Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ dân gian quen thuộc của người bình dân. Nó
xuất hiện cùng với tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và dân
tộc ta nói riêng. Từ thuở bình minh dựng nước và giữ nước cho đến hôm nay qua mấy
nghìn năm lịch sử, ca dao vẫn phản ánh đậm nét từng sự kiện lịch sử. Từ những sự
kiện trọng đại cho đến những chi tiết thường ngày diễn ra trong đời sống xã hội
điều được người bình dân thể hiện và lưu truyền cho con cháu đời sau.
Khảo sát phần ca dao - dân ca liên quan đến lịch sử nghĩa là chúng ta cùng sống
lại với hiện thực đời sống của tiền nhân ngày đầu mở cõi…
Từ quá khứ xa xăm, nhân dân ta đã nhắc nhở câu ca:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
Đó là ngày giỗ Tổ chung của “con Lạc cháu Hồng”. Tình đồng bào, nghĩa anh em được gợi lên từ truyền thống cao đẹp đó.
Ca dao là tiếng lòng mà dân gian dùng để nhắc nhở mọi người hay cũng chính là để tự nhắc mình:
Ai ơi mồng chín tháng Tư
Đó là ngày giỗ Tổ chung của “con Lạc cháu Hồng”. Tình đồng bào, nghĩa anh em được gợi lên từ truyền thống cao đẹp đó.
Ca dao là tiếng lòng mà dân gian dùng để nhắc nhở mọi người hay cũng chính là để tự nhắc mình:
Ai ơi mồng chín tháng Tư
Không đi hội Gióng cũng hư một đời.
Lễ hội Gióng được lưu truyền từ bao đời nay nhằm ghi ơn người anh hùng dân tộc, Người đã đuổi giặc Ân xâm lược!
Trong những thành quả giữ nước, để ca ngợi và nhắc lại công trạng xây thành Cổ Loa, dựng nước Âu Lạc của vua Thục Phán, người bình dân có câu ca rằng:
Cổ Loa thành Ốc lạ thường
Lễ hội Gióng được lưu truyền từ bao đời nay nhằm ghi ơn người anh hùng dân tộc, Người đã đuổi giặc Ân xâm lược!
Trong những thành quả giữ nước, để ca ngợi và nhắc lại công trạng xây thành Cổ Loa, dựng nước Âu Lạc của vua Thục Phán, người bình dân có câu ca rằng:
Cổ Loa thành Ốc lạ thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Rồi trong công cuộc chống họa ngoại xâm phương Bắc có biết bao truyền thuyết hào hùng được lưu truyền nhưng trong tâm trí của mỗi chúng ta hẳn không ai không biết, không thuộc những vần ca dao khắc họa chân dung của nữ kiệt anh thư Triệu Thị Trinh:
Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Rồi trong công cuộc chống họa ngoại xâm phương Bắc có biết bao truyền thuyết hào hùng được lưu truyền nhưng trong tâm trí của mỗi chúng ta hẳn không ai không biết, không thuộc những vần ca dao khắc họa chân dung của nữ kiệt anh thư Triệu Thị Trinh:
Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu muôn đời oai linh
Hay:
Ru con con ngủ cho lành
Hay:
Ru con con ngủ cho lành
Cho mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Dòng Bạch Đằng lịch sử từng ba lần sóng nhấn chìm mộng quân xâm lăng của cha con Hoằng Thao năm 938, của giặc Tống triều, do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đánh Đại Cồ Việt, năm 981 và của viên dũng tướng nhà Nguyên: Ô Mã Nhi, năm 1288. Những sự kiện ấy được gợi nhớ từ câu ca quen thuộc:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cũng từ công trận đó, nhân dân ta còn rút ra “bài học kinh nghiệm” cho quân thù:
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Dòng Bạch Đằng lịch sử từng ba lần sóng nhấn chìm mộng quân xâm lăng của cha con Hoằng Thao năm 938, của giặc Tống triều, do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đánh Đại Cồ Việt, năm 981 và của viên dũng tướng nhà Nguyên: Ô Mã Nhi, năm 1288. Những sự kiện ấy được gợi nhớ từ câu ca quen thuộc:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cũng từ công trận đó, nhân dân ta còn rút ra “bài học kinh nghiệm” cho quân thù:
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh trong cạn phải chông mà chìm.
Chiến công của anh hùng Lê Lợi ở đầu thế kỷ XV, chống quân Minh xâm lược, được thể hiện qua vần thơ dân gian:
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Trong chiến đấu thì chiến thắng vẻ vang, trong thời kỳ xây dựng thì nhiều triều đại phong kiến cũng đã góp công lớn đưa đất nước ta đến phồn thịnh. Thời thanh bình thịnh trị ấy được nhân dân ngợi ca:
Nhớ đời Thái Tổ Thái Tông
Chiến công của anh hùng Lê Lợi ở đầu thế kỷ XV, chống quân Minh xâm lược, được thể hiện qua vần thơ dân gian:
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Trong chiến đấu thì chiến thắng vẻ vang, trong thời kỳ xây dựng thì nhiều triều đại phong kiến cũng đã góp công lớn đưa đất nước ta đến phồn thịnh. Thời thanh bình thịnh trị ấy được nhân dân ngợi ca:
Nhớ đời Thái Tổ Thái Tông
Cỏ mọc đầy đồng trâu chẳng thèm ăn
Câu ca dao này được nhiều nhà nghiên cứu cho là tác giả dân gian muốn nhắc đến đời Thái Tổ, Thái Tông nhà Hậu Lê. Vì khi giặc Minh xâm chiếm nước ta chúng đã “tàn sát đến cả côn trùng cây cỏ” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi), nên khi phục quốc nhân dân ta được tự do “chăn nuôi” súc vật nhiều “đầy đồng” như vậy!
Nhưng không chỉ có mảng ngợi ca khí phách hào hùng trong chiến đấu chống xâm lăng và dựng xây nước nhà. Ca dao cũng là “những chứng nhân” lịch sử thời loạn lạc chia ly.
Trịnh Nguyễn phân tranh dai dẳng ở thế kỷ XVI, cuối cùng phải lấy sông Gianh làm giới tuyến:
Núi Truồi ai đắp mà cao
Câu ca dao này được nhiều nhà nghiên cứu cho là tác giả dân gian muốn nhắc đến đời Thái Tổ, Thái Tông nhà Hậu Lê. Vì khi giặc Minh xâm chiếm nước ta chúng đã “tàn sát đến cả côn trùng cây cỏ” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi), nên khi phục quốc nhân dân ta được tự do “chăn nuôi” súc vật nhiều “đầy đồng” như vậy!
Nhưng không chỉ có mảng ngợi ca khí phách hào hùng trong chiến đấu chống xâm lăng và dựng xây nước nhà. Ca dao cũng là “những chứng nhân” lịch sử thời loạn lạc chia ly.
Trịnh Nguyễn phân tranh dai dẳng ở thế kỷ XVI, cuối cùng phải lấy sông Gianh làm giới tuyến:
Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.
Nhát cắt trên địa đồ đã đi vào vết cắt của lòng người, gợi lên nỗi đâu cho toàn dân tộc Việt!
Chuyện triều chính bát nháo lăng nhăng của triều đình Chúa Trịnh. Sau khi Trịnh Sâm băng hà trước là dân gian ngâm nga và sau nó đã được tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của phái văn nhà họ Ngô ghi lại lời ca rằng:
Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy Quận vào sờ chính cung.
Nội dung câu ca ai đã rõ: đấy là việc Quận Huy Hoàng Đình Bảo “lem nhem” với bà Chúa Đặng Thị Huệ để rồi xảy ra việc “kiêu binh nổi loạn” phế Cán lập Tông đầy rối ren vào giữa thế kỷ XVIII!
Đến thời Tây Sơn, chiến công hiển hách của Long Nhượng Tướng Quân: Nguyễn Huệ với chiến thắng giặc Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 đã được nhân dân Nam Bộ thể hiện qua lời hát ru:
Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Nhát cắt trên địa đồ đã đi vào vết cắt của lòng người, gợi lên nỗi đâu cho toàn dân tộc Việt!
Chuyện triều chính bát nháo lăng nhăng của triều đình Chúa Trịnh. Sau khi Trịnh Sâm băng hà trước là dân gian ngâm nga và sau nó đã được tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của phái văn nhà họ Ngô ghi lại lời ca rằng:
Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy Quận vào sờ chính cung.
Nội dung câu ca ai đã rõ: đấy là việc Quận Huy Hoàng Đình Bảo “lem nhem” với bà Chúa Đặng Thị Huệ để rồi xảy ra việc “kiêu binh nổi loạn” phế Cán lập Tông đầy rối ren vào giữa thế kỷ XVIII!
Đến thời Tây Sơn, chiến công hiển hách của Long Nhượng Tướng Quân: Nguyễn Huệ với chiến thắng giặc Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 đã được nhân dân Nam Bộ thể hiện qua lời hát ru:
Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Rạch Gầm Xoài Mút muôn đời oai linh.
Cảnh chiến tranh cũng là những hình ảnh không thiếu trong kho tàng thơ ca bình dân:
Thùng thùng trống đánh quân sang
Cảnh chiến tranh cũng là những hình ảnh không thiếu trong kho tàng thơ ca bình dân:
Thùng thùng trống đánh quân sang
Chợ Già trước mặt, quán Nam bên đường
Qua Chiêng thì rẽ về Giàng
Qua quán Đông Thổ vào làng Đình Hương
Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mẹ già.
Sau khi hoàng đế Quang Trung qua đời đột ngột, triều đình Tây Sơn suy yếu, việc mua quan bán chức diễn ra phổ biến, dân gian ghi lại thực trạng lịch sử đau buồn ấy như sau:
Đô đốc tam thiên đô đốc
Qua Chiêng thì rẽ về Giàng
Qua quán Đông Thổ vào làng Đình Hương
Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mẹ già.
Sau khi hoàng đế Quang Trung qua đời đột ngột, triều đình Tây Sơn suy yếu, việc mua quan bán chức diễn ra phổ biến, dân gian ghi lại thực trạng lịch sử đau buồn ấy như sau:
Đô đốc tam thiên đô đốc
Chỉ huy bát vạn chỉ huy
Trung uý, uý vệ chẳng kể làm chi
Cai đội, phó đội lấy tàu mà chở
Mười quan thì đặng tước hầu
Năm quan tước bá, ai hầu kém ai?
Chuyện Nguyễn Ánh bị anh em nhà Tây Sơn vây đánh, Nguyễn vương(*) phải chạy vào Nam ở nửa đầu thế kỷ XVIII cũng đã in đậm trong không ít câu ca dân gian:
Rồng chầu xứ Huế,
Trung uý, uý vệ chẳng kể làm chi
Cai đội, phó đội lấy tàu mà chở
Mười quan thì đặng tước hầu
Năm quan tước bá, ai hầu kém ai?
Chuyện Nguyễn Ánh bị anh em nhà Tây Sơn vây đánh, Nguyễn vương(*) phải chạy vào Nam ở nửa đầu thế kỷ XVIII cũng đã in đậm trong không ít câu ca dân gian:
Rồng chầu xứ Huế,
ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong sao lại lạc loài
Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
Còn đây là cảnh Nguyễn Ánh bôn tẩu được dân gian vừa cảm cảnh vừa xót thương!
Ba phen quạ nói với diều
Ngả kinh ông Hóng có nhiều vịt con.
Câu thơ nhắc lại một câu chuyện có thật trong lịch sử, với những con người và địa danh cụ thể. Thuở Nguyễn Ánh còn bôn đào, một ngày trên chiến thuyền của ông đậu trên sông Vàm Cỏ Tây (chảy ngang Tân An – Long An), Nguyễn Ánh bị thiếu lương thực và được ông Hóng - một hào phú trong làng Bình Lãng, Tân An - tiếp tế “một bữa cháo”. Ông Hóng mới đào một con kênh từ nhà ông thông ra Vàm Cỏ Tây để chở lúa tiếp tế cho Chúa.
Trên con kinh ấy, người ta lại nuôi nhiều vịt con, nên mới có câu ca như vậy.
(Còn một dị bản nữa, ở An Giang truyền câu ca rằng:
Ba phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Ông Chưởng là nhân vật lịch sử Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người được chúa Nguyễn sai mở đất phương Nam đã đến cù lao này và tên cù lao Ông Chưởng ra đời như vậy, và sự kiện này diễn ra trước sự kiện kia (ở trên) đến gần hơn một thế kỷ, vào những năm cuối của thế kỷ XVII ….)
Trở lại với nhân vật Nguyễn Ánh, nhân dân cũng thẳng thắn bày tỏ sự phản đối không đồng tình với hành động “cầu Tây” của vị vương này:
Gáo vàng đem múc giếng Tây
Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
Còn đây là cảnh Nguyễn Ánh bôn tẩu được dân gian vừa cảm cảnh vừa xót thương!
Ba phen quạ nói với diều
Ngả kinh ông Hóng có nhiều vịt con.
Câu thơ nhắc lại một câu chuyện có thật trong lịch sử, với những con người và địa danh cụ thể. Thuở Nguyễn Ánh còn bôn đào, một ngày trên chiến thuyền của ông đậu trên sông Vàm Cỏ Tây (chảy ngang Tân An – Long An), Nguyễn Ánh bị thiếu lương thực và được ông Hóng - một hào phú trong làng Bình Lãng, Tân An - tiếp tế “một bữa cháo”. Ông Hóng mới đào một con kênh từ nhà ông thông ra Vàm Cỏ Tây để chở lúa tiếp tế cho Chúa.
Trên con kinh ấy, người ta lại nuôi nhiều vịt con, nên mới có câu ca như vậy.
(Còn một dị bản nữa, ở An Giang truyền câu ca rằng:
Ba phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Ông Chưởng là nhân vật lịch sử Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người được chúa Nguyễn sai mở đất phương Nam đã đến cù lao này và tên cù lao Ông Chưởng ra đời như vậy, và sự kiện này diễn ra trước sự kiện kia (ở trên) đến gần hơn một thế kỷ, vào những năm cuối của thế kỷ XVII ….)
Trở lại với nhân vật Nguyễn Ánh, nhân dân cũng thẳng thắn bày tỏ sự phản đối không đồng tình với hành động “cầu Tây” của vị vương này:
Gáo vàng đem múc giếng Tây
Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta.
Đến triều Minh Mạng, vị hoàng đế giàu cá tính này ban ra một chiếu chỉ làm hãi hùng nhiều người bấy giờ, đó là lệnh buộc đàn bà không được mặc váy (!):
Một sáng có chiếu vua ra
Đến triều Minh Mạng, vị hoàng đế giàu cá tính này ban ra một chiếu chỉ làm hãi hùng nhiều người bấy giờ, đó là lệnh buộc đàn bà không được mặc váy (!):
Một sáng có chiếu vua ra
Đàn bà không váy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi chợ phải mượn quần chồng sao đang
Sang triều Tự Đức ca dao dân ca thể hiện sự phản kháng với triều đình nhiều hơn. Người bình dân đã rất công tâm khi nhận định sự kiện lịch sử, chính trị của nước nhà:
Thế gian Đặng Trứ là đầu
Con thuyền thương mại qua Tàu sang Tây
Một thằng Biện chất nên ghê
Không đi thì chợ không đông
Đi chợ phải mượn quần chồng sao đang
Sang triều Tự Đức ca dao dân ca thể hiện sự phản kháng với triều đình nhiều hơn. Người bình dân đã rất công tâm khi nhận định sự kiện lịch sử, chính trị của nước nhà:
Thế gian Đặng Trứ là đầu
Con thuyền thương mại qua Tàu sang Tây
Một thằng Biện chất nên ghê
Xem quân như cỏ chẳng hề xót thương.
Đặng Huy Trứ giữ chức binh chuẩn Sứ ti coi những thuyền buôn thông thương hải ngoại. Biện lý bộ Công: Phạm Chất coi việc xây dựng Khiêm Lăng cho vua Tự Đức đã hành hạ bọn lính thợ gây nên bạo loại mà sử gọi là giặc “Chày Vôi”!
Xung quanh đến việc xây “Khiêm lăng” còn có một câu ca khác:
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Đặng Huy Trứ giữ chức binh chuẩn Sứ ti coi những thuyền buôn thông thương hải ngoại. Biện lý bộ Công: Phạm Chất coi việc xây dựng Khiêm Lăng cho vua Tự Đức đã hành hạ bọn lính thợ gây nên bạo loại mà sử gọi là giặc “Chày Vôi”!
Xung quanh đến việc xây “Khiêm lăng” còn có một câu ca khác:
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân
Song, nhân dân cũng rất công tâm, họ nhắc đến công trạng của Nội tán nhà Nguyễn là Nguyễn Khoa Đăng, người có công dẹp loạn giặc cướp để yên dân:
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Song, nhân dân cũng rất công tâm, họ nhắc đến công trạng của Nội tán nhà Nguyễn là Nguyễn Khoa Đăng, người có công dẹp loạn giặc cướp để yên dân:
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.
Chuyện người nông dân khởi nghĩa chống lại các triều đình phong kiến cũng chiếm một số lượng đáng kể trong số những câu ca dao về lịch sử dân tộc.
Người Bình Định còn nhắc mãi câu chuyện của Chàng Lía, một thủ lĩnh cuộc khởi chống lại triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thành công:
Chiều chiều én liệng Truông mây
Chuyện người nông dân khởi nghĩa chống lại các triều đình phong kiến cũng chiếm một số lượng đáng kể trong số những câu ca dao về lịch sử dân tộc.
Người Bình Định còn nhắc mãi câu chuyện của Chàng Lía, một thủ lĩnh cuộc khởi chống lại triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thành công:
Chiều chiều én liệng Truông mây
Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành
Cuộc khởi nghĩa cùng thời của Phan Bá Vành cũng đã in đậm trong lòng người nông dân Hà Tĩnh với câu ca:
Trên trời có sao tua rua Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành Khi giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Chúng chiếm Đà Nẵng rồi cho quân tiến vào đánh Gia Định thành, cảnh ly loạn chia lìa đã hiện ra:
Giặc Tây đánh tới Cần Giờ Bảo đừng thương nhớ đợi chờ uổng công
Vua Duy Tân bàn với Trần Cao Vân khởi nghĩa chống Pháp, với vai người câu cá, hai người “tạo cớ” hợp pháp gặp nhau để luận bàn việc lớn, dân gian tức cảnh ngâm nga nghe đến chạnh lòng:
Chiều chiều ra bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bến sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
Đến khi Cách mạng tháng Tám thành công rồi trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ca dao mới được hình thành và phát triển với số lượng phong phú ghi nhận lại không khí sục sôi của những ngày cả nước lên đường cứu quốc rồi đuổi Mỹ diệt ngụy
Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu cũng được ca dao mới (nhiều bài còn in đậm dấu ấn tác giả) thể hiện.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ
(Bảo Định Giang)
Vậy mới hay, đi cùng với lịch sử dân tộc là tâm hồn, tình cảm của dân gian. Họ ghi lại hiện thực lịch sử bằng loại hình ca dao dân ca….
(*) Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương để tập hợp lực lượng đánh Tây Sơn.
Cuộc khởi nghĩa cùng thời của Phan Bá Vành cũng đã in đậm trong lòng người nông dân Hà Tĩnh với câu ca:
Trên trời có sao tua rua Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành Khi giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Chúng chiếm Đà Nẵng rồi cho quân tiến vào đánh Gia Định thành, cảnh ly loạn chia lìa đã hiện ra:
Giặc Tây đánh tới Cần Giờ Bảo đừng thương nhớ đợi chờ uổng công
Vua Duy Tân bàn với Trần Cao Vân khởi nghĩa chống Pháp, với vai người câu cá, hai người “tạo cớ” hợp pháp gặp nhau để luận bàn việc lớn, dân gian tức cảnh ngâm nga nghe đến chạnh lòng:
Chiều chiều ra bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bến sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
Đến khi Cách mạng tháng Tám thành công rồi trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ca dao mới được hình thành và phát triển với số lượng phong phú ghi nhận lại không khí sục sôi của những ngày cả nước lên đường cứu quốc rồi đuổi Mỹ diệt ngụy
Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu cũng được ca dao mới (nhiều bài còn in đậm dấu ấn tác giả) thể hiện.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ
(Bảo Định Giang)
Vậy mới hay, đi cùng với lịch sử dân tộc là tâm hồn, tình cảm của dân gian. Họ ghi lại hiện thực lịch sử bằng loại hình ca dao dân ca….
(*) Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương để tập hợp lực lượng đánh Tây Sơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét