bờ, chạy nhanh xuống cách đấy một
quãng xa. Đêm hôm ấy không đốt lửa. Sáng hôm sau, không thấy đàn gấu trong gốc
cây chân rừng. Có lẽ thoát. Nhưng cũng chưa dám vào vội. Cả ngày, Mon đi tìm những
tảng đá sần sùi chồng chất bám những con hà. Lấy đá đập một cái, thịt hà tứa ra.
Mon hút tươi, mát ngọt. Rồi lại ngủ đêm lại ở mép nước.
Nhưng bây giờ lại sang nỗi lo khác. Những cái măng khô đeo trên cổ hai con gấu,
chỉ còn gặm một bữa thì hết. Sò tươi ăn ngon, sò nướng vừa ngon vừa thơm, gấu
không ăn. Phải vào rừng kiếm măng, mà vào rừng thì biết đâu đàn gấu chẳng trông
thấy, lại theo. Khó nghĩ quá. Nhưng, đến khi đói rồi, anh em gấu thấy Mon ăn
sò, gấu cũng bắt chước. Mon cứ trố mắt nhìn. Hai tay gấu to xù xì mà thật khéo,
bóc gọn, vỏ sò mở toác, màu đỏ tươi sò huyết, rồi gấu thè lưỡi hút. Con sò ướt
vừa tọt vào mõm, cả hai gấu lại lắc lắc ra. Gấu cố ăn sò nhưng gấu vẫn sợ tanh,
chưa ăn được. Gấu lại ngồi bần thần nhìn Mon hút sò, Mon lại ăn làm mẫu cho anh
em gấu, nhai tóp tép cho gấu thèm. Một chốc, gấu lại cầm con sò khác, bóc và liếm
rồi lại lắc lắc. Tức quá, Mon bật cười lên. Hai con gấu ngồi ngẩn ti hí mắt
nhìn. Nhưng chỉ một lúc, gấu đói quá. Măng khô không khốc như củi. Cũng nhá hết
rồi. ở bãi biển, không thấy lá ngót, không có quả trám, không có mật ong. Lẩn
thẩn, rồi đâm liều, thế là gấu mon men ra bờ nước, gấu vác đá, đập hà. Mỗi con
hà chỉ được một vảy thịt, không đủ dính góc mép. Gấu cúi xuống liếm, nuốt chửng.
Hôm sau, gấu thò tay đuổi bắt cáy. Những con cáy tám chân lềnh nghềnh bé tý.
Con cáy có một chiếc càng to, cáy bò như ôm cái khèn. Gấu bắt cả cáy càng to,
nhai luôn. Rồi gấu trông thấy trong nước có con ruốc đứng múa, con mực hoa chân
bơi toài toài. Gấu quơ ra.
Con ruốc trốn lọt vào lỗ cát. Gẫu móc lỗ cát, vớ được con ruốc, quên hết cả cái
sợ tanh mọi khi. Giống gấu phàm ăn, khi đã quá đói chẳng kể gì. Cả đến con sam
có cái mai to bằng vỏ dừa mà gấu vớ được cũng nhấc lên, ngắm nghía rồi nhá luôn
cả vỏ, cả đám chân sam lúa nhúa. Mon nhớ một hôm, nhớ ngày trước nhà ở Bãi Lở,
Mon bắt chước bố mẹ đốt đất nặn bánh ngói đưa cho gấu. Gấu nhai gau gáu từng miếng
bánh ngói bằng đất sấy nhỏ lửa. Mới lại biết tính gấu hễ đói thì quơ tất. Thế
là Mon đã biết cách dỗ gấu ăn được thịt mà lúc đầu ngửi, bao giờ gấu cũng lắc lắc.
Cái cớ giản dị để ở lại bờ biển được hai đêm nữa: bởi vì hai con gấu đã ăn thịt
nướng. Tối hôm ấy, đốt lửa. Cũng không thấy trong bóng tối phía rừng có những
chấm mắt xanh nhìn ra. Đến sáng, nhìn thấy rừng quang. Đàn gấu đã đi thật. Thật
chúng nó không theo rủ rê hai con gấu này nữa. Mon thấy yên trí, Mon và anh em
gấu trở lại đi phía khác. Buổi trưa, nghe mấy tiếng quắc quắc trên không. Rồi từ
sau rặng cây trước mặt, sà lại mấy con chim biển. Những con chim này giống hệt
con chim năm trước thấy, chim to bằng con vịt, lấm tấm trắng, hai đầu cánh chấm
đen. Mình nó thon thả, nhưng trông đến cái mỏ thô lố thì biết ngay là giống
chim phàm ăn. Mấy con chim đương giằng xé cái gì trên kia. Giữa trời mà chúng
cướp mồi kịch liệt như ở mặt đất. Đạp nhau, húc cánh. Những cái mỏ chọi đôm đốp.
Những tiếng quắc quắc rợn lên. Một đám lông tơi tả rơi xuống đầu Mon. Mon đã
trông rõ những con chim đương tranh nhau một miếng đo đỏ, trăng trắng như con
cá tươi. Tưởng chúng giằng giựt quá chân quá mỏ thế nào cũng rơi mồi, thế mà
không, chỉ trong thoáng mắt, miếng mồi đã được xé biến vào các mỏ. Hết mồi rồi,
đàn chim lại xô nhau bay trở lại sau lùm cây. Năm trước, vào mùa này, Mon ra chỗ
này. Cũng gặp con chim biển. Mon nghĩ: thấy chim có thể thấy người, khi trở về,
ý định đi tìm cha mẹ đã sôi nổi, và bây giờ lại qua đây. Lại gặp chim biển, lần
này gặp những mấy con. Dạo ấy, tìm được cái hạt gì trong đám cứt chim đem trồng
chỗ hốc đằng kia. Thử lại xem cái hạt lộn kiếp ấy thế nào. Mon nhìn lại, nhận
ra hướng rồi đi tìm nơi hốc đá mà Mon đã bỏ cái hạt. Vừa đi, Mon vừa nghĩ.
Không phải nghĩ xem còn cái hạt hay không, hay cái hạt lộn kiếp nở cây gì. Mon
không để ý, bởi chẳng chắc đâu có cái gì.
Mon đương nghĩ đến đàn chim. Năm ngoái gặp có một con. Năm nay, gặp một đàn
tranh nhau giựt mồi. Có chim có người, biết đâu bây giờ chẳng đã có người đến ở,
nên có chim đến. Biết đâu chuyến này đi sẽ thấy được bố mẹ, biết đâu chốc nữa sẽ
gặp bố mẹ, gặp em. Nghĩ thế, Mon nao nao trong người và tự dưng, chân bước
thoăn thoắt nhanh hơn. Mon nhận ra tảng đá ấy ngay trước mặt. Tảng đá cao, bên
cạnh há ra cái hốc đen thẫm. Mon đi nhanh đến. Hai gấu lon ton theo. Lạ quá,
nghe lao xao như tiếng người cãi nhau trong hốc đá. Tiếng người? Tiếng người
cãi nhau to. Không, tiếng gì lào xào. Như tiếng gió quết trên bụi mía, bụi ngô.
Rồi lại phảng phất xa. Chưa chắc đã là tiếng người, rồi lại thấy đúng, có tiếng
gì như tiếng người thật. Mon chạy vội đến. Mon trèo lên mỏm đá, nhìn xuống. Thấy
những con chim lúc nãy, mà đông hơn nhiều. Đàn chim đương xúm xít vộc đuôi,
châu mỏ dưới chân tảng đá. Chúng lại tranh ăn dưới ấy. Tiếng lầm rầm nghe là tiếng
đạp, tiếng xô cánh, tiếng kêu, tiếng mỏ chọi nhau của những con chim cướp cái
ăn, như lúc nãy ở trên trời. Mon cúi xuống gần tận nơi.
Đàn chim mải tranh mồi, cũng không hay. Mon lẳng một hòn đá vào giữa đám. Đàn
chim lại càng xô vào mổ nhau tợn, mổ xốc lấy cả hòn đá. Chim ở đây chưa biết sợ.
Chúng lại mải tranh ăn dữ dội nữa. Rồi cả hai gấu chạy đến tận giữa đám chim,
kêu khặc khặc như quát mắng. Bây giờ chim mới chịu lả tả bay tản ra, thế nhưng
vẫn chới với tiếc rẻ liệng quanh. Mon trông vào hốc đá, thấy lòng thòng mấy cái
dây như dây bí, khô trắng. Cái dây bò dài từ mép đá ra. Cái dây hệt dây bí, ở mỗi
mấu trổ một tàn lá to tròn, đã héo vàng úa. Đến mùa quả chín thì lá vàng giữa
dây. Trên đốt dây có quả to - quả bí ử. Quả này thô lố bằng đầu gối, tròn vóc
và dài con như cái gối xếp gỗ. Vỏ bóng mỡ, xanh đen, lẫn với hòn đá suối đương
giữa mùa nước có rêu phủ. Mới đầu thấy một quả, trông lại thấy một quả nữa.
Trông lại thấy một quả nữa. Đếm cả thảy được bảy quả to. Có quả, chim đã ăn hết,
chỉ còn cái cuống dính miếng cùi. Có quả chim đương mổ, vệt mỏ khía hết vỏ đen
xanh, ở trong có màu cùi trắng bạch. Cái quả lạ lùng, chưa được thấy bao giờ.
Nhưng, tưởng như mới ngắm đã thấy đẹp, thật no mắt mát mắt. Chắc ăn được. Mon
quay lại, hấp tấp hỏi hai con gấu:
- Chúng mày có biết quả gì đây không?
Hai con gấu chụm chân ngồi im, hau háu nhìn xuống. Mon bước tới, rút con dao
sau lưng, rồi nhấc cái dây quả lên. Lưỡi dao vàng ánh xuống, loáng một cái, đã
cắt được cuống một quả. Quả tròn và nặng, đã già, mới va vào đá đã nứt tách ra.
Mon phải kẹp đầu gối đỡ lấy rồi hai tay bưng, trèo lên chỗ hai con gấu. Mon lại
hỏi gấu, tự nhiên:
- Quả lành hay quả độc, chúng mày biết không? Hai con gấu vẫn hau háu nhìn quả
lạ.
Mon hồi hộp quá, đã quên hẳn, không nhớ đấy là gấu, lại nói:
- Chim ăn được thì chúng mình ăn được, không sợ. Có phải không? Mon nhấc con
dao. Con dao vàng ngời sáng trong ánh nắng trên tảng đá. Mon xoa quả lạ một
cái, rồi cầm dao lên. Một nhát vàng bổ xuống, quả nứt căng, tách đôi ra. Dưới lần
vỏ màu xanh, hé ra một lớp cùi trắng mỏng rồi tảng ruột đặc sang sáng sàn sạn
như cát, đỏ ối, lấp lánh quanh nạm hạt đen nhánh. Mon bổ quả lạ làm bốn. Mon
cho mỗi gấu một miếng. Mon cầm một miếng, đưa lên miệng. Mùi nước thơm ngọt mát
kề ngay trước môi. Đương cơn khát, Mon chỉ ăn một thoáng đã hết miếng. Trông
sang, hai con gấu đã nhá veo cả ruột lẫn vỏ từ lâu. Và Gấu em đương lẳng lặng
khều trộm miếng còn lại trên mặt đá bên cạnh Mon. Mon xuống khe, hái nốt mấy quả
kia lên, bày la liệt lên mặt đá. Mon bổ một quả nữa. Mon cứ ngắm mãi màu ruột
quả đỏ lợ. Lần này, không đợi Mon nhấc hẳn lưỡi dao ra, hai con gấu đã xúm tay
bê hai nửa quả nhá gau gáu. Chẳng mấy lúc, lại chén hết quả nữa. Rồi quả nữa,
hai thằng cũng lẻm hết. Mỗi gấu chén ba quả liền một lúc. Xong, cả hai anh
chàng gấu cùng thiu thiu mắt, ngã ngửa người xuống tảng đá. Họng khò khò như có
cái gì chẹt cổ.
Mon giật mình. Thôi chết, ăn phải quả độc. †n phải quả độc sắp chết. Tiếng khò
khò càng to, hai con mắt gấu mỗi chốc lại trợn trắng lên kia. Mon cũng ăn hết một
quả, Mon cũng ăn hết cả một quả, Mon cũng chết đến nơi. Nhưng Mon vẫn thấy mình
tỉnh. Mon bặm môi lại, vẫn thấy như thường. Mon rút hai con dao sau lưng, Mon
múa dao lên trời. ánh lưỡi dao bay vàng loang loáng. Chẳng thấy sao cả, vẫn khỏe
thế. Nhưng Mon trợn. Mon muốn móc họng cho nôn. Nước mùi quả lạ trong cổ tứa
thơm. Có gì đâu. Nước quả lạ thơm mát thế, chẳng nhẽ lại là quả độc! Mon lại lặng
lẽ ngồi xuống, cố bình tĩnh. Hai con gấu nằm ngửa, gà gà sắp chết, như thế đến
tận trưa, vẫn chưa chết, Những tiếng thở có lúc rống lên như lúc đánh vật hăng.
Rồi, cả hai từ từ lăn mình nằm sấp. Cái bụng đã tọp đi, bây giờ mới nằm sấp được.
Có lẽ chỉ tại gấu ăn no quá, chướng bụng nghẹt thở, từ nãy phải nằm ngửa cho khỏi
tắc cổ. Mon nghé tai, nghe tiếng gù đều đều. à, tiếng ngáy, tiếng ngáy. Bây giờ
gấu nhắm mắt, gấu ngáy. Bây giờ gấu ngủ say cả rồi. Mon đứng dậy, vỗ độp một
cái vào đít, như phủi bụi, cười to.
- Những thằng này sắp chết vì nốc quá mồm!
Rồi Mon cũng nằm xuống ngay cạnh gấu, khoan khoái làm một giấc. Cả buổi chiều
và tối, không phải ăn. Sáng hôm sau, còn một quả, chén nốt. Hai con gấu lại nhá
sồn sột, ngon lành. Đã quên trận ăn tham đến ngột cổ suýt vỡ bụng hôm qua. Sáng
sớm, những con chim biển lại lảng vảng đến. Đàn chim biển lượn vòng rộng và bay
đi dọc dài, nghiêng nghé, ngắm nghía tảng đá. Nhưng chẳng còn cái ăn như hôm
qua. Lượn một lát, rồi từng con, lả tả, phấp phới bay về phía xa, rồi mất tăm
theo bờ nước xanh ngắt. Mon nghĩ:
“Ta cứ đi theo chim. Điềm lành đã đưa ta gặp quả ngon. Điềm lành đã đưa chim đến".
Mon và hai con gấu tung tăng đi. Biển cát phẳng tăm tắp. Mon vơ hạt quả lại
thành một bọc, đem theo. Cứ thấy chỗ nào có hốc đá ẩm, Mon lại vùi vài hạt. Như
ngày trước đi theo bố mẹ tra hốc trồng đậu ở bãi ven sông Cái. Cả ngày đường,
Mon rắc hết bọc hạt, chỉ giữ lại một nắm, định đem những hạt giống ấy về trồng ở
gốc thông, trước lều. Chẳng bao lâu, đi đến chỗ vướng núi chắn ra biển năm trước,
phải dừng lại. Lần này Mon quả quyết trèo lên. Nhưng trông sang sau núi đằng
kia, vẫn chỉ thấy viền trắng một bãi cát dài. Mon trèo xuống, sang rắc thêm mấy
hạt bên bờ ấy. Bỗng nghe những tiếng cười đùa ầm ầm ngoài khơi. Mon vụt ngoảnh
nhìn ra. Một đoàn người đang vùng vẫy ầm ĩ ngoài ấy. Những bóng đen nhấp nhô hụp
lặn. Người ở đâu đến đùa giỡn chơi được giữa vùng biển mênh mông kia. Mon nghe
kỹ, hình như tiếng rít, tiếng thét, không phải tiếng cười. Nhưng vẫn là một đám
người đương lênh đênh ngoài ấy. Hay là có một chiếc thuyền đắm? Mon lên mỏm đá
để nhìn cho rõ. Bỗng nhiên, tất cả đám ấy biến đi. Mặt biển lại ánh màu xanh
rêu xanh đen trầm lặng bát ngát. Nhớ bố nói ngoài Ninh Hải có giống cá lợn thường
lên mặt nước chơi đùa như trẻ con. Giống cá này đen trùi trũi mà hiền, người
bơi vào vùng vẫy chơi với bọn cá cũng được. Có lẽ đây cũng là đàn cá lợn đi
chơi. ít lâu sau, lại thấy cá lợn chơi đùa trên mặt biển. Bây giờ biết đích xác
là cá, không phải người. Càng nhớ bố mẹ. Đi thêm mấy ngày, gặp một vùng bãi lầy
có rừng rậm kề nước. Cành lá sát xuống tận đất, chui vào mà không vạch được lối
ra. Tối ấy, Mon và hai gấu phải núp lại giữa bụi cây chằng chịt, trong lòng đá
của một con suối mất dòng đã cạn khô, như những con tê tê rúc ráy bới đất làm
nơi trú ẩn. Mon nghĩ mẹo, đánh lửa đốt cái bụi rậm bên cạnh. Lửa loang cháy
toang ra. Suốt đêm cháy rừng, tàn lửa rực một góc trời, thế là nằm trong bụi
cũng được sáng như ban ngày. Mon chuyện với hai con gấu:
- Lần này ta đi gặp may nhiều lắm. Chúng nó rủ rê chúng mày thế mà chúng mày
không bỏ tao.
Rồi con chim lại đưa đến chỗ nhặt được quả lạ, ăn đến bây giờ còn thơm miệng.
Tuy gặp may nhiều thế nhưng mà cũng chưa gặp được bố mẹ. Bây giờ đi mãi cũng
không nên, phải quay lại. Để tao nghĩ xem nên thế nào đã rồi đi đằng khác vậy.
Quay trở về, nhưng Mon không buồn. Về qua chỗ bãi mà Mon đã vùi những hạt quả ở
đầu bãi, Mon tưởng tượng: sang năm, những dây này ra quả, suốt dọc biển chỗ nào
cũng sẽ có quả ngon. Sang năm, chim biển sẽ kéo về ăn quả nhiều nữa. Khi ấy, chắc
bố mẹ mình ở đâu cũng thấy có chim bay qua trên đầu. Bố mình sẽ đoán: chim biển
về đâu thì đấy có đất và có người ở. Ngày trước, bố đã bảo như thế. Rồi bố sẽ
đưa mẹ và em theo chim đến đây. Mình ra hái quả, thế là được gặp. Thế nhưng, mọi
việc trong đời không phải chỉ có những gặp may như Mon nghĩ. Mon đương sắp một
chuyến đi tìm bố mẹ nữa thì Mon bị ốm. Bước chân xuống bậc đá, hai đầu gối run
rẩy. Cả ngày, Mon nằm trong sàn. ốm mà phải thui thủi thì tủi thân quá. Người gầy
rộc, cứ nằm dán mình xuống, không ngóc đầu lên được. Chẳng biết nằm như thế đã
mấy ngày mấy đêm hay hàng tháng rồi. Những con gấu cứ lúng túng không biết làm
thế nào. Rồi hôm sau hai con gấu hùng hục đi một lúc vác về những rau ngót,
măng, quả trám, có khi những con sò, con ngán, bày la liệt mặt sàn.
Lại nói về nhà An Tiêm. Lời An Tiêm nói, Nàng Hoa thấy là phải. Phải kiên gan mới
có sức sống tới ngày đi tìm con được. Khi nghe ra thế, Nàng Hoa cảm thấy mình
khỏe, không lệt bệt yếu như trước nữa. Nàng Hoa ngồi dậy, Nàng Hoa ra gốc cây,
xách vào cái ống tre nước. Nàng Hoa đổ nước ra tay rồi vỗ lên mặt. Mặt gầy hóp,
nhưng đã khô hẳn nước mắt. Nàng Hoa không khóc nữa. Nàng Hoa vào trong lều, nét
mặt Nàng Hoa lặng lẽ và nghiêm. An Tiêm biết câu nói của mình đã thấm ý nghĩa.
Nàng Hoa nghe ra rồi. Khóc thương không thể làm gì. Chỉ có mạnh chân khỏe tay mới
có hy vọng tìm lại được người. Nàng Hoa đã hiểu như thế. Từ hôm ấy, cả nhà lại
đổ sức vào làm cho được chỗ ở và cái ăn. Phải, làm người phải có cái mái để che
trên đầu, dù chỉ trú chân, khác con tê tê chỉ biết bới hang đất. Suốt ngày tản
đi rừng, chỉ những lúc về đốt ống tre nấu canh hay nướng thịt, mới quây quần
quanh lửa. Những lúc ấy lại không thể đừng được nỗi nhớ. Có khi cái Gái bỗng
dưng ngẩn ngơ để rơi miếng thịt đương cầm trên tay rồi òa khóc. Thế là nước mắt
lại đầm đìa xuống má Nàng Hoa. Nhưng chỉ những lúc ấy thôi, bởi vì cả Gái cũng
đã hiểu nhà mình có lẽ chỉ tạm ở đây, bố mẹ đương lo đi tìm anh Mon. Cái Gái
theo bố, theo mẹ biền biệt vào rừng. Đương mùa măng, mỗi buổi Nàng Hoa và cái
Gái đem về từng bó măng, rồi phần để ăn, phần lấy mảnh tre bổ ra phơi khô. An
Tiêm đã đẽo cái lao tre, phóng được mấy con nai to, đem gác bếp phơi khô để làm
thịt ăn đường. Chẳng mấy lâu, trên sườn lều đã lủng lẳng từng dãy thịt nai sấy.
Khi những miếng thịt đã khô se, đen như bồ hóng, một hôm, An Tiêm bảo Nàng Hoa:
- Mai ta đi tìm con, mình ạ. Nàng Hoa hỏi An Tiêm:
- Đi thế nào, hả mình? An Tiêm nói:
- Cả nhà ta cùng đi. Trước kia chúng mình đã định thế nào cũng có lần trèo
xuyên ngang đảo tìm xem bờ bể bên kia có khác bên này không. Chúng ta muốn đến
sinh sống ở nơi bằng phẳng có cá, có đất thì mới còn cầu may có khi gặp được
người... có khi còn trở lại đất quê. Ta đương định như thế thì cơn bão nước ập
đến, phá tan cả.
Nhưng cơn bão nước đã đổ về đằng ấy, thế là ta biết đất dốc về đằng ấy, đất dốc
bao giờ cũng đổ xuống bãi chứ không thể dốc lên núi. Bây giờ đi tìm con, ta đi
theo vết con bão nước, cả nhà ta sẽ đi, bao nhiêu ngày không tính, cứ ra tới bể
mới thôi. Thế là cả nhà đi. An Tiêm đeo cái ống nước dài như chiếc đòn ống,
lưng giắt dao, hai tay xách hai cái lao trúc. Nàng Hoa theo sau, vác những buộc
dây thịt khô, những bọc măng khô. Cái Gái đeo thêm cái mo nang bọc xống áo. Đi
suốt mấy ngày, đêm ngủ lại đâu thì đốt lên đống lửa to. œớc Mon còn sống ở rừng
nào, trông ánh lửa mà tới. Nhưng, được hai hôm theo vết bão đổ rừng thì thấy
không còn nhận được ra đi theo ngả nào nữa. Càng đi, vết bão còn lại càng ngổn
ngang, tan hoang, không thành đường ống thuốn băng từng khúc rừng như chỗ gần
núi trong kia. Rừng đổ chồng đống và con nước tràn qua mới chỉ ít lâu mà các thứ
dây leo đã lại quấn quít xanh rợn lên, các sườn rừng cỏ tranh đã lại ngùn ngụt
cao ngang người. Không còn dấu tích gì. Cái mong gặp Mon trên dòng nước phá của
cơn bão không còn như lúc mới nghĩ. Biết theo lối cây đổ nào mà đi bây giờ? An
Tiêm bảo Nàng Hoa:
- Ta cứ đi thẳng vậy.
Vất vả, dò dẫm từng bước. Những buộc thịt khô chỉ đề phòng mà thôi. Ngày ngày
đôi khi dừng lại, ai cũng ngắt lá ngót, đào măng, bắt hươu, bắt ăn thịt con cầy,
con nhím, con lửng lợn, con lửng chó, con kỳ đà. Chỗ thịt khô mang theo để dành,
chỉ ăn đến những khi không kiếm được. Thế mà cũng vơi dần, biết là đi đã xa rồi.
Đêm nào cũng đốt lửa. Có những đêm không ai ngủ. Trông ra bóng rừng chập chờn
xung quanh, hồi hộp như sắp thấy Mon đến. Nhưng đến sáng, cũng chẳng thấy. Hôm
sau, lại đi. Những đêm mới đi, lúc nào tắt lửa thì trời tối bưng. Bây giờ bóng
rừng suốt đêm loang lổ ánh trăng. Rừng đã thưa, cứ mỗi hôm lại dấn lên đi nữa.
Rừng thưa rồi đến khi thấy rừng thấp xuống, những lớp cây mọc càng rải rác ra,
rồi không còn gặp một chỏm núi nào. An Tiêm đoán:
- Có lẽ sắp ra chỗ đất phẳng. Nàng Hoa im lặng. Nhưng trong lòng lại ngỡ như ra
được chỗ đất phẳng, biết đâu chẳng gặp được con.
Mỗi đêm đến chỗ ngủ, Nàng Hoa chất một đống củi to hơn, đống củi nuôi lòng mong
đợi ấy cháy thâu đêm. Chỉ thấy hết đêm lại đến những buổi sáng vắng im như tờ.
Một hôm, mới bảnh mắt, rừng đã sáng choang. ánh mặt trời lọt lá thưa rỏ xuống tận
mặt cỏ. Trước mặt bao la những vùng cỏ tranh cồn lên. Trong luồng gió mát, con
hươu phởn phơ đi từ đằng xa đã trông rõ. Cảm thấy một điều lạ sắp xảy tới. Tự
dưng, ai cũng vui vẻ hồi hộp. An Tiêm đi trước, bỗng đứng dừng. Nàng Hoa và Gái
vừa theo kịp. Cả ba người trông ra, thấy một quang cảnh khác hẳn từ khi ra đây
chưa được thấy. Dưới kia, tít đến tận chân trời, trải man mác một màu xanh, đôi
chỗ loáng một khoảng trắng nước. Từ trong lòng đất các chân rừng, nước chảy ra,
nhuyễn thành một vùng lầy bao bọc những bãi sậy liên tiếp xen khít chân nước,
màu xanh càng mênh mông một hoang vắng. Mọi người đương vui quá. An Tiêm cảm thấy
tràn đầy quanh mình hơi nước biển nồng mặn đã quen từ khi tấm bé. Mùi biển ôm
quanh mình. An Tiêm trỏ tay:
- Mình trông thấy ngoài khơi kia không, ngoài ấy là bể Đông. Thế là ra đến bờ bể
Đông. ở lại đây được rồi, mình ạ. Nàng Hoa đăm đăm nhìn ra xa... Rồi hỏi:
- Chỗ sông Cái, Bãi Lở quê mình có ở bể Đông không? An Tiêm nói:
- Không, quê nhà ta phía rừng sau lưng, quê ta trông ra bể Đông.
Bỗng nhiên, nước mắt Nàng Hoa sa xuống. Ngỡ như đến một quang cảnh khác đi thì
có hy vọng thấy Mon, nhưng bây giờ nghe nói thế, biết bể Đông với quê mình hai
phía khác nhau, tưởng như lại càng xa hơn. Bao nhiêu lâu nay mong ước... Mong ước
lại được như nhà mình ở ven sông Cái. Chao ơi, cái tiếng gà eo óc gáy dồn đêm
cuối cùng nghe trong cửa sông bây giờ nhớ lại vẫn thấy như chiêm bao. Một đời
đã đổ mồ hôi làm nên nơi ăn chốn ở thành chòm thành xóm thì không bao giờ quên
được. Huống chi ở nơi luồng nước dữ dội quanh năm vật vã thay dòng, con sóng
cũng quăng mình như con trăn, vào khi giao mùa nước lũ chuyển dữ đến cả rừng
con nước ngông nghênh ngóc lên tàn phá. Nhưng người đã chặn lại, giành đất cho
người sinh sống. Thế rồi những bãi cây bông cao hơn trượng, quả bông to bằng quả
vả, nứt ra từng đấu bông đẹp như tơ, những bãi mía cây dài bằng cột nhà ép lấy
mật trong và ngọt, những bãi vải quả trĩu đỏ như mâm xôi gấc, bờ bãi và nhà cửa
chen kín hai bên bờ sông. Mong ước có khi lại được thế - mong ước có ngày lại gặp
con. Đến đây, gặp đất phẳng, gặp bể, vừa nghĩ có khi cả nhà ta bỏ sức lại làm
nên cơ ngơi như ở Bãi Lở. Nhưng thế là đến đây cũng chẳng gặp con. Đến bờ bể
Đông lại xa quê mình hơn. Cái gió mát trước mặt tự dưng hóa lạnh. Gió trong núi
đằng sau lưng, gió từ vùng người ở quê thổi ra, gió có hơi người ấm hơn. Thấy
Nàng Hoa đương vui lại buồn quá, An Tiêm nói:
- Rồi ta lại đi tìm nữa. Trời mà còn để cho con ta chứng sống, thế nào cũng có
ngày gặp nhau.
Nghe An Tiêm nói thế, Nàng Hoa lại nhớ lại có lần An Tiêm đã đinh ninh nói vậy.
Bấy lâu, Nàng Hoa vẫn cố dấn làm thế. Không khóc, không than thở, bao nhiêu
thương nhớ đứa con đầu lòng đều đổ vào công việc sửa soạn đi tìm con, như lần
này. ừ, mới đi, rồi còn đi nữa, trời mà để cho con chứng sống, thế nào cũng có
ngày... Nàng Hoa lại thấy lời nói ấy là phải.
- ...Thế nào cũng có ngày gặp con, mình ạ. Đến bờ biển, đêm đầu tiên An Tiêm đốt
một ôm lửa trên đỉnh gò. Từ hôm ấy, Nàng Hoa và Gái theo lệ, đêm nào cũng đốt một
đống củi. Không phải sợ ở trong bóng tối thì thú rừng đến vồ mồi lầm lẫn. Mà đốt
lên cho thấy bóng sáng, ngộ may Mon ở đâu thấy được ngọn lửa của bố mẹ. Mon lần
tới. Từ đây, mỗi đêm trông thấy ngọn lửa cũng là nuôi lòng mong mỏi. Lửa đêm đốt
trên gò cũng như lửa rấm trong bếp, không bao giờ tắt. Thế là lại bắt đầu những
ngày tấp nập, nhộn nhịp ở chỗ mới
- dù cho nhà chỉ còn có ba người. Trước mặt, ngút ngàn bãi sậy liền ra đến biển.
An Tiêm chọn gò đất cao, dưới bóng mấy cây vàng tâm. ở chỗ phẳng không cần làm
nhà sàn như tổ chim trên cây. An Tiêm dựng một nếp nhà tranh
- tựa những nếp nhà xưa kia ở Bãi Lở. Hôm cái nhà đã lên tường rồi sắp nóc, An
Tiêm đứng ngắm, tưởng mình đứng ở giữa đất Bãi Lở, trong xóm ven sông. Không biết
bây giờ ở đấy thế nào? Hay là nước lũ về cuốn đi hết rồi.
An Tiêm nghĩ mình như ong chúa, ong chúa đi mất, thế là tan đàn. Mỗi lúc nghĩ về
Bãi Lở, lại thoáng qua một nét buồn ấy. Nhưng bao giờ An Tiêm cũng cố khuây đi,
và cứ lao mình vào mọi việc quanh mình thì tưởng như lại gần gũi Bãi Lở. Cái
nhà tranh gọn ghẽ, chắc chắn, cả nền đá và tường đá tảng xếp. Phía nào đứng
cũng không trông thấy, phải vào gần đến gốc vàng tâm mới nhìn ra bức tường đá
và rõ cái nhà ở trong. Tường đá xếp tròn trôn ốc, xoay xung quanh nhà. Đá to đặt
từ dưới lên quá đầu, đến lượt đá dăm bằng nắm tay, như vảy con cá trắm xanh.
Cái tường đá dày rộng có đến hơn sải chân. Trèo lên lưng tường thấy hở ra một lỗ.
Mỗi ngày, khi người ta đã vào cả bên trong, lại vần một tảng đá to ra, lấp lại,
như rào cổng. Con trăn không lần được lối quăng mình vào, con hổ ban đêm cũng
chỉ đi ngoài tường được thôi. Cái nhà ba gian ba mặt vách đất nện. Trong nhà, mỗi
góc xếp một ổ cây sậy phơi khô, ngồi vào sậy vỡ lạo xạo. Ngoài đầu nhà đào cái
vũng sâu làm giếng. ở vùng biển nước mặn mà ngay sát bờ, chỉ khoát sải tay đất,
đã tới mạch nước ngọt - nước chân đồi, ngọt mát và trong. Khác Bãi Lở, cửa liếp
đan phên và mái nhà ống sậy. ở sông Cái, mái và phên vách bằng lá mía. ống sậy
phơi khô xếp chất ngất chồng cao hơn đầu người, trên cùng phủ một lớp lá dài.
Qua vài trận mưa rào hay mưa dầm rả rích, đống lá xẹp xuống, bết lại, mốc xám,
còn lại một đệp mái dày. Mái sậy bền hơn mái lá mía. Bây giờ mới được nhà ở tử
tế có vách, có mái, khỏi chui rúc như chim ngủ cành cây. An Tiêm và Gái ở rừng
ra. Vắng Mon, Gái đã biết đi rừng với bố, biết phóng thạo lao trúc, nhiều lần
được hươu. An Tiêm vác bó bẹ móc rừng. Gái đeo trên vai buộc lá ngót. Dạo này
được nắng, hôm nào An Tiêm cũng lấy về những bẹ móc già, phơi khắp trên mặt tường.
Hai bố con leo lên lỗ cổng đá, chui vào. Trong nhà, Nàng Hoa đã biết bố con về
từ lúc nãy - dù chưa trông thấy. Vì mỗi khi về đến chân đồi, bao giờ Gái cũng
hú gọi mấy tiếng. Bên trong tường đá, Nàng Hoa hú đáp lại. Nàng Hoa đương lúi
húi tõe ngón tay chải ra từng sợi móc. Bẹ móc đã khô, đem hòn đá đập mềm ra. Sợi
móc đen, sợi móc nâu, từng sợi cứng như cước, mà dai. Ngày ngày, Nàng Hoa ngồi
đạp móc rồi gỡ ra, xếp thành một đệp. Từ khi còn ở đỉnh núi, gặp được cây móc rừng,
Nàng Hoa đã có ý lấy cây móc tết làm xống áo, dây móc khô cũng tết thành vải được.
Nhưng rồi năm tháng qua lại, ở đâu cũng chỉ những vất vả túi bụi kiếm cái ăn,
chưa một lúc thong dong mà làm được cái nhà có mái. Đến khi kiếm được bẹ dứa dại
đem phơi khô bện lại để mặc và làm khố, lại thấy cũng tạm được. Bẹ dứa dại, bện
chóng tã ra, song không phải khâu. Nhưng đến đây không tìm được dứa dại, xống
áo chỉ còn hình thù thế, cái nào cũng rách bươm bướm cả. Vợ chồng An Tiêm bàn
nhau phải làm cái mặc bằng dây móc. Làm được cái mặc bằng dây móc thì chắc bền.
Vùng này sẵn cây móc điều, tìm rừng nào cũng có. Mỗi lần đi rừng, An Tiêm và
Gái lại móc bẹ móc, thỉnh thoảng vác về. Lấy được nhiều sợi móc rồi, đi cắt sậy
lợp thêm lên mái phòng mùa mưa tới. An Tiêm cắt sậy dưới bãi lầy. Những hôm xuống
bãi biển, An Tiêm lại mò cá, bắt sò, bắt ốc. ở những chỗ trũng, thường gặp từng
đàn cá, những đàn cá ngừ, cá bẹ ăn nổi đông như kiến đen trong nước, thò tay bắt
chỗ nào cũng được. An Tiêm đem cả về những con ốc xoắn xuýt trắng ngà như bẹ
cau nõn. ốc to để làm tù và thổi. ốc nhỏ, cái Gái có một đống để bày, những vỏ ốc,
vỏ sò, vỏ ngán - cứ đổ ra đấy rồi tự nhiên thành đồ dùng trong nhà. An Tiêm lại
nhặt những chiếc ốc đẹp hơn để lên tường đá. An Tiêm thường đứng lặng, ngửa mặt
lên trời, nghĩ rằng:
“Đến được đây, trời dần sáng ra rồi, trời mở cửa cho ta rồi. Dù cho cả nhà còn
có ba đầu người, ta cũng sẽ làm cho bãi biển này thành như Bãi Lở. Biết đâu, rồi
cũng có người đến đây". Những ý nghĩ về đồng bãi, về làng xóm và người ở
nơi hoang vắng, An Tiêm thường xếp đặt, ước thử, trước sau lo làm nên như thế.
An Tiêm lội xuống nước. Mùa lạnh cá cũng sợ rét, kéo đàn xuống phía nam. Bây giờ,
trời nắng trở lại, những đàn cá về, ăn đứng một nơi, có giống cá mối suốt ngày
kiếm ăn đáy biển, mãi đến khuya hết nóng mới ngoi lên mặt nước. Lúc ấy, An Tiêm
đương lội ra cắt sậy. Trông thấy trong những vũng nước có gì động đậy lổm nhổm
luồn ra xa như những làn sóng ngầm gợn trong đất. Thoạt trông, An Tiêm tưởng có
cá sấu rúc mồi dưới bùn. Cá sấu và rái cá thường ăn bọn, một lũ cùng cắm đầu xuống
bới bùn, xa trông như làn sóng đất. Những làn sóng ấy cuồn cuộn chạy nhanh thật
lực. Khi con cá sấu nhô ra khỏi bùn, quay đầu lại, thì cá sấu đã ở tít xa. An
Tiêm đuổi hụt nhiều lần. Lúc ấy lao phóng trúng vào lưng cá sấu, lao bật như đụng
vào đá. Chỉ có đâm trúng vào mắt, vào họng, cá sấu mới quỵ. An Tiêm đứng lại,
nhìn quanh. Phải cẩn thận lắm. Vô ý giẫm vào cá sấu phục trong bùn, có thể mất
cả ống chân. Nhưng có lẽ đây không phải đàn cá sấu đương đi. Làn sóng đất này
nhè nhẹ lướt ra... An Tiêm rón rén lội theo. Rồi đứng yên. Đứng yên như thế một
lát, những gợn sóng trong nước bùn đục lại ngoằn quay lại, ngoằn đến ngay trước
mặt. Rồi sóng nổi lên, trông rõ cái đầu gồ gồ trong bùn. An Tiêm ngắm kỹ rồi
dang thẳng cánh tay, thọc cái lao trúc xuống đúng đến ngọn sóng đất vừa gồ lên.
Bùn tóe ra. Một con cá lờm đen sì, bụng trắng nhả nhoi lên mặt bùn. Mũi lao đã
xuyên ngang mình nó. Con lờm, giống cá không vảy, như cá trê ở trong đầm, nhưng
cá lờm sống vùng nước lợ. Con lờm này dài bằng sải tay. Một con ấy, một xách nặng,
cả nhà ăn thừa. Thịt cá lờm nướng, thơm điếc mũi. Gái kêu lên:
- Cá lờm ngon quá! An Tiêm bảo con:
- Xương cá lờm thẳng, đem làm kim khâu tốt hơn kim tre. ồ, mấy hôm rày mẹ mày
đương đi tìm cái kim khâu...
Nướng cá xong, cả nhà ngồi cùng xé ăn. Nàng Hoa đương ăn, bỗng nghẹn ngào trong
cổ. Nàng đứng dậy, ra ngoài giếng, lấy cái gàu mo nang kéo nước. Nước mắt Nàng
Hoa rơi trong gàu nước. Từ ngày ra đây, hôm nay mới được ăn miếng cá nước lợ
ngon ngọt như cá sông, thế mà không có con trai cùng ăn. An Tiêm nhìn theo Nàng
Hoa, An Tiêm biết Nàng Hoa đã ra khóc thầm ngoài ấy. Nàng Hoa vào, An Tiêm tảng
lờ như không biết, An Tiêm giơ cái xương cá to thẳng nhọn như cái gai tre lên,
cười hỏi:
- Đố mình biết cái gì đây? Cái Gái không được nói trước đấy. Nhưng cái Gái cứ
nói leo:
- Xương cá lờm! Nàng Hoa cũng lây cái vui của hai bố con:
- Xương cá chứ cái gì! An Tiêm xua xua, cười to:
- Cái xương cá thì trẻ con cũng biết rồi. Còn là cái gì nữa?
- Thế cái gì, hả bố? An Tiêm mới thong thả, cắt nghĩa:
- Vừa bảo lúc nãy mà mày đã quên rồi. Cái xương cá lờm còn để làm kim khâu,
xương cá lờm thẳng, chỉ có xương cá lờm mới thẳng thế, thật là cái kim, mà kim
tốt lắm. Vừa cứng, chẳng bao giờ gãy, tốt hơn kim tre nhiều. Thế này nhé, mỗi đầu
xương đục một lỗ xâu chỉ, một con cá to thế này được mấy chục cái kim. Thế là
có kim khâu rồi. An Tiêm mài bẹt cái đầu xương cá lờm, lấy gai tre và dùi đá
dùi một lỗ. Cái kim ấy xâu được sợi móc. Nàng Hoa khâu ríu thành từng miếng vải
móc, buộc túm cạp, thành cái váy khép. Đầu tiên, Nàng Hoa làm váy áo cho con, rồi
khố, rồi thắt lưng cho chồng, rồi cho mình. An Tiêm mặc cái khố buông lá tọa sợi
móc. Thôi, bỏ cái khố dây. Quần áo, váy lùng nhùng, bùng nhùng, cả nhà đen sì
như họ nhà gấu. Có lẽ thật buồn cười, nhưng người trong cảnh thì không ai cười
được và chỉ mừng nghĩ đã tìm được cái để đắp vào người, chắc và bền. Đến mùa
giá buốt, lúc đi kiếm ăn xa đống lửa sưởi, chỉ phải khoác thêm mảnh vỏ sui lên
mình. Mấy cái xống áo cũ còn sót lại từ khi ở quê ra, đã lả tả từng mảnh, từng
mụn. Nàng Hoa lấy dây móc vá lành lặn cẩn thận.
Rồi tự nhiên, không ai dám mặc đến nữa. Những của quý ấy khác nào các thứ áo mồi
để có đi hội mới được mặc. Thế là Nàng Hoa lấy ra mấy miếng vải móc, bọc tất cả
lại đem treo lên hốc cột thêm một gói, như năm trước còn ở rừng đã treo thế. Những
của nả còn lại từ đất quê, giữ cho cẩn thận - vẫn tưởng thấy mình gần gũi với mọi
người trong quê và cũng như không lúc nào lòng người nguôi được nhớ thương. Rồi
mùa gió lạnh đã đến trên bờ biển. Ngang trời, từng đàn sếu, đàn bồ nông lặng lẽ
bay qua. ở chỗ mênh mông này, ngửa mặt lên, lúc nào cũng nhìn thấy trời nắng,
và mưa, và trăng sao, ngày tháng và trời đất rộng rãi, thảnh thơi, không âm thầm,
ủ dột như trong rừng sâu, nhưng mà hoang vắng quá, cho nên cứ mỗi lần những đàn
sếu, đàn bồ nông theo gió bấc lang thang bay qua, đàn chim đến tránh rét ở những
cửa sông và bờ biển ấm áp, làm cho người nhìn theo cũng nhộn nhịp nỗi vui được
thấy chim bay, nhưng rồi lại buồn ngay vì thấy mình vẫn đứng đây.
Ngày tháng qua. Cái váy khép mảnh, cái áo bằng dây móc đã bóng nhẵn, và cứ càng
lâu ngày càng cứng lềnh kềnh. Con người vùi trong cảnh hoang dại, tưởng không
còn biết ngóc đầu. Những vất vả hằng ngày, đã ghê gớm đến không còn biết con
người có khi còn biết quay mặt nhìn phía nào được nữa. Nhưng lúc nào vợ chồng
An Tiêm cũng nhớ con, cũng hy vọng có ngày gặp được, cũng như tin trời đã mở cửa
rồi mỗi ngày mỗi sáng ra. Mỗi lần Nàng Hoa khóc, An Tiêm lại khuyên can:
“Mình ơi, ta sẽ đi tìm nó". An Tiêm lại sửa soạn đi tìm. An Tiêm tính: cơn
bão trong núi đã thúc con nước ra tận đây, biết đâu Mon cũng đương ở cùng phía
bể này với bố mẹ. Ta sẽ đi cả hai phía, lần này đi xa hơn. Nhưng chưa nghĩ được
cách đi thế nào. Một hôm mát trời, An Tiêm và Nàng Hoa với Gái đương ở trong
nhà nghe tiếng quàng quạc trên không. Vội chạy ra, thấy mấy con chim đương từ
biển bay vào. Những con chim trắng đầu và cánh đốm đen. Tiếng quàng quạc không
phải tiếng hót, mà đấy là những con chim đương vừa kêu vừa giằng nhau cái mồi
trên không. Chẳng hiểu tha từ đâu đến, chúng nó đương kéo nhau đạp nhau đánh
nhau giữa trời. An Tiêm biết đấy là giống chim biển, vốn phàm ăn. Tung cả con
chuột sống lên, chim cũng đỡ hai chân và rỉa ăn hết cả con chuột trên lưng chừng
trời. Chúng nó đã đuổi nhau tranh ăn từ đâu rồi bay quá cánh vào đây. Xâu xé hết
mồi, chúng lại nhào ra biển, như đi kiếm nữa. Gái kêu to:
- ›! Chim ỉa! Chim ỉa! Rồi Gái chạy ra phía đầu đồi, như đuổi theo. Cả nhà đã
ra, cứ đăm đắm đứng nhìn những con chim đương vút ra khơi rồi chập chờn lấp vào
sóng biển đằng ấy. Trên mặt An Tiêm ánh lên một nét rực rỡ khác thường. An Tiêm
nói:
- Con sếu, con bồ nông chỉ là chim trú chân bay qua thôi, còn chim bể đến đây tất
người đến. Có khi sắp có thuyền đến. Có khi đằng kia có người ở cũng nên. Thuyền
hay người thì đằng nào cũng là điềm lành đến với ta. Chim đến rồi, có chim bể đến
ở đảo này rồi. Giữa lúc ấy, Gái từ gốc cây chạy vào. Bàn tay Gái ngửa lên, giơ
ra trước mặt:
- Cái hạt gì, cái hạt gì ấy, đây này. Trên tay Gái lấp lánh mấy hạt, như hạt
bí, đen nhánh. Những hạt ấy vừa rơi xuống từ trong đàn chim bay qua. An Tiêm cầm
từng hạt miết ngón tay xem đi xem lại.
- Bố cũng không biết hạt này. Nhưng chắc đấy là đàn chim ăn quả rồi để lại cho
ta hạt. An Tiêm đem những cái hạt ấy vùi xuống chỗ đất ẩm, cạnh vũng nước giếng
đầu nhà. Rồi mùa mưa rét lại đến. Rồi những ngày nắng lại tiếp theo. Có cái ăn,
có cái mặc khỏi chết rét, mùa này qua mùa khác lặng lẽ như buổi sáng đi, buổi
chiều đến. Một hôm, cái Gái chợt nhìn thấy trong đám đất ẩm ven giếng nảy lên
xanh tròn mấy cái lá. Gái kéo mẹ ra xem, Nàng Hoa trầm trồ đoán:
- Cây bí! Cây bí! An Tiêm ra, càng đoán rõ hơn:
- Cái lông lá nó trắng bệch, có lẽ bí đao. ại thôi, nếu thế nhất định đằng kia
có người ở, lũ chim đã cắp trộm bí của người trồng tha đến đây ăn rồi. Cả nhà
còn bàn tán mãi đến chiều. Ai cũng rộn rịch như có người sắp đến nhà mình. Rồi
tự dưng, một lúc, thấy cái Gái hớt hải chạy từ bờ biển vào. Gái kêu to:
- Có người, có người, bố ơi! Bố mẹ cũng chạy xộc ra.
- Người ở đâu? Người đâu? Gái đứng một lát mới nói được:
- ở ngoài bể. Nhiều lắm, một đoàn. Ba người cùng hấp tấp chạy ra. Đến bãi cát,
trông lên cả một vùng trời nước đương vào hoàng hôn vàng rực. Đằng chân nước,
lô nhô những cánh buồm xám, một đám thuyền sấp bóng mặt trời, xám đen. Những
cánh buồm to rộng, thong dong giương trên nền trời. An Tiêm lặng người. Nước mắt
Nàng Hoa lã chã xuống hai má mà không biết. Nàng Hoa nói:
- Mình ơi, đoàn thuyền này nhiều lắm. Làm thế nào cho đoàn thuyền biết ta ở
đây?
- Thuyền đương đi thế là thuyền đương vào đảo rồi.
Nhưng giữa lúc ấy, cả đoàn thuyền vụt biến mất trên mặt nước vàng phẳng lặng,
không một gợn sóng. An Tiêm kêu lên:
- Không phải thuyền, đấy là đàn cá ông voi. Đôi khi, cá ông voi đi đàn nhô đuôi
như những cánh buồm trên mặt nước. Nhưng phải một lúc lâu lắm, không thấy gì nữa,
mới ủ ê trở về. Khi có những trận mưa lớn đầu mùa, dây bí đầu nhà nở ra trong kẽ
lá những cái hoa bằng hoa mướp, năm cánh trắng nhỏ, rồi chẳng bao lâu, hoa héo,
dưới cánh nhô lên những quả tròn như quả bưởi, vằn vèo xanh chỗ đậm chỗ nhạt.
Quả lớn dần, to nần nẫn trong khe đất. Chớm đến độ nhạt nắng, những dây bí vàng
hết lá, cả những nhánh dây bò lan trên đất, trên sườn tường đá cũng quắt queo
vàng sậm. Những quả bí thô lố to, mỗi hôm một xanh đen, mỡ bóng, lúc lúc một
khác mắt. Vỏ quả xanh như thế, không phải bí trắng, không phải bí ử, không phải
dưa hồng. Nhưng cũng chịu không ai biết giống bí gì, dưa gì. An Tiêm chỉ đoán:
- Dây héo thế là quả già đương chắc, sắp hái được. An Tiêm gõ, thấy vỏ quả cứng,
tiếng kêu giòn trong. Bấm móng tay, có nước mọng tứa ra. Nàng Hoa cũng ra theo.
Chỉ có Gái hôm ấy đương sốt, phải nằm trong nhà, mẹ không cho đi. An Tiêm rút
con dao cùn liếc hai lần trên mặt quả xanh đen tròn rồi nói:
- Vỏ bí cứng mà gõ kêu tiếng đã khô thế là quả già rồi. Ta bổ thử một quả xem.
An Tiêm ấn hai tay, con dao thút vào, chẽ đôi quả ra. Màu vỏ xanh đen chỉ chớm
ngoài rồi đến ngay lần cùi trắng bạch và suốt qua bên kia, một lớp ruột đỏ hây
xếp vòng tròn ở giữa lổn nhổn hạt đen hạt trắng. An Tiêm nhấc hai nửa quả lên,
áp vào mặt mình, rồi mặt Nàng Hoa thấy toát mùi thơm mát lạ lùng. An Tiêm mơ
màng nhìn xa, rồi nói:
- Ngày trước, thường nghe người già kể ở ngoài bể Đông, không biết phía nào, có
giống dưa đỏ, thơm và mát, một miếng dưa bằng một miếng thuốc, đương trời oi
nóng, ai ăn một miếng thì tránh khát được cả một ngày đường nắng. Hôm nay được
thấy dưa đỏ, có lẽ dưa đỏ ngoài bể là như thế này đây.
Rồi cắt dưa làm nhiều mảnh, cầm một miếng dưa đưa lên miệng. Mùi thơm ngọt mát ở
miếng dưa tỏa ra khiến Nàng Hoa cũng cầm lên ăn ngay. Trong khoảng khắc, hai
người đã ăn hết một quả. Nàng Hoa cười, nước mắt ròng ròng xuống má:
- Mình ơi, có khi dưa này của con trai nhờ đàn chim gửi đến cho ta. An Tiêm
nói:
- Đàn chim từ bờ bể phía kia bay tới. Ta sẽ đi về phía ấy tìm con. Nàng Hoa
mang vào nhà cho Gái một miếng dưa. An Tiêm nói:
- Con ăn đi, dưa này ăn khỏi sốt. Gái cầm miếng dưa ăn hết ngay. †n xong, ngủ một
giấc, đến chiều đứng dậy, bước ra sân. Mặt đã khỏi đỏ dừ, hết sốt thật.
- Quả là các cụ nói không sai, nhà ta gặp được quả quí rồi. Mùa đầu tiên, hái
được bốn quả dưa, ăn hết ngay.
Tất cả hạt, Nàng Hoa đem gieo khắp chân đồi xuống tận dưới bãi cạnh bờ bãi sậy.
Chẳng bao lâu lại mọc đầy, lá dưa xanh xanh như ruộng mạ. Từ khi được ăn dưa
ngon, Nàng Hoa cảm thấy trong lòng một tin vui mơ hồ mà gần gũi. Quả dưa, chỉ
quả dưa thôi, mà sao Nàng Hoa lại tưởng như sắp có người tới, sắp gặp được người.
ở đâu đây, Mon còn sống, trên bờ bể này hay ngoài bờ bể này, có phải Mon vẫn sống,
có phải Mon đã trồng được những quả dưa ngon đến như thế. Có phải vì lòng cha mẹ
đêm ngày thương nhớ con đã xui con máy mắt, nóng ruột, có phải con đã cho những
con chim đến đây thả hạt dưa xuống. Những quả dưa ngon ngọt ấy khác nào tin báo
cho bố mẹ biết: Con đây, con sống đây, con lạy bố mẹ! Con lạy chào bố mẹ! Nàng
Hoa mơ một ngày, vợ chồng đến một bãi biển phương trời kia, bỗng thấy Mon ở đấy.
Dù sao, trong mong mỏi, dẫu cho mong manh, mơ hồ đến đâu, cũng phảng phất cái
hy vọng đợi chờ. Sắp đến mùa dưa đỏ. Trông ra khắp nơi, quanh đồi, mới thấy
xanh đậm hôm trước, thế mà bây giờ, dây lá đã vàng xọng, rồi trong đám héo hắt ấy
nhô lên những quả dưa thô lố, nhẵn như những hòn đá cuội to tướng ai vừa khiêng
dưới suối lên bỏ đấy. An Tiêm dặn:
- Hôm nào được dưa già, mình với con hái cất vào nhà, ủ dưới cát, để chỗ mát
cho khỏi thối, rồi ăn dần. Nàng Hoa ngạc nhiên vì lời dặn, hỏi lại An Tiêm:
- Mình bảo sao? An Tiêm nói, thiết tha:
- Bây giờ sắp có gió bấc, gió bấc đưa được thuyền xuống phía nam, tôi đi tìm
con.
- Đợi ăn lứa dưa này đã...
- Không, mưa nắng có thì, không biết thế nào, thấy gió bắc về, phải đi ngay cho
được gió... Nàng Hoa mừng rỡ, hỏi:
- Chúng mình cùng đi a? An Tiêm nói như tự nhiên, không để ý câu Nàng Hoa hỏi:
- Ừ, tôi đi. Dọc xuống bờ đằng kia, chỗ nào men lên bộ được thì tôi lên, chỗ
nào đi thuyền được thì đi. Nàng Hoa buồn hẳn, hỏi khẽ:
- Mình đi một mình à?
- Ừ, tôi đi một mình.
- Tôi tưởng...
- Không, tôi đi một mình thôi. Nàng Hoa rơm rớm nước mắt, thế nào cũng có ngày
đi tìm con, đây là ý nghĩ nung nấu trong lòng, nhưng Nàng Hoa vẫn ngỡ: cả nhà
cùng đi, như lần ở núi xuống, cả nhà cùng đi. Bây giờ An Tiêm bảo đi một mình.
Nàng Hoa bàng hoàng. An Tiêm nói:
- Tôi đã tính thế này rồi. Mẹ con mình cứ ở đây. Không nên đi cả ba. Tôi đi rồi
tôi về. Nói cho thật đến nhẽ, tôi đi lần này mà có mệnh hệ nào, rồi mình lại đi
tìm con. Chứ bây giờ đi cả nhà thì không nên, mình ạ. Có làm sao thì chỉ đi tìm
con được một lần thôi. Có thương nhớ, có lo thì để bụng, phải nén cái thương,
cái lo để đi tìm được cái mong ước của ta. Đầu tiên, Nàng Hoa kêu lên:
“Thà đi cả nhà, thà chẳng may mà chết cả nhà còn hơn...", thế là nước mắt
lại ròng ròng xuống, nhưng Nàng Hoa đã nghĩ lại ngay. Nàng Hoa im lặng. An Tiêm
nói bao giờ cũng phải. Nàng Hoa vẫn không thể tưởng đến rồi ra có một khi hai mẹ
con lủi thủi ở lại đây một mình, còn An Tiêm cũng một mình một cây gỗ rỗng,
chìm nổi với sóng gió ngoài kia. Nhưng đấy là đi tìm Mon. Mà đi tìm Mon thì cái
gì làm được cũng làm tất cả.
Thế là Nàng Hoa nguôi lòng, nghe ra và lại lặng lẽ sửa soạn cho An Tiêm đi. An
Tiêm vào rừng chặt về những cây vầu đại, dài có đến mấy chục sải chân. Cây vầu
đại to đốt bằng mấy dóng bương, dóng tre. An Tiêm đã nghĩ ra cách đóng bè đi từ
lúc còn loay hoay thả cây gỗ trên sóng. Bè nhẹ, chịu được sóng, được gió, trôi
nhanh. Mà làm bè cũng chóng, thế nào cũng còn kịp đi nhờ mùa gió này. Chẳng bao
lâu, một cái bè ken mười tầng vầu già không óp, nức toàn mây, dài như cả nếp
nhà, đã lồ lộ nằm ngoài bãi cát. Trên bè, lại đủ thứ: thịt sấy và nước uống, cả
cái tù và ốc to tướng. Tất cả các thứ đều buộc chắc, bọc lá chuối, sóng tràn
hay lật bè cũng không sao. Ngày An Tiêm đi, cả Nàng Hoa và Gái, hai mẹ con cũng
ra đẩy bè xuống nước cho An Tiêm. An Tiêm lại đi, Nàng Hoa vừa nghĩ thế, không
nao núng, không khóc. Phải nén cái thương, cái lo để đi tìm được cái mong ước của
ta. An Tiêm cầm cây sào trúc cắm xuống bùn, đẩy bè ra. Mới vài tay đẩy, bóng
người đã nhấp nhô trong bãi sậy xào xạc ngoài kia. Bên tai Nàng Hoa vẫn vẳng
câu nói của An Tiêm:
“Mình với con ở lại giữ con dao này, cái sừng trâu lấy lửa này. Phải nén cái
thương, cái lo..." Người đã dời xa trên mặt nước nhưng vẫn trông thấy, làm
cho nỗi buồn cứ day dứt, xót xa, mà không dám khóc. Thế nhưng, đến lúc cái bè
đã ra khỏi làn nước bùn đỏ ở bờ sậy, đi vào khoảng trời biển nhấp nhô, mới đầu
còn lúc tỏ lúc khuất, rồi không thấy gì nữa, cái Gái bật khóc òa kêu to:
- Bố ơi! Nàng Hoa tự thấy mình lúc này phải trách nhiệm như có An Tiêm. Nàng Hoa
nói:
- Con nín đi. Bố đi gọi anh con về mà. Làn sương từ cuối biển dâng lên, mờ khắp.
- Bố đâu? Bố đâu rồi? Mẹ vuốt tóc con, dịu dàng nói:
- Bố đi gọi anh Mon về. Con nín đi. Gái nín lặng. Gọi được anh Mon về ư? Ngẩn
ngơ. Gái mỉm cười nhìn mẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét