Cái nhìn từ sự đa chiều trong truyện Kiều

Xét về mặt này Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự đặc
biệt, tự sự đa điểm nhìn hay điểm nhìn nhiều chiều. Mới nhìn thì có vẻ mâu thuẫn,
những xem kĩ thì lại thống nhất rất tinh vi. Truyện Kiều trước hết là
một tác phẩm truyện thơ Nôm, sáng tác trên cơ sở một tiểu thuyết văn xuôi
chương hồi của Trung Quốc, cho nên trước hết nó mang trong mình vừa con mắt thơ
của truyện thơ, vừa con mắt văn xuôi đậm chất tiểu thuyết. Thứ hai, Truyện
Kiều vừa mang quan điểm đạo đức quan phương trung hiếu tiết nghĩa, vừa
mang quan điểm của người dân bị chà đạp và khao khát muốn tháo cũi sổ lồng, cho
nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn mới lạ, sảng khoái. Thứ ba, Truyện Kiều mang
tư duy tu từ của lối sáng tác theo câu chữ, hình ảnh có sẵn, vừa mang tư duy có
tính cá thể hiện đại tươi mới. Thứ tư, Truyện Kiều vừa tao nhã, quý
phái vừa thế tục, suồng sã. Truyền Kiều vừa kết tinh tinh hoa tiếng
Việt dân dã, trữ tình, vừa bao gồm tinh hoa ngữ liệu Hán với rất nhiều điển cố
thơ văn cổ điển. Thứ năm, Truyện Kiều về triết lí, vừa có quan điểm
nho gia, vừa có phật gia, đạo gia. Chính nhờ có nhiều điểm nhìn trái chiều phối
xen mà thế giới tác phẩm đa nghĩa, đa chiều, thẩm mĩ phong phú thỏa mãn những
cách cảm thụ và diễn giải khác nhau.
1. Theo cặp điểm nhìn thứ nhất ta thấy, Truyện Kiều vừa
giống tiểu thuyết mà nó dùng làm lam bản, lại vừa không giống, bởi vì nó là một
truyện thơ. Và vì nó là truyện thơ cho nên nó đã tích hợp cả một truyền thống
thi ca rất phong phú, vừa có ở trong kho tàng thi ca Trung Quốc, vừa có trong
kho tàng thi ca và ngôn ngữ Việt Nam. Mới nhìn thoáng qua, hầu như các chi tiết,
sự kiệnTruyền Kiều đều đã có sẵn, vay mượn từ tiểu thuyết của tác giả
Trung Hoa. Nhưng nhìn kĩ, thì tất cả các sự kiện chi tiết ấy đã được nhìn từ
nhãn quan thi ca. Chân dung nhân vật chính là những chân dung thi ca, khác hẳn
chân dung văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân. Cô Kiều thì: “Làn thu thủy, nét xuân
sơn, Hoa ghen thua thắm. liễu hờn kém xanh”. Còn Kim Trọng: “Tuyết in sắc ngựa
câu giòn, Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”, những hình ảnh rất đẹp, không có
chút gì văn xuôi và cũng không có trong nguyên tác.
Cuộc gặp mặt đầu tiên, rồi phong cảnh buổi chơi xuân, nỗi buồn vẫn vơ của mối tình chớm đậu thấm vào trong cảnh. Từ đó về sau, các cảnh nhớ nhà, cảnh ngắm trăng, cảnh đi sớm, cảnh ngồi một mình, cảnh tiễn biệt, niềm vui tái ngộ, tất tật đều có hơi hướng thi ca từ trong truyền thống thơ Đường, điều mà nguyên tác không thể có được. Cái cảnh đi trốn cùng Sở Khanh cũng đầy chất thơ: “Đêm thu khắc lậu canh tàn, Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương. Lối mòn cỏ lợt màu sương, Lòng quê đi một bước đường một đau”. Cảnh chia tay Thúc Sinh: “Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Cái nhìn trong cách xưng hô cũng rất thơ. Đối với Kiều, Kim Trọng người kể chủ yếu là xưng chàng, nàng, cách xưng hô dành cho nhân vật con nhà gia thế, đồng thời rất gần gũi về mặt tâm tình. Tương ứng với cách xưng hô này là cách gọi tên Kiều một cách thân mật, mà không gọi là Thúy Kiều như trong nguyên tác. Chỉ Tam hợp đạo cô, một kẻ nắm vận mệnh Kiều, đứng rất xa nàng mới gọi nàng bằng Thuý Kiều. Cái nhìn thơ mộng này là điều mà một số nhà nghiên cứu trước đây và nhà nghiên cứu Trung Quốc chưa từng nhận thấy rõ. Nhưng Truyện Kiều không chỉ là thơ, mà còn là tiểu thuyết. Ở đây có cảnh vu oan, bắt người tra tấn, cảnh cướp phá, cảnh bán người, cảnh đánh đập bắt tiếp khách, cảnh báo ân báo oán với những chi tiết cụ thể. Có cử chỉ vờ vịt của Mã, Sở, của Bạc Hạnh, cảnh đánh ghen hiểm ác của Hoạn Thư. Có chi tiết “nước vỏ lựu, máu mào gà”, có lối xưng hô “Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe” rất là tiểu thuyết. Nhưng tự sự cũng rất thơ, không hề văn xuôi, bởi vì đăng đối hô ứng, thi vị. Nó rất nhanh gọn và nhịp nhàng. Ví dụ việc Kiều nhân cha mẹ và hai em đi sinh nhật mà sang với Kim Trọng. Chỉ sáu câu mà kể đủ: “Nhà lan thanh vắng một mình, Gẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay. Thì trân thức thức sẵn bày. Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường. Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng, Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông”. Hay như cảnh Kiều tự tử ở lầu xanh lần thứ nhất. Khi mụ Tú đánh đập, Kiều liền: “Thôi thì thôi có tiếc gì, Sẵn dao tay áo tức thì giở ra. Sợ gan nát ngọc liều hoa, Mụ còn trông mặt, nàng đà quá tay. Thương ôi tài sắc bậc này, Một dao oan nghiệt dứt dây phong trần. Nỗi oan vỡ lỡ xa gần, Trong nhà người chật một lần như nen. Nàng thì bằn bặt giấc tiên, Mụ thì cầm cập mắt nhìn hồn bay”. Chỉ có 10 dòng mà sự lí rõ ràng, kịch tính sắc nét, lại có chút hóm hỉnh, mỉa mai của văn xuôi. Ở đây cái nhìn thơ và văn xuôi đan bện trong ngôn ngữ kể chuyện chứ không phải truyện kể văn xuôi xen lẫn với thơ của các nhân vật như một phép cộng giản đơn như trong nguyên tác và các truyện truyền kì khác. Cách kể bằng thơ cũng gọn gàng, nhịp nhàng rất thú vị. Chẳng hạn cảnh Kiều thấy Kim lần đầu: “Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Hoặc cảnh Kim Kiều tình tự, bổng nghe người nhà về thì “Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang”. Một lối kể chuyện gẫy gọn chỉ có trong truyện thơ của Nguyễn Du và đem lại một nghệ thuật bậc thầy khó ai sánh được.
Cuộc gặp mặt đầu tiên, rồi phong cảnh buổi chơi xuân, nỗi buồn vẫn vơ của mối tình chớm đậu thấm vào trong cảnh. Từ đó về sau, các cảnh nhớ nhà, cảnh ngắm trăng, cảnh đi sớm, cảnh ngồi một mình, cảnh tiễn biệt, niềm vui tái ngộ, tất tật đều có hơi hướng thi ca từ trong truyền thống thơ Đường, điều mà nguyên tác không thể có được. Cái cảnh đi trốn cùng Sở Khanh cũng đầy chất thơ: “Đêm thu khắc lậu canh tàn, Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương. Lối mòn cỏ lợt màu sương, Lòng quê đi một bước đường một đau”. Cảnh chia tay Thúc Sinh: “Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Cái nhìn trong cách xưng hô cũng rất thơ. Đối với Kiều, Kim Trọng người kể chủ yếu là xưng chàng, nàng, cách xưng hô dành cho nhân vật con nhà gia thế, đồng thời rất gần gũi về mặt tâm tình. Tương ứng với cách xưng hô này là cách gọi tên Kiều một cách thân mật, mà không gọi là Thúy Kiều như trong nguyên tác. Chỉ Tam hợp đạo cô, một kẻ nắm vận mệnh Kiều, đứng rất xa nàng mới gọi nàng bằng Thuý Kiều. Cái nhìn thơ mộng này là điều mà một số nhà nghiên cứu trước đây và nhà nghiên cứu Trung Quốc chưa từng nhận thấy rõ. Nhưng Truyện Kiều không chỉ là thơ, mà còn là tiểu thuyết. Ở đây có cảnh vu oan, bắt người tra tấn, cảnh cướp phá, cảnh bán người, cảnh đánh đập bắt tiếp khách, cảnh báo ân báo oán với những chi tiết cụ thể. Có cử chỉ vờ vịt của Mã, Sở, của Bạc Hạnh, cảnh đánh ghen hiểm ác của Hoạn Thư. Có chi tiết “nước vỏ lựu, máu mào gà”, có lối xưng hô “Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe” rất là tiểu thuyết. Nhưng tự sự cũng rất thơ, không hề văn xuôi, bởi vì đăng đối hô ứng, thi vị. Nó rất nhanh gọn và nhịp nhàng. Ví dụ việc Kiều nhân cha mẹ và hai em đi sinh nhật mà sang với Kim Trọng. Chỉ sáu câu mà kể đủ: “Nhà lan thanh vắng một mình, Gẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay. Thì trân thức thức sẵn bày. Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường. Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng, Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông”. Hay như cảnh Kiều tự tử ở lầu xanh lần thứ nhất. Khi mụ Tú đánh đập, Kiều liền: “Thôi thì thôi có tiếc gì, Sẵn dao tay áo tức thì giở ra. Sợ gan nát ngọc liều hoa, Mụ còn trông mặt, nàng đà quá tay. Thương ôi tài sắc bậc này, Một dao oan nghiệt dứt dây phong trần. Nỗi oan vỡ lỡ xa gần, Trong nhà người chật một lần như nen. Nàng thì bằn bặt giấc tiên, Mụ thì cầm cập mắt nhìn hồn bay”. Chỉ có 10 dòng mà sự lí rõ ràng, kịch tính sắc nét, lại có chút hóm hỉnh, mỉa mai của văn xuôi. Ở đây cái nhìn thơ và văn xuôi đan bện trong ngôn ngữ kể chuyện chứ không phải truyện kể văn xuôi xen lẫn với thơ của các nhân vật như một phép cộng giản đơn như trong nguyên tác và các truyện truyền kì khác. Cách kể bằng thơ cũng gọn gàng, nhịp nhàng rất thú vị. Chẳng hạn cảnh Kiều thấy Kim lần đầu: “Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Hoặc cảnh Kim Kiều tình tự, bổng nghe người nhà về thì “Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang”. Một lối kể chuyện gẫy gọn chỉ có trong truyện thơ của Nguyễn Du và đem lại một nghệ thuật bậc thầy khó ai sánh được.



5. Truyện Kiều cũng tự sự theo quan điểm chữ Tâm. Chữ Tâm
khiến nàng thương khóc Đạm Tiên, nể lời Kim Trọng, chữ Tâm khiến nàng bán mình
chuộc cha, cậy em thay lời, chữ Tâm khiến nàng chịu nhẫn nhục, không buông thả
theo lối tà dâm, khiên nàng khuyên Từ Hải hàng, lại chết theo Từ Hải. Trong
truyện của Thanh Tâm tài nhân thì khi hầu rượu Hồ Tôn Hiến, Kiều liếc mắt đưa
tình, lung lạc hắn, khác với Kiều Nguyễn Du. Nhìn theo chữ Tâm để kết truyện có
thể nói “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Từ điểm này nhìn lại đoạn tả chị em
Thuý Kiều, nhất là Kiều: “Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi
hoạ đủ mùica ngâm, Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng
ăn đứt hồ cầm một trương, Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh
lại càng não nhân, Phong lưu rất mực hồng quần” thì thấy điểm nhìn lời kể có phần
tung hô, quảng cáo theo lối cậy tài, thị tài thái quá, tương phản
với câu Có tài mà cậy chi tài sau này. Đó là phục bút để cho người nhẹ dạ
tưởng Nguyễn Du chỉ ca ngợi tài Kiều, mà không thấy nhà thơ đã dùng lời lẽ khác
thường. Nhưng cái cảnh xem tài đàn là cái “lầm người bấy nay” thì thật khó hiểu
và quá oan cho tài đàn của nàng. Cái tài bị ghét một cách oan uổng lại là điểm
nhìn mâu thuẫn về thế giới quan thật.


Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự đa chiều, nhiều giọng,
nhiều điểm nhìn. Một mặt là những điểm nhìn có sẵn của truyền thống tự sự trung
đại. Đó là điểm nhìn tu từ học, điểm nhìn tiểu thuyết chương hồi, điểm nhìn lễ
giáo, quan phương. Nhưng mặt khác Nguyễn Du đã đem vào những điểm nhìn mới lạ,
điểm nhìn thi ca, điểm nhìn cá nhân, cá thể, thế tục của nhân vật, điểm nhìn
nhân văn, điểm nhìn thân thể, điểm nhìn nội tâm, điểm nhìn tao nhã và điểm nhìn
thông tục đời thường. Các điểm nhìn mới đó đã làm mới câu chuyện, làm mới hình
thức và nội dung tác phẩm, biến một tác phẩm thường thường bậc trung thành một
kiệt tác tầm cỡ thế giới.
Nguồn: Bài đọc trong Hội thảo kỉ niệm 250 năm sinh Nguyễn
Du tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét