Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Kinh vật lộn và phép vượt qua Trường ca Hàn Mặc Tử

Kinh vật lộn và phép vượt qua 
Trường ca Hàn Mặc Tử
Nằm võng đong đưa là một cái thú, ai mà chả thích như vậy. Mặc cho đi lên voi xuống chó, đẩy tới đẩy lui. Mà nhỡ có "bị" đẩy tới đẩy lui như vậy thì mới thành nhịp ru cho tròn giấc ngủ. Nhạc sĩ Phạm Duy đã dùng hình ảnh tích cực dễ thương này với tiếng ru Thái Hiền để hóa giải những mâu thuẫn oái oăm cuộc đời ô trược qua bài "Võng": 
Tôi nằm võng, võng đưa võng đưa. 
Ha! Trần gian lạc thú. 
Ha! Tiên cảnh phiêu du. 
Cõi tử cõi sinh, cõi tình cõi hận. 
Núi đợi vực chờ, niềm vui nỗi khổ. 
Tôi nằm võng, võng đưa võng đưa. 
Tôi nằm đó... nằm im mọi chỗ.
Nhưng bây giờ thì ông không nằm im trên võng mặc cho đời sống chết mặc bay được nữa rồi. Ông phải nhảy xuống đất một lần nữa. Lần này thì để đối diện và vật lộn với một người... cùi, tên là Hàn Mặc Tử. Thật khủng khiếp và rùng rợn!  Để cùng tìm thầy thuốc lạ chữa trị bệnh hết thuốc chữa này!.
I. Vật Lộn 
Cuộc sống mỗi người đang bình lặng an vui bỗng dưng bão tố nổi lên. Tại sao vậy? Một người tài hoa như Hàn Mặc Tử mà lại bị một chứng bệnh ghê sợ, vô phương cứu chữa. Thật phi lí ! Nhiều người cũng như tôi, đã từng đọc thơ Hàn Mặc Tử, khâm phục tài nghệ của nhà thơ lạ lùng này. Ý tưởng khác thường của một nhà thần nhiệm đã chạm tới được nơi có "tòa châu báu kết bằng hương kì dị". Hình ảnh siêu việt đầy "nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh". Lời thơ là "vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Tôi vẫn như một người đứng ngoài cuộc để mà thán phục, để mà thở dài thương hại. Thế thôi. Chưa bao giờ tôi thấy Hàn Mặc Tử hiện lên nguyên hình hài là một Việt Nam bầm dập đau khổ cùng độ. Chưa bao giờ tôi thấy những vật vã của chính đời mình qua con người Hàn Mặc Tử.
Quả thực, nhiều người đã cố diễn tả cái thân phận khổ nạn khốn cùng của một lớp người mang tên Việt Nam, nhưng chưa ai dám cho nó hiện hình lên ghê rợn như một người cùi, là chính hiện trạng mình, dân tộc mình. Vậy mà bây gi nhạc sĩ Phạm Duy dám làm chuyện đó bằng trường ca Hàn Mặc Tử, vật vã như Hàn Mặc Tử và với Hàn Mặc Tử. Và cùng Hàn Mặc Tử trong thị kiến thấy được phép cứu giải, mở tới một giải thoát bất ngờ, khám phá ra một thứ thuốc lạ.
1. Vật Lộn Với Hàn Mặc Tử      
Khi "trình làng" soạn phẩm Trưng Ca Hàn Mặc Tử mới đây, nhạc sĩ Phạm Duy đã "phải thú thực là phổ thơ Hàn Mặc Tử khó vô kể, một năm trời vật lộn với thơ Hàn Mặc Tử". Có thể là từ vô thức ông phải vật lộn với một cái khó vô kể khác hơn nữa, một cái gì quá khủng khiếp ghê sợ, hiện thân bằng chính người cùi Hàn Mặc Tử, về thân phận dân tộc và về chính mình là người Việt trong một hiện trạng "chẳng giống ai"! Ông đã nói rõ ý của ông: "Trong khi tôi còn sống, tôi muốn được giãi bày tâm sự về một nhạc phẩm..."      
..."Bây giờ lý do khiến tôi muốn soạn một trường ca (hay một chương khúc) gồm nhiều bài thơ của thi sĩ  Hàn Mặc Tử, là bởi vì sau khi đi vào Đạo Khúc, Thiền Ca... bây giờ tôi muốn nói tới chuyện hóa giải nỗi oan khiên to lớn của cuộc đời Việt Nam sau nửa thế kỷ chiến tranh và hận thù bằng con đường đi vào Đạo để siêu hóa mọi sự. Và đột nhiên tôi thấy đề tài này có thể biểu lộ một cách hùng hồn bằng cách phổ thơ Hàn Mặc Tử". Chính vì thế mà ông xin "nghe trưng ca hay chương khúc này ít ra là ba, bốn lần rồi mới nên có ý kiến cho mình hoặc cho soạn giả".

 Theo đề nghị của ông, tôi cũng đã nghe trường ca này hơn bốn lần, để mong có một cảm nghĩ nào. Nghe như đang nhập thân vào dòng nhạc, vào hồn thơ, vào hình ảnh và âm thanh, chứ không phải kẻ đứng ngoài, tôi bỗng thấy rùng rợn. Và tôi bị bế tắc hoàn toàn trong mấy tháng trời không thể ghi ra được gì.  Bây giờ tôi mới nhận ra là mình đã vật lộn với chính nỗi khổ tâm của đời mình và dân tộc mình. Thì ra là cũng vật lộn với... cùi.      
Là một người Việt, tôi mang trọn vẹn hình hài Việt Nam "chẳng giống ai" trong đà tiến của nhân loại. Một Việt Nam bệnh hoạn từ hơn nửa thế kỉ rồi, bị xâu xé hành hạ tàn tệ nhân danh những chủ thuyết bệnh hoạn nhập cảng ngoại lai. Những cuộc chạy thoát nhục nhằn. Cuộc sống mới thằng chẳng ra thằng, ông chẳng ra ông! Con cháu mang đầy mặc cảm thua kém phải nhuộm tóc đổi dạng đổi tên thành những Jennifer, Washington... Vẫn nghe nói nước mình có trên bốn ngàn năm văn hiến với lịch sử oai hùng, sao mà gia tài bây gi tả tơi rách nát như vậy. Tự nhiên tôi thấy rùng mình về sự phi lí cuộc đi sinh ra làm người Việt đầy bất hạnh xui xẻo: sinh ra đó, bị vất ra đó, vật vã, giẫy giụa, rồi một ngày nào lăn ra chết...!      
Mặc cảm là một thứ bệnh cùi bất trị. Trùng Hansen rúc rỉa đục khoét ngày đêm, khiến da thịt bầy nhầy sần sượng tê điếng. Đôi khi tôi cố tìm quên bằng cách lăn xả vào xã hội mới theo vòng quay như con dế. Cũng bon chen chộp giật khua múa may ra khấm khá hơn chăng. Đôi khi tôi tìm cách che giấu bằng những khoe mẽ bề ngoài, không hơn được Tây, được Mỹ, thì ít ra cũng phải tỏ ra "ta đây", đạp được một số người mình theo kiểu "gà què ăn quẩn cối xay". Cho bớt tủi ấy mà. Bỗng dưng tôi thấy mình thật tội nghiệp.      
Nói vậy mà chẳng phải vậy. Làm thế mà chẳng phải thế. Cái mặc cảm trong tôi điều khiển. Cái bệnh bất trị nó đang hành hạ! Tôi đang vật lộn với chính tôi.
2. Vật Lộn Với Chính Mình      
Nhạc sĩ Phạm Duy đã diễn tả được đúng lúc cái tâm trạng của tôi, mà có thể cũng là của mỗi người Việt lúc này, qua hiện thân Hàn Mặc Tử. Ông cũng đã vật vã, đã tìm cách chữa trị đủ cách. Từ cái "ngày bao hùng binh tiến lên" với khí phách người trẻ muốn khôi phục đất nước kiêu hùng. Nhưng rồi "bên cầu biên giới" giáp Tầu vùng Việt Bắc, trong lúc đang tay súng tay đàn ăn thua đủ, ông đã cảm thấy thuốc chữa không đơn giản như vậy. Cuộc chiến bên ngoài vẫn chỉ là phản ảnh những xung khắc trong lòng người, ngăn cách bởi chủ thuyết, bởi tham vọng, bởi lừa lọc. Nói theo ngôn ngữ mới của uyên tâm học, là những phóng chiếu con ma đen mai phục bên trong ra ngoài.      
Ông đã thử tìm thuốc tiên gắn liền những ngăn cách bằng "Con Đường Cái Quan", là con đường Việt. Việt là Vượt. Vượt không gian và thời gian. Khởi hành từ ngày khai nguyên người Việt và đất Việt. Vượt  qua vùng Động Đình sông Dương Tử, Cánh đồng Tương, theo cánh chim mẹ qua ải Nam Quan xuống vùng sông Hồng, sông Hương, sông Chín Con Rồng. Và bây giờ thì không ngừng ở mũi Cà Mau "ăn cá nướng trui ngày mưa", mà vượt biên lang thang trên khắp thế giới. Rồi sắp sửa vượt cầu biên giới chuyến cuối cùng "đi vào ngàn mai" khi "nghe vang tiếng gọi càn khôn" trong Rong Khúc Hát Cho Năm 2000 của ông.      
Sau những phẫn nộ ca, những ray rứt "thổ huyết" hát trên đưng vượt biển, ông cũng thử vang lên lời gọi đàn của Chim Âu tổ mẫu "Mẹ Việt Nam" để cùng tung cánh với "Bầy Chim Hồi Xứ". Nhưng rồi bầy chim vẫn chưa chuyển mình bao nhiêu, bỗng dưng như ông thấy một thị kiến khác: bầy chim không bay được vì đang bị bệnh quá nặng. Mà bay về đâu? Hồi xứ nào? Ông đang vật vã một lần nữa đ tìm cho ra nơi mà ông cũng như mỗi người sẽ bay tới sau cuộc đi này. Nơi đó sẽ vượt thời gian, vượt không gian, không còn là chỗ này hay chỗ kia. Ông đã tìm bằng Đạo Ca, Thiền Ca. Và bây gi ông tìm ra con đường Việt, Vượt biên với Trường Ca Hàn Mặc Tử.
3. Diễn Tiến Việc Chữa Bệnh      
Nhà uyên tâm học John Sanford đã diễn tả tiến trình chữa tâm bệnh bằng câu truyện Gia-Cóp vật nhau với bóng đen trong Kinh Do Thái. Là những gì mình vốn sợ hãi. Càng tìm cách lẩn tránh hay dồn nén thì nó càng trở thành động lực bên trong hành hạ điều khin mình khiến bị tâm bệnh hoặc trở thành những hiện tượng lố lăng. Muốn được chữa lành, thì bước đầu tiên là phải nhận diện và vật nhau với chính nỗi sợ đó. Gia-Cóp phải trốn chạy sang đất Haran tránh ông anh hung dữ là E-Sau. Sau nhiều năm tị nạn, Gia-cóp lại tính hồi hương về quê cha đất tổ.  
Nhưng rồi câu chuyện đâu có đơn giản như thế. Thằng anh E-Sau vẫn lăm le đòi làm thịt, cho quân ra chặn đường. Gia-Cóp đã dám nhận diện nỗi sợ đi và vật nhau với nó.
"Đêm ấy, Gia-Cóp chỗi dậy đem vợ và hai tì nữ và mười một con, ông lội qua Giabboc. Ông đem họ đi và cho họ lội qua khe, ông cũng đem qua những gì ông có. Rồi Gia-Cóp đã ở lại một mình. Và có người đã đến vật nhau với ông mãi cho tới hừng đông. Thấy mình không thắng nổi bên kia, thì bên này đạp cho một cái vào hông. Và Gia-Cóp bị sái hông trong khi đấu vật. Người mới nói: "Buông ta ra vì hừng đông đã rạng". Nhưng ông nói: "Tôi sẽ không buông người ra, trừ phi người chúc lành cho tôi".  
Người hỏi ông: "Tên ông là gì?"  Ông đáp: "Gia-Cóp". Người ta sẽ không còn gọi ngươi là Gia-Cóp nữa, nhưng là Israel. Vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa cũng  như với người ta, và ngươi thắng thế".  (Khởi Nguyên 32:23-29)
4. Nghe Trời Giải Nghĩa Yêu      
Hàn Mặc Tử tên thật là Phanxicô Nguyễn Trọng Trí, một nhà thơ thiên tài trong nền văn học Việt Nam và là một nhà thần bí theo đạo Chúa, diễn được những huyền nhiệm vượt qua ngôn ngữ loài người. Phần đầu Trường Ca Hàn Mặc Tử là ba bài nói lên nét thanh bình đầy ắp thân thương, như diễn tả được cái đẹp điển hình của ba miền  Bắc, Trung, Nam. Và đồng thời cũng là cái nên thơ đầu đời, cái kinh ngạc của cuộc sống qua những gì xem ra bình lặng tầm thưng nhất.      
- Tình Quê với:      
Ngàn lau không tiếng nói,      
Lòng anh dường đê mê.      
- Đây thôn Vĩ Giạ như địa đàng mơ ước:      
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?      
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.      
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,      
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.      
- Và vào miền Nam lên Đà Lạt trăng mờ để thấy được lẽ nhiệm mầu của Đấng Hóa Công:      
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều      
Để nghe dưới đáy nước hồ reo;      
Để nghe tơ liễu run trong gió,      
Và đề nghe Trời giải nghĩa chữ yêu.
5. Rùng Rợn Đến Vô Biên      
Nhưng rồi bỗng dưng nhà thơ tài ba khám ra bị bệnh cùi. Bệnh cùi đáng sợ, trước hết vì là bệnh nan y, trước đây vào năm 1940 khi Hàn Mặc Tử qua đời thì chưa có thuốc gì chữa trị nổi, giống như bệnh ung thư và bệnh Aids bây giờ. Nhưng cái sợ nhất là sự tủi nhục cô đơn cùng độ. Ai cũng sợ người cùi như... sợ cùi! Chơi với cùi không cùi cũng ghẻ...!  
Mọi người xa tránh tởm gớm. Những người  thân yêu cũng chẳng dám đến gần. Sợ lây. Người cùi luôn sống trong mặc cảm chẳng giống ai. Thịt da sượng sần nhầy nhụa. Các ngón tay ngón chân đỏ hoẻn rụng dần. Mặt mũi sần sùi méo lệch thấy mà ghê! Vì thế, trước khi chết  thật về phần xác, người bị bệnh cùi đã phải trải qua cái chết tinh thần khủng khiếp hơn bội phần.      
Vào khoảng năm 1936, Hàn Mặc Tử biết mình cùi qua những dấu vết trên da thịt, phải ở riêng ra một nơi vắng lặng trong một cái chòi xơ xác ở Gò Bồi cách Qui Nhơn 15 cây số, xa tránh hết mọi người. Ông đã diễn tả sự vật vã này trong nỗi cô đơn từng đêm.
Phần II của Trưng Ca là những tiếng hoảng hốt dữ dội, những tiếng hú hồn và tiếng sáo mèo ghê rợn, những giẫy giụa rên xiết như ông Gióp và những lời cầu khẩn van xin như tiên tri Giêrêmia trong Kinh Thánh.      
Hồn là ai, là ai tôi chẳng biết.      
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi.            
Hồn đã cắn đã cào nhai ngấu nghiến      
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng      
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên.    
Tiếng rú ban đêm rợn bóng mờ      
Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng.         
Chao ôi, ghê quá trong tư tưởng      
Một vũng cô liêu cũ vạn đời.   
Bây giờ tôi dại tôi điên      
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian.            
Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi!
Hàn Mặc Tử đã diễn tả được tất cả những gì khủng khiếp của người bị bệnh cùi, đã trở nên hiện thân và kết tinh của tất cả những gì khốn nạn nhất của một kiếp người, qua những bài thơ có một không hai trong văn chương Việt và nhân loại, và gom lại thành tập "Đau Thương".
II. Phép Vượt      
Nếu chỉ có thế thì cuộc đời này đáng sợ thật!  Dù có tìm lí luận này hay tưởng tượng nọ để mà tự an ủi thì cuộc sống tự nó vẫn là một phi lí. Nhưng một thời gian trước khi chết, những bài thơ kế tiếp là những bài thơ đầy sức sống an bình và cảm tạ.      
Tất cả những bài thơ này được gom lại thành tập "Xuân Như Ý", trong đó bài "Thánh Nữ Đồng Trinh Maria":      
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả      
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng     
Thơm tho bay cho tới cõi Thiên Đàng      
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể.
1. Phép Lạ Nào?       
Hàn Mặc Tử vẫn chết vì bệnh cùi tại nhà thương Qui Hòa năm 1940 lúc mới 28 tuổi. Nhưng thật sự ông đã được ơn lột xác thành một người mới là "Thánh Thể kết tinh" tươi đẹp lành lặn có sức "vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất" vì "ta là chim phượng hoàng" như ông đã cảm nghiệm.       
Ông đang thấy mùa Xuân nở qua những khổ đau. Nơi nào, lúc nào cũng là mùa xuân.      
Tứ thi xuân, tứ thi xuân non nước      
Phút thiêng liêng nhuần gội áng hào quang      
Thiên hạ bình và Trời tuôn ơn phước      
Như triều thiên vẫn lượn khắp không gian.
Sau khi chết, trong túi áo ông, các nữ tu coi sóc nhà cùi đã tìm thấy bài viết "Linh Hồn Thanh Khiết":      
"Tôi muốn tắm trong đại dương ánh sáng, trong biển hồn kính mến thiêng liêng. Nhiều phép lạ bởi Trời đưa xuống, người thế gian nghẹn ngào vì cảm mộ khi quan chiêm công trình thần bí Đấng Tối Cao".
Trần Thanh Mại trong cuốn Hàn Mặc Tử xuất bản năm 1941 đã có nhiều nhận xét tỏ ra thán phục Hàn Mặc Tử, nhưng ông vẫn không hiu được tại sao nhà thơ kỳ lạ này có thể tâm sự: "Tuy cực khổ thế mà tôi vẫn an vui, ngày nào cũng có cười cả. Nếu là không cười với ai, thì lại cười một mình, xem ra thú vị không biết mấy". Điều gì đã tạo ra sự thay đổi lạ lùng này? Và ông Mại đã không ngần ngại phê bình ngay: "Trong câu nói đơn sơ ấy, người ta nhận thấy một mối si gan ghê gớm, khiến cho người ta phải rùng mình, như đứng trước một cái gì không thuộc giống người, một thứ gì của yêu quái đưa ra để mà nhát người thường" (trang 127). Và vì thấy thơ của Hàn Mặc Tử có quá nhiều ý tưởng và hình ảnh lạ, ông Mại liền vội kết luận ngay là Hàn Mặc Tử bị ảnh hưởng phái tượng trưng bên Pháp của Mallarmé: "Phái tượng trưng cho rằng muốn cho thơ lên cái mức thuần túy, phải làm cho nó bí hiểm tối tăm. Ngoài những ý tưởng kỳ dị phi thưng, sự cố ý làm cho tối nghĩa ấy đã đưa Mallarmé đến lối đổi cả mẹo luật... Tiếng nói bây giờ chỉ thành những dấu hiệu, những âm nhạc điệu. Người đọc càng không hiểu chừng nào càng tốt chừng nấy" (trang 140).
2. Ánh Trăng Hay Ánh Sáng?      
Một hình ảnh nổi nhất trong hầu hết các bài thơ của Hàn Mặc Tử là Trăng. Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang cũng lập luận như ông Trần Thanh Mại, cho là vì "trùng cùi Hansen đục khoét thân xác nhiều về đêm, làm đau đớn nhiều về đêm nên bệnh nhân mất ngủ và lấy trăng làm nguồn an ủi, nơi giãi bày thống khổ. Biết chắc thêm một điều nữa là những vi trùng Hansen đã làm tổn hại giây thần kinh mắt của người bệnh khiến bệnh nhân thích sống với ánh trăng êm dịu hơn" (Nguyệt san Y Tế, bộ 1, số 12, tháng 12.1993). Nhận xét trên có thể đúng ở một khía cạnh nào đó, nhưng không đủ để giải thích những cái thấy lạ lùng nơi Hàn Mặc Tử. Thì đây chính Hàn Mặc Tử trả lời trong bài "Chơi Giữa Mùa Trăng" khi còn nhỏ với người chị là Nguyễn Như Lễ: "Những phút sáng láng như hôm nay soi sáng linh hồn tôi, và giải thoát cái "ta" của tôi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt... Chị ơi, rồi ánh sáng đêm nay sẽ tan đi, ta sẽ buồn thương và nhớ  tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôi..."
Trong "Hàn Mặc Tử Anh Tôi" do TIN xuất bản năm 1990, người em ruột là Nguyễn Bá Tín đã "bật mí" một số chi tiết quan trọng mà thiếu những chi tiết đó thì khó lòng mà hiu được Hàn Mặc Tử.  
Hồi nhỏ Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí là một chú bé đầy hoạt lực, mê thích đủ thứ. Cái ám ảnh về trăng bắt đầu bằng những kỉ niệm đẹp của những đêm trăng hồi còn rất nhỏ ở động cát gần Sa Kỳ, Quảng Ngãi, chứ đâu phải vì trùng Hansen: "Trăng bao phủ tứ phía bằng một ánh sáng lung linh, chờn chợn, khó phân biệt từ trên trăng tỏa xuống hay từ cát trắng chiếu lên" (trang 19). 
3. Biến Đổi Do Ánh Sáng (Transformed by the Light)      
Đó là tựa đề cuốn sách do cuộc nghiên cứu khoa học nhiều năm của bác sĩ Melvin Morse về hiện tượng những người chết sống lại, mới được xuất bản năm 1992, sau sự thành công của chương trình nghiên cứu khác tại Seattle. Thực ra thì bác sĩ Raymond Moody đã thu góp cả ngàn trường hợp này từ năm 1975 trong cuốn sách nổi tiếng "Đi Sau" (Life After Life), nhưng chưa mang tính cách khoa học như của bác sĩ Melvin Morse.      
Những gì xẩy ra trong thời gian một người mà bác sĩ chứng nghiệm là thực sự đã chết, rồi vì một lý do bí mật nào đó bỗng dưng sống lại. Có người chết năm phút, có người chết nửa giờ. Cả mấy trăm trưng hợp như vậy được khảo sát bằng khoa học đàng hoàng. Tất cả mọi trường hợp trên đều có 4 điểm chính:      
- Hồn đi ra khỏi xác: bay lơ lửng trên không nhìn xuống xác của mình, thấy rõ mọi người và mọi sự đang xẩy ra trong khung cảnh mình vừa tắt thở. Thấy các y tá và bác sĩ chạy hối hả. Thấy những người thân yêu đang khóc...      
- Ống tối dài: sau đó thì hồn bị hút vào một trạng thái như  cái ống tối dài, với một tốc độ nhanh kinh khủng. Betty Eddie  k lại kinh nghiệm của chính mình trong cuốn "Ấp Ủ Bởi Ánh Sáng"  (Embraced by The Light - Gold Leaf Press 1992): "Đây đúng là thung lũng bóng tối sự chết" (trang 39) như Kinh Thánh đã từng nói tới.      
- Nguồn sáng: rồi một  nguồn sáng xuất hiện, đầy yêu thương và an bình. Có người cảm nghiệm thấy Chúa, có người thấy Đức Maria... Và sung sướng sửa soạn bước vào vùng ánh sáng thì lại nghe rõ lệnh: chưa phải lúc, hãy trở lại. Thế là sống lại. Tất cả đều không thích trở lại như vậy. Cũng có một số trường hợp, thay vì gặp vùng ánh sáng yêu thương, thì lại gặp vùng đen tối hiện hình như quỷ sứ trong vũng lửa thật sợ hãi, như bác sĩ Raymond Moody thuật lại trong "Ánh Sáng Muôn Năm" (Light Beyond - Bantam Books 1989, trang 26-27). Betty Eddie tả kĩ hơn: "Bây gi thì tôi biết có Chúa thật. Không còn chỉ tin vào một lực vũ trụ, mà tin vào một Đấng đàng sau sức mạnh đó. Tôi  đã thấy Đấng đầy yêu thương đã dựng nên vũ trụ và đặt mọi khôn ngoan vào đó. Tôi thấy Ngài điều khiển trí khôn ngoan và sức mạnh này. Tôi thấy trực tiếp rằng Chúa muốn chúng ta trở nên giống như Ngài, và Ngài cho chúng ta những đặc tính giống như Chúa, như óc tưởng tượng và sáng tạo, ý chí tự do, trí thông minh, và nhất là khả năng yêu thương..."  (trang 61). "Tôi cảm nhận tình yêu của Chúa vô điều kiện, vượt trên mọi tình yêu trần thế... Và tôi được ấp ủ trong cánh tay của ánh sáng vĩnh cửu này" (trang 53). - Được biến đổi: bác sĩ Morse cho biết: "Tất cả mọi trưng hợp đều được biến đổi sau khi đã gặp ánh sáng này... Họ trở nên dễ thương hơn, đôi khi họ được sức cảm thụ lạ về những lãnh vực tâm linh trước kia không hề biết" (trang 6). Một số người biết trước chuyện sẽ xảy ra trong tương lai hay ở xa "Họ ít sợ hoặc không sợ chết nữa, vì họ biết có một  cuộc sống mới. Một số người tự nhiên thông minh hơn ra nhiều... biết nhiều nguyên lí toán học ngay cả về nguyên tử... thuyết tương đối của Einstein... phát triển nhiều khả năng tâm linh..." (trang 9-10) Tất cả những cái thấy trên đây đều được bác sĩ Melvin Morse chứng nghiệm là có thật, chứ không phải do phản ứng của thuốc hay cơ thể lúc chết do ảo giác của những thần kinh óc bị hủy hoại. (xem Biến Đổi Do Ánh Sáng trang 194)
4. Thấy Gì Từ Cõi Chết?      
Trong thơ Hàn Mặc Tử, có nhiều ý tưởng và hình ảnh kì lạ khó hiu. Một vài người vội nghĩ ngay đó chỉ là những tưởng tượng cho khuây khoả cơn bệnh, hay chỉ là những kiểu chơi chữ cho bay bướm cao siêu. Nhưng qua những khảo cứu và những khám phá khoa họ trên thì chắc chắn ai cũng phải nhận rằng những ý tưởng và hình ảnh này đúng là của những người đã chết, đã thấy nhiều sự lạ từ "cõi chết" (phải nói là cõi  sống thật mới đúng), rồi trở về k lại như một lời chứng. Sự kiện đầu tiên được Nguyễn Bá Tín trong "Hàn Mặc Tử Anh Tôi" thuật lại. Hồi nhỏ Hàn Mặc Tử rất ham chơi. Hết thích bắn nỏ thì sang bắn cung, rồi quần Anh và bơi lội, nhất là thời gian gia đình ở Qui Nhơn. Có lần cả hai anh em xuýt chết vì lội ra quá xa bể, khi vào bị gió nồm quá mạnh, anh Trí đuối sức gần ngất đi, phải nằm ngửa cho gió đẩy vào bờ. Trông anh sợ hãi khác thường, thần sắc ngơ ngác, như không còn trông thấy gì nữa. Anh thều thào: "Ở Huế, bơi qua cầu Bạch Hổ bị rong vấn chân kéo chìm không lội được, mà sao ít sợ hơn bữa ni". Rồi anh lẩm bẩm nghe như: Đức Mẹ... Đức Mẹ...  Tôi tưởng anh cầu nguyện. Trông anh khác lạ đi, tôi càng hoảng sợ: anh không còn giống anh nữa, với đôi mắt lạc thần. Từ đó, anh không tắm biển nữa, sợ nước, ít hoạt động, nói năng nhỏ nhẹ như sợ ai nghe. Thường ngồi khoanh tay nghe hơn là nói, thân th gầy sút đi. Nhiều lúc như xuất thần, anh không hay biết gì chung quanh, nhất là lúc anh ngâm thơ, giọng như run run đau đớn (trang 20-21).
Hàn Mặc Tử đã thấy gì hôm đó? Trong "Biến Đổi Do Ánh Sáng" bác sĩ Morse thuật lại một truyện xảy ra của Jim cũng suýt chết đuối ở bin California y như trường hợp Hàn Mặc Tử, mà ông gọi là "fear death" (sợ đến chết được) chứ chưa phải là chết thật: "Khi thấy càng bị đẩy xa bể hơn, tôi quá sợ hãi, và càng đạp mạnh hơn. Bỗng tôi thấy mình bay lên trên không khí nhìn xuống tôi đang bơi, giống như có hai cặp mắt cùng nối vào một óc... Rồi tôi được tràn ngập bởi một nguồn sáng, như mây bao phủ quanh tôi. Tôi thấy thích thú... Bỗng tôi trở lại thân xác tôi. Tôi nghĩ rằng tất cả cảm nghiệm này kéo dài khoảng một phút". (161-162)     
Ánh sáng trong trưng hợp Hàn Mặc Tử ở bờ biển Quy Nhơn được biểu hiện là chính Đức Maria, mà sau này được ghi lại trong bài Thánh Nữ Đồng Trinh Maria:      
Maria, linh hồn tôi ớn lạnh      
Run như run hơi thở chạm tơ vàng      
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Chính Nguyễn Bá Tín cũng xác nhận điều này: "Anh xúc động đến rơi lệ và thì thầm cảm tạ được ơn cứu thoát trong tai nạn đó" (Hàn Mặc Tử Anh Tôi, trang 82).      
Lạy Bà là Đấng tinh truyền thanh vẹn      
Giàu nhân đức giàu muôn hộc từ bi      
Cho tôi dâng ly cảm tạ phò nguy      
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
Và trong thời gian bệnh đã nặng, ít nhất ba chỗ trong cuốn "Hàn Mặc Tử", ông Trần Thanh Mại có nhắc tới việc Hàn Mặc Tử chết đi sống lại: đôi ba lần (trang 55, 80) rồi bốn năm lần (trang 136). Chính Hàn Mặc Tử đã ghi lại:      
Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc      
Mẹ dấu yêu liền vội đền tay nâng...   
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt      
Để chập chờn trong ánh sáng mông lung.      
(Sáng Láng)
Nhất là trong "Hồn Lìa Khỏi Xác", Hàn Mặc Tử đã diễn lại y như bác sĩ Melvin Morse đã khảo sát trong giai đoạn sau khi chết bị hút vào ống tối dài, mà Betty Eddie tả là thung lũng bóng tối sự chết:      
Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng      
Chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây      
Ánh sáng lạ sẽ tan vào hư lãng      
Trời linh thiêng cao cả gợi nồng say.      
Vì không giới nơi trầm hương vắng lặng      
Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao      
Sóng gió nổi rùng rùng như địa chấn      
Và muôn vàn thần phách ngả lao đao...      
Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã      
Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa      
Hồn mất xác hồn sẽ cười nghiêng ngả      
Và kêu rêu thảm thiết khắp bao la...      
Đêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng     
Để cho hồn bớt nỗi bi thương      
Nhưng khốn nỗi xác ta đành câm tiếng      
Hồn đi rồi không nhập xác thê lương.
5. Tắm Gội Ở Trong Nguồn Ánh Sáng      
Thấy ánh sáng muôn năm là yếu tố then chốt trong thiên tài nghệ sĩ sáng tác của Hàn Mặc Tử. Ông thấy và cố tả lại một cách trung thực. Không phải như một luận đề, suy diễn, hay kết luận của hệ thống giáo lí nào cả, mà là một thực chứng. Nhiều khi ông điên cả lên vì cảm thấy như vậy mà không làm sao dùng ngôn ngữ loài người mà diễn đạt nổi. Cái điên trong tập "Thơ Điên" không nhất thiết vì quá đau đớn, mà vì cái xốn xang như trong "Kêu Gọi":      "Ý còn ở trong lòng thì rạo rực xốn xang, khi phô phang lên giấy thì tê dại, ngất ngư, như không có chút gì là rung động nữa... Lòng ta hừng hực mỗi khi nắng hanh lên. Ấy là dấu hiệu mùa thơ đã chín. Gặt hái cho mau, kẻo ngọn thơ càng cao, người thơ càng điên dại..." (Chơi Giữa Mùa Trăng, trang 27-28).      
Nguồn ánh sáng mà Hàn Mặc Tử thấy là một ngôi vị Thiên Chúa tình yêu, chứ không phải là một lực vũ trụ vô vi, vô vị nhạt nhẽo. Cảm thông và kết hợp với Thiên Chúa là một tương giao rung động con tim chứ không phải như biểu tượng muối trở về hòa tan trong biển cả là cội nguồn mình. Đó là một tương giao thân tình kiểu "IThou" trong cảm nghiệm của Buber. Và như Betty Eddie, Hàn Mặc Tử thấy hồn sung sướng được ấp ủ trong Tình Yêu:      
Ai tới đó mà chẳng nao thần trí      
Tòa châu báu kết bằng hương kỳ dị      
Của Tình Yêu rung động lớp hào quang           
A ha hả, say sưa chê chán đã      
Ta là ta hay không phải là ta?      
Có gì đâu cá thể với cao xa      
Như cội rễ của trăm ngàn đạo hạnh      
(Siêu Thoát)
Và trong bài "Ngoài Vũ Trụ", hồn thơ còn thấy rõ hơn:       
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền     
Không u tối như cõi lòng ma quỷ      
Vì có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị      
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh...  
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên      
Ta ước ao đầu đội mũ triều thiên      
Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng.
6. Quy Tụ Thâu Về Trong Một Mối 
Nhiều người trong cuộc khảo cứu của bác sĩ Melvin Morse, sau khi chết đi sống lại, đã trở nên khác lạ với những khả năng cảm thụ đặc biệt. Trường hợp Olaf trong "Biến Đổi Do Ánh Sáng" thì thấy: "đang trôi trong vũ trụ vô bờ bến... Vũ trụ như những bọt xà bông đang qui về trọng tâm theo một chiều hướng mà tôi hiểu được trọn vẹn, thấy được mọi sự đều có nghĩa... cảm thụ được toàn th vũ trụ..." (trang 12-13).  Hàn Mặc Tử cũng đã được khả năng lạ lùn này, là thấy mọi trắng đen đỏ vàng trầm bổng cuộc đi không phải là những mảnh vỡ hay những cù lao trôi nổi phi lý, mà đều qui tụ thâu về trong một mối, mang trọn ý nghĩa  trong một chương trình mầu nhiệm như ly Kinh Thánh:  "Chúng ta biết rằng mọi sự đều đi liền với nhau sinh ích cho những ai được  Chúa yêu thương, tức là những  người được Chúa kêu gọi theo chương trình của Người" (Roma 8:28). Hàn Mặc Tử đã tả lại cái thấy này trong bài Siêu Thoát: 
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang 
Sẽ quy tụ thâu về trong một mối.
Và tư tưởng không bao gi chắp nối  
Là vì sao? Vì sợ kém thiêng liêng 
Trí vô cùng lan nghĩ rộng vô biên  
Cắt nghĩa hết những anh hoa huyền bí  
Tri bát ngát không cần phô triết lý  
Thơ láng lai chấp chóa những hàng châu  
Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm mầu?  
Những hạt lệ của trích tiên đầy đọa.
Ông Thái Văn Kiểm trong bài nói chuyện tại giáo xứ Paris dịp giỗ 50 năm Thi Hào Hàn Mặc Tử ngày 11-11-1990 đã có những nhận xét: "Nhà thơ của chúng ta bẩm thụ được cái thiên tư cao quý là nhìn thấy được cái hư ảo, cảm được cái vô lượng và nghe được sự yên lặng của vô thủy vô chung". "Nơi đây vang dội những lời cầu nguyện, những hương lạ mê li, những âm thanh kì diệu, tất cả chìm ngập trong bể hào quang và trong tinh hoa của thi vị". Vì "theo Hàn Mặc Tử, thi ca là một sáng tạo thuần túy của Thượng Đế, và để báo đáp công ơn đó, thi sĩ phải là kẻ xướng thánh ca, cảm thông với Thượng Đế, ca ngợi chân thành sự nghiệp thiêng liêng và vinh quang bất diệt của Người. Thi sĩ là gạch nối, là trung gian ưu tú giữa Hóa công và nhân loại". Đức Tin tuyệt đối nơi Thượng Đế đã giúp Hàn Mặc Tử trải qua những thống khổ nơi trần gian, đồng thời hoàn bị thi ca của chàng đến mức độ cao siêu và thành tựu".
7. Lộ Trình Vũ Hóa 
Beethoven đã chữa bệnh bằng nhạc cho chính đời mình biểu tưởng qua bản hòa tấu số 6 với tựa đề là "Mục Đồng". Đang gặp chuyện buồn mà nghe bản Mục Đồng là tự nhiên thấy lòng mình thảnh thơi hẳn ra. Hãy nhập thân làm một mục đồng dẫn đàn súc vật ra cán đồng cỏ, có suối chảy róc rách, tâm hồn thanh thản đầy nhựa sống, bạn bè nhởn nhơ  vui vẻ. Dòng nhạc đoạn này thật nhẹ, êm như mây trời, đẹp như bờ hoa dại bên đường. Nhưng bỗng chốc cơn mây đen ùa tới phủ kín ngột ngạt. Sấm chớp hãi hùng. Tiếng nhạc đang gây ấn tượng sợ hãi như đang bị vất vào cơn giông bão khủng khiếp hết đường thoát. Vậy mà ở đoạn cuối nhạc lại diễn lên một cảnh thật ngạc nhiên. Bão tự nhiên hết, người mục tử hoàn  hồn reo vui ca khúc tạ ơn, như thấy lòng mình mọc cánh bay lên một khung trời mới rộng mở thênh thang. Thì ra nghệ sĩ là người nhìn thấy diễn tiến ba nhịp trong một vũ khúc cuộc đi. Còn hơn thế nữa. Hàn Mặc Tử là chính hiện thân của diễn tiến cuộc vũ hóa xem ra rất mâu thuẫn này. Vũ hóa là mọc lông vũ, mọc cánh. Khúc vũ là tiến trình mọc cánh bay lên, hóa giải mọi oan khiên.
8. Tình Yêu Rung Động 
Trường ca Hàn Mặc Tử đúng là một lộ trình vũ hóa, mọc cánh bay lên, đưng vượt  tới. Việt là Vượt, Đạo là Đường. Vậy thì trưng ca này phải là một Việt Đạo Ca, khúc hát trên Đưng Vượt, điệu hò vượt đồi vượt nương những khổ lụy trong cuộc sống, và nhất là cái chết "đi vào  ngàn mai" khi "nghe vang tiếng gọi càn khôn". Vượt qua b hữu hạn sang bờ vô hạn, vượt bờ sinh tử, tử sinh, vượt qua cái tôi nhỏ bé mà vươn tới hòa nhập vào cái "ta" đại thể. Ngàn mai nào? Tiếng gọi càn khôn nào? Có phải chỉ là một lực hút vũ trụ để tan loãng vào cõi mông lung mờ mịt đáng sợ đến lạnh người, hay là cảm nghiệm sung sướng thấy là chính Thiên Chúa "Tình Yêu rung động lớp hào quang"? Đau khổ vốn gắn liền với kiếp người như một định mệnh. Có những đau khổ giải quyết được, có những đau khổ không thể giải quyết được. Đau khổ là một phi lý đối với những ai không thấy. Đau khổ lại là một mầu nhiệm mang ý nghĩa trong tiến trình chung đối với những người có con mắt đức tin. Mọi người cũng như Nguyễn Du với khúc Đoạn Trường, dù có "Tân Thanh" hay "Vô Thanh" đều phải nhận:
Thảo nào khi mới chôn nhau      
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!
Giải quyết bằng biện chứng khoác lác "bước tiến tất yếu của lịch sử" lao động vinh quang thì bây giờ đã ra mặt chuột. Nơi Hàn Mặc Tử thì việc hóa giải thật lạ lùng: được biến đổi do Tình Yêu. Một khi đã cảm nghiệm thấy Chúa Tình Yêu, thì lạ quá: "mọi cù lao trôi nổi xứ mênh mông, sẽ qui tụ thâu về trong một mối". Thì ra tình yêu mới là yếu tố then chốt trong lộ trình hóa giải của Hàn Mặc Tử, tình yêu là thuốc thần, như Teilhard de Chardin, một nhà thần học mà cũng là một nhà khoa học, đã chứng nghiệm sức mạnh lạ lùng ấy: "Một ngày kia, sau khi chúng ta đã làm chủ được gió, sóng bin, thủy triều, và trọng lực, chúng ta sẽ khai mở được năng lực của tình yêu; và khi đó, đúng là lần thứ hai con người khám phá ra lửa". Con đường vượt này không còn do sức riêng nhỏ bé của mình được nữa, cũng không do bất cứ suy tưởng của đạo này đạo kia do loài người tìm ra, mà phải do chính sức thiêng, sức tình của Chúa "là đưng, là sự thật và là sự sống" (Gioan 14:6). Chính Ngài cũng đã trải qua  khổ nạn rồi mới phục sinh. Đó là một thực chứng. Lửa tình yêu đã biến đổi Hàn Mặc Tử. Đó cũng là một thực chứng. Vậy thì đây cũng là con đường Việt Nam. Bầm dập khổ lụy chẳng sao hiểu nổi. Nhưng chỉ biết chắc một điều: có một Việt Nam khổ nạn, thì sẽ có một Việt Nam phục sinh, trong một diễn trình lớn hơn. Có một người cùi Hàn Mặc Tử, thì cũng có một thiên tài Hàn Mặc Tử. Đó là mầu nhiệm cuộc sống: cơn khổ nạn sinh thành.
9. Phượng Trì 
Đối với nhạc sĩ Phạm Duy, thì hình ảnh Đức Maria "Bà rất nhiều phép lạ"  thật dễ cảm, là biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa, là hiện thân nguồn "ánh sáng muôn năm", là chim tiên, chim "Phượng Trì" theo ngôn ngữ riêng của Hàn Mặc Tử trong hình ảnh Đức Mẹ Bay Lên Tri. Người ngoại quốc thường nhận rằng người Việt mình có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria một cách đặc biệt, có thể vì trong tiềm thức đã có sẵn hình ảnh chim Âu tổ mẫu bay suốt lịch sử. Ba bài cuối  cùng của Trường Ca là những  khúc "nhạc thiêng liêng" nâng hồn những đứa con được "no rồi ơn vũ lộ hòa chan", thành "thánh th kết tinh", có thể vượt thoát vòng hệ lụy nghiệt ngã mà bay bổng vào cõi "ngời chói vạn hào quang":
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền      
Không u tối như cõi lòng ma quỷ      
Vì có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị      
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh.
Ông Trần Văn Ân đã nhận xét về tác phẩm mới Trường Ca Hàn Mặc Tử: "Phạm Duy đã vượt Phạm Duy về mọi mặt, nội dung, chủ đề, hình thức, nhạc thuật. Trường ca Hàn Mặc Tử là biểu kiến của Phạm Duy về cuộc đời, về đất nước, về tình yêu, về con người và về Thượng Đế. Nó là một lựa chọn phù hợp nhất, mãnh liệt nhất. Phạm Duy mượn Hàn Mặc Tử để nói lên cái đau khổ tột cùng của một  kiếp người... mà chỉ có Đạo, có Thượng Đế mới cứu rỗi được thôi". "Vào lúc xế chiều của cuộc đời, Phạm Duy mới dành cả một trường ca để xưng tụng một thi sĩ lỗi lạc, đồng thời cũng là để vinh danh Thiên Chúa. Như vậy là con người nghệ sĩ mà ai cũng tưởng là vô đạo, đã từng vào nhạc với tiếng chuông chùa, nay lại muốn đóng lại sự nghiệp của mình bằng tiếng chuông nhà thờ và bằng những lời ca vinh danh Đức Mẹ Maria" (Người Việt ngày 7 tháng 12.1993).
Kết Và Mở: 
Phút thiêng liêng khởi đầu Thi hào Eliot đã để đời một lời thơ: "Ở cuối lộ trình, con người khám phá ra chỗ đã khởi đầu". Lộ trình vũ hóa của Trường Ca Hàn Mặc Tử không phải là một thứ thuốc mê an thần cho quên đi đau khổ của mình và trốn thoát trách nhiệm liên đới đồng loại, nhưng là mở ra một cuộc hành trình mới, bước vào cuộc sống với con mắt được khai mở: bỗng mở sáng thấy Chúa hiện diện yêu thương qua mọi bước chân như hai môn đệ trên đường Emmaus. Ngài cũng đã và đang đi những bước như vậy trong cuộc sống mỗi người: "Đức Kitô đã chẳng phải trải qua như vậy rồi mới được vinh quang sao?" (Luca 24:26). Mắt sáng lên hân hoan trở lại báo tin mừng cho anh em mình: Thầy đã sống lại và đang ở giữa chúng ta. Bằng con mắt nghệ sĩ đích thực, bằng con mắt đức tin, bằng con mắt tình yêu được khai mở, Hàn Mặc Tử đã thấy Chúa có mặt tỏ bày tình yêu và "giải nghĩa yêu" qua mọi sự, dưới đáy nước hồ reo, qua tơ liễu run trong gió...      
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu...      
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều...

... để nghe Trời giải nghĩa chữ yêu.
Hàn Mặc Tử đã thấy được mọi cảnh vật dù rất tầm thường đều mang hương vị kỳ diệu như những phép lạ: ''nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, vườn ai mướt quá xanh như ngọc...". Chính nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã nhận ra: "Tất cả đều phải rất mượt mà, rất đậm đà, rất ngọc ngà... dù áo em chỉ là áo trắng, hoa đây chỉ là hoa bắp... Bởi vì thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thấy Đạo ở tất cả, ở đáy nước hồ reo, và nhất là ở tình yêu...". Đúng rồi, Trời đang giải nghĩa yêu qua mọi sự... dù là cùi, dù là mồ thối. Ngài đã sống lại và đang hiện ra: "Thầy đây, chúng con đừng sợ... Bình an cho các con... Các môn đệ vui mừng vì trông thấy Chúa". Phút thiêng liêng đã khởi đầu. Nào chúng ta cùng lên đưng với trưng ca vật lộn và phép vượt nhiệm màu.
Tháng 8-1994
Trần Cao Tường
Nguồn: Pham Duy’ Study 2007
Theo https://phamduy.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chùm thơ của Lưu Lãng Khách

Chùm thơ của Lưu Lãng Khách Ngoài kia xuân đang qua rồi sao!/ Thềm hoa hanh hao - trên trời cao/ Chim non ca vang như ngày nào/ Bên em anh...