Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021
Thâm Tâm - Một thời và mãi mãi
Có một cách hình dung về đội ngũ những người sáng tạo văn học, căn cứ vào mức độ gắn bó với nghề ta có thể chia làm hai loại: Một, những người nếu không viết họ vẫn sống được, họ có thể bỏ bút đi làm nghề khác, ừ thì cũng có một chút lưu luyến nào đó với nghề, nhưng mà văn chương chẳng phải là… tất cả, cuộc đời còn có những thú vị khác hơn; và hai, những người nếu không viết thì không thể sống nổi, hiểu theo nghĩa cụ thể, vật chất, và cả với nghĩa tinh thần của nó. Không sống nổi bởi vì, nếu không viết văn thì họ chẳng biết làm gì, họ không có cái khả năng mưu sinh bằng những nghề khác, họ không thạo đi giữa cuộc đời. Không sống nổi bởi vì cái đam mê văn chương như là định mệnh, nó cứ ám anh suốt đời. Có lúc rơi vào chán nản, muốn vứt hết chữ nghĩa văn chương đi, nhưng rồi bất ngờ nó lại hiện về, nó rủ rê quyến rũ anh, anh lại vồ lấy bút, lại đêm đêm độc lực viết như thiêu thân, viết như hành xác, viết đến lao lực… Nhà văn Thâm Tâm thuộc trường hợp thứ hai, nghĩa là Thâm Tâm sinh ra để làm nghệ sĩ. Như người ta vẫn thường nói: Văn chương nó chọn anh, chứ không phải anh chọn văn chương. Vâng, văn chương đã chọn Thâm Tâm để cất cánh trở thành thơ ca và truyện ngắn, trong đó có những vần thơ bất hủ, và một số áng văn xuôi đẹp đẽ.
Gia cảnh Thâm Tâm rất cơ hàn, túng quẫn. Từ Hải Dương lên Hà Nội (1938), kéo theo cả nhà gồm cha mẹ già, hai người chị cùng bốn đứa em còn nhỏ và người vợ, có đến cả chục miệng ăn như tằm ăn rỗi. Ngần ấy người dồn ép vào sống trong một căn nhà thuê tháng rộng khoảng chừng hai chục mét vuông. Thâm Tâm nhận việc đóng sách cho nhà in Mai Lĩnh rồi mang về cho cả gia đình làm, còn riêng mình thì đi vẽ tranh minh hoạ cho các báo, làm thơ, viết truyện, viết kịch, viết tạp văn…gửi đăng các báo vừa để sinh nhai, vừa thoả cái mộng văn chương hằng ấp ủ. Có nghĩa là ông viết cật lực, chẳng kén chọn gì lắm về đề tài, thể loại, nơi in…
Nhà văn Vũ Bằng kể lại: Khi đương giữ chân thư ký toà soạn cho tờ Tiểu thuyết thứ bẩy quãng năm 1941- 1943, ông thấy gia cảnh bạn mình túng thiếu, nên thường ưu tiên cho đăng của Thâm Tâm hai bài trong một số (hoặc một truyện, một thơ, hoặc một truyện, một kịch với hai bút danh: Thâm Tâm và Tuấn Trình) để bạn mình có chút đỉnh nhuận bút. Bây giờ nếu ai có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tờ Tiểu thuyết thứ bẩy vào quãng thời gian này sẽ thấy liên tục trên các số báo có tác phẩm của Thâm Tâm với hai bút danh như vậy. Ngoài ra ông còn viết cho Truyền bá, Phổ thông bán nguyệt san (cũng của nhà Tân Dân), Tiểu thuyết thứ năm của Lê Tràng Kiều (chủ bút) và một số báo khác. Tính sơ bộ trong tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được, ông có hàng chục bài thơ, 70 cái truyện ngắn truyện dài, trên chục vở kịch, một số tạp văn… ra đời trong quãng thời gian này. Có thể khẳng định rằng cái động cơ thôi thúc Thâm Tâm viết được nhiều như vậy chủ yếu thuộc về lý do mưu sinh, viết văn để kiếm sống, để phụ giúp vào một gia đình mà lúc nào cũng có nguy cơ đứt bữa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tết xưa
Tết xưa Thời gian trôi đều đặn theo một chu kỳ. Hết Xuân, đến Hạ. Rồi Thu, tới Đông. Với khí trời mát mẻ mùa Xuân, chuyển sang oi bức mùa Hè...

-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét