Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Níu ký ức Hội An giữa dòng thời gian miên viễn

Níu ký ức Hội An
giữa dòng thời gian miên viễn (*)

Một nghệ sĩ tên tuổi từng nói: “Một vùng đất không thể tự thân nó nổi tiếng mà chính những cư dân cư ngụ trên vùng đất đó làm cho nó nổi tiếng. Hội An là một nơi như vậy”. Và một trong những cư dân góp phần níu ký ức Hội An giữa dòng thời gian miên viễn ấy là nhà văn, họa sĩ Trương Nguyên Ngã (Trương Bách Tường) với tác phẩm đầu tay Hội An - Loanh quanh chuyện phố.

Hội An qua bao tháng năm vẫn còn đó hồn cốt quê xứ, khó hòa lẫn với bất kỳ thành phố nào. Vẫn những dãy nhà theo lối kiến trúc cổ nằm san sát, một màu sơn vàng không chỉ nhắc nhớ về thời quá vãng mà còn là nét riêng, như một bức tranh không có thứ bản. Hội An còn quyến rũ ở chỗ, ai từng đặt chân đến lần đầu đều mong muốn trở lại.
Những con phố nhỏ, nhà nhỏ, hẻm nhỏ, những gánh hàng rong ngồi bên góc phố hàng chục năm trở thành thương hiệu. Nhắc là nhớ, là yêu, là thương… Đến một lần, cảm giác như chưa thể khám phá hết, chưa hiểu hết về phố Hội. Tôi từng hỏi, một trong những nét làm nên hồn phố Hội là gì? Để rồi đi hết những ngóc ngách rêu phong xứ này, chợt nhận ra hồn phố Hội hiện hữu từ những điều nhỏ nhặt nhất, ẩn sâu trong nụ cười hiền của người bán hàng rong, câu chuyện của người chèo đò dọc sông Hoài, lời chào đon đả đầy hiếu khách những người bất chợt gặp trong một con hẻm nhỏ nào đó và cả những người già chiều chiều ngồi bên mái hiên nhà cổ màu vàng, phe phẩy chiếc quạt nan...
Nếu ví mỗi người con đất Hội An là một kho tàng văn hóa về miền thương cảng thì dường như sự ví von đó không hề phô trương. Và Trương Nguyên Ngã - một người con phố Hội đã níu văn hóa quê xứ mình bằng tình yêu, bằng ký ức và khát khao gìn giữ. Hội An loanh quanh chuyện phố dài hơn 230 trang với 3 phần lớn. Dù đâu đó trong mỗi trang viết còn thiếu đi sự uyển chuyển mang hơi hướng của tản văn về một miền hoài nhớ, nhưng mỗi câu chuyện Trương Nguyên Ngã kể đều rất thật.
Ai từng sinh ra và lớn lên ở Hội An hẳn sẽ thấm và tìm thấy mình trong mỗi mẩu chuyện ấy. Bắt đầu từ những món ăn dân dã đặc trưng phố Hội, mà đặc trưng nhất là những bước chân người bán hàng rong với gánh hàng ngồi bên góc vỉa hè quen thuộc. Từ tô mì cao lầu, dĩa bánh đập, hến xào cho đến ly cà phê đậm đà… được chế biến theo cách rất Hội An. Ngần ấy món ăn đủ làm nên ký ức của một người con phố Hội từ thuở ấu thơ vai mang cặp sách đến trường, hay ăn quà cho đến lúc trưởng thành ngồi ngắm phố bên ly cà phê đầy chiêm nghiệm, suy tư.
Hội An trong ký ức Trương Nguyên Ngã còn là mùi hương Tết ngày xưa, nhớ từng góc phố thân quen - nơi mảng tường vôi trắng ố màu trở thành khung cảnh cho bao người qua phố vẫn không quên dừng lại bấm vài bức ảnh, hay một cửa hàng làm nghề thuộc da vang bóng một thuở.
Ký ức Trương Nguyên Ngã còn lưu lại từng câu chuyện về những nghệ sĩ, ca sĩ, họa sĩ làm nên hồn cốt riêng của phố Hội. Thâm trầm nhưng không kém phần sôi nổi, đó là những trận cầu làm nức lòng người hâm mộ của đội bóng của Công đoàn ô-tô Hội An… 
Trương Nguyên Ngã là họa sĩ. Có lẽ vì thế những trang viết của anh chất chứa đầy hình ảnh, giống như một người kể chuyện bằng những nét vẽ. Chân thực và sinh động. Nói như anh, ký ức luôn hiện hữu trong từng con người. Gìn giữ những ký ức tốt đẹp là gìn giữ một nền tảng để có thể vượt qua những thử thách trong hiện tại và vươn đến tương lai. Việc tìm lại ký ức xưa với Trương Nguyên Ngã là để trân trọng, nhắc nhớ và giữ lại cho thế hệ sau những ngọn lửa ngầm, tiếp nối những giềng mối văn hóa mà thế hệ trước đã dày công xây dựng.

Yêu và nhớ Hội An, thử một lần đọc Hội An loanh quanh chuyện phố. Với 26 câu chuyện mới và cũ, chuyện xưa và nay hẳn sẽ giúp những người con phố Hội tìm thấy bóng dáng thân thuộc của mình ở đó. Những ai muốn biết về vùng đất thương cảng vàng son một thuở bên dòng sông Hoài này sẽ có thêm những tư liệu quý để hiểu sâu hơn, rộng hơn về những ngóc ngách văn hóa - những điều nếu chỉ đến với mảnh đất này trong vài ngày ngắn ngủi thì không thể hiểu hết được.

Chú thích:    
(*) Đọc Hội An - Loanh quanh chuyện phố của Trương Nguyên Ngã. NXB Đà Nẵng, phát hành quý 2-2020.
21/6/2020
Thiên Lam
Theo https://baodanang.vn/

Hội An - Loanh quanh chuyện Phố

Trương Nguyên Ngã

Lời tựa 
Về những tản văn… 
Mặc dù trong “đôi lời thưa gởi”, tác giả đã xác nhận cuốn sách “không phải là sách khảo cứu, lại càng không phải là tác phẩm văn học” và “thtthực chất cuốn sách này chỉ là những câu chuyện nho nhỏ về Hội An…”, thế nhưng trong bối cảnh văn chương đương đại-sự xâm nhập thể loại diễn ra khá mạnh mẽ, đường biên thể loại bị “chồng lấn” khó định biên thì thể văn mà phương Tây gọi là “essay”, ta gọi lllà “tản văn”, “tùy bút”, hay “nhàn đàm”, “phiếm luận”…cũng đã có vị thế hẳn hoi giữa các thể loại văn chương. Nhà phê bình quá cố Hoàng Ngọc Hiến từng dịch “essay” là “thử bút” hay “tiểu luận” do tính chất tùy hứng, ngẫu hứng, ngẫu cảm-còn được gọi là tính tự do vô hạn trong một dung lượng hữu hạn nên ththể văn này tưởng dễ viết mà thật khó hay… 
Tác giả có đôi chút “rào đón” với người đọc cũng chính vì lẽ đó. Đọc nhnhững tản văn về những người cũ,... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Thơ có cần thiết cho đời sống? 10 Tháng Ba, 2023 Trong kỷ nguyên nghe nhìn, thơ đang có khoảng cách với đời sống. Độc giả thèm khát nh...