Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Bóng người xưa

Bóng người xưa
Giới thiệu
Nếu người đàn bà sinh ra chỉ để làm bạn với bếp núc, thì cái câu “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” chẳng là vô nghĩa lắm?
Không, giang san đôi gánh nặng, trách nhiệm gái trai chung, nếu tài lực và tâm đức cho phép thì đối với nhân quần xã hội, người đàn bà cũng phải có một phần nhiệm vụ như người đàn ông vậy.
Và nếu quốc gia, xã hội mà đòi hỏi, thì người đàn bà cũng phải vứt chỉ kim mà đứng dậy, đạp gai góc để lên đường.
Trong lịch sử nước nhà, hai bà Trưng, một bà Triệu, há không là tấm gương sáng nghìn thu cho nữ nhi ta đấy ư?
Sống dưới bàn tay sắt của thực dân Pháp trên 80 năm, người dân ta đã chịu đựng biết bao nỗi tủi nhục đau thương, và qua đấu tranh mà trên hoang đảo, giữa Côn Sơn, đã có biết bao nhà ái quốc sống trong cảnh lao tù đày đọa. Hơn thế nữa, đã có biết bao người khẳng khái bước lên đoạn đầu đài, đem xương máu mà đền ơn sông núi.
Chính khí không tiêu ma, hồn dân tộc vẫn luôn luôn âm thầm ngấm cháy, và trong đám chí sĩ, nhân dân ấy, người ta vẫn thấy có bóng hồng thấp thoáng vào ra.
Hai chị em cô Bắc, cô Giang há không là hình ảnh của hai chị em bà Trưng đấy ư?
Nhưng trong bóng tối dễ chi đã hết người trung ái, đầy bầu máu nóng thương nước, thương dân.
Cô Lệ Hằng, nhân vật chính của Bóng Người Xưa, là điển hình của loại nhân vật cao thượng ấy trong thời Pháp thuộc. Là một cô gái có sắc, có tài, lại có lòng yêu nước, cô phải làm thế nào để thực hành chí nguyện của cô?
Thế là cô tham gia vào một đảng chống Pháp và lãnh nhiệm vụ kinh tài. Chồng cô, Anh Kiệt, một tư sản chỉ biết có tiền; cô, một nhà ái quốc chỉ biết có Đảng của cô, thì tất nhiên cô phải đem hương sắc của mình trao cho Anh Kiệt, vì lấy đồng tiền của Anh Kiệt trao cho Đảng.
Sự hi sinh của cô đáng quí đáng mến, mà cách hành động của cô lại cũng đáng ghi đáng chép. Nhưng Anh Kiệt tuy chỉ là người làm tiền, với cô lại là người chồng chung thủy. Bên tình, bên nghĩa, cô phải làm sao? Và làm sao trong tình thế ấy, người bạn trăm năm của cô khỏi phải vì cô mà mang họa?
Trăm năm ân ái, không một tiếng giã từ, để bốn mặt phong ba khỏi phải liên lụy đến người bên gối, chước “kim thiền thoát xác” đã giúp cô trọn vẹn một gánh nghĩa tình.
Nhưng cốt chuyện đáng quý ấy không phải đến đây là dứt. Ta thấy cái cao quý của người đàn bà Việt Nam ở nhân cách cô Thúy Ái, một nhân vật chính khác.
Về sống bên chồng giữa một không khí không chút thuận lợi, thế mà ngày một ngày hai, với cử chỉ đoan trang mà điềm đạm, với đức độ bao dung mà khiêm tốn, cô đã chinh phục được tất cả người quanh cô.
Và cái đáng quý nhất là một khi biết được hành tung và tâm chí của Lệ Hằng, cô tình nguyện đóng vai tiếp tế mà không một chút ghen tuông, ganh tị.
Hơn thế nữa, cô còn tự vận dụng tài sức của mình để làm ra của, chứ không khoanh tay ngồi dùng của sẵn của chồng. Một tấm gương hoạt động cho các bà chủ gia đình ở chốn gác tía lầu son.
Giờ đây, nước nhà đã độc lập, công cuộc kiến thiết bắt đầu, người như cô Lệ Hằng cần phải ra mặt góp sức với nhân dân, và người như Thúy Ái phải trở thành một gương mẫu chung cho cả thế hệ.
Đó là điều tác giả hằng mong mỏi.
BÓNG NGƯỜI XƯA
Chương 1
Thúy Ái chăm chú đọc báo. Cả tuần lễ nay, ngày nào nàng cũng bỏ tiền ra mua một tờ báo, mặc dù túi tiền nàng đã gần cạn và nàng cũng không thích đọc báo mấy.
Nàng chỉ cốt đọc ở chỗ rao tìm người với hy vọng họa may tìm được chỗ làm chăng.
Thúy Ái mồ côi cha mẹ từ lúc bé, được một bà cô nuôi cho đi học. Nhưng Thúy Ái cũng khổ sở lắm mới học đến bậc trung học.
Buổi sáng, Thúy Ái đi chợ về nấu ăn, đến chiều mới được cắp sách đến trường và tối lại thì phải giặt áo quần, ủi đồ đạc. Đến khuya, Thúy Ái mới học bài được.
Thúy Ái cực nhọc nhưng được học, nàng vẫn cho mình là sung sướng hơn các bạn. Bạn bè của nàng nhiều người còn đủ mẹ cha, thế mà vì cảnh nghèo cũng không sao được như nàng.

Cô của Thúy Ái là một người đàn bà không chồng, tánh tình hết sức khó, ở vừa lòng bà cô không phải là việc dễ. Không ngày nào Thúy Ái không nghe cô la rầy việc này, chê bai việc nọ. Trong nhà chỉ có hai cô cháu mà vẫn cứ ồn ào, cũng lại tánh hay nói, mà lại nói dai, của bà Lợi, cô nàng.
Bà Lợi lấy việc nuôi cháu làm một cái ơn lớn, cho nên gặp ai quen biết đến thăm, bà cũng khoe:
- Đó, các chị xem tôi nghèo như thế này mà tôi vẫn phải nuôi nó. Bên phía ngoại của nó thiếu gì người giàu mà có ai nghĩ đến nó đâu.
Những lúc nghe bà Lợi nói như thế, Thúy Ái buồn lắm. Sự thật bên ngoại của nàng chẳng còn ai cả.
Bà Lợi đem Thúy Ái về nuôi thì bà bớt ngay đứa ở giúp việc. Thúy Ái còn nhớ rõ lúc về ở với cô, nàng mới có tám tuổi, thế mà không có việc gì nàng không làm. Quét nhà, xách nước và đi chợ. Cực nhọc suốt ngày thế mà Thúy Ái vẫn chăm chú học hành, trong lớp nàng vẫn được sắp vào hàng giỏi.
Đến lúc Thúy Ái được mười sáu tuổi, cái tuổi mà bạn bè đã lo chưng diện, lo làm tốt, thì Thúy Ái vẫn áo vải, quần vải, đầu tóc rối bù và mặt mày lem luốc.
Chỉ những lúc đi học, Thúy Ái vì sợ cô giáo quở mới chải qua mái tóc và rửa mặt sạch sẽ.
Nhiều lúc vừa rửa chén xong, Thúy Ái vội vàng ôm cặp chạy đến trường cho khỏi trễ. Vào sân trường, thấy nàng đầu tóc rối, các bạn xúm lại, người chải đầu kẻ kẹp tóc cho nàng.
Một vài bạn nói:
- Thúy Ái, mày làm gì mà tanh ói vậy? Đi ra rửa tay đi, lát nữa vào lớp cô phạt chết.
Thúy Ái vội vã chạy ra chỗ máy nước và chà rửa đôi bàn tay còn rịn mỡ.
Nhiều bạn thấy Thúy Ái như thế hết sức thương hại, nên hễ có cái lược, cây kẹp dư là cho Thúy Ái.
Nhưng nhiều bạn lại khinh khi nàng nghèo, ganh ghét nàng học giỏi.
Đừng nói bạn bè, đến các cô giáo, thấy bề ngoài lôi thôi của Thúy Ái, không có cảm tình với nàng chút nào…
Chống trả với bao nhiêu cam khổ về vật chất lẫn tinh thần, thế mà Thúy Ái năm nay đã đậu được bằng Trung học phồ thông và định tìm một việc làm để khỏi phải nhờ vả vào người cô nữa. Thúy Ái còn nuôi mộng là làm có tiền sẽ giúp đợ bà Lợi.
Nhưng đời có lắm chuyện éo le khó hiểu. Bà Lợi ở vậy không chồng đến nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ai cũng tưởng bà không còn nuôi mộng lập gia đình nữa.
Thế mà vừa rồi bà bỗng gặp lại Võ, một người bạn trai, quen với bà từ lúc còn thơ ấu, rồi cái ý lập gia đình và mối tình già bỗng sống lại trong lòng bà. Bà thu xếp đi theo ông Võ, vì ông này làm ăn ở một tỉnh vùng Cao Nguyên.
Trước khi đi lấy chồng, bà vui vẻ nói với Thúy Ái:
- May quá, cháu đã đậu được bằng này bằng nọ với người ta rồi, nếu không, đi xa, cô cũng ân hận. Cháu có định đi xin việc làm chưa? Cái nhà này giờ đây cô sẽ phải trả lại cho người ta.
Nghe cô nói, Thúy Ái cảm thấy từ nay nàng phải lăn lộn với đời, không chỗ nương tựa. Nhưng lòng Thúy Ái vẫn vững vàng vì tin vào mảnh bằng cấp cỏn con kia để mưa lấy cái sống.
Bà Lợi gửi Thúy Ái ở nhà một người bạn và cho nàng một số tiền nhỏ… Oâng Võ thấy Thúy Ái sắp sửa đi làm mà không có một bộ đồ nên thân, liền bỏ một số tiền cho Thúy Ái may sắm vài bộ đồ.
Thế rồi bà Lợi theo ông Võ phiêu lưu trên vùng Cao Nguyên với một mối tình già mà mới.
Thúy Ái đi kiếm việc làm…
Suốt tuần nay, mặc dù không tiền, Thúy Ái cũng phải bỏ tiền ra mua báo hằng ngày để xem có ai cần dùng người làm không…
Hôm nay, cũng như mỗi ngày, Thúy Ái chỉ thấy đăng tên các người tìm việc, nào tú tài tìm chỗ dạy tư, nào sinh viên tìm chỗ dạy thêm… Không có hãng nào cần dùng người cả.
Thúy Ái lắc đầu tỏ vẻ thất vọng.
Từ nhỏ ở với cô, tuy không có lấy một ngày sung sướng, nhưng cuộc sống được no đủ ngày hai buổi, chỗ ở cũng tử tế. Nay mới dọn lại ở với người hàng xóm, chỗ ngủ chỉ là một chiếc ghế bố kê bên mái nhà trên, Thúy Ái không được yên lòng vì nhà bà hàng xóm lại là nhà nuôi cơm tháng, kẻ ra người vô rộn rịp.
Cũng may vì Thúy Ái tuy là một thiếu nữ xuân xanh đương thì nhưng thiếu ăn, thiếu mặc, không biết trang điểm, nên không có gì đáng cho ai chú ý. Nhờ thế mà Thúy Ái cũng tạm yên.
Ngồi trên ghế đá ở công viên, Thúy Ái đưa mắt nhìn những kẻ qua lại. Người nào cũng có vẻ thảnh thơi sung sướng, hình như họ không có việc gì lo nghĩ cả… Các cặp thanh niên nam nữ thì nói cười không ngớt, họ có bao giờ để ý đến Thúy Ái, một thiếu nữ thất nghiệp, mồ côi, đang khao khát tìm một chỗ làm để yên thân…
Thấy các cô vú em trẻ tuổi nhí nhảnh nói cười, Thúy Ái bỗng có ý so sánh cuộc đời nàng với họ. Thì ra mảnh bằng cấp mà nàng đậu được với bao công lao khó nhọc, không đem đến cho nàng sự no ấm cơm áo. Một ý nghĩ vút ra trong đầu óc Thúy Ái:
- Hay là ta xin vào giữ con cho các gia đình giàu có?
Vừa có ý nghĩ ấy, nàng lại giật mình tự nhủ:
- Từ hồi nào ta có quen với cái nghề ấy đâu. Làm sao mà được…
Thúy Ái lại đưa mắt nhìn các thiếu nữ giữ em đang ngồi thêu, may trên các chiếc ghế, thỉnh thoảng ngừng tay lại nhìn lũ trẻ đang chơi với sỏi, với cát ở công viên.
Thúy Ái thấy công việc họ cũng không có gì nặng nhọc. Một người chỉ giữ một đứa trẻ, công việc ấy thảnh thơi lắm.
Thúy Ái rụt rè đứng lên, đi lại ngồi gần một chị đã hơi lớn tuổi. Do dự một hồi, Thúy Ái mới hỏi được:
- Chị giữ em mỗi tháng được bao nhiêu tiền, chị?
Người đàn bà ấy nhìn Thúy Ái, và qua cặp mắt của chị, có lẽ chị tưởng Thúy Ái cũng hạng người như mình, nên hỏi:
- Chị Ở tỉnh lên định tìm việc làm phải không?
Thúy Ái gật đầu. Chị ấy liền nói:
- Giữ em cho giỏi, nghĩa là biết nuôi sữa bò, biết săn sóc em, thì cao tay lắm mỗi tháng được bảy trăm đồng. Còn giữ em lớn thì độ năm trăm là nhiều…
Thúy Ái thật thà:
- Cơm áo của chủ phải không chị?
- Cơm của chủ, chớ áo quần thì mình may lấy mà mặc. Chủ có cho quần áo cũ thì mình lại mất công sửa, chớ lợi lộc bao nhiêu. Bộ định tìm chỗ giữ em phải không? Bây giờ tìm việc cũng khó lắm, chủ người ta sợ các người giúp việc rồi.
Thúy Ái không hiểu mới hỏi:
- Tại sao họ sợ hả chị?
- Chớ không nghe những chuyện người giúp việc ăn cắp đồ của chủ rồi trốn đi đó sao? Vì vậy, muốn tìm một chỗ giữ em, phải có người quen biết tiến dẫn, hoặc bà con quen thuộc bảo lãnh.
Thúy Ái thở dài nói:
- Vậy à?
Người đàn bà nọ càng tin chắc Thúy Ái đang tìm chỗ giữ em và lại không quen với ai cả, nên mới tìm đến làm quen với chị. Chị liền nói với Thúy Ái:
- Chị muốn tìm chỗ giữ em à? Đã làm đâu chưa?
Thúy Ái đáp:
- Chưa làm đâu cả, mà tôi cũng không quen với ai. Chị xem bộ tôi có thể giữ em được không?
Người đàn bà ấy nhìn Thúy Ái rồi nói có vẻ thành thật:
- Chị hiền lành quá, có lẽ người nào cần giữ em cũng bằng lòng mướn.
Thúy Ái mỉm cười chua chát. Có lẽ nàng đang nghĩ với sức học của nàng mà đi giữ em thì cũng hoài công ăn học thật đấy, nhưng chưa tìm ra đâu một chân thơ ký thì đi giữ em đỡ cũng chả sao. Huống nữa, Thúy Ái không muốn ở cái nhà trọ ấy nữa. Lôi thôi và không ngăn nắp gì, chỗ ở như thế có thể đưa nàng vào con đường hư hỏng.
Thúy Ái lại vơ vẩn nghĩ đến các bạn tốt số hơn nàng. Nhiều người sức học kém hơn nàng, thế mà nhờ người này, người nọ có thế lực, mà nay nghiễm nhiên có chỗ làm rất tốt.
Ở đời chỉ có vây cánh là được. Giờ đây Thúy Ái thử đóng một vai phụ xem sao… Khi mình chưa có tài, khi thiên hạ chưa biết tài của mình, mình phải đóng tạm một vai phụ trên sân khấu đời chớ sao? Đợi ngày mai sáng lạnh, mình sẽ bước lên một địa vị cao hơn, khi ấy tha hồ mà múa nhảy, mà thi thố tài năng, mà làm việc ích nước lợi dân.
Nghĩ thế, Thúy Ái thấy lòng bớt chua chát, và vui vẻ nói với chị đàn bà nọ:
- Chị Hai à, chị nhắm có chỗ nào thiếu người, chị chỉ giùm em một chỗ giữ em hay làm bồi, chị nhé. Em không bao giờ dám quên ơn chị.
Trong lúc Thúy Ái năn nỉ chị đàn bà nọ, thì một người giữ em khác ở đằng chiếc ghế kia, vội vã đi lại và hỏi:
- Việc gì thế chị Hai?
Thúy Ái cười vì nàng cũng vừa gọi người đàn bà nọ bằng chị Hai… Nàng không biết tên mà vẫn gọi được đúng.
Chị Hai nói:
- Chị này ở dưới tỉnh mới lên, đang tìm một chỗ giữ em, chị Sáu ạ. Chị có quen ai thì chỉ giùm.
Thúy Ái khiêm nhượng nói:
- Chị Hai cứ gọi em bằng em Ba đi, em còn nhỏ, đáng là em của hai chị cả mà.
Chị Sáu nói:
- Được, để chị chỉ cho em một chỗ hết sức tử tế. Nhưng được chỗ làm đừng quên ơn chị nhé.
Thúy Ái vui mừng nói:
- Không bao giờ em quên ơn hai chị đâu.
Chị Hai cười hỏi:
- Đãi mỗi người mấy tô mì nhé?
Thúy Ái cười:
- Mấy tô cũng được.
Chị Sáu phanh phui:
- Chị Hai à, cái mụ Năm thế kia mà xấu ghệ Hôm trước đưa con bé vào làm cho bà kỹ sư, mỗi tháng sáu trăm, tháng đầu chị ta ăn mất lương của con nhỏ.
- Tiền nước mà! Thiên hạ người ta ai mà chả ăn tiền đầu như thế. Chỉ bọn mình, cứ làm công không, nhưng ở đời giúp đỡ nhau bước đầu mới quí…
Chị Sáu nói với Thúy Ái:
- Bà bác sĩ ở gần chị đang cần người làm việc lặt vặt trong nhà. Bà ấy hết sức tử tế nhưng lại hết sức kỹ lưỡng. Người nào làm với bà mà tính nết lôi thôi, bà không mướn. Ơû với bà có phòng riêng ngủ và đi đâu phải xin phép. Bà chỉ có hai cô con gái đã lớn nhưng còn đi học…
Thúy Ái hỏi:
- Bà ấy làm bác sĩ hay chồng là bác sĩ?
Chị Sáu cười:
- Chồng bà làm bác sĩ chớ. Đàn bà được mấy người làm bác sĩ.
Thúy Ái cãi:
- Nhiều lắm chớ. Cả mười mấy bà bác sĩ ở đây, chị không biết sao… Đàn bà đời bây giờ học cũng giỏi lắm.
Chị Hai nói:
- Phận mình giữ em chỉ biết việc giữ em, ai học giỏi họ nhờ.
Thúy Ái ngao ngán: “Họ hẹp hòi đến thế à!”. Chưa chi mà họ đã quơ Thúy Ái vào bọn với họ. Thúy Ái liền nói:
- Chị em học giỏi, mình cũng được thơm lây.
Chị Hai và chị Sáu hình như còn hoài nghi về câu nói của Thúy Ái.
Chị Sáu nói:
- Thôi, chúng mình về sớm một tí nhé, tôi đưa em Ba đây vào giới thiệu với bà bác sĩ Công…
Thúy Ái đứng lên hỏi:
- Chị Hai cùng về không?
Chị Hai ngáp một cái và nói:
- Ừ, cùng về cho vui, về dỗ em ngủ rồi còn phải giặt đồ cho em nữa.
Thúy Ái theo hai người ra khỏi công viên Tao Đàn… Đi một lát đến một biệt thự trên đường Nguyễn Du, chị Sáu ngừng lại nói:
- Thôi chị Hai về trước nhé! Tôi vào đây… May quá, bà bác sĩ kia rồi.
Chị Sáu gọi Thúy Ái, mặc dù Thúy Ái đang đi sát sau lưng chị:
- Mau lên em.
Bà bác sĩ đang đứng ngắm đàn gà tây, thấy chị Sáu liền hỏi:
- Chị Sáu, chị đi chơi?
Chị Sáu lanh miệng:
- Tôi đưa người đến giúp việc cho bà.
Mặt bà bác sĩ tươi lên, bà nói:
- Thế à?
Rồi nhìn Thúy Ái, bà bác sĩ hỏi:
- Em này phải không?
Thúy Ái ngượng nghịu đáp:
- Dạ.
Bà bác sĩ quả thật là con người dễ gây thiện cảm. Bà nhìn Thúy Ái, rồi nói:
- Chắc từ hồi nào đến giờ em chưa đi làm với ai?
Thúy Ái nói:
- Dạ, em chưa đi làm với ai cả. Em vừa nghỉ học…
Thúy Ái nói lỡ câu ấy xong, nàng giật mình. May sao bà bác sĩ lại không nghe.
Bà bác sĩ nói:
- Công việc ở đây cũng không có gì… Chỉ dọn dẹp sao cho sạch sẽ, coi sóc quần áo cho hai cô con qua, và may chút ít. Em biết may, thêu thùa gì không?
Thúy Ái đáp:
- Dạ, em biết thêu, may và đan nhưng không đẹp lắm.
Bà bác sĩ nói:
- Thế thì tốt. Em muốn mỗi tháng bao nhiêu?
Thúy Ái thấy bà bác sĩ ăn nói dễ thương nên nói:
- Bà gọi cháu bằng con… Cháu cũng đáng tuổi con bà. Bà muốn cho bao nhiêu cũng được.
Bà bác sĩ hết sức bằng lòng, bảo:
- Con ở đây, bà cho con mỗi tháng sáu trăm đồng.
Chị Sáu chen vào:
- Ở đây thì khỏi lo áo quần, đồ cũ của các cô đây bận không hết.
Bà bác sĩ ngắm Thúy Ái rồi nói:
- Con nhỏ này vóc vạc bằng con Kim Chi của tôi. Con Ngọc Diệp thì hơn…
Bà xoay lại chị Sáu:
- Cám ơn chị nhé! Vài bữa chị lại đây tôi thưởng chị.
Chị Sáu cảm ơn rồi cúi chào đi ra. Bà bác sĩ xoay lại Thúy Ái:
- Con tên gì?
- Dạ, con tên Ba.
- Con về lấy đồ rồi sang đây ngay con nhé! Hôm nay tốt ngày lắm, đừng để ngày mai không nên. Aø, con ở gần đây không?
Bà thấy Thúy Ái cầm tờ báo, liền hỏi:
- Con biết chữ à?
- Dạ! Con mua báo đọc để tìm chỗ làm…
- Bà thiếu người chớ bà không dám rao lên báo đâu. Rao lên báo rồi người ta kéo lại đông, người nào cũng quá lanh lẹ, bà không dám dùng. Thôi, con về lấy đồ. Con ráng làm cho thật thà, để nhờ cậy về sau.
Thúy Ái dạ, rồi cáo từ lui ra.
Chiều hôm ấy, Thúy Ái xách một cái giỏ nhỏ, đi làm cho bà bác sĩ.
Thấy Thúy Ái lại, bà hết sức vui mừng, gọi con:
- Kim Chi ơi! Con ra đưa con Ba và chỉ phòng cho nó, con nhé.
Một thiếu nữ mặc đồ bà ba trắng chạy ra, nhoẻn miệng cười với Thúy Ái rồi bảo:
- Đi theo tôi.
Thúy Ái đi theo Kim Chi, trong lòng hết sức vui vẻ. Nàng không ngờ ái nữ của một bà bác sĩ mà lại ăn mặc giản dị như thế, chỉ một bộ đồ bà ba vải, chân đi đôi dép Nhật, tóc để dài không uốn, mặt mày không son phấn.
Kim Chi lại vui vẻ hỏi:
- Chị mới đến làm? Chị tên là Ba phải không?
Thúy Ái mỉm cười:
- Dạ, em là Ba.
- Chị mấy tuổi?
- Em mười tám tuổi.
- Thế chị bằng tuổi tôi.
- Cô gọi em bằng em, đừng gọi bằng chị.
Kim Chi làm thinh một lát rồi nói:
- Bằng tuổi nhau thì gọi bằng chị, gọi bằng em, mẹ rầy, chị ạ. Chị Ngọc Diệp gọi chị bằng em được. Chị Ngọc Diệp lớn hơn chị ba tuổi.
Kim Chi chỉ căn phòng phía sau cho Ba – từ nay chúng tôi tạm gọi Thúy Ái bằng Ba vậy – và nói:
- Phòng chị Ở giữa, tuy không mát mẻ bằng phòng ngoài, nhưng được yên ổn, mẹ tôi bảo thế, cho nên bắt chị bếp phải dọn ra ngoài, nhường căn này cho chị, căn trong của chị giặt đồ.
- Đến ba người ở sao cô?
Ba người. Khi trưa này mẹ bảo chị còn nhỏ, phải để chị Ở phòng giữa cho kín đáo. Phòng ngoài gần gara ồn ào… vả lại phía ấy có anh tài xế.
Ba thầm cám ơn bà bác sĩ đã lo cho nàng một cách chu đáo. Ba thấy mình đang được một nơi yên ổn để nhờ tấm thân qua những ngày mưa gió. Có lẽ nàng không đến nỗi tủi nhục vì cảnh đi ở đợ.
Kim Chi chỉ một cái tủ nhỏ đã cũ và nói:
- Chị sắp đồ vào đây rồi đi tắm rửa cho sạch sẽ. Hôm nay chị chỉ đến cho được ngày tốt, chớ mẹ tôi bảo để chị nghỉ…
Nói xong, Kim Chi đi ra, để cho Thúy Ái sắp đặt trong phòng. Bản tánh sạch sẽ, Thúy Ái thay áo, đi mượn thùng nước và lau chùi gian phòng, tủ giường. Đâu đó sạch sẽ, Thúy Ái sắp đặt lại cho vừa ý rồi đi tắm, và ra trình diện với mọi người trong nhà.
Ngọc Diệp nhìn Thúy Ái rồi nói với mẹ:
- Trông Ba có vẻ một nữ sinh hơn là một đứa ở.
Kim Chi nói:
- Em cũng nghĩ như vậy. Chị bước vào gian phòng Ba mà xem. Chị ấy dọn dẹp mỹ thuật lắm. Em thấy như chị ấy có mang theo một chồng tập và sách nữa.
Bà bác sĩ nghe thế, hỏi:
- Thế à? Hay trước kia nó cũng là con nhà khá giả, bây giờ nghèo phải đi làm mướn?
Ba mẹ con đang nói chuyện thì một chiếc xe hơi chầm chậm chạy vào nhà.
Ngọc Diệp nói lớn:
- Ba đã về kìa…
Thúy Ái nghe nói, chạy lại đứng bên bà bác sĩ.
Oâng bác sĩ thấy Thúy Ái lạ liền hỏi:
- Cháu nào đây?
Bà bác sĩ giới thiệu:
- Đây là con Ba, mới đến xin làm thế cho con Phụng ngày trước.
Oâng bác sĩ vui vẻ nói:
- Ráng làm cho giỏi nghe con.
Ba cúi đầu vâng dạ…
Từ nay, Thúy Ái đã là người giúp việc đắc lực của bà bác sĩ.
Thúy Ái dọn dẹp đâu đó gọn gàng, sạch sẽ. Thúy Ái thêu bao gối, may màn cửa, vá áo quần. Mỗi việc của Thúy Ái làm đều tươm tất, bà bác sĩ hết sức vừa lòng. Thúy Ái sắp đặt lại hai tủ áo quần của Ngọc Diệp, Kim Chi, cái nào cũ để ra cũ, mới để ra mới. Ngọc Diệp và Kim Chi đã xem Thúy Ái như một đứa em, một người bạn.
Ngoài những giờ làm công việc của nàng, Thúy Ái lại còn giúp chị bếp giặt đồ để gây cảm tình.
Đến anh tài xế là người cau có khó tánh mà Thúy Ái cũng ở vừa lòng anh ta.
Mới trong vòng một tháng mà Thúy Ái đã gây được nhiều cảm tình.
Ngọc Diệp và Kim Chi đi học về thì Thúy Ái đã dọn sẵn quần áo cho thay và lo sắp đặt sách vở đâu vào đó…
Tối lại không có việc gì làm, Thúy Ái mượn báo về phòng đọc, và nàng cũng đọc sách nữa…
Oâng bác sĩ một hôm nói với bà:
- Tôi xem con Ba không phải là đứa đi ở đâu. Bà hỏi xem thử nó là con cái nhà ai…
Bà bác sĩ liền nói:
- Tôi cũng hỏi nó nhiều lần rồi. Lần nào nó cũng trả lời là nó mồ côi cha mẹ từ thuở bé, được một bà cô nuôi nấng và cho đi học chút ít. Nay vì bà cô đi lấy chồng và theo chồng lên vùng Cao Nguyên làm ăn nên nó bơ vơ phải tìm chỗ làm.
Oâng bác sĩ nói:
- Thật thế à! Sao bộ nó đàng hoàng không ra đứa đi ở mướn. Tôi không bao giờ thấy nó ngồi lê đôi mách, cười cợt với ai cả… Mặt mày nó cũng sáng sủa, có thua con mình đâu… Bà dặn hai con nên tử tế với nó.
Kim Chi ở ngoài bước vào thình lình giữa khi cha mẹ nói chuyện, nghe câu được câu mất, nhưng cũng hiểu cha mẹ đang nói chuyện về Ba, liền hỏi:
- Chị Ba không phải biết đọc, biết viết mà thôi đâu ba ạ, chị ấy có lẽ học giỏi hơn thế nữa… Vừa rồi mẹ cho chị lãnh tháng lương, chị đi mua ba bốn quyển sách… Con không thấy chị may áo quần…
Bà bác sĩ nói:
- Vậy sao?
Oâng bác sĩ liền nói:
- Đâu, con gọi nó lên đây cho ba hỏi thử.
Kim Chi không đi liền mà còn nói:
- Hôm nọ con ngồi tỏ ý lo ngày mai sẽ bị phạt vì chưa thêu xong miếng đồ may để chấm điểm, thì chị Ba liền nói: “Cô đưa tôi làm cho…” Con không tin Ba làm được. Thế mà Ba làm được… Như thế tỏ ra Ba có học ít lắm cũng là ban Trung học. Lại hôm khác, con làm bài toán không ra, Ba đi ngang thấy con vẽ hình, đứng lại tò mò xem rồi đưa tay chỉ: “Sao cô không vẽ thử đường này…” Con trố mắt nhìn Ba kinh ngạc, thì Ba bỏ đi, không dám đứng đó nữa.
Bà bác sĩ thúc:
- Con đi gọi Ba lên đây.
Kim Chi đi ra và một lát sau vào cùng với Ba.
Oâng bác sĩ nói:
- Con ngồi xuống đây cho ông hỏi chút chuyện.
Ba lo sợ ngồi xuống chiếc ghế kê ở góc phòng.
Oâng bác sĩ nói:
- Theo ông thấy thì chắc là con cũng học khá. Sở dĩ con phải đi ở thuê là vì chưa tìm được chỗ nào khác, có phải thế không?
Giọng ông bác sĩ hiền từ khiến Ba cảm động. Ba chưa dám nói thì bà bác sĩ nói:
- Nhiều lần bà có ý nghi và hỏi con về gia thế, lần nào con cũng bảo là mồ côi.
Oâng bác sĩ nói:
- Con cứ thành thật cho ông biết về hoàn cảnh của con. Nếu được, ông sẽ tìm cách giúp con…
Thúy Ái nhìn ông bác sĩ với đôi mắt biết ơn và nói:
- Oâng bà đã thương con mà hỏi thì con cũng xin thành thật mà kể cho ông bà nghe…
Nói xong, Thúy Ái kể hết. Kim Chi ngồi nghe, hết sức cảm động.
Bà bác sĩ nói:
- Con đậu trung học phổ thông thì con có thể tìm một chỗ làm khá chớ.
Thúy Ái nói:
- Con không quen biết với ai cả. Con đi tìm mà không ra… Con lại không muốn ở nơi nhà trọ. Con sợ lắm.
Bà bác sĩ nói:
- Được con cứ ở đây với ông bà. Bao giờ kiếm được chỗ, con lại đi làm…
Thúy Ái nói:
- Oâng bà đã xem con như con cháu thì con ở đây mấy tháng cũng được…
Bà bác sĩ cảm động nói:
- Nhưng đồng lương có bao nhiêu, con cần phải đi làm để cho tương lai. Để rồi có chỗ nào khá, bà sẽ giới thiệu con.
Từ hôm ấy, hai vợ chồng ông bác sĩ đối đãi với Thúy Ái càng tử tế hơn nữa. Kim Chi và Ngọc Diệp càng thân với Thúy Ái hơn, và từ đấy cả nhà ai cũng gọi Thúy Ái bằng tên thật của nàng, chớ không gọi là Ba nữa. Các người giúp việc trong nhà cũng kính nể Thúy Ái.
Một hôm, nhà bà bác sĩ có khách. Oâng bà Trần Trọng Nghĩa ở Nha Trang vào, dắt theo ba đứa con là Trọng Lang, Trọng Minh và Ánh Hoa.
Kim Chi nói với Thúy Ái:
- Oâng bà Nghĩa là bạn thân của ba tôi. Oâng Nghĩa giàu có ở Nha Trang… Năm nào vào độ tháng này, ông cũng vào ở chơi một tuần. Bà Nghĩa tử tế lắm, trước kia bà cũng từng làm cô giáo. Chị có thấy ba đứa con của bà không? Tuy còn nhỏ mà đứa nào cũng lễ phép.
Thúy Ái hỏi:
- Oâng Nghĩa làm việc ở đâu?
- Oâng Nghĩa làm thầu khoán. Bà Nghĩa và ông Nghĩa mới gặp nhau gần đây. Vì thế cho nên họ lớn tuổi mà con cái thì còn nhỏ cả.
- Bà Nghĩa trông đẹp quá nhỉ? Không biết bà bao nhiêu tuổi mà trông trẻ quá?
- Ngoài ba mươi tuổi rồi đấy.
Tối hôm ấy, bà Nghĩa ngồi nhìn Thúy Ái sắp đặt bàn ăn giúp chị bồi trong nhà. Bà lấy làm lạ hỏi bà bác sĩ :
- Chị kiếm đâu ra một em giúp việc mặt mày dễ thương và cử chỉ nhanh lẹ như vậy?
Thấy Thúy Ái đứng đó, bà bác sĩ chưa tiện nói lai lịch của Thúy Ái, chỉ trả lời vắn tắt:
- Cũng nhờ chị Sáu giới thiệu.
Nhưng khi Thúy Ái đã đi xuống nhà bếp để bưng đồ ăn và phụ cho chị bếp thì bà bác sĩ liền kể cho bà Nghĩa nghe về lai lịch của Thúy Ái.
Bà Nghĩa nói:
- Hèn gì mà em trông nó ra vẻ đàng hoàng lắm. Em nói thế này chị đừng giận nhé. Hiện nay em cần một cô giáo để kèm các cháu học hành, đưa các cháu đi chơi. Nếu chị có thể nhường lại cho em cô Thúy Ái này, là may mắn cho các cháu lắm.
Bà bác sĩ vui vẻ đáp:
- Được vậy thì quý biết bao. Vợ chồng tôi cũng đang chú ý tìm cho Thúy Ái một chỗ làm lương tháng ngoài một ngàn, để Thúy Ái dành dụm mà lo cho tương lai.
Bà Nghĩa nói:
- Để mai em bàn kỹ lại với nhà em và sẽ định rõ số lương của Thúy Ái. Chúng em tuy mang tiếng là nhà thầu khoán nhưng không hề bóc lột công nhân chị ạ.
Thế là hôm sau, bà Nghĩa đem chuyện Thúy Ái kể ông Nghĩa nghe. Oâng Nghĩa hết sức bằng lòng, nói:
- Được vậy tốt lắm. Mình cứ giao ba con cho Thúy Ái săn sóc, để mình giúp tôi trong việc làm ăn. Lương tháng mình cứ hỏi lại chị bác sĩ thử phải trả bao nhiêu cho vừa, hay mình cứ hỏi ngay Thúy Ái. Theo ý tôi thì phải trả ít lắm là một ngàn rưỡi… Thúy Ái ăn ở tại nhà mình, xe cộ, giặt giũ khỏi tốn…
- Để em tính lại với chị bác sĩ xem sao.
Chương 2
Bà Nghĩa bàn kỹ với bà bác sĩ và bằng lòng trả Thúy Ái một ngàn rưỡi nếu Thúy Ái chịu nhận đi theo bà ra Nha Trang.
Bà bác sĩ gọi Thúy Ái lên và cho biết ý muốn của bà Nghĩa.
Thúy Ái do dự nói:
- Con rất cám ơn bà đã nghĩ cách giúp con… Nhưng hơn một tháng nay ở đây với ông bà, con được xem như hàng con cháu, đi chỗ khác con thấy bịn rịn quá.
Bà bác sĩ cũng cảm động nói:
- Cháu ở đây thì giúp ích cho bà được nhiều việc, nhưng tương lai cháu sẽ như thế nào? Cháu nên nhận lời bà Nghĩa… Bà Nghĩa là bạn thân của bà và bà Nghĩa cũng tốt lắm cháu ạ. Mỗi năm cháu sẽ lại theo bà Nghĩa vào đây ở chơi với vợ chồng bà… Còn Kim Chi, Ngọc Diệp thì có kỳ nghỉ hè nào mà không ra Nha Trang đâu, chị em lại gặp nhau, có sao đâu mà ngại.
Thúy Ái cũng biết nàng không thể giữ mãi cái địa vị đứa ở, dù ông bà bác sĩ tử tế đến mấy đi nữa…
Thúy Ái còn trẻ, nàng phải nghĩ đến tương lai. Thúy Ái liền nhận lời bà Nghĩa để theo ông bà ra Nha Trang đổi nghề.
Hôm xe ông bà Nghĩa về Nha Trang mang theo Thúy Ái, cả gia đình ông bác sĩ đều tỏ vẻ mến tiếc Thúy Ái.
Kim Chi cầm tay Thúy Ái, rưng rưng nước mắt và nói:
- Chị viết thư về cho chị em tôi nhé!
Thúy Ái cũng gạt lệ nói:
- Thế nào tôi cũng viết thư thăm ông bà và hai cô.
Mọi người bu quanh chiếc xe tỏ vẻ bịn rịn, làm ông Nghĩa chần chờ không dám cho xe chạy.
Bà Nghĩa liền nói:
- Thôi, dù sao thì cũng phải có phút từ biệt… Chúng ta chào anh chị vậy.
Oâng Nghĩa cúi đầu chào ông bà bác sĩ rồi cho xe chạy, Thúy Ái ngoái cổ về phía cửa kiếng ở sau xe mà từ biệt một lần nữa gia đình bà bác sĩ…
Thúy Ái ngậm ngủi nhớ lại những ngày êm đềm mà nàng đã sống bên cạnh bà bác sĩ, một người đàn bà hết sức hiền lành tử tế, so sánh với cô nàng thì thật là một trời một vực…
Nhưng rồi phong cảnh dọc đường đã làm cho Thúy Ái nguôi dần nỗi sầu ly biệt. Lại thêm những câu nói thơ ngây hồn nhiên của Trọng Lang, Trọng Minh, Ánh Hoa, con bà Nghĩa, làm Thúy Ái không sao buồn được nữa.
Ánh Hoa nhìn Thúy Ái rồi hỏi:
- Chị đi với em chị không vui à? Ra biển, em lượm vỏ ốc, vỏ sò cho chị chơi.
Thúy Ái cười:
- Giỏi lắm, nhưng em đã học được chữ chưa?
Ánh Hoa thỏ thẻ nói:
- Em giỏi lắm cơ, mẹ thường khen em học giỏi hơn anh Trọng Lang và Trọng Minh.
Trọng Lang đang ngồi nhìn Thúy Ái nãy giờ mà chưa biết tìm cái gì để nói, nghe Ánh Hoa khoe khoang liền cãi:
- Chà, em Ánh Hoa học giỏi dữ ha, chữ A mà đọc là chư B, giỏi dữ!
Trọng Minh cũng nói:
- Ngày nào em Ánh Hoa cũng trốn ra vườn bắt bướm cả chị ạ, chị đừng nghe lời nó.
Ánh Hoa xịu mặt xuống muốn khóc thì bà Nghĩa vuốt đầu Ánh Hoa và nói:
- Hai anh cứ nói xấu em mãi, em học giỏi lắm đấy. Và từ đây có chị Thúy Ái thì em càng học giỏi hơn nữa. Chị Thúy Ái thương em Ánh Hoa lắm.
Ánh Hoa liền nhảy trên nệm xe và nói:
- Chị Thúy Ái của con, mẹ nhé!
Thúy Ái cũng cười và vuốt ve Ánh Hoa.
Trọng Lang nói:

- Chị Thúy Ái của anh nữa chớ.
Ánh Hoa bỉu môi nói:
- Không cho hùn đâu.
Oâng Nghĩa đang lái xe cũng xoay lại cười vì tiếng “hùn” của Ánh Hoa.
Trọng Minh nói:
- Chị Thúy Ái của chúng ta chớ. Em Ánh Hoa thì có tài giành ẩu.
Thúy Ái nói:
- Em Trọng Minh nói đúng đấy. Chị của cả ba em chớ… Các em học giỏi thì chị đều yêu cả.
Trọng Lang vẫn không rời cặp mắt khỏi Thúy Ái, nói:
- Thế thì em được yêu nhiều nhất rồi, vì em học giỏi hơn hết đó chị Thúy Ái ạ!
Thúy Ái nhìn Trọng Lang với đôi mắt thân yêu. Chính Thúy Ái cũng thấy cảm tình của nàng đã nghiêng về Trọng Lang nhiều hơn cả. Trọng Lang có đôi mắt đen lanh lánh và một vầng trán rộng, cao…
Trọng Lang được cái nhìn đầy thân yêu của Thúy Ái, sung sướng chồm qua mình mẹ và đưa tay ra nắm lấy tay Thúy Ái siết chặt.
Ánh Hoa ngồi giữa Thúy Ái và mẹ, nhảy phóc lên ngồi trên mình Thúy Ái, lấy tay hất tay Trọng Lang và nói:
- Lấy tay đi!
Trọng Minh ngồi phía trước với ông Nghĩa, xoay lại nói:
- Em Ánh Hoa ganh tài lắm.
Ánh Hoa được ngồi trong lòng Thúy Ái, sung sướng mặc cho ai nói gì đó thì nói.
Thúy Ái cảm thấy mình đang sống giữa một bầu không khí êm đềm, và nàng hy vọng rồi đây nàng sẽ không còn thấy đời nàng cô độc lẻ loi nữa.
Xe cứ nuốt đường, mang trên xe mấy tâm hồn trẻ thơ ngây với tâm sự của một cô gái sắp dấn thân vào một cảnh sống mới…
Xe đến Nha Trang, đến biệt thự của ông bà Nghĩa. Thúy Ái và bà Nghĩa lo sắp đặt đồ đạc xuống. Thúy Ái khi vào làm với bà bác sĩ chỉ có mỗi một cái giỏ nhỏ với vài bộ đồ, thì nay mang cả một chiếc rương lớn với một cái bao đầy nhóc áo quần.
Bà bác sĩ đã cho Thúy Ái không biết bao nhiêu đồ cũ của Kim Chi và Ngọc Diệp. Nhờ cách ăn mặc sạch sẽ lại được vẻ mặt hiền lành, Thúy Ái dễ gây cảm tình với mọi người, mặc dù Thúy Ái không đẹp lắm.
Bà Nghĩa dành cho Thúy Ái một cái phòng bên cạnh phòng của hai con trai bà.
Bà nói với Thúy Ái:
- Thế nào Ánh Hoa cũng đòi ở chung phòng với Thúy Ái cho mà xem.
Thúy Ái cười:
- Bà cho Ánh Hoa ở chung với em cho vui.
- Được. Mấy lúc nay nó ngủ với tôi, nhưng nay thế nào nó cũng đòi qua ngủ với Thúy Ái.
Quả thật đúng như lời bà Nghĩa đã tiên đoán, tối hôm ấy Ánh Hoa nói với mẹ:
- Mẹ cho con ở chung phòng với chị Thúy Ái, mẹ nhé!
Bà Nghĩa nhìn Thúy Ái và cười, rồi bà cho kê trong phòng Thúy Ái cái giường nhỏ của Ánh Hoa…
Chương 2
Từ ngày ra Nha Trang, Thúy Ái đã nghiễm nhiên là một cô giáo trẻ. Oâng bà Nghĩa là người tử tế nên Thúy Ái hết sức mừng thầm là nàng gặp được ông bà bác sĩ thứ nhì.
Oâng Nghĩa vì lo công việc thường phải đi xa, còn bà Nghĩa thì lo việc sổ sách tính toán, phân phát tiềng nong.
Việc dạy dỗ và săn dóc ba con, bà giao cả cho Thúy Ái. Trọng Lang và Trọng Minh đi học ở trường công, về nhà Thúy Ái chỉ thêm bài và nhắc nhở học hành. Còn Ánh Hoa thì học ở nhà với Thúy Ái. Ngoài việc dạy dỗ ba trẻ, Thúy Ái còn thì giờ thì lo sắp đặt cho có thứ tự trong nhà. Bà Nghĩa thấy nhờ Thúy Ái mà việc nhà ngăn nắp thì hết sức vui mừng…
Mỗi buổi chiều, Thúy Ái lại đưa Trọng Lang, Trọng Minh, Ánh Hoa ra bãi biển chơi. Ba đứa trẻ hết sức thương yêu Thúy Ái…
Nhờ có Thúy Ái, bà Nghĩa giúp đỡ ông Nghĩa được nhiều việc lắm. Bà tin cậy giao nhà cửa, tiền chợ, tiêu vặt cho Thúy Ái, để đi theo ông Nghĩa lên Đà Lạt điều khiển thợ thuyền làm hai ba dãy phố lớn. Oâng Nghĩa đỡ mệt nhọc, vất vả, nên hết sức quí Thúy Ái…
Từ ngày về nt nhờ khí hậu tốt, Thúy Ái da dẻ hồng hào và người đẹp ra hơn trước nhiều lắm. Đôi khi nhìn vào kiếng, Thúy Ái cũng lấy làm ngạc nhiên về sự thay đổi ấy, Thúy Ái thường viết thư cho Kim Chi và Ngọc Diệp và cũng có gởi những tấm ảnh chụp chung với ba con bà Nghĩa.
Những lúc rảnh rang, Thúy Ái đọc sách và tự học. Thúy Ái thấy mình tiến bộ hơn trước. Bạn bè của ông Nghĩa có rất nhiều. Nhiều người đã để ý đến Thúy Ái. Họ thường nói với ông Nghĩa:
- Các thiếu nữ đời bây giờ ít ai được như cô giáo của ông. Tôi có con trai lớn thì thế nào tôi cũng cưới cô ấy cho con tôi!
Oâng Nghĩa cười nói:
- Lại tính chuyện phá công ăn việc làm của tôi sả Vợ chồng tôi nhờ cô Thúy Ái mà công việc được mở mang thêm đó, chúng tôi mong sao cho cô Thúy Ái ở đây với chúng tôi vài ba năm rồi hãy nghĩ đến việc lấy chồng.
Mọi người đều cười nói:
- Rõ là ích kỷ chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến hạnh phúc của cô Thúy Ái. Cô ấy trẻ và đẹp tế, chắc gì ở mãi đây được, người ta có chịu để cô Thúy Ái ở mãi đây đâu.
Bà Nghĩa nói:
- Vâng, thì có cô thiếu nữ nào trẻ và đẹp mà ở mãu vậy được đâu. Nhưng về chuyện lập gia đình, cô Thúy Ái chắc chưa hề nghĩ đến.
Mọi người đều hỏi:
- Sao chị biết rõ như thế?
Bà Nghĩa nói:

- Thúy Ái mồ côi cha mẹ từ thuở bé, được bà cô nuôi cho đi học, nhưng ngoài giờ học Thúy Ái còn phải lo làm việc nhà. Mấy năm trời cực khổ, khi đậu xong bằng Trung học phổ thông thì bà cô lại đai lấy chồng. Thúy Ái bơ vơ, tìm việc không ra phải đi làm cho bà bác sĩ . Giờ đây được chỗ làm tử tế, nàng không dại gì lập ngay gia đình. Nàng muốn hưởng vài năm tự do sung sướng đã. Lập gia đình là ràng buộc mình trong bao nhiêu phận sự. Thúy Ái đã nói rõ ý ấy với tôi.
Oâng Nghĩa nói:
- Sự thật thì không đợi các anh làm mai làm mối. Chính tôi khi được hiểu Thúy Ái là người nết na, tôi cũng có ý định làm mai cho thằng cháu tôi… Nhưng nhà tôi đã cho tôi biết là Thúy Ái nhất định chưa lập gia đình ngay bây giờ, Thúy Ái muốn có một số tiền đã.
Bà Nghĩa thêm vào:
- Vả lại cũng chưa có ai đủ điều kiện đem hạnh phúc đến cho Thúy Ái. Thúy Ái đã sống một thời thơ ấu thiếu thốn vật chất và tình yêu… Giờ đây muốn chiếm được quả tim nàng, người chồng tương lai ấy phải có đủ tiền và tình.
Một người nói:
- Nhất định là như thế… Nhiều người cứ bướng bỉnh bảo rằng, một túp lều tranh và một tấm lòng chung thủy là đủ cho cặp vợ chồng son trẻ. Theo tôi, ái tình phải xây đắp trên một nền kinh tế vững vàng thì mới lâu dài và bền chắc, phải thế không các bạn?
Bà Nghĩa nói:
- Đúng như thế. Yêu nhau mà chỉ uống nước lạnh thì làm sao sống nổi?
Người nào gặp Thúy Ái cũng khen nàng thùy mị, nết na… Nhưng tự Thúy Ái, Thúy Ái không bao giờ cho mình là đẹp. Nàng lại không biết trang điểm, cũng chưa biết giao thiệp.
Những buổi chiều đưa các con bà Nghĩa dạo chơi ngoài bãi biển, Thúy Ái thường gặp nhiều bạn trẻ. Họ tìm cách làm quen với Thúy Ái, nhưng Thúy Ái thấy sao nàng vụng về quá, không biết nói chuyện, cũng không thạo đời như các cô, các cậu ấy.
Một thiếu nữ thành thật nói với Thúy Ái:
- Chị Ở Sài Gòn sao chị không biết gì về thành phố xa hoa ấy cả, chắc là chị ít đi chơi lắm?
Thúy Ái chỉ mỉm cười. Ngoài nhà bà cô, mái trường và cái chợ, có lẽ Thúy Ái không còn biết gì nữa cả.
Đến tắm biển, Thúy Ái cũng không thích. Bà Nghĩa mua cho Thúy Ái một cái áo tắm thật đẹp, Thúy Ái đóng cửa phòng lại, thay bận thử và thấy ngượng nghịu làm sao… Với ý nghĩ mang áo tắm hở hang này đi ra bãi biển trước cả trăm cặp mắt, Thúy Ái đã đỏ bừng mặt. Nàng không hiểu tại sao các cô thiếu nữ lại đủ can đảm mặc những chiếc áo mayđô như thế…
Bà Nghĩa thấy Thúy Ái không chịu mặc mayđô để tắm thì hỏi:
- Ở Nha Trang mà không tắm biển thì uổng lắm cháu ạ! Ơû đâu người ta còn tới đây tắm nữa là.
Lâu lắm và quen với cái sống ồ ạt, Thúy Ái mới dám tắm và nàng chỉ lựa những giờ vắng người.
Thúy Ái mặc mayđô đi tắm lần đầu, bà Nghĩa khen:
- Chà, cháu có một thân hình đẹp quá… Thế mà hằng ngày mặc áo quần rộng rinh, có ai thấy và thưởng thức vẻ đẹp của cháu đâu.
Nghe bà Nghĩa nói thế, Thúy Ái càng hổ thẹn.
Ánh Hoa nhìn Thúy Ái rồi nói:
- Chị Thúy Ái đẹp quá, hai chân chị trắng hơn mẹ nhiều.
Bà Nghĩa cười.
Cuộc sống của Thúy Ái tại nhà bà Nghĩa là một chuỗi ngày êm đềm, hạnh phúc. Thúy Ái được ông bà Nghĩa thương yêu như cháu, còn Trọng Lang, Trọng Minh và Ánh Hoa thì yêu nàng như một người chị.
Thúy Ái thấy đời nàng đầy đủ và không ước mong gì hơn nữa. Thúy Ái không biết âm nhạc, bà Nghĩa liền rước một giáo sư về dạy cho ba con và bảo Thúy Ái học luôn thể. Thấy Thúy Ái không thích học, bà Nghĩa liền nói:
- Ở đời mình biết thêm một môn gì thì có ích thêm một chút nữa. Thí dụ cháu có gia đình mà cháu biết môn âm nhạc, thì trong gia đình càng vui vẻ thêm chớ có sao đâu. Bây giờ còn trẻ dễ học, để lớn tuổi như tôi học sao được nữa.
Nể lời bà Nghĩa, Thúy Ái học đàn. Nhưng bản tánh Thúy Ái ưa thực tế, vì thế có biết đàn, Thúy Ái cũng đàn không hay như người có tài, có khiếu.
Bà Nghĩa một hôm hỏi Thúy Ái:
- Cháu có bao giờ nghĩ đến việc lập gia đình không?
Thúy Ái thành thật đáp:
- Cháu chưa hề nghĩ và cũng không dám nghĩ… Nếu sau này ông bà cho cả ba em vào trường lớn, ở ký túc xá, thì cháu đi tìm một chỗ làm khác, chớ việc lập gia đình thì cháu không dám nghĩ đến.
Bà Nghĩa liền nói:
- Nếu ba đứa nhỏ tôi mà vào trường lớn thì cô cứ ở đây giúp vợ chồng tôi việc thư từ, sổ sách.
Thúy Ái nói:
- Dạ, nếu như vậy thì ngay từ bây giờ cháu phải tập đánh máy cho thạo.
Bà Nghĩa vui vẻ nói:
- Cháu định ở mãi đây với vợ chồng tôi à? Thế thì tốt lắm…
Tuy nói vậy, nhưng đầu óc bà, bà đã nghĩ đến một người, một người có thể đem hạnh phúc đến cho Thúy Ái, và Thúy Ái có thể là người an ủi cho con người đau khổ ấy.
Sau một lát suy nghĩ vơ vẩn, bà Nghĩa nói:
- Cháu chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình cũng phải, nhưng rồi cũng có ngày cháu phải nghĩ. Bổn phận thiêng liêng của người đàn bà là làm vợ, làm mẹ… Cháu Thúy Ái à, hiện giờ có nhiều người nhờ tôi hỏi ý kiến cháu lắm đó.
Thúy Ái không hề thẹn thùng như các cô gái khác khi nghe đến chuyện chồng con. Nàng nhìn bà Nghĩa và nói:
- Cháu chưa có điều kiện để lập gia đình. Về sắc thì cháu sút các cô thiếu nữ khác, về tài thì cháu cũng không có tài gì, về tiền thì cháu chỉ có hai bàn tay trắng… Đến sự lịch duyệt, bặt thiệp, cháu cũng không có, thì cháu nào dám nghĩ đến việc lập gia đình.
- Nếu có một người đàn ông yêu cháu mà không cần đến những điều kiện mà cháu vừa kể, thì cháu nghĩ sao?
Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Cháu không dám tin là cháu được yêu với những cái “không” của cháu.
Bà Nghĩa mỉm cười:
- Thế mà có thì cháu có bằng lòng không?
Thúy Ái lưỡng lự:
- Dạ, cái đó cháu cũng chưa biết, bao giờ gặp trường hợp ấy sẽ hay.
Bà Nghĩa lại cười:
- Cháu đừng quá xem thường mình như thế. Khiêm tốn là một đứa tánh, nhưng tự ti lại là một việc không nên, nó làm cho mình không đủ đức tin ở mình nữa. Tôi thấy cháu cũng đẹp lắm chớ, có thua ai đâu. Cháu còn hơn các cô gái nhà giàu về đức tánh.
Thúy Ái nói:
- Cháu chỉ muốn sao cháu gặp được một người yêu cháu vì đức tính, vì hiểu biết cháu mà thôi. Ví dụ như cháu gặp một người nào đó, họ không biết cháu là ai, hoàn cảnh cháu ra sao, họ làm quen với cháu, rồi họ hiểu cháu mà yêu cháu.
Bà Nghĩa cười:
- Cũng lại cái ông hoàng tử phương xa xuất hiện trong đời của cô thiếu nữ mơ mộng… Nhưng cái điều cháu nói đó cũng có thể có lắm…
Thúy Ái mỉm cười:
- Không phải cháu mơ mộng, cháu là con người của thực tế. Từ thuở bé cháu chạm trán với bao nhiêu là đau khổ, cháu làm sao mơ mộng được…
Từ hôm ấy bà Nghĩa đã bàn với ông Nghĩa về việc làm mai Thúy Ái. Hai người bàn tính với nhau nhưng không cho Thúy Ái biết…
Thúy Ái ở nhà bà Nghĩa mới đó mà thấm thoát đã được sáu tháng. Kỳ hè của học sinh cũng đã đến.
Thúy Ái nhận được một bức thư của Kim Chi cho biết là sắp ra nghỉ mát ở Nha Trang với Ngọc Diệp. Từ ngày Thúy Ái không còn là đứa giúp việc nữa, Kim Chi và Thúy Ái xem nhau như bạn thân, gọi nhau bằng chị chớ không có cái lối xưng hô như ngày trước. Bà Nghĩa lo dọn phòng cho Kim Chi, Ngọc Diệp, và nói với Thúy Ái:
- Tôi định kỳ nghỉ hè này cho cháu và ba đứa nhỏ tôi lên Đà Lạt, nhưng có hai cháu Kim Chi và Ngọc Diệp ra đây thì cháu phải ở lại.
Thúy Ái nói:
- Kim Chi chỉ ra đây một tuần rồi lên Đà Lạt.
- Thế thì hay lắm, và cháu sẽ cùng đi với hai cháu ấy cho vui.
Cuộc sống của Thúy Ái hết sức vui vẻ và hạnh phúc. Bạn bè mỗi ngày mỗi đông, giao thiệp mỗi ngày mỗi rộng. Thúy Ái trở nên dạn dĩ và bặt thiệp. Đi Đà Lạt một tuần, Thúy Ái lại trở về Nha Trang, còn Kim Chi và Ngọc Diệp thì về Sài Gòn.
Kim Chi nói với Thúy Ái:
- Chị lúc này đẹp lắm. Hình như chị sắp gặp một hạnh phúc lớn.
Thúy Ái cười nói:
- Tôi đã gặp một hạnh phúc lớn ngay từ khi tôi gặp bà bác sĩ và hai chị rồi. Đời tôi bước vào một con đường mới là từ đấy đó chị ạ. Tôi chắc rồi có gặp hạnh phúc nào nữa thì tôi do hạnh phúc ấy mà ra thôi.
Kim Chi nói:
- Chị ăn nói khéo lắm. Tôi mong sao chị gặp một hạnh phúc lớn hơn nữa để xứng đáng với đức tính của chị.
Mùa hè lại hết… Bãi biển Nha Trang trở lại những ngày yên tĩnh. Thúy Ái lại sống với chuỗi ngày yên lặng bên cạnh ba đứa bé ngay thơ trìu mến nàng.
Chương 3
Thúy Ái đang ngồi đan trên chiếc ghế đá thì một chiếc xe ngừng ngay trước cửa. Một người đàn ông còn trẻ mở cửa nhảy xuống. Bộ đồ du lịch chàng mặc cho biết chàng ở xa đến. Lại còn chiếc xe bám đầy bụi chứng tỏ một cuộc hành trình xa xăm trên các con đường dài.
Người khách phương xa lễ phép chào Thúy Ái và hỏi:
- Tôi không lầm?
Thúy Ái chẳng biết người ấy lầm cái gì, liền hỏi:
- Oâng hỏi thăm ông bà Nghĩa?
Người khách ấy nói:
- Nhà vẫn còn xưa, người lại người mới, tôi sợ tôi lầm. Oâng bà Nghĩa hiện giờ còn ở phải không cô?
Thúy Ái thấy lối ăn nói của người khách có vẻ cao kỳ, liền đáp:
- Nhà này là nhà bà Nghĩa, nhưng ông bà Nghĩa đi vắng, đi Đà Nẵng đến hai tuần nữa mới về.
Người khách ấy tự giới thiệu:
- Tôi là cháu gọi ông Nghĩa bằng chú. Tôi ở Huế vào đây định ở chơi vài tháng. Nay chú thím tôi lại đi khỏi thì phiền quá. Và xin lỗi cô, cô là cháu bà Nghĩa?
Thúy Ái đáp:
- Tôi là người được mướn để dạy thêm và săn sóc ba con của bà Nghĩa. Dù sao thì ông cũng cho xe vào nhà chớ?
Ánh Hoa ở trong nhà chạy ra, thấy người khách lạ liền reo lên:
- Anh Kiệt! Anh mới vào phải không?
Ánh Hoa cất tiếng gọi rối rít:
- Anh Lang, anh Minh ơi! Ra đây mừng anh Kiệt!
Trọng Lang và Trọng Minh nghe em gọi, xô nhau chạy ra và khi nhận ra Anh Kiệt, chúng đổ xô ôm lấy Anh Kiệt, hỏi rối rít:

- Anh đi đâu mà lâu thế, không vào đây thăm ba má và các em?
Xoay qua Thúy Ái, Trọng Lang nói:
- Đây là chị Thúy Ái, cô giáo của chúng em.
Anh Kiệt cúi đầu chào và hỏi:
- Cô Thúy Ái… Cái tên đẹp quá. Lúc nãy, anh đã có dịp nói chuyện với cô Thúy Ái rồi.
Anh Kiệt hỏi Trọng Lang:
- Ba má đi khỏ cả, các em có cho anh ở đây không?
Trọng Lang và Trọng Minh đều nói:
- Cho chớ.
Anh Kiệt nhìn Thúy Ái và hỏi:
- Cô có cho tôi ở không?
Thúy Ái cười đáp:
- Ai lại hỏi người không có quyền. Nhưng theo tôi nghĩ, ông đã là cháu của ông bà chủ thì ông có quyền ở, đợi gì phải hỏi ai?
Anh Kiệt cười nói:
- Thế thì để tôi đem xe vào nhà.
Ánh Hoa hỏi:
- Anh có mua mè xửng Huế cho em không?
Trọng Lang tiếp:
- Cả nem nữa?
Anh Kiệt cười đáp:
- Cái gì cũng có… Anh có bao giờ quên các em. Anh mà biết có cô Thúy Ái thì anh mua thêm chiếc nón Huế bài thơ…
Ánh Hoa cười:
- Ê, chị Thúy Ái người Nam, không đội nón lá đâu!
Trọng Lang cãi:
- Chị Thúy Ái đội chớ sao không, em thì có tài nói bá láp. Anh Kiệt mua thì chị Thúy Ái đội cho mà xem. Bận sau anh nhớ mua cho chị Thúy Ái chiếc nón bài thơ nhé, quên em giận lắm.
Anh Kiệt cười và lên xe cho xe vào gara, đoạn mở cửa nhắc ra ba chiếc vali to tướng.
Thúy Ái và Ánh Hoa đi lại gần xe, Anh Kiệt vội nói:
- Cô đừng xách hộ tôi làm gì, để tôi xách vào nhà.
Nói xong, hai tay Anh Kiệt xách hai cái vali lớn, còn Trọng Lang và Trọng Minh thì khệ nệ khiêng cái vali nhỏ.
Thúy Ái xách hộ cái giỏ. Mọi người đều vào nhà.
Vì là nhà của chú thím và đã nhiều lần vào nghỉ ở đây nên Anh Kiệt tự nhiên sắp đặt, rồi lấy khăn đi tấm. Thúy Ái và ba đứa bé lại ra ngoài sân chơi.
Tắm xong, Anh Kiệt soạn các món quà bày la liệt lên bàn, nhìn Thúy Ái cười và nói:
- Bây giờ chú thím tôi đi khỏi, cô là người quản gia, vậy bổn phận tôi là thưa với cô và nhờ cô nhận lãnh.
Thúy Ái cười nói:
- Vâng, của ông cho ông Nghĩa, thì ông cứ cất cả vào tủ, cần gì phải nói… Thật ông làm tôi ngại quá.
Trọng Lang nhìn Anh Kiệt rồi nói:
- Anh lúc này coi bộ vui và trẻ hơn lúc trước.
Anh Kiệt khoát tay ra dấu bảo đừng nói. Trọng Lang không hiểu, nói tiếp:
- Lúc trước anh ngồi đây cú rũ đó!
Anh Kiệt nói:
- Nhờ anh đi du lịch một thời gian nên bây giờ anh vui lắm. Thôi đừng nhắc chuyện cũ nữa anh giận đa, mà chị Thúy Ái của em chắc cũng không bằng lòng.
Trọng Lang liến thoắng trả lời:
- Chị Thúy Ái không bằng lòng thì em sợ, chớ còn anh giận thì em không sợ đâu, anh buồn em nói là anh buồn chớ sao.
Trọng Minh nói:
- Anh Kiệt đã không thích thì đừng nói nữa, nói anh giận chả ích gì.
Ánh Hoa nói:
- Tối mai anh đưa chúng em đi xinê nhé, chị Thúy Ái ít đưa chúng em đi xinê quá anh ạ.
Anh Kiệt hỏi:
- Cô Thúy Ái không thích xinê à? Các cô gái đời bây giờ có cô nào không thích xinê.
Trọng Lang nói:
- Chị Thúy Ái không phải không thích xinệ Nhưng chị Thúy Ái đi xinê với chúng em thì có một bọn thanh niên cứ theo chị nói lải nhải mãi.
Anh Kiệt vung tay nói:
- Có anh thì anh đánh chết.
Thúy Ái cười nói:
- Lại hiệp sĩ nữa.
Từ ngày Anh Kiệt đến đây, không khí trong nhà đã đổi hẳn. Anh Kiệt nô đùa suốt ngày với ba đứa bé con bà Nghĩa. Sáng nào Anh Kiệt cũng dạy chúng tập thể dục, buổi chiều Anh Kiệt đưa chúng ra biển, tập bơi.
Hễ Anh Kiệt đưa mấy bé ra bãi thì Thúy Ái khỏi đi, ở nhà may vá. Anh Kiệt không hề nài ép Thúy Ái đi, cũng không bao giờ tỏ ra để ý nhiều đến Thúy Ái cả.
Mấy đứa trẻ cứ quấn quít bên Anh Kiệt nên cũng không quấy rầy Thúy Ái nhiều. Anh Kiệt tự hào về chỗ mấy đứa bé mếm mình, nên nói với Thúy Ái:
- Tôi mà ở đây vài tuần nữa thì chắc tôi giành mất chỗ làm của cô đó, cô Thúy Ái ạ.
Thúy Ái cười:
- Ai giành thì tôi sợ, chứ ông giành thì tôi không hề lo và cũng chả phiền ông chút nào cả.
- Vậy à?
Nghĩ một lát, Anh Kiệt nói:
- Từ trước đến giờ tôi chưa hề làm thầy giáo, tôi thấy công việc của một ông giáo cực nhọc quá. Nhưng từ khi ra đây, được biết cô, lại thấy cách cô dạy mấy em và được mấy em yêu mến, tôi đâm ra thích làm cái nghề của cô.
Anh Kiệt nói chưa dứt lời thì Trọng Lang đã hỏi:
- Anh không làm thầu khoán nữa sao?
Anh Kiệt cười:
- Anh có làm thầu khoán bao giờ đâu mà thầu?
Trọng Minh lại hỏi:
- Chớ anh làm gì?
- Anh thất nghiệp.
Thúy Ái nói:
- Em Trọng Lang thấy ba làm thầu khoán rồi cũng tưởng ai cũng làm thầu khoán như ba cả.
Ánh Hoa cười:
- Ê, anh Trọng Lang nói vậy, bị chị Thúy Ái chê rồi.
Trọng Lang chạy lại nũng nịu với Thúy Ái:
- Chị không chê em phải không chị?
Anh Kiệt nói:
- Làm cô giáo được các em yêu như vậy thật sung sướng quá.
Thúy Ái đáp:
- Nay mai tôi sẽ có thêm một đồng nghiệp nữa, và trong đội binh chống giặc dốt trên thế giới sẽ có thêm một người lính xung phong.
- Nhưng ai giới thiệu cho tôi vào nghề đã chớ. Cô có thể giới thiệu cho tôi không?
Thúy Ái nói:
- Tôi xem ông không có vẻ gì làm thầy giáo được.
Anh Kiệt hỏi:
- Cô chê tôi không được đạo mạo à?
Thúy Ái nói:
- Không phải thế, chiếc xe Huê Kỳ của ông nó không cho ông làm một nhà giáo.
Anh Kiệt nói:
- Lạ nhỉ, có chiếc xe Huê Kỳ rồi hết làm thầy giáo, mà hết làm thầy giáo nghĩa là không được ai thương yêu cả sao?
Trọng Lang nói:
- Lại buồn nữa cho mà xem… Chị…
Anh Kiệt ra dấu cho Trọng Lang nín, và nói:
- Anh đã cấm em nói đến tiếng buồn kia mà.
Xoay lại Thúy Ái, Anh Kiệt nói:
- À, tại sao cô cứ gọi tôi bằng ông mãi thế? Chú Nghĩa tôi, cô cũng gọi bằng ông, mà tôi, cô cũng gọi bằng ông, tôi không bằng lòng chút nào cả.
Thúy Ái nói:
- Chớ ông bảo tôi gọi ông bằng gì? Tôi thấy tiếng ông thích hợp nhất, vì ông là ông kỹ sư.
Anh Kiệt nói:
- Ai bảo với cô tôi là kỹ sử Cô ngạo tôi đấy à, có muốn bảo khéo tôi là kỹ sư đào mỏ phải không? Tôi không biết đào mỏ, tôi muốn cô gọi tôi bằng anh. Và tên tôi là Anh Kiệt, cô gọi anh Kiệt, người ta có thể tưởng tượng rằng cô chỉ gọi trổng tên tôi chớ không phải gọi anh.
Thúy Ái nói:
- Thế thì tôi càng không dám gọi… Còn tôi cũng không dám bảo ông là kỹ sư đào mỏ, tại ông muốn nói như thế mà thôi.
Anh Kiệt cười nói:
- Nếu cô không bằng lòng gọi tôi bằng anh thì tôi về ngay chớ không chịu ở đây nữa.
Ánh Hoa nói:
- Anh Kiệt về thì còn gì vui nữa.
Trọng Lang cũng nói:
- Thì chị Thúy Ái chìu anh ấy một tí chị nhé. Chị gọi anh ấy bằng anh cũng chả sao…
Trọng Minh nói:
- Chị Thúy Ái yêu em, gọi anh Kiệt bằng anh đi cho em mừng.
Ánh Hoa nũng nịu ôm Thúy Ái và nói:
- Chị gọi anh Kiệt bằng anh, chị nhé!
Thúy Ái cười nói:
- Ừ, thì chị gọi bằng anh cho các em vui.
- Và cũng cho tôi vui nữa chớ.
Nghe Anh Kiệt nói thế, Thúy Ái nhìn Anh Kiệt nói:
- Anh đạ cho phép thì tôi mới dám gọi như thế.
Giữa Anh Kiệt và Thúy Ái đã có một tình bạn… Thúy Ái thường chuyện trò với Anh Kiệt. Anh Kiệt kể cho Thúy Ái nghe về đời chàng.
Anh Kiệt nói:
- Tôi là một người góa vợ và chưa có con, tôi đậu kỹ sư và hiện đang giúp việc ở Sở Công chánh.
Thúy Ái chí biết có thế. Nàng lấy làm lạ từ khi về nhà bà Nghĩa, Thúy Ái chưa bao giờ nghe nhắc đến tên Anh Kiệt, mặc dù Anh Kiệt là cháu ruột của ông Nghĩa.
Thúy Ái nhận thấy Anh Kiệt là người rất thực tế, mà Thúy Ái thì cũng rất thực tế.
Hai tâm hồn ấy như có chỗ giống nhau nên dễ cảm nhau.
Họ đã thân nhau thì ông bà Nghĩa lại về. Thoạt thấy Anh Kiệt, bà Nghĩa mừng rỡ nói:
- Thím đã nghĩ đến cháu. Chưa nhắn thì đã thấy cháu vào.
Anh Kiệt cười nói:
- Đó, thím thấy cháu tài không, thím có ý nghĩ trong lòng là cháu biết được. Như thế, thím và cháu mới gọi là cảm thông chớ.
Oâng Nghĩa nói:
- Còn tôi không đáng kể phải không?
Anh Kiệt cười:
- Đáng kể lắm chớ, chú là người hiểu cháu hơn hết, cho nên mấy năm cháu đi khỏi, chú lo giùm công việc cho cháu… và nhờ thế mà ngày nay cháu nghiễm nhiên là một ông nhà giàu.
Từ ngày ông bà Nghĩa về thì trong nhà lại càng vui hơn nữa. Bà Nghĩa tìm đủ dịp để cho Thúy Ái và Anh Kiệt thân nhau.
Bà dò ý Anh Kiệt:
- Thím thấy cô Thúy Ái nết na, thím mến lắm, thím liền nghĩ đến cháu, cháu mà có được một người vợ như thế thì mới có thể hạnh phúc được. Thím định gọi cháu vào nhưng sợ cháu đòi cưới gấp thì không ai dạy dỗ ba em.
Anh Kiệt cười nói:
- Thím đã nghĩ đến cháu mà thím lại lo cho ba em. Thím mến Thúy Ái lắm à? Được thím mến yêu, phải là người nết na đức hạnh lắm chớ phải chơi sao. Vợ trước của cháu tài hoa và đẹp đẽ như thế mà hình như thím không ưa.
- Cháu nhắc chi đến người đã chết. Hãy nghĩ đến tương lai, tương lai cháu đang sáng tươi kia mà.
Anh Kiệt cúi đầu suy nghĩ. Hình ảnh người vợ đã hiện ra trong óc chàng và vẻ mặt chàng buồn thiu…
Bà Nghĩa biết Anh Kiệt đang nghĩ đến Lệ Hằng, nên nói:
- Bảy năm nay cháu nghĩ đến người xưa nhiều rồi, bây giờ cháu phải nghĩ đến cháu. Nếu chú không thương cháu, có lẽ sự nghiệp cháu đã tiêu tan vì Lệ Hằng rồi. Bây giờ đã đến lúc cháu phải nghĩ đến cháu. Thím thấy Thúy Ái nết na và dễ thương lắm, cháu có nhận thấy như thế không? Thúy Ái lại mồ côi cha lẫn mẹ, giờ đây thím chịu đứng gả cho cháu.
Anh Kiệt nói:
- Cháu thấy Thúy Ái có nhiều nết tốt và cháu cũng đã nghĩ đến tương lia. Thím giúp cháu thành công, cháu mừng lắm. Có điều cháu là người có vợ, cháu lại lớn tuổi, cháu sợ Thúy Ái chê cháu.
Bà Nghĩa nói:
- Thúy Ái mồ côi, được một địa vị như thế là quá sức tưởng tượng rồi, lẽ nào lại chê.
Anh Kiệt nói:
- Cháu không dám lạc quan như thế.
Bà Nghĩa liền kể về cuộc đời thiếu thốn, mồ côi của Thúy Ái cho Anh Kiệt nghe, Anh Kiệt thương hại nói:
- Và Anh Kiệt đã yêu Thúy Ái lại càng yêu hơn nữa. Chàng định chiều nay rủ Thúy Ái đi dạo bãi biển để dọ thứ ý của Thúy Ái.
Ánh Hoa mặc quần áo xong gọi:
- Chị Thúy Ái ơi! Chị có đi tắm biển với chúng em không?
Thúy Ái nói:
- Đi chớ. Để chị lấy “sắc” đồ đã nhé.
Anh Kiệt nãy giờ ngồi xem báo nhưng sự thật là để đợi giờ phút này, cái giờ phút Thúy Ái đưa ba con bà Nghĩa đi chơi biển.
Trọng Lang nói:
- Anh Kiệt có cùng đi với chúng em không? Em nghe má nói vài bữa nữa anh về Huế phải không?
Anh Kiệt nói:
- Mai anh về rồi…
Thúy Ái nghe thế ngước mặt lên nhìn Anh Kiệt, Anh Kiệt đón cái nhìn ấy liền nói:
- Mai tôi về, cô Thúy Ái ạ. Vì vậy hôm nay thế nào tôi cũng theo các em ra biển tắm một lần nữa. Cô có cho phép tôi đi không?
Thúy Ái nói:
- Anh đi thì đi chớ ai cấm đâu, tôi có quyền gì mà anh xin phép.
Anh Kiệt nói:
- Tôi xin phép là… cô cho tôi cùng đi với các em và cả cô nữa.
- Cả tôi nữa? Mọi ngày anh đi với các em không cần có tôi có sao đâu. Có anh khỏi tôi, có tôi khỏi anh.
- Nhưng tôi muốn cả tôi và cô cùng đi, cô có cho phép không?
Thúy Ái nói:
- Nếu mai anh về thì tôi không thể từ chối.
Anh Kiệt nói nho nhỏ:
- Cám ơn cô.
Hai người đi song song với nhau. Ba đứa con bà Nghĩa chạy tung tăng trước mặt, có vẻ mừng vui.
Anh Kiệt nói:
- Ngày mai tôi về và không biết bao giờ tôi mới trở lại đây, mới lại gặp cô…
Thúy Ái hỏi:
- Lâu lắm anh mới vào đây một lần à? Không phải vào thường sao? Công việc làm ăn của anh có dính dấp đến ông bà ở đây mà sao anh lại ít vô như vậy?
- Tôi nhờ chú tôi lo giùm, lời bao nhiêu hay bấy nhiêu, tôi có thì giờ đâu mà lo… Việc gia đình tôi không có ai lo cả. Cô Thúy Ái ạ, mai tôi về và vì không biết bao giờ mới trở lại đây, nên hôm nay tôi định nói với cô một chuyện, có thể nói là từ giã luôn không còn gặp nữa nếu cô muốn thế.
- Anh nói gì tôi không hiểu…
- Tôi muốn nói tôi còn trở lại đây hay không là do cô cho phép hay không…
Thúy Ái chỉ cười một cách hồn nhiên, nói:
- Anh nói nhiều câu nghe buồn cười quá… Ai lại nhà thì của ông bà Nghĩa, mà ông bà Nghĩa là chú thím của anh, tôi thì tôi chỉ là người giúp việc, thế mà anh lại bảo anh tới lui đây là do tôi định đoạt. Anh là kỹ sư, hèn gì anh ăn nói có vẻ máy móc quá.
Anh Kiệt cũng cười và nói:
- Còn cô là nhà giáo, thảo nào cô ăn nói văn phạm quá…
- Ai làm nghề gì thì có phong độ của nghề ấy chớ. Nhưng anh hãy cắt nghĩa cái cách ăn nói máy móc của anh đi.
Anh Kiệt đắn đo một lát rồi nói:
- Tôi không có ý ăn nói máy móc gì đâu. Tại tôi không biết nói làm sao cho cô nghe lọt tai. Nhưng nói hay nói dở gì rồi cũng phải nói, cô ạ. Tôi chưa có con. Bảy năm trời nay tôi buồn lắm vì người vợ trước của tôi là vợ hiền, chẳng may chết đi trong một trường hợp hết sức đau đớn. Cô có nghe thím Nghĩa tôi kể về cái chết của vợ tôi không?
Thúy Ái lắc đầu nói:
- Không, từ khi tôi tới đây đến nay, bà Nghĩa cũng như ông Nghĩa không bao giờ nói chuyện anh trước mặt tôi. Vì vậy khi anh tới đây lần đầu, tôi đâu biết anh là ai. Bà Nghĩa mấy hôm nay cũng không hề nói gì về gia đình anh cả.
- Nếu vậy thì để tôi kể tiếp câu chuyện của tôi. Bảy năm trời nay tôi buồn, nhưng cái buồn ấy cũng đã theo thời gian mà hàn gắn rồi. Giờ đây sau khi đi du lịch về, tôi đã tạm quên được cái dĩ vãng đớn đau ấy. Tôi định làm lại cuộc đời để tìm phần hạnh phúc cho đời tôi. Cô có cười tôi là kẻ không chung thủy không, cô Thúy Ái?
- Cái buồn dù có bền, có nặng đến đâu cũng sẽ qua đi với thời gian, thế mà anh đã theo đuổi cái buồn ấy đến bảy năm, cũng hiểu anh bị giày vò đến bậc nào rồi. Nay anh quyết định làm lại cuộc đời là quyền của anh, tôi không có quyền gì mà chê anh không thủy chung?
- Không, tôi hỏi ý kiến cô như vậy, cũng có nguyên do chớ. Tôi muốn làm lại cuộc đời, mà làm lại cuộc đời với cô, nên tôi mới nói.
Anh Kiệt nói một cách đường đột như thế, khiến Thúy Ái không sao đề phòng kịp. Thúy Ái nhìn Anh Kiệt với đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa e thẹn.
Anh Kiệt không để Thúy Ái kịp suy nghĩ, nói tiếp:
- Và tôi tóm tắt rằng, đời tôi từ nay về sau vui hay buồn, sướng hay khổ, giàu hay nghèo, do cô cả… Đó, tôi muốn cô trả lời cho tôi hôm nay để ngày mai tôi về… Nếu cô bằng lòng, tôi về một tháng sắp đặt nhà cửa rồi sẽ vào đây rước cô, còn cô không nhận lời thì tôi về luôn, không vào nữa.
Thật Thúy Ái có ngờ đâu Anh Kiệt lại muốn cưới nàng làm vợ.
Thấy Anh Kiệt vui vẻ với mình, Thúy Ái cũng tưởng rằng đối với thiếu nữ, có người đàn ông nào mà không tử tế. Còn khi Anh Kiệt tỏ ý thân mật thì Thúy Ái cho đó là tại bà Nghĩa xem Thúy Ái như bà con, cho nên Anh Kiệt cũng đối đãi với nàng như thế. Ngoài ra, Thúy Ái coi Anh Kiệt như một người anh cả, Anh Kiệt lớn hơn Thúy Ái đến mười tuổi.
Vì câu hỏi của Anh Kiệt quá đột ngột nên Thúy Ái bối rối không biết phải trả lời ra sao.
Thúy Ái cứ nhìn đôi bàn chân của nàng trên làn cắt trắng…
Anh Kiệt tiếp:
- Cô có cần suy nghĩ không?
Thúy Ái đáp:
- Việc hôn nhân là việc quan hệ, có ai mà không cần suy nghĩ? Anh hỏi đột ngột quá, tôi nhận thấy như người mê ngủ. Vì từ hồi nào tới giờ, tôi chưa hề nghĩ đến việc hôn nhân.
- Tại sao cô chưa nghĩ đến việc hôn nhân?
- Tôi chưa nghĩ đến vì nhiều lẽ. Lẽ thứ nhất là tại tôi nghèo, mồ côi cha mẹ. Lẽ thứ nhì là tôi chưa có quan niệm gì về việc chồng con cả. Lúc bé tôi quá cực, bây giờ mới gọi là hưởng những ngày tự do à sung sướng, tôi muốn kéo dài cái thời thiếu nữ của tôi, chớ chưa muốn giam mình vào cảnh chồng con.
- Trước kia cô chưa nghĩ về việc hôn nhân là tại chưa phải lúc cô nghĩ đến. Nay đã đến lúc, cô nên nghĩ là phải… Về những lẽ tại sao cô chưa nghĩ đến hôn nhân, khi nãy cô quên không nói đến một lẽ chánh.
- Lẽ gì thế anh?
- Lẽ cô chưa gặp được người vừa ý. Có phải thế không, cô Thúy Ái?
Anh Kiệt khôn ngoan lanh lẹ, nhưng Thúy Ái cũng không kém:
- Vì chưa đủ điều kiện để tạo lập gia đình nên tôi chưa nghĩ đến chuyện hôn nhân, mà đã không nghĩ đến chuyện hôn nhân thì tôi chú ý đến ai làm gì mà gặp người vừa ý hay không vừa ý.
Anh Kiệt vỗ tay và nói:
- Giỏi lắm… Cô ăn nói hay lắm. Nhưng dù sao thì cô phải trả lời cho tôi. Cô có vui lòng trả lời cho tôi không?
Thúy Ái cắn môi suy nghĩ:
- Anh đã biết gì về tôi chưa? Mới gặp tôi vài tuần nay, anh có kịp thì giờ xét đoán về người tôi chưa?
Anh Kiệt nói:
- Tôi đã ngỏ ý cưới cô, tức là tôi đã suy nghĩ kỹ. Còn về hoàn cảnh cô… hay gì gì thì tôi không cần biết.
- Sao lại như thế được? Tôi là một đứa mồ côi từ thưở bé…
Thúy Ái vừa nói đến đây thì Anh Kiệt không cho nói, chàng đưa tay khoát và nói lớn:
- Cô khỏi phải kể dài dòng về thời quá khứ ấy. Tôi chỉ biết cái hiện tại của cô, cô là một thiếu nữ có học thức, nết na, chịu được cực khổ, sống bên cái giàu mà không hèn thể cách, sống những ngày vui mà không quên bổn phận, nhất là không quên quãng đời đau khổ của mình… Một thiếu nữ như thế đủ đem đến hạnh phúc cho đời tôi rồi.
- Không, anh không nên dễ dãi như thế, việc hôn nhân là việc quan hệ. Huống chi anh đã trải qua một đời vợ và anh đã đau khổ vì mất người vợ hiền. Người vợ trước của anh tài hoa, đẹp đẽ, đã ghi lại trong đời anh bao nhiêu kỷ niệm êm đềm… Người vợ ấy đã chiếm ở lòng anh một mối tình đầu khó mà phai lạt. Bảy năm không phải là nhiều, bảy năm chỉ có thể treo trước mắt anh một tấm màn mỏng mà thôi. Người vợ đến sau, dù có một tài hoa và sắc đẹp bằng người vợ trước, biết đã xóa được cái hình ảnh người xưa để tạo ra cho gia đình một hạnh phúc mới mẻ hay chưa, nữa là tôi, kẻ ít tài bạc phước, không sắc đẹp và nghèo của tiền. Anh cứ để tôi bày tỏ hoàn cảnh tôi cho anh nghe. Tôi chỉ mới đậu bằng Trung học phổ thông. Về đức, tôi chưa làm gì ích lợi cho xã hội. Về hoàn cảnh gia đình thì tôi là đứa mồ côi, khi bé sống bên một người cô khắc khổ, khô khan vì tình, lẻ loi vì độc thân. Với mảnh bằng và chút học thức thu thập được ở trường, tôi chỉ mới có thể tìm lấy cái sống qua ngày, con đường tương lai mù tịt. Tốt hơn anh nên nghĩ đến người khác.
Anh Kiệt nóng lòng nói:
- Cô nên nghĩ kỹ mà trả lời tôi thì tốt hơn, cô không nên khuyên tôi. Ơû địa vị tôi góa vợ bảy năm trời nay, tôi muốn nghĩ đến ai mà không được, nhưng tôi chưa hề nghĩ đến ai cả, vì tôi không thấy ai là người có thể an ủi đời tôi. Nay tôi mới gặp cô… Nếu cô mà từ chối, chê tôi, thì tôi nhất định ở vậy chớ không cưới ai cả. Tôi nhất định ở vậy để mơ bóng người xưa.
Nói xong câu này, Anh Kiệt chợt ăn năn. Khi nãy, Thúy Ái có nói về sự sút kém của nàng đối với người vợ cũ. Anh Kiệt lo ngại Thúy Ái có ý ghen chăng. Đọc qua các sách, Anh Kiệt thấy cái ghen về tư tưởng mới đáng sợ, vì nó khó giải thích cho người ghen hiểu được. Ghen về tư tưởng, ghen với một bóng người mình chưa từng gặp, lại càng ghê lắm.
Thúy Ái mà có ý ghen thì khó lòng giải thích được.
Anh Kiệt liền hỏi:
- Cô nghĩ đến người xưa à? Giữa cô và tôi, bị cái bóng người xưa làm cho cô phân vân phải không?
Thúy Ái sợ Anh Kiệt nghĩ lầm, liền nói:
- Không phải tôi nghĩ đến người xưa, nhưng tôi sợ tôi thiếu điều khiện để đem hạnh phúc đến cho đời anh. Anh bảo tôi trả lời gấp như thế, thì anh thật là độc đoán. Lại nữa, nói câu gì, anh cũng có ý bắt buộc và tấn tôi vào một tình thế khó xử quá, tôi biết nói sao bây giờ?
Chương 4
Anh Kiệt hiểu là Thúy Ái không thể nào từ chối lời chàng được. Riêng về Thúy Ái không bao giờ dám ngờ đời nàng lại gặp toàn những sự may mắn đến thế. Được làm vợ Anh Kiệt thì đời nàng sẽ đầy đủ về vật chất. Thúy Ái thưở bé đã quá cực khổ nên nàng hết sức thực tế. Nàng cứ lo nghĩ về cuộc sống đầy đủ. Còn về tinh thần, Thúy Ái chưa nghĩ đến. Thúy Ái thấy nàng không có một lý do nào mà không nhận lời Anh Kiệt được…
Thúy Ái liền nói:
- Anh đã nghĩ kỹ chưa? Sau này anh sẽ ăn năn không?
- Tôi đã nghĩ kỹ. Tôi cũng đã nói ý muốn của tôi cho chú thím tôi nghe và chú thím tôi hết sức tán thành việc này.
Thúy Ái làm thinh. Sau vài phút sau nghĩ, nàng cau mày nói:
- Đọc qua các sách, tôi thấy các nhà văn khi tả những cặp thanh niên nam nữ gặp nhau, yêu nhau là cả những trang thơ mộng, tươi đẹp. Thế mà anh và tôi, chúng ta nói chuyện hôn nhân, coi như là một cuộc thương lượng buôn bán, hoặc một cuộc thảo luận để ký kết một bản hợp đồng, nghe có buồn cười không anh? Nhưng anh đã muốn thế thì còn biết làm sao bây giờ?
- Nghĩa là cô nhận lời?
Thúy Ái khẽ gật đầu.
Anh Kiệt hết sức vui mừng:
- Vậy để tôi về sắp đặt công việc với thím Nghĩa tôi, cho kịp mọi việc trong tháng sau.
Thúy Ái nhìn theo Anh Kiệt đang chạy về nhà, mỉm cười một cách sung sướng.
- Trong hai người chúng ta không biết ai sung sướng hơn.
Ánh Hoa và hai anh đi phía trước đã đến rừng thông, quen với mọi ngày, cùng nhau ngồi xuống chơi. Bỗng Ánh Hoa ngó lên thấy Anh Kiệt đâm đầu chạy, liền đứng lên hỏi:
- Kìa, sao anh Kiệt chạy về?
- Chị Thúy Ái đuổi anh Kiệt à?
Trọng Lang nói:
- Lẽ nào?
Rồi Trọng Lang chạy lại hỏi Thúy Ái:
- Tại sao anh Kiệt chạy về?
- Tại anh ấy vui mừng.
- Tại sao vui mừng mà lại chạy, không đứng đây cùng vui với chị?
- Anh ấy chạy về báo tin cho mẹ em biết.
- Mừng việc gì vậy chị?
- Anh ấy sắp về nhà, anh ấy mừng chớ mừng gì.
- Về nhà thì có gì mà mừng, ở nhà có ai mà mừng anh đâu. Chị Lệ Hằng chết rồi.
Thúy Ái ngạc nhiên hỏi:
- Vợ trước của anh ấy tên là Lệ Hằng à? Tên đẹp nhỉ?
- Chị ấy lại đàn và hát hay, vẽ cũng tài nữa.
- Ai bảo em thế?
- Mẹ bảo chớ ai. Bức ảnh của mẹ do chị Lệ Hằng vẽ đó.
- Chi ấy đau gì chết?
- Em không biết. Em hỏi thì mẹ rầy không nói, em đâu dám hỏi.
- Thế à? Còn anh Kiệt, anh ấy có nói gì về chị Lệ Hằng không?
- Khi chị Lệ Hằng chết, anh ấy buồn lắm. Mẹ bảo anh khóc lu bù và bệnh cả năm. Sau ba dỗ dành anh ấy đi chơi xa để quên, anh ấy mới quên đó.
Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi thở dài.
Ánh Hoa hỏi:
- Sao chị buồn? Mà anh Kiệt lại vui?
- Chị có buồn đâu.
- Chị mới thở ra…
- Chị thở ra cho khỏe…
Lần này là lần đầu tiên Thúy Ái nghĩ đến Lệ Hằng, đến bóng người xưa… Cái bóng ấy đã lu mờ hẳn chưa? Hay còn án giữa Thúy Ái và Anh Kiệt?
Suy nghĩ vẩn vơ một hồi, Thúy Ái lại tự trách mình:

- Sao ta lại nghĩ chuyện đâu đâu như thế. Việc đã qua thì cứ để nó quạ Dù giữa Anh Kiệt và ta có còn cái bóng người xưa chăng nữa, thì cái người xưa ấy chỉ là cái bóng… Bóng và người, người bao giờ cũng hơn bóng. Mình đã nhận làm vợ Anh Kiệt thì mình phải làm thế nào đem lại cho Anh Kiệt một đời sống mới mẻ, không còn gì vương vấn với cái cũ. Mình sẽ sửa đổi lại nhà cửa từ người giúp việc đến cách trang hoàng. Mình phải làm thế nào gây một không khí mới, không khí của Thúy Ái của không phải của Lệ Hằng… Aên thua ở tài khéo léo của ta.
Nghĩ như thế, Thúy Ái yên lòng, vui vẻ dắt ba đứa bé về nhà.
Trọng Minh nói:
- Anh Kiệt sắp về Huế rồi…
Trọng Lang nói:
- Nói đi nói lại nãy giờ cũng chỉ là chuyện anh Kiệt.
Thúy Ái hỏi:
- Anh Kiệt về, các em buồn lắm phải không?
- Dạ, buồn lắm chớ. Mà chị cũng buồn nữa. Không ai nói chuyện với chị.
Nghe Ánh Hoa nói như vậy, Thúy Ái cười mà không trả lời.
Thúy Ái về đến nhà thì đã thấy bà Nghĩa và Anh Kiệt đứng trước cửa có vẻ mong đợi.
Ba đứa bé thấy bà Nghĩa liền chạy vào ôm mẹ vòi vĩnh.
Bà Nghĩa bảo các con:
- Các con vào nhà. Để mẹ nói chuyện với chị Thúy Ái và Anh Kiệt.
Ba đứa bé riu ríu đi vào nhà. Bà Nghĩa và Thúy Ái ngồi xuống chiếc ghế đá trước nhà. Còn Anh Kiệt thì ngồi phệt xuống cỏ.
Bà Nghĩa nhìn Thúy Ái một lát rồi nói:
- Anh Kiệt đã nói với tôi về sự bằng lòng của cháu… Vậy từ đây chúng ta là bà con một nhà. Cháu cho phép thím gọi cháu bằng cháu ngay từ hôm nay cho thân mật. Cháu đã nhận lời, thật là phước cho Anh Kiệt. Vậy mai Anh Kiệt về và đúng tháng sau thì sẽ cử hành lễ cưới tại đây, thím muốn làm lễ cưới và hỏi một lần cho tiện. Cháu nghĩ sao?
- Cháu nhờ chú thím đã thương cháu thì sắp đặt giùm, chớ cháu mồ côi, có ai mà lo liệu chỉ bảo.
Bà Nghĩa bằng lòng nói:
- Được, chú thím sẽ lo hết lòng, không sao đâu. Cháu yên lòng, Anh Kiệt về Huế một tháng lo sắp đặt nhà cửa để đón cháu. Anh Kiệt mấy năm nay, nhà cửa giao cả cho người làm trông nom. Một sở nhà lớn lắm, hết sức đẹp, lại ở giữa một phong cảnh hữu tình tất nên thơ cháu ạ, cháu về làm chủ sở nhà ấy tha hồ mà đi dạo… Thỉnh thoảng thím sẽ gửi các em ra ngoài chơi với cháu cho vui.
Anh Kiệt ra dấu với bà Nghĩa, bà Nghĩa gật đầu…
Bà nhìn Thúy Ái nói:
- Cháu thích những món nữ trang gì? Và áo quần cháu muốn sắm thứ gì, cháu cứ bảo thím.
Thúy Ái nói:
- Cháu chỉ thích những màu nhạt, còn đồ nữ trang thì cháu thích ngọc bích. Về việc sắm may, cháu nhờ thím chọn lựa, cháu không phải lo nghĩ tới. Cháu không dám làm phiền thím và anh Kiệt nhiều.
Bà Nghĩa cười, nói:
- Các em mà nghe cháu đi thì chắc chúng nó buồn lắm, thế nào chúng nó cũng và phản đối, nhất là Ánh Hoa.
Anh Kiệt nói:
- Thím sẽ tìm một cô giáo khác.
- Dễ gì tìm được một người như Thúy Ái. Nhưng nếu tìm được lại có người đến phỗng và dẫn đi mất thì sao đây chớ?
Anh Kiệt nhìn Thúy Ái cười. Thế là công việc cưới hỏi đã bàn xong cả. Hôm sau, Anh Kiệt lên đường… Còn Thúy Ái tiếp tục công việc hàng ngày. Bà Nghĩa lo may sắm áo quần và đồ nữ trang cho Thúy Ái, bà sắm được món gì đều đưa Thúy Ái xem.
Thúy Ái thấy bà Nghĩa sắm đồ cho mình nhiều quá thì nói:
- Thím đừng sắm nữa, chừng ấy áo quần cháu mặc sao hết… Cháu quen sống giản dị từ nhỏ rồi.
- Không, bây giờ là vợ một ông kỹ sư, cháu phải có lối sống khác chớ, lôi thôi sao được. Huống chi ngày cưới của cháu, thế nào vợ chồng ông bác sĩ và hai cô Kim Chi, Ngọc Diệp cũng ra… Cháu phải được như các cô ấy. Anh Kiệt cưng vợ lắm, cháu ạ. Trước khi về, Anh Kiệt căn dặn thím sắm cho cháu đủ cả… Chú Nghĩa sắp đi Sài Gòn để mua cho vợ chồng cháu một chiếc xe hơi Huê Kỳ…
Thấy cả một cảnh giàu sang trước mắt, Thúy Ái thầm sung sướng và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.
Chương 4
Anh Kiệt cho xe chạy vô cửa lớn. Tiếng kèn te te làm bà Chín giật mình mở cửa sổ, đứng trên lầu nhìn xuống, khi nhận ra được xe của Anh Kiệt liền mừng rỡ chạy xuống đón.
Anh Kiệt vừa mở cửa xe thì bà Chín rối rít hỏi:
- Ông kỹ sư đi lần này lâu quá mà lại không có thư từ gì cả. Tôi ở nhà lo muốn chết!
Anh Kiệt cười nói:
- Việc gì mà lo muốn chết. Chết sao còn nói leo lẻo vậy.
Bà Chín là người giúp việc rất lâu của gia đình Anh Kiệt khi mẹ Anh Kiệt chết, lúc Anh Kiệt mới mười bốn tuổi, bà Chín săn sóc cho Anh Kiệt y như một bà mẹ.
Người đàn bà ấy góa chồng từ lúc còn trẻ và lại không con, nên yêu mến Anh Kiệt lắm. Đến khi Anh Kiệt đậu kỹ sư và cha Anh Kiệt chết thì bà Chín liền về ở với Anh Kiệt, Lệ Hằng, người vợ trước của Anh Kiệt, yêu quí bà Chín như một người mẹ. Cho nên từ ngày Lệ Hằng chết đến nay, bà Chín buồn lắm.
Đã nhiều lần Anh Kiệt cũng không cho bà Chín gọi chàng bằng ông kỹ sư, nhưng bà Chín vẫn gọi như thế…
Bà Chín nghe Anh Kiệt trả lời một cách vui vẻ liền nói:
- Hôm nay trông ông kỹ sư vui vẻ và hồng hào quá.

Nói đến đây, mặt bà Chín có vẻ trầm ngâm… Có lẽ cái điều bà lo ngại đã đến. Từ ngày Lệ Hằng chết, bà Chín giữ các đồ đạc trong nhà nguyên vẹn như cũ. Bà không muốn có sự thay đổi, bà lo ngại, lo ngại một ngày gần đây, Anh Kiệt sẽ cưới vợ và người vợ sau này sẽ thay đổi cách trang hoàng xếp đặt trong nhà, thì đau lòng lắm.
Bảy năm nay, Anh Kiệt buồn, bà Chín thương hại cho Anh Kiệt, nhưng chàng còn buồn vì sự thay đổi trong nhà chưa xảy ra được. Nghĩa là chàng chưa cưới vợ, mà nỗi lo ngại của bà Chín chưa đáng kể.
Nay Anh Kiệt đi Nha Trang về, vui vẻ hiện ra mặt, có lẽ Anh Kiệt đã nghĩ đến sự cưới vợ…
Anh Kiệt nhảy phóc ra khỏi xe, hai tay ôm choàng lưng bà Chín và nói:
- Vui quá… Trời hôm nay nắng tốt quá nhỉ.
Một mùi hoa hồng thoảng trong không khí ban mai, Anh Kiệt phồng ngực ra thở và nói:
- Chà, hoa thơm quá…
Bà Chín theo Anh Kiệt vào nhà, bà hỏi:
- Ông kỹ sư ở Nha Trang về thẳng đây phải không?
- Vâng, ở nhà nhớ tôi lắm phải không vú?
- Sao không nhớ? Đợi thơ mãi mà chả có bức nào cả, thôi phen này gặp ai nên quên cả vú già rồi.
Anh Kiệt nói:
- Vú ơi! Tôi sắp cưới vợ, một tháng nữa, tôi lại đi Nha Trang rước vợ tôi về đây.
Bà Chín nghe nghẹn ngào, đắng cả miệng, bà nói thầm như người mê ngủ:
- Mình đoán có sai đâu, rõ ràng…
Anh Kiệt không để ý đến bà Chín, chàng nói như để trút bớt sự vui mừng đang chất chứa trong lòng:
- Tôi sắp cưới vợ. Vợ tôi là một cô giáo, tên là Thúy Aùi. Cái tên có đẹp không vú?
Bà Chín nghe hỏi, giật mình hỏi lại:
- Cái gì đẹp?
- Nãy giờ vú không nghe tôi nói à. Vú làm sao mà trông bơ phờ thế? Ô kìa, sao vú lại khóc? Trong lúc tôi đi khỏi, có ai làm phiền vú không?
Bà Chín khóc nức nở, thỉnh thoảng bà nhìn lên tấm ảnh của Lệ Hằng.
Anh Kiệt đã hiểu. Bà Chín không muốn cho chàng cưới vợ, bà nhớ đến người xưa.
Mười năm về trước, ông kỹ sư Anh Kiệt đi cưới cô Lệ Hằng, một sinh viên trường mỹ thuật.
Lệ Hằng là một cô gái con nhà nghèo, nhưng không phải nghèo như Thúy Aùi. Cha Lệ Hằng chỉ là một công chức nhỏ. Lệ Hằng vì học giỏi nên được học bổng và được học cho đến ban tú tài, cha mẹ Lệ Hằng muốn Lệ Hằng thôi học để đi dạy hầu giúp ích cho gia đình, nhưng các bà thầy của Lệ Hằng cứ khuyên nhủ Lệ Hằng phải học trường mỹ thuật, vì nàng rất có tài về hội họa. Cha mẹ Lệ Hằng nghèo nên không đủ tiền cho Lệ Hằng tiếp tục học, thì Lệ Hằng được các bà thầy cũ giúp đỡ…
Vừa đi học vừa dạy tư, Lệ Hằng cũng có thể giúp ích cho gia đình đôi phần. Rủi thay, cha mẹ Lệ Hằng đều qua đời và Lệ Hằng hóa ra con người côi cút. Lệ Hằng buồn rầu không thiết gì việc học hành nữa… Bẵng đi một năm, người ta không còn thấy bóng Lệ Hằng ở Huế. Bạn bè lấy làm lạ không biết Lệ Hằng đi đâu. Có người đoán Lệ Hằng đi học, có người bảo Lệ Hằng đi lấy chồng… Nhưng chẳng ai biết rõ Lệ Hằng đi đâu… Người ta đã gần quên cô sinh viên trường mỹ thuật vừa duyên dáng vừa trẻ trung ấy, thì bỗng một ngày xuân tươi vui, cô lại trở về Huế, da rám nắng và người khỏe mạnh hơn trước nhiều. Các bạn bè gặp Lệ Hằng mừng rỡ, hỏi nàng đi đâu thì nàng chỉ cười mãi mà không trả lời.
Mọi người đều tưởng là Lệ Hằng đi nghỉ mát, nhưng Lệ Hằng nghèo, tiền đâu mà đi nghỉ mát cả năm. Có kẻ bảo Lệ Hằng đi hoạt động cho một đảng chính trị chống lại thực dân, giải phóng cho dân tộc…
Trở về Huế, Lệ Hằng tìm một chỗ làm. Người ta giới thiệu Lệ Hằng vào làm ở một xí nghiệp và lãnh việc vẽ bản đồ nhà cửa. Lệ Hằng làm việc dưới quyền kỹ sư Anh Kiệt.
Vẻ lạnh lùng gần như phách lối của Lệ Hằng làm cho mọi người không thích nàng. Nhưng với kỹ sư Anh Kiệt, Lệ Hằng hết sức niềm nở, nàng tìm đủ cách để gần Anh Kiệt và làm quen với chàng.
Trước sắc đẹp và vẻ duyên dáng của Lệ Hằng, Anh Kiệt làm sao không để ý. Đã vậy, Lệ Hằng còn có tài nữa. Những bản đồ nàng vẽ đều được kỹ sư Anh Kiệt khen và ông Giám đốc chấp nhận.
Anh Kiệt thường trò chuyện với Lệ Hằng và nhận thấy Lệ Hằng chẳng những đẹp về sắc mà còn đẹp về nết nữa… Lệ Hằng ăn nói bặt thiệp và tỏ ra là người có học thức, khôn ngoan và kín đáo.
Lệ Hằng làm lương lớn, lại còn lãnh vẽ thêm, được một số tiền gần bằng tiền lương, thế mà người ta ít khi thấy Lệ Hằng đi xem hát hay may sắm lòe loẹt như các cô gái tân thời khác.
Nàng mặc toàn đồ trắng và không hề dùng đến một món nữ trang. Lệ Hằng có vẻ đài các phong lưu, mới nhìn người ta phải lầm nàng là một tiểu thư của một vị quan đại thần, còn không nữa thì cũng quận chúa, công chúa gì đây.
Anh Kiệt mê say tài sắc của Lệ Hằng nhưng chưa dám nói ra. Lệ Hằng thì luôn tử tế vui vẻ với Anh Kiệt. Hai người làm chung đã một năm. Anh Kiệt không bao giờ thấy Lệ Hằng quen với ai khác hơn chàng. Đôi khi Anh Kiệt muốn đưa xe chở nàng về nhà, nhưng nàng từ chối và nói:
- Nhà em nghèo lắm, vùng ngoại ô, anh đưa rước người ta cười em, và tưởng em gian, khổ em anh ạ!
Cách xưng hô của Lệ Hằng có vẻ thên mật lắm. Lệ Hằng bao giờ cũng ngọt ngào, nhưng nhất định không cho Anh Kiệt biết chỗ ở của nàng… Anh Kiệt để ý thì thấy khi thì Lệ Hằng về đường Nam Giao, khi lại An Cựu, có khi lại về trong thành. Đố ai biết nàng đi đâu và ở đâu?… Có hôm, người ra thấy nàng ở dưới một chiếc đò gần cầu Trường Tiền. Vì thế, có kẻ ác tâm đồn đại Lệ Hằng là một cô gái mất nết, tìm đủ cách để làm tiền. Nhưng rồi người ta cũng không biết Lệ Hằng làm tiền để làm gì.
Nàng có tiêu xài gì đâu. Nàng cũng chẳng có bà con thân thích và cũng chẳng có nhà cửa…
Anh Kiệt đôi khi muốn hỏi Lệ Hằng về cuộc sống của nàng, nhưng lại sợ quá đường đột nên không dám thốt lời. Anh Kiệt định đợi bao giờ hai người thật thân, lúc ấy chàng sẽ hỏi.
Lúc bấy giờ ở Huế có rất nhiều vương tôn, công tử, để ý đến Lệ Hằng, vì nàng đẹp lại có chức nghiệp. Nhưng Lệ Hằng không hề để ý đến.
Lúc bấy giờ ngoài Bắc trải qua một nạn lụt lớn. Các công chức ở các sở họp nhau lại tổ chức ba đêm hát để lấy tiền gởi giúp đồng bào bị nạn. Người ta mời Lệ Hằng và nàng nhận lời ngaỵ Lệ Hằng tỏ ra là một người rất sốt sắng với công việc từ thiện. Nàng đi quyên tiền, nàng đã quyên thì kết quả làm sao không mỹ mãn. Nàng đi bán giấy hát và lại lãnh đóng kịch luôn ba đêm liền. Dân chúng ở Huế mến tài của Lệ Hằng lắm và tên nàng nhờ đó càng nổi lẫy lừng hơn trước. Anh Kiệt lại càng mê mệt Lệ Hằng, và giờ đây, không làm sao chôn kín mối tình của chàng được nữa, chàng nhất định bày tỏ nỗi lòng cho Lệ Hằng biết.
Anh Kiệt liền mời Lệ Hằng đi chơi núi Ngự Bình và bày tỏ nỗi lòng của chàng. Lệ Hằng không tỏ vẻ ngạc nhiên. Nàng biết giờ phút nàng đang mong đợi đã đến:
- Nếu tôi nhận lời làm vợ anh thì anh có cho tôi đi làm nữa không?
Anh Kiệt nói:
- Em còn làm việc gì khi một mình anh, anh có thể lo cho gia đình. Vả lại gia đình anh giàu lắm. Cha mẹ anh chết hết, anh thừa hưởng một gia tài rất lớn. Em rảnh anh đưa em lại nhà chơi…
Lệ Hằng do dự:
- Nếu có chồng mà bỏ nghề nghiệp của mình thì em không nhận lời anh được. Vì một lẽ riêng mà em không tiện nói ra đây.
- Lẽ gì? Nhưng trước khi hỏi cái lẽ mà em nói đó, anh muốn em trả lời câu này đã. Em có thiện cảm với anh không, có thể vì thiện cảm mà nhận lời yêu cầu vừa rồi của anh không?
Lệ Hằng nói:
- Người như em có lẽ chỉ có bổn phận mà không có ái tình…
Anh Kiệt cau mày nói:
- Trời ơi! Sao lạ thế? Theo ý anh thì bất cứ một thiếu nữ sắp bước chân vào đường đời cũng có một mối tình thầm kín, và có ái tình thì họ mới xây được mộng gia đình.
- Em đã bảo là em ở trong một hoàn cảnh đặc biệt mà. Anh không biết ở đời có khi người ta yêu nhau vì tình nhưng cũng có khi yêu nhau vì tiền, và có biết bao cuộc hôn nhân vì bổn phận mà thôi.
- Anh biết chớ… Nhưng với em, anh không tin như thế. Em là một thiếu nữ trẻ, đẹp, tràn trề nhựa sống. Em lại không cha mẹ, em có quyền chọn lựa người yêu, sao em bảo em chỉ biết bổn phận? Vậy bổn phận ấy là bổn phận với ai?
Lệ Hằng nói:
- Bổn phận với nước, với nhà, chớ với ai? Anh tưởng chỉ có đàn ông các anh mới có bổn phận với xã hội, với quốc gia sao, còn tụi em thì chỉ có nước thờ chồng nuôi con à?
- Không, anh đâu dám nghĩ thế trước trào lưu tiến hóa của phụ nữ… Nhưng lo cho nước cho nhà thì lo, mà rồi cũng để phần nào lo cho gia đình với chớ. Có gia đình mới có xã hội, gia đình vững thì quốc gia mới yên. Lúc này không phải là lúc chúng ta bàn triết lý xã hội. Anh hỏi thật em, em có chút thiện cảm nào không?
Lệ Hằng nói ngay:
- Sao lại không… Nhưng có thiện cảm không phải là có ý muốn lập gia đình với anh. Anh nói anh yêu em. Em tin anh thành thật, nhưng tự vấn lòng, em thấy em chưa yêu ai cả… Huống chi anh lại bảo nếu em nhận lời làm vợ anh, thì em phải nghỉ việc, vì gia đình anh giàu. Sao được…
- Tại sao lại không được?
- Em hiện thiếu một món nợ lớn lắm, em phải làm mà trả lần hồi cho người ta…
- Anh sẽ trả hết cho em một lần…
- Được, nhưng từ trước đến nay chỗ ở của em không nhất định, bây giờ muốn ở một chỗ nhất định, phải có một biệt thự xa châu thành, yên lặng, không có ai lui tới, làm phiền em.
Anh Kiệt cười và nói:
- Việc ấy dễ lắm. Ơû Huế này có thiếu gì biệt thự kín đáo để em làm một ẩn sĩ. Anh sẽ để tâm tìm cho em một chỗ vừa ý. Những điều kiện của em vừa đưa ra, anh nhận cả. Bây giờ em đã bằng lòng kết hôn với anh không?
Lệ Hằng cười một cách duyên dáng và nói:
- Nhưng em mới nói về món nợ của em, mà món nợ ấy lên tới bao nhiêu anh đã biết chưa mà anh dám nhận lời đại như vậy?
Anh Kiệt cũng cười và nói:
- Một thiếu nữ như em có thiếu nợ thì thiếu vài ba chục ngàn là nhiều, chớ chẳng lẽ lại thiếu bạc triệu sao? Mà dù thiếu bạc triệu đi nữa thì anh đã hứa trả, anh cũng phải trả chớ sao…
Lệ Hằng ngồi im suy nghĩ. Nàng cảm thấy Anh Kiệt yêu nàng quá và thương hại cho Anh Kiệt. Gặp một người chồng như Anh Kiệt, đời nàng sẽ vô cùng hạnh phúc.
Lệ Hằng bỗng thở dài và nói nho nhỏ:
- Liệu mình có hưởng được cái hạnh phúc này không?
Anh Kiệt nghe Lệ Hằng nói nho nhỏ, liền hỏi:
- Em nói gì thế? Nói gì mà anh chỉ nghe được hai tiếng hạnh phúc mà thôi?
Lệ Hằng giật mình nhìn Anh Kiệt sửng sốt, nàng cúi xuống không dám để Anh Kiệt hiểu tâm sự của nàng.
Lệ Hằng nói:
- Em bảo là em có đủ tư cách gây hạnh phúc cho đời anh không?
- Sao lại không? Nếu em nghĩ đến anh thì có chuyện gì mà không được. Nhưng còn món nợ của em là bao nhiêu mà em có vẻ suy nghĩ như thế?
Lệ Hằng không trả lời mà ngồi thừ ra lúc lâu, đoạn thở dài đứng lên đi qua, đi lại dưới rặng thông.
Anh Kiệt nhìn theo Lệ Hằng, thấy cặp mắt nàng chớp lia và thỉnh thoảng nàng nhìn về phía chân trời xa.
Một lát sau, Lệ Hằng lại ngồi một bên Anh Kiệt có vẻ thân mật và nói:
- Em nợ đến một trăm ngàn. Đời em gần như không còn tự do vì món nợ ấy đó anh ạ!
Bấy giờ, Anh Kiệt ngồi thừ người ra mà suy nghĩ. Thật chàng không hiểu Lệ Hằng làm gì mạ lại nợ nần nhiều thế. Một thiếu nữ mới ngoài hai mươi tuổi đầu, cha mẹ chết có mấy năm, làm gì thâm nợ nhiều như vậy?
Lệ Hằng đâu có tiêu xài xa xỉ gì mà bảo thâm nợ. Lương nàng hết sức lớn. Hay món nợ này là món nợ cha mẹ nàng để lại? Mà ví có lương tâm, biết trọng danh dự, Lệ Hằng phải trả cho cha mẹ?
Thấy Anh Kiệt suy nghĩ, Lệ Hằng liền nói:
- Anh Kiệt còn tin em không?
- Tin lắm chớ, nhưng anh lấy làm lạ về món nợ quá lớn này. Anh thấy em đâu có tiêu xài gì đâu mà thâm nợ. Nhưng anh không cần biết về số nợ ấy tại đâu mà có, anh hứa là anh sẽ trả cho em…
Lệ Hằng nhìn Anh Kiệt bằng đôi mắt cảm động rồi nói:
- Cảm ơn anh. Lòng tốt của anh làm em khó xử quá. Nay anh đã nhận các khoản em đưa ra đó, em không biết lấy lẽ gì từ chối anh được nữa. Vậy ngày mai, em xin phép anh cho em vắng mặt ở sở ba ngày để em đi điều đình cho xong món nợ, khi về đây em sẽ hoàn toàn thuộc về anh.
Anh Kiệt mừng rỡ nói:
- Em cứ đi và anh mong sao cho em điều đình xong món nợ.
Lệ Hằng buồn rầu nói:
- Có điều đình xong món nợ thì em mới có thể nhận lời anh được.
Anh Kiệt nắm tay Lệ Hằng và gọi nho nhỏ một cách đầy vẻ thương yêu:
- Em Lệ Hằng!
Lệ Hằng rút bàn tay ra khỏi tay Anh Kiệt và nói:
- Thôi, anh cho phép em về…
Một mình trên đường về, Anh Kiệt không khỏi suy nghĩ về thái độ bí mật của Lệ Hằng. Nhưng chàng quá yêu Lệ Hằng, chàng có còn thấy và hiểu gì nữa đâu.
Một trăm ngàn đồng đối với chàng có là bao! Chàng làm chủ một gia tài trên mấy triệu…
Trong đầu óc của Anh Kiệt giờ phút này là làm sao cưới cho được Lệ Hằng.
Ba ngày Lệ Hằng đi vắng là ba ngày Anh Kiệt trông đợi từng giờ, từng phút…
Nhưng rồi Lệ Hằng đã về gặp Anh Kiệt, mặt tươi vui và nói:
- Xong rồi, em chỉ phải trả cho họ tám chục. Còn hai chục ngàn trong ba năm nữa đưa cũng được, họ không chịu lấy bây giờ.
Anh Kiệt nói:
- Cái ông chủ nợ nào kỳ lạ vậy? Người ta trả một lần mà không chịu lấy.
Lệ Hằng tìm cách nói sang chuyện khác:
- Anh đã tìm cho em một biệt thự chưa?
- Anh đang đi tìm… Bây giờ anh mời em về nhà xem thử cái biệt thự anh hiện ở có được không… Nếu được thì anh khỏi mua cái khác.
Lệ Hằng nói:
- Biệt thự anh đang ở, em thấy rồi…
- Em thấy rồi… Sao tài vậy? Ai chỉ?
- Thì có một hôm đi ngang qua đấy em thấy, chớ ai chỉ… À, nếu anh chưa tìm ra biệt thự thì để em chỉ cho anh một cái rất thơ mộng mà giá lại rất rẻ. Biệt thự nguyên của ông bà hoàng. Ông hoàng chết, bà túng tiền muốn bán để đánh bạc cho phong lưu. Ngày mai, đúng tám giờ có bà ta ở nhà, anh đem xe lại rước em, em sẽ đưa anh đi xem.
- Rước em ở đâu?
- Em sẽ đợi anh trước cửa sở.
- Được, chúng ta sẽ đi xem cái biệt thự ấy.
Hôm sau, Lệ Hằng và Anh Kiệt đi xem biệt thự của bà hoàng. Như lời của Lệ Hằng, biệt thự ấy hết sức thơ mộng, nằm giữa một miếng vườn rộng gần hai mẫu trồng toàn nhãn, chuối, cam, quít. Biệt thự xoay mặt ra một cánh đồng và phía sau lưng lại có con sông chảy ngang… Hoa lợi trong vườn mỗi năm trên năm bảy ngàn, và nếu có người trông nom trồng trọt thì với khu vườn ấy, chủ nhân của nó cũng có thể làm giàu...
Chương 04 cont.
Con sông chảy ngang qua vườn làm cho vườn thêm mát mẻ… Đã vậy, trước kia, khi ông hoàng còn sống, ông rào khúc sông ấy thành vật riêng của biệt thự Ông, và hai bên bờ ông trồng hai hàng lệ liễu trông vô cùng đẹp đẽ. Gần bên những khóm lệ liễu, ông lại kê những chiếc ghế đá để chiều chiều ông ra ngồi ngắm cảnh và đọc sách. Sau khi đi xem qua biệt thự và khu vườn, Anh Kiệt nhận xét:
- Biệt thự này có vẻ thơ mộng lắm, hơn cả các biệt thự Ở châu thành nhiều, nhưng lại có vẻ hoang vụ Em dám ở đây à? Hằng ngày anh phải đi làm xa, có khi phải đi vắng cả tuần lễ, ở đây bất tiện lắm. Chớ với giá cả đó thì thật là rẻ.
Lệ Hằng nói:

- Em đã có ý muốn tìm một nơi yên lặng thì đây mới thật là nơi yên lòng. Còn về chuyện ngôi vườn hoang vu, anh đừng lọ Hoang vu thì mình sửa soạn lại. Anh cứ mua biệt thự này rồi giao cho em sửa sang, chỉ trong một tháng, anh sẽ thấy khác hẳn và sẽ phải công nhận nó là tổ ấm của chúng ta… Hưởng tuần trăng mật ở đây thì còn gì thích bằng? Cần gì phải đi Đà Lạt, Nha Trang…
Lệ Hằng cố đem những tiếng tổ ấm, tuần trăng mật ra để làm xiêu lòng Anh Kiệt. Nhưng Anh Kiệt đã xiêu lòng quá rồi… Từ khi được đứng bên Lệ Hằng, bên bờ sông, dưới hàng lệ liễu, Anh Kiệt có cảm giác mình đang sống bên một tiên nga ở Đào Nguyên.
Anh Kiệt sẽ bỏ ra tiền mua cái biệt thự thơ mộng này để làm vui lòng người đẹp, và cũng để hưởng một cuộc đời thơ mộng bên người đẹp…
Nhưng còn Lệ Hằng, khi nói đến những tiếng tổ ấm, tuần trăng mật, sao mặt nàng không được vui.
Nàng xoay lại phía sau để gạt thầm hai giọt lệ…
Đi dạo khắp vườn một lần, Anh Kiệt và Lệ Hằng trở vào nhà nói chuyện với bà hoàng. Bà hoàng là một người đàn bà ăn chơi lão luyện nên điêu và khôn lắm. Ba biết Anh Kiệt định mua biệt thự này để làm vui lòng Lệ Hằng, nên bà bắt giá. Nhưng Anh Kiệt cũng không phải tay vừa, Anh Kiệt biết bà hoàng đang thâm thiếu nợ nần, mà biệt thự này ngoài Anh Kiệt ra chưa chắc đã có người thứ hai nào dám mua và muốn muạ Sự thật, nếu không phải để làm vừa lòng Lệ Hằng thì với giá một ngàn đồng. Anh Kiệt cũng không bao giờ mua, đừng nói là một trăm ngàn. Vì thế, sau khi nói qua nói lại, bà hoàng phải chịu bán cái biệt thự ấy y như giá đã định…
Lệ Hằng sung sướng quá, siết chặt tay Anh Kiệt và nói:
- Cảm ơn anh.
- Bao giờ chúng ta làm lễ cưới?
- Để khi em sửa sang biệt thự này lại đã.
- Bao lâu mới xong?
- Độ vài tháng và tốn độ mười ngàn đồng.
- Vài tháng nữa… Sao chúng ta không làm lễ cưới trước? Anh vẫn có sẵn một biệt thự.
- Cũng được… Nhưng chẳng lẽ vừa cưới xong chúng ta lại phải lục đục đi lo sửa sang nhà cửa. Thì cứ sửa đâu vào đó cho yên xong đã rồi sẽ hay…
- Thì cũng được…
Hai tháng lại trôi quạ Lệ Hằng đã xin nghỉ việc và cái biệt thự cũng đã sửa sang xong. Anh Kiệt không khỏi khâm phục óc thẩm mỹ của Lệ Hằng… Từ một khu vườn hoang vu, Lệ Hằng đã hóa ra một kuh vườn có ngăn nắp, có lối đi, có hoa tươi cỏ đẹp. Còn trong nhà thì sơn quét lại, bày biện theo thời trang mới, màn mùng mới.
Ngày cưới đến, nhưng Lệ Hằng khuyên Anh Kiệt:
- Em muốn anh làm lễ cưới tại biệt thự cũ, còn chỗ này là cảnh Đào Nguyên, người phàm không ai tới được, anh nhé.
Anh Kiệt nói:
- Em có tài quá. Anh phải đưa bạn bè về đây để giới thiệu tài của em với các bạn chớ.
- Người ta muốn làm một ẩn sĩ mà lại còn đi giới thiệu cho thiên hạ biết, sao anh lại có ý nghĩ lạ lùng như thế?
- Các bạn thân chớ có phải xa lạ gì?
- Chưa phải lúc giới thiệu, không nên giới thiệu. Anh cứ cho em sống vài năm trong hạnh phúc hoàn toàn đã rồi sẽ hay.
- Đành là thế… Người đẹp đã muốn là trời muốn!
Hôm làm lễ cưới, bên phía Anh Kiệt bạn bè bà con đông đảo, còn bên Lệ Hằng, người ta chỉ thấy có ba người đàn ông đã lớn tuổi, mà Lệ Hằng giới thiệu là ba ông chú.
Ba người đàn ông này có vẻ mặt gần như là bí mật. Trong bàn tiệc, họ ít nói, ít cười, có ai hỏi đến thì họ mới trả lời.
Cả ba đều có những con mắt sáng ngời, quan sát nhiều, ít nói, thỉnh thoảng lại nhìn Lệ Hằng một cách nghiêm khắc.
Lệ Hằng đang cười đùa vui vẻ bỗng nhìn thấy cặp mắt của họ, liền giữ vẻ nghiêm trang và lo sợ.
Anh Kiệt thì quá sung sướng, đâu nghĩ gì đến những chuyện khó hiểu như thế.
Sau khi khách ra về, ba ông chú của Lệ Hằng gọi Lệ Hằng lại một bên và dặn nhỏ:
- Nhớ nhé. Ba năm là nhiều, đừng kéo dài kỳ hạn ấy nhé. Kéo dài là chết.
Anh Kiệt không hay biết gì cả. Chàng đang sống trong không khí hạnh phúc.
Khách khứa đã về hết, Anh Kiệt liền hỏi:
- Ba ông chú sao không ở lại đây với chúng ta mà về ngay như vậy. Nhà của ba chú xa lắm kia mà. Đêm hôm về đâu?
Lệ Hằng đáp:
- Tùy các chú, em đâu có quyền gì mà bảo họ Ở lại.
- À, em mồ côi cha mẹ, nhưng chắc cũng có bà con xa gần, sao không đến dự đám cưới của chúng ta?
- Em không cho ai hay cả thì biết đâu mà đến? Mà bà con toàn là đàn bà cả, có mời thì các bà ấy cũng chả đi đâu.
Lệ Hằng và Anh Kiệt đã sống trong những ngày sung sướng nhất. Lệ Hằng để hết thì giờ săn sóc cho chồng và trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp vườn tược. Họ đã dọn về biệt thự mới mua của bà hoàng, và mỗi ngày Anh Kiệt lái xe đi làm một mình.
Trước khi cưới Lệ Hằng, Anh Kiệt có nói qua về bà Chín và dặn Lệ Hằng:
- Anh không còn cha mẹ, bà Chín là người chăm sóc anh từ lúc bé, vì vậy anh yêu bà Chín lắm, anh gọi bằng vú. Em cũng không còn cha mẹ, em nên cư xử cho khéo với vú nhé!
Nhưng Anh Kiệt không cần phải dặn, Lệ Hằng đã gây được mỹ cảm với vú già ngay từ lúc đầu.
Bà Chín thường nói với Anh Kiệt:
- Cháu cưới được một người vợ quí giá. Thật từ nhỏ đến giờ vú chưa thấy một thiếu nữ nào tài giỏi như vậy. Cái vườn um tùm này mà vợ cháu sửa sang lại được như thế này, thật ngoài sức tưởng tượng của vú. Đã vậy mà thêu, may, đàn, hát gì, vợ cháu cũng biết. Còn nói gì đến việc sai khiến kẻ ăn người ở trong nhà. Ai cũng phải mến phục vợ cháu.
Từ ngày cưới Lệ Hằng, Anh Kiệt sống trong hạnh phúc. Chàng nói với các bạn là chàng đang bơi trong hoan lạc.
Còn về phần Lệ Hằng? Lệ Hằng thấy đời nàng đang bước sang một giai đoạn mới. Nàng cố hưởng tận cùng những ngày êm đềm ấy. Lúc nào rảnh, Lệ Hằng vẽ tranh hay đọc sách, chiều nàng lại ra sông tắm, tập bơi. Ít khi Lệ Hằng đi chơi với Anh Kiệt.
Chồng có rủ, Lệ Hằng cười:
- Đi dạo phố, sao bằng dạo trong vườn? Không khí trong vườn đã trong sạch mà chúng ta lại được tự dọ Còn đi lại nhà các bạn bè thì em chả thích chút nào, anh ạ. Anh muốn em xem hát à? Cuộc đời đã là một sân khấu rồi, còn đi tìm sân khấu nào nữa.
Anh Kiệt cười, đáp:
- Nhưng em cứ ở mãi nhà thì làm gì mà biết được cái sân khấu đời? Phải ra ngoài mới biết được. Nếu em không muốn đi chơi ở đây thì chúng ta đi Nha Trang, Đà Lạt.
Lệ Hằng chiều theo ý Anh Kiệt nên cùng chồng đi Nha Trang một dạo, và nhờ thế mà nàng được biết gia đình ông Nghĩa và để lại trong lòng bà Nghĩa nhiều kỷ niệm êm đềm. Những ngày vui trôi qua một cách mau chóng. Anh Kiệt ham muốn một đứa con, nhưng vợ chồng cưới nhau đã hơn một năm rồi mà Lệ Hằng vẫn chưa thai nghén.

Mỗi khi Anh Kiệt tỏ ý muốn có một đứa con để ẵm bồng thì Lệ Hằng có vẻ buồn rầu, không nói gì cả. Anh Kiệt bảo Lệ Hằng đi bác sĩ hỏi về nguyên nhân chậm trễ ấy thì Lệ Hằng nói:
- Có nhiều cặp vợ chồng cưới nhau đã gần ba năm mà vẫn chưa có cont hì sao?
Vú già liền đáp:
- Nhưng hai cháu cưới trễ, mà những cặp nào cưới nhau trễ thì thường sau khi cưới một tháng là có thai ngaỵ Người ta bảo con chờ cha mà!
Lệ Hằng hỏi vú già:
- Vú muốn có cháu lắm phải không?
Vú già nói:
- Muốn lắm chớ. Con của cháu, chắc đẹp lắm. Vú muốn một cháu gái trước, một cháu gái sau này có tài như cháu để thiên hạ khỏi khinh đàn bà chúng mình. Vú lấy làm lạ tại sao người tài hoa như cháu mà lại ở ẩn một chỗ như thế này, không chịu ra tiếp xúc với đời, dìu dắt chị em, gây một ảnh hưởng về tinh thần cho phái nữ và mở một con đường mới cho phụ nữ Việt Nam sau này.
Những lời nói của vú già làm Lệ Hằng cau mày. Phải chăng Lệ Hằng đang muốn quên một cái gì riêng để sống tạm bên cạnh Anh Kiệt những ngày êm đềm?
Không để Anh Kiệt và vú già có thì giờ suy nghĩ và xét đoán về mình, Lệ Hằng nói:
- Vú già mà cũng có đầu óc tân tiên muốn giải phóng cho phụ nữ Việt Nam quá!
Anh Kiệt nói:
- Đừng thấy vú già mà tưởng vú không hiểu gì về công việc xã hội mà lầm em ạ. Vú trước kia cũng là vợ của một công chức. Chỉ vì người chồng không biết nghe theo lời khuyên nhủ của vú mà vú nhất định xin ly dị để sống với thầy mẹ anh, và bây giờ sống với chúng ta đó.
- Thế à? Thế thì vú bênh vực quyền lợi cho phụ nữ phải lắm. Vú đã muốn cháu gái thì cháu sẽ ráng có một đứa cháu gái cho vú vui lòng.
Nhưng năm này kế tiếp năm kia trôi qua, Lệ Hằng vẫn chưa có con…
Suốt ngày Lệ Hằng vẽ tranh và đàn, hát để giết thì giờ. Anh Kiệt bận nhiều việc, có khi cả tuần chỉ về một vài lần. Vú già không bằng lòng:
- Cháu nên về thường, chớ bỏ vợ cháu ở nhà một mình, bất tiện lắm.
Anh Kiệt cười:
- Lệ Hằng không lấy việc cháu ít về nhà mà buồn, vú ạ. Lệ Hằng bảo nếu cháu bận việc thì mỗi tuần về một ngày chủ nhật cũng được.
- Lệ Hằng nói vậy để cháu yên lòng, chớ ở đời này có người vợ nào còn trẻ mà không muốn chồng ỡ mãi bên cạnh? Cháu đừng để vợ cháu buồn, một khi người đàn bà buồn thì nguy lắm!

Nhưng Anh Kiệt tin Lệ Hằng, nên không kể đến những lời khuyên của vú già.
Từ khi Anh Kiệt bận công việc, thì Lệ Hằng chiều nào cũng ra phía sau vườn để tắm. Cứ đúng năm giờ chiều là Lệ Hằng đi bách bộ ra phía sông. Từ nhà ra khúc sông gần một cây số, mặc dầu chỉ đi quanh co qua vườn. Lệ Hằng đi một mình và cứ đúng sáu giờ rưỡi thì Lệ Hằng trở về, khỏe khoắn, vui tươi…
Cuộc tình duyên êm đẹp giữa Lệ Hằng và Anh Kiệt kéo dài hơn ba năm. Mấy lúc sau, Anh Kiệt thường thấy Lệ Hằng lo âu, Anh Kiệt hỏi thì Lệ Hằng nói:
- Có lẽ em sắp có con.
Anh Kiệt vui mừng hỏi:
- Sắp có con thì là tin mừng, sao em lại có vẻ lo âu?
- Em có lo gì đâu. Tại có thai nên người dã dượi, kém tươi, nhưng có lẽ vài tháng sẽ qua và sức khỏe lại trở lại với em.
- Hay anh đưa em đi bác sĩ?
Lệ Hằng nhất định không chịu đi bác sĩ, vì thế mỗi ngày nàng mỗi gầy yếu thêm, bỏ cả ăn, ngủ.
Anh Kiệt phải đi lấy quyền làm chồng mà ép Lệ Hằng đi bác sĩ.
Nhưng bác sĩ sau khi khám cho Lệ Hằng lại bảo nàng không có thai, chỉ sợ làm bệnh nặng.
Về nhà, Anh Kiệt dỗ dành Lệ Hằng, hỏi thử nàng có việc gì lo buồn không. Lệ Hằng nói:
- Em không có việc gì lo buồn cả. Em sợ đời em không đủ sức đem hạnh phúc bền vững cho anh!
Rồi Lệ Hằng cầm lấy bàn tay Anh Kiệt đưa lên môi hôn, hai hàng lệ chảy dài…
Anh Kiệt càng không hiểu gì cả. Mỗi lần vợ chồng âu yếm nhau, đôi mắt Lệ Hằng thường thoáng một nét buồn kín đáo.
Có một lần, ngồi bên Anh Kiệt, trên chiếc ghế đá dưới hàng lệ liễu, Lệ Hằng bỗng lo sợ, siết chặt lấy bàn tay Anh Kiệt rồi hỏi như kẻ vừa tỉnh mộng:
- Chúng ta có được ngồi đây mãi không nhỉ?
Nhưng biết mình đã lỡ lời, Lệ Hằng vội chữa lại:
- Vì người ta thường bảo ngày vui ngắn lắm, và đời người chỉ là một chuỗi ngày đau khổ, phải không anh?
- Sao em lại bi quan như thế? Chúng ta đang sống trong hạnh phúc, chúng ta phải tận hưởng hạnh phúc ấy. Sao em lại nghĩ đâu đâu?
Thấy thái độ và tánh nết Lệ Hằng thay đổi hẳn, Anh Kiệt lo ngại hỏi vú già:
- Ở nhà, khi cháu đi khỏi, vú có thấy Lệ Hằng tiếp ai không?
Vú già nói:
- Cách đây hai tuần, có người đàn ông lạ mặt đến tìm Lệ Hằng. Hai người nói chuyện với nhau độ nửa giờ. Rồi bắt đầu từ hôm ấy, Lệ Hằng có vẻ lo âu. Vú hỏi người ấy là ai thì Lệ Hằng bảo là chú họ.
- Sau lần ấy, người đàn ông nọ có tới thêm lần nào nữa không?
- Không.
Anh Kiệt liền nghĩ đến món nợ mà trước khi cưới Lệ Hằng, nàng đã nói đến và Anh Kiệt đã chịu trả hết một lần, nhưng người chủ nợ chỉ lấy một phần, còn một phần đến ba năm sau mới trả.
Anh Kiệt liền bảo Lệ Hằng:
- À, còn món nợ ngày nọ, em có nghĩ đến chuyện trả chưa? Mấy năm nay làm ăn khá lắm, em cứ lo trả cho xong đi, để lâu của người ta không ích gì.
Lệ Hằng nói:
- Cũng đến lúc trả rồi. Vài hôm nữa em sẽ đi trả. Em phải đi vắng một ngày vì về tận Quảng Trị, anh ạ!
- Để anh đưa em đi nhé.
- Không nên! Anh cứ để em đi xe lửa tiện hơn. Đi xe nhà, họ thấy mình giàu, họ lại làm khó dễ cho xem.
Anh Kiệt không bằng lòng, nói:
- Trước kia, anh chưa cưới em thì anh để em đi một mình, nhưng giờ đây em đã là vợ của một ông kỹ sư, giám đốc một công ty, em đi một mình không tiện.
Lệ Hằng phải tìm cách nói khéo với Anh Kiệt, chàng mới chịu để nàng một mình.
Theo lời Lệ Hằng thì món nợ đã trả xong, nhưng rồi nàng vẫn lo âu, kém vui.
Đối với Anh Kiệt, Lệ Hằng lại có vẻ trìu mến nhiều hơn. Đôi khi nàng ngồi hàng giờ nhìn Anh Kiệt không chớp mắt.
Vú già thấy Lệ Hằng sắp đặt lại nhà cửa, nhất là tủ sách và tủ áo quần cho Anh Kiệt, thì hỏi:
- Cháu sắp đi đâu mà sắp lại đồ đạc cẩn thận thế?
Lệ Hằng cười:
- Thỉnh thoảng sắp lại một lần xem có thiếu món gì và có cần may sắm thêm áo quần gì không.
Lệ Hằng lại để tâm vẽ một bức ảnh của Anh Kiệt để treo giữa phòng khách.
Anh Kiệt thấy Lệ Hằng âu yếm và săn sóc mình thì quên cả lo âu.
Cho đến một hôm, khi Anh Kiệt sửa soạn đi làm thì Lệ Hằng dường như bịn rịn không muốn để Anh Kiệt đi.
Anh Kiệt hôn nhẹ vào trán Lệ Hằng, nói:
- Chiều mai anh sẽ về.
Lệ Hằng xoay chỗ khác, gạt hai giọt lệ. Rồi nàng ra đứng ngoài bao lơn nhìn mãi chiếc xe cho đến khi khuất bóng.
Trưa hôm ấy, Lệ Hằng vui vẻ nói với vú già:
- Vú tốt quá… Cháu làm sao mà quên vú được.
Rồi Lệ Hằng ôm chặt vú già trong đôi cánh tay…
Đúng bốn giờ, Lệ Hằng xách cái giỏ, trong ấy có bộ đồ tắm, vài quyển sách, vài cuồn chỉ len và đi ra phía sau vườn. Hôm ấy, Lệ Hằng bận bộ đồ hàng trắng, đầu đội nón lá và chân đi dép cao su.
Sáu giờ rưỡi… Vú già ra phía sau vườn đợi. Nhưng hoàng hôn đã bao phủ cảnh vật, chim chóc đã về tổ.
Màu đen đã xâm chiếm ngôi vườn, Lệ Hằng vẫn chưa thấy về.
Bây giờ, chị Lý, người đầu bếp thân cận của Anh Kiệt, đã sắp sẵn bàn ăn mà không thấy Lệ Hằng, liền chạy đi tìm bà Chín.
Hai người lo lắng đứng nhìn ra phía vườn.
Vài tiếng chim cú chấm cho cảnh đêm ở ngôi vườn quá rộng ấy một vài nét bi đát, khủng khiếp.
Bà Chín nói:
- Chị đi gọi chú Ba ra đây và nhờ chú ra sau vườn xem thử tại sao bà kỹ sư chưa về.
Chị Lý vội vàng chạy đi tìm chú Ba, rồi cả hai người liền đi ra phía sau vườn.
Bà Chín đứng một chỗ không yên, cứ đi lên, đi xuống mà trong lòng lo lắng không sao nói được.
Một lát sau, cả chị Lý và chú Ba hớt hải chạy vào nói:
- Nguy quá, vú ơi! Ra đến bờ sông, chúng tôi chỉ thấy một bộ đồ trắng xóa. Trên ghế đá, có cái giỏ này, còn bà kỹ sư thì không thấy đâu cả. Làm sao bây giờ?
Bà Chín dậm chân kêu trời:
- Làm sao bây giờ?
Và bà mân mê bộ đồ hàng của Lệ Hằng.
Bà liền sai chú Ba ra tỉnh báo cho Anh Kiệt biết.
Chú Ba thở dài:
- Từ đây mà đạp xe ra tỉnh tìm ông kỹ sư, đến bao giờ ông kỹ sư mới về đây? Nếu bà kỹ sư có chuyện gì thì còn cứu làm sao cho kịp? Chi bằng để tôi đạp xe lại nhà làng, báo cho nhà hữu quyền biết để các ông ấy ra lệnh cho dân làng tìm vớt xem sao.
Bà Chín nói:
- Chú nói đúng đó. Chú đi báo cáo và luôn đường ra tỉnh. Dù sao cũng phải cho ông kỹ sư hay.
Chú Ba tặc lưỡi ra đi.
Một lát sau, cả chục tuần đinh trong làng lặn hụp khắp đoạn sông để tìm thi thể Lệ Hằng.
Bà Chín đứng khóc mùi không nói năng gì được cả.
Hai giờ sau, Anh Kiệt đã về đến nhà. Chàng sửng sốt không hiểu gì. Chàng hỏi không biết bao nhiêu cậu nhưng chẳng ai trả lời đúng cho chàng.
- Lúc mấy giờ Lệ Hằng tắm?
Nào ai biết Lệ Hằng tắm lúc mấy giờ? Nhiều hôm, Lệ Hằng ra bờ sông ngồi dưới hàng lệ liễu đọc sách hoặc thêu chớ không tắm.
- Tại sao vú già không đi với Lệ Hằng?
Có bao giờ Lệ Hằng muốn một người thứ hai cùng đi với nàng? Những hôm Anh Kiệt ở nhà, Lệ Hằng ít ra bờ sông lắm. Lệ Hằng chỉ thích đi một mình.
- Lệ Hằng bị đắm vào lúc nào?
Đố ai biết Lệ Hằng bị đắm vào lúc này? Mọi ngày cứ đúng bốn giờ là Lệ Hằng ra bờ sông, và cứ đúng sáu giờ rưỡi là Lệ Hằng trở về. Trong khoảng từ bốn giờ đến sáu giờ rưỡi đó, Lệ Hằng tắm vào lúc nào, và bị đắm vào lúc nào, có ai biết được?
- Có ai nghe tiếng la cầu cứu không?
Những nhà đồng bào gần đó phần đông làm nghề nông. Vào lúc sáu giờ họ mới về nhà, mà có về thì cũng không đi phía sau, là phía có con sông chảy.
Nhiều người khi hay tin bà kỹ sư bị chết đuối, kéo nhau đến hỏi han, họ đều bảo không hề nghe kêu la cầu cứu gì cả.
Kỹ sư Anh Kiệt treo một giải thưởng lớn cho ai tìm được xác Lệ Hằng. Suốt đêm ấy, con sông náo nhiệt vô cùng, nhưng mãi đến sáng vẫn không ai tìm được xác. Người ta bảo ông kỹ sư xấu số và Lệ Hằng gặp rủi, vì trời hôm ấy vần vũ không sao, lại có một trận mưa dông rất lớn. Thế là nước đã cuốn Lệ Hằng đi mất.
Sự đau buồn của kỹ sư Anh Kiệt không sao tả xiết.
Ông bà Nghĩa được tin Lệ Hằng chết đuối, vội vàng ra Huế để lo việc chôn cất.
Nhưng cái đám ma ấy chỉ là đám ma hình thức, chôn những bộ quần áo của Lệ Hằng, và từ đó trong sổ bộ đời, cái tên Lệ Hằng đã bị xóa bỏ.
Sửa soạn lại đồ đạc của Lệ Hằng, Anh Kiệt lấy làm lạ hỏi vú già:
- Cái hộp nữ trang của Lệ Hằng đâu, không có ở đây?
Vú già nói:
- Từ ngày cháu cưới Lệ Hằng đến nay là ba năm, vú có thấy Lệ Hằng mang một món nữ trang nào đâu. Vú thường hỏi sao không mang các vòng vàng của cháu tặng thì Lệ Hằng bảo không thích se sua.
Anh Kiệt thở dài:
- Lạ lắm, cái gì không mất, sao lại mất hộp nữ trang quí giá? Có thể nói trị giá trên năm trăm ngàn đồng. Cháu sắm để Lệ Hằng làm của luôn thể. Thế thì lạ lắm!
Cái chết của Lệ Hằng làm Anh Kiệt không hiểu gì cả. Chàng cứ tin là Lệ Hằng không chết.
Cho nên chàng xin nghỉ việc để ngày ngày đi tìm Lệ Hằng trên bờ sông.
Ai cũng cười Anh Kiệt si tình. Người yêu đã chết mà cứ bảo là chưa, rồi thất thểu đi như kẻ không hồn. Ông bà Nghĩa tìm đủ cách khuyên lơn Anh Kiệt nhưng Anh Kiệt không sao nguôi được. Đời chàng mất Lệ Hằng là mất tất cả, vì chàng không còn cha mẹ.
Các bạn bè thấy Anh Kiệt vì cái chết của Lệ Hằng mà bỏ cả công việc, liền nói:
- Tại sao anh lại có ý nghĩ là chị Lệ Hằng chưa chết? Chị ấy giận gì mà anh bỏ đi, đi một cách vô nghĩa như thế?
Anh Kiệt cũng nghĩ như các bạn. Lệ Hằng rất yêu chàng, thường nói với chàng rằng đời nàng chỉ có những ngày sống bên Anh Kiệt là đáng kể.
Thế tại sao lúc này Lệ Hằng lại có vẻ rầu buồn? Hay là con người vốn có linh tánh báo trước điềm không may?
Anh Kiệt làm sao không thương tiếc Lệ Hằng được? Một người vừa đẹp đẽ, vừa tài hoa như thế?
Giờ đây, vô ra trong biệt thự và khu vườn rộng ấy, Anh Kiệt làm sao chịu được? Mỗi vật đều nhắc chàng nhớ đến Lệ Hằng. Nhiều đêm, Anh Kiệt thức suốt, ngồi trước bức chân dung của vợ, mơ màng như thấy Lệ Hằng còn bên chàng…
Ròng rã suốt một năm trời, Anh Kiệt đã khóc người quá cố.
Bà Chín cũng thương tiếc Lệ Hằng hết sức.
Mọi vật trong nhà do bàn tay Lệ Hằng xếp đặt thì nay bà Chín cứ để y như cũ, không hề thay đổi.
Bao nhiêu công việc làm ăn sanh lợi, Anh Kiệt đều không màng đến nữa. Bà Chín khuyên nhủ Anh Kiệt nên lo công việc làm ăn thì Anh Kiệt nói:
- Tôi làm để làm gì?
Anh Kiệt mỗi ngày mỗi gầy sút hẳn đi, người lúc nào trông cũng bơ phờ. Bà Chín lo sợ mới viết thư cho ông bà Nghĩa hay.
Ông bà Nghĩa liền ra Huế và khuyên Anh Kiệt nên đi chơi xa một lúc để quên bớt nỗi sầu, còn không thì dọn về biệt thự cũ mà ở, đừng ở chỗ hoang vu này nữa.
Anh Kiệt nói:
- Chú thím khuyên cháu thì cháu đi chơi để quên, nhưng còn bán cái lầu này thì cháu nhất định không bán. Đời cháu bây giờ chỉ còn kỷ niệm này. Lầu của bà hoàng trước kia ra sao, bây giờ được sửa sang như thế này là cả một công phu không nhỏ của Lệ Hằng. Giữ cái lầu mộng này là nhớ mãi Lệ Hằng…
Bà Chín cũng nói:
- Nếu bán ngôi nhà và vườn này thì vú đi tu, chớ không sao sống nổi!
Nói xong, bà Chín khóc như mưa như gió. Anh Kiệt cũng không cầm được giọt lệ.
Bà Nghĩa nói:
- Một người đàn bà như Lệ Hằng khó tìm lắm vì nhiều tài quá, nhưng ở đời tìm một người vợ hiền không phải là khó khăn, cháu ạ. Cháu đừng buồn thảm quá như vầy mà tổn thương đến sức khỏe. Cháu cứ đi chơi cho khuây một lúc. Rồi việc gì đến là nó đến…
Bạn bè khuyên nhủ, bà con khuyên nhủ, Anh Kiệt liền giao công việc làm ăn cho chú và đi du lịch.
Anh Kiệt dặn vú già:
- Vú cứ ở đây nếu vú muốn, hay là về biệt thự cũ cũng được.
Vú già nói:
- Lệ Hằng chết, vú buồn lắm, rồi bây giờ cháu còn bỏ vú mà đi nữa!
Anh Kiệt nói:
- Cháu đi một thời gian rồi cháu lại về đây ở với vú, chớ cháu có đi luôn đâu. Oû đây sống với bao nhiêu kỷ niệm, cháu chịu sao nổi?
Thế là Anh Kiệt ra đi. Bà Chín ở nhà giữ nguyên các đồ đạc như cũ, không thay đổi, không dọn dẹp.
Các người giúp việc trong nhà vẫn còn làm dưới sự sai khiến của vú già.
Vườn hoa hồng vẫn trổ hoa quanh năm, nhưng chỉ thiếu có bàn tay Lệ Hằng nâng niu.
Những hàng lệ liễu mỗi ngày mỗi nghiêng thêm xuống dòng nước như để tìm cái bóng người xưa.
Lệ Hằng đã chết, ngôi vườn mất người chủ yêu quí. Thì nay vú già lại thay Lệ Hằng, mỗi ngày mỗi dạo quanh vườn. Vú già cố tìm lại những vết chân của Lệ Hằng.
Giờ đây lại đến phiên vú già ngồi suốt mấy giờ trên ghế đá, dưới hàng lệ liễu, nhìn dòng nước lờ đờ chảy mà nghĩ đến cái người vừa đẹp đẽ vừa tài hoa…
Đôi khi vú già bỗng thở dài và nói:
- Rồi đây Anh Kiệt sẽ cưới vợ khác, người vợ sau này có được như Lệ Hằng không? Người vợ sau này có được Anh Kiệt yêu quí như yêu quí Lệ Hằng không?
Khi nhớ Lệ Hằng, bà Chín lại đến tủ áo, mở ra và vuốt ve, mân mê từng chiếc áo của Lệ Hằng. Toàn là áo trắng, những chiếc áo ngắn, chiếc nào cũng có thêu cả.
Thỉnh thoảng, vú già lại đem các chiếc áo ấy ra phơi, chiếc nào hơi vàng thì đem đi giặt cẩn thận.

Chương 5
Mười năm về trước, cuộc tình duyên của Anh Kiệt êm đềm, đẹp đẽ như thế…
Lệ Hằng đã chết, để lại trong lòng Anh Kiệt và vú già một sự thương tiếc không tả được.
Anh Kiệt sau khi đi du lịch về, lòng đã nguôi bớt sầu thương, nhưng còn vú già, vú già không bao giờ quê được Lệ Hằng.
Thế rồi, Anh Kiệt về nhà, vú già xiết bao vui mừng.
Lần này Anh Kiệt vui vẻ, khỏe mạnh hơn trước và thường nói đến tương lai. Thấy nhà cửa sạch sẽ, các đồ vật vẫn giữ nguyên chỗ cũ như bảy năm về trước, Anh Kiệt cười:
- Vú yêu Lệ Hằng quá. nay vú có cho phép cháu cưới vợ khác không?
Vú già kinh ngạc hỏi:
- Cháu hết yêu Lệ Hằng rồi sao?
Anh Kiệt nói:
- Vú hỏi lạ quá. Cháu dù muốn yêu Lệ Hằng thì cũng không sao yêu được nữa. Lệ Hằng chết rồi, hay đã bỏ cháu đi rồi, Lệ Hằng không trở lại.
Vú già nói:
- Trở lại sao được, Lệ Hằng đã chết.
- Thì vú đã biết vậy, sao vú hỏi cháu hết yêu Lệ Hằng rồi sao? Yêu Lệ Hằng? Tình yêu ấy đã thuộc về dĩ vãng… Nó chỉ còn là kỷ niệm. Bảy năm trời nay, lăn lóc với đời, cháu thấy đời cháu không thể ngồi chết một chỗ để sống với kỷ niệm cũ, để nhớ mãi đến bóng người xưa. Là thanh niên, cháu phải tạo cho đời cháu một sự nghiệp, giúp cho xã hội một phần gánh vác và góp vào đời một vài công tác hữu ích… cháu muốn tìm một người đàn bà hiểu cháu, biết cháu, để hiệp tác với cháu trên công việc xã hội. Lệ Hằng đẹp, Lệ Hằng có tài nhưng Lệ Hằng lại không chịu đem tài ấy ra giúp cháu, ra giúp đời, thật là đáng tiếc.
Vú già thở dài:
- Một khi cháu hết yêu, cháu lại trách móc như thế. Trước kia vú có bao giờ nghe cháu than phiền như vậy đâu. Lệ Hằng trước khi nhận làm vợ cháu đã đưa ra bao nhiêu điều kiện, cháu đều chấp thuận cả rồi, tại sao bây giờ cháu nói thế?
- Vú nói chi chuyện mười năm về trước? Lúc ấy, cháu chỉ là một thanh niên thiếu kinh nghiệm, quá yêu đời, si mê sắc đẹp, cháu còn nghĩ gì nữa đâu? Nay thì khác, vú ạ. Cháu sẽ để tâm tìm một người vợ. Người vợ sau này phải có một quan niệm sống khác với Lệ Hằng. Cháu về đây vài hôm rồi cháu sẽ lại đi chơi. Cháu đi tìm một người vợ. Vú vui lòng chớ?
Vú già làm sao ngăn cản Anh Kiệt được.
Thế là Anh Kiệt đi Nha Trang và Anh Kiệt gặp Thúy Ái.
Thúy Ái quan niệm về cuộc sống khác hẳn Lệ Hằng.
Thúy Ái đẹp một cách khỏe mạnh, nhìn đời với đôi mắt lạc quan và lấy công việc hằng ngày làm vui thích.
Anh Kiệt yêu Thúy Ái, không phải một cách bồng bột cạn nghĩ như trước kia đã yêu Lệ Hằng, mà là bằng một mối tình chân thật.
Hôm nay, ở Nha Trang về, Anh Kiệt đang tìm cách nói khéo với bà Chín thế nào để chàng có thể dọn dẹp lại nhà cửa theo một cách khác.
Chàng biết nếu chàng nói ra thì thế nào vú già cũng la khóc.
Cho nên Anh Kiệt hết sức đắn đo, chàng nói:

- Cháu sắp cưới vợ, vú ạ. Vợ cháu là một cô giáo, tên Thúy Ái, có phải cái tên nghe là thương ngay được không, vú?
- Tên Thúy Ái và làm cô giáo, nhưng bao nhiêu tuổi?
- Độ hai mươi tuổi.
- Con ai thế?
- Mồ côi cha mẹ. Cháu muốn bàn với vú, trước kia cháu muốn đặt cho biệt thự này tên Lệ Hằng để kỷ niệm người cũ. Bảy năm cháu chưa nghĩ đến sự cưới vợ thì không nói gì, nhưng giờ đây cháu sắp cưới vợ mà vợ cháu tên Thúy Ái thì phải đổi tên biệt thự này là Thúy Ái.
Vú già đứng dậy bỏ đi chỗ khác:
- Tùy ý cháu…
Anh Kiệt chạy theo và nói:
- Kìa, vú phải cho cháu biết ý kiến của vú chớ?
- Đổi tên nào khác cũng được, nhưng đừng để tên Thúy Ái… Vú buồn lắm!
- Được, thì để cháu lựa một cái tên khác.
Anh Kiệt suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Được rồi, để cháu đổi lại tên Trường Kha.
- Cũng được.
Ngày gỡ tấm bảng đồng trước cửa để thay vào tên khác, vú già xin tấm bảng ấy, vì có khắc hai chữ LỆ HẰNG, và cất kỹ vào rương, khiến Anh Kiệt không khỏi cảm động.
Anh Kiệt nói:
- Không phải cháu là người phụ tình phụ nghĩa, mới đó đã quên Lệ Hằng, nhưng cháu phải nghĩ đến ngày mai của hcáu. Thương Lệ Hằng, cháu giữ mãi kỷ niệm của Lệ Hằng, nhưng cháu cũng phải cưới vợ khác để tìm hạnh phúc cho đời cháu. Và hơn nữa, có con để nối dõi tông đường chớ… Phải không vú? Cha mẹ cháu chỉ sanh được một mình cháu, nếu cháu không con thì phạm phải tội bất hiếu đó, vú ạ!
Vú già nói:
- Vú đâu có không muốn cho cháu cưới vợ khác để có con và vui gia đình, nhưng cháu cũng không có quyền cấm vú nhớ và giữ mãi kỷ niệm và hình ảnh của Lệ Hằng.
- Người mà cháu sắp cưới sau này là một thiếu nữ không đẹp bằng Lệ Hằng, nhưng hết sức có duyên, lại vui vẻ, hoạt động và thích làm việc.
- Thế càng tốt… Nhưng bao giờ cháu cưới?
- Một tháng nữa. Thúy Ái là cô gái mồ côi như Lệ Hằng, nhà nghèo, hiện được thím Nghĩa cháu đỡ đầu, vì vậy việc cưới hỏi dễ dàng và không tốn kém bao nhiêu. Tuy vậy, cháu cũng bỏ ra một trăm ngàn đồng để cho thím Nghĩa mua đồ cần dùng cho Thúy Ái.
Nói đến đây, Anh Kiệt nhớ lại các món nữ trang mà chàng đã sắm cho Lệ Hằng… Lệ Hằng bị chết đắm mà các món đồ nữ trang bị mất thì thật là cả một sự bí mật. Hay là Lệ Hằng còn thiếu một món nợ nữa, mà Lệ Hằng giấu không cho Anh Kiệt biết, rồi đem các đồ nữ trang mà cấn nợ. Có lẽ như thế lắm, vì Lệ Hằng không bao giờ chịu mang nữ trang.
Anh Kiệt nói với vú già:
- Vú à, chúng ta phải phục tài Lệ Hằng về cách trang hoàng nhà cửa, vì vậy hôm nay cháu không muốn sửa đổi gì trong nhà này cả. Nhưng để y mọi vật thì được, còn mấy tấm ảnh của Lệ Hằng cháu sẽ cất vào một chỗ, cùng với những vật mà lúc sống, Lệ Hằng vẫn dùng. Cháu sẽ bỏ cả vào tủ áo quần của Lệ Hằng, khóa lại.
Anh Kiệt vừa nói đến đây, vú già đã ôm mặt khóc nức nở, đứng dậy đi chỗ khác không thèm nghe nữa.
Anh Kiệt chạy theo thì vú già xua tay nói:
- Tôi hiểu rồi… Tôi hiểu rồi, tâm lý bọn đàn ông thì ai cũng như ai. Chỉ có bọn đàn bà chúng tôi là bị thiệt thòi!
Vú già chạy vào phòng và đóng sập cửa lại.
Anh Kiệt khổ sở hết sức.
Chàng nghĩ dù sao cũng phải giải quyết cho xong vấn đề này. Chàng liền đến gõ cửa và nói:
- Vú ra đây nghe cháu nói hết đã. Vú mà làm như vậy, cháu sẽ để ngôi nhà này cho vú ở và cháu đi Nha Trang ở với Thúy Ái, không rước Thúy Ái về đây làm gì.
Tiếng nức nở của vú già đã im bặt. Anh Kiệt biết lời hăm dọa của chàng đã có hiệu quả.
Anh Kiệt liền nói tiếp:
- Cháu quí vú mà vú không quí cháu, cháu buồn lắm. Cháu cũng chả thèm cưới vợ làm gì… Cháu đi cho rảnh mắt và…
Có tiếng guốc, và vú già ra mở cửa, đi ra vẻ mặt tiu nghỉu.
Anh Kiệt đỡ cánh tay vú già và hai người cùng đi ra phòng khách, Anh Kiệt nói:
- Vú cũng nên nghĩ kỹ mà đừng hẹp hòi. Thúy Ái còn nhỏ, có lẽ chưa quá hai mươi tuổi. Cháu đã trải qua một đời vợ mà người vợ trước được cháu yêu. So sánh với Lệ Hằng, Thúy Ái về tài, về sắc đều sút kém cả. Thúy Ái rất phân vân về điểm này vì Thúy Ái cũng sợ không đủ tư cách đem đến hạnh phúc cho đời cháu. Không muốn cho Thúy Ái lo nghĩ, cháu muốn cất tất cả những gì mà trước kia Lệ Hằng đã dùng, cả tranh ảnh của Lệ Hằng nữa, để Thúy Ái khỏi bận lòng… Và hơn nữa, cất như thế là tôn trọng Lệ Hằng, để linh hồn nàng được thảnh thơi… Vú nghĩ có gì tệ không? Còn thờ Lệ Hằng thì cháu đã thờ chung với cha mẹ cháu ở nhà thờ rồi. Trong nhà này, cháu không thay đổi gì cả. Cháu chỉ cất các tấm ảnh của Lệ Hằng, một tấm ở phòng ăn, một tấm ở phòng khách, và các tấm nhỏ ở trên vách. Còn những đồ dùng của Lệ Hằng như son phấn, nước hoa, áo quần, đồ vẽ… vú dọn lại, cất hết vào tủ và khóa lại. Cháu giao chìa khóa cho vú giữ kỹ, không để cho Thúy Ái biết về việc này.
Mặc dù Anh Kiệt đã nói rất nhiều với vú già, nhưng đến hôm gỡ các tấm ảnh xuống, vú già làm bộ bịnh, đóng cửa nằm ba bốn ngày không dậy, bỏ cả cơm nước và thuốc men.
Anh Kiệt cứ để vú già buồn rầu như thế. Anh Kiệt dọn xong nhà cửa, lấy xe đi chơi hai ba ngày không về.
Vú già lo sợ phải cho chú Ba đi tìm Anh Kiệt. Từ đấy vú già không bao giờ đá động đến việc cũ của Anh Kiệt, mà đến việc mới là việc cưới vợ của chàng, vú già cũng không bao giờ nói đến.
Anh Kiệt hiểu biết sự đau khổ của vú già, nhưng cũng làm thinh sắp đặt, không hỏi ý kiến của vú già nữa.
Sắp đặt việc nhà cửa đâu vào đấy cả, Anh Kiệt mời vú già ra và nói:
- Ngày mai cháu đi Nha Trang và tuần tới, đúng ngày thứ năm thì cháu rước Thúy Ái về đây. Sáng thứ năm vú bào chị Lý làm một tiệc đón hai vợ chồng cháu nhé, chỉ có hai vợ chồng cháu thôi. Tuần sau, cháu mới đãi bạn bè ở nhà hàng. Vú nhớ bảo cắm hoa, trải khăn bàn. Tùy vú dọn dẹp, chưng bay sao cho đẹp thì làm.
Vú già làm thinh nhận công việc, Anh Kiệt lại gọi chị Lý và chú Ba lên dặn:
- Chị Lý cứ giữ y cách nấu nướng như từ trước đến giờ. Bao giờ bà chủ mới tỏ ý thay đổi, khi ấy chị hãy sửa đổi cho vừa ý bà chủ mới, chị nhé.
Chị Lý nói:
- Khó tánh và khéo léo như bà kỹ sư mà còn chịu lối nấu nướng của tôi nữa là bất cứ bà nào…
Anh Kiệt không bằng lòng:
- Chị đừng nhắc đến chuyện cũ, nhất là chuyện bà chủ cũ, mà mích lòng bà chủ mới. Tôi dặn thì chị nên nghe tôi. Bao giờ vú già bảo chị làm việc thì chị ráng làm cho ngon để lấy lòng bà chủ mới nhé.
- Dạ, đãi mấy người?
- Không đãi ai cả, chỉ có tôi và bà chủ mới.
Xoay lại chú Ba, Anh Kiệt dặn:
- Từ nay về sau, ngôi vườn này chú cũng phải dọn dẹp quét tước như trước, chú nhé. Chú phải săn sóc vườn hoa cho cẩn thận. Mỗi ngày chú cũng phải thay hoa hai lần như khi còn bà kỹ sư.
Dặn chung cả chú Ba và chị Lý, Anh Kiệt nói:
- Đối với bà chủ mới, phải lễ phép cũng như là chủ cũ nhé, đừng để bà phiền.
Hai người giúp việc vâng dạ lui ra. Chú Ba là đàn ông cho nên tánh chú dễ chịu. Oâng chủ chết vợ, ông chủ cưới vợ khác, đối với chú việc ấy rất thường, và đã là người giúp việc thì với bà chủ mới hay cũ, chú vẫn làm tròn bổn phận. Với ai thì chú cũng chỉ là người làm công, không hơn không kém.
Nhưng còn chị Lý thì khác, chị đi ngay vào phòng vú già, phân bua:
- Vú nghĩ coi, tôi nấu nướng đến vú và bà kỹ sư là khó tính mà còn phải chịu là khéo, thế mà khi nãy ông kỹ sư gọi tôi ra dặn rằng: “Từ nay có bà kỹ sư mới phải nấu nướng cho khéo, bà có điều gì không vừa ý thì phải sửa đổi theo ý bà”.
Vú già nói:
- Thì ông kỹ sư dặn hờ vậy thôi, chớ chắc gì bà kỹ sư này lại thạo việc nấu nướng. Mồ côi mà lại nghèo thì không khó đâu, chị ạ…
Tuy nghe vú già nói vậy, chị Lý vẫn chưa vừa lòng:
- Nhưng tôi xem mòi mà khó thì tôi xin nghỉ.
- Cũng có thể khó lắm. Vì từ hồi nào nghèo, nay được địa vị như thế này làm sao khỏi đổi tánh? Vả lại, cô ấy còn trẻ lắm. Dưới hai mươi tuổi thì có biết gì việc cư xử với đời đâu?
- Thế à? Oâng kỹ sư sao lại cưới vợ quá trẻ như vậy?
- Thế mới đáng cưng chớ. Oâng kỹ sư đã bỏ ra một trăm ngàn sắm đồ nữ trang cho cô ta đấy.
Bà Chín nói xong, chị Lý liền nói:
- Thế thì mình chìu cái cô chủ mới và trẻ cũng khó lắm chớ không phải chuyện dễ đâu.
- Thôi đừng nói nữa mà đau lòng. Chị không thấy ông kỹ sư gỡ tất cả các bức ảnh của bà kỹ sư xuống và cất vào tủ khóa kỹ lại hay sao?
Chị Lý lắc đầu bỏ ra để vú già với cái buồn man mác.
Hôm nay, Anh Kiệt sửa soạn đi, nhưng lần này không đi bằng xe hơi, mà bằng tàu hỏa.
Vú già thấy vậy liền hỏi:
- Cháu không đi bằng xe hơi nhà?
- Không, chiếc xe này rồi cháu cũng sẽ bán lại cho một người bạn. Chú Nghĩa cháu sẽ cho cháu trong dịp đám cưới này một chiếc xe hơi mới, kiểu tối tân.
Anh Kiệt nói xong, tươi cười một cách thành thật và nói:
- Vú thấy không, chú thím Nghĩa hết sức tán thành về việc cháu cưới Thúy Ái. Chú Nghĩa sở dĩ cho chiếc xe này không phải vì cháu đâu, mà vì cả Thúy Ái nữa. Từ ngày Thúy Ái ra dạy học tại nhà chú Nghĩa, Thúy Ái được chú thím Nghĩa yêu quí như con. Thúy Ái gần ai là người đó phải khen mến nàng ngaỵ Vú sẽ yêu Thúy Ái hơn Lệ Hằng cho mà xem.
Nhưng vú già lại nghĩ khác:
- Trước kia, khi cưới Lệ Hằng, sao ông bà Nghĩa lại không cho chiếc xe hơi? Lệ Hằng đáng quí hơn nhiều kia mà?
Anh Kiệt đi rồi, vú già lo dọn cất các đồ đạc cũ của Lệ Hằng vào tủ. Trong khi dọn dẹp, đôi mắt của vú già không bao giờ ráo lệ.
Vú già nghĩ:
- Anh Kiệt tuy vậy cũng còn nể mình, Anh Kiệt đòi lấy phòng của Lệ Hằng làm phòng cưới, nhưng mình phản đối mãi, Anh Kiệt cũng phải nghe. Cái phòng của Lệ Hằng giờ đây mình khóa lại, cái tủ cũng ở trong ấy…
Vú già mỉm cười qua đôi hàng lệ, nói:
- Đố ai biết được ta để gì và làm gì trong phòng của Lệ Hằng…
Đôi mắt vú già chớp lia chớp lịa, dường như cảm động lắm.
Suốt mấy ngày nay, vú già cứ ra vào trong cái phòng ấy, chị Lý và chú Ba cũng không biết vú làm gì. Họ hỏi thì vú già đáp:
- Tôi dọn dẹp chớ làm gì.
Cả ba người dọn xong nhà cửa, trang hoàng đẹp đẽ đợi bà chủ mới. Trong trí óc họ, mỗi người hình dung bà chủ mới theo một cách khác nhau.
Việc gì đến, sẽ đến…
Anh Kiệt về đến Nha Trang, cả nhà ông bà Nghĩa vui mừng đón tiếp. Trọng Lang ôm lấy Anh Kiệt và nói:
- A! A! Anh Kiệt ra cưới chị Thúy Ái!
Ánh Hoa nghe thế, không bằng lòng:
- Rồi chị Thúy Ái phải đi theo Anh Kiệt à?
Trọng Lang nói:
- Thì phải vậy chớ sao? Em không thấy ba đã mua sẵn một chiếc xe hơi mới để Anh Kiệt rước chị Thúy Ái đó sao?
Ánh Hoa lại vỗ tay mừng rỡ:
- Thì mình đi theo.
Nhưng bà Nghĩa đã rầy ba con và nói:
- Các con cứ làm rùm lên, khó coi lắm. Các con chạy gọi chị Thúy Ái ra mừng anh Kiệt đi.
Ánh Hoa giành chạy trước. Nó vừa chạy vừa gọi rối rít:
- Chị Thúy Ái ơi! Anh Kiệt vô tới nữa rồi, vui lắm!
Thúy Ái đang ngồi đọc sách, vội vã đứng lên, ra mừng Anh Kiệt.
Trong lòng Thúy Ái suốt tháng nay trải qua biết bao thay đổi. Bà Nghĩa đã thay đổi cho nàng rất nhiều về hình thức bên ngoài. Bà may sắm cho Thúy Ái từ chiếc áo túi cho đến cái khăn taỵ Oâng Nghĩa đòi dạy Thúy Ái lái xe hơi, nhưng bà Nghĩa không cho, bà bảo để Anh Kiệt dạy Thúy Ái cũng không muộn.
Rồi Thúy Ái còn học cách giao thiệp và cách trang trí trong nhà, nhưng Thúy Ái thấy đối với mọi cách, chỉ có cách sống giản tiện là hơn hết.
Thúy Ái vui mừng tin vào ngày mai tươi sáng của nàng. Thúy Ái cũng tin vào hạnh phúc của gia đình mình và nàng đang nóng lòng đợi cái ngày ấy đến.
Thúy Ái đã sống những phút vui nhất đời nàng, nàng cho rằng nàng không bao giờ được như thế.
Thúy Ái hỏi bà Nghĩa:
- Cháu đi lấy chồng, ai lo các em? Thím đã tìm được người nào khác chưa?
Bà Nghĩa nói:
- Trước kia thím chưa tìm được cháu thì tìm một người dạy thêm cho các em rất dễ, bất cứ cô nào biết chữ và hiền lành là được. Nhưng nay đã gặp cháu rồi thì việc tìm một người khác không phải là việc dễ, thím nghĩ cũng không cần kiếm làm gì. Thím sẽ chỉ vẽ thêm cho các em và đến mỗi độ nghỉ hè thì thím gởi ba em ra Huế ở với cháu. Chỉ sợ chúng nó giành cháu mà Anh Kiệt không bằng lòng thôi.
Thúy Ái nói:
- Vâng, cứ đến nghỉ hè thì chú thím gởi ba em ra chỗ chúng cháu. Cháu đã quen với các em, nay rời đi cũng buồn, nhất là khi cháu đã lấy gia đình thím làm gia đình cháu.
Bà Nghĩa lo tổ chức buổi tiệc cướicủa Anh Kiệt và Thúy Ái. Oâng bà Nghĩa là người có tên tuổi ở Nha Trang nên bạn bè đông lắm và tiệc cưới của Anh Kiệt hẳn là long trọng.
Thấy Anh Kiệt và Thúy Ái muốn bàn chuyệnvới nhau mà chưa nói gì, bà Nghĩa bảo ba con:
- Các con đi chơi, để anh nói chuyện.
Oâng Nghĩa và bà cũng tránh đi chỗ khác.
Anh Kiệt nói:
- Anh ra sớm một tuần để đi chơi với em.
Thúy Ái cảm ơn và hỏi:
- Rồi chúng ta lại về Huế ở luôn à? Người ta bảo phong cảnh ở Huế đẹp lắm phải không anh?
- Đẹp lắm. Nhất là cái biệt thự của anh. Để em ra xem thử có vừa ý em không. Hễ em vừa ý thì anh sẽ lấy tên em đặt cho biệt thự ấy.
- Trước kia anh đặt là gì?
- Lệ Hằng. Rồi bây giờ thì đổi ra Trường Kha.
- Anh cứ giữ cái tên Trường Kha cũng hay lắm…
- Nhưng anh vẫn muốn đổi la Thúy Ái. Aø, em đã may sắm đủ cả chưa? Em cần gì thêm không?
Thúy Ái nói:
- Trước khi chúng ta cưới nhau, em muốn một việc nhỏ, nhưng lại rất quan trọng, không biết anh có thể chìu ý em không?
- Em cứ nói, anh sẵn lòng chìu em, nếu có thể được.
- Em hiện còn một bà cô có chồng trên cao nguyên. Cô em đã nuôi em ăn học và ngày nay sỡ dĩ được như thế này là nhờ cô em cả. Em muốn anh đưa em lên trên cô em và cho cô em hay về việc hôn nhân của em.
Anh Kiệt nói:
- Việc ấy rất phải, chúng ta đi ngay trong ngày naỵ Em nên mua ít quà thật quý cho cô và anh sẽ tặng cho cô một số tiền làm vốn buôn bán.
Thúy Ái mừng rỡ:
- Được vậy thì me cảm ơn anh lắm.
- Chuyện gì mà nói đến ơn với huệ, cô của em là cô của anh, có sao đâu?
- Nhà em nghèo lắm.
- Em nói chuyện nghèo…
- Không, em phải nói. Để khi anh đụng chạm với sự thật, anh không bỡ ngỡ. Chớ có phải em sợ anh khinh hay chê em nghèo đâu. Nếu khinh hay chê cái nghèo, anh đã không cưới em làm gì.
- Em nói như thế, anh rất bằng lòng.
Anh Kiệt đưa Thúy Ái đi mua một cái mền len thật ấm, và nói:
- Ở miền cao nguyên lạnh lắm, làm quà cho cô chiếc mền, chắc cô sẽ hài lòng.
Anh Kiệt mua thêm một xấp nhung đen, chàng bảo:
- May cho cô cái áo này để cô dưỡng già luôn thể.
Anh Kiệt mua hết món này đến món khác, mua cả quà cho ông dượng nữa. Thúy Ái vui mừng thấy Anh Kiệt hết sức chu đáo.
Mua xong, Anh Kiệt xin phép chú thím đưa Thúy Ái đi thăm cô.
Oâng bà Nghĩa đều cho là phải và cũng vội vàng đi mua các thứ trái cây gởi cho Anh Kiệt mang đi, gọi là chút tình sui gia.
Ngồi bên Anh Kiệt, Thúy Ái lấy làm sung sướng thấy con đường mỗi lúc mỗi ngắn dần.
Thúy Ái nói:
- Cô em mà gặp lại em, và thấy em đang ở trong cảnh này chắc cô em sung sướng lắm.
- Mình lên thình lình mới hay chớ.
- Em không viết thư báo trước vì em đã đợi hỏi ý kiến của anh đã.
Đúng bảy giờ sáng hôm sau, xe mới đến nơi. Chiếc xe đậu ngay trước một ngôi nhà mới cất. Anh Kiệt liền bảo Thúy Ái:
- Em khoan xuống đã nhé! Để anh hỏi kỹ xem có đúng ở đây không.
Anh Kiệt đi vào nhà. Một bà già ra đón tiếp và ngạc nhiên trước vẻ sang trọng của một ông khách lạ.
- Thưa bà, đây có phải là nhà ông bà Võ?
Bà già ấy trả lời:
- Vâng, nhà này là của chúng tôi. Oâng là ai?
Tức thì Anh Kiệt gọi lớn:
- Thúy Ái ơi! Vào đây em.
Thúy Ái nghe gọi, mở cửa xe chạy vào và ôm chầm lấy cộ Bà Lợi vừa mừng vừa ngạc nhiên, hỏi:
- Cháu Thúy Ái của cô đây à? Trời ơi, cô đâu có ngờ!
Thúy Ái liền giới thiệu với cô:
- Thưa cô, đây là kỹ sư Anh Kiệt, chồng cháu.
Anh Kiệt liền chạy ra xe, ôm vào không biết bao nhiêu là thứ. Thúy Ái cũng chạy ra mang vào hai ba cái giỏ.
Thúy Ái soạn ra từng món và nói:
- Hai giỏ này toàn là trái quí của chú thím cháu gửi biếu cô dượng. Còn đây là cái mền len của anh cháu mua biếu cô…
Bà Lợi thấy nào là áo nhung, nào áo lụa, nào quần lãnh, lòng mừng khấp khởi nói:
- Thấy cháu được sung sướng, cô mừng lắm. Theo dượng cháu lên đây, cũng là chuyện bất đắc dĩ, cô không khỏi ăn năn đã bỏ cháu thình lình giữa chốn đô thành gió bụi. Nhưng từ khi nhận được thư cháu, rồi được biết cháu có chỗ làm ăn tử tế… Cô cảm ơn nhiều lắm.
Anh Kiệt nói:
- Vài hôm nữa là đám cưới của cháu, cô dượng có xuống chia mừng với hai cháu không?
- Cô già quá rồi, đi xe e không tiện. Vả lại cô cũng quê mùa, đi đến các chỗ ấy thật cô ngại lắm. Các cháu tha lỗi cho cô, và bao giờ các cháu rảnh rang thì chạy lên đây thăm cô là được.
Bà Lợi lật đật đi làm cơm và Thúy Ái cởi áo dài giúp cô một tay.
Anh Kiệt nói:
- Để anh xem thử em có biết làm bếp không?
Bà Lợi nghe thế, cười và nói:
- Thúy Ái khi còn ở với cô, cực khổ lắm, vì nào cô có sung sướng gì. Thúy Ái làm bếp, nhưng nấu nướng theo lối nhà nghèo thì làm sao khéo được. Không hiểu từ ngày xa cô, Thúy Ái có còn nấu nướng gì không?
Anh Kiệt cười:
- Từ ngày xa cô thì Thúy Ái làm cô giáo, và từ rày về sau thì ở không, chứ nấu nướng thì đã có người.
Bà Lợi nói:
- Như thế thì không được đâu. Người đàn bà bao giờ cũng phải nấu nướng, đây mới là nghệ thuật để giữ chồng ở gia đình và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Anh Kiệt cười và nói với Thúy Ái:
- Đó, em nghe chưa? Nghe cô dặn chưa?
Thúy Ái cười:
- Cô em nghèo nhưng về tài nấu nướng thì chắc không thua ai. Trước kia, các đám tiệc lớn, đám cưới lớn, các bà nhà giàu thường đến rước cô em đấy anh ạ. Em cũng học được cô em nhiều món khá lắm, để một khi về nhà, và không còn bận rộn với công việc dạy học, em sẽ làm đầu bếp cho anh. Có điều anh đừng khó tánh nhé.
Chương 05 cont.
Bà Lợi cười nói:
- Chưa chi đã dặn lần.
Khi bà Lợi và Thúy Ái loay hoay dưới nhà bếp, thì Anh Kiệt nói chuyện với ông Võ ở nhà trên. Hai cô cháu tha hồ tâm sự.
Bà Lợi hỏi:
- Chồng cháu có cha mẹ gì không và là người ở đâu?
Thúy Ái kể rõ cho cô nghe về Anh Kiệt. Bà Lợi vui mừng:
- Cô hết sức vui mừng khi thấy cháu được sung sướng. Cô mong cháu hưởng hạnh phúc mãi mãi. Cháu định ở đây chơi với cô mấy hôm?
- Chiều nay thì hai cháu xin về, vì ngày cưới sắp đến. Cưới xong chúng cháu lại về tận ngoài Huế, xa lắm.
Thật là một ngày vui nhất trong đời bà Lợi. Bà thấy công bà nuôi nấng Thúy Ái đã có kết quả lớn lao ngoài sức tưởng tượng. Thúy Ái cao lớn và đẹp hơn trước nhiều.
Trước khi ra về, Anh Kiệt đưa bà Lợi năm ngàn đồng và nói:
- Đây là món tiền nhỏ, hai cháu kính tặng cô để cô thêm vốn làm ăn.
Bà Lợi mừng đến rơi lệ. Rồi Thúy Ái ra về để lại bao nhiêu xúc động trong lòng người đàn bà cằn cỗi ấy.
Trên đường về, Anh Kiệt nói:
- Mình giúp cô có là bao, mà thấy cô sung sướng, mình cũng sung sướng lây. Như vậy ở đời chỉ có sự làm phải là đem lại cho người ta sự yên vui.
Thấy Thúy Ái tỏ vẻ cảm ơn mình đã giúp nàng đền đáp phần nào cái ơn của người cô, Anh Kiệt tươi cười tiếp:
- Đó là bổn phận của anh nữa chớ, đâu phải là bổn phận riêng của em.

Anh Kiệt không muốn nói đến chuyện ơn nghĩa liền nói sang chuyện khác:
- Em có còn đi thăm ai nữa không? Chúng ta sẽ đi cho rồi vì sau khi làm lễ cưới thì chúng ta phải về Huế ngay, và có lẽ phải ở đó lâu.
Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi nói:
- Em chả có quen với ai mà phải đến thăm. Nếu có dịp vào Sài Gòn thì ghé thăm ông bà bác sĩ , chủ cũ của em. Nhưng ngày giờ cận quá rồi, để khi khác chớ biết sao. Anh định về Huế liền sau khi làm lễ cưới à?
- Chớ anh có nhà cửa gì ở đây mà ở? Aø, hiện giờ ở Huế anh có đến hai cái biệt thự để về đấy em lựa, thích ở cái nào thì ở.
- Tùy anh hơn, em biết gì mà lựa kia chứ.
- Em không nên nói như thế. Hồi nào đến giờ em tỏ ra là người cương quyết, sao lại nói như thế? Còn nhà của anh, anh cũng phải nói trước cho em nghe qua và hiểu. Hiện anh có ba người giúp việc hết sức trung thành, người thứ nhất là bà Chín, vú già của anh. Anh xem vú già như một thân thích, bao nhiêu công việc trong nhà, anh giao cả cho vú già. Chính trong những năm anh đi vắng, vú già đã thay thế anh mà thâu lúa, thâu tiền. Vú già yêu anh lắm, đã chịu sống những ngày lẻ loi vì anh, vì muốn lo cho anh. Vú già cũng rất yêu Lệ Hằng, và đối với vú già, kỷ niệm của Lệ Hằng thật không sao lu mờ. Vì vậy đối với vú già, em nên cẩn thận để gây tình cảm với vú. Trong gia đình có được một người lớn tuổi, giúp đỡ chúng ta là một điều may mắn lắm, em ạ.
Thúy Ái hỏi:
- Vú già năm nay được bao nhiêu tuổi?
- Ngoài năm chục tuổi. Người thứ hai là chị Lý, một chị bếp có nhiều tài. Cũng đã giúp anh hơn mười năm, và trước kia là Lệ Hằng khen chị Lý lắm. Người thứ ba là chú Ba làm vườn. Chú này đã quen việc…
Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi hỏi:
- Tại sao anh không thay những người giúp việc khác?
Anh Kiệt ngạc nhiên:
- Em muốn anh thay hết các người giúp việc à? Sao vậy? Những người này rất quen việc, tìm người khác công việc sẽ chậm trễ. Nhưng là anh nói về hai người bếp và làm vườn, chớ còn vú già thì không bao giờ anh có ý nghĩ tìm người khác thay vú.
- Không, em không dám bảo là thay vú Chín. Gọi vú Chín thì hay hơn gọi vú già.
- Ưø, thì chúng ta gọi vú Chín. Anh xem vú Chín như người mẹ thứ hai… Vả lại, vú Chín trước kia ở giúp cho thầy mẹ anh, mẹ anh xem vú Chín như một người bạn.
Tự nhiên Thúy Ái có vẻ lo nghĩ. Nàng hỏi:
- Vú Chín yêu chị Lệ Hằng lắm phải không?
Anh Kiệt nói:
- Yêu nhiều lắm. Nên bây giờ, khi thấy anh thay đổi tất cả trong nhà, vú Chín buồn lắm.
- Thay đổi trong nhà mà vú Chín buồn, thì chuyện anh cưới em chắc vú Chín không tán thành rồi. Phải thế không anh? Mà vú Chín không tán thành thì những người giúp việc trong nhà anh, có ai tán thành việc hôn nhân này đâu.
Thúy Ái nói bằng một giọng buồn rầu khiến Anh Kiệt hiểu Thúy Ái đang lo nghĩ nhiều về việc nàng là người đến sau. Có lẽ vì thế mà Thúy Ái có ý nghĩ thay đổi người giúp việc trong nhà chăng?
Anh Kiệt nói:
- Tại họ mới biết Lệ Hằng, chưa biết em. Nay mai họ biết em thì rồi họ sẽ yêu quí em như đã yêu quí Lệ Hằng. Người em dễ gây cảm tình lắm. Anh thấy em còn đáng quí hơn Lệ Hằng nhiều. Con người ta có biết nhau mới quí nhau. Vú Chín chưa biết em làm sao quí em được?
Thúy Ái có vẻ suy nghĩ, hình như không cần nghe lời giảng giải của Anh Kiệt.
Điều mà Thúy Ái lo ngại là phải chạm trán các người giúp việc cũ của Anh Kiệt, nhất là với vú già. Một áng mây mờ đang bao phủ quanh nàng.
Anh Kiệt vỗ nhẹ vai Thúy Ái và nói:
- Kìa, đừng có suy nghĩ vơ vẫn mà mất vui. Để về ngoài ấy rồi anh sẽ tìm cách làm vừa ý em.
Thúy Ái đổi buồn làm vui:
- Không, em tin hoàn toàn nơi anh, em có lo ngại gì đâu. Chỉ ngại là em quá nhỏ tuổi, chưa biết cư xử với đời ra sao…
- Thôi, đừng nói đến việc ấy nữa, mất vui. Em mà đến Huế là em vừa lòng ngaỵ Và miễn em yêu anh là đủ. Em không nghe người ta nói: Khi yêu nhau, hai linh hồn trẻ ấy có thể sống trong túp lều tranh và uống nước lã cũng vẫn vui sướng.
Thúy Ái là con người thực tế, nghe Anh Kiệt nói thế liền cười và nói:
- Em không tin như thế.
Xe chạy vùn vụt… Chẳng bao lâu đã về đến Nha Trang. Các đứa bé con bà Nghĩa đón mừng Anh Kiệt và Thúy Ái hết sức vui vẻ. Thúy Ái hỏi:
- Các em có nhớ chị không?
Nghe Thúy Ái hỏi thế, Ánh Hoa òa lên khóc, làm như nó đã dồn dập chất chứa cái buồn trong hai hôm nay.
Thúy Ái ôm Ánh Hoa vào lòng, nâng niu:
- Kìa, chị về thì em mừng, sao em lại khóc?
Tức tưởi, Ánh Hoa nói:
- Chị về rồi chị lại đi. Mẹ bảo là Anh Kiệt sẽ dẫn chị đi Huế và lâu lắm chị mới trở vào với chúng em!
- Mẹ nói với em như thế à? Chị sẽ giảng giải em nghe sau.
- Em không nghe gì cả! Anh Kiệt xấu lắm, cướp mất chị Thúy Ái của em.
Trọng Lang và Trọng Minh cũng nói:
- Chị đi với anh Kiệt, bỏ chúng em!
Cả ba đứa trẻ, đứa nào cũng vẻ mặt buồn hiu, khiến Thúy Ái cảm động quá…
Rời bỏ chuỗi ngày ấm êm này để bước chân vào một cuộc đời mới, Thúy Ái đã bỏ mất ba mối tình đẹp đẽ, thơ ngây. Nhưng làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ, đời người là một dây dài biệt ly và đoàn tụ… Hôm nay biệt ly để ngày mai đoàn tụ. Con người ta nay đây mai đó, gieo rắc ở chỗ này một vài chút cảm tình, gặt hái ở chỗ khác vài mối thiện cảm, để rồi giũ áo ra đi nơi khác và gây lại bao nhiêu cảm tình khác. Để đây vài chút nhớ thương, tìm lại chỗ khác vài tình bạn chân thật, cái kiếp sống của con người là thế.
Thúy Ái nói:
- Các em làm chị buồn quá.
Bà Nghĩa ra kịp, rầy ba con. Anh Kiệt lại mỉm cười:
- Các em lại oán cháu rồi thím ạ.
Thúy Ái dắt Ánh Hoa về phòng, dỗ dành:
- Em đừng buồn, chị sẽ vào ở đây với em.
Ánh Hoa lắc đầu:
- Chị xí gạt em, em không tin.
Nhưng rồi ngày cưới của Anh Kiệt và Thúy Ái cũng đã đến.
Oâng bà Nghĩa quen biết nhiều nên khách khứa rất đông và ai cũng mừng cho Thúy Ái có phước được ông bà Nghĩa đứng làm chủ hôn.
Tiệc kéo dài suốt ngày, trong tiếng cười giọng nói. Thúy Ái đã sống những phát tưng bừng náo nhiệt nhất trong đời nàng.
Sáng hôm sau, Anh Kiệt và Thúy Ái lên đường thật sớm để tránh sự bịn rịn của Ánh Hoa.
Ánh Hoa biết Thúy Ái sắp xa nó, nên suốt ngày cưới nó cứ lẩn quẩn một bên Thúy Ái, nó phụng phịu với Anh Kiệt, bảo Anh Kiệt xấu, ăn cướp chị Thúy Ái của nó.
Lái chiếc xe mới của ông bà Nghĩa cho, Anh Kiệt khoan khoái nói:
- Chà, chiếc xe này chạy êm quá, thật là đáng tiền.
Thúy Ái chỉ chiếc đồng hồ tay và nói:
- Thím Nghĩa tặng em chiếc đồng hồ này, có lẽ cũng đắt tiền lắm.
Anh Kiệt cười:
- Đồ của thím Nghĩa tặng thì chắc là đắt tiền. Nhưng sao thím Nghĩa lại yêu mến em đến như vậy? Nhiều người bảo thím ít thích đàn bà lắm, thím bảo đàn bà nhiều chuyện. Với em, thím lại tử tế, cũng là một chuyện lạ. Như thế thì em làm gì không được vú Chín yêu quí.
Anh Kiệt lại gợi đến chuyện vú Chín, khiến Thúy Ái nói:
- Vâng, thì em cũng phải làm sao gây cảm tình với vú Chín chớ.
Phong cảnh hai bên đường hết sức đẹp. Thúy Ái nhìn không chán. Thỉnh thoảng nàng lại nhìn Anh Kiệt một cách yêu mến.
Anh Kiệt cho xe nghỉ ở các tỉnh và hai người lại xuống đi dạo phố, hoặc mua thêm vài thứ thổ sản để đem về dùng.
Vừa đi vừa nghỉ, đến ba ngày họ mới về đến Huế.
Khi chiếc xe qua cầu Trường Tiền, lòng Thúy Ái hồi hộp lạ. Nàng sắp đụng đầu với vú Chín, người yêu Lệ Hằng và nhất định giữ mãi hình ảnh của Lệ Hằng trong đời.
Anh Kiệt choàng một tay qua vai Thúy Ái và nói:
- Sắp đến nhà rồi em ạ. Em thấy chưa. Chúng ta đi ra khỏi châu thành, đi về vùng ngoại ô, em thấy phong cảnh ở đây có đẹp không?
Thúy Ái nghe Anh Kiệt hỏi liền đáp:
- Đẹp lắm. Gần đến chưa anh?
- Sắp đến rồi. Biệt thự Trường Kha này trước kia của một ông hoàng. Oâng chết, bà hoàng thua cờ bạc mới bán cho anh. Rộng lớn lắm, cả năm sáu chục gia đình ở không hết và cái vườn thì mênh mông, bát ngát.
- Thế à. Thế mà chỉ có hai chúng ta thì ở sao cho hết? Mà anh thì lại hay đi. Em làm gì cho hết thì giờ trong cái biệt thự to rộng ấy?
Anh Kiệt muốn nói: “Thế mà Lệ Hằng vẫn sống vui vẻ và đầy đủ trong ba năm tròn thì sao…”
Nhưng Anh Kiệt không dám nói câu ấy cho Thúy Ái nghe, sợ vô ý lại nhắc đến kỷ niệm cũ. Sự thật thì Anh Kiệt không còn yêu Lệ Hằng tha thiết như trước. Trong đầu óc Anh Kiệt giờ đây, hình bóng Lệ Hằng chỉ còn lờ mờ.
Anh Kiệt hết sức yêu quí Thúy Ái. Chàng cố đem đến cho đời nàng tất cả hạnh phúc.
- Em sẽ tìm cách dùng thì giờ và rồi em sẽ thích ở đấy mãi mãi, phong cảnh ở đây đẹp lắm. Chúng ta sắp tới rồi.
Chiếc xe chạy ngang qua một cái quán cất ở bên đường. Cái quán tuy nhỏ nhưng trông rất sạch sẽ. Nó nổi bật hẳn lên giữa những mái lều tranh lụp xụp. Anh Kiệt chỉ vào cái quán và nói:
- Đây là quán Vĩnh Phát, ông chủ quán quen với anh nhiều lắm, ở đây có tiếng nấu ăn ngon. Cứ mỗi buổi chiều, các vương tôn công tử ở Huế ra đây. Chúng ta ghé vào đây uống nước em nhé.
Thúy Ái nói:
- Sắp về nhà rồi thì còn ghé đây làm gì?
Nhưng Anh Kiệt muốn giới thiệu với ông Vĩnh Phát người vợ mới của mình. Trước kia, Lệ Hằng thường đến đây ăn uống với Anh Kiệt và mọi người trong quán ai cũng yêu mến và ca tụng sắc đẹp và tánh tình của Lệ Hằng.
- Chúng ta xuống đây nghỉ một lát. Anh giới thiệu em với ông bà Vĩnh Phát. Để sau này khi anh bận việc, em ra đây chơi cho vui.
Anh Kiệt cho xe ngừng. Thấy chiếc xe lạ, kiểu tối tân, ông bà Vĩnh Phát chạy ra đón. Khi nhận ra là kỹ sư Anh Kiệt, ông bà Vĩnh Phát mừng rỡ hỏi:
- Hôm nay ông kỹ sư rước bà về đây. Chúng tôi có nghe nói, định mang đồ lại mừng, nhưng chưa biết hôm nào ông về đến.
Oâng bà Vĩnh Phát nhìn Thúy Ái bằng cặp mắt tò mò khiến Thúy Ái hơi khó chịu.
Các người giúp việc trong quán đều đổ ra nhìn mặt Thúy Ái.
Thúy Ái thấy họ hình như không hài lòng trước vẻ đẹp không được lộng lẫy của nàng, nên nàng ngượng nghịu, vụng về.
Bà Vĩnh Phát nói:
- Xin rước ông bà vào nhà dùng vài ly nước.
Thúy Ái kéo tay Anh Kiệt và nói nho nhỏ:
- Chúng ta về vậy.
Bà Vĩnh Phát có lẽ đã đoán được ý Thúy Ái, nói mát:
- Bà kỹ sư gấp về nhà?
Anh Kiệt đỡ lời:
- Oâng bà tử tế quá. Nhưng ai cho ông bà hay tôi đi cưới vợ để đòi đi mừng đó?
Với nụ cười xã giao, bà Vĩnh Phát đáp:
- Thì tôi đoán, chớ khó gì. Chẳng lẽ ông kỹ sư ở vậy mãi?
Nói đến đây, bà Vĩnh Phát ra vẻ thương tiếc, nói:
- Kể ra thì bà kỹ sư trước đáng tiếc lắm.
Rồi cặp mắt bà Vĩnh Phát lại dán vào Thúy Ái, như để nói khéo rằng Thúy Ái kém Lệ Hằng xa.
Anh Kiệt sợ đứng đây lâu thì bà Vĩnh Phát sẽ nói nữa, nói nhiều về Lệ Hằng, cái điều mà chàng không muốn bao giờ.
- Thôi, gọi là ghé lại chào hai ông bà, để khi khác chúng lại đến đây, cho vợ tôi nhắm qua các món ăn đặc biệt ở Huế.
Nói xong, Anh Kiệt choàng tay qua lưng Thúy Ái. Cái cử chỉ êm đẹp ấy làm cho Thúy Ái cảm động. Nàng biết Anh Kiệt cố ý tỏ cho mọi người thấy rằng tuy Thúy Ái không đẹp bằng Lệ Hằng, nhưng chàng vẫn yêu quí nàng.
Hai người lên xe, xe lại chạy và chẳng bao lâu đã đến biệt thự Trường Kha.
Lòng Thúy Ái hồi hộp theo những tiếng còi xe báo hiệu của Anh Kiệt.
- Anh bóp còi để báo hiệu với vú Chín.
Quả thật khi xe đến trước cổng nhà thì chú Ba đã đứng chực sẵn, mở rộng hai cánh cửa sắt. Xe từ từ chạy vào con đường trải sỏi, hai bên là hai hàng cam xanh mướt.
Xe đỗ trước thềm và vú Chín mặc áo dài đứng đón sẵn tại đó.
Anh Kiệt bảo nhỏ với Thúy Ái:
- Vú Chín đó!
Thúy Ái không ngờ vú Chín còn xinh đẹp trong tuổi già như thế. Mới trông, người ta có thể tưởng vú Chín mới ngoài ba mươi tuổi. Trên mặt vú Chín chưa có một nếp nhăn nào. Người vú tha thướt và có vẻ quí phái lắm, da trắng hồng hào, cặp mắt trong sáng.
Anh Kiệt mở cửa xe, đẩy Thúy Ái ra và gọi lớn:
- Vú Chín ới Thúy Ái đã về tới đây nè!
Vú Chín vẻ mặt dửng dưng, nhìn Thúy Ái, cúi đầu chào, không nói một tiếng.
Thúy Ái cúi đầu chào lại và nàng khó chịu trước cái nhìn quá khắt khe của vú Chín.
Vú Chín nhìn Thúy Ái từ đầu đến cuối, vẻ mặt lạnh lùng.
Anh Kiệt là đàn ông, Anh Kiệt làm sao hiểu được cái nhìn ấy. Chỉ có đàn bà với đàn bà là hiểu nhau.
Qua cái nhìn ấy, Thúy Ái thấy nàng khó mà gây được cảm tình với vú Chín.
Anh Kiệt nhảy lại ôm hai vai vú Chín và nói bằng một giọng thân mật:
- Sao? Có phải Thúy Ái dễ thương không vú?
Vú già không trả lời câu hỏi của Anh Kiệt mà lại nói:
- Cháu đi có mệt lắm không? Cháu cứ lên lầu nghỉ, vú sẽ bảo chúng nó khuân đồ vào cho.
Anh Kiệt cầm tay Thúy Ái dắt lên tam cấp.
Thúy Ái nói:
- Để em dọn đồ đạc với vú Chín.
Vú Chín nhìn Thúy Ái có nửa mắt và nói:
- Được, bà kỹ sư cứ lên nhà, đã có già này lo tất cả cho, không mất mát đâu mà sợ!
Thúy Ái nói:
- Nào phải cháu sợ mất. Cháu sợ nhọc vú vì anh Kiệt mua nhiều đồ quá, vú ạ.
- Không sao, cứ lên mà nghỉ.
Thúy Ái đi theo Anh Kiệt, trong lòng kém vui.
Cái phút đầu tiên nàng đặt chân về nhà Anh Kiệt, đáng lẽ là phút vui mừng lắm, thế mà Thúy Ái cảm thấy lạnh lùng. Một cái màn lạnh lùng đang bao phủ bên nàng, mặc dù nàng đang sống trong tình yêu tràn ngập của Anh Kiệt.
Thúy Ái đi thật chậm, mắt nhìn khắp nơi. Thật là một nơi yên tĩnh và nên thơ, nhưng người như Anh Kiệt mà lại ở một nơi tĩnh mịch vắng vẻ như thế này thì thật là kỳ lạ. Còn Lệ Hằng, Lệ Hằng là người thế nào mà lại chịu ở một mình nơi đây, suốt mấy năm trời không chán nản, không buồn rầu?
Đặt chân vào phòng khách, Thúy Ái không khỏi kính phục tài sắp đặt trong nhà. Ai đã sắp đặt giỏi như thế. Từ tấm màn cửa cho đến bàn ghế trong nhà, món đồ nào nào cũng có vẻ mỹ thuật cả.
Anh Kiệt đưa Thúy Ái xem các phòng, nào phòng ăn, phòng ngủ, phòng đọc sách… và sau cùng là bao lơn đứng ngắm xuống vườn.
Thúy Ái nói:
- Anh thuê ai trang hoàng nhà cửa mà đẹp đẽ và mỹ thuật như thế này?
Anh Kiệt mỉm cười:
- Đố em biết?
Thúy Ái lại hỏi:
- Anh phải không?
Anh Kiệt lắc đầu:
- Anh làm gì mà tài như thế. Vú Chín đấy em ạ.
Thúy Ái không tin:
- Vú Chín có phải họa sĩ đâu. Thôi, em biết rồi, có lẽ là chị Lệ Hằng, người vợ trước của anh, vì em nghe Trọng Lang bảo Lệ Hằng là một họa sĩ kia mà. Tại sao anh lại giấu em và bảo là vú Chín?
Anh Kiệt nói:
- Không, chính vú Chín đã giúp Lệ Hằng trang hoàng các phòng trước kia. Nhưng từ ngày Lệ Hằng chết cách đây bảy năm, bao nhiêu công việc trong nhà này là co vú Chín cả, thế thì không phải vú Chín thì còn ai nữa?
Thúy Ái nói:
- Ừ nhỉ. Đã bảy năm rồi.
Nhìn xuống vườn hoa hồng, Thúy Ái lại hỏi:
- Ai trồng vườn hoa đẹp quá? Anh đi mãi như thế thì ai trông nom?
- Chú Ba làm vườn chứ ai.
- Một người như chú Ba mà cũng yêu thích hoa đến thế à? Lạ nhỉ!
Đưa mắt nhìn khắp vườn, Thúy Ái lại khen:
- Ngôi vườn rộng như thế này mà ai khéo sắp đặt ngăn nắp quá… Đứng nhìn, chúng ta có cảm giác rằng cây cối đều giữ thứ tự chung cho ngôi vườn.
- Em thật có con mắt quan sát. Để anh đưa em đi xem khắp vườn.
Thúy Ái và Anh Kiệt đi xem hết mấy phòng ở nhà dưới rồi đi ra vườn. Đến đâu, Thúy Ái cũng khen ngợi và rất hài lòng. Nhưng Thúy Ái nói:
- Thỉnh thoảng về đây ở để di dưỡng tinh thần thì được, chớ ở mãi đây, nhất là ở một mình, chỉ có dạng người chán đời mà thôi. Còn không thì là người trốn đời, để định một việc gì bí mật.
Anh Kiệt nghe thế, lấy làm lạ nhìn Thúy Ái:
- Em nói thế nghĩa là em không thích ở mãi đây?
- Ở mãi đây làm gì? Em phải giúp đỡ anh trong việc làm ăn chớ. Em còn trẻ tuổi, đầy sinh lực như thế này mà không giúp anh trong việc làm ăn, hoặc tham gia vào công việc chung cho xã hội, thì cuộc sống của em có nghĩa lý gì nữa? Sao anh lại muốn có một người vợ trẻ để nhốt vào cái lồng xinh đẹp này?
- Em nói nghe cũng phải, để rồi chúng ta sẽ tính sau, bây giờ chúng ta cứ tạm ở đây, cũng như là đi hưởng tuần trăng mật.
Đi xong khắp vườn, Anh Kiệt lại đưa Thúy Ái về phòng ăn. Vú Chín đã dọn sẵn cơm chờ Anh Kiệt và Thúy Ái vào.
Thúy Ái nói:
- Đi quanh vườn một lượt mà mất cả giờ, để trừ lại lúc ngồi trên xe suốt ngày.
Anh Kiệt cố nói cho vú Chín nghe:
- May là anh chỉ đưa em đi xem chưa giáp ngôi vườn.
Vú Chín nói:
- Không nên đi ra phía sau.
Sự thật thù vú Chín không muốn Thúy Ái ra ngồi chỗ cái ghế đá mà trước kia Lệ Hằng đã ngồi. Với vú Chín thì chỉ có Lệ Hằng mới xứng đáng ngồi dưới hàng lệ liễu, ngắm cảnh sông nước mà thôi.
Với đôi mắt của vú Chín, vú nhận thấy Thúy Ái không phải con người như Lệ Hằng. Về sắc đẹp, nhất định là Thúy Ái thua Lệ Hằng xa lắm rồi, nhưng còn về tài đức thì chắc gì đã hơn được Lệ Hằng.
Vú già thật không hiểu tại sao Anh Kiệt có thể yêu Thúy Ái được, khi đã sống bên Lệ Hằng, một nàng tiên tài giỏi đủ điều.
Vú già mà ở địa vị Anh Kiệt thì vú già không đời nào để mắt đến Thúy Ái, chớ đừng nói là cưới làm vợ. Người của Thúy Ái tầm thường quá, không có một cái gì lôi cuốn ai cả.
Anh Kiệt và Thúy Ái sau khi đi thay đồ mát liền ngồi vào bàn ăn. Vú Chín bỏ đi nơi khác. Anh Kiệt nói:
- Mời vú ngồi vào đây ăn luôn thể.
Thúy Ái cũng mời:
- Xin mời vú.
Vú Chín từ chối:
- Để khi khác. Hôm nay là bữa tiệc động phòng hoa chúc, xin để cho ông bà…
Anh Kiệt nói:
- Vú lại đặt chuyện. Vú cứ ngồi vào đây với chúng cháu cho vui.
Nhưng vú Chín đã bỏ ra, cặp mắt liếc xéo Thúy Ái. Vừa ăn vừa nhìn khắp phòng, Thúy Ái lấy làm lạ không thấy tấm ảnh nào của Lệ Hằng. Thúy Ái toan hỏi nhưng lại thôi.
Aên xong, Thúy Ái một mình đi khắp các phòng khác, nhưng ở đâu nàng cũng không thấy có ảnh Lệ Hằng. Nàng hiểu Anh Kiệt đã cố xóa bỏ tất cả những gì về người vợ cũ.
Chiều hôm ấy, đứng trên đấy lầu nhìn xuống, Thúy Ái thấy người làm vườn hái một bó hoa hồng. Lúc ấy vú Chín đang dọn dẹp ở phòng khách. Thúy Ái muốn tìm cách nói chuyện với vú Chín nhưng vú Chín cứ tránh nàng. Thúy Ái định hỏi thử người làm vườn hái hoa làm gì.
Theo Thúy Ái, để các cành hoa trên cây sẽ đẹp và giữ lâu rụng hơn là cắt mà cắm vào lọ, nên Thúy Ái gọi lớn chú Ba:
- Chú Ba ơi! Sao chú hái hoa làm gì thế?
Chú Ba ngẩng lên nhìn thấy Thúy Ái, nhưng rồi lại cắm cúi lựa các cành hoa đẹp.
Thúy Ái liền chạy vào phòng khách hỏi lớn:
- Vú Chín ơi! Cho cháu hỏi cái này…
Vú Chín nghe Thúy Ái gọi, lấy làm bực tức liền đáp một cách mỉa mai:
- Thưa bà kỹ sư, bà gọi tôi?
Thúy Ái cũng khó chịu, đáp:
- Tôi định nhờ vú một việc.
- Thì bà kỹ sư cứ sai.
Thúy Ái thật khó chịu về cách xưng hô ấy, nhưng nàng liền dịu giọng:
- Cháu định hỏi thử vú, có phải chú Ba lãng tai hay điếc không?
Vú Chín mỉm cười gay gắt:
- Ở đây ông kỹ sư có dùng người điếc bao giờ? Chú Ba không tàn tật đâu, bà ạ.
- Gọi cháu bằng cháu có phải là thân mật hơn không, thưa vú.
- Bà bảo thế, chớ tôi không dám. Lúc nãy bà gọi quá lớn làm tôi giật mình và tưởng bà sắp truyền một lệnh gì.
Thúy Ái là người Nam, cho nên cách ăn nói thành thật và giản dị, lối cư xử cũng không kiểu cách… Trái lại, người ở đất đế đô trước kia quen sống kiểu cách của vua chúa, ăn nói bóng bẩy, văn hoa, tánh tình khó khăn, lễ phép.
Sự thật thì không phải thế, vú già đã hiểu lầm Thúy Ái và nhất định Thúy Ái đau khổ để vừa lòng vú.
Thúy Ái nói:
- Khi nãy cháu thấy chú Ba hái hoa hồng, cháu liền gọi chú. Chú ngước mặt lên nhìn cháu, nhưng lại không thèm trả lời!
Vú già nghiêm giọng:
- Tại bà kỹ sư la lớn quá nên chú Ba sợ, không dám trả lời.
- Cháu có la lớn đâu.
- Bà kỹ sư la đến nỗi tôi ở bên phòng bên kia mà phải giật mình. thưa bà kỹ sư, ở trong Nam thì sao không biết, chớ ở ngoài này, người đàn bà ăn nói dịu lắm.
Thúy Ái biết vú Chín dạy khéo nàng, trong lòng hết sức bực tức, nhưng Thúy Ái lại nhớ đến lời dặn của Anh Kiệt: “Em ráng ở cho vừa lòng vú Chín”.
Thậm chí Anh Kiệt dám bảo rằng Anh Kiệt xem vú Chín như người mẹ thứ hai, thì Thúy Ái còn giận làm sao được.
Thúy Ái nói:
- Tại giọng nói của cháu như vậy, chớ không phải là tại cháu… Tuy ăn nói không được dịu mềm như người Huế, nhưng cháu lại hết sức thành thật, vú ạ!
Vú Chín cũng biết là mình đã quá lời với Thúy Ái. Bà cũng tưởng Thúy Ái tức giận gây lớn chuyện, ai ngờ Thúy Ái vẫn tử tế.
Vú Chín nói:
- Theo ý muốn của bà kỹ sư trước thì mỗi ngày phải thay hoa hai lần, sáng và chiều. Vườn hoa này là do tay bà kỹ sư trước trồng tỉa và săn sóc. Từ ngày bà kỹ sư chết đi, chú Ba vẫn luôn tôn kính ý muốn ấy, và suốt trong bảy tám năm trờ nay, ngày nào chú Ba cũng thay hoa hai lần… cho đến ngày nay bà về cũng vậy.
- Nhưng đó là ý muốn của chị Lệ Hằng, còn cháu thì cháu không thích như thế. Hoa đẹp cứ để ngoài vườn, trông tươi tốt lâu dài hơn, hái đem cắm vào lọ, thì sẽ mau tàn tạ.
- Như thế từ nay mỗi ngày khỏi hái hoa? Oà, bà kỹ sư giản dị quá. Chú Ba sẽ đỡ tốn công. Chú đem hoa lên và cắm vào chiếc lọ Nhật rồi kia.
Chương 6
Thúy Ái gọi:
- Chú Ba ra đây tôi nói cái này.
Vú Chín bảo Thúy Ái:
- Vào mà nói với chú. Chú đang bận việc, ai lại gọi giật ngược như thế, chú bỏ hoa xuống bàn, hoa bị đè bẹp còn gì, thưa bà kỹ sư.
Thúy Ái đành phải đi vào. Đưa tay mân mê các đóa hoa, nàng bảo:
- Ngày mai chú đừng hái hoa đem lên cắm nữa. Cứ để dưới vườn, trông đẹp mắt hơn.
Chú Ba nhìn Thúy Ái bằng đôi mắt kinh ngạc và đáp:
- Cả vườn hoa, tôi chỉ hái có một chục cái. Có hết đâu, thưa bà kỹ sư?
- Nhưng tôi muốn thế. Yù chị Lệ Hằng khác, còn tôi lại khác, bây giờ thì tôi ở đây.
Thúy Ái muốn nói: “Bây giờ tôi là chủ nhà này, chú phải chìu theo ý tôi”.
Chú Ba lặp lại lời mà Lệ Hằng thường nói với chú:
- Một căn nhà không có hoa thì có vẻ điêu tàn, thiếu ánh sáng.
Trong lúc vú Chín nhìn Thúy Ái, ngắm đôi bàn tay bé nhỏ của nàng đang mân mê mấy cánh hoa. Vú Chín sung sướng nhận thấy đôi tay của Thúy Ái không đẹp một chút nào cả. Thế mà Thúy Ái đeo hai chiếc nhẫn kim cương! Đôi tay của Thúy Ái khô khan quá, lại không trắng nữa. So với đôi bàn tay của Lệ Hằng thì thật là một trời, một vực.
Những ngón tay của Lệ Hằng mềm mại, trắng nuột và thon thon như những búp măng. Những ngón tay ấy khi sờ vào các cành hoa hay khi đặt lên trên những cái nệm nhung thì có thể làm vú Chín mê tít đi được.
Thúy Ái nghe chú Ba nói thế không khỏi buồn cười, và nàng hiểu rằng có lẽ trước kia Lệ Hằng đã nói với chú như thế.
- Nhưng cứ để hoa ở ngoài vườn là đẹp.
Chú Ba tìm cách cãi lại, vì sự thật mỗi ngày hai lần bẻ hoa, chú cảm thấy vui vui, và nếu bây giờ bỏ thói quen ấy thì chú không muốn.
- Oâng kỹ sư cũng bảo bẻ hoa cắm vào lọ cho đẹp nhà.
Thúy Ái nói bằng một giọng đầy tự tin:
- Oâng kỹ sư sẽ không bằng lòng nếu chú còn bẻ hoa nữa.
Câu này làm cho chú Ba không cãi nữa, chú đặt lọ hoa lên giữa bàn rồi đi xuống. Nhưng câu này làm cho vú Chín tức giận thầm nghĩ:
- À, té ra Thúy Ái đã tự phụ là lái được Anh Kiệt. Con bé này coi bộ thiệt thà mà quá quắt lắm. Thảo nào mà Anh Kiệt không đòi dọn dẹp tất cả những gì của Lệ Hằng để khỏi vướng mắt nó.
Vú Chín nói với chú Ba vì chú đã xoay lưng đi xuống:
- Từ rày chú đừng bẻ hoa nữa, như thế chú cũng chả cần tưới hoa và săn sóc chăm chút mỗi ngày làm gì cho mệt. Cứ để tự nhiên dưới vườn.
Chú Ba nghe nói liền quay lại đáp:
- Nếu không chăm sóc vườn thì vườn hoa sẽ tàn tạ trong hai tháng. Tôi săn sóc hoa là vì tôi tôn kính người đã chết. Vú không hiểu à?
Thúy Ái suy nghĩ:
- Thì ra ở nhà này ai cũng nghĩ đến người đã chết cả, lạ quá.
Hôm sau, Anh Kiệt về thấy trong phòng không có hoa, liền hỏi Thúy Ái:
- Chú Ba sao lười thế, không thay hoa cho em?
Thúy Ái nói:
- Tại em không cho chú ấy cắt hoa nữa.
- Tại sao thế hả em? Trong một gian phòng bày trí đẹp đẽ như thế này mà không có hoa thì còn ra làm sao nữa? Những cành hoa sẽ làm cho gian phòng vui tươi thêm chứ.
- Theo ý em, để các cành hoa ở trên cây thù tốt hơn. Mình bẻ cắm vào lọ thì hoa sẽ mau tàn. Em không muốn thấy lọ hoa tàn. Làm chi mà mất công quá vậy?

- Ở đời có nhiều sự mất công mà lại không nên tiếc công. Là vì nó gây thêm cho đời mình bao nhiêu mỹ cảm và bao nhiêu êm đềm.
Thúy Ái làm thinh, nhưng trong lòng thoáng buồn:
- Có phải là em không thích hoa đâu, nhưng em chỉ muốn trồng hoa mà không muốn bẻ hoa, anh ạ!
Anh Kiệt cười:
- Em nói hay quá. Em trồng hoa, mà em không muốn bẻ hoa, anh khen cái ý kiến tốt đẹp này của em. Nhưng rồi em đã nghĩ được cách gì làm cho hoa khỏi tàn không? Chớ dù em có muốn thì rồi ở trên cành, hoa cũng vẫn phải sống kiếp hoa, hoặc tàn tạ sau cơn mưa, trận gió…
- Thà để cho nó tự tàn trên cây, còn hơn là mình làm cho tàn gấp trên chiếc lọ, giữa gian phòng chật chẹp sao? Để nó tàn giữa vũ trụ có hơn không?
Nói xong câu này, Thúy Ái đăm chiêu suy nghĩ:
- Mình cũng thế. Mình đang sống giữa cảnh trời mênh mông, được không khí tự do… Về đây, mình cũng đã thấy khó chịu lắm rồi.
Anh Kiệt biết Thúy Ái về ở đây thì không thích, nên tìm cách làm Thúy Ái vui. Ngày nào chàng cũng lái xe đưa Thúy Ái ra dạo phố, hoặc xem hát, để Thúy Ái vì chàng mà thay đổi cảnh sống êm đẹp.
Ơû biệt thự Trường Kha được hai tháng, một hôm Thúy Ái nói với Anh Kiệt:
- Hôm nay em đã quen với cái sống tĩnh mịch này rồi và em thấy ở đây cũng không đến nỗi buồn lắm. Anh biết em làm gì cho hết thì giờ không?
Anh Kiệt nói:
- Anh biết em đang trồng hoa phải không?
- Đúng đó. Từ ngày em không cho chú Ba bẻ hoa để cắm vào lọ thì chú Ba lại bỏ vườn không muốn săn sóc, và chú Ba lại cho em là con người tục không biết yêu hoa. Hơn nữa, anh đã bảo là vườn hoa ấy chính vì anh mà có, thì nay em vì anh nên chăm chút lại cái vườn hoa ấy và gầy thêm vài đám nữa để ghi lại khoảng đời của chúng ta.
Anh Kiệt khen:
- Ghi lại cái gì thì cũng không quan hệ bằng làm vui lòng anh bây giờ.
Thúy Ái nói:
- Rõ anh thật ích kỷ. Nhưng cái gì chớ cái chìu anh một tí thì cũng không khó mấy.
Thúy Ái làm sao không kính nể Anh Kiệt được. Được sống trong cảnh ngày nay, nàng nhận thấy tình của Anh Kiệt đối với nàng không phải là ít. Đã vậy, Anh Kiệt rất chu đáo, không bao giờ chàng nhắc đến chuyện Lệ Hằng.
Hôm chàng biết vú Chín đã ăn nói không được nhã nhặn với Thúy Ái, chàng mời vú Chín lại và năn nỉ vú Chín đừng làm phiền Thúy Ái. Anh Kiệt nói:
- Vú ở trong phòng vú. Vú không cần phải làm gì cho Thúy Ái cả. Thúy Ái tự làm được tất cả mọi việc và cũng có thể lo được cho cháu.
Chương 6
Cái hôm Thúy Ái cùng Anh Kiệt ra phía sau vườn đến nay đã được một tháng. Thúy Ái lại một mình ra ngồi trên ghế đá. Anh Kiệt vừa đi ngoại quốc, và đến tháng sau mới về, vì cần mua thêm vài cái máy cho hãng. Trước khi đi, Anh Kiệt dặn Thúy Ái:
- Em ở nhà ráng giữ gìn sức khỏe, và khéo léo trong việc giao thiệp với vú già. Em nên tránh tất cả sự xung đột, em nhé. Có buồn, cứ lái xe anh đi chơi cho vui. Bảo chị Lý cùng đi với em. Lẽ ra thì đi ngoại quốc chuyến này, anh mang em theo cho vui, cũng như là chúng ta đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng anh nghĩ không tiện, anh bận rộn nhiều việc quá, có thì giờ đâu đi chơi với em, rồi chẳng lẽ em qua xứ lạ lại bỏ em ở một mình hay sao?
Anh Kiệt cũng nói riêng với vú già:
- Cháu sắp đi xa, vú ráng vui vẻ với Thúy Ái, vú nhé! Đó là điều cháu mong mỏi ở vú, vú đừng phụ lòng cháu.
Anh Kiệt kêu chú ba và chị Lý, thưởng mỗi người một số tiền và dặn hai người ở nhà phải vâng lời của Thúy Ái.
Ở nhà buồn, Thúy Ái lại ra phía sau vườn ngồi ngắm phong cảnh để nhớ đến Anh Kiệt. Nàng nhất định lần này Anh Kiệt về thì nàng sẽ bàn dọn về trong thành. Cảnh ở đây đẹp nhưng tĩnh mịch quá. Vả lại, mọi vật đều như đượm linh hồn của người đã đến trước nàng, nàng không thể chịu được.
Hôm nào cũng thế, Thúy Ái cứ ra ngồi ở băng đá, tay mân mê những đóa hồng.
Một hôm, mải ngồi suy nghĩ vẩn vơ, Thúy Ái về trễ, chị Lý đã dọn cơm sẵn và đợi. Thúy Ái vừa bước vào thềm thì đã thấy chị Lý, chú Ba và cả vú già chực sẵn ở đấy, vẻ mặt người nào cũng lo âu.
Thúy Ái không hiểu gì cả, liền hỏi:
- Có việc gì mà vú Chín, chị Lý và chú Ba nữa, đều đợi tôi như thế?
Chị Lý toan nói thì vú Chín đưa mắt ra dấu bảo đừng nói. Vú Chín đáp:
- Trời chiều ở phía sông không khí hơi độc, bà kỹ sư không nên ở ngoài ấy. Qúa sáu giờ, không thấy bà kỹ sư về, chúng tôi hơi ngại… Nhưng thôi, mời bà kỹ sư vào dùng cơm.
Từ hôm Anh Kiệt đi khỏi, vú Chín thường hỏi han Thúy Ái, nhưng chưa có gì là thân thiện cả. Vẻ mặt vú Chín vẫn lạnh lùng. Đến bữa cơm, mặc dù Thúy Ái hết sức mời mọc, vú Chín vẫn không chịu ăn cùng mâm với Thúy Ái.
Anh Kiệt đi đã được hai tuần, có viết thư về thường cho Thúy Ái. Trong thư nào Anh Kiệt cũng kể về nỗi nhớ nhung và căn dặn Thúy Ái phải giữ gìn sức khỏe. Chàng cũng có viết thư cho vú Chín để nhờ vú Chín săn sóc Thúy Ái.

Cũng như mọi ngày, đúng bốn giờ, Thúy Ái tay cầm quyển sách đi ra phía sau vườn. Khi đi qua chỗ chú Ba đang tưới cây, Thúy Ái nói:
- Chú giỏi quá, cái bồn hoa ngoài bờ sông chú rào thế nào mà chả ai bẻ trộm được cả. Mỗi ngày hoa mỗi nhiều, đẹp thật.
Nói xong, Thúy Ái vừa đi vừa đọc sách. Ra đến ghế đá, nàng ngồi xuống đọc tiếp. Hai chân duỗi thẳng trên ghế đá, đôi dép nhung ở dưới đất.
Mỏi mắt, Thúy Ái đặt sách xuống và nhìn về phia trước. Cách đó vài cây số, cái quán của ông Vĩnh Phát nằm ở một ngã ba đường.
Bỗng cặp mắt Thúy Ái chớp lia chớp lịa.
Một người đàn bà mặc toàn đồ trắng tiến về phía nàng, chân đi đôi dép trắng, Thúy Ái cố nhìn thử người đàn bà ấy là ai. Nàng nói một mình:
- Có lẽ là bà Vĩnh Phát đi dạo mát.
Nhưng người đàn bà ấy mỗi lúc một đến gần, dáng đi tha thướt, người mảnh khảnh và làn da trắng nuột, thêm mái tóc đen huyền. Người đàn bà đi một cách hết sức thung dung, cặp mắt nhìn xuống có vẻ suy nghĩ.
Rõ ràng là người đàn bà ấy tiến về phía có hàng lệ liễu.
Thúy Ái ngồi im, tim hồi hộp. Người đàn bà này là ai mà đi một cách chắc chắn, tỏ ra biết cả đường lối của biệt thự Trường Khả Ơû một vùng hẻo lánh như thế này, làm gì có được người đàn bà đẹp như thế?
Người đàn bà ấy đỡ nhẹ tấm hàng rào, rồi len mình vào vườn, bỗng giật mình sửng sốt khi nhận ra Thúy Ái. Thúy Ái cũng sửng sốt trước vẻ đẹp kiều diễm của người đàn bà nọ.
Người ấy lối ba mươi tuổi, tuy đẹp nhưng đôi mắt mệt mỏi và làn da hơi xanh. Đặc biệt nhất là đôi bàn tay, đôi bàn tay nõn nà, thỉnh thoảng lại đưa lên vuốt ve mái tóc.
Vẻ kiều mị và nghiêm trang của người đàn bà nọ có một sức gì khiến Thúy Ái lễ phép đứng lên, cúi đầu chào.
- Chào bà, bà ở đâu đến? Mời bà ngồi xuống đây.
Không đợi mời, người đàn bà ấy ngồi ngay xuống, tay mân mê các đóa hồng, vẻ mặt buồn thiu, một nỗi buồn khó tả. Nhưng lạ thay, vẻ buồn thảm ấy lại khiến Thúy Ái có rất nhiều thiện cảm đối với nàng.
Một lát, người đàn bà ấy ngước lên nhìn Thúy Ái rồi nói:
- Bà là chủ nhân ngôi vườn này?
Thúy Ái gật đầu.
Người đàn bà ấy lại hỏi:
- Bà về đây lâu mau rồi?
Thúy Ái đáp:
- Tôi về đây được gần một năm.
Người đàn bà lại hỏi:
- Bà không phải là người ở đây. Bà về đây gần một năm rồi à?
Thúy Ái nghe giọng nói trong trẻo ấy không khỏi thầm khen, liền nói:
- Tôi người Nam và về đây đã được một năm. Bà ở gần đây nên đi dạo mát?
Người đàn bà ấy cúi mặt xuống, không trả lời.
Một phút im lặng, nàng bỗng ngẩng đầu lên nói:
- Tôi xin chào bà, tôi đi có việc gấp.
Thúy Ái ra vẻ trìu mến, mời:
- Bao giờ bà rảnh xin mời ghé vào nhà dùng chén nước.
Người đàn bà ấy mỉm cười và nói:
- Cám ơn bà, bà tốt quá. Độ một tuần nữa, tôi sẽ ghé lại đây, chúng ta gặp nhau ở đây tiện hơn và tôi sẽ nói nhiều với bà.
Nói xong, người đàn bà ấy đi như baỵ Chẳng bao lâu bóng nàng đã khuất sau mấy hàng tre.
Thúy Ái thấy rõ ràng người đàn bà ấy đi về phía quán Vĩnh Phát rồi biến mất.
Thúy Ái nhìn đồng hồ tay thì thấy đã sáu giờ. Một luồng gió lạnh thổi qua, khiến Thúy Ái run lên. Nàng vội đứng dậy đi vào nhà, lòng nghe rờn rợn.
Nàng tự hỏi thầm:
- Người hay mả Người sao lại có vẻ huyền diệu, ảo mộng như thế, nhất là đôi mắt. Ma thì chắc chắn không phải rồi. Ma gì lại đi sột soạt trên cỏ và tiếng nói du dương như tiếng đờn. Nhưng người thì là ai? Ơû gần đây? Ơû gần đây sao lại không biết Thúy Ái? Ơû xả Ơû xa sao lại quen thuộc đường đi nước bước như thế?
Thúy Ái về đến nhà mà vẻ mặt còn đượm nét lo nghĩ. Đêm ấy, Thúy Ái ngủ không được, nàng bỗng nghĩ đến Lệ Hằng.
Thúy Ái hai ba lần ngồi dậy định tìm vú Chín để hỏi vú Chín cho nàng xem qua chân dung của Lệ Hằng, xem thử người đàn bà mà nàng gặp khi chiều có phải là Lệ Hằng không?
Nhưng khi nghĩ kỹ, Thúy Ái lại không muốn hỏi vú Chín nữa. Nàng định để gặp Lệ Hằng vài ba lần rồi sẽ haỵ Và nếu gặp một lần nữa, Thúy Ái sẽ tìm cách nói chuyện để dò la tông tích của người đàn bà kỳ lạ đó.
Nhớ lại khi ngồi gần nhau, Thúy Ái không khỏi rùng mình.
- Người hay mả Người sao lại có vẻ trầm ngâm ít nói như thế? Ma ư? Thì sao lại đi đứng, cử chỉ khoan thai như vậy? Những bước đi nhẹ nhàng, chắc chắn của người ấy chứng tỏ rất quen thuộc với cái vườn này. Thế thì đích là Lệ Hằng, người vợ cũ của Anh Kiệt.
Nghĩ đến đây, Thúy Ái bỗng bật cười:
- Ô kìa, sao mình lẩn thẩn như vậy? Lệ Hằng đã chết, đám tang Lệ Hằng đã cử hành cách đây những bảy năm, chẳng lẽ lại là cái đám tang giả?
Mệt mỏi, Thúy Ái ngủ cho đến sáng bét mà vẫn chưa dậy.
Chị Lý đã dọn sẵn điểm tâm và hai ba lần muốn gõ cửa, chị lo ngại tại sao Thúy Ái lại dậy trưa, hay là Thúy Ái bị bệnh. Chị chạy đi tìm vú Chín và nói:
- Vú ơi! Hôm nay sao bà kỹ sư ngủ dậy trưa quá? Mọi ngày bà dậy sớm lắm. Tôi ngại quá, vú à!
Vú Chín cố điềm tĩnh:
- Chuyện gì mà ngại?
Tuy hỏi vậy nhưng vú Chín cũng không giấu được nỗi lo âu. Cả đêm qua vú Chín thấy đèn trong phòng Thúy Ái thỉnh thoảng lại sáng, rồi lại tắt, và có tiếng Thúy Ái nói lảm nhảm, hoặc đi qua đi lại trong phòng.
Vú Chín nghĩ lại những lời của Anh Kiệt trước khi đi đã dặn mình:
- Nhớ săn sóc sức khỏe Thúy Ái và ráng tránh những sự xung đột nhé!
- Cả đêm qua Thúy Ái không ngủ được, thao thức như thế tức là có chuyện suy nghĩ, hoặc đau yếu gì chăng. Sao vú Chín lại không qua gõ cửa để hỏi thăm?
Nghe chị Lý nói, vú Chín tỏ vẻ ăn ăn.
Trong cái nhà rộng thế này, chỉ có ba người đàn bà, mà ba người lại không biết yêu thương nhau thì thật lạ. Huống chi tuổi tác vú Chín hơn Thúy Ái nhiều, địa vị mỗi người mỗi khác thì chuyện gì lại có sự ganh tị nhau. Thúy Ái, trên tuổi tác cũng chỉ đáng con của vú Chín, sao vú Chín lại không hỏi han lấy được một lời.Người ta bảo bà con xa không bằng xóm giềng gần… Thế mà ở đây ba người cùng ở một nhà, khi đau ốm, lo nghĩ, không biết giúp đỡ nhau thì còn ra thế nào nữa!
Vú Chín ngồi im lặng, suy nghĩ chớ không nói gì.
Chị Lý lại nói:
- Vú à, hình như cái vườn này linh thiêng làm sao ấy. Bà kỹ sư trước từ khi ra phía sau vườn, ngồi chơi dưới hàng lệ liễu rồi thì hóa ra đăm chiêu, buồn bã, suy nghĩ, mỗi ngày mỗi sút kém đi, cho đến ngày mất tích. Bây giờ, bà kỹ sư này cũng vậy, ông kỹ sư đã giữ không cho bà ra phía bờ sông được sáu bảy tháng. Không hiểu tại sao tháng trước ông kỹ sư lại đưa bà ra ngồi ở cái băng đá tai hại ấy để cho bà cứ ra đấy mà ngồi. Và từ khi ra đấy ngồi, bà kỹ sư này cũng trở nên buồn bã, lo nghĩ. Bậy quá nhỉ, rủi có việc gì thì ông kỹ sư về đây sẽ buồn chết.
Vú già đã lo nghĩ, mà chị Lý thì cứ làm vú lo sợ thêm.
- Để tôi đi gõ cửa xem sao.
Vú đi nhẹ nhẹ đến chỗ cánh cửa và áp tai vào nghe, Thúy Ái vẫn thở đều đều.
Vú trở lại:
- Không, bà kỹ sư vẫn ngủ ngon, tiếng thở đều đều có gì mà ngại, có lẽ vì suốt đêm bà không ngủ được nên dậy trễ. Cứ để bà ngủ. Chị cứ đi chợ đi, để tôi canh chừng cho.
Chị Lý nghe thế mừng lắm:
- Nếu có vú canh chừng thì tôi mới chịu đi. Tôi lo quá, vú à. Mình ở đây giúp việc cho ông kỹ sư cả mấy chục năm nay rồi, rủi xảy ra việc gì trong khi ông kỹ sư đi khỏi thì thật khó coi lắm. Mình còn mặt mũi nào mà nhìn ông ấy nữa. Một chuyện bà Lệ Hằng đã làm cho vú và tôi, đến chú Ba nữa, ăn năn suốt đời đó vú ạ!
Vú già bảo:
- Ừ được, chị cứ đi chợ đi. Tôi ngồi canh chừng cho!
Đoạn phim dĩ vãng lại lần lượt hiện ra trước mắt bà:
- Ừ, chị Lý nói đúng đấy. Có lẽ cái vườn này linh thiêng sao đó. Lúc trước Lệ Hằng cũng vì ra sau vườn rồi mỗi ngày mỗi sút, bỏ ăn, bỏ ngủ, cho đến ngày biệt tích. Giờ đây, Thúy Ái cũng đang trải qua cái thời kỳ kinh khủng ấy. Và biết đâu một ngày gần đây, Thúy Ái không lại mất tích?
Trong lúc vú Chín suy nghĩ vẫn vơ, lo ngại đủ điều, thì có tiếng động trong phòng Thúy Ái và cánh cửa vụt mở.
Vú Chín giật mình nhìn lên, thấy Thúy Ái đứng nhìn vú sửng sốt.
Thúy Ái mặc đồ ngủ màu xanh, nên nét mặt càng thêm xanh sau một đêm lo nghĩ và mất ngủ.
Vú Chín chưa kịp hỏi thì Thúy Ái đã niềm nở:
- Cháu hư quá, dậy trưa, để vú phải ngồi đợi.
Vú Chín nói:
- Mọi ngày bà kỹ sư dậy sớm, hôm nay sao lại dậy trễ như vậy? Chị Lý đợi không được phải đi chợ, tôi ngồi coi chừng thay thế cho chị ấy. Vì chị Lý cứ bảo sợ bà kỹ sư bịnh.
Nhìn vẻ mặt vú Chín, Thúy Ái biết vú Chín cũng đang lo nghĩ vì nàng. Cặp mắt vú dịu hiền lại, đôi môi vú không mím chặt như mọi ngày, vú muốn nói gì nhưng lại thôi.
Thúy Ái nghĩ rằng cơ hội cho nàng gây cảm tình với vú Chín đã đến. Nàng nhỏ nhẹ hỏi:
- Sao vú cứ gọi cháu bằng kỹ sư mãi vậy? Cháu ngại quá. Vú cứ thử gọi cháu bằng cháu xem sao!
Vú Chín có vẻ suy nghĩ, đáp:
- Gọi bằng cháu, tôi sợ bà kỹ sư không bằng lòng.
- Cháu thích chớ. Vú cứ gọi cháu như thế đi, cháu sẽ mang ơn vú lắm.
Một phút im lặng, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng. Nhưng Thúy Ái biết trong lòng vú Chín đã có một sự thay đổi.
Vú Chín nhìn Thúy Ái, đôi mắt vú bỗng chớp lia. Thúy Ái cóvẻ xanh xao mệt nhọc, mắt quầng thâm, môi lợt lạt.
Vú Chín thầm nghĩ:
- Tội nghiệp, Thúy Ái mồ côi cha mẹ, thiếu cả tình yêu, ngoài Anh Kiệt ra ai là người lo cho Thúy Ái? Cũng lạ cho Anh Kiệt. Hai người vợ đều là con mồ côi. Hay là ngôi vườn này quá linh thiêng, hay là mồ mả ông bà có sao đây cho nên khiến hai người vợ của Anh Kiệt như thế.
Vú cảm động nói:
- Suốt đêm nay, vú không ngủ được, vú thấy cháu lo nghĩ việc gì mà cứ một lát bật đèn lên, một lát lại tắt đèn, rồi sáng này lại ngủ dậy trễ. Sợ cháu bệnh nên vú mới ngồi canh nãy giờ.
Vú Chín nói xong, lại nhìn Thúy Ái với đôi mắt hết sức dịu hiền.
Thúy Ái nói:
- Cháu làm phiền vú quá nhỉ. Cháu không ngờ vú thương cháu đến thế. Thật ra thì cháu cũng có một việc đáng lo nghĩ lắm, vú ạ!
- Việc gì thế cháu? Vú có thể nghe được không?
Thúy Ái đắn đo không trả lời.
Vú Chín thương hại:
- Vú không thể giúp cháu được à?
Thúy Ái vẫn làm thinh, nàng đăm chiêu suy nghĩ:
- Nếu quả thật người đàn bà mà ta gặp ngoài bờ sông hôm qua là Lệ Hằng, thì người ta lại càng không nên cho vú già biết. Vì nếu Lệ Hằng còn sống thì vú Chín sẽ không còn biết đến ta nữa. Và biết chừng đâu, biết chừng đâu Anh Kiệt không thay đổi? Người cũ tình xưa kia mà. Làm sao? Ta chỉ là kẻ đến sau.
Thấy Thúy Ái vẫn có vẻ suy nghĩ, vú Chín dịu dàng nói:
- Hay cháu không tin vú? Cháu không tin vú là phải. Từ ngày cháu về đây, vú tỏ ra rất ít cảm tình với cháu. Cháu bất bình không tin vú là phải. Nhưng cháu nên nhớ Anh Kiệt đã đi khỏi. Nếu cháu có việc gì lo ngại thì nên cho vú biết, vú sẽ tìm cách giúp cháu. Nếu cần, vú có thể bắt cả chị Lý hay chú Ba lo cho cháu nữa.
Nghe vú Chín nói vậy, Thúy Ái hết sức cảm động, nhưng Thúy Ái cũng không muốn nói sự thật, vì nàng còn tìm cách để xem cho được ảnh của Lệ Hằng.
- Vú à, mấy hôm nay chiều nào cháu cũng ra sau vườn, điều ấy vú đã rõ. Vú có cho việc cháu ra sau vườn là nguy hiểm không vú?
Vú già nghe hỏi thế, không hiểu Thúy Ái muốn nói gì, liền hỏi:
- Nguy hiểm về việc gì? Có điều theo ý vú, thì cháu không nên ra thường ngoài ấy làm chi, nhất là đừng đi tắm nhé!
Thúy Ái nói:
- Nhưng lỡ rồi vú ạ. Cháu không biết phía sau vườn như các tháng trước thì thôi. Cháu không hiểu tại sao từ ngày cháu biết được phía sau ấy, chiều nào không ra là cháu thấy không chịu được, cháu đứng ngồi ở nhà không yên, nhất là từ khoảng bốn giờ đến sáu giờ chiều.
Vú già lo sợ:
- Vậy sao cháu? Thế thì lạ thật! Trước kia Lệ Hằng cũng vậy. Chiều nào Lệ Hằng không ra ngồi dưới hàng lệ liễu thì y như là mất một vật gì quí báu lắm cháu ạ. Rồi sao nữa? Cháu kể tiếp đi.
Cặp mắt vú già bỗng lợt lạt, vú nghe mồ hôi thấm ướt áo. Vú lo sợ một việc không may xảy đến cho Thúy Ái. Cái việc không may ấy là một ngày gần đây, Thúy Ái cũng sẽ lại chết trôi một cách bí mật. Vú già lại biết rõ rằng Lệ Hằng trước khi mất cũng đã có những đêm mất ngủ, những ngày mất ăn như Thúy Ái ngày nay.
Thúy Ái tiếp:
- Cho đến chiều thì cháu phải ra sau vườn. Ra đó, ngồi trên chiếc ghế đá, cháu thấy đầu óc miên man bao nhiêu là ý nghĩ viễn vông… Thì ngày hôm qua đây, tự nhiên cháu thấy có bóng người đàn bà đi vào trong vườn.
Chương 6 cont.
Vú già đang ngồi nghe, bỗng đứng lên và nhìn xung quanh với đôi mắt sợ hãi. Vú hỏi nho nhỏ:
- Cháu thấy bóng một người đàn bà đi vào trong vườn à? Người ấy lớn hay nhỏ và hình dáng ra sao?
Thúy Ái đáp:
- Người ấy đã lớn tuổi, cháu không trông rõ mặt.
Vú già thở một cách mệt nhọc và nói:
- Hay là Lệ Hằng hiện hồn về?
Thúy Ái chụp được cơ hội:
- Cháu có biết chị Lệ Hằng hình dáng và mặt mũi ra sao đâu. Ở trong nhà này, tại sao không có bức ảnh nào của chị Lệ Hằng cả, hả vú?
Vú già, vì nóng muốn biết cái bóng người đi trong vườn nên quên những lời dặn của Anh Kiệt. Vú nói:
- Bao nhiêu ảnh của Lệ Hằng, vú cất hết trong phòng kia rồi. Để vú đi lấy cho cháu xem nhé?
Thúy Ái mừng thầm:
- Phòng nào hả vú?
Vú Chín chỉ tay về cái phòng khóa cửa và nói:
- Cái phòng kia.
Nói xong vú đứng lên đi lấy xâu chìa khóa mà vú cất kỹ dưới gối.
Cửa vừa mở thì một mùi hoa hồng và nhang khói bay ra bên ngoài. Thúy Ái toan vào theo, nhưng vú Chín cản lại:
- Cháu cứ ngồi ngoài, không nên vào đây.
Thúy Ái không dám làm phiền vú Chín. Nàng không khỏi thầm kính trọng tấm lòng chung thủy của vú già, đã bí mật thờ Lệ Hằng trong phòng này. Và có lẽ Anh Kiệt cũng không hay biết gì.
Vú già đã ra khỏi với bức chân dung Lệ Hằng. Vừa trông qua, Thúy Ái đã giật mình.
- Rõ ràng người đàn bà mà ta gặp chiều hôm qua là Lệ Hằng. Thế thì Lệ Hằng còn sống. Lệ Hằng đã chết đâu mà vú già mỗi ngày hương khói vọng thờ như vậy?
Thấy Thúy Ái nhìn đăm đăm vào bức ảnh mà không thốt một lời, vú liền hỏi:
- Có phải người cháu gặp hôm qua là người này không?
Thúy Ái thấy nàng cần phải biết rõ về cái chết của Lệ Hằng nên giả vờ.
- Cháu có gặp đâu. Cháu chỉ thoáng thấy bóng một người đàn bà. Cháu không thấy rõ mặt. Nhưng hôm nay thì cháu đã biết rõ mặt chị Lệ Hằng, cháu sẽ để ý.
Vú già lo sợ:
- Thôi cháu ơi, từ rày cháu đừng ra sau vườn nữa, nguy hiểm lắm. Cháu muốn ra thì đợi Anh Kiệt về đã. Vú sợ quá, sợ cháu lại…
Nói đến đây, vú già ôm đầu như người mất trí.
Thúy Ái nói, cố ý làm cho vú già quên nỗi lo sợ:
- Vú ơi, chị Lệ Hằng đẹp quá vú nhỉ? Ơû đời sao lại có được một người đẹp như thế kia?
Vú già đang lo nghĩ, nghe Thúy Ái khen Lệ Hằng thì vui thích, quên tất cả, nói như người say câu chuyện lòng:
- Đẹp lắm phải không cháu? Chính cháu là tình địch mà cháu còn phải nhận là đẹp, huống chi ai. Đây chẳng qua là một bức ảnh, làm sao bằng với con người thật. Lệ Hằng khi cười, khi nói, khi đứng, khi đi, là cả một cái gì có thể làm êm dịu được lòng người, cháu ạ. Người ta bảo đẹp như Tây Thị Vú không biết Tây Thi đẹp ra sao, chớ còn Lệ Hằng thì vú biết là đẹp hơn tất cả người đẹp trên đời này. Mà có phải đẹp thôi đâu. Tài hoa nữa. Đàn hay, háy giỏi, vẽ khéo, thêu xinh… Cái gì Lệ Hằng tham gia vào, đều đẹp cả.

Thúy Ái nghe vú già ca tụng Lệ Hằng, không khỏi buồn cười. Sao vú già lại có thể yêu Lệ Hằng đến thế? Nếu người người đàn bà nào khác thì có thể ganh tị vì cái tình yêu mù quáng của vú già đối với Lệ Hằng?
Thúy Ái nói:
- Nhưng vú chưa kể cho cháu nghe về cái chết của chị Lệ Hằng.
Vú già hỏi:
- Chớ chưa ai kể cho cháu nghe sao? Cả bà Nghĩa cũng không kể cho cháu nghe à?
Thúy Ái lắc đầu.
Vú già nói:
- Thì có gì đâu, Lệ Hằng cứ chiều chiều ra phía sau vườn ngồi đọc sách, hay ngắm cảnh như cháu bây giờ. Và trước khi Lệ Hằng chết một tháng, người Lệ Hằng gầy sút. Lệ Hằng bỏ cả ăn, cả ngủ, làm cho Anh Kiệt cũng phải lo ngại. Chính Anh Kiệt thúc giục Lệ Hằng đi bác sĩ , nhưng rồi Lệ Hằng cũng cứ buồn bã, ít ăn, ít ngủ. Cho đến cái hôm Lệ Hằng chết một cách kỳ lạ. Chiều nào Lệ Hằng cũng đi tắm cả. Chiều hôm ấy, Lệ Hằng đi ra sau vườn rồi không trở về nhà. Ơû nhà vú đợi đến bảy giờ mà không thấy Lệ Hằng trở về, liền sai chú Ba đi tìm. Khi chú Ba ra phía sau vườn, thì chỉ thấy bộ đồ hàng bỏ trên bờ sông, cạnh cái ghế đá, còn Lệ Hằng đâu không thấy. Vú phải cho đi gọi Anh Kiệt về gấp. Anh Kiệt tổ chức một cuộc mò lặn dưới sông cho đến sáng mà vẫn không tìm thấy xác của Lệ Hằng. Ba bốn ngày tìm xác từ nguồn ra bể cũng không thấy gì. Anh Kiệt phải làm một đám ma giả để chôn một cái tên và xóa bỏ trong bộ đời của một người đàn bà có tên Lệ Hằng. Đó, cái chết của Lệ Hằng là như thế đó.
Thúy Ái ngồi nghe chăm chú, nhận xét từng lời nói của vú già.
Làm đám ma giả? Chôn một cái tên? Xóa bỏ trong sổ bộ đời một cái tên?
Vú già sao nói được những câu hay như thế? Rõ là văn chương, rõ là chí lý.
Chôn một cái tên? Đúng như thế. Chớ xác đâu mà chôn?
Thấy Thúy Ái suy nghĩ, vú già lại tưởng Thúy Ái đang lo sợ cho nàng. Ngày nay nàng cũng bị cái bờ sông ấy ám ảnh. Biết chừng đâu ngày mai nàng lại cũng mất tích như Lệ Hằng?
Vú già liền nói:
- Muốn tránh mọi nguy hiểm, từ nay cháu đừng ra sau vườn nữa, cháu nhé!
Thúy Ái hỏi:
- Trước kia chị Lệ Hằng có nói với vú là bắt gặp một bóng người đàn nào không?
Vú già suy nghĩ một chút rồi đáp:
- Không.
Đáp xong tiếng không, vú lại ăn năn. Tại sao vú lại không nói có, để dọa Thúy Ái, làm Thúy Ái lo sợ mà không ra nữa. Nói không, biết đâu ngày mai Thúy Ái lại ra nữa.
Thúy Ái lại kiếm chuyện hỏi:
- Vú có bao giờ nghe chú Ba nói là bắt gặp bóng một người đàn bà không?
- Chú Ba đi đâu ra ngoài ấy mà gặp?
Thúy Ái biết là vú già không bao giờ ra phía sau vườn nên nói:
- Chú Ba thỉnh thoảng ra ngoài ấy săn sóc những bụi hoa dưới chiếc ghế đá.
Vú già kinh ngạc hỏi:
- Thế sao? Thế mà chú Ba có cho vú hay đâu. Cái chú ấy nghĩ cũng lạ.
Thúy Ái muốn làm cho vú Chín tin rằng người mà mình gặp là một bóng ma, liền nói:
- Có một hôm chú Ba bảo với cháu là hương hồn bà kỹ sư cũ về hái hoa, vì mỗi sáng đều có dấu hoa bị cắt vú ạ.
Vú già liền nói:
- Việc này vú không tin.
Vú già không dám thú thật là mình đã cắt hoa. Thúy Ái cũng không nói đến chuyện ấy làm gì.
Vú già ngồi thừ người cả buổi mới nói:
- Cháu nghe lời vú đi. Từ nay cháu đừng ra phía sau vườn nữa nhé!
Thúy Ái chán nản:
- Buồn quá vú ạ. Cháu ngồi trong phòng không chịu được.
Vú già an ủi:
- Chuyện gì mà buồn? Cháu cứ xem như không có việc gì xảy ra là được. Bao giờ Anh Kiệt về rồi sẽ haỵ Cũng chỉ còn hai tuần nữa là Anh Kiệt về kia mà, có lẽ rồi vú cũng bàn với Anh Kiệt nên dọn về trong thành.
- Vú già để cháu đi ra phía bờ sông.
- Cháu có đi thì cho chú Ba theo.
Thúy Ái lắc đầu:
- Sao được. Có chú Ba thì còn hy vọng gì gặp cái bóng kia nữa. Cháu chỉ muốn gặp cái bóng người đàn bà ấy, xem thử đó là người hay ma thôi.
Vú già nắm tay Thúy Ái, khuyên lơn:
- Vú nghi lắm. Khi Anh Kiệt nghe lời Lệ Hằng mua ngôi nhà này, vú có tỏ ý cản ngăn nhưng không được. Khắp Huế, ai còn lạ gì cái lầu ông hoàng này nữa. Ba đời chết một cách bí mật, người thì thua cờ bạc rồi uống rượu đến chết, người thì làm quan bị cách chức uống thuốc độc tự tử… Đến đời ông hoàng sau này thì ngủ một giấc, sáng ngày chết luôn. Đó, lịch sử của cái lầu này ghê sợ như thế mà Anh Kiệt cứ mua, và điều đáng khen là Lệ Hằng vẫn ở một mình không bao giờ sợ hãi gì cả. Chỉ lạ một điều là khi Lệ Hằng vào đây thì da dẻ hồng hào, người vui tươi như đóa hoa xuân. Lần lần Lệ Hằng buồn lo, ít nói, da mỗi ngày mỗi xanh, như bị ám ảnh bởi một chuyện gì bí mật. Cái lầu này nguyên đầy dẫy sự bí mật, thế mà vẻ mặt của Lệ Hằng lại mỗi ngày mỗi khép đóng thì còn nói sao được nữa. Cháu đừng nói dại, việc gì mà muốn biết cái chuyện bí mật ấy. Có lẽ ngày trước cũng có lần bắt gặp bóng người đàn bà ấy mà Lệ Hằng đã bị mất tích một cách kỳ dị. Ngày nay, đến phiên cháu. Yêu Anh Kiệt, cháu nên nhìn gương cũ mà ráng tránh. Nếu cháu không nghe lời vú, xảy ra việc gì thì thật đáng tiếc. Anh Kiệt sẽ hết nước mắt. Lệ Hằng mất đi, Anh Kiệt đã khóc và buồn những bảy năm trời. Đến khi gặp cháu, Anh Kiệt mới quên được cái buồn xưa, chớ có phải là việc dễ đâu!
Thúy Ái biết những điều vú Chín lo ngại đều là viễn vông cả. Vì cái người mà Thúy Ái gặp ngoài bờ sông có phải là ma đâu, chính là Lệ Hằng.
Nhưng Lệ Hằng mà Thúy Ái gặp đó thì xanh xao, gầy yếu, tuy vẫn còn đẹp lắm.
Trong cái xanh xao, gầy yếu ấy, Lệ Hằng có vẻ huyền bí, diễm lệ làm sao. Thúy Ái là người cùng phái mà vừa trông thấy, Thúy Ái đã đem lòng yêu quí Lệ Hằng ngay.
Lệ Hằng lại là tình địch với nàng nữa. Lệ Hằng được Anh Kiệt yêu quí, thì nếu Thúy Ái là một người đàn bà tầm thường sẽ oán ghét Lệ Hằng đến bậc nào kia chớ, sao Thúy Ái lại có nhiều cảm tình với Lệ Hằng như thế?
Thúy Ái muốn gặp Lệ Hằng lắm, cho nên tìm đủ cách để làm vú Chín xiêu lòng cho nàng đi ra phía sau vườn.
Thúy Ái nói:
- Vú cứ để cháu ra. Cháu xem thử có phải chị Lệ Hằng trở về không? Nếu quả là chị Lệ Hằng trở về thì là việc đáng mừng chớ có sao đâu.
Vú Chín nói:
- Lệ Hằng chết rồi. Bảy năm nay nếu Lệ Hằng còn sống thì Lệ Hằng về đây, chớ chuyện gì mà lại ẩn hiện như hồn mạ Cháu đừng nghĩ vơ vẩn nữa mà hư việc, khổ cho Anh Kiệt.
Thúy Ái nói:
- Cháu tin chắc là cháu không chết đâu. Cháu sẽ ở đời với Anh Kiệt và với vú. Vú đừng lo.
Nói xong, Thúy Ái ôm chầm lấy hai vai của vú Chín, tỏ cách thân yêu. Vú Chín nói:
- Ừ, thì cháu đi.
Chiều đến, Thúy Ái sửa soạn ra đi, mặt mày vui vẻ. Vú Chín ngồi nhìn theo, thở dài. Lạ nhỉ, đi ra sau vườn, thì có gì là vui đâu mà Thúy Ái mặt mày hân hoan như là sắp đến nơi hò hẹn với tình nhân?
Vú Chín nhìn theo Thúy Ái cho đến khi nàng đi khuất sau hàng cây.
Nhưng một lát sau, vú Chín không sao ngồi im được. Vú đứng lên, hai ba lần muốn đi ra sau vườn, rồi lại thôi. Vú Chín thỉnh thoảng lại nhìn lên đồng hồ. Vú thấy một phút đối với vú là một ngày.
Chị Lý thấy vú Chín lo ngại thì nói:
- Hay là cả vú và tôi đi theo ra?
Vú già nói:
- Thúy Ái không bằng lòng.
Chị Lý cười:
- Vú thật thà quá. Mình có thể nào giữ lời hứa khi mình biết tính mạng người mình yêu quí sắp nguy hiểm hay không? Vú và tôi cùng đi ra ngoài ấy. Cây cối um tùm, mình núp sau vài bụi cây, Thúy Ái làm sao thấy được.
Vú già cho lời chị Lý nói là phải, bèn cùng chị đi ra phía sau vườn.
Khi ra gần đến nơi, vú và chị Lý ngồi núp sau một bụi cây rậm rạp. Vú già nói nhỏ với chị Lý:
- Ở đây phong cảnh đẹp quá nhỉ. Thảo nào Lệ Hằng không ra đây để đọc sách. Bây giờ lại đến phiên Thúy Ái. Kìa chị xem, Thúy Ái ngồi nơi đây trông càng đẹp hơn ở nhà.
Thúy Ái mặc chiếc áo màu xanh nhạt, trông nổi bật hẳn. Xung quanh chỗ Thúy Ái ngồi, các đóa hồng vươn lên như hớn hở chào mừng người đẹp, thỉnh thoảng vài ngọn gió lay động các hàng lệ liễu buông mành trên vai Thúy Ái, càng làm cho nàng có vẻ đẹp yêu kiều.
Vú Chín rình đón từng cử chỉ của Thúy Ái, Thúy Ái lấy sách ra đọc, nhưng được vài tờ, Thúy Ái lại xếp sách, lấy tay đập vào trán, hình như đang bận suy nghĩ gì nhiều lắm và đầu nàng đang nóng ran lên với những tư tưởng ấy. Thúy Ái đứng lên nhìn về phía trước, chỗ có cái quán của ông bà Vĩnh Phát. Nhìn một lát như có ý mong đợi ai, rồi Thúy Ái ngồi xuống, lấy đồ ra đan, đôi mắt thỉnh thoảng hướng về phía trước. Vú Chín nghe rõ từng tiếng thở dài của Thúy Ái.
Chị Lý nói nhỏ với vú Chín:
- Ồ, vú có thấy bà kỹ sư như mong đợi ai không?
Trong lòng chị Lý sanh ra một mối nghi ngờ, nhưng chị không nói ra. Mỗi ngày Thúy Ái ra đây để mong đợi ai chớ gì? Vì lẽ đó mà Thúy Ái không muốn vú Chín cùng đi, chớ không thì vú Chín có đi theo chỉ thêm vui cho Thúy Ái, có hại gì đâu?
Vú Chín đáp:
- Ừ, có lẽ Thúy Ái đang chờ đợi ai. Mà trước kia, Lệ Hằng ra đây cũng chỉ để chờ đợi ai. Cái người mà Thúy Ái chờ đợi ngày nay biết đâu không là cái người mà Lệ Hằng trước đây cũng đã chờ đợi?
Vú Chín nói một cách buồn bã. Trong lòng vú Chín không có nghi ngờ như chị Lý, nhưng vú Chín lại lo sợ. Vú lo sợ một hồn ma ám ảnh, còn không nữa thì cũng là một nhân vật kỳ dị như trong Liêu Trai Chí Dị. Biết đâu Thúy Ái không bị một hồn ma nào đó phải lòng? Nhưng vú Chín không dám nói ý nghĩ của vú. Bất giác vú nghe lạnh cả người, vì vú tưởng tượng rằng có lẽ vú nữa, nếu vú cứ ra đây, vú cũng bị lôi kéo vào cái thế giới huyền bí mà khoa học chưa thể chứng minh được.
Thấy vú Chín rùng mình, chị Lý sợ hãi nói:
- Chuyện gì mà vú rùng mình, vú làm tôi cũng rởn cả óc.
Lúc ấy, Thúy Ái đã đứng lên, bỏ đồ đan xuống và đi về phía mé sông.
Chị Lý hỏi nhỏ:
- Thúy Ái đi tắm sao?
Vú già nói:
- Không đâu. Để coi Thúy Ái đi đâu vậy, có lẽ nó nóng ruột vì người nó đợi không thấy đến.
Chị Lý lại nói:
- Hay là tại có mình ở đây nên người ấy không dám đến.
- Cũng có lẽ. Nếu vậy càng haỵ Vì cái người đến nói chuyện với Thúy Ái chắc chắn không phải là người rồi.
Chị Lý tái hẳn mặt mày, chị ấp úng:
- Không phải là người thì là ma hay sao? Vú nói gì mà tôi nghe lạnh cả người như thế này.
Rồi chị Lý ngó xung quanh với đôi mắt vừa tò mò vừa sợ hãi, chị đáp:
- Thôi, đi vô nhà vú ơi!
Vú già gắt:
- Cái chị này thật là trẻ con. Ai lại đòi ra để coi chừng Thúy Ái, rồi bây giờ đòi về. Chị có sợ thì chị về trước đi.
Vú già biết chị Lý không dám về một mình nên thách như vậy. Quả đúng vậy, chị Lý liền đáp:
- Tôi đợi vú cùng về chứ!
Thúy Ái đi lần dọc theo bờ sông, đến chỗ có hàng rào tre, cái chỗ mà hôm qua, Thúy Ái thấy Lệ Hằng lần đầu tiên. Rõ ràng Lệ Hằng đưa tay ra đỡ cái hàng rào, rồi chui vào một cách dễ dàng.
Thúy Ái đứng nhìn về phía ấy, không thấy có ai cả, nàng liền đưa tay vịn hàng rào, rồi tìm cách đỡ ra, lách mình đi ra ngoài. Nhưng Thúy Ái không đi xạ Nàng chỉ đứng giữa đồng ruộng mênh mông nhìn cảnh vật quanh đấy. Vài nóc nhà tranh rải rác giữa các đám ruộng lúa xanh thẳm.
Cảnh đẹp quá. nhưng mà cảnh đồng quệ Một người như Lệ Hằng không thể nào ở trong những túp nhà đơn sơ như vậy. Cái áo dài của Lệ Hằng bằng lụa trắng, một màu trắng tỉnh thành lắm, chớ không phải là thứ lụa giặt với nước ao, nước hồ…
Hai bàn chân của Lệ Hằng trắng nõn nà, không dính một chút bùn lầy, không bẩn bụi đỏ trên đường thiên lý, như thế chưa chắc là Lệ Hằng ở xa mà đến. Thế nào nàng cũng ở quanh đây.
Thúy Ái tiếc rẻ là hôm qua không kịp quan sát kỹ về người của Lệ Hằng. Có lẽ tại nàng bị sắc đẹp của Lệ Hằng làm mất cả trí khôn, cả sự suy xét. Cho nên tối lại về nhà, khi tâm hồm bình tĩnh lại. Thúy Ái mới có ý nghĩ người nàng gặp là Lệ Hằng.
Khi mà nghi ngờ của nàng đã được đưa ra ánh sáng, thì Lệ Hằng đã không còn đó nữa.
Vú già nói nhỏ với chị Lý:
- Thúy Ái mở cửa vườn ra ngoài ấy làm gì kìa?
Chị Lý nói:
- Rõ ràng bà kỹ sư nóng lòng đợi một người.
Thúy Ái đứng hàng giờ ngoài đồng ruộng. Gió mát làm cho lòng Thúy Ái khoan khoái. Nhưng rồi bóng hoàng hôn đã xuống dần. Thúy Ái lại trở vào chỗ ghế đá, xách cái giỏ, thở dài rồi thong thả đếm từng bước đi về.
Vú Chín đợi cho Thúy Ái đi được một khoảng, mới kéo tay chị Lý, bảo:
- Chúng ta cùng về. Nhưng đừng đi phía sau Thúy Ái, mình đi vòng quanh ngõ này.
Khi Thúy Ái vào nhà thì đã thấy vú già và chị Lý chực sẵn ở đó.
Thúy Ái nhìn vú già rồi cười mỉm. Vú già hỏi:
- Có gì lạ không cháu?
- Không có gì vú ạ. Nhưng chiều nay cháu vì muốn tìm cho ra cái bóng ấy mà không đọc được một trang sách, hay đan được cái gì cả.
Thúy Ái nói xong bỏ vào phòng nằm dài, tỏ vẻ mệt mỏi.
Chị Lý kéo vú già hỏi:
- Bà kỹ sư vừa nói đến bóng người nào đó, hả vú? Sao lúc nãy vú không nói cho tôi nghe với. Vú lại dối tôi. Cái vườn này có ma sao? Không lẽ? Từ khi mình về ở đây, có thấy ma quỷ gì đâu?
Chị hoài nghi:
- Hay là oan hồn của bà kỹ sư cũ về phá quấy. Có lẽ đúng, mà phá quấy cũng phải, ai đời từ ngày cưới bà vợ này đến nay, ông kỹ sư dẹp tất cả hình ảnh và đồ đạc của Lệ Hằng vào một xó. Đến lọ hoa cũng không còn. Chắc là bà giận bà về phá cho biết mặt chớ gì.
Vú già rày chị Lý:
- Chị chỉ được tài nói nhảm!
- Thế thì cái bóng gì mà bà kỹ sư nói đó?
Vú già đành phải kể cho chị nghe sơ qua chút ít theo lời Thúy Ái bịa ra.
Chiều hôm sau, chị Lý nhất định không dám theo vú già ra phía sau vườn nữa. Chị Lý nói:
- Vú ơi! Tôi sợ quá. Để ông kỹ sư về đây tôi xin nghỉ, chớ cái kiểu này thì có nước chết, vì tôi sợ quá, vú ạ!
Vú Chín chán nản:
- Tôi mà biết chị nhát gan như vậy thì cạy miệng tôi, tôi cũng không thèm kể cho chị nghe.
Chị Lý van lơn:
- Vú đừng giận tôi tội nghiệp. Ai nghe cũng phải sợ chớ đừng nói là tôi. Bóng ai thấp thoáng trong vườn, nếu không phải là bóng của bà kỹ sư trước?
- Không phải thế đâu. Bóng của người đàn bà nào đó mà trước kia Lệ Hằng cũng đã bắt gặp và bị ám ảnh mãi đến ngày mất tích.
- Nếu vậy thì tại sao vú lại không cản, đừng cho bà kỹ sư đi ra ngoài ấy nữa. Rủi ro có chuyện gì thì sao?
- Thì tôi cũng đã năn nỉ và nói nhiều với Thúy Ái, nhưng nàng nhất định không nghe, bảo rằng hễ chiều nào không ra phía ấy thì y như là người mất hồn.
Chị Lý càng lo ngại:
- Trời ơi! Nếu vậy thì tôi với vú đừng nên ra ngoài ấy nữa.
- Bỏ Thúy Ái à? Chị chỉ biết có cái sợ của chị, còn ai chết mặc ai phải không?
- Lần sau có đi thì gọi cả chú Ba đi nữa.
- Nói gì mà buồn cười quá vậy?
- Hay là vú tìm thêm ít người nữa, để họ Ở trong vườn cho vui.
- Thì từ hôm ông kỹ sư đi vắng, tôi vẫn gọi thêm người tỉa cây đốn gỗ để bán, gọi thêm người bứng, chiết, bẻ cam trong vườn, kẻ ra người vào chớ có vắng vẻ đâu. Trước kia mới là vắng vẻ chớ. Mà chị nói phải đấy. Hôm nọ có người xin làm miếng đất bên mặt để trồng khoai, trồng bắp, hay là mình cho họ làm để ngôi vườn đỡ hiu quạnh?
Chị Lý mừng lắm nói:
- Ừ, phải đó vú. Cho họ thuê bớt đất đi. Đất có làm mới có ích, bỏ hoang thì ích gì. Nhưng chỗ đất nào mà trước kia Lệ Hằng thích thì nay đừng có động chạm đến nhé.
Hai người bàn tán xong, vú Chín liền tìm Thúy Ái để cho nàng hay là vú sắp cho người làm rẽ miếng đất rộng bên phía mặt.
Thúy Ái nói:
- Phần đất phía ấy trước kia trồng gì?
Vú Chín đáp:
- Trước kia cũng có người làm rẽ. Họ trồng khoai, bắp, sắn. Nhưng cách đây ba năm, Thúy Ái tỏ ý không muốn cho thuê nữa, sợ họ ra vào trong vườn bất tiện, nhất là lúc Anh Kiệt thường vắng nhà.
- Hiện nay đất ấy bỏ hoang phải không vú?
- Cũng có được mấy hàng chuối. Nay họ có trồng thì họ vẫn để y các hàng chuối lại cho mình.
- Thế thì nên cho thuệ Để người ta ra vào cho vui. Vả lại đó cũng là một cách giúp cho các người nghèo có cách sinh hoa lợi. Còn miếng đất bên tay trái, vú không cho thuê à?
- Phía bên này bị mấy hàng cây lớn, trồng rải rác, chỗ này cây mận, chỗ kia cây xoài, rễ các cây ăn lan ra cả, trồng trọt rau cải hay khoai đậu không lợi.
Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi nói:
- Mình lựa cây nào cằn cỗi, già quá rồi thì mình cho đốn và đào gốc lên để lấy đất làm lợi chớ.
- Được, để tôi bàn với chú Ba xem sao, chớ các cây ấy cũng có hoa lợi là bao.
Thúy Ái nói:
- Kể ra cái vườn này cũng lắm hoa lợi. Tiền bán trái cây quanh năm cũng đủ chi tiêu trong nhà, phải không vú?
Vú Chín nghe Thúy Ái hỏi biết là Thúy Ái không hiểu gì công việc chi tiêu trong nhà cả.
Chương kết 1
Từ ngày Thúy Ái về đây, mọi việc chi tiêu trong nhà, Anh Kiệt đều giao cho vú Chín. thâu góp lúa, bán hoa lợi trong vườn, giao thiệp với mọi người, phân phát tiền công, tiền chợ búa, mọi việc đều do vú Chín. vì không ưa Thúy Ái nên vú không thèm bàn gì với Thúy Ái cả. Nay không còn giận Thúy Ái nữa, vú Chín mới bày tỏ sự tình:
- Anh Kiệt không nói gì với cháu cả phải không? Mỗi năm các thửa ruộng nhà thâu góp được một số lúa rất lớn. Gạo ăn trong nhà chỉ hết một phần ba, số lúa còn dư thì bán. Tiền bán lúa ấy, Anh Kiệt giao vú để lo tiền chợ và các chi phí trong nhà. Nhưng nhà này thì chả xài gì cho lắm. Huống chi trong nhà gà vịt có sẵn, rau cải khỏi mua, thỉnh thoảng chị Lý đi chợ mua thêm chút ít cá và thịt bò, thịt heo. Hoa lợi trong vườn cũng khá. Thành ra mỗi năm Anh Kiệt có thêm một số tiền gởi ở ngân hàng.
Thúy Ái nghe thế nói:
- Vậy thì việc gì mà Anh Kiệt phải làm lụng nhọc mệt như vậy?
Vú Chín đáp:

- Vú nói cái này, cháu đừng nói lại với Anh Kiệt nhé. Chính vú, vú cũng lấy làm bực mình về cách làm việc của Anh Kiệt. Nhưng hình như Anh Kiệt chịu ảnh hưởng của ông bà. Các cụ trước kia hà tiện lắm, họ kể tiền là hơn hết, lấy sự có tiền thật nhiều làm vui, mà lại không dám tiêu xài gì cả! Đến đời Anh Kiệt, Anh Kiệt không hà tiện, nhưng cũng có ý muốn làm cho thật nhiều tiền. Cưới Lệ Hằng, Anh Kiệt tốn một số tiền lớn lắm, lại còn phải bỏ tiền ra mua cái lầu này của một bà hoàng. Rồi chưa kịp làm để bù đắp lại số tiền tốn kém ấy, Lệ Hằng lại chết. Anh Kiệt thất chí bỏ đi chợi trong bảy năm. Làm không ra tiền mà lại ở không tiêu xài, cho nên mỗi năm không còn dư đồng nào cả. Vú ở nhà góp mót được đồng nào, gởi cả cho Anh Kiệt. Ngoài hoa lợi ruộng đất và ngôi vườn này, Anh Kiệt còn một phần hùn trong việc làm ăn của ông bà Nghĩa, và hình như mỗi năm ông bà Nghĩa cũng có gởi tiền theo cho Anh Kiệt trong khi Anh Kiệt đi chơi.
Thúy Ái nhìn vú Chín với đôi mắt biết ơn:
- Nếu vậy thì vú thật là người tốt. Nếu không có vú thì ai trông nom công việc cho Anh Kiệt. Nhưng cháu thấy thì Anh Kiệt làm việc nhiều quá.
Vú Chín nói:
- Lần này Anh Kiệt làm nhiều là vì cháu. Anh Kiệt lo cho tương lai của đàn con, nếu nay mai cháu sanh đẻ.
Nghĩ ngợi một lát, Thúy Ái hỏi:
- Trước kia chị Lệ Hằng có giữ tiền bạc không vú?
- Ba năm ở đây, Lệ Hằng đều giữ tiền bạc. Nhưng giữ là giữ những món tiền lớn, như tiền bán lúa hàng năm, tiền cho thuê đất. Còn tiền bán trái cây trong vườn này thì vú giữ để tiêu về việc chợ búa.
Nói đến đây vú Chín có vẻ suy nghĩ, lưỡng lự muốn nói, lại thôi.
Thúy Ái cũng không biết vú Chín đang nghĩ ngợi chuyện gì. Nàng tiếp:
- Lần này anh Kiệt về, vú và tôi nên bàn với anh Kiệt dẹp bớt công việc làm ăn. Mình có thiếu hụt đâu mà làm nhiều quá vậy. Rủi ốm đau thì sao!
Mấy hôm nay, chiều nào Thúy Ái cũng ra phía sau vườn. Vú già rủ chị Lý đi theo, thì chị Lý kiếm cách thối thoát, vú già đi một mình cũng ngại nên để mặc Thúy Ái đi.
Ba bốn hôm như vậy không xảy ra việc gì, và rồi vú già cũng yên tâm.
Một tuần lễ lại trôi qua một cách yên lặng. Sáng hôm nay, vú Chín hỏi Thúy Ái:
- Mấy hôm rồi không xảy ra việc gì cả phải không cháu? Cháu nghe trong người có thay đổi gì không? Theo vú thấy thì cháu vẫn khỏe mạnh, da dẻ đã hồng hào lại rồi đấy.
Thúy Ái đáp:
- Cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên. Cám ơn vú. Đó là nhờ vú đã săn sóc và tin cậy cháu.
Nhưng vú già đâu hiểu được nỗi phập phồng trong lòng Thúy Ái. Chiều nay đúng là một tuần kể từ hôm Thúy Ái gặp Lệ Hằng. Lệ Hằng có hứa một tuần nữa sẽ trở lại. Đúng một tuần, như thế nghĩa là chiều nay Lệ Hằng trở lại.
Thúy Ái trông từng giây từng phút, sao cho mau đến chiều để ra đón Lệ Hằng. Trưa hôm ấy, Thúy Ái ăn cơm xong, ngủ một giấc để tinh thần khỏe khoắn. Đúng ba giờ nàng thức dậy, đi tắm, trang điểm cẩn thận và lựa chiếc áo mà nàng thích nhất do bà Nghĩa mua ở Sài Gòn, mặc vào và ngắm nghía trước tấm kiếng lớn.
Nàng lẩm nhẩm:
- Nếu người đàn bà kia là Lệ Hằng thì mình cần phải trang điểm cho cẩn thận, để khỏi thua sút nàng. Đành rằng Lệ Hằng giờ đây không còn là vợ của anh Kiệt nữa, nghĩa là Lệ Hằng không phải là tình địch của mình, thì mình cũng phải trang điểm cho đẹp.
Sửa soạn xong, Thúy Ái xách giỏ đồ đan và đi xuống lầu. Vú Chín gặp hỏi:
- Cháu đi đâu mà sửa soạn đẹp quá vậy? Cháu đi phố phải không?
Thúy Ái hân hoan:
- Cháu đi ra sau vườn cho mát.
Vú Chín kinh ngạc thầm nghĩ:
- Đi ra sau vườn mà lại mặc chiếc áo quí giá như vậy? Lại dồi phấn thoa son cẩn thận. Mọi ngày Thúy Ái đâu có làm như thế.
Vú Chín để cho Thúy Ái đi rồi mới chạy tìm chị Lý để hai người bàn tán. Chị Lý nói:
- Rủ chú Ba đi ra sau vườn vú ạ. Hình như hôm nay bà kỹ sư có hẹn hò với ai ngoài ấy. Còn không nữa thì bà kỹ sư cũng định đi về phía quán mà ăn uống gì.
Vú Chín suy nghĩ:
- Đã mấy hôm rồi không xảy ra việc gì cả. Thúy Ái ăn uống khỏe mạnh. Tôi chắc cũng chả có gì. Hay là đúng sáu giờ, nếu Thúy Ái chưa về thì mình hãy ra ngoài ấy.
Chị Lý đưa ý kiến:
- Từ đây đến sáu giờ, nếu có việc gì xảy ra thì nó cũng xảy ra rồi, sáu giờ mình ra cũng vô ích.
Vú già cho lời chị Lý nói là phải và hai người cùng đi theo.
Nhưng chiều hôm ấy cũng không có việc gì xảy ra.
Thúy Ái ra đến nơi, ngồi đợi mãi không thấy ai, cũng đứng lên đi về phía bờ sông, ngóng đợi một giờ đúng rồi trở về.
Về nhà, nàng ngồi ngẫm nghĩ:
- Tại sao Lệ Hằng không đúng hẹn? Hay có việc gì trở ngại mà Lệ Hằng không đến được.
Và nàng tiếc rẻ:
- Phải hôm nọ mà ta biết đích là Lệ Hằng thì thế nào ta cũng giữ lại.
Nhưng một lát sau, Thúy Ái lại mỉm cười:
- Giữ lại mà làm gì? Rõ lẩn thẩn. Còn gì là hạnh phúc gia đình một khi Lệ Hằng trở về, một khi Lệ Hằng còn sống? Anh Kiệt sẽ sử trí ra sao? Cái gì đã qua phải để nó qua, làm sống lại một dĩ vãng đã chết để làm gì? Dù Lệ Hằng còn sống đi nữa thì tên nàng cũng đã bị xóa bỏ trong bộ đời từ lâu rồi.
Rồi nàng lại nghĩ:
- Ta sẽ đi qua phía quán ông Vĩnh Phát vài lần để biết dư luận của thiên hạ đối với cái chết của Lệ Hằng.
Ba hôm sau, Lệ Hằng vẫn không trở lại. Thúy Ái cho là Lệ Hằng đã quên lời hứa và nàng không còn có ý mong đợi nữa.
Một buổi mai, trời đẹp, Thúy Ái lái xe đi tỉnh để gởi thơ cho Anh Kiệt. Khi về, Thúy Ái ngừng xe lại trước quán ông bà Vĩnh Phát, mở cửa xe bước vào. Oâng Vĩnh Phát ra chào đón. Thúy Ái vội vàng hỏi:
- Bà có ở nhà không, ông nhỉ?
Oâng Vĩnh Phát vui vẻ:
- Nhà tôi về quê thâu lúa. Còn ông kỹ sư đâu rồi bà, mấy hôm nay không thấy ông kỹ sư đi ngang qua đây?
Thúy Ái đáp:
- Nhà tôi đi ngoại quốc rồi.
Oâng Vĩnh Phát có vẻ suy nghĩ rồi nói:
- Đi ngoại quốc à? Thế mà…
Nói đến đây ông Vĩnh Phát lại ngừng.
Thúy Ái sanh nghi hỏi:
- Thế mà làm sao, thưa ông?
Oâng Vĩnh Phát thành thật:
- Thế mà có người muốn gặp ông.
- Về việc làm ăn?
- Vâng, về việc làm ăn.
- Nhà tôi cũng sắp về ông ạ. Chỉ độ một tuần nữa.
Thúy Ái muốn hỏi chuyện ông Vĩnh Phát thật nhiều nên tìm cách ngồi lại cho lâu, nàng hỏi:
- Hôm nay ở đây có món gì ngon không ông? Oâng cho tôi vài món.
Khi ông Vĩnh Phát đi vào bếp sai người sửa soạn món ăn, Thúy Ái nghĩ thầm:
- Thật là một dịp maỵ Không có bà Vĩnh Phát ở nhà, ta sẽ khỏi khó chịu vì cặp mắt quá sắc của bà. Oâng Vĩnh Phát có vẻ thật thà, vả lại đối với một người đàn bà, người đàn ông bao giờ cũng lễ phép và bặt thiệp. Tha hồ cho ta tự do cật vấn.
Một lát sau, người bồi bưng ra một cái khay, có một tô bún bò bốc khói, thơm phức.
Thúy Ái mời ông Vĩnh Phát, nhưng ông Vĩnh Phát chỉ kéo ghế ngồi một bên Thúy Ái để nói chuyện chớ không ăn.
Thúy Ái bắt đầu gợi chuyện:
- Nhà tôi khen tài đầu bếp của bà ở đây lắm.
Vừa ăn nàng vừa khen:
- Mà ngon thật!
Oâng Vĩnh Phát nói:
- Hôm nay chỉ còn có món này. Bà dùng tạm, hôm khác mời bà ghé lại dùng cháo gà và chả tôm.
Thúy Ái hỏi:
- Khi nãy ông nói có người muốn gặp nhà tôi nhưng không biết người ấy ở đâu vậy, thưa ông?
- Ở xa đến… Nhưng mà là người quen, bà ạ.
Thúy Ái vừa ăn vừa hỏi:
- Oâng bà quen với chị Lệ Hằng nhiều lắm phải không?
Nghe Thúy Ái hỏi thình lình như vậy, ông Vĩnh Phát không khỏi ngạc nhiên, mặt đổi sắc và hơi luống cuống:
- Oâng kỹ sư ở đây là chỗ quen biết, cho nên thường ngày ông hay đưa bà kỹ sư ra đây ăn uống, cho nên quen… Và quen thế đó mà thôi.
Thúy Ái thấy ông Vĩnh Phát nói một cách lúng túng chớ không được tự nhiên, liền ra vẻ thân mật:
- Nhưng chị Lệ Hằng thích món gì nhất, hả ông?
Oâng Vĩnh Phát nghe Thúy Ái cứ gọi Lệ Hằng bằng chị một cách quí mến thì không khỏi lấy làm lạ, nhưng ông cũng giả vờ như không để ý về lối xưng hô ấy, đáp:
- Bà kỹ sư thích ăn chả tôm với cháo cá. Còn ông kỹ sư thì thích ăn bún bò với gỏi gà.
Thúy Ái ghim câu ấy vào lòng và hỏi tiếp:
- Tội nghiệp thật, chị Lệ Hằng chết một cách kỳ lạ quá!
Oâng Vĩnh Phát nói nửa đùa, nửa thật:
- Nếu không chết thì bà đâu có gặp ông kỹ sư?
Thúy Ái làm như không nghe câu ấy và tiếp:
- Chị Lệ Hằng đẹp lắm phải không ông?
Khen một người đàn bà thứ hai đẹp trước mặt người đang đối diện với mình là kém xã giao, nên ông Vĩnh Phát đáp:
- Thế nào là đẹp? Mỗi người đàn bà đều có nét đẹp riêng bà ạ! Và về cái đẹp thì còn phải tùy hợp nhãn hay không.
- Nhưng dù ai khó tánh đến đâu thì cũng phải công nhận chị Lệ Hằng là đẹp.
- Bà đã thấy và đã gặp Lệ Hằng rồi sao?
Câu nói của ông Vĩnh Phát làm Thúy Ái không khỏi kinh ngạc. Oâng Vĩnh Phát hỏi câu này, nghĩa là Lệ Hằng còn sống hay sao?
Thúy Ái đáp:
- Tôi làm sao gặp Lệ Hằng được? Tôi từ miền Nam ra đây sau khi Lệ Hằng chết đã bảy năm rồi.
Oâng Vĩnh Phát lại hỏi:
- Thế sao bà lại nói là Lệ Hằng đẹp lắm?
- Thì tôi thấy ảnh.
- Oâng kỹ sư đã dẹp tất cả rồi mà.
Thúy Ái không hiểu tại sao ông Vĩnh Phát lại biết Anh Kiệt đã dẹp tất cả hình ảnh Lệ Hằng. Ai nói cho ông biết? Oâng bà Vĩnh Phát ít đến nhà. Từ ngày đám cưới Thúy Ái đến nay, ông bà Vĩnh Phát chỉ đến có một lần, và chỉ ngồi ở phòng khách. Như thế chắc có người nói với ông Vĩnh Phát. Người ấy là ai? Anh Kiệt lẽ nào đi nói như vậy?
Thúy Ái liền nói:
- Dẹp các hình ảnh vào phòng chị Lệ Hằng trước kia đã ở. Nhưng tôi vẫn ra vào đó được.
Oâng Vĩnh Phát tỏ vẻ không tin:
- Cái phòng ấy vú Chín giữ chìa khóa, nghe đâu chính ông kỹ sư không đặt chân vào phòng ấy từ khi cưới bà kia mà?
Thúy Ái càng ngạc nhiên hơn. Thì ra ông Vĩnh Phát đã biết rõ tất cả. Nhưng có lẽ ông chưa biết Thúy Ái đã thấy ảnh của Lệ Hằng. Người cho ông Vĩnh Phát hay những việc đã xảy ra ở nhà Anh Kiệt, chưa kịp loan báo cái tin sau cùng ấy.
Thúy Ái cười nói:
- Oâng biết rõ quá nhỉ?
Câu nói của Thúy Ái đầy mỉa mai, khiến ông Vĩnh Phát cũng nói cho qua chuyện:
- Thế mới là tài chớ.
Thúy Ái không muốn nói nhiều về vấn đề này, nên tìm chuyện hỏi:
- Oâng là người ở đây?
Oâng Vĩnh Phát thành thật:
- Tôi có ở đây đâu. Chúng tôi ở trong thành, nhưng vì ở đó buôn bán không ra gì mà giá sinh hoạt quá đắt đỏ, nên phải dọn về đây sống tạm. Chúng tôi về đây đã mười năm rồi đấy, bà ạ!
Thúy Ái nghĩ:
- Mười năm nghĩa là từ ngày Lệ Hằng về đây.
Đôi mắt Thúy Ái sáng lên và nàng không dám để lộ cho ông Vĩnh Phát thấy nàng đang khám phá nhiều điều mới lạ.
Thúy Ái vẫn cắm cúi ăn và khen ngon:
- Ở đây đồ ăn ngon quá. Thảo nào mà quán ông đông khách. Chắc là khách quen cả phải không ông? Chứ nếu không quen thì ai biết đây là đâu mà tìm đến?
Oâng Vĩnh Phát cãi lại:
- Không, con đường này nối Huế ra Quảng Trị, cho nên xe cộ tấp nập đấy chứ.
Thúy Ái nói:
- Thế à? Tôi lại tưởng là con đường làng. Thì ra nó là con đường thiên lý. Ơø miền Nam chúng tôi, con đường thiên lý rộng rãi và tráng nhựa đẹp lắm.
Oâng Vĩnh Phát nói chuyện đến đây thì đứng lên đi vào nhà, đến lúc Thúy Ái ăn xong ông mới ra.
Thúy Ái trả tiền và cáo từ ra về.
Oâng Vĩnh Phát đưa Thúy Ái ra cửa trước, nhưng Thúy Ái đi vòng phía bờ sông. Oâng Vĩnh Phát hỏi:
- Bà còn đi đâu trong xóm?
- Tôi đi dạo mát một tí.
Đoạn Thúy Ái hỏi một cách đột ngột:
- Chị Lệ Hằng hôm mất tích hình như đã đi dọc theo con đường này?
Nói xong câu này, Thúy Ái nhìn chăm chú vào mặt ông Vĩnh Phát.
Oâng Vĩnh Phát cúi xuống nhìn chỗ khác và nói:
- Bà kỹ sư trước bị chết đắm, tại bà tắm sông, chớ bà đi đâu mà mất tích? Bà tắm, bà bỏ cả bộ áo quần dài trên bờ sông, gần cái ghế đá. Bộ không ai kể cho bà nghe về câu chuyện ấy à?
- Ai đâu mà kể. Anh Kiệt thì không muốn nhắc đến chuyện cũ, còn mấy người giúp việc trong nhà cũng không ai dám kể cho tôi nghe, họ sợ Ông kỹ sư rầy.
- Bộ vú già không kính nể bà phải không?
Câu hỏi của ông Vĩnh Phát khiến Thúy Ái lại càng nghĩ rằng trong ba người, vú già, chị Lý hoặc chú Ba, tất thế nào cũng có một người đã đem chuyện nhà ra kể ông Vĩnh Phát nghe.
Thúy Ái liền hỏi:
- Thế thì hôm chị Lệ Hằng chết trôi vớt được xác rồi, ông có đến xem không?
Thúy Ái bảo là vớt xác được để cố dò ông Vĩnh Phát, chớ sự thật nàng hiểu rõ là đám ma của Lệ Hằng chỉ là một đám ma hình thức.
Oâng Vĩnh Phát nói:
- Tôi có đến thăm, nhưng không trông thấy xác bà kỹ sự Thôi bà về. Chào bà. Ủa, mà còn chiếc xe…
Thúy Ái sực nhớ:
- Tôi gởi chiếc xe ở đây. Tôi đi bộ dọc theo con đường này, rồi tôi sẽ trở lại, lái xe đi tỉnh luôn.
Oâng Vĩnh Phát lại hỏi:
- Bà đi thăm ai gần đây?
- Dạ, tôi đi tìm mua vài bó hoa.
- Hoa trồng ở vườn bà thiếu gì, sao lúc này bà không cắt?
Thúy Ái đổi ý kiến:
- Hay là thôi. Để tôi đi tình cho kịp giờ.
Nói xong, Thúy Ái lên xe, cho xe chạy.
Nàng lẩm bẩm:
- Tại chiếc xe này, nếu không ta đi dọc theo con đường bờ sông mà về nhà, thử xem con đường từ quán về nhà bao xa và dọc đường có nhà cửa gì không. Nhưng cũng chẳng gấp gì. Việc trôi qua bảy tám năm nay rồi, có biết cũng chẳng ích gì.
Thúy Ái lái xe ra tỉnh, ghé thăm vài người bạn rồi trở về nhà.
Về đến nhà thì chị Lý đã dọn cơm sẵn và đợi.
Thúy Ái hỏi:
- Vú Chín đâu rồi chị?
- Dạ, vú Chín ở trong phòng.
Thúy Ái lại hỏi:
- Sáng nay vú Chín có đi đâu không?
- Dạ không, vú coi người ta
Chương kết
Anh Kiệt hẹn đi đúng một tháng thì về, nhưng vì công việc xếp đặt chưa xong nên đánh điện cho Thúy Ái biết chàng còn phải ở lại bên ấy vài tuần nữa.
Thúy Ái khi nhận được bức điện tín ấy, không khỏi vui mừng. Đàng rằng chồng đi xa thì lòng nàng cũng nhớ nhung, nhưng Thúy Ái đang có một việc cần phải xếp đặt trước khi Anh Kiệt về. Và Thúy Ái không muốn Anh Kiệt biết việc nàng đang làm.
Nghe tin ông Vĩnh Phát được trả tự do, Thúy Ái mừng như bắt được của. Nàng đi ra đi vào, vui ra mặt:
- Thật may quá!
Ba hôm sau, Thúy Ái lái xe ra tỉnh. Khi đến quán ông Vĩnh Phát, Thúy Ái cho xe ngừng lại. Nàng đi vào, gặp ông Vĩnh Phát đang ngồi đợi khách liền nói:
- Tôi đến mừng ông được trở về, khỏi tai nạn.
Oâng Vĩnh Phát nhìn Thúy Ái với đôi mắt nửa ngờ, nửa kinh ngạc:
- Cám ơn bà.
Oâng Vĩnh Phát nghi rằng Thúy Ái đã lục lạo giấy tờ trong tủ Lệ Hằng và khi được biết Lệ Hằng còn sống, Thúy Ái sợ Lệ Hằng trở về với Anh Kiệt nên đi báo cáo với nhà chức trách, nên mới có sự lục xét quán ông ta.
Tuy đã nghi ngờ như thế, nhưng khi suy nghĩ kỹ, ông lại bào chữa:
- Vô lý, Thúy Ái có biết gì đâu mà bảo là báo cáo?
Oâng Vĩnh Phát thấy Thúy Ái ngồi nhìn xung quanh thì tiếp:
- Bà đi tỉnh?
- Vâng. Tôi đi tỉnh. Sẵn dịp ghé ngang đây, nhờ ông món ăn…
- Bà dùng chi ạ?
Thúy Ái nói:
- Chả tôm và cháo cá.
Oâng Vĩnh Phát nói:
- Còn một dĩa chả tôm và hai tô cháo cá, vì vừa rồi có người khách đến ăn cả. Ơû đây ít ai dùng hai món đó nên tôi làm rất ít.
Oâng Vĩnh Phát trước đây có nói với Thúy Ái rằng bà kỹ sư trước thích ăn cháo cá và chả tôm. Thúy Ái muốn dùng thử hai món Lệ Hằng đã thích, xem thử có ngon thật không. Nhưng khi nghe ông Vĩnh Phát bảo có người vừa đến ăn tất cả rồi, ông Vĩnh Phát lại còn bảo là ở đây người ta ít dùng hai món đó, như thế thì người khách vừa ra khỏi quán là ai? Có thể là Lệ Hằng được không?
Thúy Ái nói một cách nửa đùa, nửa thật:
- Chị Lệ Hằng vừa mới ở đây phải không ông? Chà, uổng quá! Thế mà tôi định gặp chị chứ!
Oâng Vĩnh Phát nhìn Thúy Ái với đôi mắt kinh ngạc thì Thúy Ái lại tiếp:
- Chị ấy có hẹn gặp tôi ở đây mà!

Oâng Vĩnh Phát sửng sốt không nói được một lời. Thúy Ái làm sao lại biết được rõ ràng như vậy. Quả là Lệ Hằng vừa mới ở đây ra.
Thấy vẻ mặt bơ phờ của ông Vĩnh Phát, Thúy Ái biết nàng đã đoán đúng nên nói:
- Oâng giấu tôi làm gì. Oâng sợ tôi đi báo cáo với nhà chức trách phải không? Không đâu, ai lại đi làm việc hèn mạt ấy? Chị Lệ Hằng là người đáng cho chúng ta tôn kính. Việc chị làm, có phải ai cũng làm được đâu. Tôi hiểu tất cả rồi. Tôi định đi tìm chị đây, nhưng không biết chị Ở đâu mà tìm.
Thúy Ái không để cho ông Vĩnh Phát trả lời, tiếp luôn:
- Tôi đã gặp chị một lần ở trong vườn tôi, cách đây nửa tháng. Chị hẹn trở lại nhưng rồi không hiểu sao lại đi luôn. Nhưng chị có dặn tôi nếu muốn tìm chị thì hỏi ông.
Oâng Vĩnh Phát nghe lạnh cả người. Thôi rồi, rõ ràng Thúy Ái là người đã đi báo cáo với sở mật thám để lục xét nhà ông ta.
Oâng Vĩnh Phát nhớ ra cách đây nửa tháng, Thúy Ái có lại quán ông dùng vài món ăn, hôm ấy bà Vĩnh Phát đi khỏi và Thúy Ái ngồi nói chuyện với ông thật lâu, có vẻ dò dẫm. Rồi Thúy Ái cho xe chạy ra tỉnh. Cái hôm ông bị xét nhà, Thúy Ái cũng có chạy ngang. Rõ ràng ông Vĩnh Phát thấy bọn lính Pháp đón xe Thúy Ái lại, nhưng rồi cho xe chạy, không làm khó dễ.
Không òcn nghi ngờ gì nữa cả. Rõ ràng Thúy Ái làm tay trong cho bọn mật thám rồi.
Oâng Vĩnh Phát nghĩ thế, nên ngần ngại không biết trả lời Thúy Ái ra sao. Nhưng ông Vĩnh Phát là người khôn ngoan, lịch duyệt, lẽ nào chịu thua Thúy Ái hay sao. Oâng nói:
- Bà nói chuyện gì nghe lạ quá! Trước đây bà kỹ sư thường ra đây ăn uống, thì tôi quen chỉ là quen như thế, chớ có phải tôi quen thân đâu mà biết được chỗ bà ta ở. Huống chi trên pháp lý, bà ấy đã chết rồi. Bảy năm nay có ai nói đến bà nữa đâu. Và vì bảy năm nay, không tìm được bà ấy nên ông kỹ sư mới cưới bà.
Thúy Ái vẫn giữ vẻ mặt bình thản và nói tiếp:
- Oâng vẫn còn giấu quanh. Hay là ông nghi tôi? Oâng có quyền nghị Vì tôi và ông chưa quen nhau. Oâng có thể nghi tôi vì ganh ghét chị Lệ Hằng nên đi báo cáo với nhà chức trách, nhưng ông đã nghi thì tôi cũng không biết làm sao bày tỏ nỗi hâm mộ của tôi đối với người chị tài hoa và nuôi ý chí cao xa như thế. Oâng đã nghi, thì tôi không nói nữa. Nhưng ông hãy tin chắc rằng: tôi không phải là người hèn. Nếu chị Lệ Hằng cần tôi việc gì, tôi sẵn lòng giúp đỡ.
Ăn xong, Thúy Ái trả tiền và lên xe đi tỉnh, để ông Vĩnh Phát ngồi thừ người với bao ý nghĩ rối như tơ vò.
Một tuần lễ lại lặng lẽ trôi quạ Một tuần ấy, Thúy Ái suy tính mãi không biết làm sao gặp được Lệ Hằng. Chiều nào nàng cũng ra phía sau vườn ngồi mong đợi, nhưng vẫn không thấy Lệ Hằng trở lại. Thúy Ái muốn được gặp Lệ Hằng, và mọi việc phải sắp đặt trước khi Anh Kiệt về. Thúy Ái trông đợi mãi Lệ Hằng không được, trong lòng buồn bã.
Vú già thấy vậy liền hỏi:
- Cháu có việc gì lo nghĩ, hay là tại Anh Kiệt đi lâu về nên cháu buồn?
- Cháu muốn gặp chị Lệ Hằng quá, mà phải gặp trước ngày Anh Kiệt về đây, nhưng không biết làm sao gặp được. Vú có biết chỗ của chị Lệ Hằng ở không?
Vú Chín nhìn Thúy Ái:
- Cháu nên biết rằng nếu vú mà biết chỗ ở của Lệ Hằng thì có đời nào vú chịu ngồi ở đây. Nói cháu đừng giận nhé, vú sẽ chạy đi tìm ngay, vì vú yêu Lệ Hằng lắm.
Thúy Ái nói:
- Cháu rối rắm nên hỏi liều vậy thôi. Vú cũng biết cháu mong gặp chị Lệ Hằng lắm. Cháu biết ông Vĩnh Phát biết chỗ của chị Lệ Hằng, nhưng ông ấy nhất định không chịu chỉ cho cháu. Trước kia vú thường ra vào quán của ông Vĩnh Phát, vú chắc cũng quen với ông, hay vú dò thử xem có thể nào gặp chị Lệ Hằng không?
Vú Chín lắc đầu:
- Không, từ trước đến giờ Lệ Hằng không bao giờ sai vú ra quán ông Vĩnh Phát cả. Nếu ông Vĩnh Phát mà biết việc nhà thì chắc là tại chị Lý hay lép xép. Mà thôi cháu à, gặp Lệ Hằng làm gì! Việc đã đâu vào đó cả rồi. Lệ Hằng có về đây thì cũng không còn một chỗ nào cho Lệ Hằng nữa. Một khi đã mấy địa vị Ở quả tim người thân yêu thì còn trở về làm gì nữa, trở về để phá rối hạnh phúc kẻ khác hay sao?
- Chị Lệ Hằng không bao giờ có ý nghĩ trở về đây đâu vú ạ. Nhưng cháu muốn gặp chị Lệ Hằng có chút việc riêng tư mà thôi.
Vú già suy nghĩ một chút rồi nói:
- Thôi, cháu đừng nên bâng khuâng nữa. Việc đã qua cứ để nó qua, Lệ Hằng chỉ là một bóng người, một bóng người của một thời.
Nói xong, vú già bỏ đi về phòng, lấy ảnh Lệ Hằng ra nhìn mà hai hàng lệ rơi lã chã.
Chương kết 2
Chiều hôm ấy, Thúy Ái ra phía sau vườn, vừa đặt mình ngồi xuống ghế, mặt bỗng tái hẳn. Một cái gói có cột dây cẩn thận để ngay trên ghế, phủ lên trên là những cành lệ liễu và những đóa hoa hồng.
Thúy Ái vạch các cành hoa và lệ liễu thì thấy trên cái gói có ghi:
KÍNH GỞI CHỊ THÚY ÁI
Kinh ngạc, Thúy Ái lật qua lật lại cái gói, ôm kỹ vào tay rồi đi dọc theo bờ sông một đỗi, như tìm kiếm bóng ai.
Nhưng xa xa chỉ thấy đồng lúa trải tấm thảm xanh và ngọn gió chiều làm nghiêng ngả các cành cây trên bờ sông phẳng lặng. Một vài con cò điểm trên nền trời những chắm trắng sinh động. Không một bóng người. Cảnh vật buổi chiều như được tô thêm vài nét bí mật huyền ảo.
Phải, chỉ là một bóng người trong sương chiều!
Thúy Ái trở lại ngồi trên chiếc ghế. Tư tưởng nàng còn mãi đeo duổi theo cái bóng người trong sương chiều ấy.
Một lát sau, Thúy Ái đứng lên buồn bã:
- Mình còn ra đây làm gì nữa khi cái bóng kia chắc là không bao giờ còn trở lại. Than ôi! Mất một tâm hồn bạn là mất nhiều lắm chớ,
Thúy Ái toan trở về, nhưng còn luyến tiếc, cúi xuống lượm hết các cành lệ liễu và những đóa hoa hồng rồi mới chịu về. Tay mân mê những đóa hoa và sau cùng đưa lên mũi, nàng hít một hơi dài như để thưởng thức dư hương của ai kia đã để lại.
Vú Chín thấy Thúy Ái về sớm liền hỏi:
- Hôm nay sao cháu về sớm thế?
Thúy Ái nói:
- Cháu ngồi đợi mãi không thấy ai trở lại, cháu buồn cháu trở về đây.
Vào phòng, Thúy Ái mở cái gói. Thì ra đó là một tập nhật ký. Mở trang đầu, Thúy Ái đọc:
“Viết gởi một tâm hồn hiểu tôi…”
Thúy Ái đọc tiếp:
“Em Thúy Ái,
Em cho phép chị gọi em bằng em nhé. Vì tuổi tác em nhỏ hơn chị nhiều. Còn về ngôi thứ gia đình thì em là người đến sau chị. Chị nói thế này, em có phiền chị lắm không? Chắc là không rồi, gọi em bằng em, chị cũng đã suy nghĩ nhiều về cách xưng hô quá đường đột…”
“… Đã gần thành công rồi! Anh Kiệt đã tỏ ý muốn cưới ta rồi. Thế là ta yêu sách một trăm ngàn đồng. Món tiền này cũng hơi nhiều đấy. Nhưng phải có một trăm ngàn đồng để anh Phú và chị Nghĩa đi qua Tàu.
Ta chắc thế nào Anh Kiệt cũng bằng lòng, nếu ta bảo là ta phải trang trải món nợ.
May quá, Anh Kiệt nhận lời ngaỵ Và đã được các anh chị em cảm ơn…”
“… Thế là sắp đến đám cưới rồi đây. Anh Kiệt trông thế mà dám xài tiền lắm. Ta bắt mua cái lầu của bà hoàng cũng chịu muạ Vừa mua vừa sửa sang, tốn kém cả mấy trăm ngàn. Có thế mới làm nơi liên lạc mà khỏi bị bọn Pháp biết. Rồi Anh Kiệt lại sắm cả trăm ngàn đồng nữ trang nữa. Nữ trang mà làm gì? Các món ấy có ích gì khi các anh em đồng chí cần tiền? Các món ấy rồi cũng sẽ giúp ích cho anh em.
Một thiếu nữ trong những ngày sắp cưới chắc là lòng họ rạo rực lắm, nhưng còn ta thì sao ta lại thấy buồn buồn như thế này kia?
Anh Kiệt yêu ta nhiều lắm. Làm sao bây giờ?”
“… Nếu đời ta cứ trôi qua một cách bình thản như thế này thì rồi sẽ ra sao? Trong khi một vài đồng chí đây đó bị bọn thực dân bắt giết, lẽ nào ta lại ngồi đây an hưởng cảnh sung sướng như thế này? Mặc dù ta cũng đã tiếp tế tiền bạc cho các đồng chí, nhưng lòng vẫn thấy không sao chịu được.
Ta sung sướng quá. An nhàn quá. Ngày ngày sống bên một tấm tình đẹp đẽ, mà lòng ta thì lại là của kẻ đóng kịch.
Trời ơi! Tụi Pháp mở đợt bắt bớ dữ quá. Anh Tiệp mới về và được mình trao cho một số tiền thì nghe đâu đã bị bố riết, không biết anh có trốn thoát được không?”
“… Ở đây yên ổn lắm. Nhưng khổ quá, mình lại sợ cái yên ổn này. Mỗi ngày, cuộc sống yên tĩnh như mỗi làm nhụt cái chí của mình dần dần…
Anh Kiệt tốt quá, yêu ta quá. Ta liệu có thể cứng rắn mãi được trước mối tình tha thiết và chân thật ấy không?

Lòng một thiếu nữ đang xuân! Sự đụng chạm của xác thịt liệu có cho ta giữ mãi ý chí và tấm lòng cứng cỏi để phụng sự Tổ quốc không? Hay xưa nay, ÁI TÌNH và BỔN PHẬN vẫn là hai kẻ cừu thù?
Dù sao ta cũng là một người, một người đàn bà!”
“… Hôm nay, ngồi dưới hàng lệ liễu, ta cảm thấy buồn làm sao ấy. Một đảng viên tôn thờ sự do và độc lập của nước Việt Nam có được phép có những phút yếu đuối như thế này không?
Nhưng mà khổ quá, từ một mối tình đóng kịch, ta đã đi đến mối tình chân thật rồi.
Ta đã yêu Anh Kiệt. Làm sao không yêu được? Cái tình của ta đối với Anh Kiệt có khác nào cái tình của các cặp vợ chồng ngày xưa. Họ cưới nhau vì hai bên cha mẹ bằng lòng, họ chưa hề quen biết nhau, thế mà họ vẫn yêu nhau và vẫn ăn đời ở kiếp với nhau được. Huống chi giữa ta và Anh Kiệt, ta không yêu, chớ Anh Kiệt đã yêu. Tình yêu chân thành của Anh Kiệt đã lần lần lôi kéo tạ Thế mới tai hại. Làm sao bây giờ!
Tội nghiệp Anh Kiệt quá, chàng có biết gì đâu, có biết sự đau khổ trong lòng ta đâu. Cho nên chàng mới thúc hối ta đi bác sĩ khi thấy ta gầy sút đi nhiều…”
“Ta không thể ở đây mãi, ở đây mãi để thấy cái cảnh đau lòng. Làm tiền một người mình đã yêu, ta thật không nỡ. Mà không nỡ, tức là ta đã không làm tròn nhiệm vụ rồi.
Chiều nay ta nói gì với anh Trưởng đây. Chà, thật là khó.
Anh Kiệt ơi! Anh có hiểu cho lòng em chăng!…”
“Thế là ta phải đi! Anh em bị bắt nhiều quá. Ta ở đây không sợ yên, mà lại càng liên lụy cho Anh Kiệt… Không, ta phải đi.
Anh chị em vì nền độc lập của quốc gia mà hai phần ba đã vào khám. Họ không chịu khai, đành rằng họ thương yêu ta, dành cho ta những ngày sung sướng yên ổn. Nhưng ta nỡ lòng nào sống trong hạnh phúc, trong khi Đảng thiếu người, trong khi tụi Pháp cứ giở những trò dã man đàn áp các đồng chí ta?
Ở đây không lợi, việc Đảng đã không giúp được mà có thể làm di lụy đến Anh Kiệt.
Nợ nước không trả được mà tình nhà nếu không khéo cũng không đền đáp được!
Thôi thì đi!
Anh Kiệt ơi! Anh có ngờ đâu người mà anh yêu quí trong mấy năm trời nay, chỉ là con người tệ bạc. Mối tình em đối với anh chỉ là mối tình của kẻ đóng kịch, mà nào anh có biết. Anh đã tốn biết bao nhiêu vì em. Giá mà anh biết món tiền nợ mà anh đã trả cho em đó, chắc anh cũng không nỡ nào mà phiền em. Vì món tiền kia, em có xài đâu. Món tiền của anh đã giúp cho anh em đi du học, đi hoạt động cho ngày mai độc lập, như thế anh cũng đã đóng góp một phần nào vào công việc chung rồi đó.
Ngày nay em ra đi vì nhiều lẽ.
Đau đớn cho em là lãnh nhiệm vụ vào làm tiền anh, em lại đã để cho lòng em rung cảm trước chân tình của anh. Em đã yêu anh. Đi không đành mà ở cũng chẳng được.
Ở thì lại làm liên lụy cho anh. Đứng trước tình và nghĩa, em biết làm sao!
Khi viết những trang này mắt em đã mờ lệ, đầu em bận rộn bao nhiêu ý nhgĩ mâu thuẫn . Nhìn ngôi nhà thân yêu này, nơi em đã sống bên anh những ngày vui nhất, êm đềm nhất của đời em, em thấy lưu luyến làm sao! Ngôi vườn xinh đẹp như ngày nay là do bao nhiêu công trình vun quén của em. Em làm sao rời bỏ mà không lưu luyến hả anh?
Rồi cái chân tình của anh nữa! Và khi lòng em đã nghe tiếng gọi của lòng, nhưng buộc để cho tiếng gọi của non sông tổ quốc lấn áp trong một thời gian…
Quên tất cả. Và bắt đầu từ ngày nay em sẽ không viết gì nữa cả.
Em đã là một cái bóng trong đời anh…”
Thúy Ái lại ngẩn ngơ trước những dòng chữ hết sức cảm động ấy. Thúy Ái thở dài, lắc đầu và nói:
- Làm sao gặp lại người chị này?
Thúy Ái lật qua trang khác. Thấy vẫn còn những dòng chữ của Lệ Hằng nên đọc tiếp:
“Sáu năm lặng lẽ trôi qua! Công việc cứu nền tự do bị ngưng trệ. Phần thiếu tiền, phần thiếu người, đã vậy mà bọn mật thám hoạt động càng thêm mãnh liệt.
Lòng người cũng nhụt đi nhiều. Đã có nhiều anh chị em không chịu được cảnh cam khổ, bỏ về các thành phố kiếm cách sinh nhai.
Trên con đường phận sự, rày đây mai đó, liên lạc với các đồng chí, đi đến đâu ta cũng đều nghe câu:
- Phải đợi thời, biết sao bây giờ?
Phải đợi thời. Thì lợi dụng cái lúc đợi thời này, ta trở về dò thăm tin tức của Anh Kiệt xem sao.
Anh Kiệt ơi! Anh có còn nhớ em, có còn nhớ Lệ Hằng không? Hay em chỉ là một cái bóng lu mờ rồi, hả anh?
Trên đường về Huế, lòng em rạo rực biết bao. Từ cửa Nam Quan về đây, em mới hay bảy năm nay anh vẫn còn ở đây, anh buồn anh đi đó đi đây, không còn biết gì đến công việc cả.
Trời ơi! Thế là em đắc tội với anh quá. Nợ nước em chưa đền xong, mà tình anh, em đã phụ quá nhiều, anh nhỉ!
Anh chưa cưới vợ. Tức là anh còn yêu em. Em có nên trở lại tìm anh chăng?
Cái ý nghĩ này đã làm khổ em nhiều lắm. Nhiều đêm em thao thức trắng đêm vì ý nghĩ này.
Sau cùng, em nhất định là không nên trở về với anh nữa. Em không phải là người có quyền hưởng hạnh phúc nữa. Người có phận sự. Em nên làm người của phận sự cho đến cùng.
Em vẫn ở trong thành nội, nghĩa là ở gần anh, thế mà anh và em từ nay không bao giờ gặp nhau nữa!”
“… Anh Kiệt ơi! Thằng Tập bị bắt thì khổ cho những kẻ trở về thành tìm kế sinh nhai và đợi thời như chúng em. Nó bị bắt thì thế nào cũng sẽ khai chỗ em và chỗ các đồng chí khác!
Thật thế, ngày hôm qua đây, nó đưa người về chỗ em trọ, may mà em biết trước, em dời đi chỗ khác. Nay thì em về trốn ở cái quán quen thuộc.
Em cũng chỉ trốn tạm ở đây vài hôm thôi. Em về thành đã được một năm nay, tuy gần anh mà em đâu dám gặp anh.
Về đây hai hôm, em mới hay anh đã cưới vợ mấy tháng naỵ Công việc của anh, em đều nghe qua rồi.
Mấy hôm nay, em phập phồng lo sợ, thế nào rồi bọn nó cũng đến đây xét bắt. Cho nên em định trốn vào ngôi vườn hoang vu của anh. Ai mà biết được, phải không anh?”
Đọc đến đây Thúy Ái lại ngừng. Nàng nghĩ tội nghiệp quá, tại sao Lệ Hằng không dám ẩn đỡ ở đây một thời gian.
Ý nghĩ vừa thoáng qua, Thúy Ái lẩm bẩm:
- Có lẽ Lệ Hằng không tin ta chăng? Mà tin sao được khi ta và Lệ Hằng chưa hề quen nhau? Nhất là khi ta lại là tình địch của nàng. Làm sao tỏ cho Lệ Hằng biết được nỗi lòng kính mến của ta đối với nàng?
Thúy Ái ngồi ngẩn ngơ, đôi phút sau mới đọc tiếp.
“Anh Kiệt ơi! Nhưng mà bọn Pháp lùng ghê quá: cho nên chiều hôm nay em đã lẻn trốn vào vườn anh.
Nhưng anh ơi! Em vừa xô cái hàng rào phía sau thì gặp ngay một người đàn bà, một người đàn bà trẻ và đẹp như một nữ sinh. Nét mặt hiền lành và trung hậu của người này làm em có mỹ cảm ngay.
Em đoán đây là vợ mới cưới của anh.
Chúng em nói với nhau được vài câu, rồi em lại ra đi, định sẽ trở lại.
Em định trở lại là vì em nghĩ rằng em có thể nhờ người này mà thoát khỏi sự lùng bắt của bọn tay sai của Pháp.
Nhưng khi về nhà, em nghĩ kỹ lại, em không nỡ trở lại. Thúy Ái có thể là người tốt nhưng em nỡ lòng nào gây lại sóng gió trong gia đình anh!
Vì nghĩ thế mà em đã sai lời hứa với Thúy Ái. Được biết anh đi khỏi chưa về, em càng ngần ngại. Rủi vì em đến ẩn núp ở nhà, mà xảy việc gì liên lụy đến Thúy Ái thì thật là tội nghiệp cho nàng, một người chưa biết gì mưa sa bão táp cả.
Anh thấy đó, em chưa bao giờ nghĩ đến hạnh phúc của kẻ khác, mà không ích kỷ, anh ạ.
Anh thấy chưa? May mà em chưa tới ẩn núp ở nhà anh. Họ đến hỏi Thúy Ái lôi thôi quá. Em tiên đoán trước thật không sai. Khen cho Thúy Ái cũng khôn ngoan, lại có ý che chở cho em. Như vậy chứng tỏ Thúy Ái cũng đã hiểu chút ít về công việc của em, phải không anh?
Hôm nay nghe ông Vĩnh Phát nói lại rằng Thúy Ái muốn gặp em, em hết sức cảm động. Nhưng gặp em làm gì nữa? Em sẽ viết cho Thúy Ái một bức thơ.
Đến đây em xin tạm ngưng và có lẽ rồi đây anh không còn trông thấy những dòng chữ của em nữa.
Bây giờ mới thật là vĩnh việt anh và chúc anh mãi mãi được hạnh phúc.
LỆ HẰNG.”
Đọc đến đây Thúy Ái nở một nụ cười sung sướng. Lệ Hằng đã hiểu nàng, thế là được.
Thúy Ái lục lạo khắp quyển nhật ký để tìm phong thơ chót, nhưng không thấy có phong thơ nào nữa cả.
Thúy Ái suy nghĩ lung lắm. Nàng đang tìm cách gúip Lệ Hằng. Không, một nhân tài như Lệ Hằng không thể để mai một tên tuổi được. Thúy Ái phải giúp Lệ Hằng rời khỏi quê hương trong lúc này. Lệ Hằng phải xuất dương để học thêm, để cùng với các anh em khác, đợi ngày thuận tiện trở lại đặt nền độc lập, tự do trên lãnh thổ này.
Việc gì mình muốn lại không được!
Thúy Ái nghĩ thế cho nên đứng lên mở tủ, lấy hộp nữ trang ra. Thúy Ái cởi những món nữ trang nàng đang mang ở tay, ở cổ. Cởi tất cả, chỉ chừa lại cái nhẫn cưới. Đoạn Thúy Ái kiểm điểm lại số tiền nàng đang có, số tiền nàng dành dụm từ lâu, cả với số tiền của Anh Kiệt nữa.
Thúy Ái lẩm bẩm tính và nở một nụ cười sung sướng:
- Cũng khá nhiều đấy chứ.
Xong đâu đó, Thúy Ái mời vú Chín đến và đọc cho vú Chín nghe những trang nhật ký của Lệ Hằng.
Thúy Ái đọc đến đâu, vú Chín khóc đến đó. Khi đọc xong, Thúy Ái lại nói:
- Bây giờ thì cháu đã tìm được cách giúp Lệ Hằng rồi.
Thúy Ái bèn nói cho vú Chín nghe công việc nàng đang sắp đặt, thì vú bỗng ngồi sụp xuống, ôm lấy hai đầu gối của Thúy Ái mà hôn lấy hôn để khiến Thúy Ái hoảng hốt, cũng ngồi sụp xuống đất.
Vú Chín cảm động:
- Trời ơi, cháu tốt quá. Thế mới biết ở đời, chánh nghĩa mới cảm hóa được lòng người. Không, vú đã lầm, chính cháu mới là người đáng cho vú quý nhất trên đời này. Không biết nó tu từ kiếp nào có được hai người vợ như thế này.
Thúy Ái sung sướng là đã chiếm được sự kính nể của vú Chín.
Chiều hôm sau, Thúy Ái đi lại quán ông Vĩnh Phát và nói ý muốn của nàng, rồi trao cho ông Vĩnh Phát một bức thơ nhờ đưa lại cho Lệ Hằng.
Thế là bức thư của Thúy Ái đã đến tay Lệ Hằng.
“Chị Lệ Hằng thân mến!
Chưa đọc được tập nhật ký của chị, em cũng đã đoán được chị là người như thế nào rồi. Nay được đọc những trang nhật ký của chị, em hết sức cảm động. Chị lại gọi em bằng em thì còn gì sung sướng cho em hơn nữa.
Chị Ơi, càng hiểu chị, em càng yêu mến chị, và em càng thấy có bổn phận đối với chị, để góp vào công việc chung mà chị đang đeo đuổi một phần nhỏ mọn đó chị ạ. Chị có cho phép em giúp vào một tay không?
Em hiểu chị nhiều lắm. Chị đã quá yêu em mà không muốn chen vào cái hạnh phúc của đời em, thì nay em đã nghĩ được cách tạ lại tấm lòng cao thượng của chị, gọi là trong muôn một. Chị có vui lòng nhận được sự giúp đỡ thành tâm này của em không? Em nói là em giúp đỡ chị, chớ sự thật chị Ơi, chị cần gì ai giúp đỡ. Em nói là góp công, góp của vào công việc chung, thì đúng hơn.
Chị không muốn cùng sống với em, ở đây thì em sợ chị không yên thân. Chị cần đi xa, thì phải có tiền, mà anh em trong Đảng thì không còn phương hoạt động.
Chị cần phải xuất dương, một chân tài như chị rất cần thiết cho đời, cho nước Việt, chị không nên để tên tuổi phai mờ.
Em xin giúp chị tất cả số tiền em có, và tất cả các món nữ trang của em, để chị có phương tiện đeo đuổi theo sự nghiệp lớn, chị sẽ là một trong những cây cột trụ trong sự giành lại độc lập cho nước nhà, phải không chị?
Trong khi chúng em yên tĩnh, thì chị phải bôn ba nay đây mai đó. Người như chị thật đáng cho thiên hạ mến yêu.
Chị nhận lời em nhé, chị nhận lời em để em được góp vào công việc và sự nghiệp của chị sau này một phần nhỏ, chị nhé.
Rồi đây mỗi khi yên vui, bên cạnh chồng con, em sẽ luôn luôn nghĩ đến chị, đến người chị xa xôi của em. Nghĩ đến chị, em sẽ tìm cách làm cho ra tiền, để có thể giúp chị trên bước đường gay go và nguy hiểm.
Mong chị hiểu rõ tấm chân tình của đứa em gái này và em đợi chị ngày mai phía sau vườn chị nhớ đến nhé.
Em của chị,
THÚY ÁI”
Lệ Hằng đã đúng hẹn. Và hai chị em gặp nhau, xiết bao cảm động. Lệ Hằng cầm lấy tay Thúy Ái, siết chặt và nhè nhẹ đặt vào trán Thúy Ái một cái hôn trìu mến. Thúy Ái cảm động đến ứa nước mắt.
Thúy Ái trao Lệ Hằng một cái gói. Lệ Hằng lặng lẽ nhận lấy, không một lời cảm ơn.
Họ lặng lẽ đứng nhìn nhau. Trong cái lặng lẽ ấy, họ đã nói với nhau biết bao là chuyện! Họ để cho lòng họ rung cảm trong giờ phút thiêng liêng ấy.
Một lát sau, Lệ Hằng nói:
- Chị sẽ đi xa để thực hiện nguyện vọng chung. Và chị phải làm được việc mới có thể nói đến chuyện cảm ơn em được. Chị hẹn em ở ngày về. Cái ngày nước nhà độc lập, em nhé.
Nói xong, Lệ Hằng lại đặt vào trán Thúy Ái một cái hôn nữa rồi ra đi, không quay trở lại.
Thúy Ái sửng sốt đứng nhìn theo, đôi mắt ướt lệ.
Trong giờ phút ấy, nàng thấy lòng xao xuyến lạ. Nàng nghe như bên tai nàng văng vẳng có tiếng gọi của non sông Tổ quốc.
Thúy Ái đứng im, nhìn về phía Lệ Hằng vừa ra đi, miệng thầm vái:
- Lạy trời cho chị Lệ Hằng của con được bình yên và toại nguyện trên con đường phận sự.
Vài con chim trong bụi rậm vỗ cánh tung bay lên không, chúng đang ao ước cảnh bao la bát ngát của vũ trụ, cảnh tự do sung sướng của muôn loài.
Thúy Ái chỉ là con chim xinh đẹp trong cái lồng sơn son phết vàng.
Thúy Ái trở về. Vú Chín đón Thúy Ái ở thềm nhà, Thúy Ái nhìn vú Chín rồi nói:
- Xong tất cả, vú ạ. May quá!
Từ hôm ấy Thúy Ái luôn vui vẻ. Thúy Ái bàn với vú Chín nên khai khẩn cái vườn hoang này thành một cái trại, và Thúy Ái đề nghị:
- Vú và cháu sẽ trồng trọt, chăn nuôi làm sao cho có thật nhiều hoa lợi, để có thể giúp chị Lệ Hằng trên công việc. Vú có bằng lòng không?
Vú Chín tỏ vẻ vui mừng:
- Nếu được vậy thì còn gì quí bằng. Ngôi vườn này nếu đổi thành một trại nuôi gà vịt, heo dê và trồng trọt rau cải thì vú và cháu bận rộn suốt ngày đó. Có vậy mới vui, chớ còn ngồi một chỗ mà ăn, vú thấy sao buồn tẻ quá.
Thúy Ái tán thành:
- Vâng, bắt đầu từ ngày mai, vú và cháu vạch một chương trình làm việc và kêu thợ đến làm chuồng bồ câu, chuồng gà, vịt, và chuồng heo, thỏ, dê nữa.
Vú Chín vui sướng trong lòng, hỏi:
- Lệ Hằng đã đi khỏi đây chưa?
- Sắp đi. Bao giờ chị ấy đi khỏi, thì sẽ có tin cho cháu biết…
Ngày hôm sau Thúy Ái và vú Chín bắt tay vào việc. Thúy Ái mướn thêm một người đàn bà và hai người đàn ông nữa. Ngôi vườn quá rộng, nên Thúy Ái chỉ dùng có một phần tư, còn ba phần kia thì cho họ làm rẻ, trồng khoai, bắp, sắn…
Nhờ vậy mà ngôi vườn không còn vẻ hoang vu và sầm uất như trước. Ngày nào cũng có người ra vào làm lụng. Cái không khí buồn tẻ không còn nữa.
Ba hôm sau, Lệ Hằng nhắn tin về cho Thúy Ái là nàng đã đổi tên họ, xin theo một người đàn bà Pháp làm bồi để có thể đi Pháp mà khỏi bị hỏi giấy tờ lôi thôi.
Khi được biết Lệ Hằng đã rời khỏi nước, Thúy Ái mở tủ lấy tất cả ảnh của Lệ Hằng ra, treo lên trên vách như cũ.
Chương kết 3
Mỗi ngày Thúy Ái cũng sai cắt hoa hồng hai lần để cắm vào chiếc lọ để ngay dưới bức ảnh lớn của Lệ Hằng.
Căn phòng của Lệ Hằng được mở rộng cửa ra và Thúy Ái lấy đó làm phòng đọc sách.
Vú Chín không còn cản ngăn Thúy Ái gì nữa cả! Đến cái biệt thự ấy, vú Chín cũng khuyên Thúy Ái sửa lại là biệt thự Thúy Ái, để tỏ cho Thúy Ái thấy rằng giờ đây vú Chín hết sức kính nể Thúy Ái.
Cái phòng khách có hoa, có tranh ảnh, lại tươi đẹp hơn trước. Các đồ dùng của Lệ Hằng, Thúy Ái đều cất làm kỷ niệm.
Dọn xong đâu đó, chỉ chờ Anh Kiệt về, Thúy Ái nói với vú Chín:
- Anh Kiệt về mà thấy như thế này chắc ngạc nhiên lắm, đố mà hiểu được tại sao cháu lại chưng dọn như thế này.
Vú Chín cười thích chí.
Vài hôm sau, Thúy Ái được điện tín báo ngày về của Anh Kiệt. Thúy Ái vui mừng trông đợi từng giây từng phút giờ máy bay đến.
Nàng lái xe, chở vú Chín đi rước Anh Kiệt ở sân bay.
Phi cơ vừa đáp xuống, Anh Kiệt vội xách vali xuống thang và nhìn khắp nơi để tìm Thúy Ái.
Thúy Ái chạy lại bắt tay Anh Kiệt, và vú Chín cũng chạy lại mừng rối rít.
Lấy hành lý xong, cả ba lên xe về nhà. Dọc đường, Thúy Ái hỏi:
- Công việc anh đã xong tất cả rồi phải không?
Anh Kiệt cười đáp:
- Xong tất cả rồi. Lần này về anh sẽ nghỉ một tháng và sẽ đưa em đi Nha Trang, thăm vợ chồng chú Nghĩa.
Thúy Ái nhìn vú Chín rồi nói Anh Kiệt:
- Đi thế nào được? Em bận công việc ghê lắm.
Anh Kiệt cười hỏi:
- Bận việc gì thế?
Thúy Ái nói:
- Bí mật mà lị. Để rồi sẽ biết…
Anh Kiệt nói:
- Anh có mua cho em một bộ đồ tắm biển, để định đưa em đi Nha Trang đó.

Thúy Ái làm thinh không nói gì, trong lòng hồi hộp vì nàng còn đang lo không biết Anh Kiệt khi hay tin Lệ Hằng còn sống thì lòng chàng sẽ nghĩ thế nào.
Bỗng Thúy Ái hỏi Anh Kiệt:
- Đố anh, chị Lệ Hằng còn sống hat chết?
Anh Kiệt ngạc nhiên nhìn vợ:
- Sao em hỏi cắc cớ chi vậy?
Thúy Ái làm thinh không đáp. Anh Kiệt lại tiếp:
- Dù có còn sống đi nữa, thì Lệ Hằng đã chết đuối với anh rồi. Anh không bao giờ còn nghĩ đến Lệ Hằng nữa vì trong đầu óc anh, hay trong tim anh, hình ảnh của em đã chiếm trọn cả rồi.
Thúy Ái tươi cười:
- Thế à! Thế thì em cảm ơn anh lắm vậy.
Anh Kiệt kể sơ qua cho Thúy Ái về cuộc hành trình của chàng, và nói:
- Đi một chuyến mà biết được không biết bao nhiêu là xứ lạ, thích quá. Phải có em đi với anh thì vui biết chừng nào. Thôi để vài năm nữa, chúng ta sẽ cùng đi một chuyến qua Mỹ.
Xe đã về đến quán ông Vĩnh Phát. Anh Kiệt hỏi:
- Ở nhà có việc gì lạ không em?
Thúy Ái đáp:
- Cũng có xảy ra vài chuyện lạ. Về nhà em sẽ kể anh nghe, đại để như chuyện ông Vĩnh Phát bị xét nhà và bị bắt mấy hôm.
Anh Kiệt hỏi:
- Thế à! Sao lạ vậy?
Thúy Ái lại nói:
- Bọn mật thám Pháp có đến tìm em và có hỏi em về chuyện chị Lệ Hằng nữa.
Anh Kiệt lại càng không hiểu gì cả:
- Cái gì kỳ vậy? Rồi em nói sao với họ? Mà em biết gì đâu mà nói?
- Anh lầm đấy! Em biết nhiều lắm chớ.
Anh Kiệt cho xe chạy thật nhanh.
- Anh nóng nghe đầu đuôi câu chuyện mà em thì cứ làm anh bực dọc, thôi chạy mau về nhà, em kể anh nghe nhé!
Xe vào cửa lớn, Anh Kiệt ngạc nhiên hỏi:
- Ai làm gì trong vườn mà đông đảo thế?
Thúy Ái mỉm cười đáp:
- Anh không chú ý đến tấm bảng ngoài cửa à? Em đã đổi ra là biệt thự THÚY ÁI rồi, chính vú Chín đã khuyên em làm như thế.
Anh Kiệt hết sức hài lòng, chàng xoay qua vú Chín:
- Vú hết giận Thúy Ái rồi phải không? Thúy Ái có viết thư nói cho cháu hay và cháu mừng lắm vú ạ, cháu cám ơn vú nhiều lắm đấy.
Thúy Ái nói:
- Trong khi anh đi khỏi, em đã mạn phép anh mà đổi ngôi vườn này thành một cái trại chăn nuôi và trồng trọt. Anh vui lòng nhé.
Anh Kiệt, Thúy Ái, vú Chín cùng xuống xe. Chị Lý, chú ba đã đứng đợi sẵn, ai nấy đều mừng rỡ. Anh Kiệt khoát tay đưa Thúy Ái vào nhà. Vào phòng khách, Anh Kiệt đứng sửng sốt nhìn tấm ảnh Lệ Hằng và bình hoa trên bàn. Ơû bốn bức tường, Anh Kiệt thấy các tấm tranh của Lệ Hằng đều được treo lại y chỗ cũ.
Nhìn Thúy Ái, Anh Kiệt tỏ ý ngạc nhiên, nhưng Thúy Ái lại bảo:
- Mời anh đi khắp các phòng một lượt.
Anh Kiệt đi theo Thúy Ái, rồi ghé lại phòng của Lệ Hằng mà bây giờ Thúy Ái đã đổi ra phòng đọc sách.
Anh Kiệt hỏi:
- Ủa, tại sao em lại cho bày biện như cũ? Trước đây, anh đã bảo vú Chín cất hết tranh ảnh của Lệ Hằng vào tủ rồi kia mà. Chắc vú Chín đã chỉ em cách treo lại như cũ, chớ không thì em làm gì mà biết được. Em làm như vầy thảo nào mà vú Chín không yêu mến.
Anh Kiệt tuy mới ở máy bay xuống, nhưng không thấy mệt, chàng bảo với Thúy Ái:
- Nào, em đưa anh đi xem những gì mà em đã làm trong khi anh đi khỏi.
Thúy Ái vui vẻ đưa Anh Kiệt đi. Tới một chỗ, Thúy Ái ngừng lại và cắt nghĩa chỗ đó nàng định làm gì.
Anh Kiệt thích chí đáp:
- Em học ở đâu mà lại rành cách tổ chức một cái trại như ở bên Pháp vậy. Được như thế thì từ nay em không còn than phiền là ở đây buồn nữa. Em giỏi đó, tạo cho ngôi vườn này một cảnh sống rộn rịp, chẳng những bớt hoang vu, mà còn có thể sanh lợi nhiều, lại giúp được một số người có công ăn việc làm. Hay lắm! Hay lắm!…
Và Anh Kiệt siết chặt tay Thúy Ái.
Hai người lại trở về nhà. Anh Kiệt ngồi xuống chiếc ghế dựa và hỏi:
- Nào, bây giờ hãy kể cho anh nghe tại sao em treo các tấm ảnh Lệ Hằng lên. Anh nhớ trước đây có lần em phản đối việc cắm hoa vào lọ, sao nay em lại làm?
Thúy Ái đáp:
- Em làm là để nhớ chị Lệ Hằng. Câu chuyện này còn dài lắm, anh nghỉ một lát, rồi chúng ta dùng cơm, tối lại em sẽ kể anh nghe.
Anh Kiệt nói:
- Anh nóng lòng nghe lắm, nhưng anh phải chìu em chớ biết sao.
Chị Lý và vú Chín lo dọn một bữa cơm hết sức thịnh soạn để mừng Anh Kiệt.
Cơm đã dọn xong, Anh Kiệt và Thúy Ái ngồi vào bàn ăn uống ngon lành.
- Mấy tháng nay anh thèm cơm quá. Chà! Hôm nay chị Lý lại dọn cả chả tôm, ngon thật.
Hai vợ chồng vừa ăn vừa nói chuyện hết sức vui vẻ, nhưng Thúy Ái chưa đá động gì đến chuyện Lệ Hằng cả.
Khi ăn xong, Anh Kiệt nằm dài trên ghế và hỏi Thúy Ái đang ngồi bên cạnh:
- Em hứa sẽ kể thì còn đợi gì nữa mà không kể anh nghe?
Thúy Ái đứng lên đi lấy tập nhật ký của Lệ Hằng và mấy phong thơ, rồi trao cho Anh Kiệt, nàng bảo:
- Anh cứ đọc hết tập này thì hiểu tất cả.
Anh Kiệt mở ra đọc, trong lúc ấy Thúy Ái bỏ đi chỗ khác.
Anh Kiệt đã đọc xong, chàng xoay lại thì không thấy Thúy Ái ngồi đó, liền gọi:
- Thúy Ái ơi!
Thúy Ái chạy ra, thì Anh Kiệt đã quì ngay dưới chân Thúy Ái, làm Thúy Ái cũng ngồi phệt xuống tấm thảm.
Cố nén sự cảm xúc, Anh Kiệt bệu bạo:
- Anh không ngờ đời anh lại gặp được một người vợ tốt như em.
Rồi chàng lại tiếp:
- Lệ Hằng kính mến em là phải, Lệ Hằng đã đi xa rồi à? Chắc em đã giúp nhiều cho Lệ Hằng?
- Em đã cho chị Lệ Hằng tất cả nữ trang và tiền bạc em đã dành dụm được.
Anh Kiệt nhìn Thúy Ái với đôi mắt biết ơn và cảm phục.
Thúy Ái ngả đầu lên vai Anh Kiệt, thỏ thẻ:
- Em sở dĩ lập cái trại này cũng là để có phương giúp chị Lệ Hằng đeo đuổi công việc đem lại độc lập cho nước nhà.
Anh Kiệt âu yếm:
- Thế thì chúng ta hãy đặt tên cho cái trại này là “VÌ NGHĨA”, em nhé!
Thúy Ái gật đầu.
Anh Kiệt lại nói:
- Anh tin chắc em sẽ thành công. Và anh xin mừng trước em.
Đôi vợ chồng cùng nắm tay đứng dậy, ra phía trước nhà.
Ngoài vườn, một luồng gió lộng vào làm mát lòng người trong biệt thự.
SG, 2/7/1956

 Tùng Long
Nguồn: http://alobooks.vn/
Theo http://4phuong.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nghệ thuật ca dao từ cái nhìn đối sánh

Nghệ thuật ca dao từ cái nhìn đối sánh Nhà thơ Minh Hiệu là một trong những hội viên khóa đầu của Hội VHNT Việt Nam. Ông cũng là những hội...