Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Vũ Thành An
Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải
Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia
đình di cư vào Nam. Năm 1954 học tại trường tiểu
học Ðỗ Hữu Phương, Saigon. 1955 học lớp Ðệ Thất tại trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. 1956
lên Ðệ Lục được di chuyển cả lớp về trường Chu Văn An. Năm 1958 một lần nữa cả lớp
lại chuyển về trường Trần Lục học lớp Ðệ Tứ, sau khi đậu Trung Học Ðệ Nhất Cấp,
học hết lớp Ðệ Tam và một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Nguyễn Trãi vào
năm 1960 học lớp Ðệ Nhị.
Trong thời học sinh Vũ Thành An theo học nhạc lý với nhạc sĩ Chung
Quân, lúc đó cùng Ngô Thụy Miên, Đức
Huy. Năm 1961 ông
thi hỏng Tú tài nên về trường Hưng Đạo học
tiếp lớp Đệ nhị. Năm 1963, ông thi đậu Tú tài toàn phần. Trong suốt thời gian trung học,
ông đều tham gia hoạt động văn nghệ trong lớp từ ca hát, đóng kịch, đến làm bích
báo. Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là nhạc sĩ Chung Quân chê.
Trong thời gian học tại trường Hưng Ðạo, Vũ Thành An bắt đầu sáng tác nhạc các
ca khiúc mang tên Bài Không Tên Số 2, Bài Không Tên Số 6, Bài Không Tên Số 8.
au đó ông được linh mục Trần
Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền theo học Đại
học. Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Sài Gòn,
ở đây ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình
khúc thứ nhất, phổ thơ Nguyễn Đình Toàn, và nổi tiếng
ngay từ ca khúc đó; rồi cùng làm chương trình Nhạc Chủ Ðề với Nguyễn Ðình Toàn.
Những năm tiếp theo, Vũ Thành An viết nhiều Bài không tên khác. Năm 1965 ông bị chấn động
tinh thần vì cuộc tình bị gãy đổ, ông sáng tác bài Không Tên Cuối Cùng.
Năm 1967 gặp gỡ một mối tình lần hai, bị động viên nhập ngũ khóa 25 Sĩ Quan Trừ
Bị Thủ Ðức. Năm 1968 một lần nữa cuộc tình ấy lại gãy đổ, ông sáng tác Bài
Không Tên Số Hai. Năm 1969 ông lập gia đình.
Năm 1969, Vũ Thành An phát hành tập nhạc Những bài không tên.
Các tác phẩm của ông được yêu thích khắp miền Nam thời bấy giờ sau khi được nữ
ca sĩ Thanh Lan diễn đạt rất thành công trên làn sóng phát thanh, đại nhạc hội,
đĩa nhạc và nhất là phong trào du ca tại Quán Văn (sân sau của Đại Học Văn Khoa
Sài Gòn) cùng thời điểm với cặp song ca Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Người ta có
thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc ở Sài Gòn và
những thành phố lớn khác, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh.
Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh
đêm ba mươi và các Bài không tên gắn liền với giới trẻ thời ấy.
Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy
tài năng.
Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông tiếp
tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với
cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định
1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối
chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.
Ngày 30 tháng 4 1975, Vũ Thành An là người cuối
cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó ông đi cải tạo
suốt mười năm từ 1975 đến 1985. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những
Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981. Ngày 21 tháng 3
năm 1981, biến cố quan trọng nhất trong đời là rửa tội vào đạo Thiên Chúa. 1987
lập lại gia đình.
Trong thời gian đi cải tạo có nhiều lời đồn từ trong nước lẫn
hải ngoại, Vũ Thành An quy thuận cán bộ trại nên được quản giáo trại cải tạo ưu
đãi và cho về sớm trước các đồng đội, không rõ chuyện này có thật hay không.
Như một chuyện kể điển hình sau đây:
– “Đêm 30-12-1980 trong không khí lạnh lẽo âm u của núi rừng
tỉnh Bắc Thái, trại cải tạo Phú Sơn tổ chức đón Giao Thừa. Sân khấu được dựng
trong sân, phía dưới sân khấu khoảng trên 2,000 người gồm thành phần quân, cán,
chính đang chịu cải tạo ngồi lặng lẽ trên sàn đất. Phía sau, xa hơn một chút có
22 vị linh mục ngồi co ro vì lạnh. Khi tiếng đàn nổi lên cùng với giọng sáo của
Tô Kiều Ngân thì Vũ Thành An xuất hiện, quỳ gối, đôi tay giang rộng, thành kính
kêu lên vui mừng : “Ôi ! Tôi không hiểu hạnh phúc này hôm nay vì sao mà
tôi có. Đó là nhờ công ơn trời biển của cách mạng mà tôi mới được thành người”.
“Đến khi qua Mỹ, Vũ Thành An đã có lời xin lỗi tất cả bạn tù…
vì “trong lúc yếu lòng”. Nhưng thực ra, đó chỉ là bề ngoài, tỏ ra ăn năn sám hối
bằng cách theo các vị linh mục học đạo tới bậc Thầy Sáu”….
Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ.
Năm 1996, ông
ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận
Portland, Oregon.
1996 theo học Thần Học.1999 được phong chức Ðọc Sách (Reader) và Acolyte
(thừa tác viên bàn thờ). Năm 2000, Vũ Thành An được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài
phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác
tình khúc và chỉ tiếp tục soạn các bản thánh ca, và tham gia các công việc từ
thiện.
CHUYỂN HƯỚNG SÁNG TÁC
Nhạc tình Vũ Thành An là một kết hợp của âm
điệu nhẹ nhàng, lã lướt với lời hát như quyện vào tâm hồn người
nghe. Thế nên từ cuối thập niên 60, tới đầu thập niên 70, một chuỗi sáng
tác của Vũ Thành An qua các nhạc phẩm “Tình Khúc Thứ Nhất”, “Em Đến Thăm Anh
Đêm Ba Mươi”, các bài “Không Tên” được giới yêu âm nhạc đón nhận nồng nhiệt
và nghiễm nhiên trở thành những bản “Nhạc Tình Vũ Thành An”, một dấu ấn
lãng mạn của thời Nhạc Vàng!
Khi qua được Mỹ, thì Vũ Thành An sáng tác nhiều nhạc phẩm
mang phong cách và ca khúc khác hơn xưa, như loạt nhạc “Nhân Bản Ca”. Rồi thất
bại, ông viết tiếp “Bài không tên cuối cùng tiếp nối” như một chấp nhận sự
trở về. Sau đó có “Đời Đá Vàng” được Khánh Hà trình bày làm xao xuyến tâm hồn
người nghe nhạc, là một cái nhìn triết lý mới của Vũ Thành An. Bài “Tình Xưa
Gái Huế” nghe nhẹ nhàng không phải là những ray rứt, trách cứ như ngày nào. Giới thưởng ngoạn đang trong thời kỳ hấp thụ dòng nhạc mới này của ông,
thì bỗng dưng ông tuyên bố ông không sáng tác Nhạc Tình nữa, mà chuyển hướng qua
con đường sáng tác Nhạc Thánh Ca.
Thật là một bất ngờ, đối với giới ái mộ ông, có thể là nỗi thất
vọng xen lẫn với những bàng hoàng tiếc nuối. Phải chăng sự đổi thay này xuất
phát từ mười năm trong trại cải tạo chăng? Chắc hẳn mười năm là một thời
gian dài, với rất nhiều thời gian để ông suy tư chuyển hướng!?.
Tác phẩm “Những bài không tên”
Sáng tác của Vũ Thành An có khoảng 40 bài, được đánh số không
theo thứ tự thời gian, trong đó một số bài mang tên khác. Một vài Bài
không tên khác không đánh số như Bài không tên cuối cùng và Bài
không tên cuối cùng tiếp nối…được giới thiệu các
sáng tác của ông qua những câu đầu trong ca khúc:
– Bài không tên số 2; Lòng người như lá úa, trong cơn
mưa chiều, nhiều cơn gió xoay/ xoay trong hồn, và cơn đau này vẫn
còn đâỵ…
– Bài không tên số 3: Yêu nhau cho nhau nụ cười, thương
nhau cho nhau cuộc đời/ Mà đời đâu biết đợi, để tình nhân kết đôi…
– Bài không tên số 4: Khóc cho vơi đi những nhục hình,
nói cho quên đi những tội tình/ Đời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em
tôi chỉ còn tương lai…
– Bài không tên số 5: Quấn quít vân vê tà áo, run run
đôi môi mở chào/ Tiếng nói thơ dại ngày đó, bây giờ mộng đời bay cao…
– Bài không tên số 6: Đêm nay gió xôn xao, ngoài kia đã
vang lời mưa chào/ Chờ mộng ấp hơi nồng, tình lấp cho đầy hư không… (có
lời 2).
– Bài không tên số 7: Một làn khói trắng, ru đời vào
quên lãng, nâng sầu thành hơi ấm,/ hơ dịu tình đau… (lời 2 là
Bài không tên trở lại số 7)
– Bài không tên số 8: Chiều thơm, du hồn người bềnh bồng/ Chiều
không, im gọi người đợi mong…
– Bài không tên số 9: Ngày đến mang tin buồn. Thời gian
theo về nguồn/ Giọt nắng loe trong đầu. Bàn tay trơ đốt khâu…
Những Bài không tên lên đến số 37 rồi các số 40, 41, 42 và 50.
Những bài có tên:
Anh biến mất thôi – Biển vang lời mẹ nhắn – Cám ơn – Cánh
chim xa vời – Cháy bỏng tình cố hương – Chị ơi – Đêm say – Đêm vàng trăng úa –
Đừng yêu tôi – Em đến thăm anh đêm 30 – Hai mươi năm làm tuổi trẻ – Hạt sầu – Hồn
lạnh nắng phai – Lời tình buồn – Một lần nào cho tôi gặp lại em – Nếu tôi còn
được yêu – Ngày mưa– Nhân bản 6 – Sầu khúc – Thân cỏ hoa – Tình đã xa – Tình
khúc thứ nhất – Tuổi đá vàng – Trong tay nhau –
Xa lạ – Xin cám ơn chàng những đêm không ngủ v.v…
Quế Phượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét