Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Về một số nhạc phẩm nổi tiếng cho mùa Giáng sinh

Về một số nhạc phẩm
nổi tiếng cho mùa Giáng sinh

Thời hiện đại, lễ giáng sinh không thuần túy mang tính chất tôn giáo mà đã trở thành ngày hội chung cho mọi người, mọi giới, nhất là các bạn trẻ các bạn trẻ có cơ hội tặng quà, tặng thiệp bày tỏ tình cảm.
Nhiều năm qua, cứ đến dịp lễ giáng sinh, thì các bài hát chủ đề về ngày lễ này lại được cất lên, thời phát triển của kỹ thuật nghe nhìn và số hóa các nhạc phẩm giáng sinh còn được lan truyền mạnh mẽ hơn nữa.
Nhân dịp giáng sinh, xin điểm một số bài hát nổi tiếng về chủ đề này.
1. Tại Việt Nam, bài hát “Hang Bê-Lem” hoặc “Đêm đông lạnh lẽo” có lẽ là một trong số những bài hát được nhiều người biết đến và yêu thích. Tác giả là cố nhạc sĩ Phanxico Assisi Hải Linh, người rất nổi tiếng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. (Sinh ngày 4.10.1920. Mất ngày 5.1.1988) Quê quán Ninh Bình.
HANG BÊ LEM - CA SĨ LỆ HẰNG
Mùa giáng sinh năm 1945, ông sáng tác bài “Hang Bê lem” là khởi điểm cho một quá trình sáng tác phong phú trải dài suốt 42 năm của Hải Linh. Bản nhạc “Hang be lem” được ông Minh Châu Đỗ minh Phúc lo việc ấn loát và phát hành. Nhạc sĩ Hải Linh gởi lên Thủ đô Hà Nội vài bản để phổ biến, đồng thời chính tác giả mang theo bản nhạc này về Phát Diệm. Thánh lễ nửa đêm giáng sinh, Nhạc sĩ Hải Linh điều khiển hội ca vịnh nhà thờ chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản "Hang be lem”. Cũng trong thánh lễ này, Giám mục Phạm Ngọc Chi (Bấy giờ là giám đốc đại chủng viện Phát Diệm) điều khiển các đại chủng sinh hợp xướng bản “Tìm hang đá” của linh mục Phương Linh mới sáng tác trước đó ít ngày. Ngay sau thánh lễ, cha bề trên Phạm ngọc Chi tới gặp thầy Hải Linh và khen ngợi: “… bản nhạc của thầy là một tuyệt tác, hãy tiếp tục nghiên cứu âm nhạc và sáng tác thêm”.
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Be Lem, ánh sang tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung, tiếng hát như ngân vang lừng. Đàn hát, xường ca nay Chúa thiên tòa giáng sinh vì ta…”
2. Ca khúc nước ngoài tiêu biểu cho mùa Giáng Sinh là tác phẩm bất hủ: “Silent Night“ (Heiligabend) nguyên ngữ tiếng Áo là “Stille Nacht” Lần đầu tiên được hát tại thánh đường Saint Nicola thuộc làng Oberndorf, năm 1818. Thực ra đó là bài thơ Giáng Sinh do linh mục Josep Mohr đã viết vào năm 1816. Khi mùa Noel gần đến, ông đang chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh thì thấy rằng chiếc đàn phong cầm của nhà thờ đã hỏng. Ông đã rất cố gắng, nhưng không sửa được, rồi ông chợt nhớ hai năm trước đây, ông đã từng viết một bài thơ 6 khổ. Ông nhờ người giáo viên âm nhạc tại địa phương cũng là người phụ tá thánh nhạc của nhà thờ tên là Franz Guber phổ nhạc bài thơ của mình. Vậy là đêm Giáng Sinh năm 1818 lần đầu tiên Silent Night được cất lên. Liên tiếp những mùa Giáng Sinh sau đó, Silent Night được hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên tếh giới. Tuy nhiên người ta không nghĩ nhạc phẩm bất hủ này là của một giáo viên và một linh mục tại nhà thờ nhỏ bé ở Áo, mà cho rằng là một tác phẩm của một bậc tài danh nào đó. Sau này vào năm 1940, khi Franz Guber đưa bản gốc cho các nhà báo, nhà xuất bản thì nó mới được công nhận. Và Silent Night cũng được nhạc sĩ Hùng Lân chuyển qua tiếng Việt Nam vào năm 1940 với nhan đề “Đêm thánh vô cùng”.
“Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, khắp thế gian hát kính mừng. Đêm đông giá Chúa sinh ra chốn hang lừa, đêm đông giá Chúa sinh ra cứu nhân loại. Ôi đêm thánh bao tình thương…”
ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG - CA SĨ HỒ QUỲNH HƯƠNG
Ngày nay, Silent Night thường đi kèm theo bản “Jingle Bell” rộn rã tiếng chuông làm náo nức, tưng bừng thêm không khí những ngày cuối năm dương lịch.
Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác, nhưng lại đặt vào chùm bài hát.
Trong danh sách những bài nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ, với tên gọi là: “American song bag” của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng. Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông già Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rũ, làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát giáng sinh.
3. Nhạc phẩm Giáng Sinh có nguồn gốc dân ca được coi là cổ nhất mà ngày nay vẫn còn được hát là bài “First Noel”. Nó đã có nguồn gốc hơn 300 năm, nhưng chỉ được in ra lần đầu vào năm 1833. Xuất xứ và thời điểm của First Noel còn là sự tranh cãi do Anh, Pháp đều coi First Noel có xuất xứ tại nước mình. Từ Noel là của Pháp, nhưng nhiều sự kiện lại cho thấy nó có nguồn gốc từ nước Anh rồi mới được truyền qua nước Pháp.
4. Trong số những bài tình ca Giáng Sinh Việt Nam, thì bài “Bài thánh ca buồn” được biết đến nhiều nhất. Đề tài tình ca Giáng Sinh được các nhạc sĩ khai thác từ những năm cuối thập niên 1960. “Bài thánh ca buồn” do nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác năm 1972.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông đã kể lại rằng: Hồi năm 14 tuổi, ông thường đi lễ tại nhà thờ Đà Lạt. Không phải vì ông quá mộ đạo, mà vì ngày ngày có một cô gái rất đẹp đi ngang qua nhà ông để đến nhà thờ dự thánh lễ. Ông đi theo cô gái ấy đến 3 tháng trời, mỗi ngày đi và về 3 cây số. Sau này ông dò hỏi thì biết cô gái ấy lớn hơn ông 2 tuổi, tên viết tắt là TH, nhà trên đường Hai Bà Trưng, chỉ biết vậy thôi chứ không có thông tin gì thêm.
Hình ảnh ngày mùng Một Tết tại 
nhà thờ chính tòa Đà Lạt 2-3-2011
Một buổi chiều mùa Giáng Sinh, khi tan lễ, trời đổ mưa nên cô gái nép vào mái hiên trú mưa, Nguyễn Vũ cũng tranh thủ ké theo. Trái tim Nguyễn Vũ như xao xuyến khi nghe cô gái hát nho nhỏ bài “Đêm thánh vô cùng”. Dưới mái hiên, mưa rơi rơi, hình ảnh cô gái trong trang phục áo dài trắng, quần đen, và chiếc áo khoác đỏ như một con chim nhỏ co ro trong giá rét. Nguyễn Vũ muốn làm một cử chỉ gì đó tỏ vẻ muốn che chở nhưng… không dám. Cuối cùng thu hết can đảm, Nguyễn Vũ vuốt hờ những hạt mưa bụi bám trên chiếc áo ấm cô đang mặc. Câu cảm ơn và nụ cười của cô gái như hớp hồn Nguyễn Vũ.
Ba ngày sau, gia đình Nguyễn Vũ phải chuyển xuống Sài Gòn sinh sống. Nhưng hình ảnh cô gái không phai mờ trong trí của ông, nhất là mỗi khi nghe “Đêm Thánh vô cùng” trong mùa Giáng Sinh. Và rồi năm 1972, ông viết nên “Bài thánh ca buồn” một thời nổi tiếng với giọng hát của ca sĩ Elvis Phương.
“Bài thánh ca đó còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau, long lanh sao trời đẹp thêm đôi mắt, áo trắng em bay như cánh thiên thần, ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân…”
BÀI THÁNH CA BUỒN - CA SĨ ELVIS PHƯƠNG
25/3/2012
Cẩn Vũ sưu tầm
Theo https://hoavien.forumvi.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Thơ có cần thiết cho đời sống? 10 Tháng Ba, 2023 Trong kỷ nguyên nghe nhìn, thơ đang có khoảng cách với đời sống. Độc giả thèm khát nh...